Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 12 13 14 15 16 17
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44595 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #195 - 02. May 2010 , 22:23
 
TB chào Cô Thu và cả nhà , TB dzinh tiếp bài này dzìa cho Cô giáo chấm điểm xem đảng VC nhà ta có xứng đáng tốt nghiệp lớp ba trường làng không?

     
Với áo veston, váy đầm và màu cờ đỏ rực, Việt nhà quê vẫn mãi nhà quê!      

Cứ nhìn tấm pano kỷ niệm ngày Đại lễ giữa lòng thủ đô Hà Nội của nước CHXHCN Việt Nam là thấy ngay cái chất nhà quê, ngớ ngẩn. Dù có phủ lên bao nhiêu màu sắc sặc sỡ cũng không che giấu được sự ngu dốt. Phạm đôi ba lỗi chính tả trong một bài viết âu cũng là chuyện thường tình. Nhưng đằng này chỉ có mấy chữ to tổ bố trên tấm pano đàng hoàng, “mừng ngày đại thắng của dân tộc” thế kia mà cũng viết tầm bậy. “Đất nước” thành “đất nớc“!

Không hiểu thế nào mà ở Việt Nam với 4000 năm văn hiến, chưa hề có một sáng chế khoa học công nghệ nào gọi là góp phần cho sự phát triển của nhân loại, nhưng ra đường là đụng giáo sư, tiến sĩ như ruồi, muỗi.

Những năm 70, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (giáo sư thứ thiệt do Viện Hàn lâm Khoa học Nga phong), cựu Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam có nói một câu bất hủ: “Cứ dắt một con bò sang Nga, trở về có một phó tiến sĩ”. Bây giờ đồng loạt hết, nhà nước bỏ đi chữ P, chỉ còn lại toàn tiến sĩ mà thôi.

Sang những năm 80, tôi biết rất nhiều nghiên cứu sinh (đi nghiên cứu làm bằng phó tiến sĩ)  ở các nước cộng sản, kiếm một suất phải chạy chọt rất khó khăn, sang đến nơi thì dẹp bỏ bút nghiên, đi buôn là chính. Đến kỳ bảo vệ bằng xin hoãn đi hoãn lại, luận án nhiều khi phải thuê sinh viên những năm cuối làm giúp, hướng dẫn giúp,  lúc bảo vệ sử dụng tiếng ngoại ngữ bằng cả tay, toát mồ hôi trước Hội đồng giáo sư, cuối cùng thì cũng được thương hại, vớt vát với điểm trung bình.

Đến giai đoạn thời vươn ra biển lớn, chẳng cần ai cấp bằng cho mất công, tốn của, Việt Nam tự cấp. Sợ gì ai! Thế là đi đâu cũng thấy, ở đâu cũng xủng xoảng giáo sư, tiến sĩ. Nhất là các bố lãnh đạo, cứ đọc báo trong nước, tiến sĩ đâu mà lắm thế, đôi khi hoa cả mắt. Không biết các bố già này học ở đâu, bao giờ, thoắt một cái đã là tiến sĩ!

Thằng nghèo và dốt thường hay mặc cảm tự ti, sợ người khác khinh, cho nên dù là học hàm rởm, tiến sĩ giấy cũng cứ gắn bừa cho đỡ tủi. Họ chẳng biết nhục rằng, ba cái thứ lăng nhăng đó ra nước ngoài, không một trường đại học, viện khoa học tử tế nào công nhận.

Ở các nước văn minh, trên báo chí rất ít khi người ta gắn học hàm trước tên họ tác giả bài viết mà thường được giới thiệu vài câu ngắn ở phần cuối bài. Ngay cả các vị lãnh đạo nhà nước cũng thế. Ví dụ, tôi chưa thấy báo nào viết Thủ tướng Đức, Tiến sĩ Angela Merkel, thường chỉ viết Thủ tướng Angela Merkel hoặc đơn giản, cộc lốc: Angela Merkel, mặc dù bà là tiến sĩ vật lý. Tương tự như  vậy với Thủ tướng Anh Gordon Brown, ông là tiến sĩ xã hội-chính trị học. Còn ở Ba Lan, hầu như người Việt ít ai biết cố Tổng thống Ba Lan vừa tử nạn là giáo sư, tiến sĩ luật, người ta chỉ nói ngắn gọn: Lech Kaczynski hay Tổng thống Lech Kaczynski.

Chính vì thế, mấy ông bà Việt ăn bận com-lê, cà-vạt, cổ cồn, váy đầm, giày tây, bên màu cờ máu đỏ rực, hệt như lên đồng tập thể, vẫn lòi cái đuôi của anh nhà quê  chân đất, nói ngọng.

Cái hình dưới đây minh chứng rất chi là rõ. Lễ hội trang trọng, hầm hố cỡ như vầy mà cũng viết sai chính tả:

...

Thay vì`”Bánh chưng” viết thành “Bánh trưng“; còn “Bánh dày” viết thành “Bánh giày“.

“Lề bên trái” bèn nhanh chóng ghi thêm định nghĩa vào từ điển Việt-Việt như sau:

* Bánh Trưng = Bánh của Trưng Trắc, Trưng Nhị gửi cúng vua Hùng
* Bánh Giày = Bánh có hình chiếc giày đá bóng ở Word Cup Nam Phi 2010.

Thật đúng là những con rối, làm trò cười cho bàn dân thiên hạ.

Ledienduc Blog
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #196 - 03. May 2010 , 23:39
 

   NGƯỜI VIỆT GỐC MỸ


      Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon.
Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregon, cấp bậc Thiếu Tá.
(Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/Interp. Team/XO).
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện về một người bạn cựu chiến binh Mỹ tự xưng là “người Việt gốc Mỹ”.

                                                                                  
                                                                                          oooo000oooo

Tôi biết Mike khoảng hai năm sau ngày đặt chân lên đất Hoa Kỳ. Dù hành trang sẵn có chút ít tiếng Anh từ trước 1975, tôi vẫn phải vất vả hội nhập vào xã hội mới bằng những bước chân chập chững, e dè trong độ tuổi "bất hoặc".

Thật may mắn, tôi tình cờ được gặp và quen biết Mike. Anh đã cho tôi một cái nhìn khá bao quát nước Mỹ từ phong tục tập quán đến văn hóa xã hội lẫn chính trị. Mike đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cả vật chất tinh thần để tôi có được một nghị lực, niềm tự tin, sự phấn khởi tràn trề khi bắt đầu nửa cuộc đời còn lại nơi tha phương, đất khách.

Trong buổi họp mặt cựu Chiến Binh nhân dịp Memorial Day của State Guards Association of U.S (SGAUS), bàn của tụi tôi rất ồn ào với đủ mọi vấn đề trên trời dưới đất, vui nhất là những chuyện tiếu lâm xoay quanh đời sống thường nhật của người Mỹ, đặc biệt lớp tuổi về hưu phải đương đầu với nhà dưỡng lão, bệnh tật, nhất là bệnh lãng trí Alzheimer... .

Hôm ấy, tôi kể chuyện một đôi vợ chồng già, Bác Sĩ nói với người vợ: tôi thấy sức khỏe ông nhà ngày càng khá hơn khi ông tìm được niềm vui nơi Thượng Đế, tin tưởng nhiều hơn vào Chúa Quan Phòng, đến nỗi, ông nghĩ Chúa đang theo giúp đỡ ông trong mọi việc, trong từng bước chân đi. Ông nói với tôi, đêm qua, khi ông vừa mở cửa nhà vệ sinh để đi tiểu thì Chúa bật đèn lên cho ông liền....
Bà vợ la lên, ngắt lời Bác Sĩ:
- Ôi lạy Chúa tôi, ổng lại đái vào tủ lạnh của tôi rồi!!!

Cả bọn cười bò lê bò càng. Cười lớn nhất là một chàng cao lớn, tóc vàng tên là Mike.
Anh vỗ vai tôi:
- Ê, bạn người gốc nước nào?
- Việt Nam.
Mike bật đứng dậy, bàn tay như hộ pháp chụp lên đầu tôi, nói thật lớn, nguyên văn bằng tiếng Việt đặc sệt giọng miền nam:
- Đ.M. nãy giờ sao hổng nói?
- Ủa, anh biết tiếng Việt hả?
Mike vênh mặt lên, tay phải vỗ bồm bộp vào cái ngực đang ưỡn, vẫn dùng tiếng Việt:
- Hai lần công tác Việt Nam, đem về Mỹ một cô giáo dạy tiếng Việt tại gia từ 1972, học và nói tiếng Việt từ hồi đó đến giờ, bộ ngu lắm sao mà không biết, biết rành quá đi chứ!!
Không ngờ trong bàn lại có một số cựu chiến binh Việt Nam khác, đua nhau xổ ra những câu tiếng Việt họ còn nhớ lõm bõm:
- Chòi đắt ui (trời đất ơi)
- chào cắc Ong, mành giỏi? (chào các Ông, mạnh giỏi)
- Con gái Viết Nàmdde.p lám (con gái VN đẹp lắm)
- Ngùi Viết Nàmtót lám, đi đi mao, đin - kí đàu (người VN tốt lắm, đi đi mau, điên cái đầu !)....

Riêng Mike nói tiếng Việt rất lưu loát, không hề sai một âm nào (giống như ca sĩ Delena hát tiếng Việt vậy), kể cả cách dùng chữ rất trí thức, đôi khi dí dỏm, có lúc thật tiếu lâm.

Tôi đã gặp một nhân viên Bộ Ngoại Giao rành tiếng Việt đến nỗi khi tôi đùa hỏi "Anh người gì mà nói tiếng Việt ngon lành vậy" Anh trả lời tỉnh bơ "Tôi người Bắc !".

Tôi cũng đã gặp một số người Mỹ chính gốc, thuộc giáo phái Mormon, họ thảo luận Kinh Thánh, đi truyền đạo Tin Lành bằng tiếng Việt thật trôi chảy, nhưng đó là nghề của họ.

Còn Mike, anh nói tiếng Việt bằng cả tấm lòng: tên Mỹ của tôi là Micheal, tên Việt của tôi là Mai, theo giọng Việt Nam có nghĩa là hên, là may mắn, còn giọng Việt Bắc (?) hay Việt Trung (?) có nghĩa là hoa mai, một loài hoa rực rỡ mùa xuân !
Vợ tôi vẫn thích kêu tôi là Mai Cồ, hay Anh Cồ, hoặc Cồ ơi chỉ vì tôi bự con! Con rể của nước Đại Cồ Việt mà! Một ông thày bói VN nói số tôi phải cưới vợ họ Trần vì cả đời tôi không thích mặc áo..vv và vv ... tôi há hốc miệng ngồi nghe một chàng mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng 100% Anglo-Saxon đang chơi chữ bằng chính ngôn ngữ của tôi !!!

Một đêm hội ngộ tuyệt vời, vui như chưa từng thấy từ ngày sống kiếp lưu vong.

Một tuần sau, Mike điện thoại mời tôi đến nhà.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: gia đình Mike gồm vợ chồng và 2 con hoàn toàn sinh hoạt theo truyền thống Việt Nam và tự nhận là người VN. Mike nói: đúng ra tôi là người Việt gốc Mỹ! Người bản xứ khi nghe tôi giới thiệu là người VN, nói tiếng VN thì họ vui lắm, vài người lúc đầu cứ tưởng nước VN ở đâu đó bên Đông Âu nên mới tóc vàng, mắt xanh!
Người gốc VN lại tưởng tôi là Mỹ lai, càng vui hơn, gần gũi hơn vì có 50% máu Việt Nam trong người mà, ai cũng vui. Mike dùng chữ "vui cả làng"!

Cả gia đình dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chính.

Sống trên đất Mỹ, Mike tâm sự, nói tiếng Anh là việc đương nhiên, thế mà nhiều gia đình VN từ vợ chồng con cái đều ra vẻ hãnh diện với mớ tiếng Mỹ đôi khi trật giọng, sai văn phạm....hoặc nói đệm, câu nào cũng chêm thêm chữ Mỹ vào, trong khi cố tình lơ lớ tiếng mẹ đẻ của mình, dễ mất gốc quá, tủi hổ ông bà tổ tiên quá, uổng phí quá.

Lại có cả vài người viết văn, nhiều chữ thông thường không biết, hay giả vờ không biết, lại phải dùng tiếng Anh mới thấy dổm làm sao.

Tôi rất khâm phục những gia đình còn giữ vững truyền thống tốt đẹp VN. Tôi thấy những em bé VN thật dễ thương với tiếng Việt líu lo như chim hót nhưng tôi nhìn các em với cặp mắt bình thường nếu các em nói tiếng Anh, thật bình thường vì đây là nước Mỹ, sau này khi lớn lên phải học thêm một ngoại ngữ ngoài tiếng Anh, họ sẽ hối hận. Tiếc quá, Mike chặt lưỡi, lập đi lập lại, tiếc quá !!

Anh có biết "bà lang kẹt" là ai không? Thế mà một ông VN đã tuyên bố tự nhiên như người Sàigòn, vào mỗi mùa Đông, trên giường của ông phải có ít nhất hai bà lang kẹt ngủ mới đã, mới đủ ấm !?!?
Mai Liên, vợ anh, một sinh viên Đại Học Cần Thơ sinh quán Sóc Trăng.

Hai người quen nhau khi Mai Liên đi học thêm Anh ngữ trong một lớp do chính Mike phụ trách phần đàm thoại và luyện giọng. Thế rồi hai người yêu nhau nhưng không thể tiến đến hôn nhân vì gia đình hai bên đều không tán thành.

Mike phải xin trở lại Việt Nam lần thứ hai, kiên trì thuyết phục cha mẹ Mai Liên bằng chính tiếng Việt anh đã học được từ người tình. Cuối cùng không những cha mẹ, anh chị em của Mai Liên mà cả bà con xóm giềng cũng hài lòng với "thằng Cồ" vui tánh dễ thương lúc nào, nơi nào cũng pha trò được.

Riêng gia đình Mike lúc đầu vẫn chưa mấy thiện cảm với người dâu dị tộc. Hai vợ chồng son cố gắng sống hòa hợp với mọi người, không tỏ ra khó chịu mà còn thấy vui vui với cái tên Liên vài người cố tình đọc trại thành Alien (=người lạ).

Chẳng bao lâu sau tình thế hoàn toàn đảo ngược. Khi cha mẹ Mike dọn vô nhà dưỡng lão chỉ có vợ chồng Mike thăm viếng thường xuyên.
Ông bà rất cảm động, thỉnh thoảng lại công khai ngỏ lời xin lỗi Mai Liên và giới thiệu với mọi người Liên là đứa con gái yêu quý nhất.

Bốn gia đình anh chị của Mike tan vỡ hết ba, sự kiện phổ thông với trên 60% gia đình Mỹ bị rắc rối trong hôn nhân. Cứ một lần li dị lại một lần chia gia tài, riết giống như chuyện thường tình. Tuy nhiên, có điều lạ là sau khi chia tay, họ vẫn liên lạc qua lại với nhau, coi nhau như bạn, không ai ghen tuông gì hết.

“Tạ ơn trời đất (Mike không dùng chữ Chúa) tôi có được một bà vợ tuyệt vời. Liên lo lắng chăm sóc tôi kỹ lắm từ mọi sinh hoạt đến từng miếng ăn hàng ngày. Tôi đã quen và rất thích thức ăn Việt Nam. Rất hợp lý nếu ta không biết kiêng cữ, cứ ăn tầm bậy là đưa đủ thứ bệnh tật vào thân thể mình thôi. Anh ăn cái gì anh sẽ như thứ ấy (1).
Ăn nhiều rau, đậu, trái cây tươi, da thịt anh sẽ tươi. Anh ăn mỡ, cơ thể anh sẽ phải đeo mỡ (2).
Tốt nhứt nên ăn chay. Gia đình tôi ăn chay mỗi tuần một lần, nhiều nhất là các loại rau. Đồ chay Liên làm ngon lắm. Món nào cũng ngon, cũng tốt cho sức khỏe vì Liên chỉ dùng dầu olive thay cho mỡ động vật, không mặn lắm, không ngọt quá như đồ ăn Mỹ, nhất là hoàn toàn không dùng bột ngọt. Đặc biệt nước mắm ăn riết rồi mê luôn nhưng điều cần thiết nước mắm mua ở chợ về phải đem nấu cho sôi lên rồi đổ lại vô chai xài vì trong nước mắm có thể có nhiều siêu vi trùng, nhất là siêu vi bệnh gan, các loại mắm cũng vậy.
Chế độ ăn uống như thế làm sao bị phát phì như ba phần tư dân Mỹ hiện nay. Đến như con nít trên 6 tuổi thì phân nửa đã vượt quá trọng lượng được coi là mập rồi. Còn về thẩm mỹ, Anh thấy không, thông thường da người Mỹ trắng lại quá trắng, trắng nhễ nhại (?!)trắng như Bạch Tuyết nên trông có vẻ yếu đuối, bệnh tật, vì vậy họ phải đi phơi nắng ngoài biển hay vô các phòng nhuộm da trong các tanning clubs để cho da họ có màu đồng nâu hay màu bánh mật, nhìn rất khỏe mạnh, thể thao hơn, mốt thời thượng mà! Bà xã tôi được Trời Đất thương cho cái màu tự nhiên đó từ bé nên Ông Bà Ngoại sắp nhỏ mới đặt cho cái tên Mai Liên, anh đọc lái lại coi?!”

Nghe đến đây chính tôi đã phải kêu lên: chu choa mệ tổ ơi, mần răng mà cái chi mô anh cũng biết hết rứa chừ hết biết luôn.
Mike hiện nguyên hình một "chú Sam" há hốc miệng "Wh...what? What d'you say?"

Ngay sau khi dành thắng lợi đem được Mai Liên về Mỹ, Mike giải ngũ. Liên đi làm 2 nghề khác nhau cho phép Mike trở lại Đại Học lấy xong bằng Kỹ Sư Điện Tử.
Mike rất vui mỗi lần nhắc lại giai đoạn này:
tôi sướng như Ông Trời con, ngày ngày đi học, còn Liên cực lắm, hy sinh vừa đi làm vừa lo cho tôi còn hơn Ba Má tôi ngày xưa, dĩ nhiên tôi yên tâm học xong rất nhanh.
Bên Mỹ này anh muốn học là phải được, muốn học gì cũng được, muốn lấy bằng gì cũng có, chỉ cần anh có ý thích và có ý chí. Anh có thể học toàn thời gian, bán thời gian, học hàm thụ hay học ngay cả trên online. Không có tiền thì Chánh Phủ hoặc một cơ sở, một công ty hay một tổ chức nào đó ứng tiền cho mượn nếu đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi nộp đơn xin việc làm, người chủ chỉ căn cứ một phần trên bằng cấp, còn phần lớn dựa trên kinh nghiệm việc làm đã qua và sự giới thiệu, phê bình của các chủ cũ.
Tôi là cựu chiến binh, gần lấy xong bằng Kỹ Sư thì hãng Điện Tử Intel đã nhận trước rồi.
Năm đầu tiên tôi đi làm Liên chỉ còn làm một nghề, đến năm thứ hai Liên nghỉ việc hoàn toàn để đi học ngành Y tá. Đó là lý do chúng tôi chậm có con và chỉ có hai đứa.
Bên Mỹ này nghe nhà nào có 3,4 con là thiên hạ lắc đầu, le lưỡi liền. Có bầu, sanh con thật dễ dàng nhưng khó nhất, đau đầu nhất là vấn đề giáo dục, không dạy dỗ con được thì lại đổ thừa "cha mẹ sanh con, Trời sanh tánh", chưa chắc vậy đâu !
Có rất nhiều gia đình nuôi con đến 18 tuổi là bắt nó phải tự lập, nghĩa là đẩy nó ra ngoài xã hội, xét cho cùng điều này cũng có phần tốt.
Vì vậy, cũng rất công bằng khi bố mẹ già yếu, đến phiên chúng nó sẽ đẩy bố mẹ vô nhà hưu dưỡng thôi!

- Mai Lan ơi, ra chào chú đi con, Mike gọi.
Một cô gái Mỹ đẹp như tài tử điện ảnh Hollywood tươi cười bước ra, hai tay khoanh trước ngực, đầu cúi xuống, nói bằng tiếng Việt rất chuẩn:
- Cháu tên Mai Lan, cháu chào chú.
Tôi đứng dậy, Mai Lan bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay:
- Chú tên là Long, Chú rất hân hạnh được biết cháu, được quen biết gia đình cháu, một gia đình tuyệt vời, cháu là một cô gái tuyệt vời. Cháu có về VN lần nào chưa?
- Dạ, cám ơn lời khen của Chú. Cháu đã về VN hai lần. Năm rồi cháu đi VN miễn phí.
- Sao vậy?
- Cháu có hai người bạn, hai chị em, bố mẹ họ là người Việt, hai bạn cháu không rành tiếng Việt nên bao cháu đi chung về VN để làm thông ngôn. Vui quá chừng. Bà con chòm xóm dưới quê cứ nhìn cháu chằm chằm: sao kỳ quá hè, Mỹ nói tiếng Việt còn Việt đặc thì bù trất, kỳ hén !
Lại nữa, Mỹ thì tên Việt còn Việt lại lấy tên Mỹ, ngộ ghê!!
Cháu dịch lại cho hai đứa bạn nghe, tụi nó mắc cỡ quá, về đến Mỹ bắt đầu học tiếng Việt ngay.
Ba má tụi nó kèm riết, cháu cũng dạy thêm, bây giờ nói được hơi nhiều rồi. Hè năm nay tụi cháu lại về VN nhưng lần này cháu phải trả tiền vé máy bay vì bạn cháu không cần thông ngôn nữa, thông ngôn thất nghiệp rồi !!
Ông bà ngoại cùng gia đình mấy Cậu, mấy Dì thương cháu lắm. Cũng có thể sẽ có anh Liêm đi cùng.
- Liêm là ai?
- Anh Hai cháu. Ảnh tên là Uy Liêm.
- Có phải đó là phiên âm tiếng Việt của chữ William không?
- Dạ đúng
- Thế anh cháu thích tên nào?
- Cả nhà cháu thích tên Uy Liêm hơn vì đa số tên riêng của Mỹ không có ý nghĩa gì hết, thường được bắt chước từ trong Kinh Thánh. Còn tên VN có lồng nghĩa trong đó, có khi mang cả ước vọng của cha mẹ đặt ở người con.
- Vậy Uy Liêm nghĩa là sao? Tôi giả vờ hỏi.
- Uy là uy phong, uy nghi, uy quyền, uy lực... còn Liêm là liêm chính, liêm sỉ, thanh liêm.
Người có quyền uy thì phải liêm chính. Người ta khi có chút quyền chức thường hay sanh tật xấu, rồi tham nhũng, rồi phách lối.
Ba má cháu muốn anh Hai khi nào có địa vị lớn thì phải sống thanh liêm.
- Anh hai cháu đã có địa vị lớn chưa?
- Dạ ảnh chỉ mới là Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến đang chiến đấu ở Iraq. Còn 4 tháng nữa ảnh sẽ xong nghĩa vụ, khi trở lại Mỹ, được nghỉ phép, anh Hai sẽ theo tụi cháu về thăm Ngoại.
- Anh Hai có biết tiếng Việt không?
- Hết sẩy Chú ơi, dù dở nhứt nhà nhưng cũng gần ngang tầm với Ba cháu ...

Mike ngồi nghe tôi khảo hạch cô con gái, miệng cứ tủm tỉm cười.

Tôi thật sự cảm động, nếu không nói là choáng váng, cứ ngây người ra. Giả sử có ai đó kể tôi nghe về một gia đình như thế này, về một cô gái Mỹ thế này, về một Đại Úy Đại Đội Trưởng TQLC Mỹ như vậy... chắc chắn tôi không thể tin vì tôi đã phải chứng kiến nhiều hoàn cảnh trái ngược.

Có lần, vừa bước vô nhà một người bạn VN, ngay tại phòng khách treo một tấm bảng bằng carton với chữ: "No Vietnamese!" tôi ngập ngừng, hơi tái mặt, rồi lẳng lặng, chẳng nói chẳng rằng bước ra ngoài. Chủ nhà chạy theo đon đả.
Tôi nuốt nước miếng cho dằn cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ họng rồi chậm rãi: có phải ông không muốn tiếp khách người VN hay ông không cho phép ai ngồi trong phòng đó nói tiếng Việt ?
Anh ta phân bua: tôi chỉ muốn bà Xã và các cháu luyện tiếng Anh cho thật nhuyễn để mau thành dân Mỹ thôi !?!?
Vậy nếu ông vào một nhà hàng, một công viên, lên máy bay, xe lửa, xe buýt hay vô nhà một người Mỹ nào đó, ông thấy hàng chữ này, ông hiểu nó thế nào?!?!
Cách đây vài chục năm, khi tình trạng kỳ thị chủng tộc còn tồn tại trên đất nước Mỹ, người ta thường thấy trên xe buýt hay công viên có đeo bảng: No dogs and negroes (cấm chó và người da đen). Đến thập niên 60 mới chấm dứt. Bây giờ ông treo "No Vietnamese" trong phòng khách nghĩa là làm sao?!?!
Ông ta gỡ bảng xuống liền.
Ông bà này nghe nói qua Mỹ có mấy năm đã về VN xum xue, bà con bên nhà ngạc nhiên thấy ông và gia đình lột xác nhanh quá, sức mạnh một đại cường quốc có khác.
Bên này cả hai ông bà đi làm vệ sinh, quét dọn trường học, về VN khoe làm trong ngành giáo dục nên rất ít nói tiếng Việt.
Riêng dân Mỹ hay người VN tại Mỹ chỉ nghe âm Mít đặc, không cần nhìn, đều biết ngay ông chánh gốc là "dân địa phương" Alaska vì, mười câu hết chín, ông đều nhắc đến tên một thành phố lớn của Tiểu Bang này: Du nô (3).
Nhưng thôi, đây là đất nước tự do mà! Tự do dân chủ với lưỡng đảng đàng hoàng.

Mike thường nói đùa với tôi "coi dzậy chứ hổng phải dzậy mà còn quá cha dzậy nữa" khi đề cập đến hệ thống lưỡng đảng của Hoa Kỳ hiện nay.
Cứ nhìn vô gia đình Thống Đốc Tiểu Bang California: Ông chồng Schwarzenegger thuộc đảng Cộng Hòa trong khi bà vợ lại theo Dân Chủ. Khi làm việc, hai đảng kiểm soát lẫn nhau như vợ theo dõi chồng, như chồng để ý coi chừng bà vợ.
Nhưng khi có những sự kiện trọng đại liên quan đến an ninh đất nước, đến sự tồn vong của quốc gia, đến sự sống còn của dân tộc Hoa Kỳ thì hai đảng chỉ là một như sau vụ 9/11 mấy năm trước đây. Hình như có một thứ siêu chính quyền đâu đó quyết định tất cả, tương tự ảnh hưởng nội ngoại trên hai vợ chồng giữ cho hạnh phúc lứa đôi bền vững, từ đó nuôi dạy con cái thành công, kinh tế gia đình thịnh vượng, cho nước Mỹ chỉ mới hơn 200 năm lập quốc đã tiến lên bá chủ hoàn cầu. Nước Mỹ đang đứng nhất trên toàn thế giới về mọi phương diện nhưng rất tiếc, nhất luôn về vô luân thường, vô đạo lý và nhất luôn về cả lãnh vực tội phạm!

Đấy, Mike hướng dẫn cho tôi nhiều, rất nhiều điều, nhiều chuyện.
Chúng tôi ngày càng thân hơn khi biết tôi ngày xưa cũng có một thời gian đi dạy học. Vợ chồng Mike và cháu Lan lại thích tìm hiểu sâu xa tiếng Việt hơn qua những từ ngữ Hán Nôm mà tôi đã được Ông Ngoại, một Cử Nhân Hán Văn, khoa thi cuối cùng, dạy dỗ.
Nhờ vợ chồng Mike, tôi thực sự hội nhập vào xã hội Mỹ lúc nào không hay. Từ sự nhiệt tình giới thiệu của Mike, tôi được một chân Technician trong hãng Merix ở Forest Grove. Một năm sau, Mike khuyến khích và hướng dẫn vợ chồng tôi mua một cơ sở kinh doanh riêng ngay trung tâm thành phố Tigard đến nay đã tròn 12 năm.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi nhanh như những áng mây ngoài khung trời rộng. Thênh thang như giấc mơ Hoa Kỳ của gia đình tôi liên tiếp nở hoa.

Cho đến một ngày... Tin như sét đánh ngang tai. Hai vợ chồng Mike vừa qua đời trong một tai nạn xe! Cháu Lan gọi báo cho tôi bằng tiếng được tiếng mất, tức tưởi, nghẹn ngào.
Một anh Mễ nhập cư bất hợp pháp say rượu lái xe vào đường cấm ngược chiều. Xe Toyota Camry của vợ chồng Mike nằm bẹp dí dưới gầm chiếc xe tải F350 chở đầy đồ nghề làm vườn cắt cỏ.
Toán cấp cứu phải cưa xe mới đem được hai người ra nhưng cả hai đều đã tắt thở vì sức va chạm quá mạnh và vì vết thương quá nặng....

Lại thêm một nhức nhối của người Mỹ trước làn sóng nhập cư bất hợp pháp... lại thêm một vết đen tệ nạn say rượu, say xì ke lái xe DUII (4) ngày càng nhiều....
Tang lễ thật đơn giản gồm đa số người quen gia đình, bạn bè làm chung Intel với Mike và đồng nghiệp trong bệnh viện của Mai Liên.
Cháu Uy Liêm được thông báo từ Iraq về để vừa kịp nhìn cha mẹ lần cuối trước khi đóng nắp quan tài.
Trời Oregon chiều nay mưa buồn day dứt. Nghĩa trang Finley Sunset Hills với những dốc thoai thoải quay về hướng Tây, về hướng Thái Bình Dương mà tận cùng bên kia bờ có một vùng đất mang tên VN, quê hương yêu dấu của Mike và Mai Liên suốt cả đời người. Gió buốt miên man như xoáy sâu vào tận xương tủy. Như chưa bao giờ.
Vài tia sáng yếu ớt long lanh trên những ngọn cỏ đầm đìa. Mắt tôi nhạt nhòa trong cái lạnh tái tê. Cũng xong một kiếp trong vô lượng luân hồi. Một chút gì đó có lẽ hai người đang hài lòng là vẫn còn được đi chung với nhau, vẫn còn được tay trong tay, cùng qua một thế giới khác, hy vọng sẽ tốt đẹp hơn.
Ít nhất về vật chất bây giờ xác hai người vẫn còn được nằm bên nhau, hai ngôi mộ song song, cùng nhìn về quê hương VN tít mù xa thẳm cuối chân trời.
Riêng tôi lòng trĩu nặng mối ân tình chưa thanh thỏa.
Trong suốt cuộc đời còn lại, dù còn sống trên đất Mỹ này, hay giang hồ đó đây, hình ảnh tươi vui khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, gương mặt dễ thương, cử chỉ ân cần, lời nói nhã nhặn nhiệt tình và đặc biệt ân nghĩa của vợ chồng Mike đã dành cho gia đình tôi chắc chắn sẽ khó phai mờ.

Cám ơn Michael Erickson. Cám ơn Mai Liên Trần
Xin tạm biệt.

NGUYỄN THẾ THĂNG
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #197 - 04. May 2010 , 07:57
 
Anh Nguyễn thế Thăng là bạn cùng khoá với ông xã Đá.
Bài viết trên đã đoạt được giải "Viết về nước Mỹ" của Việt báo cách đây vài năm.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #198 - 04. May 2010 , 21:36
 
NgocDoa wrote on 04. May 2010 , 07:57:
Anh Nguyễn thế Thăng là bạn cùng khoá với ông xã Đá.
Bài viết trên đã đoạt được giải "Viết về nước Mỹ" của Việt báo cách đây vài năm.


Cám ơn Đoá. Đoá nhờ anh Khương nhắn với tác giả: nếu ông người Việt gốc Mỹ ấy còn sống thì sẽ "sửa lưng" rằng: tiếng Việt viết tên Trần Mai Liên, hông phải Mai Liên Trần Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #199 - 05. May 2010 , 11:24
 
Thiên-Nga wrote on 04. May 2010 , 21:36:
Cám ơn Đoá. Đoá nhờ anh Khương nhắn với tác giả: nếu ông người Việt gốc Mỹ ấy còn sống thì sẽ "sửa lưng" rằng: tiếng Việt viết tên Trần Mai Liên, hông phải Mai Liên Trần Grin

Mỹ ơi, tiếng Việt trên đất Mỹ nên mới có kiểu viết tên Việt như thế chăng?
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #200 - 09. May 2010 , 17:50
 
NgocDoa wrote on 04. May 2010 , 07:57:
Anh Nguyễn thế Thăng là bạn cùng khoá với ông xã Đá.
Bài viết trên đã đoạt được giải "Viết về nước Mỹ" của Việt báo cách đây vài năm.


Cô đã đọc chuyện này ở đâu.  Đọc lại vẫn thâý hay và cảm động.  Em Doá ơi, em email riêng cho cô điạ chỉ cuả em nhé?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #201 - 09. May 2010 , 21:48
 
thule wrote on 09. May 2010 , 17:50:
Cô đã đọc chuyện này ở đâu.  Đọc lại vẫn thâý hay và cảm động.  Em Doá ơi, em email riêng cho cô điạ chỉ cuả em nhé?


Kính thưa Cô Thu,

Á à, em biết có chuyện khg công bằng rồi , em không chịu  Sad

Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #202 - 12. May 2010 , 07:33
 
Quote:
Á à, em biết có chuyện khg công bằng rồi , em không chịu  Sad 

Suỵt, đừng la lớn! vui buồn, thưởng phạt gì Đá cũng chia cho Mợ mà, nhưng tỉ lệ thay đổi  Roll Eyes
Sắp sửa được hug cô mà còn ganh tị, thấy ghét  Huh
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #203 - 25. May 2010 , 17:10
 
Lại đọc chuyện này lần nữa và cứ thấy tiếc cho một gia đình đặc biệt (hy vọng đó là chuyện thật, phảikhông?).Tiếc không được gặp con người đặc biệt này.

Bây giờ mơí biết ĐMỹ đòi chia chác với Đá cái gì đây , hihi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #204 - 25. May 2010 , 17:20
 
Trên đường đi vườn Monet, ghé 1 chỗ để ăn trưa, trông thâý cảnh này , nhớ đến Thiên Nga mà chụp đó:

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #205 - 04. Jun 2010 , 19:55
 
thule wrote on 25. May 2010 , 17:20:
...

Trên đường đi vườn Monet, ghé 1 chỗ để ăn trưa, trông thâý cảnh này , nhớ đến Thiên Nga mà chụp đó:


Kính thưa Cô Thu,

Em  thật vui quá khi Cô đi chơi mà vẫn nghĩ đến con thiên nga khg biết bơi ạ  Tongue
Xin cám ơn Cô thật nhiều hoahong.gif
Từ khi em sực nhớ ra mình khg biết bơi thì em thấy quê quá Cô ơi, may là thiên nga nó khg biết để phản đối   Embarrassed
Xin Cô cho xem thêm hình Cô đi chơi ạ.

Smiley
Back to top
« Last Edit: 05. Jun 2010 , 11:30 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #206 - 04. Jun 2010 , 19:58
 
Tiếng Việt: Cái và Con




Đọc bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm”, tôi cứ hay bị khựng lại ở chữ “con” trong “con cò”. Ừ, thì con cò. Cũng giống như con bò, con trâu, con mèo, con chó. Ngỡ như không có gì đặc biệt. Thế nhưng tôi lại không thể không nhớ đến những bài ca dao khác trong đó, cò lại được gọi là “cái”, “cái cò”. Tại sao lúc thì “con”, lúc thì “cái”? Mà số lượng “cái cò” không phải ít. Có người còn làm thống kê được, trong kho tàng ca dao còn lại đến nay, có đến 19 bài bắt đầu bằng “cái cò” trong khi chỉ có 14 bài bắt đầu bằng “con cò”. Tần số xuất hiện của từ “cái cò” cao hơn hẳn (1). Tại sao?
Hiện nay, hầu như tất cả các nhà ngữ pháp đều cho “con” và “cái” là danh từ chỉ loại, do đó, thỉnh thoảng còn được gọi là loại từ (classifier), với hai chức năng chính là nhằm chỉ đơn vị tự nhiên của sự vật và nhằm cá thể hoá sự vật ấy. Với chức năng thứ nhất, “cái” đứng trước những danh từ chỉ vật vô sinh như cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái xe, v.v...; trong khi chữ “con” lại đứng trước những danh từ chỉ vật hữu sinh như con mèo, con chó, con gà, con vịt, v.v... Với chức năng thứ hai, “cái” hay “con” có tác dụng làm cho ý nghĩa của sự vật phía sau trở thành cụ thể (2).
Ở chức năng thứ nhất, có hai ngoại lệ: một, thỉnh thoảng trước một số danh từ chỉ vật vô sinh nhưng chứa đựng ý niệm vận động, người ta cũng dùng chữ “con” như con mắt, con tim, con đường, con sông, con dao, v.v...; hai, thỉnh thoảng trước một số động vật như cò, vạc, nông, bống, tôm, trai và kiến, người ta cũng có thể dùng chữ “cái”, như trong các câu ca dao:
Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày ăn lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không, không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi!
hay:
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái tôm đi trước củ hành đi sau.
Có thể nói ngoại lệ thứ nhất, từ vô sinh biến thành hữu sinh, là những trường hợp thăng cấp; ngược lại, ngoại lệ thứ hai, từ hữu sinh mà biến thành vô sinh, rõ ràng là một sự giáng cấp. Thế nhưng tại sao lại có sự giáng cấp như thế? Tại sao chỉ có một số loài vật bị giáng cấp, còn những loài vật khác thì không? Con cò, con vạc, con nông, con bống, con tôm, con trai, con ve và con kiến... có tội tình mà bị truất phế ra khỏi thế giới hữu sinh? (3)
Theo tôi, những giống vật ấy là những nạn nhân ngẫu nhiên của một cuộc đảo chánh âm thầm trong lãnh vực ngôn ngữ.
Hình như chưa ai nói đến một cuộc đảo chánh như thế thì phải.
*
Trước hết là “đảo chánh” về từ loại. Nên nhớ là chữ “cái” và “con” với tư cách là một loại từ chỉ là một hiện tượng khá mới mẻ trong lịch sử tiếng Việt. Ngay trong Truyện Kiều, được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỷ 19, tần số xuất hiện của chữ “con” với tư cách là loại từ rất hiếm, chỉ có khoảng hơn 20 lần trong tổng số 3254 câu thơ. Chữ “cái” lại càng hiếm, chỉ có mỗi một lần trong câu “Con ong cái kiến kêu gì được oan” (4).

Nếu đi ngược thời gian, đọc lại thơ Nôm của Nguyễn Trãi vào đầu thế kỷ 15, chúng ta sẽ thấy cách dùng chữ “cái” và chữ “con” còn rất lộn xộn và tuỳ tiện. Nhà thơ Xuân Diệu có lần khen ngợi nức nở cách dùng chữ “cái” trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc
Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh.

Theo ông, cách nói “cái râu bạc” của Nguyễn Trãi rất lạ. Nó thể hiện hết cái tinh thần cứng cỏi, ngang ngạnh, uy vũ bất năng khuất của Nguyễn Trãi (5). Tuy nhiên, theo tôi, hình như Xuân Diệu tán hơi quá. Sự thực, vào thế kỷ 15, Nguyễn Trãi chưa hề có sự phân biệt rõ ràng giữa “con” và “cái” như chúng ta hiện nay. Lúc ấy, ông gọi đứa đầy tớ là “con đòi”, nhưng lại gọi con ngựa là “bà ngựa” như trong câu:
Con đòi trốn, dường ai quyến
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
(“Thủ vĩ ngâm”)
Bây giờ chúng ta gọi là “cái lều”, thời ấy Nguyễn Trãi gọi là “con lều”:
Con lều mòn mọn cách hồng trần
Vướng vất tư mùa những bạn thân.
(“Mạn thuật 2”)
Ông gọi cái am để ở là “con am”:
Bẻ cái trúc, hòng phân suối
Quét con am để chứa mây.
(“Mạn thuật 6”)
hay:
Thiêu hương, đọc sách, quét con am
Chẳng bụt, chẳng tiên, ắt chẳng phàm.
(“Tự thán, 27”)
Trong khi đó, con chim đỗ quyên thì lại được gọi là “cái đỗ quyên”:
Vì ai cho cái đỗ quyên kêu
Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu.
(“Cảnh hè”)
Thành ra, chữ “cái” và “con” với tư cách loại từ chỉ là một sản phẩm khá mới mẻ.

Nguyên thuỷ, ngày xưa, “cái” và “con” vốn là danh từ. Ý nghĩa cổ nhất của “cái” có lẽ là mẹ. Vào thế kỷ thứ 9, khi nhà anh hùng Phùng Hưng qua đời, dân chúng suy tôn ông là “Bố Cái đại vương”. Chữ “cái” ấy có nghĩa là mẹ. “Cái” với nghĩa là mẹ còn xuất hiện trong câu tục ngữ “con dại cái mang” và có lẽ, cả trong câu ca dao “Nàng về nuôi cái cùng con / Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.”
“Cái” là mẹ. Mà mẹ, ở Việt Nam, vốn là nơi dấu vết mẫu hệ còn khá đậm, rất được kính trọng. Chính vì thế, từ “cái” có thêm một số nghĩa phái sinh khác, chỉ những gì lớn lao, to tát và chính yếu, như trong các từ: sông cái, đường cái, cột cái, ngón tay cái, đũa cái, rễ cái, sổ cái, v.v... Từ đó, nó lại nảy sinh ý nghĩa là làm chủ, người quán xuyến, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý, như trong chữ “cầm cái”, “nhà cái”, “bắt cái” hay “hốt cái” mà những người đánh bạc và đánh bài thường dùng. Rồi nó lại chuyển nghĩa sang phần chính, phần đặc, phần ngon nhất trong thức ăn, như tục ngữ có câu “khôn ăn cái, dại ăn nước”.

Tất cả những sự chuyển nghĩa trên đều là những sự chuyển nghĩa theo hướng tích cực, dưới ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ. Nhưng bên cạnh đó, trong chữ “cái” còn có một hướng chuyển nghĩa khác tiêu cực hơn và cũng triệt để hơn mà tôi muốn xem như một cuộc “đảo chánh” trong lãnh vực ngôn ngữ. Cuộc “đảo chánh” này, tôi đoán, có lẽ diễn ra cùng lúc với việc bành trướng của Nho giáo, trong đó có cả tư tưởng trọng nam khinh nữ với những câu nói tiêu biểu như “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, hay “một trăm đứa con gái không bằng hòn dái đứa con trai”. Trong tinh thần như vậy, người ta không còn nhìn chữ “cái” như một cái gì lớn lao nữa mà chỉ còn như một phái tính. “Cái” khác với “đực”. Thế thôi.
Trong ý nghĩa chỉ giống (sex), “cái” chỉ có ý nghĩa thuần sinh học, do đó, không còn xứng hợp với con người vốn không phải chỉ là một sinh vật mà còn là một sinh vật có văn hoá. Vì thế, người ta chỉ dùng chữ “cái” để chỉ một phái tính chung chung. Còn với người, người ta gọi lệch chữ “cái” đi một chút thành chữ “gái”; với loài chim, loài cá, hay gia cầm, chữ “cái” lại được gọi lệch là “mái”; với heo, một loại gia súc phổ biến và là nguồn lợi nhuận chính của các gia đình Việt Nam thì “cái” lại thành ra “nái”. Còn lại, tất cả các giống vật khác, ít thân thuộc hơn, thì vẫn được giữ nguyên là “cái”. Như vậy, giữa chữ “cái” và những biến âm của nó, như “nái”, “mái” hay “gái” đã có sự phân biệt. Tuy đồng nghĩa, nhưng chúng không hoàn toàn bình đẳng với nhau.

Hơn nữa, trong tương quan với giống đực, “cái” là giống yếu. Do đó, dần dần có một sự giáng cấp trong ý nghĩa của chữ “cái”. Xưa, “cái” là mẹ; sau, “cái” là con (trong “con cái”); sau nữa, là con gái (con Hoa, con Lựu... còn được gọi là cái Hoa, cái Lựu...). Xưa, “cái” là lớn, là chính; sau, “cái” là nhỏ, là phụ. Xưa, sông cái là sông chính, sông lớn; sau, vào chinh phục miền Nam, người ta lại gọi những con rạch hoặc những nhánh sông nhỏ là “cái”: Cái Bè, Cái Mơn, Cái Thia, Cái Sắn, Cái Trôm, Cái Tre, Cái Cùng, Cái Cạn, v.v... (6)
*
Một hậu quả khác của cuộc đảo chính trong ý nghĩa của từ “cái” là sự xuất hiện của từ “cái” như một từ chỉ xuất với ý nghĩa cảm thán hay chê trách, xỉa xói, bới móc, kiểu “cái thằng cha nọ” hay “cái con mẹ kia”. Có thể nói, từ tư cách danh từ chuyển qua tư cách loại từ, “cái” là một kẻ bị truất phế; từ tư cách loại từ chuyển qua tư cách một từ chỉ xuất, “cái” trở thành một thứ vũ khí để truất phế một người hay một sự vật nào đó. Nói “Nhà thơ mà anh gặp sáng nay...” khác hẳn với cách nói “Cái ông nhà thơ mà anh gặp sáng nay...” Khác, chủ yếu ở tình cảm của người nói: ở cách trước, có chút gì như tôn kính; ở cách sau, có chút gì như rẻ rúng. Các nhà thơ đã sớm biết tận dụng giá trị biểu cảm mới mẻ này. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng đến bảy lần chữ “cái” với ý nghĩa than oán, chẳng hạn trong câu:
Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?
hay:
Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra, rồi lại buộc vào như chơi.
Để ý đến tính chất cảm thán ấy của chữ “cái”, chúng ta dễ nắm bắt tâm trạng uất hận, đau đớn, day dứt, dằn vặt của Hồ Xuân Hương trong hai câu thơ nổi tiếng này:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
“Hồng nhan” là một từ đẹp, nhưng khi đi liền sau chữ “cái”, nó lại biến thành một sự bẽ bàng. Nhất là khi “cái hồng nhan” ấy lại cứ trơ ra giữa trời đất.
May mắn là chữ “cái” không bị đẩy đến tận cùng sự trầm luân. Có lẽ, vào khoảng cuối thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20, khi tiếp xúc nhiều với văn hoá Tây phương, một phần do nhu cầu dịch thuật, một phần do nhu cầu tự diễn đạt, người Việt Nam đã phải tìm cách tạo ra những từ mới để chỉ những khái niệm trừu tượng. Biện pháp tạo từ chủ yếu là dùng từ tố “cái” cộng với một tính từ hay danh từ nào đó, ví dụ: cái tài, cái tình, cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, v.v... Nhưng tại sao người ta lại nghĩ đến việc dùng chữ “cái”? Trước, đành là chữ “cái” đã được dùng rồi, kiểu “Chém cha cái khó / Chém cha cái khó” trong “Hàn nho phong vị phú” của Nguyễn Công Trứ, tuy nhiên, phổ biến hơn vẫn là chữ “chữ”, kiểu như Nguyễn Du viết, trong Truyện Kiều: “Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”, hay Nguyễn Công Trứ viết, trong một bài hát nói, “Chữ tình là chữ chi chi”. Khi quyết định dành ưu tiên hẳn cho chữ “cái”, hình như người ta chỉ giữ lại mấy từ cũ, chủ yếu là những từ liên quan đến các phạm trù đạo đức ngày xưa: “chữ trinh”, chữ “trung”, “chữ hiếu” và thỉnh thoảng, “chữ hoà”.
Khó, nếu không muốn nói là không thể biết được tại sao người ta quyết định bỏ chữ “chữ” đã khá quen thuộc thời bấy giờ để thế vào đó bằng chữ “cái” và ai là người đầu tiên đi đến quyết định ấy. Dù vậy, bất kể vì lý do gì, sáng kiến dùng chữ “cái” thay cho chữ “chữ” trong những kiểu tạo từ vừa nêu trên cũng đã cứu vớt được chữ “cái”. Trong kết hợp mới mẻ để biểu đạt những khái niệm trừu tượng, chữ “cái” xem chừng có vẻ sang trọng hẳn, chứ không còn cái vẻ yếu ớt, lam lũ, nhếch nhác và buồn thảm như trước.
*
Như vậy, đứng trước một chữ đơn giản như chữ “cái”, cách cảm thụ của người Việt Nam thuộc những thời đại khác nhau sẽ khác hẳn nhau. Ở trên, tôi có viết là Xuân Diệu tán hơi quá khi bình chữ “cái” trong câu thơ “Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc” của Nguyễn Trãi. Viết thế, tôi không hề có ý chê trách Xuân Diệu. Lỗi đâu phải ở ông. Nếu ông sinh sớm hơn, khi chữ “cái” chưa có cái vẻ ít nhiều sang trọng như hiện nay, nếu ông sinh vào cái thời người Việt Nam ưa dùng chữ “cái” để cực tả những gì nhỏ nhoi và tội nghiệp như lúc cha ông chúng ta dùng chữ “cái” để chỉ con cò, con bống, con tôm, con kiến... biết đâu ông lại thấy trong câu thơ của Nguyễn Trãi có cái gì ngùi ngùi, xót xa, thương cho thân phận già nua và cô thế của mình.
Biết đâu được.

Nguyễn Hưng Quốc
__._,_.___


Back to top
« Last Edit: 05. Jun 2010 , 11:05 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #207 - 06. Oct 2010 , 15:03
 
Dịch 'nôm na' các bài hát về HN


Truyền thông Việt Nam giới thiệu loạt bài hát về Hà Nội và Sài Gòn với tựa đề được dịch sang một thứ tiếng Anh ngô nghê, khó hiểu cho người nước ngoài.

Báo Người Lao Động đăng bài giới thiệu các ca khúc dịch sang tiếng Anh tưởng như dịch đùa.

Bài này cũng được đăng lại trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Việt Nam.

Các 10 ca khúc được BSP, một nhóm tình nguyện dịch sang tiếng Anh nhưng một số biên tập viên tiếng chương trình Anh của BBC ở London nói họ đọc mà không thể hiểu gì.

Ví dụ lời bài hát 'Hà Nội mùa vắng những cơn mưa' (thơ của Bùi Thanh Tuấn, nhạc của Trương Quý Hải) được dịch thành "Hanoi’s this season... absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Flower stop falling, you inside me after class on Co Ngu street in our step slowly return…”.

Album Tình ca 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng gồm các bài 'Hà Nội niềm tin và hy vọng' (Hanoi is the faith and hope), 'Hà Nội mùa thu' (Ha Noi’s autumn), 'Một đời người một rừng cây' (A human life a forest of trees), 'Có phải em mùa thu Hà Nội' (Are you the autumn in Hanoi), 'Bất chợt Sài Gòn nhớ Hà Nội' (Suddenly Saigon miss Hanoi), 'Sài Gòn đẹp lắm!' (Saigon’s so nice!), 'Dư âm' (Echo of love)...

Bài báo cũng trích lời nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Chủ tịch hội Âm nhạc TPHCM, cho rằng: “Đây là việc làm đáng khuyến khích trong ý tưởng toàn cầu hóa âm nhạc VN thời kỳ hội nhập”.

Đến nay, BSP đã dịch được hơn 100 ca khúc theo dạng này và hy vọng có cơ hội cùng phương tiện để quảng bá chúng ra bên ngoài.

Bài báo đánh giá đây là cách chuyển ngữ 'cây nhà lá vườn' do nhóm BSP tự làm là chính.

Nhiều công dân mạng đã phản ứng khá gay gắt trước lời dịch của các ca khúc này.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #208 - 19. Nov 2010 , 00:07
 

Hoa hậu "Aozai"...!




- Sau một vài "tai nạn ngôn ngữ" với tiếng Anh do người Việt gây nên, tại cuộc thi Hoa hậu Trái đất đang diễn ra tại Nha Trang, chuyện nực cười trong sử dụng tiếng Việt lại tái diễn trước đông đảo công chúng.

Trong đêm thi trang phục dạ hội - áo dài, với giải thưởng Người mặc áo dài đẹp nhất (mà tên danh hiệu được ghi trên băng đeo là "Best in Aodai"), Hoa hậu Serbia đã được nhận một hộp quà có ghi dòng chữ gây xốn con mắt: Miss Aozai!


...


Cảnh trao danh hiệu Miss Aodai tại Hoa hậu Trái đất 2010



Khán giả có mặt đã không khỏi bực mình, khó chịu vì cảnh viết sai chính tả giữa công chúng đông đảo, trong một chương trình lớn mang tính quốc tế như thế.

Người bước lên sân khấu trao phần thưởng có ghi "Miss Aozai" này là ông Đinh Văn Thơ (thuộc thương hiệu áo dài ABC, nhà tài trợ trang phục áo dài cho các thí sinh Hoa hậu Trái đất).

Là nhà thiết kế áo dài lâu năm thì chắc chắn phải thương áo dài, ông Thơ sẽ không nỡ lòng nào yêu cầu gây ấn tượng với chữ "áo dài" như thế. Nhưng ai viết cho ông dòng chữ vào cái hộp đó, rồi ông vẫn hớn hở bước lên trình diện trước hàng ngàn khán giả chiêm ngưỡng thì phải chăng ông không biết đọc, hay do ông... bị động, người ta vội vàng dúi vào tay ông cái gì thì ông mang ra cái đó?

Có thể gọi cách mà cuộc thi Hoa hậu Trái đất gọi "Áo dài", hay "Ao dai" thành "Aozai" là một việc làm tắc trách, nhất là khi ông Thơ chính là một trong những thành viên của hội đồng giám khảo của đêm thi, cùng với trưởng ban tổ chức Nguyễn Công Khế, Hoa hậu trái đất 2010 Larissa Ramos, nhà thiết kế Hoàng Ngân,...

Cũng như các vụ viết sai kiểu "Welcome to Vietnam" viết thành "Wellcome Vietnam" hay "Miss Vietnam World" (Hoa hậu Thế giới người Việt) được cô gái đăng quang cuộc thi này, đang là đại diện của Việt Nam tham dự Hoa hậu Trái đất Lưu Thị Diễm Hương viết thành "Miss World Vietnamese"..., thì chuyện "Aodai" thành "Aozai" này là một sự "thẹn thùng" với quan khách trong và ngoài nước. Dẫu gì, hai tiếng áo dài từ lâu đã trở nên quá thân thuộc, được coi là quốc hồn quốc túy, thể hiện một nét văn hóa của nước Nam.

...


Muốn gây ấn tượng bằng ngôn ngữ, không thể bằng cách "dịch" tên giải thưởng thế này


Dư luận đã từng ồn ào với chuyện MC Lại Văn Sâm mắc sai sót khi dịch tiếng Anh ra tiếng Việt trong đêm bế mạc LHP Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất thì ở đây, người ta dịch tiếng Việt ra tiếng Việt cũng còn sai. Còn nhớ, trước đó, tại Lễ hội Đền Hùng, tấm băng rôn viết sai "bánh chưng, bánh giầy" thành "bánh trưng, bánh giày" đã buộc phải dỡ bỏ.

Ở đây, giá mà có viết "Áo dài" thành "Long Dress" hay một từ tiếng Anh mô tả nào khác cho dễ hiểu chẳng hạn thì cũng còn đỡ xấu hổ hơn là cố tình viết... "Aozai". Chuyện sẽ chẳng có gì xôn xao nếu đây không tiếp tục là sự sai sót nữa trong một cuộc thi mang tính quốc tế, do Việt Nam là chủ nhà: Cuộc thi Hoa hậu Trái đất - Miss Earth 2010.

Thưa rằng, liệu có đến lúc, món phở Việt Nam người ta viết thành "fo" cho nhanh gọn; hay thậm chí, công cuộc Đổi Mới từng rất ấn tượng của Việt Nam bị viết một cách ẩu tả vô tư sang ngôn ngữ khác, thành một cái gì đó... trên trời?!


Nam Du
Back to top
« Last Edit: 19. Nov 2010 , 00:08 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #209 - 14. Dec 2010 , 23:31
 
Tiếng Việt và Chữ Vẹm hay là Chữ Nghĩa Việt Cộng
     

...


Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.Tiếng Việt ta không biết có từ bao giờ. Có thể là bốn ngàn (4000) năm tức là kể từ khi chúng ta có văn hiến hay hơn nữa. Nhưng chữ Việt (1) thì chắc chỉ mới có khoảng hơn trăm (100) năm nay nghĩa là từ khi nước ta bị người Pháp đô hộ hoặc hơn một chút, từ khi có những ông Cố Đạo tới nước ta để truyền bá đạo Thiên Chúa.

Với trên một ngàn năm bị người Tầu đô hộ, dĩ nhiên văn hóa của chúng ta, nói chung, tiếng Việt của chúng ta, nói riêng, không thể không bị ảnh hưởng, mà trái lại còn bị ảnh hưởng rất sâu xa và nặng nề của chữ Hán. Ông Văn Tấn Trường trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự” đã viết: “Tiếng Hán Việt (2) chiếm 60 - 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một "mission impossible".

Tôi không tin tiếng Hán Việt nhiều đến thế, nhưng nếu có ai nhờ tôi viết một bài văn hay làm giùm một bài luận hoàn toàn bằng tiếng Việt thì qủa thật tôi chịu thua. Tôi không thể làm nổi vì nhiều chữ, quả thật tôi không biết đó là chữ Hán, chữ Hán Việt, hay chữ Nôm (3). Mà dù có biết chăng nữa, nhiều chữ nếu chuyển sang chữ Việt nó cũng ngô nghê, tức cười, nhiều khi còn khó hiển hơn là dùng chữ Hán Việt.

Trước năm 1975, hầu như không có tranh cãi gì nhiều về tiếng Việt, chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cãi nhỏ về chữ I và Y (Thanh Thúy hay Thanh Thúi, li do hay lý do, qúy vị hay qúi vị v.v…) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán lạn). Nhưng từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì tiếng Việt, Chữ Việt đã bị Ngụy Quyền Cộng Sản Việt Nam thay đổi rất nhiều.

Thực ra thì chữ Việt đã được thay đổ từ lâu, ngay từ khi thời bọn Cộng Sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh tức là từ ngày 19/8/1945, ngày bọn chúng cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Chính vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm,. Nhưng dưới sự cai trị độc đoán và tàn bạo của chúng, không ai dám lên tiếng sợ bị chụp mũ là phản động. Mãi tới khi người Việt tỵ nạn ở hải ngoại bắt đầu bắt đầu xuất bản sách báo và nhất là khi các quân nhân và công chức của chế độ VNCH phải đi “học tập cải tạo” được trở về và được ra đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO, vô tình mang theo một số tiếng Vẹm, thì vấn đề sử dụng tiếng Vẹm, chữ Vẹm đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều.


Thế nào là Tiếng VẸM ? Thế nào là chữ VẸM ?

Thực ra thi tiếng Vẹm cũng là tiếng Việt, nhưng vì dùng chữ của Vẹm đặt ra để nói, nên được gọi là tiếng Vẹm. Cũng như tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam cũng là tiếng Việt mà thôi. Nếu dùng chữ của miền Bắc mà nói thì ta bảo là nói tiếng Bắc, nếu dùng chữ của miền Trung để mà nói, thì ta bảo là nói tiếng Trung và nếu dùng chữ của miền Nam mà nói thì ta bảo là nói tiếng Nam . Thí dụ, ta hỏi: Đi mô ? Chữ “mô” là chữ người miền Trung dùng. Ta nói “Đi mô” tức là ta đã nói tiếng Trung. Hoặc ta nói: “Tía nó chết rồi. Chữ “tiá” là chữ miền Nam . Ta dùng chữ “tía” để nói, tức là ta đã nói tiếng Nam .

Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra KHÔNG ĐÚNG CÁCH, KHÔNG THEO MỘT NGUYÊN TẮC hay QUY LUẬT NÀO CẢ, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.

Cũng trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự”, ông Văn Tấn Trường cho rằng “Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam (ý nói Cộng Sản Việt Nam) đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt”. Nếu qủa thật đã có phong trào này và phong trào này đã được đưa ra thì chắc phải nhiều người biết. Vậy mà chẳng thấy ai nói tới. Không biết ông Trường nghe tin này ở đâu. Thiển nghĩ, một khi bọn chúng muốn đưa ra một phong trào nào, một chính sách gì, bao gìơ chúng cũng có chủ trương, có mục đích. Phong trào này, nếu có, thì chủ trương, mục đích của chúng là gì? Với chủ trương để “Thoát ly tiếng Hán Việt”? Với mục đích để bài Trung Quốc? Nếu đúng như vậy thì dân tộc ta đã khá, nước ta đã không bị bọn chúng đem đất, đem biển dâng cho Tầu.

Trong bài “Nỗi Buồn Tiếng Việt…”, ông XYZ cũng nghĩ rằng “Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đòan Cộng Sản (Việt Nam) nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt qúa mức, trở thành thô tục như “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho nhà “vệ sinh”, hay “linh thủy đánh bộ” dùng cho “thủy quân lục chiến” v.v…, và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa”.

Theo thiển ý, bọn Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm vì những lý do sau:

1/ Muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy”

Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà chúng làm là bắt dân chúng phải tiêu hủy tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc v.v…Do đó, một số chữ của người Việt quốc gia dùng, dù hay ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xoá bỏ. Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn Cán ngố đã bỏ đi và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa. Phải chăng đà tiến hóa theo chủ nghĩa xã hội của bọn Cộng Sản Việt Nam là như vậy? Chẳng trách dân Việt Nam được bọn chúng cai trị, được bọn chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát.

2/ Để dễ khám phá ra những thành phần mà chúng coi là “phản động hay đối nghịch”.

Bọn Cộng Sản Việt Nam, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng hơn, là khác chữ của người Việt quốc gia dùng mà thôi chứ không phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như ông Văn Tấn Trường nói, hay “muốn nôm na hoá tiếng Việt” như ông XYZ đã nhận định. Điều này đối với bọn chúng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát để chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là đối nghịch, phản động.

Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra, chúng không cần biết là Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng hay sai. Có chử đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một nguyên tắc hay quy luật nào cả. Thí dụ:

Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì chúng nói là: “người phát ngôn”

Chúng ta nói là “thăm viếng” thì chúng nói là “tham quan”

Chúng ta nói là “ghi danh” thì chúng nói là “đăng ký”

Chúng ta nói là “đá bóng” thì chúng nói là “bóng đá”

Chúng ta nói là “yếu điểm” thì chúng nói là “điểm yếu”

Chúng ta nói là “trở ngại” thì chúng nói là “sự cố”

Chúng ta nói là “xuất cảng” thì chúng nói là “xuất khẩu”

Chúng ta nói là “liên lạc” thì chúng nói là “liên hệ”

Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì chúng nói là quán triệt”.

Chúng ta nói là “viên chức” thì chúng nói là “quan chức”.

Chúng ta nói là “chuyển âm” thi chúng nói là “lồng tiếng”.

Chúng ta nói là “dẫn giải” thì chúng nói là “thuyết minh”.

v.v…

Vì ngu dốt, nên khi chúng đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ.

Thí dụ 1:

Chữ “đơn giản” mà đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” đọc ngược lại là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, còn có thể chấp nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau. Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn. Nhưng vì dốt nát, bọn chúng vẫn hiểu “điểm yếu” là “yếu điểm” và dùng chữ “điểm yếu” để thay thế cho chữ “yếu điểm”.

Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn luôn đứng trước danh từ nên con ngựa trắng, người Anh gọi là white horse và người Tầu gọi là bạch mã. Chữ yếu điểm cũng vậy, yếu là tĩnh từ và có nghĩa là quan trọng, yếu điểm là điểm quan trọng. Nhưng vì ngu dốt, bọn Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại là điểm yếu và tưởng rằng chúng đã nôm hóa được chữ yếu điểm là chữ Hán hoặc tối ưu chẳng lẽ đổi thành ưu tối ? nên chúng thêm chữ nhất thành tối ưu nhất. Thật lạ lùng! Đã tối ưu rồi đâu cần phải thêm chữ nhất vào làm gì ?

Thế còn nhược điểm thì sao? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là điểm gì ? Đúng là đã ngu lại hay nói chữ. Vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt Cộng vẫn hiểu yếu điểm là điểm yếu và dậy học trò như vậy.

Thí dụ 2:

Chúng ta nói: “Xin các bạn cô gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút/cấp bách lắm rồi” thì chúng lại nói là “Xin các đồng chí tranh thủ/khẩn trương vì tinh trạng khẩn trương rồi”. Chúng ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì cố gắng cũng là khẩn trương và gấp rút cũng là khẩn trương.

Thí dụ 3:

Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự: “Xin anh cho biết cảm tưởng/cảm nghĩ của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”. Nhưng nếu người hỏi là một tên Việt Công, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự: “Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này” Trời đất!, Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi đấu tố ghê gướm gì mà hỏi cảm giác?

Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê gì cả như hùng vĩ và hiểm trở, chúng ghép thành hùng hiểm, tương đương và thích hợp ghép thành tương thích, sinh viên du học ghép thành du sinh, quyết định sách lược thành quyết sách.

Thực ra thì không phải trong chế độ Cộng Sản Việt Nam không có người khá, người giỏi. Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hạn gì, trong khi đó thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài và ngoan cố, nên chúng muốn nói ngang, nói dọc gì, ai cũng phải nghe theo, chẳng ai dại gì mà phê phán hay cải sửa để mà mang hoạ vào thân. Bởi vì:

"AK mã tấu kẻ kè,
Nói quấy nói quá, chúng (dân chúng) nghe rầm rầm".

3/ Để dễ ăn cướp tài sản của nhân dân và bao che cho người của bọn chúng có tội.

Thí dụ người của bọn chúng “đi đêm”, “móc ngoặc” với gian thương, nhà thầu bất chính để ăn hối lộ, chúng nói là có quan hệ xấu hoặc làm lơ cho những bọn này làm điều phi pháp để được lợi lộc, chúng gọi là có hành vi tiêu cực để dễ giảm hoặc tha tội.

Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổ cả NGHĨA. Thí dụ: Để cướp đất đai của các điền chủ, chúng gọi là cải cách ruộng đất. Muốn cướp tài sản của các thương gia, chúng gọi là đánh tư sản maị bản. Muốn cấm người dân buôn bán, chúng gọi là cải tạo thương nghiệp. Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (VNCH), chúng gọi là cải tạo. Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chúng gọi là phản động (4). Mít tinh, biểu tình đả đảo bọn Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam để biểu lộ lòng yêu nước chúng nói là “có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”, hoặc là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, là gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em'’. Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là giấy mời.

Tóm lại, ngôn ngữ là phương cách để con người giao tiếp với nhau, thông tin cho nhau hay, hoặc diễn đạt tư tưởng của mình cho người khác biết. Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ cũng là một phần của văn hóa, là linh hồn của dân tộc. Trải qua thời gian và không gian, ngôn ngữ không nhiều thì ít, đã thay đổi để cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và đà tiến hóa của xã hội. Vì vậy, việc thay đổi chữ cũ vì thô tục, vì không trong sáng hay tạo lập những chữ mới để thay thế những chữ cũ không còn hợp thời hay không có, không những là một việc nên làm mà còn là một việc phải làm. Nhưng nếu chỉ vì mục đích chính trị hay tự cao, tự đại hơn người hoặc vì tự ty mặc cảm ngu dốt hay để bao che cho nhau hoặc để bỏ tù người vô tội mà thay đổi một cách nhố nhăng, vô tội vạ làm cho chữ Việt trở nên thô tục, kỳ cục hoặc tối tăm, sai lạc ý nghĩa, thì đó không những là một điều sai lầm mà còn có tội ác đối với dân tộc.

________________________________________________

Chú thích:

(1) Xưa kia, tổ tiên ta cũng có một loại văn tự riêng để dùng gọi là chữ Khoa Đẩu, gồm các ký hiệu và các hình tượng tạo nên. Nhưng loại chữ này chưa được phát triển và phổ biến thì nước ta đã bị người Tầu đô hộ một thời gian quá dài (một ngàn năm); hơn nữa, người Tầu lại muốn đồng hóa người Việt nên bắt người Việt phải học chữ Hán và dùng chữ Hán mỗi khi giao tiếp với họ, làm cho chữ cổ xưa của ta mai một và biến mất.

(2) Tiếng Hán Việt là tiếng Hán đọc theo âm Việt. Chữ Hán Việt là chữ Hán viết theo chữ Việt.

Thí dụ bốn câu thơ dưới đây là tiếng Hán được viết bằng chữ Việt :

Quân tại Tương giang đầu,
Thiếp tại Tương giang vỹ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thủy.

Nếu chuyển bốn câu thơ trên sang tiếng Việt thuần túy thì được viết như sau:

Chàng ở đầu sông Tương,
Thiếp ở cuối sông Tương.
Nhớ nhau mà chẳng thấy,
Cùng uống nước sông Tương.

(3) Tiếng Nôm là tiếng Việt chỉ khác nhau ở cách viết. Chữ Việt thì dùng mẫu tự Latin, còn chữ Nôm thì dùng chữ Hán, tức viết theo kiểu hình tượng, nhưng có thêm thắt đôi chút để khi đọc lên thì âm là âm Việt chứ không phải là âm Hán.

Thí dụ chữ TAM, chữ Hán viết như sau: 三 và đọc là XÁM, chữ Nôm thêm phần chữ 巴.viết thành và đọc là BA.

Chữ THIÊN, chữ Hán viết như sau: 天, chữ Nôm có thêm chữ 上 ở dưới chữ THIÊN, viết như sau và đọc là TRỜI.

(4) Xin xem bài “Bây giờ chúng tôi đã hiểu thế nào là bọn phản động” của Nguyễn Tiến Nam , một sinh viên trong nước, đăng trong Đặc San Chu Văn An Bắc Cali năm 2008, trang 241.

Để tưởng niệm ngày 30/4/75

Source: Phố Núi Pleiku
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 12 13 14 15 16 17
Send Topic In ra