Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Nhân Tài VN Hải Ngoại  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Nhân Tài VN Hải Ngoại (Read 681 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Nhân Tài VN Hải Ngoại
09. Oct 2007 , 11:15
 
Nữ khoa học gia gốc Việt đoạt giải thiên tài của MacArthur Foundation


2007.10.08
Phương Anh, phóng viên đài RFA

Mới đây, một nữ khoa học gia người Mỹ gốc Việt, đã được tổ chức phi chính phủ MacArthur Foundation ở Hoa Kỳ, chọn trao giải thưởng MacArthur Fellowship 2007, còn được gọi là “Genius Grants” xin tạm dịch giải “Thiên Tài”, là giải thưởng cao quí nhất của tổ chức này.

Người được vinh hạnh nhận giải này là nữ Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng, hiện đang làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, tiểu bang New Mexico. Trang Phụ Nữ kỳ này mời quí vị và các bạn nghe một số chi tiết lý thú về nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng.


Những phát minh cống hiến cho nhân loại

Thưa quí vị và các bạn, Mac Arthur Foundation là một tổ chức phi chính phủ, đã chu cấp nhiều khoản tài trợ cho các cá nhân, các cơ quan, hội đoàn trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam và các nước trong vùng hạ lưu sông Mê kông, từ năm 1999 đến nay, tổ chức này đã tài trợ 67 dự án với tổng số tiền là 14 triệu Mỹ Kim trong lãnh vực nghiên cứu và bảo vệ môi trường.

Riêng với chương trình Mac Arthur Foundation Fellowship mà nữ khoa học gia được chọn, thì hoàn toàn khác hẳn. Ông Daniel J. Faukler , giám đốc chương trình này cho biết:

“MacArthur Foundation là một tổ chức phi chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ, giúp cho nhiều cá nhân và các hội đoàn trên toàn nước Mỹ và 60 quốc gia trên toàn thế giới. Chúng tôi chú trọng đến vấn đề về các lãnh vực khoa học, xã hội, giáo dục, kinh tế. Có rất nhiều chương trình khác cũng liên quan đến truyền thông nữa.

Riêng MacArthur Fellowship là một chương trình hoàn toàn khác. Đây là một chương trình nhằm giúp đỡ và ủng hộ cho cá nhân nào có phát minh đặc biệt để cống hiến cho nhân loại. Họ sẽ được thưởng nửa triệu mỹ kim trong 5 năm để tiếp tục nghiên cứu và làm việc trong lãnh vực của họ.”

Khi Phương Anh hỏi thăm về cách thức chọn lựa người được giải, ông cho biết: “Cách thức chúng tôi tìm những cá nhân này là: hàng năm, hàng trăm ngàn người đề nghị với chúng tôi một cách bí mật. Không có ai có quyền tự mình nộp đơn được mà phải có một người,hay một cơ quan, tổ chức nào đó giới thiệu, và điều này được giữ bí mật. Có hàng trăm ngàn người được đề nghị trong nhiều lãnh vực.

Chúng tôi yêu cầu những người đề nghị phải nêu rõ những thành quả mà cá nhân người được đề nghị đã tự làm, những thành tích trong công việc của họ có thực sự sáng tạo và giúp ích cho nhân loại hay không? Sau đó, chúng tôi bí mật làm việc với cơ quan hay tổ chức của cá nhân đó để tìm hiểu và điều tra thêm. Chúng tôi rà soát hết hàng trăm ngàn người được đề nghị.

Cuối cùng, chúng tôi chọn lại còn 24 người và cô Huỳnh Mỹ Hằng là một trong 24 người đó. Mỹ Hằng là một khoa học gia về ngành hóa chất và 23 người khác thì thuộc về nhiều lãnh vực khác nhau. Cô Huỳnh Mỹ Hằng là người rất xứng đáng được giải thưởng này vì đã có sáng tạo rất đặc biệt và đã tự một mình thực hiện công trình của cô. Phát minh mới của cô đã mở một cánh cửa mới cho việc chế tạo chất nổ mà không để lại hậu quả xấu về môi trường và nhiệt độ.”

Về hình thức trao giải thưởng, tổ chức Mac Arthur Foundation không tổ chức lễ trao giải, mà chỉ gọi điện thoại thông báo sau khi hội đồng tuyển chọn đã điều tra và cân nhắc thật cẩn thận. Vì thế, tất cả những ai được nhận giải đều rất bỡ ngỡ. Ông nói tiếp:

“Chúng tôi không làm lễ trao giải thưởng mà chỉ gọi điện thoại thông báo cho cá nhân đó rằng họ được lãnh năm trăm ngàn mỹ kim và không hề bị bó buộc về điều gì. Cá nhân đó muốn làm gì thì làm với số tiền này trong lãnh vực nghiên cứu hay học tập, vì chúng tôi rất tin tưởng vào đạo đức và tài năng của họ.

Khi tôi gọi điện thoại cho cô Huỳnh Mỹ Hằng và thông báo cho cô ấy, rồi nói với cô ấy rằng chúng tôi sẽ không liên lạc với cô ấy nữa sau khi tiền thưởng được chuyển vào tài khoản của cô, rằng chúng tôi rất tin tưởng vào tài năng của cô và tin chắc rằng cô sẽ tiếp tục dùng tiền đó để nghiên cứu, học tập, làm việc trong lãnh vực của mình, cô ấy đã rất sửng sốt và không tin lắm. Nhưng, thực sự là như thế. Cô ấy là một thiên tài nên xứng đáng được trao giải thưởng này.”


Tâm sự của Huỳnh Mỹ Hằng

Thưa quí vị, riêng đối với nữ tiến sĩ, khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng, Phương Anh được biết rằng, cô đến Mỹ vào năm 1985 cùng với mẹ và 5 anh chị em khác để đoàn tụ cùng cha và em trai đã vượt biên trước đó. Sinh ra và lớn lên ở Dĩ An, Biên Hoà, đến Mỹ khi tròn 23 tuổi và chưa hề biết một câu tiếng Anh. Cô tâm sự:

“Hồi mới ban đầu qua Mỹ, tụi em không có sự giúp đỡ của chính phủ cho nên cả gia đình phải đi làm… Mấy chị em vì muốn đi học cho nên vừa đi làm vừa mượn nợ để đi học. Nhờ em thấy gương của bà ngoạị nên em cố gắng đi học. Mới qua, em không biết sinh ngữ nên không đi làm trong company được, chỉ đi làm mướn cho người ta và kiếm tiền đi học. Nói thiệt là hồi mới qua, em không biết sinh ngữ, không có bằng trung học nữa, và em đi học sinh ngữ rồi em thi một cái bằng tương đương. Nhờ cái bằng đó em mới vô trường đại học được.”

Với lòng quyết tâm học hỏi, ngoài giờ đi làm thuê, làm mướn trong các trang trại ở Albany, New York, cô cố gắng tự mình tìm cách khắc phục mọi trở ngại. Cô kể tiếp:

“Lúc đó, em không biết nghe, không biết nói tiếng Anh, chỉ đi học và tra từ điển thôi. Lúc lên đại học, thì em chọn ngành hoá và toán, không phải là em giỏi đâu, vì hai môn đó không có nhiều sinh ngữ..(cười) rồi học như thế và cuối cùng thì em tốt nghiệp đại học về toán và hoá. Sau cùng thì em đi theo ngành hoá vì em thích làm các thí nghiệm…và vì vậy em trở thành nhà hoá học chứ thực sự là em đâu có ý định từ ban đầu. (cười)”

Sau khi tốt nghiệp năm 1991 tại trường State University of New York, cô tiếp tục vừa làm và vừa học và đến năm 1998 thì tốt nghiệp tiến sĩ ngành hoá và làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, bang New Mexico. Khi được hỏi rằng là một phụ nữ lại chọn ngành hoá và nay lại chuyên về chất nổ, cô có gặp những trở ngại nào trong công việc. Cô rất thực lòng nói:

“ Thông thường, ngành hoá học đã khó rồi mà phụ nữ mà đi theo ngành này thì khó hơn nhiều. Vì có rất nhiều sự ganh tị và lúc nào cũng nghĩ là đàn ông thì thông minh hơn đàn bà. Quan niệm của mọi người là như vậy nhưng mà đối với em thì em không chán nản. Hơn nữa, bà ngoại của em là tấm gương cho em vì bà rất cố gắng làm, lúc nào cũng có tinh thần phấn đấu, làm là phải làm cho được, cho giỏi. Em nhìn thấy gương đó và em đã cố gắng.”

Theo lời cô cho hay, việc cô chuyển sang lãnh vực chất nổ chỉ là sự tình cờ mà thôi. Cô nói:

Lúc mới qua, em thấy mình thật nhỏ nhoi, so với những người Mỹ, nhưng về sau em rất tự hào là người phụ nữ Việt Nam, vì so với những người Mỹ, phụ nữ Việt Nam có tính chịu đựng, cố gắng... Cho nên em thấy nếu em làm được như thế này thì tất cả mọi người Việt Nam ai cũng làm được.

Nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng
“Có một bữa, em làm một thí nghiệm về chất nổ, chỗ em làm mới gửi em đến đến nơi đào tạo những người làm chất nổ để làm chất nổ đó mà không bị nguy hiểm. Khi em lại đó, tự nhiên em thích, em thấy chất nổ mà em không sợ mà em cảm thấy rất vui, rất fun, giống như pháo nổ vậy, và em quyết định đổi nghề, thay vì làm hóa học bình thường thì em hoá học liên quan đến chất nổ.”


Tự hào là phụ nữ Việt Nam

Thưa quí vị, theo tin của tổ chức Mac Arthur Foundation, thì nữ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng đã phát minh ra hai cơ chế phản ứng hoá học để khi xúc tác lên chất nổ thì khi nổ sẽ không còn gây ra chất độc của kim loại. Điều này, đã được các nhà hoá học nghĩ đến và nghiên cứu từ xa xưa, cho tới bây giờ, nhưng chưa có ai tìm ra cả. Một phát minh quan trọng như thế, nhưng đối với nữ tiến sĩ khoa học gia Mỹ Hằng, thì cô luôn khiêm tốn cho rằng:

“Lúc nổ thì nó cho ra chất độc, chì hay thủy ngân, và bây giờ người ta muốn chế ra một chất khác khi nó nổ thì đừng cho ra chất độc, Bởi vì em nhìn thấy chất nổ đó bằng cặp mắt khác, nên đã làm thử và em đã tìm ra được.. Thí dụ một trái bom hay một trái lựu đạn, một cái súng hay bất kỳ cái gì đó, muốn cho nó nổ thì phải có một chất khác bắt đầu cho nó nổ, không có chất đó thì nó không nổ được và nó cho ra chất độc, nên em đã tìm ra chất không có độc.

Họ đã cố gắng tìm chất đó gần 400 năm rồi mà họ kiếm không ra, vì những người làm chất nổ thường nhìn với cặp mắt khác, còn em thì em lại nhìn chất đó với một cách khác. Em chỉ không có quan điểm giống như người ta thì em làm được, vậy thôi, chứ em không nghĩ là em giỏi đâu, chỉ là hên xui may rủi thôi.. (cười)”

Thưa quí vị, một điều vô cùng đáng quí ở người phụ nữ này là tinh thần dân tộc. Khi hỏi điều gì làm cho cô tự hào nhất sau khi được vinh hạnh nhận giải thưởng cao qúi này, cô trả lời ngay:

Lúc qua , em thấy mình thật nhỏ nhoi, so với những người Mỹ, nhưng lúc em đi học, và liên hệ với những người ở đây, em phải công nhận rằng, em rất thích và tự hào là người phụ nữ Việt Nam, vì so với những người Mỹ, phụ nữ Việt Nam với tính tình của người Việt Nam, chịu đựng, cố gắng làm, nhất là các bà mẹ Việt Nam, lúc nào cũng chịu đựng được, lúc nào cũng cố gắng được.

Cho nên em thấy nếu em làm được như thế này thì tất cả mọi người Việt Nam ai cũng làm được, không cần phải theo khoa học…những nghề khác cũng vậy…miễn là có sự kiên nhẫn. Em rất tự hào em là người Việt Nam.”

Quí vị vừa nghe câu chuyện của nữ tiến sĩ khoa học gia Huỳnh Mỹ Hằng, người vừa tìm ra một hợp chất mới cho ngành hoá học. Nhờ vậy đã được trao giải thưởng Thiên Tài của tổ chức Mac Arthur Foundation. Thật là một niềm vinh dự cho người Việt chúng ta và đặc biệt là chị em phụ nữ chúng mình. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2007 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Nhân Tài VN Hải Ngoại
Reply #1 - 15. Oct 2007 , 20:48
 
Thứ Bảy, ngày 13 tháng 10 năm 2007

Thành Đạt Trong Tự Do 
Vũ An Bài


Qua câu truyện trong tuần hôm nay, Vũ An Bài trình bầy về những thành tích kỳ diệu của một số người Việt hải ngoại trong những ngày gần đây.

Trước hết là câu truyện về khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, được trao tặng Huy Chương An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ.


Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh
Vào chiều tối Thứ Tư 19/9/2007, tại Đại Sảnh Đường Andrew Mellon, khoảng 600 quan khách đã đứng dậy vỗ tay trong nhiều phút để chào đón nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh trong buổi lễ trao tặng Huy Chương An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ 2007 (National Security Medal).

Dương Nguyệt Ánh đã được trao tặng huy chương cho công trình chế tạo bom áp nhiệt. Là một thiếu nữ 15 tuổi chạy khỏi Việt Nam năm 1975 cùng với gia đình, Dương Nguyệt Ánh đã có cơ hội hưởng thụ một nền giáo dục trong một xã hội tự do dân chủ, và mặc dù là một kẻ nhập cư xa lạ, đã mau chóng đạt được những thành quả lẫy lừng.

"Hôm nay chúng ta hân hạnh đón chào một anh hùng của đất nước Hoa Kỳ." Bộ Trưởng Hải Quân Donald Winter, phát biểu, khi giới thiệu khoa học gia Dương Nguyệt Ánh với cử tọa. Theo ông, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là hình ảnh mẫu mực "kết hợp đức chăm chỉ, tài năng và cơ hội trong một đất nước tự do."

Thứ nhì là câu truyện về tân Phó Thống đốc tiểu bang Nam Úc.


Ông Lê Văn Hiếu, người Việt Đầu Tiên Được Bổ Nhiệm Chức Phó Toàn Quyền Tiểu Bang Nam Úc
Ông Lê Văn Hiếu, 53 tuổi, là người Úc gốc Việt, một trong những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đến nước Úc vào năm 1977.

Theo tin ABC vào đầu tháng 10, ông Hiếu là người gốc Việt nắm chức vụ cao nhất trong chính phủ ở nước ngoài từ xưa đến nay, và cũng là người gốc Á châu đầu tiên được nhận chức vụ này ở Úc. Từ một thiếu niên không cha, một thuyền nhân tay trắng, ông đã vượt qua khó nghèo để vươn lên trở thành một nhân vật kinh doanh và chính trị được nể phục trên xứ người.

Thứ ba là câu truyện về một võ sĩ gốc Việt 24 tuổi.

Nam Phan trong trong giây phút chiến thắng
Theo tin của N.N., tối mùng 6 tháng 10, 2007, tại Anaheim Convention Center, California, võ sĩ Nam Phan đã thắng đối thủ Shad Smith trong một trận đấu ngắn kỷ lục, chỉ kéo dài 1 phút 13 giây, mang lại cho anh điểm thắng tuyệt đối và chiếc đai vàng duy nhất trong đêm.

Giải thi đấu này mang tên The Untamed do Extreme Fighters World championships tổ chức. Nam Phan 24 tuổi, là cư dân Westminster, đã chiến thắng 12 lần trong tổng số 16 trận đấu được tổ chức tại các võ đài lớn (trong đó đa số là ở Las Vegas).

Thứ tư là câu truyện về nữ khoa học gia gốc Việt đoạt giải McArthur.


Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng
Huỳnh Mỹ Hằng vốn là một cô gái Việt tỉnh lẻ, sinh ra và lớn lên tại Dĩ An, Biên Hòa. Cùng với mẹ và 5 anh chị em tới Mỹ vào năm 1985 để đoàn tụ với cha và hai em trai vượt biên từ trước, Huỳnh Mỹ Hằng đã 23 tuổi, không biết một chữ tiếng Anh, không bằng cấp. Cô đã phải ráng học thi lấy bằng Trung học tương đương để vào đại học.

Vừa đi làm, vừa đi học, Mỹ Hằng tốt nghiệp State University ở New York năm 1991. Có bằng tiến sĩ hóa học năm 1998, và làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia ở Los Alamos, New Mexico. Tại đây, cô đã phát minh ra hai cơ chế phản ứng hóa học áp dụng trên chất nổ, khiến khi nổ sẽ không gây ra chất độc. Giới khoa học đã tìm kiếm điều này trong bốn trăm năm, nhưng không thành công.

Huỳnh Mỹ Hằng đã thành công. Cô nhận được giải McArthur Fellowship 2007, còn được gọi là Genius Grants , tức là Trợ cấp thiên tài, trị giá nửa triệu đô la.

Truyện thứ năm là chàng đầu bếp giỏi nhất nước Mỹ, gốc Việt, mới 29 tuổi.


Đầu Bếp Giỏi Nhất Nước Mỹ, Huỳnh Hùng
Huỳnh Hùng, ra đời tại Sàigòn năm 1978, cùng thời gian cha và hai anh vượt biên. Chín năm sau, 1987, Hùng và mẹ mới tới Mỹ đoàn tụ với cha. Đêm mùng 3 tháng 10 vừa qua, Hùng đã được đài truyền hình Bravo chọn là Đầu bếp giỏi nhất nước Mỹ (Top Chef) sau một cuộc thi nấu ăn khó khăn.

Trong cuộc thi kéo dài từ hồi tháng 6, 2007, Hùng đã lần lượt loại bỏ hàng chục đầu bếp thượng thặng của Mỹ, để đoạt danh hiệu Đầu bếp giỏi nhất nước Mỹ. Ngoài danh tiếng và lợi lộc kèm theo sau này, giải thưởng về tay Hùng là một trăm ngàn đô la.

Truyện thứ sáu hôm nay là Họa Sĩ Nguyễn Cao Hiệp được giải thưởng William R. Hearst

Họa sĩ Nguyễn Cao Hiệp (đứng) hướng dẫn các em vẽ tại một lớp học ở Bangkok, Thái Lan.
Nguyễn Cao Hiệp, một sinh viên mới tốt nghiệp ngành nghệ thuật tại trường Ðại Học Cal State Long Beach, vừa được vinh dự nhận giải thưởng William R. Hearst/CSU Trustees' Award for Outstanding Achievement, một thông cáo báo chí của trường này cho biết như vậy.

Họa sĩ Nguyễn Cao Hiệp nhận giải thưởng này với học bổng trị giá $3,000 nhờ thành tích học tập, vượt qua khó khăn và có tinh thần cầu tiến.

Năm ngoái, trong lúc đang học để lấy bằng dạy học, họa sĩ Nguyễn Cao Hiệp cũng được hai học bổng Long Beach California Retired Teachers Association Scholarship và Art Bridge Scholarship.

Chỉ trong khoảng thời gian một tháng, 6 người gốc Việt, một tại Úc, và 5 người tại Hoa Kỳ đã đạt được những thành quả vẻ vang về mọi mặt: Từ chính trị tới khoa học, nghệ thuật, thể thao và ẩm thực. Hầu hết là những người còn trẻ, và đều bắt đầu sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng. Thử tưởng tượng, nếu họ vẫn còn ở Việt Nam, họ ra sao ngày nay? Cái gì đã giúp họ thành công? Và cái gì đã kìm hãm hơn tám chục triệu dân trong nước?

Từ trước tới nay, mỗi khi nói tới vấn đề tự do, dân chủ và nhân quyền, nhà cầm quyền cộng sản VN chỉ nhắc đi nhắc lại một luận điệu, là những cái đó của Âu Mỹ không thích hợp với Việt Nam. Nếu tự do dân chủ không phù hợp với Việt Nam, tại sao người Việt có thể dễ dàng phát triển mọi mặt trong môi trường đó?

Vũ An Bài, từ Hoa Thịnh Đốn.

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Nhân Tài VN Hải Ngoại
Reply #2 - 24. Feb 2008 , 17:42
 
Edward Nguyễn bắt đầu cầm vợt lúc 5 tuổi: Thiếu niên Canada gốc Việt đoạt chức vô địch tennis hạng U-14

Friday, February 22, 2008

________________________________________________________________________________
______


... 
Hình bên: Bắt đầu cầm vợt lúc 5 tuổi, tay vợt thiếu niên Edward Nguyễn, nay 13 tuổi, đã trở thành cây vợt số 1 thế giới hạng dưới 14 tuổi trong cuộc tranh tài quốc tế tổ chức hàng năm kỳ thứ 26 tại Tarbes vùng Hautesthanks.gifyrénées, Pháp, ngày Chủ Nhật 3 Tháng Hai vừa qua. (Hình: Martin Chamberland, La Presse)

MONTREAL, Canada (La Presse) - Edward Nguyễn, 13 tuổi, đã trở thành cây vợt số 1 thế giới hạng dưới 14 tuổi trong cuộc tranh tài quốc tế tổ chức hàng năm kỳ thứ 26 tại Tarbes vùng Hautesthanks.gifyrénées, Pháp, ngày Chủ Nhật 3 Tháng Hai vừa qua.

Ðây là lần đầu tiên một đấu thủ tennis của Canada đạt tới thành tích này. Mặc dù bị bong gân mắt cá chân, Edward Nguyễn đã thắng và đoạt chức “vô địch các hảo thủ nhỏ” (Champions des Petits As). Em được bầu làm “Nhân Vật Trong Tuần” của nhật báo La Presse ở
Montreal và Radio-Canada.

Edward, tên Việt là Nguyễn Thái Bình, tỏ ra rất khiêm tốn sau khi đoạt giải, tuyên bố: “Tôi rất hài lòng đã thắng nhưng biết rằng còn cần phải học hỏi thêm nhiều nữa”. Tuy nhiên thiếu niên này không thể không nghĩ đến sự nghiệp tennis nhà nghề mà em từng ao ước. Em nói: “Tôi đã từng xem hình của tất cả những cựu vô địch 'Petits As' và tự nhủ rằng họ cũng đã trải qua những chặng đường như tôi. Sau đó tôi muốn thắng những trận tranh tài hạng chuyên nghiệp, đứng vào hạng 'top 10', được nổi tiếng. Nhưng rồi tôi cố gắng không mơ tưởng quá nhiều đến tương lai như thế mà trước hết hãy cố gắng tập trung vào việc tập luyện và những cuộc thi đấu sắp tới”.

Nhiều cây vợt hàng đầu thế giới trước kia đã từng ở trong số 'Les Petits As': Rafael Nadal, Tây Ban Nha, số 2 thế giới; Richard Gasquet, Pháp, số 7 thế giới; cũng như các cây vợt nữ cựu quán quân thế giới như Martina Hingis, Thụy Sĩ, và Kim Clijsters, Bỉ.

Edward Nguyễn đến Tháng Năm năm nay mới tròn 14 tuổi, là một trong những thành viên đầu tiên của Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Canada (NTC) mới thành lập hồi Tháng Chín để tập hợp những tài năng tennis trẻ và cung cấp cho họ những đợt hướng dẫn, luyện tập cũng như phương tiện cần thiết để đi đến thành công. Ông Louis Borfiga, phó giám đốc NTC, nói: “Chúng tôi rất tự hào về thành tích của Edward trong giải 'Les Petits As'. Chiến thắng của em trong cuộc tranh tài có uy tín quốc tế như vậy chứng tỏ nỗ lực của em và kết quả hoạt động của trung tâm này. Ðây là một sự kiện trọng đại cho ngành tennis ở Canada”.

Một tuần lễ trước giải “Les Petits As” ở Pháp, trong giải tennis thiếu niên tại Bolton, Anh Quốc, Nguyễn đã làm mọi người ngạc nhiên. Mặc dầu sau đó bị Evgeni Karlovski của Nga đánh bại ở hiệp 3 trận chung kết, Nguyễn được đặc biệt chú ý vì bắt đầu dự giải từ vị trí không thuộc hàng hạt nhân đã liên tiếp thắng 4 đối thủ hạng “top 10”, tất cả đều chỉ trong 2 hiệp, để tiến đến vòng cuối cùng.

Edward Nguyễn là một học trò chăm chỉ, và mơ ước sẽ được qua học tại một đại học ở Mỹ và chơi tennis cho đại học trước khi trở thành tay quần vợt chuyên nghiệp. Mẹ của em, bà Quỳnh Dao Lee, tuyên bố: “Gia đình chúng tôi theo ngành khoa học, và đối với chúng tôi, học vấn là điều quan trọng. Edward mơ ước trở thành đấu thủ tennis chuyên nghiệp nhưng cháu không thể được xao lãng việc học. Tôi đã thấy rất nhiều cây vợt trẻ sau này không thành đạt trong nghề tennis. Hơn thế nữa, không ai có thể chơi tennis suốt cuộc đời. Do đó tôi thường chỉ cho cháu thấy trường hợp James Blake đã theo học Ðại Học Harvard trước khi tham gia các giải tennis nhà nghề”.

Nếu bố mẹ của Edward Nguyễn đặc biệt quan tâm đến trình độ học vấn đại học thì có lẽ cũng là vì chính họ đã gặp gỡ nhau tại trường Ðại Học Concordia. Sinh quán ở Việt Nam, Quỳnh Dao Lee và Cường M. Nguyễn, di cư sang Canada trong thập niên 70 và quen biết nhau tại một lớp điện toán của Ðại Học Concordia-Canada. Cặp vợ chồng trẻ này thường chơi tennis trên sân của trường Ðại Học Jean-de-Brébeuf. Và họ muốn cả gia đình cùng chơi tennis. Sean và Eric đều là những cây vợt khá nhưng Edward là cậu em tiến xa hơn hết trong số ba đứa con của họ.

Edward bắt đầu cầm vợt từ khi mới 5 tuổi ở sân câu lạc bộ tại Ottawa. Dù còn quá nhỏ, cậu bé đã chứng tỏ tài năng không thể nghi ngờ. Chỉ cần hướng dẫn cho bé kiểm soát được những xúc động tâm lý. Bà Quỳnh Dao cho biết: “Edward thường nổi giận và quăng cây vợt xuống sân. Chúng tôi đã giải thích với nó rằng đó là do sự thiếu tập trung trong khi thi đấu. Bây giờ thì Edward đã rất trầm tĩnh trên sân”.

Ðấy chính là một trong những ưu điểm của Edward Nguyễn. Theo lời huấn luyện viên Guillaume Max: “Edward rất chín chắn và rất 'thiền'. Em có lợi điểm là già dặn hơn các đối thủ, biết kềm chế được những sai lầm và điều ấy không phải là dễ ở một cây vợt vào tuổi đó”.

Mùa Thu vừa qua, bố mẹ cho phép Edward rời khỏi nhà gia đình ở Ottawa để tới trung tâm huấn luyện tại sân Uniprix, Montreal. Bà Quỳnh Dao cũng dọn đi Montreal theo Edward, thành phố sinh quán của em và em đã sống tại đây ba năm đầu trước khi gia đình chuyển về thủ đô bang Ottawa. Bà nói: “Ðấy là một hy sinh lớn đối với chúng tôi, nhưng Edwards không thể được thụ hưởng lợi ích tập luyện như vậy tại Ottawa”.

Gia đình Nguyễn đoàn tụ vào mỗi cuối tuần trừ khi Edwards tham dự một cuộc tranh tài ở ngoại quốc. Cậu thiếu niên 13 tuổi này đã cầm vợt đi khắp thế giới. Nhưng cậu bé chưa bao giờ về thăm quê hương của bố mẹ. Em luôn luôn tự hứa hẹn là một ngày nào đó sẽ về Việt Nam với tính cách một đấu thủ tennis chuyên nghiệp. Edward Nguyễn nói: “Tôi muốn được dự một giải ở đó và đưa gia đình đi theo”. (C.H.)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra