Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 25
Send Topic In ra
:: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) :: (Read 53308 times)
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #30 - 04. Nov 2007 , 13:04
 
Mâù Cờ Tôi Yêu



Laị nhớ hôm nao dươí bong' cờ
Có đan` em nhỏ hat' say sưa
Thương. kỳ môĩ sang' sân trương` cũ
Tương? nhớ công ai giữ coĩ bờ.

Thế rôì chinh chiế maĩ tran` lan
Khoí lưả dong thiêu khăp' xom' lang`
Trai trang' tưng` đoan` đi cưú nươc'
Nơi nơi maú đổ vơí xương tan.

Hom` gỗ phủ lên lá Quôc' Kỳ
Tiên~ ngươì chiên' sĩ đã ra đi
Vaòlong` đât' mẹ_Ôi thương tiêc'!
Bao đâng' hung` anh đã môt. thì.

Ngan` ngươì ngã xuông', triêụ vung` lên
Chiên' đâú haò hung` đã mâý phen
Thăng' lơị vẻ vang bao chiên' tich'
Cổ thanh` Quang? Trị phât' cờ lên.

Từ daọ quê hương văng' bong' cờ
Long` ngươì dân Viêt. vân~ hăng` mơ
Vươt. sông vươt. nuí đi muôn hương'
Tô laị vang` son môt. săc' cờ.

Cờ laị tung bay soc. đỏ vang`
Rôn. rang` mong ươc' buôỉ vinh quang
Đương` về quê mẹ muôn hoa nở
Rưc. rỡ cờ tươi thăm' săc' Vang`

Vĩnh Liêm

Kim Anh - Thi Đan` Hoa Tiên - Oklahoma_USA

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #31 - 04. Nov 2007 , 13:05
 
Nghị Quyết 36


Lại Nghị Quyết! Đây là lần 36,
Nghị quyết này nhất quyết chiếm mục tiêu
Đó là dân tị nạn, tức " Việt kiều "
Phải chiếm lấy, vì tài nguyên vô giá.

Đảng nhất quyết, phen này, bằng mọi giá,
Chiếm cộng đồng, hốt trọn ổ dân ta.
Với chiêu bài " khúc ruột nối quê nhà ",
"Khúc ruột " ấy là khối tiền vô kể.

Đảng thương nhớ vì đô-la lắm thế,
(Bốn tỉ đô "viện trợ" Đảng hàng năm)
Đảng sống nhăn, "hồ hởi", chẳng nhọc nhằn,
Cứ như thế, chẳng bao giờ Đảng chết.

Người hải ngoại hàng năm về ăn Tết,
Cứ cho về, Đảng vét sạch đô-la.
Xài hết tiền thì họ lại trở ra,
"Cày" chết bỏ, rồi năm sau về lại.

Đảng biết thế nên không hề ngần ngại,
Cứ moi tiền để cán bộ phì gia.
"Bọn Việt kiều" vì nhớ nước thương nhà,
Nên nuôi Đảng, họ chẳng hề ý thức.

Vì lẽ đó, Đảng cần nên lập tức
Ra chiêu bài dụ dỗ kẻ ngây thơ.
Càng ngây thơ, thì Đảng lại càng nhờ,
Làm công cụ không công-như đầy tớ.

Kẻ háo sắc, háo danh, ưa bợ đỡ…
Chúng cho làm những chức vụ rất kêu.
Còn chúng ta thì chúng gọi "Việt kiều",
Cứ an phận, ham tiền, vui thoải mái…

Thích nghe nhạc, giải sầu theo điệu nhảy?
Dễ dàng thôi! Đảng gửi đám văn công.
Đọc báo ư? Sẽ có báo biếu không.
Quên tiếng Việt? Đảng có thầy mở lớp…

Muốn tu tỉnh? Đảng xây Chùa thích hợp,
Có cả Thầy, Sư sải với ni-cô…
Cứ mở Chùa là Đảng có tiền đô,
Mê tín ngưỡng thì hết làm chính trị.

Khi vỡ lẽ thì mọi người nhụt chí,
Sợ tiếng đời dị nghị, bị người khinh…
Nên dù đau, miệng vẫn phải làm thinh,
Cứ tiếp tục đổ tiền đô cho Đảng…

Người tranh đấu, có nghe, xin đừng nản!
Đường ta đi sẽ chiến thắng gian tà.
Còn bọn người ham lợi sẽ tiêu ma,
Những cặn bã làm sao mà sống sót.

Xin cảnh giác! Hãy loại trừ ung nhọt,
Trong cộng đồng, trong tổ chức, trong nhà…
Có ngừa sâu thì dàn mướp mới ra hoa,
Có ngăn địch thì cộng đồng vững mạnh.

Hãy trừng trị những kẻ nào ương ngạnh.

(Đức Phố, ngày 22 tháng 5 năm 2004)


Vĩnh Liêm
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #32 - 04. Nov 2007 , 13:06
 
LÀM NHỤC QUỐC THỂ



“Đảng” cứ tưởng dân nghèo thì dễ trị,
Cứ nói gì, dân chúng phải nghe theo.
Muốn mị dân, dân chúng phải càng nghèo,
Càng nghèo khó thì dân càng nghe “Đảng”.

Thật khốn nạn! “Đảng” toàn là băng đảng!
Đã lỗi thời mà cứ mãi mị dân!
“Đảng” đã ngu nên mang bệnh ngu dân,
Làm đất nước không ngóc đầu lên nổi!

“Đảng” hắc ám nên có mùi thôi thối,
Ai ngửi vào thì mắc bệnh khùng điên.
Dẫu “Đảng ta”có lắm bạc nhiều tiền,
Cũng không thể rửa được mùi hôi thối.

“Đảng” còn sống, làm cản đường ngăn lối,
Sự vươn mình của dân Việt tinh anh.
Thời đại này còn dở thói rừng xanh,
Thì đất nước mãi chìm trong tăm tối.

Cán bộ Đảng toàn lũ người lừa dối,
Chúng bao che để giữ ghế ba chân.
Ghế chưa nhào càng làm khổ người dân,
Làm đất nước đi lùi non thế kỷ.

Bọn cai trị đâu phải cùng “đồng chí”,
Chúng cùng sàn nhưng dị mộng mà thôi.
Cốt làm sao giàu tắt để ăn chơi,
Tài sản đó là gia tài đất nước.

Thật nhục nhã! Hỡi bọn người bán nước

(Đức Phố, ngày 06-08-2004)

Vĩnh Liêm
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #33 - 04. Nov 2007 , 13:07
 
Hoan Hô Tham Nhũng!

(Thân tặng ba nhà báo Trương Hoàng Long,
Đinh Anh Tuấn và Lưu Đức Toàn vừa bị Hà-Nội
tịch thu giấy phép hành nghề vì dám viết bài chống
cán-bộ Đảng tham nhũng.)



Nạn tham nhũng đã trở thành quốc sách!
Sao bạn còn "hồ hỡi"chống làm chi?
Chống "Đảng ta" thì bạn được lợi gì?
Hay giấy phép bị thu hồi tức khắc?!

Bạn nên biết Đảng rất là nghiêm khắc,
Với những người chuyên "vạch lá tìm sâu".
Cán bộ ta nhờ tham nhũng mới giàu,
Nhờ giàu có Đảng mới còn vững mạnh.

Đảng còn mạnh vì có Nông Đức Mạnh,
Dâng cho Tàu các phần đất thân yêu.
Cán bộ ta là cán bộ quan liêu,
Mặc dân đói, Đảng chả cần biết tới.

Nạn tham nhũng khởi từ ngày đổi mới,
Đổi mới đời cán ngố gốc khu đen.
Muốn làm giàu thì cán phải bon chen,
Cùng tham nhũng, cùng chia nhau địa vị…

Bạn đụng tới là bạn làm phật ý,
Những "đỉnh cao trí tuệ" ở Ba Đình.
Dù chướng tai bạn cũng phải làm thinh,
Dù gai mắt bạn cũng đành nhắm mắt.

Tốt hơn hết, bạn hãy nên dè dặt,
Muốn sống còn, bạn hãy vuốt theo đuôi.
Cứ hoan hô tham nhũng đến muôn đời,
Đảng thấy thế khen bạn là "yêu nước".

Đảng cai trị làm người dân khiếp nhược,
Dù sai lầm cũng phải vỗ tay khen.
Nên người ngay cũng phải trở thành hèn,
Có như thế Đảng mới còn sống vững.

Người yêu nước nay chẳng còn đất đứng!

(Đức Phố, 19-06-2004)


Vĩnh Liêm
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #34 - 04. Nov 2007 , 13:08
 
Hỡi Đấng Anh Hùng !




Khi đất mước lâm nguy - thời mạt vận
Những anh hùng chui rúc chốn nơi nao ?
Sao không thấy anh hùng lên tiếng khẩn,
Thúc dân lành đánh đổ bọn cường hào ?

Nay chẳng nhẽ anh hùng đều nhục chí ?
Mặc dân tình điêu đứng với lầm than ?
Còn đâu nữa! Dân tộc đầy nhuệ khí,
Diệt quân thù, giành độc lập giang san!

Chờ đợi mãi! Chờ gì? Không biết nữa!
Có lẽ nào nước Việt thiếu hùng anh?
Dân tộc Việt lẽ nào băng hoại rứa?
Vì ngu dân nên nước Việt tan tành?!

Ta không thể tin những lời biện bạch,
Cả những điều không phải gốc Việt Nam!
Xưa nước Việt đã nhiều lần hiển hách,
Sao nay đành ngậm miệng trước gian tham?

Ôi nước Việt! Nay đến thời mạt vận!
Nên anh hùng chui rúc chốn rừng sâu!
Đừng trách cứ nước ta! Nên tự vấn!
Vì mọi người quá ích kỷ - Mong giàu!

Giàu tốt đấy! Nhưng là giàu ích kỷ!
Lo cho mình, lo tích lũy mà thôi!
Còn đất nước xác xơ - lùi thế kỷ
Thì giàu kia cũng chỉ được nhất thời!

Chờ đợi nữa! Chờ gì? Trai nước Việt?
Sao không cùng đứng dậy phất cờ đi?
Thanh niên Việt đang đầy bầu nhiệt huyết,
Máu anh hùng ta ngẫng mặt mà đi.

Xin gửi gấm tâm tình cùng tri kỷ,
Sợ mai nầy mai một chẳng còn ai!
Hãy giữ vững tinh thần cùng ý chí,
Dù gian nguy hay hủy diệt hình hài.

Máu Thái Học, Cô Giang...còn chảy mãi,
Ta sợ gì bọn quỉ đỏ hôi tanh?
Chúng phá nát quê hương, làm băng hoại
Xã hội xưa - nơi tụ nghĩa hùng anh.

Đừng sợ chết! Chết một lần xứng đáng!
Chết anh hùng - bia đá sẽ nêu danh.
Còn chết yểu hoặc chết vì tai nạn,
Chả ai thèm nhắc nhở đến tên anh!

Nếu được chết cho nước nhà sán lạn,
Gương anh hùng tuẫn tiết với non sông.
Tiếng thơm được Anh Hùng - nêu gương sáng,
Đẹp mặt thay ! Hỡi dòng giống Tiên Rồng !


(Đức Phố, 01.06.2005)

Vĩnh Liêm

Back to top
« Last Edit: 04. Nov 2007 , 13:09 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #35 - 12. Nov 2007 , 02:25
 
Chỉ một điều ước


...
Nhà Thơ Nguyễn Quốc Chánh (ở Sài Gòn)
- Vi Ký thực hiện phỏng vấn



Vi Ký: Xã hội Việt Nam thực chất vẫn là một xã hội “toàn trị”, không có những quyền căn bản như “tự do ngôn luận” và “tự do tư tưởng”, vậy anh có chấp nhận một cuộc phỏng vấn và “tự vấn” đầy “ngẫu hứng” và “rủi ro”?

 Nguyễn Quốc Chánh: Cái căn bản toàn trị của xã hội Việt Nam hiện biến tướng thành cái căn bản tâm thần phân liệt. Sự nhược suy thể hiện qua đường lối đầu Ngô mình Sở - kinh tế thị trường định hướng XHCN. Những con bệnh trong guồng máy đít thị trường, đầu cộng sản đều mắc
chứng ảo tưởng về tự do và bị đánh lừa về quyền ngôn luận. Do bị điều kiện hoá và bị bùa mê của Ðảng, những con bệnh trong xã hội phân liệt thường không kịp biết thế nào là chết trong mê muội.
Trong tình trạng bốn mùa mê muội, chỉ những kẻ thay lá mới có khả năng tự vấn, mới có thể ngẫu hứng và mới gặp rủi ro. Nếu sợ rủi ro trong tình trạng không có tự do, chút ánh sáng cuối đường (mòn mỏi) coi như tắt ngấm. Tôi nghĩ chúng ta còn đủ năng lượng cho cuộc bù khú này. Anh có nghe người ta hát: “thà như giọt mưa rớt trên tượng đá/ thà như mưa gió có còn hơn không...”

Vi Ký: Là một nhà thơ luôn đề cao tự do và thích đặt ra những vấn đề rất chính trị, xin anh cho biết “áp lực” trong thơ anh bây giờ là gì? Và theo anh các nhà thơ Việt Nam bây giờ cần thêm điều gì để “gia tăng” nguồn cảm hứng sáng tạo?

Nguyễn Quốc Chánh: Trong sự tráo trở của quyền lực nhằm vô hiệu hoá quyền con người, chúng ta là lũ ốc mượn hồn. Không muốn bị đánh tráo, tôi chỉ còn cách dựa vào ý chí đối kháng để nhận biết những trò bịp và tung hê quyền lực. Dưới sức ép của sự tráo trở, nhà thơ là kẻ không mang mặt nạ nên thường xuyên bị sặc máu mũi. Với khứu giác tinh nhạy, hắn dễ dàng dính chấu vì đánh hơi ngay được mùi tử khí từ những biến tướng chính trị.
Trong tình trạng ngạt thở, đề cao tự do là cách để gia tăng khả năng thanh lọc đồng thời chống lại nỗi sợ do tà khí của chính trị trùm khắp. Hít thở bầu khí bẩn hơn 30 năm, tôi tích lũy đủ nỗi sợ để thành bệnh hoạn. Còn hay đặt vấn đề chính trị trong thơ là cách để nhìn thẳng vào nó; nếu không nhìn thẳng vào nó, tôi sẽ bị nó vo tròn. Nhận biết nỗi sợ bị vo tròn và ý chí chống lại chính nỗi sợ của mình sinh ra một thứ áp lực có tên là sợ và chống lại nỗi sợ. Sợ và chống lại nỗi sợ là áp lực bây giờ của thơ.
Anh muốn nói đến loại nhà thơ Việt Nam nào? Có tới ba kiểu nhà thơ Việt Nam lận. Những nhà thơ Việt Nam hải ngoại, tự họ biết phải làm gì vì họ có đủ điều kiện và môi trường để thành cái mà họ muốn. Lác đác mấy nhà thơ vỉa hè Sài Gòn đã có cột điện, những con hẻm, cà phê, bia rượu và mầm vô chính phủ trui rèn, nếu không thành những tay thiện chiến, lịch sử đầu đường xó chợ sẽ đón nhận họ như những đứa con hoang. Còn những nhà thơ quốc doanh, có Hội và Đảng của họ cai quản, nếu không trở thành quan chim sẻ, phần đông họ mắc hội chứng chim xệ cánh (teo cơ delta) trong tinh thần.

Vi Ký: Mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị là một “bộ khung” chết cứng hay nó cũng “biến thiên” theo thời gian và lịch sử? Súng, hoa hồng và thực phẩm - ba thứ “vật chất” đầy uy lực ấy có khả năng đẩy thơ xuống hàng “thứ yếu” - nhất là tại Việt Nam - một quốc gia với lịch sử của những cuộc chiến tranh đầy tang thương, ly loạn, hận thù và đói kém...?

Nguyễn Quốc Chánh: Vì vô thần và bất lương, cộng sản có khuynh hướng tôn giáo hoá Ðảng. Một khi chính trị được tôn giáo hoá bằng quyền lực công an, nhà tù và quân đội, văn nghệ chỉ có thể là văn nghệ của công an, của quân đội, của nhà tù. Văn nghệ Công an, Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ Nhà tù (Hội Nhà văn) quy tụ dưới cây gậy thần chính trị, đã cấu thành bộ khung chưa hề xộc xệch hơn nửa thế kỷ mở hờ khép chặt. Nhưng với lịch sử và theo diễn biến của toàn cầu hoá, cái khung man trá đó không những sẽ biến thiên mà còn biến mất. Vì một khi Ðảng thò bút ký hiệp định thương mại vĩnh viễn với Huê Kỳ là lúc cỗ xe toàn trị rời ách con trâu nối vào toa tàu siêu tốc. Mọi cái khung trên cỗ xe trâu chắc sẽ phải hát “đi về đâu hỡi em...”
Trong một đời sống có hoa hồng và đủ thực phẩm, thơ có thể là tiếng thở của đất, cây cỏ, những sợi lông măng thì thầm với những khớp xương xộc xệch, hoặc những cái ngáp ruồi bí hiểm của những con vật cưng còi lông trong bệnh viện. Còn trong một đời sống thừa súng, ít hoa hồng, thiếu thực phẩm, tan thương, ly loạn, hận thù,... hỡi quê hương yêu dấu, thơ chỉ có điên thôi!

Vi Ký: Nguồn cảm hứng sáng tạo của anh thường bắt nguồn từ miền “ký ức” văn hoá nào? Văn học miền Nam trước 1975, văn chương đương đại (bao gồm văn học hải ngoại, văn chương dịch và văn học mạng internet), Văn học Ðông Âu thời cộng sản (cả văn học gọi là hiện thực XHCN và văn học phản kháng); Văn học miền Bắc (cộng sản và phản kháng); Văn học Trung Hoa (xưa và nay)...?

Nguyễn Quốc Chánh: Cảm hứng của tôi bắt nguồn từ ký ức trôi nổi của một cộng đồng chìm. Giữa ký ức văn hoá sách và ký ức sống, tôi thuộc ký ức sống. Giữa ký ức văn hoá và phản văn hoá, tôi thuộc ký ức phản văn hoá. Với tôi, ký ức của thơ bắt nguồn từ một sự tật nguyền nào đó trong cảm xúc. Tật nguyền của tôi là chứng cà lăm do một tai nạn thình lình lúc 10 tuổi nhìn thấy cặp vú của một cô gái đang thay áo. Ánh sáng loé từ đôi vú vào thời khắc thân thể sắp mọc lông và đòi “khai sáng” khiến giác quan tôi lập tức như đứt hết cầu chì, như có một dòng điện cực mạnh vừa chạy qua. Từ đó, cảm xúc của tôi biến dạng và tai nạn trở thành ký ức phản văn hoá đầu tiên. Nó ấn định và chi phối những ký ức khác. Ðể rồi những món người ta cho là vô đạo và suy đồi trong văn chương gây hưng phấn tôi hơn những thứ dùng để bôi trơn, ru ta ngậm ngùi, ru đời đi nhé, ru mãi ngàn năm...
Văn học miền Nam trước 1975, sinh hoạt trên căn bản của ý thức hệ cộng hoà. Trong ý thức hệ cộng hoà, mọi tư tưởng đều được vận dụng vào việc nhận thức và biểu hiện nghệ thuật. Chủ thể nghệ thuật, bao gồm chủ thể viết, chủ thể thưởng thức là ý thức cá nhân. Ý thức cá nhân phát sáng từ sự tương tác của các dòng tư tưởng. Và điều kiện để tư tưởng lưu thông là quyền tự do xuất bản. Sẽ không có văn học nếu không có tự do xuất bản. Khi có tự do xuất bản, tư tưởng mới trở nên đa dạng và khác biệt.
Ða dạng và khác biệt là dấu hiệu phát tiết của ý thức cá nhân. Văn học miền Nam trước 1975 có đủ những điều cần thiết để văn chương phát tiết. Văn học thiếu sự khác biệt trên cái nền đa dạng, mục đích (đồi trụy) là chạm đến tử cung đời sống sẽ bị giới hạn hoặc lạc hướng. Các dòng tư tưởng suy đồi trong văn học miền Nam trước 1975 giúp tôi định không phải một mà rất nhiều hướng.
Sự đa hệ trong tư tưởng nuôi dưỡng ý thức văn chương. Nếu văn chương không được nuôi dưỡng bằng ý thức của các dòng tư tưởng, nó sẽ chuồi theo dòng cảm xúc và kết cục là hàng loạt những vụ chết chìm. Chết chìm trong cảm xúc lãng mạn; chết chìm trong cảm xúc hiện thực; chết chìm trong cảm xúc hiện thực XHCN; chết chìm trong cảm xúc vô thường; chết chìm trong cảm xúc tượng trưng, siêu thực; chết chìm trong cảm xúc hiện sinh... Và cái chết bao trùm là chết mất xác trong cảm xúc của chữ tâm.
Lịch sử ngoại và nội chiến Việt Nam khoét vô số những cái hố, mỗi nhà thơ/văn Việt Nam đến và xả cảm xúc lai láng vào những cái hố đó, rồi cả lũ trầm mình chết chìm trong cái ngập ngụa của cảm xúc. Vì tư tưởng bất lực hay không có duyên trong việc biến cảm xúc lai láng thành những khối, mảng, miếng, mảnh, nên văn chương Việt Nam nói chung, tới bây giờ, vẫn chưa đủ can-xi để tiến hoá từ động vật thân mềm lên động vật có xương sống và đứng thẳng.
Văn học Sài Gòn trước 1975, đối với tôi, tuy đã dĩ vãng nhưng tính chất tự do và xu hướng đồi trụy của nó luôn là những tiếng nói đồng thanh.
Còn văn học hiện thực XHCN ở đâu cũng là con tin của chính trị. Những con tin biết làm gì ngoài việc đầu độc nhau bằng vị ngọt của đường hoá học: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ người với người sống để yêu nhau”. Ðặc điểm của văn học hiện thực XHCN là bị lừa và tự đánh lừa. Bị lừa do mắc phải bùa mê về tính không tưởng mà Ðảng yểm, và tự lừa là khi tính không tưởng biến thành những giáo điều cuồng tín.
Điều mà văn học hiện thực XHCN ở Liên Xô và Ðông Âu ám ảnh tôi là những vụ tự tử. Những vụ tự tử của những nhà thơ/văn dưới chệ độ cộng sản là những tác phẩm của hành vi bi tráng. Nó là biểu tượng kép của đạo đức và thẩm mỹ phản kháng. Trong một xã hội mà tự do phải trả bằng sinh mạng, văn học còn có thể tạo tác bằng chất liệu nào khác ngoài sinh mạng của chính nhà văn? Nhưng văn học hiện thực XHVN Việt Nam chưa có vụ tự tử nào. Bởi động vật không có khả năng tự sát.
Văn học phản kháng là hiện tượng đột biến và hiếm hoi dưới chế độ cộng sản. Phản kháng là cách trực tiếp bày tỏ chính kiến chống lại tình trạng súc vật hoá. Chế độ toàn trị từ lý thuyết đến thực tế là đồng nhất với quá trình súc vật hoá, và nhà văn dưới chế độ cộng sản mà ngô nghê về chính trị thì khỏi cần mở mắt, ta cũng nhận ra ngay đó là những con gì.
Còn nhân tính, văn học còn phản kháng. Với tôi, văn học đồng nghĩa với phản kháng. Dưới chế độ cộng sản, văn học phản kháng đúp: từ chính trị đến văn hoá.
Văn học internet là lối thoát duy nhất hiện nay của văn học Việt Nam. Nó thanh toán nạn toàn trị trong văn học và những bản thảo chờ đăng quang trong ngăn kéo. Ðồng thời, nó chấm dứt luôn những cơn mơ màng ngái ngủ về sự bất tử, mở đường cho những giá trị tức thì của cái ở đây và bây giờ. Văn học mạng sẽ bỏ lại đằng sau thói quan liêu của truyền thống khép kín của văn hoá làng, khiến văn học phải chịu chết chìm bởi cảnh chiếu trên chiếu dưới, đồng thời nó cũng phải chịu chung số phận sớm nở tối tàn với những cơn lũ ngày càng hoa mắt của áp lực thông tin. Hãy quên đi cái trò ngu xuẩn vĩ đại và muôn năm.
Kẻ gây bất an cho tôi trong văn học Trung Hoa xưa và nay là Tư Mã Thiên. Chỉ vì một chút sự thật mà mất toi hai hòn dái.

Vi Ký: Văn hoá nói chung cũng như các loại “vật phẩm” khác, nghĩa là có niên hạn sử dụng (date)? Anh làm gì để thơ anh luôn mới khi văn học miền Nam (những gì anh đã đọc trước kia) đã lùi lại 30 năm của biến động lịch sử và chủ nghĩa hiện sinh Pháp đã “đường bệ” bước vào tủ kính của lịch sử?

Nguyễn Quốc Chánh: Tùy văn phẩm mà niên hạn sử dụng dài hay ngắn. Thí dụ, thơ Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều. Ðối với tôi, thơ Hồ Xuân Hương vẫn còn đát, nhưng Truyện Kiều thì không. Tính đương đại trong thơ Hồ Xuân Hương là cảm hứng phản văn hóa của một nguồn nước ẩn: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Còn Truyện Kiều là tiếng rỉ tai lê thê rất văn hoá của những kẻ lỡ vận mà háo danh: “Ba trăm năm sau ai là người khóc ta?!” Tại sao lại đề cao nước mắt? Vì hầu hết “trí thức” Việt Nam đều là đám đực rựa hay thút thít vì lỡ vận mà háo danh. Trong khi đó, Hồ Xuân Hương chuyên giễu cợt và nổi quạu trước cái văn hoá gia trưởng “Trai năm thê bảy thiếp/ gái chính chuyên chỉ lấy một chồng” đương thời. Chắc vì cảm quan phản văn hoá, tác phẩm của bà còn tươi sáng và đồng thời với tôi.
Ai nhạy cảm với sự sống và trung thực với bản thân thì có thể tránh được thói quan liêu và sự cuồng tín. Sự sống là chuyển động. Chủ nghĩa nào đồng hành với nó, chủ nghĩa đó sống. 30 năm qua, Ðảng ruồng bỏ mọi chủ nghĩa, suy tôn mỗi chủ nghĩa là Mác-Lê. Trong tình trạng khan hiếm tư tưởng, dù chủ nghĩa hiện sinh, như anh nói, “đường bệ” bước vào tủ kính của lịch sử nhưng tàn dư của nó thừa sức chống lại đội hồng vệ binh của một thứ chủ nghĩa vô nhân tính. Tuy nhiên, tôi thích giống một tên cóc-theo (cocktail) trong thơ hơn, có thể pha chủ nghĩa này vào chủ nghĩa kia và chủ nghĩa nọ. Muốn mới thì phải pha và nhanh chóng ra vô các chủ nghĩa, nếu có thể.

Tiếp theo >>
Back to top
« Last Edit: 12. Nov 2007 , 02:27 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #36 - 12. Nov 2007 , 02:25
 
Vi Ký: Anh có suy nghĩ gì về văn học “trong luồng’’ và văn học “ngoài luồng’’; văn học “chính thống” và văn học “vỉa hè-bên lề’’? Và, theo anh, văn học hải ngoại có phải là văn học miền Nam nối dài? Ấn tượng của anh về một nhà văn, nhà thơ miền Nam trước 1975? Và một nhà văn, nhà thơ trẻ của văn chương hải ngoại?

Nguyễn Quốc Chánh: Văn học trong luồng là những con tin đang biến tướng ở trong chuồng, luôn phải thích nghi với sự tráo trở khôn lường của Ðảng. Thời bao cấp, văn học trong luồng là những con tin thuần chủng. Ðến thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, những con tin biến tướng thành những con đĩ văn chương. Ðảng đánh đĩ trong kinh tế và chính trị với tư bản, văn chương trong luồng đánh đĩ với Ðảng.
Báo Văn nghệ Nhà tù (Hội Nhà văn), Văn Nghệ Công an, Văn Nghệ Quân đội... và toàn bộ hệ thống xuất bản hiện thời vừa là trại giam vừa là nhà thổ. Nói đấy là thứ nhà thổ là vì các loại báo và nhà xuất bản phải tự hạch toán (kinh tế thị trường) theo kiểu “sống chết mặc thây tiền thầy bỏ túi’’ còn bảo đấy là tình trạng trại giam bởi vì chúng vẫn bị kiểm soát tư tưởng (định hướng XHCN) - tức là bị tước đoạt quyền con người.
Nhà văn trong luồng như vật nuôi trong chuồng, con nào ngoan, ranh thì được hót, thậm chí, còn được cho ra sân khấu làm xiếc. Khi cuộc độc diễn của Ðảng vãn tuồng, văn học trong luồng chắc biến thành nguyên liệu sản xuất bột giấy. Ðỉnh của văn học trong luồng là những giải thưởng, và “đỉnh cao” của các giải thưởng là giải Hồ Chí Minh. Nhưng bột giấy không có đỉnh.
Văn học ngoài luồng là hiện tượng đột biến ngoài tầm kiểm soát của Ðảng. Văn học ngoài luồng là sản phẩm của tự do, tự thân có tính khiêu khích ý chí quyền lực và khêu gợi bản năng dân chủ. Văn học ngoài luồng như muôn thú trong rừng, như cây cỏ trên mặt đất. Sống và chết theo luật tự nhiên, vui buồn, trào lộng cùng nhịp sinh thái.
Văn học ngoài luồng sẽ ngồi xuống hồi sức văn chương khi trò độc diễn của Ðảng vãn tuồng. Trong lúc Ðảng còn diễn, văn học ngoài luồng vẫn tiếp tục khí công để hàm dưỡng thân thể và cường dương tư tưởng. Nếu không, lỡ Ðảng xẹp xuống, văn học ngoài luồng cũng sẽ liệt luôn.
Nhưng, văn học của xã hội phân liệt dù sao cũng rất giống tình trạng nhá nhem của bệnh viện cúp điện. Văn học trong luồng hay giả điên để tiếp tục moi tiền bệnh viện. Văn học ngoài luồng vừa điên vừa rất sợ bệnh viện.
Văn học miền Nam trước 1975 là bệnh viện của thời nội chiến. Văn học hải ngoại là tình trạng trốn trại điên nghĩ về nội chiến. Nhưng làm sao có thể nói thơ của Ðinh Linh nối dài Thanh Tâm Tuyền; làm sao có thể nói phê bình của Nguyễn Hưng Quốc nối dài Ðỗ Long Vân; làm sao có thể nói truyện của Nguyễn Hương, Ðặng Thơ Thơ nối dài Túy Hồng, Nhã Ca, Trần Thị Ngh.; làm sao có thể nói khảo luận của Hoàng Ngọc-Tuấn nối dài Phạm Công Thiện; làm sao có thể nói truyện của Trần Vũ nối dài Dương Nghiễm Mậu; làm sao có thể nói thơ của Phan Nhiên Hạo nối dài Tô Thùy Yên...?
Coi chừng mắc cái mưu vì lỡ giải phóng miền Nam nên đồng hoá cái này với cái kia rồi đẩy ra rìa một thể cho tiện. Coi chừng đã ăn phải bả của kẻ cướp và thói phi tang. Ðó là nghề của hắn: cộng sản.
Một nhà văn trước 1975 gây ấn tượng cho tôi là Phạm Cộng Thiện, còn bây giờ là một nhà thơ hải ngoại: Ðinh Linh.

Vi Ký: Anh có thể cho biết những cảm tưởng chung hoặc riêng của anh về giới trẻ cầm bút (sau chiến tranh) cả trong nước lẫn hải ngoại?

Nguyễn Quốc Chánh: Sau chiến tranh không có nghĩa là hòa bình. Sau chiến tranh là để bắt đầu một cuộc chiến thâm độc hơn, cuộc chiến áp đặt ý thức hệ cộng sản lên miền Nam, khi xe tăng Liên Xô biến Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc chiến hơn 30 năm áp đặt ý thức hệ cộng sản, tới hôm nay vẫn chưa có hoà bình. Làm sao có hoà bình khi những công cụ tư tưởng (giáo dục, truyền thông, xuất bản) vẫn trong tay cộng sản? Chỉ có hòa bình khi những công cụ tư tưởng (giáo dục, truyền thông, xuất bản) thuộc về mỗi người. Trong cuộc chiến áp đặt ý thức hệ cộng sản, hai thái độ căn bản của giới cầm bút là cơ hội với quyền lực và phản chiến chống lại độc quyền.
Những Ly thân, Thiên đường mù mở màn cho cuộc phản chiến sau hoà bình. Những Phạm Thị Hoài, Bùi Chí Vinh, Bùi Hoằng Vị, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Viện lần lượt đẩy cuộc phản chiến ra ngoại biên. Những Phan Bá Thọ, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lý Ðợi tiếp tục phản chiến bằng những cuộc tự thương - kẻ bắn vào chân, thằng chặt ngón trỏ.
Cái đáng nể ở họ không phải là trò nghệ nhân của những phu chữ, mà thái độ phục hoạt chữ trong tay bọn độc quyền. Không thể có tự do tư tưởng khi chữ bị cấm đoán. Những nhà văn phản chiến sau hoà bình, nói theo cách bây giờ, họ là đội đặc nhiệm giải cứu chữ khỏi tay bọn khủng bố tư tưởng.
Ở hải ngoại, Nguyễn Hưng Quốc câu trọng pháo vào trụ sở BAN TƯ TƯỞNG VĂN HOÁ TRUNG ƯƠNG; Ðỗ Kh. du lịch và rải truyền đơn vào các địa điểm có bảng ghi: KHU PHỐ VĂN HOÁ MỚI; Ðinh Linh biệt kích vào nơi của những bảng đề: KHÔNG PHẬN SỰ CẤM VÀO; Trần Vũ bắn hoả châu vào ký ức quân viễn chinh; Nguyễn Hương bốc mộ lịch sử bằng nhãn quan không biên giới...
Ðối với cộng sản, văn nghệ là một mặt trận. Bởi quán tính nhìn mọi sự bằng con mắt chiến tranh giai cấp, những người cầm bút buộc phải thuộc phe này hoặc phe kia. Phe này là cộng sản, phe kia là phản động. Những người cầm bút trong và ngoài nước không ý thức tình trạng chính trị hoá văn nghệ của Ðảng, coi chừng tác phẩm giỏi lắm cũng chỉ là trò chọc ngoáy của tuổi Áo Trắng, Hoa Học Trò, Mực Tím và Sinh Viên Việt Nam.
Thông qua hệ thống báo chí và xuất bản, Ðảng kiểm soát văn nghệ. Mọi cơ hội đều trong tay chính trị và vì chính trị. Không có một giám đốc nhà xuất bản hay tổng biên tập nào là không đảng viên. Họ là những con rối vừa trục lợi vừa được phép đạo diễn những trò văn nghệ. Tùy thời tiết chính trị mà tô son hiện tượng này hay bôi xoá hiện tượng kia. Các hiện tượng lần lượt bị chính trị hoá mà cứ tưởng mình phơi phới, hoặc đôi bên bấu víu nhau và ngầm hiểu: mày chơi tao, tao sướng, tao dại gì không để mày chơi.
Nói theo giọng tệ nạn, giới cầm bút trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng XHCN, chuyển từ tình trạng con tin sang tình trạng con đĩ. Do mơ hồ về chính trị và bệnh háo danh, giới cầm bút (trẻ/già) là những con thiêu thân quanh ánh tà đạo của Ðảng và những nạn nhân đắc chí vì sự nổi danh của chính mình.

Vi Ký: Ðông Âu và Liên bang Xô-viết (cũ) sụp đổ đã khá lâu. Nếu như chế độ cộng sản ở Việt Nam không còn tồn tại nữa thì theo anh cái gọi là văn học “hiện thực XHCN” và văn học “phản kháng” có còn giá trị gì không hay cuối cùng chỉ còn như những “vật chứng” của lịch sử?

Nguyễn Quốc Chánh: Văn học hiện thực XHCN đã chết ngay khi Ðảng thập thò đổi mới. Ðổi mới là một ngụy từ che đậy sự thất bại của phương thức sản xuất XHCN. Văn học hiện thực XHCN là thượng tầng kiến trúc của phương thức sản xuất XHCN, và khi hạ tầng sụm bà chè, thượng tầng cũng đành để gió cuốn đi...
Văn học hiện thực XHCN là bằng chứng về sự ngu muội của một thời lịch sử bị chôn vùi. Văn học phản kháng là văn bản của một thời ngu muội, nhưng không phải tất cả đều tối thui. Chế độ cộng sản không còn nữa, dĩ nhiên, nhưng di căn của nó sẽ còn trong nhiều thế hệ người Việt. Nên nhớ, chúng ta đã ăn cám hơn nửa thế kỷ, mỗi người đều có thừa một cái đuôi. Hãy tin tôi đi, hãy cúi xuống nhìn vào xương khu của mình, ở đó, tôi cam đoan có một cái đuôi vô hình đang ngọ ngoạy. Văn học phản kháng là để dòm ngó cái ngọ ngoạy đó. Tất cả chỉ mới bắt đầu.
Lịch sử luôn cần nhiều vật chứng. Giá trị nào không bắt đầu từ những vật chứng. Vật chứng càng đa phương, giá trị càng sống động. Lịch sử sẽ khác nếu bên cạnh Nhật ký Ðặng Thùy Trâm còn có Ðêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên; bên cạnh Hồi ký Lý Quý Chung còn có tiểu luận của Dương Thu Hương...
Văn học phản kháng là hệ quả của mọi chế độ nhưng dưới chế độ cộng sản, phản kháng là một thách đố chết người. Phản kháng là biểu hiện của trí khôn biết giận dữ trong những hoàn cảnh tàn bạo của lịch sử. Cuốn sách phản kháng chế độ cộng sản bằng ngụ ngôn thông minh và kinh điển nhất là Trại súc vật. Những nhà văn dưới chế độ cộng sản sau khi đọc Trại súc vật mà vẫn nhởn nhơ tưởng mình là sĩ này sĩ nọ thì đúng là những con lợn. Sự lên ngôi của lợn trong lịch sử loài người là vật chứng tuyệt vời của một thời con người bất lực trước sự man rợ của lịch sử.

Vi Ký: Là một thi sĩ rất “thời sự” và “chính trị”, anh có suy nghĩ gì về những cây bút “phản động” ở Việt Nam. Cụ thể là trường hợp đòi làm “giặc” của nhà văn nữ Dương Thu Hương?

Nguyễn Quốc Chánh: Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân. Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
Tôi không nghĩ nhà văn Dương Thu Hương làm giặc. Làm giặc phải dùng binh khí và binh sĩ tấn công bọn cầm quyền hoặc thành phần chủ mưu đảo chánh. Lịch sử Việt Nam có hai nhà làm giặc là Cao Bá Quát và Nhất Linh. Cao Bá Quát dùng binh khí và binh sĩ, Nhất Linh chủ mưu đảo chánh. Nước Nhật cũng có một nhà văn làm giặc lừng danh bằng binh khí là Yukio Mishima và cả 3 đều thất bại hiển hách. Nhà văn làm giặc là cách tự sát tích cực. Chị Dương Thu Hương nói chị sẵn sàng chết, tôi tin, nhưng chị không có lực lượng, một mình thì không thể làm giặc, trừ Kinh Kha.
Chị Dương Thu Hương là một nhà văn ly khai và phản kháng. Hành trình của một người ly khai và phản kháng cực hơn một người làm giặc vì đó là hành trình đơn độc của ý thức tự phủ định. Chị ly khai trong tiểu thuyết và phản kháng qua những bài luận trực tiếp công kích Ðảng. Phản kháng của nhà văn là để thoả mãn ý thức làm người chứ không phải để cướp chính quyền. Do đó, khi nhà cầm quyền nhốt một nhà văn phản kháng thì nhà cầm quyền đã phạm vào tội ác chống loài người.

Vi Ký: Nếu Thượng Ðế có tồn tại trong suy nghĩ của anh và ban cho anh ba điều ước: một cho thơ, một cho đất nước Việt Nam và một cho anh, anh sẽ ước những điều gì?

Nguyễn Quốc Chánh: Nếu Thượng Ðế ban cho tôi ba điều ước,
tôi chỉ ước một điều: làm ơn bứng Ðảng cộng sản khỏi Việt Nam và hốt giùm 3 triệu đảng viên bỏ lên sao Hoả ! 


(Bài phỏng vấn được thực hiện qua email)
Sài Gòn mùa World Cup 2006 © talawas

************
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:

- Hoàng Hạc, Saigon (Tuesday, November 21, 2006 at 06:34:45)
Tuyệt vời !!! Tôi chưa bao giờ đợơc đọc một bài phỏng vấn mà thấy "đã" như thế này. Và tôi ước mong sao giới văn nghệ sĩ trí thức ở VN ngày càng xuất hiện thêm nhiều những con người chân chính dám nói lên sự thật như chàng thi sĩ này. Tôi xin nói với anh Nguyễn Quốc Chánh 01 lời thôi: "CẢM ƠN ANH !!!"

- Hoàng Hà (Thursday, July 6, 2006 at 18:27:3
Kinh thưa quí vị,
Tôi vô cùng đồng ý với nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh về những nhận định trung thực về văn hóa và văn nghệ trong chế độ độc tài csvn. Tôi càng cảm phục hơn khi thi sĩ đang ở trong nước. Tôi tin rằng với sự quả cảm như vậy của những vị trí thức VN, chắc chắn chế độ phi nhân cs sẽ không thể tồn tại trong thời gian không xa. Cãm ơn cuộc phỏng vấn rất giá trị này. Kính.

- Tran Dinh Ngoc (Thursday, July 6, 2006 at 23:50:53)
Y kien cua anh Nguyen Quoc Chanh cung la y kien cua toi ap u tu lau. Xin Thuong De cho anh toai nguyen, va cho toan dan VN toai nguyen: Bung dang Cong San di khoi VN va nhot 3 trieu dang vien ke ca lanh dao vao hoa nguc vi da pham trieu trieu toi ac voi Dan toc, dung dau la ong Ho chi Minh

http://tdngonluan.com/vannghe/vng_chimotdieuuoc.htm
Back to top
« Last Edit: 12. Nov 2007 , 02:29 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #37 - 17. Nov 2007 , 10:44
 
.........

Xướng :

Phất Phới Cờ Vàng


Nam Bắc đồng tâm diệt cộng tà
Xua phường quỷ đỏ bợ Nga Hoa
Thù loài dã thú thù muôn kiếp
Oán bọn sài lang oán mỗi nhà
Bán thánh buôn thần quân bất đạo
Đâm cha giết chú lũ vô gia
Mai này đất nước tan cường tặc
Phất phới cờ vàng thỏa dạ ta

Lệ Thu

Họa 1 :

Nghĩa Vụ

Góp sức chung vai đuổi ác tà
Chồn tinh cáo quỷ liếm mông Hoa
Con Hùng vạn thuở con gìn nước
Cháu Lạc nghìn năm cháu giữ nhà
Bỏ đảo mua quyền hành tước vị
Dời biên đổi lợi lộc cư gia
Tam vô cộng phỉ sai lầm rõ
Dựng ngọn cờ vàng nghĩa vụ ta

TTL

Họa 2 :

Cờ Vàng Chính Nghĩa

Vùng lên quét sạch bọn gian tà
Để núi sông mình trổ gấm hoa
Diệt đảng tham ô phường bán nước
Trừ quân nhũng lạm lũ buôn nhà
Đừng quên quốc nhục đời vong quốc
Hãy nhớ gia thù kiếp bại gia
Đứng dậy làm nên trang sử mới
Cờ vàng chính nghĩa thuộc về ta

Lệ Thu

Họa 3 :

Đồng Tâm

Vì nước đồng tâm đuổi quỷ tà
Cung đình Hà Nội bám trôn Hoa
Diệt phường lang sói dâng bờ cõi
Quét lũ vô nhân hại nước nhà
Quyết chí đáp lời than nhục quốc
Can cường đòi nợ tủi oan gia
Trai hùng nòi Việt lòng son sắt
Treo ngọn Cờ Vàng lộng đất ta

Vivi
Nauy 15.11.07

Họa 4 :

CỜ VÀNG PHẤT PHỚI

Toàn Dân nổi dậy đuổi quân tà
Xây dựng Giang Sơn đẹp gấm hoa
Giặc cộng bấy lâu tàn hại Nước
Viêt gian từ ấy phá tan Nhà
Chính nhân hăng hái hưng vương đạo
Quân tử miệt mài chỉnh pháp gia
Mọi giới chen vai đua gánh vác
Cờ Vàng phất phới quê hương ta

Cam Thành Nov 16, 2007
Tha Nhân kính họa

Họa 5 :

Mơ Ngày Quang Phục

Phục quốc mơ ngày diệt giặc tà
Muôn người đấu cật dưới cờ hoa
Quang Trung nối chí phò nòi giống
Lê Lợi noi gương cứu nước nhà
Quét sạch lừa tông cùng phản tổ
Dẹp tan bán tộc với buôn gia
Đưa sông núi đến bờ hoan lạc
Phỉ dạ yên lòng bạn lẫn ta

Vntvnd
(16/11/2007)

Họa 6 :

Giải Phóng Quê Hương

Khắp Nước vùng lên diệt bọn tà,
Xua tan bè lũ cống Nga, Hoa.
Giang Sơn gấm vóc con Hồng Lạc,
Văn Hóa duy-tâm chắt Nước Nhà.
Hưng-Đạo, Quang-Trung gìn Quốc Thồ,
Trai thanh, gái tú giữ Quy Gia. (Gia Quy)
Đồng tâm đứng dậy, Cờ Vàng phất;
Giải phóng Quê Hương, bổn phận ta.!

Joseph Duy-Tâm kính họa.
Australia 17-11-2007

Họa 7 :

Tội Đồ Dân Tộc

Tổ Quốc bêu danh đảng xảo tà
Theo nòi Cộng Sản đội Trung Hoa
Đem quân xâm lược tàn dân chúng
Lập đám tham ô phá cửa nhà
Cực ác Việt gian theo cẩu cẩu
Cùng hung Hồ tặc hiếp gia gia
Lòng người thán oán vang quê mẹ
Tiếng hận tràn lòng đã thấm ta

Thanh Yên
***********
Thưa quý vị,
Xin góp "tấm lòng" với quý vị qua bài thơ "Dựng Lại Ngọn Cờ Vàng".
(Đây không phải là bài thơ theo thể Đường Luật)

Kính,
nguyễnvĩnhchâu


Dựng Lại Ngọn Cờ Vàng

Đã đến lúc muôn triệu người như một
Xiết tay nhau thành một khối tâm đồng
Cùng hướng nhìn về đất nước non sông
Đem tài trí cứu nguy cho dân tộc
Đã bao năm đắm chìm trong tang tóc
Bao điêu tàn bởi ngọn lửa chiến tranh
Những chia ly những đày ải tối tăm
Phải chấm dứt - Mở một trang sử mới

* * *
Cờ chính nghĩa Cờ Vàng bay phất phới
Trên quê hương gấm vóc đẹp muôn đời
Dân Việt Nam từ vạn nẽo muôn nơi
Quay về lại hát khúc ca hôi ngộ
Những niềm vui bừng lên từng góc phố
Trên ruộng đồng xanh thẳm những mạ non
Mừng làm sao ngày mẹ gặp lại con
Chồng gặp vợ chứa chan niềm hạnh phúc

* * *
Vai sánh vai chúng ta cùng chung sức
Đắp xây từ những đổ nát hoang tàn
Khắp mọi nhà “Dựng Lại Ngọn Cờ Vàng”
Màu yêu dấu trong lòng dân tộc Việt
Tổ quốc Việt Nam trường tồn bất diệt
Danh vang lừng khắp bốn bể năm châu
Từ Nam Quan cho đến mũi Cà Mau
Vui mở hội ngày quê hương quang phục

Nguyễn Vĩnh Châu

Back to top
« Last Edit: 17. Nov 2007 , 10:49 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #38 - 22. Nov 2007 , 13:23
 
Nỗi buồn viễn xứ


Xuân về mái tóc lại pha sương
Bước chậm thân lê nỗi chán chường
Mộng ước chưa thành chiều nắng tắt
Âu ca còn vọng tiếng ai vương
Bảy mươi tuổi trọn tình chung thủy
Một ván cờ thua cảnh thảm thương
Nhớ nước non xa - buồn viễn xứ
Quán chiều lữ khách chén thê lương

Phạm Cây Trâm



Thơ nầy ta nhắn

Lại nữa – Xuân về tóc điểm sương
Nỗi đau thời thế lại thêm chường
Thế cờ Quốc tế đành thua trận
Tỵ nạn quê người mãi vấn vương
Tiên Tổ dựng xây thành đất nước
Cộng quyền cắt bán giống gian thương
Thơ nầy ta nhắn - đàn con cháu
Lên án muôn đời bọn bất lương

Vô Tình



Mơ về chốn cũ

Tình đời đâu ngại nắng cùng sương
Danh lợi giờ đây đã chán chường
Ước nguyện chưa tròn đầu đã bạc
Mong cầu dang dở tóc còn vương
Nửa đời hưng phế sầu lao khổ
Cuối nẻo điêu tàn nghĩ xót thương
Viễn khách vẫn mơ về chốn cũ
Không còn bóng dáng lũ vô lương

Nguyên Hà


Vùng lên diệt Cộng

Đất nước bao trùm lớp khói sương
Bầy lang lũ sói mặt trơ chường
Gian hùng bạo ác loài trâu ngựa
Hiểm độc tham tàn đám quỷ vương
Bách tính lầm than trông quá thảm
Đồng bào khổ nhục nghĩ mà thương
Vùng lên quét sạch phường sâu mọt
Cộng sản làm gì có thiện lương

Lệ Thu
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #39 - 24. Nov 2007 , 00:35
 
Gửi súng cho tao



Tao cụt một chân một tay,
Nhưng còn một tay
Viết thư giùm cho thằng mù hai mắt
Nghe nói ở xứ người chúng mày "cày" như trâu
Nhưng không quên đồng đội
Chia đôla cho chúng tao, như chia máu ngày nào
Tao cũng sớt cho mấy thằng bạn: phế binh Việt Cộng!
Chúng cũng què đui sứt mẻ như nhau
Bởi đảng của chúng bây giờ là lũ đầu trâu..

Có điều tao không thể hiểu
Bao nhiêu năm qua
Chúng mày cứ mãi dặn dò
Thế giới văn minh, đừng làm gì bạo động
Liệu chúng mày có thể hoà hợp được không
Với lũ kênh kênh hổ báo?
Những con thú cực kỳ giầu có
Mang " thẻ đỏ , tim đen "
Nợ Nga, sợ Tầu, lạy Mỹ
Với quan thầy cung cúc tận tụy
Quay về đàn áp dân đen
Chúng đóng đinh Jesus lần nữa
Bịt Miệng Cha, trói Phật, nhốt Sư quản lý chùa

Chúng tao lết lê trên thành phố Cáo Hồ
Nên biết rõ từng tên đại ác
Trên bàn tiệc máu xương dân tộc
Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu
Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh!
Chúng ta sẽ tỉa từng thằng
Đất nước cần nhiều "quốc táng"
Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào
Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này
Còn có chút sáng láng hơn

Hãy gửi tiền cho những nhà tu
Để họ mở cửa nhà tù
Còn chúng tao là chiến sĩ
Hãy gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh

Nguyễn Cung Thương
Sàigòn, VN




...


Gởi Chất Nổ Cho Mày



Đọc những dòng thư mày mà lòng tao quặn thắt
Đời chúng mình cuối cùng phải như thế này sao
Mày bên đó lê la những ngày tháng hư hao
Tao bên này lăn lóc trên con đường cơm áo

Hãy " Gởi Súng Cho Tao " như một lời cảnh cáo
Chúng mày quên cả rồi Tổ Quốc lẫn Quê Hương
Quê hương đó có máu tươi và có cả thịt xương
Của đồng đội , của bạn bè đã hy sinh nằm xuống

" Gởi Súng Cho Tao " đã làm nhiều thằng luống cuống
Chúng mải mê lợi danh mà quên mẹ mất chuyện này
Cám ơn mày với những lời nhắn nhủ thật là hay
Để những thằng vong tình biết giật mình bừng tỉnh dậy

Tao sẽ gởi cho mày những căm hờn không che đậy
Của trái tim đầy vết thương đã thoi thóp từng lâu
Tao không gởi cho mày súng như mày hỏi đâu
Mà tao gởi cho mày bằng những thùng thuốc nổ

Hãy ôm nó xông vào lũ bạo tàn bằng tấm lòng cuồng nộ
Và tao cũng sẽ về cùng mày để đi trọn chuyến đi này
Cuộc đời nào rồi cũng qua như gió thổi mây bay
Thì tiếc làm con mẹ gì cuộc sống nhiều tủi hổ

Sống vui được sao khi toàn dân nghèo nàn cùng khổ
Còn thân phận chúng mình như những miếng giẻ rách giữa đời
Chờ đó ...tao sẽ về cùng mày để hoàn tất một cuộc chơi
Và cho trọn cuộc tình của những thằng gọi nhau là đồng đội

Và cũng để một lần cúi đầu tạ tội
Với quê hương và tổ quốc của mình
Với bạn bè , với những oan khuất anh linh
Để đi trọn con đường vinh quang của những người mang tên là lính

Hãy ôm chất nổ giết sạch bọn giặc thù không cần toan tính
Thằng nào rồi thì cũng một lần chết vậy thôi
Hãy chết thật vinh quang cho người lính được lên ngôi
Chờ đó đi.... mai tao về với những thùng thuốc nổ ....

Mai về tạ tội quê hương
Cùng nhau đi trọn đoạn đường chiến binh
Sống lỡ nhục chết phải vinh
Cho dòng máu lính thắm tình Việt Nam

Trần Phương Đông
Back to top
« Last Edit: 30. Nov 2007 , 22:39 by tieuvuvi »  

...
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #40 - 24. Nov 2007 , 00:38
 
Chị Bảy ơi, chị bảy khoẻ không? Vi gửi chị xem bài thơ của anh Trần Phương Đông...Bài thơ này Vi rất thích, mỗi lần đọc là cũng vẫn nghe tim quặn thắt...Xin chia sẻ cùng mọi người...
Thương chúc chị luôn an vui nhang!
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #41 - 24. Nov 2007 , 04:32
 
-
Thưa Mẹ chiêù nay con nhớ Mẹ…
-



Con thương em, thương nhớ sót sa lòng.
Trời bên đây rét mướt của mùa đông,
Cửa đóng kín lòng con không ấm nổỉ.
Tuyết đang rơi tiếng động cơ lò sưởi
Nghe vi vu như tiếng gió rừng chiều.
Con nhìn ra ngoài lớp kính đìu hiu,
Con tưởng tượng trong hoàng hôn có Mẹ.
Hình ảnh ấy như âm thầm kể lể.
Thương yêu con mà dấu diếm ưu phiền.
Tránh sao buồn lòng mẹ đã từng đêm ?
Nhớ các con nhìn các em trong giấc ngủ.
Con nhớ cả một vòng tay ấp ủ.
Vuốt tóc con lau những giọt mồ hôi.
Cả từ khi con đã lớn khôn rồi,
Vẫn được mẹ nuông chìu như  tấm bé.
Thưa mẹ chiều nay con nhớ mẹ…
Con đã quên mình gửi bốn phương.
Con biêt lắm vì đâu xa cách Mẹ.
Con đã đi trên thuyền sóng tủi hờn.
Thuyền càng xa càng đau xót quê hương.
Sóng càng lớn càng thương em nhớ Mẹ.
Con ngước mặt nhìn trời, cuối xem lòng bể,
Trong mênh mông con đã thấy ngày mai.
Mẹ chờ con đón nhận một tương lai.
Dâng lên mẹ một niềm vui kiêu hãnh.
Con làm toán ghi từng ngày bất hạnh,
Viết đau thương bằng công thức + -.
« Hạnh phúc không là những hanh phúc riêng tư . »
Đáp số ấy con vẫn nghe từ tim Mẹ.
Các em ơi hãy chờ anh em nhé.
Các em ngoan để cho mẹ mình vui.
Gia đình ta đă mất mát nhiều rồi…
Đã có lúc mồ hôi pha nước mắt.
Thôi em ạ thơ dài chiều đã tắt
Tạm dừng đây anh chào Mẹ hôn em.


Nguyễn Quốc Quân
[/color]


Bản dịch bằng tiếng Pháp

-
[color=Maroon]Ce soir ton souvenir revient… Mère…
-


Mes frères me manquent, mes sœurs me manquent, tu me manques…
Votre souvenir, incandescent, brûle mon cœur…
Dehors, le ciel se couvre des nuages gris de l’hiver,
Et malgré la porte fermée, ils recouvrent mon cœur de leur manteau de givre,
Laissant mon corps au chaud et mon âme à l’ombre.
Les flocons s’entassent tandis que j’écoute la plainte monocorde du radiateur.
Alors, ce sifflement chargé de ma solitude se confond avec le souffle
envahissant du vent, la nuit tombée.
Mes yeux errent sur le gris du ciel au travers de la fenêtre,
Mon esprit rêve, en un rêve éveillé, que dans le soleil couchant,
doré de milles feus, je te vois, toi.
Cette image dans son mutisme semble me raconter,
Que tu m’aimes, et ton amour me protège,
Taisant les pleurs de tes soucis dans son silence.
Comment pourrais-tu ne pas être triste ?
Une mère attend souvent le noir de la nuit pour pleurer.
Pleurer ses enfants au loin, laisser sa tristesse refoulée dériver vers la mer
où dérivent ses petits.
Seule dans la lueur de la lune, elle se rend compte
de ses faiblesses, de ses angoisses, de sa colère,
Seule dans la lueur de la lune, elle veille sur ceux qui ne sont pas encore partis,
Ceux qui dorment encore d’un sommeil paisible.
Je me rappelle, encore la chaleur de tes étreintes,
la douceur de ces mains qui berçaient mon enfance,
Quand cette douceur déliait mes cheveux et essuyait ma sueur,
Comme maintenant tu essuies mes larmes.
Et même quand vient l’âge d’homme et de raison,
Je porte encore ton affection, comme étant enfant, comme avant.
Ce soir ton souvenir revient… Mère…
J’ai réfugié mon âme désespérée dans le vide de l’oubli, l’ai brisé et
l’ai éparpillé dans l’univers.
Mes souvenirs se font poussière dans l’écume de l’océan,
Et c’est de mon fait...
Je prends conscience de la raison pour laquelle je te quitte.
Je me suis embarqué sur un bateau de haine, et de rage,
Et plus la terre se fait lointaine,
plus mon cœur saigne pour mon pays.
Et, autant que les vagues grandissent,
Mon esprit se tend vers vous.
J’offre mon visage au ciel déchiré, je plonge mes yeux dans la mer déchainée,
Et là, dans l’obscurité, je vois l’avenir qui me tend les bras,
J’entends la vie qui m’appelle sur ses pas.
Attends-moi Maman.
Je te promets la joie de la fierté, mon cœur se fait de pierre et mon courage s’ensuit.
A présent, je ne suis plus seul à me dresser contre les vaques, tu es là,
mon pays est là, et pour tout cela,
Ma force ne faiblit plus.
Mes jours de malheur s’effacent dans les chiffres de mes calculs,
Et porte avec moi le poids de mes difficultés, les + et les -,
par lesquels s’expriment le souffle de ma détermination.
Ne t’inquiète pas pour moi maman,
« Que le bonheur n’appartienne pas qu’à soi. »
Cette solution à mes calculs, je ne l’espère pas, Je l’ai su,
je l’entendais déjà au fond de ton cœur depuis tant d’années.
Mes frères, mes sœurs, attendez-moi.
Soyez sages pour le bonheur de notre mère,
Tant de choses que notre famille a déjà perdues…
Gardez dans votre cœur ces instants d’émotions.
Et déjà, le crépuscule illumine une ultime seconde l’horizon
avant de le léguer à la flamme des étoiles,
Je m’arrête ici, je vous embrasse et je vous aime.

Hoàng-Ngâu Christine Tran-Duc
14ans



Chúng con đồng kính dâng lên Mẹ và Bà Ngoại : Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Và mến Tặng những người con cùng tâm trạng
Auteur : Nguyễn Quốc Quân
Traductrice : Hoàng Ngâu Christine 14 ans


      
Ce soir, j’ai achevé la traduction de ce magnifique poème. Pour ceux qui ne connaissent pas le contexte historique de celui-ci, je tiens à dire qu’il narre les évènements dans l’année de 1975, année où les communistes commencèrent leur régime. Le frère aîné de maman est l’auteur de ce texte.
       Au début, j’avais du mal à comprendre le sens, l’émotion profonde de celui qui a écrit ces mots, mais avec les récits de ma mère, la cruauté des communistes, le ‘’boat people’’, la situation presque désespérée là bas, et aussi ce que j’ai pu apprendre à l’école, j’ai cru comprendre, peut être un peu plus, et j’ai donné avec mes mots, ceux d’un enfant, une fraction sans doute de l’émotion réelle de mon oncle, afin de partager mes émotions avec tous ceux qui se souviennent encore de ces événements.
      Pour moi, enfant née en France, le communisme ? La démocratie au VietNam ? Tout cela était assez flou. Je les ai connus à travers la participation de ma famille dans le parti Viêt Tân qui lutte pour la démocratie au VietNam. Je pense que leur cause est bonne. Sans doute est ce pour ça que mon oncle a dit «  Hạnh phúc không là những hạnh phúc riêng tư »(Que le bonheur n’appartienne pas qu’à soi.). Mais, si je voulais vraiment savoir ce que cette phrase voulait dire, il aurait fallu que je regarde de l’autre côté du monde, et mes yeux ne portent pas jusque là.
      Mais à présent, c’est comme si la réalité avait pris une part du passé et me l’avait jeté à la figure. Tout d’un coup, je ressens l’immense implication de tous ceux qui se battent pour que les choses changent. Je vois autour de moi, la lutte et l’inquiétude pour la première fois.

Le 17 novembre 2007, mon oncle et ses camarades se sont fait arrêter arbitrairement au Viêt Nam. ‘’Avant leur arrestation, ils avaient pris part à des discussions avec d’autres militants pour la démocratie sur la promotion de changements démocratiques pacifiques.’’

• Dr. Nguyen, Quoc Quan, mon oncle, citoyen américain
• Mme Nguyen, Thi Thanh Van, citoyenne française
• M. Truong, Leon (Van Ba), citoyen américain
• M. Nguyen, The Vu, citoyen vietnamien
• M. Nguyen, The Khiem, citoyen vietnamien
• M. Khunmi, Somsak, citoyen thai

      Je compte 6 personnes dont on a plus aucune nouvelle. Innocents, c’est ainsi que je vois toutes ces personnes, injuste, c’est ainsi que je vois leur situation. Leur crime aura été d’aimer leur pays. Est-ce que la démocratie est un crime ? Je ne sais pas, je ne pense pas mais je sais que celui qui a enduré tant de choses, qui s’est battu jusqu’à l’emprisonnement pour ce que chez nous on appelle la démocratie, ne peut pas être un criminel. Je dis que c’est injuste mais y a-t-il une justice dans tout cela ? Certains l’ont espéré et maintenant je sais qu’ils survivent dans l’injustice.
      Après ça, j’en appelle à tous ceux qui se sentent concernés de réagir, que ce soit comme moi qui ai écrit ma colère ou autrement afin d’obtenir la libération des prisonniers pour que plus tard, nous puissions avoir un pays qui respecte la démocratie.
Enfin, je vous adresse un grand merci, en tant que nièce d'un prisonnier et jeune Vietnamienne envers ses compatriotes.
 
21 Novembre 2007,
Hoàng-Ngâu Christine Tran-Duc


Bản dịch tiếng Việt của Bích Phượng



Cái nhìn về thời sự từ ánh mắt đứa trẻ 14 tuổi


Tối nay, em đã dịch xong bài thơ hay này… Với những ai không biết bối cảnh lịch sử của bài thơ, em xin được thưa là nó kể lại những biến cố năm 1975, năm những người cộng sản bắt đầu chế độ của họ. Người anh lớn của mẹ em là tác giả bài thơ này.

Lúc đầu, em chưa hiểu thấu được hết ý nghĩa và lòng xúc cảm sâu xa của người viết những câu thơ trên … Nhưng qua lời mẹ kể về sự tàn bạo của cộng sản, về những thuyền nhân, về tình hình tuyệt vọng ở quê nhà... và qua những gì em học được trên ghế nhà trường  , em đã có thể hiểu và cảm nhận thêm được một chút… Và em muốn viết lên đây, bằng lời lẽ của  một đứa trẻ, có thể chỉ một phần nào những tình cảm chân thật của bác em để cùng chia sẻ những cảm xúc của em với những ai đang còn nhớ lại những biến cố đã qua.

Đối với em, một đứa trẻ sinh ra tại Pháp, chế độ Cộng sản ư ? Tự Do Dân Chủ ở Việt Nam ư ? Tất cả chỉ là mơ hồ…Em chỉ biết đến khi nhìn thấy những người trong nhà em tham gia để đấu tranh giành lại Tự do Dân chủ cho Việt Nam…Em nghĩ lý tưởng mà gia đình em đang theo đuổi là đúng. Phải chăng có lẽ vì thế mà bác em đã viết : « Hạnh phúc không là những hạnh phúc riêng tư »… Nhưng, nếu em muốn hiểu được câu này thực sự muốn nói gì, có lẽ em phải phóng tầm nhìn tới tận bên kia nửa quả địa cầu, mà em thì còn quá nhỏ nên không nhìn thấu được.

Nhưng ngày hôm nay sự thật phũ phàng của năm xưa bỗng đổ ập đến trong em…Bỗng chốc, lần đầu tiên em đã cảm nhận được sự hy sinh to lớn của những người đã dấn thân cho tình hình có một sự chuyển đổi. Lần đầu tiên, em thấy được chung quanh em, sự đấu tranh và cả sự lo lắng.

Ngày 17/11/07, bác em và các bạn bác đã vô cớ bị bắt tại Việt Nam. «Trước khi bị bắt, họ cùng với một số chiến hữu đang trao đổi, thảo luận về hình thức đấu tranh bất bạo động cho Tự Do Dân Chủ»
•      Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, quốc tịch Hoa Kỳ
•      Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, quốc tịch Pháp
•      Ông Trương Văn Ba, quốc tịch Hoa Kỳ
•      Ông Nguyễn Thế Vũ, quốc tịch Việt Nam
•      Ông Nguyễn Trọng Khiêm, quốc tịch Việt Nam
•      Ông Somsak Khunmi, quốc tịch Thái Lan
Đã có 6 người bị bắt mà không có tin tức. Em thấy những người này đều vô tội và thật là bất công khi nhà cầm quyền Cộng Sản đã bắt giam họ. Tội của họ là đã có tấm lòng yêu nước. Phải chăng dân chủ là cái tội ? Em không biết, và cũng không nghĩ vậy; nhưng em biết chắc rằng, những người đã chịu đựng bao nhiêu gian khổ, đã đấu tranh đến nỗi bị tù đầy cho cái mà nơi đây người ta gọi là dân chủ, thì những người đó không thể nào là những tội phạm. Em thấy thật bất công nhưng thử hỏi trong tình trạng hiện nay có còn công lý hay không ? Người ta  còn đang hy vọng rằng có công lý nhưng chính họ đang cố gắng sinh tồn trong sự bất công…
Em xin kêu gọi những ai cảm thấy bất bình hãy phản ứng, có thể giống như em, viết lên sự phẫn nộ qua những dòng thư này, hay bằng cách khác, để mong giải thoát được cho những người hiện đang bi bắt giữ, để sau này, chúng ta mới có thể có một đất nước thật sự có tự do nhân quyền và dân chủ.
Em xin gửi lời tạ ơn chân thành của một người cháu gái, và một đứa trẻ Việt Nam đến những đồng hương của em …


Viết ngày 21/11/07
Hoàng Ngâu Christine Trần Đức

Back to top
« Last Edit: 05. Dec 2007 , 22:02 by tieuvuvi »  

...
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #42 - 24. Nov 2007 , 05:53
 

Vi ơi,

My đọc bé Hoàng Ngâu Trần Đức viết gọi anh Lâm bằng bác và cô Hồ Điệp bằng bà ngoại , vậy là có phải Hoàng Ngâu là con gái của em Dung, hay Liên đó hả Vi  ? Hồi My chưa đi thoát sang Canada, cô Hồ Điệp hay đến nhà My ngâm thơ, thỉnh thoảng có dẫn theo Dung và Liên ( 30 chuc năm rồi My không biết nhớ tên của Dung và Liên có đúng không ). Lúc My ở Montreal, anh Quân đi sang đó công tác, nghe anh nói Dung và Liên đã sang Pháp.  Những năm ấy My còn đang đi học nữa chứ lại bận rộn đủ công việc nên  nghe tin thi` mừng lắm mà không  liên lạc.  Undecided
My thấy bé Hoàng Ngâu mang họ Trần Đức thì My biết Vi là chị dâu hay em dâu của Dung hay Liên phải không Vi . ?  Vi cho My gửi lời thăm Dung và Liên nhé .
( Vi có thể cho số phôn trong nhắn tin riêng để My phôn thăm không ? )
Back to top
 
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #43 - 24. Nov 2007 , 06:18
 
Chị Mỹ thương mến...

Thiệt quả đất tròn thiệt...Hoàng Ngâu là cháu gái ruột của Vi, nó bằng tuổi thằng con trai lớn của Vi...Anh Quân là anh của Liên, và Liên là em dâu thứ năm của Vi...Tại ba em hoạt động chính trị cho nên cả nhà đều theo gót của ba em cả...Cả  nhà từ khi biết tin tới giờ rất hoang mang vì anh Quân bị bắt chung vớí một số người nhưng lại hông có tên trong danh sánh công khai bị giam giữ...Ngâu gửi cho em bài viết hồi sáng, em đọc mà hông ngờ cái nhìn của nó thiệt trưởng thành hơn con em nhiều...Có lẽ vì ở trên đó nó quen đi theo biểu tình đấu tranh với gia đình ba mẹ em trên đó ...

Em chỉ cầu mong cho tất cả những người đang bị bắt giữ được trả tự do nhanh chóng và trở về lại bên này bình yên ...Vi mới đọc thư chị cho Liên nghe ...Em sẽ gửi phone vào trong PM cho chị ...

Cuối tuần an bình anh chị nhé!
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: :: Thơ Đấu Tranh (nhiều tác giả) ::
Reply #44 - 25. Nov 2007 , 13:06
 
tieuvuvi wrote on 24. Nov 2007 , 06:18:
Chị Mỹ thương mến...

Thiệt quả đất tròn thiệt...Hoàng Ngâu là cháu gái ruột của Vi, nó bằng tuổi thằng con trai lớn của Vi...Anh Quân là anh của Liên, và Liên là em dâu thứ năm của Vi...Tại ba em hoạt động chính trị cho nên cả nhà đều theo gót của ba em cả...Cả  nhà từ khi biết tin tới giờ rất hoang mang vì anh Quân bị bắt chung vớí một số người nhưng lại hông có tên trong danh sánh công khai bị giam giữ...Ngâu gửi cho em bài viết hồi sáng, em đọc mà hông ngờ cái nhìn của nó thiệt trưởng thành hơn con em nhiều...Có lẽ vì ở trên đó nó quen đi theo biểu tình đấu tranh với gia đình ba mẹ em trên đó ...

Em chỉ cầu mong cho tất cả những người đang bị bắt giữ được trả tự do nhanh chóng và trở về lại bên này bình yên ...Vi mới đọc thư chị cho Liên nghe ...Em sẽ gửi phone vào trong PM cho chị ...

Cuối tuần an bình anh chị nhé!


Vi ơi,

Hôm qua đọc Vi viết xong là My gọi cho Liên liền, cám ơn Vi nhé. Hai chị em nói mãi đến lúc My phải đi dự lễ ra mắt tập Thơ Tù của HT Thích Quảng Độ. Thế ra My vẫn nhớ đúng tên của Dung và Liên, vậy mà My đang định đi khám xem có phải bị Alzheimer không  Cheesy
Cám ơn Vi nhiều và chúc Vi một tuần mới với nhiều tin vui nhé.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 25
Send Topic In ra