Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 6 7 8 9 10 ... 17
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33257 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #105 - 14. Nov 2009 , 08:06
 

CẦU PHẬT



Chú Tiểu cầu xin :

" ... phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con măi măi được khỏe mạnh và hạnh phúc."

Phật nói: "Chỉ cho 4 ngày thôi".

Chú Tiểu: "Thế th́i` xin Phật cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông".

Phật nói: "Chỉ cho 3 ngày thôi".

Chú Tiểu: " Nếu chỉ được 3 ngày thì con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai".

Phật nói: "Chỉ cho 2 ngày thôi".

Chú Tiểu: "Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày hôm nay và ngày mai".

Phật nói: "Chỉ cho 1 ngày thôi".

Chú Tiểu: "Vâng, cũng được".

Phật thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".

Chú Tiểu đáp : "con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".

Phật mỉm cười nói: "Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con bao gồm cả những người nào đọc được bài  này sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày".
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #106 - 21. Nov 2009 , 00:21
 

Nụ Cười tuyệt vời




 

...

 
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác. Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.

...

   
Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.
Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười.
Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười".. Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật.
Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết: "Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: "Xin lỗi, anh có lửa không?"...  Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.
Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: "Anh có con chứ?". Tôi đáp: "Có" và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc.
Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười".

...

 
Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều.
Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn. Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.
Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành:
"Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau..."

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #107 - 25. Dec 2009 , 20:22
 
Tỵ Nạn Việt Nam

    
Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD / 1người / 1 năm. Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí. Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.


Kính chuyển và góp ý:

Ngày nay, mỗi năm Việt Nam ngồi không thu lợi:
- 5000.000 du khach Việt Kiều, mỗi ngưòi về nước mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.
- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim.
- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim. Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.


Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD / 1người / 1 năm.
Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.
Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí. Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí. Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.

Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD / 1 người / 1 năm.
   Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ. Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.
Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975. Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, Washington DC, ....
Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại.
Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.

Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.

- Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.    
- Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.
- Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.
- Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.

Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính &  Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.
Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.
Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau? Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?
Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại.
VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”. 35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta. Đừng nên quá ôm đồm.
Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”.
VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.

Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân.
VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.

Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước. Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.

35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”  Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).

Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam. Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta. Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!
Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm.
Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng. Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.
       
                            o0o
35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.
Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị. Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.



[TYNANVIETNAM]
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Suy Ngẫm
Reply #108 - 29. Dec 2009 , 20:09
 


Tâm sự Tuổi Già

Tháng ngày hối  hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh,  nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống  thanh thản, sống thoải mái.
  Qua một ngày,  mất một ngày .Qua một ngày, vui  một ngày. Vui một ngày  lãi một ngày...
Hanh phúc do  mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình  phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là  cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở  tâm trạng.
  Tiền không phải   là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so  đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại   thân, khi ra đời chẳng ai mang nó đến, khi chết chẳng ai mang nó theo. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng   mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại  sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà  mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm  chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu  tiền. Làm chủ đồng tiền, đùng làm tôi tớ cho nó..

  "Quãng đời   còn lại càng ngắn ngủi thì càng phải làm cho   nó phong phú". Người già phải thay đổi cũ   kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ  hạnh" hãy làm "con chim bay lượn".  Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì  chơi, luôn luôn nâng cao phẩm chất cuộc sống,  hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó  mới là ý nghĩa sống của TUỔI GIÀ.

  Tiền bạc rồi  sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang  là quá khứ, sức khoẻ là của mình... 
  Cha mẹ yêu con  là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.  Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài  câu là thấy đủ rồi.  Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con  chẳng dễ chút nào.  Nhà cha mẹ là  nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha  mẹ.   Khác nhau là  thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con  là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.  Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. 
Ốm đau trông cậy vào ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu  "cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử". Trông vào bạn đời ư ? Người ta cũng yếu, có  khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ  đần cũng không làm nổi.  Trông cậy vào  đồng tiền ư ? chỉ còn cách đấy. 

    Cái được   người ta chẳng hay để ý; cái không được thì   nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung  sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào  sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời  rất quý trọng và biết thưởng thức những gì  cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý  nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý  nghĩa hơn. 
Cần có tấm  lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình "Tỷ thượng bất túc,  tỷ hạ hữu dư", biết đủ thì lúc nào cũng vui "tri túc thường lạc".
Tập cho mình  nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt  mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc  giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận   tâm vì công việc là coi như cống hiến, có thểyên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự  nhiên. Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ  cao, tuổi thọ cao chẳng bằng  niềm vui thanh cao.
  Quá nửa đời   dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao   nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thì   làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.
  Sống trên đời   không thể vạn sự như ý, có khiếm khuyết là   lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm   cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm khổ sở.  Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực,  thế nào cũng xong.
  Tuổi già tâm  không già, thế là già mà không già; tuổi không  già tâm già, thế là không già lại thành già. Nhưng giải quyết một vấn đề thì nên nghe già.
  Sống phải năng   hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì khôhg đủ chất bổ, quá nhiều  thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu...  mọi thứ đều nên "VỪA PHẢI".
Người ngu gây   bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham
uống.....)  Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh.....) .  Người khôn  phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.  Khát mới uống,  đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh....ĐỀU LÀ MUỘN.

Phẩm chất sống người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ  thuộc vào cách suy tưởng : Suy tưởng hướng lợi là bất  cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng suy tưởng hướng lợi để xây dựng cuộc sống  tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương, có vị. Suy tưởng  hướng hại  là suy tưởng tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già  chóng chết
"Chơi " là một trong những nhu cầu căn bản của tuổi già, hãy   dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thử  nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi   là đùa.. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng  cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một  tuần hoàn lành mạnh.
  "Hoàn toàn khoẻ mạnh" đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh..  Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh   là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có   lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ   sống lâu...
  Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị của mình đó là cách sống lành mạnh.

"Cuộc sống tuổi già nên có nhiều bạn gìà trong nhiều thành phần,nhiều mẫu người với nhiều màu sắc khác nhau trong xã hội. Có  một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta  chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều   chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
  Tại sao khi về   già người ta hay hoài cổ "hay nhớ lại   chuyện xưa?" Đến những năm cuối đời,  người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt. 
  "SINH - LÃO -  BỆNH - TỬ" là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN.

Back to top
« Last Edit: 29. Dec 2009 , 20:11 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #109 - 02. Jan 2010 , 08:45
 

Mời cả nhà bấm vào hàng chữ dưới đây để xem một slideshow đẹp và thâm thúy.



Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #110 - 05. Jan 2010 , 22:07
 
Đến Một Lúc


...

Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.

Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.

Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong một ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.

...


Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.


Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi. Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại.

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình còn hơn mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển nhưng trong lòng đại dương sâu thẳm vẫn còn đó sự lặng lẽ bình yên.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một quán tính khô khan, máy móc của đời mình.

Hiểu ra rằng bản ngã ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, sự xấu xa của người khác hơn là chính bản thân mình. Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân mình.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cầ thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà đó là yếu tố tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.

...


Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định lượng được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần phải thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm. Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì lòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai.

Thích Thông Nhã

vuonhoa vuonhoa
Back to top
« Last Edit: 05. Jan 2010 , 22:08 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Suy Ngẫm
Reply #111 - 05. Jan 2010 , 22:17
 
Cảm ơn cô TL đã giới thiệu một bài pháp thoại về đời sống đầy lợi ích thiết thực.

Búp Sen,
ĐS
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #112 - 06. Jan 2010 , 17:59
 
Chuyện Cửa Thiền : Hai Viên Gạch Xấu


Đến miền đất mới, các vị sư phải xây dựng, mua dụng cụ và bắt tay vào làm việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

Cuối cùng chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.
Kể từ đó mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: "Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!"

"Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" - Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.
"Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao." - Vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta dã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 997 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi chúng ta quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai đó mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đo, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.

Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.




...
Back to top
« Last Edit: 06. Jan 2010 , 18:03 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #113 - 09. Jan 2010 , 00:03
 


"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn".


Lời: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu


Tác giả: Shinra

Đây là bài đầu tiên tôi viết trong diễn đàn này.
Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.
Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?
Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !
Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.
Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.
Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bả của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.
Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?
Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.
Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam , xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?
Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không?
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm
Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.
Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".
Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.
Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.
Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.
Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.
Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?
Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị.
Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào.
Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.
Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.
Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.
Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.
Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?
Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, na uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?
Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?
Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.
Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.
Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền KT việt nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.
Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị
Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu
Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.
Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?
Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam ? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam , hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam ?
Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".
Quý vị ngu lắm.
Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.
Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.
Đên đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn...."
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #114 - 28. Jan 2010 , 23:14
 
Gửi đến cả nhà bài viết rất hay do giáo sư Châm gửi




ĐỨC PHẬT TRONG CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC
Jan 17, 2010

 




- Zitierten Text anzeigen -
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học.. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].

"Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Đường lối, là Chân lý và là Lẽ sống." [Giám mục Milman].

Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Đức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. [Một Văn Hào Tây Phương"].

"Đức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Đức].
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. [Tiến Sĩ S. Radhakrishnan] .

Điều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Đức Phật Của Chúng Ta"].

Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.


Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân... Đức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Đức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [H.G. Wells].

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Độ giáo"].

Đức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [George Grimm, "Giáo Lý của đức Phật"].

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis].

Đức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Đức].

Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France].

Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí. [- Một Văn Hào].

Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"hoado nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"hoado nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Đức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18. [J.Robert Oppenheimer] .

Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. [Tổng thống Nehru].

3.. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại:

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru].

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Đức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương].

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Đức Phật Cồ Đàm"].

Đức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [Một học giả Hồi Giáo].

Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan, "Đức Phật Cồ Đàm"].

Đức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. (Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo").

4. Giáo pháp của Đức Phật:

Đọc một chút về Phật









Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #115 - 24. Feb 2010 , 11:20
 
Vô tâm

Quốc Nguyên

Ngày mai con chở má đi chùa nha! Không, con bận rồi. Tết làm gì mà bận? Thì má cứ biết con bận là được rồi. Nhưng con đi đâu, cả năm má nhờ chở đi chùa một lần... Con có hẹn đi chơi với bạn rồi, má đi xe ôm nha...

Người mẹ buồn thiu.

Chắc không ít lần chúng ta bắt gặp những mẩu đối thoại tương tự như thế, mà đôi khi nghe riết lại trở thành quen, đến mức xem là chuyện bình thường.

Nhưng điều đó đâu có bình thường.

Một lần, trong buổi trò chuyện với khá đông sinh viên, một nhà giáo đã hỏi liệu bao nhiêu bạn trong số những người ngồi đây biết ba mẹ mình thích ăn món gì nhất? Ông chờ đợi mãi, nhìn quanh khán phòng và cuối cùng chỉ nhận những cái lắc đầu hoặc cười trừ quay đi.

Có lẽ không phải tất cả nhưng chẳng mấy khi con cái quan tâm cha mẹ mình đang muốn gì, thích gì. Thậm chí không phải ai cũng nhớ ngày sinh của cha mẹ mình. Nhưng ca sĩ thần tượng, diễn viên yêu thích, ngôi sao nào đấy sinh ngày nào, vừa ra đĩa tên gì, lịch biểu diễn ra sao, thích được tặng hoa gì, thú bông loại nào... lại nhớ vanh vách, rõ như đó chính là sở thích của mình! Điều này hẳn nhiên không lạ gì với các bạn trẻ, nhất là những bạn mới lớn, quen nhận sự chăm sóc của cha mẹ hơn là phải có trách nhiệm quan tâm đến một ai đó.

Còn người yêu thì khỏi phải nói. Nhất cử nhất động đều không lọt khỏi tầm ngắm, những ngày kỷ niệm lúc nào cũng nằm trong bộ nhớ. Có khi ta kể một cách vô tư với cha mẹ đã vất vả ra sao để tìm những món quà tặng không đụng hàng cho cô người yêu ngày sinh nhật. Trong khi ngày mẹ cha bước qua tuổi mới, ta quên cả lời chúc mừng, nói gì đến một cành hoa...

Nhưng cha mẹ thì lúc nào cũng biết rõ, rất rõ từng đứa con mình thích gì và muốn gì để tìm cơ hội thực hiện cho con mà chẳng bao giờ chờ một sự đáp trả...

Một phút. Thử xem: một phút ít ỏi trong ngày chúng ta dành để hỏi thăm cha mẹ một câu. Một phút ngắn ngủi để phụ cha một tay làm cho xong công việc nào đấy. Hoặc một phút không làm gì cả, mà chỉ nghĩ đến đấng sinh thành
Back to top
 
 
IP Logged
 
khanh-van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 992
Re: Suy Ngẫm
Reply #116 - 02. Mar 2010 , 11:24
 
CHÌA KHOÁ NIỀM VUI

cám ơn bạn MINH HẢI -LVD 62-69 gửi cho đọc một bài văn hay


Tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cám ơn” nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền một tiếng cũng không mở miệng.

Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi “ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không”?

Anh bạn nói “cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả”.

Sydney Harries lại hỏi tiếp “như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ”?

Người bạn trả lời: “tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ”?

Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác cầm giữ.

Một người phụ nữ thường than phiền trách móc : “tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.

Một người mẹ khác thì nói “con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa niềm vui của mình vào tay con trai.

Một vị trung niên của một công ty thở dài nói “ công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút,...!” anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.

Bà cụ kia than thở “con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”.

Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên “thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét, ...”

Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác chế ngự tình cảm của mình. Lúc chúng ta cho phép ngừơi khác điều khiển và chế ngự tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận, việc này trở thành sự lựa chọn duy nhất của chúng ta.

Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là “tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con ...và anh/ chị/con... phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này”! Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui. Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp xúc, gần gũi, lý do là nhìn họ mà thấy sợ vì chỉ nghe trách móc, hờn giận.

Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đổ lỗi cho người khác; biết làm chủ xúc cảm  và biết tạo, cũng như giữ được niềm vui cho chính mình ,như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ không bị áp lực từ người khác.

Chìa khóa của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!!! Chúc mọi người đều giữ được niềm vui.


...


Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #117 - 03. Mar 2010 , 21:42
 
Hạnh Phúc Vô Biên


Khuyết danh



Trong một căn phòng ở bệnh viện có hai người đàn ông lớn tuổi đang bị bệnh rất nặng. Một trong số hai người được phép ngồi dậy một giờ mỗi buổi chiều. Phòng chỉ có mỗi một cửa sổ nhìn ra bên ngoài lại nằm cạnh giường người đàn ông này. Người thứ hai bị buộc phải nằm bất động trên giường mà không được đi lại hay ngồi dậy. Hai người đàn ông nói chuyện với nhau rất nhiều. Họ kể cho nhau nghe về vợ con, gia đình, công việc, về cuộc sống của họ trong quân ngũ và cả về nơi họ đã đi nghỉ mát.

Vào mỗi buổi chiều khi người đàn ông có giường bên cạnh cửa sổ ngồi dậy, ông ta kể cho người bạn cùng phòng của mình nghe về những điều ông thấy bên ngoài cánh cửa. Người thứ hai dần dần chỉ sống bằng những khoảng một tiếng, khi mà cuộc sống buồn chán của ông được làm tươi sáng và sinh động hơn bởi những hoạt động và màu sắc từ thế giới bên ngoài cửa sổ. Khung cửa nhìn ra một công viên với một hồ nước rất đẹp. Vịt trời và thiên nga bơi lội trên mặt nước trong khi những đứa trẻ thả những con thuyền nhỏ của chúng bên bờ hồ. Những cặp tình nhân đi dạo tay trong tay giữa rừng hoa muôn màu.
Người đàn ông bên cửa sổ mô tả những cảnh này chi tiết đến mức người thứ hai có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng ra toàn bộ khung cảnh. Có ngày người ngồi bên cửa sổ kể về một cuộc diễu hành đi ngang qua. Dù lúc đó người thứ hai không nghe thấy tiếng nhạc, ông ta vẫn có thể tưởng tượng được qua những mô tả của người thứ nhất. Ngày lại ngày trôi qua như vậy.

Một buổi sáng nọ, khi y tá đến thăm, người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời trong đêm. Ai cũng rất đau buồn vì chuyện này. Sau khi mọi việc đã qua, người thứ hai hỏi xin được chuyển đến bên cửa sổ. Cô y tá chuyển người bệnh còn lại theo đề nghị của ông ta… Chậm rãi và đau đớn, người đàn ông cố nhấc mình lên để nhìn ra ngoài cửa sổ lần đầu tiên. Cuối cùng, ông cũng có thể tự mình nhìn ra ngoài. Ông cố gắng xoay người nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài là một bức tường rất cao che hết tầm nhìn. Người đàn ông vô cùng ngạc nhiên. Ông hỏi cô y tá tại sao mà người bạn cùng phòng vừa mới qua đời có thể kể về những điều kỳ diệu như vậy, hệt như ông ta đang nhìn thấy thật. Cô y tá suy nghĩ một chút rồi trả lời. "Có lẽ ông ta muốn khích lệ ông đó," cô y tá nói.
Hạnh phúc thay, khi có thể làm cho người khác hạnh phúc, bất kể chúng ta đang ở trong tình cảnh nào. Chia buồn làm giảm nỗi đau, nhưng chung vui lại làm tăng niềm hạnh phúc. Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc không thể mua được.

Tác giả của câu chuyện này không rõ là ai, nhưng nó đem lại hạnh phúc và may mắn cho những ai đọc nó. Đây là một lá thư, nhưng đừng giữ lại lá thư này, cũng đừng gửi tiền cho ai cả. Hãy gửi lá thư này cho những người bạn của bạn mà bạn ước muốn đem lại may mắn cho họ. Bạn sẽ thấy rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn trong thời gian gần nhất! Hãy nhớ rằng, khi bạn bắt đầu tin tưởng, bạn đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình... và một ngày kia, khi mà bạn ít ngờ tới nhất, ước mơ của bạn sẽ thành sự thật. Đừng bao giờ mất niềm tin nơi bản thân mình và những ước mơ của bạn bởi vì có thể một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra với chính bạn. Chúc bạn may mắn!

Câu chuyện thật hay và thật cảm động. Trong cuộc sống, đem được niềm vui tới cho mọi người cũng chính là đem niềm vui tới cho chính mình, cái triết lý đơn giản này mong rằng ai cũng hiểu .Nếu được như vậy thì trái đất này tràn đầy hạnh phúc và niềm vui.

Qua cửa sổ bức tường lạnh lùng và câm lặng
Nhưng với ta là cả một thế giới muôn màu
Có hương, có hoa có bầu trời xanh biếc
Mặt hồ xa liễu rủ bóng thiên nga
Bạn đi rồi, ta nhìn qua khung cửa
Chợt bàng hoàng, lòng bạn xiết bao la
Bạn đã xa nhưng bao lời bạn kể
Đẹp như đời, lấp lánh ánh sao sa
Back to top
 
 
IP Logged
 
thuvan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 376
Re: Suy Ngẫm
Reply #118 - 06. Mar 2010 , 17:51
 
Lời Hay Ý Đẹp


Desiderata
by Max Ehrmann(1927)

(nguyên tác bạn đọc có thể lấy từ Google hay Yahoo)

Bản dịch: Đòan Thanh Liêm (2009).

Hãy giữ bình thản tự tại ở giữa sự ồn ào vội vã, và nên nhớ đến sự an bình có được trong trạng thái thinh lặng.
Hãy đối xử thuận thảo với mọi người, trong chừng mực tối đa có thể được mà không phải là sự đầu hàng.
Hãy nói sự thật của bạn một cách ôn tồn và rõ ràng; và lắng nghe mọi người khác, kể cả người ngu đần, dốt nát; họ đều có nỗi niềm tâm sự của riêng họ.
Hãy tránh xa người hay ồn ào lớn tiếng và thích gây hấn; họ là lọai người gây phiền nhiễu cho tinh thần.
Nếu bạn mà so sánh mình với các người khác, thì bạn có thể đâm ra kiêu ngạo hay cay cú, bởi lẽ luôn luôn có người hơn hay kẻ kém so với chính bản thân bạn.
Hãy vui thích với những thành tựu và dự án của bạn.
Hãy chú trọng đến nghề nghiệp riêng tư của bạn, mặc dù nó khiêm tốn đến mấy; bởi vì đó mới đích thực là sở hữu của riêng bạn giữa sự thăng trầm của thế sự. 
Hãy thận trọng trong công việc làm ăn, vì thế giới đày dãy những lừa lọc dối trá.
Nhưng cũng đừng nên tự bịt mắt mình trước điều nhân đức; bởi lẽ vẫn có nhiều người tranh đấu vì lý tưởng cao cả, và bất cứ ở đâu thì cuộc sống cũng đày dãy lòng dũng cảm.
Hãy đích thực là mình. Đặc biệt không nên giả vờ tỏ ra sự âu yếm.
Mà cũng đừng nên hòai nghi yếm thế về tình yêu, bởi lẽ đối mặt với tất cả sự khô cằn và vỡ mộng, thì tình yêu vẫn tồn tại miên viễn như cây cỏ.
Hãy lịch lãm nghe theo lời khuyên của các bậc cao niên, và biết duyên dáng nhường bước cho tuổi trẻ.
Hãy bồi dưỡng sức mạnh tâm trí để che chắn cho bạn trong lúc họan nạn.
Nhưng đừng gây phiền muộn cho mình với những tưởng tượng đen tối.
Nhiều nỗi sợ hãi phát xuất từ sự mệt nhọc và nỗi cô đơn.
Vượt lên trên cả kỷ luật lành mạnh, hãy lịch sự nhỏ nhẹ với chính mình.
Bạn là một người con của vũ trụ này, không thua kém gì so với cây cối và tinh tú; bạn có quyền được có mặt nơi đây.
Và dù tỏ tường hay không rõ rệt đối với bạn, chắc chắn là vũ trụ này phải tỏ lộ ra cho con người.
Bởi vậy, hãy hòa hõan với Thượng Đế, dù bạn quan niệm Ngài bất kể như thế nào.
Và bất kể sự vất vả và ước vọng của bạn ra sao trong cái hỗn độn ồn ào của cuộc sống, bạn hãy ráng giữ được sự an bình trong tâm hồn.
Với tất cả nỗi nhục nhằn, vất vả, và giấc mộng đổ vỡ, thì thế giới này vẫn là tuyệt diệu.
Hãy vui lên. Hãy phấn đấu để mà được sống hạnh phúc.


vuonhoa vuonhoa


Back to top
 

Ngàn năm mây bay....
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #119 - 14. Mar 2010 , 17:42
 
Những Mẩu Vải Màu


            Đầu năm Canh Dần đọc được tin mới: truyền đơn “Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long” do 4 tổ chức đấu tranh thực hiện và phổ biến trong nước, kêu gọi mọi người dân cùng hiệp lòng phát huy lòng yêu nước và nếu là cán bộ, bộ đội hay đảng viên hãy bỏ đảng Cộng Sản, đứng về phía nhân dân. Lòng thật vui vì thấy đã có dấu hiệu đoàn kết trong trận tuyến chống cộng. Chưa hết, còn cả thông điệp “Hãy Cùng Đứng Lên” của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, kêu gọi toàn dân tộc hãy mạnh dạn can đảm đứng lên giành lại quyền tự quyết của dân Việt. Xin được tỏ lòng cảm phục ý chí dấn thân và can đảm của các vị này.

            Nhưng thiển nghĩ, nếu tự đặt trường hợp tôi là một người nào đó đang ở Việt Nam, thí dụ là một dân oan đang sinh sống tạm bợ ở một công viên nào đó ở Hà Nội, đang chờ đợi đơn khiếu kiện nhà cửa bị tịch thu oan ức, và vào một  ngày đầu năm nhặt được một tờ truyền đơn nêu trên, hay nghe đâu đó qua người quen kể      về lời kêu gọi của  Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, tôi sẽ nghĩ gì và sẽ làm gì ? 
Tôi có dám công khai chống lại đảng và nhà nước Việt Cộng, một bạo quyền độc tôn độc tài đang trở nên càng ngày càng hung hãn và đán áp thô bạo như những lúc gần đây được biết đến ? Có và còn ai nữa sẽ cùng đứng bên tôi, chung một lý tưởng ? Chống lại bằng cách nào ? Bắt đầu từ đâu, như thế nào ? Vợ con và gia đình tôi sẽ ra sao nếu như rủi ra (hay là chắc chắn) tôi bị nhà nước “xử lý” như đã làm với Lê Thị Công Nhân, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức …. ?
Đó là những ưu tư và tâm tình rất có thể xảy ra trong lòng tôi lúc đó. Rất có thể tôi sẽ liều mình, dấn thân (như các vị anh hùng anh thư tranh đấu cho nhân quyền nêu trên); và cũng rất có thể tôi chỉ tiếp tục nuôi lòng căm phẩn đối với bạo quyền như bấy lâu nay và tiếp tục chịu đựng số phận của một người dân oan (như bao nhiêu dân oan đó đây chung quanh tôi). Tôi phải làm gì đây ?

          Đến đây chắc mọi người đã hiểu. Vấn đề được đặt ra ở đây là:

-        Những lời vấn tội đảng Cộng Sản Việt Nam mà chúng ta đã nêu lên trong suốt mấy mươi năm qua đã đủ chưa hay cần phải làm gì hơn nữa ?

-         Công cuộc đấu tranh dành tự do và dân quyền ở Việt Nam đã và cần đến giai đoạn nào ?

-         Hiệu quả của công tác dân vận, ngoại vận và đấu tranh chống cộng của chúng ta đang làm như thế nào ?

            Những gì chúng ta đã làm đến nay như
báo động, lên tiếng, phản đối, kêu gọi, tố cáo, nhận định, trình bày, vạch trần, kiến nghị, …
đã có thể coi là tạmđủ.Trừ ra một thiểu số rất ít đảng viên cộng sản còn u mê và cố bám víu vào ý thức hệ cộng sản, hay đám chạy theo vì quyền lợi làm ăn, ai mà không biết cộng sản là gì, tội ác chúng như thế nào. Dĩ nhiên chúng ta sẽ không ngừng nghỉ tố cáo, vạch trần tội ác và những vi phạm của Việt cộng đối với dân tộc, khi cần đến. Nhưng chúng ta cũng không thể dừng ở đó. Tất cả các chế độ cộng sản đông Âu và Liên Xô đã không sụp đổ chỉ vì nhân dân các nước đó hay cộng đồng thế giới nhận thức được chính quyền độc tôn cộng sản là gì, đã làm nên tội ác gì, tệ hại ra làm sao v.v... Thiết nghĩ, sự nhận thức hay tố cáo đâu là nguồn cội và nguyên do cho bao nhiêu bất công, băng hoại xã hội, hay nguy cơ mất nước dù là điều cơ bản và thiết yếu, nhưng rất tiếc lại chưa đủ để lật đổ được một bạo quyền độc tôn.

            Chúng ta cũng không thể dừng ở đó. Phải hành động thiết thực và cụ thể hơn. Mỗi chiếc dịch hay phong trào tranh đấu đề ra cần phải cân nhắc đến những gì có thể thâu lượm được sau đó. Và những kết quả đạt được này
phải là
những viên gạch bậc thang đưa chúng ta đến gần mục đích hơn: Chấm dứt chế độ độc tài đảng trị, bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ, tự do công bình xã hội cho mọi người dân. Mỗi cuộc biểu tình, mỗi lần rải truyền đơn đều cần phải lượng định trước hiệu quả của từng chiến dịch. Luôn tự hỏi, tờ truyền đơn này, cuộc xuống đường kia hay lời kêu gọi nọ sẽ tác động như thế nào, đến đối tượng nào, sẽ giúp cho công cuộc đấu tranh tiến gần tới mục đích thêm được bao nhiêu. Chỉ khi nào chúng ta trả lời được những câu hỏi như thế có nghĩa là chúng ta đã làm việc có hiệu quả.

            Nhìn lại một trường hợp để làm thí dụ: Hồi đầu năm nay, ở quận Cam, California, cộng đồng người Việt đã tổ chức một cuộc xuống đường rầm rộ để đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, với sự hưởng ứng tham gia của khoản 10.000 người Việt. Hôm đó, tôi cũng đến và tham dự cuộc tuần hành này. Cuộc tuần hành với rừng cờ, biểu ngữ đi lòng vòng theo các lối mòn trong một công viên rộng lớn đầy cây xanh và cỏ mượt tươi mát vào một ngày chúa nhật yên ả. Tôi vừa đi theo đoàn biểu tình, vừa phụ hoạ theo những lời hô hào “đả đảo Việt cộng ...” và âm thầm tự hỏi: Cuộc xuống đường này của 10.000 người Việt yêu quê hương và căm phẩn bọn Việt cộng này có giúp gì cho “cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam”, như mục đích đã nêu trên và được đề xướng từ ban tổ chức? Cụ thể hơn, đặt ra câu hỏi: chúng ta đã đạt được những gì? Tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam qua đó sẽ được cải thiện chút ít gì chăng? Và nhận định của riêng tôi là: sau cuộc đi bộ xuống đường, những người tham dự sẽ ra về với lòng căm thù Việt cộng được tăng thêm, một số báo chí, đài radio, truyền hình Việt hải ngoại có thêm chất liệu cho chương trình thông tin của họ. Ngoài ra còn gì nữa? Có thể là một vài người bản xứ chạy bộ tập thể dục trong công viên ngày hôm ấy tò mò hỏi han chuyện gì và được giải thích những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Và những giáo dân hay phật tử bị áp bức, cấm cản và trù dập ở Việt Nam sẽ được gì, một chút gì, sau cuộc xuống đường của chúng ta ngày hôm nay trong một công viên đẹp đẻ và yên lành này? Đất nước ta sẽ có thêm chút tự do nào sau những lời hô hoán khan cổ của chúng ta ngày hôm nay giữa khu công viên bình thường tương đối vắng lặng và êm đềm trong một ngày chúa nhật nắng đẹp? Đặt ra những câu hỏi tự chất vấn mình như thế, chúng ta sẽ thấy được kết quả cụ thể chúng ta đã đạt được. Tổ chức để  qui tụ được 10.000 người không phải là điều dễ làm. Bao nhiêu là công sức và tiền bạc của những thành viên sinh hoạt tích cực, bao nhiêu là những cuộc vận động kết hợp, điều phối của các hội đoàn, đảng phái, ban ngành v.v.... Tôi nghĩ, phải chi cuộc biểu tình này được diễn ra ở nơi khác :

-        downtown Los Angeles, để cho thật là nhiều người dân bản xứ và các cơ quan công quyền địa phương biết đến. Mục tiêu ở đây là tố cáo tội ác Việt cộng trước dư luận thế giới. Dù là mục đích rất hạn hẹp và vẫn còn tương đối trừu tượng, nhưng vẫn còn hơn nhiều lần với cuộc đi bộ trong công viên nêu trên (gần như chúng ta chỉ tố cáo cho chính chúng ta nghe mà thôi).

-        hay trước toà giám mục quận Cam, hay quận Los Angeles, để chính thức trao cho toà giám mục thỉnh nguyện thư của chúng ta nhằm yêu cầu các vị giám mục trong khả năng và mức độ có thể hãy tạo áp lực và ảnh hưởng đến dư luận công chúng, yêu cầu chính phủ (tiểu bang và liên bang) lên tiếng can thiệp vào vấn đề tự do tôn giáo vốn vẫn là vấn đề rất nhậy bén và ưu tiên với các xứ Âu Mỹ. Mục tiêu của chúng ta ở đây, nếu thuận lợi, sẽ là có thêm tiếng nói chính thức của thế lực tôn giáo sở tại tham gia vào phong trào đòi tự do tôn giáo, có thêm một số chính trị gia, phóng viên, hội đoàn Mỹ ủng hộ chúng ta, cùng yêu cầu và có thể tạo áp lực lên chính quyền Việt cộng. Nếu không đạt được như thế, ít ra chúng ta đã tạo được sự chú ý của dân bản xứ đến tình trạng tồi tệ về tự do và nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta sẽ không chỉ là 10.000 người mà là 20.000, 40.000 nguời hay hơn nữa. Có thể đức giám mục sẽ yêu cầu các giáo xứ họ đạo trong vùng cùng hiệp thông cầu nguyện chung trong một ngày nào đó v.v...

-        hay trước toà nhà quốc hội tiểu bang, hay trước một cơ sở truyền thông địa phương, hoặc hay trong phố trên đường dẫn vào phi trường LA, … với lời kêu gọi tẩy chay hiệp thương, đầu tư, hay du lịch Việt Nam. Giới đầu tư hay du khách sẽ suy nghĩ lại khi biết rõ hơn tình hình thực tại ở Việt Nam. Một cuộc xuống đường 10.000 người không phải là ít, nhất là đối với người Mỹ. Chính giới ở Mỹ sẽ chú ý đến vấn đề Việt Nam hơn, và nhất là biết được cử tri người Mỹ gốc Việt, người sẽ đi bỏ phiếu cho lần bầu cử sắp tới, muốn gì, quan tâm chuyện gì.

            Ngoài ra, chúng ta cần có một phương pháp đấu tranh mới và thực tiễn hơn, đặc bìệt cho quốc nội. Trong bài này tôi xin trình bày thiển ý và đưa ra một đề nghị.

            Trước hết, trở lại trường hợp rải truyền đơn hồi đầu năm mới đây cũng như lời kêu gọi của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Tôi nghĩ, thay vì chỉ hài tội (Việt cộng), vạch mặt (âm mưu bán nước) và kêu gọi (nhân dân đoàn kết đấu tranh), chúng ta nên có thêm những huớng dẫn, gợi ý, và tổ chức những cuộc xuống đường tuy bất bạo động nhưng với những mục tiêu rõ ràng và nhất là với những hướng dẫn cụ thể giúp dân chúng trong nước biết cách để có thể tụ tập “bán chính thức”, xuống đường “bán chính thức”, và có cơ hội có thể tạo ra được làn sóng đấu tranh sinh động, rộng khắp và khó bị đàn áp. Xin đơn cử một vài thí dụ:

-        Tung ra những chiến dịch rải truyền đơn bằng giấy hoặc qua email trong nước, đặc biệt nhắm đến giới sinh viên, học sinh, công chức, thầy cô giáo, v.v.... Lời lẽ trình bày phương cách phản đối Trung quốc lấn biển chiếm đất, có thể như: bất kỳ sau khi có một bản tin nào đại loại liên quan đến “tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân...”, hay “rừng đầu nguồn”, hay “16 chữ vàng” v..v.. mỗi người hãy thắt một mẩu vãi nhỏ (mầu vàng, nâu, trắng hay xanh... nhưng không là mầu đỏ) trên tất cả cây trồng chung quanh toà đại sứ và Lãnh sự Trung quốc. Việc làm này hoàn toàn không gây hại cho người tham gia, vì công an không thể nào bắt một người chỉ vì thắt một mẩu vải không có mang bất cứ nội dung “phản động” nào. Mặc dù không có lời lẻ nào viết trên các mẩu vải như thế, nhưng tôi đoan chắc là chỉ sau một thời gian ngắn, sau vài ba lần như thế, mọi người sẽ biết được qua các lời truyền khẩu đồn đại trong dân gian. Những mẩu vải này nói lên sự bất mãn của dân Việt, của người dân bị bóp nghẹt tiếng nói, để phản đối bạo quyền, và ngay cả để tỏ tình tương thân đoàn kết với những nạn nhân ngư nhân. Người Việt mình đến nay chưa quen với cách tỏ hiện này, nhưng lại rất phổ biến ở Âu Mỹ, như đem hoa đem nến đến đặt trước một địa điểm đã xảy ra chuyện gì đó (một tài tử vừa qua đời, một nạn nhân hình sự vừa được khám phá, v.v...). Chỉ là một hành động đơn giản (để hoa xuống đất) nhưng ai nấy đều hiểu ý nghĩa là gì. Gần đây ở Thái Lan đã có những biểu hiện có khuynh hướng như thế: nhóm áo vàng, áo đỏ v.v... Chỉ bằng với mầu sắc, họ đã tạo nên được mối tương quan và đoàn kết trong một chiến dịch nào đó. Theo tôi, sau vài lần, để ngăn chặn chuyện “biểu tình bán chính thức” cột vải mầu vào cây này, bọn công an chỉ có nước cử người gác ở … trước từng gốc cây mà thôi.

-        Tương tự như thế, đối với các đàn áp tôn giáo (Đồng Chiêm, Thái Hà, Bát Nhã, Hoà Hảo...) chúng ta có những chiến dịch tung truyền đơn với những hướng dẫn như trên. Những mẩu vải có thể buộc vào tay, đơm vào áo, cột vào xe, treo trước nhà, v.v... Thoạt đầu, có thể chỉ có một vài người làm theo (vì thấy không có làm gì trái pháp luật), rồi một số đông khác sẽ noi theo, sau đó có thể bị công an làm khó dễ, nhưng kết cuộc bọn chúng chẳng làm được gì, vì có ai hô hào chống đối gì đâu. Cái hình ảnh cả một làng Đồng Chiêm (và một số làng kế cận) đều nhất loạt “biểu tình bán chính thức” như thế (nhà nhà treo vải, bất kể tôn giáo nào, xe đạp xe bò xe đò xe ôm thắt vải, trên áo học sinh gắn vải, trên tay cột vải,v.v...) sẽ làm cho bọn công an chùng tay e sợ hơn và nhất là nhận ra được đâu là quần chúng thực sự, đâu là toàn dân thực sự. Nếu có một giáo dân bị đánh đập hay bắt bớ, hãy tung truyền đơn (bằng giấy, hay email) kêu gọi sự bầy tỏ tình liên đới và đoàn kết bằng cách đến trước nhà nạn nhân cột ở hàng dậu một mẩu vải nhỏ. Nếu chúng ta tổ chức và kêu gọi được như thế, chuyện gì có thể sẽ xảy ra ? Có thể một tuần sau, trước hàng rào của ngôi nhà đó hoặc nhà thờ phất phơ không biết bao nhiêu mẩu vải đồng mầu. Công an sẽ đến tháo ra, làm những chốt chặn đầu ngỏ, dựng những ụ đất ngăn việc đi lại đầu làng, nhưng không sao, đồng bào sẽ tiếp tục thắt những mảnh vải ấy ở những hàng cây trên đường dẫn vào làng, trong hành lang bệnh xá, chung quanh trường học, trên xe lửa, ở Hà Nội, ở Đà Lạt, ở Sài Gòn. Bất cứ khi nào thấy có mảnh vải như thế ai nấy đều hỏi nhau, “chuyện gì thế?”, và cứ như thế, tin tức được truyền đi và sẽ có nhiều người gia nhập thêm vào “phong trào biểu tình bán chính thức” này.

            Nhân đây xin nhắc lại lời kêu gọi “một tháng bất tuân dân sự” của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ vào dịp tháng tư năm 2009, kêu gọi mọi người biểu tình bất bạo động bằng cách … ngồi ở nhà, không ra đường. Ở ngoài này, tôi không rõ người dân trong nước có hưởng ứng lời kêu gọi này không ? Nhưng tôi có thể hình dung ra, chỉ một số rất ít được biết đến lời kêu gọi này (là phật tử, thường theo dõi thời cuộc qua mạng, biết cách vượt tường lửa...). Và khi biết được, họ có thể hưởng ứng không ( ở lì trong nhà suốt cả tháng, không đi làm...) ? Hiệu quả như thế nào ? Tôi nghĩ hiệu quả của lời kêu gọi này rất ít. Ở đây, xin nói rỏ một điều: Lời kêu gọi “một tháng bất tuân dân sự” thật ra có thể sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp, đặc biệt, nhất là ở giai đoạn quyết liệt sau cùng trong cuộc đấu tranh chống Cộng sản, như cuộc đấu tranh của thánh Gandi ở Ấn độ ngày trước phản đối bọn thực dân Anh. Nhưng phải chăng còn quá sớm cho tình hình nước ta hiện nay?

            Tóm lại, trong tình thế hiện nay: bạo quyền Việt cộng với chính sách độc đảng độc tôn, một mặt đang cố bám víu lấy quyền lực và ưu thế quyền lợi, bằng cách năng nổ hơn trong việc vơ vét cho bằng hết tài nguyên đất nước, tận dụng bằng hết thủ đoạn để bóc lột người dân, đàn áp cho bằng được bất cứ phản kháng hay ngay cả kiến nghị sửa sai trong nội bộ, mặt khác phải qụy lụy quan thầy Trung quốc, nhường đất bán biển cho ngoại bang. Để tiếp tục cố sống trong thế cai trị đó, bọn chúng đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn hay phương tiện nào để bưng bít thông tin, khủng bố lòng dân, dằn mặt phản biện.

            Để đối đầu với tình huống trên,

-        mặc dù chúng ta vẫn cần đến những đầu tàu là những vị anh hùng anh thư  đã và đang mạnh dạn đứng lên đối đầu trực diện với thế lực đỏ, chúng ta cũng đang rất cần một phong trào mở rộng và sinh động trong lòng dân tộc, bằng cách này hay cách khác, dám bày tỏ những phẩn uất và đối kháng của mình trong một xã hội đầy bất công và bất an như hiện nay.

-        mặc dù những lời kêu gọi, hô hào, kiến nghị, bạch thư, tố cáo tội ác của Việt cộng là những điều không thể thiếu trong cuộc đấu tranh này, chúng ta cũng rất cần những hành động cụ thể, hữu hiệu và nhất là an toàn cho một phong trào đấu tranh trong nước.

-        mặc dù bạo quyền đang hung hãn và đê tiện ra tay đàn áp tôn giáo và những chính kiến dị biệt, chúng ta rất cần tìm ra, đề xướng và phát huy được một phương pháp thích ứng để nối kết, huy động cổ võ lòng dân dám đứng lên bày tỏ nguyện vọng của mình.

            Một trong những phương pháp thích ứng trong trường hợp này là những mẩu vải màu mà người viết rất mong một tổ chức chính trị, một đảng phái đấu tranh, hay một vị anh hùng anh thư trong nước đứng ra kêu gọi và xướng xuất. Nếu được dịp, trong lần tới, tôi sẽ xin góp ý thêm về những trận thế công mới cần phải thực hiện trong lúc này để tấn công thẳng vào sào huyệt của bạo chúa.



Đức Tường 
     

California, ngày 13 tháng 03 năm 2010
Back to top
« Last Edit: 14. Mar 2010 , 17:45 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 6 7 8 9 10 ... 17
Send Topic In ra