Engelbert Humperdinck - vua của những bản tình ca
Với người Việt Nam, rõ ràng cái tên này còn khá xa lạ. Có lẽ, họ chỉ biết tới một Julio Iglesias nổi tiếng ở dòng nhạc trữ tình, nhưng để đưa ra một sự so sánh chính xác, Julio mới chỉ là chàng hoàng tử mà thôi. Vương miện thực sự phải thuộc về Engelbert Humperdinck, năm nay đã bước qua tuổi 72 nhưng vẫn còn miệt mài với nghiệp cầm ca. Bằng chất giọng ngọt ngào và êm ái, mượt mà như nhung, phong cách thoải mái không gò bó, Humperdinck đã chinh phục không biết bao nhiêu thế hệ người nghe và đặt mình vào hàng ngũ những ngôi sao của dòng Pop Mỹ, bên cạnh Frank Sinatra, Tonny Bennett, Dean Martin, Barbra Streisand và Capenters. Với hơn 130 triệu đĩa hát tiêu thụ được trên khắp thế giới, tên của ông đã được vinh danh trên Hollywood Walk of Fame, vỉa hè nổi tiếng nhất thế giới, nơi có hàng ngàn ngôi sao khắc tên của các tài danh điện ảnh, truyền hình và âm nhạc.
Engelbert Humperdinck, tên thật là Arnold George Dorsey, sinh năm 1936 ở Madras, ấn Độ, là đứa con thứ 9 trong một gia đình có tới 10 anh chị em. Năm 1947, cả nhà ông chuyển tới Leicester, Anh quốc, bố ông phục vụ trong quân đội còn mẹ dạy đàn violin. Năm 11 tuổi, cậu bé Dorsey bắt đầu học thổi kèn saxophone, năm 15 tuổi rời trường và vào làm việc tại một nhà máy. Năm 17 tuổi, cậu được đi biểu diễn ở các quán rượu trong vùng. Bị bạn bè thách thức, một lần nọ, Dorsey đặt cây kèn xuống và chợt phát hiện ra mình có khả năng thật đặc biệt: nhái giọng. Cậu giả giọng ca sĩ nổi tiếng Jerry Lewis giống đến nỗi được bạn bè gọi bằng “Gerry” Dorsey. Kể từ đó, Dorsey không bao giờ sờ tới cây kèn saxophone nữa và “Gerry” Dorsey là cái tên cậu sử dụng mỗi khi lên sân khấu.
Kể từ năm 21 tuổi, “Gerry” Dorsey trở thành một ca sĩ khá nổi tiếng trên các sân khấu ca nhạc Anh, các chương trình âm nhạc trên truyền hình. Năm 1963, anh phát hiện ra mình bị mắc chứng ho lao, và căn bệnh quái ác làm anh phải câm nín suốt 6 tháng trời. Người ta dần lãng quên “Gerry” Dorsey. Tưởng như sự nghiệp của anh đã đến hồi kết. Sức khoẻ hồi phục, Dorsey hiểu rằng mình phải xoá bỏ tất cả những hình ảnh trong quá khứ để làm lại một con người mới, một ca sĩ hấp dẫn và có khả năng bùng nổ. Gặp lại người bạn cũ, Gordon Mills, nay đã là một nhà quản lý tài ba, Dorsey được khuyên nên đổi sang một nghệ danh làm người nghe buộc phải có ấn tượng và không thể nào quên. Đó là điều cơ bản đầu tiên. Và Gordon Mills đã thuyết phục Dorsey rằng Engelbert Humperdinck, tên nhà soạn nhạc vĩ đại người áo, cha đẻ tác phẩm kinh điển Hansel & Gretel là thích hợp nhất.
Humperdinck, dưới sự quản lý của Gordon Mills, kí hợp đồng thu âm đầu tiên với hãng Decca. Single đầu tiên của anh, Domage, domage leo lên hạng nhất ở... Bỉ, và đó hoàn toàn không phải là thị trường mà Humperdinck muốn chinh phục. Tháng 1 năm 1967, single thứ ba, Release me (and let me love again) được tung ra. Không ai mua nó cả. Ba tháng sau, ca sĩ lừng danh Dickie Valentine ngã bệnh ngay trước buổi diễn ở London Palladium. Các ông bầu nháo nhào tìm người thay thế và Humperdinck đã sẵn sàng. Đó là cơ hội chỉ xảy đến một lần trong đời và anh đã không bỏ qua nó. Đêm đó, Humperdinck hát ba bài, bài cuối cùng là Release me. Sáng hôm sau, hàng ngàn cú điện thoại dồn dập về các cửa hàng đĩa, tất cả chỉ yêu cầu Release me. 2,5 triệu bản bán hết vèo trong vòng 2 tuần rưỡi, 80.000 bản/ngày trong vòng 6 tuần sau đó. Với hơn 5 triệu bản tiên thụ được, Release me leo tót lên chễm chệ ở ngôi đầu bảng xếp hạng Anh, còn Humperdinck, từ một giọng hát vô danh trở thành nam ca sĩ hàng đầu. Và mặc dù 1967 là năm ra đời của Sergeant Pepper’s lonely hearts club band, một trong những album xuất sắc nhất của tứ quái Beatles huyền thoại và cả nền âm nhạc thế giới thì Humperdinck vẫn cứ là nghệ sĩ có đĩa bán chạy nhất nước Anh. Danh tiếng của anh vượt qua đại dương, bay sang tận nước Mỹ. Tháng 4 năm 1969, Humperdinck lần đầu xuất hiện trước công chúng Mỹ ở sàn diễn của khách sạn Riviera, Las Vegas. Kể từ đó, Humperdinck như sống trên đỉnh cao danh vọng. Người Mỹ gọi anh là King of Romance (Ông vua nhạc trữ tình), rồi The world’s most romantic singer (ca sĩ lãng mạn nhất thế giới). Humperdinck được đánh giá như một thứ quyền lực đặc biệt trong làng nhạc Mỹ thập niên 70, giống như Jimmy Hendrix ở thập niên 60 và Carpenters ở thập niên 80. Đó là một thứ hoàn toàn mới mẻ, nhưng lại có sức hấp dẫn đến tột cùng và tạo nên một phong cách khác hẳn những gì đã có từ trước. Năm 1973, ông vua nhạc Rock and Roll Elvis Presley đã phải giả dạng thành một khán giả thông thường đến nghe Engelbert Humperdinck biểu diễn ở khách sạn International, Las Vegas. Sau khi làm náo loạn, ông vua Rock and Roll đã lên sân khấu xin lỗi mọi người. Kể từ đó, hai người thường xuyên biểu diễn các ca khúc của nhau và duy trì một tình bạn đẹp cho tới khi Elvis qua đời. Engelbert Humperdinck đổi thành Engelbert, như Sinatra (Frank), như Elvis (Presley). Ông đã chính thức là huyền thoại.
Có thể nói, các ca khúc mà Humperdinck thể hiện đều mang một sắc thái rất đặc trưng của dòng nhạc trữ tình, cho dù chúng có thuộc thể loại nào đi chăng nữa. Đó là những ca khúc về tình yêu, sự khát khao, và những người đã biết yêu luôn muốn được nghe chúng. “Khi bạn nghe ông cất giọng, tất cả lo âu, phiền muộn, đau đớn sẽ tan biến. Hiếm có ca sĩ nào làm được giống như vậy”. Đó là lời nhận xét của các fan về Humperdinck. Vâng, dù là một bản valse điệu đà như The last waltz, một bản ballad sâu lắng như Am I that easy to forget hay một bản disco sôi động như Quando, quando, quando, người ta vẫn nhận thấy ở chúng sự lãng mạn, bay bổng và tinh tế của một giọng ca bậc thầy. Release me là lời cầu xin khắc khoải hãy buông tha một tình yêu đã chết, còn The last waltz lại là những hoài niệm về cuộc tình đẹp chóng qua. Có lẽ những người yêu nhạc lớn tuổi ở Sài Gòn và cả Hà Nội không mấy ai không biết đến The last waltz, đã được các ban nhạc trẻ Sài Gòn xưa đặt lại tên thành Bài luân vũ mùa mưa và trình bày bằng Việt ngữ với phần ca từ đẹp như một bức tranh: Mùa mưa ôi thấy sao buồn tênh. Mưa rơi, mưa rơi muôn nơi chỉ thế thôi. Cỏ cây lặng im ven đường, rồi nước cuốn, nước cuốn trôi cùng thời gian... Còn Les Bicyclettes de Belsize lại mang đậm sự mênh mông, dàn trải ở cả phần nhạc lẫn phần lời, làm người nghe có cảm giác như mình đang đắm chìm trong khoảng không gian vô tận: Turn your magical eyes, round and round. Looking at we found, carry us thruogh the skies... (Em hãy mở to cặp mắt huyền diệu, và nhìn quanh, những gì chúng ta đã tìm thấy đang đưa chúng ta vượt qua bầu trời...) A man without love là tâm sự của một người vừa mất đi tình yêu: Then something changes her mind, her kissed told me. I had no loving arm to hold me... (Điều gì đó làm nàng thay đổi, những nụ hôn của nàng đã cho tôi biết. Vậy là tôi chẳng còn vòng tay yêu thương trìu mến...), Quando, quando, quando lại là câu hỏi của một người đang yêu đến khi nào nàng mới chấp nhận tình yêu của mình: Tell me when will you be mine. Tell me quando quando quando. We can share a love device. Please don’t make me wait again... (Cho tôi biết khi nào em sẽ là của tôi. Chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ tình yêu, và đừng bắt tôi phải chờ đợi thêm nữa...) Ngoài ra, ông còn có vô số ca khúc kinh điển khác như Am I easy to forget, This moment in time, There goes my everything, Toreno, Spanish eyes, Mano mano… Humperdinck cũng là ca sĩ cover (hát lại) nhiều ca khúc nổi tiếng thành công nhất. Có thể kể ra Hello của Lione Richie, Unforgetable của Nat King Cole, Just the way you are của Billy Joel, I’ve just called to say I love you của Stevie Wonder, Help me make it through the night của K.Kristoffesion...
Definition of love, album mới nhất của Engelbert Humperdinck hiện đang bán rất chạy ở cả Anh và Mỹ là một tin vui dành cho ông Vua của dòng nhạc trữ tình. Sau hơn 30 năm đàn hát, Humperdinck đã có trong tay 57 album, một con số khổng lồ. Chắc chắn một điều rằng ông sẽ còn tiếp tục lên sâu khấu trình diễn, vì ông không muốn làm mất lòng đội ngũ fan đông đảo của mình, lên tới 3 triệu người và có tới 250 cơ sở trên toàn thế giới. Có lẽ còn ít fan hâm mộ biết Humperdinck đã có 2 năm ở trong quân ngũ và đây là quãng thời gian để ông rèn luyện tính kỷ luật và kiên nhẫn. Những khi gặp rắc rối, ông thường làm thơ cho khuây khoả. “Làm thơ là một cách để xua phiền muộn đi xa. Khi đọc lại những gì mình đã viết ra, tôi sẽ quên ngay những chuyện không vui. Đó đơn giản chỉ là thói quen của tôi mà thôi”. Khi được hỏi lúc nào ông định kết thúc sự nghiệp cầm ca, Humperdinck chie nói ngắn gọn: “Tôi không định dừng lại. Tôi là người luôn yêu thích những gì mình thích làm. Và ca hát lại là công việc mà tôi thích nhất”.
Hoàng Cương tổng hợp
( Giai Điệu Xanh)
--------------------------------------------------------------------------

by Engelbert Humperdinck
You hold me in your eyes
In your own special way
I wonder how you know
The things I never say
I can't imagine life
Without you by my side
The power of your love
Is all I need tonight
I know there have been times
That I have caused you pain
I'd turn them all around
If I could start again
There's something I must say
I know it's overdue
The sweetest thing I've known
Forever called my own
Begins and ends with you
How I love you
How I love you
The softness of your lips
The colour of your hair
The memory of your touch
Remains when you're not there
The echoes of your laughter
When I'm feeling blue
The meaning of my life
It all begins with you
So come into my arms
Lay down by my side
The moon is always there
To keep our love alight
I've reached so very high
For everything that's mine
And at the top is you
I want you for all time
A dream forever new
How I love you
How I love you
The softness of your lips
The colour of your hair
The memory of your touch
Remains when you're not there
The echoes of your laughter
When I'm feeling blue
The meaning of my life
It all begins with you
So come into my arms
Lay down by my side
The moon is always there
To keep our love alight
You know me like a book
You've read a thousand times
We know each other's hearts
We read each other's mind
This feeling's always new
How I love you
How I love you
The softness of your lips
The colour of your hair
The memory of your touch
Remains when you're not there
The echoes of your laughter
When I'm feeling blue
The meaning of my life
It all begins with you
----------------------------------------------
Engelbert Humperdinck
Les Bicyclettes De Belsize
Turning and turning
The world goes on.
We can't change it, my friend.
Let us go riding all through the days,
Together to the end, to the end.
Les bicyclettes de Belsize
Carry us side by side
And hand in hand we will ride,
Over Belsize.
Turn your magical eyes.
Round and around,
Looking at all we found.
Carry us through the skies,
Les bicyclettes de Belsize.
Spinning and spinning,
The dreams I know,
Rolling on through my head.
Let us enjoy them, before they go.
Come the dawn, they all are dead.
Yes, they're dead.
Les bicyclettes de Belsize
Carry us side by side
And hand in hand we will ride
Over Belsize.
Turn your magical eyes.
Round and around,
Lookin' at all we found.
Carry us through the skies,
Les bicyclettes de Belsize.
--------------------------------
Mời quý vị nghe thêm:
Les Bicyclettes De Belsize
Artist: Mireille Mathieu
Tourne retourne dans mes pensées le regret d'un amour
C'était à Londres un matin de mai à Belsize un beau jour un beau jour
Les bicyclettes de Belsize nous ont porté tous deux et nous roulions amoureux main dans la main
Seul le ciel tendre et bleu se mirait dans nos yeux nos yeux d'enfants heureux
Souvent je rêve encore aux bicyclettes de Belsize
Tourne retourne dans mon cœur trop lourd le bonheur de ma vie
Mais l'amour joue souvent de ces tours un jour tout es fini bien fini
Les bicyclettes de Belsize nous ont porté tous deux et nous roulions amoureux main dans la main
Seul le ciel tendre et bleu se mirait dans nos yeux nos yeux d'enfants heureux
Souvent je rêve encore aux bicyclettes de Belsize