thule
Gold Member
   
Offline

Thành Viên Xuất Sắc *Năm 2010*
Posts: 3836
|
Thăm Thành Phố Cổ Lệ Giang, Vân Nam (Lijiang, Yunnan)
Ngày 20 tháng 10, chúng tôi rời Đại Lý để đi thăm thành cổ Lệ Giang (Lijiang), nơi đã được UNESCO coi là Di Sản Văn Hoá Thế giới. Thành phố này ở 2400m trên mặt biển, có núi bao bọc ở phía tây và bắc, và đồng ruộng trù phú ở phía đông nam. Khu phố cổ này trông như một cái nghiên bằng ngọc. Người dân tộc ở đây là người Na Di (Naxi Ethnic Minority).
Con đường dẫn đến Lệ Giang là những cung đường hùng vĩ, hai bên hoa cỏ rất đẹp, được tô điểm bằng các sơn trang heo hút của dân tộc Bạch. Dọc đường, cô HDV người Na Di, cũng mặc áo nhiều mầu trắng, đặc điểm là phía sau có một giải ngang lưng có 7 vòng tròn tượng trưng cho ngôi sao nói lên caí ý nghĩa “mặt cúi xuống đất lưng chổng lên trời”. Lệ Giang được coi là “nữ nhân quốc”, phụ nữ làm chủ, có rất nhiều quyền hành. Trên xe, cô HDV chỉ vào phía trong gần núi cách 200 thước có người Mô sô theo chế độ mẫu hệ, không lấy vợ lấy chồng, nhưng sống và chia sẻ chung. Tất cả đàn ông trong gia đình đều gọi là “cậu”, và đàn bà gọi là “mẹ”. Cô HDV không nói gì thêm, mình cũng không thấy tận mắt, chỉ đoán chừng dân tộc này không có đơn vị gia đình nhỏ, và chắc là phải có cái gọi là “cộng sản aí tình”...
Cả đoàn đi đến núi Ngọc Long cao trên 5000 m. Ở đây khí hậu bất thường, phiá đông thì nắng phía nam thì mưa nên buôỉ chiều khi tơi được chân núi, đi cáp treo lên tới đỉnh thì trời mưa dầm dề, mây mù phủ kín chẳng thấy đỉnh núi tuyết đâu. Ngồi trên xe cáp nhìn quanh và nhìn xuống đất cây cối um tùm. Cái áo mưa đi thuê ngắn quá, lúc ngồi xe cáp thò 2 chân ra ướt nhẹp. Lên trên đỉnh núi lại đi bộ một quãng nữa qua rừng thông trong mưa bay mới tới một cánh đồng cỏ thơ mộng gọi là Vân Tam Bình, thánh địa của những kẻ thất tình (khi nào tình yêu không trọn thì đến đây. ..an giấc ngàn thu). Đường dây cáp đi xuống núi 15 phút nữa dẫn đến Bạch Thuỷ Hà là nơi nước tuyết từ núi chảy xuống những bậc như ruộng bục thang nhưng nước trong xanh và mát lạnh. Ai cũng xốn xang trông thấy con bò lông dài mầu trắng thật đẹp gọi là con Yak, gốc Tây tạng mà người dân tộc Na Di nuôi ở trên núi.
Ngày hôm sau vào công viên của Hắc Long Đàm (Black Dragon Pool) mới thấy cảnh đepï của Lệ Giang. Cổng vào có 4 con sư tử bằng đá: 2 con ngậm miệng ( nữ) và 2 con há miệng (nam) tượng trưng cho ‘nữ chủ ngoại, nam chủ nội’ (chế độ mẫu hệ mà!). Đi qua Ngũ Khổng Kiều lại nhìn thấy núi tuyết Ngọc Long in bóng dưới hồ. Đúng là “Càn Long ở trời, địa long ở nước”. Nước từ hồ này là nguồn cung cấp cho cả cổ thành Lệ Giang. Việc sử dụng nước từ trên núi xuống rất là khoa học. Người ta xây 3 vòi ở mỗi miệng giếng từ dòng suối phía trên cao xuống phía dưới thấp. Vòi thứ nhất thì dùng dễ lấy nước uống. Vòi thứ hai để rửa rau quả, và cái thứ ba là để giặt giũ. Nước suối vừa thoả mãn nhu cầu của dân vừa cho thành phố vẻ nhẹ nhàng thanh thoát. Đến đêm thì họ lại mở then thoát nưóc suối ra để nước chảy tự do rửa hết đường phố sạch banh. Sử dụng nước kiểu này đã là một phần của đời sống hàng ngày trong khu phố cổ Lệ Giang.
Chúng tôi rời công viên tới đi điểm ngừng cuối cùng là cổ thành Lê Giang thì trơì đã xế trưa. Du khách phải đứng sững nhìn 1 kiến trúc đặc biệt, cổ kính mà nhẹ nhàng hài hòa mà mình vẫn thấy trong các phim tàu, cứ tưởng chỉ là dàn cảnh. Khu phố cổ có lịch sử 800 năm đã phát tirển thành một trung tâm chính trị văn hoá va øgiaó dục trong vùng. Đặc biệt thành phố này không có tường bao bọc xung quanh vì thành xây hình vuông chữ Điền và dòng dõi vị lãnh chúa đã trị vì trên 500 năm thì tên là Mộc. Có tường thành bao quanh cũng như là đóng khung cả cổ thành trông giống một chữ khác có nghĩa là “bị nhốt” (siege) làm như cả nhà họ Mộc như chuột bị nhốt trong hang! và chắc vị lãnh chuá không muốn nghĩ như vậy nên không cho xây tường thành.
Nhà cửa ở đây là một phối hợp đặc thù của người Hán, người Bach và Tây Tạng làm thành một kiểu của nguời Na Di. Nhà san sát nhau, đường đi nhỏ lát đá xanh nên mùa mưa không bị lầy và mùa hè không bụi, uốn lượn theo các dòng suối nước trong vắt. Người Na Di trú trọng đến trang hoàng, với các nhà gỗ có vườn, của sổ trạm tro åhoa văn, liễu rủ khắp nơi dọc theo dòng suối. Thật đúng với câu Kiều:
Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Thổ sản ở đây là bạc nhưng tiếc đoàn không ở đây được lâu nên chẳng mua được cái vòng bạc nào làm kỷ niệm vì ngôì xem biểu diễn pha trà (và bán trà tất nhiên) lâu quá. Cuôí cùng cũng bị mua một lô trà những là Nghinh Tân, Long Châu , Sinh Thái-là một loaị của trà Phú Nhĩ nổi tiếng trị được đủ các thứ bệnh (lời quảng cáo) như táo bón, nóng nảy, mụn nhọt, an thần, ấm dạ dầy, khoẻ thận. Tý nữa thì tôi phì cười vì nghĩ đến việc giúp”khoẻ thận” mà mọi người vẫn đùa là phải uống trà Thái Đức (làm gì có trà Thái Đức, cứ thử đọc ngược lại coi...!).
Ăn cơm trưa cũng vẫn cả chục món xào tại ngay trong 1 nhà hàng ở Lệ Giang, sau đó phải vội vàng lục tục đi ra phi trường đi Quảng Châu, chưa xem hết một góc của thànhh phố xinh đẹp. Thôi lại hẹn một ngày nào đo ùđi du lịch Tây Tạng thì nhớ quèo vào Lệ Giang của Vân Nam ngay gần đó, thong dong đi chơi thànhh cổ vài ngày thì mới tận hưởng được cái không khí trang nhã và cái đẹp của một thành phố được gọi là Oriental Venice!
|