Dau Do
Gold Member
   
Offline

Quân Sư
Posts: 11596
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender:
|
Sổ tay người cuối phố: Tim ai khắc một chữ nàng?
Người Cuối Phố, May 05, 2007
Cali Today News –
Phụ nữ, sau khi lên xe hoa về sống với chồng, có thêm một cái nghề mới: Nghề nội trợ. Có người làm nội trợ full-time chỉ ở nhà làm chuyện nhà thôi, và không đi làm một job nào khác bên ngoài. Có người làm một full hay part time job bên ngoài, và đồng thời đảm đương thêm nghề… nội trợ ở nhà.
Nhiều bạn bè của chúng tôi đều khen “con nhỏ này, chị kia thật có phước, vì lấy chồng xong là không phải đi làm kiếm tiền bên ngoài, vì ông chồng kiếm đủ tiền lo cho gia đình, và các bà vợ thì… ở nhà… hưởng phước…”
Có thật, các chị/bà nội trợ ở nhà hưởng phước?
Trong tuần qua, Người Cuối Phố đọc được bài “Stay-at-home mother's work worth $138,095 a year” do Ellen Wulfhorst tường trình trên truyền hình NBC từ thống kê và thăm dò của salary.com mà giật mình, vì thấy người Mỹ xem nghề “nội trợ” là một nghề thật vất vã, thật bận rộn, thật cực khổ,… chứ không phải ngồi gác chân lên ghế để hưởng phước như nhiều người, thậm chí cả tôi, vốn thường lầm tưởng trước đây.
Sỡ dĩ “nghề” nội trợ được xem là nghề vất vả vào hàng bậc nhất vì đó là một nghề “tổng hợp” nhất của rất nhiều nghề, ít ra là khoảng 10 nghề khác nhau.
Nói có sách thì mách phải có chứng. Salary.com đã thăm dò online ý kiến của 26 ngàn “người nội trợ chuyên nghiệp”, nói theo kiểu chúng ta thường nói là những người ở nhà “hưởng phước”, có nghĩa là chỉ ở nhà, không đi làm bên ngoài, chỉ làm việc nhà mà thôi… Ngoài ra, Salary.com cũng thăm dò thêm 14 ngàn “người nội trợ” kiểu chân trong chân ngoài, có nghĩa là vừa đi làm ở ngoài và vừa làm việc nội trợ ở nhà…
Từ 40 ngàn ý kiến khác nhau của qúy bà nội trợ, họ mới hình dung cái nghề nội trợ trên đất Mỹ này thật là một nghề tổng hợp, khó khăn vô cùng, vì phải làm tới hàng chục nghề khác nhau như: trông giữ nhà cửa, đầu bếp chính, giáo sư tại gia của trung tâm kèm trẻ tại gia, chuyên viên giặt ủi quần áo, chuyên viên lái xe đưa rước con cái đi học và đi về, chuyên viên sửa chữa và duy trì các thiết bị gia đình, chuyên viên lau chùi và dọn dẹp nhà cửa, chuyên viên dọn vườn và chăm sóc cây cỏ, chuyên viên thống kê và cung cấp vât dụng cần thiết cho gia đình, giám đốc quản trị gia đình (trong mọi phương diện), giáo sư giảng dạy các môn học khác nhau cho con cái sau giờ tan trường, chuyên viên nuôi dạy trẻ em,….
Đúng là đủ thứ chuyện trên đời, chưa thể nào kể hết, nhất là còn những chuyện không tiện kể ra như chuyện chăm sóc ông chồng sao cho ông cảm thấy gia đình chính là tổ ấm hạnh phúc của đôi vợ chồng….
Ôi chao, cái nghề nội trợ sao mà khó khăn như thế nhỉ, ấy vậy mà người ta nói là “ngồi nhà hưởng phước…”
Từ đó, nếu ai mà thuê Người Cuối Phố làm nghề nội trợ, thì Người Cuối Phố xin trăm lạy ngàn lạy “tha mạng” cho vì chắc chắn là Người Cuối Phố sẽ không thể nào có đủ trăm tay, ngàn mắt để lo cho tròn những chuyện như thế nổi…
Người Cuối Phố hỏi một chị bạn cùng làm chung sở là làm sao mà phụ nữ có thể làm thật giỏi cái nghề nội trợ, thì chị trả lời gọn ơ mà ngẫm nghĩ lại thì cảm thấy rất có lý. Chị nói: Vì yêu chồng, vì thương con, nên người phụ nữ Việt Nam đã phân thân mình ra để lo tròn chuyện nhà đó mà và lâu rồi thì quen, cũng như truyền thống lâu rồi thành quen vậy…
Một ca khúc nào đó đã viết… “Lâu rồi cuộc đời cũng quen…” nghe có lý thật. Nghe chị nói bỗng dưng tôi nhớ lại hình ảnh người mẹ, người vợ Việt Nam như qua bài thơ của Tú Xương:
Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng … Lặng lội thân cò khi quảng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông…
Ôi chao, những câu thơ tuy ngắn gọn, nhưng thật xúc cảm vì đã vẽ lên một bức chân dung tuyệt vời của người mẹ, người vợ Việt Nam: Vì yêu chồng, vì thương con mà quên đi nỗi nhọc nhằn, cảnh thương khó, lam lũ… mà tấm thân nhi nữ gầy guộc đã đành phải trải qua…
Viết đến đây, Người Cuối Phố muốn ôm mẹ, ôm chị, ôm vợ vào lòng và xin nói lời cám ơn từ giòng máu nóng trong người, từ trái tim biết rung cảm, biết tri ân, và biết thương yêu của người em, người con, người đàn ông, người chồng…
Nhân ngày Lễ Hiền Mẫu, Người Cuối Phố xin dâng lên một lời ca tụng đẹp nhất về đức hạnh người phụ nữ Việt Nam nói riêng và giới “nội trợ” nói chung…
Ắt hẵn có bạn sẽ tranh luận: Cũng có những người phụ nữ tệ chứ? Đúng thế, bao giờ cũng có những người đàn ông tệ, và những người đàn bà tệ, nhưng đó chỉ là những dấu vết không vui trên đời, những ca khúc lỗi nhịp trong một đêm âm nhạc lãng mạn và tuyệt vời…
Người Mỹ họ thức dụng hơn người mình ở chỗ: Nếu chúng ta đều cho rằng cái nghề nội trợ là một nghề khó khăn vất vã, cái nghề tổng hợp của rất nhiều nghề, cái nghề làm suốt ngày suốt đêm không hết việc, cái nghề của những việc không tên, thì phải trả lương cho nghề này (nếu phải trả) là bao nhiêu?
Theo thống kê năm nay, thì nghề này phải trả lương là $138,095 một năm, và so với năm ngoái là $134,121 một năm, tăng 3%.
Với số lương (nếu phải trả) cao như trên, chúng ta thấy nghề này khó khăn và vất vả biết dường nào. Người Mỹ còn tính kỹ hơn là trung bình một người nội trợ tiêu chuẩn mẫu mực thường phải làm tới 92 giờ, trong đó có 40 giờ làm việc theo (luật định) và 52 giờ overtime (ngoài giờ, và với mức lương cao hơn)…
Mức lương nói trên là dành cho người nội trợ không có đi làm bên ngoài, còn nếu người nội trợ có đi làm bên ngoài, thì mức lương phải trả thêm cho nghề nội trợ là $85,939 Mỹ kim/năm… (có tăng thêm chút đỉnh vì năm ngoái là $85,876/năm…
Tính ra thì như thế, nhưng chắc không một người nội trợ nào được nhận lương cả, nhưng các con số lương phạn ấy đã cho thấy rằng các “bà ở nhà” không phải là để hưởng phước, mà có khi những người đi làm bên ngoài mới là người thật sự được hưởng phước, ít ra là ít cực hơn các bà/hay các ông (why not? vì nhiều ông bây giờ cũng làm nghề nội trợ) đang làm nghề… nội trợ…
Ông bạn làm chung với tôi nghe tôi kể chuyện này, bàn góp vào: May mà các bà, trong đó cóbà xã tôi, không đòi phát lương, chứ nếu bả đòi, thì tôi chắc chắn khai phá sản, vì làm sao trả nổi.
Anh bạn tôi đọc những việc mà bà “nội trợ” làm còn nói rằng thiếu những việc quan trọng khác chưa kể, chuyện chìu và lo lắng cho chồng, mà nếu kể thêm chuyện này, thì chắc chắn còn có lương cao hơn, làm sao mà trả nổi…
Anh ta vừa đọc bài vừa gật đầu cười, rồi nói: “Đúng là đàn bà vĩ đại! Chiều nay, tôi về nhà, khi bước xuống xe thì tôi sẽ hô khẩu hiệu từ garage vào nhà là ‘Vợ tôi vĩ đại, vợ tôi vĩ đại…”
Sự vĩ đại nằm ở chỗ: Vợ tôi làm việc vĩ đại như thế mà không hề đòi lãnh lương một đồng nào, mà đôi khi chỉ mè nheo đôi chút để giải sầu mà thôi…
Thật là những người nội trợ hiện nay những người đàn bà tuyệt vời, mà tôi sợ sẽ bị “tuyệt chủng” trong tương lai…
Hãy ca ngợi những người đàn bà tuyệt vời này trong ngày Hiền Mẫu, bạn nhé.
Người Cuối Phố
|