Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 17
Send Topic In ra
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT (Read 44558 times)
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #90 - 05. Mar 2008 , 14:44
 
Thuc-Khanh wrote on 05. Mar 2008 , 14:35:
ha ha..Chị Mỹ ơi,

Hôm nọ có 1 người bạn em về VN cũng có kể 1 câu chuyện tương tự như vậy nhưng về tên các tỉnh VN.

Như là sau này thì Bình Hòa, Quảng Trị , Thừa Thiên trở thành Bình Trị Thiên.


Quảng Bình chứ không phải Bình Hòa...

Bình Hòa nhập với Thạnh Mỹ Tây là Bình Thạnh bây giờ đó...

Quote:
Thiên hạ nói may phước là họ chưa nhập 3 tỉnh Đắc lắc, Kon Tum , và Plei Ku lại làm 1. Nếu nhập thì sẽ trở thành....Lắc Kon Ku...... Grin


Roll Eyes Shocked Huh
Có ai nói Thục Khanh hiền không dzị?!!

PS: Chắc là hồi đó TK ăn hiếp SM dữ lắm hả?!!
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #91 - 05. Mar 2008 , 15:49
 
Phương Tần wrote on 05. Mar 2008 , 14:44:
Quảng Bình chứ không phải Bình Hòa...

Bình Hòa nhập với Thạnh Mỹ Tây là Bình Thạnh bây giờ đó...


Roll Eyes Shocked Huh
Có ai nói Thục Khanh hiền không dzị?!!

PS: Chắc là hồi đó TK ăn hiếp SM dữ lắm hả?!!

hí hí hí Chị PT ơi,

Hồi đó em đâu có học chung với SM đâu. Chứ nếu có học chung thì chắc chắn là.... Grin  Grin
Tức cười thiệt , ngày hôm nay chị là người thứ 3 kêu em hổng "HIỀN" rồi đó nghe  Cheesy Bạn em nói là em hồi đó chỉ "giả nai" thôi chứ đâu có Hiền đâu....??  Tongue Em nói là ừ giả nai mà cũng có người bị...lừa  hí hí
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #92 - 05. Mar 2008 , 20:39
 
Thuc-Khanh wrote on 05. Mar 2008 , 14:35:
ha ha..Chị Mỹ ơi,

Hôm nọ có 1 người bạn em về VN cũng có kể 1 câu chuyện tương tự như vậy nhưng về tên các tỉnh VN.

Như là sau này thì Bình Hòa, Quảng Trị , Thừa Thiên trở thành Bình Trị Thiên.

Thiên hạ nói may phước là họ chưa nhập 3 tỉnh Đắc lắc, Kon Tum , và Plei Ku lại làm 1. Nếu nhập thì sẽ trở thành....Lắc Kon Ku...... Grin


Tôi phục cô TK !  Grin

CC
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #93 - 07. Mar 2008 , 04:51
 
CoiChay wrote on 05. Mar 2008 , 20:39:
Tôi phục cô TK !  Grin

CC

Dạ thưa thầy,

Cám ơn sự nể phục của thầy nhưng mà trò đã noái là câu chuyện này do 1 người bạn đi VN về kể lại thôi mà.
Đáng lẽ là ko nên viết ra rõ ràng như vậy.....nhưng mà sợ có người ko hiểu thì phải mất công giải thích vòng vo.. Grin
TK
Back to top
« Last Edit: 07. Mar 2008 , 04:51 by Thuc-Khanh »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #94 - 13. Mar 2008 , 17:06
 
Quote:
Kinh thưa Cô Thu,

Em nhận dược bài này do chị Mai Phạm LVD 67 ở San Jose gửi. Em không biết có được để bài này vào mục Ngôn Ngữ Việt này không, hay là nên đăng vào mục Vui Cười ạ ???

--------------------------------------------------------------

Ngôn Ngữ VN ngày nay


Ngày nay, ta sính dùng những chữ ghép kiểu như "
phối kết hợp
" hay "
kỹ chiến thuật
".

Hay thì chưa thấy đâu nhưng đã nảy sinh những tình huống cười ra nước nước mắt.

Có lẽ do đã từng một thời sống ở khu tập thể
Cao – Xà – Lá
(cao su, xà phòng, thuốc lá), nên việc gọi tắt của sếp tôi đã trở thành bậc thầy. Nhất là trong việc ghép tắt các từ, đại loại như
điều nghiên
(
điều tra – nghiên cứu
)...

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải "
cụ tỉ
" và "
cô súc
"!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:
Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé "
cụ tỉ
" là nói tắt của hai cụm từ
cụ thể và tỉ mỉ
, "
cô súc
" có nghĩa là
cô đọng và súc tích
, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc
dĩ vãng quá khứ
thì phải gọi là
dĩ khứ
.
Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

Các cô cậu đi "
giao hợp
" với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải
điều kinh
cho tốt.

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:

Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là "
giao hợp
" là
giao lưu và hợp tác
, nó cũng tương tự như "
giao phối
" thôi, còn "
điều kinh
" là
điều tra kinh nghiệm
làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng "
phát tài để đầu lâu
", cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng
phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài
.
Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã "
động phòng
" rất tốt. Đã nhiều lần "
đúc kinh
" (
đúc kết kinh nghiệm
), chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết "
chủ động phòng tránh
" dịch rất tốt.

Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút "sáng tạo ngôn ngữ" khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng "
ngoan cố
". Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì
ngoan ngoãn và cố gắng
!


HK








Hai em Đậu Đỏ và Mỹ ơi,

Bây giờ nó mới cho cô vào (cũng vẫn dùng password  đó đấy).  Chẳng bao giờ cô nhớ nổi cái mật khẩu kỳ cục thế, lần nào cũng phải mở sách!

Cái bài này của PHạm Mai gửi mà em post lêm đây cô d9a6u có đọc cho đến khi Mai gưi qua LVDgroups.  Post 73 đây là đúng quá rồi còn gì!   chỉ đừng có dạy trong lớp thôi.  Bây giờ văn chương hạ giới rẻ như bèo....

Cảm ơn các em đã giúp trả lời ngay cò lẽ vì thế mà nó cho cô vào đậy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #95 - 15. Mar 2008 , 20:09
 
thule wrote on 13. Mar 2008 , 17:06:
Hai em Đậu Đỏ và Mỹ ơi,

Bây giờ nó mới cho cô vào (cũng vẫn dùng password  đó đấy).  Chẳng bao giờ cô nhớ nổi cái mật khẩu kỳ cục thế, lần nào cũng phải mở sách!

Cái bài này của PHạm Mai gửi mà em post lêm đây cô d9a6u có đọc cho đến khi Mai gưi qua LVDgroups.  Post 73 đây là đúng quá rồi còn gì!   chỉ đừng có dạy trong lớp thôi.  Bây giờ văn chương hạ giới rẻ như bèo....

Cảm ơn các em đã giúp trả lời ngay cò lẽ vì thế mà nó cho cô vào đậy


Kính thưa Cô Thu,

Password do máy tự động cho thì bao giờ cũng kỳ quặc dài dòng, Cô click vào "lý lịch"  để đổi password nào dễ nhớ đi ạ.  Wink
Như tính em hay quên thì khi bấm  "gia nhập", em  click chọn " luôn luôn gia nhập"  thì cứ mỗi lần vào là nó tự động đã log in thôi, không bao giờ nó hỏi password lại Cô ạ.  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #96 - 29. Mar 2008 , 12:58
 
"Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân".


Kính xin quí Cô và quí Thầy và những Nhà Ngôn Ngữ Học ACE TTHLVD giảng nghĩa dùm.
Xin đa tạ
Kính
7_VDN
Back to top
« Last Edit: 01. Apr 2008 , 15:12 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #97 - 01. Apr 2008 , 06:47
 
Thân chào bạn /anh /chị hay là em:

Các nhà ngôn ngữ học ACE là gì vậy?

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học chi hết, nhưng nhớ 2 câu như thế này, có một vài chữ khác:

Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân



Đại khái tôi hiểu là:  Mưa không có sức mạnh kiềm chế (kiềm toả) cái gì nhưng có thể giữ (luu)người khách ở lại (đến chơi nhà người ta mà gặp trời mưa thì vội về sao được!).

Sắc đẹp người con gái ví như vực sâu không thấy sóng nổi ở trên ( bất ba đào) mà người ta có thể chết đuối vì nó.  (sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành còn được cơ mà)

Chẳng hiểu giải thích thế có đúng không  Tôi không biết chũ Hán nhiều lắm.
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #98 - 01. Apr 2008 , 15:18
 
thule wrote on 01. Apr 2008 , 06:47:
Thân chào bạn /anh /chị hay là em:

Các nhà ngôn ngữ học ACE là gì vậy?

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học chi hết, nhưng nhớ 2 câu như thế này, có một vài chữ khác:

Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân



Đại khái tôi hiểu là:  Mưa không có sức mạnh kiềm chế (kiềm toả) cái gì nhưng có thể giữ (luu)người khách ở lại (đến chơi nhà người ta mà gặp trời mưa thì vội về sao được!).

Sắc đẹp người con gái ví như vực sâu không thấy sóng nổi ở trên ( bất ba đào) mà người ta có thể chết đuối vì nó.  (sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành còn được cơ mà)

Chẳng hiểu giải thích thế có đúng không  Tôi không biết chữ Hán nhiều lắm.

Vdn thành thật cảm ơn ThuLe đã trả lời - Ở đây có người hỏi và cũng được trả lời theo trong web >>
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Gi%E1%BA%A3n_Thanh

Mến chúc TL an vui
Vdn

________________________________________
 
"
Lúc Nguyễn Giản Thanh còn đi học, thầy học là Đàm Thuận Huy, thấy học trò sắp ra về thì trời đổ mưa to, học trò không về được, thầy bèn ra vế đối để thử tài học trò:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách (雨無鈐鎖能留客 - Mưa không có then khóa mà có thể giữ được khách).
Nguyễn Giản Thanh liền đối lại là:

Sắc bất ba đào dị nịch nhân (色不波濤易溺人 - Cái sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người).
Thầy Đàm Thuận Huy nói:

Câu đối này thật hay và thật chỉnh, văn khí này có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp.
........................."

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #99 - 25. Apr 2008 , 07:52
 

Không biết cái này có được xếp vào "ngôn ngữ VN " không, nhưng đọc rất là buồn cươi và cũng rất chính xác  Wink  Wink


Tiếng Việt thật quá Tuyệt Vời
Đây chỉ là anh Nam và anh Bắc thôi, cho thêm vào anh Trung nữa thì càn phiền hơn nữa. 
 
Xin mời các bạn đọc cho vui.
Một ví dụ: Lẩm Cẩm chẳng biết có thứ tiếng nào trên thế giới mà người nói có thể sử dụng những từ khác nhau để diễn tả những cái y chang như nhau nhiều như tiếng Việt ở hai miền Nam Bắc không?

Bắc bảo kỳ, Nam kêu cọ (gọi là kỳ cọ)
Bắc than gầy thì Nam bảo ốm
Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh hay đau
Bắc cuốc nhanh, Nam đi bộ mau mau
Bắc bảo muộn thì Nam cho là trễ
Nam mần sơ sơ, Bắc làm lấy lệ
Bắc nói úi chà, Nam kêu ui da
Bắc bước vào trong, Nam đi vô trỏng
Nam biểu vui ghê, Bắc nói buồn cười
Bắc chỉ thế thôi, Nam là vậy đó
Nam làm giỏ tre, Bắc đan cái rọ
Nam kêu là muỗng, Bắc gọi cái thià
Bắc gọi cái rèm, Nam kêu cái màn
Bắc gọi cái màn, Nam kêu cái mùng
Bắc gọi cái môi, Nam kêu cái
Bắc gọi là ruốc Nam kêu thịt chà bông
Bắc gọi con lợn, Nam kêu con heo
Nam kêu vạc tre, Bắc là cái chõng
Nam kêu xe hơi, Bắc gọi ô tô
Nam mà xài , thì Bắc lại dùng ô
Bắc gọi là ninh Nam kêu là hầm
Bắc bảo đắp chăn, Nam biểu đắp mền
Nam biểu nói dai, Bắc cho là lải nhải
Nam nói đi trốn, Bắc nói lánh mặt
Nam la hơi mắc, Bắc là khá đắt
Nam nói mần ăn, thì Bắc buôn bán
Nam chối lòng vòng, Bắc bảo dối quanh
Nam biểu từ từ, Bắc khuyên gượm lại
Nam nói ngu ghê, Bắc là quá dại
Nam nói sợ ghê, Bắc thì hãi quá
Nam hỏi nói gì? Bắc hỏi dạ bảo chi?
Nam kêu trúng lắm, Bắc phán chí phải
Nam thì dạ, Bắc thưa vâng ạ
Nam kêu biểu, Bắc nói bảo
Nam xài tui, Bắc xưng tôi
Nam thấy hên, Bắc thời may quá
Nam mắc cười, Bắc buồn cười
Nam chê mắc, Bắc bảo đắt
Nam nói ưng ghê, Bắc nói hài lòng
Nam thây kệ, Bắc mặc kệ
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Bắc nói thích ghê, Nam kêu là khoái
Nam kêu hái bắp, Bắc bảo vặt ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi ! Bắc rên: cút, xéo.
Bắc bảo: cứ véo, Nam: ngắt nó đi.
Bắc gọi phong bì, bao thơ Nam nói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc nói cái đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo ke
Bắc dùng chữ mắng, Nam kêu là chửi
Bắc nấu thịt cầy, Nam chê thịt chó.
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc gọi, anh Hai Nam kêu
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc nói tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc bảo cao to, Nam cho là lớn
Ðùa mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt đã nhiều, Nam kêu là xạo
Nam thời mập bạo, Bắc bảo béo ghê
Bắc bảo sướng rên, Nam rên đã quá!
Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu la-de
Bắc bùi lạc rang, Nam thơm đậu phụng
Nam tròm trèm ăn lén, Bắc len lén ăn vèn
Nam hổng chịu đèn, Bắc vặn mình em chả
Bắc giấm chua cái ả, Nam bặm trợn con kia
Nam chửi tên cà chua, Bắc rủa đồ phải gió
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt

Nhu-Huynh Nguyen




Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3629
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #100 - 18. May 2008 , 20:40
 
Nỗi buồn tiếng Việt


Chu Đậu

Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạ xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày.

Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại.

Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?

Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:

1. Chất lượng:
Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả.

Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ 'chất lượng'. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.

2. Liên hệ:
Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Bây giờ chữ liên hệ dùng để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là 'to relate to…', chứ không phải là 'to communicate to…'

3. Ðăng ký:
Ðây là một chữ mà người miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến bây giờ chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!

4. Xuất khẩu, Cửa khẩu:
Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không nhắm mắt theo Tầu gọi là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) sang chữ (tốt) , mà lại cứ copy y boong?

5. Khả năng:
Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa', thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa', nghe vùa nặng nề, vừa sai.

6. Tranh thủ:
Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'. Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về', thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về'.

7. Khẩn trương:
Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Ðáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.

8. Sự cố, sự cố kỹ thuật:
Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại' hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cố')

9. Tham quan:
Đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi', 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.

10. Nghệ nhân:
Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ những người dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.

11. Chuyển ngữ:
Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v..
(Chuyển ngữ chỉ lấy đại ý, không cần dịch sát từng chữ ) .

12. Tư liệu:
Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ 'tư liệu' trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu' mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.

13. Những danh từ kỹ thuật mới:
Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật.

Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu.

Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa.

Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'phare' thành 'đèn pha', chữ 'cyclo' thành 'xe xích lô', chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougie' thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'gare' thành 'nhà ga', chữ 'savon' thành 'xàbông'… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:

a. Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!

b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'.

c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'.

d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu'. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu' là gì luôn.

e. Sofware dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'khó', hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao?

f. Network dịch là 'mạng mạch'.

g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.

h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối'.

i. VCR dịch là 'đầu máy' (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?

j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay radô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.

k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!

Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thơ'… trên cuốn vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?

Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì có sự độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!

Chu Đậu
Back to top
« Last Edit: 18. May 2008 , 21:08 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #101 - 19. May 2008 , 02:24
 
Các bạn nghỉ sao về bản quảng cáo này??

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #102 - 19. May 2008 , 08:46
 
phuonghue wrote on 19. May 2008 , 02:24:
Các bạn nghỉ sao về bản quảng cáo này??

...

Chị P Huệ ui,

Em đâu có thấy chi lạ trong tấm hình ni mô nờ??
Chỉ có chữ "Siêu hấp dẫn" là hơi kỳ kỳ thôi nhưng cũng còn hiểu được mờ ! Ở VN bây giờ chắc cái gì cũng..."siêu" hết hả??
Người Huế mình thì chữ "siêu" dùng để chỉ đồ ăn...thiu  Grin
Tiền lời để tiết kiệm cao dễ sợ luôn há! Nếu ai cần làm ăn mà mượn tiền nhà băng thì bị trả tiền lời cắt cổ luôn !! Undecided
Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #103 - 19. May 2008 , 09:20
 
phuonghue wrote on 19. May 2008 , 02:24:
Các bạn nghỉ sao về bản quảng cáo này??

...


Chị PH ơi, lần đầu tiên em thấy chữ Siêu Hấp Dẫn này. Đọc lên nghe có gì lấn cấn trong lời nói. Em có cảm tưởng như chữ nghĩa về sau này kém cỏi, vừa tội vừa thương; tội vì nó phản ảnh xã hội qua đời sống hiện tại của người, còn thương vì không biết đến bao giờ... mới khá hơn. Huh
Tiền lãi thế thì cao quá hở chị? Bỏ tiền vào để tiết kiệm cho ai ạ? Không thấy bảng hiệu nói đến.  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: VĂN HOÁ và  NGÔN NGỮ VIỆT
Reply #104 - 19. May 2008 , 13:33
 
phuonghue wrote on 19. May 2008 , 02:24:
Các bạn nghỉ sao về bản quảng cáo này??

...



Hello  PH  , nếu  ở VN  nên  sưu  tầm  thêm  các hình ảnh cac   Nhà Hàng  hay  Cửa  hiệu bán   Quần Ao    có tên  sau  đây  :

Nước Mía  Siêu Sạch ,   Cửa hàng  Cao cấp  ,  Nhà hàng  Đa  Quốc  gia (có  nhiều món  các  nước ), Cửa hàng  Tươi  Sống  ,   v..v...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 17
Send Topic In ra