LAM SON
Gold Member
   
Offline

CHANG TRAI TRE VON DONG HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN
Posts: 574
Gender:
|
50 Sau Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư 8/13/2004 - GS Trần Văn Chi
Source: vietbao.com
Bài 4: Phải giữ tấm lòng cho trong sạch
Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) lớp Dự Bị bài số 39 là bài học thuộc lòng Bài ca dao: "Con cò mà đi ăn đêm". Xin trích:
"Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao ! Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con". (hết trích)
Bài học thuộc lòng, mà "thuở còn thơ" , hai buổi đến trường . . tuổi trẻ của học trò chúng tôi thường ê a, vì đây là bài ca dao, thể lục bát, dễ thuộc, dễ nhớ. Năm mươi năm, nay đọc bài xem như mới ngày nào, đầu còn hớt tóc móng ngựa (1), mang cái cặp đệm (2) tung tăng đến trường làng, xa trên 5 cây số. Tuổi của chúng tôi mà có được "ba chữ" bỏ trong bụng, đọc được truyện Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sach Chém Chằng, hoặc viết được tờ đơn xin phép làng cho đám giỗ (3) là quý hơn vàng. Thuở nhỏ thích lật sách để coi hình, nhiều khi thích hơn là đọc nữa.
Trong bộ QVGHKT, mỗi bài đều có một cái hình minh họa cho nội dung bài học. Hình trong QVGKT vẽ đơn giản, chơn phương, in theo kiểu tranh khắc trên gỗ . (Nay thì kỹ thuật in đã qua thời kỳ Typo, chữ đúc bằng chì, hình làm bằng cliché đến thời in kỹ thuật offset hiện đại bốn màu). Họa sĩ vẽ hình con cò đậu trên cành tre, cành mềm như sắp gẫy, vẽ ủ rủ như sắp rớt xuống ao, mặt nước ao êm đềm cảnh đêm tối vào mùa thu thảm não. . .
Hình ảnh và sáu câu thơ lục bát nhìn và đọc lại mới thấy thương cho thân phận con cò. Con cò trong mắt của người mình, theo dân giả, hay theo thi nhân . . . là hình ảnh người mẹ Việt Nam . Thân cò lặn lội là hiện thân người mẹ quê tần tảo một nắng hai sương vất vả đêm ngày để nuôi con . . . .
Hình ảnh người mẹ Việt Nam càng tuyệt diệu biết bao khi chúng ta đang sống ở Hải Ngoại, tại đây ta biết được thế nào là người mẹ Hoa Kỳ , người mẹ Mễ Tây Cơ hay người mẹ Tây mẹ Đức ở bên trời Âu.
Quả thật bà mẹ Việt Nam của chúng ta tuyệt vời và nói như thế không có gì là cường điệu cả.
Ta hãy đọc lời của tác giả trong QVGKT phần Đại ý sau đây -- Xin trích : " Bài này mượn chuyện con cò mà ngụ ý luân lý rất cao. Con cò xa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Cũng như người ta nghèo khó đi làm ăn lỡ sa co thất thế, bị phải tai nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy tấm lòng trong sạch, không làm gì ô uế ". Hết trích.
Con cò, người mẹ luôn luôn sống vì đàn con và chết cũng vì đàn con : "Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con."
Bài luân lý, ẩn du qua hình ảnh con cò, QVGKT dạy cho học trò bài học có giá trị muôn đời. Ở chúng ta, mỗi người một hoàn cảnh, một vị trí trong xã hội, mỗi người ai cũng có hình ảnh người mẹ mà mình trân quý : Mẹ của Thầy Tử Lộ, mẹ của vua Tự Đức, bà mẹ quê trong tác phẩm của Phạm Duy, bà mẹ của Y Vân trong bài Lòng Mẹ, dù mẹ của bạn hay mẹ của tôi tất cả như nhau nào có phân biệt mẹ của vua, mẹ của quan, mẹ giàu mẹï nghèo...
Thuở nhỏ, cuối tháng, cuối tam cá nguyệt hay cuối năm tôi đem sổ học bạ hay sổ điểm, sổ danh dự về cho mẹ tôi ký, mẹ tôi ký quằn quèo có lúc ký chữ thập... Mẹ tôi là như thế nhưng thương con vô bến bờ lo cho con đến khi chết. Nhớ lại, sau này tôi đã thành danh, đi xe hơi có người lái, nhà ở có người hầu nhưng tôi vẫn thích được mẹ tôi nấu cho tôi ăn, thích ngủ với mẹ mỗi khi về quê ! ! !
Người mẹ Việt Nam chúng ta ai ai và lúc nào cũng muốn "giữ tấm lòng trong sạch " và đó là bài học sống mà tôi ấp ủ, mang theo trên bước đường lưu lạc.
Nay thì mẹ đã qua đời, ở tuổi 92, tuổi thượng thọ. Ngày lễ tang mẹ trên bàn thờ tôi chưng cặp đèn cầy nhỏ để mừng cho mẹ đã thượng thọ. Tôi nói lời "mừng vĩnh biệt" trước lúc di quan, trước hằng trăm thân quyến bạn bè và gia đình mà nước mắt ràng rụa, nghẹn ngào . . .
Đọc lại bài con cò mà đi ăn đêm với ý nghĩ luân lý, lời dạy của mẹ phải giữ lấy tấm lòng cho trong sạch như tưởng nhớ đến mẹ tôi và mẹ của những người không may không còn mẹ.
Nhân mùa Vu Lan đọc lại QVGKT, hình ảnh con cò gợi tôi nhớ mẹ biết dường nào.
Mừng cho ai còn mẹ Và xin chia xẻ nỗi đau những ai mất mẹ.
Hãy vì mẹ mà mỗi người chúng ta phải giữ tấm lòng cho trong sạch. Mùa Vu Lan nơi xứ người
Ghi chú: (1) Hớt tóc ngắn, gần như cạo trọc phía trước cao hơn phía sau giống như hình cái móng ngựa. (2) Cặp học trò xưa dùng đựng sách vở để ôm đi học, giống như cặp da ngày nay nhưng làm bằng cỏ đệm chỉ có ở miền Nam, loại đệm dùng để đan nớp. (3) Thời xưa ơ û trong làng muốn làm đám giỗ phải làm đơn xin phép. Bài 9 : Đi học để làm gì ?
Trước khi người Pháp chiếm lấy nước ta, người mình học chữ Hán. Chữ Hán là chữ của Tàu, được truyền bá sang ta từ thời nước ta bị lệ thuộc họ. Mãi sau khi độc lập dân mình vẫn dùng chữ Hán và vẫn có hệ thống thi cử để chọn nhơn tài. Chữ Hán sử dụng nước ở nước ta không khác chữ Hán ở Tàu nhưng cách phát âm lại khác. Nước ta xưa có hệ thống giáo dục lâu đời, tổ chức thi cử công minh, học trò không phân biệt giai cấp, mặc dù nhà vua có tổ chức trường Quốc Tử Giám, dạy riêng cho con cháu nhà vua và quan lại của triều đình.
Khi Tây chiếm nước ta, đầu tiên biến Nam Kỳ thành thuộc địa, và Pháp dùng chữ quốc ngữ thay chữ Hán, xây dựng hệ thống giáo dục mới 3 cấp : làng, xã, tỉnh.
Bài " Đi học để làm gì ?" Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) dành cho lớp Dự Bị (Cours Préparatoire, lecture) nói về học chữ quốc ngữ trong thời Tây cai trị nước ta.
Thuở đầu, khi chữ quốc ngữ mới hình thành ở Nam Kỳ, Bài "Đi học để làm gì ?" cho thấy rõ mục đích của dạy và học chữ quốc ngữ : Đi học trước hết là để biết đọc và viết thơ ; vì thuở đó cả làng không có người biết đọc quốc ngữ, thơ từ giấy tờ do làng đưa xuống không ai biết để thi hành. Đi học cũng nhằm biết đọc báo và bắt chước làm theo báo. Xứ Nam Kỳ bấy giờ có tờ Gia Định Báo (1) là tờ báo quốc ngữ đầu tiên nhằm truyền báo chánh sách thực dân Pháp, tháng 8 năm 1868 Pháp giao cho ông Trương Vĩnh Ký (2) coi bài vở (chủ bút) cùng các ông Tôn Thọ Tường, Huỳnh Tịnh Của và Trương Minh Ký.
Báo đầu tiên ở xứ ta là báo quốc doanh, người viết (nhà báo) làm thuê ăn lương cho nhà nước Pháp.
Đi học cũng để biết toán (tính toán), biết mọi sự vật (cách trí) và biết vệ sinh thường thức nữa. Đúng là các môn khoa học mà hệ thống giáo dục xưa của ta không có. Từ khi Pháp vào, họ đem kiến thức khoa học phổ biến cho dân mình qua hệ thống giáo dục.
Cuối cùng theo QVGKT đi học để biết luân lý, hiếu thảo và thành người công dân tôn trọng luật nhà nước Pháp mà tác giả gọi là người dân lương thiện.
Đúng là chế độ chánh trị đẻ ra chánh sách giáo dục, nhằm đào tạo con người phục vụ chế độ đó, hay ít ra cũng không chống lại nhà nước đó! Ngày xưa, thời phong kiến, nền giáo dục ta chịu ảnh hưởng giáo dục Trung Quốc, nó nhằm đào tạo con người quân tử, trên nền tảng Tứ Tư, Ngũ Kinh, nhằm bảo vệ một hệ thống xã hội, thứ bậc vua -quân- dân, ràng buộc theo quan niệm chính danh (ngày nay Trung Quốc phục hồi Khổng Tử)
Người Pháp vào đánh đổ hệ thống giá trị cũ, phế bỏ quyền lực tuyệt đối nhà vua, loại trừ giai cấp quan lại trung gian sĩ phu và thay thế vào đó bằng hệ thống gia trị mới, hệ thống giáo dục mới, thông qua chữ quốc ngữ. QVGKT góp phần xây dựng hệ thống giá trị đó. Giáo dục Pháp không dạy học trò thành người công dân yêu nước, mà nhằm tạo nên lớp người thừa hành, trung gian để cai trị lại dân mình, và trong chừng mực nào đó, lớp trung gian này, lớp tân trào, tây học cũng hãnh diện đối với đa số đồng bào nghèo khổ, thất học của mình nữa !
Lịch sử Việt Nam gồm lịch sử chế độ thực dân đối với Việt Nam , Cuộc Chiến Tranh Việt Pháp, sự xuất hiện của người Mỹ ở Miền Nam cũng như sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam, v.v . . . tất cả quan hệ hữu cơ với nhau, tác động nhau như là nhân quả.
Nhân đọc lại bài " Đi học để làm gì ?" ta hiểu được âm mưu Pháp muốn loại bỏ chữ Hán, dùng chữ quốc ngũ trong giáo dục nhằm tạo ra lớp tân học theo Tây, nên các sĩ phu yêu nước tẩy chay chữ quốc ngữ như cụ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, vv...
Tác giả QVGKT nói về mục đích của việc học như sau : "Bác hỏi tôi đi học để làm gì. Tôi xin nói bác nghe. Tôi đi học để biết đọc những thư từ người ta gởi cho tôi và viết những thư từ tôi gởi cho người ta. Tôi đi học để biết đọc sách, đọc nhật báo, thấy điều gì hay thì bắt chước. Tôi đi học để biết tính toán, biết mọi sự vật và biết phép vệ sinh mà giữ gìn thân thể cho khỏe mạnh.
Nhưng tôi đi học cốt nhất là biết luân lý, để hiểu cách ăn ở thành người con hiếu thảo và người dân lương thiện. Bài đi học để làm gì làm tôi nhớ lại lúc nhỏ không ai nói cho tôi biết đi học để làm gì. Sau này khi đưa con vào trường ngày đầu, tôi cũng không dạy cho con tôi là tại sao phải đi học! Người ta chỉ nói học làm sao cho giỏi Toán, giỏi Văn, giỏi Sinh Ngữ, làm sao vào được đại học. . . Vậy mà từ thế kỷ trước mấy ông QVGKT đã biết đưa vào lớp Sơ Đẳng dạy cho học trò biết mình đi học để làm gì . Chắc ít ai trong số học trò QVGKT còn nhớ bài tập đọc "Đi học để làm gì ?" , nên không ai biết mình đi học để làm gì! ! !
Nay 50 năm sau, đọc lai, ta thấy tác giả đã mô tả ích lợi của việc đi học ngày xưa lòng cảm thấy bùi ngùi khi nhớ lại một chuỗi dài thời niên thiếu, nhớ về kỷ niệm thời học QVGKT, nhớ kỷ niệm những lúc thi nhau lật sách QVGKT xem ai có được nhiều hình nhất . . .
|