thule
Gold Member
   
Offline

Thành Viên Xuất Sắc *Năm 2010*
Posts: 3836
|
Phong Ba Bão Táp..... Không bằng Ngữ Pháp Việt Nam
Hồi tôi còn đi dạy học, trong giờ dạy Anh văn, khi giảng về sự quan trọng của các dấu chấm phẩy trong câu cũng như vị trí của các từ đặt trong câu khiến cho câu có thể có một ý nghĩ khác hẳn, tôi có đem một câu tiếng Anh ra làm thí dụ: Chỉ một chữ ONLY ta có thể có 4 câu ý nghĩa khác nhau tùy theo chữ ONLY được đặt ở chỗ nào:
I ONLY love you. I love you ONLY. I love ONLY you. ONLY I love you.
Câu 1 : Tôi chỉ yêu em (chứ không muốn ở vơí em hay lấy em). Câu 2 và 3 có lẽ có cùng một ý: Tôi chỉ yêu em (chứ không yêu ai khác). Câu 4: Chỉ có tôi yêu em (chứ đâu có ai).
Thầy trò chúng tôi bàn cãi đến cái gọi là misplaced modifier, nếu đặt nhầm chỗ có thể gây hiểu lầm cho đều ta muốn nói. Học trò tôi lúc đó là học trò trường Mỹ nên rất tiếc là tôi không thể đem những thí dụ của ngữ pháp Việt nam ra để chia sẻ và mong có sự thông cảm hoặc “thấm thiá” sự quan trọng của những từ đặt sai chỗ. Trong tiếng Việt thì vấn đề không phải là “misplaced modifier” mà là sự linh động của ngôn ngữ Việt trong khả năng hoán chuyển các từ trong câu mà làm câu có ý nghĩa nội dung khác nhau.
Một số những từ ghép không thay đổi nghĩa khi hoán chuyển, chỉ giúp làm cho câu văn dễ nghe hơn (nhất là khi nó ở cuôí câu) hoặc câu thơ được vần hơn hay đúng hơn về luật bằng trắc. Thí dụ: vui tuơi hay tươi vui thì cũng vậy. Rồi nhớ thương với thương nhớ, cay đắng với đắng cay, sông núi với núi sông, cấy cầy và cầy câý, v.v. thì cũng thế.
Một số đông các từ ghép khác thì khi được hoán chuyển đã thay đổi hẳn nghĩa. Chẳng hạn như trong bài hát “Ly Rượu Mừng” có câu “..Kìa nơi xa xa có bà mẹ già..” mà thằng con tôi nó hát thành “Kìa nơi xa xa có mẹ bà già..” thì mình đã thấy ..xa mấy trăm cây số rồi. Hoặc là viết “con chó” thành “chó con”, “chịu ăn, chịu uống” thành “ăn chịu, uống chịu” v.v.
Bây giờ nói đến những từ độc lập, đứng một mình mơí thật là vào mê hồn trận. Chúng ta thử bỏ một câu 5 chữ vào dọ, sóc lên như chơi trò sổâ số xem chúng ta ghép được bao nhiêu câu khác nhau. Xin lấy một thí dụ tôi gom được từ email trên mạng gưỉ đến:
SAO KHÔNG BẢO NÓ ĐẾN?
Sao nó bảo không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Đến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, sao bảo không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Đến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo sao, nó đến không?
Sơ sơ chúng ta cũng có 21 câu khác nhau. Các bạn đã thấy ngán chưa? Người ngoại quốc nào mà học tiếng Việt kiểu này và bạn nào định dậy con dâu con rể Mỹ tương lai những thứ này thì chắc con cháu mắt xanh tóc vàng hết hồn và chạy luôn quá.
Phầân sau này về sự linh động giầu có của ngữ pháp VN tôi xin trích phần bài của Duyên Hạc đã đăng ở báo Ngày Nay-Minnesota:
Sau đây là trường hợp thay đôỉ vị trí của một vài từ trong câu, tiếng Việt có một số lượng câu đáng kể có nội dung khác nhau: Câu có 3 từ: Anh nói: “Không!” Anh nói không? Anh không nói. Không nói anh. Số lượng câu tăng thêm khi thêm một từ thứ tư: Tôi không nói anh. Anh không nói tôi. Anh tôi không nói. Anh tôi nói không? Anh tôi nói: “Không!” Anh nói tôi không? Tôi nói anh không? Không nói anh tôi. Không, tôi nói anh. Không, anh nói tôi.
Với 6 từ, tiếng Việt có đến 72 câu khác nhau:
Tôi bảo anh về nhà nó. Tôi bảo nó về nhà anh. Tôi bảo anh nhà nó về. Tôi bảo nó nhà anh về. Tôi bảo anh nó về nhà. Tôi bảo anh nó: “Về nhà!” Tôi bảo anh: “Nó về nhà!” Tôi bảo nó anh về nhà.
*** Anh bảo tôi về nhà nó. Anh bảo nó về nhà tôi. Anh bảo tôi nhà nó về. Anh bảo nó nhà tôi về. Anh bảo tôi nó về nhà. Anh bảo nó tôi về nhà. Anh bảo nhà nó tôi về. Anh bảo nhà nó: “Tôi về.” Anh bảo nhà tôi: “Nó về.” Anh bảo nhà tôi nó về.
*** Nó bảo tôi về nhà anh. Nó bảo anh về nhà tôi. Nó bảo tôi nhà anh về. Nó bảo anh nhà tôi về. Nó bảo anh: “Nhà tôi về.” Nó bảo tôi anh về nhà. Nó bảo anh tôi về nhà. Nó bảo anh: “Tôi về nhà.” Nó bảo nhà tôi anh về. Nó bảo nhà tôi: “Anh về.”
*** Anh tôi bảo nó về nhà. Anh tôi bảo: “Nó về nhà.” Anh nó bảo tôi về nhà. Anh nó bảo: “Tôi về nhà.” Anh tôi bảo về nhà nó. Anh nó bảo về nhà tôi. Anh tôi bảo nhà nó về. Anh nó bảo nhà tôi về. Anh nhà tôi bảo nó về.
*** Bảo anh tôi về nhà nó. Bảo anh nó về nhà tôi. Bảo anh nó nhà tôi về. Bảo tôi về nhà anh nó. Bảo tôi nó về nhà anh. Bảo tôi anh về nhà nó. Bảo tôi anh nó về nhà. Bảo nó anh tôi về nhà. Bảo nó về nhà anh tôi. Bảo nó anh nhà tôi về. Bảo nó: “Anh về nhà tôi!” Bảo nó tôi về nhà anh.
*** Về nhà, tôi bảo anh nó. Về nhà, anh nó bảo tôi. Về nhà, anh tôi bảo nó. Về nhà, nó bảo anh tôi.
*** Về nhà tôi, anh nó bảo... Về nhà tôi, nó bảo anh... Về nhà tôi, anh baỏ nó... Về nhà anh, nó baỏ tôi... Về nhà anh, tôi bảo nó... Về nhà nó, anh bảo tôi... Về nhà nó, tôi bảo anh... Về nhà nó, anh tôi bảo... Về nhà anh nó, tôi bảo ... Về nhà anh tôi, nó bảo...
*** Nhà tôi bảo: “Anh nó về!” Nhà tôi bảo anh: “ Nó về!” Nhà tôi bảo anh nó: “Về!” Nhà anh bảo tôi: “Nó về.” Nhà anh bảo nó: “Tôi về!” Nhà anh bảo nó tôi về. Nhà nó bảo: “Anh tôi về!” Nhà nó bảo anh: “Tôi về!” Nhà nó bảo anh tôi: “Về!”
Để thực sự hiểu rõ nghĩa rừng câu , tôi đã thử ngồi xuống và dịch những câu trên sang tiếng Anh thì thấy chẳng có gì là khó hiểu hay nhầm lẫn. Sao, các bạn đã ra khỏi “mê hồn trận” chưa????
Thu Lê (9-2007)
|