Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Ngủngáy và hộichứng ngừngthở khingủ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Ngủngáy và hộichứng ngừngthở khingủ (Read 1091 times)
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3542
Gender: male
Ngủngáy và hộichứng ngừngthở khingủ
23. Mar 2007 , 23:39
 
NGỦ NGÁY VÀ HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ DO TẮC NGHẼN ĐƯỜNG THỞ

Tác giả : Thạc sĩ. BS. TRỊNH MINH CHÁNH

...


Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở (Obstructive Sleep Apnea Syndrome: OSAS) mới được biết đến trong vòng bốn thập kỷ qua. Triệu chứng đặc trưng nhất của OSAS là ngủ ngáy. OSAS không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người khác ngủ cùng giường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số trường hợp tử vong đột ngột vào ban đêm trong lúc ngủ có liên quan với OSAS. Trước đây, OSAS thường ít được quan tâm. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và xã hội, hội chứng này ngày càng được quan tâm hơn và đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên ở Việt Nam, OSAS vẫn chưa được các bệnh nhân và cả thầy thuốc ghi nhận hoặc hiểu biết đầy đủ.


...


OSAS là gì?


OSAS là một sự suy yếu của giấc ngủ và rối loạn hô hấp được định nghĩa như sự ngừng thở 10 giây, ít nhất 5 lần trong 1 giờ ngủ.


Nguyên nhân nào gây ra OSAS?


Ngày nay, các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên được xem như là nguyên nhân chính gây OSAS. Ngoài ra có vài tình trạng bệnh lư khác cũng liên quan với OSAS. Trong quá trình ngủ, các cơ của cơ thể được giãn ra và có thể làm cho các mô thừa lấn vào đường hô hấp trên (nền của miệng, mũi và họng) vốn dĩ đã hẹp càng hẹp thêm, làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở khi ngủ. Hậu quả gây ra tiếng ngáy khi ngủ và làm giảm độ bão hòa oxy máu, sau đó là gây ngừng thở.


Khi sự hô hấp bị gián đoạn bởi sự tắc nghẽn của đường thở, cơ thể phản ứng lại bằng cách tự đánh thức đủ để bắt đầu cho việc thở trở lại. Sự đánh thức này có thể xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm nhưng không đủ để làm thức tỉnh bệnh nhân ở mức độ ngủ nông (giai đoạn I, II). Do đó họ vẫn không nhận biết tiếng ngáy của chính mình. Sự ngạt thở (choking) và sự thở hổn hển (gasping) có liên quan một cách đặc biệt với OSAS. Những người bị OSAS thường không có một giấc ngủ ngon, do sự ngưng thở lặp đi lặp lại và sự tự đánh thức làm bệnh nhân mất giai đoạn ngủ sâu (giai đoạn III, IV) và giai đoạn REM (rapid eye movement), dẫn đến sự mệt mỏi cả ngày mạn tính và stress tim mạch lâu dài.

Các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên và những tình trạng liên quan với OSAS:

- Ngạt mũi

- Khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn.

- Quá phát amiđan.

- Lưỡi lớn và đầy.

- Họng miệng và hạ họng hẹp do niêm mạc và mô dưới niêm mạc quá dày.

- Hàm nhỏ (micrognathia).

- Hàm đưa ra sau (retrognathia).

- Xương móng thấp hơn bình thường.

- Béo phì.

- Hội chứng Down.

- Suy giáp.

- Bệnh to cực (acromegaly).

- U, phẫu thuật ung thư và tia xạ ở mũi họng gây phù nề hoặc xơ sẹo.


OSAS gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

OSAS có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Việc ngủ ngày (daytime sleep) quá nhiều, kém hoạt động, sự gián đoạn của giấc ngủ bình thường sẽ dẫn tới sự gia tãng đáng kể trong tai nạn giao thông (gấp 7 lần người bình thường). Qua thời gian dài, OSAS liên quan với nguy cơ cao của cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Thêm vào đó, tiếng ngáy và sự gián đoạn thở có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của những người ngủ cùng giường với bệnh nhân. Sự chứng kiến một cơn ngưng thở có thể là nỗi ám ảnh đáng sợ bởi bệnh nhân OSAS thường có biểu hiện ngạt thở (suffocating). Do đó những người ngủ cùng giường nên thuyết phục bệnh nhân đi khám bệnh.

...
Những ai dễ bị OSAS?


Kết quả từ một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 1/3 nam và gần 1/5 nữ có ngủ ngáy thường xuyên bị OSAS ở những mức độ khác nhau, trong đó gần 1/3 trường hợp có biểu hiện OSAS trầm trọng. Những người béo phì bị ảnh hưởng nhiều hơn (với khoảng 1/3 bị OSAS trầm trọng). đàn ông thường bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ, có lẽ do bị béo phì nhiều hơn phụ nữ.

Chẩn đoán OSAS như thế nào?

- Khai thác bệnh sử

Với những người nghi ngờ bị OSAS, cần tập trung vào mức độ của tình trạng thiếu ngủ, kém hoạt động và những dấu chứng, triệu chứng nghi ngờ có liên quan đến rối loạn này. Ngủ ngáy và sự ngưng thở thấy được khi bệnh nhân ngủ là tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá. Xác định ngủ ngáy liên tục, ngắt quãng hoặc chỉ ở một số tư thế là quan trọng. Hỏi người ngủ chung giường với bệnh nhân cũng là yếu tố giúp cho việc chẩn đoán. Những trường hợp nhẹ hơn, biểu hiện tắc nghẽn đường thở xảy ra hầu như trong khi nằm ngửa, trong khi đó nằm nghiêng hoặc sấp thì không. Những dấu hiệu khác bao gồm: tiền sử tăng cân, sử dụng thuốc, rượu hoặc các chất giảm đau khác và một tiền sử về rối loạn giấc ngủ. Những vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, bệnh thần kinh cũng nên được xem xét chi tiết. đồng thời cũng cần đánh giá mức độ ngủ ngày, buồn ngủ trong khi làm việc, lái xe hay xảy ra tai nạn, thay đổi nhân cách, kém tập trung, rối loạn chức nãng tình dục. Xem xét thời gian của giấc ngủ, khởi phát ngủ và chất lượng ngủ là manh mối quan trọng.

- Khám lâm sàng

Mục tiêu chính của khám lâm sàng là xem xét toàn bộ những yếu tố nghi ngờ về giải phẫu gây tắc nghẽn đường thở và ghi nhận những tổn thưõng tại chỗ để sửa chữa. Cấu trúc sọ mặt của bệnh nhân OSAS là thông tin rất quan trọng. Ngạt mũi thường gặp do quá phát cuốn mũi cũng thường gặp ở những bệnh nhân OSAS. Thở miệng khi ngủ rất hay gặp. Tuy nhiên, không thể kết luận thở miệng là hoàn toàn do ngạt mũi.

Khám họng, hạ họng thường được các bác sĩ tai mũi họng quan tâm nhằm tìm kiếm những nếp niêm mạc thừa dày lên ở hạ họng, lưỡi gà và khẩu cái mềm. độ sâu và rộng của hạ họng, sự quá phát của amidal cũng được xem xét.

Hàm tụt ra sau, hàm nhỏ, lưỡi lớn có thể gặp.

Nội soi ống soi mềm có ích trong việc đánh giá đường thở của bệnh nhân OSAS.

Bệnh nhân cũng cần làm thêm một số xét nghiệm như: EEG, EMG, ECG, EOG, oxymetry, SaO2 < 85% cần đặc biệt chú ư, SaO2 < 60% biểu hiện OSAS nặng, X-quang sọ mặt...

...

Vấn đề điều trị OSAS hiện nay


- điều trị nội khoa

Bệnh nhân cần tránh sử dụng rượu, các thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần, một số thuốc kháng histamine và các thuốc chống động kinh đặc biệt vào ban đêm. Ngay cả một số thuốc điều trị cao huyết áp ức chế beta hoạt động ngắn cũng có thể làm OSAS nặng thêm. Thuốc thường được sử dụng để điều trị OSAS là Protriptyline, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao. Nếu OSAS do nguyên nhân về giải phẫu, các thuốc hoàn toàn không có hiệu quả.

Sự lên cân là yếu tố liên quan đến sự gia tăng nguy cơ và độ trầm trọng của OSAS, có thể do sự lắng đọng mô mỡ trong đường hô hấp trên. Do đó nỗ lực giảm cân được xem như là một phương pháp điều trị hỗ trợ.

Thở oxy hỗ trợ có thể hữu ích trong thời gian ngắn nếu các cách khác không có tác dụng.

Một phưõng pháp điều trị không phẫu thuật quan trọng nhất là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (continuous positive airway pressure: CPAP). Hàng đêm, trong khi ngủ, bệnh nhân mang một mặt nạ được nối với một máy bơm đẩy không khí vào mũi ở áp lực cao đủ vượt quá sự tắc nghẽn trong đường thở và kích thích cho thở bình thường. CPAP có hiệu quả cao, cải thiện trong 100% trường hợp, ngoại trừ vài trường hợp tắc mũi nặng. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân cảm thấy bất tiện khi đeo mặt nạ, có cảm giác bị nhốt (claustrophobic) hoặc gây khó chịu.

Các phương pháp khác như nẹp răng hàm (orthodontic splints), dụng cụ giữ lưỡi, kèn mũi (nasal trumpets) đã được báo cáo là thành công nhưng vẫn không được chấp nhận rộng rãi.

- điều trị phẫu thuật trong OSAS

Mở khí quản được ghi nhận như là tiêu chuẩn vàng trong điều trị OSAS nặng và vẫn còn hiệu quả cao. Tuy nhiên tiêu chuẩn mới có lẽ là CPAP. Mở khí quản hữu ích đối với những bệnh nhân không chịu được hoặc không hiệu quả với CPAP.


Từ năm 1981, phẫu thuật tạo hình lưỡi gà - khẩu cái - họng (uvulopalatopharyngeoplasty: UPPP) đã được giới thiệu để điều trị OSAS, đây là phẫu thuật cắt lưỡi gà, một phần khẩu cái mềm, amidal và có thể các mô thừa khác trong họng. UPPP giúp cải thiện đáng kể với OSAS nặng (khoảng 50%). Những bệnh nhân bị OSAS nặng được cải thiện triệu chứng nhưng có thể vẫn tiếp tục có sự ngưng thở và mất bão hòa oxy đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã không cho thấy có bất kỳ sự cải thiện nào đối với tỷ lệ tử vong với UPPP, như xảy ra ở những bệnh nhân được mở khí quản hoặc CPAP.


Phẫu thuật treo xương móng nhằm làm rộng đường thở ở nền lưỡi được giới thiệu là khá thành công, đặc biệt nếu phẫu thuật kết hợp với UPPP và phẫu thuật ở mũi. Phẫu thuật xương hàm trên và dưới bằng sliding ostiotomies cũng giải quyết được những bất thường về giải phẫu gây ra OSAS.


Tắc nghẽn mũi một phần hoặc hoàn toàn có thể làm tăng thêm OSAS nhưng hiếm khi là nguyên nhân duy nhất. Giải quyết ngạt mũi đơn thuần thường không hiệu quả trong OSAS mà thường có tác dụng hơn trong ngừng thở nhẹ, ngủ ngáy mạn tính hoặc khi sử dụng kết hợp với các loại phẫu thuật đường thở khác.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngủngáy và hộichứng ngừngthở khing
Reply #1 - 15. Feb 2009 , 04:53
 

           
Phương Pháp Chữa Bệnh Mất Ngủ Mới Nhất
     



Muốn khỏe mạnh về thể lý cũng như tinh thần, chúng ta cần phải ngủ. Giấc ngủ đem cơ thể và trí óc chúng ta trở lại bình thường sau những giờ hoạt động và cho chúng ta đủ thời gian nằm mộng trong giấc ngủ REM để có thể giữ được trí nhớ, xúc cảm và học hỏi. Nếu bị thiếu ngủ, bạn rất dễ bị nhiễm trùng, cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường. Bạn cũng sẽ gây ra lỗi lầm khi đang làm việc, khó hồi phục khi bị căng thẳng , khó học và nhớ, bứt rứt khó chịu và trầm cảm.


Phương pháp chữa bệnh mất ngủ mới nhất

Bs. Nguyễn Thị Nhuận

Giấc ngủ là một điều cần thiết bậc nhất cho con người. Mới đây đài CBS có đưa lên màn ảnh câu chuyện một em bé 3 tuổi không thể ngủ được từ lúc mới sinh, nếu cho uống thuốc thì chỉ ngủ chừng 2 giờ mỗi ngày.

Đứa bé khóc lóc kèo nhèo suốt ngày. Và khỏi nói thì các bạn cũng hình dung được cha mẹ em bé bèo nhèo đến mức nào vì không được ngủ mà phải trông chừng con suốt đêm ngày. Cho đến khi em bé được định bệnh bằng MRI là mắc một chứng xương sọ chật đè vùng óc và được giải phẫu chữa khỏi.

Số người bị bệnh mất ngủ ở nước Mỹ (và có lẽ ở mọi nơi trên thế giới) rất cao. Cho đến gần đây, họ thường phải dùng thuốc ngủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới và những khảo sát về giấc ngủ đã cho thấy thái độ của chúng ta đối với giấc ngủ và một vài thói quen thường là nguyên nhân của bệnh mất ngủ. Thay đổi thái độ và thói quen sẽ làm ta ngủ dễ hơn.

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Muốn khỏe mạnh về thể lý cũng như tinh thần, chúng ta cần phải ngủ. Giấc ngủ đem cơ thể và trí óc chúng ta trở lại bình thường sau những giờ hoạt động và cho chúng ta đủ thời gian nằm mộng trong giấc ngủ REM để có thể giữ được trí nhớ, xúc cảm và học hỏi.

Nếu bị thiếu ngủ, bạn rất dễ bị nhiễm trùng, cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường. Bạn cũng sẽ gây ra lỗi lầm khi đang làm việc, khó hồi phục khi bị căng thẳng , khó học và nhớ, bứt rứt khó chịu và trầm cảm.

Cái hại của thuốc ngủ

Thuốc ngủ có thể phải được dùng tạm thời - và rất có ích - trong trường hợp đang bị đau đớn quá độ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loại thuốc ngủ đã được cơ quan FDA công nhận được dùng vĩnh viễn.

Dù vậy, một số thuốc ngủ chỉ nên được dùng vài ngày tới vài tuần vì chúng có thể gây ra nghiện. Nhiều người vì thế đã dùng thuốc ngủ rất lâu và ngày càng dùng liều tăng cao vì thuốc bớt hiệu nghiệm theo thời gian..

Thuốc ngủ còn có thể:

-Che giấu nguyên nhân chính của việc mất ngủ, thí dụ như bệnh trầm cảm, bệnh tim, suyễn hay bệnh Parkinson. Bệnh nhân vì thế không được chữa trị đúng bệnh.

-Tác dụng cộng hưởng với các chất khác thí dụ như rượu đưa đến hậu quả nguy hại, ngay cả cái chết.

-Gây ra cảm giác dật dờ không tỉnh táo hoặc mất ngủ nặng hơn ngày hôm sau .

-Có thể đưa đến bệnh cao huyết áp, chóng mặt, yếu ớt, buồn nôn, lẫn, mất trí nhớ tạm thời.

-Gây ra vài hành động kỳ quái như mộng du, ăn thật nhiều, ăn cắp vặt... mà bệnh nhân không nhớ đã làm.

Chữa bệnh bằng phương pháp nhận thức (cognitive behavioral therapy)

Cognitive behavioral therapy tạm dịch là "chữa bằng nhận thức" ngày càng được coi là một phương pháp chữa mất ngủ hiệu nghiệm thay thế cho thuốc ngủ, có thể dùng ngay cả cho người bị mất ngủ nặng hay kinh niên.

CBT gồm những cách chữa giản dị ngắn hạn, trước đây đã được dùng để chữa một số bệnh tâm thần như trầm cảm, cơn sợ hãi, bồn chồn, rối loạn ăn uống và nghiện ma túy. Nhiều nghiên cứu cho thấy những yếu tố tâm lý và cách cư xử của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong bệnh mất ngủ và CBT có thể rất hiệu nghiệm. Một xét nghiệm về những cách trị mất ngủ do cơ quan American Academy of Sleep Medicine thực hiện năm 2006 đã cho thấy rằng CBT có thể giúp tìm được giấc ngủ và lợi ích này có thể được duy trì một thời gian dài. CBT có thể giúp hầu như tất cả mọi người kể cả người lớn tuổi đã từng uống thuốc ngủ nhiều năm, người có trở ngại thể lý như như bệnh "chân rung bất thường" (restless leg syndrome), và những người bị bệnh mất ngủ nguyên thủy đã bị mất ngủ cả đời. Một điều đáng nói là tác dụng của CBT kéo dài lâu. Một năm sau CBT, đa số bệnh nhân vẫn còn giữ được hiệu quả của nó và ngủ ngon hơn trước. Hơn nữa, CBT lại không có tác dụng phụ.

Tác dụng của CBT

CBT giúp chúng ta thay đổi những ý nghĩ và hành động khiến ta không ngủ được. CBT dựa trên nguyên tắc: cách chúng ta nhận thức và hành động ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận.

Phần nhận thức của CBT dạy chúng ta nhận ra và thay đổi những tin tưởng sai lạc đã ảnh hưởng đến khả năng tìm được giấc ngủ. Thí dụ, bạn có thể đã tin tưởng rằng bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày thì mới làm việc được. Thực ra có thể chỉ 7 tiếng cũng là đủ cho bạn. Chữa bằng nhận thức cũng đưa ra cho biết những nhận thức sai lạc về thời gian bạn thực sự ngủ. Người bị mất ngủ thường đã ngủ nhiều giờ hơn là họ tưởng.

Phần "cư xử" của CBT giúp thay đổi phần óc chủ động chu kỳ ngủ-thức của bạn. CBT chú trọng đến những hành động khiến chúng ta mất ngủ, thí dụ như không vận động thân thể hoặc uống những thức có chứa chất caffein trước khi ngủ.

Thông thường, bệnh nhân được chữa mất ngủ bằng CBT cần 4 tới 8 lần chữa kéo dài khoảng 30 phút với một chuyên viên chữa mất ngủ. CBT thường gồm có những phần như sau:

-Kiểm soát nhận thức và tâm lý trị liệu: Giúp chúng ta kiểm soát hay loại bỏ những ý nghĩ và lo lắng tiêu cực khiến ta mất ngủ. Cách chữa này cũng giúp ta loại bỏ những ý tưởng và lo ngại sai lạc về giấc ngủ, thí dụ như một đêm mất ngủ sẽ khiến bạn bệnh nặng.

-Giới hạn ngủ: Cách này giúp bạn bỏ bớt thời gian nằm trên giường mà không ngủ, khiến bạn thèm ngủ dễ hơn.

-Tỉnh thức thụ động: Bệnh nhân tránh tất cả những cố gắng tìm giấc ngủ, mục đích để loại bỏ những bứt rứt bạn có thể cảm nhận khi buồn ngủ dễ dàng.

-Kiểm soát những kích thích: Cách này giúp bạn bỏ những gán ghép tiêu cực mà bạn đã có với môi trường ngủ và tạo điều kiện cho một phản ứng thuận lợi với việc vào giường ngủ. Thí dụ bạn sẽ được hướng dẫn để nghĩ đến giường ngủ là để dành riêng cho việc ngủ và sex.

-Tập thói quen ngủ tốt: Cách chữa này sửa đổi những thói quen sống ảnh hưởng đến giấc ngủ thí dụ như hút thuốc hay uống quá nhiều cà phê hoặc rượu trễ trong ngày cũng như không vận động thân thể thường xuyên. Nó cũng dạy bạn cách làm sao dễ ngủ hơn thí dụ như thư giãn 1 hay 2 giờ trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm.

-Tập thư giãn: Giúp bạn thư giãn để loại bỏ những khuấy động khiến bạn khó ngủ. Có thể gồm có thiền, thôi miên và thư giãn các bắp thịt.

Biofeedback: Phương pháp này đo lường những dấu hiệu thể lý như độ căng bắp thịt và tần số sóng não với mục đích giúp bệnh kiểm soát được chúng.

Muốn dùng CBT hiệu nghiệm, chuyên viên chữa trị có thể phải dùng nhiều cách khác nhau. Điều cần ghi nhớ là bệnh nhân phải thực tập đều đặn và một vài cách có thể làm bạn không ngủ được trong thời gian đầu. Kiên nhẫn thực tập, bạn sẽ có kết quả.

Mất ngủ có thể là triệu chứng của một bệnh khác


Mất ngủ thường có liên hệ đến những bệnh khác như trầm cảm, nghiện thuốc, hoặc một bệnh về giấc ngủ. Do đó, bệnh nhân nên được khám nghiệm giấc ngủ kỹ lưỡng để được chữa đúng.

Tìm nơi giúp đỡ

Cơ quan Americam Academy of Sleep Medicine đã thành lập một tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận những chuyên viên chữa mất ngủ bằng CBT. Chúng ta có thể lên trang web của cơ quan này để tìm ra những chuyên viên đã được chứng nhận.

Tuy nhiên hiện nay không có đủ số chuyên viên và vùng bạn ở có thể không có chuyên viên CBT. Mỗi chuyên viên cũng có thể có cách chữa và thời gian chữa trị khác nhau. Ban có thể phải tìm kiếm một thời gian để có được một chuyên viên tốt và có thể bắt đầu bằng cách tìm ra danh sách các trung tâm về giấc ngủ trên web của National Sleep Foundation. Nếu không thể tìm ra chuyên viên vùng mình ở, bạn có thể xin được chữa qua điện thoại với một chuyên viên ở xa.

Ngoài ra bạn có thể mua sách và CD về CBT để tìm hiểu và thực tập cho đến khi tìm được chuyên viên chữa bệnh cho bạn.

Lời từ chối trách nhiệm (Disclaimer): Những bài viết trong mục "Sức Khỏe" chỉ nhằm mục đích chỉ dẫn tổng quát, không thể dùng thay thế sự chăm sóc của bác sĩ hay nhân viên y tế. Độc giả cần tham khảo thêm với bác sĩ của mình khi bệnh.



Back to top
« Last Edit: 15. Feb 2009 , 04:57 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra