Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - QUÁN CÓC  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 32 33 34 35 36 ... 51
Send Topic In ra
QUÁN CÓC (Read 69282 times)
HoaiNguyen
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1392
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #495 - 30. Jan 2009 , 16:55
 
Quote:
Sư huynh ơi,

Chị Đậu Đỏ tậu ở đâu được mấy phong pháo đốt ra thành mai trắng thật đẹp.  thumbup
My mang về biếu sư huynh đốt giao thừa và 3 ngày Tết cho may mắn, mạnh khoẻ, gặp mọi sự tốt lành suốt năm.  Cheesy


Vuonhoa
Flash Location (800 x 300): http://www.levanduyet.com/videoclip/DotPhao.swf', 'flash', 'resizable,width=800,height=300'); return false;">>http://www.levanduyet.com/videoclip/DotPhao.swf
vuonhoa



Anh Phu De ơi.

Nhân dịp măn mới HoaiNguyen xin Kính Chúc Anh và Gia Dình AN KHANG và THỊNH VƯỢNG , dược MỌI SỰ NHƯ Ý , sức khoẻ dồi dào , mắt của anh dã dỡ dau chưa ạ. Anh thông cảm cho sự chậm trễ nhá.
Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #496 - 03. Feb 2009 , 04:17
 
maivang_22 maivang_22
Năm mới út Bích Định xin chúc Sư Huynh May Mắn, Thành Công, Hạnh Phúc, nhất là Sức Khoẻ.
Một năm mọi điều như ý muốn. maivang_22 maivang_22


Út chạy về quê nội mang con giống thật đẹp về làm quà Tết cho sư huynh đây ạ :

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #497 - 06. Feb 2009 , 12:44
 
BichDinh wrote on 03. Feb 2009 , 04:17:
maivang_22 maivang_22
Năm mới út Bích Định xin chúc Sư Huynh May Mắn, Thành Công, Hạnh Phúc, nhất là Sức Khoẻ.
Một năm mọi điều như ý muốn. maivang_22 maivang_22


Út chạy về quê nội mang con giống thật đẹp về làm quà Tết cho sư huynh đây ạ :

...

Cám ơn Bi'chĐịnh
Mới gặp BíchĐịnh trước rạp Cao Đồng Hưng giờ chạy về đây rồi laugh12 laugh12
Chúc BíchĐịnh và gia đình nhiều may mắn , hạnh phúc trong năm mới  openflow.gif flower40

Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #498 - 06. Feb 2009 , 12:48
 
...

NGÀY XUÂN VÒNG QUANH CÁC RẠP CINÉ SÀIGÒN NGÀY XƯA


Nguyên Trần

...



Nhắc đến các thú vui của dân tộc ta trong 3 ngày Tết mà không có mục xem ciné thì quả là một điều thiếu sót giống như cầu thủ bóng tròn ra sân cỏ mà trái banh… bị bà xã ôm ở nhà vậy đó. Tôi nhớ hồi còn nhỏ, tiền lì- sì Tết được bao nhiêu là tôi cúng hết cho mấy ông chủ rạp hát bóng và mấy cha bầu cua cá cọp ráo trơn. Thú thật là tôi mê ciné từ lâu lắm rồi, khoảng một ngàn chín trăm…hồi đó. Mấy công thức toán học, vật lý thì tôi ù ù cạc cạc chứ còn phim ảnh thì tôi rành 6 câu. Phim gì? Hãng nào? Ai đóng? Ai đạo diễn sản xuất? là tôi thuộc vanh vách. Thậm chí đến cả ngày giờ sanh của tài tử điện ảnh tôi cũng nằm lòng luôn mặc dù đôi lúc tôi quên sinh nhật của ba má tôi và của cả …chính tôi nữa. Mấy tấm vách ở nhà tôi dán đầy những posters của Gary Cooper, John Wayne, Burt Lancaster, Robert Mitchum, Kirk Douglas…, Ava Gardner, Yvonne de Carlo, Susan Hayward, Jane Russell, Rita Hayworth…

Thỉnh thoảng tôi “dợt le” với đám con nít lối xóm:

- Liz Taylor mới ly dị với Mike Todd.
- Nathalie Wood vừa làm đám cưới với Robert Wagner
- Tuần rồi, James Dean bị tử nạn xe hơi.
- Phim Quo Vadis tổn phí tới 5 triệu mỹ kim

Nghe tôi thuyết trình, tụi nhỏ chỉ có há mồm trố mắt thán phục. Tụi nó cứ tưởng như tôi vừa đi Mỹ…tho mới về. (mà thực sự tôi là người Mỹ…tho chứ bộ) Dần dà, tôi được coi như là kim chỉ nam “hát bóng” của cả xóm. Hể có tranh cải nhau về điện ảnh là mọi người kéo đến gặp tôi để nhờ phân xử. Lẽ dĩ nhiên tôi tuyên bố vung vít (nghề của chàng mà lị), còn nếu có chỗ nào bí, tôi tự động phịa luôn thì cũng chẳng chết thằng Tây nào và cũng chẳng ma nào mà biết được. Tụi nhỏ có lúc mượn tên tôi để bảo đảm cho câu chuyện của chúng: “Anh Lộc, anh ấy nói dzậy đó”. Giá mà có cuộc thi kiến thức điện ảnh lúc bấy giờ thì… “chưa chắc thằng này hơn thằng nào đó nghe”.

...

Ấy chết, từ nãy giờ tôi đã đi lạc đề hơi xa, xin mời các bạn trở lại câu chuyện đầu năm rạp hát. Hôm nay nhân ngày Xuân nơi xứ lạnh quê người, chúng ta hồi tưởng lại “nước thanh bình 30 năm cũ” vào khoảng thập niên 5, 60, lúc mà lũ con cháu Hồ tặc chưa lê “đôi dép râu dẩm nát đời son trẻ” vào thủ đô Saigon để chúng ta cùng du xuân một vòng quanh các rạp của hòn ngọc Viễn Đông. Cũng xin thưa trước cùng các bạn là những sự việc được ghi ra đây theo trí nhớ có hơi hẹp bề khổ của tôi nên nếu có gì sai sót thì xin các bạn đánh cho hai chữ đại xá. Thiện tai! Thiện tai!

Saigon thân yêu của chúng ta lúc bấy giờ có 2 hệ thống rạp trình chiếu khác nhau.

1- Rạp thường lệ: có giờ xuất hẳn hoi giống như các rạp ở Canada.
2- Rạp thường trực: chiếu liên tu bất tận, ai vô ra bất cứ lúc nào cũng được

Rạp thường trực có cái dở là có khi ta vừa vào rạp thì thấy thằng kép chính bị bắn gục rồi một lúc sau lại thấy nó hung hăng đấm đá tưng bừng thì thật là mất sướng. Nhưng nó có ưu điểm là khán giả không phải sắp hàng chờ đợi giờ, xuất lôi thôi.

...

Để bắt đầu cho chuyến du xuân tưởng tượng, mời các bạn đi từ Chợ Lớn trước nhé.


Rạp hát đầu tiên chúng ta ghé thăm là rạp Hồng Liên ở đường Minh Phụng (dưới dốc cầu Bình Tiên). Rạp này chuyên chiếu phim Tàu chuyển âm tiếng Việt và đặc biệt là con nít ở đâu mà tàu chở hổng hết. Lớp khóc đòi bú, lớp khóc vì nóng nực, lại có đám la hét cười giởn om sòm khiến ta có cảm tưởng đi lạc vào nhà trẻ. Thôi thì phải “dĩ đào vi thượng” để tới rạp Victory Lê Ngọc ở đường Tổng Đốc Phương (góc Nguyễn Trải). Rạp này cũng thường chiếu phim Tàu (ngay trung tâm China town mà lị) nhưng được cái tương đối sạch sẽ và có chút trật tự.

Quẹo xuống đường Đồng Khánh về hướng Saigon có một lô rạp Lido, Oscar, Hào Huê cũng thuộc loại khá. Vì ở lằn ranh giới giữa Saigon Chợ Lớn nên những rạp này chiếu phim Tây Tàu lẫn lộn.

Rẽ qua Xóm Củi có rạp Huỳnh Long thuộc loại bình dân học vụ. Tuy nhiên tôi thích nhất cái màn xe ngựa uýnh trống tùng xình quảng cáo, 2 bên thành xe gắn 2 tấm paneau bành ky vẽ những cảnh action của phim đang trình chiếu. Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ giò-ram (programme) đủ màu xanh đỏ trắng vàng.

...

Đến vùng chợ Thái Bình thì có 3 rạp:

- Quốc Thanh ở đường Nguyễn Trải, bên hông Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Rạp khá khang trang, sau trở thành sân khấu cải lương mà đoàn Dạ Lý Hương đóng đô thường trực.
- Rạp Khải Hoàn ngay góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão thường chiếu phim Tây. Coi được nhưng kẹt cái thiếu máy lạnh nên ai vào xem cũng cứ muốn “yêu nhau cởi áo cho nhau” hết.
- Trên đường Phạm Ngũ Lão cạnh chợ Thái Bình có rạp Thanh Bình sau này sửa sang lại thật lịch sự thì… giặc đến.
- Rẽ ra đường Trần hưng Đạo có rạp Đại Nam của ông Ưng Thi nổi tiếng sang trọng. Vào coi rạp này thì nên ăn mặc cho đàng hoàng một chút. Chứ áo thun quần cụt, còn chơi thêm đôi dép Nhật lủng la lủng lẳng như “Phánh ký Hủ tiếu” thì người ta cười…cha mẹ mình.

Đầu đường Nguyễn Thái Học (ngã ba Phạm ngũ Lão) đỗ xuống tận Cầu Ông Lảnh là nơi tọa lạc 2 rạp: Đình Tân Kiểng và Nam Tiến, dành cho những khán giả dể tính, sau này chỉ để cho các đoàn cải lương, hát bộ, hồ quảng. Xuống ngay downtown Saigon có rạp Vĩnh Lợi ở đường Lê Lợi gần bệnh viện đô thành. Vào xem phim ở đây có cái tiện lợi là nếu “thả dê” bậy bạ lỡ bị ăn guốc “phun máu đầu” thì chỉ cần mấy bước là tới nhà thương ngay. Rạp thuộc loại trung bình. Coi phim xong rồi tạt vô quán Thanh Bạch đá một dĩa cơm rang “bổn tiệm” hay một ổ bánh mì gà thì thiệt là mát trời ông địa.

...

Xích lại đường Nguyễn Huệ, các bạn sẽ thấy ngay rạp Rex, rạp hát đầu tiên có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi (Đại Nam). Đây là rạp de luxe nhất của thủ đô. Khán giả rất thanh lịch, ai lạng quạng thì ngài đô trưởng ở kế bên sẽ bước qua hỏi thăm sức khỏe liền. Giá vé mắc hơn các rạp khác nhưng money’s worth. Nghe tụi bạn nói trong ngày khai trương (chiếu phim Ben Hur với Charton Heston), có một người đẹp nọ đi thang cuốn lúc lên gần tới tầng lầu không hiểu quýnh quáng thế nào mà để cái thang “mắc dịch” nó cuốn luôn cái quần, chỉ còn độc cái quần lót nhỏ xíu. Thế là nhiều khán giả may mắn hôm đó được no con mắt với màn striptease 50%. Tôi chắc kiếp trước vụng đường tu nên không có diểm phúc địa được hình ảnh “kêu gọi” này. Mà thèm thì nói vậy chứ nếu tôi có mặt ở đó trong giờ phút nghiêm trọng như vậy thì chắc bị tẩu hỏa nhập ma đến chết mất thôi.

...

Đối điện rạp Rex là rạp Eden mà cho tới bây giờ nhắc đến là tôi vẫn còn “Ô Mê ly đời ta”. Số là trên lầu 3 của rạp này có chia từng ô riêng rẻ, rất ư là riêng biệt kín đáo để “bàn tay đưa anh vào cuộc đời” và “bú mồm” thả giàn. (danh từ bú mồm là do các đồng chí ta sáng tạo) Kế tiếp, ta đi trên con đường Tự Do xuống tận bến Bạch Đằng để vào xem phim ở rạp Majestic mà tây đầm coi cũng rất nhiều.

Tưởng cũng nói thêm là hầu hết các phim chiếu tại Saigon lúc bấy giờ đều nói tiếng Pháp hoặc chuyển âm tiếng Pháp, phụ đề Việt ngữ. Phim nói tiếng Anh thì chỉ Xuân Thu nhị kỳ. Có lẽ các hảng phim nghĩ rằng Việt Nam là cựu thuộc địa của Pháp nên cứ phạng cho cái Francophonie là tiện việc sổ sách. Hướng về chợ cũ, đi ngang qua các hàng bánh mì nổi tiếng để đến đường Tôn thất Đạm, bạn có thể vào xem phim bình dân ở rạp Nam Việt. Rạp nhỏ và nóng nực lắm. Cách đó không xa là rạp Kim Châu trên đường Nguyễn văn Sâm, (góc Hàm Nghi) tương đối còn mới và chiếu phim cũng “xịn” lắm.

Băng qua đường Pasteur gần ngã tư Lê Lợi có rạp Casino Saigon thuộc loại trung bình. Tuy nhiên sau khi xem phim xong, dẫn đào tấp qua bên kia đường làm một dĩa bò bía đính kèm ly nước mía Viễn Đông thì cũng có điểm với em lắm chứ bộ. Đi một đoạn ngắn tới đường Công Lý (cũng góc Lê Lợi) ta thấy rạp Asam mà dân Saigon thường gọi là “Á sẩm”. Sau đó có lẽ chủ rạp thấy tên “Á sẩm” mất gốc quá nên đổi lại là Hồng Bàng cho nó đúng điệu Giao chỉ. Ném về phương diện phim ảnh và cơ sở thì rạp này “ngang cơ” với Casino Saigon. Còn về tiết mục phụ diễn ăn uống, nếu Casino Saigon có nước mía Viễn Đông thì Hồng Bàng có tuyệt chiêu suông Thanh Thế rất nổi tiếng trong giới có tâm hồn ăn uống.

...

Nếu muốn thưởng thức văn hóa cari, mời bạn bước chân tới rạp Long Phụng ở đường Gia Long, nơi chuyên chiếu phim của hậu duệ ông Gandhi như Công Chúa Thủy Tề, Sữa Rừng Thay Sữa Mẹ với các than hầm minh tinh: Ganeshan, Savitri…

Để xem nữ sinh Saigon hấp dẫn cở nào, mời các bạn đến rạp Lê Lợi đường Lê thánh Tôn. Ở đó bạn sẽ thấy rất nhiều nữ sinh với chiếc áo dài hoa xuân thướt tha, thân liễu dịu dàng trông bắt con mắt lắm. Chính vì thế mà dê thả vào rạp đông nghẹt đến đổi không còn chỗ ngồi. Tội nghiệp nhiều em đứng xem phim mà bỗng cảm thấy như có ai cầm ổ bánh mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn kê sát phía sau mình thì đích thị là nó đó! Các cô phải di tản đi chỗ khác gấp gấp chứ không thì bị ô nhiểm môi trường rán chịu à.

Tôi cá với các bạn vào coi phim ở rạp Long Thuận (ngang ga xe lửa Saigon phía đường Lê Lai) mà dám ngồi ghế đàng hoàng. Tại sao lọa vậy? Thưa vì đó là mật khu của VC, ủa lộn, của rệp. Hổng biết chúng theo con đường nào mà tràn ngập rạp. Từ chân ghế, mặt ghế, thành ghế đến lưng ghế, chỗ nào tụi nó cũng đóng chốt hết. Muốn an toàn thì phải ngồi chồm hổm kiểu cán ngố vào restaurant, mà bố ai ngồi chồm hổm trong suốt 2 tiếng đồng hồ cho nổi. Thôi thì tránh rệp không xấu mặt nào vậy.

Đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long (ngay ngã ba Trần quý Cáp) cũng thuộc loại khá. Vào đầu thập niên 70, rạp được tân trang và đổi tên là Thăng Long. Tôi còn nhớ (vì chính tôi đi coi chứ ai) phim cuối cùng được chiếu trước khi bọn cướp ngày từ rừng rú về thành là phim “The French Connection” do tài tử Michael Caines đóng vai chính.

Gần cuối đường Cao Thắng (ngã tư Phan thanh Giản xéo chợ 20), có rạp Đại Đồng Saigon rất ư là bình dân, chiếu toàn phim cũ, giá vé chỉ bằng giá một tô phở xe lửa. Nhưng được cái xe bò viên ngay ngay trước rạp thì tuyệt cú mèo. Quẹo qua đường Phan thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân mãn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh Mạng... Phía bên kia ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Thành Chung (Vườn Lài) mà khán giả vào xem có cái “thú đau thương” là nếu trời nóng thì tắm hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.

Chiều mồng một Tết, ta kéo vài người bạn cùng tới đường Hồng Thập Tự (ngang tiệm bàn ghế Phan văn Nhị) để đón xuân bằng tô cháo vịt nóng hổi thơm lừng hành hương nước mắm gừng đậm đà rồi đưa cay một ly nước mắt quê hương. Sau đó ta băng qua đường vô rạp Olympic xem phim “Le mirage de la vie” do Sandra Dee đóng thì thấy đời còn dễ thương lắm chứ. Rạp Olympic sau đó được đoàn Kim Chung từ Aristo, đường Lê Lai, tới bao rạp làm sân khấu thường trực.

Rời đường Hồng Thập Tự, bạn thừa thắng xông lên tới rạp Kinh Đô đường Lê văn Duyệt (ngã ba Huyền Trân công chúa) ngang Tổng Liên Đoàn Lao Công của bố già Trần quốc Bửu. Có lẽ mang tên là Kinh Đô nên rạp rất sạch sẽ thanh lịch. Tiếc là rạp chỉ hoạt động có 4, 5 năm gì đó rồi đi chỗ khác chơi nhường địa điểm lại cho cơ quan USAID của Mỹ.

Bây giờ mời bạn đàng trước - bước - tới ngã tư Trần quý Cáp, Lê văn Duyệt để vào xem rạp Nam Quang (chợ Đủi) thuộc loại Bình dân học vụ. Cũng nằm trên đường Lê văn Duyệt, qua khỏi trung tâm nghỉ mát dài hạn Chí Hòa có rạp Thanh Vân, cũng đại loại như rạp Nam Quang. Có điều cần lưu ý các bạn là các rạp này có nhiều Bê-Đê lắm đó. Đang ngồi xem phim mà bạn bỗng “giác ngộ” là có bàn tay năm ngón của thằng ngồi bên cạnh vượt biên vào vùng cấm địa của bạn để bấm nốt nhạc thì chính nó đó. Nó định biểu diễn altosax đó. Bạn chỉ còn có đi chỗ khác xem cho khỏi ngất ngư con tàu đi. Đi một chút tới đường Thoại Ngọc Hầu, rẽ vô chợ Ông Tạ bạn sẽ gặp ngay rạp Đại Lợi chiếu đủ thứ phim Âu Á. Sau ngày đứt phim 30-4, bọn VC xử dụng rạp Đại Lợi (cũng như nhiều cơ sở khác) làm nhà tù. Quẹo xuống đường Trương Minh Giảng có rạp Văn Lang không gì đặc biệt.

...

Và bây giờ mời bạn ghé vào Đakao để xem rạp Casino Đakao (ngã ba ba Hiền Vương - Đinh tiên Hoàng). Rạp này chung một chain với rạp Casino Saigon nhưng kém thanh lịch, sạch sẻ hơn. Tuy nhiên bạn có thể tự yên ủi bằng tô mì Cây Nhãn danh tiếng gần bên rạp. Đi trên đường Hai Bà Trưng qua khỏi Cầu Kiệu tới chợ Phú Nhuận bạn sẽ gặp rạp Văn Cầm Phú Nhuận chung một chủ với rạp Văn Cầm Chợ Quán (Nguyễn Biểu- Bến Hàm Tử) Theo tôi đây là rạp nhỏ nhất Saigon và giá vé rẽ nhất. Tiền nào của nấy đó các bạn ạ. Nếu không muốn vào xem rạp Văn Cầm thì mời bạn quay trở về Tân Định để tới rạp Kinh Thành bên hông chợ Tân Định. Rạp này rất xưa nên dưới mức trung bình trên mọi phương điện.

Cách đó không xa, trên đường Trần Quang Khải có rạp Văn Hoa. Đây là rạp mới nhất của thủ đô Saigon nên màn ảnh, âm thanh tuyệt hảo, ambiance lại rất khang trang lịch sự, chiếu toàn phim mới. Sau đó, ta cùng hướng về Gia Định qua đường Bạch Đằng (bên hông chợ Bà Chiểu) có rạp Cao đồng Hưng, còn đường Nguyễn văn Học (ngã tư Bình Hòa) có rạp Đại Đồng Gia Định. Cả hai rạp dưới xa mức trung bình, nạn đứt phim rất thường xãy ra. Có điều là cạnh rạp Đại Đồng có quán cơm tấm bì ăn cũng phê lắm. Giờ thì bạn hãy đi dọc theo đường Lê quang Định (Gia Định) để đến trạm cuối của cuộc du xuân là rạp Lạc Xuân nằm trên đường Gia Long (cạnh chợ Gò Vấp). Rạp chiếu toàn phim cũ và cái projecteur chắc của Tây để lại nên phim cứ sọc rằn làm nhức mắt người xem.

...

Thưa các bạn, sau khi đi một vòng các rạp chiếu bóng Saigon, các bạn có thấy bồi hồi nhớ thương quê hương thân yêu của chúng ta hay không? Chắc hẳn là có vì không ai trong chúng ta không giữ trong tâm tư những hình ảnh, những kỉ niệm êm đềm của một thời hoa mộng. Có thể đó là một buổi tối đi bên người yêu giữa trời lất phất mưa dưới hàng me lá xanh rơi nhè nhẹ trên mái tóc em. Hay có thể cũng là một ngày về thăm quê Ngoại, ăn bửa cơm tép kho canh rau dền trong mái tranh nghèo bàng bạc khói lam chiều, bên dòng sông nước lững lờ đẩy đưa đám lục bình tim tím trôi giạt đến một phương trời vô định.
Nhưng cảm động nhất có lẽ là chuyến tháp tùng đoàn học sinh ngày đầu xuân đi thăm tiền đồn Dakto, Ben-Het. Đến thăm để mà cảm thương cho cuộc đời chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa nơi rừng núi âm u, áo bạc màu chiến trận, thân dãi dầu phong sương, tay ghì chặt súng để sẳn sàng chiêán đấu. Tất cả đã bỏ lại thành phố những người thân yêu mòn mỏi đợi chờ, những cuộc vui tuổi trẻ, những ước vọng thanh xuân.

Đối với lính, Xuân chỉ là:

“Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chào Xuân đến súng xa vang rền”
(Phiên Gác Đêm Xuân, Nguyễn văn Đông)

hoặc:

“Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở, Anh đâu biết Xuân về hay chưa?”
(Đồn Vắng Chiều Xuân, - Trần Thiện Thanh)

hay chua xót hơn:

“Quà Xuân anh chẳng có, gác giặc từng giờ,
Đời lính chiến lấy gì về tặng em”
(Phút Giao Mùa, Trần Thiện Thanh)

Trở lại chuyện coi phim Tết, ta không thể không nói đến bói tuồng đầu năm, một tập tục rất thú vị của dân tộc. Này nhé! bạn đừng xem trước quảng cáo phim mà cứ đi thẳng tới một rạp nào đó rồi xem phim mà đoán vận mạng trong năm. Nếu gặp phim cao bồi đấm đá chẳng hạn như Gunfight at the O.K.Corral thì bảo đảm trong năm có chuyện thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Còn nếu xem nhằm phim bài bạc như Casino thì quanh năm sẽ ngồi sòng hơi nhiều. Nếu coi trúng phim travel như “Around the world in 80 days” thì cứ chuẩn bị mà đi du lịch. Nếu không đi Mỹ…tho thì cũng đi Tây… ninh hoặc Đức… hòa vậy, Còn như ai mà lỡ coi phải phim cấm trẻ em như Nam Nữ Y Học Bửu Giám “thì cầm chắc là phải tới nhà thuốc Võ văn Vân mua một lô ‘Tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn” nếu là quý ông, còn quý Bà thì sao? Mắc cở gì mà hổng chịu xài “Dưỡng thai nhành mai” cho fetus nó được nhờ.


Cũng trong mục bói tuồng đầu năm, có một điều mà cho tới bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc là hồi Tết Ất Mão (1975), không hiểu có rạp nào chiếu phim “Chúng tôi muốn sống” (Lê Quỳnh, Mai Trâm, Thu Trang…) hay “Ánh sáng miền Nam (Lê Quỳnh, Khánh Ngọc) hay không và đa số đồng bào ta có xem không mà suốt năm phe ta ùn ùn xuống tàu, xuống ghe, xuống bè, xuống cả cần xé để vượt biên quá chừng chừng. Dĩ nhiên trong số những người "chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa” có cả bần bút nên mới có được ngày hôm nay ngồi viết lếu láo góp vui cùng các bạn trong ngày đầu Xuân Kỉ Mẹo và nhất là để chúng ta cùng hoài niệm về một “Saigon đẹp lắm! Saigon ơi! Saigon ơi!”

Nguyên Trần
(Nguồn:làngchài.com)

...

...
Back to top
« Last Edit: 06. Feb 2009 , 13:15 by phu de »  
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #499 - 10. Feb 2009 , 07:17
 
Thưa sư huynh,  moreflower2
Cái mục này hay quá. Bây giờ sư huynh chỉ chuyển lại thôi mà út đậu trắng đã thán phục nữa là. Phải in ra kể cho con gái xem cho vui. Ngày xưa chuyện đi xi nê là các cô lo sửa soạn còn chuyện đọc báo chọn phim là của các anh, sư huynh nhỉ? Rạp hát Cao Đồng Hưng hình như nay là nhà sách gì đó hôm nọ nghe chị TN nói thế. Út thì không ham rạp hát này, nhưng thích mấy xe bán thức ăn ở trước rạp. Nhớ có xe bánh bao ngọt, xe cháo huyết với dầu cháo quẩy, xe bánh bột chiên, xe sinh tố sâm bổ lượng, xe bò bía, xe bánh mì, nhiều xe lắm nhưng chỉ nhớ có thế  whistling
Một ngày yên vui nha thưa sư huynh,
Út đậu trắng
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #500 - 12. Feb 2009 , 01:59
 
BichDinh wrote on 10. Feb 2009 , 07:17:
Thưa sư huynh,  moreflower2
Cái mục này hay quá. Bây giờ sư huynh chỉ chuyển lại thôi mà út đậu trắng đã thán phục nữa là. Phải in ra kể cho con gái xem cho vui. Ngày xưa chuyện đi xi nê là các cô lo sửa soạn còn chuyện đọc báo chọn phim là của các anh, sư huynh nhỉ? Rạp hát Cao Đồng Hưng hình như nay là nhà sách gì đó hôm nọ nghe chị TN nói thế. Út thì không ham rạp hát này, nhưng thích mấy xe bán thức ăn ở trước rạp. Nhớ có xe bánh bao ngọt, xe cháo huyết với dầu cháo quẩy, xe bánh bột chiên, xe sinh tố sâm bổ lượng, xe bò bía, xe bánh mì, nhiều xe lắm nhưng chỉ nhớ có thế  whistling
Một ngày yên vui nha thưa sư huynh,
Út đậu trắng

Chào Bích Định
Tết trước rạp còn có tới mấy sòng bầu cua nữa  laugh12
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #501 - 14. Feb 2009 , 15:39
 
Anh PD ơi!

Hôm nay miệt dưới của anh PD đã bớt nóng chưa? Tuần trước nghe anh Toàn nói nóng trên 45 độ C  Tongue Tongue Tongue làm dân sa mạc cũng le lưỡi luôn đây anh PD à!
Lips Sealed Undecided Tongue

flower40Happy Valentine's Day



...

Anh Nam, OX của em mời anh PD & cả nhà nghe Michel Sardou hát. Thân chúc tất cả được  vui tươi mát mẻ và hạnh phúc trong ngày lễ cuối tuần  
flower40

http://www.youtube.com/watch?v=-Cwe_cUIR84&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=OricZvvWr8s

http://www.youtube.com/watch?v=nI8u3-z0VaY
Back to top
« Last Edit: 14. Feb 2009 , 16:04 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #502 - 15. Feb 2009 , 18:01
 
TRỜI ƠI! DUYÊN DÁNG VIỆT NAM !!!


- Mấy người?
- Bốn, hai Việt Kiều với hai Việt Cộng!

Đó là câu đối đáp giữa nhóm người vừa bước vào tiệm phở với ông chủ tiệm. Cách ăn nói ở Việt bây giờ coi mòi tự nhiên và hình như họ không còn e dè gì nữa.
Về nước, mặc bộ đồ lao động, da được phơi nắng hai ba tuần nám đen cho giống người VN, tôi ung dung ngoắc chiếc xe ôm và oách như người Di cư 54:

- Đi Thủ Đức!

Gió chiều lồng lộng trên xa lộ Biên Hoà, tôi mỉm cười đắc chí, lẩm bẩm ca bài "Từ bắc vô nam tay cầm bó rau.... đay, còn tay kia... chúng ông dắt con cầy..."

Chạy ngang khoảng Cát Lái, chú xe ôm bắt chuyện: - Anh ở lước lào về?

Ô hay, sao lại "lước lào về" xế lày?
Tôi hỏi: - Anh tưởng tôi là Việt Kiều à? Tôi quê ở ngoài Hà Lam Linh đấy.

Anh nhất định tôi chẳng lừa được anh.
Có đời nào người trong "lước" mà lại ra đường đứng ngẩn ngơ ngó trời ngó đất, ngó cái bảng hiệu, ngó tùm cây bông giấy và ngó... con gái đi đường, y hệt đám bộ đội hồi mới vô nam năm 75!
Anh giải thích thêm: - Ra đường, cứ thấy ai băng qua lộ mà thập thò như con nít, nắm tay nhau hai ba người như dân quê lần đầu ra tỉnh, chắc trăm phần trăm họ là Việt Kiều đấy.

Hôm về quê, vợ chồng tôi ra chợ, cũng được chào đón một câu rất niềm nở:
- Mời anh chị Việt Kiều mua cho em ít rau.

Tôi ngạc nhiên, nhưng con em giải thích: - Ai đời vào chợ mà mặt mày ngơ ngáo, chợ quê có ai đi cả hai vợ chồng như thế, mà có đi chăng nữa cũng nguời đầu chợ kẻ cuối chợ lo mua đồ mà về cho sớm, chứ có đâu dẫn nhau đi vô hàng rau, nhìn quả khổ qua, ngó thúng cà pháo, ngó cả bó rau dền.

Nhớ lúc mới bước xuống phi trường, tôi mắc cười ngay cái bảng ghi hàng chữ "Tổ Lái", người đi bên cạnh hỏi nhỏ:
- Cười gì thế?
- Cái bảng ghi Tổ Lái.
- Kệ họ, đó là lối đi dành riêng cho tiếp viên và phi công, mình đi lối bên này.

Khi về tới đò Vàm Cống gần Long Xuyên, vợ tôi lại chúm chím cười với hàng chữ: Cụm Phà Vàm Cống.
Thằng em tôi thấy thế nói rằng: - Ăn thua gì, ở SG còn có một cơ quan đề là Cụm Cảng Hàng Không Phía nữa kìa.

Từ đường lộ vào nhà Má tôi còn hai cây số nữa, khi bước xuống đò, tôi thấy hàng chữ sơn trên một tấm tôn treo toòng teng: Đừng cột ghe xập nhà.
Em tôi lại phải giải thích là nhà làm de ra phía trên sông, nếu người ta cột ghe vào mấy cây chống sàn nhà, khi tàu lớn chạy ngang sẽ tạo ra sóng nhồi xóc chiếc ghe, thì nó sẽ giật tung lên và đổ nhà là cái chắc.

Bao nhiêu năm xa nhà, về lại thì cái gì cũng lạ và dễ tức cười, mà người ở nhà họ cũng cười cái lạ của mình. Tôi ra phố chợ, đặt tiệm da giầy một cái bao điện thoại theo ý mình, đeo vào, thằng bạn lắc đầu cười:
- Y như cái bao đựng đạn súng lục.

Mặc cái áo sơ mi kiểu Hawaii định ra phố, bà chị nói: - Trông cậu y như phường tuồng!

Tôi ở Garden City, KS. muốn về VN phải lên Wichita để đón máy bay, lái xe hơn ba tiếng đồng hồ. Khi đi, mùa hè oi ả, mặc chiếc quần ngắn cho nó mát, lên đến nơi, gặp bạn bè nói chuyện đến khuya, gần nửa đêm chuẩn bị áo quần để sáng mai ra phi trường sớm mà về VN, lục quần áo mới thấy "sự cố" là không có cái quần dài nào cả, vội vàng ra chợ Walmart kiếm cái quần vào lúc nửa đêm. Walmart bán đủ mọi cỡ áo quần, duy chỉ có size của tôi nó lại không bán, cuối cùng cũng lựa được một cái tạm hài lòng: lưng rộng hơn hai số, bù lại, chiều dài ngắn đi một số.
Hôm sau tôi mặc vào cảm thấy nó làm sao ấy, nhưng lỡ rồi, mặc đại, đi đường cứ lâu lâu lại phải ôm nó mà xốc lên vì dây lưng cũng quên tuốt ở nhà.

Về đến SG, bà chị tôi nhìn em thương hại quá, cứ xuýt xoa hoài, tội nghiệp nó ở Mỹ mà quần áo xốc xếch, xộc xệch!
Trời mùa hè VN nóng thật, con tôi không muốn đi giầy nên tôi dẫn nó ra chợ Thái Bình mua đôi dép Nhật, tôi định tập cho nó trả giá cho quen. Hỏi giá thì bà hàng nói 4,500 đồng, thằng bé ngơ ngác không hiểu nên tôi phải thông dịch từ tiếng Việt qua tiếng Việt:

- Giá bốn mươi lăm trăm đó con, trả giá đi.
Thằng bé nói: - Đâu cần trả đâu, được rồi, rẻ quá mà.

Những người chung quanh cười um lên, xúm lại coi thằng Việt Kiều con mua đồ.

Có bữa kia ngồi ở quán cóc đầu ngõ uống cà phê, đứa em thò cổ vô gọi: - Anh ra đây xem Việt Kiều Con bị đày.

Tôi ngạc nhiên không hiểu nó nói gì, ra xem thì thấy một bà già kè hai đứa nhỏ khoảng dưới sáu tuổi, ăn mặc có vẻ tươm tất lắm, không biết là đi nhà trẻ hay ra công viên chơi nhưng mặt tụi nó ỉu xìu.
Thì ra hai đứa bé đó có cha mẹ làm Nail ở Mỹ, không hiểu sao lại giao chúng về cho bà ngoại nuôi, cả xóm này gọi tụi nó là hai thằng Việt Kiều Con Bị Đày!

MỜI BẠN CÙNG TÔI KHÁM PHÁ SỰ ĐỔI MỚI CỦA VN TRONG 3 TUẦN THĂM QUÊ CỦA TÔI.


Xe Đò Nằm: Hồi này có một loại xe đò (xe khách) gọi là xe đò nằm. Đi xe này hành khách không ngồi ghế như xe đò thường, mà được nằm dài ra. Xe có ba dãy giường, mỗi dãy ba chiếc giường sắt và lại còn chồng lên một tầng nữa, vị chi là 24 cái giường.

Đây là loại giường hiện đại điều chỉnh được, tựa như giường ở trong bệnh viện.
Xe có điều hoà không khí và mở nhạc vàng nghe thoải mái. Mỗi người lên xe đều được phát một chiếc mền để đắp vì xe mở máy lạnh.

Hành khách mua vé qua điện thoại, tài xế sẽ bốc khách hẹn trước tại bất cứ khúc đường nào trên tuyến xe sẽ chạy qua.
Xe chạy khá đúng giờ, giá vé cũng tương đối hạp với túi tiền, thí dụ tuyến Rạch Giá-Vũng Tàu là 125,000 một lượt (chưa tới 8 đô la). Lơ xe rất điệu nghệ, phục vụ hành khách rất lịch sự và tận tình.

Hôm đó, nằm kế tôi là một cô nhìn dễ thương lắm, nhưng hai giường lại cách nhau đến nửa thước. Tôi ước ao lần sau họ ghép giường gần nhau hơn, để hành khách có thể nằm mà dòm nhau, âu cũng là cách rút ngắn thời gian trên đường dài.
Ai cũng biết xe đò VN có cái tật là hễ thấy khách đón xe thì không cần biết họ muốn đi tới đâu, anh lơ nhảy xuống kéo ào lên xe, miệng la "Tới luôn bác tài".

Chuyến tôi đi, có hai cha con ông kia lên xe, xe chạy một quãng thì lơ xe mới khám phá ra "có vấn đề". Ông già có tính tiết kiệm, đặt mua vé có một giường, mà lại dẫn theo cô con gái. Ông cãi với lơ xe:
- Hai người ngồi trên giường thì cũng choán chỗ y như một người nằm chớ gì.

Mặt nạ lịch sự của anh lơ xe bèn rớt xuống, anh ta với ông già xổ tiếng Đức với nhau một hồi, rồi sau cùng ông già nhượng bộ trả thêm 20,000 để cô con có thể ngồi ké ở phía cuối giường.
Tôi rất tội nghiệp mà không thể mời cô ngồi qua phía giường tôi, hoặc là mua cho cô một vé, vì hôm đó tôi đang đi chung với "con gấu yêu dấu" của tôi!

*Ăn Uống: Nghệ thuật ẩm thực VN thì quá siêu đẳng rồi, tôi xin không đề cập đến những chuyện uống máu rắn, ăn bò cạp hoặc trích mật gấu ..., mình chỉ làm một người bình thường ăn những món ăn bình thường.
-Bạn muốn xài tiền triệu?

Mời vào tiệm C. Steak House ở đường Đinh Công Tráng (chợ Tân Định), một miếng T Bone 6oz.. giá rất nhẹ nhàng là 250,000 (tiệm này có vẻ kỳ thị nặng, trên bảng giá đề: Thịt bò Mỹ: 250.000 thịt bò Úc 225.000 thịt bò nội địa 180.000).
Miếng steak ăn vào, nuốt đến đâu, thấy nó nghẹn nghẹn đến đó, vì giá cả là một, nhưng cũng tại vì nó giống như miếng thịt được bỏ trong Microwave!

- Bạn muốn xài tiền lẻ?
Mời bạn đi ăn cháo lòng bình dân với tôi.

Tôi biết cô bán cháo lòng ở quê, trước 1975 cô thuộc loại sắc nước hương trời, nhưng hồng nhan đa truân, cô đã kẹt lại. Quán cô chỉ là một cái bàn làm bằng gỗ tạp nho nhỏ, trên để mấy chai lọ lỉnh kỉnh như muỗng đũa, nước mắm, ớt... ngang chỗ cô ngồi là một nồi cháo đang sôi ọc ạch đặt trên cái cà ràng lửa liu riu.
Là khách đặc biệt nên tôi được cô vồn vã hỏi thăm và ân cần đưa cho một đôi đũa không nằm trên ống đũa "dân gian" trên bàn, cô lau cẩn thận bằng một miếng giẻ và nói:

- Anh dùng đũa này sạch hơn.
(Đũa của cô có nhiều loại: Sạch, sạch vừa, sạch hơn)

Cháo bán giá từ 3 ngàn một tô, dĩ nhiên khách muốn thêm thịt, thêm lòng thì sẽ tính thêm tiền.
Tôi ngồi ăn cháo mà ái ngại cho cuộc đời cô, vì cách đây hơn hai mươi năm, thấy cô đi ngoài đường thì tôi "chỉ nhìn mà không dám nói" vì nghĩ tới cái thân phận "quản chế" của mình.

Chợt một bà đi ngang phía trước, bà bước bỗng một chân và né sang phía trái, tôi ngạc nhiên khi thấy động tác của bà nên chú ý nhìn xuống mặt đường thì - eo ơi một đống phân chó nằm thù lù ở đó. Khiếp đảm, tôi bèn gài tờ giấy bạc vào dưới tô rồi cám ơn cô chủ quán để vọt gấp. Dợm đứng lên thì cũng vừa lúc cánh cửa sắt phía sau lưng cô hàng mở ra, một mùi nồng nặc xộc vào mũi tôi, thì ra đây là cửa hàng bán phân bón và thuốc trừ sâu rầy, mà cô hàng chỉ thuê phía trước chái hiên để bán buổi sáng. Khách hàng của cô cứ tự nhiên ăn uống kề bên những bao phân và những chai thuốc sâu độc hại, có điều mỗi lần xe đò chạy ngang, bụi tung lên mù mịt nên mùi phân bón cũng vì thế mà bớt đi phần nào!

Tham Dự Phiên Toà Lưu Động


Đang lững thững gần chợ Kinh 8 để ngó ông đi qua bà đi lại thì tôi nghe "loa cột đèn" thông báo hôm nay có phiên toà lưu động xử vụ ăn cắp trong chợ cách đây ít lâu, phòng xử ở ngay trong trường tiểu học Đông Thọ, Tân Hiệp, Kiên Giang.
Trong sân trường có một xe công an, phía trước có hai anh công an đang đọc báo, thiên hạ xầm xì rằng hai người bị còng ngồi phía sau là một cặp vợ chồng, tôi nhìn thấy tụi nó nhóc quá, chừng mười bảy mười tám tuổi là cùng. Viên chức toà án, nhân viên an ninh và ấp đội chộn rộn chạy lăng xăng trong sân trường.

Tới giờ xử, bị cáo được dẫn từ xe vào trong trường, rồi thủ tục rất rườm rà, nào là trình diện bị cáo, nào là giới thiệu thành phần các cấp dự phiên toà và tuyên đọc quyền hợp pháp của bị cáo ..

Theo cáo trạng, hai vợ chồng trẻ vì túng tiền nên len lỏi vào chợ bấm dây chuyền của một đứa bé mà má nó đang bồng trên tay, bị phát hiện thì cô vợ đưa tang vật cho chồng, anh này nuốt ngay vô bụng. Họ bị bắt đem vào nhà thương rọi X ray và bị truy tố.

Phiên toà bắt đầu bằng cảnh thư ký toà đọc tên tuổi, lý lịch của bị cáo, cáo trạng bị truy tố ... sau đó là phần chất vấn giữa Công Tố Viên và bị cáo:

- Bị cáo tên gì?
- Tên là Hoa, ông có tên tui ở trong miếng giấy ở trên đó.
- Bị cáo bị tội gì có biết không?
- Dạ bị chi tố tội chôm đồ, bấm dây chiền. (bị truy tố tội chôm đồ, bấm dây chuyền)
- Bị cáo tả lại cảnh âm mưu đi bấm dây chiền như thế nào.
- Đâu có âm mưu gì đâu, hết tiền nói đi vô chợ kiếm tiền xài với trả nợ thôi.
- Bị cáo hãy kể rõ, ở nhà hai vợ chồng bàn tính âm mưu như thế nào để giựt dây chiền trong chợ.
- Ông đổ oan, chứ đâu có mưu gì, làm sao ở nhà mà biết có đứa nhỏ ở trong chợ có dây chiền mà âm mưu.
- Bị cáo không quí trọng sức lao động, không chịu làm ăn lương thiện mà tối ngày cứ lo đi giựt đồ là làm sao, bị cáo có muốn nói gì không?
- Đâu có tối ngày đi giựt đâu, lâu lâu mới làm một lần, giờ muốn xin dìa.
- Bị cáo phạm tội, bị cáo lại xin về, bị cáo nói vậy nghe có được không?
- Chứ lỡ rồi biết làm sao giờ, ở tù rồi ai nuôi con, nó còn nhỏ híu mới chín tháng hà.
- Cha bị cáo bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì?
- Tuổi hổng nhớ, nghề đi ghe.
- Tuổi cha mà không nhớ, hay dữ, đi ghe mà làm nghề gì?
- Đã nghề đi ghe là nghề đi ghe chứ ai mà biết làm gì.
- Bao lâu về một lần?
- Dạ vô chừng, ổng có bà nhỏ, về vô chừng lắm.

Quan toà đúng là Phụ Mẫu Chi Dân nên quay qua hỏi thân nhân bị cáo có ai muốn nói gì không, thì một bà quấn khăn rằn đứng lên xưng là mẹ bị cáo:
- Ông có cách gì coi cho nó dìa sớm sớm một chút tui đội ơn, nó là "con ních" đâu có làm hại ai bao giờ, tự tay giựt dây chiền mới bị bắt có một lần hà.

Quan toà rất thông cảm, cười cười rồi nói: - Mới bị bắt có một lần, còn thoát được mấy chục lần rồi?
Thằng chồng đen thui, chắc gốc Miên, không thấy nó nói gì ngoài những câu trả lời về lý lịch khi toà hỏi, đa số là con vợ nói xen vô.
Thằng bạn tôi thì thầm: - Đàn bà ở đâu cũng lắm mồm, kể cả khi ra toà.

Phiên toà toàn là những câu đối đáp cù cưa như trên, nghe cũng buồn cười và giải trí được chốc lát.
Phiên toà kết thúc bằng một bản án 36 tháng tù dành cho mỗi người.

Dân trí ở miền quê hình như còn quá mộc mạc, họ không coi phiên toà ra gì, hoặc họ lì rồi nên coi như một trò hề trong phiên xử.
Nhìn cảnh anh Trung uý Công An đeo quân hàm oai vệ, bước bẻ góc ở ngoài sân khi trình diện bị cáo với quan toà, rồi nghe những lời đối đáp giữa quan toà và bị cáo, giống như hai cảnh ở hai nơi, bị ép duyên vào một màn kịch bi hài.

Đi Thăm Mộ Ngô Tổng Thống


Báo chí hải ngoại đưa tin rằng anh em ông Diệm được cải táng rồi đem chôn ở Lái Thiêu, nên tôi hỏi người bạn:

- Ông biết nghĩa trang Lái Thiêu có mộ anh em ông Diệm ở đâu không?
- Ai nói với ông là ông Diệm chôn ở Lái Thiêu?
- Thấy báo nói vậy.
- Lầm tuốt. Ba anh em họ Ngô và thân mẫu của họ đều chôn ở nghĩa trang Vườn Ngâu - Thủ Đức, chỗ này còn có tên là Thừa Thiên Tương Tế.
Bởi vì bên kia xa lộ có cái bảng đề là Lái Thiêu nên người ta tưởng lầm vậy, chứ phía bên này đường là thuộc về quận Thủ Đức.
Anh xe ôm ở gần nhà cãi lại: - Hổng dám đâu. Mộ ông Diệm chôn cùng chỗ với ông Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn đó. Họ đều là người Huế hết mà, ngay nghĩa trang Gò Dưa gần đây chớ đâu xa.
Thế là tôi và ba người quen được anh ta hướng dẫn đi thăm.
Trời chiều mưa sụt sùi, nhưng nghĩa trang không có không khí ảm đạm, coi cũng khá đẹp. Chúng tôi đứng nhìn mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trang trí như một hòn non bộ lớn.

Lúc chúng tôi đứng chụp hình thì anh xe ôm lội cùng khắp mà không kiếm ra mộ ông Ngô Đình Diệm, anh ta tẽn tò nói tụi tôi ra ngồi chờ ở quán cà phê rồi xách xe đi kiếm. Cả tiếng đồng hồ sau mới quay trở lại và cho biết người bạn tôi đã nói đúng: Họ được chôn ở nghĩa trang Vườn Ngâu chứ không phải Gò Dưa.

Chạy xe khoảng 5 cây số nữa mới đến nơi, người ta chỉ cho ngôi mộ ông Diệm đề là Gioan Baotixita Huynh, mộ kế đó là của bà mẹ, tức là bà Ngô Đình Khả, rồi mới tới mộ ông Nhu đề là Giacôbê Đệ. Ngay kế bên là một ngôi mộ có hình một người mặc quân phục VNCH, mang một sao hai bên cổ áo, đề tên Trần Văn Ân. Cách đó dăm ngôi mộ mới là mộ ông Ngô Đình Cẩn, phía trước đề tên là Cẩn, nhưng phía sau lưng bia lại đề tên Can. Những người giữ nghĩa trang kể cho tôi nghe rằng tháng trước có người đặt một tấm bia mới đề tên là Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, rồi đem tới gắn lên ngôi mộ, đang làm thì công an tới bắt đập bể ra, còn người thì bắt đi làm kiểm điểm.

Ngày còn ở lính, tôi không hề nghe tên Chuẩn Tướng Trần Văn Ân bao giờ, hay đây là Đại Tá Ân, có bà vợ cũng là Nữ Quân Nhân, hai vợ chồng tử nạn khi bay trên chiếc trực thăng C&C trong một cuộc hành quân trên vùng Cao Nguyên (?)

Cuộc Sống Xã Hội


Hồi thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cứ ra đến ngõ là gặp anh hùng, còn bây giờ đến quán cà phê, vô tiệm phở hay lúc đến thăm người quen, đều nghe người ta nói về những tỷ phú!

Hầu hết là chuyện nhà cửa đất đai, nào là giá một mét vuông đất từ một triệu vọt lên năm triệu, mà có người sở hữu đến dăm ngàn mét vuông; lại nghe ông kia mua một miếng đất năm bảy chục ngàn cách đây mấy năm, bây giờ nếu bán cũng được ít nhất hai ba tỷ!

Tôi đang ngồi ở quán cà phê, một anh cò đất xề tới gạ: - Bên kia có miếng đất 3 ngàn mét, nếu anh trả chừng 500 ngàn một mét (một tỷ rưỡi) nó bán ngay, bảo đảm với anh, chỉ tháng sau là anh sẽ bán được 3 tỷ, nếu không dô mánh như vậy, thằng này xin làm con anh.

Trời ơi, nhìn cặp mắt láo liên của nó, tôi đã ngán rồi, nó lại còn xin làm con tôi nữa thì xin chạy mất dép.

Cứ chỉ nghe nói không thôi, thì tiền ở VN sao dễ kiếm quá.
Vậy mà hễ cứ "giúp vốn" cho đứa cháu nào, thì cứ y như rằng năm sau cụt vốn, nó nói "Làm ăn ở VN bây giờ khó lắm chú ơi! Chú ở xa không biết ..." Tôi quát lên:

- Làm ăn ở đâu không khó? Chỉ có nằm ngửa ăn sẵn mới dễ thôi.

Hôm tôi lại nhà người thân, anh đã đặt cọc để mua một miếng đất 40 ngàn đô, thì có một anh bá vơ chạy xe tới đưa cho coi một bản đồ qui hoạch, mà trong đó chỉ rõ miếng đất kia đã bị qui hoạch làm công viên và nhà thể thao. Anh ta nói:
- Thấy anh tính mua thì thương mà báo cho biết vậy, mai mốt có mất đất thì đừng trách là thằng em không báo trước.
Trời ạ, bây giờ còn biết tin ai? Lên hỏi Địa Chính thì họ cũng trả lời mờ ớ. Hay là thằng cò kia nói thế để mình nản, đi mua miếng đất của nó ở chỗ khác (?).

Bên cạnh những người nói chuyện tiền tỷ, thì lại có những cảnh lầm than quá sức.

Gia đình tôi có làm bữa tiệc đãi bà con họ hàng lối xóm nhân dịp chúc thọ mẹ tôi được 90 tuổi. Sau bữa tiệc, có một số lon bia bán ve chai. Tôi thấy con cháu gọi chị mua đồ nhôm vô, hai người nói gì đó rồi chị ta tất tả ra đi, và khoảng hai giờ sau trở lại. Chị nhờ tôi phụ đếm số lon bia đã uống hết, chứa trong mấy cái thùng giấy. Tôi hỏi:

- Chị tính đếm từng lon hay sao?
- Dạ, vì mỗi lon giá đến 200, nếu lộn thì lỗ.

Tôi nhìn đống lon bên trong chứa lẫn lộn tàn thuốc lá lẫn xương gà.

- Con cháu tôi nói với chị là bao nhiêu lon?
- Dạ cô nói là 24 két, mỗi két 24 lon, nhưng chắc không còn đủ vì có nhiều người uống rồi lấy luôn lon.
- Hồi nãy thấy chị vô rồi đi luôn, tưởng chị không mua.
- Dạ không có, tại không đủ tiền nên phải về vựa vay thêm.
- Vựa ở đâu? Vay như thế nào?
- Dạ cũng gần, cách đây 5 cây số, đi xe ôm có ba ngàn đồng hà, vay rồi chiều về bán lại, trả họ tiền lời.
- Sao hồi sáng chị không đem về bán cho họ rồi mai đem tiền vô trả?
- Dạ sợ cô nhỏ không chịu.

Tôi thấy chán đời cho cô quá, tính ra số tiền chưa tới trăm ngàn, nếu không ngồi đếm với cô thì có vẻ bất nhẫn, mà ngồi đếm đống lon hôi rình đó thì tôi chẳng hào hứng tí nào. Tôi nói:

- Thôi, khỏi đếm nữa, cô cứ đưa cho con nhỏ 20 ngàn thôi, thiếu bao nhiêu tôi bù.
Cô ngước lên nhìn tôi rồi ứa nước mắt nói nhỏ:
- Cám ơn anh.

Vừa lúc đó mẹ tôi bước ra hàng hiên vì có tiếng người đàn bà la chói lói ở phía trước bờ sông, rồi một người chạy như bay vô sân:
- Cứu mạng! Cứu mạng! Bà ngoại ơi, ngoại có thuốc gì cho đứa con của con mấy viên, không thôi nó chết.
Mẹ tôi hỏi: - Con chị bị đau gì mà đến nỗi chết? Mà tôi đâu biết thuốc gì mà cho.
- Dạ, nó đang giựt đùng đùng dưới ghe kìa, hông có thuốc chắc nó chết.
Tôi xen vào: - Ở nhà chỉ có thuốc cảm thôi chứ có thuốc gì mà cho, sao chị không đưa nó lại Trạm Y tế coi.
- Dạ thuốc cảm cũng được chú Hai, ở Trạm Y Tế họ đâu có cho cái gì đâu.
- Tôi chỉ có thuốc cảm người lớn thôi chứ không có thuốc con nít.
- Dạ chú Hai cho con đi, con dìa bẻ làm hai cho thằng nhỏ uống cũng được mà.
Tôi vô lục túi lấy chai thuốc Tylenol đưa cho chị nhưng vẫn ngần ngại nói: - Thuốc này là thuốc người lớn, tôi sợ con chị uống không hạp.

Chị ta sợ tôi đổi ý nên chụp vội chai thuốc trên tay tôi rồi nói: - Dạ không sao đâu, con cho nó uống mỗi lần nửa viên.

Những người thợ gặt mướn tạm trú bên bờ kinh, hay ngủ dưới ghe, họ ra ruộng từ khi còn tối trời, mang theo cả đứa con mới sanh chưa đầy tháng, thằng bé nằm chổng chân ngọ ngoạy trong cái thúng, phơi nắng cả ngày mặc dù có tấm mủ cao su che phất phơ trên đầu, chắc là đang tập làm Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ ngày xưa. Thỉnh thoảng nó khóc ré lên thì bà mẹ chép miệng:

- Chắc thằng nhỏ bị kiến lửa chích!
Cô em gái tôi kể một chuyện khó tin nhưng có thật: - Thằng bé mười ba tuổi vào nhà bà ngoại với chiếc giỏ đeo toòng teng trên ghi đông xe. Bà già hỏi:
- Mày có cái gì đem vô cho tao đó Tèo?
-Dạ không có gì cho ngoại hết, má con nói đem em con vô nhờ ngoại chôn giùm!
Thì ra má nó nghèo quá không có đất chôn con, nên mới bỏ đứa nhỏ vô cái bị cói, kêu nó đem vô nhờ bà ngoại chôn.

Ấp Văn Hoá


Khắp miền quê, đâu đâu cũng thấy nhiều khẩu hiệu, thỉnh thoảng có tấm áp phích lớn đề là Ấp Văn Hoá. Đây là những ấp đã đạt đủ những tiêu chuẩn gì đó về nếp sống văn minh, tiến bộ, xoá nạn mù chữ...
Tôi đến nhà bạn chơi, cũng là một Ấp Văn Hoá, chứng kiến cảnh hai đám người chửi lộn nhau to tiếng, họ dùng toàn những lời lẽ "thầy chạy" luôn. Tôi chọc bạn tôi:

- Dân xóm mày chửi tục quá.
Nó nói: - Họ không phải dân ở đây, họ ở ấp Văn Hoá bên kia, qua đây để gặt mướn.
Tôi diễu: - Ở ấp Văn Hoá mà còn chửi nhau hả?
Nó cười:
- Càng ở Ấp Văn Hoá, càng chửi tục điệu nghệ hơn.

Đi Câu Giải Trí


Gọi một chiếc Taxi, tôi nhờ anh tài xế đưa đến một nơi câu cá giải trí, anh ta cam đoan biết rõ một hồ câu có lý lắm, lại có tiếp viên phục vụ và ngồi nói chuyện hết xẩy. Rồi ông chở tôi vào khu giải trí Thanh Đa. Chỉ là một cái hồ nông toen hoẻn rộng chừng một công đất, nước đục ngầu và có váng phèn. Từ cổng vào có ít bụi dừa nước đứng xơ rơ còi cọc. Chung quanh hồ có trồng một ít cây ăn trái như dừa, xoài và ít bụi tre, cứ cách vài ba bước lại làm một cái lều dã chiến, lợp lá, treo mấy cái võng. Có tiếp viên thật, nhưng là những anh thanh niên từ miền Bắc vào, họ lăng xăng mắc võng, dưa cần câu tới rồi mắc mồi bằng những miếng đậu hũ chiên vàng, nếu cá dính câu thì họ sẽ gỡ cá, bỏ vào giỏ hoặc đem đi chiên nướng theo yêu cầu của khách. .

Câu hơn nửa ngày, khách câu khoảng 50 người mà tôi thấy chỉ có một cần dính cá, nản quá tôi bảo anh phục vụ:
- Anh làm thế nào thì làm, mồi câu nào tốt nhất thì cứ móc vô cho tôi, nếu câu dính một con cá tôi tặng riêng anh 10 ngàn.
Thánh thật! Chỉ một lát là đầu cần câu tôi nhúi xuống, tôi gặc mạnh cần rồi ra sức quay vào, con cá khá lớn lao trên mặt nước nhủi qua kéo lại làm rối nùi dây câu của những người gần đó, thế là từng tràng tiếng chửi thề vang lên.

Tôi hết hứng, bỏ dở buổi câu mà lòng chán nản.

Thương Quá Em Bé Việt Nam


Ăn sáng ở lề đường Phan Thanh Giản, một em bé chừng mười hai mười ba tuổi cứ quẩn quanh mời tôi mua vé số, gương mặt và ánh mắt trông rất tội nghiệp. Tôi từ chối vài lần vì biết nếu mình mua của em này, thì vô khối người khác sẽ đổ xô vào mời mua thì rất kẹt, nhưng khi nhìn đến ánh mắt van lơn của em, lòng thương người rất hiếm hoi của tôi nổi dậy, tôi muốn mua giúp em để hôm nay em có thể về sớm một bữa. Tôi hỏi:

- Bình thường em bán đến mấy giờ thì hết xấp vé số này?
- Dạ thường thì ít khi hết lắm, nhưng nếu còn dư thì em phải đem về trả cho đại lý trước 3g chiều, nghĩa là trước khi sổ số.

Em nói từ sáng tới giờ mới bán được có 3 tấm, còn lại 97 tấm. Tôi kêu em đếm lại coi còn bao nhiêu tấm tôi mua hết cho, để hôm nay có thể về nhà nghỉ. Trong lúc tôi ăn thì em ngồi đếm từng tờ và nói còn đúng 97 tấm, giá 5 ngàn 1 tấm, vị chi là 485 ngàn. Tôi móc 500 ngàn ra đưa luôn, nói khỏi thối.
Thằng bé sung sướng nói cám ơn rồi lách vào dòng người xuôi ngược trên phố đông nghẹt những xe và người.
Đúng là: Sáng nay tươi hồng, trời không có mây... tôi tiếp tục bữa ăn sáng tuyệt vời.

Ở Mỹ mỗi lần mua vé số dĩ nhiên tôi mong mình trúng, mà trúng là trúng lớn để tôi có thể điềm nhiên lật ngửa cái xe cà tàng của tôi lên mà đốt, tuy nó có vẻ hơi bạc bẽo, nhưng để giã từ cái sự không sung sướng của kiếp nghèo, nếu không trúng đi nữa thì âu cũng là mua một niềm vui trong chốc lát, vì đời chỉ vui khi có hy vọng.
Đọc bài essay của một sinh viên nói về mua vé số, tôi thấy cũng có lý, vé số giúp cho mọi người trúng.

Này nhé: Ngân sách nhà nước hưởng 40%, người bán lẻ và giới quảng cáo 20%, người trúng hưởng 40% .. và ngay cả chúng ta cũng trúng luôn vì ta chỉ bỏ ra có mấy đồng, mà mua được niềm hy vọng, rẻ quá đi ấy chứ.
Những tín đồ các tôn giáo đã bỏ ra bao nhiêu tiền của, cũng chỉ là mua lấy một hy vọng mai sau có về cõi trời được hơn người khác, mà niềm hy vọng này chưa được ai kiểm chứng cụ thể cả, còn mua vé số thì có người trúng thật rồi.
Hoan hô những người mua số như tôi là những người thông minh.
Lần này mua số ở VN, tôi lại thêm được cái lợi nữa là làm cho một em bé dễ thương vui được một ngày.

Ông Trương Quang Nhơn viết bài kể chuyện ông bị thằng đánh giầy lấy đinh đục cho thủng giầy rồi đòi tiền vá. Tôi nghi ông này vẫn còn thù Cộng Sản nên đặt chuyện viết "linh tinh".

Buổi chiều về nhà, tôi móc xấp vé số ra cho các cháu, tụi nó đang ồn ào chia chác thì có đứa hỏi:
- Bác mua bao nhiêu tấm?
- Thằng nhỏ biểu là 97 tấm.
- Bác có đếm không?
- Đếm làm gì?
- Thế thì bác bị nó lừa rồi, chỉ có 75 tờ thôi bác ạ.

Tôi suy nghĩ và tội nghiệp cho thiếu niên VN bị thất học, ngần ấy tuổi rồi mà đếm có mấy chục tấm vé số hãy còn sai.
Bọn nhóc trong nhà vừa cười vừa la:
- Ê, bác Việt Kiều bị thằng bán vé số nó lừa!
Tôi phân vân: Không lẽ thằng nhỏ đó nó nỡ lừa tôi, mà sao nó nghĩ cái kế lừa tôi mau như vậy được. Có lẽ nó đã lừa nhiều quả như vậy rồi.

Sách Báo


Tôi vào nhà sách mua một số sách báo mới xuất bản năm 2006.

Trong thời chiến tranh, nếu phải viết để tuyên truyền thì không nói làm gì, nhưng bây giờ đâu cần làm vậy nữa, vậy mà có những câu chuyện hay ký sự về thời chiến đã không được thi vị hoá một chút nào, toàn nói những chuyện mà người đọc bình thường cảm thấy tội nghiệp cho tác giả, bà Mã Thiên Đông viết cuốn Chuyện Giờ Mới Kể, nói về những cuộc khủng bố hay những toán đặc công đột nhập vào SG khoảng thập niên 60 hay Tết Mậu Thân. Tôi có cảm tưởng bà ta bị bệnh hoang tưởng hay là xã hội đã làm cho bà và một thế hệ cùng thời có những suy nghĩ như vậy.

Bà kể cứ chỗ nào mà đám xung kích nội thành có mặt thì bên phe Quốc Gia kể như "Tàn đời cô Lựu". Chỉ có nửa tiểu đội đặc công tấn công vào Đài Phát Thanh mà họ tả xung hữu đột, bắn cháy một xe nồi đồng, quân địch chết 38 người còn lính bị thương thì nằm la liệt khắp các nơi. Các chiến sĩ còn rất trẻ mới 17 hoặc 18 tuổi.

Ban đầu thì tôi tưởng rằng bà tả nhân dân anh hùng của SG nổi dậy nên họ rành rẽ đường đi nước bước như thế, nhưng tác giả tiết lộ đó là những du kích ở làng Trung Hoà Hạ, dưới miệt Củ Chi - Hậu Nghĩa. Trước giờ nổ súng 15 phút họ còn cách Đài Phát thanh 100 thước, với lời hứa hẹn là Đại quân sẽ tiếp viện, chỉ cần họ giữ vững 15 phút mà thôi.
Bà Mã Thiên Đông còn viết một cuốn sách quái đản: Kẻ Bị CIA Cưa Chân Sáu Lần.

Chuyện kể Mỹ dùng 10 chiếc trực thăng đổ quân để chặn bắt một anh Giao Liên ở trong rừng, họ thiệt hại một máy bay lên thẳng và chết mấy chục quân. Bắt được anh Giao Liên họ mừng lắm, chở ngay về SG cho ở trong một biệt thự tráng lệ, hứa hẹn nếu anh chịu khai báo thì sẽ tưởng thưởng cặp lon Trung Tá, cho 100 ngàn đô la với 10 người con gái đẹp phục vụ ngày đêm.

Dĩ nhiên câu chuyện lâm li ở chỗ là cái anh Vẹm con này đã thấm nhuần lý tưởng của Bác và đảng, nên từ chối những thứ kia, thế là CIA đem anh đi cưa chân đến 6 lần, mỗi lần một khúc. Một anh Bác sĩ Nguỵ còn doạ đểu, khi cầm cái cưa dứ dứ và nói cắt đến chỗ này, chỗ này... để cho anh sợ mà khai hết bí mật ra.
Đọc xong những "Đại tác phẩm" này tôi lẩm bẩm: - Sách báo như thế này mà cũng bày đặt viết rồi xuất bản.
Bà xã tôi cười mũi: - Sách vớ vẩn như vậy mà cũng có người mua đọc, rồi tức mới hay

.Người Xưa Lối Cũ


Có người về VN thăm thắng cảnh quê hương, có người về kiếm thế hưởng thụ ăn chơi, cũng có người về vì tình cảm sâu đậm đối với thân nhân bạn bè năm cũ, thoáng đâu đó, có người tìm về để ôn lại một mối tình xưa..
Tôi theo người bạn đi đến nhà người xưa của nó. Bước chân vào con hẻm cụt có bóng mấy cây khế rợp mát, chân nó bước líu ríu như lê không nổi. Đến trước căn nhà có cây ngọc lan toả bóng, thấy có người đàn bà đang quét lá, tôi với tay bấm chuông, chứ thằng Thịnh như người mất hồn. Người đàn bà hỏi:

- Hai ông kiếm ai?
Thịnh buột miệng nói liền: - Thưa bác, cô Hằng có ở nhà không ạ?

Người đàn bà vừa mở cổng vừa ngờ ngợ: - Anh là ai mà biết Hằng?
- Trời ơi, bác không nhớ cháu hay sao? Cháu là thằng Thịnh hồi trước đây có kèm cho Hằng lúc cô thi Tú Tài đó.

Cây chổi rớt xuống đất cái xẹp, hai tay bà ôm chầm lấy Thịnh và tiếng khóc oà ra:
- Trời ơi anh Thịnh, em là Hằng đây mà.

Thì ra qua hơn 30 năm, Hằng ngày xưa nay đã hơn 50 rồi. Thời gian nó tàn phá chẳng chừa một ai.

Hôm tôi về Rạch Giá, vừa bước xuông con đò ngang thì đã có cả hơn chục người đứng ngồi dưới đò, ai cũng đưa mắt nhìn tôi, miệng cười cười như chào hỏi, nhưng tôi không nhận ra mặt ai quen, bỗng có một người đàn ông chừng 50 tuổi nhưng tóc còn loe hoe có mấy sợi phất phơ trước gió, vồn vã:

- Anh mới về chơi ạ, anh còn nhớ em không?
Đầu óc tôi bây giờ tây ta lẫn lộn, chỉ nhớ mang máng hình như anh này là Khanh Khờ. Và để tỏ ra là người nhiều tình cảm, chẳng bao giờ quên anh em bạn bè, tôi tiến tới vỗ vai rồi cả quyết:

- Quên thế chó nào được, cậu là thằng Khanh Khờ đây mà!

Nguyên cả chuyến đò cười ngặt nghẹo, có người ôm bụng rũ xuống cười suýt rớt xuống sông. Tôi sượng trân, còn người đàn ông hem hễ kia nói như than:
- Em là Đĩnh đây, nhưng mà thằng Khanh mới bị khờ, còn em thì bình thường mà anh.

Tôi chỉ còn biết xin lỗi anh ta vì cái tài nhớ dai của mình.

Về đi lại trên bờ con kinh xưa, tôi gặp một thiếu phụ bồng con trên tay, thôi đúng là người vợ của bạn tôi rồi, tôi xăng xái hỏi:
- Xin lỗi, chị là chị Độ phải không? Anh chị hồi này khoẻ chứ?

Cô ta ngơ ngác vài giây rồi lí nhí: - Dạ thưa, Độ là tên của bố mẹ cháu ạ.
Ôi! Từ Thức về trần, tôi quên béng đi là mình đã xa quê hương một thế hệ rồi.

Ngày còn nhỏ, thập niên 50, tôi thường nghe bản Gạo Trắng Trăng Thanh khi nghe tiếng cắc cụp đều đều ở quê tôi, vùng suối rừng Thủ Dầu Một. Người dân vần công giã gạo cho nhau, cũng là dịp trai gái hẹn hò gặp gỡ qua công việc và lời ru tiếng hát:

"Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang. Ai đang xay, chày buông lơi nghe tiếng vơi tiếng đầy ".


Bây giờ không còn cảnh giã gạo đêm trăng nữa, nhưng bạn tôi, một ông Pilot 69A - Ông Đông Nguyên (thi sĩ Điên Ngông) - cũng trong tâm trạng Từ Thức về trần như tôi, nặn ra được một bài thơ có thể làm Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phiền lòng:

Ta về giã lại cối xưa
Nửa đêm trăng tỏ bóng dừa ngả nghiêng
Thấy trong gạo trắng ưu phiền
Thương em hạt gạo còn nguyên nỗi buồn
 

Vận nước xoay vần, có những người đi xa, có những người còn ở lại, bài Tình Già của Phan Khôi sao mà thấm thía quá thể:

Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ trong gian nhà nhỏ
Hai mái đầu xanh kề nhau than thở...
 

Để rồi:

Hai mươi bốn năm sau
Tình cờ QUÊ CŨ gặp nhau
Đôi mái đầu đều bạc
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được...
 

Người ta nói "Quê hương là chùm khế ngọt", ngọt như vần điệu ca dao và ngọt như nụ hôn người tình.
Vài vần thơ lạc điệu, xin gửi cho ai có những kỷ niệm khó quên của cây khế quê nhà:

Năm xưa có cây khế ngọt
Quả non đeo nhẹ trên cành
Tay trần anh đưa muốn hái
Em cười: Khế hãy còn xanh
Hôm nay anh cầm trái khế
Muốn cắn vào năm cánh hồng
Nhưng rồi nâng niu tay khẽ
Ôm ấp chuyện xưa vào lòng.


Phương Toàn
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #503 - 17. Feb 2009 , 14:08
 
Cám ơn anh Nam và TuyetNgo nhiều, Michel Sardou toàn là nhạc hay không à.
Có lẽ cũng còn trong mùa Valentine, mời anh Nam, TuyetNgo và các anh chị cùng nghe lại vài bài tình ca do Ngọc Lan trình bày, đặc biệt tặng chị Hương (bạn chị KV)
Happy nghe nhạc trẻ


-----------------------------------

...

Faire l’amour la première fois
Alain Delorme
Lời Việt: Nhật Ngân
Ngọc Lan trình bày
Tình yêu đầu đời


Tình anh đó hiến dâng trọn về người
Thầm mơ ước luôn ở mãi bên cạnh em
Vòng tay ấm thiết tha êm đềm
Và ngày qua là hạnh phúc ngát hương thơm.
Tình anh đó hiến dâng trọn người rồi.
Tình hôm nay ngàn đời sẽ không hề quên.
Tình yêu đó ta hoài mang trong đời.
Tình là đóa hoa ôi tuyệt vời.

Giờ mình cùng dìu nhau
Để đến chốn có riêng mỗi đôi ta.
Mình dệt mộng cuồng say ngất ngây.
Ngập tràn là tình yêu
Mình đắm đuối mãi trong cánh tay nhau
Đôi ta như mây khói vụt cao.

Tình anh đã hiến dâng trọn người rồi.
Đời anh đó xin dành hết riêng mình em.
Tình thơm ngát sẽ không bao giờ tàn.
Dù ngày qua cuộc đời có lắm phong ba.

Tình trao hết hiến dâng trọn cuộc đời
Một tình yêu nồng nàn mãi không hề phai.
Người yêu hỡi ôi đẹp sao tình đầu
Tình này mãi xin dâng cho người.

------------------------


Faire l'amour la première fois :
Je ne veux ce moment qu'avec toi.
Sur un lit de caresses,
Te donner la plus grande tendresse.

Faire l'amour la première fois.
Et ce jour, tu ne l'oublieras pas.
Ce sera, rien que pour nous deux,
Un souvenir si merveilleux.

Je t'inventerais un monde
Qui s'ra fait pour nous.
Où l'on s'aim'ra d'amour fou.
Je te protégerais, serrée
Dans le creux de mes bras.
Et plus rien n'existera.

Faire l'amour la première fois ;
Et ne vivre ce moment qu'avec toi.
Quand on s'aime autant que nous deux,
On ne peut pas attendre d'être vieux.

Faire l'amour la première fois ;
Et t'avoir entièrement rien qu'à moi.
Faire à deux ce tout premier pas ;
Et ne connaître que toi.

Ngọc Lan
Tình yêu đầu đời



------------------------------------------------------


...



(Encore - Mãi còn yêu : Ngọc Lan viết lời Việt)

Anh như cơn giông hè tới
mang theo đam mê ngất ngây
nhưng nay anh xa rời mãi
ôi tình chàng tựa cánh chim bay cuối trời

Anh như mây theo chân gió
phiêu du muôn phương đó đây
xa xôi ai mong tìm thấy
hết rồi ngày nào sánh vai ta sum vầy

Còn mãi, còn mãi mãi yêu thương riêng anh
bằng thân xác cũng như con tim
thời gian hỡi xin giữ cho em
hình bóng anh sao vẫn mịt mờ

Còn nhớ, còn nhớ mãi khi chia tay nhau
giọt nước mắt em rớt rơi mau
làm sao xoá dấu vết thương đau

Quanh em không gian rực rỡ
khi ta bên nhau ước mơ
ai sui cho duyên tình nỡ
bên chàng nồng nàn đắm say em mong từng giờ

Tim em luôn mang hình bóng
anh yêu bao lâu ngóng trông
đam mê yêu đương còn nóng
ân tình một đời chặt ghi sâu trong lòng

Còn mãi, còn mãi mãi yêu thương riêng anh
bằng thân xác cũng như con tim
thời gian hỡi xin giữ cho em
hình bóng anh sao vẫn mịt mờ

Còn nhớ, còn nhớ mãi khi chia tay nhau
giọt nước mắt em rớt rơi mau
làm sao xoá dấu vết thương đau.


Ngọc Lan
Mãi Còn Yêu
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #504 - 17. Feb 2009 , 19:38
 
sư huynh ơi ,cuốn phim chúng tôi muốn sống bây giờ còn có thê/ tìm lại đê/ xem không vậy .Ngày xưa cũng đã xem hoài đấy chứ ,thấy mấy cảnh đấu tố kinh hoàng quá nhưng vẫn muốn được xem lại đó sw à.Kiếm được thì chỉ cho AT vào xem với nha. thanks.gif thanks.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #505 - 18. Feb 2009 , 01:34
 
anh_thu_Tran wrote on 17. Feb 2009 , 19:38:
sư huynh ơi ,cuốn phim chúng tôi muốn sống bây giờ còn có thê/ tìm lại đê/ xem không vậy .Ngày xưa cũng đã xem hoài đấy chứ ,thấy mấy cảnh đấu tố kinh hoàng quá nhưng vẫn muốn được xem lại đó sw à.Kiếm được thì chỉ cho AT vào xem với nha. thanks.gif thanks.gif


Hi chị AT
Trong khi chờ đợi lục lại và copy cho chị 1 dĩa, chị vô đây xem trước từ Youtube.

Chúng Tôi Muốn Sống


Happy xem CTMS
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #506 - 18. Feb 2009 , 05:41
 
Quote:
Hi chị AT
Trong khi chờ đợi lục lại và copy cho chị 1 dĩa, chị vô đây xem trước từ Youtube.

Chúng Tôi Muốn Sống


Happy xem CTMS


Chi Anh Thư và sư huynh ơi,
Khg biết sư huynh lục có không? Em chỉ có VHS từ hồi xưa, khg biết cách chuyển ra DVD để gửi cho chị.
Em cám ơn sư huynh tìm trong youtube cho cả nhà có dịp xem lại.  thanks.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #507 - 18. Feb 2009 , 12:50
 
Quote:
Chi Anh Thư và sư huynh ơi,
Khg biết sư huynh lục có không? Em chỉ có VHS từ hồi xưa, khg biết cách chuyển ra DVD để gửi cho chị.
Em cám ơn sư huynh tìm trong youtube cho cả nhà có dịp xem lại.  thanks.gif

Hi chị AT và chị Mỹ.
Đang copy ra dĩa, khi nào chị AT rãnh cuối tuần nhớ ghé rinh về xem.
Chị Mỹ xem ai thích xem lại tôi sẽ gởi qua.
Drinkinj


Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #508 - 18. Feb 2009 , 14:29
 
Quote:
Hi chị AT và chị Mỹ.
Đang copy ra dĩa, khi nào chị AT rãnh cuối tuần nhớ ghé rinh về xem.
Chị Mỹ xem ai thích xem lại tôi sẽ gởi qua.
Drinkinj



   Cám ơn sw nhiều lắm nhe ,khi nao ghé sw thi sẽ phone cho sw trước ,vì thứ bảy này phải ra phi trường đón người nên sợ khi đến Springvale cũng hơi trễ.SW làm việc đến mấy giờ???
    thanks.gif thanks.gif thanks.gif vô cùng
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #509 - 18. Feb 2009 , 14:35
 
anh_thu_Tran wrote on 18. Feb 2009 , 14:29:
  Cám ơn sw nhiều lắm nhe ,khi nao ghé sw thi sẽ phone cho sw trước ,vì thứ bảy này phải ra phi trường đón người nên sợ khi đến Springvale cũng hơi trễ.SW làm việc đến mấy giờ???
   thanks.gif thanks.gif thanks.gif vô cùng

Hi chị AT
Đã copy cho chị 2 dĩa, thứ 7 thì khoảng 4 giờ về rồi, nếu về sớm hơn sẽ gởi chổ anh Đông.
Happy xem phim
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 32 33 34 35 36 ... 51
Send Topic In ra