Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 9 10 11 12 13 ... 17
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44577 times)
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #150 - 12. Dec 2009 , 20:19
 
Hi hi Phương Tần ơi,

Lâu lâu lại mí ra một cái hình, thâý thương quá ! Cái hình cô đang chụp cô Mai trông cũng giống như cái hình cô Mai đang chụp cái nhà chọc trời ở New York vâỵ>  Sao mà uốn éo dẻo thế !!!

Cô cũng thích cả cái hình chụp với em ở ĐH, có cái lạ cô không bao giờ nhớ chụp với ai, vào lúc nào và ở chỗ nào....thế mơí kỳ  chứ .. cho đến lúc nhòm thâý hinh..
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #151 - 12. Dec 2009 , 20:59
 
thule wrote on 12. Dec 2009 , 20:19:
Hi hi Phương Tần ơi,

Lâu lâu lại mí ra một cái hình, thâý thương quá ! Cái hình cô đang chụp cô Mai trông cũng giống như cái hình cô Mai đang chụp cái nhà chọc trời ở New York vâỵ>  Sao mà uốn éo dẻo thế !!!

Cô cũng thích cả cái hình chụp với em ở ĐH, có cái lạ cô không bao giờ nhớ chụp với ai, vào lúc nào và ở chỗ nào....thế mơí kỳ  chứ .. cho đến lúc nhòm thâý hinh..


Kính thưa Cô Thu,

Hình này chụp với Tần cũng đẹp ạ. Tối hôm đó, hình nào trông Cô cũng như nữ sinh thội, nhất là tấm hình Cô đang đi lên sân khấu   thumbup
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #152 - 15. Dec 2009 , 07:30
 
Cần giáo dục về  sự xấu hổ
Nguyễn Hưng Quốc

Từ năm 1945, đặc biệt từ  năm 1954, người Việt Nam, nhất là ở miền Bắc và sau đó, từ năm 1975, trong cả nước, không ngớt được/bị giáo dục về lòng tự  hào.. Tự hào về bốn hay năm ngàn năm văn hiến. Tự hào về tài đánh giặc, hết giặc Tống đến giặc Minh, giặc Thanh, giặc Chiêm, rồi cuối cùng, giặc Pháp và giặc Mỹ. 

   Ngoài ra, người Việt Nam còn tự hào về tài trí của mình, bao gồm cả tài văn chương, với những tên tuổi có thể làm lu mờ truyền thống lừng lẫy của thời Tiền Hán và Thịnh Đường bên Trung Quốc.

   Tự hào. Lúc nào cũng tự hào. Sách viết về đất nước và con người Việt Nam lúc nào cũng ánh lên vẻ sự tự hào. Có những điều tự hào có thực và cũng có không ít những điều chỉ do tưởng tượng. 

Câu nói “ra ngõ gặp anh hùng” hay “nhiều người ngoại quốc mơ ước sáng ngủ dậy thấy mình là người Việt Nam” được lặp lại lặp lại từ học đường đến các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, theo tôi, đã đến lúc nên có chính sách giáo dục người Việt Nam về lòng xấu hổ. 

Thật ra, nói “theo tôi” là một cách nói hơi cường điệu. Rõ ràng, tôi không phải là người đầu tiên và càng không phải là người duy nhất nói lên điều đó. 

   Trước, từ giữa thập niên 1980, đạo diễn Trần Văn Thủy đã nhấn mạnh vào nhu cầu giáo dục lòng xấu hổ. Trong cuốn phim tài liệu Chuyện tử tế nổi tiếng, Trần Văn Thủy đã so sánh việc giáo dục tại Nhật và tại Việt Nam:
“Trong khi ở Nhật, một quốc gia tiến bộ và giàu mạnh nhất châu Á, trẻ em luôn được giáo dục là đất nước của họ rất nghèo tài nguyên và bị thua trận một cách nhục nhã, thì tại Việt Nam, một quốc gia thuộc loại lạc hậu và nghèo đói nhất trên thế giới, trẻ em lại luôn được giáo dục một cách đầy tự hào: tài nguyên thì giàu có, lịch sử thì trực rỡ, con người thì anh hùng, tài trí thì vô song, v.v…

Cũng trong thập niên 1980, sau Chuyện tử tế một tí, trong bài “Nhìn từ xa… Tổ quốc”, nhà thơ Nguyễn Duy cũng nói đến hiện tượng “bội thực tự hào”, hơn nữa, “ngộ độc tự hào” của người Việt Nam. 

Ông chỉ ra những điều nghịch lý:
“xứ sở thông minh / sao thật lắm trẻ con thất học”, “xứ sở thật thà sao thật lắm thứ điếm”, “xứ sở cần cù / sao thật lắm Lãn Ông(lười biếng)”, “xứ sở bao dung / sao thật lắm thần dân lìa xứ”, “xứ sở kỷ cương / sao thật lắm vua / vua mánh - vua lừa - vua chôm - vua chỉa / vua không ngai - vua choai choai - vua nhỏ”. 
Nhưng trên tất cả là  nghịch lý trong tuyên truyền, lúc nào cũng “hát đồng ca”: “Ta là ta mà ta vẫn mê ta”, trong khi đó, trên thực tế, ai cũng biết: 
Thần  tượng giả xèo xèo phi hành mỡ ?Ợ lên thum thủm cả tim gan”.

Tuy nhiên, xin lưu ý: Trần Văn Thuỷ và Nguyễn Duy không phải là những người đầu tiên phê phán bệnh tự hào và đặt vấn đề về nhu cầu giáo dục lòng xấu hổ. 

Ngay từ đầu thế kỷ 20, các nhà nho cấp tiến đã nhận ra được điều đó. Trong các tác phẩm của mình, cả Phan Chu Trinh lẫn Phan Bội Châu đều nhiều lần nhấn mạnh đến cái ngu và cái hèn của người Việt Nam. Hãy thử đọc lại đoạn văn này của Phan Chu Trinh:
“Nhân dân nước Nam bây giờ, ngu xuẩn như trâu như ngựa, tha hồ cho người ràng trói, cho người đánh đập, có miệng mà không dám kêu, gần chết mà không dám than thở.” (Trích theo Đặng Thai Mai, Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, nxb Văn Học, Hà Nội, 1974, tr. 85).

Việt Nam hiện nay là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, trên rất nhiều phương diện, so với mặt bằng chung của thế giới cũng như so với chính tiềm năng và tiềm lực mà chúng ta có, có rất nhiều điều khiến chúng ta phải xấu hổ.

Cần xấu hổ về trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay vốn rất thấp không những so với thế giới mà còn so với cả các quốc gia láng giềng của chúng ta ở châu Á. 

Cần xấu hổ về khoảng cách giàu nghèo phi lý và bất nhẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa cán bộ và người lao động bình thường không có quyền thế và thân thế. 

Cần xấu hổ về tinh thần vô kỷ luật, thậm chí, rất kém văn hoá nhan nhản khắp nơi, từ công tư sở đến ngoài đường phố, từ cách làm việc đến cách đi lại. 

Cần xấu hổ về sự hoành hành của nạn tham nhũng ở mọi cấp.. 

Cần xấu hổ về những cách hành xử của nhà cầm quyền: nhu nhược đối với nước ngoài, đặc biệt với Trung Quốc, nhưng lại độc tài và tàn bạo ngay với những người tha thiết nhất đối với chủ quyền và sự toàn vẹn của Việt Nam.

Theo tôi, không chừng xấu hổ nên được xem là một đức hạnh cần thiết nhất hiện nay. 

Trong chừng mực nào đó, có thể nói, người Việt Nam hiện nay nên được chia thành hai loại: Loại biết xấu hổ và loại không biết xấu hổ.

Giận thay, chính những kẻ không biết xấu hổ ấy lại đang không ngừng rao giảng chân lý, công lý và đạo lý.
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #153 - 16. Dec 2009 , 06:40
 
Cám ơn anh Lam Sơn đã post một bài  rất hay, rất đúng về đất nước và con người Việt nam.
Đọc xong, không những thấy xấu hổ mà còn tủi nhục nữa; và uất hận trào dâng khi CS, những con người vô liêm sỉ, còn cai trị đất nước mình.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #154 - 16. Dec 2009 , 16:51
 
Một bài thật hay làm mình phải suy nghĩ vể con ngươì và đất nước VN, làm tôi nhớ đến một nhận xét tương tự khi nói về su học cuả các hoc trò Mỹ, so sánh với học trò cá nước khác nhất là các nước Á Châu:  Học trò Mỹ nói chung thì " doing badly but always feeling good", lúc nào cũng "it's great, it's wonderful", chẳng chê ai cả, chẳng muốn làm hại cái self-image cuả ai, cái gì làm cũng nhất, và vì vâỵ cái mục thước để đo phải trái đúng sai cũng rất lơ mơ.  Rất nhiều khi cái sai lại có lợi hơn vì được nhiêù sự chú ý và tán thưởng.

Cảm ơn Lam Sơn đã chia sẻ bài đọc.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #155 - 19. Dec 2009 , 19:28
 
Trên dưới, ngắn dài ra sao? ___________
Nguyễn Dư
(chuyện vui về những lỗi chính tả. Tuyệt vời )
http://chimviet.free.fr/37/nddg102.htm


Bạn bè của tôi ơi ! Các bạn có còn nhớ mấy kỉ niệm " chữ nghĩa " năm xưa không ? Ôi ! Cái thời lạy cô đi qua, lạy thầy đi lại. Có đứa độc miệng khấn thêm Đi mau mau cho bọn con nhờ. Quên làm sao được cái thời ấy nhỉ ?
Năm chúng tôi... Thôi, không dám chơi trèo, thấy người sang bắt quàng làm họ, người ta chửi cho thì khốn. Mình làm, mình chịu, đừng vơ thêm, lôi thêm người khác vào. Vậy, xin khiêm tốn sửa lại rằng... Năm tôi học lớp ba trường tiểu học Quang Trung (Hà Nội, 1952), có một lần cả lớp viết sai chính tả từ giặt gỵa. Sai đủ kiểu. Nhiều đứa viết là giặt dịa. Có đứa viết giặt gịa. Hai ba đứa viết giặt giạ. Thầy bảo phải viết là giặt gỵa. Cả lớp chả hiểu tại sao lại viết như vậy. Ngày sau sẽ hiểu. Hôm nay thầy dạy như vậy thì cứ biết như vậy.

Mãi sau này mới được thấy từ giặt gyạ (Laver ses habits, giặt quần áo) trong tự điển của Génibrel (1898). Thấy cả vua Gyalong (Gia Long) trong báo L'Illustration (1857). Lật Từ điển tiếng Việt (1988) của Hoàng Phê ra xem thì thấy viết là giặt gịa.
Từ đơn gịa không có trong từ điển của Hoàng Phê. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895) định nghĩa gịa là đồ đong lúa, tức là từ giạ của Hoàng Phê.
Hôm ấy có đứa hỏi vặn thầy tại sao không viết là giặt dịa? Thầy bảo không được vì giặt gỵa là từ kép, dê dưới (g) phải đi với dê dưới. May cho thầy. Cả lớp không có đứa nào biết trường hợp dê dưới đi với dê trên (d) của giản dị để đưa ra " ăn thua " với thầy.
Muốn cho gyạ giống gịa thì chỉ việc thay một chữ, đặt cái dấu vào đúng vị trí. Có vậy thôi mà cũng không biết ! Không biết thì cứ giặt giũ cũng được. Dù sao thì giặt gyạ (Génibrel) hay giặt gịa (Hoàng Phê) cũng là một trường hợp... hơi phức tạp. Còn nhiều trường hợp khác giản dị hơn nhiều nhưng cũng đủ để làm cho trẻ con... bực mình !

Năm tôi học lớp nhất trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây (Thị Nghè, 1954) gặp mấy chuyện nửa cười nửa mếu. Người lớn gọi là chuyện... ngôn ngữ bất đồng. Này, này, coi chừng vạ miệng bây giờ! Tiếng Việt thuần nhất. Không có chuyện ngôn ngữ bất đồng giữa người Việt với người Việt. Những kẻ có ý xấu muốn kì thị, chia rẽ thì... Chết ! Chết ! Cái sảy nảy cái ung thì... bỏ mẹ cả đám. Xin sửa lại. Đây chỉ là chuyện... phát âm không giống nhau thôi. Nói như thế được chưa ạ? Được, chúng ta không nên chuyện gì cũng... bé xé ra to !

Xin phép được lau mồ hôi hột. Và xin bắt đầu lại câu chuyện. Năm tôi học lớp nhất trường tiểu học Thạnh Mỹ Tây (Thị Nghè), mỗi tuần phải viết một bài chánh tả. Viết xong, cả lớp đổi tập cho nhau. Cô giáo đọc lại, giảng nghĩa, chỉ cách viết các chữ khó. Cả lớp dò theo, sửa lỗi cho nhau. Bạn bè đứa nào cũng khoái bắt lỗi thằng ngồi bên cạnh. Đứa nào cũng chăm chú sửa cho bạn, không bỏ sót một cái dấu phết. Sửa bài như vậy vừa nhanh, vừa kĩ, lại vừa đỡ mệt cho cô. Có lần tôi bị một lỗi vì... một cái lá. Phải nói ngay là không phải cái lá nho úp úp mở mở hay cái lá đa lấp ló lem nhem, mà đây chỉ là cái lá chuối... " nỏn ". Cô giáo nhấn mạnh chữ " nỏn " dấu hỏi. Tôi giơ tay xin nói. Cô hất hàm cho phép. " Thưa cô, nõn dấu ngã chớ không phải dấu hỏi ". Cô giáo lắc đầu : " Dấu hỏi chớ không phải... dấu ngả ". " Dạ, nõn dấu ngã ". " Cãi bậy ". Cô đập thước kẻ xuống bàn : " Lên đây coi ". Tôi bất đắc dĩ phải lên chỗ cô đứng. Cô cầm thước chỉ vào trang sách. " Sách viết dấu hỏi nè, thấy chưa ? ". Tôi bắt đầu run. " Dạ thấy ". Trong bụng muốn nói thêm " Thấy cả mẹ em rồi, cô ơi ". Nói có sách, mách có chứng đàng hoàng, đâu phải chuyện giỡn. Cô có lí trăm phần trăm. Cãi nữa thì ăn đòn. Em chịu thua cô.
Mấy năm sau mới được học câu Tận tín thư bất như vô thư (Đọc sách mà quá tin sách chẳng bằng không đọc sách). Thấm thía nhưng hơi muộn. Chỉ tiếc cho cái lá chuối " nỏn ", già héo mất rồi.

Hôm ấy, tôi sốt ruột chờ giờ tan học. Thơ thẩn dạo một vòng sở thú, rồi mới về nhà. Dọc đường, khám phá ra một điều thú vị. Lang thang sở thú sướng hơn ngồi trong lớp học. Đến tối vẫn còn ấm ức. Tức hộc máu vì cái lá chuối " nỏn "... May mà chưa bị hộc máu thật. Thôi mà. Bỗng sực nhớ hình như có lần mẹ khuyên Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Còn đi học thì phải mặc áo gì đây, mẹ ? Mặc sơ mi trắng mau bẩn lắm. Chẳng lẽ ngồi yên chịu trận sao? Ngu vừa vừa thôi chớ ! Thua quỷ thua ma chứ ai lại thua cả cái " vớ vẩn " kia ? Đã vậy thì... Đi với chánh tả của cô thì mày phải mặc áo... bi- da-ma giáo. A ha ! Cái gì mới khó chứ ma giáo thì... dễ ợt cô à. Qua mặt cô cái vèo, khỏi cần bấm còi. Sách không phân biệt hỏi ngã thì mình phải làm cho hỏi ngã... giống nhau. Chu choa, xin lãnh hội những lời vàng ngọc của quới nhơn. Hỏi chỉ khác ngã cái đuôi vểnh cong. Dạ, đúng vậy. Vậy ta chỉ việc phe phẩy thêm một cái đuôi be bé xinh xinh vào dấu hỏi là xong. Hình dạng hỏi hay ngã sẽ giống nhau như... chị em con Ngọc sinh đôi ở cuối xóm. Xin bái lạy quới nhơn. Nhưng chưa xong ! Thông thường thì dấu hỏi phải viết thẳng đứng, dấu ngã viết nằm ngang. Đó là cách viết chân phương. Nôm na gọi là viết rõ ràng. Lối viết của những kẻ không theo tôn chỉ của ma giáo. Muốn theo ta thì từ nay phải viết... mập mờ. Không thẳng, không ngang, mà phải... lửng lơ con cá lóc. Chênh chếch như ánh trăng... một đêm trong rừng vắng ! (Ta lạc đề. Thèm sơn nữ quá). Viết nghiêng chênh chếch thế nào để kết quả chắc ăn một trăm phần trăm? Nhà địa lí gọi là nghiêng theo hướng tây bắc, đông nam. Nhà toán học gọi là nghiêng 45 độ âm. Nhà quê gọi là nghiêng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Đố cô giáo của con hay bất cứ ai phân biệt được hai cái dấu. Lá nõn hay lá nỏn ai muốn đọc thế nào cũng được. Xin đa tạ quới nhơn. Xin khất quới nhơn một li nước đá nhận. Ta thấy con bị nạn thì giúp, ta không nhận thù lao. Chết cha ! Chó chê chè ! Ngài không thèm ăn thật hay ngài chê chẳng bõ dính răng ? Quới nhơn hay là quái nhơn đây ?
Cho đến hết năm học tôi không còn bị hai cái dấu hỏi, dấu ngã ám ảnh.

Nhưng cái số con rệp vẫn còn bị sao quả tạ chiếu. Một hôm cô bắt viết bài tả một đám đánh nhau đến... mẻ đầu " sức " trán. Trúng tủ ! Biết rồi, khổ lắm, viết mãi. Mẻ sứt này thì cũng như Chớ cười những người đui què mẻ sứt của thời mặc quần... soọc. Tôi tự tin viết " sứt " trán. Một lỗi ! Lại gân cổ lên cãi. " Thưa cô, sứt mẻ là chữ t. Sức mạnh mới là chữ c ". Cô giáo liền giở bửu bối Nói có sách, mách có chứng để bịt họng đứa con nít. Một lần nữa tôi bị mắng là vừa bướng vừa không chịu nghe lời cô giáo trong lớp. Mấy thằng trời đánh thánh vật lại được một phen cười hô hố. Khoe đủ mấy cái răng... sứt ! Một lỗi là một lỗi, không tha thứ được. Tình thầy trò bắt đầu sứt mẻ. Sức mấy mà hàn gắn lại được.
Lần này quới nhơn của tôi cũng khoanh tay chịu thua. Cô mày võ nghệ cao quá. Ta không địch lại được. Hoàn toàn bế tắc. Không có mẹo nào để làm cho c cũng như t được.
Cũng may. Những ngày nửa cười nửa mếu rồi cũng qua mau. Đến kì thi tiểu học tôi tự nguyện " hoàn lương ". Ngậm ngùi từ giã ma giáo. Vì tin rằng người chấm bài sẽ không dựa vào mấy trang sách " mắc dịch " để hại đám tuổi trẻ mà tài cãi lí lại chưa cao. Tôi nhẹ nhõm trở về với dấu hỏi thẳng đứng, dấu ngã nằm ngang.

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thừa nhận rằng phát âm của người miền Bắc phân biệt hỏi ngã, chữ cuối là c hay t, có g hay không có g, nhưng lại mắc phải mấy khuyết tật khác. Người miền Bắc uốn lưỡi không khéo như người miền Nam. Không phân biệt s với x, ch với tr, d với r... Thầy nào dùng sách do dáo (giáo) học Ngô Đê Mân chích (trích) lục, cho học trò viết chính tả bài Xự (sự) tích hai chị em, bà Chưng Chắc (Trưng Trắc), bà Chưng Nhị (Trưng Nhị) (Edmond Nordemann, Quảng tập viêm văn (Chrestomathie Annamite, 1898), Hội Nhà Văn, 2006, tr 50-52) thì chắc chắn chẳng có trò nào thoát được con số không to tướng.

Đặc điểm của tiếng Việt là có năm cái dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Muốn doạ người nước ngoài chỉ cần đưa ra mấy câu thần chú : ma, má, mà, mả, mã, mạ. Ba, bá, bà, bả, bã, bạ. Mỗi chữ một nghĩa khác nhau. Cao siêu hơn thì đưa ra hình ảnh :
Dưới hiên hiển hiện người hiền
Sắc, không, ngã, nghiệp, pháp huyền hỏi ai ?
Năm cái dấu sắc sảo, nặng nề, huyền bí... Con trẻ học hỏi vất vả, dễ ngã lòng. Đôi khi người lớn cũng bối rối cười trừ.

Một vài hội đoàn Việt kiều bên Pháp, bên Mĩ kêu gọi bà con đóng tiền cho... thủ quỷ. Cho quỷ giữ quỹ, vì thế mà nhiều người e ngại đóng góp. Bộ sử nổi tiếng của Trần Trọng Kim được in lại bên Mĩ với tựa đề mới Việt Nam sữ lược (Miền Nam). Dường như từ sữ chưa có trong các từ điển tiếng Việt. Trong nước xuất bản Quốc triều chỉnh biên toát yếu (Thuận Hoá, 1998). Kẻ nào to gan muốn chỉnh cả chính sử của nhà Nguyễn?
Chưa hết. Đôi lúc còn phải chọn chữ i ngắn (i) hay i dài (y). Ngày xưa, Huình - Tịnh Paulus Của viết : Nguít (ngó có nửa con mắt, không muốn ngó). Huinh đệ. Huiên đường. Ngày nay mấy từ này được viết là nguýt, huynh, huyên. I được thay bằng y. Ngược lại, ym (mát mẻ, tư nhuận) được viết là im. Y nhường chỗ cho i. Mọi người vui vẻ chấp nhận mấy thay đổi này.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp khó thay đổi. Người này khư khư giữ chữ i. Thưa quí vị, ngân quĩ cúng ma quỉ còn tiền, khỏi phải quịt bọn hàng mã... Người khác lại khăng khăng đòi chữ y. Dài mới đẹp. Bồng bềnh, uyển chuyển, thướt tha. (Lại lạc đề). Thế là khắp nơi nổi lên một loạt nào là ca sỹ, văn sỹ, bác sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ, sỹ quan... Ngày xưa dân ta chỉ biết Nhất sĩ nhì nông. Ngày nay sỹ bỵ bán sỷ. Mặt mày bý xỵ.

Cứ theo trường phái ba phải là chắc ăn nhất. Có nhà báo đưa tin :  Thượng nghị sĩ McCain thăm viếng Việt Nam... Các quan chức của ta đánh giá cao cuộc thăm viếng của thượng nghị sỹ McCain. Trường kĩ thuật " chất lượng cao " kia tự hào đào tạo được nhiều kỹ sư xuất sắc.
Bên cạnh chuyện i ngắn i dài, lại còn chuyện phải đánh dấu cho đúng chỗ. Cần gì đúng ! Miễn sao trông cho cân đối là được. Cứ đánh vào giữa là xong. (Đóa hoa, lõa lồ...).
Dài ngắn, trước sau, loạn xà ngầu. Mặc kệ quy định và quyết định của bộ Giáo Dục. Bất chấp Từ điển chính tả tiếng Việt (Hoàng Phê, Giáo Dục, 1985), Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Khoa Học Xã Hội, 1988).
Trong chuyến du lịch Tam Đảo tôi nghe lỏm được tại một khách sạn.
- Em làm giấy tờ cho anh để về thanh toán với cơ quan.
- Dạ vâng. Thế tên anh " nà " gì nào ?
- Lê Đức Linh
- Nê Đức Ninh.
- Anh tên là Linh. Không phải Ninh.
- Ninh... Ninh... Thế tên anh viết bằng " nờ " dài hay " nờ " ngắn ạ ?
- Cái nhà cô này thật là ỡm ờ. " Nờ " của anh dài. Vừa ý chưa ?
Cô gái cười giòn tan :
- " Nờ " dài. Tí nữa thì em cắt cụt.
- Tưởng là chỉ có dê trên (d), dê dưới (g), i dài (y), i ngắn (i), bây giờ lại có cả " nờ " dài (l), nờ ngắn (n). Còn em, tên là gì ? Có trên dưới, ngắn dài gì không ?
- Dạ, em " nà " Xuân.
- Tên hay nhỉ, nhưng phải sờ mạnh (s) hay sờ nhẹ (x)  Xuân mới chịu ?
Cô Xuân đỏ mặt, cười duyên :
- Nhè nhẹ thôi anh.
Nguyễn Dư
(Lyon, 11/2009)

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #156 - 09. Jan 2010 , 15:50
 


Giọng nói người Sài Gòn


Hôm nọ, nghe bạn Nguyễn Đình Bổn nói mấy cái truyện mình viết gửi qua Nhà xuất bản Thanh Hoá, mấy cô biên tập (người miền Bắc) đọc mấy chữ như "không cần nói ong-đơ gì nữa hết", đã không hiểu ý nghĩa câu ấy là gì (?). Họ không hiểu âu là cũng…phải rồi! Vì họ có phải NGƯỜI SÀI GÒN đâu! Vì chỉ có NGƯỜI SÀI GÒN người ta mới nói như thế!
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ 'thở đều' trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he đi... xuống dưới ấy! Nhưng nếu gọi là yêu Sài Gòn thì xem ra cũng có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, bởi thực chất nó chưa thể đạt đến mức ấy. Đây chỉ là cái tình của một người mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều chuyện để nhớ, để nói mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh hôm nay!

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

*

Laliberte (st từ VNNTU)


Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn hồi đó nhỏ quá cũng không có ấn tượng lắm về giọng người Sài Gòn chỉ nhớ là hơi khó nghe. Sau này khi lớn lên có dịp vào Sài Gòn nhiều, quen nhiều người bạn ở trong này nhất là khi sống và làm việc trong Sài Gòn, tôi mới dần hiểu về con người cả về giọng nói và lối sống của họ.

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.

Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền Tây Nam Bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng 'thành thị' đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ 'nghen, hen, hén' cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ 'nghen, hen' này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu "Thôi, tôi dìa nghen!" - Chủ nhà cũng cười "Ừ, dzậy anh dìa hen!".

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói "Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!", 'thôi' ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên "Hay hén mậy?" bằng giọng điệu thoải mái…


...


Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó "Dzui dzữ hen!". Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ "Dzui dzữ hen!"… Người Sài Gòn có thói quen hay 'đãi' giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như "Hay dzữuuu!", "Giỏi dzữưưu…!" Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp "Thôi à nghen", "Thôi à!" khá nhiều, như một thói quen và cái 'duyên' trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm 'd,v,gi' cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu 'r' vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.

Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói. Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.

Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều 'hình ảnh' và 'màu sắc' hơn. Những từ như 'lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…' là mượn của người Hoa, những từ như 'xà quầng, mình ên'… là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.


...



Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là 'tiếng địa phương'. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như 'o, mô, ni, chừ, răng…' trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói 'Từ bữa đó đến bữa nay', còn người Sài Gòn thì nói 'Hổm nay', 'dạo này' người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ 'ghê' phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng 'ghê' đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là 'nhiều', là 'lắm'. Nói "Nhỏ đó xinh ghê!" nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)

Lại so sánh từ 'hổm nay' với 'hổm rày' hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ 'hổm rày, miết…' là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương, bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ, cái Lan)... Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) ...

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi "Ê, nhóc lại nói nghe!" hay gọi người bán hàng rong "Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"… 'Ê' là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường 'quên' mất từ 'bán', chỉ nói là "cho chén chè, cho tô phở"… 'cho' ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này "Lấy cái tay ra coi!", "Ngon làm thử coi!", "Cho miếng coi!", "Nói nghe coi!"… 'Làm thử' thì còn 'coi' được, chứ 'nói' thì làm sao mà 'coi' cho được nè?

Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ 'coi' cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi "mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?" – Mà 'dzậy ta' cũng là một thứ 'tiếng địa phương' của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói "Sao kỳ dzậy ta?", "Sao rồi ta?", "Được hông ta?"… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"

Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ 'lóng' (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những từ lóng này đều do…bọn trẻ chúng nó chế ra.

Có một dạo, dân Hà Nội mình hay nói 'hâm' rồi 'ẩm IC'… có nghĩa là 'man man, tửng tửng, khùng khùng' đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo "Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là… khìn á!". Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét "Mi khìn hả ku?"… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ 'khìn' này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì? Nói nghe vui miệng là được.

Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói "Đồ ông/bà tám!" là biết rồi đó… 100% là bị 'chửi': nhiều 'chiện' rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ 'tám'. Hỏi "Đang làm gì đó?" – Trả lời "Tám dí nhỏ bạn!"…'Tám' giờ thành… động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.

Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với 'cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…', nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành 'slang word'…

Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như 'từ nhà ra chợ', 'chuyện thường ngày ở huyện' vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ 'cùi bắp' ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, 'bo xì' là không chơi nữa hay một câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được "bà mẹeeee ziệc nam anh hùng".

Nhưng gì tôi viết ở trên một phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ một số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào, bạn kiếm được bao nhiêu tiền...

Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao! Vào đây tôi cũng học được một thói quen là share tiền, đi ăn, đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).

Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là một nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu.

Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị ...

*


Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ 'dạ' khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ 'vâng'. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ 'vâng'. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói 'Vâng!' là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ 'dạ' vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con? - Dạ, chưa!", "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng 'dạ' đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó 'thương' lạ... dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng 'dạ' là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...

Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang 'màu sắc' riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi 'Mày' xưng 'Tao' rất ngọt. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Sài Gon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như 'cậu cậu - tớ tớ' hoặc 'bác bác – cháu cháu' của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng 'mày mày tao tao' thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy 'tụi nhỏ' sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng 'con' ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn 'ưa' tiếng 'chú, thím, dì, cô' hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Những tiếng 'mợ, thím, cậu',... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng 'con' chứ không phải 'cháu cháu' như một số vùng khác. Cái tiếng 'con' cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này:
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Dì đó = dỉ
Cậu đó = cẩu
Cô đó = cổ
...
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi: chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng 'anh-chị-em' đôi khi được... giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, nó không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái 'chất Sài Gòn' chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng 'Dạ!' cùng những tiếng 'hen, nghen' lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…


(Nguồn: Nguyễn Sinh + xcafe)

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #157 - 10. Jan 2010 , 14:53
 
Cảm ơn em Đậu Đỏ đã post bài hạy  Cô thích giong nói âm điệu cuả người Sàigòn trầm trầm và có nhiều âm hưởng.. Nhưng giọng Sài gòn trong các kịch hài với các bà có những cái tên Bà năm...Sađéc gì  đó thì sao nói nhanh nói dài và mạnh quá, cũng như giọng Bắc kỳ trong các kịch cãi nhau cũng.. hết chỗ chê, cứ the thé ra nghe mà mệt đó em, em có đồng ý không?

Cô cô tập phát âm chữ "dzià" mà sao khó.  Theo âm học thì trước khi để lưỡi vào chỗ để phát âm /d/ phải ngậmmiệng và lo phát âm/b/ đã , thi nghe nó mới "có chiêù" sâu cuả chữ "dzìa"... đó hen!
Back to top
 
 
IP Logged
 
tran_thuy_lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 557
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #158 - 10. Jan 2010 , 18:55
 
Chi Thu ơi,
Tiếng Việt của mình phong phú quá chi nhỉ ,thế mà ngươi Mỹ hoc nói tiếng Viêt đươc thì that là gioỉ.
  Em mời chi ghé trang THƠ để xem thơ của Lan Đàm nhé.Trang náy đả được các em DM,DĐ,PT design,đẹp lắm chi ạ
em Lan.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #159 - 10. Jan 2010 , 22:03
 
Chào Thuý Lan,

Trang thơ Lan Đàm ở chỗ nào vậy? Chị có một cuốn cuả ẹm  Có xuất bản thêm cuốn thơ nào gần đây không? Thơ Lan Đàm trang trọng kiêu sa như nàng công chúa ngủ trong rừng âý.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #160 - 11. Jan 2010 , 12:01
 
thule wrote on 10. Jan 2010 , 14:53:
Cô cô tập phát âm chữ "dzià" mà sao khó.  Theo âm học thì trước khi để lưỡi vào chỗ để phát âm /d/ phải ngậmmiệng và lo phát âm/b/ đã , thi nghe nó mới "có chiêù" sâu cuả chữ "dzìa"... đó hen!

Cô kính,
Nếu mà em làm theo cách phát âm như cô bảo thì em lại... không nói được chữ "dìa", như thế nà thế lào ạ  Tongue, hay là em nói "đi dìa" thiếu chiều sâu rồi  Undecided

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #161 - 11. Jan 2010 , 12:03
 

Tiếng Việt, Học Trò & Cô Giáo

Như Ly

Tiếng việt của tôi không giỏi gì cho lắm, nhưng tôi vẫn nhận lời làm cô giáo cho 1 cô học trò nhỏ.
Cô bé sinh ra và lớn lên ở xứ người, chỗ chúng tôi định cư không có người Việt Nam nhiều, bởi thế bạn bè cô bé đều là người bản xứ.

Cha Mẹ sợ cô bé mất gốc cho nên ở nhà bắt phải nói tiếng Việt và ăn đồ Việt thuần túy như nước mắm, mắm tôm, tất cả các món ăn cô bé đều rất thích, rành ăn và nhớ tên từng món, chỉ ngoại trừ thịt chó là không dám ăn

Vì là cô giáo tình nguyện cho nên chỉ khi nào rảnh tôi mới dậy cho cô học trò nhỏ của tôi (tên cô bé là Ty). Chúng tôi ở 1 làng nhỏ thư viện không có sách & báo VN, tôi phải tự soạn tất cả những gì mình nhớ được khi còn nhỏ học vỡ lòng, cứ như thế chúng tôi cũng là một lớp học, tuy chỉ có 2 người nhưng ồn ào không kém một lớp học đông, vì chữ & tiếng Việt phong phú và bao la quá, Ty lại thông minh cho nên hỏi rất nhiều và tôi thì giải thích cặn kẽ nhiều khi khô cả cổ mà Ty vẫn bảo : Hiểu chút chút, thế có khổ không cơ chứ.

Chúng tôi bắt đầu tập đọc, tiếng bản xứ có 26 chữ cái, cách phát âm có vài chữ giống tiêng Việt cũng đỡ 1 phần nào, nhưng ..... khổ nhất là cách bỏ dấu. Cô thì cố gắng & nhẫn nại, còn trò thì nhất định không chịu thua, Ty đã viết và đọc hay ra phết, 2 Thầy trò tôi rất lấy làm đắc chí.

Mỗi khi viết chính tả và đọc bài tôi phải chăm chú, để ý câu nào sai thì sửa ngay và tôi áp dụng những chữ giống vần như thế để Ty dễ nhớ.

Cuối tuần Cha Me. Ty mời tôi đến nhà chơi, sau khi ăn uống xong chúng tôi ngồi uống cà phê, tán dóc chuyện trên trời dưới đất, tình cờ Ba của Ty cầm tờ báo Thông Tin Công Giáo mới nhận được có mục cáo phó, ông gọi Ty lại bảo : Con đọc cho cả nhà cùng nghe nhé, Ty nở mũi, tia mắt sáng long lanh cầm tờ báo đọc to không e dè hay mắc cở gì hết, Ty cất cao giọng : Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cho ông bà & anh chị em : Bà Maria Lê thị Sao Băng đã tử trận ngàỵ.. tháng... năm

Chúng tôi ai cũng thầm khen con bé, phát âm chuẩn và lưu loát (nhất là cô giáo ngồi nở mũi) đang lắng nghe chúng tôi phải bảo Ty dừng lại vì có điều không ổn, cả 3 chúng tôi nhìn nhau nghi ngờ, tôi bảo Ty đưa tờ báo lại cho tôi đọc nguyên văn như sau : Bà Maria Lê thị Sao băng đã từ trần....ngày ...tháng...năm

Chúa ơi! Tiếng Việt mà đọc sai dấu, nhất là lại để cho bọn trẻ sinh bên này đọc thì tai hại vô cùng, chúng tôi oà ra cười chảy cả nước mắt, trước sự ngạc nghiên của Ty, tôi lại phải một phen điêu đứng giải thích và thí dụ cho Ty hiểu. Ty lắc đầu phụng phịu thở dài não nuột than: Trời ơi sao tiếng Việt lại rắc rối thế hở Cô? từ trần & tử trận cũng là 1 nghiã chết thôi mà tại sao lại làm khổ nhau? tôi cắt nghiã tiếng Việt có 5 dấu chỉ cần bỏ dấu sai hay đọc lộn 1 tí cũng thành nghiã khác.

Cô giáo gà mờ tôi đây thấy cam go và gai góc lắm chứ chẳng phải chơi, nhưng chúng tôi bắt tay nhau hứa sẽ cố gắng hơn nữa không được nản chí , để Ty không quên tiếng Việt và sẽ giỏi như tiếng bản xứ, vì cả hai đều quan trọng như nhau cho tương lai của Ty nói riêng và cho cả giới trẻ Việt Nam đang có mặt trên khắp thế giới nói chung.

Như Ly
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
tran_thuy_lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 557
Gender: female
Trang Thơ Lan Đàm
Reply #162 - 11. Jan 2010 , 13:36
 
Chi Thu ơi,
Chi vào "Thơ" sẽ thấy Thơ Lan Đàm.
Đâu Đỏ ơi , chỉ cho cô Thu đi em.
Lan.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #163 - 11. Jan 2010 , 14:53
 
Chị Thúy Lan mến, chị vẽ đường đi đúng rồi mà, đâu có cần em chỉ đâu  Smiley.

Cô Thu cứ theo lời chị TL bấm vào mục Thơ >> Thơ Lan Đàm là....tới bến ( ô hay em đang... lậm ngôn ngữ nào đây hong biết nữa  Kiss )

Hoặc cô click vào
ĐÂY
 
ạ.



Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #164 - 12. Jan 2010 , 05:17
 
Dau Do wrote on 11. Jan 2010 , 12:01:
Cô kính,
Nếu mà em làm theo cách phát âm như cô bảo thì em lại... không nói được chữ "dìa", như thế nà thế lào ạ  Tongue, hay là em nói "đi dìa" thiếu chiều sâu rồi  Undecided




Em Đ Đỏ ơi,

Em lâý cái gương soi rôì nói chữ "dzìa" thì sẽ thâý môi em phải đi về phiá vị trí cuả âm /b/ trước, làm như định ngậm miệng lai rất nhanh, rôì lưỡi mới để vào vị trí của /d/ (đàng sau răng cửa hàm trên??).  Cô được giải thích như thế khi học về "Âm vị tiếng Sè goòng"đâý.  Nhưng cô vẫn nói không đươc, nó cứ thành "zià" nhẹ tênh.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 9 10 11 12 13 ... 17
Send Topic In ra