Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 17
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33267 times)
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #90 - 10. Oct 2009 , 13:52
 
Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2009 , 13:59 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #91 - 11. Oct 2009 , 15:40
 
Bài báo khiến một tỷ lẻ một người...rơi lệ !!!



"Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".

Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!

Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"
"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".

Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:
"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.
Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Tờ "Thành Đô buổi chiều" có đăng bài về em.Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm.

Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.

Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc.

Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".


Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.

Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"
"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"
"Dì ơi, con cũng làm người tốt."
"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."
Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan
Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm.

Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.
"cha" Xa Sĩ Hữu Bên Thi Thể Của Xa DiễmTám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.
Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."

Bia mộ của Xa Diễm với một bức ảnh cô bé cười mím môi, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: "Con đã từng được sống, con rất ngoan! (30-11-1996 - 22-8-2005)"Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hãy yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #92 - 12. Oct 2009 , 19:14
 
Tặng cho những người yêu nhau Nồng Nàn...Đằm Thắm...Chân Thật...
Hôm nay có nhau...chắc gì mai còn nhau !!!!!



Nhật ký người già

Tác Giả : Miêng



Ông ơi, đi ăn cơm đi, tôi mệt, nằm một lát. Ông cứ chờ vậy trẻ nhỏ lại cười bảo già rồi mà còn mùi mẫn. Con ép, ông đừng cáu nhé, cứ nói nhỏ nhẹ bố ăn đủ rồi. Nó ép mình ăn là lo đến sức khỏe của mình, là thương mình. Cứ tưởng tượng chúng nó không màng mình no đói ra sao hay thảy vào viện dưỡng lão toàn người xa lạ thì còn buồn biết mấy hả ông.   

Lát nữa tôi giấu ít quả nho. Ông bị cấm đủ thứ tội quá, nó bảo nho có nhiều đường ông à. Mà từng tuổi này rồi, chết nay sống mai biết ngày nào, kiêng cử quá cũng khổ. Mỗi lần dấm dúi chùm nho, ông mừng như con nít thấy thương quá, muốn khóc luôn. Trong ngăn đồ lót cũng còn một ít kẹo trái cây, thèm thì ăn vài cái thôi. Giấy gói kẹo bỏ lại trong bao, chiều mai tôi đem bỏ vào thùng rác công viên. Gớm, cứ phải ăn vụng. Chúng nó biết thì la tôi chết. Mà chẳng sao, miễn là ông vui. À áo ông đang bận dính kem bánh ngọt từ chiều hôm kia, thay đi kẻo lại thưa ông tui ở bụi này. Hồi trưa nghe trẻ bàn nhau may áo, cả cho ông nữa đó. Thiệt tình, tủ nào cũng treo nghinh ngang mà cứ may hoài. Trẻ nhỏ về đông đủ vui thì có vui, mà mệt, điện thoại reo liên miên, chúng nó nhỏ to nhiều quá. Muốn nghỉ ngơi cũng chẳng yên. Nãy giờ bảo mẹ mệt, bây bớt lao xao cho mẹ nghỉ một tí, vậy mà chúng cứ tới lui ra vào coi mẹ mệt ra sao. Già cả thì nay mệt mai khỏe là chuyện thường, nói vậy mãi nó vẫn tra hỏi, lo lắng khóc nữa chứ! Thật dở hơi.

Bà nói hơi mệt nghỉ một lát rồi ăn cơm sau, mà cứ nằm mãi, tôi hiểu là bà mệt nhiều, vì nếu lười thì bà đã nói lười. Tôi không thấy đói, chẳng muốn ăn. Bữa cơm không có bà lại càng không tha thiết nữa. Chúng nó hùa nhau cằn nhằn bà ạ. Rồi chắc tội nghiệp ông già, lại dỗ dành. Tôi vẫn ngồi cạnh bà, hơi thở bà mong manh quá, nhẹ như không, đặt bàn tay gần chẳng thấy gió. Nhớ mỗi lần đi biển bà thường nhắc hít thở đi ông, hít sâu vô. Và mình cùng hít ồn ào, như thể bù lại những giờ phút giam mình trong nhà hay đã tiêu phí thời gian thở không đúng cách. Những lúc đó tôi có cảm tưởng buồng phổi nở ra, căng lên, mạnh mẽ. Bây giờ lại thấy yếu hẳn đi, như thể ai đã hút hết sinh lực mình rồi, và tôi thở khó khăn, ngắt quãng. Tôi muốn mình lại ra biển cho bà hít thở. Ờ, phải chi tôi có thể hít thở cho bà để bà bớt mệt. Tôi chưa thay áo, chẳng đứa nào để ý đến tôi bằng bà đâu. Mắt bà không xoi mói mà tinh, thấy hết. Tôi cũng không ăn vụng kẹo. Có bà thì bất cứ sự vụng trộm nào cũng vui, mình chỉ mỉm cười với nhau là điều gì cũng thành trò chơi bí mật mà ngay tình. Giờ không cầm viên kẹo từ tay bà dấm dúi thì như tôi gian lận cái gì. Tôi không thèm ngọt đâu, bà đừng lo. Tôi thèm ngồi nhìn bà im lìm…Bà ơi, nói gì đi!

Ðêm qua tôi khó ngủ ông ạ. Trằn trọc mãi. Rồi chợp mắt lại mơ thấy mình bay lên trần nhà, nhìn xuống ông ngủ mà mặt mày không thư dãn chút nào. Có lúc ông nấc cụt hay khóc ấm ức. Tôi vội vàng đáp xuống ôm chặt ông như mỗi lần một trong hai đứa mình giật mình trong đêm. Thấy ông nhăn nhó, lại sợ ôm chặt quá ông tỉnh ngủ, tôi buông ông ra, rồi tỉnh dậy. Tôi rón rén ra nhà ngoài, trẻ con nằm la liệt. Tôi đi một vòng hôn đám cháu nội ngoại đang say ngủ, đứa nào trông cũng bình an. Con TiTi ôm chú sư tử mình mua cho nó hôm sinh nhật. Ông đừng buồn, trẻ con mà, nó thích chạy chơi chớ có thích ngồi nghe mình kể chuyện đâu ông. Sách truyện đầy nhà, đêm nào trước khi ngủ bố mẹ cũng đọc cho nghe, toàn chuyện công chúa hoàng tử hoặc các nhà thám hiểm cực Bắc cực Nam, chuyện của mình thì từ thuở ở quê, nó có hiểu “tát nước ruộng” hay “nơm tôm” là gì, giải thích chúng cũng không hình dung ra được, nhất là mình kể đôi khi cũng chẳng đầu đuôi mạch lạc gì…

Tôi trở về phòng khe khẽ nằm xuống cạnh ông, hít mùi da thịt ông lười tắm mà vẫn thơm tho. Ðúng là vợ chồng quen hơi ông nhỉ. Tôi hôn nhẹ lên trán, tựa đầu lên vai và đan tay ông. Mình luôn luôn đan tay nhau khi ngủ mà. Tôi kéo áo và sửa lại chiếc gối ngay ngắn cho ông. Ông có giấc ngủ sâu, thường bảo “giấc ngủ của người ngay thật”, làm gì cũng chẳng thức. Qua ánh đèn hành lang rọi vào, tôi nhìn ông thật kỹ, từng nét. Người ta bảo nếu nhìn kỹ người thân mình sẽ không nhận ra người ấy nữa. Vậy mà tôi vẫn nhận ra ông, vì tôi thường nhìn mỗi khi ông ngủ. Không biết ông có nhìn khi tôi ngủ không, chớ càng nhìn càng thương ông ạ.. Tôi thấy rõ từng nếp nhăn, mỗi ngày một nhiều và sâu, nó như sợi thừng cột vợ chồng già mình mỗi lúc một chặt hơn. Cái đầu đó chịu đựng hết những lúc trái tính dở hơi của tôi. Nhớ thời còn trẻ mỗi lần ông ăn nói vụng về, nháy nhó ra dấu cho ông im lại cứ hỏi to lên em muốn nói gì, vậy là nháy nhó chẳng còn hiệu lực gì nữa. Tôi thường mong ông đi trước, tôi lo mọi thứ cho đầy đủ, và tôi xoay sở được. Còn ông thì vụng về. Trẻ nhỏ cứ nói bố không biết làm gì hết mà nói không chịu nghe. Nghĩ đến ngày lỡ ra tôi đi trước, còn ông một mình tội quá…

Bà à, lạ lùng nhỉ, đêm qua tôi thấy mình về quê. Làng xưa có khác đi nhiều nhưng ruộng đồng vẫn còn bao la tít tắp. Con đường nhỏ dẫn vào làng bây giờ đã tráng nhựa, rộng rãi. Chiếc cầu tre dập dềnh bắt qua sông đã thành cầu đá tự thuở nào, và nước sông thì trong veo thấy đáy. Mình vào làng, trẻ nhỏ chạy theo như rước đèn. Cả xóm rộn rã hẳn lên. Bà nói vui quá, chứng tỏ là hàng họ còn nhớ nghĩ đến mình. Qua cánh cổng gỗ đã mục sứt mẻ nhiều chỗ, cánh cổng nặng trịch chắc chắn mà hồi xưa mỗi lần mở ra đóng vào kêu vang cả xóm lặng yên, xuyên hết mảnh vườn, mình cùng hân hoan như trẻ nít chạy ngay vào hiên có cậu mợ đứng chờ. Ai cũng có vẻ tráng kiện trẻ trung. Mợ mặc áo bà ba màu kem nhạt bà mua hồi Tết năm sinh mẹ con TiTi, và cậu trong chiếc áo dài the đen nói sắp đi ăn cỗ. Tôi lại đòi đi theo mà cậu không cho, cười nhạo tôi như đám con thường trêu “bố giống con nít”. Nhưng mẹ và bà thì không nói gì, chỉ nhíu mắt lắc đầu nhè nhẹ. Tôi may mắn có hai người đàn bà thương yêu thông cảm. Một lát ba người nhìn nhau như ước gì riêng tư mà tôi ngoài cuộc, bà bảo “ tôi ở chơi với cậu mợ, ông về trước kẻo trẻ nhỏ nó lo”. Rồi cả ba đẩy tôi ra cổng. Tôi đi, ngoái lại thấy bà nhìn theo buồn thiu, bà nhỏ nhắn lọt thõm giữa cậu mợ. Tự nhiên tôi khóc, thiếu bà dù chỉ đoạn đường rất ngắn cũng là diệu vợi…Tôi la to lè lẹ mai mốt về nghe bà. Rồi tôi giật mình thức dậy, dưới bóng đèn mờ bà cựa mình rên khe khẽ, tôi kéo chăn ngay ngắn cho bà. Trẻ nhỏ bàn ra tán vào cái gì, vẻ bí mật như chuyện quốc gia đại sự. Tôi hỏi có chuyện gì không, đứa nào cũng lắc đầu nói không. Bà chỉ bịnh nằm đó mà tôi đã thấy không còn phương hướng nữa.. Hồi chiều mấy đứa cháu đã nghịch che khuôn mặt thanh tú của bà bằng chiếc khăn thêu trắng toát…Bà ơi!

Ông ơi tôi thấy rồi. Té ra… té ra… Coi chừng, khóc thì trẻ nhỏ nó trêu cho. Nếu hồi giờ mùa đông, ông thường vào giuờng nằm trước cho ấm chỗ rồi mới để tôi vào, thì bây giờ tôi sẽ sưởi trước chăn đệm cho ông, ông nhé. Trời đất ơi. Trời đất ơi. Thương ông quá…

Bà ạ, tôi đã bảo cho bố ngồi bên mẹ lâu lâu, nhưng chúng nó kéo tay tôi ra khỏi tay bà. Người ta đến đặt bà nằm vào chiếc giường lạ hoắc, tôi hỏi bây đưa mẹ đi bịnh viện à. Thấy chưa, rõ ràng bà bịnh nhiều mà. Tại bà cứ nói để bà gánh hết bịnh hoạn của tôi luôn. Giường chật quá, tôi cố chen vào mà nào được yên lựa thế nằm cho vừa đâu, chúng nó kéo ra ngay, cho uống thuốc gì ngủ li bì không mộng mị. Khi thức dậy, nhà rộn ràng kẻ ra người vào khiến tôi chóng mặt. Chúng nó tắm táp cho tôi như con nít, bắt uống sữa và ăn. Tôi nghẹn, không nuốt được, bảo gọi mẹ xuống ăn với bố. Bà không xuống, nói đã ăn rồi. Rồi chúng nó bận áo mới cho tôi. Ai cũng mặc áo mới. Tất cả (chắc vậy) lên xe. Tôi hỏi mẹ đâu, chúng bảo mẹ ngồi xe khác rộng hơn. Xe ngoằn ngoèo, ngoằn ngoèo đi qua nhiều con đường lạ hoắc. Cuối cùng dừng lại. Khu vườn mênh mông với lối đi ngang dọc rộng rãi toàn cổ thụ như công viên, đẹp bà nhỉ. Chắc làm pic-nic. Xuống xe. Coi chừng trợt chân nghe bà. Con cháu mình chu đáo đem sẵn ghế cho tôi ngồi.

Tôi hỏi mẹ đâu. Mẹ đi toa lét. Lõ mõ thấy nhiều người nói gì chẳng nghe rõ, thiên hạ có vẻ nghiêm túc quá. Nắng man mác. Hoa nở tưng bừng. Vậy mà tôi mệt. Bà đi toa lét lâu nhỉ…Rồi chúng đỡ tôi đứng lên, chỉ ba bốn bước mà xa tít tắp. Trước mắt là cái hố. Tôi hỏi cái hố gì đó. Chúng bảo không có gì, bố ném nắm đất này xuống đó đi. Tôi hỏi chi vậy, chúng hỏi lại bố nhớ hồi xưa dạy chúng con hạt đất quê hương là quý lắm, phải đặt nó vào nơi nào mình tha thiết nhất, đúng không bố?...Ờ đúng.- Ðây nữa, bố thảy cành hoa này xuống hố đi. – Chi vậy con?...Hồi xưa hái hoa cho mẹ, bố thường bảo tặng nhau một cành hoa vẫn hơn nói lời nặng nhẹ, đúng không?...Ờ, mà mẹ đâu?...Mẹ chờ bố ở nhà. - Tội nghiệp, đừng để mẹ chờ lâu, mau mau cho bố về với mẹ đi con…

Paris-NT, Juillet 2009
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #93 - 16. Oct 2009 , 12:46
 


KHÔNG CỐ Ý

(Chuyện có thật tại một vùng quê ở Mỹ Luông, Việt Nam, vào khoảng thập niên 1950’s)



Tiếng la thất thanh của ông Ba làm người trong làng choàng tỉnh trong khi gà vừa gáy canh cuối, mặt trời còn yên ngủ ở cuối trời.
 
- “Có ai mất đứa con nhỏ nào không? Tôi thấy một ông già khăn đỏ bắt một đứa nhỏ đi về hướng Long Xuyên.”
 
Dân làng lao xao bàn bạc. Chợt có hai vợ chồng chạy đến nhận rằng có đứa con trai vắng nhà từ chiều qua chưa thấy về. Theo hướng ông Ba chỉ, họ nhờ nhiều người đi tìm phụ. Dù đã cố gắng hết sức, hình bóng đứa con trai yêu dấu vẫn biệt tích. Hai vợ chồng đau khổ kia đành vĩnh viễn mất đứa con trai...
 
Chuyện đó chìm dần vào quên lãng. Riêng ông Ba từ đó đổi tính hiền lành, ít nói, về nhà lập một bàn thờ. Mỗi khi ăn cơm ông xới thêm một chén cơm để lên bàn thờ và khấn vái lâm râm. Bà Ba có hỏi liền bị ông gạt phắt đi...
* * *
Ngược dòng thời gian trở về quá khứ:
 
Ông Ba có trồng một đám mía. Đến mùa mía chín, lũ trẻ và heo của hàng xóm hay đến phá phách.
Ông rất bực mình vì phải canh giữ.
Một hôm ông đuổi con heo đang phá mía và theo nó về đến nhà chủ của nó.
Khi được ông ôn tồn kể sự phá phách của con heo, bà chủ ong ỏng chối ngang và thách ông có đập chết con heo tại chỗ bà mới chịu nhận heo mình có phá mía.
Ông đuối lý và căm giận vô cùng, quyết tâm bắt con heo làm tang chứng để mắng con mụ đó một trận.
Ông mài cây xà búp (giống như cây giáo lưỡi nhọn) cầm theo để rình rập.
Ông bò lết qua lại trong đám mía đến nổi hai khủy tay thành chai cứng.
Một ngày kia, việc ông mong đợi đã tới.
Khi trời vừa sụp tối, ông thấy bóng “con heo” đang sột soạt nơi hàng mía bên kia..
Ông rón rén bò lại gần và phóng mạnh cây xà búp. “Con heo” ngã lăn ra kêu không thành tiếng, chỉ phát ra tiếng khèn khẹt.
Ông mừng rỡ chạy vội lại và ... hỡi ôi, ông thất kinh hồn vía! Con heo đâu không thấy mà chỉ thấy một thằng nhỏ giãy giụa với cây xà búp ghim ngay bụng.
Ông cuống cuồng không biết tính sao, rút mũi xà búp ra là đổ ruột liền, mà đem ra là đi tù chớ chẳng chơi.
Ông do dự mãi mà không biết cách nào giải quyết.
Đến khi gà gáy canh tư thì thằng bé thở hơi cuối cùng, ông đào lỗ chôn thằng bé trong đám mía, phi tang mọi dấu vết và về làng la lên đổ thừa cho ông già khăn đỏ...
* * *
Từ đó ông hối hận vô cùng, mỗi bữa ăn đều cúng cơm cho hương hồn thằng bé để nói lên sự vô tình và ân hận của mình.
Khi phải đi đâu vắng ông dặn bà Ba cúng chén cơm không để gián đoạn bữa nào.
Thời gian thắm thoát đã ba năm, một đêm ông nằm mộng thấy đứa bé đến gọi, ông giật mình mở mắt, không thấy điều gì, lại nhắm mắt ngủ tiếp và bị gọi như vậy đến ba lần. Lần chót đứa bé lại đến gọi và nói:
- “Ba năm qua tôi biết rõ lòng ông, không phải ông cố ý giết tôi, nên tôi không oán hận gì ông cả. Tôi sắp đầu thai làm con của gia đình gần đây, cách nhà ông sáu căn về phía dưới.
Ngày mai ông sẽ nghe gia đình đó sinh con, thì tức là tôi, dưới bụng còn dấu dao cũ. Tôi báo cho ông biết để ông đừng cúng cơm tôi nữa.”
 
Ông Ba giật mình tỉnh giấc, mồ hôi ra như tắm và thức mãi không ngủ lại được.
Sáng ngày ông nghe ngóng và biết có gia đình cách nhà ông sáu căn vừa sinh đứa con trai.
Đến chiều, ông đem quà tới thăm và đến tận buồng vạch bụng đứa bé xem quả nhiên có dấu thẹo mờ mờ.
Từ đó, ông cứ đến viếng thăm đứa bé đó luôn. Mỗi khi đi chợ về ngang thì không kẹo cũng bánh đem cho thằng bé.
Mối thâm tình của ông và thằng bé đầm ấm mãi.
Cha mẹ thằng bé mặc nhiên xem ông như một người thân thiết và nhờ ông đỡ đầu cho thằng bé.
Niềm hối hận bao nhiêu năm được đền trả trong từng hộp sữa, từng chiếc bánh, từng cái nâng niu của ông dành cho thằng bé.
Bây giờ thì thằng bé đã được tám tuổi rồi. Một hôm ông đem quà đến thăm nhằm lúc cha mẹ nó đi vắng.
Đứa bé ôm ông thưa: “Ông thương con quá mà con không biết làm sao trả hiếu cho ông.”
Ông Ba âu yếm nói:
- “Con muốn trả hiếu cho ông hả? Kìa, có trái đu đủ chín ngoài cây kìa, con hái đãi ông đi.”
Đứa bé mừng rỡ nhìn trái đu đủ cao hơn tầm tay với và băn khoăn không biết hái cách nào.
Ông bảo nó lấy cây dao mác ra mà chặt. Nó vâng lời lấy cây dao mác ra mà vẫn với không tới.
Ông Ba tới gốc cây cõng nó lên vì ông muốn nó tự tay hái đãi ông. Thằng bé thích thú cười dang tay quơ cây mác đứt cuống trái đu đủ.
Nhưng khi trái đu đủ rớt tới đất thì lưỡi mác mất đà rơi xuống ghim sâu vào bụng ông Ba. Ông ngã lăn ra kêu không thành tiếng, chỉ phát thành tiếng khèn khẹt mà thôi.
Dĩ nhiên ông được đưa về nhà, chịu đựng tình trạng đó hơn một ngày đêm và từ chối mọi sự chữa trị.
Qua một ngày ông bỗng tỉnh táo lạ thường và nói trở lại được. Ông cho người nhà đi tìm gọi hai vợ chồng mất đứa con hơn mười năm trước.
Khi cha mẹ thằng bé đến, trước mặt đông đủ con cháu và mọi người, ông kể lại câu chuyện đã được giữ kín hơn mười năm qua.
Ông dặn gia đình không được làm khó thằng bé và cha mẹ nó vì đây là nghiệp quả mà ông phải trả.
Ông bảo con cháu lấy kinh Nhân Quả đọc cho ông nghe. Sau đó ông trút hơi thở cuối cùng .
   








































































Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #94 - 16. Oct 2009 , 16:13
 
TÂM  THẾ  NÀO  THÌ  NHÌN  RA  THẾ  ẤY

...


 
  Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:

- Ngài thấy tôi thế nào?

Phật Ấn đáp:

- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:

- Ông thấy ta ra sao?

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội:

- Này muội muội, hồi nào tới giờ anh bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay học sĩ này gặp may mà Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.

Nói rồi bèn thuật lại chuyện luận chiến vừa qua. Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:

- Xì, anh thua đậm rồi!

Đông Pha tức quá mắng :

- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?

Tô tiểu muội nói:

- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?

Đông Pha nói:

- Đương nhiên là Phật quý rồi!

Tô tiểu muội nói:

- Phật là Ấn lão thấy, còn phân bò là anh thấy, thế có phải là anh bị đánh úp không? Ấn lão đắc thắng hoàn toàn, còn gì để nói nữa!

Đông Pha nghe tiểu muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết rằng bị rơi vào tròng của Phật Ấn, thua một keo nặng.


BÀI HỌC ĐẠO LÝ


Trong tâm thức của con người chứa đựng rất nhiều hạt giống. Có những hạt giống dễ thương nhưng cũng có rất nhiều hạt giống không dễ thương; có những hạt giống làm Phật nhưng cũng có rất nhiều hạt giống làm chúng sanh. Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Cho nên, “tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy”, “Thương người thương cả lối đi, ghét người ghét cả tông chi họ hàng”. Đó, cũng cái tâm ấy, khi có tình thương thì ngay cả lối đi mình cũng thấy đẹp, thấy thương, nói chi nhìn thấy người ta cười! Vậy mà khi không thương nữa, lúc đã ghét rồi, thì đâu chỉ người ấy đáng ghét, cả bà con của người ta cũng trở thành người xấu.

Vì vậy, người học Phật phải biết nuôi dưỡng, làm lớn mạnh tình thương và sự hiểu biết trong tâm mình. Khi tâm mình có năng lượng từ bi và trí tuệ, nó sẽ làm tươi mát đời sống của tự thân và đem đến cho mọi người xung quanh niềm an lạc, hạnh phúc. Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa, dù khi hoa đang là rác.

Học Phật, luận Thiền không phải để tranh cao thấp, hơn thua, mà để chuyển hóa nội tâm. Khi tiếp xúc với mọi người, nguyện tiếp xúc và khơi dậy những hạt giống thương yêu, hiểu biết, từ bi hỷ xả. Đó là mình đang nuôi dưỡng nhau, để xây dựng một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Nhìn vào cái xấu của nhau, thì chẳng có ích lợi gì, mà còn thêm mệt. Rõ ràng khi mình phê bình ai, giận hờn ai, sẽ thấy mệt vô cùng.

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mình biết nhận thức theo chiều hướng tích cực, mọi người sẽ dễ thương hơn nếu mình biết khơi dậy và nuôi dưỡng hạt giống thương yêu, hiểu biết. “Tâm tịnh là cõi Phật”, đó là bí quyết để xây dựng Tịnh độ.
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Toi không thich chính trị
Reply #95 - 20. Oct 2009 , 01:49
 


Tôi Không Thích Chính Trị


Có người, khi nghe đề cập đến những vấn đề liên quan tới Việt Nam, nhất là những chuyện xấu xa của chế độ Cộng Sản, thường giẫy nẫy lên mà rằng: “Tôi không thích nói chuyện chính trị”. Cũng có người, khi thấy đồng hương đi biểu tình chống Cộng, thường bỉu môi: “Tôi không thích những người làm chuyện chính trị”.
Thưa bạn! Nếu tôi bảo: “Chính suy nghĩ đó đã nhuộm đỏ miền Nam, và cũng chính phát biểu đó, đã chẳng những nuôi dưỡng chế độ CS, mà còn tạo điều kiện cho CS thò cánh tay ra hải ngoại, quấy phá Cộng đồng người Việt tỵ nạn”. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tin tôi, chưa nói là bạn sẽ trút lên đầu tôi những lời lẽ không đẹp, bẩn thỉu nhất, có khi không tìm thấy trong từ điển.

Nầy nhé! Bạn theo tôi một thoáng trở về quá khứ. Bạn phải đồng ý với tôi một điều. Miền Nam được Thế giới Tự Do - đứng đầu là Mỹ - chọn làm tiền đồn chống Cộng, ngăn chặn hiểm họa CS đang bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh “ý thức hệ”.
Phía Miền Bắc, CS lấy chính trị làm đầu (Đảng lảnh đạo), và tuân theo sách lược chính trị của CS Quốc Tế. Trong Nam, “ý thức Quốc gia”, chỉ là một ý niệm trừu tượng, không có lý luận khoa học, không được hệ thống hoá, không thể đương đầu nỗi với lý thuyết “CS”. Đệ Nhất Cộng Hoà đã nghĩ ra đối sách, với học thuyết “Nhân Vị”, tiếc rằng chưa hoàn chỉnh và không đủ sức thuyết phục nhân dân, trong công cuộc đấu tranh chính trị với CS.

Miền Bắc có Liên Sô và Trung cộng hổ trợ đắc lực trên mọi phương diện, vì có chung lý tưởng Quốc tế Vô Sản. Miền Nam, Mỹ hổ trợ về quân sự là chính. Về chiến tranh chính trị, phải nhờ Đài Loan cố vấn. Thực chất, có lý thuyết, mà không có phương tiện thực hành, có cũng như không. Nước Mỹ là một nước “Tư Bản”, chuyện đối kháng với Cộng Sản, là chuyện đương nhiên. Chính phủ Mỹ, không cần đến Chiến tranh Chính trị, để tranh thủ nhân dân. Họ chỉ có “Tâm lý chiến”, mục đích phục vụ và nâng cao tinh thần, sức chiến đấu của binh sĩ. Mỹ dem mô hình của mình đến miền Nam và chỉ yễm trợ cho Tâm Lý Chiến. Hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và cũng chẳng cung cấp bất cứ phương tiện nào để đấu tranh chính trị.
Điều dễ nhận thấy nhất là trong tổ chức Quân Đội: CS Bắc Việt đặt chính trị trên cả tác chiến. Chính Ủy có quyền uy tối thượng. Trong khi đó, Quân đội miền Nam đặt chính trị vào nhiệm vụ thứ yếu, là phó, là Ban 5, không chút thực quyền.

Kết quả Bạn thấy đó, miền Nam thất thủ tại chính trường Mỹ. Người dân Mỹ chỉ thấy ảnh tướng Loan bắn vào đầu một tên Cộng Sản, mà không thấy hàng vạn nhân dân Miền Nam chết thê thảm vì Việt Cộng bằng mọi hình thức: đấu tố, đấp mô, phá cầu, đặt mìn, pháo kích bừa bãi. tấn công…
Nhân dân Mỹ chỉ biết vụ Mỹ Lai, mà không hề biết Huế với những mồ chôn tập thể Tết Mậu Thân. Người dân Mỹ chỉ biết cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, chứ không hề thấy hàng hàng lớp lớp những sư đoàn chính qui Bắc Việt xâm nhập miền Nam… Thưa bạn. Phải chúng ta thua vì chính trị không bạn ?
Bây giờ, trở lại thực tại bạn nhé! Xin nhắc một điều. VN là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (xác định đi theo một Chủ nghĩa là khẳng định đường lối chính trị đó bạn!), do Đảng lãnh đạo (Đảng không là tổ chức chính trị thì là gì, hở bạn?. Điều 4 Hiến Pháp của họ có ghi rõ, bạn có thể tham khảo thêm). Hỏi Bạn một câu: Nếu Bạn hợp tác với Việt Nam CS, có phải bạn chấp nhận những điều nêu trên không? Nhắc thêm cho bạn một chi tiết, CS có khẩu hiệu: “Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa”. Họ gài bạn đấy!

Họ khêu gợi lòng yêu nước của Bạn, dụ dỗ Bạn hợp tác và cuối cùng gán cho Bạn cái lập trường chính trị, Bạn không muốn cũng không được. Nếu Bạn cố cải chầy cải cối, là Bạn chỉ đem tài năng và chất xám phục vụ Tổ quốc, chứ không màng chính trị, tôi nhắc Bạn nhớ câu:”Hồng hơn Chuyên”. Cộng sản đặt nặng chính trị hơn chuyên môn, bạn ạ! Vẫn chưa tin ư? Bạn cứ phạm tội hình sự đi, Bạn sẽ được xét xử tại Toà án, và có ngày về. Còn nếu Bạn dính dấp đến chính trị, đoan chắc Bạn sẽ bị “cải tạo” trong tù, vô hạn định. Có lần, nếu Bạn có theo dõi thời sự, chắc Bạn biết sự kiện một chiếc tàu y tế bị cấm nhập bến ở VN? Ngay cả hoạt động chuyên môn phục vụ nhân đạo cũng phải chào thua “phục vụ chính trị”.
Cũng chả cần bạn cộng tác, tiếp tay với họ, bạn chỉ làm thinh, làm ngơ trước các hoạt động của họ; Bạn đã đồng loả và tự bày tỏ lập trường thân Cộng rồi. Đôi khi những hành động tưởng như vô tình, làm theo “feeling” của mình. Bạn lại gây ảnh hưởng tai hại cho người khác trong công cuộc chống Cộng. Cái đó gọi là “thiếu ý thức chính trị”, là “vô tình hại bạn”, là “đâm sau lưng chiến sĩ”.

Có hai sự kiện “nhạy cảm” mà cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng “bức xúc” (xin lỗi vì dùng chữ của CS).
       - Sự kiện thứ nhất là “các nghệ sĩ VN qua”.
       - Sự kiện thứ hai là “các nhà từ thiện về”.
Nửa ý kiến ủng hộ, nửa chống đối. Có quá nhiều phân tích về hai sự kiện nầy, ở đây, tôi chỉ nhìn qua khía cạnh chính trị.
Bạn ái mộ một nghệ sĩ, tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm. Bạn nghỉ sao, nếu bức ảnh đó được guồng máy tuyên truyền khổng lồ của Cộng Sản minh họa trong chiến dịch lừa dối nhân dân, rằng thì là: ”Việt kiều niềm nở đón tiếp các nghệ sĩ từ trong nước qua, trong tinh thần Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc”?.
Bạn vô tình làm hại các cá nhân và tổ chức đối kháng rồi bạn biết không?
Một hành động nhỏ và “mua vui trong chốc lát” của Bạn đã gây tác hại lớn và lâu dài. Tuy nhiên, nếu có ý thức chính trị, chỉ cần buổi văn nghệ đó, có nền là cờ vàng của chúng ta, ta có thể hoá giải được mọi âm mưu thâm độc của CS, tha hồ bạn chụp hàng nghìn tấm ảnh lưu niệm mà không bị ai lợi dụng và cũng không hại ai cả.

Vấn đề thứ hai là công tác từ thiện tại VN, tôi không chống đối, dù thâm tâm tôi vẫn nghĩ, tại sao lại phải giúp Nhà Nước CS, lo chuyện an sinh xã hội, để họ tham nhũng, để họ làm giàu, để họ củng cố phương tiện tuyên truyền thò tay đánh phá cộng đồng (như các chưong trình Duyên Dáng VN tiêu pha hàng triệu đô la, chương trình vệ tinh truyền hình VTV4…). Tôi cũng suy nghĩ, thật sự ở VN không chỉ có các nhóm người được giúp đỡ là bất hạnh, mà hầu như - trừ Đảng ra - toàn dân đều bất hạnh và cần được giúp đỡ. Nhưng thôi, tôi nhìn sự kiện trên dây, qua gốc độ ý thức chính trị. Giả dụ mà các cơ quan từ thiện nầy treo được tấm bảng : “Tổ chức nầy của Việt kiều… tặng”, cho mọi người cùng thấy và cùng hiểu là chính Việt kiều chứ không phải Việt Cộng giúp đỡ họ, thì hay biết mấy.
Nếu không làm vậy, việc từ thiện sẽ bị Cộng Sản lợi dụng và tuyên truyền lếu láo: “Đảng đã vận động được khúc ruột xa nghìn dặm về giúp Đảng, giúp dân”. Cướp công, cướp của là nghề của họ. Bạn chịu khó lật lại trang sử của Đảng, Bạn sẽ thấy họ rất thành công trong việc cướp công kháng chiến, cướp chính quyền, và năm 75 họ cướp cả miền Nam.
“Cứu cánh biện minh cho phương tiện” là kim chỉ nam cho họ, Từ lời nói đến việc làm, họ dùng mọi phương cách dù tà đạo, xảo trá, gian ác và dã man đến đâu… miễn sao đạt được thắng lợi, đạt được mục đích yêu cầu của họ. Câu nóì của Cựu Tổng Thống Thiệu: “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm” , chỉ phản ảnh một khía cạnh dối trá, chưa nói hết bản chất của CS là ác độc và tàn nhẫn.

Thưa Bạn. Nếu bạn qua Mỹ vì lý do kinh tế, tôi chúc bạn đạt được giấc mơ của Bạn. Dĩ nhiên, muốn thành công trên đất Mỹ, bạn phải hòa nhập vào xã hội Mỹ. Người Mỹ rất thích làm việc thiện nguyện. Họ khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người làm chuyện thiện nguyện, ngoài mục đích san sẻ bớt gánh nặng cho Chính Phủ, nó còn mang giá trị đạo đức, khi quan tâm đến tha nhân. Tôi tin chắc Bạn sẽ tiếp thu được đức tính nầy của người Mỹ. Cho dù Bạn không thích chính trị. Cho dù Bạn không thích nhận mình là người Việt. Bạn cũng có thể thể hiện việc thiện nguyện cho một cộng đồng tỵ nạn khốn khổ, tuy sống an bình nơi miền đất hứa, mà lòng vẫn canh cánh về đồng bào và quê hương nghìn trùng xa cách.
Chuyện thiện nguyện rất đơn giản. “Mình không giúp ích gì cho cộng đồng, thì cũng không làm gì phương hại cho cộng đồng, không làm đồng hương phiền lòng, nản lòng”.
Bạn không thích chuyện chính trị, mà phê phán ý thức chính trị của người khác, mặc nhiên, bạn đã đứng vào phe chính trị đối nghịch. Bạn hãy làm một chuyện thiện nguyện trên bình diện tinh thần là “giữ im lặng” trước công cuộc chống Cộng của người khác. Bạn đã không ủng hộ thì cũng xin đừng biểu tỏ thái độ hoặc ngôn ngữ chống báng. Được vậy, bạn gián tiếp giúp đỡ thiện nguyện cho cộng đồng rồi đó!

Thực ra, nếu Bạn qua đây theo diện tỵ nạn chính trị một cách trực tiếp, hay gián tiếp (do gia đình bảo lãnh), khỏi nói, Bạn cũng phải hiểu rằng: Hai chữ chính trị, gắn liền vào cuộc đời của người tỵ nạn chính trị. Cho dù bạn muốn nhận hay không muốn nhận.
Lại nữa, nếu bạn là một “con người” đúng nghĩa, Bạn phải mang trong người Bổn Phận và Trách Nhiệm từ trong gia đình, cho đến ra ngoài xã hội, cao hơn cả là Tổ quốc, tùy theo vai trò của mình. Trong gia đình, vai trò là một người con, bạn phải có bổn phận và trách nhiệm với Cha Mẹ. Là Chồng phải có bổn phận và trách nhiệm với vợ…v..v.. Là một thành viên của cộng đồng, bạn không thể trốn tránh bổn phận và trách nhiệm trước Cộng Đồng. Xa hơn nữa, là một người dân, Bạn phải có bổn phận với dân tộc và nghĩa vụ với quốc gia.


Chúng ta đang sống trong một xứ sở Tự Do. Bạn có quyền tự do “không thích chính trị”. Tôi xoá bỏ tư tưởng không tốt trong đầu, khi cho rằng Bạn không thích chuyện chính trị chỉ vì Bạn sợ đường về quê hương của Bạn gặp trở ngại với CS. Tôi nghĩ đơn thuần, chỉ vì Bạn muốn ung dung tự toại, thụ hưởng thành quả mà bạn đạt được trên đất khách quê người.
Tôi cũng chẳng có ý nghỉ là bạn phải có bổn phận và trách nhiệm gì với cộng đồng. Tôi chỉ xin Bạn làm thêm một việc thiện nguyện thứ hai, cụ thể là xa lánh các văn hoá phẩm độc hại của CS, các cơ sở giao du với CS, các cửa hàng, chợ búa bán hàng CS. Bảo đảm trăm phần trăm với Bạn, không có cái gì liên hệ với CS mà không mang chất chính trị trong đó.

Lấy một ví dụ nhỏ thật nhỏ, trong các phim truyện VN, thế nào bạn cũng có dịp nhìn lá cờ máu, nhìn hình tượng “ảo” ông công an thật dễ thương dễ mến!… Chính trị chỗ đó, đó bạn !

Bạn không thích chính trị, tốt nhất là đừng xem, đừng thưởng thức, đừng tiêu thụ, đừng phổ biến những gì dính dấp với CS. Được vậy, Bạn mới công tâm, mới “fair” với tôn chỉ “không thích chính trị” của bạn.
Chắc là việc nầy không khó và cũng chẳng ảnh hưởng gì không tốt đến cá nhân bạn, phải không bạn ?
Chân thành cám ơn Bạn chịu khó đọc những dòng nầy.

Chào Bạn.
Nguyên Sang


Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #96 - 25. Oct 2009 , 17:26
 

The Century of 'LESS'



It is true...in the 21 st Century:



Our communication - Wireless

Our phones - Cordless

Our cooking - Fireless

Our food - Fatless

Our Sweets - Sugarless

Our labor - Effortless

Our relations - Fruitless

Our attitude - Careless

Our feelings - Heartless

Our politics - Shameless

Our education - worthless

Our Mistakes - Countless

Our arguments - Baseless

Our youth - Jobless

Our Ladies - Topless

Our Boss - Brainless

Our Jobs - Thankless

Our Needs - Endless

Our situation - Hopeless

Our Salaries - Less and less
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #97 - 27. Oct 2009 , 22:40
 
Hoa Nở Trong Biển Lửa
(kể chuyện: Bát Nhã mùa hương tàn khói lạnh)
Kinh Tâm - Thích Pháp Bảo

Mấy hôm nay chúng ta lại được tắm mình, trong giếng nước thơm lừng trên quê hương thực tại. Rừng thông Bát Nhã tuy không hiện diện trước con mắt của những bước chân hiền sĩ ‘đầu đội trời, chân đạp đất.’ suối nước âm vang như tiếng gầm của sư tử hống bên đồi trà xanh thâm sơn. Tình đồng đạo sao vẫn lưu lại kỉ niệm một thời dấu yêu qua những buổi chuyện trò Hoài Thiên Cổ. Thật vậy, Bát Nhã ca đã trở thành một huyền thoại bất hủ với Bếp Lửa Hồng sưởi ấm lòng người qua những đêm giá lạnh. Hương rừng Phương Bối như tỏa khắp mỗi buổi chiều về, hòa quyện với khung cảnh thơ mộng của Mây Đầu Núi đã tạo nên một bức tranh sinh động gắn kết tình người bao thế hệ. Cánh Đại Bàng muôn thuở, thế mà giờ đây tất cả đều đã khép lại. Than ôi! Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp thắm đượm tình người giờ đây đã trở thành một dĩ vãng nhạt nhòa. Quán Nước Trà Thơm, xa xa thấp thoáng Cốc Lưng Đồi, Tùng Xanh lộng gió vẫn còn nở nụ cười thương yêu. Vạn vật vẫn một lòng thong thả dõi bước theo sau đoàn Tăng vững bước. cánh cửa Trai Đường Thệ Nhật luôn giang rộng niềm tin âu yếm những tâm hồn bé nhỏ. Sự nhiệm mầu hé mở chân trời Tăng Xá Cây Tre Triệu Đốt bên cánh đồng màu hoa sim nở rộ. Dường như đâu đó nắng đã lên rồi, từng giọt sương lấp lánh, khoe mình trước ánh hào quang rực rỡ của mái đại hùng bảo điện thiêng liêng.

Những cái buổi đầu tiên của đời xuất sĩ đã lặng mình dưới cội đa hào kiệt. Có lúc chúng tôi ngắm trăng lên trên tản núi rêu phong và một tách trà gừng xứ Huế đậm đà sáng đêm. Buổi vắng, mọi người cũng được có riêng một không gian yên bình để chế tác mây và gầy lấy nắng ngay nỗi nhớ mơ màng. Rồi lãng tử quay trở về an trú dưới bóng mát vườn hoa Tao Đàn Lâm Bi Ni. Tất cả hoa lá điều có đủ màu sắc và hương cỏ thơm đầy quyến rũ. Bước chân thiền hành có mặt cho Cối Nước Trái Đất mỗi ngày. Người trẻ như chúng tôi luôn khao khát uống được một hớp tình thương không điều kiện của các bậc cha anh. Vườn Hồng Cha Mẹ của Nghệ nhân Nguyễn Sánh kiến thiết đã giữ ấm vạn chục trái tim non dại đang lạc mất đường về. Làm trái tim bồ đề chúng tôi lớn dần theo tháng năm. Như khơi dậy vùng trời biết ơn bao dung sâu kín ngay giữa chốn đau thương không vũ khí. Do đó theo suy nghĩ nửa vời, Tăng Thân của chúng tôi chưa hề chia cắt và phân ly. Vì tận đáy lòng ở mọi góc nhìn đã có một Bát nhã to lớn hơn, độ lượng hơn. Thật vậy dù cho tấm thân ốm yếu, mọi thứ rách nát, ngã nghiêng trước thềm, ngoài kia gió đỗ, nhưng lòng chúng tôi vẫn mong mỏi được cuộc sống tự do ‘giây phút hiện tại giải thoát’ có nhiều tình thương mến. Biết nuôi dưỡng lẫn nhau đó là con đường lý tưởng đẹp còn rớt lại trong thiên niên kỉ mới này.

Trước lúc chúng tôi xa rời mái nhà tâm linh thân yêu để cất bước lang thang muôn vạn lối, trên mọi nẻo đường dường như đóng lại. Mùa này ở cội nguồn Bát Nhã các cánh phượng vàng tươi vẫn thả hồn trước hiên Chùa và hoa trà vẫn thơ thẩn tiễn chân người cố hương một dặm đường ĐamRi. Khi chúng tôi ra đi, con đường năm ấy vẫy chào e ấp và hang đá lặng lẽ thì thầm mỉm cười cùng chúng tôi. Các gốc cây lớn đầy ắp bốn trăm và hàng nghìn bản nhật kí vô danh. Vũ trụ, con người với nhau sẽ lánh mặt trong khoảng thời gian hữu hạn. Như núi rừng hùng vĩ luôn là một bản nhạc hòa tấu vô sinh. Dòng người Tăng lữ sẵn sàng đề cao giá trị chân tình, lẽ sống “Độ Sinh”. Từ mọi chân trời, miền đất mẹ; anh chị em đã về, đã tới nơi đây sống gần bên người Sư Phụ kính yêu, chan hòa yên ấm dưới bóng dặn dò Người cha lành. Tình nghĩa vai huynh đệ qua một buổi sáng bình minh chìm trong lệ ngọt và bầu trời thả xuống bức tranh hổ ly sơn. Người đã lặng lẽ cuộn tròn tám mươi hai tuổi lại để biểu hiện thành một giấc mơ kì quang, đóa hoa tình Thầy trò bất diệt. Giấc mơ ấy là gì vậy? có phải là tình yêu tuổi trẻ và lý tưởng không !. “Hỡi người giàu sang bậc nhất, hãy thôi làm thân cùng tử, về đây tiếp nhận gia tài, một lõi kim cương sáng chói”. Bài kinh Pháp Hoa lâu nay, tôi thường tụng niệm mỗi ngày nhưng chưa lần nào thẩm thấu hết ý kinh. Trong bước đường cùng, vào tối hai bảy trời mưa lạnh buốt, vừa đi vừa tủi cho cái kiếp tha phương cầu thực ‘học đạo’ bị người ta hất hủi, làm dơ chiếc áo Ca Sa mà nhiều đời chư Phật, chư Tổ dày công nâng niu cho đến bây giờ; cái năng lượng làm cho yên thân, yên tâm. Đàn hậu duệ của quí Ngài sẽ tiếp nối nguồn ánh sáng vô thỉ và nhận lấy tinh thần vô úy trong đạo Phật. Với bao điều hành hạ, cảnh đời tu đơn chiếc và sống để lắng nghe sự nguyền rủa. Áp dụng lối sống tiền sử vào thiên hà thanh minh nhưng chúng tôi đâu có lời thở than nào, chỉ đáp lại nguồn cảm tưởng ân nghĩa “tâm từ mở ra, khổ đau khép lại”. Cho nên sau một thời gian người con Phật khổ luyện “Cất Túi Hương Trầm”. Chúng tôi lại nghe thoáng, một chút lửa lòng: “Chư tôn đức và các bậc cha hiền dân tộc sẽ che chở, đỡ đầu những mái đầu tóc non. Nỗi băn khoăn ‘không nhà’ luôn hiện về sau bữa cơm chiều ấm bụng chiến sĩ hiền lương.

Nhớ lại cái đêm ly biệt, mỗi người đi một hướng. Có người khóc nức nở, có tình người không nở chia cắt “bỏ đạo về đời”. Để tiễn những người bạn lên đường về với mẹ quê, về lại với tuổi thơ hồn nhiên và về cuốc đất trồng rau cải. Những âm thanh hừng hực như than đỏ của cánh bên kia kì thị, khiêu kích bạo động. Thấy đây là cơ hội thực tập, chuyển hóa buồn phiền. Chúng tôi bắt đầu tạo tình liên đới, gắn kết tình đồng loại bằng hơi thở tứ niệm xứ. Tỉnh táo trước cơn giận điên rồ, nổ tung lúc nào chẳng ai lường được cái tâm thức nóng lên đó. Hẳn nhiên máu gan người trẻ lúc này sẽ thực tập hết mình về sự hy sinh và phụng sự niềm tin. Ánh sáng năng lượng từ bi giao cảm của “Thầy” nên chúng tôi tự thiết lập, tự chỉnh đốn thân tâm của mình lại và bắt đầu câu ngạn ngữ ‘cho mây ngàn quét sạch” bầu trời vô minh hận thù. Mọi người tuy đang ở mọi chân trời yên vui hoặc đang sống an hòa trong bầu không khí ngàn năm Thăng Long, Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế diễn ra tại quê hương mình. Đã có ai thấu hết niềm đau chua xót, đắng cay tủi nhục của một thời kì đổi mới hình thức. Tưởng rằng những lệ thư đó, huyết thư kia, khán cáo nọ sẽ từng bước làm thay đổi khó khăn, rung động tình trạng hối hả của một bộ phận làm an ninh. Trời ơi ! Phương Bối. Ôi rừng thông bát ngát xanh rì, suối reo điệp khúc muôn chim ca, từ đây còn ai đứng lặng ngắm em trong phút lát. Ai sẽ thầm nhắc và mang em theo cả cuộc đời, dìu em tới nơi chân núi thơm hương tình người.

“Hận thù hờn oán chỉ xây bằng vôi gạch còn em hãy rót cái nhìn mật ngọt. Hót ca như chim Khuyên không mòn mỏi, để lại cho đời bao tiếng hát thanh tao”. Cứ đến nơi đây và bước đi tự tại nơi này như mây bay qua đồi núi. Chúng tôi luôn sẽ mang theo cả tấm lòng, cả ánh trăng đêm và bàn chân đâu ngần ngại, xót lại chút bùn nhơ. Bát Nhã mùa này thiếu vắng ánh sao, ngọn nến thiên thần lung linh. Từng cánh điệp vàng không còn rụng như độ ấy. Hàng trăm bàn tay chăm mon từ đây rồi hóa thành giọt sương lam huyền diệu. Mọi thứ hiện dần ra như bức họa đồng quê, lúa chín cỏ mọc. Tiếng kinh thanh thoát của các huynh đệ “cùng nắm tay đi như một dòng sông” là chất liệu nuôi sống tương lai vô tận. Xứ chân trời mây trắng ngàn năm vẫn mãi thong dong.

Viết cho các “ Người Bạn yêu quí ” của tôi !
*Cảm tưởng qua lời chia sẻ ngắn ngủi chân tình mùa Sư Tử Hống*
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Suy Ngẫm
Reply #98 - 02. Nov 2009 , 07:10
 
Thời nào dân Việt sướng nhất


Nguyễn Hội


Lúc còn bé tôi thường được nghe các vị tiền bối nói rằng: "thời Đệ Nhất Cộng Hoà ai cũng được sung túc, ngủ không phải đóng cửa…". Câu nói trên tôi hiểu được khi trưởng thành, khi đã biết nghĩ đến hưng thịnh của quốc gia, hạnh phúc của người dân. Hôm nay ngày cuối tuần, đi lang thang ngoài phố chợt nhớ đến những ngày này trước đây 46 năm nhóm tướng lãnh đã bạo động giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng người em là Ngô Đình Nhu, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Câu nói trên của các vị tiền bối lại trở về xâm chiếm tâm tư tôi… tôi quyết định ghé vào thư viện trường đại học kiếm sách đọc cho rõ vấn đề. Là người thực tế nên tôi kiếm sách viết về nền kính tế và đời sống của người dân thời bấy giờ. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ lục lọi tôi chỉ kiếm được 1 quyển sách về phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986.

Ở Việt Nam công nhân và người dân lao động là thành phần chiếm đa số trong xã hội nên mức sống của họ có thể là cán cân đo lường sự chăm lo cho dân của chính phủ đang cai trị quốc gia. Với mục đích đó tôi kính cùng Quí Vị quan sát những điểm sau đây:

- Lương công nhân từ 1956 đến 1974 và lương công nhân năm 2006
- Giá gạo của các năm 1956 đến 1974, cùng giá gạo của năm 2006
- chỉ số giá tiêu thụ của công nhân từ 1956-1974
- so sánh lương công nhân và chỉ số giá tiêu thụ từ 1956-1974
- Lương công nhân tính ra kg gạo

Năm 2006 được chọn để so sánh vì năm 2006 là một trong những năm phát triển mạnh nhất của Việt Nam cộng sản.

Lương Công nhân lao động


Lương của người lao động được phân biệt có nghề hay không có nghề chuyên môn. Sự chêch lệch giữa lương của người có nghề và không có nghề rõ ràng nhất vào năm 1956 với 76%:


Lương của người lao động vào năm 2006 được tính dựa vào dữ kiện của trang báo http://www3.tuoitre.com.vn/ViecLam/Index.aspx?ArticleID=166977&ChannelID=269 . Qua bài này lương tháng công nhân là 800.000đ và lương của nhân viên bảo dưỡng sửa chữa trung bình 1.350.000đ (từ 1.200.000đ - 1.500.000đ). Công nhân làm việc 6 ngày một tuần, mỗi tháng làm việc ít nhất 25 ngày, vì thế lương ngày của công nhân là 32000 = 800.000/25 và cho công nhân có tay nghề là 54000. Giá gạo cho năm 2006 được tính theo giá trung bình từ cách tỉnh miền Tây Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long lấy từ bài http://vietbao.vn/Kinh-te/Gia-gao-lien-tuc-tang/20645402/88 /.

Chỉ số giá tiêu thụ của người lao động được tính dựa trên phát triển giá cả những sản phẩm mà giới này thường dùng và dựa trên căn bản giá của năm 1962. Chỉ số giá tiêu thụ cho năm 2006 dựa trên căn bản giá năm 1962 cần nhiều dữ kiện nên rất tiếc không thể thực hiện được trong phạm vi bài viết ngắn này.

Lương của người lao động không có nghề tăng 50% trong vòng 6 năm từ 1956 đến năm 1962 trong khi đó vật giá chỉ tăng tổng cộng 3,6% trong thời gian này. Nghĩa là đời sống của người dân tăng rất cao, ít nhất 46% trong vòng 6 năm trời. Đặc biệt vật giá giảm hơn 4,4% vào năm 1957 và giảm gần 2% trong năm 1958 trong khi lương thợ tăng hơn 23% trong năm này.


...



Biểu thị trên đây so sánh chỉ số lương người lao động không có nghề và chỉ số giá tiêu thụ trên tiêu chuẩn của năm 1962. Đường xanh biểu thị cho chỉ số lương thợ, đường đen cho chỉ số giá tiêu thụ. Nếu đường xanh nằm bên dưới đường đen có nghĩa là đời sống của người thợ thấp hơn năm 1962. Năm 1963 đường xanh nằm dưới đường đen, vật gía tăng cao hơn lương, đời sống nguời lao động thấp hơn năm 1962. Điều này có thể giải thích rằng, sự biến loạn trong năm 1963 đã làm vật giá tăng nhảy vọt.

Mỗi ngày người lao động làm được bao nhiêu kí gạo?


Phương pháp so sánh lương người lao động giữa các thời đại tại Việt Nam hữu hiệu nhất là so sánh đồng lương tính ra bằng sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như phần trên chúng ta đã so sánh với những năm từ 1956 đến 1974. Để có thể so sánh với năm 2006 cụ thể và đon giản nhất chúng ta là tính ra bằng gạo. Sự so sánh này có tính cách tương đối, bởi vì người lao động và gia đình của họ tiêu thụ những sản phẩm khác ngoài gạo hàng ngày, đồng thời giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh do cải tiến kỹ thuật trong ngành nông nghiệp :

Mặc dù báo chí trong nước cũng như một số các báo chí Tây phương khen ngợi sự phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam và mặc dù bỏ qua sự kiện giảm giá của sản phẩm nông nghiệp, nhưng theo bảng tính trên,
người lao động Việt Nam có lương cao nhất trong những năm thời Đệ Nhất Cộng Hoà, trước đây nửa thế kỷ, và thấp nhất trong năm 2006 trong thời XHCN. Lương của người lao động trong năm 2006 tính ra được 5,1 kg gạo một ngày trong khi năm 1960 họ làm được 18,1 kg.

Thế giới mỗi ngày mỗi phát triển, đời sống con người mãi cải thiện, thăng tiến. Tại sao đời sống người dân Việt Nam mãi đi thoái lui?


Nguyễn Hội
01.11.2009
để tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm

...




Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Mùa Từ Thiện
Reply #99 - 08. Nov 2009 , 11:51
 
Mùa Từ Thiện


Chưa bao giờ người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ lại có đầy dẫy cơ hội làm việc từ thiện như những lúc gần đây.

Tuần trước tôi nhận được email của cô bạn học cũ xin tiền giùm một linh mục ở Việt Nam để lo cho trẻ em nghèo bên đó. Hôm sau tôi lại nhận được một email khác của người bạn mời đi xem anh ta hát với một số bạn trẻ khác ở Star Performing Art Center kèm theo lời nhắn gửi là 80% tiền thu được sẽ được gửi về Việt Nam giúp người nghèo. Sau hôm đó thì tôi nhận được một cú điện thoại mời đi ăn tối ở một nhà hàng nhằm mục đích gây quỹ từ thiện cũng để giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam. Chiều đi làm về ghé qua chợ mua tờ báo thì thấy hình ảnh bão lụt miền Trung hiện diện ngay trang nhất kèm theo lời cứu trợ cho nạn nhân cơn bão số 9 ở Việt Nam. Vừa ra xe đút chìa khóa nổ máy thì nghe radio trong xe vang lên cuộc phỏng vấn một tu sĩ thuộc một dòng tu Công Giáo đang rầm rộ gửi người về Việt Nam giúp nạn nhân bão lụt. Theo như vị tu sĩ này cho biết thì nhiều thiện nguyện viên ở Mỹ đã bỏ tiền túi ra mua vé máy bay về Việt Nam gấp cho kịp công tác cứu trợ sau cơn bão số 9. Tôi hy vọng vị tu sĩ này không phải bỏ tiền túi của mình ra để trả lệ phí cho talk-show trên đài. Sau khi vào nhà tôi bật tivi lên trong lúc sửa soạn bữa ăn tối, tôi lại được dịp nhìn thấy hình ảnh bão lụt miền Trung trong đoạn phim dài khoảng 3 phút và kết thúc bằng lời kêu gọi rất não lòng “Máu chảy ruột mềm”, $20 cho một bao gạo, $1000 cho một tấn gạo, xin đồng bào gửi tiền giúp cho, vv và vv ….

Đoạn phim này không phải chỉ được chiếu một lần trên màn ảnh tivi mà lập đi lập lại nhiều lần giống như các quảng cáo thương mại khác. Cơm nước xong, tôi lại bật tivi nhưng chuyển qua một đài Việt Nam khác thì thấy trên màn ảnh là quang cảnh đấu giá tranh coi bộ rất hào hứng tại một nhà hàng ở Quận Cam mà số tiền thu được sẽ được trao cho hai nữ tu đã từ Việt Nam qua và cũng có mặt trong buổi dạ tiệc đấu giá tranh đó.

Hết bức tranh này đến bức tranh khác, người tham dự coi bộ rất “hồ hởi, phấn khởi” tranh nhau trả giá cao hơn và kết thúc thật vui nhộn. Nghe đâu tiền bán tranh và lợi nhuận từ buổi dạ tiệc sau khi trừ đi chi phí máy bay và ăn ở của các nữ tu (coi bộ không nhỏ) sẽ được gửi cho các nữ tu mang về Việt Nam làm công tác từ thiện bên nhà.

Dường như tôi đang sống trong một cộng đồng đang “sốt” lên và “nhà nhà thi đua, người người thi đua” làm việc từ thiện cho Việt Nam.

Để thay đổi không khí, tôi chuyển qua một đài tivi Mỹ thì nghe thấy một đoạn tin tức khá dài trong đó cái giới chức có thẩm quyền nhìn nhận là hệ thống nước uống (fountain drink) của các trường tiểu học trong rất nhiều học khu ở Quận Cam đã bị ô nhiễm đường ống nước từ lâu và họ thú nhận là không có tiền để thay hoặc sữa chữa, và họ còn dự đoán là phải mất 2 – 3 năm nữa mới hy vọng có đủ tiền thay đường ống nước hoặc sữa chữa vì tình hình kinh tế thắt lưng buộc bụng hiện nay. Trong lúc chờ đợi, phụ huynh chịu khó mua nước chai cho con mang đến trường, nhưng nếu có em nào chẳng may khát quá, quên mất điều đó mà lỡ quên uống nước fountain drink thì … cha mẹ ráng chịu vì đã được thông báo rồi mà.

Trời ! ở ngay cái xứ đã từng đưa người lên cung trăng này mà con em mình phải đợi vài năm nữa mới hy vọng có nguồn nước sạch để uống ở trường. Chuyện nghe cứ tưởng như mình đang ở Phi Châu hoặc một đất nước nghèo đói xa xôi nào vậy, chứ không phải ở Mỹ. Tôi bấm nút đổi qua một đài Mỹ khác thì tin tức cũng chẳng thú vị gì, lại những mẫu tin, hình ảnh và những con số leo thang của nạn thất nghiệp, nhà cửa bị ngân hàng xiết vì không trả nỗi nợ nữa (foreclosure) , nạn trộm cắp gia tăng vì xã hội ngày càng thêm người nghèo, nhiều người già mất tiền hưu dưỡng vì những xáo trộn tài chánh mấy năm qua đã ảnh hưởng đến quỹ hưu trí của họ. Trên màn ảnh tivi tôi chợt chú ý đến hình ảnh ngơ ngác của các em bé học sinh mà giọng người xướng ngôn viên cho biết đó là những “homeless students” (học sinh vô gia cư, không nhà) đang ngày càng đông trong các học khu bởi vì chính cha mẹ các em cũng vừa trở thành “homeless” sau khi họ bị mất việc làm và căn nhà của gia đình họ bị các ngân hàng lấy đi để xiết nợ.

Tôi tắt tivi, tiện tay cầm lên tờ báo Mỹ địa phương nổi tiếng, Orange County Register, để mang vào giường ngủ đọc. Dưới ánh đèn phòng ngủ, tôi liếc qua trang chuyên đăng “Legal Notice” (thông báo theo yêu cầu của luật pháp) với những cột báo dày đặc tên những con nợ bị ngân hàng báo tin là sẽ mang nhà của họ ra đấu giá vì họ đã không thể tiếp tục trả nợ tiền nhà nữa. Tôi thoáng nhận ra một số tên con nợ người Việt Nam với những cái họ đặc thù rất quen thuộc: Nguyễn, Trần, Lê, Lý, ….. Tôi thở dài khi nhớ ra rằng khi chạy xe đi làm ngang qua những thùng rác lớn, tôi vẫn thấy hình ảnh cố hữu của những người đang moi thùng rác để nhặt những chai nhựa, thủy tinh mang về bán lại.

Mà cần gì phải tìm kiếm xa xôi, mới hồi chiều này sau khi mua tờ báo và bước chân ra khỏi chợ, tôi đã nhìn thấy một người đàn bà Việt Nam đứng tuổi đang lặng lẻ ngồi xin tiền trên một chiếc xe lăn xập xệ ngay trên bãi cỏ ven lề của bãi đậu xe. Có lẻ bà đã không dám ngồi ngay trước cửa chợ vì sợ bị ông bảo vệ chợ đuổi đi. Thật chưa bao giờ tôi thấy bức tranh xã hội và kinh tế của Mỹ lại ảm đạm và thê lương như bây giờ.

Hôm sau tôi phải giữ một cái hẹn với ông nha sĩ để khám răng định kỳ. Nằm trên chiếc ghế của bệnh nhân, tôi nghe ông nha sĩ trẻ người Việt khoảng trên ba mươi tuổi vui vẻ kể lại chuyện cuối tuần vừa rồi ông đưa gia đình ông đến tham dự một buổi dạ tiệc lớn trong cộng đồng nhằm gây quỹ giúp người nghèo ở Việt Nam. Những vị thực khách mạnh thường quân đã kéo đến thật đông đầy nghẹt cả nhà hàng, và có nhiều người phải thất vọng bỏ ra về vì không tìm thấy chỗ ngồi. Thế nhưng những vị thực khách may mắn khác chưa ngồi được nóng chỗ thì đã thấy cảnh sát Mỹ túa vào nhà hàng và xe cứu hỏa đã được điều động tới. Rồi thì tất cả mọi người bị cảnh sát mời ra ngoài vì nhà hàng chỉ có giấy phép chứa 250 người mà lại có tới khoảng 400 người đang tham dự buổi dạ tiệc. Nghe đâu nhà hàng đã được sửa sang để có sức chứa 400 người nhưng trên mặt pháp luật thì nhà hàng chưa xin được (hoặc đang xin) giấy phép để tăng số thực khách như ý muốn. Sau khi chờ đợi ở ngoài khá lâu, cảnh sát cho phép đúng 250 thực khách được vào nhà hàng trở lại, số còn lại phải ra về sau khi được ban tổ chức xin lỗi và hứa hẹn sẽ mời họ lại trong một dịp gây quỹ khác rất gần.

Ông nha sĩ trẻ phân bua với tôi là việc cảnh sát làm tuy đúng với luật pháp, nhưng hơi quá đáng vì người nghèo ở Việt Nam trở thành nạn nhân do ban tổ chức mất đi cơ hội lạc quyên tiền từ 150 vị thực khách phải bỏ ra về ngang xương chỉ vì cảnh sát làm mất cuộc vui. Và ông nha sĩ trẻ của tôi còn nói thêm điều gì nữa đó, nhưng tôi không còn nghe nữa. Tâm trí tôi đang nghĩ tới những vòi nước “fountain drink” dơ bẩn trong các trường học đang cần có tiền để được thay đổi, sữa chữa. Tôi liên tưởng đến những em học sinh nhỏ ở Quận Cam trong lúc khát nước đã quên khuấy lời cha mẹ dặn mà cứ vục đầu vào uống nước từ những chiếc vòi nước với đường ống dơ bẩn đó. Tôi chợt xốn xang hơn khi nhớ lại hình ảnh ngơ ngác của các em bé “homeless students” ở trên tivi tối hôm qua.

Tôi tự hỏi có bao nhiêu em trong số các em học sinh vô gia cư đó là người Việt Nam với những cái họ Lê, Lý, Nguyễn, Trần, …. mà tôi đã đọc thấy trên tờ báo địa phương tối hôm qua ? Ước gì các vòi nước dơ bẩn trong các trường học ở Quận Cam và những em bé học sinh vô gia cư kia được sự chú ý của những nhà tổ chức làm việc từ thiện lỗi lạc của cộng đồng chúng ta ? Với khả năng huy động đến cả 400 – 500 thực khách đến tham dự một buổi dạ tiệc gây quỹ từ thiện cho Việt Nam như vậy trong một thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì tôi tin chắc là họ có dư khả năng làm thu ngắn lại khoảng thời gian chờ đợi 2 – 3 năm để có nguồn nước uống sạch trong các trường học cho con em chúng ta, hoặc làm vơi bớt nỗi khổ đau của những bậc cha mẹ bị mất nhà và con cái bị liệt vào số thống kê những học sinh “homeless” không nhà. Đó là chưa kể đến những cụ già đang sống neo đơn không người chăm sóc như người đàn bà ăn xin tôi đã gặp trong bãi đậu xe chiều hôm qua. Đó là chưa kể đến những bệnh nhân đang âm thầm chịu đựng bệnh tật vì không có bảo hiểm y tế để vào bệnh viện chữa bệnh. Dường như làm việc từ thiện ở ngay trên xứ Mỹ và cho chính nước Mỹ này vẫn không “hấp dẫn” và “lôi cuốn” bằng làm việc từ thiện ở Việt Nam ? Hay đó là việc của chính phủ, hay của người bản xứ mà chúng ta không cần lưu ý đến ?

Từ hồi cơn bão Katrina cho tới bây giờ, tôi nghe rất ít chuyện kêu gọi làm việc từ thiện trên đất Mỹ, mặc dù ai cũng thừa biết là trong những năm gần đây nền kinh tế Mỹ như một chiếc xe không phanh lao đầu xuống dốc. Trong một bản tổng kết mới đây của một cơ quan Liên Hiệp Quốc thì Hoa Kỳ đã xuống hàng thứ 13 (thua cả Canada) trong số các quốc gia được xem là nơi sống lý tưởng nhất cho người dân trên thế giới. Theo như bản xếp hạng này thì Na Uy đứng nhất và Úc đứng thứ hai.

Điều đáng chú ý là những nhà làm việc từ thiện của chúng ta khi còn ở Mỹ thì ra mặt rất ư là “danh chánh ngôn thuận”, nào là hội từ thiện này, đoàn thể nọ khi kêu gọi lòng hảo tâm của người Việt hải ngoại, nhưng khi quý vị đó về tới Việt Nam thì họ là những nhà từ thiện … “chui”, hoặc núp dưới bóng một nhà thờ, chùa chiền, hay một dòng tu ở Việt Nam để làm việc từ thiện. Họ phải giấu tiền, kín đáo, hoặc trốn chui, trốn nhũi, âm thầm làm công việc từ thiện nếu không muốn bị công an cộng sản Việt Nam để mắt tới và khép tội là “bọn xấu” hoặc “thế lực phản động từ nước ngoài về”. Còn các đoàn y sĩ khi về Việt Nam chữa bệnh thì phải xin phép nhà nước, chỉ được đến những chỗ nhà nước đã chỉ định để chờ và tiếp những bệnh nhân do … nhà nước gửi tới.

Ồn ào, vỗ ngực xưng danh và được nhà nước Việt Nam long trọng thỉnh mời về với “cả một đội ngũ đông đảo chờ đón, có rắc hoa thơm trên lối đi, có nhiều phóng viên tụ tập để phỏng vấn” (Việt Tide, số 430, trang 21) thì chắc chỉ có thiền sư Nhất Hạnh và các đệ tử Làng Mai của ông. Vậy mà sau bao nhiêu năm thiền sư trút về Việt Nam không biết bao nhiêu triệu triệu dollars đóng góp của bá tánh tứ phương để xây dựng cơ sở hạ tầng và làm việc từ thiện, giờ đây các môn đệ của ông chẳng những đã bị đuổi ra khỏi các cơ ngơi đó mà họ còn đang bị vây đánh tơi bời, đã chạy ẩn trú vào một ngôi chùa khác (chùa Phước Huệ) mà vẫn bị công an truy nã tới cùng và bị chính quyền qui tội là “vi phạm luật pháp Việt Nam”. Bài học “vắt chanh bỏ vỏ” này của Cộng Sản Việt Nam chẳng có mới mẻ, xa lạ gì với chúng ta cả, nhưng dường như vẫn có người … học hoài chưa thấm.

Khách “quý” như thiền sư Nhất Hạnh và các môn đệ của ông được nhà nước mời và tiếp đón nồng hậu như vậy mà bây giờ đang bị cộng sản đối xử tàn nhẫn đến thế thì vấn đề an nguy của các nhà từ thiện “chui” của chúng ta chỉ là vấn đề thời gian. Chẳng qua chính quyền cộng sản còn đang bận đàn áp, bỏ tù những người đòi quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, hoặc đang mải mê đếm tiền hối lộ và trợ giúp nhân đạo của quốc tế, hay đang bận “đốt” tiền trong các cơ sở kinh tài ở hải ngoại của họ nhằm mục đích đánh phá, chia rẽ và phân hóa cộng đồng nên họ đang tạm thời “nhắm mắt làm ngơ” cho các nhà tự thiện “chui” của chúng ta đó thôi. Vả lại, Cộng Sản Việt Nam chưa có dại gì mà lại ‘chặt dây động rừng” trong lúc này khi mà công tác cứu trợ của các nhà từ thiện “chui’ của chúng ta đã và đang giúp họ rãnh tay đối phó với các “bloggers” ở trong nước tranh đấu cho Hoàng Sa/Trường Sa và sự toàn vẹn lãnh thổ, cũng như các phần tử đang phản kháng việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ….

Nhưng sự im lặng và nhắm mắt làm ngơ của Cộng Sản không phải là đồng ý. Chớ có tưởng bở là “Việt kiều yêu nước” được tự do làm việc từ thiện vì bài học Bát Nhã của thiền sư Nhất Hạnh và các tu sĩ Làng Mai vẫn còn mới tinh và sờ sờ ngay trước mắt chúng ta. Tiếc là phải mất cả chục năm nay để ông thiền sư Nhất Hạnh mới được “sáng mắt sáng lòng” mà nhận ra là “chơi dao có ngày đứt tay”.

Thế mới biết Cộng Sản Việt Nam rất kiên nhẫn trong công việc “vắt chanh bỏ vỏ”. Không chóng thì chày sẽ đến lúc những “Việt kiều yêu nước” và “thích” làm việc từ thiện ở Việt Nam, những vị khách Đảng không mời mà tới này bị coi là …. tài lanh, nhẹ thì bị kết tội “xâm phạm và làm cản trở công tác cứu trợ của chính quyền”, nặng hơn nữa là “toa rập với các thế lực ngoại bang chống phá Việt Nam”.

Xin đừng quên rằng chúng ta là những người ngoại quốc ngay trên chính quê hương của mình, và thậm chí chúng ta “được” Đảng Cộng Sản Việt Nam đối xử còn tệ hơn là những người ngoại quốc chính hiệu bởi vì chúng ta phải đóng tiền xin visa để về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình trong khi dân Trung Cộng thì lại có thể ngang nhiên đến ở và làm việc tại Việt Nam mà không cần phải xin visa hay một giấy tờ gì cả mà công an Việt Nam không dám hoạnh hoẹ hỏi han họ như đã từng hạch sách “Việt Kiều” về thăm quê hương. Xin đừng quên rằng chúng ta mang quốc tịch Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, …. và chúng ta không còn mang quốc tịch Việt Nam kể từ cái ngày chúng ta bỏ phiếu bằng chân để trở thành “bọn phản quốc chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc”.

Một điều quan trọng khác mà chúng ta ai cũng biết là sau khi Cộng Sản từ bỏ công cuộc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa” nhằm phục vụ cho sự sống còn của Đảng, ngày nay Việt Nam đang có những đại gia, những nhà tư bản đỏ (đa phần là con cháu hay có liên hệ với Cộng Sản) đã xúng xính sắm máy bay riêng, đặt mua xe hơi Roll-Royce từ Anh Quốc trả bằng tiền mặt, đánh cá độ quốc tế với cả triệu dollars Mỹ, hoặc vung vít bạc ngàn dollars trong các sòng bài nổi tiếng trên thế giới, hay mua bất động sản đầu tư ở ngoại quốc và cho con cái đi du học với hàng trăm ngàn dollars ký gửi trong các trương mục ngân hàng quốc tế.

Như vậy thì mấy chục ngàn dollars chúng ta cắc củm quyên góp để mang về Việt Nam cứu trợ có thấm thía gì, hay chỉ là việc “mang muối bỏ biển”, “vác củi về rừng” ? Tại sao vài ba chục người phải bỏ tiền túi ra mua vé máy bay vượt đại dương, mây ngàn hối hả về Việt Nam cứu trợ trong khi có tới 83 triệu đồng bào như một khối nhân sự khổng lồ ở sẵn trong nước ?

Chẳng lẽ 83 triệu dân với con số không nhỏ những đại gia, tư bản đỏ và doanh nhân lớn nhỏ với hàng triệu dollars tiêu xài vung vít đó không thể tự đùm bọc và cứu trợ cho nhau hay sao ? Không lẽ chỉ có “những khúc ruột dư ngàn dặm” là 3 triệu người Việt Nam sống rải rác khắp nơi trên thế giới mới cần phải biết đến “máu chảy ruột mềm”, còn 83 triệu đồng bào cùng sống quây quần trong một đất nước nhỏ bé thì lại không biết “lá lành đùm lá rách” ? Thật phi lý làm sao !


Trong lúc mải mê làm công việc Bồ Tát cứu nhân độ thế trong các chương trình cứu trợ ở Việt Nam, vô hình chung chúng ta đã gián tiếp hà hơi, tiếp sức để cho bọn chính quyền Cộng Sản được rãnh tay chuyên chú vào việc đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại qua Nghị Quyết Số 36 của Đảng Cộng Sản, và đàn áp bỏ tù những nhà đấu tranh cho phong trào dân chủ trong nước hay cho sự vẹn toàn lãnh thổ. Và cũng chính chúng ta đang “làm hư” các đại gia, tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam vì chúng ta chen chân đòi gánh vác công tác cứu trợ trong khi chính họ mới là những người có đủ “danh chánh ngôn thuận” và có trách nhiệm quyên góp tài chánh để lo toan các công tác cứu trợ như một phần nào đó đền bù lại của cải cho những người dân Việt Nam tầm thường đã giúp họ giàu có mà trong tiếng Anh ta thường gọi việc làm đó là “give back to the community”.

Tại sao chúng ta lại phải cuống quýt bay về Việt Nam lo cứu trợ, mà vô tình để cho các đại gia và các nhà tư sản lớn nhỏ trong nước có cơ hội để ỷ lại vào sự trợ giúp của chúng ta, để họ có thể bình tâm hưởng thụ, nhởn nhơ bay lượn sang Hawaii tắm biển buổi sáng, và đáp máy bay đến Las Vegas đánh bài xì phé buổi chiều ?

Thử hỏi các tay đại gia, tư bản và cả đám “celebrities” đang sống đề huề với Cộng Sản như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, …vv… có thể yên tâm hưởng thụ và “hót” được nữa hay không khi dân nghèo và dân oan tràn về nằm đầy trên đường phố và tình trạng an ninh của họ bị đe dọa bởi chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, trộm cắp lan tràn đầu đường cuối ngõ ?

Hoàn cảnh của Việt Nam bây giờ đã khác 20 năm trước quá nhiều rồi. Tuy hơi muộn màng nhưng có lẽ vẫn chưa quá muộn để chúng ta thức tỉnh mà ra khỏi “cơn sốt” làm việc từ thiện cho Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên quay đầu nhìn lại con bò sữa Mỹ quốc đang càng ngày càng cạn kiệt bơ sữa mà chúng ta đã thi nhau vắt để cắc củm gửi về cho Việt Nam cả ngàn tỷ dollars trong hơn 30 năm qua.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên chú tâm tới cái cộng đồng mà chúng ta đang sống, và với bổn phận làm công dân đối với cái đất nước đã và đang cưu mang chúng ta từ bao nhiêu năm qua. Nơi đây mới chính là nơi chúng ta phải vun đắp, tưới bồi không phải chỉ cho tương lai chúng ta mà còn cho đời con đời cháu của chúng ta. Đa số chúng ta vẫn còn cặm cụi làm ăn để trả nợ nhà, nợ xe, nợ học phí, nợ bills này, hoá đơn nọ, ….

Con em chúng ta cần có hệ thống nước sạch để uống trong các trường học, các em thanh thiếu niên cần nhiều chương trình đức dục, giáo dục văn hóa Việt Nam, khoa học kỹ thuật và nghệ thuật mà chính phủ thì đã và đang cắt giảm ngân sách trong mọi lãnh vực. Còn những người già sống cô độc thì cần nơi nương tựa và các sinh hoạt cộng đồng.

Xin đừng quên là chúng ta đang ở trong thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng mà hậu quả là rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta đã mất nhà, mất job, …. và cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Nói trắng ra là cộng đồng chúng ta vẫn còn nghèo, mà một phần lớn của cái nghèo đó là vì chúng ta đã và hiện vẫn còn đang “ăn cơm nhà” ở Hoa Kỳ, nhưng làm chuyện “vác ngà voi” ở Việt Nam, một công việc “tài lanh” mà Đảng Cộng Sản và bọn tư bản đỏ ở Việt Nam đang cười mũi vì họ không mời, không kêu gọi, cũng không “appreciate” nhưng chúng ta vì muốn “thi đua” lòng yêu nước thương nòi nên vẫn “thích” và “mê” lao đầu về làm như những con thiêu thân mà quên rằng chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có đặc quyền yêu nước và “yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội”.

Mà giả sử như chính quyền Cộng Sản và bọn tư bản đỏ ở Việt Nam giả điếc làm ngơ, không thèm đếm xỉa, hay không lo toan cho dân nghèo thì đó là một cơ hội tốt cho đất nước Việt Nam chuyển mình. Cách mạng chỉ xảy ra khi con người ta bị đẩy vào con đường cùng, khi các mâu thuẫn giữa hai giai cấp giàu và nghèo, giữa thành phần cai trị và bị trị dâng lên đến tột cùng. Lịch sử cho thấy hai triệu dân chết đói ở miền Bắc năm Ất Dậu (1945) đã tạo một cơ hội ngàn vàng cho Cộng Sản khơi dậy lòng căm thù của toàn dân lên đến tột độ mà đứng lên làm “Cách Mạng Mùa Thu”.

Thêm vào đó là yếu tố kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà một tay lãnh tụ cộng sản gộc như Gobachev lại lên cơn “mát” nhắm mắt làm ngơ cho dân Đông Đức phá bức tường Bá Linh để thống nhất nước Đức, và theo sau là sự sụp đổ của các chính quyền cộng sản ở Đông Âu. Chẳng qua chỉ vì nền kinh tế của Liên Xô đã quá kiệt quệ và két sắt của chính phủ Gobachev đã nhẹ hều, không còn đủ tiền bạc để tài trợ cho các chương trình quân sự viễn chinh nhằm đàn áp dân chúng ở Đông Âu như Liên Xô đã từng làm ở Hungary hay Ba Lan trong những thập niên 1950 – 1960.

Lẽ ra Cộng Sản Việt Nam với cái túi tiền trống rỗng vì thiếu viện trợ của Liên Xô, Trung Cộng đã dẫy chết cùng số phận như những đàn anh cộng sản của chúng ở các nước Đông Âu.. Lẽ ra cả dân tộc Việt Nam đã có tự do, dân chủ tiếp sau hàng loạt các nước Đông Âu đứng lên giành lại chính quyền trong đầu thập niên 1990, và được như vậy thì lẽ ra Việt Nam đã giàu mạnh hơn bây giờ nhiều và nhất là không bị nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng như hiện nay. Thế nhưng tất cả đã không xảy ra ở Việt Nam không phải hoàn toàn chỉ vì dân ta không có truyền thống dân chủ lâu đời, mà phần lớn là vì hàng tấn thùng hàng và hàng triệu dollars cứu đói của chúng ta gửi về trong những năm 1980s. Vì lòng thương, vì vô tình, vì thiếu lãnh đạo, và thiếu thống nhất trong hành động, và cũng vì thiếu cái nhìn viễn kiến mà chuyện cứu trợ của chúng ta trong những năm 1980s đã trở thành chuyện trợ giúp cho Cộng Sản Việt Nam được sống còn, để rồi chính cái chính quyền Đảng trị đó lại quay ra đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại, tiếp tục gây ra “nghiệp chướng” cho cả dân tộc với hành vi bán nước dâng biển cho Trung Cộng.

Hai mươi năm trước chúng ta đã để lỡ mất một cơ hội dân chủ và tự do cho dân tộc Việt Nam. Lần này không phải chỉ có tự do, dân chủ thôi, mà còn vận mệnh nước nhà đang lâm vào hiểm họa “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu”.

Không phải chỉ có cơn bão số 9 đang tàn phá Việt Nam mà sẽ còn có cơn bão số 10, số 11, 12, …. Không phải chỉ có chuyện khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà còn hàng trăm công trình và dự án khác đã, đang và sẽ làm cho dân ta mãi mãi mất quyền tự chủ, mất đi công ăn việc làm vào tay dân Trung Cộng. Ngư dân không ra biển đánh cá được nữa vì Việt Nam đã mất chủ quyền, bọn tham nhũng cường quyền ngày càng lộng hành vơ vét vì lòng tham không có đáy, dân nghèo càng nghèo hơn, xã hội càng mất cân bằng và xáo trộn vì khoảng cách ngày càng xa giữa thành phần cai trị và bị trị.

Thêm vào đó là sự dần dần tỉnh ngộ của giới trí thức và giới trẻ ở Việt Nam trước nguy cơ mất nước. Tuy chậm nhưng tất cả những diễn biến đó sẽ có tác dụng hổ tương để trở thành điều kiện cần và đủ cho một cơn bão cách mạng như bao cuộc cách mạng khác đã xảy ra trong lịch sử nhân loại. Cơn bão cách mạng đó mới chính là cơn bão mà đồng bào trong nước cần đến sự cứu trợ của chúng ta, chứ không phải cơn bão số 9 hay số 10 nào cả. Để làm một hậu phương vững mạnh cho cơn bão cách mạng đó chúng ta cần phải lo cho sự giàu có, hưng thịnh và đoàn kết của cộng đồng chúng ta ngay từ lúc này.

Muốn vậy chúng ta cần phải nhìn nhận một sự thật là chúng ta vẫn còn nghèo, vẫn còn có quá nhiều vấn đề phải lo cho cộng đồng nơi chúng ta đang định cư, và quá nhiều nợ nần chưa trả đối với các nước đã từng cứu vớt chúng ta trên con đường vượt biên, các quốc gia ở Đông Nam Á như Indonesia, Phillippines, Malaysia, … đã cho chúng ta tạm chân trú ngụ trên bước đường tỵ nạn.

Viết đến đây thì tôi nhớ đến một bản Thông Báo gần đây của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu kêu gọi người Việt tỵ nạn tại Úc hãy quyên góp cứu giúp nạn nhân động đất ở Indonesia để làm món quà nghĩa tình cho phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trong chuyến viếng thăm Indonesia vào ngày 11 tháng 10 vừa qua nhằm đệ trình Thỉnh Nguyện Thư lên chính phủ và các cơ quan sở tại yêu cầu tiếp tục duy trì di tích trại tỵ nạn Galang, một di tích đang bị chính quyền Hà Nội áp lực để dẹp bỏ vì là nó nhắc nhớ đến lý do tại sao cả triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Lại một lần nữa cộng đồng người Việt bên Úc đã tiên phong đi đầu.

Là một người tỵ nạn đang sống ở Quận Cam là nơi tự coi mình là “thủ phủ của người tỵ nạn”, tôi cảm thấy hổ thẹn vì cho đến nay tôi chưa hề nghe một hội đoàn hay đoàn thể nào đứng ra kêu gọi lạc quyên cứu giúp nạn nhân động đất ở Indonesia, hay nạn nhân bão lụt ở Phillippines mặc dù ai cũng biết là cả Indonesia và Phillippines vừa mới chịu đựng những thiên tai rất nặng nề và đang kêu gọi thế giới giúp đỡ họ. Đây là hai quốc gia duy nhất đã rất nhân đạo với chúng ta khi không thực hiện chính sách đẩy tàu thuyền nhân Việt Nam ra biển (push-back policy) như Malaysia và Thailand đã từng làm và đã gây thiệt mạng không biết bao nhiêu ngàn thuyền nhân Việt Nam mà con số sẽ không bao giờ được biết chính xác.

Đặc biệt, Phillippines còn là quốc gia duy nhất đã không thực hiện chính sách cưỡng bức người tỵ nạn hồi hương về lại Việt Nam như các quốc gia khác đã làm vào những năm đầu thập niên 1990, và mặc dù Phillippines không giàu có gì họ đã tiếp tục cưu mang gần 2500 người tỵ nạn Việt Nam trong khi chính Liên Hiệp Quốc đã thông qua chương trình Hành Động Toàn Diện nhằm dẹp bỏ hết các trại tỵ nạn tại Đông Nam Á. Các quốc gia tạm cư đó đã không “kỳ thị” chúng ta khi mà chính “anh em Nam Bắc một nhà” đã kỳ thị chúng ta bằng những chính sách và hành vi trả thù hèn hạ nhất sau 1975 như tra tấn, trấn nước, bỏ tù, bỏ đói, khủng bố tinh thần, tra khảo lý lịch mấy đời, ngăn sông cấm chợ, rượt đuổi chúng ta đến tận cửa biển để vòi tiền nhưng vẫn bắn súng AK vói theo tàu chúng ta cho chìm tàu và để bắn bỏ ghét “bọn bám chân đế quốc”. Đó là chưa kể hàng ngàn mộ phần của những thuyền nhân Việt Nam xấu số đã vĩnh viễn nằm lại trên những quốc gia tạm cư đó. Ơn nghĩa vậy mà chúng ta đã và đang làm được gì cho Indonesia hay Phillippines trong lúc họ đang gặp hoạn nạn vì thiên tai và đang kêu gọi sự giúp đỡ của thế giới ? Hay chính chúng ta đang “kỳ thị” họ vì chúng ta chỉ biết cứu trợ cho Việt Nam mà thôi ?

Cứ tưởng tượng xem, nếu như trong lúc khốn khó này mà chính quyền Hà Nội tặng cho họ một món tiền cứu trợ và hứa hẹn sẽ tặng thêm tiền để họ xây nhà cửa, khách sạn hoặc các cơ sở thương mại ở ngay trên phần đất của các trại tỵ nạn năm xưa hoặc ngay trên các phần mộ của hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam. Nói rằng Hà Nội làm “áp lực” thì e rằng ta hơi quá đáng vì thực sự ra trong lúc khốn khó này của Indonesia và Phillippines thì Hà Nội chỉ cần “tặng” tí tiền mà không cần gây “áp lực” gì cả cũng đủ để cho các chính phủ sở tại và người dân Indonesia & Phillippines nhận ra thái độ im lặng, dửng dưng và vô ơn của thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam trong lúc này.

Hơn bao giờ hết đây là thời điểm thuận tiện nhất để cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có cơ hội thực hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Đa số người Việt hải ngoại hiện nay đều có liên hệ ít nhiều đến các thuyền nhân 20 - 30 năm về trước, là con cháu của các thuyền nhân, hay được chính các thuyền nhân bảo lãnh từ Việt Nam qua, hoặc được chính các hội đoàn người Việt tỵ nạn vận động với các chính phủ sở tại bảo lãnh từ Việt Nam qua như diện H.O. chẳng hạn. Với một tập thể đông đảo như vậy, chúng ta không thể nào hành xử như thể … khi khổng khi không bỗng nhiên có cả triệu người Việt Nam “rơi xuống” tỵ nạn ngay trên đất Mỹ này. Thật là đáng trách nếu như chúng ta cố tình hành xử như những kẻ vô ơn, hoặc quên đi căn cưóc tỵ nạn của chính mình, hay chỉ biết kể cho con cháu nghe chuyện vượt biên năm xưa như một chuyện cổ tích xưa rích cần được nhắc lại vào ngày 30 tháng 4 hằng năm mà thôi.

“Thuốc đắng dã tật. Sự thật mất lòng”. Chắc chắn là bài viết này sẽ làm cho nhiều người khó chịu hay nổi giận, nhất là các hội đoàn từ thiện hay cơ quan truyền thông đang chăm chú kêu gọi cứu trợ bão lụt miền Trung Việt Nam. Hy vọng rằng quý vị sẽ bình tâm khi đọc lại sự giải thích và trình bày lý do ở phần đầu của bài viết này. Xin được nhấn mạnh là bài viết này không phải là ý kiến hay chủ trương của tòa báo, mà chỉ đơn thuần là ý kiến của một cá nhân. Nhưng “một con én không thể làm nên mùa xuân”. Vì sĩ diện chung của tập thể người Việt tỵ nạn, và vì lợi ích chung của cộng đồng chúng ta trên đất Mỹ, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các toà soạn đã đồng ý đăng tải bài viết này của tôi trên quý báo.

Tôi trông chờ các vị đại diện cộng đồng, hoặc một hội đoàn từ thiện hay đoàn thể nào đó sẽ “can đảm” đứng lên kêu gọi một cuộc lạc quyên cứu trợ các nạn nhân động đất và thiên tai ở Indonesia và Phillippines như một sự đền đáp lại nghĩa cử cao đẹp của các quốc gia này khi đã ra tay cứu giúp thuyền nhân Việt Nam năm xưa. Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này. Tôi cũng ước mong nhiều người sẽ vào thăm trang web của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (www.vktnvn.com) để tiếp tục ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư nhằm vận động chính phủ Indonesia giữ lại các di tích trại tỵ nạn cho con cháu chúng ta có cơ hội tìm hiểu lý do vì sao chúng đã không mang quốc tịch Việt Nam, để chúng được tận mắt nhìn thấy chứng tích của một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của dân tộc và cũng để chúng biết thông cảm với những nỗi khổ đau và trăn trở của thế hệ thuyền nhân Việt Nam. Mong lắm thay !

Viết tại Quận Cam, 15 tháng 10, 2009.
Nguyền mỹ Linh

 
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Mùa Từ Thiện
Reply #100 - 06. Nov 2009 , 16:31
 
Chi Đ Đ
Cry Cry Cry Cry
EM-TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Mùa Từ Thiện
Reply #101 - 08. Nov 2009 , 11:06
 
Cám ơn chị đăng    moreflower2
Ở bên này cũng y như vậy, hết tiệc này tiệc khác quyên gửi về VN, bà con dốc túi tối tăm mặt mũi...
Trong khi ở Ottawa, thủ đô Canada, Liên Hội Người Việt xây Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, quyên mãi mấy năm chưa đâu vào đâu cả.   

Bài này nên đăng vào mục Suy Ngẫm, chị nhỉ !
Back to top
« Last Edit: 08. Nov 2009 , 11:07 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Mùa Từ Thiện
Reply #102 - 08. Nov 2009 , 11:55
 
Đặng-Mỹ wrote on 08. Nov 2009 , 11:06:
Cám ơn chị đăng    moreflower2
Ở bên này cũng y như vậy, hết tiệc này tiệc khác quyên gửi về VN, bà con dốc túi tối tăm mặt mũi...
Trong khi ở Ottawa, thủ đô Canada, Liên Hội Người Việt xây Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, quyên mãi mấy năm chưa đâu vào đâu cả.   

Bài này nên đăng vào mục Suy Ngẫm, chị nhỉ !


Vâng, Đ Đ đã dời sang mục Suy ngẫm như ĐMỹ đề nghị. pansytim

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Mùa Từ Thiện
Reply #103 - 08. Nov 2009 , 18:39
 
Đặng-Mỹ wrote on 08. Nov 2009 , 11:06:
Cám ơn chị đăng    moreflower2
Ở bên này cũng y như vậy, hết tiệc này tiệc khác quyên gửi về VN, bà con dốc túi tối tăm mặt mũi...
Trong khi ở Ottawa, thủ đô Canada, Liên Hội Người Việt xây Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, quyên mãi mấy năm chưa đâu vào đâu cả.   

Bài này nên đăng vào mục Suy Ngẫm, chị nhỉ !


MO MEO OI,
SAY NHO MAY NAM VE TRUOC, SJ KHAI TRUONG VIEN BAO TANG THUYEN NHAN , CO MOI LVD MAC AO DAI XANH VA THUY QUAN MAC AO TRANG...VUI VA DAY CUNG LA 1 KY NIEM KHO QUEN.

TRONG THOI BUOI KHO KHAN NAY...SAY THAY NHIEU NGUOI LAM VIEC THIEN, BANG CACH NAY, HAY BANG CACH KHAC , DEN DANG KHEN NGOI...
HOAN HO TINH THAN TUONG THAN TUONG TRO  , VA MONG THAY CHUNG TA NEN GIUP , NEU CO NHIEU DIEU KIEN VA CO HOI .
2 BC ALEX THAN AI GOI DEN ME CUA MO MEO, GD VA NHAT LA MO LUON AN LANH .
NATALIE GOI LOI THAM KHUE TU , CHAU XEM DVD CUA  OX MINH CHAU QUAY ,  DA GOI TANG SAY, TRUOC KHI 2 VC VE VN . NATALIE VA GD CU TAM TAC KHEN 2 ME CON MO SAO MA  NHIEU TAI THE .
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #104 - 08. Nov 2009 , 22:11
 
Mợ Say ơi,

Cám ơn mợ hỏi thăm mẹ Mẽo và con bé Tú.
Mẽo có viết thăm mợ mấy hôm trước, chắc trong Gánh Hàng Hoa, mợ thấy chưa   Grin
Mợ copy cho Mẽo DVD của Minh Châu được không?
Con gái cưng Natalie sao rồi? Chân đã lành hẳn chưa?
Thơm Alex cho My nha  Kiss

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 17
Send Topic In ra