Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 6 7 8 9 10 ... 17
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44626 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #105 - 19. May 2008 , 16:47
 
nguyen_toan wrote on 19. May 2008 , 13:33:
Hello  PH  , nếu  ở VN  nên  sưu  tầm  thêm  các hình ảnh cac   Nhà Hàng  hay  Cửa  hiệu bán   Quần Ao    có tên  sau  đây  :

Nước Mía  Siêu Sạch ,   Cửa hàng  Cao cấp  ,  Nhà hàng  Đa  Quốc  gia (có  nhiều món  các  nước ), Cửa hàng  Tươi  Sống  ,   v..v...

Cả nhà ui
Sao mà thấy buồn quá. Bây giờ đến , ngôn ngữ văn chương mà cũng bi thoái lụi  Sắp nữa thì đến gì đây. Hôm qua TL lang thang  trong D/ Đ có được đọc bài  "Chinh Phu Ngâm  Khúc"  Giờ đọc những giòng quảng cáo cũng như bài "nỗi buồn Tiếng VIệt " Sao mà thấy chưng hững.  Quả thật là....
TL.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #106 - 26. May 2008 , 06:27
 
Tiếng Việt, hồn dân tộc Việt Nam


Bác sĩ Thái Minh Trung

Bác sĩ Thái Minh Trung tốt nghiệp University of Illinois Chicago (1994), hiện là Associate Clinical Professor tại UCI Medical School, Medical Director của Brookside Institute, California, Hoa Kỳ.

Thấm thoát đã 33 năm người Việt chúng ta phải xa lìa quê hương để sống tha phương khắp mọi nơi. Chúng ta như đàn chim vì tìm tự do phải rời tổ ấm bay phân tán đi khắp thế giới. Chúng ta chọn xứ lạ làm quê hương thứ nhì. Chúng ta sinh sống trên đất người nhưng lúc nào lòng cũng hướng về nơi chôn nhau cắt rốn. Chúng ta học được nhiều ngôn ngữ mới, biết được nhiều tập quán lạ để gia nhập vào cuộc sống mới. Nhưng rồi những buổi chiều sau giờ làm việc mệt nhọc, ta cảm thấy cần nghe và nói tiếng Việt. Chỉ có tiếng Việt mới có thể đưa ta trở về con người sâu sắc của chính mình. Tiếng Việt đưa ta về cội nguồn của tâm hồn ta và nó có thể làm vơi đi những căng thẳng trong ngày. Tiếng Việt đem ta trở về một thế giới quen thuộc êm đềm và ru ta vào giấc ngủ say sưa.

Trong giấc ngủ ta trở thành bé thơ nằm gọn trong lòng mẹ và nghe mẹ ru ta ngủ bằng giai điệu ngọt ngào của tiếng Việt. Chính vì thế mà tiếng mẹ đẻ đã thấm nhuần vào từng thớ tâm hồn ta như dòng sữa ngọt đưa ta vào đời. Thân thể ta cần sữa thì tâm hồn ta cần nghe mẹ ru ta. Ta nhắm mắt lại và chìm đắm trong một thế giới êm đềm. Tiếng mẹ ru như những câu thần chú đánh đuổi những sợ hãi của đêm tối. Ta nở một nụ cười hạnh phúc trên môi và trôi dần vào giấc ngủ say sưa.

Ta thức dậy. Thời gian trôi qua nhanh quá. Mới đây tóc xanh giờ đã hoa tiêu. Những con sóng của cuộc đời nhồi lên nhồi xuống con thuyền không bến. Tuy ta mất quê hương nhưng khi ta duy trì được tiếng mẹ đẻ thì ngôn ngữ đó trở thành một mảnh đất quê hương mà ta mãi mang theo trong tâm hồn của người tha hương. Khi những người đồng hương ở xứ người gặp nhau trò chuyện bằng tiếng Việt, giai điệu âm thanh đó ngọt ngào làm sao. Khi di tản, ta không mang theo mảnh đất quê hương yêu dấu được những khi hỏi thăm trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt thì quê hương ta hiện ra đâu đó.

Khi nói đến ngôn ngữ thì phải nói đến văn hóa. Ngôn ngữ và văn hóa như sữa và nước thật khó tách rời. Vị sữa làm cho nước ngọt và chất nước làm cho sữa dễ tiêu hóa. Văn hóa ta tôn trọng quan hệ gia đình và xã hội chớ không đề cao chủ nghĩa cá nhân đè đầu người khác để làm mình trội hơn. Cá nhân được thương mến khi cá nhân đó tôn trọng quan hệ giữa người và người. Vì thế người Việt chúng ta rất tình cảm. Quan hệ tình người được bảo vệ và tăng trưởng nhờ ngôn ngữ. Thí dụ ta dùng từ "anh chị" để gọi nhau, để tự nhắc nhở cho nhau chúng ta cùng một đại gia đình Việt Nam. Chúng ta dùng từ "chú, bác, dì, thím" để gọi những người lớn tuổi hơn ta. Qua ngôn ngữ ta cho họ biết là ta tôn trọng họ như những người lớn tuổi trong gia đình ta.

Ngôn ngữ Việt Nam, ngoài vai trò thông tin còn có vai trò củng cố quan hệ tình cảm nữa. Ðó là cái tính chất văn hóa lồng trong ngôn ngữ. Thí dụ như vợ chồng Mỹ gọi nhau bằng "I" và "you". Khi phân tích ngôn ngữ học thì "I" hoàn toàn cách biệt với "you", "I" và "you" là hai cá thể hoàn toàn độc lập và khác biệt. Tiếng Việt ta dùng từ "anh, em" hay "mình", cho ta thấy rõ cái quan hệ tình cảm của cặp vợ chồng. Tuy vợ chồng không có máu mủ với nhau, nhưng khi gọi nhau bằng "anh, em" thì diễn tả được mối tình thân thiết. Còn từ "mình" có vẻ thân thiết hơn, ta coi người phối ngẫu như một phần của chính ta, ta không thể sống thiếu người đó được.

Ngôn ngữ nào cũng có giai điệu của nó. Khi đứa bé mới học nói, nó không hiểu hết ý nghĩa của danh từ. Ðầu óc nó học qua giai điệu (melody) của âm thanh qua tiếng nói người mẹ. Nó vui buồn theo cái giai điệu biểu hiện tình cảm do người mẹ phát ra. Vì thế giai điệu ngôn ngữ gắn liền với rất nhiều tình cảm dồi dào trong lòng người. Giai điệu đó phản ảnh tình mẫu tử bao la và đồng thời phản ảnh non nước quê hương bao quanh ta. Các giai điệu và cách cấu trúc câu văn (cú pháp) đặc trưng ở từng ngôn ngữ. Có thể nói giai điệu và cú pháp rung động cùng nhịp với môi trường sống tại một thời điểm nào đó. Thí dụ ta khó dịch câu thơ Việt Nam tả cảnh sống êm đềm ở nông thôn ra ngôn ngữ ngoại quốc mà vẫn giữ được hồn thơ. Có lẽ ngôn ngữ của thành thị không có khả năng diễn tả những rung động đặc trưng của nông thôn. Những câu ca dao tục ngữ, những bài ca, điệu hò mang đặc trưng cái hồn dân tộc Việt Nam và chỉ có tiếng Việt mới diễn tả được. Vì thế khi tuổi trẻ sanh trưởng tại hải ngoại không học nói tiếng Việt từ nhỏ, sẽ mất đi cái chìa khóa quý giá giúp họ đi vào hồn dân tộc khám phá nhiều kho tàng văn chương và tình cảm vô giá.

Duy trì ngôn ngữ Việt Nam ở tuổi trẻ hải ngoại là một điều rất cần thiết. Trao đổi bằng tiếng Việt làm cuộc sống tình cảm dồi dào hơn, nhứt là khi ta so sánh với tiếng ngoại quốc và ý thức được nét đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa ta đề cao quan hệ tình người. Cũng thời hai thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài, cô thiếu nữ nói được tiếng Việt và hiểu được văn hóa Việt Nam lúc nào cũng có vẻ dịu dàng và dễ mến hơn. Cô ta diễn tả được hồn Việt trong chiếc áo dài đó! Khi hiểu được tiếng Việt thì tuổi trẻ sanh ra tại hải ngoại sẽ yêu và thông cảm cha mẹ mình hơn. Khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ rút ngắn lại và những mâu thuẫn sẽ ít đi. Rồi trong tình yêu tiếng Việt đó họ sẽ gặp gỡ được hồn dân tộc và cảm thấy gần gũi với quê hương Việt Nam hơn. Duy trì ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam sẽ làm tuổi trẻ Việt Nam nổi bật vì họ có thêm cái đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam mà các nước khác không có.

Ta sẽ mất quê hương lần thứ nhì khi ta để con cái ta dần dần quên tiếng Việt. Chính vì thế, chúng tôi tha thiết kêu gọi các vị lãnh tụ chính trị và tôn giáo ở hải ngoại nên thành lập một ngày tưởng nhớ đặc biệt sau ngày 30 tháng 4 gọi là ngày "Tiếng Việt, hồn dân tộc". Ðó sẽ là ngày mà tất cả dân Việt Nam rải rác trên thế giới tổ chức nhiều cuộc họp mặt thảo luận qua truyền thông báo chí về những nét hay và đặc trưng của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Nơi nào có đông dân Việt Nam, chúng ta nên vận động chính quyền bản xứ đem tiếng Việt vào trường học, với những lớp căn bản học nói và viết tiếng Việt đến những lớp cao hơn nghiên cứu về ngôn ngữ học (linguistic) Việt Nam, văn hóa, văn chương Việt Nam trong nước và hải ngoại. Có nghiên cứu, có hiểu được về tiếng Việt, con cháu ta mới tự hào về nguồn gốc mình và cảm thấy gắn bó yêu thương dân tộc mình hơn. Bằng không thế hệ trẻ sau này chỉ là những người mang dòng máu Việt Nam nhưng với tâm hồn của người ngoại quốc.

Qua tiếng Việt, chúng tôi muốn thế hệ sau này hiểu dòng máu mà mình mang trong người là dòng máu của một thế hệ trước đấu tranh với những thảm cảnh của ngục tù cải tạo và những chuyến vượt biên tràn đầy hiểm nguy. Thế hệ đó đã cắn răng sống trong bao nỗi nhục nhằn để thế hệ sau này được vẻ vang trên đất người. Chúng ta không nên nhắc lại những chuyện đau lòng đó để gợi lên lòng hận thù, đó là cái nhìn về quá khứ. Chúng ta nên nhìn về tương lai và nhắc lại những chuyện đó như một tình thương hy sinh cao cả của thế hệ trước. Cái chất keo hàn gắn sự khác biệt giữa hai thế hệ tạo sự thông cảm chính là ngôn ngữ Việt Nam! Ta có thể hình dung rằng khi mất tiếng Việt Nam, ta sẽ vẫn có nhiều cô gái Việt trên thế giới mặc áo dài, mới nhìn trông thật đẹp nhưng khi lại gần trò chuyện thì mới biết họ là những người ngoại quốc trong chiếc quốc phục dịu dàng. Lúc đó ta chợt hiểu rằng khi ta mất tiếng Việt thì hồn dân tộc bị chết theo!

TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Cách gạch nối trong tiếng Việt
Reply #107 - 13. Jun 2008 , 20:15
 

Cách gạch nối trong chữ Việt

 
 


1. Gạch nối

Trong chữ Việt, gạch nối dùng để kết hợp những thành tố viết rời của một từ gồm nhiều âm tiết. Nếu viết riêng rẽ thì những âm tiết nói trên sẽ có một nghĩa khác, tức là nghĩa riêng biệt của từng âm tiết. Sau đây là một vài thí dụ:

- Ðộc có nghĩa là một, có số lượng chỉ một mà thôi. Lập có nghĩa là đứng thẳng. Ghép lại, độc-lập có nghĩa: 1. Tự mình sống, không dựa vào người khác. Sống độc-lập. 2. (Nước hoặc dân tộc) có chủ quyền. Nền độc-lập dân tộc.

- Bà là người đàn bà thuộc thế hệ sanh ra cha hoặc mẹ ta. Con là người thuộc thế hệ mà ta sanh ra. Ghép lại, bà-con có nghĩa là thân quyến, người có quan hệ họ hàng. Một người bà con xa.

- Cay là có vị như khi ăn ớt, ăn tiêu, ăn gừng hoặc khi uống rượu. Ðắng là có vị như khi ăn trái khổ qua, trái bồ hòn, mật cá hoặc uống thuốc bắc. Ghép lại cay-đắng (hay đắng-cay) có nghĩa là đau khổ, xót xa. Thất bại cay-đắng.

Như vậy, ta thấy gạch nối có một vai trò rất quan trọng. Nó dùng để phân biệt từ đơn với từ ghép. Từ cuối thế kỷ 19 và trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 này, theo ngữ pháp, ta dùng gạch nối đối với những từ ghép, mục đích là để câu văn được rõ nghĩa. Trong học đường, thời bấy giờ, đối với những từ ghép, thiếu cái gạch nối là một lỗi chánh tả tương tự như các lỗi chánh tả khác: c với t (các/cát), ch với tr (chương/trương), d với gi (dang/giang), dấu hỏi với dấu ngã...

2. Ngữ pháp cú

Qui tắc về việc sử dụng gạch nối trong tiếng Việt đã có từ cuối thế kỷ 19, thời chữ quốc ngữ mới được hình thành. Nhà bác học, cũng là nhà ngữ học Trương Vĩnh Ký (1839 - 1898) đã viết: "Ðể tránh lẫnlộn từ đơn và từ đôi, từ kép, chúng tôi đã chấp nhận, trong các từ điển, văn phạm và các ấn bản khác của chúng tôi, dùng gạch nối để xác định từ kép và ghép đôi một số mẫu âm khác của chúng tôi, dùng gạch nối để xác định từ kép và ghép đôi một số mẫu âm làm cho âm cuối dễ nghe như líu-lo, dăng-dẳng." Gần đây, dựa theo các sách đã xuất bản, chúng tôi ghi nhận, trên những sách in trước năm 1975, các tác giả vẫn còn dùng cái gạch nối đối với những từ ghép. Sự kiện này cho biết, vào cuối thế kỷ 19 và hơn nửa đầu thế kỷ 20 này, những người làm giáo dục và văn học đã sử dụng cái gạch nối trong những trường hợp sau đây:


2.1 Từ ghép Hán-Việt:

tự-do, độc-lập, ngôn-ngữ-học, thuận-thinh-âm, hồng-thập-tự, tiềm-thủy-đỉnh, hàng-không-mãu-hạm, thủy-quân-lục-chiến.


2.2 Từ ghép thuần Việt:

- Từ kép, cũng gọi là từ láy, gồm một âm có nghĩa với một âm không nghĩa để cho xuôi tai: bạc-bẽo, dễ-dàng, đầy-đặn, khỏe-khoắn, líu-lo, mặn-mà, nhỏ-nhắn, nở-nang, sắc-sảo, vững-vàng, xót-xa.

- Từ kép gồm hai âm không có nghĩa riêng, nhưng khi ghép lại, hai âm tạo thành một từ có nghĩa chung: bâng-khuâng, hững-hờ, lai-láng, mênh-mông, mơn-mởn, ngậm-ngùi, thênh-thang.

- Từ kép gồm hai câu có nghĩa riêng: biển-dâu, bướm-ong, cay-đắng, đầy-đủ, mắm-muối, mệt-mỏi, phẳng-lặng, vàng-thau.

- Từ kép gồm hai âm đồng nghĩa: chợ-búa, dơ-bẩn, dư-thừa, đau-ốm, gầy-ốm, hình-ảnh, lãn-lộn, lựa-chọn, mập-béo, nhỏ-bé, nông-cạn, ô-dù, sắc-bén, thổi-nấu, thương-yêu, to-lớn, rơi-rớt.

- Từ kép gồm hai từ đồng âm: chậm-chậm, đời-đời, hàng-hàng, hay-hay, hiu-hiu, lớp-lớp, mãi-mãi, ngày-ngày, rầu-rầu, xa-xa...


2.3 Nhân danh (tên tục, tên hiệu):

Nguyễn-Du, Tố-Như, Trương-Vĩnh-Ký, Ðào-Duy-Anh, Dương-Quảng-Hàm, Trần-Trọng-Kim, Nguyễn-Hiến-Lê, Vương-Hồng-Sển.


2.4 Ðịa danh:

Việt-nam, Hoa-kỳ.


2.5 Danh từ riêng phiên âm:

Hoa-Thịnh-Ðốn, Mạc-Tư-Khoa.


2.6 Từ có quan hệ qua lại với nhau:

từ điển Hán-Việt, bang giao Mỹ-Việt, luật hỏi-ngã, thi văn cổ-kim, văn hóa Ðông-Tây, phát triển khoa-học-kỹ-thuật.


2.7 Danh từ chung phiên âm:


cát-xết, vi-đê-o.

Ðối với một số tên chung phiên âm đã hoàn toàn Việt hóa, ta bỏ luôn cái gạch nối: cà phê, cà vạt, câu lạc bộ, đô la, ga ra, nóc ao, ra đa, ra gu, ti vi, xích lô.


2.8 Một số từ ngữ mà các âm tiết không thể tách rời:

chợ-nhà-lồng, khô-cá-chỉ-vàng, tại-vị-bởi.


2.9 Giữa các con số chỉ ngày tháng năm:

ngày 1-1-1998


2.10 Giữa hai nhóm số chỉ năm để nói lên khoảng cách thời gian:

1975 - 1998.


Trên đây là những qui tắc trong việc sử dụng cái gạch nối khoảng trước năm 1975. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận là việc dùng cái gạch nối này của những người làm văn hóa chưa thống nhất. Có tác giả áp dụng triệt để các nguyên tắc, nhưng cũng có tác giả chỉ áp dụng một cách đại khái hay tương đối, tùy theo quan niệm của mỗi cá nhân. Thậm chí, có trường hợp cùng một tác giả mà trong một bài viết, đối với các từ ghép (cả Hán-Việt lẫn thuần Việt) có lúc dùng cái gạch nối, có lúc không.

Xin trích dẫn một đoạn trong lời tựa "Vì sao có sách này?" của cuốn "Giản-yếu Hán-Việt Từ-điển" của nhà học giả tiền bối Ðào-Duy-Anh, viết ngày 1-3-1931, Nxb Minh Tân, Paris, in lại năm 1949:

Vô luận nước nào, văn-tự đã phát đạt đến một trình độ khá khá đều phải có những sách Tự-điển hoặc Từ-điển để làm tiêu-chuẩn và căn-cứ cho người học. Quốc-văn của ta ngày nay đã có chiều phát đạt, thế mà ta chưa thấy có một bộ sách Tự-điển hoặc Từ-điển nào, đó thực là một điều khuyết-điểm lớn mà ai cũng phải công-nhận.

Trong đoạn văn trên đây, theo nguyên tắc, những từ in nghiêng phải có cái gạch nối, vì đó là những từ Hán-Việt và từ ghép thuần Việt. Nhưng vì sao tác giả không dùng gạch nối? Sự kiện này cho thấy, việc sử dụng cái gạch nối khó đạt đến sự thống nhất như trên lý thuyết.


3. Ngữ pháp mới

Khoảng từ năm 1975 cho đến nay:

3.1 Trong năm trường hợp ghi từ mục1 đến 5 trên đây, tuyệt đại số những sách báo xuất bản trong nước và tại hải ngoại, ta đã xóa bỏ hẳn cái gạch nối. Sự "cải cách" này đã diễn ra âm thầm. Có phải chăng nó đã xuất phát từ một "ngữ pháp bất thành văn." Các tác giả tiền bối lần hồi bỏ cái gạch nối. Thế là các tác giả hậu bối cũng theo gương.

3.2 Trong năm trường hợp kế tiếp, từ mục 2.6 đến 2.10, ta vẫn duy trì gạch nối.


3.3 Từ ngày trong nước và ở hải ngoại hai phương tiện điện thoại và điện thư (fax) được phổ biến, ta đã dùng cái gạch nối để phân cách các nhóm số của hai hệ thống này. Ðiện thoại: 714 - 500-4000, Ðiện thư: 714 - 800-7000.


3.4 Chúng ta thử tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến cho, sau năm 1975, cái gạch nối đã được xóa đi trong năm trường hợp từ 2.1 đến 2.5.

Thực tế cho thấy, việc dùng gạch nối ở năm trường hợp nói trên đã gây một số bất tiện và phiền phức.

- Người viết phải bận tâm đến cái gạch nối, mất thời giờ suy nghĩ, thời giờ viết lên giấy và thời giờ dò lại bài xem có sai sót không?

- Trong ngành ấn loát, người đánh máy và người sắp chữ phải nhọc công và khổ sở vị cái gạch nối. Trước kia, trong thời kỳ ngành ấn loát nước ta còn lạc hậu, việc sắp chữ để làm bản in "typo " được thực hiện theo lối thủ công. Trong công việc sắp chữ, thêm một cái gạch nối kể như thêm một con chữ.

Việc xóa bỏ gạch nối không ảnh hưởng trầm trọng đến câu văn về mặt ngữ nghĩa. Người đọc bình thường dễ dàng phân biệt từ đơn và từ ghép. Cả người viết và người đọc đã mặc nhiên hiểu ngầm là các từ ghép Hán-Việt và thuần Việt luôn luôn được nối với nhau bằng cái "gạch nối vô hình." Ta đã "hi sinh" cái hợp lý để đổi lấy cái thực dụng, cái giản tiện. Ngày trước, có cái gạch nối là hợp lý. Ngày nay không có cái gạch nối cũng hợp lý. Ngữ pháp chung qui chỉ là một qui ước, một sự giao ước giữa người viết và người đọc.



http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/cachgachnoitrongchuviet.htm
 
Cô Thu gởi đến cho cả nhà đọc  Wink
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #108 - 15. Jun 2008 , 17:40
 
Xin gơỉ đến cả nhà một bài viết về - Vui buồn với Tiếng Việt " cả nhà nhé. 

Vui buồn với tiếng Việt.


Kính thưa các quý vị,chúng ta vẫn thường nghe nói: "tiếng Việt còn, nước Việt còn". Cũng bởi vì tiếng Việt rất quan trọng cho những bạn trẻ được sinh ra và lớn lên ở hải ngọai, nên chúng tôi đã cương quyết dành nhiều thời gian để mở những lớp học tiếng Việt cho các con em của các quý vị. Sau những ngày tháng học tập, hôm nay chúng tôi hân hạnh làm lễ mãn khóa cho tất cả những em đã theo học lớp tiếng Việt ở đây. Nhân dịp này, tôi xin hân hạnh giới thiệu đến các quý vị một em thật xuất sắc đã đạt thành tích thật cao trong cách hành văn và phát âm tiếng Việt. Em sẽ cho chúng ta biết những cái vui, nỗi buồn trong việc tiếp nhận một ngôn ngữ được xem là tiếng mẹ đẻ của em.

Thế là hơn hai trăm con người với tiếng vỗ tay thật lớn và cùng đứng lên đón chào người vừa được giới thiệu là xuất sắc.
Bước lên sân khấu là một chàng trai trẻ, cao lớn ăn mặc rất đúng mốt. Bước đến giữa sân khấu chàng trai cúi mình xuống chào mọi người và nói:
-Thanh Hùng xin kính chào tất cả các quý vị.
Lại một tràng vỗ tay thật to nữa vang lên.
Thanh Hùng bước đến đứng cạnh người điều khiển chương trình và người này nói:
- Kính thưa các quý vị, em Thanh Hùng, ngoài khiếu vẽ ra em còn có khiếu về ngôn ngữ. Em Thanh Hùng tuy là người Việt Nam nhưng từ nhỏ em sống với gia đình người Hoà Lan nên em không biết một chữ nào tiếng Việt. Gần đây khi biết mình là người Việt Nam, em đã theo học lớp tiếng Việt tại đây. Em chỉ học có hai tháng tiếng Việt mà khi tiếp xúc với em, chúng ta khó nhận ra đó là một người chỉ có hai tháng học tập mà nói được lưu loát như vậy. Xin em hãy kể cho mọi người cùng nghe là nguyên nhân nào đã làm em quyết định đi tới học tiếng Việt tại đây.

-Kính thưa các quý vị, thưa anh, vài năm trước đây, trong giờ ra chơi nghỉ giải lao, một người bạn cùng trường đã chạy đến bên em và lấy hai ngón tay trỏ để vào đuôi mắt rồi kéo ra thật dài để con mắt hí lại rồi nhìn em cười. Đây là một hành động biểu thị em là người Tàu. Tuy như các quý vị và anh đây thấy thì mắt em rất to chứ không hí như người bạn đó diễn tả. Em buồn lắm! không phải em buồn vì bị kỳ thị mà buồn vì chợt phát giác ra là ba má em đâu phải là người nuôi em bây giờ. Trong một lần cùng ba mẹ ngồi xem phim, trong phim có chiếu một cảnh người mẹ Việt Nam ẵm một đứa con khoảng đôi ba tuổi và vừa hôn nó vừa đùa giỡn với nó rất là vui. Nhìn cảnh đó thì em buồn và bỏ đi vào phòng riêng của em. Em chợt thấy ba mẹ em nhìn theo em mà không nói gì. Hai ngày sau, sau khi ăn cơm xong thì ba em nói: - Hôm nay chúng ta uống cafe ở phòng khách, ba mẹ có chuyện muốn nói với con. Tại phòng khách, ba em mở lời trước. Người nói: - Hai ngày nay con có thái độ không được vui, ba mẹ hiểu điều đó lắm. Ba mẹ nghĩ rằng thái độ đó của con phải xảy ra sớm hơn chứ không phải đợi đến ngày hôm nay. Bây giờ cũng là lúc con phải biết mọi sự thật thôi. Ngừng một lúc để nhắp một hớp cafe rồi ba em nói tiếp: - Như con đã biết nghề của ba là thuyền trưởng tàu vận chuyển hàng hóa đi đến khắp nơi trên thế giới. Chỉ khoảng hai năm nay ba mới xin đổi làm việc ở văn phòng để được gần con và mẹ con. Mười sáu năm trước đây, trong một chuyến chở hàng đến Singapore, vào một đêm kia khi ba đang ngủ thì người thuyền viên đánh thức ba dậy và cho biết là trên màn hình hải hành có xuất hiện một chiếc tàu nhỏ. Chiếc tàu này cứ chạy lòng vòng quanh vùng đầy cá mập, nếu ba không cứu kịp thì không bao lâu chiếc tàu nhỏ đó sẽ bị chìm và những người trên tàu đó sẽ làm mồi cho cá mập. Ba thức dậy và đến nhìn vào màn hình hải hành thì thấy chiếc tàu nhỏ đó cách xa chiếc tàu của ba chỉ mười hải lý và nằm về hướng Tây Bắc. Lập tức ba ra lệnh cho tàu chạy hết tốc lực đến cứu con tàu nhỏ kia. Khi đến gần, ba đã cho chiếu đèn làm hiệu để cứu nhưng chiếc tàu nhỏ đó đã bỏ chạy. Chỉ một vòng lượn kỹ thuật là chiếc tàu của ba đã cập sát với chiếc tàu nhỏ đó. Không, phải gọi nó là chiếc ghe thì đúng hơn. Chiếc ghe bằng cây chỉ dài độ mười thước. Với cơn bão sắp tới thì chiếc ghe này chắc chắn phải chìm. Trên ghe có hai người thanh niên rất ốm yếu. Hai người này cố lấy sức để trèo lên tàu của ba với sự giúp đỡ của các thuyền viên của ba. Hai người thanh niên này nói tiếng Anh rất khá và họ tự giới thiệu một người là lái ghe và một người là thợ máy. Hai người này cho biết ở trong lòng ghe có chứa khoảng chín mươi người, và vì hai mươi hai ngày qua không có thức ăn và nước uống nên có rất nhiều người chết và kiệt sức. Ba hỏi hai người đó là tại sao thấy tàu của ba đến cứu mà lại bỏ chạy. Người lái ghe trả lời là vì tưởng tàu cướp.

Lập tức ba cho các thuyền viên qua ghe để đem mọi người lên. Một lúc sau, một thuyền viên đến cho ba biết là dưới ghe quá hôi hám và hình như tất cả đều đã chết hết. Nghe vậy nên ba đã qua chiếc ghe đó để được nhìn rõ ràng hơn. Quả thật đây là lần đầu tiên trong cuộc đời ba đã được chứng kiến một cảnh tượng quá hãi hùng. Tất cả mọi người không một ai nhúc nhích khi các thuyền viên đến lay gọi. Trong lòng ghe mùi xú uế nồng nặc. Ba cố bước đi trong lòng ghe để hy vọng còn một ai đó chỉ bị kiệt sức chứ chưa chết. Đến gần mũi ghe, ba chứng kiến một cảnh tượng thật thương tâm. Người đàn ông đã chết và có lẽ là người chồng, trong tư thế giang cánh tay ra cho người đàn bà nằm lên. Bà này cũng đã chết. Bà ta cũng trong tư thế giang cánh tay ra cho một đứa bé khoảng mười tháng tuổi gối đầu lên. Đứa bé này đang ngậm vào nấm vú của người mẹ chỉ còn là một miếng da, nhưng đứa bé này còn sống. Ba ẵm đứa bé này và giao cho các thuyền viên chăm lo cứu chữa. Kết cuộc chỉ có bốn người lớn là còn thoi thóp và đã được cấp cứu.

Qua cơn bão thì trời cũng vừa sáng. Sau khi kiểm lại và biết chắc chắn là những người trên ghe đã thật sự chết, ba đã cho thủy táng chiếc ghe và số người trong đó.

Hai ngày sau tàu của ba ghé cảng Singapore. Sau khi giao hàng hoá và sáu người, ba trở về lại Hòa Lan và có đem theo đứa bé. Ba đã làm thủ tục để nhận nuôi đứa bé đó vì ba và mẹ không có con. Đứa bé đó chắc con cũng biết nó là ai rồi. Trong đời ba có lẽ một lỗi lầm lớn nhất mà ba ân hận mãi cho đến bây giờ, đó là ba đã không lục soát trong người ba mẹ của đứa bé để tìm hình ảnh và để biết tên tuổi."
Kính thưa các quý vị, ba em còn nói nhiều lắm nhưng nào em có còn nghe được gì nữa đâu. Lúc đó em chỉ biết gục đầu vào lòng người cha thân yêu của em mà khóc.

Khi biết rõ lai lịch của mình rồi, em đã quyết tâm phải làm một cái gì đó. Trong sự buồn bực vì bị chế giễu em đã nghĩ quẫn là nếu em trở thành một tên cướp, em sẽ đi cướp một nhà băng nào đó kiên cố nhất thế giới mà từ xưa đến nay chưa có một ai dám cướp. Nếu em trở thành một tên sát nhân thì em sẽ giết một nhân vật nào nổi danh nhất thế giới nhưng cuối cùng thì em nghĩ là chỉ có con đường học vấn thành công thì em mới làm vui lòng ba mẹ em và có thể giúp cho quê hương mình sau này.

Người điều khiển chương trình nói:
- "Trong rất nhiều câu chuyện về những thảm cảnh mà chúng ta đã phải bỏ nước ra đi, có thể nói câu chuyện của em là đáng thương tâm và cảm động hơn tất cả, cứ như là trong truyện tiểu thuyết vậy. Em có thể kể thêm cho mọi người cùng nghe những vui buồn của việc học tiếng Việt được không?"
- "Kính thưa các quý vị và thưa anh, việc học tiếng Việt Nam của em phải nói là cười ra nước mắt và dở khóc dở cười. Cười ra nước mắt là, cũng vì tiếng Việt mà em bị mất cơ hội cưới một người con gái đẹp. Còn dở khóc dở cười là em phải khốn đốn mỗi khi gọi đến tên nó.
Trong một lần qua Paris thực tập, nhóm của em có năm người, mỗi người mang một quốc tịch khác nhau, trong đó có một anh mang quốc tịch Việt Nam tên là Thanh Tâm. Trong một lần em đến một vũ trường, em thấy có một cô gái Việt Nam làm trong quầy rượu. Phải nói là cô này đẹp tuyệt trần. Đẹp không thể nào có chỗ để mà chê được. Em muốn làm quen mà không biết phải nói năng ra làm sao. Một hôm em hỏi anh Thanh Tâm - dĩ nhiên là nói bằng tiếng Anh -Anh chỉ cho em lời nói và cách mời một người đàn bà Việt Nam nhảy đầm. Anh Thanh Tâm đứng lên, anh bỏ tay trái ra sau lưng khoảng ngang lưng quần. Tay phải anh để vào trước ngực bên chỗ trái tim, người anh hơi cúi về phía trước một chút và vừa nở nụ cười vừa nói: Thưa bà, tôi rất hân hạnh được mời bà nhảy bản này. Cùng lúc đó bàn tay phải anh đưa ra phía trước như là mời chào.

Em đã tập động tác đó và tập nói câu tiếng Việt đó rất nhiều lần. Anh Thanh Tâm xác nhận là đã đạt đến 100%.
Một hôm, em mời cả nhóm năm người đi vũ trường nơi có cô gái đẹp người Việt Nam làm việc. Ngồi một lúc, em lấy hết can đảm đến trước mặt cô gái đó và làm động tác mà em đã thuộc lòng. Sau khi nói dứt câu: Thưa bà, tôi rất hân hạnh mời bà nhảy với tôi bản này và em chưa kịp đưa tay ra phía trước như mời, thì cô gái đó nhíu mày lại và nhìn em một cách rất ngạc nhiên và hỏi: Anh nói cái gì? Lúc đó em không hiểu cô ta nói gì, nhưng nhìn nét mặt của cô ta thì em nghĩ là em đã nói sai, vì vậy em lập lại một lần nữa câu nói đó. Vừa nói dứt câu thì cô ta trừng mắt nhìn em và nói: Đồ dzô dziên! rồi bỏ đi nơi khác.

Vừa ngượng vừa tức vì nghĩ anh Thanh Tâm đã chỉ em một câu nói không hay. Trở về bàn, em cố gắng viết cái câu nói cuối cùng của cô gái Việt Nam vào cuốn sổ tay để sau này có dịp sẽ tìm hiểu xem câu đó có nghĩa gì.

Nhìn anh Thanh Tâm cười nói rất hồn nhiên với các bạn cùng nhóm mà em thấy giận anh Thanh Tâm rất nhiều. Một khoảng thời gian thật ngắn sau đó, bất chợt anh Thanh Tâm nhìn thấy cô gái Việt Nam từ xa và anh đứng dậy để đến bên cô gái đó. Nhân lúc anh Thanh Tâm đứng lên, em đã gọi tính tiền và bỏ đi về trước sự ngạc nhiên của các bạn cùng nhóm.

Hai năm sau, tức là khoảng vài tháng trước đây. Bây giờ thì em đã rành tiếng Việt rồi, em nhận được một thiệp hồng mời dự đám cưới của anh Thanh Tâm và cô dâu Tố Quyên. Lúc đầu em dự định không đi, nhưng suy nghĩ lại thì thấy chuyện cũng đã cũ và có thể nhân dịp này để trả thù anh Thanh Tâm.

Đến ngày dự cưới. Khi đến phiên em bước tới chúc mừng thì ô kìa! sao cô dâu này em thấy quen quá mà không nhớ đã gặp ở đâu. Cô dâu Tố Quyên thì nhìn em cười rất là thân thiện như là bạn cố tri của em. Anh Thanh Tâm thì chỉ nhìn em cười một cách bí ẩn mà không nói gì.
Còn đang vận động trí nhớ thì Tố Quyên đã bỏ bó hoa cầm trên tay xuống bàn. Tay trái của Tố Quyên để ra sau lưng, tay mặt để trước ngực và hơi cúi mình về phía trước và nói với em: "Thưa ông, tôi rất hân hạnh mời ông cùng vợ chồng chúng tôi nhảy đầm."
A, bây giờ thì em nhớ ra rồi, Tố Quyên chính là cô gái phụ giúp trong vũ trường năm xưa. Tố Quyên nắm tay em và nói: Em xin lỗi anh về vụ của năm xưa nghe. Hồi đó em đâu có biết là anh không biết tiếng Việt Nam. Thấy anh nói đúng giọng quá mà lại gọi em là bà trong khi em mới mười bảy tuổi nên nghĩ là anh cố tình chọc em nên em giận và nói nặng lời với anh.

Anh Thanh Tâm thêm vào: Khi anh đến mời Tố Quyên nhảy, và khi hai đứa trở về bàn thì mấy người bạn nói em đã bỏ về trước. Khi tụi này quyết định làm lễ cưới mới đem hình bạn bè ra để ghi thiệp mời thì lúc đó Tố Quyên mới chỉ vào hình em rồi hỏi đó là bạn anh đó hả. Sau đó Tố Quyên mới kể cho anh nghe chuyện em mời Tố Quyên nhảy và anh cũng kể cho Tố Quyên nghe em học cách mời người đàn bà nhảy đầm. Tại em nói là đàn bà nên anh tưởng phải là người lớn chứ có dè đâu. Thôi bây giờ đã hiểu nhau rồi thì ba đứa mình coi như anh em, anh đặt tên em là Thanh Hùng với đầy đủ ý nghĩa của tên. Thế rồi ba đứa em ôm nhau cười hô hố trước sự ngạc nhiên của nhiều người đang đứng chờ tới phiên đến chúc mừng.

Sau khi rời khỏi nhóm bạn ở Paris năm đó, em đến thực tập ở Tiệp Khắc. Trong một dịp cuối tuần em đang lang thang một mình trong vườn thú thì có tiếng hỏi: Anh có phải là người Việt Nam không? Lúc đó em chưa hiểu câu hỏi đó, nhưng nghe hai chữ Việt Nam thì em loáng thoáng hiểu và vì vậy nên gật đầu và trả lời bằng tiếng Anh: Tôi là người Việt Nam nhưng tôi không biết nói tiếng Việt Nam.
Vợ chồng trẻ người Việt vừa hỏi em câu đó lấy làm ngạc nhiên lắm nên làm quen với em. Sau khi hiểu rõ về em thì vợ chồng trẻ đó mời em về nhà ăn cơm. Trong bữa ăn có một món mà em thấy ngon lạ lùng nên em hỏi tên món đó. Người vợ trẻ trả lời em đó là món LEM. Kính thưa các quý vị, em xin lập lại là người vợ trẻ đó phát âm là LEM với chữ L rõ ràng. Em đã kín đáo lấy viết ghi vào sổ chữ đó để có dịp thì sử dụng đến. Một tháng sau, em có dịp đến miền Nam của nước Tiệp Khắc. Trên đường đi em gặp một restaurant Việt Nam. Vào nhà hàng, em được một cô gái khá đẹp ra tiếp. Cô ấy hỏi em ăn gì thì em nói là em muốn ăn bún với LEM. Dĩ nhiên em chỉ phát âm mỗi chữ bún Lem bằng tiếng Việt thôi. Nghe em nói chữ đó thì cô ta ôm bụng cười rồi nói: Tiếng Việt Nam phải nói là NEM với chữ N chứ trong món ăn thì tiếng Việt không có món LEM.

Thôi cũng được! và cho tôi một chai bia luôn.
Một lúc sau, cô ta bưng ra cho em một tô bún. Nhìn tô bún thì bây giờ đến phiên em ôm bụng cười. -Tôi đã nói với cô là tôi đã có ăn món bún LEM rồi mà. Không phải thứ này đâu. Thôi được, cô cứ để đó tôi thử xem sao. Khi gắp miếng thịt ăn, em đã tưởng nhà hàng cho em ăn thịt sống để hư và bây giờ đã lên men và bị chua. Em len lén lấy một tờ giấy gói lại mớ thịt đó và cất vào trong cặp chờ lát nữa sẽ ra bỏ ngoài đường. Ăn hết tô bún không, đang buồn vì ăn không đúng như ý thì cô gái đó bưng một mâm món LEM đến bàn gần đó. Mừng quá nên em nói lớn với cô ta: Đó! đó là món LEM đó! Cô ta quay nhìn em rồi nói sẽ đến bàn em n_.

Khi cô ta đến, em cho biết đó là món LEM mà em muốn. Cô ta nói: Trời ơi là trời! Đó là CHẢ GIÒ đó anh ơi chứ không phải là LEM đâu. Còn món vừa rồi anh ăn thấy có ngon không?- Cô ơi! tôi nghĩ là nhà hàng làm lộn rồi. Thịt còn sống đã bị hư và bị chua rồi, tôi không dám ăn và gói vào đây để dành lát nữa đem bỏ. Đâu đưa tôi coi! Khi em đem ra thì cô ta lấy một miếng bỏ vào miệng vừa nhai vừa nói: Anh ăn đi có bị chết thì tôi chịu trách nhiệm cho. Đây là món ăn nổi tiếng của Việt Nam đó. Nghe nói vậy và cũng thấy cô ta ăn một cách rất ngon lành nên em cũng ăn. Phải công nhận là ăn món đó và uống với bia thì tuyệt cú mèo!

Sau khi thưởng thức xong món chả giò, em lấy viết và ghi tên món đó vào sổ.
Một tháng sau em trở về miền Nam nước Đức. Vào một Vietnammese Restaurant, vì là buổi trưa nên ra tiếp em là một em bé khoảng tám hay chín tuổi gì đó. Em nói em muốn ăn món LEM hay CHẢ GIÒ. Có lẽ cô bé cũng không rành tiếng Việt Nam nên cô bé trả lời là không có hai món đó. Em cố gắng tả hình dáng món đó cho cô bé hiểu vì em biết nhà hàng Việt Nam nào cũng có bán món đó. Sau một lúc thì cô bé hiểu và nói tên món đó người ta gọi là CHẢ RÁN. Khi cô bé bưng ra cho em món chả rán, em thắc mắc là nên gọi tên nào thì đúng. Vì chỉ có một món ăn rất ngon mà em phải phát điên lên mỗi khi muốn order. Nghe thấy thắc mắc của em thì từ trong quầy, một người đàn ông đang nghỉ trưa và khá lớn tuổi bước ra. Ông ta khuyên em là nên học tiếng Việt cho rành vì dù sao em cũng là người Việt Nam. Ông tặng em một cuốn tự điển Việt Anh và một cuốn tự điển Anh Việt.

Bây giờ thì em đã hiểu là ở miền Bắc nước Việt Nam thì tên nó là NEM hoặc là CHẢ RÁN chứ không phải là LEM. Đây là một phát âm không đúng của một số người Bắc ở miền quê. Ở miền Nam nước Việt thì nó là CHẢ GIÒ. Còn món nhậu lai rai rất nổi tiếng của miền Nam nước Việt là món NEM CHUA./."

Phạm Văn Thuận
Nguồn : http://www.cadaotucngu.com/Phorum/topic.asp?TOPIC_ID=575
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #109 - 17. Jun 2008 , 16:49
 
Ngôn sử


Hắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Saigon , hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".

Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

- Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.

- Lịch sự ?

- À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.

- Tiền lùi ?

- Đó cũng là một từ; mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đ̣i năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây.

Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.

Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười :

- Mày lỗi thời quá rồi.. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn:

- Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?

Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói :

- Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have. Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".


Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.

Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp :

- Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.

Vô Danh

TL(Sưu Tầm)

Nguồn":không nhớ rõ
Back to top
« Last Edit: 17. Jun 2008 , 16:58 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #110 - 18. Sep 2008 , 05:25
 

Theo dấu thời gian: Sài Gòn lóng


Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời “tiếng lóng” khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng “sức mấy” để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố “Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám”.

Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn bị tạm chiếm, Tây - Mỹ nhiễu nhương, quê hương chiến tranh buồn phiền; “sức mấy” đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt “tính tính tè tè, tè ti tè ti té”, làm cho đường phố càng náo loạn hơn.

Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra cụm từ tiếng lóng “xưa rồi Diễm ơi”, mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi.

Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng “Cai gà”, gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành “mã tà”. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: “gác-dang” tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang. Cũng như nói “de cái đít” tức lùi xe arriere; tiền bồi dưỡng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi “tiền boa”, sau này chế ra là “tiền bo”.

Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là “con cò”, còn nếu gọi “ông cò” là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi “thầy cò” tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói “cò mồi” là tay môi giới chạy việc, “ăn tiền cò” thì cũng giống như “tiền bo”, nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.

Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi “xế hộp”, đi xe ngựa gọi là đi “auto hí”, đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là “xe điếc”, đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là “đi cấp”, đi khiêu vũ gọi là “đi bum”, đi tán tỉnh chị em gọi là đi “chim gái”, đi ngắm chị em trên phố gọi là “đi nghễ”, gọi chỉ vàng là “khoẻn", gọi quần là “quởn”, gọi bộ quần áo mới là “đồ día-vía”. Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là “đi xòe”, đi đánh chắn gọi là “múa quạt”, đi chơi bài mạt chược các ông gọi là “đi thoa”, đi uống bia gọi “đi nhậu”, đi hớt tóc gọi đi “húi cua”. Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn, đó là “đi đầu dầu”, tức các chàng trai ăn diện “đi nghễ” với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là “hết sẩy”, quê mùa chậm chạp gọi là “âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".

Tiền bạc gọi là "địa", có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão đa địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là "bắt địa", ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình.

Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão", có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.

Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc". Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi” tức uống café thiếu ghi sổ...

Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu”, các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là “luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài", truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải". Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa", nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là "tịch", "hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ”, "nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một... đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.

Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé...

Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời.

Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám”. Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.

Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà”, "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi”. Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi ăn cơm bình dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...

Nhưng lý thú nhất là nhờ cụ cố nhà văn Nguyễn Tuân mà Sài Gòn nay có một tiếng lóng hiện đại thay cho cụm từ đi ăn nhà hàng theo cách American style - tiền ai nấy trả. Đó là cụm lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của "không - ai - mời - ai".

Đi KAMA phở một cái, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai, món ăn cổ truyền nhưng ứng xử là thoải mái. Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng khá văn hoa, như chê một ai đó chảnh, các cô nói "lemon question" tức chanh hỏi - chảnh.

LÊ VĂN SÂM
Back to top
« Last Edit: 18. Sep 2008 , 05:28 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #111 - 18. Sep 2008 , 16:22
 

Nỗi buồn tiếng Việt

Chu Đậu



Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.  

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?
 
Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:  

1. Chất lượng:

Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ 'chất lượng'. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.  

2. Liên hệ:  

Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là 'to relate to…', chứ không phải là 'to communicate to…'  

3. Ðăng ký:  

Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!  

4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:  

Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọ là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?  

5. Khả năng:  

Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa', thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa', nghe vùa nạng nề , vừa sai.  

6. Tranh thủ:

Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừ giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về', thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về'.  

7. Khẩn trương:  

Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Ðáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.  

8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:  

Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại' hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cố')  

9. Tham quan:  

đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi', 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.  

10. Nghệ nhân:

Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.  

11. Chuyển ngữ:  

Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v.. Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ 'chuyển ngữ' để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ 'chuyển ngữ' cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch.  

12. Tư liệu:

Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ 'tư liệu' trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu' mặc dù nhiều khi tà liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.  

13. Những danh từ kỹ thuật mới:

Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tử nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'phare' thành 'đèn pha', chữ 'cyclo' thành 'xe xích lô', chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougie' thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'gare' thành 'nhà ga', chữ 'savon' thành 'xàbông'… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:  

a. Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!  

b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'.  

c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'.  

d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu'. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu' là gì luôn.  

e. Sofware dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'khó', hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao?  

f. Network dịch là 'mạng mạch'.

g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.

h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối'.

i. VCR dịch là 'đầu máy' (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?  

j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay radô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.  

k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!  

Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thơ'… trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?  

Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!  

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc.

Than ôi!  

Trích từ Tin Paris    

Back to top
« Last Edit: 18. Sep 2008 , 16:26 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #112 - 19. Sep 2008 , 20:58
 
TB mời cả nhà vào link dưới đây để xem đất nước ta
http://www.vlink.com/video/datnuoctoi.html
Back to top
« Last Edit: 19. Sep 2008 , 21:02 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #113 - 21. Nov 2008 , 16:17
 

Đ Đ xin trích từ email của Vân Bùi một vài đoạn văn do học trò VN trong nước viết, xin mời mọi người thưởng thức:


“Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

“Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học Vn đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa.”


Em hãy tả con lợn nhà em:

“con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!”

+ Lời Bình : thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.



Em hãy tả đêm giao thừa

“em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…”

+ Lời Bình : bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.


Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em

“Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ‘Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!’”
+ Lời Bình : Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.


Giải thích câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”

“Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá”




Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #114 - 07. Dec 2008 , 15:45
 
Em Đậu Đỏ ơi,

Thấy văn chương hạ giới rẻ quá mà lo cho con em Vn, lại thương nhưng người ở hải ngoại (như cô) chữ Việt thì rơi rớt gần hết vì pha trộn tiếng Mỹ vào.  Đây là một bài mà người bạn gửi cho cô....để mắng cô đấy:

Ai can iu,
Ai van iu,
Ai xin iu,
Iu tha mi.
     
     bởi Phạm Huu Bính

     Trong bài này, những chữ viết thẳng là tiếngViệt, chữ viết nghiêng là tiếng Anh; và những chữ viết nghiêng đậm là tiếng lai căng, tức là tiếng vừa Việt, vừa Anh. Như trong tựa đề trên, các chữ đều viết nghiêng đăm, nên khi đọc lên, nghe rất là Anh; mà lại như tiếng Việt, vì mấy chữ đó có nghĩa như thế này:
                                   TÔI CAN QUÍ VI 
                                   TÔI VAN QUÍ VI
                                   TÔI XIN QUÍ VI
                                   QUI VI THA CHO TÔI

     Sau hơn 30 năm sinh sống ở Hoa Kỳ, uốn lưỡi nói tiếng Anh mãi, nhiều người trong chúng ta bắt đàu thấm mệt, nên đã phát minh ra mt thứ ngôn ngữ mới, nửa Việt, nửa Anh, nghe hay đáo để, mà lại dễ học, dễ nói. Chẳng hạn như ngườì ta nói thế này:
           Hôm qua tôi bị một con bee nó sting.
           Nhà mới của tôi có bốn bedroom và hai bathroom.

     Trong một buổi hop bạn các cựu học sinh một trường trung học kia, ông chủ tịch đã nói như thế này: "Hôm nay chúng ta có cơ hội gặp lại nhau để share những kinh nghiệm happy cũng như unhappy."

Ấy đại khái cái ngôn ngữ mới này nó uyển chuyển, linh động và thịnh hành như thế đó. Đi đâu người ta cũng nghe thấy. Đây là thứ ngôn ngữ người ta dùng để nói chuyện giữa người Việt và người Việt với nhau, chứ không phải để nói với người Mỹ da trắng hay da đen đâu. Người ta dùng thứ ngôn ngữ này khi nói chuyện với nhau hàng ngày cũng như trong những buổi lễ trịnh trọng. Trong một đám cưới, ông chủ hôn, đứng trước bàn thờ tổ tiên đã đọc diễn văn như thế này: "Hôm nay được ngày lành tháng tốt, chúng tôi xin phép hai họ cho hai cháu Phượng và Hoàng được unite với nhau. Tôi xin tuyên bố, từ giờ này trở đi hai cháu là wife và husband."

     Điều cần ghi nhận là những ngươì nói cái ngôn ngữ mới này không phải là những người Việt sinh ở Hoa Kỳ, đi học mẫu giáo, tiểu học, trung học ở trường Mỹ, nói tiếng Việt ấp a, ấp úng đâu. Đây là những người vốn sinh trưởng ở Việt-Nam, học nhiều năm trong các trường Việt, và đến ngày nay đã sáu bảy mươi tuổi. Đây là những người thích hát và thích nghe hát bài "Tôi yêu tiếng nước tôi, từ thuở sinh ra đời.". Đây cũng là những vị cao niên, đang đóng vai ông bà, thường hay than phiền về cái "Mất Gốc"của con, cháu. Đại khái quí vị ấy hay than phiền như thế này: "Khổ lắm chị ơi! Con cháu bây giờ chúng nó mất gốc cả rồi. Tôi hỏi chúng nó câu nào bằng tiếng Việt, chúng nó cũng trả lời bằng tiếng Anh. Thế thì có sad không hở chị?"

     Phải chăng vì sống ở đất khách, quê người, đã hơn ba mươi năm, người ta đã quên mất nhiều từ ngữ Việt và phải vay mượn từ ngữ tiếng Anh để thay thế vào? Nhưng lý do đó coi bộ không đứng vững vì làm sao người ta có thể quên được những từ ngữ quá thông thường như con ong ( bee), sung sướng (happy), đau buồn (unhappy), vợ chồng (husband and wife)?

Đành rằng ngôn ngữ nào cũng có sự vay mượn ít nhiều từ nhũng ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như trong tiếng Anh, có những từ ngữ vay mượn từ tiếng Ý như Pizza, Fresco, Linguini, v.v, từ tiếng Pháp như Garage, Cul-de-sac, Première, Entrepreneur v.v.Nhưng đó là những từ ngữ không có tiếng tương đương sẵn ở trong tiếng Anh. Tiếng Việt cũng vay mượn nhiều từ ngữ từ tiếng Trung Hoa như Học-sinh, Giáo-sư, Kiến-trúc, Tân-hôn; từ tiếng Pháp như sà-bông, sa-lông, v..v. Nhiều từ ngữ trong tiếng Anh cũng không có tiếng tương đương trong tiếng Việt như Football, Baseball, Shopping Mall, Rap (một loại âm nhạc) Opera, v..v và khi cần dùng đến những từ ngữ này thì chúng ta đành vay mượn nguyên thể. Cách vay mượn này có thể chấp nhận được và thường làm cho ngôn ngữ của chúng ta phong phú hơn.

Nhưng khi trong tiếng Việt đã có sẵn những từ ngữ thông thường để dùng rồi mà lại đi vay mượn thì thật là...kỳ quá. Một câu tiếng Việt mà lại chen vào hai ba tiếng Anh thì nghe no.. kệch cỡm làm sao. Phải chăng những người dùng thứ ngôn ngữ mới này muốn chứng tỏ cho bà con biết là họ thông thạo cả hai ngôn ngữ? Thế thì sao không nói luôn cả câu hay cả đoạn bằng tiếng Anh, rồi đến câu sau hay đoạn sau hãy nói bằng tiếng Việt? Pha trộn tiếng Anh và tiếng Việt trong một câu sẽ gây ra nhiều trở ngại vì ngôn ngữ không phải chỉ được cấu tạo bằng từ ngữ mà thôi, mà các từ ngữ này phải được sắp đặt theo lề luật của riêng mỗi ngôn ngữ. Lề luật này chúng ta gọi nôm na ra là văn phạm. Tiếng Anh phải theo văn phạm Anh; tiếng Việt phải theo văn phạm Việt. Chẳng hạn như trong câu "Hôm qua tôi bị một con bi (bee) nó sting", người nghe không biết con bi là con gì vì cách kết cấu là cách kết cấu Việt (con chó, con mèo, con ong, con kiến, v.v). Người ta chỉ đoán ra được khi nghe đến động từ sting. Nhưng lại gặp một trở ngại khác: Nếu theo văn phạm Anh thì phải dùng thời quá khứ cuả động từ sting là stung. Cũng vậy, khi nói "nhà tôi có bốn bedroom thì người ta đã bất chấp cả văn phạm Anh và văn phạm Việt. Nếu theo văn phạm Anh thì khi nói đến số nhiều, phải thêm âm "S" ở cuối bedrooms; mà thêm âm "S" vào nó không còn phải là câu tiếng Việt nữa. Trong tiếng Việt, người ta nói "vợ chồng"nhưng trong tiếng Anh lại nói husband and wife chứ người ta không nói wife and husband.

Có một số người khác lại dùng từ ngữ Việt và đặt câu theo.. văn phạm Anh. Chẳng hạn như họ nói (và viết) như thế này: "Buổi dạ tiệc này được tổ chức bởi hội đoàn XYZ" (This banquet was organized by XYZ Association).  Trong khi, nếu nói đúng theo văn phạm Việt, người ta phải nói " Buổi dạ tiệc này do hội đoàn XYZ tổ chức". Nếu tôi không nhầm thì cũng đã có những người viết : "Truyện Kiều bởi  Nguyễn Du" theo lối viết tiếng Anh "Hamlet by Shakespeare". Ấy chết, hình như ngay trên đầu bài này đã có người viết như vậy.

Như một số những nhà ngữ học, trong đó có cố giáo sư Nguyễn Đình Hòa, đã nhận xét rằng tiếng Việt và tiếng Anh đều dùng cả hai thể chủ động (active voice) và bị động (passive voice); tuy nhiên, tiếng Việt dùng thể chủ động nhiều hơn thể bị động . Ngoài ra, khi dùng đến thể bị động, người ta phải dùng đến trợ từ Được hay Bị với hàm ý May Mắn hay Xui Xẻo. Chẳng hạn như người ta nói: "Cô ấy được thăng chức; Ông âý bị cách chức."Cái hàm ý May Mắn hay Xui Xẻo đó không có ở trong thể bị động của tiếng Anh. Do đó, khi trong tiếng Anh noí He’s been seen here many times thì trong tiếng Việt không thể nói "Anh ta đã bị nhìn thấy ở đây nhiều lần" mà phải nói "Có người đã thấy anh ta ở đây nhiều lần".

Trước sự xuất hiện của thứ ngôn ngữ mới này, nhiều người đành thở dài và dơ tay đầu hàng, không còn biết làm sao mà bảo tồn được tiếng mẹ đẻ nữa. Chỉ còn một chút an ủi là tiếng Việt yêu qúi của chúng ta không phải là ngôn ngữ đầu tiên đã bị pha trộn, sào sáo như thế. Tiếng Pháp cũng bị (hay được?) nhiều người Pháp đem pha trộn vào nhiều tiếng Anh làm cho Tổng Thống Charles De Gaulle đã nổi giận và ra lệnh cấm nhân viên chính phủ không được dùng  cái ngôn ngữ mà ông gọi là Franglaise (Francaise + Anglaise) này. Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên yêu cầu Tổng Thống Bush ra lệnh cấm mọi người không được dùng cái ngôn ngữ mới này mà tôi xin mạn phép gọi là Việtglish (Vietnamese + English)?

Bài này được written ra đây là để entertain quí vị readers thôi; chứ không có ý criticize ai cả. Xin quí vị độc giả understand cho và lượng tình forgive cho.
Ai can iu,
Ai van iu,
Ai xin iu
Iu tha mi.



Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13000
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #115 - 07. Dec 2008 , 17:37
 
Thu oi ,
Cai vu cu noi chem tieng My vo , minh cung doi luc bi' lam nghi chua ra chu , cung hay dung pha tieng , nhung khong den noi nhu con bee no stings , hoa hoan lam moi phai dung thoi .
Bay gio thay tri oc minh bat dau mu mam roi , tieng Anh , tieng Phap quen da danh tieng Viet nhieu luc nghi mai cung khong ra. Co lan chu " patience " ma suot mot luc lau moi nghi ra dươc , tuc muon chet !
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #116 - 08. Dec 2008 , 02:49
 
Bà ngoại Vân ơi,

Cũng phải thông cảm cho tôi nhé, tiếng Việt của tôi quả thực có lúc tìm không ra chữ.  Có lúc thấy mình diễn tả bằng tiếng Anh dễ dàng hơn tiếng Viêt.  Chỉ có khi nào phải... cãi nhau với ai thì mới cảm thấy dùng tiếng Viêt...nó "thấm" hơn thôi, có phải không?

Bàn về cái thể "bị động" hay "chủ động" thì ngôn ngữ Việt (ở Hà nội bây giờ ) đâu còn phân biệt gì >  Họ nói thế này "Cái anh ấy mới bị giầu vài năm nay."  (Không biết là có ý chê không?)
Back to top
« Last Edit: 08. Dec 2008 , 02:53 by thule »  
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #117 - 08. Dec 2008 , 02:52
 
Thưa Cô Thu ,
Cái tật nói tiếng mọi ( Smiley hay là Vietglish ) em nghỉ thường không phải là do mọi người cố tình quên mà chỉ là vì thói quen. Lúc đầu em hay chêm vô để chọc mấy đứa nhỏ , sau đó xài luôn lúc nào không hay. Vì xài 2 ngôn ngữ song song nên nhiều khi em hay bị lẫn lộn mà mình cũng không để ý. Nhiều khi đi làm lúc hết ca bàn giao bệnh nhân em cứ chêm mấy tiếng Việt vào mà không để ý làm mấy đứa bạn cứ ngớ ra  Tongue Càng già thì em lại càng thêm tiếng Việt vô nhiều hơn , chắc mai mốt em phải bắt mấy đứa làm chung đi học tiếng Việt quá  Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #118 - 08. Dec 2008 , 02:56
 
thule wrote on 08. Dec 2008 , 02:49:
Bà ngoại Vân ơi,

Cũng phải thông cảm cho tôi nhé, tiếng Việt của tôi quả thực có lúc tìm không ra chữ.  Có lúc thấy mình diễn tả bằng tiếng Anh dễ dàng hơn tiếng Viêt.  Chỉ có khi nào phải... cãi nhau với ai thì mới cảm thấy dùng tiếng Viêt...nó "thấm" hơn thôi, có phải không?

Thưa cô chỉ sợ không dùng thường thì nó cũng "lụt" đi, lúc cần cãi nhau thì lại phải bảo đối phương"...hãy chờ đó, bao giờ ta nhớ được...đúng chữ  (cho thấm) thì sẽ cãi tiếp...".
Riêng em thì hơi dị ứng 1 chút khi nghe những phiên âm, nếu đã mượn chữ thì em thà dùng chữ gốc  Tongue  Tongue

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #119 - 11. Feb 2009 , 18:22
 
Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?
        
11/02/2009




  Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế,  “đội ngũ cán bộ văn hóa”thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế. Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa VC -  mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng.

Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có cộng sản - cũng đã có “tiếng Việt trong sáng “ đã học nó, đã xử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng tòan cầu lại xuất hiện một lọai ngôn ngữ bắt chước VC: Đó là dùng hai chữ Thông Tin để thay cho hai chữ Tin hoặc Tin Tức!

1) Về hai chữ Thông Tin (Sự loan truyền tin tức)

Ở duới xã ngày xưa chúng ta có: Phòng Thông Tin. Ở trung ương (Sài Gòn) chúng ta có Bộ Thông tin và các Phòng Thông Tin Quốc Ngọai tại các tòa đại sứ.

Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.

2) Còn tin tức/tin = news.

Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi Bản thông tin. ( Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. Hai chữ hòan tòan khác nhau)

Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn

Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.

Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.

Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước

Tin nước ngòai, tin ngọai quốc chứ không phải thông tin ngọai quốc

Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.

Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân

Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí  thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.

Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình

Tin mừng chứ không phải thông tin mừng

Tin vui ( như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.

Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồn

Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.

Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đáng ngang đầu

Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang. Thông tin hành lang là đi  săn tin ở ngòai hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo v.v.. Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hòan toan khác nhau.

Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.

Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.

Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không?” Nếu chúng ta nói “ Anh có thông tin gì không?” thì người ta sẽ ngạc nhiên họăc không hiểu. Họăc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:

1)    Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không?

2)    Hoặc thằng cha này chắc ở ngòai Bắc với VC lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của VC!

♦ ♦ ♦

Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:

-Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.

-Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà-phê phin.

-Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.

-Khẩn trương để thay cho nhanh lên

-Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh

-Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu.

-Chùm ảnh để thay cho một lọat những hình ảnh, một vài hình ảnh

-Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.

-Tham quan để thay cho du ngoạn, thăm viếng

-Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc

-Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên

-Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em , muốn kết bạn với em.

-Căn hộ thay cho căn nhà.

-Tư liệu thay cho tài liệu

-Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô.

- Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.

-Kênh phát sóng thay cho Đài: Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…

- Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất ( Khẩu là cửa để ra  sông chínhvào, không thể dùng cho một  phi trường được)

-Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì “hôm nay trời có thể mưa”

-Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa - thay cho “Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa”

-Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)

-Lính gái thay cho nữ quân nhân

-Thu nhập thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..) Thuế lợi tức (income tax)

-Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là: Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam!!! Thật điên đầu và không hiểu gì cả!

-Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.

-Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ

-Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.

-Các anh đã quán triệt chưa? Thay vì các anh đã hiểu rõ chưa?      

-Học tập tốt thay vì học giỏi. Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy họach tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong!Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “ Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!”  Ôi ! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!

-Doanh nghiệp để thay cho công ty. (Công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá. Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ Công Ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “ Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104-2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”

-Tiêu dùng thay vì tiêu thụ

-Cây xanh thay vì cây ( Cây nào mà lá chẳng xanh? Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy khó khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngọai đừng bắt chước VC dùng hai chữ cây xanh.)

-Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngọai này chúng ta đưa tin như sau” Một số vị lãnh đạo các đòan thể và cộng đồng tỵ nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngọai Giao.”

-Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa v.v.. Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng!

- Bài nói thay vì bài diễn văn.

-Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên.

-Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.

-Cú shock thay vì bàng hòang, kinh hoàng.

-Tinh hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng. Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)

-Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Canes.

-Ô tô con để thay cho xe du lịch.

-Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.

-Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.

-Đề xuất để thay cho đề nghị.

-Nghệ sĩ nhân dân ? Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì ? Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

♦ ♦ ♦

Đấy ngôn ngữ của VC là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đống bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công-nông-trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình. Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.

Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao? Về cổ văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hòang của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn  Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đòan Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đòan. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hòang Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về  ngôn ngữ triết học lại có các học giả như: Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngọai giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đòan Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc v.v…Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc - mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn xót lại. Ngôn ngữ cộng sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác. Nhìn ra ngòai thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào? Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế,  “đội ngũ cán bộ văn hóa”thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế. Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa VC -  mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.

Đào Văn Bình
(Tháng 2, 2009)

Ghi chú:

Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia xẻ với:

- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”

- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”

- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 6 7 8 9 10 ... 17
Send Topic In ra