Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - QUÁN CÓC  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 37 38 39 40 41 ... 51
Send Topic In ra
QUÁN CÓC (Read 69450 times)
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #570 - 09. Aug 2010 , 23:07
 
Nên thương Vợ vì những lợi Ích sau đây




1. Vợ dạy. cho ta tính phục thiện ( sẵn sàng nhận lỗi tuy mình không làm gì sai cả )

2. Vợ dạy cho ta tính kiên nhẫn , chờ đợi không biết mệt ( để vợ sửa soạn đi lễ , đi chùa , hay shopping... )

3. Vợ cho ta sức khỏe ( cấm không cho hút thuốc lá , uống rượu , uống bia , đi chơi khuya với mấy thằng bạn cô hồn


4. Vợ dạy. cho ta sự tế nhị ( không chê bai dù cơm khét , canh mặn )

5. Vợ dạy. cho ta sự lễ phép ( đi thưa về trình )


6. Vợ dạy. cho ta sự rộng lượng ( kiếm được bao nhiêu tiền tặng vợ hết )

7. Vợ là huấn luyện viên thể dục tại gia của ta ( làm vườn , cắt cỏ , đổ rác , giặt quần áo , lau dọn nhà cửa , mang vác... )

8. Vợ dạy cho ta tính gọn gàng , trật tự ( chỉ được bày biện của riêng trong một góc tủ vợ dành cho )

9. Vợ dạy cho ta sự công chính ( ra đường cứ thẳng đường mà đi , không nhìn ngang , liếc dọc , nhất là chỗ có đông phụ nữ )

10. Vợ giúp ta trở thành người cha gương mẫu ( thay tã , tắm rửa cho con , ru con ngủ , cho con bú , dậy con học , ... )

11. Vợ dạy. cho ta biết giá trị của hai chữ tự do ( mac du` nay thi` không co`n nua )

12. Vợ dạy. cho ta biết phấn đấu với nghịch cảnh ( muốn chết mà cứ phải sống! )




Thôi đủ rồi chị Hai  ơi   ...............


Back to top
« Last Edit: 09. Aug 2010 , 23:10 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #571 - 09. Aug 2010 , 23:24
 
nguyen_toan wrote on 09. Aug 2010 , 23:07:
Nên thương Vợ vì những lợi Ích sau đây




1. Vợ dạy. cho ta tính phục thiện ( sẵn sàng nhận lỗi tuy mình không làm gì sai cả )

2. Vợ dạy cho ta tính kiên nhẫn , chờ đợi không biết mệt ( để vợ sửa soạn đi lễ , đi chùa , hay shopping... )

3. Vợ cho ta sức khỏe ( cấm không cho hút thuốc lá , uống rượu , uống bia , đi chơi khuya với mấy thằng bạn cô hồn


4. Vợ dạy. cho ta sự tế nhị ( không chê bai dù cơm khét , canh mặn )

5. Vợ dạy. cho ta sự lễ phép ( đi thưa về trình )


6. Vợ dạy. cho ta sự rộng lượng ( kiếm được bao nhiêu tiền tặng vợ hết )

7. Vợ là huấn luyện viên thể dục tại gia của ta ( làm vườn , cắt cỏ , đổ rác , giặt quần áo , lau dọn nhà cửa , mang vác... )

8. Vợ dạy cho ta tính gọn gàng , trật tự ( chỉ được bày biện của riêng trong một góc tủ vợ dành cho )

9. Vợ dạy cho ta sự công chính ( ra đường cứ thẳng đường mà đi , không nhìn ngang , liếc dọc , nhất là chỗ có đông phụ nữ )

10. Vợ giúp ta trở thành người cha gương mẫu ( thay tã , tắm rửa cho con , ru con ngủ , cho con bú , dậy con học , ... )

11. Vợ dạy. cho ta biết giá trị của hai chữ tự do ( mac du` nay thi` không co`n nua )

12. Vợ dạy. cho ta biết phấn đấu với nghịch cảnh ( muốn chết mà cứ phải sống! )




Thôi đủ rồi chị Hai  ơi   ...............



Smiley Smiley Grin Grin Smiley Smiley Grin Grin

thank you

Back to top
« Last Edit: 09. Aug 2010 , 23:25 by ChíchChoè »  
mydung2003sg  
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #572 - 13. Aug 2010 , 07:22
 
nguyen_toan wrote on 09. Aug 2010 , 23:07:
Nên thương Vợ vì những lợi Ích sau đây




1. Vợ dạy. cho ta tính phục thiện ( sẵn sàng nhận lỗi tuy mình không làm gì sai cả )

2. Vợ dạy cho ta tính kiên nhẫn , chờ đợi không biết mệt ( để vợ sửa soạn đi lễ , đi chùa , hay shopping... )

3. Vợ cho ta sức khỏe ( cấm không cho hút thuốc lá , uống rượu , uống bia , đi chơi khuya với mấy thằng bạn cô hồn


4. Vợ dạy. cho ta sự tế nhị ( không chê bai dù cơm khét , canh mặn )

5. Vợ dạy. cho ta sự lễ phép ( đi thưa về trình )


6. Vợ dạy. cho ta sự rộng lượng ( kiếm được bao nhiêu tiền tặng vợ hết )

7. Vợ là huấn luyện viên thể dục tại gia của ta ( làm vườn , cắt cỏ , đổ rác , giặt quần áo , lau dọn nhà cửa , mang vác... )

8. Vợ dạy cho ta tính gọn gàng , trật tự ( chỉ được bày biện của riêng trong một góc tủ vợ dành cho )

9. Vợ dạy cho ta sự công chính ( ra đường cứ thẳng đường mà đi , không nhìn ngang , liếc dọc , nhất là chỗ có đông phụ nữ )

10. Vợ giúp ta trở thành người cha gương mẫu ( thay tã , tắm rửa cho con , ru con ngủ , cho con bú , dậy con học , ... )

11. Vợ dạy. cho ta biết giá trị của hai chữ tự do ( mac du` nay thi` không co`n nua )

12. Vợ dạy. cho ta biết phấn đấu với nghịch cảnh ( muốn chết mà cứ phải sống! )




Thôi đủ rồi chị Hai  ơi   ...............




Chào Nguyen  Toan!
Cho vỗ tay câu " Thôi đủ rồi chị Hai ơi".
Tôi thích, nghe có duyên lắm!
Cỏ.
Back to top
« Last Edit: 13. Aug 2010 , 07:23 by Eva »  
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #573 - 13. Aug 2010 , 07:38
 
Dau Do wrote on 02. Jul 2010 , 08:55:
[CENTER]
Tờ lịch gỡ mỗi ngày




 
Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !

Ví như, sáng thứ [COLOR=#c00000]2
  tuần trước, ngủ dậy liền đến bóc tờ lịch, tờ mới có ghi câu danh ngôn của
Turenne: “Tôi có ý kiến này muốn tặng bạn:

Ðó là, mỗi khi bạn muốn nói, bạn hãy làm thinh”.
Xem câu ấy xong, tôi ngẫm nghĩ… và thấy có lý, hay lắm. Quá hay đi chứ! Lời khuyên răn này rất xác đáng, đã đúc kết một kinh nghiệm quí báu trong cuộc sống đầy những chuyện khôn lường của lòng dạ con người! Và, ngày hôm đó tôi cẩn ngôn hơn! Tôi chỉ thực hành nửa câu nói ấy mà cũng thấy mình khá rồi! Còn thực hành nguyên câu dĩ nhiên là không nổi! Xin cảm ơn ông hay bà Turenne người nước nào tôi không rõ, đã cho tôi một chút của báu giắt lưng phòng thân trên đường đời gian truân! Tôi không muốn coi tiếp câu danh ngôn của ngày kế tiếp… Ừ, cứ giữ bí mật để đó, vội gì!

Ðến sáng ngày thứ
3
, ngủ dậy, tôi lại gỡ lịch, gặp câu nói của
Swift: “Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!”.
Chí lý ! Dại gì mà nổi giận cơ chứ! Quả nhiên, câu ấy tác động nơi từng sâu thẳm tâm hồn, ngày hôm đó gặp nhiều việc bực mình, mà tôi đâu có thèm giận! Ngu gì gánh lỗi kẻ khác! Lại phải cảm ơn cái ông Swift hay bà Swift gì đó nữa!...

Rạng đông ngày thứ 
4
lại ló tờ lịch ghi câu của
Montesquieu: “Phải khóc con người lúc sinh ra, chứ đâu phải lúc chết”.
Chết rồi có phải làm gì nữa đâu mà cực với nhọc! Thế thì cũng chả nên khóc lóc mà làm chi! Ừ nhỉ! Lạ thật! Cái chết đột nhiên giảm bộ mặt khủng khiếp trong tâm tưởng tôi, nói chí tình cũng phải có chút ít tác dụng của Montesquieu mới ra thế! Và, ngày hôm đó tôi nghị lực hơn, yêu đời hơn! Lại cảm thấy mình cứng cáp lên!





Sang ngày thứ
5
, tờ lịch hiện lên câu
ngạn ngữ Ba Tư: “Lưỡi dài thu ngắn đời sống”.
Ôi, quá chất lượng! Dân Ba Tư kinh nghiệm quá dày dặn! Nói lắm chỉ được cái “nguy to”, chỉ được cái “rước họa vào thân”! Còn nhớ trong ngày ấy, lúc nhậu cùng bạn bè, vậy mà tôi cũng ráng tịnh khẩu! Cứ sợ sa vào cái “vạ mồm”!

Ðến ngày thứ
6
tờ lịch lấp lánh câu danh ngôn khác, thật cao siêu của
Villier de l’Isle Adam: “Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!”.
Câu này trong tầng sâu là đúng, nhưng thực hiện quả là thiên nan vạn nan! Lên hàng thánh mới xài được! Tâm đắc lắm nhưng cứ cất yên đấy! Công lực chưa đủ, chờ thời gian nữa hẵng hay!

Sáng ngày thứ
7
, lại ló câu của 
Cervantes: “Ăn to thì di chúc nhỏ”.
  Úi cha! Cũng có lý quá! Tôi coi tiếp luôn ngày
Chủ nhật
xem sao… Ðó là câu của
G. Herbert: “Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo”.


Trời đất ! Lại cũng quá đúng! Những lúc bưng ly bia, cốc rượu chỗ đông người, trong ống tay áo tôi thường rớt ra thằng điên, thậm chí đôi lúc rớt ra hai thằng ! Say quá, có khi rớt tới ba thằng!

Ôi chao! Riêng về phần danh ngôn, tờ lịch vậy mà hay! Một lần nữa xin cảm ơn, cảm ơn… tờ lịch gỡ mỗi ngày! Việc gì phải đi thư viện đọc sách hao thời gian, cứ lịch đấy mà học mãn đời không hết!...

trong
"Trần Gian Một Khúc"





Chào ĐĐ!
Cám ơn về những tờ lịch đã tặng, và chỉ biết nói thêm là "hay quá".
Cỏ nè, cho làm quen nha. (Hỗng cho thì làm gì biết hông? Thì năn nĩ ... )

Back to top
« Last Edit: 13. Aug 2010 , 07:39 by Eva »  
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #574 - 13. Aug 2010 , 07:51
 
kienmay wrote on 24. Jun 2010 , 19:39:

Ấy ấy coi chừng
      
...

May sao trúng ðược chữ " we "

 

Ấy ấy coi chừng Bác!!!

...
 

...

Sở Cứu Hỏa Bắc Kinh !


...

 

...

Luật Giao Thông thời Ðỉnh Cao!

 

...

 

...

nối này nà nối nào ?

 

...

 

Các quan ta xây cầu thì sập , làm đường thì chờ lún - đặng làm nữa

 

...

Cá gì vậy quý vị?

 
 

...

Món gì vậy - các bác rành nhậu cho em biết đây nà gì ?

 
 
...

Cái này thì em xin đưa hai tay đầu hàng  nước mẹ vĩ đại VC đó nghen ???

 

...

Một sản phẩm rất sáng tạo của đồng chí anh em Trung Quốc !

 
 
Cột điện giửa đường

 
...  

Cái gì đây nè? Ở đâu đây??????



...

...

...

...
 

Tỉnh bơ coi như của mình, tha hồ trú mưa

 

... 


...

ENJOY NGHE QUÍ DZỊ !!!!!




Bây giờ là 9:42', tối rồi. Nhưng CỎ thức  ráng vì gặp trang gì mà... xem tới đâu đúng là hết rầu tới đó. Ai sưu tầm mà siêu giữ vậy trời? Cỏ cười, lúc thì nhỏ, có lúc kềm không nổi, vỡ tung ra cho hã giận cuộc đời... Tụi nhỏ trong nhà ngạc nhiên chạy vào phòng tui rình...canh chừng coi tui có bị gì không, thế là cả nhà bể bụng.
Đáng giá hơn đi xem tấu hài, vì tui cười mà buồn lắm, hiểu vì sao mà, phải không mấy bạn?
Back to top
« Last Edit: 13. Aug 2010 , 07:55 by Eva »  
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #575 - 13. Aug 2010 , 22:58
 
Cho ngày hôm nay


Có hai ngày trong tuần chúng ta không nên lo lắng.

Một ngày là ngày hôm qua, với những sai lầm, những âu lo, những tội lỗi, những thiếu sót ngớ ngẩn, sự nhức nhối và những nỗi đau. Ngày hôm qua đã đi qua.
 
Tiền bạc trên đời này cũng không thể đem ngày hôm qua quay trở lại. Chúng ta không thể hủy bỏ một hành động mà chúng ta đã làm cũng như không thể nào xóa đi một ngôn từ mà chúng ta đã thốt ra. Ngày hôm qua cũng đã đi xa rồi.

Còn một ngày nữa mà chúng ta cũng không nên lo lắng, đó là ngày mai với những kẻ thù quá quắt, gánh nặng cuộc sống, những hứa hẹn tràn trề hi vọng mà việc thực hiện thì tồi tệ.

Mặt trời của ngày mai sẽ mọc lên hoặc là chói lọi hoặc là khuất sau một đám mây, nhưng dù gì thì nó vẫn sẽ mọc lên. Và ngay trước khi nó mọc lên vào ngày mai chúng ta vẫn chẳng có mối đe dọa nào, bởi lẽ nó vẫn chưa được sinh ra cơ mà.

Vì vậy, chỉ còn một ngày duy nhất - ngày hôm nay - Bất cứ ai đều phải đấu tranh để sống dù chỉ một ngày.
 
Thật ra chẳng phải những gì trải qua ngày hôm nay khiến chúng ta lo lắng, mà đó chính là sự hối tiếc về những gì đã xảy ra ngày hôm qua và những lo sợ về những gì ngày mai có thể đem đến.

Oanhlathamsiutam

Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #576 - 16. Aug 2010 , 20:50
 
Tên các loại hồ nổi tiếng ở VN




Rộng lớn nhất: hồ Ba Bể.
Yên ổn nhất: hồ Trị An.
Buồn tẻ nhất: hồ Than Thở.
Chậm chạm nhất: hồ Con Rùa
Thơm tho nhất: hồ Xuân Hương.
Sính ngoại nhất: hồ Tây.
Sắc nhọn nhất: hồ Gươm.
Hữu nghị nhất: hồ Hòa Bình
Nổi danh nhất: hồ Dầu Tiếng.
Quậy nhất: hồ Lắc.
Nghiêm khắc nhất: hồ Cấm Sơn.
Bạc bẽo nhất: hồ Tam Bạc.
Ướt át nhất: hồ Thủ Lệ.
Thư thái nhất: hồ Thanh Nhàn.


còn thêm một hồ kinh khủng, khốn nạn nhất đó là:


Hồ Chí Minh!
Back to top
« Last Edit: 16. Aug 2010 , 20:51 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #577 - 24. Aug 2010 , 22:13
 


BÀI CHỬI MẤT GÀ

________________________



Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi …. bên sau bên trước,bên ngược bên xuôi! Bà có con bà mái xám mới ghẹ ở, nó mới lạc ban sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ tay đánh cắp con gà mái ghẹ của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây nài i i i i i …



Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẵn còn. Sáng hôm nay con bà gọi nó nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mã thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia. mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh rút ruột mày ra a a a a …



Mày dám xơi thịt con gà mái yêu của bà í à? Bà là bà rủa cho mày ngóc đầu lên không được đấy con ạ ạ ạ ạ …..



Cái con gà nó ở nhà bà nó là con công con phượng, chứ nó về đến nhà mày nó thành con cú, con cáo, con thần nanh mỏ đỏ, nó mổ chồng mổ cha mổ tiên sư ông bố ông cố nội mày ra thành trăm mảnh. Bà là bà vứt xuống ao cho cá nó rỉa, rồi bà lại đem lên bờ cho chó nó liếm đấy con ạ. ạ ạ ạ ạ…



Bà rủa cho mày là mày ngủ giường: giường sập, mày ngủ võng: võng đứt, mày thức mày cũng mơ thấy ma móc mắt mày ra, mày tắm ở ao mày chết chìm trong chậu, mày đi ra đường xe bò cán mày bẹp đầu, mày đi trên lề đường cây khô rớt xuống gãy cổ, mày uống được ngụm nước vào mồm máu đỏ mày phọt ra đằng mũi, máu trắng mày tuồn ra đằng tai, mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt. Mày dám đớp thịt con gà của bà hở? Thì ối giời ơi tóc tai lông lá mày rụng sạch. Bà cuộn lại thành chổi bà quét hố xí í í í í ….



Mày không thả con gà nhà bà ra, bà đóng ghế 3 tháng 10 ngày, buổi sáng bà chửi, buổi tối bà chửi, buổi trưa bà hú, bà nguyền, bà rủa cho cây vàng lá, cho quả chột thui, cho Thần Trùng đến rút từng khúc ruột của Cha Ông, vợ con nhà mày ra a a a a….



Bà hú 3 hồn, 7 vía thằng đàn ông, 3 hồn 9 vía con đàn bà đã bắt con gà nhà bà. Bà gọi ông cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ông cầm cờ đỏ đứng sau nhà, ông cầm cờ vàng bên hữu, ông cầm cờ trắng bên tả yểm cho nhà mày đẻ con ra thì ngược, sinh cháu ra thì ngang vì đã dám ăn con gà nhà bà à à à à …..



À, mày tưởng mày là tiến sĩ toán lý mà bà không dám chơi toán học với mày à. Bây giờ bà chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho mày nghe e e e e ……



Nếu gọi bố mày là A, mẹ mày là B, mày là C, bà lấy A cộng B cộng C, cho vào ngoặc bà khai căn, bà vi tích phân cả họ mày lên..ên..ên..ên..

Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à…..Bà là trị cho tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là “vô nghiệm”, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong “âm vô cùng”, sẽ gặp tai ương đến “dương vô cùng”, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến “maximum” của sự “vô hạn” tối tăm ăm ăm ăm ăm …



Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò “tiệm cận” hàng rào nhà bà là bà không biết đấy à? Bà là bà “giả thiết” mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà, mày về mày vỗ béo để nhồi “đường cong” cho con vợ mày, à… à… mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi “đường cong” của con vợ mày nó nứt toác, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ “vuông góc” một mạch thẳng xuống “góc tù..ù ù ù…



Hôm nay bà chửi một bài,
Ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền.
Bà chửi cho mày hóa điên,
Bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng.
Bây giờ bà mệt quá chừng,
Bà về cơm nước, nhớ đừng quên a…
Muốn sống thì thả gà ra,
Lạy bà hai lạy, bà tha cho mày….ày ày ày….


Back to top
« Last Edit: 24. Aug 2010 , 22:14 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8 THÈM
Reply #578 - 01. Sep 2010 , 09:52
 
Đọc đi các bạn, để thấy ..mình thật là may mắn.  Xin mời


                                                                         Tiểu Tử

          Tụi bây biết không ? Bây giờ tao đi làm bằng xe đạp. Tụi bây đừng cười. Tao không giỡn đâu. Hồi xưa, hồi trước 1975,  trong bọn mấy đứa tụi mình, tao là thằng tếu nhứt. Tao hay kể chuyện tiếu lâm, hay bịa chuyện này chuyện nọ để chọc cười, để phá phách cho vui với nhau. Nên tụi bây thường nói: “Coi chừng ! Nó nói cái gì mình phải xin keo coi có đúng không, rồi hãy tin”. Hồi đó, khác. Bây giờ, khác. Tụi bây đi hết rồi, chỉ còn mình tao kẹt lại. Nói thiệt hay nói dóc đều không còn ý nghĩa gì nữa, cũng không còn giá trị gì nữa đối với tao. Bởi vì không còn ai để giỡn, không còn lòng dạ đâu để giỡn, và cái cười của tao đã vượt biên đâu mất từ lâu...
          Điều ngộ nghĩnh là, bây giờ, bất cứ chuyện gì tao kể ra chắc chắn tụi bây đều không tin ráo ! Bởi vì tụi bây đã di tản trước ngày 30 tháng tư 1975, không thấy không biết những gì đã xảy ra ở trong nước, làm sao mà tin ? Vả lại “những gì đã xảy ra” đã không xảy ra theo quy luật thông thường. Tất cả đều bị xáo trộn, đảo lộn một cách nghịch lý đến nỗi tao là người sống trong đó mà lắm khi tao phải tự hỏi: “Làm sao có thể như vậy được ?”. Vậy mà nó đã “như vậy được” tụi bây à ! Khó
tin nhưng có thật ! Cho nên, những gì tao viết ở đây cho tụi bây hoàn toàn là những chuyện có thật mà... khó tin đó.
          Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, tao cứ phải nghe ra rả nói láo nói dóc, cứ phải luôn luôn nói láo nói dóc... Nào là “Đã vượt chỉ tiêu 150%” (Chỉ tiêu là con số đã được ấn định trước cho mức sản xuất, không biết là bao nhiêu, nhưng thấy tháng nào cũng vượt, năm nào cũng vượt, nghành nào cũng vượt – tao phải... dịch những chữ mới rõ ràng ra như vậy cho tụi bây hiểu, bởi vì bây giờ mình không còn nói giống như hồi trước nữa). Nào là “Đã hồ hởi phấn khởi đi làm nghĩa vụ” nghĩa là đi làm cái nghĩa vụ gì đó một cách... khoái trá sôi động bởi vì biết chắc rằng không đi cũng không được. Nào là “Hoàn toàn nhất trí” ( Bây giờ không  nói nhứt nữa, mà nói  nhất. Nghe... cách mạng hơn ), nghĩa là “đồng ý hoàn toàn”, cho nó rồi, kẻo không thì... kẹt lắm. Mọi người đều “nhất trí” hết mà mình không “nhất trí” thì nó... lòi ra coi không giống ai. Thành ra “nhất trí” cũng có nghĩa là “phải làm như mọi người”. Tụi bây hiểu chưa ? Nào là “Làm việc rất là năng nổ”. Tao nghĩ chắc khỏi cần dịch. Tụi bây cứ nghe “nó... lốp bốp” là đoán ra cái nghĩa của nó rồi. Đại khái là làm việc giống như có cờ phất trống khua, có loa trên loa dưới ồn ào, còn lè phè suốt buổi hút thuốc uống trà là chuyện khác... vân vân và vân vân... Kể không hết !
          Sau bao năm dài sống trong môi trường như kể trên, “cái thèm” rất lớn của tao là được sống thật, nói thật. Cho nên, viết cho tụi bây giống như tao được... giải phóng. Vậy những gì tao kể ra đây, tụi bây khỏi phải xin

keo !
          Bây giờ, tao đi làm bằng xe đạp. Vẫn làm ở sở cũ. (Còn được làm việc ở sở cũ là may đó nghen. Nhiều người bị đổi đi nơi khác xa hơn và thường thì ở một nghành nghề không dính dấp gì với phần chuyên môn của mình hết. Cách mạng mà !). Cái xe hơi con cóc , tao đã cho nó lên nằm trên bốn gộc cây để bán lần bán hồi bốn bánh xe, cái bình điện, cái đề-ma-rơ... Hầu như tháng nào tao cũng phải bán một món gì trong nhà, bởi vì lương của tao cộng với những gì vợ tao và hai con gái lớn kiếm được hằng tháng... không đủ sống. Tình trạng đó bắt đầu từ sau hai “trận” Nhà Nước đổi tiền.
          Đạp xe riết rồi cũng quen. Khoảng cách trên mười cây số từ nhà đến sở, tao coi như “pha”. Chỉ bực mình là xe đạp của tao hay sút sên khi nó “nhảy” ổ gà. Mà đường sá bây giờ, ổ gà ở đâu nó... lòi ra nhiều quá. (Người ta nói Mỹ rút đi, để lại toàn là đồ giả không – tao nghe sao chép vậy !). Cho nên, ở nhiều đoạn đường, tao lái xe tránh ổ gà giống như người say rượu ! Vậy mà có hôm vẫn cứ sút sên vì “nhảy” ổ gà, cho nên, vào tới sở hai tay tao thường lấm lem dầu, đất, mà áo quần thì ướt đẵm mồ hôi.
          Bây giờ, tao làm việc “thông tầm”, nghĩa là làm suốt tới chiều rồi về sớm không có về nhà ăn cơm nghỉ trưa như hồi trước. Vì vậy, mỗi sáng tao mang theo một lon ghi-gô cơm với vài miếng cá mặn để ăn tại bàn viết buổi trưa. Chiều về sớm, tao có bổn phận nấu cơm làm đồ ăn - những món tầm thường như hột vịt luộc hột vịt chiên…vv - bởi vì giờ đó vợ con tao còn kẹt ở tổ may thêu tuốt trong Gò Vấp. Ờ…bây giờ tụi nó cũng đạp xe
đi làm xa như tao và cũng đi hằng ngày như tao. Đổi đời mà….
          Mỗi sáng đi làm, lúc nào tao cũng đem theo cái giỏ đi chợ treo tòn ten ở ghi-đong, giống như đi chợ chớ không giống đi làm ! Bởi vì trong sở thường hay... bất thần bán cho nhân viên (gọi là “phân phối” chớ không gọi là “bán”, nghe có vẻ như được… cho, nhưng mình phải trả tiền !) cá, rau cải... vv. Tuy không nhiều và không được lựa chọn vì phải... bắt thăm trúng lô nào lấy lô đó, nhưng rẻ hơn ngoài chợ thành ra cũng đỡ. Cho nên, đi làm việc mà ngày nào cũng nhóng nhóng hỏi thăm “coi bữa nay có phân phối gì không ?” và chiều về đến nhà, thằng con tao – thằng út đó, tụi bây nhớ không ? bây giờ nó lớn đại rồi – chạy ra mở cổng lúc nào cũng hỏi: “Bữa nay có mua được gì không ba ?”. Và hôm nào thấy trong giỏ có đồ gì để ăn là mắt nó sáng rỡ. Tội nghiệp, sống trong sự thiếu thốn triền miên, có đứa nhỏ nào, có người lớn nào mà không nghĩ đến miếng ăn ?
          Bây giờ, tao hút thuốc lá vấn tay. Tao tự vấn lấy. Không phải tao muốn lập dị mà vì tao không đủ tiền mua loại thuốc điếu kỹ nghệ thông thường (Ờ ! Nghèo đến nước đó. Tụi bây có tin không ? ) Mới đầu, tao vấn thuốc rê Gò Vấp. Nó nặng muốn... tét phổi ! Về sau, tao bắt chước thiên hạ mua thuốc lá Lạng Sơn đã xắt sẵn - nghe nói là giống thuốc Virginia, mấy ông ngoài Bắc bảo thế ! - đem trộn với thuốc Gò Vấp, hút thấy được. Vậy là mỗi khi muốn hút, tao cứ tà tà xé một miếng giấy quyến, tà tà rứt một miếng thuốc kéo cho dài dài ra khi để lên lòng giấy, rồi đặt hết tâm tư vào mấy ngón tay

_(của cả hai bàn tay đang chụm đầu lại nâng nhẹ giấy và thuốc !) để ém, lận, cuốn, xe... cho điếu thuốc được tròn đều trước khi đưa lên lưỡi liếm. Xem thật “ung dung nhàn hạ”. Giống như một nghi thức. Và tao có quyền tà tà vấn thuốc như vậy bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào: trong khi làm việc, trong các buổi hội họp học tập, và cả ngay trước mặt ông xếp của tao nữa (Bây giờ gọi là “thủ trưởng”, nôm na là “cái đầu đứng đầu”. Còn cái đầu có cái gì trong đó hay không lại là chuyện khác). Cho nên, hút thuốc vấn – đối với tao – giống như là một cách thoát tục, cái “tục” quá... tục mà tao đang sống bây giờ. Tuy nhiên, sao tao vẫn nghe thèm điếu thuốc ba số năm là loại thuốc mà mấy chục năm tao đã hút ! Làm như mùi vị của nó còn nằm ở đâu trong máu trong xương. Nhiều đêm trở giấc, tao nghe thèm ray rứt, thèm chảy nước mắt !
          Chiều hôm qua, trên đường về nhà, đạp xe tới chợ Tân Định thì trời bỗng đổ mưa. Tao tấp vô đụt mưa dưới mái hiên tiệm nước nằm ở góc đường dọc hông chợ (tao quên tên) và đường Hai Bà Trưng. Lúc đó, cỡ gần năm giờ (đồng hồ tay, tao đã bán từ lâu, nên từ lâu, tao chỉ... đoán giờ thôi !). Trong tiệm thấy lai rai có người ăn uống.
          Tao đã đứng sát vào vách vậy mà gió cũng tạt mưa vào ướt hết phía dưới chân. Một lát, tao nghe lạnh chân. Rồi tao nghe đói. Cái đói đến một cách đột ngột, giống như nó chui từ dưới chân chui lên. Hồi nãy đạp xe trên đường, tao có thấy đói đâu, mặc dù  buổi trưa tao chỉ ăn có một lon ghi-gô cơm với ít mắm ruốc – dĩ nhiên là tao có uống thật nhiều trà, thứ này, loại thường thôi, 
trong sở ( Bây giờ gọi là “cơ quan”) có chị nhân viên tối ngày cứ châm đầy bình cho mình uống “líp” – Vậy mà bây giờ tao lại thấy đói. Có lẽ tại vì lỗ mũi tao nghe mùi hủ tiếu, mùi mì. Ờ... tụi bây không biết chớ từ lâu rồi – tao không nhớ là bao nhiêu lâu, nhưng chắc là lâu lắm – tao chưa được ăn mì. Bây giờ đứng đây, bên đường ngang hông chợ Tân Định, phía trên gió, vậy mà vẫn “đánh hơi” rõ mồn một mùi nước lèo của xe mì nằm bên đường Hai Bà Trưng, phía dưới gió, rõ như hơi của nước lèo đang bốc lên ngay trước mũi ! Tao nuốt nước miếng.
          Thèm quá ! Tao thèm ăn ngay một tô mì ! Thọc tay vào túi quần, tao đụng hai tờ giấy bạc. Móc ra xem thì ra là hai đồng. Tao chỉ có ngần đó thôi ! Nhưng hai đồng, đủ để ăn một tô mì rồi ! Thì ăn... đại một tô cho nó đã ! Tao dợm bước vào tiệm nước bỗng nhớ lại vợ tao hồi sáng khi trao cho tao hai đồng đó, có dặn: “Chiều, anh ghé chợ Cây Quéo mua 6 cái hột vịt và nửa giỏ rau. Về, anh bắc nồi cơm bỏ vô luộc trước. Chừng mẹ con em về, em làm nước mắm rồi dầm cho nhà ăn.” Hình ảnh cả nhà tao 7 đứa quây quần bên “nửa giỏ rau và 6 cái hột vịt” và hình ảnh tao một mình ngồi ăn tô mì... làm tao khựng lại. Tô mì mà tao muốn ăn, thèm ăn, là cả một bữa ăn của gia đình ! Tao không thể đổi được. Thà là tao nhịn thèm. Thà là tao chịu đói để về ăn chung với vợ con. Ăn thứ gì cũng được, ít nhiều gì cũng được, dở ngon gì cũng được. Miễn là ăn chung với tụi nó. Để thấy rằng cuộc đời tao bây giờ chỉ còn lại có tụi nó là quí thôi ! Tao nghe thương vợ thương con vô cùng. Và tao cũng nghe thương thân tao vô cùng...
   Tao đứng yên nhìn ra mưa bỗng nghe hai má của mình ướt ướt. Tao đưa tay lên vuốt mặt mà nghĩ rằng mình vuốt nước mưa trên má...
( Trên đây là lá thơ viết lỡ dở, của ai viết cho ai tôi không biết. Thơ viết trên giấy tập học trò, chữ nhỏ li ti, nhưng đẹp và rõ nét. Tình cờ, tôi nhìn thấy nó trong xấp giấy gói hàng của bà bán xôi đầu ngõ nên tôi xin… )
                                                                                 Tiểu  Tử _,_.___

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #579 - 01. Sep 2010 , 09:55
 
Đẻ bọc điều

Subject:  Chỉ Có Một Người !

 
Chỉ Có Một Người !

                  Kính chuyển -



Bạn thân mến,
Một người bạn của tôi ở Pháp vừa đi Việt-Nam về. Anh kể tôi nghe câu chuyện khôi hài... đen trong xã hội... đỏ, nghe buồn cười như chuyện... tếu (thật) ! Bây giờ tôi lại mượn lời của Anh, kể lại cho Bạn nghe, để Tạp Ký tuần này được viết dưới thể văn... truyện cười ra nước mắt!
Hôm đó, anh đang bận đi dạo phố ở Hà-Nội để mua vài thứ quà lưu niệm. Xe thông tin đi khắp thủ đô quảng cáo cuốn phim “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hông-Kông” đang chiếu tại các rạp. Tò mò, anh muốn biết dân Hà-Hội thưởng thức nghệ thuật thứ bẩy như thế nào? Anh bảo bác tài xế tắc-xi chở anh đến rạp hát sang trọng của thủ đô Hà-Nội là rạp Fansland. Xe dừng trước rạp, anh mới biết là mình lầm lẫn, vì rạp vắng như Chùa Bà Đanh. Phim nói về Hồ-Chí-Minh Nguyễn-Ái-Quốc mà người dân thủ đô Hà-Nội thờ ơ hay sao? Cụt hứng, anh vội quay lui, tìm người tài xế tắc-xi thì thấy bác ta đang đậu bên kia đường, mỉm cười rất hiền, bác bảo anh “Tôi biết thế nào ông cũng quay về. Cuốn phim đó có gì mà xem? Hôm đầu tiên chỉ bán được 24 vé. Ngày hôm sau, chỉ bán được độc nhất 1 vé, nên chủ rạp đã phải trả 1 vé này lại và không chiếu nữa.” Ngạc nhiên, anh hỏi “Dân Hà-Nội không thích xem phim nói về lãnh tụ của họ hay sao?” Bác tài đáp “Còn phải hỏi! Nếu gặp phim hay, rạp đông, chen chân không lọt.” Tò mò, anh lại hỏi “Thế rạp chứa được bao nhiêu người một suất?” Bác tài xế cười thành tiếng “Những 250 ghế cơ. Do đó, với số khách 24 người mà chiếu, cũng đủ chết chủ rạp rồi. Huống chi chỉ có 1 người.”
Trên đoạn đường về, bác tài xế nói chuyện nổ như bắp rang. Nào là nhà làm phim phen này bị lỗ nặng, vì đã bỏ ra một số vốn đầu tư với Tàu cộng sản xuất cuốn phim. Nào là phim đã quay ròng rã hai tháng liên tục ở Quảng-Đông. Nào là tên phim ban đầu được đặt là “Thoát hiểm ở Hồng-Kông” cho có vẻ ly kỳ... xã hội đen để hấp dẫn khán giả. Nhưng khi vào Việt-Nam, mấy tay cán bộ đỏ tưởng bở rằng Bác vẫn còn hấp dẫn trong quần... chúng thủ đô Hà-Nội, nên cho đổi tên phim thành “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hồng-Kông”. Không ngờ sáng kiến này lại trở thành... ác kiến, khi người dân Hà-Nội chỉ cần nghe đến tên “Cáo già vừa dẻo vừa dai. Buôn dân bán nước cắt hai sơn hà”, đã vội đóng cửa bảo nhau tẩy chay cuốn phim. Báo hại chủ rạp Fansland tốn công, tốn của quảng cáo rầm rộ cho cuốn phim, mà không có ma nào vào xem. Trong khi trước đó cứ mừng hụt, tưởng phen này đưa tên tuổi bác ra, sẽ hốt bạc. Không ngờ chỉ cần nghe tên thây ma HCM, người dân Hà Thành đã chạy có cờ, sợ rằng lại bị chậm chân như năm 1954 thì khốn đốn!
Đến đây, anh bạn bắt chước giọng Hà-Nội của bác tài xế tắc-xi cười cười, nói “Ông biết không? Bây giờ mà có cuộc di cư như năm 1954, dân Hà-Nội sẽ đạp nhau vãi c... vãi đái ra mà lên tàu bay hay xuống tàu thủy ra nước ngoài. Dạo ấy tôi còn bé, chưa biết gì. Thế nhưng sau 1975, có ông bác vào Nam, cứ đay nghiến họ hàng trong Nam rằng “Cơ khổ! Sao bây giờ còn ở đây? Tôi tưởng vào đây sẽ không gặp một ai sất cả! Làm sao mà không chịu đi Mỹ nhỉ? Ở lại làm gì cho khổ một đời cha, ba đời con như chúng tôi đây? Các ông bà rõ thật là... dại dột hết sức!”
Anh bạn thấm thía câu chuyện của bác tài xế, lặng thinh không góp lời nào. Xuống xe, anh trao cho bác tài xế hết những đồng tiền anh vét trong hai túi quần. Gấp đôi hay gấp ba giá tiền phải trả. Bác tài xế cảm ơn và còn nói “Tôi với ông chắc cả đời chỉ gặp nhau một lần này, nhưng tôi xin nói ngay là các ông ở bên Âu Mỹ ấy, chắc kiếp trước được đẻ bọc điều. Thoát khỏi làm dân Việt-Nam cộng sản cũng như được tái sinh một kiếp khác đấy! Cố gắng làm việc phúc đức để con cháu được nhờ.”
Câu chuyện đến đây là hết. Nhưng cái “hậu” của nó còn vương mãi trong trí tôi. A ha! Bạn và tôi đang ở Mỹ, vậy thì - theo lời bác tài xế – Bạn và tôi cũng đã được đẻ bọc điều nhỉ? Điều này phải hỏi lại Mẹ tôi đã. Nhưng hỏi chuyện đời xưa với một bà cụ đã 84 tuổi, đôi tai điếc lác thì thật là khó khăn. Thôi vậy. Cứ xem như Bạn và tôi đã được đẻ bọc điều.
Thế nhưng, có nhiều kẻ sống ở hải ngoại từ lâu, mà không dám nhận là mình đẻ bọc điều đấy, Bạn ạ!
Thân mến chào Bạn,
Hẹn Bạn thư sau.
Tuyết-Lan
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #580 - 06. Sep 2010 , 09:01
 
Văn Hoá nói nhảm !




“Nếu một vật có bốn chân mà không phải là cái ghế; có hai cánh mà không phải là máy bay; bơi được mà không phải là tầu ngầm thì anh Tầu xực ráo”
(Hoàng tử Philip – Chồng của Nữ Hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị)

“If it has four legs and it isn’t a chair; if it has two wings and it isn’t a plane; and if it swims and it isn’t a submarine, the Chinese will eat it!”
(Prince Philip – The husband of Queen Elizabeth II)




Lời ráo đầu: Lịch sử nói chung ít khi ghi lại những lời nói nhảm…  Trong thực tế, việc nói nhảm đã có từ lúc con người biết dùng lời nói để liên lạc với nhau, trước cả khi chữ viết được phát minh.  Già hay trẻ; nổi tiếng hay vô danh tiểu tốt đều có cơ hội nói nhảm.  Nói nhảm mới đúng là một “cơ hội bình đẳng” (one equal opportunity) cho mọi người!

TVG

*



Nguyên nhân nào làm con người nói nhảm (making dumb / stupid statements)?


Thật oái oăm!  Tôi nhận thấy cái nguyên nhân chính làm con ngưới nói nhảm (và được ghi lại) là vì họ là người có sẵn nhiều quyền lực, nổi tiếng…  Ậy!  Người thấp cổ bé họng cũng nói nhảm; nhưng lời nhảm của dân bé họng chẳng có ai quởn để ghi chép lại làm quái gì! Ai mà biết được? Hu ke?)   Qua những giòng kế tiếp dưới đây, quí vị đọc giả sẽ có dịp đọc lại (và ôn lại) lời nói rất nhảm của các nhân vật “trí tuệ” lãnh đạo đảng cs và Nhà nước csvn để rồi tự mình đặt câu hỏi cho mình:

“Tại sao lại có thể như thế được?  Rồi đất nước mình sẽ đi về đâu?”

Riêng phần tôi (người viết bài này) sẽ lần lượt viết kèm theo các lời nói nhảm cao cấp một vài lời bàn (cũng nhảm) gọi là “trước mua vui sau làm nghĩa.”  Người viết e rằng bài này cũng lại bị liệt vào loại “nói nhảm.”  E ngại là chuyện cá nhân, “equal opportunity,” còn phản ứng của đọc giả lại là chuyện khác.  Tất cả còn tùy.

Đứng đầu danh sách nói nhảm phải kể chủ tịch nhà nước kiêm danh hài Nguyễn Minh Triết lùn.  Câu nói bất hủ của Triết lùn trước quan viên thông tín quốc tế ở Havana, Cuba là:

“Cu ba ngủ thì Cu ta thức!”


Trời đất!  Nghe nói bi giờ trong nước Cu ta có nhiều tự do hơn lúc trước thành ra tôi cũng thắc mắc là nếu Cu ta thức và không chịu nằm yên thì Cu ta đi theo lề bên phải hay lề bên trái?  Tuy là đã có dậy dỗ, học tập tốt; và nhất là có cho thêm tự do nhưng Cu ta cũng chưa hẳn đã phân biệt được lề nào là lề bên phải? lề nào là lề bên trái?   Cứ quờ quạng đi chàng hãng ở “làn” giữa thì có ngày toi mạng như đồng chí (đ/c) Thượng tướng công an Nguyễn văn Hưởng đã “cảnh báo” ngày 26/07/2010 trong bài “Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam” đăng trên ấn bản số 1 của “Tạp chí nhân quyền Việt Nam” như sau:

“Nước ta Đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động... Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù còn nhiều chỗ lắm! Mà cũng chẳng cần bắt bớ tù đày làm gì; Thời buổi này, tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa; Mà cũng chẳng cần tông xe làm gì, buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa.  Các nước người ta đều biết kĩ thuật này, chúng tôi cũng chẳng thua đâu.”

Ối giời đất ơi!  Cường độ sự căng thẳng của từng câu một mỗi lúc gia tăng thêm!  Hãi thật!  Ông tướng (?) CA này mới thực sự là người đã thấm nhuần “tư tưởng và đạo đức HCM…”  Không biết nhà nước và đảng ta còn có cái “chức” hay cái “hàm” nào cao hơn chức Thượng tướng để vinh thăng cho ông tướng này…  Mà hình như đảng ta đã có sẵn một cái danh hiệu “xịn” hơn cái “hàm” Thượng tướng nhiều.  Đó là danh hiệu “Nhân dân:”  Thượng tướng nhà ta xứng đáng được tặng tước hiệu “Thượng tướng nhân dân;” Tương tự như các danh hiệu “cực” vinh dự “nhân dân” (do Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Quốc gia xét và Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định trao tặng cho những những người đã có cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp – theo như wikipedia vi-xi mô tả) khác như là Nhà giáo nhân dân, Nhà văn nhân dân, Nhà thơ nhân dân, Nhà thổ nhân dân, Kiến trúc sư nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Thầy chạy nhân dân, Kiểm sát viên nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Bịt miệng nhân dân… Dân ngu khu đen khố rách áo ôm nếu cố gắng công tác “tốt” (?) chẳng hạn như bớt đái rong, bớt ỉa bậy…  sẽ được phong “Nhân dân nhân dân.”(vì đã có sẵn cái hai chữ “nhân dân” cao quý dính chặt ở khu từ hồi nào tới giờ rồi còn gì?)

Ngày 3 tháng 8 năm 2007, đ/c Lê Doãn Hợp Bộ trưởng Bộ 4T (Thông Tin - Truyền Thông) đã nhắn nhủ một lúc hơn 700 tờ báo… hại toàn quốc về vấn đề “lề phải lề trái” là:

“Quy chế quản lý báo chí chính là để cho chúng ta tự do hơn; lâu nay chúng ta quản lý theo mệnh lệnh.  Chúng ta hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề bên phải, và chúng tôi cố gắng làm cho các đồng chí lề đường đó.”

Thật quý hóa cho làng báo… lố!  Đ/c Bộ trưởng sợ là báo lố ta còn “mông muội” chẳng hiểu “quản lý” là cái củ cải gì (cơ sự là một số lớn các đồng chí Tổng biên tập / Phó tổng biên tập / biên tập viên…  cho đến bi giờ vẫn còn chưa phân biệt được ‘quản lý’ với ‘quản ní’ mới chết chứ!) cho nên đ/c chí Bộ trưởng ra công làm phước giải nghĩa thêm cho thông thoáng chữ “quản lý” như thế này:

“Quản lý là ‘quản’ có ’lý.’  Bao gồm cả ‘đạo lý và ‘nguyên lý!’ ”


Lời giải nghĩa thật tài tình tương tự như “một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dầy” của cuốn tự điển Việt Nam.  Thật đáng đồng tiền bát gạo của chức vụ / vai trò bộ trưởng chính phủ nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Kể ra, các đ/c của bộ chính trị người nào cũng sáng dạ và không ngại nhiệt liệt bồi dưỡng cho kho tàng chữ nghĩa trong sáng của Kách mệnh.

Thực ra, theo tôi, đ/c Lê Dõan Hợp muốn nói thế này này (tiếng Mỹ nó nói nôm na là “You know what I mean?”):

“Phải bịt mồm những ‘thằng’ chống đối cái ‘tự do ngôn luận’ mà đảng và nhà nước đã vạch ra cho báo chí.”

Đã hiểu chưa nào?


“Tự do ngôn luận” là món ăn xa xỉ của xứ sở loại “ra đầu ngõ là gặp công an (?)” như Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc.  Đ/c Nguyễn Viết Thịnh, Đại biểu quốc hội (?) thành phố Hà Nội đã lên tiếng dùm cho đám “dân chúng nghèo” rồi mà:

“Nhân quyền là những giá trị chung. Nhưng sự áp dụng nhân quyền là tùy thuộc mức độ kinh tế của quần chúng: Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về sự ăn uống, đói no.”

Cán bộ lãnh đạo đảng ta thật “nhất trí.”  Lời “giải lý” này hoàn toàn hợp lẽ với câu trả lời trước đây của đ/c Nguyễn Cơ Thạch, cựu ngoại trưởng vi-xi.

Chuyện là một thời gian sau khi “giải phóng,” tình trạng kinh tế nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt nam thấy chẳng giống con giáp nào?  Trong một buổi họp báo, báo chí và quan sát viên quốc tế có đặt câu hỏi với Nguyễn Cơ Thạch, về vấn đề quá chán ngán cho kinh tế “phát triển từng bước lên xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam sau chiến tranh, thì ngoại trưởng nước ta đã giải thích là:

“Không phải là chúng tôi (csvn) không làm được gì.  Chúng tôi đã ‘phân phát’ sự nghèo đói đồng đều cho quần chúng.”

(Sau dây là nguyên văn lời của Nguyễn Cơ Thạch nói bằng Anh ngữ :

“We are not without accomplishment.  We have managed to distribute the poverty equally.”)

Nhảm? Hay là sự thật?  Câu trả lời của tôi có thể là: “Cả hai.”  Lâu lắm mới nghe thấy cán bộ cao cấp TƯ đảng csvn nói được một câu nhảm mà nghe được, cần phải được “đánh giá cao!”…

Thời gian gần đây, cứ vài tháng là lại có vài trang mạng, “blogs” cá nhân đạp nhằm “lề bên trái” bị đánh cắp tên miền (hack domain name), mất bài (erase database), bị cài đặt virus độc địa v..v..  Ai là thủ phạm?  Không cần phải chờ các kỹ thuật gia của các trang mạng tìm ra thủ phạm, Trung tướng công an Vũ hải Triều, Tổng cục phó tổng cục an ninh, trong một Hội nghị báo chí toàn quốc, đã công khai khoe thành tích là:

“Trong mấy tháng qua, bộ phận kĩ thuật của ta (tức tổng cục an ninh) đã phá sập trên 300 báo mạng và ‘blog’ cá nhân xấu.”

Các báo mạng và “blog” cá nhân đã nói gì? viết gì?  mà bị đánh sập?  Họ đã không theo chỉ thị của “quan chức” nhà nước là: không được chạm đến các đề tài “nhậy cảm” như “Trung quốc là đối tác,” “Tình hữu nghị với 16 chữ vàng,” “vấn đề biển đông,” “kinh tế bên bờ vực thẳm,” “các đại gia và quan chức nhà nước liên quan đến các dự án có nhiều nghi vấn tiền bạc…” Riêng các báo, đài, điện báo trong nước “không thông hiểu nhiệm vụ chính trị” phi phạm thì sẽ bị trừng phạt khắt khe (Tổng biên tập, phó tổng biên tập, biên tập viên… bị giáng chức, thuyên chuyển, viết bài phản tỉnh, kiểm thảo…)

Bác Hồ đã dạy dỗ và mô tả rõ ràng (?) cái “lề bên phải” là:

“… khi viết phải đặt vấn đề: Viết cái gì?  Viết cho ai?  Viết như thế nào?”


Nếu báo, đài, báo điện tử, “blog” cá nhân mà lỡ dại “nghe không rõ” thì mau đọc đi đọc lại nhiều lần lời lẽ thật “súc tích hùng hồn” của Trung tá công an Hoàng Trọng Dũng “trao đổi” với blogger “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải trong tù như sau:

“Ở đây chỉ có tao và mày.  Mày không khai ra thì tao đánh cho bác sĩ nhìn mày không ra; luật sư mày tìm mày không thấy…  Mày không khai ra thì tao sẽ nhốt mày với tù nhân có bịnh Sida để cho mày nhiễm bệnh.  Tao sẽ pha thuốc vào nước cho mày uống để mày tiêu chẩy cho đến mức suy kiệt mà chết.”


Hãi thật!
“Nhảm” đâu không biết nhưng tôi thấy chẳng riêng gì Điếu cày (mà bất cứ ai!) chỉ nghe thoáng qua lời “răn đe đầy ấn tượng” này là “đảm bảo” rét ngay.
  Cương điệu của đ/c CA Hoàng Trọng Dũng cũng y chang lời của Thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng nêu ra ở trên.  Bố bảo cũng không dám hó hé theo bước chân của Điếu Cày!  Vào thời đồ đồng, đồ đá người ta cũng dàn xếp các chuyện phải quấy, các khác biệt cá nhân bằng cách đẹp mắt như vậy:  Cứ lấy thịt đè người là xong chuyện cả; đâu cần đến luật lệ làm chi cho mất ngày giờ.  Cũng nên biết thêm Điếu cày bị bắt và bị đánh thê thảm chỉ vì viết “blog” và phát áo thun liên quan đến vấn đề đang tranh cãi: “Hòang sa, Trường sa là của Việt Nam;” chứ Điếu cày không (chưa dám) biểu tình, chống đối chính phủ cs đâu!  Bố bảo!…

Phải thẳng thắn công minh mà nói, lời nói nhảm có “đẳng cấp” cao cấp bậc nhất của chế độ ta phải là của đ/c Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB/Bộ Y tế.  Đ/c Trần Quý Tường có lẽ học cùng trường làng với đ/c Triết lùn.  Tuy nhiên lời của đ/c Trần Quý Tường nổi bật hơn lời của Triết lùn bởi vì nó quàng theo cái “lô gíc” thâm thúy, cái “tư duy” khoa học phân tách theo biện chứng Mác-Lê của con người cộng sản.  Đó là câu:

“Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc.”

Cứ “tuân thủ” theo cách tính toán tỉ mỉ cặn kẽ như thế này thì em Hồ Lệ Thu (người đẹp “quả bưởi” đứng tắm vòi sen sau 5 phút mà bàn chân chưa kịp ướt!  Mà không biết em Thu có nhìn thấy bàn chân của em không?) phải được “vô tư” cấp một bằng lái “đặc biệt” hạng A30 (hạng A1 là đồ bỏ!),  tức là dư sức lái xe cỡ 1500 cc.  Thiệt là chuyện bó tay,  hết biết.  Cũng may cho các em xấu số đã bị trời phạt phải mang bộ “ngực lép” (mà lại không có đủ kinh tế để bơm ví nâng cấp!)  là đ/c Trần Quý Tường sau khi tỉnh táo hơn một tí (có lẽ nhờ nốc vài viên Viagra mua chợ đen? Theo lời đồn nhảm!) đã ra lệnh cho rút lại cái luật độc nhất vô nhị trên mặt đất này…  Nếu gọi là chuyện chỉ có ở CHXHCN Việt Nam thì cũng không có gì quá đáng!

Chưa hết đâu… Ngày 2 tháng 11 năm 2008, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng tuyên bố thật hay khi trả lời “VietNamNet,” một trang mạng dưới sự kiểm soát của chính quyền cs, về trận mưa lụt ngày 31 tháng 10 gây thiệt hại nặng nề về sinh mạng và tài sản tại Hà Nội là:

“Nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa (?) ỷ lại Nhà nước lắm.  Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hổ trợ cái kia chứ không đem hết sức mình ra tự làm…  trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập cho tương lai.”

Ơ hay nhể!  Các loa phường vẫn quảng bá liên khúc bất tận là Nhà nước ta (đồng thời cũng có ghi hẳn hoi trên giấy trắng mực đen của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam) là “Nhà nước của dân, vì dân và do dân” thì kể ra Nhà nước chỉ có một việc tối hậu là phải làm cho dân những gì họ không thể làm được; mà Nhà nước lo cho dân mình chứ phải lo cho dân Tầu vị yểu củ cải muối ở tỉnh Cam Túc đâu (?) mà phải vội “chém vè,” tuyên bố nhảm.  Thôi nhé em Hà Nội phố! Từ nay em đã biết thân phận thấp cổ bé họng thì hãy cố gắng tập tạ, dưỡng sức trước; lần sau có lũ lụt thì còn có sức mà tát nước (sang đất nhà hàng xóm?) lấy một mình.  Nhà nước đang bận tiếp đối tác thương mại đấy không có thời giờ rảnh đâu!


Lời kết

Tôi xin mượn một đoạn trích từ bản “Báo cáo Chính trị của Đảng csvn” để kết thúc bài “văn hóa nói nhảm:”

“Đây là môt vấn đề nghiêm túc (có lẽ là v/đ nói nhảm) và chúng ta phải nói với một thái độ nghiêm túc của một công dân ‘đi đúng lề bên phải’.  Chúng ta có quyền yêu cầu người khác cũng ‘phải đi đúng lề bên phải’ như chúng ta, bất kỳ họ là ai!  Như thế mới gọi là là “xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh”

Thiệt tình!

Hết ý kiến!




Trần Văn Giang
Tháng 9 năm 2010
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #581 - 08. Sep 2010 , 23:20
 
Thi hoa hậu - Thí sinh trả lời giám khảo




Lời tòa soạn: Trong nhiều cuộc thi hoa hậu đủ loại đã diễn ra, phần ứng xử luôn để lại cho khán giả những cảm xúc kinh ngạc và kinh hoàng về sự thông minh của những câu hỏi và những câu trả lời. Dưới đây, chúng tôi xin trích lại một số câu như thế để các bạn tham khảo.

Hỏi: Nếu gặp một chàng trai giàu nhưng ngu ngốc và một chàng trai nghèo nhưng thông minh, em sẽ chọn ai?
Trả lời: Em sẽ chọn trai nghèo vì chàng chắc chắn không đủ tiền mua vé vào xem đêm chung kết, do đó không biết em nói gì hôm nay. Em sẽ yêu chàng tha thiết, nhưng chỉ bằng lòng làm đám cưới khi chàng đã giàu rồi.
Hỏi:Em hãy giải thích về bốn chữ “Công, dung, ngôn, hạnh”.
Trả lời: Công là chim công, ý muốn nói người con gái lúc nào cũng phải sặc sỡ và rực rỡ như con công lúc xòe đuôi.
Dung chỉ thêm một dấu huyền nữa sẽ thành Dùng, ý muốn nhắc phụ nữ hiện đại bất cứ vật gì cũng phải biết dùng.
Ngôn chỉ cần thêm một dấu sắc nữa sẽ thành Ngốn, ý muốn bảo con gái gặp gì cũng phải ăn ngốn ngấu cho hết, không được bỏ phí.
Còn Hạnh là viết tắt của hai chữ “Hạnh nhân”. Thứ đấy làm nhân bánh rất ngon. Ý muốn nhắc nhở người con gái mỗi khi làm bánh không được quên bỏ thứ này vào. Nếu bánh mua thì phải kiểm tra xem hạnh nhân đó giả hay thật.
Hỏi: Xin em giải thích về “tam tòng, tứ đức”.
Trả lời: Tam là ba, tòng là Võ Tòng, một chàng trai rất to khỏe trong truyện Tàu. Ý câu này nhắc phụ nữ muốn an toàn phải làm quen với ba ông như Võ Tòng thì mới yên tâm trong cuộc sống.
Tứ là bốn, đức là nước Đức. Ý muốn nói phụ nữ hiện đại phải du lịch sang Đức bốn lần thì mới đủ tiêu chuẩn.
Hỏi: Hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất và giải thích tại sao?
Trả lời: Chuyện em thích nhất là chuyện Tấm Cám. Em phải thích chuyện này vì bạn bè dặn là nếu nói thích một chuyện khác có thể ban giám khảo sẽ không hiểu.
Em còn thích vì em rất hay ăn cơm tấm, nhất là loại cơm tấm bì sườn. Tuy em không ăn được cám nhưng heo thích ăn và em thấy heo rất dễ thương khi nó còn bé.
Hỏi: Em hãy đọc hai câu mà em nhớ nhất trong Truyện Kiều và giải thích tại sao?
Trả lời: Dạ thưa ban giám khảo, đấy là hai câu: “Bên ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao”. Em thích hai câu này vì nó có “thớt” và “dao”. Đó là hai dụng cụ rất cần thiết cho người phụ nữ khi vào bếp làm nội trợ.
Em tin rằng phụ nữ không biết nội trợ cũng chả khác gì đàn ông không biết lái xe, gia đình chả an toàn được.
Hỏi: Nếu trở thành hoa hậu, em sẽ đội vương miện ở chỗ nào?
Trả lời: Kính thưa ban giám khảo, em còn phải xem vương miện làm bằng gì đã. Nếu nó bằng vàng hay kim cương thì em chỉ đội ở những nơi không có trộm cướp. Nếu bằng bạc em sẽ đội khắp nơi, cả khi đi ngủ. Còn nếu nó bằng cườm thì em chỉ đội khi nào không bước đi trên nền xi-măng, đề phòng nó bị rơi vỡ tan ra mất.
Hỏi: Em hãy cho biết giá trị của áo tắm đối với phụ nữ, và cách chọn áo tắm để làm nổi bật những phẩm chất của em?
Trả lời: Kính thưa ban giám khảo! Đầu tiên, em xin tuyên bố áo tắm có hai loại, loại mặc khi đi tắm và loại mặc khi đi thi. Loại đi tắm có thể mua hoặc thuê, còn loại đi thi do ban tổ chức phát, từ chối sẽ bị loại cho nên đừng dại gì từ chối. Cách chọn áo tắm hay nhất là không phải chọn cho mình mà chọn cho người khác. Làm sao để khi thấy mình tắm, ban giám khảo đều muốn tắm theo thì mới thành công!
Lê Hoàng

Back to top
« Last Edit: 08. Sep 2010 , 23:21 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #582 - 20. Sep 2010 , 09:23
 

Tri Ân Mảnh Đất Này


Điệp Mỹ Linh



Trong chuyến du hành nội địa, tình cờ tôi được ngồi cạnh hai thanh niên. Sau vài câu xã giao tôi được biết người anh tên Mike và người em tên Jack. Jack có mái tóc vàng như tơ và mái tóc đó được cắt và chải giống y mái tóc của Justin Bieber – một nghệ sĩ rất trẻ và đầy tài năng của nền nhạc trẻ Canada. Mike có khuôn mặt tương tự như khuôn mặt của cựu phó tổng thống Hoa-Kỳ, Dan Quayle, và màu mắt của Mike xanh như màu nước của hồ Diablo.
Tôi không hiểu vì cả hai anh em đều có nụ cười vô tư và nói chuyện rất lễ phép hay là vì bộ quân phục rằn ri của Mike mà tôi cảm thấy có rất nhiều thiện cảm với hai cậu thanh niên này. Tôi hỏi hai anh em đi về đâu. Jack bảo Jack muốn tiễn Mike một đoạn đường. Tôi hỏi tiễn Mike đi đâu? Jack quay nhìn Mike, dường như Jack không muốn nhắc đến địa danh nào đó mà Mike sẽ phải đến. Như hiểu ý cậu em, Mike đáp lời tôi: “Tôi đi Iraq.” Tôi bàng hoàng nhìn Mike. Như nhận ra niềm xúc động trên mặt tôi, Mike vói tay sang phía tôi, vỗ vỗ trên cánh tay của tôi: “Không sao đâu, bà đừng lo. Tôi đã tham chiến tại Iraq hai lần rồi, đây là lần thứ ba.” Tôi muốn nói với Mike nhiều điều nhưng sao tôi cứ nghẹn lại như sắp khóc, nói không thành lời!

Để nén xúc động, tôi quay mặt ra cửa sổ phi cơ. Chờn vờn trong những áng mây trắng như bông gòn, tôi tưởng như tôi có thể thấy lại tấm ảnh và bản tin về sự “trở về” của First Lieutenant Paul Magers! Paul chết khi chàng chỉ 25 tuổi và mới đến Việt-Nam có hai tuần! Paul biết quê tôi chỉ có hai tuần nhưng thân xác của Paul thì ở lại đó đến gần bốn mươi năm! Trong ảnh, nụ cười của Paul cũng rạng rỡ, vô tư như nụ cười của Mike. Nụ cười đó mà biết hận thù ai! Ánh mắt đó mà muốn bắn giết ai! Bởi vậy mới có một chiến binh Hoa-Kỳ – James Lenihan – trong trận Thế Giới Đại Chiến II, đã bắn kẻ thù xong thì gục đầu bên xác kẻ thù mà khóc:

I shot a man yesterday
And much to my surprise,
The strangest thing happened to me
I began to cry.

He was so young, so very young
And Fear was in his eyes.
He had left his home in Germany
And came to Holland to die
……
I knelt beside him
And held his hand
I begged his forgiveness
Did he understand?

It was the War
And he was the enemy
If I hadn’t shot him
He would have shot me.

I saw he was dying
And I called him “Brother”
But he gasped out one word
And that word was “Mother.”…


Đang chìm đắm trong dòng suy tư, tôi choàng tĩnh khi tiếng của trưởng phi hành đoàn thông báo phi cơ sẽ đáp xuống phi trường trong vài phút.
Khi chia tay tại nơi lãnh hành lý, tôi nắm tay Mike, nói với Mike những lời biết ơn rất thành thật và sâu xa. Mike cười: “Đó là bổn phận của chúng tôi.”

Nhìn dáng Mike xa dần tôi cảm nhận được nỗi lo âu, niềm thương cảm đang dâng lên chất ngất trong hồn tôi. Khung cảnh này và trạng thái tình cảm này khiến tôi nhớ lại những giờ phút xốn xang, hoang mang, lo sợ của tôi tại phi trường Frankfurt.
Lý do đưa tôi vào trạng thái tình cảm phức tạp đó khởi nguồn từ một chuyến du lịch xa…

*      *    *

Vừa rời chiếc xe buýt của công ty du lịch Trafalgar, tôi chú ý ngay đến một nhóm đàn ông lớn tuổi, người Nga, ngồi bên trái lối đi, cạnh con kinh đào. Mỗi ông mang một nhạc cụ nhà binh như saxophone, trumpet, clarinet, v.v. Không hiểu có phải vì nghe những tiếng thầm thì bằng Anh ngữ của du khách hay không mà bỗng nhiên ban nhạc đều đứng lên, cử hành Quốc Ca Hoa-Kỳ.
Nhóm du khách và tôi đều dừng bước, ngạc nhiên, vì đây là lãnh thổ của Nga. Du khách Mỹ để tay phải lên lồng ngực bên trái. Nhìn các nhạc công, tôi nghĩ, có lẽ họ là những người lính trẻ nhất của trận thế chiến thứ II. Tôi cảm thấy nao nao buồn. Những người lính già nua, yếu đuối đang cố kéo chút hơi tàn để tìm sự sống qua bản Quốc Ca của kẻ thù xưa, vì lương hưu của cựu chiến binh Nga rất thấp!
Bản nhạc dứt. Du khách vui vẻ lấy tiền cho vào cái sắc nhỏ được đặt trước mặt các nhạc công. Các nhạc công ngồi xuống, đồng tấu tiếp bản America, the Beautiful. Tôi đứng lặng, lòng đầy xúc động.

Niềm xúc động trong tôi lần này cũng dạc dào như năm 1977, khi đứa con gái lớn của tôi, Xuân-Nguyệt, lúc đó là học sinh lớp 8, được trao tặng giải nhất toàn tiểu bang Arizona về bài luận văn “What Makes America Beautiful?”
Gia đình tôi được giúp phương tiện để đưa Xuân-Nguyệt từ Yuma đến Phoenix nhận phần thưởng trong một buổi lễ vô cùng long trọng. Đó là lần đầu tiên tôi nghe bản America, the Beautiful được cả hội trường đồng ca. Tự dưng tôi khóc. Nhưng rồi âm điệu và lời ca của bản nhạc khiến lòng tôi lắng xuống. Tôi trầm tĩnh lại để nhận những vòng tay thân ái và những lời chúc mừng của những người Mỹ quanh tôi. Theo những lời chúc mừng của những người chưa quen này, tôi hiểu những người này nghĩ rằng tôi xúc động vì thành quả của con gái tôi. Điều đó chỉ đúng một phần; vì, ngoài sự hãnh diện của một người Mẹ, những giọt nước mắt của tôi còn mang nặng niềm âu lo và sự lạc lõng trước một tương lai đầy thử thách mà tôi không hiểu tôi có thể vượt qua được hay không!

Hơn 26 năm qua, với tất cả hy sinh và nỗ lực, gia đình tôi đã vượt được nhiều trở ngại. Những đứa con, dâu và rể của tôi hiện đang đem tất cả khả năng và kiến thức đã học hỏi, đã hấp thụ tại đất nước này để góp công xây dựng một nơi mà ai cũng hơn một lần ước mơ được nhìn tận mắt sự văn minh và phồn thịnh.
Riêng tôi, ngoài sự văn minh và phồn thịnh, nước Mỹ còn có những công dân với trái tim rất vỹ đại.
Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến máy bay đầy thực phẩm, thuốc men cùng những phái đoàn y tế tình nguyện sang Phi châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới sáng tác và hát say sưa nhạc bản We Are The World để quyên góp hiện kim gửi sang Phi châu cứu đói. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới đưa nhiều phái đoàn y dược sỹ, dụng cụ y tế sang Nga cứu giúp khi lò nguyên tử của Nga, tại Chernobyl, bùng nổ. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới có thể thực hiện những chuyến bay khẩn cấp để di chuyển hằng mấy trăm em bé mồ côi ra khỏi Việt-Nam vào cuối tháng Tư năm 1975. Chỉ có những trái tim vỹ đại mới cứu giúp hết đợt di dân này đến đợt di dân khác.

Trong số triệu triệu di dân đó có gia đình tôi. Gia đình xin tôi biết ơn:
*- Cựu Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến và bà Michael Z. Smith, người đã bảo trợ chúng tôi từ Camp Pendleton. Ông bà Smith có ba người con: Michael, hiện là Đại-Úy Không Quân Hoa-Kỳ và cô con gái nuôi, người Nhật, Kristin cùng với bé Heather. Hiện nay ông Smith là một mục sư ở California.
*- Ông bà Collins. Ông Collins từng tham chiến tại Việt-Nam. Ông được một gia đình Việt-Nam che chở trong khi Việt-Cộng ruồng bắt. Ông Collins bảo vì Ông mang ơn người Việt cho nên Ông thương và muốn giúp đỡ người Việt với tất cả nhiệt tình. May mắn cho chúng tôi, vì chúng tôi là gia đình Việt-Nam duy nhất tại thành phố Yuma.
*- Ông bà Collard, người đã thật lòng thương yêu gia đình tôi như ruột thịt. Ông bà thường vui vẻ và hãnh diện giới thiệu với mọi người rằng chúng tôi là con và cháu của ông bà.
Tôi không hề biết ông Collard là một cựu chiến binh thế chiến thứ II; vì không bao giờ Ông nhắc nhở hoặc đề cập đến cuộc chiến khốc liệt đó. Đến khi Ông Collard qua đời, người bạn đồng ngũ của Ông đọc điếu văn, tôi mới biết ông Collard có mặt trong trận Trân-Châu-Cảng. Chính ông Collard đã cứu giúp nhiều người, kể cả người đang đọc điếu văn, rời khỏi chiến hạm… và Ông là người sau cùng.

Sự hiểu biết của tôi về quân nhân Hoa-Kỳ trong trận Trân-Châu-Cảng hoặc Normandy chỉ căn cứ theo sách vở và phim ảnh nên rất mơ hồ, rất hạn hẹp. Nhưng sự hiểu biết của tôi về sự hy sinh và lòng quả cảm của người lính Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt-Nam thì khá tường tận – tường tận hơn cả những cuốn sách viết về chiến tranh Việt-Nam mà tác giả chưa bao giờ có mặt tại chiến trường Việt-Nam. Do đó, tôi nhận thấy, dù cuộc chiến kết thúc một cách tức tưởi, thiếu công bằng, nhưng cũng phải chấm dứt, vì máu của người Việt – cả hai miền Nam Bắc – và máu của người Mỹ đã chan hòa trong từng thước đất nơi quê hương nghèo khó của tôi.

Sau khi miền Nam bị bức tử, hạm đội Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa đã di tản cả trăm ngàn người Việt thoát khỏi hiểm họa Cộng-sản. Nhưng nếu không có sự hiện diện của Đệ-Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ tại Thái-Bình-Dương cũng như không có sự giúp đỡ vô điều kiện của nhân dân Hoa-Kỳ thì số người tỵ nạn khổng lồ của chúng tôi sẽ về đâu?

Nương vào lòng nhân ái của người Mỹ, chúng tôi vào Mỹ với thái độ biết ơn và lòng tự tin để vươn lên.
Người Việt, qua bao thử thách cam go, đã vươn lên, đã góp công xây đắp và bảo vệ đất nước này.
Khi cuộc chiến Trung-Đông bùng nổ, năm 1992, tôi đã đau buồn và lo sợ khi đưa tiễn một độc giả trẻ và thân thiết nhất của tôi, Hải-Quân Đại Úy Hoàng-Quốc-Tuấn, tòng sự trên hàng không mẫu hạm USS. Independence, ra khơi, tiến về vùng lửa đạn của Persian Gulf. Trong lá thư gửi về từ vùng Vịnh, Tuấn viết: “… Người lính Hoa-Kỳ được huấn luyện để bảo vệ Hòa-Bình chứ không phải để gây chiến ...” Theo tinh thần cao cả đó, biết bao thanh niên nam nữ Vietnamese-American đã tốt nghiệp hoặc đang thụ huấn tại các quân trường lừng danh của Hoa-Kỳ như West Point Academy, Naval Academy, Air Force Academy, v. v…

Ngoài những tham gia đáng kể về quân sự, giới trẻ Việt-Nam cũng đã và đang xây đắp đất nước này trong tất cả mọi lãnh vực như truyền thông, giáo dục, y tế, khoa học, khoa học không gian, v. v.
Giới trẻ Việt-Nam có những đóng góp lớn lao như vậy thì những nỗ lực của thế hệ di dân Việt-Nam đầu tiên cũng không nhỏ. Thử nhìn bản đồ của các thành phố lớn như Los Angeles, San José, Houston, v. v… thì sẽ thấy: Từ những vùng đất hoang tàn cách nay 20 năm, bây giờ đã trở thành những vùng thương mại sầm uất do người Việt khai thác. Và trong các hãng, xưởng, văn phòng, biết bao người mang họ Nguyễn, Lê, Trần …
Khi những đóng góp của người Việt vào đất nước này mỗi ngày mỗi thăng tiến thì bỗng dưng sự phá hoại từ đâu ùa đến, phủ chụp xuống ngay lòng đất nước mà gia đình tôi đã âm thầm nhận là quê hương thứ hai.

11 September.

Tin Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn bị máy bay tấn công đến với tôi trong lúc tôi cùng nhóm du khách dùng cơm trưa sau những giờ thăm viếng thành phố Minks. Tôi ngồi bất động, lòng đầy phẫn uất. Nếu bảo rằng tôi không lo sợ thì không hẳn đúng; nhưng niềm lo sợ trong tôi bây giờ khác hẳn với sự hãi sợ của đứa bé gái, giữa thập niên 40, theo Cha Mẹ tản cư và thấy những chiếc máy bay mang cờ tam tài (cờ Pháp) bắn phá những làng mạc xác xơ. Những chiếc máy bay đó bắn vào tất cả những vật thể nào di động; vì vậy nông dân không giám ra đồng, súc vật bị giết hại, sinh sản không kịp và con người thì đói và thiếu thốn mọi bề.

Hơn hai mươi năm sống yên lành tại miền Nam nước Việt và hơn hai mươi năm sống thanh bình trên đất Mỹ, tôi cứ ngỡ rằng bom đạn đã xa tôi, không còn cơ hội làm tôi sợ hãi nữa. Nhưng không! Trên màn ảnh TV, một tòa nhà của The World Trade Center bốc khói và một chiếc máy bay lao thẳng vào tòa nhà thứ hai. Cả hai tòa nhà lần lượt sụp xuống trong khi niềm phẫn uất trong tôi dâng cao như những cuộn khói đen ngòm thoát ra từ The Twin Towers. Tình cảm trong tôi chẳng khác gì nỗi đau xót của tôi cách nay hơn một phần tư thế kỷ, khi Việt-Cộng pháo kích ồ ạt vào Saigon.
Là một phụ nữ được giáo dục chỉ để nuôi con và phục tùng chồng, ngày đó, trước thảm trạng của quê hương Việt-Nam, tôi chỉ biết viết những dòng ca ngợi tinh thần chiến đấu can cường của Người Lính Việt-Nam Cộng-Hòa và tôn vinh lòng hy sinh vô bờ của những người Mẹ, người vợ và người con.
Bây giờ, trước sự đổ nát và thiệt hại nhân mạng một cách phi lý và tàn bạo tại Nữu-Ước và Hoa-Thịnh-Đốn, tâm hồn tôi bị chấn động mạnh và tôi muốn viết ra những ý nghĩ thầm kín của tôi về một nơi chốn mà gia đình tôi âm thầm thọ ơn.

Ý nghĩ này làm cho cuộc du lịch giảm thiểu nhiều phần thích thú. Cuộc du lịch này chỉ vì sự tò mò của tôi, muốn tìm hiểu về một nước Nga rộng lớn.
Nước Nga rộng lớn nhưng môi người Nga không đàn hồi cho nên người Nga không biết cười. Thức ăn của người Nga thường là những miếng thịt dai dừ, mà không ai đoán được và cũng không ghi trong thực đơn là thịt gì, được tẩm trứng hoặc bột rồi chiên, không mùi vị, ăn đệm với khoai tây. Lâu lắm, may ra mới có một bữa thịt gà. Thức ăn của Mỹ như các loại kẹo, ice cream và sản phẩm của hãng Coca Cola được bày bán khắp nơi. Tôi cũng thấy vài nhà hàng McDonald’s và Pizza Hut. Sản phẩm tiểu công nghệ của Nga như thủy tinh và đồ gỗ thì tuyệt đẹp, vì được làm bằng tay. Hệ thống Metro của Nga tại Moscow rất tối tân, dù đã được hoàn tất cách nay nửa thế kỷ. Cứ 30 giây, (vâng, 30 giây) thì một chuyến tốc hành đến và một chuyến đi ngược lộ trình với chiếc kia. Trong sinh hoạt hằng ngày, người Nga không ăn mặc giản dị, xềnh xoàng như người Mỹ. Những buổi trình diễn ballet, skate on ice làm tôi say mê bao nhiêu thì những màn vũ dân tộc và những bản dân ca cũng khiến hồn tôi giao động bấy nhiêu. Âm hưởng dân ca của Nga mang nặng niềm thống thiết của dân du mục.
Dân Nga rất kiêu hãnh về Red Square, vì đó là biểu tượng của thủ đô. Khi thấy trong hình và phim ảnh, tôi cũng nghĩ Red Square rất vỹ đại. Nhưng sau khi thấy tận mắt, tôi nghĩ, không phải vì định kiến chính trị, Red Square không là gì cả, vì thiếu sự hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Khu vực Red Square được lát bằng gạch, trên triền đồi thoai thoải, diện tích khoảng một phần ba của công trường Thiên-An-Môn. Phần cao nhất của Red Square là tòa nhà của chính phủ và mộ của Lenin. Chân đồi bên này là ngôi nhà thờ với những chóp cao hình tròn, chạm trổ và sơn phết rất rực rỡ. Chân đồi bên kia chỉ là một lối đi rộng lớn. Lối đi này, vào những dịp diễn hành để phô trương lực lượng, được Hồng Quân Nga cũng như thiết giáp và các cơ giới nặng dùng làm lối ra. Bây giờ, trên lối ra này, người ta xây một ngôi nhà trên cao, phía dưới để trống vừa đủ cho bộ hành và xe hơi nhỏ ra vào. Lối vào Red Square, phía nhà thờ, cũng được chận lại bằng nhiều dãy trụ xi-măng, với mục đích không cho thiết giáp và cơ giới nặng vào điện Cẩm-Linh.
Trước điện Cẩm-Linh, ban đêm, trong khi những cặp tình nhân thủ thỉ bên nhau những lời mặn nồng thì những người Nga lớn tuổi lại chậm bước, lòng hướng về một thủ đô đã đổi tên: St. Petersburg.
St. Petersburg là một thành phố mang nặng di tích lịch sử của Nga-Hoàng. St. Petersburg không chinh phục được cảm tình của tôi nếu không có ngôi nhà thờ cổ còn hằn vết đạn của thời Hitler xâm lược và những bức tranh đầy sinh động của Ivan Aivazovsky, Wassily Kandinsky, Pavel Filonov, v. v… Những dòng sông ở St. Petersburg đã để lại trong hồn tôi rất nhiều lưu luyến. Những dòng sông im lìm, nhẫn nhục, chỉ biết len lõi trong từng ngõ ngách của thành phố trước sự kiêu căng thách đố âm thầm nhưng lố bịch của từng dãy lâu đài nguy nga. Lúc xuôi theo giòng Neva, trong khi mọi người lưu ý đến mấy chiếc cầu dựng đứng, vào những giờ nhất định, để tàu thủy có thể đi qua, thì tôi chỉ nghĩ đến những gì tôi đã thấy trên đoạn đường sau khi vào biên giới Nga.
Trên đoạn đường loang lở đó tôi đã thấy những xóm nhà lụp xụp. Thỉnh thoảng tôi mới thấy một chiếc xe hơi cũ thật cũ đậu dưới tàng cây, không biết xe còn xử dụng được hay không. Nơi khoảng sân hẹp, mỗi nhà thường cất một cái chòi nhỏ, mái và chung quanh được bọc ny-lông, để trồng hoa màu. Tôi cũng thấy người dân quê canh tác bằng tay chứ không bằng máy. Những hình ảnh nghèo khó này cứ theo tôi mãi.

Nhưng khi đến Minsk, mọi hình ảnh đều bị đẩy lùi về quá khứ, chỉ còn trong tôi nỗi xót xa của một người vừa biết nơi mình nương náu hơn hai mươi năm qua đang bị xâm phạm nặng nề! Từ Minsk đến Riga, tôi thấy các thành phố đều treo cờ rũ và mọi người dân địa phương có vẻ sốt ruột, dán mắt vào TV hoặc ngóng tin tức từng giờ. Điều làm cho tôi xúc động nhất là hôm 14-09, lúc 12 giờ trưa, tại khách sạn Scandic thuộc thành phố Helsinki của nước Finland, ban giám đốc đã yêu cầu mọi người đứng nghiêm, dành năm phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân của khủng bố tại Hoa-Kỳ.
Trong khi đứng nghiêm tôi vẫn bị những lời tường trình của xướng ngôn viên đài truyền hình CNN, từ chiếc TV lớn treo nơi góc phòng khánh tiết, chi phối. Tôi đau đớn, xốn xang trong lòng như ngày xưa, năm 1968, hay tin Việt-Cộng tấn công và cưỡng chiếm thành phố Huế, quê Ngoại của tôi.
Sau khi Huế được quân lực Việt Mỹ giải tỏa, tôi nôn nóng muốn trở về để nhìn sự tan thương và đổ nát của quê Ngoại.

Bây giờ, tại phi trường Helsinki đợi máy bay để sang Frankfurt, tôi cũng nôn nóng muốn trở về một nơi mà tôi gọi là nhà – Home. Nhưng bà nhân viên hãng hàng không Lufthansa, sau khi nhìn vé máy bay và thấy rõ ràng tôi không phải là một người da trắng, tóc màu, đã khẳng định:
- Bà có vé. Tôi sẽ ghi tên bà vào danh sách, nhưng sẽ không có chỗ cho bà. Bà phải chờ, vì đây là chuyến phản lực 747 đầu tiên từ Đức vào lục địa Hoa-Kỳ.
- Vé của tôi mua từ lâu, tại sao bây giờ tôi phải chờ? Và chờ đến bao giờ?
- Rất tiếc, tôi không biết bà phải chờ đến bao giờ. Khi nào có chỗ chúng tôi sẽ thông báo cho bà. Hiện tại, chúng tôi có rất nhiều hành khách ứ đọng từ mấy ngày qua. Và chuyến bay này, từ Helsinki đến Frankfurt để về Nữu-Ứớc, chỉ dành ưu tiên …
Không đủ kiên nhẫn chờ bà ấy nói hết câu, tôi cắt ngang:
- Tại sao tôi mới rời nhà chỉ có hai tuần mà nay tôi không thể trở về, hả?
Bà ấy ngạc nhiên, nhìn tôi, gằn giọng:
- Nhà?
Tôi đáp với giọng nghèn nghẹn như sắp khóc:
- Vâng. Nhà của tôi.
- Cho tôi xem thẻ thông hành.
Chỉ nhìn thoáng qua Passport, bà ấy thay đổi thái độ ngay:
- Vâng. Bà là công dân Mỹ. Bà ưu tiên đi chuyến bay này.
Tôi cúi xuống xách hành lý, lòng âm thầm tạ ơn nước Mỹ, nơi đã cho tôi hiểu thế nào là giá trị thực tiễn của tự do, dân chủ và công bằng. Và trên tất cả mọi điều, nước Mỹ đã cho tôi cơ hội thể hiện tinh thần tự lập của một phụ nữ.

Back to top
« Last Edit: 21. Sep 2010 , 21:48 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #583 - 21. Sep 2010 , 14:55
 
Gần đây tôi có đọc được một vài bài viết nói về cuộc sống của người Việt trên đất nước Mỹ khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, con người cũng đều phải đi làm để lo cho cuộc sống của mình. Những người lười biếng, thì cuộc đời của họ sẽ dậm chân tại chỗ

Giầu và nghèo thì không có nước nào mà không có hai tầng lớp này, bởi vì chẳng nơi nào chỉ có toàn người giầu và chẳng nơi nào chỉ có toàn người nghèo cả.

Tôi đã theo cha mẹ qua Mỹ khi lên 10 tuổi và bây giờ chỉ còn hai năm nữa thì tôi được 30 . Như vậy có nghĩa là tôi đã sống ở Mỹ một thời gian khá dài. Phải nói rằng trong lòng tôi luôn cám ơn đất nước Mỹ đã cho tôi cơ hội đến trường mà không phải lo sợ không có tiền để đóng cho họ, cám ơn Mỹ đã cho tôi cơ hội để cầm mảnh bằng kỹ sư trong tay, và cám ơn Mỹ đã cho tôi cơ hội kiếm được một công việc làm khá tốt.

Tất cả những điều có được ngày hôm nay là do sự cố gắng vươn lên của tôi. Muốn bước tới sự vinh quang không phải là ngồi một chỗ than thở hoặc lười biếng mà có được.

Rất nhiều người Việt vượt biên qua Mỹ trước kia đã thành công, có nhà cửa và có tương lai sự nghiệp vững chắc. Cha mẹ tôi khi đặt chân qua Mỹ cách đây 18 năm cũng đã phải làm lại từ đầu. Ông bà không quản ngại làm việc siêng năng để lo cho anh em tôi học nên người, nhưng không bao giờ than van rằng đất nước Mỹ bắt họ phải làm việc đầu tắt mặt tối.

Đất nước Mỹ không hề mang chúng ta sang đây, mà chính chúng ta tự đòi sang vì thế nếu làm việc cực khổ thì đừng bao giờ phiền trách họ, bởi vì như thế là mình quá vô lý.

Nhiều người Việt khi mới đặt chân qua Mỹ sau những ngày vượt biên nguy hiểm đầy gian nan đã được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong một chương trình trợ cấp còn được gọi là welfare vì có con nhỏ cho tới khi 18 tuổi, ngoại trừ độc thân thì chỉ được 24 tháng. Như vậy đủ biết xã hội mỹ đã tốt đến thế nào đối với chúng ta.

Người Việt ở Mỹ cũng có hai tầng lớp: một loại trí thức có văn bằng cầm trong tay và một loại người không có mảnh bằng nào cả. Người có bằng cấp sẽ kiếm được công ăn việc làm tốt hơn, còn người không có bằng cấp thì phải làm nghề lao động. Dĩ nhiên lương sẽ không được trả cao.

Ở Mỹ tôi đã nhìn thấy rất nhiều người cùng thế hệ với tôi trở thành bác sĩ, kỹ sư giúp ích cho đời sống mọi người. Đa số những người qua Mỹ sau này muốn làm giầu nhanh nhưng không chịu học hành.

Cũng có nhiều người Việt ở Mỹ từng làm giầu bằng nghề Nail. Tôi không quen biết ai trong ngành này, nhưng theo những nhận xét từ người lớn cho biết, họ kiếm tiền rất dễ dàng . Chính họ tự chọn làm nghề chà chân, sơn móng tay để kiếm tiền, chứ chính phủ Mỹ hay người Mỹ không hề bắt họ làm như vậy. Nghề này ngồi trong bóng mát và không quá khổ cực như những người phải làm việc ở ngoài đồng nhặt trái cây giống như người Mễ, hoặc công nhân sửa đường phố, nên xin đừng than thở. Mỗi lần tôi nghe ai than làm nghề nail thế này thế nọ thì tôi không thể hiểu họ thực sư muốn gì!.

Đôi khi họ kiếm nhiều tiền hơn cả những người đã phải bỏ công ra ngồi học 4 năm trong đại học. Những người đi làm cho công ty Mỹ luôn đóng thuế đàng hoàng nhưng họ lại không.

Tôi rất ghét những người ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, kiếm tiền từ người Mỹ nhưng luôn chê trách cuộc sống và đất nước Mỹ. Những người chỉ biết đứng núi này trông núi nọ không bao giờ thành công và hài lòng với những gì họ đạt được.. Nếu thật sự ở Việt Nam tốt hơn trong mắt họ thì họ nên về đó mà sống, sang Mỹ làm gì!.

Căn cứ theo báo cáo cũng như từng đọc báo chí thì tôi thấy cuộc sống ở VN khó khăn gấp nhiều lần bên Mỹ. Thử hỏi một kỹ sư hóa học ra trường kiếm được bao nhiêu tiền một tháng? Ngay cả tầng lớp trí thức như giáo sư người đã cho sinh viên kiến thức, mà còn nghèo khổ đi làm thêm ban đêm để có đủ tiền nuôi vợ con đó thôi.

Những người giầu bên VN đa số là cán bộ cao cấp, con ông cháu cha hoặc là những người buôn bán, ngoài ra số người nghèo thì vẫn còn rất nhiều.

Chúng ta không thể nào so sánh cuộc sống của người Việt tại Mỹ với cuộc sống của người Việt tại quê nhà được vì đây là hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau. Ở Mỹ làm việc cực nhọc nhưng không cảm thấy bị gò bó, muốn nói gì hay đi đâu cũng được.

Ngoài ra luật phát của Mỹ luôn được tôn trọng nên ý thức của con người rất cao, còn ở Việt Nam thì luật pháp chẳng bao giờ được người ta thực hành triệt để vì ý thức của người dân quá thấp kém.

Người Mỹ rất lịch sự mặc dù có một số người kỳ thị nhưng khi gặp gỡ mình ngoài đường họ luôn nói lời chào hỏi dù không hề quen, điều này khiến cho người Việt ở Mỹ cũng lịch sự theo.

Người Việt ở Mỹ rất có lòng tốt đối với thân nhân còn sống ở bên Việt Nam. Dù giầu hay nghèo họ đều cố gắng gởi tiền về VN lo cho gia đình, thử hỏi những người bên VN có giám cho tiền thân nhân của mình hay không khi biết họ nghèo khổ?, giỏi lắm thì chỉ được vài bữa ăn là cùng. Tranh giành nhau từng thước đất, hoặc gia tài thì có.

Con cái ở bên Mỹ không bao giờ chờ đợi được chia gia tài từ cha mẹ. Họ tự tạo cho mình một cuộc sống vững chắc riêng.

Mỗi người có một cuộc sống đi kèm theo sự thành công hay thất bại. Mỹ chưa phải là thiên đường nhưng nó đã giúp cho người Việt ở đây có rất nhiều cơ hội mà nếu ở VN thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ có được trừ khi họ có thân nhân làm trong guồng máy chính quyền.

Tôi không quên nguồn gốc mình là người Việt Nam nhưng tôi cũng sẽ không làm kẻ vong ơn, ăn cơm, uống nước của Mỹ nhưng luôn miệng che bôi Mỹ.

Tôi rất tự hào khi được sống ở bên Mỹ.

ThuyVanUK
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: QUÁN CÓC 8
Reply #584 - 27. Sep 2010 , 23:44
 
Vợ tốt:




- Phải đẹp gái
- Không kiêu sa
- Thích ở nhà
- Lo nội trợ
- Không cắc cớ 
-chửi chồng con
- Không phấn son
- Không nhiều chuyện
- Không hà tiện
- Không càm ràm
- Phải siêng năng
- Không lười biếng
- Nói nhỏ tiếng
- Biết chiều chồng
- Giỏi nữ công
- Và gia chánh.
- Biết làm bánh
- Nấu ăn ngon
- Biết dạy con
- Ứng xử tốt
- Không quá dốt
- Không quá khôn
- Không ôm đồm
- Không ủy mị
- Không thiên vị
- Không cầu kỳ
- Không quá phì
- Không quá ốm
- Không dị hợm
- Không chanh chua
- Không se sua
- Không bẻm mép
- Không bép xép
- Không phàn nàn.
------>
- Không có đâu
- Đừng có KIẾM !!!
- Nghèo mà HAM !!! 



 




 









Back to top
« Last Edit: 27. Sep 2010 , 23:47 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 37 38 39 40 41 ... 51
Send Topic In ra