LAM_SON
Senior Member
  
Offline

I love YaBB 1G - SP1!
Posts: 302
Gender:
|
TÃN MẠN NGÀY CUỐI NĂM Nhân những ngày cuối năm lại viết năm ba giòng gọi là Vui Ngày Tất Niên ((Mừng cho một năm đã hoàn tất ) , để chuẩn bị mừng Tân niên , như thông lệ , người ta vẩn thường chúc tụng nhau lời chúc mừng năm mới . Cuối năm âm lịch , hôm nay đã là ngày 28 Tháng Chạp , ta quen nói là 28 Tết , Tuy rằng ngày đầu năm chưa đến , nhưng đồng bào mình vẩn quen nói thế , biết làm sao được , mà chẳng có ai để ý bao giờ , như tục lệ kiêng cử , Ông bà vẩn thường nói : Có Kiêng Thì Có Lành , Những câu thành ngữ nghe ; nói quen miệng , nghe quen tai , nên chẳng ai hơi đâu mà suy nghỉ cho mệt . Đó củng là điều mà ta phải nên suy nghỉ , Ừ thì cho rằng người đời xưa , vì có nhiều kinh nghiệm sống , nhất là từ thuở lập quốc , cho đến ngày khởi hành cuộc Nam tiến , mở mang bờ cõi tân mũi Cá Mau . Từ thời niên thiếu , còn mài đũng quần trên chiếc băng dài bằng gổ , trong trường học , tai thường nghe quen lời văn trong Quốc văn Giáo Khoa Thư . Những ai đi học thời xưa đó , làm sao quên cho được , như bài học nên ghi nhờ công lao mở nước dựng nưóc cuả bao thế hệ Ông cha , Người Việt Tôn Thờ Thân Quyền là cốt ở chuyện tôn thờ các vị Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân . và lên án nặng nề những kẻ Mãi Quốc Cầu Danh . Ngày cuối năm là nhửng ngày tính sổ sách ( nếu mình có hoạt động về thương mại , làm ăn mua bán tính toán sổ sách , còn không làm ăn mua bán , thì vẩn tính coi năm vưà qua ta sống ra sao ? cái gì được , điều gì mất . Năm Canh Dần chưa qua , chỉ còn một hai ngày nưả là đã qua đi ; nhanh chóng , và đúng kỳ hạn . Nhưng thực ra ngày đầu một năm ta vẩn tưởng rằng đó là ngày Mùng Một Tiết Nguyên Đán . Năm mới Tân Mão , 2011 , nhằm ngày Thứ Năm 3 tháng Giêng Dương Lịch , Nhưng … lại dài giòng một chút , Thưa quý vị , không hẳn như thế . bởi lể một năm âm lịch tính thoe tuần trăng , vì thế ngàu đầu tiên cuả năm mới , được xác định theo Tiết khí , không phải là ngày Mùng Một Tết . Nguyên Tắc tính Lịch số như thế nầy , ngày đâu tiên chính thức là ngày đầu một năm phải căn cứ nơi tiết khí , Mổi một năm ; được phân chia thành 12 tháng , và gồm có 6 tháng thuọc Dương và 6 tháng thuộc âm . Từ Tiết đông Chí đến hạ Chí thuộc về Dương …. từ ngày Hạ chí đến Đông Chí , thuộc về Âm , Nguyên tắc nấy dùng để tính toán vế các sự kiện , không bao giờ sai chạy , Mổi năm gồm có 24 tiết khí . Mười hai Tiết khi thuộc Âm và Mười hai tiết khi thuôc Dương , Như tháng có tháng Dương và tháng âm , chu kỳ những tháng về Dương khỡi từ tiét Đông chí thuộc tháng 11 âm lịch , đến tiết Hạ chí trong tháng năm . thuộc Dương , và từ tiét khí Hạ chí đến tiết đông chí thuộc về âm . Hẳn quý vị chưa quên trong truyện Kiều có câu : Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba , Lễ Là Tão Mộ hội là Đạp Thanh , Nghiã là nhân Tiết Thanh Minh , người ta đi thăm viếng và dọn dẹp rác rưới cỏ dại mọc chung quanh các ngôi mộ , trong các khu vực chôn cất . Đó là hình thức và biễu tượng cho lòng hiếu thão cuả con cháu , như tháng bảy âm lịch là tháng cầu siêu cho Tổ Tiên , Ngày cuối năm lại nhớ lan man ; đủ thứ chuyện để nhớ , vậy mà có người viết , có một chút gì để nhớ . Như lời một bản nhạc Một Chút Gì Để nhớ ; bài hát nói về thành Phố Pleiku , khói sương lạnh giá . Nói có một chút , là nói cho có nói , chớ thật ra có quá nhiều điều để nhớ , nhớ đủ thứ , Khi bản thân là người tha phương xa xứ (có thể là tha phương cầu thực ) hay vì lý do Tỵ Nạn …. Thiếu gì lý do để mà sống kiếp tha phương , chử tha phương có nghiả là sống ở một nơi không phải là nơi mình sinh ra ( củng như nói nơi sinh quán và trú quán ) . Như bản thân người viết , ngày xưa trước 30 / 04 /1975 ; khi còn phục vụ trong quân ngũ ;vẩn rày đây mai đó ,luôn luôn sống cảnh màn trời chiếu đất ( thực ra lính tráng ngủ trên chiếc vỏng nylon ) thuở đó , nếu một đêm nằm dưới đât , dù đã được trãi bằng tấm Poncho ( vải lều che mưa ) tất nhiên sẻ bị cãm lạnh , nhất là khi tham dự hành quân nơi vùng rừng núí ngút ngàn ở miền trung . Những ai đã từng trãi qua đoạn đường chiến binh ắt hẳn nhớ đìều nầy . Đời lính dầm mưa dãi nắng lấy vủ khí làm tri kỹ , lấy rừng nuí làm nhà « ôm yên gối trống đã chồn , nằm vùng cát nóng ngũ cồn rêu xanh « . Ngày xa xưa đó , khi được hưỡng 15 ngày phép ngắn ngũi , ( một ngày đi về gia đình , và một ngày trở về đơn vị , vị chi số ngày còn lại chỉ võn vẹn có 13 ngày ) về xum họp cùng gia quyến , lòng lại thấy nhớ nhửng người anh em đồng đội , nhớ đơn vi , cứ mong sao mau hết phép ( vì về phép thì vui , nhưng khi về tới nơi , chẳng có gì là vui , vì lính mồ côi mà , vui thì vui với ai ??? đã là lính thì về phố chẳng giống ai ,, đó là sự thật , quần áo civile chẳng còn , mà giử làm gì , khi ra đi có bao giờ ước hẹn với người ở hậu phương rằng : Em hỏi anh bao giờ trở lại ? Xin trã lời mai mốt anh về , ít có người chiến binh nào dám cả gan hưá trước ngày về , chì ngoại trừ máy chú lính ma lính kiễng , đánh giặc thì vắng mặc vì bận biết phái tại nhà xếp lớn , lè phè ở hậu phưong cua gái nói dóc . Trở lại thân phận phiêu lưu trôi dạt với cuộc sống nơi quê hương thứ hai , thân mình ăn gởi nằm nhờ , dù có mua sắm được nhà cưả thì mình vần là thứ Dân Tây Dân Mỷ giấy , chỉ là thứ tầm gởi , hay ho gì , thành ra cuối năm nhớ đủ thứ , nhớ chuyện ngày xưa , nhửng ngày chưa đi xa , định cư ỏ xứ lạ quê người . Nhớ lắm chớ . Tuy không phải là dân sinh đẻ ờ Sài Gòn , vậy mà vần thấy Sài Gòn như là một cái gì đó thực là gần gũi , biết bao kỹ niện , vui buồn thời mới lớn , thời trốn học đi cùng dăm ba thằng bạn xóm nhà lá ( mấy cu cậu ngối dãy bàn chót , thường là Tổ sư trốn học coupe cours , Bởi thế mới lỡ thầy lỡ thợ ; Nhân xem qua một số bài vở viết về Sài Gòn , với tưạ đề : CÁI GIỌNG NÓI KIỂU SÀI GÒN ; làm mình nhớ quá chừng , mình sinh ra ở Biên Hoà , vậy mà ít gắng bó với Biên hoà , là vì thuở nhỏ về Sài gòn đi học , cứ tưởng học ở Sài Gòn là bãnh lắm , ai mà ngờ , rôi cuối cùng , củng chỉ là anh binh nhì deuxième cùi bắp . Vui quá phải không . Ừ thì vui lắm , củng vì nhờ có nhiều chuyện vui trong đời lính , nên nhờ thế , mà thân được an ủi đôi phần . Đọc chùa vài bài viết trên net , củng nhớ Tết , như bài hát : ĐỒN ANH ĐÓNG BÊN RỪNG MAI . NẾU MAI KHÔNG NỞ , ANH ĐÂU BIẾT XUÂN VỀ HAY CHƯA ???? Vui có buồn củng có , mới chiều hôm qua , còn đánh banh bóng chuyền với nhau vui vẻ ồn ào , vậy mà ít hôm sau , khi vìện binh cho Tĩnh Vị Thanh Hoã Lưụ , đơn vị mất hai đai đội , Vì nóng lòng cứu viện cho Vị Thanh mà đon vị gặp phục kích cuả đối phương , Đến bây giờ mình vẩn chưa quên được tiếng buá đóng đinh nắp hòm suốt đêm . vui sao được . Lính thì hay chọc ghẹo đàn bà con gái , nghịch ngợm , bởi thế , có câu LÍNH VỀ LÀNG NHƯ THẦN HOÀNG VỀ MIỄU . Ngày xưa khi đơn vị về đồn trú trong làng xã nào đó , y như ràng các vị xã trưỡng sợ mất mật . Từ sau 30 / 4 / 75 mình mới gắng bó với Biên Hoà . Nhưng củng chỉ 15 năm , Biên hoà là một thành phố nhỏ , với giòng sông Đồng Nai hiền hoà , với giòng thuỷ triều lặng lờ , ( vậy mà năm Nhâm Thìn 1952 , thuỷ triều cuả giòng sông nầy đột nhiên phẫn nộ , khiến cho đồng bào phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất ) vì ăn như xáng múc ; làm như lục bình trôi , ông bà nói thế , có ngồi quán cà phê nơi bờ sông Đồng nai mới quan sát đám lục bình trôi lặng lờ . Nhiều khi trong đám lục bình ấy củng có vài xác chết trôi sông . nghèo hay giàu thì ngày cuối năm , 30 Tết vẩn phải có măm cơm canh đạm bạc cúng rước ông bà ; củng trái cây bông hoa trên bàn thờ . nếu không có ắt hẳn ngày Tết ãm đạm thê lương , nhất là ngày Tết lại thường có đám giổ , vì người nhà mất trong Tết Mậu Thân 1968 , khi bị luà đi vào dịp Tết , để ra đi không trở về , vì thế người nhà mới lấy ngày Têt hàng năm làm ngày Giỗ . Và năm Ất Mão 1975 củng đã là ngày Giỗ của nhiều gia đình , Vì ai nhiều tham vọng quyền lực , gây bao đau thương tang tóc đồng bào ; Thường thường thì ngày xuân khi mang thân phận phận kẻ tha phương , nên buồn nhiều hơn vui ,
Ngày Tư ngày Tết mà lại nói toàn chuyện buồn ắt hẳn là điều không nên ; Thấy tưạ đề bài thơ xưa cuả Vũ Đình Liên , Mổi Năm Hoa Đào Nỡ Lại Thấy Ông Đồ Già Bày Mực Tàu Giấy Đỏ Trên Phố Đông Người Qua Năm Nay Hoa Đào Nỡ Không Thấy Ông Đồ Xưa Những Người Muôn Năm Cũ Hồn Người Xưa Nay Đâu Nhớ câu Thơ Tết : Thịt Mỡ Dưa Hành Câu Đối Đỏ Niêu Cao Tràng Pháo Bánh Chưng Xanh Không biết người xưa ý tứ hay lắm , từ những câu ca dao Tục Ngữ , được truyền Tụng bao đời , âu đó củng là nếp văn học lâu đời cuả dân tộc Việt Nam . Ngày Xuân nhớ đủ thứ , nhớ mọi điều , nhớ bạn bè , nhớ thân nhân , nhớ kỷ niệm buồn vui ở quê nhà , một vài kỹ niệm trên quê hương thứ hai , nơi miền đất tạm dung . Ngày Tết , đêm Giao thưà ngày còn đi học, trong đêm Giao Thưà , không thể thiếu được cái mục đi viếng thăm lăng Tã Quân Lê Văn Duyệt , bẻ bông hoa , gọi là xin chút Lọc non cuã Đức Ông , vì nghe đấu Ông Linh Ứng dị Thường , như chuyện cuả mình , câu chuyện thật , Năm đó , xưa lắm , từ dạo còn đị học ở Trung Học Hồ Ngọc Cẫn ỡ Gia Định , mình vẩn thường rũ hai ba đưá xóm nhà lá trốn học vào hút thuốc và ngũ trưa ở sân cỏ trong lăng Ông , có lẽ ông Từ giử chuà biết lủ học trò trốn học nằm ngũ , nên chẳng nói chi , Mình nghe nói Ông Linh lắm , nên mới thữ vào chánh điện xin xâm , bây giờ đã hơn 40 năm ; chẳng nhớ lời sâm , chỉ nhớ mang mán điều mình hõi khi xin xâm : ý mình hỏi chừng nào con sẻ có tình duyên , vì thuở ấy vẩn cô đơn cô độc , ( vì nhát gái , có dám chọc ghẹo ai đâu mà có bồ bịch . ) chỉ nhớ quẻ sâm giãi đoán với câu : Năm Dần tháng Ngo thì nên duyên phận . Lúc đó có biết năm dần là năm nào , vì có nhiều dân lắm , bảo như thế là không rõ ràng , như gọi là Ngũ Dần , nghiã là 5 năm mang tên Dần , Như giáp dần , bính dần , mậu dần , canh dần , nhâm dần , Vậy thì đó là năm dần nào ???? đột nhiên trên đường đờì với kiếp sống lưu linh lãng tử , mình lại gặp mối lương duyên , vào đúng năm Dần 2010 ; Cuối năm nay , khi đọc lại bài viết về Lăng Ông Bà Chiễu , chợt nhớ về quẻ Sâm xin được năm xưa , Thật là kỳ diệu , Ai dám nói thánh thần không thiêng , vì chúng sinh người trần mắt thịt , nên không thấy mà thôi , Khi mình gặp và kết duyên với người con gái nầy quả như cá gặp nước . Sau những ngày cuối năm Canh Dần 2010 ; ôn lại chuyện đã qua , Thì bây giờ đứng trên thềm năm mới Tân Mão ; suy tính sắp xếp kế hoạch , chương trình sinh hoạt cho một năm . Nhân đây mới nhớ đến thói quen cuả đồng bào , ngày đầu năm thường hay đến chuà xin xâm hay đi cói bói quẻ , để biết vận hạn trong năm mới ra sao ? Nhưng , ít có mấy ai trong chúng ta hiểu được Bói Toán là gì ?? coi vận hạn có ý nghiã như thế nào . Nội chử Bói Toán chúng ta còn chưa hiểu hết ý nghiả đích thực cuả Tử ngữ Bói Toán ?? Nhân ngày lành tháng tốt , ta nói chuyện bói toán cho vui cưả vui nhà . Vậy thì Bói Toán là gì ?? Thường thường chúng ta chỉ nghe nói , hoặc vã nói theo thói quen , chớ kỳ thực đâu có hiểu được ý nghiã đích thực cuả Tử ngữ Bói Toán ra sao ?? Theo thiển ý cuả người viết (đay không phải là do ý kiêén chủ quan ) , mà ở đây , người viết muốn trình bày một vấn đề , mà chính bản thân người viết đã từng trãi qua nhửng năm tháng dài , đi sâu vào lĩnh vực hơi rắc rối nầy , củng vì thế , người viết có một số hiểu biết về chuyện nầy . Bản thân người viết vốn không phải là thầy bói , củng chưa bao giờ xem bói toán là một nhề nghiệp , hay xem đó như là phương tiện để sinh nhai kiếm sống qua ngày . Trước hết chúng ta thử xác định ý nghiã cuả từ ngữ bói toán . Chử Bói : nghiả là bốc , chử toán là tính toán . chúng ta nên hiểu như sau : Khi đứng trước một vài vấn đề có liên quan đến bản thân , ví dụ như tiền bạc , tình cảm v…v…. thường thường , chúng ta hơi rối trí một chút , ví dụ như ngày tháng đó , khi cần đi đâu , làm việc gì ? chúng ta củng thường tự hỏi : không biết hôm nay ra đi , có được việc hay không ? làm chuyện gì đó ai củng muốn thành công hơn là thất bại . Vì thế , ta mới đặt ra vấn đề , ( mới gọi là Bói ) Bói tức là hỏi , ngày xưa ta hổi người sáng suốt tài giỏi hơn ta , để mong có câu trả lời hay lời khuyên ta cân phải nên làm gì ?? Đôi khi câu trả lời không thoã đáng , vì thế , người xưa mới bày ra : theo phương pháp đã có sẳn từ ngàn xưa , và các câu hỏi hầu như đều có giải đáp , Nhưng chuyện Bói Toán , xuất phát từ kinh dịch , vì thế sau chử Bói là chử Toán , toán ở đây là tính toán , là phân tích , chia chẻ vấn đề ra làm nhiều yếu tố. Sau khi tính toán đầy đủ , sự cân nhắc đã có , thì chúng ta mới đi đến quyết định phải làm gì ? Chính vì sự truyền đạt không đầy đủ , và vì nhiều lý do khác , nên dần dần , ý nghiả đích thực không được hiểu một cách chính xác , dần dần thất truyền về phương pháp và lý thuyết , nên mới có câu : Sống Chết mặc Bây , Tiền Thầy bỏ túi . Do thế chúng ta mới thấy rỏ , đời nay , lương tâm con người nhiều khi thui chột đi vì quyền lợi , hay vì túi tham không đáy . Ngày nay , qua những bản tin tức thời sự cho thấy , chuyện con giết chết cha , anh em đấu đá lẩn nhau là chuyện như cơm bưả , Những hiện tượng đó không có gì khó hiểu , đối với những ai đã từng nghiên cưú học hỏi nơi Kinh Dịch , chẳng qua là thời kỳ hiện tại , chính là thời kỳ hỗn man , hầu như tất cả mọi thứ đạo lý đểu đão ngược . Nên có người viết về điều nầy : gọi là thời kỳ âm thịnh . vì Dương tượng trưng cho những gì quang minh chính đại , âm tượng trưng cho những gì u ám , mờ tối , tội lổi . Trở lại chuyện bói toán , củng như khoa tữ vi đã có thuyết trình về 12 cung ( hay là 12 vị trí ) 12 cung đó ảnh hưởng trực tiếp vào 12 lĩnh vực trên bản thân cuả đời người . Các cung cuả khoa Tữ vi chia ra theo các lĩnh vực liên quan đến bản thân một cá nhân . Như cung : Mệnh , Phụ mẫu , Phức Đức , Điền Trạch , (điền đất đai bất dộng sản , Trạch là nhà ở , ) Quan Lộc , Nô bộc , Thiên Di , Tật ách ( hay giãi ách ) Tài Bạch , Tữ tôn , Thê thiếp , Bào đệ ( hay Huynh Đệ ) , Bài viết sẻ không đi sâu vào các chi tiết thuộc về phần kỹ thuật , mà người viết chỉ muốn trình bày thoáng qua , có tính cách như kiến thức tổng quát . Bói Toán xuất phát từ Kinh Dịch , và phân chia ra làm hai phần chính : Phần lý thuyết ( tương đối hơi rắc rối ) , và phần thứ hai , đó là phần ứng dụng thực hành Có nhiều môn bói khác nhau , sự dị biệt chẳng qua ở hình thức , tưụ chung vẩn ở điểm đem lại kết quả mà người ta muốn biết ; Qua các phần như : Bấm độn , Bốc phệ, bói dịch , v…v…. Mổi một khoa bói như thế , đều có phương pháp riêng tư , Bói Dịch dùng để xem xét về lẻ thuận nghịch âm dương , dương thì sự việc đi thuận , âm thì sự việc đi nghịch lý ) thời dương ta làm việc đàng hoàng , thời âm , ta tìm cách làm để thích hợp với thời thế ; thời là thời gian , thế là vị thế riêng cuả bản thân trong từng hoàn cãnh , Phải biết ta thường nghe nói Thế lực , thật ra thế là một chuyện , còn lực là chuyện khác ; có thế tức là đứng ở vị trí nào ? còn lực là sức mạnh , có thế mà thiếu lực thì vô ích , có lực mà không có thế , tức là không có chổ dựa vào ( trong nước họ gọi là có ô thì phải có dù che ) chử thế lực , xuất phát từ kinh dịch hay từ quẽ Dịch , Có tất cả 64 quẽ Dịch . Ngày xưa từ Đức Lý Thường Kiệt , đến Trần Hưng Đạo , Ngô Quyền , Nguyễn Trãi , đều tinh thông kinh dịch . Mổi quẽ dịch gồm có 6 hào , mổi hào tượng trưng cho một lĩnh vực trong cuộc sống , trong mổi quẽ , đều đã phân chia sẳn các hào Thế , và ứng , lời Dịch noí : Thế là mình ứng là người ; đó là đìểm chuẩn tắc . như hhắm bắn vào vòng tròn , khi bắn phát đầu tiên nếu chệch vào bên trái thì điều chĩnh về bên phải , ví dụ như Quan Mai Dịch , đó là cách dùng điễm chuẫn , để tính toán , nên dịch viết Quẽ âm thì hào dương nhiều , hào âm ít , quẽ dương thì dương nhiều âm ít , vì dịch viết chũ vi thiểu ( Thiễu vỉ quã vi chũ ) , tức là hào ít làm chủ , chũ ở đây không phải là sỡ hưũ chủ , mà chũ ở đây là chũ yếu , trọng yếu , Nguyên tắc khi xem xét quẽ dịch , chúng ta phải xem thứ 1 : quẽ tên gì ? thứ 2 : các hào Thế và ứng , âm hay dương , và đứng tại vị trí nào , trung hay chính , Trung là ở giưả quẽ như vị trí trung tâm , then chốt , chính là chính đáng , như xem được hào thế thể dương ở vị trí âm , đó là bản thân nam giới lại phải làm việc cuả phụ nử , như sau 30/4/1975 , đường đường một đống , vậy mà ở nhà làm việc nội trợ , gặp sự thế thế thời phải thế . gặp tình trạng đó không khen mà củng chẳng chê, kẻ tinh thông kinh dịch , không cần lấy quẽ vẩn qua được tai nạn , vì lời dịch nói , thân tuy tù đày , mà tâm ta vẩn hanh thông , đó là tâm địa cuả hiền nhân quân tử . Bình thãn dù đang ở tù . Bản thân người viết đã từng bị cảnh tù đày một năm . khi đến hạn thì tù đày , hết hạn thì tự do , thế thôi . Bởi thế nên , Dịch rất quan trọng , đối với bản thân cuả từng cá nhân , và đến việc nước non . Lời dịch nói : Đất nước có tuần , non sông có vận , Năm tháng qua nhanh , bốn mùa chuyễn tiếp , chuyện sang hèn , nghèo giàu , vinh hoa phú quý như gió thoảng mây trôi , như nước chảy qua cầu . Nói tiếp theo các quẽ , xem thời vận , như ta đang xem thuộc năm tháng ngày giờ nào , xem năm nào tháng nào để đối chiếu , năm nay , Tân mão , muà xuân , thuộc Mộc , vạn vật muôn hoa đang đâm chồi nẩy lộc , sinh sôi nẩy nở . Năm có năm thuộc dương , năm thuộc âm , tháng và ngày giờ củng vậy . Đối chiếu với bản mệnh , để xem sinh khắc hay dở ra sao ? chuyện cuả một năm , xem trong tháng thì chuyện cuả một tháng , trong gày giờ thì chuyện trong tuần , một tuần giáp không phải là tuần lể dương lịch , mà là tuân cuả giáp , tức là 10 can Thập can , mổi tuần giáp có 10 can giáp hay thiên can , từ Giáp Ất , Bính Đinh , Mậu , Kỹ , Canh , Tân , Nhâm , Quý, nhưng tuần giáp có 12 địa chi , Tý Sưũ Dần , Mão , Thìn , Tỵ , Ngọ , Mùi , Thân , Dậu , Tuất , Hợi . cách sắp xếp thiên can và địa chi củng là điều thú vị , ví dụ như trong ngày , khi can dưong thì chi củng dương , can ngày thuộc âm thì chi ngày củng thuộc âm , ví dụ như can dương : Giáp Bính Mậu Canh Nhâm . Can Âm : Ất Đinh , Kỹ Tân , Quý . Người xưa khi viết dương thực âm hư , thực đây là thực sự , nhưng đừng có cố chấp , tuy là nam giới thuộc dương , nhưng tâm địa bất chính thì đó là âm nhiều hơn dương , nử giới thuộc âm , nhưng trong tâm tính ngay thẳng như Nhị Trưng , đìều binh khiễn tướng thì mầm dương nhiều hơn âm . Khi người nữ phục vụ trong ngành cảnh sát , hay toà án , tức thì đừng có nghỉ họ là đàn bà , Muốn biết điều nầy nên xét qua tướng diện , qua thái độ , Câu chuyện về bói toán dài lắm , dài như lịch sữ cuả dân tộc VN . Vì lý thuyết Kinh dịch hầu như có liên quan đến văn hoá văn minh cuả Bách việt . Dân tộc Việt Nam có một Lý thuyết Chĩ đạo ( người viết không thích danh tử chũ đạo , viết thế tức là tiếm , hay lạm dụng ) qua hình ãnh Trống Đồng , và tôn thờ Thần Kim Quy , thử suy nghỉ tại sao ?????? Tại sao tôn thờ thần Kim Quy ?????? có ai biết điều nầy xin vui lòng chỉ giúp ; LÊ LAM SƠN
|