Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 ... 12
Send Topic In ra
ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA (Read 18124 times)
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3547
Gender: male
ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
25. May 2007 , 15:59
 
...

ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA: THƠ KỈNH CHỈ




Tác giả là cố bác sĩ Kỉnh Sĩ Phan Văn Hy (1980 – 1970), một nhà nho, một lương y, một nhà thơ và cũng là một nhà cách mạng lão thành từ thập niên 30. Thi phẩm độc đáo này là một công trình tập hợp sưu khảo đồ sộ do đại gia đình của tác giả thực hiện rất công phu với sự tiếp tay của con cháu và bằng hữu liên hệ mật thiết với tác giả từ quốc nội ra đến hải ngoại trước vá sau 1975. Tập thơ được trình bày rất trang nhã, khiêm tốn, không màu sắc sặc sỡ xen kẽ với những tấm hình của các thi gia đương thời ở miền núi Ngự sông Hương mà sau biến cố tưởng chừng như tuyệt bản, do chính bàn tay của hai người cháu đặc biệt chăm sóc kỹ lưỡng và thận trọng là GS Ngô Thị Vân và NS Ngô Thị Vĩnh hợp lực cùng quý vị tên tuổi trong đại gia đình họ Phan thực hiện.



Thi tập dày 312 trang gồm 3 phần rõ rệt:

Phần mở đầu giới thiệu với những cây bút tên tuổi từng ngưỡng mộ Tiên sinh như: Hoàng Trọng Thược, Hà Thượng Nhân, Tôn Nữ Hỷ Khương, Tôn Thất Kỳ và Lê Văn Lân.


Phần thứ hai là phần chính của tập thơ, gồm có 292 bài có tiêu đề rõ rệt (có đoạn một tiêu đề gồm nhiều bài phụ bổ túc. Nếu kể theo tiêu chuẩn này thì số bài thơ trong tập sẽ tăng lên hơn 300 bài). Đây là phần cốt yếu chủ lực toàn tập vì tập hợp tất cả những bài thơ đủ thể loại (từ ca trù, hát nói đến song thất lục bát, đường luật…) do Tiên sinh làm trong khoảng thập niên 20 – 70. (Bài đầu tiên xuất hiện vào năm 1920. Bài cuối cùng: xuân Canh Tuất 1970, khi bệnh nặng).


Phần phụ bản là những trang thủ bút cùng những văn hán tự – do chính Tiên sinh thảo ra từ hoa tay trước khi ly trần. Nét bút như phượng múa rồng bay


Xen kẽ trước đó là phần thơ điếu gồm những bài thơ phúng viếng, ai biếu ngày Tiên sinh tạ thế của bạn bè họ hàng thân thích ruột thịt, con cháu…kỷ niệm 100 năm ngày húy nhật của Tiên sinh đã được tổ chức hạn chế trong vòng bà con, thân mật. Và đó cũng là thời điểm Thi Phẩm "Thơ Kỉnh Chỉ" chào đời vào hạ tuần tháng 7/1998.


Với tư cách là một người ngoại cuộc nhưng vốn chịu ơn cứu tử muôn đời của Tiên Sinh từ lúc lọt lòng mẹ ở Phủ Hải Lăng, Quảng Tri , bằng tài hèn sức mọn, tôi vẫn liều lĩnh đánh trống qua cửa nhà sấm viết đối giòng tiếp nhận sau hơn một năm trời đọc Tiên Sinh với hơn nửa đời người sau khi Tiên Sinh vắng bóng. Tôi không có tham vọng tiếm quyền một nhà phê bình vốn dành cho các học giả tên tuổi. Và chăng, Marcel Proust đã nói: " Phê bình một tác giả qua một tác phẩm chẳng khác nào nói về một người mà ta chỉ gặp có một lần ngắn ngủi thôi." Vì thế mỗi lần giở thi tập "Thơ Kỉnh Chỉ" ra là tôi chỉ muốn lắng nghe tiếng người ngày xưa ở bên trới miền lạc cảnh vọng về mà thôi.


Tôi không có cái may mắn là vinh dự được gọi Người bằng mỹ từ "Dượng Đốc Hy", "Chú Đốc Hy", "Cậu Đốc Hy"…như những người thân cận. Nhưng Người là vị thầy thuốc đầu tiên trong đời tôi, đã độ sinh tôi từ nhỏ. Rồi sau này lớn lên, hình như có duyên nợ buộc chặt, tôi lại được Người tặng cuốn hồi ký bất hủ "Mon Père M’a Dit…" của Eleanor Roosevelt (Lời Cha Trối Trăn…) với những lời khuyên bảo vàng ngọc. Nhờ đó mà tôi thành tài. Nhờ đó mà tôi thành nhân. Và cũng nhờ đó mà ngày nay tôi mới đủ can đảm ngồi viết những dòng này để tạ ơn Người.

Những bài thơ Tiên Sinh làm đều được thai nghén khai sinh từ cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50, cho mãi đến năm 1970 là người Tiên sinh quy tiên mới hết, nghĩa là trong thời điểm nhà Nho đã đến hồi mạt vận. Nhắc lại quá khứ bao giờ cũng buồn, nhất là quá khứ vàng son rực rỡ một thời của thế hệ Nho học ở buổi giao thời cũ mới, khi mà kẻ sĩ đã tự thấy mình cáo chung, lạc hậu, hết còn chỗ chân đứng. Trong tinh thần đó, nhà thơ Tú Xương của dòng sông Vị đã từng tâm sự, than thở:

"Sông kia rày đã lên đồng
Nơi làm nhà cửa nơi trồng ngô khoai.
Đêm nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình mà tưởng tiếng ai gọi đò."


Nhà Nho đã giật mình. Nhà thơ đã giật mình, vì từ lâu cứ tưởng dư âm hiển hách của thời đại mình đang còn có kẻ trọng vọng, ngưỡng mộ và luyến tiếc như người sang sông "đang lên tiếng gọi đò". "Gọi đò" hay gọi đến một thời đại huy hoàng đã vắng bóng? Thôi hết rồi những chuyến đò ngang đầy tình khứ lưu trong nắng chiều, trong sương sớm trong những kỳ chợ phiên. Thôi hết rồi cô lái đò duyên dáng với nụ cười hồn nhiên. Bởi vì tất cả đã lắng sâu chìm lĩm vào đáy mồ dĩ vãng. Bởi vì đồng ruộng đã nổi lên những nhà cửa và ngô khoai la liệt.


Nhưng Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy vẫn muốn trở lại nguồn, vẫn tìm về với vẻ đẹp xưa muôn nét kiều diễm. Chính trong tinh thần vọng cổ đó, Tập thơ Kỉnh Chỉ đã đem đến cho tôi tất cả những tinh hoa của người xưa cô đọng qua những dòng thơ chứa đựng, sâu sắc.


Nơi đây không có tình yêu vay mượn, khoc lóc sướt mướt như các thi sĩ đương thời: Tản Đà 19 tuổi say mê giai nhân.


Kỉnh Chỉ đã thấy rõ cuộc đời hư ảo, tất cả chỉ là giấc mộng kê – vàng, nhưng thi nhân đã nuôi ảo mộng đẹp đẽ rồi cuối cùng thành hư không. "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên." Nghĩa là hoài bão của người trai thời loạn sống ích cho nước co dân bằng cách dấn thân trên đường cách mạng (lập chiến khu Ba Lòng ở Quãng Trị để bài phong, đả thực, chống cộng) và chính trị (tham gia chính phủ Quốc Gia đương thời với những chức vụ trọng yếu như Tỉnh Trưởng Quảng Trị, rồi Tổng Trưởng bộ Cựu Chiến Binh). Muốn thực hiện hoài bão đó của mình, Tiên Sinh đã dứt khoát chấm dứt mọi hệ lụy vương giả. Về hoàn cảnh này, Tôn Nữ Hỷ Khươngđã viết về Tiên Sinh: "Sinh thời, không những chỉ Quãng Trị là chỗ quê nhà, hầu như những miền đất cụ Kỉnh Chỉ đặt chân tới, cụ đều có thơ, và may thay, ngày nay các con cháu đều lưu giữ được: Hà Nội, Huế, Đà Lạt, Phan Rang, Pleiku, Kontum, Cheo Reo, Đèo Ngang, Nha Trang, Sài Gòn…ngay cả khi thăm điện Versailles và vãng cảnh tháp Effeil ở Paris hay hồ Leman ở Genève, Thụy Sĩ và những cảnh đẹp ở thành Rome, Ý, cụ cũng để lại những vần thơ thắm thiết. Aáy là bởi bên trong con người bác sĩ nhân hậu này còn có một thi sĩ đa tình". Vậy căn cứ ở lập luận này, ta có thể chia sự nghiệp thơ phú của "Thi Sĩ Đa Tình Kỉnh Chỉ" ra làm 4 thời kỳ:


THỜI KỲ NHẬP THẾ, CỐNG HIẾN CHO ĐỜI CÔNG, NGẪU HỨNG, TỰ VỊNH PHỤ THUỘC TỪNG ĐỊA PHƯƠNG:

Năm 1929, đổi về công tác tại đồi núi Cheo Reo, gần Trường Sơn, Tiên Sinh viết:

Một thầy một tớ đến Cheo Reo
Đường xá xem ra thật hiểm nghèo
Lội xuống lòng khe, khe lại suối
Leo lên sườn núi, núi rồi đèo.

Ướt đầm áo dạ cơn mưa bấc,
Lạnh thấm xương sườn ngọn gió heo.
Đã biết công danh là bánh vẽ
Cười mình sao vẫn cứ đèo queo.

Vào thời điểm đó, kẻ sĩ đã mấy ai thoát ra khỏi vòng danh lợi? Vì ở trong một quỹ đạo của guồng máy nên Tiên Sinh không thể làm chi khác hơn được mà cứ phải "đèo queo" nên đôi lúc giải buồn với bầu rượu túi thơ – một phương tiện cơ hữu của các bậc thâm nho ngày xưa – ở nơi "khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn muối":

Rượu uống li bì mấy bữa nay,
Say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi say.
Ơ hoài xứ mọi buồn như chết,
Vắng hẳn tin nhà nhớ đã quay.

Nằm suốt năm canh không thể ngủ…

Tình hoài hương đã nổi dậy mãnh liệt trong tâm tư thi nhân nên khi về công tác ở huyện Hương Hóa, Tiên Sinh tự hỏi lòng:

Tiện đây xin hỏi non sông ấy
Thay đổi bao lần có nhớ chăng?

Ngoài ra những hình ảnh đơn sơ, tầm thường hàng ngày mà thiên hạ hầu như không để ý tới, vẫn là những đề tài hấp dẫn để Tiên Sinh ngẫu hứng đề thơ:

Người ngồi, người kéo đều người cả,
Có khác nhau chăng một chữ thì. (Vịnh Người Kéo Xe, 1931)

To đầu mà chạy thật đà mau,
Chỗ gọi rằng xe, chỗ gọi tàu. (Vịnh Xe Lửa, 1932)

Mụ vợ cà lơ tay ẵm bồng,
Chồng cà lơ nó áo quần không. (Giữa Quốc Lộ 9 gặp một gia đình cà lơ đưa nhau đi)

Gặp một tin thời sự nóng hổi, như Nam Kinh thất thủ năm 1937 rơi vào tay Nhật, Tiên Sinh cũng động lòng:

Nghe nói Nam Kinh, Nhật lấy rồi,
Trăm năm Trung Quốc thế là thôi…

…Hơn thua đều cũng người Đông Á
Sợ lạnh răng vì bởi hở môi.

Rồi Tiên Sinh đâm ra lo buồn cho sự thế đảo điên đã bắt đầu Thế Chiến thứ hai:

Xóm giềng sao nỡ hiếp chi nhau,
Đức hiếp Ba Lan, Nhật hiếp Tàu…

…Không biết gian tham là lậm mạt.
Trèo cao càng lắm té càng đau.

Nhưng rốt cuộc, mối tình hoài hương vẫn là thắm thiết hơn cả, nên Tiên Sinh vẫn không bao giờ quên miền sông Hương núi Ngự với người bạn thơ kết nghĩa Đào Viên: cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Hội trưởng làng thơ Hương Bình Thi Xã:

Gần năm năm chẵn, chẳng về kinh,
Nhớ cảnh sông Hương, núi Ngự Bình…

…Nhớ chị chèo đò, O bán hến,
Nhớ bao nhiêu chuyện bấy nhiêu tình. (Nhớ Huế, 1938 )

Chẳng hay trong nớ yêng vui gì, (yêng có nghĩa là "anh" ở Huế)
Em ở ngoài này buồn quá đi…

…Công danh họa bỉnh còn đeo mãi,
Văn tự đôi đường có ích chi,
Lui tới tuy người quen biết cả,
Nước non ai đó bạn Chung Kỳ (Nhớ Thúc Giạ II-I- 1938 )

Rồi Tiên Sinh lại liên tưởng đến thân phụ tôi là cụ cố Sa Minh Tạ Khúc Khải, một người bạn thơ đồng liêu hồi còn ở Quãng Trị (1947). Khi ba tôi đổi về Huế giữ chức vụ chánh án Tòa Sơ Thẩm, Tiên Sinh có làm một bài thơ "Tiễn Đưa" (tiếc rằng tài liệu đã bị thất lạc, hơn nửa thế kỷ rồi còn gì?) mà ngày nay tôi không nhớ được. Tôi chỉ còn nhớ vài câu trong một bài đường luật ba tôi đáp lễ Tiên Sinh:

Nhớ bạn làng Thi Quãng Trị

Nhớ ai, ai có nhớ ta chăng?
Nhớ hộc dài đông mấy chẳng ngang…

…Thi ngâm cồn Sải, giòng Hương dội (Sải là tên cồn cát ở QT)

Rượu rót sông Hàn, Bến Ngự hăng (sông Hàn là sông Thạch Hãn chảy ngang qua tỉnh Quãng Trị. Hồi đó Tòa Sơ Thẩm Huế đóng trong một cao ốc tọa lạc ở Bến Ngự)

Trận lụt năm Giáp Thìn năm 1953 ở Huế là một trận lụt to nhất trong lịch sử cố đô. Mưa bão liên miên, nước bạc dâng lút nóc nhà. Kỳ thi tú tài bán phần năm ấy tại Huế phải bị đình chỉ một tuần, sau khi mới thi ngày đầu (3 ngày). Bộ Giáo Dục ở Sài Gòn đánh công điện hỏa tốc giao toàn quyền cho GS Phạm Đình Ái, Giám Đốc Nha Học Chánh Trung Phần toàn quyền quyết định đề thi và mở lại ngày thi sau khi học sinh đã hoàn tất "chống lụt".

Tiên Sinh đã tức cảnh, lo sợ thiên tai, buồn cho thân phận nên đã gời ba tôi một bài thơ:

Trời đất dường như nổi bệnh khùng,
Tai ương giáng xuống nửa miền Trung.
Của thời mất sạch, người thì chết.
Lụt thiệt to mà bão thiệt hung.

Thây xác đọt cây treo lủng lẳng,
Cửa nhà giòng nước nổi lung tung.
Ai là vua Vũ đời nay nhỉ?
Trị thủy xin ra giúp sức cùng. (Buồn Bão Lụt 1953)

Sau đó ba tôi cũng làm một bài thơ gởi lại Tiên Sinh mà ngày nay tôi nhớ không trọn:

Dập dồn mưa gió mấy ngày đêm,
Lụt đã đầy sân lại lút nền.
Cỏ cú không làm mà sạch bách,
Xương rồng chẳng kiếm nổi huyên thiên…

…Lân lý can qua (?) vách đọ thuyền… (Lụt năm Thìn 1953 ở Huế)

2. THỜI KỲ CÔNG DU ÂU CHÂU, THĂM VIẾNG NƯỚC PHÁP

Trong thời gian này, đến nỗi nơi vãng cảnh (tức sinh tình!) Tiên Sinh đều ghi lại kỷ niệm bằng những nét đan thanh: những đô thị phồn hoa, ánh sáng kinh thành đều được Tiên Sinh miêu tả rất đầy đủ, nhất là kinh đô ánh sáng Ba Lê:

Tàu bay muôn dặm tiếng ù ù,
Già tới Ba Lê chỗ tít mù.
Âu Á non sông tầm mắt khách,
Bể trời mưa gió tiếng mùa thu.

Rợn mây lộn xộn trò vô định,
Đường sá e dè cuộc viễn du.
Nước cũ làng xưa đâu đó nhỉ,
Xa trông những luống chạnh lòng sầu. (Đến Ba Lê 1954)

Nhưng trong người Tiên Sinh vốn tiềm ẩn một lòng chung thủy với quê cha đất tổ nên cảnh vàng son rực rỡ nơi xứ người, Tiên Sinh không bao giờ quên mình chỉ là người lữ khách và luôn luôn huớng về quê nhà, như người bạn chung tình luôn luôn tưởng nhớ đến người yêu bé nhỏ xa cách muôn trùng, mặc hco giàu sang cám dỗ, nửa đêm bỗng thức giấc động lòng cố quốc:

Khách Việt chưa từng mùa lữ thứ,
Đất Âu thiệt lắm vẻ phồn hoa.
Vì lòng cố quốc còn cay đắng,
Nên chén tha hương ít mặn mà.

Quảng Tri ai về cho nhắn hỏi,
Bến Hiền Lương cũ những ai qua. (Nằm Nhớ Quảng Trị, 1954)

Nặng lòng cố quốc, tình hoài hương canh cánh bên lòng, ngày mãn nhiệm công du, lên đường "Trở Về Nước" ngày 27/10/1954, Tiên Sinh đã làm ngay bài thơ này với hai câu kết thật đậm đà như một lời nhắn nhủ của bậc đàn anh đi trước:

Đôi lời dặn bảo đàn em bé
Sắc đẹp đồ ngon món thuốc mê.

Bởi vì:

Bơ sữa dồi dào những tiệc khách,
Muối dưa hẩm hút cũng mùi quê. (Trở Về Nước, 1954)

Thì ra câu nói của người xưa trong sách vỡ lòng "Quốc Văn Giáo Khoa Thư": "Chốn Quê Hương Đẹp Hơn Cả!" vẫn còn có giá trị vĩnh cữu muôn đời, như một khuôn vàng thước ngọc cho những ai không muốn mất gốc, đồng hóa vào văn hóa ngoại lai xứ người. Và lời khuyên của Tiên Sinh là một lời thiết tha răn dạy đàn hậu tiến nên người . người đọc liên tưởng đến "Gia Huấn Ca" của Nguyễn Trãi, và những bài thơ "nhắn gởi bạn trẻ" "chúc phường hậu tử tiến mau" của Phan Bội Châu, ông già Bến Ngự trong những ngày cuối đời ở Huế.

Về nước, Tiên Sinh Kỉnh Chỉ lại tiếp tục sự nghiệp văn chương với những vần thơ lai láng trữ tình cugn các bạn làng thơ vong niên đương thời ở khắc các tỉnh miền Trung và Tiên Sinh luôn luôn đi tiên phong trong lãnh vực sáng tác cũng như trong các buổi hội Tao Đàn xướng họa.

CUNG ĐÀN XƯỚNG HỌA:
Đáp lễ thân hữu, khóc bạn từ trần, họa đề thơ do bạn ra…là những thú vui độc đáo tao nhân mặc khách của Tiên Sinh.

Được tin thân phụ tôi dời về cư ngụ tại vùng Tân Thuận bên kia cầu, Tiên Sinh vội vã đến viếng thăm (1964). Ba tôi liền ra đề thơ "Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây", Tiên Sinh liền đại diện phái đoàn thi hữu làm ngay một bài thơ đường luật để lưu niệm ngày ba tôi chính thức hồi hưu:

"Đề do cụ Sa Minh ra khi các thi hữu định tháng sau qua hội ngâm tại nhà cụ ở Tân Thuận. Vậy có bài này để tặng cụ." (thủ bút)

Dù chưa thật phải cảnh đào nguyên,
Tân Thuận nơi đây đất nước hiền.
Khách tới để thăm người ẩn dật,
Chủ mừng như gặp bạn thần tiên.

Kho đầy trăng gió cần chi của,
Túi sẵn thi văn lựa phải tiền.
Khen cụ Sa Minh, tài lựa chỗ
Nửa phần thành thị nửa điền viên. (Tháng ba xuân Gíap Thìn 1964)

Ba tôi có họa lại để đáp lễ Tiên Sinh. Bài hoạ này có in trong thi tập "Suối Lòng Khuya" do hội Khổng Học Sài Gòn của cụ Nguyễn Trác xuất bản năm ấy. Tiếc rằng tác phẩm này cùng những văn phẩm khác của ba tôi đều bị tuyệt bản vì chiến dịch "Xóa bỏ văn hóa đồi trụy, thiêu hủy tàn tích Mỹ Ngụy" do sở Văn hóa của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phát động tại Sài Gòn năm 1976.

Cụ Thảo Trì mời Tiên Sinh ra Vũng Tàu thăm tân gia, Tiên Sinh liền họa vần "Chơi Vũng Tàu" của cụ, có câu:

Đồ sộ mấy đường nhà lẫn phố,
Mênh mông muôn dặm nước in trời.
Nghiêng bầu thi rượu say lòng khách,
Nghĩ cuộc binh đao ngán chuyện đời.

Hôm ấy những người bơi dưới nước,
Thật tình yêu nước được bao người.

Càng đi sâu vào thế giới thơ Kỉnh Chỉ, người ta đã có một nhận xét chung là từ tình hoài hương đến lòng yêu nước, tình yêu quốc gia dân tộc, Tiên Sinh đã gắn bó rất chặt chẽ như bóng với hình, nhất là hai câu cuối ở bài trên; ở đây người đọc luôn luôn cảm thấy tinh thần ái quốc nơi Tiên Sinh thật cao tột đỉnh trời. Bất cứ cảnh vật nào ở ngoài đời trong lúc ngâm vịnh cũng làm Tiên Sinh chạnh nhớ đến thân phận người dân nhược tiểu của một tiểu quốc chậm tiến nhưng lúc nào cũng muốn vươn lên không ngừng, như lời than tâm sự của một thi sĩ thế kỷ trước:

Trạnh lòng cố quốc nghĩ mà đau.

Thử hỏi cảnh nước mất nhà tan, bị thực dân Pháp đô hộ gần 1 thế kỷ mà không đau lòng sau được? Kẻ sĩ thời loạn như Tiên Sinh thời đó tuy đầy thiện chí và lòng dũng cảm của một bậc trượng phu mà cũng đành chịu bó taychờ thời. Thôi đành gởi gấm ký thác tâm sự mình qua những vần thơ bóng bẩy vậy. Vì thế người ta đã không lạ gì khi thấy trong thơ Kỉnh Chỉ luôn bàng bạc nỗi ưu tư thời đại, hậu thiên hạ chi lạc." (Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Tấm thân già của Tiên Sinh khi nhìn cảnh bể dâu chỉ biết giỏ những giòng lệ thương cảm:

Đời như thế đó, dân như thế
E phải rơi nhiều lệ bể dâu. (Chán Thế Sự 10/12/1964)


Có nhiều lúc Tiên Sinh chán đời:

Tuổi bảy mươi lăm thấy cũng vừa,
Sống hoài sống hủy, bực mình chưa…

…Trời không bắt chết đi cho khỏe,
Có ích chi đâu cái sống thừa. (Chán Đời, 1964)

Nhưng sau đó lại trở nên lạc quan yêu đời tha thiết:

Đã sống thì sao lại bảo thừa,
Cuồc cờ thế sự định hay chưa…

…Tám mươi ông Lữ câu sông Vị,
Chả nhẽ nay mà chịu kém xưa. (Không Chán Đời, 10/12/1964)

Những bài thơ Tiên Sinh làm trong thời kỳ này, phần lớn là để họa lại những bài do bạn làng thơ xướng ra như các cụ Quỳ Ưu, Đông Xuyên, Vân Đình Tôn Thất Bàng, Thảo Trì, Diên An, Tôn Thất Mạnh Danh…; hoặc khóc bạn như cụ Đông Viên Phạm Duy Toại:

Vạch đất khó theo người đức sĩ
Kêu trời mà khóc bạn văn chương…

…Thấy cảnh vườn đông nay vắng chủ,
Mắt già chan chứa lệ tang thương… (Khóc cụ Đông Viên Phạm Huy Toại, 1965)

"Mắt già chan chứa lẹ tang thương" chính là Tiên Sinh đã khóc cho chính thân phận mình, thân phận người dân chất phác của một nước nhuợc tiểu với bao thăng trầm của lịch sử khi mượn cớ khóc bạn vậy. Và "nước mắt già" đó đã vơi đi cùng năm tháng cho đến khi Tiên Sinh tuổi đã xế chiều ở cuối đời thì cạn hẳn không còn khóc được nữa.

Cũng ở trong thời điểm này, trội hơn hết là phần xướng họa với người bạn già tâm đắc nhất đời là cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị ở Huế, mà Tiên Sinh xem như tri kỷ có một không hai trên đời. Để dẫn chứng, tôi nghĩ không gì thiết thực hơn là trích lại những cảm nghĩ của một "nhân chứng sống" đã viết về Tiên Sinh: "….Với riêng tôi và gia đình tôi, cụ Kỉnh Chỉ mà thiếu thời tôi thường gọi là "Chú Đốc Hy", đã như một người chí thiết trong gia đình…có một tình cảm thiêng liêng mà càng lớn lên tôi càng khám phá, chiêm nghiệm sâu sắc hơn, là được chứng kiến tình bạn thơ, tình anh em chí thiết, bền vững giữa chú Đốc Hy với thầy tôi, cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

"Năm 1925,nhân nhận được bức chân dung thầy tôi gửi, cụ Kỉnh Chỉ đã xúc động viết:

Phương trời nhận được bức chân dung
Trân trong yêu đương kể chẳng cùng
Hôm sớm như gần ông bạn cũ
Bút nghiên càng nặng mối tình chung

Quan Sơn ngàn dặm nhà xa ngái
Vạn Thọ đôi đường nỗi nhớ nhung
Nhắn bạn cố đô chờ đợi đó
Ngày xuân sẽ có hội tao phùng.

"Năm 1928, từ Pleiku, cụ Kỉnh Chỉ làm bài thơ Hoài Cảm gởi cụ Thúc Giạ, thầy tôi. Bài thơ có hai câu kết:

Dẫu cho ngọn bút thần tiên nữa
Khó vẽ cho ra một chữ "Tình"

"Thầy tôi lập tức phúc đáp, họa lại với hai câu kết:

Dẫu ai có thuốc hay chi nữa
Khôn chữa cho ai một chữ tình.

"Có lúc người ta tưởng Thúc Giạ với Kỉnh Chỉ là đôi tình nhân tâm đầu ý hợp. Anh hỏi, em trả lời, kẻ xướng người họa, hai nhưng thơ quấn quít bên nhau trong tâm tưởng: tình bạn, tình thơ ấy vượt không gian và thời gian đẹp mãi…" (Tôn Nữ Hỷ Khương: Niềm thương gói trọn mấy vần thi)

Vâng, đúng như vậy, thưa bạn. Tâm tình của Kỉnh Chỉ vì quá đẹp nên đã tồn tại mãi với thời gian để rồi ngày nay chúng ta mới có dịp thuởng ngoạn những vần điệu vô cùng sáng chói như hào quang kim cương hổ phách.

Tiếc rằng có những vần điệu Tiên Sinh làm trong thời gian ở chiến khu ở Ba Lòng, Quảng Trị (một miền cận sơn nước độc, phía Tây sát dãy Trường Sơn) và trong thời gian tham chính đã bị thất lạc, hoặc gia đình chưa kịp cập nhât hóa, bổ túc trong kỳ xuất bản này. Tuy nhiên tôi còn nhớ khi ra Huế thăm ba tôi, sau khi nhận chức Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh , Tiên Sinh đã đọc cho ba tôi nghe một bài thơ đường luật đối đáp lại bài "Vịnh Tào Tháo" của Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm mà tôi chỉ còn nhớ hai câu kết vì nó quá sâu sắc, bao hàm hai nghĩa:

Cười đời chê Tháo là tôi nịnh,
Tôi nịnh như Ông mấy mặt à?

Đọc lên, hai cụ lấy làm đắc ý lắm. Ba tôi cứ tấm tắc ngợi khen mãi và đã khoanh tròn bằng mực son (ý nói xuất sắc nhất) hai câu này.

THÂN PHẬN CUỐI ĐỜI

Những ngày cuối đời của Tiên Sinh thật là êm ả như giòng Hương lặng sóng những chiều cuối thu ở Huế. Tiên Sinh đã tìm thú vui nơi cửa thiền để ngày đêm nghe câu kinh tiếng kệ quanh áng hương trầm với tiếng chuông mõ đồng vọng trong hư vô. Tiên Sinh đã tự vịnh; để rồi sau đó khóc người bạn tri kỷ đã sớm vội lìa trần để Tiên Sinh đơn độc trước cuộc đời:

Đã chục năm rồi tuổi cổ hy
Vài mươi năm nữa tuổi kỳ di.
Hết duyên càng khỏi lo già lắm,
Biết đủ nên không sợ thiếu gì,

Nội ngoại bốn đời đông cháu chắt
Quan sơn ngàn dặm có thê nhi.
Riêng mình chẳng ước mong chi cả,
Chỉ ước mong đời chẳng loạn ly. (Vịnh tám mươi tuổi, 1969)

Một biến cố tình cảm khá quan trọng trong thời gian này là người bạn vong niên của Tiên Sinh là nhà thơ Thúc Giạ bỗng đột ngột từ trần. Tiên Sinh buồn vô hạn như vừa đánh mất một vật báu trên đời. Tôn Nữ Hỷ Khương đã viết như sau: "Năm 1961, khi tiễn thầy tôi đi vào cõi vĩnh hằng, chú đốc Hy đã khóc thầy tôi bằng ba bài thơ thống thiết:

Ôn lại tập thơ "Tình Thúc Giạ"

Bao dòng chữ mực bấy dòng châu

…Thơ nào tả hết nỗi lòng đau
Mỗi một câu thơ một chuỗi sầu
Quá nhớ nên thường tìm ở mộng
Có thiêng xin hãy chứng cho nhau."

Một kỷ niệm cuối cùng giữa Tiên Sinh với ba tôi thuở sinh tiền đã làm cho tôi phải ứa lệ mỗi lần nghĩ tới là một chiều chớm đông năm 1965, nghe tin ba tôi đau nặng, tôi tức tốc về Sài Gòn thăm thì đã thấy Tiên Sinh đang ngồi cạnh giường an ủi ba tôi với những lời đậm đà tâm huyết: "Thế hệ bọn mình đã làm tròn bổn phận với nhà, với nước; bây giờ nếu có chết đi cũng không còn tiếc nuối ân hận gì nữa. Mình đã hoạt động để dành cho con cháu sau này, trên mọi lãnh vực văn chương cũng như chính trị …"

"… Để Dành Cho Con Cháu Sau Này…" Ôi lời nói của Tiên Sinh cách đây gần nửa thế kỷ mà tôi vẫn tưởng chừng như mới hôm qua ở nhà cụ bà Phan Thị Vinh, ái nữ của Tiên Sinh với gia đình hai người cháu ngoại GS Ngô Thị Vân và NS Ngô Thị Vĩnh. Và chính những người này đã thực hiện lời di chúc của Tiên Sinh năm xưa để bằng mọi giá cho ra đời Thi Tập "Thơ Kỉnh Chỉ", một tài liệu rất sáng giá cho công trình tham khảo tương lai của những người làm văn học sử ở hải ngoại, đúng như lời kết luận của bác sĩ Lê Văn Lân: "Tôi hy vọng chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu thêm Tập Thơ Kỉnh Chỉ, di sản quý báu không những riêng cho hậu duệ của Tiên Sinh mà la của tất cả chúng ta." (Lê Văn Lân: Di Cảo "Thơ Kỉnh Chỉ")




Thay cho lời kết, tôi muốn được nói lên một cảm nghĩ cuối cùng trước khi gấp cuốn Thơ Kỉnh Chỉ lại và trang trọng đặt lên tủ đứng: Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính mình, Tiên Sinh đã bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên văn đàn Việt Nam cũng như trên chính trường nước nhà tiền thập niên 50 vậy. Tiên Sinh làm thơ rất tự nhiên, thành thật xuất phát tự đáy lòng, nghĩ sao nói vậy, viết vậy, bay bổng nhẹ nhàng. Không văn hoa cầu kỳ, không bí hiểm cao siêu, trau chuốt. Bạn sẽ thất vọng và vỡ mộng nếu bạn muốn tìm nơi đây một chút khách sáo bóng bẩy. Bởi vì con người Kỉnh Chỉ vốn mực thuóc khuôn phép có sẵn. Bạn không tin ư? Xin mời bạn thưởng thức mấy vần bi ai dưới đây rất đặc thù của những hậu duệ Tiên Sinh muốn theo gót Người:

Nhớ ơn dưỡng dục suốt đời con
Ba mất nhưng hình dáng vẫn còn,
Mười chín năm rồi xa cõi tục
Một trăm năm chẳn tuổi vàng son.

Trên trời Ba, Mạ, Me cùng Mệ,
Dưới đất chắt, chiu, cháu với con.
Họp mặt hôm nay chung tiệc nhỏ,
Quỳ dâng chén rượu đến hương hồn.

Hồn thiêng mãi mãi ngự trong con
Thương nhớ bao xuân cũng vẫn còn.
Chín chữ cù lao ơn dưỡng dục,
Những lời răn dạy giá vàng son.

Muôn năm phước đức còn dành lại,
Thọ hưởng bao đời với cháu con.
Gương tấc chưa đền ơn biển cả,
Xuân lai thành kính niệm hương hồn.

Phan Thị Vinh, thứ nữ, California




Đêm nay ngồi nhớ đến ông tôi,
Người ông yêu kính đã xa vời
Bao năm cách biệt nơi trần thế,
Hình ảnh ông tôi vẫn chẳng rời

Vẫn thoáng hiện về trong giấc mộng,
Nên nhẹ đau lòng hận biệt ly
Ông tôi Y sĩ vừa Thi sĩ
Tài đức đem ra cứu cõi đời,

Văn chương hạ bút lưu nhân thế,
Con cháu nào ai theo kịp Người.

Cháu ngoại Ngô Thị Vân






Thưa bạn, đến đây chắc bạn cũng đồng ý với tôi rằng nhà thơ, nhà lương y Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy đã vắng bóng từ 1/3 thế kỷ qua nhưng tinh hoa của Người vẫn mãi lưu truyền hậu thế để rồi đàn hậu duệ và bằng hữu bốn phương rơi rớt còn lại ở hải ngoại đã góp nhặt tinh hoa ấy lần lượt cống hiến cho đời sau những áng thơ bất hủ và :

Họp mặt hôm nay chung tiệc nhỏ,
Quỳ dâng chén rượu đến hương hồn.

Nhưng hỡi ơi, hương hồn Người ở xa quá, ở tận trên cõi Thiên Đường chưa có dịp về đây chứng giám "Con cháu nào ai theo kịp Người". Đường về cõi phúc ở nước nhược non bồng thênh thang rộng mở đẹp như bồng lai tiên cảnh, không có đạn mìn, hầm chông như ở hạ giới, đang đón chào những ai đang muốn nối gót Tiên Sinh. Vậy hương hồn Tiên Sinh có linh thiêng xin mời về đây chứng giám.

Trong niềm hi vọng vô biên đó, tôi thành tâm thắp nén hương lòng nguyện cầu Tiếng Thơ Bên Trời Của Người sống mãi trong tâm hồn đàn hậu duệ để an ủi con cháu trên bước đường lưu vong.

Am Sông Tô, xứ Mặt Trời Mỹ Quốc, 5/6/00
Phụng Hồng
Back to top
« Last Edit: 08. Nov 2011 , 12:25 by phu de »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3547
Gender: male
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #1 - 25. May 2007 , 21:12
 
...

Vịnh Người Kéo Xe



Công việc phu xe chẳng khó gì
Người không đi nổi kéo người đi
Giả làm tôi mọi cho qua buổi
Đánh đổ công hầu cũng có khi

Võng giá cạnh tranh nơi phố xá
Phong trần lem luốc cả tu mi
Người ngồi người kéo đều người cả
Có khác nhau chăng một chữ thì

Kỉnh Chỉ
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #2 - 26. May 2007 , 04:45
 
Quote:
...

Vịnh Người Kéo Xe



Công việc phu xe chẳng khó gì
Người không đi nổi kéo người đi
Giả làm tôi mọi cho qua buổi
Đánh đổ công hầu cũng có khi

Võng giá cạnh tranh nơi phố xá
Phong trần lem luốc cả tu mi
Người ngồi người kéo đều người cả
Có khác nhau chăng một chữ thì

Kỉnh Chỉ


Xin anh PD từ từ đăng thêm những bài thơ của cụ Kỉnh Chỉ, nha anh. Đọc thơ cụ thấy ngày xưa các cụ dùng lời thơ vô cùng xúc tích. Chỉ dùng một dòng chữ là đặt cả ý tình, tâm tư vào đấy  8)

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3547
Gender: male
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #3 - 06. Nov 2011 , 20:09
 
Dau Do wrote on 26. May 2007 , 04:45:
Xin anh PD từ từ đăng thêm những bài thơ của cụ Kỉnh Chỉ, nha anh. Đọc thơ cụ thấy ngày xưa các cụ dùng lời thơ vô cùng xúc tích. Chỉ dùng một dòng chữ là đặt cả ý tình, tâm tư vào đấy  8)


Xin phép Cô Vân để em rinh tập thơ Kỉnh Chỉ vô cho cả nhà đọc.
Cám ơn Cô.
EmPD

-------------------------------





...

Tập thơ số 1

Tập thơ số 2

Tập thơ số 3

Tập thơ số 4

(Bấm vào góc trái hoặc góc phải để đọc trang kế tiếp)
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13016
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #4 - 06. Nov 2011 , 21:42
 
phu de wrote on 06. Nov 2011 , 20:09:
Xin phép Cô Vân để em rinh tập thơ Kỉnh Chỉ vô cho cả nhà đọc.
Cám ơn Cô.
EmPD

-------------------------------





...

Tập thơ số 1

Tập thơ số 2

Tập thơ số 3

Tập thơ số 4

(Bấm vào góc trái hoặc góc phải để đọc trang kế tiếp)

Than goi Phu De ,
Co khong biet noi gi de dien ta dươc su biet on cua Co va Dai Gia Dinh Kinh Chi doi voi Phu De. Day la mot mon qua quy gia ma Phu De da tang cho dai Gia Dinh Kinh Chi noi chung va Co noi rieng.
Trong tap tho nay khi in ra co nhieu cho sai , gia dinh cua Co da phai sua lai tung trang trươc khi goi di bieu moi ngươi , tuy nhien van con nhieu loi , nho cac bac am hieu dinh chinh ho , nhat la van tho chu Han. Co se co gang doc tung trang de neu co loi se sua lai. Khong biet tap tho ma Phu De dua vao day co loi nao chua sua khong? Va Phu De lam sao co dươc?
Co cung cam on Đau Đo da hieu va thich tho cua cac Cu xụa.
Mot lan nua Co cam on Phu De nhieu lam. 
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13016
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #5 - 06. Nov 2011 , 21:52
 
Than goi Phu De ,
Trong bai viet cua Bac Si Tạ Thúc Phú tuc Phụng Hồng trong doans ket co dua bai tho cua Co vao day , co hai cho sai cho Co xin sua lai la
NÊN nhe dau long han biet ly [ chu khong phai NÉN nhe...] va
Van chương HẠ but...[ chu khong phai HÃ but...]
Bai tho o tren la cua than mau cua Co lam de nho den Ong Ngoai cua Co nhan ngay sinh nhat 100 nam cua Cu.
Co Van   
Back to top
« Last Edit: 06. Nov 2011 , 21:54 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13016
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #6 - 06. Nov 2011 , 22:07
 
Than goi Phu De , Co lai vua tim thay vai loi o bai cua Phung Hong :
Keu troi ma khoc ban van chương [ chu khong phai vanG chương ] va
Thay canh vươn Dong nay vang chu  [ chu khong phai vươnG Dong...]
Co nghi day la loi nha in.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13016
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #7 - 06. Nov 2011 , 22:32
 
Phu De oi ,
Co doc lai bai cua Phung Hong lai thay vai loi nua , Co chi sua cho may cau tho ma thoi :
Giat minh ma tương tienG ai goi do [ chu khong phai TIEN..]
Nho chi cheo do , O ban hen [ chu khong phai la KHONG ban hen ]
Tai ương giang xuong [ chu khong phai ƯỜNG..]
ÂU Á non song....[ chu khong phai  Á non song...]
Thoi bay gio Co phai di ngu da. 
Cam on Phu De.
Co Van
Back to top
« Last Edit: 08. Nov 2011 , 09:41 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3547
Gender: male
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #8 - 07. Nov 2011 , 02:31
 
ngo_thi_van wrote on 06. Nov 2011 , 22:07:
Than goi Phu De , Co lai vua tim thay vai loi o bai cua Phung Hong :
Keu troi ma khoc ban van chương [ chu khong phai vanG chương ] va
Thay canh vươn Dong nay vang chu  [ chu khong phai vươnG Dong...]
Co nghi day la loi nha in.
Co Van

Thưa Cô Vân
Em mới sửa lại lỗi, em không nhớ đã copy lại từ website nào nhưng trang Văn Tuyển và trang báo Đại Chúng thì có những lỗi như trên.
Còn Tập thơ thì em thì em rinh về từ trang nhà Đại Gia Đình Kỉnh Chỉ thì chắc chắn là đã có sửa đổi rồi.

Báo Đại Chúng trang 15
Văn Tuyển

Chúc Cô vui.
EmPD
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13016
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #9 - 07. Nov 2011 , 08:36
 
phu de wrote on 07. Nov 2011 , 02:31:
Thưa Cô Vân
Em mới sửa lại lỗi, em không nhớ đã copy lại từ website nào nhưng trang Văn Tuyển và trang báo Đại Chúng thì có những lỗi như trên.
Còn Tập thơ thì em thì em rinh về từ trang nhà Đại Gia Đình Kỉnh Chỉ thì chắc chắn là đã có sửa đổi rồi.

Báo Đại Chúng trang 15
Văn Tuyển

Chúc Cô vui.
EmPD

Phu De than ,
Co cam on Phu De nhieu lam.Toi hom qua thuc khuya qua nen con mot loi ve cau tho Phung Hong dua ra con sai ma Co khong thay la ngay sau cau tho :
Nhớ chị chèo đò , o bán hến
Nhớ bao nhiêu chuyện bấy nhiêu tình [ khong co chu NHỮNG chuyen..]
Nho Phu De rinh luon cai tho dau tien Co viet cho Phu De ve Tap Tho Kinh Chi trong do Co cai chinh la khong phai chi co cong cua hai chi em cua Co..viet o Ma Van Gia TRang vao day luon de co ai doc se khoi phai hieu lam.
Ngay trong Tap Tho Kỉnh Chỉ lay ra tu Gia Dinh Kinh Chi cung co vai loi sai vi khi goi tang vi khong hieu chu Han nen cu de nhu vay. Cong viec nay Co phai xin cam ta cac vi sau day da co cong sua lai va cho Co biet la Thi Si Cao Tieu, van si Nguyễn Đức Cung [ da co cong dich tho chu Han va con lam tho binh giang nua ] va Giao Su Lê Hữu Phụng cung giup cho tim thay nhung loi viet sai ve chu Han va con nhieu vi khac nua da giup trong viec dinh chinh nhung loi sai trong tap tho.
Dai gia dinh cua Co co y dinh se ra mat Tap Tho Kỉnh Chỉ tap II se dang nhung bai dich Han van tu tho chu Han cua Cụ Kỉnh Chỉ cua cac vi ma Co da neu ten o tren va trong do se co nhung bai xương va hoa giua Kỉnh Chỉ tien sinh va bạn thi van cua Ngươi.
Cung chua biet bao gio moi thuc hien dươc y dinh nay.
Co Van 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #10 - 07. Nov 2011 , 15:29
 
KÍNH ĐIẾU CỤ KỈNH CHỈ



Viết bởi Võ Quê   
Thứ năm, 04 Tháng 6 2009 05:42

( Giới Thiệu Nhà Thơ Linh Đàn )

Vài nét về
HỘI CỔ HỌC QUẢNG TRỊ và HỘI THƠ HÃN MAI

Linh Đàn 

Hồi tôi mới lớn, tôi thường thấy quý cụ gọi nhau đi dự hội Cổ Học, mỗi lần đi dự hội, quý cụ chuẫn bị mấy ngày trước khăn đóng áo dài cho vào gói đeo vai sẵn sàng, đến ngày đi từ mờ sáng quý cụ quảy gói lên đường rồi đến  3 -4…  ngày sau mới về lại nhà, từ làng tôi vào thị xã Quảng Trị tính theo đường QL1 là 24km, sau ngày chia đôi đất nước 1954, việc lưu thông, từ Gio Linh, hoặc Trung Lương vào Quảng Trị phải đi bộ đến Đông Hà, cũng mất gần một buổi sáng, đến chợ Đông Hà mới có xe khách đi Quảng Trị, xe nào xe nấy chật như nêm, phần nhiều là khách đứng, nếu đi đường sông thì phải đi trước 3 ngày, thế nhưng năm nào quý cụ cũng tham gia đông đủ. (cuối năm 1958 mới có xe đò chạy từ  Đông Hà ra Gio Linh, Trung Lương và ngược lại)
Đến năm 1962 tôi được đề cử vào ranh giới Trị Thiên, để đón phái đoàn Cổ Học Trung Ương từ Huế ra, tôi là người trẻ nhất của phân hội Cổ Học Gio Linh, rồi từ đó tôi được ghi danh vào Hội Cổ Học Quảng Trị. Sau nầy tôi vào Hội mới biết tôn chỉ của hội Cổ Học và ngày tế Đức Khổng Tử. tuy tôi được nhập hội nhưng chỉ được nghe ngóng và chấp hành, vì còn quá trẻ, và phải còn “giữ lễ”
Nói về tôn chỉ là phải biết về quan điểm của hội Cổ Học, biết về phần học thuyết NHÂN SINH QUAN, theo quan niệm luân lý Á Đông,  và sự suy tôn VẠN THẾ SƯ BIỂU, cùng hiểu qua tiểu sử của Đức Khổng Phu Tử. và các môn đệ tiêu biểu của Ngài, như Thầy Nhan Hồi, Thầy Tử Cống, Thầy Mạnh Tử chẳng hạn…….
Còn phần tế lễ thì cứ đến giờ Dần ngày 27 tháng 8 âm lịch hằng năm là cử hành tại Khổng Miếu, trên chính điện là di ảnh đức Khổng Tử, phía ngoài là lư trầm bát nhang, kế đến là 3 ly nước trong, hai bình bông vàng, và cặp đèn bạch lạp, (không có lễ tế sát sanh) vị chủ tế đội mũ văn, áo rộng xanh, và thầy cúng đọc bài văn tế bằng chữ Hán, không có chiêng trống kèn nhạc, phần nghi thức hết sức long trọng, nhưng chỉ diễn ra trước lúc mặt trời mọc là xong, sau đó là lễ cúng ngoài trời. khoảng 8 giờ sáng (7giờ sáng hiện nay) vị tỉnh trưởng, nhân viên tỉnh tòa, và các ty sở ban ngành trong tỉnh cùng mặc quốc phục long trọng đến Khổng Miếu niệm hương,  dâng hương, đến năm 1963 bắt đầu có mấy vị nữ tham dự, không phân biệt người theo tôn giáo nào, trong Nam thì không biết sao, còn riêng Quảng Trị, chỉ có Phật Giáo, Công Giáo và người thờ Ông Bà gọi là Lương, nên việc tế Đức Khổng Tử diễn ra năm nào cũng có các thầy tu, các linh mục và các cụ đến chiêm bái hết sức long trọng, có một điều không thể nào quên, là cứ đến ngày 27 tháng 8 hằng năm  đoạn đường Trần Hưng Đạo - Quảng Trị từ phía sau tòa tỉnh, qua ty tiểu học vụ đến cổng Khổng Miếu là toàn bộ khăn đóng áo dài, không thấy bóng dáng một bộ âu phục nào đi qua đó, giống như một quốc gia dưới thời vua chúa xa xưa

Nói về sinh hoạt của Hội Cổ Học Quảng Trị, tôi thấy sự cung kính chào thưa ngày thường thật sự là nề nếp nho phong, đúng là phép tắc của cổ học, người xưa trọng chữ tín và tuân thủ lễ nghĩa, trọng phẩm cách nhưng không ươn hèn mà họ gọi là “đạo quân tử”, Đạo Quân Tử lấy sự “lập ngôn” (lời nói phải cách) làm đầu gọi là “lễ”, chữ lễ chia ra nhiều cách, như “lễ phép” = phép tắc xưng hô, “lễ nghi” = nghi thức ứng lễ, và “lễ nghĩa” = sự cư xử ở đời cho phải đạo ; thứ 2 là “lập đức” = “đạo đức trong việc ứng xử”, “đạo hạnh trong việc cư xử”, “đạo lý trong việc luân lý”; thứ 3 là “lập chí” = “kiên định lập trường, quyết đoán chính chắn trong việc làm”, và cuối cùng là “lập thân” = “làm tròn 3 nhiệm vụ trên”, đó là “tiêu chí của mỗi hội viên Hội Cổ Học Quảng Trị” ngày xưa. Tôi cũng xin nhắc lại ở đây “Hội Cổ Học” được danh xưng là Đạo Quân Tử nhưng không phải là một tôn giáo.

Song song với Hội Cổ Học là Hội Thơ Hãn Mai còn gọi là Hãn Mai Thi Xã, song hành nhưng rất khiêm tốn với Hội Hương Bình Thi Xã ở Huế. xướng họa thơ Đường Luật, và sáng tác thơ Song Thất Lục Bát, thơ Lục Bát, thơ Phá Thể, Văn Ai, Văn Tế, Phú, Hoành Phi và Câu Đối.
Thường thường Hội Trưởng Cổ Học kiêm luôn chức hội trưởng hội thơ Hãn Mai, hồi tôi mới vào hội, hội trưởng là cụ Tú Hiệt (Nguyễn Hữu Hiệt) bút danh là Thạch Lữ, quê làng Đại Hòa, cụ là một nhà thơ nổi tiếng của Quảng Trị, không những thơ Nôm mà còn thơ Chữ Hán, trên các tạp chí của Đài Bắc hay Hồng Kông cũng in thơ Cụ, cụ còn làm thơ thời cuộc, đại để như bài thơ tết năm Đinh Mùi 1967 dưới đây :

KHAI BÚT NĂM ĐINH MÙI

Nhảy vọt sa trường “ngựa” đã ê
Xuống thang mong tới đoạn đường “dê”
Mừng tin gió mới cành hoa nở
Nhớ hẹn trăng xưa chiếc én về
Bức vẽ văn minh nhiều cảnh lạ
Bàn cờ thế cuộc có cơ huề
Đua nhau đốt pháo chào xuân mới
Chẳng nỡ trêu người giữa “giấc mê”
Thạch Lữ

Tôi không nhớ năm nào cụ Lê Hữu Nguyện (anh ruột Đúc Cha Lê Hữu Từ) lên thay cụ Tú Hiệt, sau đó là cụ Hoàng Trọng Thuần còn gọi là Thầy Thoàn hay cụ Tú Thoàn lên nhậm chức, cũng kiêm luôn 2 chức vụ Hội Trưởng, cụ Thoàn là người năng động, muốn mở rộng hội viên cho lớp trẻ, để không trầm tĩnh như hồi trước, nên các giáo viên các trường tham dự hội khá đông, và phân viện Hán Học Đại Học Huế thường giao du, có linh mục Nguyễn Hy Thích, thầy Giản Chi, thầy Phan Văn Dật, nhạc sư Nguyễn Hữu Ba,  vv… thường tới lui ngâm vịnh, Hội Hãn Mai còn có các nhà thơ lão thành như : cụ cử nhân Trần Doãn Trai (cựu Thị Lang Bộ Hộ) cụ Nghè Ba, Cụ Học Thược, Cụ Mộng Xuân Đoàn Lỗ Bửu, thầy Thái Tăng Liên đều rất uyên Nho, và đặc biệt dung hòa giữa tân học và cổ học như các thầy Lê Đình Ngân, thầy Trợ Khởi, thầy Trợ Triễn, thầy Thông Thạnh, thầy Trợ Bân, thầy Ấm Đức, thầy Giáo Đích, thầy Trợ Thể, thầy Trợ Đăng, thầy Trợ Ngoạn, cụ Cửu Dương, cụ Xạ Dương, cụ Khóa Dương, thầy Trợ Mễ, cụ Tổng Vận, nghị viên Lê Thọ Dương, cụ Khóa Đào, cụ Khóa Ấm, cụ Phó Đào, cụ Khóa Huyên, cụ Hai Phố, cụ Hoàng Trọng Hưởng, cụ Tổng Quỳnh,… và một số giáo viên ty tiểu học vụ Quảng Trị, đa số giáo sư Trường Trung Học Nguyễn Hoàng, và một số thầy ở phân ban Nha Học Chánh Trung Nguyên Trung Phần sốt sắng tham gia.
Năm 1969, có cụ Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy (quê Nhan Biều là bác sĩ đầu tiên của Miền Trung VN) là hội viên hội Cổ Học QT xưa, ở Saigon về thăm quê hơn một tháng, một cuộc xướng họa thỏa thích.
Lại nói về một bài thơ của cụ Kỉnh Chỉ hồi còn ở làng Cổ Đạm (Nghệ An) khoảng năm 1930 có quen cô Tuyết Ngọc, lý do xa nhau thì không nghe Cụ kể lại, nhưng với một bài thơ thật ấn tượng sau năm 1954

NHỚ TUYẾT-NGỌC

Tuyết-Ngọc bây giờ em ở đâu ?
Trông về Cổ-Đạm chạnh lòng sầu
Chỉn* e yếu-đuối thân bồ-liễu
Phải chịu dày-vò cuộc bể-dâu
Gần-gũi đôi khi nhờ giấc mộng
Xa-xôi ngàn dặm ứa dòng châu
Trùng-phùng ví được ngày nào nữa
Kẻ tóc hoa-râm, kẻ bạc đầu
Kỉnh Chỉ
---------------------
Chỉn* e = từ cổ là sợ e
Chỉn e quê khách một mình
Ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày
                                      Kiều
-------------------------
Bài thơ nầy hồi đó Dương Văn Tường (Hà Thượng) còn học lớp đệ nhị (11) trường TH Nguyễn Hoàng QT họa, được hội thơ Hãn Mai chọn là bài họa hay nhất (vì ngoài 5 vần ra, còn họa luôn 3 vần trắc cuối câu 3, 5, và 7)

NHỚ MỐI TÌNH ĐẦU

Nhớ thương giờ cũng chẳng còn đâu
Vương vấn làm chi để chuốc sầu
Vò võ chờ ai bên gốc liễu
Mõi mòn nhớ bạn cuối nương dâu
Thử xem cuộc thế thực hay mộng
Gẫm lại chuyện tình ngọc lẫn châu
Tóc bạc mong chi ngày gặp nữa
Dở dang chi thế mối duyên đầu
                  Phụng họa
             Dương Văn Tường

Những dòng thơ ngày ấy bây giờ thấy còn nóng hỗi chiến tranh khi trở lại làng :
Mãi ở trong Nam mới trở về
Viếng thăm làng xóm dạ buồn ghê
Nương vườn bỏ trống dân sưa sết
Đồn bót vây quanh Mỹ bộn bề
Đưa đón đò còn nguyên bến củ
Lại qua người cũng khác năm tê
Căm hờn muốn vạch trời mà hỏi
Dâu bể gây chi cuộc ấy tề !

Kỉnh Chỉ

Những bài xướng họa thuở ấy được thầy Châu Văn Trần Văn Bân ở ty Tiểu Học Vụ cho đánh máy cẩn thận, nhưng tôi đã làm thất lạc hồi bị giải tỏa nhà quá gấp ở Bà Rịa năm 2003 thật là quá uổng, không biết còn ai giữ được những trang thơ quý hóa nầy hay không.

Rồi cuộc tiễn đưa cụ Kỉnh Chỉ cũng không ít những bài thơ đầy ắp ân tình, vào mùa xuân năm 1970 cụ qua đời, cũng có những bài thơ rơi lệ

KÍNH ĐIẾU CỤ KỈNH CHỈ

Ba sinh duyên nợ mãn lời nguyền
Nhường chán cõi trần – chọn chỗ yên
Giấc mộng tương tư vàng nhớ tuổi
Thanh bia trường hận đá nhìn tên
Thi mơ tuyệt tác tiên dừng bút
Đàn vắng tri âm khách cặm thuyền
Đâu nữa Hãn Mai ngày hạnh ngộ
Hồn thơ lai láng bể Tây Thiên
Thạch Lữ

KÍNH ĐIẾU Bs PHAN VĂN HY

Cảnh Tiên Ông đã lên rồi
Nơi đây cảnh tục Ông ngồi mà chi !

Tìm đâu cho thấy bậc cao thâm
Thuốc thánh* thơ thần dội tiếng tăm
Nước Hãn đầy vơi lời ứa nghẹn
Non Mai trầm bỗng bóng xa xăm
Làng thơ còn đợi thi hào xướng
Người bệnh đang chờ bác sĩ thăm
Vòi vọi càng trông càng vắng vẻ
Ai ngờ Ông đã bước trăm năm
Phụng bút
Linh Đàn
----------------------
Thuốc thánh* = bác sĩ Phan Văn Hy chữa bệnh cả thuốc Tây lẫn thuốc Bắc cực kỳ giỏi
----------------------
Rồi cuối năm 1970 tôi lên Dalat tìm kế sinh nhai, không ở Quảng Trị nữa, hơn nữa hồi đó sự liên lạc với nhau  không có phương tiện hiện đại như ngày nay, nên không còn biết gì về hội Cổ Học cũng như Hội thơ Hãn Mai nữa. vì vậy sau đó tôi viết bốn chữ hoành phi “MAI HÃN TINH THẦN” treo trên nhà ở Dalat để làm kỷ niệm “một ẩn số riêng”, khách nhà nho tới chơi lắc đầu mà phải chịu nính thinh mới tội nghiệp làm sao cho họ.
Không ngờ lên Dalat lại gặp Dương Văn Tường là Sinh Viên Trường Võ Bị Quốc Gia Dalat trong những ngày chủ nhật, mà thật có duyên, nay lai gặp rất nhiều lần ở Saigon, là cựu hội viên hội thơ Hãn Mai trẻ nhất còn sót lại.

Rồi chiến cuộc năm 1972, Quảng Trị lại một lần tan nát, dân chúng hốt hoảng ra đi trong cơn lửa loạn, tình cờ tôi gặp nhà thơ Phan Văn Chiêu (là cháu gọi cụ Kỉnh Chỉ bằng bác ruột) chạy lên Dalat, sau một thời gian hoàn hồn, anh cũng nhắc lại bài thơ tặng cụ Kỉnh Chỉ hồi năm 1969 tại quê nhà

MỪNG BÁC KỈNH CHỈ VỀ THĂM

Mười mấy năm hơn bác mới về
Quê nhà gặp bác thật mừng ghê
Bà con đón hỏi lòng sung sướng
Quan khách hàn huyên dạ hả hê
Hội ngộ câu thơ ngâm sảng khoái
Tương phùng chén rượu rót tràn trề
Biết bao thế hệ thay màu tóc
Nhìn thấy quê hương vẫn não nề

Phan Văn Chiêu

Bài thơ nầy có 3 vần rất khó họa, hôm ấy tại Nhuận Ký Tửu Gia cụ Kỉnh Chỉ treo giải một con gà luộc, một rá tôm hùm và 2 chai sâmbanh nếu ai họa được vần “hả hê”, “tràn trề”, Linh Đàn hồi đó còn tấp tững nhưng cũng cố trổ tài, chỉ một giờ sau là có bài họa (thay lời Kỉnh Chỉ)

TRỞ LẠI QUÊ HƯƠNG

Lâu lâu mới có một lần về
Ngắm cảnh quê nhà nhớ nhớ ghê
Cụ lão ngày nào ngồi chững chạc
Thầy chùa thuở nọ tụng ha hê
Lần theo tường nát đau chân lội
Đứng giữa nhà hoang chép miệng trề
Chiến trận hết rồi - về sửa lại
Dù bao gian khổ vẫn không nề

Linh Đàn (họa)

Thế là bữa tiệc hôm đó tăng thêm “phần treo giải” thật là tuyệt diệu
                                  
Ôi ! Những bước đường lưu lạc xứ người, những hình ảnh quê hương sâu nặng bao đời có còn chăng trên gối ! người đời sau ai còn biết những sinh hoạt đầy ắp tính nhân văn mà Quảng Trị ta một thời tô đậm.

             Nhớ cùng đêm nhớ                     

Saigon mùa Xuân năm Canh Dần 2010                  
Linh Đàn


Back to top
« Last Edit: 07. Nov 2011 , 16:05 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #11 - 07. Nov 2011 , 15:30
 

Thưa Cô Vân ,

Em xin phép Cô cho em đưa luôn bài Kính Điếu Cụ Kỉnh Chỉ vào trang " Đốt Lò Hương Cũ " luôn cho " trọn bộ " Cô nhé

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13016
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #12 - 07. Nov 2011 , 21:19
 
Phuong_Tran wrote on 07. Nov 2011 , 15:29:
KÍNH ĐIẾU CỤ KỈNH CHỈ



Viết bởi Võ Quê   
Thứ năm, 04 Tháng 6 2009 05:42

( Giới Thiệu Nhà Thơ Linh Đàn )

Vài nét về
HỘI CỔ HỌC QUẢNG TRỊ và HỘI THƠ HÃN MAI

Linh Đàn 

Hồi tôi mới lớn, tôi thường thấy quý cụ gọi nhau đi dự hội Cổ Học, mỗi lần đi dự hội, quý cụ chuẫn bị mấy ngày trước khăn đóng áo dài cho vào gói đeo vai sẵn sàng, đến ngày đi từ mờ sáng quý cụ quảy gói lên đường rồi đến  3 -4…  ngày sau mới về lại nhà, từ làng tôi vào thị xã Quảng Trị tính theo đường QL1 là 24km, sau ngày chia đôi đất nước 1954, việc lưu thông, từ Gio Linh, hoặc Trung Lương vào Quảng Trị phải đi bộ đến Đông Hà, cũng mất gần một buổi sáng, đến chợ Đông Hà mới có xe khách đi Quảng Trị, xe nào xe nấy chật như nêm, phần nhiều là khách đứng, nếu đi đường sông thì phải đi trước 3 ngày, thế nhưng năm nào quý cụ cũng tham gia đông đủ. (cuối năm 1958 mới có xe đò chạy từ  Đông Hà ra Gio Linh, Trung Lương và ngược lại)
Đến năm 1962 tôi được đề cử vào ranh giới Trị Thiên, để đón phái đoàn Cổ Học Trung Ương từ Huế ra, tôi là người trẻ nhất của phân hội Cổ Học Gio Linh, rồi từ đó tôi được ghi danh vào Hội Cổ Học Quảng Trị. Sau nầy tôi vào Hội mới biết tôn chỉ của hội Cổ Học và ngày tế Đức Khổng Tử. tuy tôi được nhập hội nhưng chỉ được nghe ngóng và chấp hành, vì còn quá trẻ, và phải còn “giữ lễ”
Nói về tôn chỉ là phải biết về quan điểm của hội Cổ Học, biết về phần học thuyết NHÂN SINH QUAN, theo quan niệm luân lý Á Đông,  và sự suy tôn VẠN THẾ SƯ BIỂU, cùng hiểu qua tiểu sử của Đức Khổng Phu Tử. và các môn đệ tiêu biểu của Ngài, như Thầy Nhan Hồi, Thầy Tử Cống, Thầy Mạnh Tử chẳng hạn…….
Còn phần tế lễ thì cứ đến giờ Dần ngày 27 tháng 8 âm lịch hằng năm là cử hành tại Khổng Miếu, trên chính điện là di ảnh đức Khổng Tử, phía ngoài là lư trầm bát nhang, kế đến là 3 ly nước trong, hai bình bông vàng, và cặp đèn bạch lạp, (không có lễ tế sát sanh) vị chủ tế đội mũ văn, áo rộng xanh, và thầy cúng đọc bài văn tế bằng chữ Hán, không có chiêng trống kèn nhạc, phần nghi thức hết sức long trọng, nhưng chỉ diễn ra trước lúc mặt trời mọc là xong, sau đó là lễ cúng ngoài trời. khoảng 8 giờ sáng (7giờ sáng hiện nay) vị tỉnh trưởng, nhân viên tỉnh tòa, và các ty sở ban ngành trong tỉnh cùng mặc quốc phục long trọng đến Khổng Miếu niệm hương,  dâng hương, đến năm 1963 bắt đầu có mấy vị nữ tham dự, không phân biệt người theo tôn giáo nào, trong Nam thì không biết sao, còn riêng Quảng Trị, chỉ có Phật Giáo, Công Giáo và người thờ Ông Bà gọi là Lương, nên việc tế Đức Khổng Tử diễn ra năm nào cũng có các thầy tu, các linh mục và các cụ đến chiêm bái hết sức long trọng, có một điều không thể nào quên, là cứ đến ngày 27 tháng 8 hằng năm  đoạn đường Trần Hưng Đạo - Quảng Trị từ phía sau tòa tỉnh, qua ty tiểu học vụ đến cổng Khổng Miếu là toàn bộ khăn đóng áo dài, không thấy bóng dáng một bộ âu phục nào đi qua đó, giống như một quốc gia dưới thời vua chúa xa xưa

Nói về sinh hoạt của Hội Cổ Học Quảng Trị, tôi thấy sự cung kính chào thưa ngày thường thật sự là nề nếp nho phong, đúng là phép tắc của cổ học, người xưa trọng chữ tín và tuân thủ lễ nghĩa, trọng phẩm cách nhưng không ươn hèn mà họ gọi là “đạo quân tử”, Đạo Quân Tử lấy sự “lập ngôn” (lời nói phải cách) làm đầu gọi là “lễ”, chữ lễ chia ra nhiều cách, như “lễ phép” = phép tắc xưng hô, “lễ nghi” = nghi thức ứng lễ, và “lễ nghĩa” = sự cư xử ở đời cho phải đạo ; thứ 2 là “lập đức” = “đạo đức trong việc ứng xử”, “đạo hạnh trong việc cư xử”, “đạo lý trong việc luân lý”; thứ 3 là “lập chí” = “kiên định lập trường, quyết đoán chính chắn trong việc làm”, và cuối cùng là “lập thân” = “làm tròn 3 nhiệm vụ trên”, đó là “tiêu chí của mỗi hội viên Hội Cổ Học Quảng Trị” ngày xưa. Tôi cũng xin nhắc lại ở đây “Hội Cổ Học” được danh xưng là Đạo Quân Tử nhưng không phải là một tôn giáo.

Song song với Hội Cổ Học là Hội Thơ Hãn Mai còn gọi là Hãn Mai Thi Xã, song hành nhưng rất khiêm tốn với Hội Hương Bình Thi Xã ở Huế. xướng họa thơ Đường Luật, và sáng tác thơ Song Thất Lục Bát, thơ Lục Bát, thơ Phá Thể, Văn Ai, Văn Tế, Phú, Hoành Phi và Câu Đối.
Thường thường Hội Trưởng Cổ Học kiêm luôn chức hội trưởng hội thơ Hãn Mai, hồi tôi mới vào hội, hội trưởng là cụ Tú Hiệt (Nguyễn Hữu Hiệt) bút danh là Thạch Lữ, quê làng Đại Hòa, cụ là một nhà thơ nổi tiếng của Quảng Trị, không những thơ Nôm mà còn thơ Chữ Hán, trên các tạp chí của Đài Bắc hay Hồng Kông cũng in thơ Cụ, cụ còn làm thơ thời cuộc, đại để như bài thơ tết năm Đinh Mùi 1967 dưới đây :

KHAI BÚT NĂM ĐINH MÙI

Nhảy vọt sa trường “ngựa” đã ê
Xuống thang mong tới đoạn đường “dê”
Mừng tin gió mới cành hoa nở
Nhớ hẹn trăng xưa chiếc én về
Bức vẽ văn minh nhiều cảnh lạ
Bàn cờ thế cuộc có cơ huề
Đua nhau đốt pháo chào xuân mới
Chẳng nỡ trêu người giữa “giấc mê”
Thạch Lữ

Tôi không nhớ năm nào cụ Lê Hữu Nguyện (anh ruột Đúc Cha Lê Hữu Từ) lên thay cụ Tú Hiệt, sau đó là cụ Hoàng Trọng Thuần còn gọi là Thầy Thoàn hay cụ Tú Thoàn lên nhậm chức, cũng kiêm luôn 2 chức vụ Hội Trưởng, cụ Thoàn là người năng động, muốn mở rộng hội viên cho lớp trẻ, để không trầm tĩnh như hồi trước, nên các giáo viên các trường tham dự hội khá đông, và phân viện Hán Học Đại Học Huế thường giao du, có linh mục Nguyễn Hy Thích, thầy Giản Chi, thầy Phan Văn Dật, nhạc sư Nguyễn Hữu Ba,  vv… thường tới lui ngâm vịnh, Hội Hãn Mai còn có các nhà thơ lão thành như : cụ cử nhân Trần Doãn Trai (cựu Thị Lang Bộ Hộ) cụ Nghè Ba, Cụ Học Thược, Cụ Mộng Xuân Đoàn Lỗ Bửu, thầy Thái Tăng Liên đều rất uyên Nho, và đặc biệt dung hòa giữa tân học và cổ học như các thầy Lê Đình Ngân, thầy Trợ Khởi, thầy Trợ Triễn, thầy Thông Thạnh, thầy Trợ Bân, thầy Ấm Đức, thầy Giáo Đích, thầy Trợ Thể, thầy Trợ Đăng, thầy Trợ Ngoạn, cụ Cửu Dương, cụ Xạ Dương, cụ Khóa Dương, thầy Trợ Mễ, cụ Tổng Vận, nghị viên Lê Thọ Dương, cụ Khóa Đào, cụ Khóa Ấm, cụ Phó Đào, cụ Khóa Huyên, cụ Hai Phố, cụ Hoàng Trọng Hưởng, cụ Tổng Quỳnh,… và một số giáo viên ty tiểu học vụ Quảng Trị, đa số giáo sư Trường Trung Học Nguyễn Hoàng, và một số thầy ở phân ban Nha Học Chánh Trung Nguyên Trung Phần sốt sắng tham gia.
Năm 1969, có cụ Kỉnh Chỉ Phan Văn Hy (quê Nhan Biều là bác sĩ đầu tiên của Miền Trung VN) là hội viên hội Cổ Học QT xưa, ở Saigon về thăm quê hơn một tháng, một cuộc xướng họa thỏa thích.
Lại nói về một bài thơ của cụ Kỉnh Chỉ hồi còn ở làng Cổ Đạm (Nghệ An) khoảng năm 1930 có quen cô Tuyết Ngọc, lý do xa nhau thì không nghe Cụ kể lại, nhưng với một bài thơ thật ấn tượng sau năm 1954

NHỚ TUYẾT-NGỌC

Tuyết-Ngọc bây giờ em ở đâu ?
Trông về Cổ-Đạm chạnh lòng sầu
Chỉn* e yếu-đuối thân bồ-liễu
Phải chịu dày-vò cuộc bể-dâu
Gần-gũi đôi khi nhờ giấc mộng
Xa-xôi ngàn dặm ứa dòng châu
Trùng-phùng ví được ngày nào nữa
Kẻ tóc hoa-râm, kẻ bạc đầu
Kỉnh Chỉ
---------------------
Chỉn* e = từ cổ là sợ e
Chỉn e quê khách một mình
Ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày
                                      Kiều
-------------------------
Bài thơ nầy hồi đó Dương Văn Tường (Hà Thượng) còn học lớp đệ nhị (11) trường TH Nguyễn Hoàng QT họa, được hội thơ Hãn Mai chọn là bài họa hay nhất (vì ngoài 5 vần ra, còn họa luôn 3 vần trắc cuối câu 3, 5, và 7)

NHỚ MỐI TÌNH ĐẦU

Nhớ thương giờ cũng chẳng còn đâu
Vương vấn làm chi để chuốc sầu
Vò võ chờ ai bên gốc liễu
Mõi mòn nhớ bạn cuối nương dâu
Thử xem cuộc thế thực hay mộng
Gẫm lại chuyện tình ngọc lẫn châu
Tóc bạc mong chi ngày gặp nữa
Dở dang chi thế mối duyên đầu
                  Phụng họa
             Dương Văn Tường

Những dòng thơ ngày ấy bây giờ thấy còn nóng hỗi chiến tranh khi trở lại làng :
Mãi ở trong Nam mới trở về
Viếng thăm làng xóm dạ buồn ghê
Nương vườn bỏ trống dân sưa sết
Đồn bót vây quanh Mỹ bộn bề
Đưa đón đò còn nguyên bến củ
Lại qua người cũng khác năm tê
Căm hờn muốn vạch trời mà hỏi
Dâu bể gây chi cuộc ấy tề !

Kỉnh Chỉ

Những bài xướng họa thuở ấy được thầy Châu Văn Trần Văn Bân ở ty Tiểu Học Vụ cho đánh máy cẩn thận, nhưng tôi đã làm thất lạc hồi bị giải tỏa nhà quá gấp ở Bà Rịa năm 2003 thật là quá uổng, không biết còn ai giữ được những trang thơ quý hóa nầy hay không.

Rồi cuộc tiễn đưa cụ Kỉnh Chỉ cũng không ít những bài thơ đầy ắp ân tình, vào mùa xuân năm 1970 cụ qua đời, cũng có những bài thơ rơi lệ

KÍNH ĐIẾU CỤ KỈNH CHỈ

Ba sinh duyên nợ mãn lời nguyền
Nhường chán cõi trần – chọn chỗ yên
Giấc mộng tương tư vàng nhớ tuổi
Thanh bia trường hận đá nhìn tên
Thi mơ tuyệt tác tiên dừng bút
Đàn vắng tri âm khách cặm thuyền
Đâu nữa Hãn Mai ngày hạnh ngộ
Hồn thơ lai láng bể Tây Thiên
Thạch Lữ

KÍNH ĐIẾU Bs PHAN VĂN HY

Cảnh Tiên Ông đã lên rồi
Nơi đây cảnh tục Ông ngồi mà chi !

Tìm đâu cho thấy bậc cao thâm
Thuốc thánh* thơ thần dội tiếng tăm
Nước Hãn đầy vơi lời ứa nghẹn
Non Mai trầm bỗng bóng xa xăm
Làng thơ còn đợi thi hào xướng
Người bệnh đang chờ bác sĩ thăm
Vòi vọi càng trông càng vắng vẻ
Ai ngờ Ông đã bước trăm năm
Phụng bút
Linh Đàn
----------------------
Thuốc thánh* = bác sĩ Phan Văn Hy chữa bệnh cả thuốc Tây lẫn thuốc Bắc cực kỳ giỏi
----------------------
Rồi cuối năm 1970 tôi lên Dalat tìm kế sinh nhai, không ở Quảng Trị nữa, hơn nữa hồi đó sự liên lạc với nhau  không có phương tiện hiện đại như ngày nay, nên không còn biết gì về hội Cổ Học cũng như Hội thơ Hãn Mai nữa. vì vậy sau đó tôi viết bốn chữ hoành phi “MAI HÃN TINH THẦN” treo trên nhà ở Dalat để làm kỷ niệm “một ẩn số riêng”, khách nhà nho tới chơi lắc đầu mà phải chịu nính thinh mới tội nghiệp làm sao cho họ.
Không ngờ lên Dalat lại gặp Dương Văn Tường là Sinh Viên Trường Võ Bị Quốc Gia Dalat trong những ngày chủ nhật, mà thật có duyên, nay lai gặp rất nhiều lần ở Saigon, là cựu hội viên hội thơ Hãn Mai trẻ nhất còn sót lại.

Rồi chiến cuộc năm 1972, Quảng Trị lại một lần tan nát, dân chúng hốt hoảng ra đi trong cơn lửa loạn, tình cờ tôi gặp nhà thơ Phan Văn Chiêu (là cháu gọi cụ Kỉnh Chỉ bằng bác ruột) chạy lên Dalat, sau một thời gian hoàn hồn, anh cũng nhắc lại bài thơ tặng cụ Kỉnh Chỉ hồi năm 1969 tại quê nhà

MỪNG BÁC KỈNH CHỈ VỀ THĂM

Mười mấy năm hơn bác mới về
Quê nhà gặp bác thật mừng ghê
Bà con đón hỏi lòng sung sướng
Quan khách hàn huyên dạ hả hê
Hội ngộ câu thơ ngâm sảng khoái
Tương phùng chén rượu rót tràn trề
Biết bao thế hệ thay màu tóc
Nhìn thấy quê hương vẫn não nề

Phan Văn Chiêu

Bài thơ nầy có 3 vần rất khó họa, hôm ấy tại Nhuận Ký Tửu Gia cụ Kỉnh Chỉ treo giải một con gà luộc, một rá tôm hùm và 2 chai sâmbanh nếu ai họa được vần “hả hê”, “tràn trề”, Linh Đàn hồi đó còn tấp tững nhưng cũng cố trổ tài, chỉ một giờ sau là có bài họa (thay lời Kỉnh Chỉ)

TRỞ LẠI QUÊ HƯƠNG

Lâu lâu mới có một lần về
Ngắm cảnh quê nhà nhớ nhớ ghê
Cụ lão ngày nào ngồi chững chạc
Thầy chùa thuở nọ tụng ha hê
Lần theo tường nát đau chân lội
Đứng giữa nhà hoang chép miệng trề
Chiến trận hết rồi - về sửa lại
Dù bao gian khổ vẫn không nề

Linh Đàn (họa)

Thế là bữa tiệc hôm đó tăng thêm “phần treo giải” thật là tuyệt diệu
                                  
Ôi ! Những bước đường lưu lạc xứ người, những hình ảnh quê hương sâu nặng bao đời có còn chăng trên gối ! người đời sau ai còn biết những sinh hoạt đầy ắp tính nhân văn mà Quảng Trị ta một thời tô đậm.

             Nhớ cùng đêm nhớ                     

Saigon mùa Xuân năm Canh Dần 2010                  
Linh Đàn



Em Phương Tran oi ,
Co dang viet cho em xong chua kip bam post thi no bien dau mat? Bay gio Co phai viet lai :
Co rat ngac nhien thich thu lan dau tien duoc doc bai cua Võ Quê gioi thieu bai viet cua Linh Đàn trong do co nhac den nhieu ngươi Co dươc biet nhu Linh Muc Nguyễn Hy Thích la Giao su Triet da day Co tai trương Khải Định va THay THái Tăng Liên day Co o bac tieu hoc , nhac su Nguyễn Hữu Ba... Cụ Hai Phố Co goi la Ông Chú [ em ruot ong ngoai Co ] va Phan văn Chiêu con trai cua Cu Hai Phố.
Ngoai ra Co de y thay bai tho KÍNH ĐIẾU CỤ KỈNH CHỈ cua Thạch  Lữ thì trong Tap THơ Kỉnh Chỉ [ trang 267 ] tua de la KHÓC KINH CHỈ TIÊN SINH va trong hai bai tho co nhieu chu dung khac han nhau. Co  khong hieu bai nao dung? Kinh mong ngươi am hieu chi giao cho. Xin muon van cam ta.
Co rat cam on em da dua bai nay vao day.
Co Van   
Back to top
« Last Edit: 22. Nov 2011 , 09:44 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3547
Gender: male
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #13 - 08. Nov 2011 , 00:09
 
ngo_thi_van wrote on 06. Nov 2011 , 09:04:
THan goi Phu De ,
Co vua dươc Phuong Tran cho biet la nam 2007 Phu De co post len trang Tho o muc Đốt Lò Hương Cũ bai viet cua nha van quá cố Phụng Hồng , noi ve tap Tho Kỉnh Chỉ cua ong ngoai cua Co , the ma Co vo tinh chang biet de cam on Phu De. Bay gio cham con hon khong  ,dai gia dinh cua Co va nhat la Co xin thanh that cam ta Phu De da pho bien tam su cua mot ke si yeu nươc ma danh bo tay , chi biet dung tho van de boc lo noi long cua minh.
Cung nhan tien o day Co xin dinh chanh mot dieu la cong trinh ra mat Tap Tho KInh Chi khong phai chi la cong cua hai chi em cua Co ma thoi , ma la su dong gop cua tat ca dai gia dinh Kinh Chi , nhat la nhung nha tho , nha van va nhung nguoi biet xu dung computer rat gioi trong dai gia dinh.
Co co viet mot bai tương trinh rat day du ve buoi le ra mat sach do , [ co nhung nhan vat thuoc gioi van nghe , ma da nhieu nguoi da ra ngươi thien co , nhu Giao Su Nguyen Khac Hoach , Nu Ca Si Minh TRang...]  nhung tiec la Co khong biet cach lam the nao de dua len day gioi thieu voi cac em nen danh chiu.
Co Van       




ngo_thi_van wrote on 07. Nov 2011 , 08:36:
Phu De than ,
Co cam on Phu De nhieu lam.Toi hom qua thuc khuya qua nen con mot loi ve cau tho Phung Hong dua ra con sai ma Co khong thay la ngay sau cau tho :
Nhớ chị chèo đò , o bán hến
Nhớ bao nhiêu chuyện bấy nhiêu tình [ khong co chu NHỮNG chuyen..]
Nho Phu De rinh luon cai tho dau tien Co viet cho Phu De ve Tap Tho Kinh Chi trong do Co cai chinh la khong phai chi co cong cua hai chi em cua Co..viet o Ma Van Gia TRang vao day luon de co ai doc se khoi phai hieu lam.
Ngay trong Tap Tho Kỉnh Chỉ lay ra tu Gia Dinh Kinh Chi cung co vai loi sai vi khi goi tang vi khong hieu chu Han nen cu de nhu vay. Cong viec nay Co phai xin cam ta cac vi sau day da co cong sua lai va cho Co biet la Thi Si Cao Tieu, van si Nguyễn Đức Cung [ da co cong dich tho chu Han va con lam tho binh giang nua ] va Giao Su Lê Hữu Phụng cung giup cho tim thay nhung loi viet sai ve chu Han va con nhieu vi khac nua da giup trong viec dinh chinh nhung loi sai trong tap tho.
Dai gia dinh cua Co co y dinh se ra mat Tap Tho Kỉnh Chỉ tap II se dang nhung bai dich Han van tu tho chu Han cua Cụ Kỉnh Chỉ cua cac vi ma Co da neu ten o tren va trong do se co nhung bai xương va hoa giua Kỉnh Chỉ tien sinh va bạn thi van cua Ngươi.
Cung chua biet bao gio moi thuc hien dươc y dinh nay.
Co Van 


Thưa Cô Vân.
Em đã sửa lại những lỗi typo xong.
Chúc Cô vui
EmPD
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13016
Gender: female
Re: ĐỐT LÒ HƯƠNG CŨ, NGÂM VẦN THƠ XƯA
Reply #14 - 08. Nov 2011 , 09:56
 
Than goi Phu De ,
Co lai tim thay them mot loi nua. lai phien Phu De nua roi :
O phan CUNG DAN XƯƠNG HOA trong hai cau tho sau nay :
THay canh vươn dong nay vang chu   
Mat gia chan CHỨA le tang thuong [ chu khong phai CHỨC  lệ...]
Co cung xin cai chinh la hinh bia cua Tap Tho Kinh Chi mau xam nhat chu khong phai mau tim nay ,mac dau mau tim la mau Co rat thich.
Cam on Phu De nhieu lam do. Co se do lai nhung bai tho trong Tap Tho Kinh Chi va se ghi ra day de dinh chinh va se nho em cua Co ngươi da dua Tap Tho vao trong " giadinhkinhchi " sua lai , chu Phu De chac khong the sua dươc , co phai nhu the khong? Ma nhu vay cung tot vi Co khong muon Phu De phai xu dung doi mat nhieu qua ! Co chuyen gi Co se an han lam do.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 ... 12
Send Topic In ra