Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 11 12 13 14 15 ... 17
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44594 times)
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #180 - 10. Mar 2010 , 14:29
 
Dê không nói lái thì ăn cà...d...dê (ý chết ,  không dược nói bậy, phải làm gương..)!
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #181 - 18. Mar 2010 , 18:48
 
Em TB chào Cô Thu , em đọc bài này xong thấy người trong nước thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt ,em mau mau dzinh dzìa để cả nhà xem , theo Cô Thu thì tình trạng này nên vui hay buồn hở cô? Embarrassed
Yêu tiếng Anh hơn... tiếng Việt       



VIỆT NAM - Sự quan trọng của việc học ngoại ngữ thì đã rõ, nếu không biết ngoại ngữ thì không thể mở cửa giao tiếp ra thế giới bên ngoài. Vì thế ở Saigon, các lớp ngoại ngữ mở ra rất nhiều. Tiếng Nhật, tiếng Hoa là các ngoại ngữ thời thượng, tiếng Pháp do sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Chirac cách đây sáu năm đưa tới nhiều học bổng đi Pháp nên cũng nhiều người theo đuổi,
Hình chụp cái bảng thực đơn bên dưới hầu hết các bạn đã thấy nhiều lần rồi, bây giờ chỉ nhắc nhở nếu bạn nào về Sàigòn và đến tiệm này ăn món MỰC (được dịch là INK) thì nhớ đem theo corrector hay clorox để tầy chữa môi, lưỡi...

...
 
    Thực đơn ngày nay ở Sài Gòn.
       (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

tiếng Ðức ít người theo vì quá khó, phải chia động từ như Pháp văn chứ không dễ như Anh văn. Tiếng Nga hết thời nên chương trình tiếng Nga ở đại học đều phải kèm Anh văn thì mới thu hút được học viên. Ðể theo đuổi khoa Ðông Nam Á, sinh viên phải học bốn ngoại ngữ Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Khmer.

...
    Quảng cáo tiếng Anh mới có người mua?
          (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

Tuy nhiên, phổ biến nhất, hầu như tất cả mọi người đều phải theo học là Anh văn. Hằng hà sa số các trung tâm ngoại ngữ buổi tối và ban ngày, lớp công và lớp tư mở ra khắp nơi. Tiếng Anh trở thành nhu cầu thiết yếu của đời sống. Ði xin việc làm bao giờ cũng đụng điều kiện đầu tiên, chưa phải văn bằng chuyên môn, mà là “ngoại hình, Anh văn giao tiếp...” Biết rành rẽ tiếng Anh được cộng điểm khá cao, cho nên bằng Anh văn căn bản chia theo cấp độ A, B, C từ thấp lên cao tương đương với bộ sách Streamline trở thành văn bằng thông dụng. Muốn tốt nghiệp đại học, cần phải có bằng B kèm theo, xin làm bảo vệ nên có bằng A... Vì thế trong một thời gian dài, việc mua bán những chứng chỉ ngoại ngữ sơ cấp này trở nên phổ biến. Người ta cứ kèm các chúng vào các hồ sơ xin việc, lớp tại chức... như một thủ tục mà không quan tâm đến khả năng thực sự ra sao.
Ðúng là các lớp Anh văn thường nghiêng về lý thuyết hơn thực hành, học mãi mà khả năng nghe, nói, đọc, viết vẫn mù mờ nên số người thông thạo vẫn không nhiều và ai tiếng Anh lưu loát luôn được vị nể.
Ngoài ra, phải kể một số người dân có tinh thần vọng ngoại. Hễ ai nói tiếng Anh thường được nghĩ là người ngoại quốc hay Việt kiều nên được đối xử niềm nở hơn. Ði vào khách sạn sổ tiếng Anh là được nụ cười tươi đáp ứng ngay yêu cầu, nói tiếng Việt thì gặp thái độ lơ là. Vào nhà hàng nhằm bữa đông khách cũng vậy. Khách Tây đến sau nhưng được phục vụ trước khách ta, đến quán cà phê, Tây giơ máy ảnh chụp không sao nhưng VN mang máy ra liền bị bảo vệ ngăn cản...
 
 ...   
Phở 2000 từng đón tổng thống Hoa Kỳ. Vậy nếu không phải
“Phở For the President” thì... “for” ai? (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

Bà Loan ra phi trường đón bạn, tình cờ gặp một tên Tây ba lô đứng lóng ngóng chưa biết đi đâu về đâu. Nhờ người bạn thông dịch bà mời tên Tây về nhà ở. Sẵn nhà rộng, cho thằng con trai thực tập tiếng Anh luôn. Bà tém cả nhà lên lầu để dành nguyên tầng trệt cho Tây ở. Một ngày dọn cả ba bữa ăn, bà chỉ nhận của chàng Tây mười đô. Do tính hiếu kỳ của người mình nên ngắm Tây là một thú vui rất lạ, rất thích. Tới bữa ăn, cả nhà ngồi tò hỏ nhìn Tây lóng ngóng cầm đũa, nhìn Tây đi qua, đi lại, đứng lên ngồi xuống rất thích mắt. Ông hàng xóm kế bên cũng thập thò bên cửa sổ nhìn Tây mê mải rồi ngoắc bà lại nói nhỏ, “Nhà tôi rộng hơn nhà bà, hay bà kêu thằng Tây qua nhà tôi ở không lấy tiền.”
Trẻ con hàng xóm bu tới Hế lô luôn miệng. Chương trình Anh văn trong trường học rất nặng, văn phạm đủ các thì, ngữ vựng đủ các từ trên đời nhưng khi gặp người ngoại quốc, lũ trẻ không biết nói gì ngoài hế lô và gút bai. Không biết nói gì nhưng lại rất thích tiếp xúc với người ngoại quốc. Thế là cứ hế lô và giương mắt nhìn.
Học không khá nhưng lũ học sinh lại rất sính nói tiếng Anh, nhất là học sinh cấp II. Chúng không xưng hô với nhau mày tao mà thường I và you hoặc you và me. Một câu chuyện giữa anh nhỏ lớp 7 nói với chị nhỏ cùng lớp như sau:
- Me muốn nói chuyện này với you.
Chị trả lời:
- Too sleep (Buồn ngủ quá). You nói lẹ đi, me còn phải làm bài.
- Chiều nay no parents ở nhà, mình go siêu thị chơi.
- OK, Like is afternoon (thích thì chiều) - chị than thở - bài toán này love toilet (yêu cầu) khó quá, you know không?
Anh lắc đầu:
- No table (miễn bàn), know die now (biết chết liền)...
Ngoại ngữ kiểu đó rất phổ biến trong trường cấp II.
Ðó chỉ những học sinh học chương trình Việt chứ học sinh học trường quốc tế thì quen dùng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày tới mức nói tiếng Anh thông thạo hơn tiếng Việt và khi cần nói tiếng Việt thì giọng lơ lớ và không có đủ từ ngữ Việt để diễn đạt ý tưởng. Phụ huynh của những học sinh này biện hộ: Tiếng Anh khó học nên cứ để chúng nói cho quen chứ còn tiếng Việt thì muốn học lúc nào mà chẳng được. Nhưng thực ra dù sống ngay trên đất nước VN, cùng với việc khiếm khuyết ngôn ngữ thì tính cách Việt cũng mờ nhạt trong tâm hồn những đứa trẻ đó.
Dù sao Saigon là thành phố lớn nên đông đảo người ngoại quốc dần dần thành quen mắt chứ không như trước kia, thấy người lạ, dân thành phố cứ trố mắt lên nhìn.
Phong trào tiếng Anh lan rộng. Ngày xưa, khi Mỹ vào VN đông, ca sĩ đi hát phòng trà lấy tên Tây như Elvis Phương, Jo Marcel, Carol Kim... sau đó chính quyền bắt phải đổi sang tên Việt như Ngọc Phương, Ngọc Minh, Vân Kim...
Cách đây mấy năm, ca sĩ thành phố lấy nghệ danh từa tựa tên Tàu với những họ Chấn, Ðàm, Thiên... Nhật Tinh Anh, Châu Gia Kiệt, Lâm Chấn Huy, Ưng Hoàng Phúc...
Mốt đó xưa rồi, bây giờ rộ lên ca sĩ trẻ lấy tên Tây: Maya, Midu... hay nửa tây nửa Việt: Nào là Noo Phước Thịnh, Wanbi Tuấn Anh, Jenny Hải Yến, Kiwi Ngô Mai Trang, Bambi Trịnh... Chỉ trừ ca sĩ Nenita L. Feria là trường hợp đặc biệt, hai anh em Akira Phan và Jolly Nguyễn... mới nghe tưởng chừng ca sĩ có nguồn gốc con lai hoặc Việt kiều từ Nhật Bản, Anh Quốc hay xứ nào đó về VN ca hát... Mickey Từ Minh Hy vừa Tây vừa Tàu, hay là bà con với Từ Hi thái hậu! Người mẫu Trương Tri Trúc Diễm bước sang ca hát đổi ngay tên thành Baby J. Từ từ tên ngoại quốc bành trướng và tên Việt mất tiêu: Brother A, Tim, Titikid, Baby J, M4U, Mr Dee, Vboys... (!?). Dù sao những nghệ danh này được đặt ra chủ yếu lạ và mục đích hướng tới các khán thính giả trẻ tuổi. Vì thế có người thắc mắc vài năm nữa qua giai đoạn nhí nhảnh thì chẳng lẽ các ca sĩ cứ giữ mãi những cái tên “nghé ọ” ấy hay là phải đổi tên lần nữa cho phù hợp với tuổi tác và cả các bài hát già dặn hơn.
Lại còn nhạc sĩ Hamlet Trương hay tên album nhạc: Hãy cùng dance, Miss you, Bằng Cường với album Wow, Em Ðã Về... Tên bài hát tuyền Anh: I do, My apology, Girl's night... có lẽ chỉ phổ biến ở thành phố chăng, chứ về miền quê ai mà hiểu.
Ca sĩ VN không hát nguyên bài hát bằng lời ngoại quốc dịch từ nhạc Việt hay lời Việt dịch từ nhạc quốc mà bây giờ lời hát pha trộn nửa Việt nửa Tây đã trở thành phong trào lan rộng. Hầu hết những bài này dành cho tuổi mới lớn:
Oh first kiss! You make me happy! Chẳng nói lên được tiếng chi. Giờ chỉ nghe nhịp trái tim. Oh first kiss! You make me crazy! Chẳng muốn ta rời bước đi. Chỉ muốn tan vào với nhau. Oh! oh! oh!
hay:
My Darling I love you so much. Nguyện thề đôi ta mãi hạnh phúc bên nhau. Những đứa bé xinh đẹp là giấc mơ của chúng mình. Tình yêu ta sẽ thăng hoa tận mai sau.
và Thiên thần trong truyện tranh:
Vì em đã có anh. I want you by my side. I want you by my side. I want you by myside. Em giờ đã iu anh...
Ca sĩ Noo Phước Thịnh là người mẫu đã trở thành ca sĩ nổi tiếng qua bài Mất em because I'm stupid với lời ca Nếu khi xưa anh không là bạn thân để nói yêu em, thì hôm nay I want crying for you. Sau đó đến bài Gần Bên Anh, cover từ Stand By Me của ca sĩ Hàn quốc SHINee: Together make it love, Forever make it your smile. Nụ cười ấy trong lòng anh mãi không phai. Together make it love, Forever make it your smile. Một ngày ước mơ được có em được bên em”. Ðông Nhi hát Bối Rối với câu Baby, please don't leave me alone lập lại nhiều lần. Nhiều khi rapper chen vô vài câu tiếng Anh “xì xì” chả hiểu gì cả, mà hiểu thì thấy nó cũng chẳng ăn nhập gì vào bài hát.
Sau một thời gian trộn lẫn Tây Ta như vậy thì các ca sĩ đang dần dần bước hẳn sang việc hát tiếng Anh, mặc dù rõ ràng rất hiếm người hiểu được họ hát gì, người hiểu được thì đương nhiên thích nghe chính ca sĩ ngoại quốc hát hơn là ca sĩ VN. Thính giả trong nước còn vậy nói gì đến việc phát triển ca khúc sang các nước lân cận. Mỹ Tâm hát Hurt so much, Phương Vy ca Leave me alone, Thu Minh với Last kiss goodbye... Trong một album, bài hát tiếng Anh và tiếng Việt xen lẫn nhau, rồi số lượng bài hát tiếng Anh dần dần tăng lên cho đến Ðoan Trang, Ðức Tuấn thì album chỉ toàn tiếng Anh. Bìa album cũng trình bày sao cho thật Tây thì mới có vẻ... sang! Ðiều đó do ca sĩ và khán thính giả chịu ảnh hưởng âm nhạc nước ngoài.
Giống như tiếng Hán và tiếng Pháp xưa kia, rất nhiều từ ngữ tiếng Anh hiện đã du nhập vào làm phong phú thêm tiếng Việt, lan rộng mạnh mẽ nhất qua ngả Internet. Nhiều chữ bị Việt hóa, không cần dịch đến chữ Việt tương đương như: tuổi teen, diễn viên hot nhất của showbiz, tổ chức event, làm liveshow, điện thoại có nhiều line, xa lộ có 10 lane, du học Australia, rating bạn xem đài, fan hâm mộ, bà ngoại died rồi, ăn uống diet, stylist, make-up, casting, game, container, computer, search trên net, marketing, headphone, card name, design, top ten, enjoy, single mom, level, pro, nickname, apply, banner, poster...
Nhiều người giải thích thời buổi hội nhập nên hàng hóa, thương hiệu, sự kiện văn hóa cũng phải lấy tên Tây hoặc na ná Tây mới dễ tiêu thụ, dễ nhớ, dễ giao dịch, dễ bảo trợ... như giải HTV Awards, ổn áp Sutudo (viết tắt của Sư tử đỏ), nhà hàng Blue Ginger, Crown, Mandarin, Nineteen, Red Strawberry.. .
Tiếng Anh lan rộng. Ủy ban nhân dân phường cũng chêm tiếng Anh: People's committee of Cô Giang ward. Nhiều biểu ngữ, quảng cáo, tên cửa hiệu chỉ dùng thuần tiếng Anh. Khách sạn tên Tây quá nhiều: Từ khách sạn sang trọng như Park Hyatt, Sheraton, Windsor... đến bình dân hơn có Pastel innn, Norfolk, Lotus... tòa nhà Manor, khu du lịch Furama (Ðà Nẵng), căn hộ Prince, Princess (Thảo Ðiền, Q. 2), căn hộ International Plaza (Phạm Ngũ Lão, Q.1), Indochina Park Tower (Nguyễn Ðình Chiểu, Q.1), Sunrise City (Q. 7), khu đô thị Ecolakes ở Mỹ Phước (Bình Dương)... Tỉnh Ðồng Nai xóa sổ xã Long Hưng, khu D và E để xây khu đô thị Aqua City, còn khu B và C trở thành thành phố Waterfront.
Mà đó là những khu dân cư dành cho người Việt chứ không phải người ngoại quốc. Cho nên không những chỉ người già mà lắm người cũng trẹo miệng chẳng biết phát âm ra sao.

Saigon Echo sưu tầm

Do bạn Hùng Nguyễn chuyển


Back to top
« Last Edit: 18. Mar 2010 , 21:55 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Reply #182 - 29. Mar 2010 , 22:49
 
Người Việt trên đất Mỹ


Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.

Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng. (tmt)

Nguyễn Mộng Tú
Back to top
« Last Edit: 17. Apr 2010 , 10:17 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
TIẾNG VIỆT ĐỌC CHẾT LIẾN
Reply #183 - 30. Mar 2010 , 08:51
 
NTTNEW: Lên mạng đọc linh tinh, bỗng đọc được bài văn của một học trò không rõ lớp mấy, lại thấy có người phê: “Tiếng Việt đọc chết liền”. Tôi đọc xong thấy mình vẫn sống, nhưng khuya rồi mà không ngủ được. Vậy đưa lên đây để bạn kiểm nghiệm xem nhé.

Chú cán bộ công an A giải phóng thím phó giáo sư tiến sĩ Z trong một sự cố giao thông ở vùng sâu vùng xa, hùng hiểm ngoài Bắc, chú phát hiện thím đẹp cực kỳ. Sau cuộc gặp ấn tượng đó, thím là đối tượng của chú. Chú thím thành sơ hữu, âm thầm chú tích cực truy kích tư liệu, làm rõ lý lịch trích ngang của thím, của cả các thành viên trong gia tộc thím. Té ra, thím là chị ruột của một nghệ nhân nghiệp dư trong làng Quan Họ và một siêu sao trong làng VPop. Rồi chú tranh thủ liên hệ với thím. Thi thoảng, rảnh công tác, chú đột xuất đón thím về tham quan đa số cảnh quan Hà  nội. Qua trao đổi, lần hồi chú trọng thị thím, thống nhất thím, và nhất trí đăng ký, tranh đấu quản lý đời thím bằng một đám cưới thuộc diện đại trà nào thực đơn cao cấp, lễ tân chiêu đãi chất lượng cao vì khách chủ yếu gồm đủ mặt quan chức các bí ban, các nghệ sĩ ưu tú, các nghệ sĩ nhân dân quanh thủ đô ngàn năm văn vật cách mạng anh hùng cho tương thích với vị trí của chú.[/i]
Cưới được vợ đẹp xong, chú phấn khởi quản lý đời thím và hồ hởi đăng ký làm chiêu sinh ngành hải quan.
Nhờ ơn đảng và nhà nước chú lại trúng thưởng xổ số quốc gia được 500 triệu. Chú khẳng định cải tạo mặt bằng căn hộ của chú, nâng cấp thành tổ ấm đúng tiêu chuẩn EU. Mua một cái đài, một đầu máy; đặc biệt một dàn vi tính HP với bộ vi xử lý P4 đương đại, truy cập nhanh, điều phối LCD, ổ cứng trên 60 tỉ bai, đầy đủ phần mềm như cơ sở dữ kiện, bộ gõ TCVN, truyền dữ liệu, ác liệu, phần mềm gián điệp, mạng mạch, nạp luôn chỉ trình 3Ð… cộng thêm máy quét, máy in lê-dờ, máy ảnh kỹ thuật số. Chú còn mua một chiếc xe con để thiếm đi làm ở cơ quan chủ quản. Riêng chú vì quá bận với nhiều quy trình tắc tị, nên chú chỉ khẩn trương về nhà thao tác máy vi tính độ nửa giờ buổi đêm nên có khả năng không đạt yêu cầu để trúng tuyển cấp thủ trưởng ở cơ quan hải quan nhập khẩu tại cửa khẩu Việt-Kampuchia, chú quá bức xúc nên tâm tánh chú chao đảo rồi bị cao huyết áp.

Một hôm chú đưa thím về thăm quê cũ, chú tham quan đa phần chợ trời miệt cửa khẩu Hoa-Việt, chú truy tầm và mua được một đùi cầy tơ về nhắm với rượu đặc sản, say sưa rồi chú tinh tướng gây thím. Thím nhiếc chú là đồ nhậu nhẹt biến chất, và hăm he đi đề nghị với bí ban. Chú quát:
- Cái thứ đàn bà chưa ai vẫy đã le te đi ủng hộ như mầy, ngủ thì tích cực lắm, mà làm thì chẳng thấy có kiên quyết gì hết. Muốn đề nghị để ông đi đề nghị cho một thể, ông trường kỳ với mầy mà…
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #184 - 30. Mar 2010 , 21:48
 
thubeo wrote on 18. Mar 2010 , 18:48:
Em TB chào Cô Thu , em đọc bài này xong thấy người trong nước thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt ,em mau mau dzinh dzìa để cả nhà xem , theo Cô Thu thì tình trạng này nên vui hay buồn hở cô? Embarrassed
Yêu tiếng Anh hơn... tiếng Việt       



VIỆT NAM - Sự quan trọng của việc học ngoại ngữ thì đã rõ, nếu không biết ngoại ngữ thì không thể mở cửa giao tiếp ra thế giới bên ngoài. Vì thế ở Saigon, các lớp ngoại ngữ mở ra rất nhiều. Tiếng Nhật, tiếng Hoa là các ngoại ngữ thời thượng, tiếng Pháp do sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Chirac cách đây sáu năm đưa tới nhiều học bổng đi Pháp nên cũng nhiều người theo đuổi,
Hình chụp cái bảng thực đơn bên dưới hầu hết các bạn đã thấy nhiều lần rồi, bây giờ chỉ nhắc nhở nếu bạn nào về Sàigòn và đến tiệm này ăn món MỰC (được dịch là INK) thì nhớ đem theo corrector hay clorox để tầy chữa môi, lưỡi...

...
 
    Thực đơn ngày nay ở Sài Gòn.
       (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

tiếng Ðức ít người theo vì quá khó, phải chia động từ như Pháp văn chứ không dễ như Anh văn. Tiếng Nga hết thời nên chương trình tiếng Nga ở đại học đều phải kèm Anh văn thì mới thu hút được học viên. Ðể theo đuổi khoa Ðông Nam Á, sinh viên phải học bốn ngoại ngữ Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Khmer.

...
    Quảng cáo tiếng Anh mới có người mua?
          (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

Tuy nhiên, phổ biến nhất, hầu như tất cả mọi người đều phải theo học là Anh văn. Hằng hà sa số các trung tâm ngoại ngữ buổi tối và ban ngày, lớp công và lớp tư mở ra khắp nơi. Tiếng Anh trở thành nhu cầu thiết yếu của đời sống. Ði xin việc làm bao giờ cũng đụng điều kiện đầu tiên, chưa phải văn bằng chuyên môn, mà là “ngoại hình, Anh văn giao tiếp...” Biết rành rẽ tiếng Anh được cộng điểm khá cao, cho nên bằng Anh văn căn bản chia theo cấp độ A, B, C từ thấp lên cao tương đương với bộ sách Streamline trở thành văn bằng thông dụng. Muốn tốt nghiệp đại học, cần phải có bằng B kèm theo, xin làm bảo vệ nên có bằng A... Vì thế trong một thời gian dài, việc mua bán những chứng chỉ ngoại ngữ sơ cấp này trở nên phổ biến. Người ta cứ kèm các chúng vào các hồ sơ xin việc, lớp tại chức... như một thủ tục mà không quan tâm đến khả năng thực sự ra sao.
Ðúng là các lớp Anh văn thường nghiêng về lý thuyết hơn thực hành, học mãi mà khả năng nghe, nói, đọc, viết vẫn mù mờ nên số người thông thạo vẫn không nhiều và ai tiếng Anh lưu loát luôn được vị nể.
Ngoài ra, phải kể một số người dân có tinh thần vọng ngoại. Hễ ai nói tiếng Anh thường được nghĩ là người ngoại quốc hay Việt kiều nên được đối xử niềm nở hơn. Ði vào khách sạn sổ tiếng Anh là được nụ cười tươi đáp ứng ngay yêu cầu, nói tiếng Việt thì gặp thái độ lơ là. Vào nhà hàng nhằm bữa đông khách cũng vậy. Khách Tây đến sau nhưng được phục vụ trước khách ta, đến quán cà phê, Tây giơ máy ảnh chụp không sao nhưng VN mang máy ra liền bị bảo vệ ngăn cản...
 
 ...   
Phở 2000 từng đón tổng thống Hoa Kỳ. Vậy nếu không phải
“Phở For the President” thì... “for” ai? (Hình: Sài Gòn Cô Nương)

Bà Loan ra phi trường đón bạn, tình cờ gặp một tên Tây ba lô đứng lóng ngóng chưa biết đi đâu về đâu. Nhờ người bạn thông dịch bà mời tên Tây về nhà ở. Sẵn nhà rộng, cho thằng con trai thực tập tiếng Anh luôn. Bà tém cả nhà lên lầu để dành nguyên tầng trệt cho Tây ở. Một ngày dọn cả ba bữa ăn, bà chỉ nhận của chàng Tây mười đô. Do tính hiếu kỳ của người mình nên ngắm Tây là một thú vui rất lạ, rất thích. Tới bữa ăn, cả nhà ngồi tò hỏ nhìn Tây lóng ngóng cầm đũa, nhìn Tây đi qua, đi lại, đứng lên ngồi xuống rất thích mắt. Ông hàng xóm kế bên cũng thập thò bên cửa sổ nhìn Tây mê mải rồi ngoắc bà lại nói nhỏ, “Nhà tôi rộng hơn nhà bà, hay bà kêu thằng Tây qua nhà tôi ở không lấy tiền.”
Trẻ con hàng xóm bu tới Hế lô luôn miệng. Chương trình Anh văn trong trường học rất nặng, văn phạm đủ các thì, ngữ vựng đủ các từ trên đời nhưng khi gặp người ngoại quốc, lũ trẻ không biết nói gì ngoài hế lô và gút bai. Không biết nói gì nhưng lại rất thích tiếp xúc với người ngoại quốc. Thế là cứ hế lô và giương mắt nhìn.
Học không khá nhưng lũ học sinh lại rất sính nói tiếng Anh, nhất là học sinh cấp II. Chúng không xưng hô với nhau mày tao mà thường I và you hoặc you và me. Một câu chuyện giữa anh nhỏ lớp 7 nói với chị nhỏ cùng lớp như sau:
- Me muốn nói chuyện này với you.
Chị trả lời:
- Too sleep (Buồn ngủ quá). You nói lẹ đi, me còn phải làm bài.
- Chiều nay no parents ở nhà, mình go siêu thị chơi.
- OK, Like is afternoon (thích thì chiều) - chị than thở - bài toán này love toilet (yêu cầu) khó quá, you know không?
Anh lắc đầu:
- No table (miễn bàn), know die now (biết chết liền)...
Ngoại ngữ kiểu đó rất phổ biến trong trường cấp II.
Ðó chỉ những học sinh học chương trình Việt chứ học sinh học trường quốc tế thì quen dùng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày tới mức nói tiếng Anh thông thạo hơn tiếng Việt và khi cần nói tiếng Việt thì giọng lơ lớ và không có đủ từ ngữ Việt để diễn đạt ý tưởng. Phụ huynh của những học sinh này biện hộ: Tiếng Anh khó học nên cứ để chúng nói cho quen chứ còn tiếng Việt thì muốn học lúc nào mà chẳng được. Nhưng thực ra dù sống ngay trên đất nước VN, cùng với việc khiếm khuyết ngôn ngữ thì tính cách Việt cũng mờ nhạt trong tâm hồn những đứa trẻ đó.
Dù sao Saigon là thành phố lớn nên đông đảo người ngoại quốc dần dần thành quen mắt chứ không như trước kia, thấy người lạ, dân thành phố cứ trố mắt lên nhìn.
Phong trào tiếng Anh lan rộng. Ngày xưa, khi Mỹ vào VN đông, ca sĩ đi hát phòng trà lấy tên Tây như Elvis Phương, Jo Marcel, Carol Kim... sau đó chính quyền bắt phải đổi sang tên Việt như Ngọc Phương, Ngọc Minh, Vân Kim...
Cách đây mấy năm, ca sĩ thành phố lấy nghệ danh từa tựa tên Tàu với những họ Chấn, Ðàm, Thiên... Nhật Tinh Anh, Châu Gia Kiệt, Lâm Chấn Huy, Ưng Hoàng Phúc...
Mốt đó xưa rồi, bây giờ rộ lên ca sĩ trẻ lấy tên Tây: Maya, Midu... hay nửa tây nửa Việt: Nào là Noo Phước Thịnh, Wanbi Tuấn Anh, Jenny Hải Yến, Kiwi Ngô Mai Trang, Bambi Trịnh... Chỉ trừ ca sĩ Nenita L. Feria là trường hợp đặc biệt, hai anh em Akira Phan và Jolly Nguyễn... mới nghe tưởng chừng ca sĩ có nguồn gốc con lai hoặc Việt kiều từ Nhật Bản, Anh Quốc hay xứ nào đó về VN ca hát... Mickey Từ Minh Hy vừa Tây vừa Tàu, hay là bà con với Từ Hi thái hậu! Người mẫu Trương Tri Trúc Diễm bước sang ca hát đổi ngay tên thành Baby J. Từ từ tên ngoại quốc bành trướng và tên Việt mất tiêu: Brother A, Tim, Titikid, Baby J, M4U, Mr Dee, Vboys... (!?). Dù sao những nghệ danh này được đặt ra chủ yếu lạ và mục đích hướng tới các khán thính giả trẻ tuổi. Vì thế có người thắc mắc vài năm nữa qua giai đoạn nhí nhảnh thì chẳng lẽ các ca sĩ cứ giữ mãi những cái tên “nghé ọ” ấy hay là phải đổi tên lần nữa cho phù hợp với tuổi tác và cả các bài hát già dặn hơn.
Lại còn nhạc sĩ Hamlet Trương hay tên album nhạc: Hãy cùng dance, Miss you, Bằng Cường với album Wow, Em Ðã Về... Tên bài hát tuyền Anh: I do, My apology, Girl's night... có lẽ chỉ phổ biến ở thành phố chăng, chứ về miền quê ai mà hiểu.
Ca sĩ VN không hát nguyên bài hát bằng lời ngoại quốc dịch từ nhạc Việt hay lời Việt dịch từ nhạc quốc mà bây giờ lời hát pha trộn nửa Việt nửa Tây đã trở thành phong trào lan rộng. Hầu hết những bài này dành cho tuổi mới lớn:
Oh first kiss! You make me happy! Chẳng nói lên được tiếng chi. Giờ chỉ nghe nhịp trái tim. Oh first kiss! You make me crazy! Chẳng muốn ta rời bước đi. Chỉ muốn tan vào với nhau. Oh! oh! oh!
hay:
My Darling I love you so much. Nguyện thề đôi ta mãi hạnh phúc bên nhau. Những đứa bé xinh đẹp là giấc mơ của chúng mình. Tình yêu ta sẽ thăng hoa tận mai sau.
và Thiên thần trong truyện tranh:
Vì em đã có anh. I want you by my side. I want you by my side. I want you by myside. Em giờ đã iu anh...
Ca sĩ Noo Phước Thịnh là người mẫu đã trở thành ca sĩ nổi tiếng qua bài Mất em because I'm stupid với lời ca Nếu khi xưa anh không là bạn thân để nói yêu em, thì hôm nay I want crying for you. Sau đó đến bài Gần Bên Anh, cover từ Stand By Me của ca sĩ Hàn quốc SHINee: Together make it love, Forever make it your smile. Nụ cười ấy trong lòng anh mãi không phai. Together make it love, Forever make it your smile. Một ngày ước mơ được có em được bên em”. Ðông Nhi hát Bối Rối với câu Baby, please don't leave me alone lập lại nhiều lần. Nhiều khi rapper chen vô vài câu tiếng Anh “xì xì” chả hiểu gì cả, mà hiểu thì thấy nó cũng chẳng ăn nhập gì vào bài hát.
Sau một thời gian trộn lẫn Tây Ta như vậy thì các ca sĩ đang dần dần bước hẳn sang việc hát tiếng Anh, mặc dù rõ ràng rất hiếm người hiểu được họ hát gì, người hiểu được thì đương nhiên thích nghe chính ca sĩ ngoại quốc hát hơn là ca sĩ VN. Thính giả trong nước còn vậy nói gì đến việc phát triển ca khúc sang các nước lân cận. Mỹ Tâm hát Hurt so much, Phương Vy ca Leave me alone, Thu Minh với Last kiss goodbye... Trong một album, bài hát tiếng Anh và tiếng Việt xen lẫn nhau, rồi số lượng bài hát tiếng Anh dần dần tăng lên cho đến Ðoan Trang, Ðức Tuấn thì album chỉ toàn tiếng Anh. Bìa album cũng trình bày sao cho thật Tây thì mới có vẻ... sang! Ðiều đó do ca sĩ và khán thính giả chịu ảnh hưởng âm nhạc nước ngoài.
Giống như tiếng Hán và tiếng Pháp xưa kia, rất nhiều từ ngữ tiếng Anh hiện đã du nhập vào làm phong phú thêm tiếng Việt, lan rộng mạnh mẽ nhất qua ngả Internet. Nhiều chữ bị Việt hóa, không cần dịch đến chữ Việt tương đương như: tuổi teen, diễn viên hot nhất của showbiz, tổ chức event, làm liveshow, điện thoại có nhiều line, xa lộ có 10 lane, du học Australia, rating bạn xem đài, fan hâm mộ, bà ngoại died rồi, ăn uống diet, stylist, make-up, casting, game, container, computer, search trên net, marketing, headphone, card name, design, top ten, enjoy, single mom, level, pro, nickname, apply, banner, poster...
Nhiều người giải thích thời buổi hội nhập nên hàng hóa, thương hiệu, sự kiện văn hóa cũng phải lấy tên Tây hoặc na ná Tây mới dễ tiêu thụ, dễ nhớ, dễ giao dịch, dễ bảo trợ... như giải HTV Awards, ổn áp Sutudo (viết tắt của Sư tử đỏ), nhà hàng Blue Ginger, Crown, Mandarin, Nineteen, Red Strawberry.. .
Tiếng Anh lan rộng. Ủy ban nhân dân phường cũng chêm tiếng Anh: People's committee of Cô Giang ward. Nhiều biểu ngữ, quảng cáo, tên cửa hiệu chỉ dùng thuần tiếng Anh. Khách sạn tên Tây quá nhiều: Từ khách sạn sang trọng như Park Hyatt, Sheraton, Windsor... đến bình dân hơn có Pastel innn, Norfolk, Lotus... tòa nhà Manor, khu du lịch Furama (Ðà Nẵng), căn hộ Prince, Princess (Thảo Ðiền, Q. 2), căn hộ International Plaza (Phạm Ngũ Lão, Q.1), Indochina Park Tower (Nguyễn Ðình Chiểu, Q.1), Sunrise City (Q. 7), khu đô thị Ecolakes ở Mỹ Phước (Bình Dương)... Tỉnh Ðồng Nai xóa sổ xã Long Hưng, khu D và E để xây khu đô thị Aqua City, còn khu B và C trở thành thành phố Waterfront.
Mà đó là những khu dân cư dành cho người Việt chứ không phải người ngoại quốc. Cho nên không những chỉ người già mà lắm người cũng trẹo miệng chẳng biết phát âm ra sao.

Saigon Echo sưu tầm

Do bạn Hùng Nguyễn chuyển



Cry Cry Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Reply #185 - 30. Mar 2010 , 21:56
 
NgocDoa wrote on 29. Mar 2010 , 22:49:
Người Việt trên đất Mỹ


Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.

Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng. (tmt)

Kim Thu tùy bút

Mợ Đà ui
Đọc xong bài này ...lòng chợt dấy lên 1 nỗi buồn...không tên...
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #186 - 01. Apr 2010 , 07:08
 
Lan ơi, Đoá cũng buồn lắm. Ở Mỹ, là công dân Mỹ, nhưng mình vẫn là Việt nam 100%. Khi về VN thì cảm giác xa lạ, lạc loài ngay trên quê hương mình làm mình buồn quá đỗi.
Như vậy mình là ai? BUỒN!
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #187 - 01. Apr 2010 , 08:10
 
NgocDoa wrote on 01. Apr 2010 , 07:08:
Lan ơi, Đoá cũng buồn lắm. Ở Mỹ, là công dân Mỹ, nhưng mình vẫn là Việt nam 100%. Khi về VN thì cảm giác xa lạ, lạc loài ngay trên quê hương mình làm mình buồn quá đỗi.
Như vậy mình là ai? BUỒN!

Chưa chá đó Đoá ạ. Ở Mỹ chưa chắc mình đã được treat như ngươì dân bàn xứ - hay ngay chính mình , mình vẫn thấy lạc loài nơi xứ người - cho dẫu mình nói tiếng ngươì đôi khi như dân bản xứ  - có nhiều điều để nói nhưng...biết nói gì đây .....
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #188 - 13. Apr 2010 , 15:44
 
thule wrote on 10. Mar 2010 , 14:29:
Dê không nói lái thì ăn cà...d...dê (ý chết ,  không dược nói bậy, phải làm gương..)!


KINH THUA CO THU,
Chao mung thay co di choi ve nha binh an.
Hy vong sau vai ngay ngh ngoi...nho ke chuyen va cho ca nha xem hinh...do ghien nha co.
Em co nguoi an nhan ben phap, va con gai lap gd ben Madrid...thay hinh va canh dep lam .
Em cam on co truoc, kinh tang thay co nhung hoa dep cua mua xuan va xep hang cho....tin tuc ..hi..hi..
Than kinh,
em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #189 - 16. Apr 2010 , 19:24
 
Hihihi, mâý tuần lễ không vaò vườn nhà, bây giờ được đọc một hơi bài cuả Thu Béo và Ngọc Doá post lên.  Cả hai bài đêù làm mình buồn mênh mang, suy nghĩ về bản chất người Việt chúng ta, dở khóc dở cười đâý em nhỉ.  Người ở Vn thì xưa nay vẫn sính ngoại, hướng ngoại.  Tuy nhiên ngày trước thì sao mình không thâý họ...dở tiếng Việt.  Bây giờ thì tệ quá, thế mới đáng trách.

Ngọc Doá ơi ,

Cái bài viết em post lên là cuả nhà văn Trần Mộng Tú đâý, chứ chẳng phải cuả Kim Thu nào đâu.  Nó hay quá, và đúng quá nhỉ.  Nhiều lúc mình chẳng biết mình là gì trong cái châụ sà lách này đó.  Nhưng  cô nghĩ thế hệ sau ở Mỹ sẽ không có nhiều suy nghĩ phức tạp như mình đâu.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #190 - 16. Apr 2010 , 21:33
 
thubeo wrote on 18. Mar 2010 , 18:48:
Em TB chào Cô Thu , em đọc bài này xong thấy người trong nước thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt ,em mau mau dzinh dzìa để cả nhà xem , theo Cô Thu thì tình trạng này nên vui hay buồn hở cô? Embarrassed
Yêu tiếng Anh hơn... tiếng Việt       




Đây là một thí dụ Yêu tiếng Anhhơn tiếng Việt, nên cho dù có không biết viết  cũng cứ viết và giăng biểu ngữ đầy đường.


...
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #191 - 17. Apr 2010 , 10:16
 
Quote:
Ngọc Doá ơi ,

Cái bài viết em post lên là cuả nhà văn Trần Mộng Tú đâý, chứ chẳng phải cuả Kim Thu nào đâu.  Nó hay quá, và đúng quá nhỉ.  Nhiều lúc mình chẳng biết mình là gì trong cái châụ sà lách này đó.  Nhưng  cô nghĩ thế hệ sau ở Mỹ sẽ không có nhiều suy nghĩ phức tạp như mình đâu.


Cô về, sân trường rộn rã trở lại. Smiley  Smiley  Smiley
Cám ơn cô đã cho biết tên tác giả. Em sẽ sửa lại cho đúng.
Dạ, em cũng mong cho các thế hệ sau không sống trong những băn khoăn, khoắc khoải như thế hệ của cha ông..."tôi là ai giữa mùa thay đổi ấy..."
Back to top
« Last Edit: 19. Apr 2010 , 08:51 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #192 - 18. Apr 2010 , 13:05
 
Có phải Cộng sản VN đang tiếp tay với Trung cộng trong âm mưu đồng hoá dân Việt? Biến các nữ sinh Việt nam thành các học sinh cao trung của Tàu?
Mời cả nhà đọc phóng sự ngắn dưới đây để ngậm ngùi thương tiếc chiếc áo dài trắng học trò mà chúng ta được mặc suốt 7 năm trung học dưới mái trường LVD mến yêu.


Áo dài Việt nam trên đường tuyệt chủng


Trần Tiến Dũng/Người Việt

...

Nữ sinh trung học với đồng phục áo dài trắng truyền thống. (Hình: nusninh.vn)


Chúng tôi di chuyển giữa một Sài gòn đầy lô-cốt và vấn nạn kẹt xe, đi từ quận 1, quận 3 tới quận 5, quận 6, Tân Bình... chúng tôi tìm tới các trường trung học nổi tiếng như Gia Long (Nguyễn Thị Minh Khai), Trưng Vương, Marie-Curie, Lê Quí Ðôn, Hùng Vương, Mạc Ðỉnh Chi, Nguyễn Thượng Hiền... Trong ánh nắng cháy da và khói bụi đến ngộp thở của cái nắng Sài Gòn, tất cả những trường trung học mà chúng tôi đi qua tuyệt nhiên không còn một bóng áo dài trắng nữ sinh nào. Nữ sinh Sài Gòn hôm nay chỉ mặc đồng phục váy màu, váy sọc, váy ngắn, váy dài. Áo dài nữ sinh, vẻ đẹp tinh khiết, biểu tượng phẩm hạnh của tâm hồn thiếu nữ Việt Nam đã mất thật rồi!

Vứt bỏ áo dài nữ sinh

Trong một lần họp phụ huynh cho đứa con trai học lớp 12, trường Hùng Vương, tôi được nghe lời đề nghị của nhiều phụ huynh có con là nữ sinh trong lớp về việc bỏ cái áo dài. Một bà ở cùng xóm tôi nói: “Cảnh con tôi mặt cái áo dài trắng đi học giữ trùng vây của xe cộ khói bụi mù trời trông tội nghiệp quá đi. Nhất là những hôm trời mưa ngập đường hoặc triều cường nước cống lên đen thui, tôi chưa từng thấy cảnh nào thảm thương bằng cảnh cái áo dài trắng, cái quần trắng của con tui, thiệt là y như một mớ giẻ rách. Tội con tui, tội cái áo dài quá đi các ông ơi.” Một ông khác, vốn là cán bộ cấp quận nói: “Tôi đưa đón con, ngày ngày luồn lách giữa một rừng xe. Con tôi là con gái, gặp bữa trời nắng còn đỡ chớ trúng cơn mưa, cha con che chung cái áo mưa nên khó tránh chuyện ướt, vậy là áo với quần của nó chèm nhẹp, thịt da con tôi cứ lộ ra hết, nói thiệt chứ thấy mặt mấy thằng mất dạy dòm lom lom tôi vừa tức vừa xấu hổ muốn chết.” Sau khi gom đủ ý kiến của phụ huynh, kiến nghị bỏ áo dài trắng ra khỏi đời nữ sinh Hùng Vương được chuyển lên ban giám hiệu nhà trường, thế là sau đó toàn bộ nữ sinh của trường này được mặc áo kiểu thủy thủ và quần tây dài.

Ðây là trường trung học Nguyễn Thị Minh Khai tức trường nữ trung học Gia Long cũ. Ngày nay, các nữ sinh của trường trở thành các cô đầm mặc váy tím, không còn mặc áo dài tím (trước thời VNCH) hoặc màu xanh nhạt, màu trắng như trước đây.(Hình: TTD)

...


Ở Sài Gòn hiện nay, người ta có thể nói và bàn về hình mẫu mặc đồng phục váy của các trường nổi tiếng, như trường Gia Long cũ nữ sinh mặt đầm tím, áo trắng, Trường Trưng Vương váy sọc ca rô... Sài Gòn ngày xưa chỉ có nữ sinh các trường Tây và trường Tàu là mặc đầm. Còn ngày nay, cứ theo đà này, thì tất cả các nữ sinh Việt Nam đều có nguy cơ mặc đồng phục sao cho giống Tây giống Tàu hết ráo. Một tay doanh nhân đỏ chuyên chạy hợp đồng may đồng phục cho các trường vui mừng nói: “Ông biết thị phần này lớn cỡ nào, nhưng ông đâu có biết phải chi để bôi trơn bao nhiêu. Ông đừng kết án là tụi này giết áo dài. Tình trạng xuống cấp của văn hóa xã hội mới là thủ phạm.”

Chúng tôi làm một cuộc phỏng vấn kiểu bỏ túi với một phụ huynh, bà mẹ này chống lại việc bỏ cái áo dài ra khỏi đời các nữ sinh. Bà nói “Có một số người, sau này đi làm công sở cũng mặc áo dài, nhưng đa phần con gái Việt Nam chỉ có khoảng học trung học là được mặc áo dài thường xuyên và cũng là thời kỳ ai cũng thấy mình đẹp nhất với chiếc áo dài. Tôi nói đại như vầy mà đúng lắm nghe. Nếu họ bỏ áo dài cũng có nghĩa là cướp đi vẻ đẹp nhất của đời con gái Việt Nam.”
Chúng tôi được biết thêm là người mẹ này chỉ có một cậu con trai học lớp 12, và có lẽ chuyện bà quan tâm đến áo dài nữ sinh cũng chỉ là “tiếng khóc” cuối mùa tiếc nuối thời áo dài con gái của bà.

...


Tâm tình của nữ sinh

Chúng tôi lân la hỏi chuyện với một nữ sinh từng rất thích diện áo dài trắng. Cô nữ sinh này nói. “Họ muốn mình mặc gì thì mình theo cho rồi, mặc đồ ngắn phóng Honda vui hơn.”

Ở Việt Nam những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục đều cư xử với học sinh như một bầy cừu. Không ai hỏi ý kiến, không cơ quan truyền thông nào thử thăm dò dư luận học trò. Thật là một lối giáo dục phong kiến-độc tài toàn diện, bắt mặc đồng phục gì, học sách giáo khoa gì... học trò cứ thế cúi đầu tuân theo luật rừng.

Chúng tôi hỏi chuyện một cô gái tên L., trước đây học trường Nguyễn Thái Bình trên đường Lý Thường Kiệt: “Lúc cháu học, trường cháu vẫn mặc áo dài, cháu tự hào lắm!” Mẹ L. là hàng xóm với chúng tôi, bà chỉ là một nhân viên nấu ăn cho một trường tiểu học bán trú. Bà nói: “Ai có con gái mới biết chuyện muốn trào nước mắt khi nhìn thấy con mình lần đầu mặc chiếc áo dài đi học. Họ miệng thì nói bỏ áo dài để tụi nhỏ ăn mặc gọn hơn, nhưng nói vậy thôi chớ ai chẳng biết áo dài đâu may hàng loạt được như mấy loại váy đồng phục. Bây giờ nhà trường bán váy đồng phục bắt học sinh mua, nói giá nào phải mua giá đó. Họ làm cái gì cũng để tư lợi hết.”

...


Áo dài với một gia đình Việt kiều

Chúng tôi tiếp xúc với một người phụ nữ đang tìm mua áo dài ở chợ Tân Bình. Chị cho biết chị là một Việt kiều về từ Canada. Chị đang tìm mua loại áo dài may sẵn, chị nói: “Một người bạn tôi cũng là xếp của tôi, cô này người Nhật, cô thích áo dài lắm, cô gởi cho tôi số đo với hy vọng là sẽ được mặc áo dài. Tôi về lu bu đủ thứ chuyện nên quên, tới chừng gần ngày về mới nhớ nên không đặt may kịp. Thấy có lỗi quá.”
Người Việt kiều này chỉ tìm mua được ở chợ Tân Bình mấy cái áo dài gấm trẻ con, nhưng chị vui lắm, chị nói: “Mỗi năm tụi nhỏ bên đó chỉ được mặc áo dài ngày mùng một Tết, nhưng đứa nào cũng mừng. Tôi về Việt Nam ăn hết cái Tết, đi chúc Tết khắp nơi nhưng không thấy đứa trẻ nào mặc áo dài. Buồn lắm anh.”

...


Những gì mà người phụ nữ Việt kiều này tâm sự cũng là nỗi niềm của một nhà thơ đang sống lưu vong ở Mỹ, chúng tôi nhớ anh đã nói: “Rồi đây, chiếc áo dài Việt Nam sẽ chỉ tìm thấy đất sống trong tình cảm tha thiết ở cộng đồng người Việt hải ngoại, trớ trêu vậy đó!”

Việc trẻ con sống trong nước không mặc chiếc áo dài trong những dịp lễ lạt trọng đại của văn hóa Việt Nam vốn đã là chuyện ai cũng biết. Nhiều người chỉ tự an ủi nhau rằng, may là ngày nay vẫn còn đó những người phụ nữ lớn tuổi cảm thấy mắc cỡ trước tổ tiên, họ hàng nếu không mặc cái áo dài trong những ngày trọng đại của gia đình và của dân tộc.

Khi chuyện về cái chết của áo dài nữ sinh Sài Gòn được bàn thảo trên bàn cà phê của một nhóm văn nghệ sĩ, một họa sĩ nói: “Trong đám thủ phạm giết chết áo dài nữ sinh, theo tôi phải kể tới đám thiết kế thời trang, đám này càng nổi tiếng lại càng ăn bám vào cái áo dài, họ đưa áo dài xuất hiện như ruồi trên truyền hình, trên các sân khấu thời trang rồi biến vẻ đẹp của áo dài thành thứ trang phục ẻo lả nhảm nhí.” Khi áo dài không còn là thứ đồng phục của nữ sinh Việt Nam, không còn là thứ y phục được sử dụng hằng ngày trong đời sống phụ nữ thì tất cả những màn trình diễn áo dài diễn trên truyền hình, sân khấu chỉ là chuyện tuyên truyền “bản sắc dân tộc” trơ trẽn.

Với chiếc áo dài nữ sinh Việt Nam , một lần nữa người ta vẫn có thể khẳng định, không một thứ thời trang áo dài nào có thể sánh nổi vẻ đẹp thiên thần của nữ sinh trong cái áo dài trắng. Và cái chết của áo dài nữ sinh ở Sài Gòn hôm nay cùng kéo theo sự còi cọc của cái đẹp tâm hồn tuổi trẻ Việt Nam .
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #193 - 18. Apr 2010 , 21:41
 

Để nhớ, để thương những năm tháng đẹp nhất đời người, mời cả nhà xem lại hình ảnh áo dài trắng, chiếc xe đạp đã được nhạc sĩ Phạm Duy đưa vào các ca khúc viết cho lứa tuổi ô mai vào đầu thập niên 70.
Xin mời thưởng thức bài "Tuổi ngọc" qua giọng hát hồn nhiên, trong sáng của Thái Hiền.




Những hình ảnh xinh đẹp dễ thương như thế này mà sao Cộng sản VN đan tâm vứt bỏ? vì lý do gì mà họ ra tay huỷ diệt một truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt nam?
Back to top
« Last Edit: 18. Apr 2010 , 21:47 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #194 - 20. Apr 2010 , 15:09
 
LỖI CHÍNH TẢ TẠI LỄ HỘI ĐỀN HÙNG



...


Đây là những dòng chữ được in trên băng rôn phía sau sân khấu được dựng lên tại cuộc thi truyền thống hàng năm nằm trong khuôn khổ lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Trí Khang.


Khai mạc từ ngày 14/4, lễ hội Đền Hùng năm nay được tổ chức với quy mô cấp quốc gia (vì là năm chẵn). Trong 10 ngày lễ hội có rất nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc như: bắn pháo hoa tầm cao, thả hoa đăng trên hồ Khuôn Muồi và ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì); thi bơi chải trên sông Lô, thi gói bánh chưng, giã bánh giầy...

Trong hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, Ban tổ chức đã treo tấm băng rôn bị sai chính tả. Thay vì viết là "chưng" và "giầy", tấm băng rôn lại treo chữ "trưng" và "giày". Nhiều độc giả của VnExpress.net đã lên tiếng về việc này.

Trước đó, biển hiệu chào mừng Hội nghị ASEAN Việt Nam 2010 bằng tiếng Anh rộng hàng chục m2 đặt trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn trước cửa Metro) mắc lỗi sơ đẳng. Thay vì viết là "Welcome to...", tấm pano khổ lớn lại ghi thành "Well come to...".

Hồng Khánh
Back to top
« Last Edit: 20. Apr 2010 , 16:17 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 11 12 13 14 15 ... 17
Send Topic In ra