Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - QUÁN CÓC  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 51
Send Topic In ra
QUÁN CÓC (Read 69243 times)
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #30 - 30. Jan 2007 , 12:18
 
Nhớ về cổ thành Quảng Trị mua hè 1972

trích từ Việt Nam Quê Hương Tìm Lại (1)
(do Tommy1947 post trên YouTube)



Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #31 - 31. Jan 2007 , 05:08
 
Quote:
Nhớ về cổ thành Quảng Trị mua hè 1972

trích từ Việt Nam Quê Hương Tìm Lại (1)
(do Tommy1947 post trên YouTube)





Sư huynh ơi ,

Sao My mở ra chờ load rất lâu cũng không xong, có phải chờ lâu không  hay là tại My dễ bị  sốt ruột quá  ??? Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #32 - 31. Jan 2007 , 07:06
 
Đặng-Mỹ wrote on 31. Jan 2007 , 05:08:
Sư huynh ơi ,

Sao My mở ra chờ load rất lâu cũng không xong, có phải chờ lâu không  hay là tại My dễ bị  sốt ruột quá  ??? Cheesy

Chị Mỹ ơi
Chị Bấm vô thử lại xem được không?

Nhớ về cổ thành Quảng Trị mùa hè 1972
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #33 - 02. Feb 2007 , 13:12
 
Hình thiệp xuân xưa

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #34 - 05. Feb 2007 , 03:18
 
...



Ennio Morricone - nhà soạn nhạc trứ danh

Sưu tầm

--------------------------------------------------------------------------------


Trong điện ảnh thì phần âm nhạc đóng một vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được. Nhiều khi xem xong một phim nào đó rồi, chỉ cần nghe lại bản nhạc chủ đề là người ta lại có thể hình dung ra diễn biến của bộ phim như khi đang xem vậy. Phần âm nhạc của một bộ phim được gọi là tốt nếu như phần âm nhạc đó cùng với phần hình hòa quyện vào nhau thành một khối không thể tách rời, xem đến đoạn đó thì cần được nghe giai điệu đó, nghe giai điệu đó thì nhớ đến phần hình. Nhạc phim không có nhiệm vụ kể chuyện phim cùng phần hình, mà nhạc phim cần thể hiện được phần hồn của câu chuyện phim và được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc góp phần tạo nên hiệu quả cảm xúc cao cho người xem.

Xét trên quan điểm này thì có thể nói Sergio Leone và Ennio Morricone là một cặp đạo diễn - nhà soạn nhạc phim trời sinh. Họ cùng là người Ý, cùng học chung với nhau từ thưở thiếu thời, vì vậy họ rất hiểu ý nhau. Đó thực sự là một điều may mắn cho cả 2 người. Phim của Leone đã thăng hoa với phần nhạc của Morricone còn Morricone từ thành công với phần nhạc phim cho Leone, ông đã chuyển hẳn sang sáng tác nhạc phim và có thể nói cho đến nay, chưa ai có thể qua mặt được ông trong lĩnh vực này. Người ta đã nói rằng, bạn sẽ không thể tưởng tượng ra được những hình ảnh trong phim của Leone mà không được nghe phần nhạc của Morricone...


...



Ennio Morricone sinh ngày 10/11/1928 tại Roma. Ông từ nhỏ đã được gia đình cho theo học kèn trumpet, sáng tác âm nhạc và chỉ huy dàn hợp xướng tại Học viện Quốc gia Santa Cecilia (một trong những học viện âm nhạc cổ nhất thế giới). Ban đầu Morricone chỉ sáng tác nhạc cổ điển nhưng mọi việc đã thay đổi kể từ khi ông được mời viết phần dàn dựng cho một số ca khúc pop. Năm 1962 thì ông bắt đầu viết nhạc phim nhưng vẫn tiếp tục sáng tác và dàn dựng nhạc cổ điển. Và phải đến năm 1964, ông mới bắt đầu quá trình hợp tác tuyệt vời với Leone. Morricone đã sáng tác phần nhạc cho bộ phim miền Tây kiểu Spaghetti đầu tiên "A Fistful of Dollars" và sau đó là cho rất nhiều bộ phim khác thuộc thể loại này. Ông cũng là người sáng tác phần nhạc cho toàn bộ các phim mà Leone làm đạo diễn. Và chính bởi những bản nhạc cho phim cao bồi Ý mà ông đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Kể từ 1968, ông ngừng các công việc sáng tác khác của mình để tập trung soạn nhạc cho phim.

Tính cho đến nay, Morricone đã làm nhạc phim cho hơn 500 bộ phim điện ảnh cũng như phim truyền hình (trong đó có hơn 30 phim thuộc thể loại cao bồi Ý và serie phim về mafia- ). Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng của các viện Hàn lâm Âm nhạc trong và ngoài nước Ý cho phần nhạc phim.


...


---------------------------------------

"Le vent, le cri" (Tiếng gió, tiếng thét) trong bộ phim của Pháp - "Le professionel" (Kẻ chuyên nghiệp). Boss - một nhân viên tình báo (Jean Paul Benmondo đóng) hiên ngang tiến đến chiếc trực thăng đang đợi để giải cứu anh khỏi nỗi oan ức. Ở một vị trí trên cao, một nòng súng hướng vào Boss . Bản nhạc cất lên, giai điệu dìu dặt, gào thét như muốn xé nát tâm can và khi Boss ngã xuống, bản nhạc vẫn tiếp tục cùng những giọt nước mắt của người xem...

"The Good, The Bad and The Ugly"). Bản nhạc bắt đầu bằng tiếng vó ngựa rồi đến tiếng chó sói hú trong một không gian bao la của vùng thảo nguyên miền Tây nước Mỹ. Tiếng vó ngựa ngày càng dồn dập; tiếng súng bắn, tiếng đạn bay - những âm thanh chết chóc thi thoảng lại chen vào như một sự đe dọa; bên cạnh đó là hợp âm của con người theo kiểu thánh ca, phải nói là rất ấn tượng. Bản nhạc này cũng được công nhận như là biểu tượng của khái niệm miền Tây nước Mỹ trong âm nhạc.

.........
.........


Le Vent Le Cri


Chi Mai


The Good, The Bad And The Ugly
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #35 - 11. Feb 2007 , 18:34
 
...



The Searcher
Love Potion Number Nine

(Leiber / Stoller)



I took my troubles down to Madame Rue
You know that gypsy with the gold-capped tooth
She's got a pad down on Thirtysmflowerourth and Vine
Sellin' little bottles of Love Potion Number Nine

I told her that I was a flop with chics
I've been this way since 1956
She looked at my palm and she made a magic sign
She said "What you need is Love Potion Number Nine"

She bent down and turned around and gave me a wink
She said "I'm gonna make it up right here in the sink"
It smelled like turpentine, it looked like Indian ink
I held my nose, I closed my eyes, I took a drink

I didn't know if it was day or night
I started kissin' everything in sight
But when I kissed a cop down on Thirtysmflowerourth and Vine
He broke my little bottle of Love Potion Number Nine

------ guitar solo ------

I held my nose, I closed my eyes, I took a drink

I didn't know if it was day or night
I started kissin' everything in sight
But when I kissed a cop down on Thirtysmflowerourth and Vine
He broke my little bottle of Love Potion Number Nine

Love Potion Number Nine
Love Potion Number Nine
Love Potion Number Nine



The Searcher
Love Potion Number Nine



--------------------------------

...
1943-2003


Little Eva
the Loco-motion



Everybody's doin' a brand-new dance, now
(Come on baby, do the Loco-motion)
I know you'll get to like it if you give it a chance now
(Come on baby, do the Loco-motion)
My little baby sister can do it with me;
It's easier than learning your A-B-C's,
So come on, come on, do the Loco-motion with me.
You gotta swing your hips, now. Come on, baby.
Jump up. Jump back. Well, now, I think you've got the knack.


Now that you can do it, let's make a chain, now.
(Come on baby, do the Loco-motion)
A chug-a chug-a motion like a railroad train, now.
(Come on baby, do the Loco-motion)
Do it nice and easy, now, don't lose control:
A little bit of rhythm and a lot of soul.
So come on, come on, do the Loco-motion with me.


Move around the floor in a Loco-motion.
(Come on baby, do the Loco-motion)
Do it holding hands if you get the notion.
(Come on baby, do the Loco-motion)
There's never been a dance that's so easy to do.
It even makes you happy when you're feeling blue,
So come on, come on, do the Loco-motion with me.



Little Eva
the Loco-motion
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Online


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #36 - 12. Feb 2007 , 11:59
 
Thơ  Dzui  ngày  Tình Yêu   14/ 2 

- Ước gì   em  hóa  thành cau 
Để  anh  thành bẹ, ta   ôm ấp  nhau  cả  ngày 

-Ước gì  em  hóa  thành  trâu
Để  anh  thành  đỉa  ,anh  bâu   suốt ngày

-Ước gì  em  hoá  thành xe
Để  anh  thành lốp , anh đè  lên  em

-Ước gì  anh  hóa  thành bèo 
Để  em  thành  nước  anh trèo  lên trên 

-Ước  gì   anh  hóa  thành  dưa   
Để  em   đem rửa  nước  mưa   chậu  đồng   

-Ước  gì  anh  hóa  thành gà
Để   em   đem  mổ  cả  nhà  cùng  sơi  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #37 - 17. Feb 2007 , 19:17
 
...
.
Mời quý anh chị nghe Trần văn Trạch đọc báo xuân và gọi phone.


Đọc Báo Xuân


Télephone
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #38 - 24. Feb 2007 , 21:00
 
...   
Tino Rossi
Cerisiers roses et pommiers blancs

   
Paroles: Jacques Larue. Musique: Louiguy   1950
© Hortensia - 1950
autres interprètes: Léo Marjane, Georges Guétary, Tino Rossi, Yvette Giraud

--------------------------------------------------------------------------------


{Refrain:}
Quand nous jouions à la marelle
Cerisiers roses et pommiers blancs
J'ai cru mourir d'amour pour elle
En l'embrassant

Avec ses airs de demoiselle,
Cerisiers roses et pommiers blancs
Elle avait attiré vers elle
Mon cœur d'enfant

La branche d'un cerisier
De son jardin caressait
La branche d'un vieux pommier
Qui dans le mien fleurissait

De voir leurs fleurs enlacées
Comme un bouquet de printemps
Nous vint alors la pensée
D'en faire autant.

Et c'est ainsi qu'aux fleurs nouvelles
Cerisiers roses et pommiers blancs
Ont fait un soir la courte échelle
A nos quinze ans

Non, non, ne dites pas qu'à son âge
Vous n'étiez pas si volage
Non, non, quand deux lèvres vous attirent
J'en sais peu qui peuvent dire non.

{Refrain}

Mais un beau jour les demoiselles,
Frimousse rose et voile blanc,
Se font conduire à la chapelle
Par leur galant.

Ah quel bonheur pour chacun !
Le cerisier tout fleuri
Et le pommier n'en font qu'un
Nous sommes femme et mari.

De voir les fruits de l'été
Naître des fleurs du printemps
L'amour nous a chuchoté
D'en faire autant.

Si cette histoire est éternelle
Pour en savoir le dénouement
Apprenez-en la ritournelle
Tout simplement

Et dans deux ans deux bébés roses
Faisant la ronde gentiment
Vous chanteront cerisiers roses
Et pommiers blancs.


...

Tino Rossi
Cerisiers roses et pommiers blancs


Kiều Nga
Cánh Bướm Vườn Xuân
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #39 - 03. Mar 2007 , 01:31
 
TƠ LÒNG VƯƠNG VẤN "LÁ DIÊU BÔNG"

Vương Trùng Dương

...
--------------------------------------------------------------------------------


   
   
Thi ca & âm nhạc có mối giao cảm, giao hòa về ngôn ngữ và âm điệu. Trong thơ có nhạc; và, ca khúc đôi khi trở thành bài thơ tuyệt vời, dễ thương. Âm nhạc có tính cách phổ thông, đại chúng, gần gủi với con người trong sinh hoạt cuộc sống... nhiều ca khúc đã làm sống lại, quen thuộc tên tuổi tác giả bài thơ được phổ nhạc... Cung bậc của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Cung Tiến... chuyên chở dòng thơ của Cung Trầm Tưởng, Quang Dũng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Tất Nhiên, Du Tử Lê... trở thành thân quen.



Bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" của Hữu Loan sáng tác sau gần mười năm thương nhớ người vợ đầu đời vĩnh viễn ra đi bởi dòng nươc cuốn trôi. Phạm Duy & Dzũng Chinh đã làm sống lại tên tuổi nhà thơ bị bất hạnh vì vụ án Nhân Văn Giai Phẩm sống âm thầm bên kia bờ vỹ tuyến. Cho đến tuổi gần đất xa trời, trải qua vài thập niên xa vắng, nhà thơ đã bật khóc khi nghe lại ca khúc được phổ nhạc như khi "biết tin em gái mất". Dòng nhạc đã khơi dậy trong hồn nhà thơ niềm rung cảm dạt dào, vô biên. Hình ảnh "người em gái" lúc làm học trò mới 8 tuổi đã in dấu ấn tình cảm trong trái tim nhà giáo Hữu Loan, tuổi đời tròn 24. Khác với Hữu Loan, Hoàng Cầm mới 8 tuổi đã mang tâm hồn lãng mạn, con tim ngất ngây rung động; cậu học trò gieo mối tình si với người con gái tuổi trăng tròn. Mối tình đó được trang trải cho đời qua hình ảnh "Lá Diêu Bông".


...

Hoàng Cầm, tên thật: Bùi Tằng Việt. Sinh năm 1921, làng Phúc Tằng, Việt Yên, Bắc Ninh - quê hương nổi tiếng của Quan Họ Kinh Bắc. Yêu thơ văn từ thuở học trò; lớn lên, Hoàng Cầm không thích nghề giáo nên dấn thân vào con đường kịch nghệ & thi ca.

Vào thập niên 1940, Hoàng Cầm nổi danh với tác phẩm kịch nghệ như Lên Đường, Kiều Loan, Viễn Khách, Hận Nam Quan... Năm 1945, kịch thơ Kiều Loan ra đời, diễn viên Tuyết Khanh đóng vai Kiều Loan. Và, mối tình thơ mộng đó đã cho ra tác phẩm bằng xương bằng thịt: Kiều Loan.

Năm 1954, Tuyết Khanh & Kiều Loan di cư vào Nam, năm 1982, hai mẹ con vượt biên, định cư tại Hoa Kỳ.

Người bạn đời thứ hai là Lê Hoàng Yến được nối kết sau vài năm xa cách Tuyết Khanh. Sau khi thọ bản án Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm về chung sống cùng người phối ngẫu, mở quán nước ở 43 Lý Quốc Sư, Hà Nội, sống độ nhật qua ngày. Hoàng Cầm bị bắt lần thứ hai và trải qua 3 năm ở nhà giam Hỏa Lò.

Đó là hai người tình, bạn đời chính thức của Hoàng Cầm.



Năm 1989, tập kịch Men Đá Vàng được xuất bản ở Sài Gòn, sau gần nửa thế kỷ im bóng.

Về thi ca, Hoàng Cầm sáng tác được 2 tập: Bên Kia Sông Đuống & Về Kinh Bắc. Cho đến năm 75 tuổi, chọn lọc trong khoảng 300 bài thơ liên quan đến hình ảnh 13 người đẹp đi vào trái tim với "Thơ Hoàng Cầm - 99 Tình Khúc". Theo nhà thơ: "Tôi biết ơn tất cả những người con gái đã đi qua đời tôi, đã gieo gió bão trên cánh đồng thi ca của riêng tôi".


Trước kia Hoàng Cầm gắn liền với hình ảnh Kiều Loan. Ngày nay, bài thơ Lá Diêu Bông, rất ngắn nhưng đã làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm, ngay cả hải ngoại.

Có bài thơ đã vượt không gian và trường tồn với thời gian vào quảng đại quần chúng; chẳng hạn, Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.

Ngày xưa, thi hào Lý Bạch xem bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu cùng thời Thịnh Đường ở Trung Hoa, ngưỡng mộ phóng bút: "Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc?. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu!". Hoàng Hạc Lâu làm sống mãi tên tuổi Thôi Hiệu trải qua nghìn năm sau. Hoàng Hạc Lâu được rất nhiều thi sĩ Việt Nam dịch, cảm tác từ thời tiền chiến cho đến nay, trong tâm trạng con người lưu vong khắp bốn phương trời.


...

Lá Diêu Bông là "lá tưởng tượng" để bày tỏ ẩn tình bi thương, chất ngất. Ẩn tình đó được phổ biến qua tiếng hát với cung đàn.

Làng Đình Bảng, Bắc Ninh tuy là miền quê nhưng cũng là "nơi đàn bà con gái đa tình, sóng sánh mắt lá răm" trông mòn con mắt. Trong bài Lá Diêu Bông, mở đầu, Hoàng Cầm đã viết "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng" để phác họa hình ảnh địa phương với bóng dáng trang phục diễm kiều của người gái quê. Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh lỵ trọ học, trở về thăm nhà, gặp người con gái 16 tuổi - tên Vinh - yêu kiều trong chiếc váy bước vào hàng xén của thân mẫu Hoàng Cầm, cậu bé 8 tuổi quá lãng mạn đã bị "tiếng sét ái tình" (coup-de-foudre) (amour subit & violent) ngay tức khắc.

Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau, Hoàng Cầm tâm sự: "Trước mắt tôi, chị hiện ra sáng rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi bị chị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên hết học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số I, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng".

Người con gái đó biết được mối tình si của cậu bé học trò. Thế nhưng "Chị vẫn dứt áo ra đi. Đi lấy chồng. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi tìm, không thấy. Biền biệt tăm cá bóng chim...". Theo Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông "là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu". Chiếc lá ấy mang theo hình ảnh có thật với Hoàng Cầm: "Tôi còn nhớ mồn một buổi chiều mùa đông... Chị đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuốn rạ. Những dãy núi xanh xanh mờ xa in hình như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ tìm đồng chiều. Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng sau lưng: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng...".

Mang hình ảnh đó những 25 năm sau, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm mới ra đời.

"Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.

Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.

Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chi chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.

Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.

Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.

Diêu Bông hời... ới Diêu Bông!".




Bài thơ gọi chị & em vì vậy nhiều người cứ nhầm tưởng hình ảnh hai chị em gái; thật ra, giữa tác giả với "người tình" nơi cố quận. Lá Diêu Bông ra đời từ năm 1959, bí ẩn đó kéo dài gần 4 thập niên, tác giả mới tâm sự nỗi niềm.

Nhạc sĩ cảm tác, rung động với hồn thơ để sáng tác. Và, "thiên tình sử" Lá Diêu Bông được nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc Lá Diêu Bông ở hải ngoại vào giữa thập niên 1980 trong tuyển tập "Thấm Thoát Mười Năm", xuất bản 1985. Phạm Duy dùng nguyên văn bài thơ để viết nhạc, chỉ bỏ vài câu đầu từ "Váy..." đến "Chị bảo:". "Đứa nào tìm được lá diêu bông... Diêu bông hời, hời hỡi diêu bông" và thêm hai câu cuối vào bài hát: "Em đi trăm núi nghìn sông! Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ...". Nhạc phẩm Lá Diêu Bông nầy mang âm hưởng, sắc thái mới lạ, khó hát nên ít được phổ biến.


Đầu thạp niên 1990, ở trong nước, Trần Tiến phổ biến bài nầy mang âm điệu dân ca, bình dân, được nhiều ca sĩ trình bay; vì vậy, đã có nhiều sự nhầm lẫn về tác giả khi nghe bài hát Lá Diêu Bông. Trần Tiến không hiểu được hồn của bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:


"Lời ru buồn nghe mênh mông, mênh mông, sau lũy tre làng kiến lòng tôi xôn xao.
Ngày lấy chồng em đi qua con đê, con đê mòn lối cỏ về, có chú bướm vàng bay theo em.
Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi, lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn.

Ru em, thời thiếu nữ xa xôi; còn đâu bao đêm trăng thanh, tát gàu sòng vui bên anh.
Ru em, thời con gái kiêu sa, em đố ai tìm dược lá diêu bông, em xin lấy làm chồng.
Ru em, thời thiếu nữ xa xôi, mình tôi lang thang muôn nơi, đi tìm lá cho em tôi.
Ru em, thời con gái hay quên, thương em tôi tìm được lá diêu bông, sao em nỡ vội lấy chồng... Diêu bông hỡi diêu bông, sao em nỡ vội lấy chồng".


Mới đây, đầu năm 1997, "Nhạc Vàng Productions" giới thiệu CD sẽ được phát hành "CD Tình Sử Hoa Diêu Bông" thơ Nguyễn Mạnh Hoàng Cương, nhạc Phạm Vinh. Có 3 bài: I (Lời người con trai), II (Lời người con gái), III (Giây phút lỡ làng). Ở đây Diêu Bông "tưởng tượng" như "sắc hoa", "ti-gôn", "hoa sim"... cho tình sử nhạc khúc.


Trở lại hình ảnh Lá Diêu Bông với tơ lòng nhà thơ đắm say trong trường tình. Với hình ảnh người bạn đời Tuyết Khanh, Hoàng Yến; với cả mười người tình đi qua đời, qua trái tim; hình ảnh người con gái quê Đình Bảng vẫn là "đẹp nhất trần gian" ghê thật!.

...

Hoàng Cầm, nghệ sĩ sống thật với cõi lòng. Qua bao nhiêu đau thương, biến động dồn dập trong cuộc sống, Hoàng Cầm vẫn mang nặng tâm hồn nghệ sĩ, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy để sống còn và sáng tác. Trôi nỗi giữa cuộc sống phong ba, bão táp, nhà thơ Sông Đuống có lẽ bị hai cú "shock" mạnh nhất là ngày chị Vinh đi lấy chồng lúc 12 tuổi và ngày Bùi Thị Hoàng Yến - đứa con thân yêu nhất - vĩnh viễn ra đi khi 63 tuổi đã làm Hoàng Cầm "hoàn toàn sụp đổ, hàng tháng sau vẫn chỉ là cái xác vật vờ, lờ lững mà thôi"!.

Đọc Lá Diêu Bông, nghe Lá Diêu Bông... một mối tình đơn phương đầy lãng mạn, một huyền thoại về hình ảnh chiếc lá biểu tượng cho tình yêu chất ngất, rướm máu... Chỉ có Hoàng Cầm đam mê, nóng bỏng, lãng mạn của kiếp đời nghệ sĩ.

Nếu so sánh Hán Quang Võ đa tình, đa cảm... mẫn mê với thở Lệ Quyên "thơm như hoa lan", giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm Khúc...) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, Luận ngữ Diễn Ca...) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng - "Đập cổ kính ra tìm bóng cũ. Xếp tàn y lại để dành hơi" - thì Lá Diêu Bông có lẽ tha thiết, nặng tình, bi thương hơn bội phần. Nếu so sánh với tuổi yêu đương, có lẽ Hoàng Cầm đứng đầu danh sách nghệ sĩ.

Với "thiên tình sử" Lá Diêu Bông, với Hoàng Cầm, người nghệ sĩ bị chôn vùi tâm hồn lãng mạn qua thời gian lâu dài trong vùng đất ngục tù, cay đắng... nhưng vẫn giữ được trái tim rực lửa như thuở học trò với người gái quê Kinh Bắc.

Vương Trùng Dương


--------------------------------------------------------------------------

Lá diêu bông

Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Ý Lan

--------------------------------------------------------------------------

Lá diêu bông

  Sáng tác:  Trần Tiến. 
Như Quỳnh-Mạnh Đình
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #40 - 03. Mar 2007 , 21:29
 
Quote:
TƠ LÒNG VƯƠNG VẤN "LÁ DIÊU BÔNG"

Vương Trùng Dương



Nếu so sánh Hán Quang Võ đa tình, đa cảm... mẫn mê với thở Lệ Quyên "thơm như hoa lan", giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm Khúc...) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, Luận ngữ Diễn Ca...) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng - "Đập cổ kính ra tìm bóng cũ. Xếp tàn y lại để dành hơi" - thì Lá Diêu Bông có lẽ tha thiết, nặng tình, bi thương hơn bội phần.



Cám ơn sư huynh cho đọc một bài viết về bài thơ nổi tiếng Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Sư huynh có tài liệu bài vở gì khác về tác giả không sư huynh ???
My thắc mắc về tác giả như vậy là vì :
Trong đoạn trên My không hiểu sao do đâu mà tác giả có thể hạ bút viết : "giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm Khúc...) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, Luận ngữ Diễn Ca...) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng - "Đập cổ kính ra tìm bóng cũ. Xếp tàn y lại để dành hơi" "  ??? Shocked

Một chi tiết nỮa trong đoạn này  cũng làm My kinh ngạc quá,  vì  tác giả lại có thể lầm lẫn vua Dục Đức - là con nuôi của vua Tự Đức - với vua Tự Đức  Shocked  Undecided



Back to top
« Last Edit: 03. Mar 2007 , 21:41 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #41 - 05. Mar 2007 , 17:03
 
Đặng-Mỹ wrote on 03. Mar 2007 , 21:29:
Cám ơn sư huynh cho đọc một bài viết về bài thơ nổi tiếng Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm. Sư huynh có tài liệu bài vở gì khác về tác giả không sư huynh ???
My thắc mắc về tác giả như vậy là vì :
Trong đoạn trên My không hiểu sao do đâu mà tác giả có thể hạ bút viết : "giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm Khúc...) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, Luận ngữ Diễn Ca...) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng - "Đập cổ kính ra tìm bóng cũ. Xếp tàn y lại để dành hơi" "  ??? Shocked

Một chi tiết nỮa trong đoạn này  cũng làm My kinh ngạc quá,  vì  tác giả lại có thể lầm lẫn vua Dục Đức - là con nuôi của vua Tự Đức - với vua Tự Đức  Shocked  Undecided


Chị Mỹ ơi
Ông Vương Trùng Dương nầy là nhà báo trước 75 và hiện giờ viết cho tờ Cali Weekly đó chị, có nhiều bài hay đăng trên net, tui cũng không hiểu sao lại có sự nhầm lẫn như vậy,
Vua Tự Đức là tác giả cuốn "Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, Luận ngữ Diễn Ca."... còn  Dục Đúc (ông vua 3 ngày) là con nuôi của vua Tự Đức, chị nói đúng.

Không biết anh Năng có quen với VTD không?
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Online


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #42 - 05. Mar 2007 , 17:50
 
Quote:
Chị Mỹ ơi
Ông Vương Trùng Dương nầy là nhà báo trước 75 và hiện giờ viết cho tờ Cali Weekly đó chị, có nhiều bài hay đăng trên net, tui cũng không hiểu sao lại có sự nhầm lẫn như vậy,
Vua Tự Đức là tác giả cuốn "Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, Luận ngữ Diễn Ca."... còn  Dục Đúc (ông vua 3 ngày) là con nuôi của vua Tự Đức, chị nói đúng.

Không biết anh Năng có quen với VTD không?


Phú  An   , tôi  chỉ  nghe  danh  , chưa bao  giờ gặp mặt VTD
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #43 - 05. Mar 2007 , 19:34
 
Quote:
Chị Mỹ ơi
Ông Vương Trùng Dương nầy là nhà báo trước 75 và hiện giờ viết cho tờ Cali Weekly đó chị, có nhiều bài hay đăng trên net, tui cũng không hiểu sao lại có sự nhầm lẫn như vậy,
Vua Tự Đức là tác giả cuốn "Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, Luận ngữ Diễn Ca."... còn  Dục Đúc (ông vua 3 ngày) là con nuôi của vua Tự Đức, chị nói đúng.

Không biết anh Năng có quen với VTD không?


Sư huynh ơi ,

Bài thơ nổi tiếng của vua Tụ Đức có 2 câu hay được trích dẫn nhất :
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
mà ông VTD này còn viết sai be ra , và vua Dục Đức lầm với vua Tự Đức  Shocked thì My nghĩ chắc mình cũng khỏi  cần mất thì giờ  thắc mắc làm chi về cái đoạn ông ấy viết " giữa Ôn Như Hầu  và Dục Đức (Tự Đức) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng   Shocked
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #44 - 09. Mar 2007 , 03:54
 
Anh Phu De cho Đ Đ mượn quán để chưng bày vài bức tranh dát vàng của Stephen White nha  Wink. Lúc này đói rách nên phải làm thêm nghề tay trái đây Grin  Grin.
Xin mời các ACE bấm vào hình để chọn tranh nhé  Grin. Mại dô mại dô lẹ tay thì còn chậm tay thì ...hihihi cũng còn  Grin


[color=Yellow][/color]...
Back to top
« Last Edit: 09. Mar 2007 , 03:55 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 51
Send Topic In ra