Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tin Cộng Đồng  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 8 9 10 11 12 ... 29
Send Topic In ra
Tin Cộng Đồng (Read 61649 times)
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #135 - 12. Dec 2009 , 12:05
 
VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

Thông báo về chuyến đi VỀ BẾN TỰ DO 8
Singapore – Bidong (Malaysia) – Kuku & Galang (Indonesia) vào tháng 3 & 4 năm 2010




Kỷ niệm 35 năm định cư hải ngoại Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) sẽ tổ chức chuyến viếng thăm và cầu nguyện đến các trại tỵ nạn cũ ở Malaysia và Indonesia.

Đây là lần thứ 8 kể từ tháng 4.2005 VKTNVN thực hiện các chuyến Về Bến Tự Do với mục đích tưởng niệm những đồng bào vĩnh viễn gửi thân ở xứ người trên đường vượt biển, thăm lại các nơi chốn tạm cư của thời tỵ nạn, thu thập tài liệu – di vật cho Viện Bảo tàng Thuyền nhân VN tương lai và, trong khả năng cho phép, đền ơn đáp nghĩa phần nào cho những cá nhân, tổ chức thiện nguyện quốc tế và quốc gia từng cứu giúp chúng ta trong hoàn cảnh khốn khó.

Chuyến Về Bến Tự Do 8 được dự trù tổ chức vào cuối tháng Ba đến giữa tháng Tư 2010, gồm 3 chặng. Quý đồng hương có thể tham dự toàn phần chuyến đi hoặc có thể tham dự từng chặng:

      
Những chi tiết cần biết về chuyến đi


I- TUYẾN ĐƯỜNG BIDONG:


CHẶNG 1: SINGAPORE – BIDONG (từ ngày 26-3 đến 2-4-2010)

Địa điểm tập trung và chia tay ở Singapore: Khách sạn 81 Palace, đường 16, khu Geylang (tiếng Anh là: Hotel 81 Palace, Lorong 16, Geylang)

Các nhóm từ Hoa Kỳ, Canada và Âu châu nên sắp xếp đến Singapore sau 12 giờ trưa ngày 26.03 (sớm hơn nhóm từ Úc 1 ngày) để dự phòng trường hợp trục trặc giờ chót và có thời gian nghỉ ngơi.

Các nhóm từ Canada và Châu Âu tự mua vé bay đến và đi từ Singapore về nước. Chi phí land-fare đóng cho Ban Tổ Chức (gồm: khách sạn, ăn uống, di chuyển nội địa và visa nhập cảnh) là 930 USD (chưa có cước phí máy bay khứ hồi đến Singapore)

Riêng nhóm từ Hoa Kỳ có giá trọn gói là 1820 USD (qua Travel agent có hợp đồng với VKTNVN ở Hoa Kỳ) Trung tâm Du lịch & Di trú Úc châu:
                                5942 Edinger Ave,
                                Suite 113, Huntington Beach CA 92649,
                                Tel: (714) 213 5376

Nhóm từ Úc nên sắp xếp đến Singapore sau 12 giờ trưa ngày 27.03. Chi phí land-fare là 950 AUD (chưa có cước phí máy bay khứ hồi đến Singapore)

Tất cả các nhóm phải có mặt tại điểm tập trung ở Singapore trễ nhất là 5 giờ sáng 28.03 để khởi hành sang Malaysia.

Về nước: Tất cả các đồng hương tham dự Chặng 1 sẽ check-out khách sạn ở Singapore trễ nhất vào lúc 12 giờ trưa 02.04.2010.

Xin xem thêm Lịch trình chuyến đi và Những chi tiết cần biết hay hỏi đại diện VKTN  tại địa phương.



II- TUYẾN ĐƯỜNG KUKU-GALANG:


CHẶNG 2: KUKU - GALANG từ ngày 30-3-2010 đến 11-4-2010

Địa điểm tập trung và chia tay ở Singapore: Khách sạn 81 Palace, đường 16, khu Geylang (tiếng Anh là: Hotel 81 Palace, Lorong 16, Geylang)

Các nhóm từ Hoa Kỳ, Canada và Âu châu nên sắp xếp đến Singapore sau 12 giờ trưa ngày 26.03 (sớm hơn nhóm từ Úc 1 ngày) để dự phòng trường hợp trục trặc giờ chót và có thời gian nghỉ ngơi.

Các nhóm từ Canada và Châu Âu tự mua vé bay đến và đi từ Singapore về nước. Chi phí land-fare đóng cho Ban Tổ Chức (gồm: khách sạn, ăn uống, di chuyển nội địa và visa nhập cảnh) là 1200 USD (chưa có cước phí máy bay khứ hồi đến Singapore)

Riêng nhóm từ Hoa Kỳ có giá trọn gói là 2.090 USD (qua Travel agent có hợp đồng với VKTNVN ở Hoa Kỳ) Trung tâm Du lịch & Di trú Úc châu:
                                5942 Edinger Ave,
                                Suite 113, Huntington Beach CA 92649,
                                Tel: (714) 213 5376

Nhóm từ Úc nên sắp xếp đến Singapore sau 12 giờ trưa ngày 27.03. Chi phí land-fare là 1.250 AUD (chưa có cước phí máy bay khứ hồi đến Singapore)

Tất cả các phái đoàn phải có mặt tại Singapore trễ nhất là 3g chiều ngày 31-3-2010.

Về nước: Tất cả các đồng hương tham dự Chặng 2 sẽ check-out khách sạn ở Singapore trễ nhất sau 12g ngày 11-4-2010.

Xin xem thêm Lịch trình chuyến đi và Những chi tiết cần biết hay hỏi đại diện VKTN  tại địa phương.


III- TUYẾN ĐƯỜNG BIDONG - KUKU - GALANG:


CHẶNG 3: GỒM CHẶNG 1 + CHẶNG 2 từ ngày 26-3 đến 11-4-2010

Địa điểm tập trung và chia tay ở Singapore: Khách sạn 81 Palace, đường 16, khu Geylang (tiếng Anh là: Hotel 81 Palace, Lorang 16, Geylang).

Ngày đến Singapore: (Xem lịch trình Chặng 1: Bidong, ở trên).

Ngày rời Singapore: (Xem lịch trình Chặng 2: Kuku - Galang, ở trên).

Các nhóm từ Hoa Kỳ, Canada và Âu châu nên sắp xếp đến Singapore sau 12 giờ trưa ngày 26.03 (sớm hơn nhóm từ Úc 1 ngày) để dự phòng trường hợp trục trặc giờ chót và có thời gian nghỉ ngơi.

Các nhóm từ Canada và Châu Âu tự mua vé bay đến và đi từ Singapore về nước. Chi phí land-fare đóng cho Ban Tổ Chức (gồm: khách sạn, ăn uống, di chuyển nội địa và visa nhập cảnh) là 1.960 USD (chưa có cước phí máy bay khứ hồi đến Singapore)

Riêng nhóm từ Hoa Kỳ có giá trọn gói là 2.850 USD. Cần liên lạc với Travel agent có hợp đồng với VKTNVN ở Hoa Kỳ theo địa chỉ ghi trên)

Nhóm từ Úc nên sắp xếp đến Singapore sau 12 giờ trưa ngày 27.03. Chi phí land-fare là 2100 AUD (chưa có cước phí máy bay khứ hồi đến Singapore)

Tất cả các phái đoàn phải có mặt tại Singapore trễ nhất là 5 giờ sáng 28.03 để khởi hành sang Malaysia.

  Về nước: Tất cả các đồng hương tham dự Chặng 3 sẽ check-out khách sạn ở Singapore trễ nhất sau 12g ngày 11-4-2010.

Xin xem thêm Lịch trình chuyến đi và Những chi tiết cần biết hay hỏi đại diện VKTN  tại địa phương.



IV- BẢNG TÓM TẮT & CƯỚC PHÍ CHUYẾN ĐI



Chặng 1: Bidong 7 đêm, 6 ngày (26-3 đến 2-4-10)
Chặng 2: Kuku & Galang 13đêm, 12 ngày (30-3 đến
11-4-10)
Chặng 3: Bidong - Galang - Kuku, 17 đêm, 16 ngày (26-3 đến 11-4-10)

Ghi chú: Ngày đến Singapore tính từ 12g trưa Các nhóm Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu đến ngày 26-3-2010.

Úc châu đến ngày 27-3-2010.  Các nhóm Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu đến ngày 30-3-2010
Úc châu đến ngày 31-3-2010.
Các nhóm Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu đến ngày 26-3-2010.

Úc châu đến ngày 27-3-2010.

Quý đồng hương có thể đến sớm hơn và có thể ở lại sau chuyến đi hoặc đi các quốc gia khác trong vùng đều được (tự trả cho các mục ngoài chương trình)

Xin xem chi tiết tại trang web www.vktnvn.com hay hỏi đại diện VKTN  tại địa phương.
Back to top
 
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #136 - 11. Jan 2010 , 21:42
 
TIN QUAN TRỌNG

Một cựu Đại Tá CSVN hô hào quân dân VN
đứng lên lật đổ Đảng CSVN

   
Thứ Sáu, 08 Tháng 1 Năm 2010 10:22

Cựu Đại Tá CSVN Đào Văn Nghệ, đảng viên Đảng CSVN, đã từng tham gia trận đánh Điện Biên Phủ, tiết lộ nhiều bí mật động trời về Đảng CSVN.
Ông nói rằng Hồ Chí Minh đã tức hộc máu sau khi thất bại trong trận đánh Tết Mậu Thân. Sau đó, Hồ Chí Minh đã chết như thế nào. Tư cách của những tên trùm CSVN như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn...

Xin click vào đường link dưới đây : ( thời gian 1 giờ )
         
   http://www.vietvusa.com/

       ( Rất giá trị xin mời theo dõi , và chuyển tiếp...)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #137 - 20. Jan 2010 , 14:51
 
BIỂU TÌNH VÌ NGUYỄN TIẾN TRUNG Ở LONDON   
   


Một cuộc biểu tình đã diễn ra trước Sứ quán Việt Nam ở London hôm nay, với mục đích phản đối việc Việt Nam đưa Nguyễn Tiến Trung cùng ba người khác ra tòa trong tuần này.

Cuộc vận động do Chi bộ Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ (mà Tiến Trung là thành viên sáng lập) tại Anh Quốc tổ chức. Ngoài những người ở London, một số sinh viên người Việt đang học tại Oxford, Leeds cùng người Việt ở Pháp đã tham dự sự kiện kéo dài ba giờ đồng hồ hôm 19/01.

Mời quý vị bấm vào phần audio để nghe ý kiến một số người tham dự.

Nghe Audio


Theo BBC Radio

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #138 - 22. Jan 2010 , 08:42
 
...
...
...
...
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #139 - 27. Jan 2010 , 20:50
 
Cờ Vàng ngạo nghễ tung bay trong Ngày Lễ Quốc Khánh Úc       
27/01/2010

...



Mời xem:

http://picasaweb.google.com/n.9oo9le/AustraliaDay

http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2059:20...


...

...

...

Lá Cờ Vàng của Cộng Đồng Người Việt Tự Do ngạo nghễ tung bay trong nắng ấm hòa nhập cùng với các cộng đồng bạn để mừng Ngày Quốc Khánh của đất nước Úc.

Lá Cờ Vàng và chiếc áo dài Việt Nam cùng với các lá cờ và những bộ y phục dân tộc, cổ truyền của các sắc dân khác trong đoàn diễn hành đã làm nổi bật tính chất đa văn hóa của nước Úc mang đậm những màu sắc rực rỡ trong một không khí từng bừng vui nhộn của một ngày lễ hội.

Đoàn diễn hành đã được dòng người đứng hai bên đường hoan hô vổ tay hân hoan đón chào ... hy vọng rằng rồi có một ngày lá Cờ Vàng cũng sẽ được tung bay và đón chào trên khắp nẽo đường của đất nước Việt Nam.

Úc Châu, ngày 26-1-2010
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #140 - 16. Feb 2010 , 12:06
 
Liên Hội Người Việt Canada      
Vietnamese Canadian Federation
Fédération vietnamienne du Canada


249 Rochester Street Ottawa, ON; K1R 7M9 CANADA
Tel.: (613) 230-8282; Fax: (613) 230-8281;
Email: vietfederation@yahoo.ca
Website: www.vietfederation.ca

THÔNG CÁO BÁO CHÍ


Liên Hội Người Việt Canada giúp nạn nhân động đất tại Haiti 74 ngàn đô la
&
Cứu trợ nạn nhân hỏa hoạn tại Gatineau 


Liên Hội Người Việt Canada vừa đóng góp một số tiền $37,250.76 cho Hội Hồng Thập Tự Canada và tổ chức World Vision để giúp các nạn nhân trận động đất tại Haiti.  Số tiền này gồm có $13,082.16 do các thiện nguyện viên đóng góp cho Trung Tâm Người Việt Canada, một tổ chức từ thiện của Liên Hội tại Ottawa, và số còn lại do các hội thành viên của Liên Hội tại Sherbrooke, Monttréal, và Toronto lạc quyên và gửi trực tiếp cho hai tổ chức nói trên. 

Với phần đóng góp tương xứng của chính phủ Canada, Liên Hội giúp thêm được $74,501.52 vào quỹ cứu trợ Haiti của Canada.

Ông Nguyễn Thành Danh, Phó Tổng Thư Ký Liên Hội, đã trao số tiền $13,082.13 cho bà Sandra Gillis, đại diện Hội Hồng Thập Tự Canada, trong buổi tiếp tân Tết Canh Dần do Liên Hội và Trung Tâm tổ chức ngày 13-2 tại Ottawa.  Ông Danh tuyên bố như sau: “Với số tiền đóng góp khiêm tốn này, chúng tôi muốn chứng tỏ tinh thần liên đới và chia sẻ những khó khăn với dân chúng Haiti.  Chúng tôi chúc họ gặp nhiều may mắn trong nỗ lực xây dựng lại xứ sở của họ”.

Ngoài việc đóng góp tiền bạc, Liên Hội hiện đang làm việc với một số tổ chức từ thiện và thiện nguyện viên tại Ottawa để giúp cộng đồng Haiti trong việc đoàn tụ gia đình và hỗ trợ các nạn nhân của trận động đất.

Trong buổi tiếp tân, Liên Hội cũng trao một tấm cheque $1,000.00 cho gia đình ông Trần Văn Đinh, bị hỏa hoạn tại Gatineau ngày 1 tháng 2.  Gia đình ông Đinh mới ở Toronto dọn về Gatineau hôm trước, hôm sau nhà bị cháy, mất tất cả tiền bạc, giấy tờ, đồ đạc.  Liên Hội kêu gọi mọi người giúp gia đình ông Đinh bằng cách gửi tiền đóng góp về địa chỉ sau:

Vietnamese Canadian Centre / Gatineau Fire Victims Relief Fund
249 Rochester St.
Ottawa, ON  K1R 7M9.

Trung Tâm Người Việt Canada sẽ cấp giấy biên nhận trừ thuế.

Ngày phổ biến: 15-2-2010
Trần Thiên Ái, Giám Đốc Điều Hành, Liên Hội & Trung Tâm Người Việt Canada
Đ.t. (613) 230-8282, www.vietfederation.ca
Back to top
« Last Edit: 16. Feb 2010 , 12:10 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #141 - 24. Feb 2010 , 20:27
 
TB mời cả nhà xem những hình ảnh của Hội Chợ Tết Hương Mùa Xuân do các em Liên Hội Tuổi Trẻ và các Hội Đoàn tại San Diego tổ chức trong 3 ngày cuối tuần 19, 20 và 21


...


Mời cả nhà vào link dưới đây xem tiếp

http://picasaweb.google.com/lamtiendung0/TetCanhDan?authkey=Gv1sRgCMTTopbjzanIzQ...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #142 - 14. Mar 2010 , 10:17
 
Tẩy Chay "Thực Phẩm Độc Dược" Việt Nam


Chúng ta mua hàng hóa Việt Nam thì người dân Việt có thêm việc làm cũng đỡ khổ, nhưng ăn vào những thứ này thì . . .

...

Thức ăn độc hại VN phải tránh...

XIN HỎI: PHẢI ĂN NƯỚC MẮM THÌ MUA CÁI GIỐNG GÌ? THÁI LAN?


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...


...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #143 - 24. Mar 2010 , 13:55
 
Ông Gốc Việt Thú Tội Bán Dược Thảo Dỏm, Đền 17 Triệu
 

Việt Báo Thứ Hai, 3/22/2010, 12:00:00 AM


SPRINGFIEL, MO. (VB) -- Bán dược thảo dỏm, nhiều người Mỹ gốc Việt bị bắt ra tòa đã thú tội và đồng ý sẽ bổi thường chính phủ liên bang 17,421,059 đô la.

Bản tin Consumer Affairs hôm 21-3-2010 loan tin rằng ông Charles Thảo, 42 tuổi, đã nhận tội trước chánh án Richard E. Dorr vì âm mưu vi phạt Luật Về Thực Phẩm, Dược Phẩm và Mỹ Phẩm, lừa gạt tiền và rửa tiền -- trong vai trò tiếp thị gian lận thuốc bổ dược thảo bán qua Internet với quảng cáo sai trái là dược thảo phụ trợ này có thể ngăn ngừa, chữa trị nhiều bệnh.

Thảo đồng ý giảỉ thể cơ sở kinh doanh Nutrapha Research, LLC, và đồng ý không tái cấu trúc công ty dưới bât1 kỳ tên nào cho kinh doanh tương tự.

Nutrapha và một công ty trước đó thuộc sở hữu của Thảo là Medycinex, chuyên mua dược thảo thuốc phụ trợ và rồi bán lại qua Internet.
Thảo thú nhận rằng ông và vợ, đồng phạm Mai Lor, 25 tuổi, cũng cư dân Springfield, đã hợp đồng với đồng phạm là Tony T. Phạm, 42 tuổi, cư dân Grand Rapids, Mich., để tiếp thị và phân phối thuốc  dược thảo naỳ.

Các bị can  đã quảng cáo rằng 6 loại thuốc của họ bán qua Internet được chứng minh quan thử nghiệm bệnh viện là ngăn ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường, hội chứng đau ruột, bệnh gout, bệnh cao cholesterol, bệnh cao huyết áp (cao máu), bệnh heartburn  (đau ngực), và bệnh tiêu chảy.

Thực tế, không dược thảo nào được  cho thử nghiệm.

Techmedica, xuyên qua Phạm, điều hành nhiều trang web sử dụng kỹ thuật mirror. Khi điều tra viên từ dàn máy điện toán cuả Sở FDA vào xem các trang web do Phạm điều hành, thì trang web hiện lên với ngôn ngữ phù hợp với Luật liên bang  về Luật Về Thực Phẩm, Dược Phẩm và Mỹ Phẩm.
Nhưng nếu sử dụng máy điện toán mà số IP không dò ra từ dàn máy FDA, thì trang web quảng cáo thuốc này nói rằng dược thảo sẽ chữa trị và ngăn cản các bệnh trên.

Thảo đồng ý bồi thường chính phủ 17.4 triệu đô la, là số tiền lời bán dược thảo này, 3 ngôi nhà ở Springfield, 3 xe hơi và tài khoản trong nhiều trương mục ngân hàng.

Theo luật, Thảo còn đối diện với bản án có thể là 20 năm tù liên bang không parole (ra sớm để theo dõi) về tội rửa tiền, và tới 5 năm tù liên bang không parole về các tội khác.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Thiên-Nga
Gold Member
*****
Offline


Đặng-Mỹ

Posts: 968
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #144 - 30. Mar 2010 , 21:28
 

Liên Hội Người Việt Canada
Vietnamese Canadian Federation
Fédération vietnamienne du Canada


249 Rochester Street Ottawa, ON; K1R 7M9 CANADA
Tel.: (613) 230-8282; Fax: (613) 230-8281; Email: vietfederation@yahoo.ca
Website: www.vietfederation.ca

Thông cáo báo chí


Tập san National Geographic đã sửa lại tên gọi quần đảo Paracel Islands (Hoàng Sa)


Ngày 22 tháng 3, 2010 Liên Hội Người Việt Canada đã gửi một điện thư cho Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ để bầy tỏ mối quan tâm về tấm bản đồ Biển Đông do tổ chức này phổ biến, trong đó họ ghi Paracel Islands tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bằng tên Trung Hoa.
Lá thư của Liên Hội góp thêm tiếng nói vào cuộc vận động của Quỹ Nguyễn Thái Học (Nguyen Thai Hoc Foundation, NTHF) ở Hoa Kỳ nhằm kêu gọi đồng bào khắp nơi hỗ trợ thỉnh nguyện thư gửi Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ, yêu cầu họ đính chính sai lầm nghiêm trọng này. Có hơn 10,000 người ký tên vào bản thỉnh nguyện thư. Liên Hội rất vui mừng khi nhận được thư phúc đáp dưới đây của Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ
với một bản cập nhật về thông cáo báo chí của họ trước đây. Bản cập nhật này phản ảnh trung thực tình trạng quốc tế hiện nay của quần đảo Hoàng Sa.
Liên Hội tán dương Quỹ Nguyễn Thái Học và các hội đoàn người Việt khác đã đưa vấn đề này ra trước dư luận quốc tế. Liên Hội cũng hoan nghênh Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ đã có biện pháp thích hợp, đáp ứng được mối quan tâm của người Việt trên toàn thế giới.

Lược dịch bản tin cập nhật của Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ , 25-3-2010

Ủy Ban Chính Sách của Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ vừa họp để thảo luận về chi tiết của vấn đề này. Dựa trên những tin tức và khảo cửu đáng tin cậy nhất, Ủy Ban tìm cách giải quyết một cách độc lập những thay đổi trong tương lai hoặc những điều cần làm sáng tỏ về các bản đồ do Hội phổ biến, cũng như để chỉnh đốn những sai sót nếu có.

Nguyên tắc về cách để tên các hòn đảo Paracel trên các bản đồ của chúng tôi sẽ được thay đổi như sau:
- Các bản đồ thế giới khổ nhỏ: Sử dụng tên thông thường - Paracel Islands, bỏ qua chi tiết về sở hữu chủ;
- Các bản đồ vùng, lục địa, và khu vực khổ lớn: Sử dụng tên thông thường - Paracel Islands. Thêm chú thích về chủ quyền: do Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1974 và gọi là Xisha Qundao; Việt Nam đòi giữ chủ quyền, gọi là Hoàng Sa.

Các nguyên tắc này sẽ được áp dụng trong việc ấn loát các bản đồ của chúng tôi trong tương lai, và sẽ được phản ảnh trên hệ thống liên mạng trong một ngày gần đây.

Ngày phổ biến: 30-3-2010
Ngô Văn Út
Tổng Thư Ký
Liên Hội Người Việt Canada
www.vietfederation.ca
______________________________________________________________________________
Thư của Liên Hội Người Việt Canada gửi Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ


Ottawa, ngày 22-3-2010
Kính gửi ông Chris Jones
Chủ bút Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ
1145 17th Street NW
Washington, DC 20036-4688

Thưa ông,
Tôi viết thư này để trình bầy quan điểm của chúng tôi về bản đồ Biển Đông do quý Hội mới phổ biến, trên đó quần đảo Hoảng Sa được coi là một quần đảo của Trung Quốc.
Thực ra, quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam, và Việt Nam đã quản trị từ cả mấy trăm năm nay, cho tới khi Trung Quốc gửi quân đội sang thôn tính phía đông của quần đảo vào năm 1956 và phía tây vào năm 1974.

Khi trình bầy quần đảo này như một phần của lãnh hải Trung Quốc, quý Hội đã đồng tình với một quốc gia xâm lược thay vì tôn trọng lịch sử thế giới, và ít nhất là giữ một thế trung lập bằng cách dùng danh xưng thông thường “Paracels”.
Hẳn quý Hội còn nhớ, sau khi ông Saddam Hussein gửi quân đội sang xâm chiếm xứ Kuwait vào năm 1990, ông ta đặt Kuwait là tỉnh bang thứ 19 của Irak. Liệu khi đó quý Hội có đồng tình với ông Hussein và gọi Kuwait như ông ta muốn hay không?

Chúng tôi xin quý Hội làm sáng tỏ vấn đề này.

Trân trọng,
Ngô Văn Út
Tổng Thư Ký
Liên Hội Người Việt Canada
www.vietfederation.ca
-----------------------------------------

Thư phúc đáp của Hội Địa Lý Quốc Gia Hoa Kỳ


from Cindy Beidel <cbeidel@ngs.org>
to vcfottawa@gmail.com
date Thu, Mar 25, 2010 at 6:20 PM
subject Recent map of the South China Sea


Thank you for your recent email.
Please see our statement regarding the Paracel Islands:

http://press.nationalgeographic.com/pressroom/index.jsp?pageID=pressReleases_det...

Best,
Cindy
Cindy Beidel
Manager, Communications
National Geographic
Tel. 202.862.5286
Fax 202.828.6679
cbeidel@ngs.org
www.nationalgeographic.com/pressroom
Twitter: @NatGeoScoop


PARACEL ISLANDS STATEMENT

In pursuit of a consistent and accurate Map Policy over the National Geographic Society's 122-year history as a not-for-profit scientific and educational institution, we strive to be apolitical, to consult multiple authoritative sources, and to make independent decisions based on extensive
research. We do not seek to resolve or take sides in recognized disputes regarding territory or names, but to pursue a de facto policy — that is, to portray for any reader or viewer to the best of our judgment the current reality of a situation.

With respect to the Paracel Islands (the traditional name), National Geographic has recognized that this archipelago has been occupied and administered by the Chinese government since 1974, and as a result, the Society recognizes the Chinese name Xisha Qundao as the primary name. This is consistent with our Map Policy. On our regional and other maps of sufficient scale, we specifically also recognize and designate the alternative Vietnamese name Hoàng Sa, and the traditional name Paracel Islands, and include a note indicating that while China occupies and administers the archipelago, Vietnam claims the archipelago as its own. We believe that is the current reality from everything we know.
We have recently received complaints about the particular depiction on our World Map, the scale
of which makes it difficult to include detailed information about a small land mass such as the
Paracel Islands. We have carefully reviewed the situation and recognize that simply denoting the
archipelago with the Chinese name and the word "China" in parenthesis without further
explanation can be misleading and misinterpreted. In the future, we will either provide the additional explanation that is included on our other maps as described above, or we will omit any designation. We hope this better clarifies the de facto situation that is described on our other maps in greater detail.

UPDATE, March 25, 2010:

The National Geographic Society's Map Policy Committee has recently met to discuss this matter in greater detail. Based on the best information and research available, the Map Policy Committee seeks to make independent judgments about future changes or clarifications on its maps, as well as to correct any errors.

The naming conventions of the Paracel Islands on our maps will be revised as follows:

· Smaller-scale world maps: Use conventional name - Paracel Islands; omit possession label.

· Larger-scale regional, continental, and sectional maps: Use conventional name - Paracel Islands.

Expand possession qualifier: Occupied by China in 1974, which calls them Xisha Qundao; claimed by Vietnam, which calls them Hoàng Sa.

These conventions will apply on future printings of our maps, and will be reflected online in short order.

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #145 - 02. Apr 2010 , 07:12
 
 
  Câu chuyện ‘Người gốc Việt, được đặt tên Mỹ, nay đổi lại tên Việt’



      
* Hà Giang/Người Việt
        *


    LOS ANGELES - Chúng tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện của một người đang đi tìm về cội nguồn, sắp bước chân vào “ngôi nhà cội nguồn,” nhưng lòng chợt lo lắng: “Không biết người ta có sẽ chấp nhận tôi? Tôi không có gì để trao lại cả.”

...


    Hình 1 - Cậu bé mồ côi Vũ Tiến Kinh trong buổi hội ngộ tại UCLA, ngày 24 tháng 3, với bác sĩ nhi khoa Barry Halpern, người đã cứu mạng mình cách đây 35 năm, khi vừa được bốc từ viện mồ côi An Lạc qua Hoa Kỳ, lúc mới được vài tháng tuổi. (Hình: Triết Trần/Người Việt)

    Hình 2 - Cậu bé Vũ Tiến Kinh lúc 18 tháng tuổi. (Hình: Vũ Tiến Kinh cung cấp)

    

    
   
Ðại Học UCLA, ngày 24 tháng 3, 2010

    “Tôi mừng sinh nhật tôi mỗi ngày!”
    “Vì tôi không biết mình ra đời ngày nào...”
    “Tôi kỷ niệm ngày 30 tháng 4, vì đó là cái mốc lịch sử gắn liền với đời tôi...”
    “Tôi kỷ niệm cả ngày 12 tháng 4 nữa. Ngày này, tôi được nhận vào phòng cấp cứu của trung tâm y khoa này...”
    “Tôi lại muốn kỷ niệm luôn ngày 19 tháng 11, vì cái vòng đeo tay tôi được đeo từ hồi nhỏ, có dòng chữ “19 tháng 11, 1974.”
    “Tôi không biết cha mẹ ruột mình là ai...”
    “Và tôi cũng chẳng biết gì về nguồn gốc của mình, điều mà đứa trẻ bình thường nào cũng biết.”
    Ðó là đoạn tự thuật của một thanh niên, biết rằng mình chắc chắn gốc gác Việt Nam, nhưng lại chưa bao giờ thực sự cảm nhận đầy đủ nguồn gốc ấy.
    Người thanh niên “biết chắc, nhưng lại không chắc” ấy, tên là Vũ Tiến Kinh.
    Cử tọa, gồm các y tá, sinh viên y khoa, y sĩ, bác sĩ nội trú, và bác sĩ nhi đồng có mặt trong buổi họp, để nghe Kinh nói, bỗng nhiên yên lặng.
    Chỉ trước đó ít phút thôi, họ đã cười rộn rã trước những lời khôi hài của Vũ Tiến Kinh.
    Không khí trong phòng chùng lại. Có những ánh mắt chợt nặng trĩu, long lanh.
    Hôm ấy là một sự kiện đặc biệt. Ðó là một cuộc đoàn tụ, đúng nghĩa. Tất cả bắt nguồn từ sự kiện xảy ra cách đây gần 35 năm, đúng vào những ngày này, của tháng 4.
    Cũng tại đây, 35 năm trước
    Vũ Tiến Kinh đã có mặt tại đây, gần 35 năm trước.
    Nhiều sinh viên y khoa, bác sĩ nội trú và các nhân viên hành chánh của bệnh viện Mattel Children's Hospital, và David Geffen School of Medicine, thuộc trường UCLA, đã mang vào phòng những hộp cơm, để vừa ăn trưa, vừa chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt, và nghe Kinh kể lại chuyện đời mình.
    Câu chuyện mà họ được nghe là cuộc hành trình của một người đi tìm nguồn cội.
    Ngày 12 tháng 4, 1975, chuyến máy bay đưa Kinh, và 219 trẻ em mồ côi khác của viện mồ côi An Lạc, rời khỏi một Việt Nam đang tan tác vì chiến tranh, đã phải hạ cánh gấp xuống Los Angeles.
    Lý do là vì Kinh và gần 20 trẻ sơ sinh khác đã quá yếu, không thể tiếp tục cuộc hành trình đến thẳng Fort Benning, Georgia, nơi các em sẽ được Tressler Lutheran Agency thu xếp tìm gia đình cha mẹ nuôi.
    Bác sĩ nhi khoa Barry Halpern, giờ đây đã 61 tuổi, tóm tắt bảng giám định y khoa do chính tay ông viết, về bệnh nhân Vũ Tiến Kinh, cách đây đúng 35 năm: “Bệnh nhân Vũ Tiến Kinh, khoảng ba tháng tuổi, èo uột, thiếu dinh dưỡng, bị háo nước do bệnh đi tả, bị viêm kết mạc nặng, chốc lở đầy mình.”
    Trước khi chuyển Kinh qua một y sĩ khác, Halpern gửi kèm theo hồ sơ bệnh lý của Kinh một lá thư viết tay, trong đó ông viết: “Em bé này là một bệnh nhân rất thú vị, và chúng tôi ở UCLA rất mong được biết sức khỏe em sẽ tiến triển ra sao trong những tháng ngày tới.”
    Ngày một ngày hai, những “tháng ngày tới” cứ chất chồng.
    Trẻ sơ sinh đến rồi đi, Bác Sĩ Halpern cũng quên mất đi bệnh nhân tí hon “rất thú vị” của mình.
    Bẵng một cái đã ba mươi lăm năm!
    Một hôm ông nhận được thư của một người có cái tên ông chưa bao giờ nghe: Joseph Palmeter - Vũ Tiến Kinh.
    Thư viết:

        “Kính thưa Bác Sĩ Halpern,
        Tên tôi là Joseph Palmeter, Vũ Tiến Kinh, người Mỹ gốc Việt, mà ông, hồi còn là một bác sĩ nội trú tại UCLA có thể đã từng săn sóc vào tháng 4 năm 1975. Ðến từ một chuyến máy bay do bà Betty Tisdale tổ chức, với 219 trẻ mồ côi khác, tôi lúc đó hiển nhiên rất là èo uột. Gần ba mươi lăm năm sau, tôi rất vui có dịp viết thư báo cho bác sĩ biết tôi đã khỏe... Nếu đây đúng là ông, thì Bác Sĩ Halpern ơi, xin bác sĩ nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của tôi.”

    Gửi kèm theo thư của Kinh là bản sao bức thư tay mà Bác Sĩ Halpern đã viết kèm theo hồ sơ bệnh lý 35 năm trước.

    Bệnh nhân “tí hon rất thú vị,” giờ đây đã là một thanh niên, đi tìm về cội nguồn, và đi tìm về ân nhân, của 35 năm trước.

    Bác Sĩ Halpern, giờ đang làm việc với bệnh viện nhi đồng ở Northridge, cho biết đã phải về UCLA để tìm lại hồ sơ bệnh lý của Kinh, rồi từ đó, tìm hiểu về những đứa trẻ đến từ viện mồ côi An Lạc, về nhân vật Betty Tisdale, chủ tịch của cô nhi viện này, và là người đã hết sức cương quyết, vận động tất cả khả năng, ảnh hưởng và tiền bạc của mình để mang hơn 200 cô nhi Việt Nam ra khỏi chiến tranh, đến chốn bình an. Chuyện ấy, đã 35 năm trôi qua!

    Thế rồi, Kinh được gặp lại người bác sĩ ân nhân, để đích thân, trân trọng nói lời cảm tạ trước mặt các sinh viên y khoa, bác sĩ nhi đồng, y tá, và ban quản trị của bệnh viện cũ.

    “Cám ơn bác sĩ đã cứu mạng tôi!”

    “Cám ơn ban quản trị UCLA. Tôi luôn luôn nhớ ơn quý vị, và biết là minh chứng hùng hồn của nền y khoa hiện đại, của tinh thần cứu nhân độ thế và lời thề trước thần Hippocrates của các bác sĩ.”

    Rồi bằng một giọng rất nhỏ, Kinh nói:

    “Tôi rất vinh hạnh tìm được trở về “cánh cửa” đã đưa tôi vào Hoa Kỳ.”Kinh, và câu chuyện đời
    Với lối nói chuyện sắc sảo thông minh, lôi cuốn, dí dỏm, khôi hài, Vũ Tiến Kinh khiến cử tọa lúc thì cười ngặt nghẽo, lúc lại đầy xúc động.
    Kinh kể là sau khi rời UCLA, anh được một gia đình đạo Tin Lành ở Williamsport, một thành phố nhỏ miền vùng quê tại tiểu bang Pennsylvania mang về nuôi dưỡng. Cha mẹ đặt tên anh là Joseph Palmeter.
    Như một người con đi xa về nhà tâm sự với gia đình, Kinh cho biết đã có bằng cử nhân âm nhạc tại Westminster College ở tiểu bang Pennsylvania, và bằng cao học về hòa âm tại Penn State University.
    Anh hiện đang là một thầy giáo dạy nhạc ở Connecticut.
    “Những học sinh bậc trung học của tôi, liên tục dạy tôi ‘những bài học về đức khiêm tốn.’”
    Vừa kể chuyện quá khứ, Kinh líu lo khoe vừa được nhận vào chương trình tiến sĩ về nghiên cứu âm nhạc trong giáo dục, và nghiên cứu tại University of Minnesota Graduate School.
    “Trở thành một chuyên viên ngành giáo dục âm nhạc, để làm tươi sáng cuộc đời của những thanh thiếu niên kém may mắn ở các vùng quê hẻo lánh trên nước Mỹ!”
    Kinh nói về hoài bão.
    “Chúng ta cùng là những người làm việc vì tha nhân.”
    Kinh nói.
    “Bác sĩ thì chữa bệnh cho thể chất con người, âm nhạc và giáo dục thì chữa bệnh cho tâm hồn của họ!”
    Rời khỏi dự định tương lại, Kinh đưa mọi người về quá khứ: “Cha nuôi tôi, ông Palmeter, là một người thợ sửa ống nước. Ông thường nói là ông ‘làm lụng vất vả để con cái không phải vất vả’, và ‘chân lấm tay bùn để con cái không phải chân lấm tay bùn.’”
    Nhưng tiếc thay, Kinh đã phải chia cách với gia đình cha mẹ nuôi từ năm 1994, vì “giữa chúng tôi có vấn đề.”
    “Khoảng 4, 5 tuổi thì tôi biết mình không phải là con ruột.”
    Kinh kể là đã chạy thẳng về nhà hỏi cha mẹ nuôi về chuyện này, sau một buổi học bị một học sinh cùng trường chạy đến bảo: “Ê, thằng kia, mày là thằng Tàu con.”
    “Con có phải là người Tàu không?”
    Kinh hỏi.
    “Cha mẹ không trả lời, và cũng không muốn nói về chuyện đã nhận tôi làm con nuôi.”
    Kinh tâm sự.
    Trong cuộc hành trình tìm gốc rễ của mình, Kinh đi tìm gặp bà Betty Tisdale, hiện đã 87 tuổi, ở tiểu bang Seatle, để biết thêm về cô nhi viện An Lạc, ở Sài Gòn, nơi đã dưỡng nuôi anh vài tháng trước khi anh được mang vào Hoa Kỳ.
    Với anh, buổi đoàn tụ hôm nay, mà anh gọi là trở về “cánh cửa vào đời,” là một dấu mốc quan trọng.
    Cho đến nay, những gì xảy ra bên kia cánh cửa đó, anh không hề biết, và có thể sẽ không bao giờ biết.
    “Nghe nói, tôi đã bị bỏ vào một cái giỏ, rồi mang để ở trước cửa Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.”
    “Bị bỏ rơi từ nhỏ, tôi lúc nào cũng muốn tìm hiểu gốc gác của mình”
    “Mình là ai và từ đâu đến, câu hỏi ám ảnh tôi mãi không thôi!”
    Từ mười năm nay, khi có dịp, Kinh đi khắp nơi và làm thiện nguyện để gặp gỡ người kém may mắn, như những tù nhân ở New York, các cô nhi đói khát tình thương, nằm mẹp trên những cái giường bẩn thỉu ở viện mồ côi, khát khao một chút vỗ về, âu yếm.
    Bước đầu của Kinh trong việc thực hiện ước nguyện trở về nguồn, là chính thức xin đổi tên, từ tên Mỹ Joseph Palmeter để trở về với tên Việt Nam, được ghi trong khai sanh của mình, là “Vũ Tiến Kinh.”
   
Hành trình tìm về cội nguồn

    Kinh biết rằng ngay cả cái tên này cũng không phải là tên thật của anh, mà chỉ là một cái tên do bà Betty Tisdale đặt đại ra. Người ta kể rằng, trong lúc gấp rút lo thủ tục cho các em được lên máy bay, bà phải “chế” ra giấy khai sinh cho hằng trăm đứa trẻ, vì không ai trong cô nhi viện An Lạc có giấy khai sinh trước đó. Người ta kể rằng, trong lúc gấp rút lo thủ tục cho các em được lên máy bay, bà phải “chế” ra giấy khai sinh cho hằng trăm đứa trẻ, vì không ai trong cô nhi viện An Lạc có giấy khai sinh trước đó.
    Bà Betty, khi ấy, đã cho vài chú nhóc, mỗi chú một cái họ “Vũ Tiến...”
    “Dù sao đây cũng là cái tên gần nhất với quá khứ!”
    Kinh nói.
    “Tôi biết bước tới trong cuộc hành trình sẽ là một chuyến về thăm Việt Nam, nhưng không biết bao giờ sẽ thực hiện chuyến đi đó!”
    “Chỉ biết là tối nay, tôi sẽ được đi thăm tòa soạn của nhật báo tiếng Việt lớn nhất tại hải ngoại, và sau đó sẽ được dẫn đi ăn thức ăn Việt Nam ngon nổi tiếng ở Little Sài Gòn.” Vũ Tiến Kinh chia sẻ với cử tọa.
    Và có lẽ cũng để nhắc tôi về những gì tôi đã hứa với anh trên đường đi từ bãi đậu xe của Ronald Reagan UCLA Medical Center đến phòng họp.
    Ðến giờ hẹn, chúng tôi đến đón anh về thăm tòa soạn trước bữa ăn tối.
    Xe chở Kinh đi qua những con đường chính trong Little Saigon. Ngây người nhìn những bảng hiệu bằng tiếng Việt, Kinh buột miệng:
    “Ði qua khu phố của người mình mà không hiểu được tiếng mình, cảm giác lạ thật...”
    “Và, những bảng hiệu này, tôi chỉ nhìn chứ không đọc được, quả là khó chịu.”
    Rồi anh tâm sự rằng, tất cả những điều ít ỏi anh biết về Việt Nam, là biết qua Internet, và qua những gì nghe bà Betty Tisdale kể lại.
    Anh không có bạn Việt Nam, chưa bao giờ nghe nhạc Việt Nam, không đọc được chữ Việt Nam, không nói được một câu tiếng Việt nào, và cũng chưa bao giờ nghe người Việt Nam nói chuyện.
    Anh cũng không biết thức ăn Việt Nam, ngoài một lần ăn “cái món gì cuốn cuốn” do bà Betty Tisdale đãi, và rất muốn biết mặt mũi khu Little Saigon, nơi có hàng mấy trăm ngàn đồng hương của anh đang sinh sống.
    “Chà chà, tòa soạn lớn hơn em hình dung nhiều! Ðúng là tờ báo lớn nhất của cộng đồng!” Kinh nói thế khi chúng tôi bước vào tòa soạn.
    Cầm một tờ báo trên tay, Kinh muốn tôi chỉ cách đọc hai chữ “Người Việt,” rồi hỏi tôi chữ đó có nghĩa gì.
    Chỉ vào Kinh tôi nói: “Người Việt có nghĩa là Vietnamese! Là em, vì em là người Việt.”
    “Là một tờ báo cộng đồng có khó hơn một tờ báo dòng chính nhiều lắm không, và những khó khăn chính là gì?”
    Kinh chợt hỏi.
    “Hỏi tức là trả lời.”
    Tôi cười.
    Rồi tôi kể sơ cho Kinh nghe vài nét về cộng đồng, rằng ở đa số dân ở đây là những người tị nạn Cộng Sản, về ưu tư của thế hệ những người lớn tuổi, những khó khăn trong việc hòa nhập với dòng chính, bất đồng ngôn ngữ, văn hóa khác biệt. Tôi kể chuyện những trẻ em Việt Nam lớn lên ở đây nói không rành tiếng Việt, đôi khi xung đột với bố mẹ vì bất đồng quan điểm, chuyện biểu tình, chuyện nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp nhân quyền, chuyện con trai bóp cổ giết mẹ vì bị ép học làm bác sĩ, chuyện cộng đồng đang căng thẳng về việc tổ chức 30 tháng 4.
    Sau khi chuyện trò với Kinh được vài phút, chủ bút tờ báo nhận xét, rằng “Vũ Tiến Kinh mang tâm trạng của một ‘cô dâu sắp về nhà chồng’; vừa muốn tìm gặp, về lại cội nguồn, lại vừa lo lắng khi sắp sửa gặp được chính cội nguồn ấy.”
    Trên đường đi đến tiệm ăn, Kinh ngập ngừng hỏi tôi: “Cộng đồng sẽ đón nhận em như thế nào hả chị? Em không có gì để ‘offer’ mọi người, ngoài chính mình!”
    “Cộng đồng sẽ dang tay đón nhận em, đơn giản chỉ vì em là người Việt Nam, và sẽ nuôi dưỡng em, vì em muốn tìm về với cộng đồng.”
    Tôi đáp.
    “Có thật không chị?” Kinh nhìn tôi, vừa hoài nghi, vừa hy vọng.
    “Từ từ em sẽ thấy!”
    Tôi nói.
    Ở tiệm ăn, Kinh đòi tôi giải thích và hướng dẫn cách ăn từng món.
    Với Kinh, món gì cũng lạ, cũng ngon miệng. Tôi nhìn Kinh tập gói miếng chả giò vào rau xà lách, kèm miếng dưa leo, mấy lá rau thơm rồi chấm vào chén nước mắm, rồi khen là Kinh rất “có tâm hồn ăn uống.”
    Chúng tôi cười xòa.
    “Ở thời điểm nào thì em bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu về nguồn gốc của mình?”
    Tôi thắc mắc.
    “Không thể nêu ra được một thời điểm cụ thể, chị ạ.”
    “Em suy nghĩ như một người Mỹ, và sống như người Mỹ, nhưng cũng thấy có một cái gì thiếu vắng trong đời.”
    “Em nghĩ em là ‘Amerisan’, vì em mắt xếch và cao quá.”
    Kinh tâm sự.
    “Cũng có thể!”
    Tôi gật gù.
    “Ðôi khi em tự hỏi tại sao lại có người bỏ mình vào một chiếc giỏ mang bỏ đi. Không biết lúc sinh ra em có được ôm vào lòng không?”
    Câu hỏi của Kinh làm tim tôi đau nhói.
    Trên đường về nhà, Kinh buột miệng: “Em vừa cảm nhận rất rõ một sự khác biệt giữa người Mỹ và Ðông Phương!”
    “Người Mỹ rất thực dụng, đối với họ luôn luôn phải có quyền lợi song phương.
    Phải có sự trao đổi.”
    “Còn người Á Ðông mình cư xử có tình.”
    Rồi Kinh nói thêm: “Em biết mình sẽ phải làm gì rồi. Em sẽ về thăm Little Saigon nhiều hơn. Coi như đây là một ngôi nhà thay thế.”
    Vũ Tiến Kinh thừa nhận, đã 35 năm, đây là lần đầu anh biết về Little Saigon, về một cộng đồng của những đồng hương.
    Và, Kinh khẳng định: “Lần về này sẽ không phải là lần cuối.”
    Kinh đang cần, và đang tìm, một “ngôi nhà thay thế.”






Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #146 - 10. Apr 2010 , 22:33
 
TNCV
hoahong.gif:.
Thông Báo: Ủng hộ biểu tình chống vc Nguyễn Tấn Dũng đến Washington D.C.

...


http://www.thanhniencovang.com/cms/TNCV20100402ThongBao.html
Thông Báo: Ủng hộ biểu tình chống vc Nguyễn Tấn Dũng đến Washington D.C.  (Updated)
http://www.thanhniencovang.com/cms/static/images/TNCVmainlogo.jpg
Thanh Niên Cờ Vàng
P.O. Box EI
Garden Grove CA 92842
http://www.thanhniencovang.com
Tel: 714-251-6193
April 8, 2010

Kính gởi quý Đồng Hương Người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản,
Được biết thủ tướng csVN Nguyễn Tấn Dũng, đại diện cho bạo quyền cộng sản Việt Nam, sẽ dự Hội Nghị Quốc Tế Về Hạn Chế Vũ Khí Nguyên Tử (Nuclear Security Summit) tổ chức tại thủ đô Washington, DC, từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 4, 2010.  Để vạch mặt và lên án tội ác của bạo quyền csVN & tay sai bán nước cho tàu cộng, nhóm Thanh Niên Cờ Vàng (TNCV) sẽ đến Washington, DC cùng tất cả Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản vùng đông bắc Hoa Kỳ trực tiếp tham dự cuộc biểu tình nhằm góp tiếng nói thay cho Đồng bào Quốc nội phản đối chế độ cộng sản bán Nước phi nhân, và tố cáo trước công luận thế giới chính sách chà đạp tự do dân chủ và nhân quyền của bạo quyền cộng sản Việt Nam.

1.- Công viên Lafayette trước tòa Bạch Ốc  Thứ Hai, 12/04/2010 @ 5PM  DC  =>  2PM  Cali   =>  4AM (Thứ Ba)  VN
(Là nơi TT Obama tổ chức dạ tiệc khoản đải các vị nguyên thủ và đại diện cao cấp cuả 44 quốc gia tham dự hội nghị)

2.- Convention Center ( 801 Mount Vernon, NW, WDC )  Thứ Ba, 13/04/2010 @ 10AM  DC  =>  7PM  Cali  =>  9PM  VN
(Là nơi Hội nghị Thượng đỉnh của các nguyên thủ và đại diện cao cấp
của 44 quốc gia về an ninh hạt nhân)

3.- Khách Sạn May Flower ( 1127 Connecticut Ave. NW, WDC )  Thứ Tư, 14/04/2010 @ 8AM  DC  =>  5AM  Cali   =>  7PM  VN
(Là nơi Nguyễn Tấn Dủng sẻ đọc diễn văn trước các thương gia Hoa Kỳ)
TNCV củng kêu gọi quý đồng hương cùng đến Washington DC để tiếp tay với các cộng đồng vùng Đông Bắc Hoa Kỳ để vạch mặt và lên án tội ác bạo quyền csVN.   Quý vị ở xa có thể vô trang nhà TNCV @ http://www.thanhniencovang.com để xem truyền hình trực tiếp "LIVE" cuộc biểu tình.  Mọi chi tiết sẽ được cập nhật sau.
PS: Theo như BTC cho biết, vì lý do an ninh cảnh sát có thể cấm những vật cứng như cán cờ v.v., xin quý đồng hương nên mang thêm mũ cờ vàng, khăn choàng cờ vàng, cà vạt cờ vàng v.v.
Trân trọng kính chào,

Nguyễn Phục
Thay mặt Thanh Niên Cờ Vàng
TNCV - http://www.thanhniencovang.com

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #147 - 12. Apr 2010 , 14:24
 


My kính mời cả nhà xem hình ảnh do anh Dũng và Thu Béo chụp trong buổi lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng do hội Ái Hữu Trưng Vương tổ chức ngày o 11/4/2010 tai Santa Ana với sự hợp tác của Liên Truờng.


lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng
Back to top
« Last Edit: 12. Apr 2010 , 14:25 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #148 - 15. Apr 2010 , 20:37
 


Cộng đồng người Việt biểu tình phản đối Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-04-15

Trong số 50 lãnh đạo quốc gia và tổ chức quốc tế tham dự thượng đỉnh hạt nhân tại thủ đô Washington vừa qua, có phái đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu.

...
RFA photo
Đoàn người biểu tình trên đường tới khách sạn The May Flower vào sáng 14/4/2010, nơi ông Nguyễn Tấn Dũng cùng ăn sáng với lãnh đạo các quốc gia tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân.


Mục đích biểu tình


Từ Canada và nhiều bang khắp lãnh thổ Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt đã vượt hàng ngàn kilomet bằng đủ phương tiện tập trung về Washington để biểu tình mỗi ngày, kể từ khi thượng đỉnh khai mạc hôm đầu tuần.
Sức đấu tranh của cộng đồng người Việt, đặc biệt tại vùng tuyến đầu Hoa Thịnh Đốn này, luôn luôn mãnh liệt trong suốt 35 năm qua và sẽ tiếp tục cho tới khi nào đất nước chúng ta có tự do dân chủ và nhân quyền.


Với tư cách trưởng ban tổ chức, ông Đỗ Hồng Anh, chủ tịch cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC - Maryland và Virginia, trình bày về mục đích các cuộc tập họp :

“Biểu tình liên tục trong 3 ngày, từ 12 đến 14 tháng 4. Mục đích chính của cuộc biểu tình là phản đối sự hiện diện của Nguyễn Tấn Dũng, đại diện cho một chế độ bạo tàn. Đối với ngoại bang thì ươn hèn, khiếp nhược, dâng đất nhượng biển, đối với toàn dân trong nước thì dùng bạo lực để dàn áp hết sức dã man. Và chúng ta chứng tỏ cho Nguyễn Tấn Dũng thấy rằng sức đấu tranh của cộng đồng người Việt, đặc biệt tại vùng tuyến đầu Hoa Thịnh Đốn này, luôn luôn mãnh liệt trong suốt 35 năm qua và sẽ tiếp tục cho tới khi nào đất nước chúng ta có tự do dân chủ và nhân quyền.

Và mục đích thứ hai nữa là tố cáo trước công luận thế giới việc cộng sản Việt Nam chà đạp nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo và đàn áp người dân vô tội trong nước. Đó là những mục đích chính mà chúng tôi muốn nêu lên, ngoài ra một mục đích nữa là để chứng tỏ cho đồng bào ở trong nước thấy rằng, cộng đồng người Việt hải ngoại luôn luôn bày tỏ sự đoàn kết, hỗ trợ đồng bào trong nước, cùng trong ngoài hiệp nhau đứng lên lật đổ chế độ cộng sản bạo tàn, mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân trong nước.”


...
Back to top
« Last Edit: 15. Apr 2010 , 20:39 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Tin Cộng Đồng
Reply #149 - 16. Apr 2010 , 15:10
 
Mời xem video từ Youtube

Lại chui vào bằng ngõ sau !!

Biểu tình chống Thủ Tướng Việt cộng Nguyễn tấn Dũng tại Washington DC khi ông ta đến khách sạn Mayflower dự buổi ăn sáng do Hiệp Hội Doanh Nhân US-ASIAN khoản đãi


Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 8 9 10 11 12 ... 29
Send Topic In ra