Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 17
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44598 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #75 - 23. Jul 2007 , 21:22
 
ngo_thi_van wrote on 23. Jul 2007 , 16:51:
Mỹ thương ,
Em đoán sao mà đúng vậy !
Cô Vân  


Kính thưa Cô Vân,

Em cám ơn Cô đã thuơng tụi em hơn..... nhiều lắm  Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy

CoiChay wrote on 23. Jul 2007 , 11:03:
Cô PT để ý đọc bài của cô Vân ở trên nghe. ĐS được cô Vân mắng yêu đó nghe. Từ trước lúc nào cũng nghĩ rằng cô Vân bênh học trò mình hơn. Bây giờ khác rồi nhé !



Tongue Tongue Grin Grin
Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2007 , 21:56 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #76 - 24. Jul 2007 , 08:07
 
Đặng-Mỹ wrote on 23. Jul 2007 , 21:22:
Kính thưa Cô Vân,
Em cám ơn Cô đã thuơng tụi em hơn..... nhiều lắm  Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy
Tongue Tongue Grin Grin


Tôi nghĩ chuyến này tôi bị sa lầy rồi !  Embarrassed Embarrassed Embarrassed
Biết gọi ai đi cứu bồ đây ?
ĐS
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #77 - 24. Jul 2007 , 11:06
 
CoiChay wrote on 24. Jul 2007 , 08:07:
Tôi nghĩ chuyến này tôi bị sa lầy rồi !  Embarrassed Embarrassed Embarrassed
Biết gọi ai đi cứu bồ đây ?
ĐS

   Anh ráng làm thêm vài bài hát và cầu cứu anh T9 hát dạo hộ Anh thì mấy Ông trong HSV sẽ chạy ra tiếp cú ngay thôi í mà  Wink Wink Wink Grin Grin Grin
  Hổm rày mấy Ông đó trốn kỹ quá ,mấy bài hát của Anh sẽ làm mấy Ổng tỉnh giấc mà quay về ăn hiếp dzợ tiếp  Tongue Tongue Tongue Tongue
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #78 - 24. Jul 2007 , 21:09
 
anh_thu_Tran wrote on 24. Jul 2007 , 11:06:
  Anh ráng làm thêm vài bài hát và cầu cứu anh T9 hát dạo hộ Anh thì mấy Ông trong HSV sẽ chạy ra tiếp cú ngay thôi í mà  Wink Wink Wink Grin Grin Grin
 Hổm rày mấy Ông đó trốn kỹ quá ,mấy bài hát của Anh sẽ làm mấy Ổng tỉnh giấc mà quay về ăn hiếp dzợ tiếp  Tongue Tongue Tongue Tongue


Hello chị AT,
Nếu làm như chị nói mà giải quyết được cái mà chúng tôi gọi là Nghi Án của thế kỷ, (tất cả thành viên của hội biến mất) tương đương với thảm án Thiên An Môn, thì còn gì hay bằng ! Ngoài ra chị có nhắc là nghe mấy bài hát của tôi mà mấy ông "sẽ tỉnh giấc mà quay về ăn hiếp dzợ tiếp ". Cái này thì tôi không đồng ý tí nào ! Nếu để ý chị sẽ thấy ông T9 ông hát thế này "... Mưa ơi có nhớ AI XƯA HIỀN HÒA" và sau đó lại có có câu "Mưa giăng phủ kín TIM AI MÙ LÒA... mưa ơi" ! Grin Grin Grin
Hai câu đó theo tôi là "Tiếng Kêu Trầm Thống của những người đàn ông đang bị dầm vập dày xéo !". Vậy thì làm gì có chuyện ăn hiếp...ai !  Cheesy
Thân mến,
ĐS
Back to top
« Last Edit: 24. Jul 2007 , 21:14 by CoiChay »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13000
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #79 - 26. Jul 2007 , 02:56
 
Em Phương Huệ thương ,
Mấy lâu nay Cô chỉ lởn vởn bên này mà không qua bên Cánh nhạn phiêu lưu nên không biết có hình va thư em viết.
Cô trả lời cho em bên đó mà không được nên phải trỏ về đây mượn mảnh đất này trả lời cho em vậy.
Mấy tấm hình em gởi đẹp quá , em tập chụp hình từ bao giờ thế , em có gởi hình để dư. thi không?
Cô không viết được nhiều.
Em Thu và các em ơi
Em đã thấy lời Cô nói là đúng chưa? Cô Thu là thi sĩ đấy , còn nhiều " SĨ " nữa mà chưa chiu cho biết đấy thôi.
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #80 - 26. Jul 2007 , 10:54
 
ngo_thi_van wrote on 26. Jul 2007 , 02:56:
Em Phương Huệ thương ,
Mấy lâu nay Cô chỉ lởn vởn bên này mà không qua bên Cánh nhạn phiêu lưu nên không biết có hình va thư em viết.
Cô trả lời cho em bên đó mà không được nên phải trỏ về đây mượn mảnh đất này trả lời cho em vậy.
Mấy tấm hình em gởi đẹp quá , em tập chụp hình từ bao giờ thế , em có gởi hình để dư. thi không?
Cô không viết được nhiều.
Em Thu và các em ơi
Em đã thấy lời Cô nói là đúng chưa? Cô Thu là thi sĩ đấy , còn nhiều " SĨ " nữa mà chưa chiu cho biết đấy thôi.
Cô Vân

Kính thưa cô Vân ,
Em rất mừng vì được cô khen. Mấy tấm hình có cái của em, có cái của mấy đứa nhỏ. Gia đình em ai cũng mê chụp hình ,mà em thấy về VN ở đâu cũng đẹp , cảnh nào cũng cho mình cảm hứng cả.Nếu cô thích coi nữa , em sẽ bỏ thêm vào nghe. Khi nào cô chán nhớ cho em biết  Cheesy Cheesy.  Để đi làm về em bỏ thêm hình lên. Chúc cô 1 ngày vui. Cheesy Cheesy Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13000
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #81 - 28. Jul 2007 , 17:55
 
EM Phương Huệ thương,
Cám ơn em đã trả lời , Cô thích nhĩn những hình ảnh đẹp của quê hương lắm , càng nhìn càng nhớ !
Cô Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #82 - 20. Oct 2007 , 00:30
 
50 Sau Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư
8/13/2004 - GS Trần Văn Chi

Source: vietbao.com

Bài 4: Phải giữ tấm lòng cho trong sạch

Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) lớp Dự Bị bài số 39 là bài học thuộc lòng Bài ca dao: "Con cò mà đi ăn đêm". Xin trích:

"Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao !
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con". (hết trích)

Bài học thuộc lòng, mà "thuở còn thơ" , hai buổi đến trường . . tuổi trẻ của học trò chúng tôi thường ê a, vì đây là bài ca dao, thể lục bát, dễ thuộc, dễ nhớ. Năm mươi năm, nay đọc bài xem như mới ngày nào, đầu còn hớt tóc móng ngựa (1), mang cái cặp đệm (2) tung tăng đến trường làng, xa trên 5 cây số. Tuổi của chúng tôi mà có được "ba chữ" bỏ trong bụng, đọc được truyện Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sach Chém Chằng, hoặc viết được tờ đơn xin phép làng cho đám giỗ (3) là quý hơn vàng. Thuở nhỏ thích lật sách để coi hình, nhiều khi thích hơn là đọc nữa.

Trong bộ QVGHKT, mỗi bài đều có một cái hình minh họa cho nội dung bài học. Hình trong QVGKT vẽ đơn giản, chơn phương, in theo kiểu tranh khắc trên gỗ . (Nay thì kỹ thuật in đã qua thời kỳ Typo, chữ đúc bằng chì, hình làm bằng cliché đến thời in kỹ thuật offset hiện đại bốn màu).
Họa sĩ vẽ hình con cò đậu trên cành tre, cành mềm như sắp gẫy, vẽ ủ rủ như sắp rớt xuống ao, mặt nước ao êm đềm cảnh đêm tối vào mùa thu thảm não. . .

Hình ảnh và sáu câu thơ lục bát nhìn và đọc lại mới thấy thương cho thân phận con cò. Con cò trong mắt của người mình, theo dân giả, hay theo thi nhân . . . là hình ảnh người mẹ Việt Nam . Thân cò lặn lội là hiện thân người mẹ quê tần tảo một nắng hai sương vất vả đêm ngày để nuôi con . . . .

Hình ảnh người mẹ Việt Nam càng tuyệt diệu biết bao khi chúng ta đang sống ở Hải Ngoại, tại đây ta biết được thế nào là người mẹ Hoa Kỳ , người mẹ Mễ Tây Cơ hay người mẹ Tây mẹ Đức ở bên trời Âu.

Quả thật bà mẹ Việt Nam của chúng ta tuyệt vời và nói như thế không có gì là cường điệu cả.

Ta hãy đọc lời của tác giả trong QVGKT phần Đại ý sau đây -- Xin trích : " Bài này mượn chuyện con cò mà ngụ ý luân lý rất cao. Con cò xa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Cũng như người ta nghèo khó đi làm ăn lỡ sa co thất thế, bị phải tai nạn, nhưng bao giờ cũng giữ lấy tấm lòng trong sạch, không làm gì ô uế ". Hết trích.

Con cò, người mẹ luôn luôn sống vì đàn con và chết cũng vì đàn con :
"Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con."

Bài luân lý, ẩn du qua hình ảnh con cò, QVGKT dạy cho học trò bài học có giá trị muôn đời. Ở chúng ta, mỗi người một hoàn cảnh, một vị trí trong xã hội, mỗi người ai cũng có hình ảnh người mẹ mà mình trân quý : Mẹ của Thầy Tử Lộ, mẹ của vua Tự Đức, bà mẹ quê trong tác phẩm của Phạm Duy, bà mẹ của Y Vân trong bài Lòng Mẹ, dù mẹ của bạn hay mẹ của tôi tất cả như nhau nào có phân biệt mẹ của vua, mẹ của quan, mẹ giàu mẹï nghèo...

Thuở nhỏ, cuối tháng, cuối tam cá nguyệt hay cuối năm tôi đem sổ học bạ hay sổ điểm, sổ danh dự về cho mẹ tôi ký, mẹ tôi ký quằn quèo có lúc ký chữ thập... Mẹ tôi là như thế nhưng thương con vô bến bờ lo cho con đến khi chết. Nhớ lại, sau này tôi đã thành danh, đi xe hơi có người lái, nhà ở có người hầu nhưng tôi vẫn thích được mẹ tôi nấu cho tôi ăn, thích ngủ với mẹ mỗi khi về quê ! ! !

Người mẹ Việt Nam chúng ta ai ai và lúc nào cũng muốn "giữ tấm lòng trong sạch " và đó là bài học sống mà tôi ấp ủ, mang theo trên bước đường lưu lạc.

Nay thì mẹ đã qua đời, ở tuổi 92, tuổi thượng thọ. Ngày lễ tang mẹ trên bàn thờ tôi chưng cặp đèn cầy nhỏ để mừng cho mẹ đã thượng thọ. Tôi nói lời "mừng vĩnh biệt" trước lúc di quan, trước hằng trăm thân quyến bạn bè và gia đình mà nước mắt ràng rụa, nghẹn ngào . . .

Đọc lại bài con cò mà đi ăn đêm với ý nghĩ luân lý, lời dạy của mẹ phải giữ lấy tấm lòng cho trong sạch như tưởng nhớ đến mẹ tôi và mẹ của những người không may không còn mẹ.

Nhân mùa Vu Lan đọc lại QVGKT, hình ảnh con cò gợi tôi nhớ mẹ biết dường nào.

Mừng cho ai còn mẹ
Và xin chia xẻ nỗi đau những ai mất mẹ.

Hãy vì mẹ mà mỗi người chúng ta phải giữ tấm lòng cho trong sạch.
Mùa Vu Lan nơi xứ người

Ghi chú:
(1) Hớt tóc ngắn, gần như cạo trọc phía trước cao hơn phía sau giống như hình cái móng ngựa.
(2) Cặp học trò xưa dùng đựng sách vở để ôm đi học, giống như cặp da ngày nay nhưng làm bằng cỏ đệm chỉ có ở miền Nam, loại đệm dùng để đan nớp.
(3) Thời xưa ơ û trong làng muốn làm đám giỗ phải làm đơn xin phép.
Bài 9 : Đi học để làm gì ?

Trước khi người Pháp chiếm lấy nước ta, người mình học chữ Hán. Chữ Hán là chữ của Tàu, được truyền bá sang ta từ thời nước ta bị lệ thuộc họ. Mãi sau khi độc lập dân mình vẫn dùng chữ Hán và vẫn có hệ thống thi cử để chọn nhơn tài. Chữ Hán sử dụng nước ở nước ta không khác chữ Hán ở Tàu nhưng cách phát âm lại khác. Nước ta xưa có hệ thống giáo dục lâu đời, tổ chức thi cử công minh, học trò không phân biệt giai cấp, mặc dù nhà vua có tổ chức trường Quốc Tử Giám, dạy riêng cho con cháu nhà vua và quan lại của triều đình.

Khi Tây chiếm nước ta, đầu tiên biến Nam Kỳ thành thuộc địa, và Pháp dùng chữ quốc ngữ thay chữ Hán, xây dựng hệ thống giáo dục mới 3 cấp : làng, xã, tỉnh.

Bài " Đi học để làm gì ?" Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT) dành cho lớp Dự Bị (Cours Préparatoire, lecture) nói về học chữ quốc ngữ trong thời Tây cai trị nước ta.

Thuở đầu, khi chữ quốc ngữ mới hình thành ở Nam Kỳ, Bài "Đi học để làm gì ?" cho thấy rõ mục đích của dạy và học chữ quốc ngữ : Đi học trước hết là để biết đọc và viết thơ ; vì thuở đó cả làng không có người biết đọc quốc ngữ, thơ từ giấy tờ do làng đưa xuống không ai biết để thi hành. Đi học cũng nhằm biết đọc báo và bắt chước làm theo báo. Xứ Nam Kỳ bấy giờ có tờ Gia Định Báo (1) là tờ báo quốc ngữ đầu tiên nhằm truyền báo chánh sách thực dân Pháp, tháng 8 năm 1868 Pháp giao cho ông Trương Vĩnh Ký (2) coi bài vở (chủ bút) cùng các ông Tôn Thọ Tường, Huỳnh Tịnh Của và Trương Minh Ký.

Báo đầu tiên ở xứ ta là báo quốc doanh, người viết (nhà báo) làm thuê ăn lương cho nhà nước Pháp.

Đi học cũng để biết toán (tính toán), biết mọi sự vật (cách trí) và biết vệ sinh thường thức nữa. Đúng là các môn khoa học mà hệ thống giáo dục xưa của ta không có. Từ khi Pháp vào, họ đem kiến thức khoa học phổ biến cho dân mình qua hệ thống giáo dục.

Cuối cùng theo QVGKT đi học để biết luân lý, hiếu thảo và thành người công dân tôn trọng luật nhà nước Pháp mà tác giả gọi là người dân lương thiện.

Đúng là chế độ chánh trị đẻ ra chánh sách giáo dục, nhằm đào tạo con người phục vụ chế độ đó, hay ít ra cũng không chống lại nhà nước đó!
Ngày xưa, thời phong kiến, nền giáo dục ta chịu ảnh hưởng giáo dục Trung Quốc, nó nhằm đào tạo con người quân tử, trên nền tảng Tứ Tư, Ngũ Kinh, nhằm bảo vệ một hệ thống xã hội, thứ bậc vua -quân- dân, ràng buộc theo quan niệm chính danh (ngày nay Trung Quốc phục hồi Khổng Tử)

Người Pháp vào đánh đổ hệ thống giá trị cũ, phế bỏ quyền lực tuyệt đối nhà vua, loại trừ giai cấp quan lại trung gian sĩ phu và thay thế vào đó bằng hệ thống gia trị mới, hệ thống giáo dục mới, thông qua chữ quốc ngữ. QVGKT góp phần xây dựng hệ thống giá trị đó. Giáo dục Pháp không dạy học trò thành người công dân yêu nước, mà nhằm tạo nên lớp người thừa hành, trung gian để cai trị lại dân mình, và trong chừng mực nào đó, lớp trung gian này, lớp tân trào, tây học cũng hãnh diện đối với đa số đồng bào nghèo khổ, thất học của mình nữa !

Lịch sử Việt Nam gồm lịch sử chế độ thực dân đối với Việt Nam , Cuộc Chiến Tranh Việt Pháp, sự xuất hiện của người Mỹ ở Miền Nam cũng như sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam, v.v . . . tất cả quan hệ hữu cơ với nhau, tác động nhau như là nhân quả.

Nhân đọc lại bài " Đi học để làm gì ?" ta hiểu được âm mưu Pháp muốn loại bỏ chữ Hán, dùng chữ quốc ngũ trong giáo dục nhằm tạo ra lớp tân học theo Tây, nên các sĩ phu yêu nước tẩy chay chữ quốc ngữ như cụ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, vv...

Tác giả QVGKT nói về mục đích của việc học như sau :
"Bác hỏi tôi đi học để làm gì. Tôi xin nói bác nghe. Tôi đi học để biết đọc những thư từ người ta gởi cho tôi và viết những thư từ tôi gởi cho người ta. Tôi đi học để biết đọc sách, đọc nhật báo, thấy điều gì hay thì bắt chước. Tôi đi học để biết tính toán, biết mọi sự vật và biết phép vệ sinh mà giữ gìn thân thể cho khỏe mạnh.

Nhưng tôi đi học cốt nhất là biết luân lý, để hiểu cách ăn ở thành người con hiếu thảo và người dân lương thiện. Bài đi học để làm gì làm tôi nhớ lại lúc nhỏ không ai nói cho tôi biết đi học để làm gì. Sau này khi đưa con vào trường ngày đầu, tôi cũng không dạy cho con tôi là tại sao phải đi học! Người ta chỉ nói học làm sao cho giỏi Toán, giỏi Văn, giỏi Sinh Ngữ, làm sao vào được đại học. . . Vậy mà từ thế kỷ trước mấy ông QVGKT đã biết đưa vào lớp Sơ Đẳng dạy cho học trò biết mình đi học để làm gì . Chắc ít ai trong số học trò QVGKT còn nhớ bài tập đọc "Đi học để làm gì ?" , nên không ai biết mình đi học để làm gì! ! !

Nay 50 năm sau, đọc lai, ta thấy tác giả đã mô tả ích lợi của việc đi học ngày xưa lòng cảm thấy bùi ngùi khi nhớ lại một chuỗi dài thời niên thiếu, nhớ về kỷ niệm thời học QVGKT, nhớ kỷ niệm những lúc thi nhau lật sách QVGKT xem ai có được nhiều hình nhất . . .
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #83 - 20. Oct 2007 , 00:31
 
Toát yếu của bài "Đi học để làm gì "? QVGKT đã nêu lên câu :
Người không học, không biết lý lẽ. (Nhân bất học, bất tri lý.)
Thật chí lý. Muôn đời người bất học luôn bất tri lý. Chữ Học và chữ Lý ở đây thật cao siêu, vượt ra ngoài cái Học và cái Lý bình thường ở nhà trường.

Viết tặng các bậc phụ huynh nhân mùa khai trường...

Chú thích :
(1) Tờ Gia Định Báo xuất bản ở Saigon năm 1865 do Pháp chủ trương, ở Bắc Kỳ có Đại Nam Đồng Văn Nhựt báo viết bằng chữ Nho (Hán) ra đời 1892 mãi đến năm 1907 mới có thêm phần quốc ngữ do ông Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, Phan Kế Bính làm thư ký.

(2) Trương Vĩnh Ký (1837-1898) quê Cái Mơn, Vĩnh Long (Nam Kỳ) lúc 4 tuổi được giáo sĩ Pháp cho xuất ngoại học, năm 1863 được Pháp cử làm thông ngôn cho sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Năm 1869 được Pháp giao coi bài vở( Chủ Bút) tờ Gia Định Báo. Năm 1886 Paul Bert, tổng trú sự Pháp, cử ra Huế sung vào Cơ Mật Viện để giúp giao thiệp Pháp Việt. Ông mất ngày 1-9-1898 thọ 61 tuổi.

* Thông báo : Những bài biện khảo của tác giả về cải lương, các món ngon và văn hóa Lục Tỉnh đã đăng báo trước đây sẽ được in thành sách. Mời đọc giả đón đọc. Mọi liên lạc góp ý xin gởi cho tác giả : tranvanchi@earthlink.net . Cám ơn.

Bài số 10 : Học trò biết ơn thầy (1)

Bài này kể chuyện ông quan Tây tên là Carnot xưa của nước Pháp, nhơn lúc rảnh về quê chơi. Khi ông đi ngang qua tràng học (2) ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc nhỏ, bây giờ tóc đã bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông bèn ghé vào thăm. . .

Nhớ lại hồi nhỏ, tụi học trò tuổi chúng tôi hay nói chuyện về ông Carnot, nó thành phổ thông, đứa nào cũng biết. Nay nhắc lại ai ở tuổi chúng tôi cũng biết và nhớ in cái hình ông Caornot vẽ trong Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT). Hình ảnh ông quan Tây ăn mặc oai vệ, mang giầy ống cao, cuối mợp chào thầy... đã một thời thôi thúc lòng tự hào của mình, sẽ làm ông Carnot. Tâm lý tuổi thơ lúc nhỏ pha trộn giữa ý thức muốn làm quan và tinh thần đạo lý Đông phương, tôn trọng thầy. Tinh thần quý trọng thầy ở đâu cũng có. Tuy có lẽ ở Đông Phương, tinh thần ấy sâu đậm hơn, nói lên cái Đạo Lý Đông Phương.

Trong kho tàng văn học và dân gian Việt Nam cũng như Tàu có nhiều gương học trò biết ơn thầy, có nhiều mẫu chuyện đẹp, cao quý hơn ông Carnot nhiều. Mấy ông QVGKT đưa chuyện ông Carnot phải chăng nhằm ca ngợi "đại Pháp", trong khi vua quan ta thì xem họ là "Bạch Quỷ"!
Ở xứ mình xưa nay, đối với thầy, ta không chỉ biết ơn mà còn Kính nữa (chuyện này ở Tây Phương, Hoa Kỳ chỉ biết ơn là quá rồi). Gia đình, xã hội đều biết ơn và kính trọng ông thầy. Trong thứ bậc: Quân - Sư - Phụ, ông thầy chỉ xếp sau vua mà thôi. Mà ngay cả vua, nhiều ông cũng kính và biết ơn thầy nữa. Xin hãy nghe trong dân gian nói về thầy :

- Mồng một nhà cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà Thầy.

Trong ba ngày trọng đại đầu năm, Tết, học trò dành ngày mùng Ba để viếng thầy. Nhớ thuở nhỏ, lúc tôi học lớp ba trường làng, ngày Tết mẹ tôi chuẩn bị cho tôi một chục hột gà so (3) gói trà và 2 đòn bánh Tết để biếu thầy.( Cuối năm lớp ba tôi thi vào Cours Moyen (4) ở tỉnh Gò Công và đậu hạng tư nên có học bổng và nhờ vậy mà có điều kiện học tiếp).

Nhớ câu : Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu quý thầy.
Hoặc câu nói : "Trong bách nghệ, nghề thầy quý hơn cả."

Tất cả đều nói lên tấm lòng quý mến thầy của người Việt mình. Ở xứ Nam Kỳ thời Nguyễn Sơ, thể kỷ thứ 17, có ông Võ Trường Toản là ẩn sĩ, một bậc thầy đào tạo cho Gia Long nhiều danh thần như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh . . . ông mất năm 1792 được môn đệ chôn cất ở Hòa Hưng, Gia Định. Sau Pháp chiếm miền Đông ( Biên Hòa, Gia Định, Định Tường). Tự Đức cho lịnh cải táng ông đem ông về chôn ở làng Bảo Thạnh, Ba Tri ( Bến Tre) năm 1865. Như vậy rõ ràng vua Tự Đức cũng biết ơn và kính trọng thầy không thua ông Tử Cống bên Tàu. Ta nghe ông Carnot nói với học trò sau khi vào lớp chào thầy : "Ta bình sinh, nhất là ơn cha mẹ, sau ơn thầy ta đây, và nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay."

Ông thầy của nước ta không chỉ dạy chữ mà còn dạy đạo lý, đức dục để cho học trò thành người lương thiện.

Trong Văn và Lễ, trường học ngày xưa Lễ vẫn nêu lên hàng đầu :
"Tiên học lễ, hậu học văn."

Đó là triết lý của nền giáo dục ta xưa và con lưu mãi đến trước 30-4-1975. Khi tôi vào trường Đại Học Sư Phạm thập niên 1960's, cái tinh thần " Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" vẫn bàn bạc trong chúng tôi. Tuy cung cách và sự kính trọng thể hiện khác ngày xưa, nhưng học trò ở thế hệ thầy như tôi vẫn một mực quý các ông thầy trẻ như chúng tôi. Ngày Tết, nhà tôi đông chật học học trò, tôi phải ở nhà suốt mồng ba để đón xuân với các em. Ôi sao mà cao quí quá.

"Không thầy đố mày làm nên."

Câu cách ngôn nói lên hết cái vai trò của ông thầy nước mình.
Trở lại chuyện ông Carnot trong QVGKT , chỉ nêu lên một mặt là biết ơn Thầy. Đó là quan niệm của Tây. Ở Mỹ ngay sự biết ơn thôi cũng phai nhợt trong cái nhìn của học trò, gia đình và xã hội Mỹ đối với ông Thầy. Quan niệm đó thể hiện trên cái tên như :

- Ty Học Chánh
- Sở Học Chánh

Thay vì như ta thì
- Ty giáo dục
- Sở giáo dục

Nhơn chuyện ông Carnot kể trong QVGKT, đọc lại vẫn như mới hôm nào! Thắm thoát đã nửa thế kỷ.

Những người học trò thế hệ QVGKT của chúng tôi lưu lạc ở đây không biết còn đủ tâm trí để nhớ về chuyện ngày xưa, tích cũ không? Dầu sao nhân ngày khai trường, nhắc lại chuyện ông Carnot, chuyện " tiên học lễ hậu học văn "cũng không phải thừa . . . . .

Viết nhơn ngày khai trường 2004

Ghi Chú :
(1) QVGKT lớp Dự Bị , Việt Nam Tùng Thư xuất bản năm 1948, nhà xuất bản trẻ TPHCM tái bản 1996
(2) Trường học, xưa đọc là tràng học
(3) Hột gà so : là hột do con gà mái đẻ lứa đầu tiên, dân gian cho hột gà so bổ hơn hột thường. Hột gà so rất hiếm.
(4) Năm 1912 ông Phạm Quỳnh đề nghị dạy chương trình quốc ngữ cho bậc Sơ Cấp (lớp năm, bốn, ba) tiểu học. Sau khi học xong thi đậu Sơ Học yếu lược, lên lớp nhì phải học 2 năm. Lớp nhì I và lớp nhì II mới đủ trình độ Pháp văn để thi tiểu học. QVGKT ra đời trong bối cảnh đó.

* Thông báo : Những bài biện khảo của tác giả về cải lương, các món ngon và văn hóa Lục Tỉnh đã đăng báo trước đây sẽ được in thành sách. Mời đọc giả đón đọc. Mọi liên lạc góp ý xin gởi cho tác giả : tranvanchi@earthlink.net . Cám ơn.

(4) Năm 1912 ông Phạm Quỳnh đề nghị dạy chương trình quốc ngữ cho bậc Sơ Cấp (lớp năm, bốn, ba) tiểu học. Sau khi học xong thi đậu Sơ Học yếu lược, lên lớp nhì phải học 2 năm. Lớp nhì I và lớp nhì II mới đủ trình độ Pháp văn để thi tiểu học. QVGKT ra đời trong bối cảnh đó.

Ở miền Nam
Bậc tiểu học = phổ thông cấp I ngày nay, gồm:
- Lớp năm = lớp một ngày nay.
- Lớp tư = lớp hai.
- Lớp ba = lớp ba.
- Lớp nhì = lớp bốn
- Lớp nhứt = lớp năm.
Bậc trung học đệ nhất cấp = phổ thông cấp II ngày nay, gồm:
- Đệ thất = lớp sáu
- Đệ lục = lớp bảy
- Đệ ngũ = lớp tám
- Đệ tứ = lớp chín
Bậc trung học đệ nhị cấp = phổ thông cấp III ngày nay, gồm:
- Đệ tam (phải chọn môn chuyên môn) = lớp mười.
- Đệ nhị (cuối niên học thi tú tài I) = lớp mười một.
- Đệ nhứt (phải đau65 tú tài I, cuối niên học thi tú tài II) = lớp mười hai.


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #84 - 30. Oct 2007 , 08:43
 
CHỮ VỚI NGHĨA




30 tháng 4 rục rịch đến thêm lần thứ 32 với người Việt hải ngọai.  Ba mươi hai năm khóc cười theo mệnh nước nổi trôi.  Ba mươi hai năm của ly tán bên này bên kia đại dương.  Ba mươi hai năm của tiếng Việt biến thiên nhọc nhằn.  Ba mươi hai năm tôi góp ít dòng về tiếng Việt bên ni, bên nớ.




Giải phóng mặt bằng: cái này tôi chỉ mường tượng được ý nghĩa thôi, không chắc là đúng.  Có thể là san bằng chăng?  Mặt bằng là thế nào, mà mặt không bằng nó ra làm sao ?  Trong tóan học ta có mặt phẳng.  Thế thì mặt bằng có khác với mặt phẳng không.  Mà nhóm chữ “giải phóng mặt bằng” thường hay xuất hiện trên báo chí bên VN liên quan đến đất đai, nhà cửa.  Cho nên tôi đóan chừng là họ nói về căn nhà, một đơn vị diện tích nào đó.  Sở dĩ đóan như thế vì cũng có nhóm chữ “thuê mặt bằng” trên báo chí bên ấy. 

Nhưng sao lại phải “giải phóng” nhỉ ?  Hóa ra là cái nhà, cái lô đất ấy nó bị áp bức, bị đô hộ à ?  Mà ai bóc lột nó, ai bóp hầu bóp cổ nó cơ chứ ?  Rồi nó có kêu cứu, có làm đơn thưa kiện gì không để được “giải phóng” ?  Một mớ câu hỏi như thế chẳng tìm ra câu trả lời thỏa đáng nào cả.
Nếu phải nói theo cái lối tiếng Việt miền Nam trước 1975 thì phải nói thế nào ?  San bằng khu nhà, lô đất thay cho “giải phóng mặt bằng” được không thưa quý cụ ? 
Nếu “giải phóng mặt bằng” mà dịch sang tiếng Anh theo cái kiểu word by word thì nó thành ra “liberation of platform” hay “platform liberation”.  Dịch lối nào nó cũng ngô nghê.  Có lẽ tôi dốt thật quý cụ ạ.  “Demolish the property” có cụ bảo là cũng tàm tạm.  Chả biết nghe ai bây giờ. 

Phi vụ: báo chí bên ấy bây giờ tường thuật những vụ làm ăn phi pháp thường dùng chữ 2 chữ “phi vụ”.  Chữ “phi” trong trường hợp này không thể bảo rằng là dùng thay cho “phi pháp” được.  Nhảm lắm !  “Phi” là “không có” (như “phi thương bất phú” – không buôn bán không giàu được”) hoặc là “bay” (như phi cơ – máy bay).  Ngày xưa trước 75, ta dùng “phi vụ” để chỉ chuyến bay như thường thấy trong các bản tin chiến sự.  Người Việt hải ngọai vẫn dùng như vậy.  Nhưng đã có một số nhỏ báo chí bên này thỉnh thỏang cũng dùng “phi vụ” theo nghĩa là ăn phi pháp như báo chí bên nhà.  Một vài con sâu đã và đang bò vào tô canh hải ngọai rồi đấy.

Sự cố kỹ thuật: cái này ngày xưa đài truyền hình VN gọi là “trục trặc kỹ thuật” mỗi khi đang “anh tiền tuyến, em hậu phương” tự dưng lại xuất hiện một cái hình cánh quạt với đầu ông mọi da đỏ.  Và cái tiếng è è cà chớn.  “Trục trặc” nghe nó có phải VN không.  “Sự cố” nghe nó ra “nàm thao” ấy !  Tôi đóan nó là tiếng Tàu.  Nhưng lại dốt tiếng Tàu nên không hiểu rõ. 
Ở Mẽo này nó gọi là “tếch ních cồ đíb phi quyn ti”.  Phải không thưa quý cụ ?

Xịn:  ngày xưa phe ta gọi là “số dzách”, “thượng hạng”.  Nguyên ngữ chợ trời Hùynh Thúc Kháng nó là “ô ri din”. 
    Mẽo trắng, mẽo đen, mẽo vàng, mẽo nâu có một lô tiếng.  Nào là “hot”, “top of the line”, “the best”.  Gì nữa nhỉ ?

Chảnh: Cái này thường xuyên xuất hiện trên các blog của đám choi choi.  Bà bán tạp hóa, anh đạp xích-lô trong ngõ trước 75 vẫn phang khách hàng khó tính bằng câu: “Xí, nghèo mà làm phách, làm tàng !”  Thú thật, chữ “Chảnh” này tôi không biết đã từ đâu ra nhưng coi mòi cũng đã bắt đầu len lỏi vào cái cộng đồng VN ta bên này rồi.

Con dế, con Dylan:  Hỏi ra mới biết các ông thợ viết VN bên nhà đang nói tới cái điện thọai di động và cái xe gắn máy Dylan.  Có tay còn gọi cell phone là “con a-lô” nữa mới là tức cừơi.  Nếu cứ cái kiểu này thì một ngày u ám nào đó ta sẽ có hàng lọat “con nhà”, “con xe”, “con gọi là …”, vân vân và vân vân

Máy vi tính:  phe ta ngày xưa gọi là “điện tóan”.  Cái này nằm vào trong mục thuật ngữ khoa học nên khó phán xét.  Trước năm 75, chỉ có hai chữ tương đối thông dụng cho dân trong ngành ở VN là “computer” hoặc “computing”.  Ta quen gọi “computer” là máy điện tóan.  Ngày nay hai chữ “micro computer” dù đã xuất hiện từ cả hơn 20 năm rồi nhưng người Mỹ chỉ gọi tắt là “computer”.  Nếu là máy cá nhân thì gọi là “PC”, “desktop”, “laptop”.

Phần mềm:  thằng bạn thân VN ra trường giữa thập niên 80 bên California đã tự diễu mình bắng cách tự gọi là “kỹ sư phần mềm”.  Đầu óc đương nhiên là méo mó rồi.  “Software” bên này ta gọi là “nhu liệu điện tóan”.  Các ông bên VN nghĩ rằng phải có mùi nước mắm cho nó “độc lập” nên gọi là “phần mềm”.  Vậy thì hardware các ông bên ấy gọi rằng chi ?  “Phần cứng” chăng ?  Điệu này thằng bạn Cali chắc phải vào trường học tiếp rối.  “Liền ông” đi với “kỹ sư phần cứng” nó mới hách xì xằng chứ phải không các cụ ?  “Kỹ sư phần mềm” nghe chán mớ đời.

Triển khai và Giản đơn: chỉ ngược lại với cách dung chữ của miền Nam trước 75.  Ấy, cái gì các ông ấy không đẻ ra được thì các ông ấy cho lộn đầu chơi hay trộn thập cẩm cho nó khác người.  Nhất định là không thể giống cái “bọn Ngụy”.  Nhờ thế mới có các thứ như “lính thủy đánh bộ”, “tên lửa”, “máy bay lên thẳng”, “nhà đẻ Từ Dũ”.

Nhưng ngọan mục nhất vẫn là 4 chữ “Học Tập Cải Tạo”.  Nghe hiền khô à.  Bởi vậy hệ thống giáo dục này đã đào tạo ra không biết bao nhiêu cao học và tiến sĩ.  7 năm đến 18 năm thì không cao học mí lị tiến sĩ thì là cái gì ?  Dốt lắm thì cái anh thiếu úy rằn ri nhà ta cũng chớp được cái cán sự của trường đại học Suối Máu, Hà Nam Ninh, Bù Gia Mập, Chí Hòa…  Ông Phan Nhật Nam phe ta chắc phải có đến 2, 3 cái “Ph.D”.  Ông ấy mới có đại úy thôi nghe quý cụ !  Mà ông ấy cặm cụi đèn sách dưới mái trường cải tạo những 14 năm, trong đó có ít năm kiên giam vì cái tội bướng.  Có một điều ngộ nghĩnh là chẳng có ông nào tốt nghiệp từ các trường cải tạo mà đầu óc lại bị gột rửa được.  Trái lại nhiều ông còn trở nên khéo tay hơn lúc còn làm quan to súng ngắn ngày trước.  Các ông mang về cho mẹ, cho vợ, cho con nào lược chải đầu, kẹp tóc, trâm cài đầu, chuỗi tràng hạt bằng các thứ vật liệu quẩn quanh trong tù.  Và y như rằng 10 ông thì 9 ông lo dọt ngay hoặc ra đi trong các chương trình HO.  Chả thèm nhớ đến nền giáo dục XHCN cùng sự khoan hồng của “Bác” mí lỵ “Đảng”.  Uổng công “Bác” thiệt !

Chữ với Nghĩa.  Chán thật
 


Trích từ Tin Paris. 

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #85 - 05. Nov 2007 , 07:56
 
Nỗi buồn tiếng Việt
> Chu Đậu, Diễn Đàn, 11/2007
> Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo  sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không  còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên  sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng
> từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tưnăm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ
> miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành
> một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng ; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân
> tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm. Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ?  Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua> vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay :
1. Chất lượng :  Ðây là chữ đang được dùng để  chỉ tính chất của một sản phẩm, một  dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi ! Lượng không phải là phẩm tính,
không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự  Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là : đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc  dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở
> một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này  trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ ‘chất lượng’. Tại sao lại phải bắt  chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.
2. Liên hệ :  Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên
> hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’ cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là ‘to relate to …’, chứ không phải là ‘to communicate to …’
>  3. Ðăng ký :  Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người
> Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để  chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ
> đăng ký để dịch chữ ‘register’ từ > tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu ? !
>  4. Xuất khẩu, Cửa khẩu :
>  Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng,
> nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Sài Gòn, thương cảng Sài Gòn. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn
> Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Sài Gòn trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong ?
>
5. Khả năng :  Chữ này tương đương với chữ ability  trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho  người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy  nhiên hiện nay ở Việt Nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp  nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có  thể mưa’, thì người ta lại nói : ‘trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vừa nạng nề, vừa sai.
6. Tranh thủ :
>  Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừ giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái  tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ‘tranh thủ’. Thay vì nói : ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về’, thì người ta lại nói : ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về’.

7. Khẩn trương :  Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ
> này thay thế chữ ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’.  Ðáng lẽ phải nói là : ‘Làm nhanh lên> thì người ta nói là : ‘làm khẩn trương  lên’.
8. Sự cố, sự cố kỹ thuật :  Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở
> ngại’ hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’ ? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản
> dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cố’)
9. Tham quan :  Đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái
> chữ này của người Tầu ? ! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi’, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’.
10. Nghệ nhân :
Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán  Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #86 - 26. Feb 2008 , 04:53
 
Những sự khác biệt giữa Sài Gòn - Hà Nội



Cơn mưa

Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên.
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng.

Ăn mặc

Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Restaurant.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy bác xe ôm mặc đồ Vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.

Giao thông

Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ tùy ý

Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Con đường

Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm

Giầy vớ

Đàn ông Hà Nội đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn đi vớ mà không cần mang giày

Cà phê

Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá +đá + đá = 1 ly phê sữa đá, xong có 1 ấm trà to tướng... chan vào cafe
uống, hết lại có thêm (kô cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá =cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

Trà đá

Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại
miễn phí

Ăn sáng

Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn:
"Đi ăn sáng với tớ nhé?"
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả
cần xu keng nào !
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10  ngàn trong túi!

Cảm ơn

Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô Receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Dạ vâng

Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"
Ở Sài Gòn: Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"

Chào hỏi

Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
Ở Sài Gòn: "Con dzìa dì ơi !"

Tỏ tình

Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao ?"
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ !"

Yêu

HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giàu có

Bạn được coi là giàu có khi ...
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Giữ xe hàng quán

Hà nội: Trông hộ xe miễn phí
Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"

Phở

Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đen

Nhà sách

Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Chùa chiền

Hà Nội: Bước chân vào là thấy lòng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái
ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

Chè

Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút

Cắt chanh

Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa

Nước canh rau muống

Hà Nội: Sấu, chanh
Sài Gòn: Me, chanh

SG: Chả giò
HN: Nem rán

HN có bún chả
SG có cơm tấm

Sài Gòn gọi là xí muội
Hà Nội gọi là ô mai

Về đồ ăn

Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn ngọt

Hà-nội: Vào quán, ngồi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi !
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Khen đồ ăn ngon

HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bò chét (khiếp thật)

Tán gái

Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Người yêu

Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

Chất chơi và chất chiến

Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì never có
Sài gòn: Chạy xe 67 cũ mèm, áo phông quần sóc, nhưng hỏi tiền thì : Chú cần bao nhiêu anh đưa ???

Xe khách

Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng  hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):

HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch

Hài

Người Hà-nội: nói dài dòng và khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Tiệm Internet

Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa

Hà-nội: rộng và sâu
Sài-gòn: nhỏ và ngắn

Chào hỏi

Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Giục người bán hàng gói nhanh lên

SG: Dạ có liền
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

Biển quảng cáo

Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người

Phát triển dự án

SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

Khi khách đến nhà

HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

Bạn bè nói chuyện

2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh, tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì

HN: Vâng, quí hóa quá !
SG: Trời ơi, dữ hông, bày đặt màu mè quá !

Khen vật gì to

Hà Nội: To vật vã
Sài Gòn: Bự bành ki

Từ ngữ

HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp

HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước

Hà Nội: nỡm ạ
Sài Gòn: đồ quỷ sứ

Hà Nội: đèo em nhá
Sài Gòn: chở em nghe

Sài Gòn: hun
Hà Nội: hôn

Con gái

Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp

Về hoa quả

Hà nội gọi quả táo là quả táo,
Sài gòn gọi quả táo là trái bom

Hà nội gọi quả dứa là quả dứa
Sài gòn gọi quả dứa là trái thơm

Uống bia

Hà nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Khách sạn

Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

Sinh viên và cave

Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

Hà Nội: Mời cơm ... ứ dám ăn
Sài Gòn: Mời cơm là ... cứ ăn

Uống Cafe

Ở Sài gòn: uống cafê nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà nội: uống cafe khi đi chơi buổi tối trước khi ...đi ngủ

Nếu bạn gọi một ly nâu
Ở Sài gòn: bạn sẽ được mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa


Copy trên net.
Back to top
« Last Edit: 26. Feb 2008 , 04:54 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #87 - 26. Feb 2008 , 05:07
 
chi đ đ thương men,
sang hom nay lang thang vao d đ, thay chi noi ve sg va hn vui qua, that dung va nho ngay xua con be, co di hanoi choi, dep va de thương, nhat la..cac co bac ky nho nho noi chuyen,,,thi em la gai, cung me tit tho lo..chu dung noi toi phai nam gioi..ha.ha.
  BAY GIO CO VAN VA EM, 2 NGƯƠI CUNG TEN VA CUNG 1 CAI TOI LA " LI LOM " nhu loi co VAN noi , trong muc chi t4.... viet chu o bo dau.vi qua ban , ma lai ham vui..mong qui vi tha toi va bo qua nhẹ
  Thoi de chau ngoai Alex thom hom tat ca, va tang hoa thuy tien ( hai trom hoa cua co THU ) tang tat ca sươt 365 ngay nhe. ai chiu do tay len, cam ọn.
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #88 - 05. Mar 2008 , 11:55
 
Kinh thưa Cô Thu,

Em nhận dược bài này do chị Mai Phạm LVD 67 ở San Jose gửi. Em không biết có được để bài này vào mục Ngôn Ngữ Việt này không, hay là nên đăng vào mục Vui Cười ạ ???

--------------------------------------------------------------

Ngôn Ngữ VN ngày nay


Ngày nay, ta sính dùng những chữ ghép kiểu như "
phối kết hợp
" hay "
kỹ chiến thuật
".

Hay thì chưa thấy đâu nhưng đã nảy sinh những tình huống cười ra nước nước mắt.

Có lẽ do đã từng một thời sống ở khu tập thể
Cao – Xà – Lá
(cao su, xà phòng, thuốc lá), nên việc gọi tắt của sếp tôi đã trở thành bậc thầy. Nhất là trong việc ghép tắt các từ, đại loại như
điều nghiên
(
điều tra – nghiên cứu
)...

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải "
cụ tỉ
" và "
cô súc
"!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:
Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé "
cụ tỉ
" là nói tắt của hai cụm từ
cụ thể và tỉ mỉ
, "
cô súc
" có nghĩa là
cô đọng và súc tích
, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc
dĩ vãng quá khứ
thì phải gọi là
dĩ khứ
.
Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

Các cô cậu đi "
giao hợp
" với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải
điều kinh
cho tốt.

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:

Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là "
giao hợp
" là
giao lưu và hợp tác
, nó cũng tương tự như "
giao phối
" thôi, còn "
điều kinh
" là
điều tra kinh nghiệm
làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng "
phát tài để đầu lâu
", cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng
phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài
.
Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã "
động phòng
" rất tốt. Đã nhiều lần "
đúc kinh
" (
đúc kết kinh nghiệm
), chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết "
chủ động phòng tránh
" dịch rất tốt.

Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút "sáng tạo ngôn ngữ" khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng "
ngoan cố
". Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì
ngoan ngoãn và cố gắng
!


HK





Back to top
« Last Edit: 05. Mar 2008 , 11:56 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #89 - 05. Mar 2008 , 14:35
 
Quote:
Kinh thưa Cô Thu,

Em nhận dược bài này do chị Mai Phạm LVD 67 ở San Jose gửi. Em không biết có được để bài này vào mục Ngôn Ngữ Việt này không, hay là nên đăng vào mục Vui Cười ạ ???

--------------------------------------------------------------

Ngôn Ngữ VN ngày nay


Ngày nay, ta sính dùng những chữ ghép kiểu như "
phối kết hợp
" hay "
kỹ chiến thuật
".

Hay thì chưa thấy đâu nhưng đã nảy sinh những tình huống cười ra nước nước mắt.

Có lẽ do đã từng một thời sống ở khu tập thể
Cao – Xà – Lá
(cao su, xà phòng, thuốc lá), nên việc gọi tắt của sếp tôi đã trở thành bậc thầy. Nhất là trong việc ghép tắt các từ, đại loại như
điều nghiên
(
điều tra – nghiên cứu
)...



ha ha..Chị Mỹ ơi,

Hôm nọ có 1 người bạn em về VN cũng có kể 1 câu chuyện tương tự như vậy nhưng về tên các tỉnh VN.

Như là sau này thì Bình Hòa, Quảng Trị , Thừa Thiên trở thành Bình Trị Thiên.

Thiên hạ nói may phước là họ chưa nhập 3 tỉnh Đắc lắc, Kon Tum , và Plei Ku lại làm 1. Nếu nhập thì sẽ trở thành....Lắc Kon Ku...... Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 17
Send Topic In ra