Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 ... 17
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44575 times)
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #120 - 17. Feb 2009 , 16:46
 
Em ơi,

Bây giờ mà phải đọc những báo chí sách vở VN thì thấy nhiều tin..tức mình quá !!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3629
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #121 - 25. Feb 2009 , 08:30
 
NGÔN NGỮ HUẾ và DANH XƯNG

TRONG DÒNG HỌ QÚY TỘC


Nguyễn Quý Đại

Người Huế ảnh hưởng đời sống qua chín đời Chúa, muời ba đời Vua . Trước năm 1975 người miền Nam gọi Huế là  cái rốn Văn hoá, Tuy nhiên người Huế dùng nhiều thổ ngữ và phát âm nghe khó hiểu. Thí dụ như ông :ôn ; mẹ : mạ ; cô Shocked , mụ ; bựa qua : hôm qua; bể mõ : vỡ mồm; chộ :nhìn ; chi rứa , làm răng… nhiều từ nghe thật xa lạ. Câu chuyện thật chàng sinh viên xứ Quảng ra Huế học, đến thăm gia đình người bạn, tới cổng nhà con chó chạy ra sủa, nhe hai hàm răng nhọn muốn cắn, nhưng bà mẹ người bạn, lên tiếng „con chó không răng mô, vô đi „ hai hàm răng như vậy mà nói không có răng, ai hiểu nỗi ?

Thời gian vừa qua, cựu giáo sư Võ Văn Dật bút hiệu Võ Hương An, có gởi cho trang khoahọc.net bài Tiếng Huế Một Ngọai Ngữ ? Giáo sư Võ Văn Dật người Huế, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm và cao học về ngành Sử. Những bài viết của tác giả xuất hiện trên nhiều báo và Đặc san ở hải ngoại. Mới đây, trong Kỷ Yếu Hội Ngộ Phan Châu Trinh và Hồng Đức 30 Năm Xa Xứ có đăng bài Hai Thành Phố và Con Sông Xưa, viết về mối tương quan giữa Hội An và Đà Nẵng qua một con sông đã bị vùi lấp, là sông Cổ Cò. Để chúng ta hiểu về những danh từ nói trại đi hay thổ ngữ, thổ âm của người Huế, từ giới quý tộc cho tới giới bình dân, và cách đặt tên lót của dòng họ Nguyễn. chúng tôi mở cuộc phỏng vấn ngắn với cựu giáo sư Võ Văn Dật, hy vọng có thể giúp tôi cũng như nhiều độc giả hiểu thêm về ngôn từ xứ Huế :

NQĐ:  Kính chào Giáo sư Võ Văn Dật

Thưa Gs. Ngôn ngữ Việt Nam nói chung và Huế nói riêng, rất phong phú, tuy nhiên có một số thổ ngữ khó hiểu nhưng các từ điển tiếng Việt không giảng giải rõ ? xin Giáo sư vui lòng cho độc giả biết thêm một số thổ ngữ, thổ âm ở Huế ?

VVD : Xin chào anh Nguyễn Quí Đại.

Tôi không dám nhận là biết nhiều để giảng giải như anh nói đâu. Chỉ biết chút chút thôi, biết tới mô, nói tới đó.  Phải công nhận Huế có nhiều thổ âm, thổ ngữ rất đặc thù.  Điều này cọng thêm với giọng Huế thuộc về một âm vực trọ trẹ khó nghe đối với các miền khác của đất nước, đã dẫn đến hậu quả -- như người ta thường nói, là tiếng Huế khó nghe khó hiểu.

Xin báo tin vui đến quí vị và anh Đại rằng từ năm 2001, tại Nam California, Bs Bùi Minh Đức đã cống hiến cho học giới cuốn Từ điển Tiếng Huế, dày 531 trang khổ lớn, biên sọan công phu, do nhà Tâm An xuất bản.  Như thế, từ nay có thắc mắc chi về tiếng Huế, đã có tác phẩm của Bs Bùi Minh Đức sẵn sàng giải đáp.

Cuốn từ điển dày hơn 500 trang, nhưng cũng chưa hẳn là đủ.  Điều đó cũng nói lên tính phong phú trong ngôn ngữ của miền đất quê hương em nghèo lắm ai ơi  (Phạm Duy) này.  Nhân anh yêu cầu tôi cho biết thêm một số thổ ngữ Huế, tôi xin kể một vài chuyện cười về tiếng Huế, do chính tôi kinh nghiệm. Người Huế thường biến âm từ ô sang u, từ ôi sang ui.  Tôi có 7 năm sống chung với anh em Quảng Nam Đà Nẵng trên núi; vì vậy, Huế và Quảng đôi lúc không gặp nhau trên ngôn ngữ nếu không rời cái vỏ địa phương của mình.  Ngày 30 Tết, được lệnh phải vệ sinh lán trại sạch sẽ để ăn Tết.  Sau  khi quét gom lá rụng thành một đống cao, tôi chỉ đống lá và nói với anh bạn cùng tóan," Sẵn sàng rồi đó, anh đút nó đi.". Ý tôi nói anh ta đốt đống rác đi, vì tôi biết anh có hộp quẹt.  Anh ta trợn mắt," Đút cái chi?  Anh biểu tôi đút cái đầu tôi vô đó hả?" Một lần khác, nhân giải thích một điều gì đó mà anh bạn vẫn không chịu thông cảm, tôi tức quá, la lên, „Nói chuyện với anh chán quá, thà nói chuyện với đầu gúi của tui còn hơn."  Anh ta hỏi, „Đầu gúi là cái chi?".  Tôi đưa chân ra, chỉ cái đầu gối -- mà có nơi ở Huế gọi là trốt cúi -- thì anh ta cười ngặt nghẽo, „Cái đó mà gọi là đầu gúi thì mụ nội ai mà hiểu được."  May mà tôi không dùng hai chữ trốt cúi.  Lại một lần thấy con rắn lãi mập và dài bò ngang trước mặt, tôi la lên „ Đưa cái đùi, đưa cái đùi cho tui!"  Ý tôi muốn nói anh bạn đưa giúp khúc cây để tôi đập con rắn, một nguồn thịt bỗ dưỡng lúc đó.  Nhưng dễ giận chưa, anh ta cười ha hả, nói „ Anh cũng có hai cái đùi như tôi, sao không dùng mà mượn đùi tôi làm chi?"  Tôi đớ người ra, chợt thấy cái hố của mình trong ngôn ngữ.

           Theo tôi nghĩ, đó mới chỉ là khó hiểu vì lạ tai.  Có khi là những từ quen tai với miền khác, nhưng người Huế dùng theo kiểu bóng gió thì hiểu cũng mệt.  Người Huế, cũng như một số vùng khác, gọi hạt là hột, ví dụ  hột lúa, hột mè, hột đậu, hột trai.  Hai bà già cùng xóm nói chuyện với nhau như thế này:

-         Nghe nói con Chanh có người đi ngó rồi mà còn chưa ưng.

-         Xì, bày đặt, có hột có hạt rồi mà còn làm bộ.  Không ưng chừ thì mai mốt đem lên tra mà cất.

Đi ngó hay đi dòm, trong ngữ cảnh (context) này nên hiểu là đánh tiếng, ngỏ ý.  Tra là chỗ cao và kín trong ngôi nhà rường nhà dùng để cất lúa, các vật quí, các vật ít dùng hay không dùng nhưng vất đi thì tiếc. Trong mẫu đối thọai ngắn đó, một bà nói rằng cô Chanh trong xóm có người ngõ ý muốn cưới nhưng cô ta chưa bằng lòng.  Bà kia đáp lại rằng cô Chanh đó đã quá lứa, quá tuổi xuân thì rồi, không bằng lòng bây giờ, mai kia trở thành gái già thì chỉ có nước xếp xó mà thôi.  Chỉ có trái đã già thì mới có hột.  Bà già kia dùng chữ hột theo lối ẩn dụ, bóng bẩy.

NQĐ : Thưa Giáo sư câu chuyện trên thật hấp dẫn, Quảng Nam và Huế  cách nhau đèo Hải Vân mà chúng ta chưa hiểu nhau hết, huống gì ở xa. Từ năm 1970 tôi ra Huế học và dạy cho các con ông Vĩnh Quan nhà ở gần hồ Tịnh Tâm, thời gian đầu nghe các từ Mệ , Mụ và thổ âm khác không hiểu mô tê chi hết, nhiều năm sau mới có thể hiểu được. Thưa Giáo sư phát âm có ảnh hưởng theo nước uống, và món ăn? các vùng Truồi, Sịa, nói chung vùng ngoại ô Huế nghe giọng nói nặng hơn?  phần lớn người Huế thích ăn cay xé miệng như bún bò, cơm hến ?

VVD:  Thưa anh Đại, tôi không nghĩ như thế. Các con tôi nói Huế rặt nhưng lại không thích ăn cay.  Một cô con dâu của tôi không phải Huế mà ăn cay còn hơn tôi nữa.  Người ta thường cho rằng giọng nói mỗi miền khác nhau là do phong thổ , do nguồn  nước mỗi miền khác nhau.  Quê tôi là thôn An Ninh, xã Hương Long, huyện Hương Trà, nơi có chùa Thiên Mụ và dòng sông Bạch Yến chảy qua.  Trong thôn có hai cái xóm nhỏ là Xóm Bàu và Xóm guốc nói với giọng khác các xóm khác.  Cho đến nay, tôi thấy chưa có một giải thích hợp lý nào về nguyên nhân ảnh hưởng đến sự khác nhau về giọng nói của các miền cả.

NQĐ: Thưa giáo sư  Nguyễn Hoàng  là người khai sáng sự nghiệp chín đời Chúa ở xứ Đàng trong, nhưng gia đình chúa Tiên phải chịu cảnh phân ly con cháu mang chữ lót khác nhau như Nguyễn Thuận… Nguyễn Hựu.. và phần lớn là Nguyễn Phước…..

Đến đời vua Minh Mạng làm một bài Đế hệ thi 20 chữ dành cho 20 đời

Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh

Bảo Qui ĐịnhLong Tường

Hiền Năng Kham Kế Thuật

Thế Thụy Quốc Công Gia Xương

Và thêm 10 bài Phiên hệ thi

Bài thi dưới dành cho con cháu Hoàng tữ Cảnh anh cả của Minh Mạng

Mỹ Duệ Anh Cường Tráng

Liên Huy Phát Bội Hương

Lệnh Nghi TàmTốn Thuận

Vị Vọng Biểu Khôn Quang

Còn thêm 9 bài nữa dành cho dòng họ quý tộc. Thưa Giáo sư có quốc gia nào vua chúa Tây Phương có những dòng họ "văn chương" như Vua Chúa Việt Nam mình không ?

VVD: Thưa anh Đại, rất tiếc là tôi không biết có dòng họ vua chúa nào ở Tây phương mà cũng sính „văn chương" như trường hợp Nhà Nguyễn mình không.  Nếu anh đặt câu hỏi này với nhà bút khảo đàn anh Lê Văn Lân, tôi tin rằng chúng ta sẽ có câu trả lời lý thú.  Theo tôi nghĩ, chắc chắn là có.   Dòng họ nào, nhất là những dòng họ quí tộc, bao giờ cũng muốn tạo cho dòng dõi mình một nét đặc sắc nào đó để phân biệt với các dòng họ khác.  Theo sự hiểu biết lơ mơ của tôi, thì ông Tây nào mà trong cái tên có mang thêm chữ de, ví dụ Charles de Gaulle, cựu Tổng thống Pháp, hay Jean le Lattre de Tassigny, một tướng lãnh Pháp từng tham chiến ở Việt Nam trước 1954, đều có nguồn gốc quí tộc cả.

NQĐ : Thưa Gs nhà bút khảo, bác sĩ Lê Văn Lân gốc Hà Nội, trưởng thành ở Huế học ĐH Y khoa Sài Gòn, hiện nay ở Austin Texas, nếu có dịp tôi sẽ mời Bs Lân lên diễn đàn. Thời gian qua tôi thường hỏi Bs Lân về các từ Y khoa và Hán Văn. Thưa Gs. về dòng họ Tôn Thất có phải phát xuất  từ nguồn gốc hậu duệ của 9 đời Chúa cùng họ Nguyễn Phúc (Phước) với vua Minh mạng được nhà vua đặt là Tôn Thất . Con gái của Tôn Thất là Tôn Nữ ? 

VVD:  Vâng, quả đúng như vậy. Tôn Thất cũng thuộc về Hòang tộc, là hậu duệ của các chúa Nguyễn.  Mỗi vị chúa lập ra một chi nhánh gọi là Hệ.

Cái gì cũng vậy, ở mức độ nhỏ thì đơn giản, nhưng khi đã phát triển thành qui  mô lớn thì phức tạp.  Lúc đó, cần có sự tổ chưc hợp lý thì mới nắm vững tòan bộ cơ cấu.  Họ Nguyễn cũng thế.  Vua Minh Mạng là người nhận thức được điều đó nên năm 1823 đã ban hành những qui định nhằm hệ thống hóa lại giòng họ để thứ tự, kỷ cương đâu ra đấy. Theo đó, không những vua đã đặt ra Ngự chế Mạng danh Kim sách để đặt tên cho các ông vua tương lai của Nhà Nguyễn, Ngự chế Mạng danh thi  để đặt tên cho dòng họ, Đế hệ thi và Phiên hệ thi để đặt chữ lót làm dấu hiệu nhận ra thế thứ anh em, trên dưới -- như anh đã trình bày qua hai bài thơ điển hình vừa nói -- mà còn đưa ra qui định cơ bản để phân biệt sự thân sơ, gần xa trong dòng họ.

Như ta đã biết, năm 1558, chúa Tiên Nguyễn Hòang mang bầu đòan thê tử, bà con dòng họ và tướng tá quân lính trung thành lên đường vào Nam lập nghiệp mới.  Như vậy, cùng một gốc từ làng Gia Miêu ngọai trang -- tức Quí hương -- huyện Tống Sơn -- tức quí huyện -- ở Thanh Hóa, có hai nhánh của dòng Nguyễn phân ra từ đấy. Vua Minh Mạng cho những người còn ở lại quê nhà mang công tánh Nguyễn Hựu  và những người ra đi vào Nam mang quốc tánh Tôn Thất Nguyễn Phước.  Về sau, để gọn nhẹ, người ta chỉ còn dùng Nguyễn Hựu và Tôn Thất để gọi mà thôi. Ở đây, cho tôi mở một dấu ngoặc nhỏ:  họ Nguyễn nguyên là Nguyễn Văn, đến Nguyễn Kim mới bỏ chữ Văn.  Sau khi bà vợ chúa Tiên Nguyễn Hòang trong khi có thai chúa Sãi nằm mộng thấy thần ban cho chữ Phúc, thì họ Nguyễn mới lấy chữ đó làm chữ lót kể từ đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) trở đi.

Giữa những người mang họ Nguyễn Phước lại có một sự phân biệt nữa: Hậu duệ của các chúa Nguyễn thuộc các Hệ Chánh Tiền biên, đồng lọat mang họ Tôn Thất Nguyễn Phước, nhưng lâu ngày người ta lược đi hai chữ Nguyễn Phước nên chỉ còn Tôn Thất mà thôi. Hậu duệ của vua Gia Long thuộc Hệ Chánh Chánh biên, nếu thuộc dòng vua Minh Mạng thì mang chữ lót theo thứ tự trong Đế hệ thi (Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh. . . ), còn nếu thuộc dòng các anh em ruột của vua thì mang chữ lót trong Phiên hệ thi.

Về câu hỏi con gái của Tôn Thất có phải là Tôn Nữ không, thì xin thưa: đúng như thế. Thực ra, theo qui định chính thức thì phải gọi là Công Tôn nữ thị, nhưng lâu ngày, người ta thấy dài dòng quá, lại khác họ của cha – Tôn thất – nên thu gọn lại thành Tôn Nữ cho sát thực tế hơn.

NQĐ : thưa Giáo sư con gái vua gọi Công chúa (như Công chúa Huyền Trân) nếu trở thành cô thì được gọi là  „Thái trưởng Công chúa", con gái của công tử là „ Công Tôn nữ" con cháu kế tiếp là „ Công tằng tôn nữ „ xuống một bậc nữa là „ Công huyền tôn nữ „ ; „Lai tôn"  ngày nay chỉ còn họ cuối cùng là Tôn Nữ với nghiã là cháu gái ?

VVD: Thưa anh, vâng.  Con gái của vua gọi là Công chúa.  Không cần mang họ,  chỉ gọi, ví dụ, Công chúa Ngọc Tú, Công chúa Ngọc Anh, v.v. là đủ.  Con gái của Hòang tử, đời thứ nhất (con) gọi là Công Nữ thị, đời thứ hai (cháu) là Công Tôn Nữ thị, đời thứ ba (chắt) là Công Huyền Tôn Nữ thị, đời thứ tư (chút,chiu) là Công TằngTôn Nữ thị.  Tới ngang đây thì chế độ quân chủ sụp đổ, kiểu cách như thế này không ai hiểu mà theo nữa, việc lập hộ tịch khó khăn v.v.nên người ta  không hẹn mà rút gọn lại thành Tôn Nữ  thôi.  Vâng, Tôn  Nữ nghĩa đen là cháu gái.

   NQĐ: thưa Giáo sư như vậy quan đại thần Tôn Thất Thuyết thuộc hệ thứ mấy ? và có nhiều người cho biết dòng họ Tôn Thất có từ đời nhà Mạc ? như vậy có đúng không ?

VVD: Mỗi người trong Hòang tộc phải biết mình thuộc Hệ nào Phòng nào, người ngòai khó biết. Theo một tài liệu tôi đọc được thì quan đại thần Tôn Thất Thuyết thuộc hệ 5 Tiền biên, là hệ do chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) khai sáng.  Chúa Hiền là người lúc đang còn Thế tử, đã là một vị tướng tài, chiến thắng hải quân Hòa Lan năm 1643, trong một trận thủy chiến ngòai khơi Quảng Nam.  Có lẽ do thừa hưởng cái dũng lược này mà ông Thuyết cũng là một dũng tướng.

Tôn Thất chỉ có nghĩa là người thuộc về Hòang tộc, thuộc về dòng họ đang trị vì. Sự thật, khi một người Việt Nam mang họ Tôn Thất, có nghĩa rằng người đó có họ là Nguyễn Phước, nhưng thuộc dòng các chúa Nguyễn đời trước chứ không thuộc dòng của vua Gia Long sáng lập Nhà Nguyễn sau này. Chẳng qua lâu ngày người ta quên mất nguyên ủy của sự việc nên mới xem Tôn Thất là một họ, như các họ khác.  Nếu đọc trong sử Việt Nam, thỉnh thỏang ta sẽ bắt gặp những cụm từ như Tôn thất nhà Lý, Tôn thất nhà Trần, Tôn thất nhà Mạc, v.v. thì điều đó có nghĩa là  những người thuộc Hòang tộc Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Mạc chứ không gì khác.  Bởi các lẽ đó nên tôi không tin rằng dòng họ Tôn Thất có từ đời Nhà Mạc như anh đã hỏi.  Có lẽ đây chỉ là sự hiểu lầm về chữ nghĩa của người ta mà thôi.

NQĐ: Thưa giáo sư danh từ gọi là „Mệ" có phải dành riêng cho Hoàng tộc thí dụ như gọi ông hoàng  Bửu Đảo là Mệ lúc chưa lên ngôi ? tôi có thể gọi một người Tôn Thất là Mệ không ?

VVD: Thưa anh, danh xưng Mệ có từ đời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat (1738-1765) vì Võ Vương sinh nhiều con trai nhưng khó nuôi, chết sớm, nên dùng cách gọi con gái để ma quỉ khỏi làm hại.  Người xưa tin rằng con nít sinh ra, nhất là con trai, nếu xinh xắn mà lại mang tên hay, tên đẹp thì dễ làm cho ma quỉ chú ý , ham thích, mà bắt đi. Vì vậy, phải chê xấu, phải dùng tên xấu để gọi ở nhà, còn tên chính thức chỉ dùng khi trưởng thành. Từ đó trở thành nề nếp, hễ con vua cháu chúa, trai, gái gì cũng gọi là Mệ hết.  Ban đầu thì người ta dùng chữ Mệ để gọi con của các ông hoàng bà chúa, và dùng chữ Mụ để gọi con của các Mệ, nhưng về sau thì dễ dãi, muốn gọi Mụ hay Mệ đều được cả.

           Các ông Hòang khi còn bé thì người ta gọi bằng Mệ, ví dụ vua Bảo Đại là Mệ Vững.  Nhưng một khi đã lớn, họăc đã được phong tước thì phải gọi bằng tước hiệu.  Do đó, tôi nghĩ, khi Hòang tử Bửu Đảo, dù chưa làm vua, nhưng đã mang tước Phụng Hóa Công ở phủ Phụng Hóa, tức cung An Định sau này, thì anh không thể gọi là Mệ Đảo được.

Theo kinh nghiệm của tôi thì người ta chỉ dùng Mệ hay Mụ để gọi những người thuộc đế hệ.  Không ai dùng hai từ đó để gọi những người thuộc phiên hệ (anh em vua Minh Mạng) hay bàng hệ (các Tôn Thất). Tuy nhiên, điều này không cấm chúng ta gọi đùa một cách thân mật bạn bè Tôn Thất của chúng ta vì chẳng có luật lệ nào cấm đóan cả.

NQĐ: Câu hỏi chót, dù Giáo sư muốn mai danh ẩn tích khi định cư ở California, nhưng xin hỏi thêm, Gs. từng là Giám học, và Quyền Hiệu trưởng trường trung học Hàm Nghi Huế, sau đó lại chuyển ngành làm Thanh tra Giám Sát Viện Vùng I  ở Đà Nẵng.  Trong thời gian đó Gs. đã sinh hoạt trong Hội Khuyến Học Đà Nẵng với ông Trần Gia Thoại, thân phụ nhà văn Trần Gia Phụng, và các nhà văn: Duy Lam, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du v.v. Sau ngày 30.4.1975 Giáo sư bị tập trung cải tạo ở trại Tiên lãnh (Tiên phước, tỉnh Quảng Nam)  Giáo sư định cư tại Hoa kỳ có phải theo diện H.O ? Trong tương lai Giáo sư có dự định xuất bản tác phẩm nào để gíup thế hệ  con cháu mai sau, có cái nhìn thật tế về lịch sử Việt Nam ?

VVD:  Thưa anh Đại, vâng, HO là cái cầu đưa gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1991.  Tôi thích viết về những đề tài thuộc lịch sử và dân tộc học.  Hiện có một vài tập đã biên sọan xong, chẳng hạn Lịch sử Đà Nẵng; Huế của một thời; Vua Khải Định, sự kiện và hình ảnh, hy vọng sẽ xuất bản một ngày gần đây, gọi là đóng góp một chút gì đó trong sinh họat văn hóa hải ngọai và giúp ích phần nào cho thế hê sau.

NQĐ: chân thành cảm ơn Giáo sư Võ  Văn Dật đã dành thì giờ trả lời, giúp cho riêng tôi học hỏi thêm, và độc giả biết về Ngôn ngữ sử dụng ở Huế, cũng như danh xưng trong dòng họ quý tộc Huế. Kính chúc gia đình Giáo sư luôn bình anh và khoẻ mạnh

Nguyễn Quý Đại
Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #122 - 27. Feb 2009 , 05:49
 
Lethikinhhoang wrote on 25. Feb 2009 , 08:30:
NGÔN NGỮ HUẾ và DANH XƯNG

TRONG DÒNG HỌ QÚY TỘC


Nguyễn Quý Đại


Chào chị Kahat,  violetflower
Đậu Trắng đã khép cửa đi ra, thấy có chị nên trở lại hỏi thăm chị câu này. Đọc bài viết về ngôn ngữ và dòng họ quý tộc ở Huế thật hay quá. Đúng là được mở mắt.  thanks.gif Không biết chị có tài liệu gì kể chuyện người dân Lạng Sơn không ạ? Bao giờ có thì xin chị đừng quên dán lên cho đậu trắng đọc với nhé. Xin cảm ơn chị trước bằng hoa bên vườn Phú De  violet1 violet2 maivang2 primrose1 thanh_mai
Thân ái,
Đậu Trắng
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #123 - 27. Feb 2009 , 07:14
 
Cảm ơn KH đã cho info quí.  Từ trước tôi cứ tưởng "công tằng , công huyền " là cao hơn "Tôn nữ", hóa ra là ngược lại.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #124 - 10. May 2009 , 11:23
 
2009:  Các con em Việt Nam viết về Cha mẹ


                                                                                         


Năm nay Trung Tâm VH & VN Văn Lang lại tổ chức cho các em thiếu niên VN  thi viết bằng tiếng Việt nhân ngày lể Mẹ.  Khác vơi mọi năm các em chỉ viết về mẹ, năm nay trường tổ chức cả ngày lễ Mẹ và Cha vào một ngày và các em được viết cả về cha mẹ hoặc ông bà vì lý do rất dễ hiểu là “có ông bà mới có cha mẹ” và “ông bà thương và chăm lo cha mẹ cũng như cha mẹ thương yêu các con”. 

Tôi thấy thật vui khi nhà trường tổ chức mừng ngày lễ Phụ Mâũ cho con em và thấy thật vui khi nhìn thấy các phụ huynh  để thì giờ đến tham dự  đông đảo.   Đến để có cơ hội nhìn thấy, nghe thấy các con em mình “nhìn” mình như thế nào, biết đến mình như thế nào và đã diễn tả cảm nghĩ cuả các em trên tờ giâý trắng mục đen và nhất là viết bằng tiếng Việt những cảm nghĩ thân thương đó, một điều mà trong văn hoá Việt nam của chúng ta, chúng ta ít bộc lộ bằng lời nói hay ngay cả cử chỉ.  Rôì có nhiều khi chúng ta tưởng rằng các con chẳng nghĩ gì cả, hay chẳng để ý gì hết.  Chúng ta không biết rằng những điều các cha mẹ làm hàng ngày cho các con, vơí các con, đã ghi vaò tâm trí cuả các con.

Khi các PHHS đưa các con em đi học Việt Ngữ , các vị đã nhìn thấy sự cần thiết  cho con em mình một môi trường tốt để các con em có dịp lãnh hội  một chút gì của văn hoá Việt trong khi đang sống và lớn lên ở đất Mỹ, được dạy về đời sống luân lý đạo đức, bổn phận với gia đình,  cùng lịch sử địa lý VN v.v.... Tôi để ý thấy ởÛ trường Mỹ mà các em đang theo học không hề có môn Công dân giáo dục hay Luân lý Đạo đức .  Ở trường Mỹ các em cũng không có những sinh hoạt chung ca hát  v..v.ngoại trừ các em hoc orchestra.

Rie^ng tôi, khi dạy thêm cháu ngoại ở nhà một bài đọc cháu  mang về từ lớp tiếng Việt ngày chủ nhật, khi tôi đọc chính tả cho cháu , đọc to lên những câu như “ Cha mẹ  nuôi nấng con biết bao công sức.. Bổn phậnlàm con là phải yêu mến cha mẹ, cố gắng học hành cho cha mẹ vui lòng ..” hoặc bắt cháu học thuộc lòng câu “Anh em như thể tay chân”.. hoặc đọc về sự tích Trầu Cau v.v.  mặc dù nghe những câu  rất cũ, rất “cổ hủ”, rất  thường nhưng lòng tôi tràn ngập niềm vui và nghĩ thầm, “ Nếu cháu mình không đi học lớp tiếng Việt thì làm sao lại có cơ hội để học câu này, và lại còn viết được câu này ...” và biếr rằng mặc dù môĩ tuần con em chúng ta có lẽ chỉ mở sách tiếng Việt học bài một lần trước ngày chủ nhật, nhưng cứ mỗi lần học được một hai câu như thế này, các con em cũng đang thấm từ từ, như nước róc rách chạy luồn qua khe đá ...Các con em đang la` biêủ hiện cuả 2 dòng văn hoá, vẫn hội nhập với văn hoá mới và vẫn không mất nguồn gốc VN...

Tôi có nghe một vài câu phê bình nông nổi cuả một vài phụ huynh: “ Mỗi tuần cho học được có vài chữ trong sách mà goị là “Trung tâm Văn Hóa Việt Ngữ...” cho rằng tên trường là quá đáng, là lộng ngôn.  Không phải vâỵ đâu quí vị ạ, các  con em cuả chúng ta được tụ tập với nhau, đọc những bài về đời sống Việt, chơi trò chơi Việt, và nhất là trong khi ca hát tiếng Việt trong cfác buổi sinh hoạt, trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, tết Trung thu, ngày Cha ngày Mẹ, các em đã làm như thấm nhuần các nét văn hoá Việt, “cảm” nhận nhiều hơn và thấm thía hơn.  Đó chính là văn hoá mà các bậc cha mẹ, những người đã kiên nhẫn đưa con tới trường mỗi chủ nhật, năm này qua năm khác cho đến khi các con học hết trung học, đi vào đại học hay bắt đầu xa nhà... phải hài lòng là đã cho các con đầy đủ một hành trang văn hoá Việt, các con em đã biết đọc biết viết tạm gọi là đủ, phần tiếp tục là ở các con em, lúc đó đã đến tuổi trưởng thành mà người ta bảo là ở tuổi này thường có khuynh hướng về nguồn, nhận rõ chính mình, caí gốc gác (identity) cuả mình trong môi trươ`ng xã hội.

Bây giờ xin mơì quí vị “nghe” các em nhỏ viết về cha me trong ngày lể Phụ Mẫu, với những điều thật ngây thơ, lời nói chưa “chuẩn” nhưng rất thực, và cũng có nhiều ý tưởng thật là chín chắn, già dặn sau đây:

Lớp 1 Việt  Ngữ:

_Cha mẹ là người tốt nhất trên thế giới.
_Con thương họ nhiều.  Họ là những cha mẹ tốt.
_Không co’ ai thương mình thì mình không sống được.
_Ông bà cũng là người con thương yêu nhất bởi vì ông bà sinh ra cha mẹ con.

Lớp 2:

_Con thương mẹ và ba thắm thiết..
_Ba tôi trả tiền cho các thày dạy kèm tôi để tôi có thể cải thiện trong tất cả các môn học tại trường.  Cuối tuần ba nấu ăn ngon cho chúng con ăn.

_Mẹ không thích cho con đi chơi nhiều tại vì mẹ rất lo lắng cho con.  Con nghĩ mẹ lo lắng quá mà mẹ không nghe con....

Lớp 3:

_ Bây giờ cha  mẹ là 2 người em thương nhiều nhất ở trong cả thế giới.
_ Ba mẹ cho con ăn đồ thơm ngon, và cho con ăn trước, ba mẹ ăn sau.
_ Con không muốn cho ba mẹ cho ai hết.

_ Không có cha mẹ là không có con.
_ Khi cha mẹ còn sống con phải quý những điều cha mẹ làm cho con.  Con sẽ cố gắng học hành để khi con trưởng thành thì con sẽ trở thành bác sĩ để chăm sóc cho cha mẹ.
_ Con thương cha mẹ lắm và con muốn bố mẹ sống lâu.
_ Con thương cha mẹ tại vì cha mẹ sinh ra con , nuôi nấng con khôn lớn.
_Cha mẹ là anh hùng cuả con.  Không ai bằng cha me.

Lớp 4:
_Cha mẹ là dù che cho suốt đời con.
_ Nếu con thấy giúp cha mẹ được thì con làm liền.  Con làm mấy điều naỳ con mới là ngoan chứ không phải tự nhiên ngày lễ cuả cha mẹ là con ngoan.
_ Điều mình làm là hay hơn điều mình nói.
_ Cha mẹ là quê hương..
\
Lớp 5:

_Con thương mẹ con nhiều lắm.  Có nhiều lý do mà con không viết được.  Con viết hết thì con cần 1 ngàn tờ giâý.

Lớp 6:

_Con chắc cha mẹ cũng làm cái gì cho ông bà, nên con viết về cha mẹ.  Con không biết tại sao nhưng con nghĩ cha mẹ quan trọng hơn.
_Con thương cha mẹ  và ông bà nhưng con thích cha mẹ hơn vì lúc nào con cần giúp cha mẹ con có ở bên cạnh con.

_Mẹ rất thương yêu con
Như 1 tiên nữ ở trên thiên đàn.

_Mẹ em là người hiền lành.
Mẹ dạy bảo cho em những điều hay và nói em làm những điều lành, không có làm điều ác.

_Trong đời em, em sẽ không bao giờ có bố mẹ nào hay hơn bố mẹ em.
_Trong tiếng Mỹ, em tả bố mẹ em với chữ “undefineable” mà trong tiếng Việt, không có đủ chữ để tả bố mẹ em.


THU LÊ    ( 5-10-09)



Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #125 - 10. May 2009 , 13:18
 
thule wrote on 10. May 2009 , 11:23:
2009:  Các con em Việt Nam viết về Cha mẹ


                                                                                         


Năm nay Trung Tâm VH & VN Văn Lang lại tổ chức cho các em thiếu niên VN  thi viết bằng tiếng Việt nhân ngày lể Mẹ.  Khác vơi mọi năm các em chỉ viết về mẹ, năm nay trường tổ chức cả ngày lễ Mẹ và Cha vào một ngày và các em được viết cả về cha mẹ hoặc ông bà vì lý do rất dễ hiểu là “có ông bà mới có cha mẹ” và “ông bà thương và chăm lo cha mẹ cũng như cha mẹ thương yêu các con”.  

Tôi thấy thật vui khi nhà trường tổ chức mừng ngày lễ Phụ Mâũ cho con em và thấy thật vui khi nhìn thấy các phụ huynh  để thì giờ đến tham dự  đông đảo.   Đến để có cơ hội nhìn thấy, nghe thấy các con em mình “nhìn” mình như thế nào, biết đến mình như thế nào và đã diễn tả cảm nghĩ cuả các em trên tờ giâý trắng mục đen và nhất là viết bằng tiếng Việt những cảm nghĩ thân thương đó, một điều mà trong văn hoá Việt nam của chúng ta, chúng ta ít bộc lộ bằng lời nói hay ngay cả cử chỉ.  Rôì có nhiều khi chúng ta tưởng rằng các con chẳng nghĩ gì cả, hay chẳng để ý gì hết.  Chúng ta không biết rằng những điều các cha mẹ làm hàng ngày cho các con, vơí các con, đã ghi vaò tâm trí cuả các con.

Khi các PHHS đưa các con em đi học Việt Ngữ , các vị đã nhìn thấy sự cần thiết  cho con em mình một môi trường tốt để các con em có dịp lãnh hội  một chút gì của văn hoá Việt trong khi đang sống và lớn lên ở đất Mỹ, được dạy về đời sống luân lý đạo đức, bổn phận với gia đình,  cùng lịch sử địa lý VN v.v.... Tôi để ý thấy ởÛ trường Mỹ mà các em đang theo học không hề có môn Công dân giáo dục hay Luân lý Đạo đức .  Ở trường Mỹ các em cũng không có những sinh hoạt chung ca hát  v..v.ngoại trừ các em hoc orchestra.

Rie^ng tôi, khi dạy thêm cháu ngoại ở nhà một bài đọc cháu  mang về từ lớp tiếng Việt ngày chủ nhật, khi tôi đọc chính tả cho cháu , đọc to lên những câu như “ Cha mẹ  nuôi nấng con biết bao công sức.. Bổn phậnlàm con là phải yêu mến cha mẹ, cố gắng học hành cho cha mẹ vui lòng ..” hoặc bắt cháu học thuộc lòng câu “Anh em như thể tay chân”.. hoặc đọc về sự tích Trầu Cau v.v.  mặc dù nghe những câu  rất cũ, rất “cổ hủ”, rất  thường nhưng lòng tôi tràn ngập niềm vui và nghĩ thầm, “ Nếu cháu mình không đi học lớp tiếng Việt thì làm sao lại có cơ hội để học câu này, và lại còn viết được câu này ...” và biếr rằng mặc dù môĩ tuần con em chúng ta có lẽ chỉ mở sách tiếng Việt học bài một lần trước ngày chủ nhật, nhưng cứ mỗi lần học được một hai câu như thế này, các con em cũng đang thấm từ từ, như nước róc rách chạy luồn qua khe đá ...Các con em đang la` biêủ hiện cuả 2 dòng văn hoá, vẫn hội nhập với văn hoá mới và vẫn không mất nguồn gốc VN...

Tôi có nghe một vài câu phê bình nông nổi cuả một vài phụ huynh: “ Mỗi tuần cho học được có vài chữ trong sách mà goị là “Trung tâm Văn Hóa Việt Ngữ...” cho rằng tên trường là quá đáng, là lộng ngôn.  Không phải vâỵ đâu quí vị ạ, các  con em cuả chúng ta được tụ tập với nhau, đọc những bài về đời sống Việt, chơi trò chơi Việt, và nhất là trong khi ca hát tiếng Việt trong cfác buổi sinh hoạt, trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, tết Trung thu, ngày Cha ngày Mẹ, các em đã làm như thấm nhuần các nét văn hoá Việt, “cảm” nhận nhiều hơn và thấm thía hơn.  Đó chính là văn hoá mà các bậc cha mẹ, những người đã kiên nhẫn đưa con tới trường mỗi chủ nhật, năm này qua năm khác cho đến khi các con học hết trung học, đi vào đại học hay bắt đầu xa nhà... phải hài lòng là đã cho các con đầy đủ một hành trang văn hoá Việt, các con em đã biết đọc biết viết tạm gọi là đủ, phần tiếp tục là ở các con em, lúc đó đã đến tuổi trưởng thành mà người ta bảo là ở tuổi này thường có khuynh hướng về nguồn, nhận rõ chính mình, caí gốc gác (identity) cuả mình trong môi trươ`ng xã hội.

Bây giờ xin mơì quí vị “nghe” các em nhỏ viết về cha me trong ngày lể Phụ Mẫu, với những điều thật ngây thơ, lời nói chưa “chuẩn” nhưng rất thực, và cũng có nhiều ý tưởng thật là chín chắn, già dặn sau đây:

Lớp 1 Việt  Ngữ:

_Cha mẹ là người tốt nhất trên thế giới.
_Con thương họ nhiều.  Họ là những cha mẹ tốt.
_Không co’ ai thương mình thì mình không sống được.
_Ông bà cũng là người con thương yêu nhất bởi vì ông bà sinh ra cha mẹ con.

Lớp 2:

_Con thương mẹ và ba thắm thiết..
_Ba tôi trả tiền cho các thày dạy kèm tôi để tôi có thể cải thiện trong tất cả các môn học tại trường.  Cuối tuần ba nấu ăn ngon cho chúng con ăn.

_Mẹ không thích cho con đi chơi nhiều tại vì mẹ rất lo lắng cho con.  Con nghĩ mẹ lo lắng quá mà mẹ không nghe con....

Lớp 3:

_ Bây giờ cha  mẹ là 2 người em thương nhiều nhất ở trong cả thế giới.
_ Ba mẹ cho con ăn đồ thơm ngon, và cho con ăn trước, ba mẹ ăn sau.
_ Con không muốn cho ba mẹ cho ai hết.

_ Không có cha mẹ là không có con.
_ Khi cha mẹ còn sống con phải quý những điều cha mẹ làm cho con.  Con sẽ cố gắng học hành để khi con trưởng thành thì con sẽ trở thành bác sĩ để chăm sóc cho cha mẹ.
_ Con thương cha mẹ lắm và con muốn bố mẹ sống lâu.
_ Con thương cha mẹ tại vì cha mẹ sinh ra con , nuôi nấng con khôn lớn.
_Cha mẹ là anh hùng cuả con.  Không ai bằng cha me.

Lớp 4:
_Cha mẹ là dù che cho suốt đời con.
_ Nếu con thấy giúp cha mẹ được thì con làm liền.  Con làm mấy điều naỳ con mới là ngoan chứ không phải tự nhiên ngày lễ cuả cha mẹ là con ngoan.
_ Điều mình làm là hay hơn điều mình nói.
_ Cha mẹ là quê hương..
\
Lớp 5:

_Con thương mẹ con nhiều lắm.  Có nhiều lý do mà con không viết được.  Con viết hết thì con cần 1 ngàn tờ giâý.

Lớp 6:

_Con chắc cha mẹ cũng làm cái gì cho ông bà, nên con viết về cha mẹ.  Con không biết tại sao nhưng con nghĩ cha mẹ quan trọng hơn.
_Con thương cha mẹ  và ông bà nhưng con thích cha mẹ hơn vì lúc nào con cần giúp cha mẹ con có ở bên cạnh con.

_Mẹ rất thương yêu con
Như 1 tiên nữ ở trên thiên đàn.

_Mẹ em là người hiền lành.
Mẹ dạy bảo cho em những điều hay và nói em làm những điều lành, không có làm điều ác.

_Trong đời em, em sẽ không bao giờ có bố mẹ nào hay hơn bố mẹ em.
_Trong tiếng Mỹ, em tả bố mẹ em với chữ “undefineable” mà trong tiếng Việt, không có đủ chữ để tả bố mẹ em.


THU LÊ    ( 5-10-09)






  votay  votay  votay  votay  votay  votay  votay

HOAN HÔ CÔ THU ĐÃ CHO CẢ NHÀ 1 KINH NGHIỆM DẠY DỔ CÁC CON CHÁU LVD HỌC TIẾNG VIỆT VÀ HẢNH DIỆN LÀ NGƯỜI VIỆT TẠI QUÊ HƯƠNG THỨ 2 NẦY Ạ.

HY VỌNG NAY MAI ALEX CŨNG GIỎI NHƯ CHỊ QUYÊN...HI.HI.

KÍNH TẶNG HOA ĐẸP CHO BÀ THU VÀ MI MI CÁM ƠN BÀ NHIỀU.  tulipvang  tulipdo  violet1  violet2  maivang2  huehong
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #126 - 18. May 2009 , 03:53
 
Cảm ơn TV và Alex đã cho cô mấy bông hoa. Kỳ này lớn Quyên được phần thưởng hạng nhì trong ngay lễ PHỤ Mẫu đấy.  Chị ta viết không dài lắm, chắc tại cũng viết nhỏ, nhưng viet rất dúng chính tả và văn phạm.  Để hôm nào cô thử sacn bài viết vào đây cho em xem có được không nha.  Hồi này sao bận quá, không vào vườn thăm các em được.
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #127 - 18. May 2009 , 05:22
 
thule wrote on 18. May 2009 , 03:53:
Cảm ơn TV và Alex đã cho cô mấy bông hoa. Kỳ này lớn Quyên được phần thưởng hạng nhì trong ngay lễ PHỤ Mẫu đấy.  Chị ta viết không dài lắm, chắc tại cũng viết nhỏ, nhưng viet rất dúng chính tả và văn phạm.  Để hôm nào cô thử sacn bài viết vào đây cho em xem có được không nha.  Hồi này sao bận quá, không vào vườn thăm các em được.


  votay  tulipvang  tulipdo  votay
hoan hô lớn QUYÊN đã được giải thưởng hạng nhì , làm cho bà ngoại THu và mẹ cháu nở mày nở mặt , luôn cả 2 bc ALEX nữa đây....hi.hi.
Thấy cô vào đây thăm cả nhà , là em vui mừng rồi  partyfrog  làm 2 bc ALEX lnhay? tung tăng và hy vọng nay mai ALEX lớn lên, giỏi bằng 1 gốc của chị lớn QUYÊN , là bn tv nầy lổ mủi to hơn quả cà chua đấy ạ .  rollingonthefloor

Kính chúc bà THU 1 tuần lể mới đầy an vui và chờ xem bài văn của lớn QUYÊN , khi bà THU rảnh nhé.  thanks.gif
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #128 - 13. Nov 2009 , 15:31
 
Cô chép lại một bài của D/D cũ ra đây để cả nhà đọc lại rôì cô bàn chuyện tiếp ở dưới:

   

  Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
« Trả lời #74 on: tháng Mười-hai 16th, 2005, 9:42am » 

--------------------------------------------------------------------------------

Nhân nói về Ngôn Ngữ Việt,  Xin trích một bài ở báo NGÀY NAY (MINNESOTA):


Ít lâu nay tôi thấy báo chí trong mục Phân Ưu, các vị "sính nho" cho đăng như sau:

"Rất xúc động được tin buồn thân phụ của anh Lê văn X. và nhạc phụ của chị Trần thị Y. là cụ Lê văn Z. đã tạ thế ngày..".

Xưa nay , danh từ Nhạc Gia chỉ dùng cho người con rể, khi nói về nhà vợ.  Trong từ điển Hán Việt-Đào Duy Anh và Việt Pháp -Đào Đăng Vỹ cùng giảng:
-  Nhạc phụ: pe`re de la femme (beau pe`re)
-  Nhạc mẫu: me`re de la femme (belle me`re)

Tuyệt nhiên Nhạc Phụ, Nhạc mẫu không dùng để chỉ Bố Mẹ chồng.  Phải chăng xã hội Á Đông xưa quan niệm người con gái khi xuất giá thuộc hẳn về gia đình nhà chồng, như tục ngữ "dâu là con rể là khách", nên không có sự phân biệt như với người con rể.

Tôi đem vấn đề nàyhoi mấy vị có nho học, nhưng chưa được giải đáp.  May mắn gần đây giáo sư Đàm quang Hưng -dịch giả năm bộ Liễu Trai Chí Dị - có giảng cho chúng tôi như sau:

Theo tự điển Trung Hoa ở Beijing thì:

Bố chồng là Trượng Phụ (không phải Nhạc phụ ).
Mẹ chồng là Trượng Mẫu (chứ không phải Nhạc mẫu).

Xin rất cảm ơn giáo sư Đàm. Và hy vọng từ nay sẽ bớt sử dụngsai lầm danh từ Nhạc Phụ và Nhạc Mẫu.

Mong lắm thay!

(Nguyễn C. An Đệ
McLean, Virginia)
      ----------------------
THU LÊ:

Đọc được bài này tôi mừng quá vì đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc của tôi bấy lâu nay.  Biết rằng "Nhạc phụ nhạc mẫu 'dùng cho người dàn bà để gọi bố mẹ chồng là không đúng, nhưng tôi không hề thấy ai sử dụng chữ gì khác.  Cái vốn liếng chữ nho của tôi chỉ vẻn vẹn có 2 năm đệ thất đệ lục trung học, mỗi tuần 1 giờ Hán văn của cụ Thẩm Quỳnh. nên không biết gì và cũng không có cuốn từ điển Hán Việt đầy đủ để tìm.  Chỉ nhớ một vài chữ thông thường nhờ đọc các truyện kiếm hiệp ngày trước và lời thầy Thẩm Quỳnh và nhận thấy thế hệ chúng ta dùng sai chữ Hán Việt đầy rẫy.

Chẳng hạn như khi giới thiệu người chồng hay vợ chưa cưới của mỉnh, có người nghĩ là mình nên khiêm nhường và chỉ nói:"  Đây là hôn thê/hôn phu của tôi." thay vì  "vị hôn thê/ vị hôn phu".  Có lẽ tưởng chữ "VỊ" này nghe trịnh trọng quá như trong "quí vị, liệt vị" trong khi chữ VỊ này chỉ có nghĩa là "chưa" mà thôi. 

Vị hôn thê = người vợ chưa cưới
Vị hôn phu  = người chồng chưa cưới
Vị tự =cô gái chưa chồng  (tôi nhớ lời giảng của thầy Quỳnh)

Gần đây cũng thỉnh thoảng thấy trong thiệp cưới có:

Nguyễn van X.  -Trưởng nam

Nguyễ thị. Y  - Ái nữ

Tôi cũng có cảm tưởng chữ "Ái nữ" này dùng không được đúng.  Mình có thể có "Trưởng nữ, thứ nữ" nhưng "ái nữ' hay "lệnh nữ" là tiếng của người khác gọi con gái mình, có tính cách xưng tụng cũng như lệnh huynh, lệnh muội...mà thôi.   Hay là bây giờ mình theo lối Mỹ, không khiêm nhường nữa  và rất hân hoan cảm ơn vợ chồng con cái trước đám đông bằng những "my beloved wife and  children.." ( Thưc tình tôi thích văn hóa này lắm, tại sao lai không khen những người thân thương của mình được, nhất là để cho người ta nghe thấy còn hơn là chờ đến lúc "đi" rồi mới làm văn ..tế).  Và đã có "hiền thê" thì tại sao lại không có "ái nữ"? 

Các bạn và các em nghĩ sao?  Có chữ gì bàn để tôi học hỏi thêm chứ danh từ Hán Việt của tôi rơi rụng gần hết rồi.


Sau khi bài này được post thì các em đã bàn cãi sôi nôỉ lắm về chữ VỊ, thật là vui.  Mới đây nhân dịp cô đi Texas, lại được diện kiến giáo sư Đàm Quang Hưng, một giáo sư Toán nhưng lại thông hiểu chữ nho và hán nôm.  Ông đã phiên dịch hết bộ truyện 8 cuốn Liêu Trai Chí Dị cuả Bồ tùng Linh ra tiếng Viêt.  Chuyến gặp gỡ này gs. cho cô cả 8 cuốn phiên dich. và cô được biết một chi tiết muốn chia sẻ với cả nhà:

Trong hệ thống tôn ti trật tự cuả gia đình, chúng ta có những chữ :  Bố MẸ, CHA, ÔNG, rôì đến KỤ (CỤ), cao hơn là KỴ, và cao nhất là KỆ (chăc la cụ tổ trên nhất).  Thành thử khi mình mắng người ta , mình hay nói...thí dụ:  mặc bố mày, mặc cha nó, và cứ thế mắng tiếp lên đến KỆ. 
Mình cứ hay nghe mạ Vân nhà ta hơi một tý là nói đến chủ thuyết MACKENO (mặc kệ nó) tưởng là mạ Vân nhà ta suề xoà chín bỏ làm mười, hoá ra bị bà Vân mắng cho tới...ông tổ đâý.  Ai bảo mạ Vân hiền?



Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #129 - 13. Nov 2009 , 18:43
 
thule wrote on 13. Nov 2009 , 15:31:
Cô chép lại một bài của D/D cũ ra đây để cả nhà đọc lại rôì cô bàn chuyện tiếp ở dưới:

   

  Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
« Trả lời #74 on: tháng Mười-hai 16th, 2005, 9:42am » 
....

Chẳng hạn như khi giới thiệu người chồng hay vợ chưa cưới của mỉnh, có người nghĩ là mình nên khiêm nhường và chỉ nói:"  Đây là hôn thê/hôn phu của tôi." thay vì  "vị hôn thê/ vị hôn phu".  Có lẽ tưởng chữ "VỊ" này nghe trịnh trọng quá như trong "quí vị, liệt vị" trong khi chữ VỊ này chỉ có nghĩa là "chưa" mà thôi. 

Vị hôn thê = người vợ chưa cưới
Vị hôn phu  = người chồng chưa cưới
Vị tự =cô gái chưa chồng  (tôi nhớ lời giảng của thầy Quỳnh)

Gần đây cũng thỉnh thoảng thấy trong thiệp cưới có:

Nguyễn van X.  -Trưởng nam

Nguyễ thị. Y  - Ái nữ

Tôi cũng có cảm tưởng chữ "Ái nữ" này dùng không được đúng.  Mình có thể có "Trưởng nữ, thứ nữ" nhưng "ái nữ' hay "lệnh nữ" là tiếng của người khác gọi con gái mình, có tính cách xưng tụng cũng như lệnh huynh, lệnh muội...mà thôi.   Hay là bây giờ mình theo lối Mỹ, không khiêm nhường nữa  và rất hân hoan cảm ơn vợ chồng con cái trước đám đông bằng những "my beloved wife and  children.." ( Thưc tình tôi thích văn hóa này lắm, tại sao lai không khen những người thân thương của mình được, nhất là để cho người ta nghe thấy còn hơn là chờ đến lúc "đi" rồi mới làm văn ..tế).  Và đã có "hiền thê" thì tại sao lại không có "ái nữ"? 

Các bạn và các em nghĩ sao?  Có chữ gì bàn để tôi học hỏi thêm chứ danh từ Hán Việt của tôi rơi rụng gần hết rồi.


Sau khi bài này được post thì các em đã bàn cãi sôi nôỉ lắm về chữ VỊ, thật là vui.  Mới đây nhân dịp cô đi Texas, lại được diện kiến giáo sư Đàm Quang Hưng, một giáo sư Toán nhưng lại thông hiểu chữ nho và hán nôm.  Ông đã phiên dịch hết bộ truyện 8 cuốn Liêu Trai Chí Dị cuả Bồ tùng Linh ra tiếng Viêt.  Chuyến gặp gỡ này gs. cho cô cả 8 cuốn phiên dich. và cô được biết một chi tiết muốn chia sẻ với cả nhà:

Trong hệ thống tôn ti trật tự cuả gia đình, chúng ta có những chữ :  Bố MẸ, CHA, ÔNG, rôì đến KỤ (CỤ), cao hơn là KỴ, và cao nhất là KỆ (chăc la cụ tổ trên nhất).  Thành thử khi mình mắng người ta , mình hay nói...thí dụ:  mặc bố mày, mặc cha nó, và cứ thế mắng tiếp lên đến KỆ. 
Mình cứ hay nghe mạ Vân nhà ta hơi một tý là nói đến chủ thuyết MACKENO (mặc kệ nó) tưởng là mạ Vân nhà ta suề xoà chín bỏ làm mười, hoá ra bị bà Vân mắng cho tới...ông tổ đâý.  Ai bảo mạ Vân hiền?




Thì ra chữ VỊ trong tiếng Hán có nhiều nghĩa khác nhau cô nhỉ ( chăc là cách viêt cũng khác nhau), thí dụ như quí vị và vị hôn phu.
Thế thì vị tha còn có nghĩa là...chưa có tha hả cô   Shocked  Shocked  Grin. Vậy mà hồi nào giờ vẫn khen mấy người có tính vị tha hahaha.
Cô nhắc đến cô Vân và chủ nghĩa...mắng  ông tổ người ta MACKENO làm em cười muốn bể bụng luôn rollingonthefloor
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #130 - 13. Nov 2009 , 23:06
 
Dau Do wrote on 13. Nov 2009 , 18:43:
Thế thì vị tha còn có nghĩa là...chưa có tha hả cô   Shocked  Shocked  Grin. Vậy mà hồi nào giờ vẫn khen mấy người có tính vị tha hahaha.


dance3 hóm hỉnh thật! học trò của cô Thu có khác dance3

"vì người khác" nhưng.... vẫn chưa tha được   Grin


Quote:
Cô nhắc đến cô Vân và chủ nghĩa...mắng  ông tổ người ta MACKENO làm em cười muốn bể bụng luôn rollingonthefloor


haha, votay thumbup dance3


Back to top
« Last Edit: 13. Nov 2009 , 23:52 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #131 - 13. Nov 2009 , 23:14
 
thule wrote on 13. Nov 2009 , 15:31:
.....
Các bạn và các em nghĩ sao?  Có chữ gì bàn để tôi học hỏi thêm chứ danh từ Hán Việt của tôi rơi rụng gần hết rồi. 
.......


Kính thưa Cô Thu,

Em chỉ biết dựa cột nghe thôi ạ.
Cô để em mời anh Lương vào bàn  ạ  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #132 - 21. Nov 2009 , 20:55
 
Đặng-Mỹ wrote on 13. Nov 2009 , 23:06:
dance3 hóm hỉnh thật! học trò của cô Thu có khác dance3

"vì người khác" nhưng.... vẫn chưa tha được   Grin



haha, votay thumbup dance3




nêú 'vị tha" cuả Đâụ Đỏ nghĩa là "chưa tha" thì chắc "thú vị" nghĩa là...chưa có thích thú lắm, he?

Đ Mỹ ơi, anh Lương giỏi chữ Hán lắm hả?
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #133 - 23. Nov 2009 , 06:34
 
Thưa cô,
Đọc bài viết của cô và thư của chị Đậu Đỏ, Đặng Mỹ, em rất "thú vị". Tiếng Việt của mình có nhiều điểm đặc sắc mãi cho đến sáng nay dậy sớm em mới "ngộ" ra. Xin chia xẻ vài điều với cả nhà.
- Tiếng Việt mình có rất nhiều từ bắt đầu bằng từ ĂN: ăn uống, ăn nói, ăn học, ăn nằm.. cho đến ăn năn, ăn gian... thậm chí là ăn trộm, ăn cướp! Cô ơi, có phải người Việt của chúng ta thích ăn lắm không?
- Trong tiếng Việt có nhiều từ rất tượng thanh và tượng hình, lột tả hết ý luôn, như: đánh đập (vừa đánh vừa đập thì còn gì là thân xác!), đánh phá, chà đạp, vơ vét, tháo vác, bóc lột (vừa bị bóc, vừa bị lột thì thành vô sản thứ thiệt!), la hét, gầm rú (ghê quá!), thương nhớ, ghét bỏ, hận thù...
- Có một tĩnh từ này em đang thắc mắc: oanh liệt, có nghĩa là lừng lẫy, vẻ vang. Như vậy chữ "liệt" ở đây có nghĩa gì? Chắc chắn phải khác với chữ liệt trong "liệt sĩ"? Cô Ngọc Mai ơi, xin giải đáp dùm em. Cám ơn cô.
-  Em rất thích tĩnh từ LỢI HẠI. Hai tiếng phản nghĩa đi với nhau và có nghĩa là đáng sợ, dữ tợn. Như vậy làm bà chằng đôi khi cũng có lợi?
Ngôn ngữ Việt nam quả là "lợi hại"!
Xin chúc cả nhà một ngày làm việc đầu tuần nhiêu vui tươi, hăng hái.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #134 - 23. Nov 2009 , 07:08
 
NgocDoa wrote on 23. Nov 2009 , 06:34:
Thưa cô,
....
-  Em rất thích tĩnh từ LỢI HẠI. Hai tiếng phản nghĩa đi với nhau và có nghĩa là đáng sợ, dữ tợn. Như vậy làm bà chằng đôi khi cũng có lợi?
Ngôn ngữ Việt nam quả là "lợi hại"!


Chu choa ui, cô Ngọc Đóa ni quả thiệt là....lợi hại  Smiley


pansytim
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 ... 17
Send Topic In ra