Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 ... 17
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33256 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #120 - 15. Mar 2010 , 20:52
 

Tại sao Việt Nam nghèo?


...


Đến lớp học tiếng anh, cô giáo nói về nước giầu nước nghèo. Cả lớp đồng ý rằng VN rất nghèo và khoảng cách giầu nghèo rất lớn. Cô nói nước nghèo vì đất đai không có thể canh tác được, thiếu nước, thiếu khoa học kỹ thuật và lao động trình độ cao, đôi khi do chiến tranh, do thảm họa gây nên.

Nhưng phải đồng ý một điều rằng có những đất nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng họ vẫn giầu. Có những đất nước vươn mình sau chiến tranh. Cô lí giải do trình độ của họ cao, nên họ bán chất xám, các sản phẩm có nhiều chất xám sang nước khác.

Tôi băn khoăn. Trước khi họ có trình độ cao, thì họ cũng đã trải qua những điều như nước ta đang trải qua. Làm sao họ có thể tạo được nguồn lực con người có trình độ cao mà mình thì chưa? Hơn 30 năm là quá ngắn ngủi? Sao họ có thể bứt mình đứng dậy nhanh như thế?

Như vậy sự nghèo, không thể đổi lỗi tại dân trí và trình độ dân trí, không thể đổi lỗi tại thiên tai, chiến tranh, tài nguyên, mà chắc chắn phải có lí do khác làm cho các nước chênh lệch nhau.

Tại sao nước mình phải gánh chịu chiến tranh mà nước khác lại không? Tại sao dân trí mình thấp, khoa học mình không phát triển rồi làm mình nghèo? Có phải luôn do bọn đế quốc, thực dân gây ra, mua của mình sản phẩm thô, rồi bán lại với giá cao gấp trăm lần ko. Có phải luôn luôn do bọn thực dân, đế quốc gây chiến tranh đến các nước rồi làm họ nghèo khó hơn, lệ thuộc hơn không?
...

Sao lãnh đạo đất nước, những người đại diện cho dân chúng nước đó, không chọn những giải pháp tránh khỏi chiến tranh, nâng cao dân trí (nếu như đó là nguyên nhân)?

Tôi lờ mờ cảm thấy nguyên nhân của sự nghèo đói của nước mình do ngoại bang thì ít, mà do mình thì nhiều, trong đó những người xưng danh đại diện cho lợi ích của dân tộc ít nhiều chịu trách nhiệm. Trách dân chúng,cũng đúng, vì họ không khát khao mãnh liệt yêu cầu quyền để tự do phát triển nhằm làm phồn vinh dân tộc này, nhưng dân chúng thì làm gì được, khi những lãnh đạo xía mũi hết từng ngóc ngách đến cuộc sống của nhân dân như hiện nay.

Đối với bất cứ đất nước nào con người đều là vốn quý, nước nghèo càng quý hơn. Hãy phát triển con người. Càng tự do bao nhiêu, khả năng sáng tạo càng tốt bấy nhiêu. Nó sẽ làm động lực phát triển đất nước này. Mình tin như thế. Con người quý báu hơn tất cả các loại chủ nghĩa, các loại học thuyết. Và nếu quý con người, hãy nâng niu, đào tạo đúng mực chứ không phải trang bị để đội trên đầu các loại học thuyết.

Thật buồn rằng, trải qua hơn 20 năm đèn sách, lúc nào cũng đứng trong top ten của lớp, mình không phân biệt được các loại gió ngoài gió mát thì là gió nam, gió rét thì là đông bắc, không biết gì về địa lí, ngoài VN hình chữ S, không biết các kỹ năng tồn tại, kỹ năng sống và ứng xử. Nếu gặp nạn thì làm thế nào? Làm thế nào để tổ chức cuộc sống, chi tiêu, sinh hoạt vân vân, đòi hỏi quyền lợi như thế nào?

Mình không biết gì hết, và mình được xếp vào tầng lớp trí thức, và thật đáng buồn, mình không phải là người tệ nhất.

Vậy mà người ta rêu rao tôn trọng con người, con người là nguyên khí của quốc gia, để đối xử với con người không như thế. Trẻ con oằn trên vai các loại sách giáo khoa, nhồi nhét trong đầu đủ các kiến thức không giúp ích gì được cho chúng, và đủ các loại thần tượng. Lớn lên một chút thì học đủ các loại tư tưởng, mà cả người nói và người nghe không ai thích, không ai tin, nhưng đều thành thật tin rằng việc phải thế (?!).

Nếu biết tại sao mình nghèo, và thật lòng muốn giầu, có làm được không?


BaHoa
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #121 - 25. Mar 2010 , 13:44
 

Điều đó rồi cũng qua đi




 

...

 


(Vua Salomon trong Kinh Thánh được vang danh vì sự khôn ngoan, giầu có và các trước tác của mình. Ông lên làm vua vào khoảng 967 trước Công Nguyên. Quốc gia Do thái của ông, lúc đó, trải dài từ ven sông Euhrates trên miền Bắc, vùng Lưỡng Hà, xuống đến tận vùng cực Bắc của Ai Cập, phía Nam.)

Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình...
Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó. "

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy chắc phải có gì đặc biệt? "

Nhà Vua đáp: "Nó có những sức mạnh diệu kỳ. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó, sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.



Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ Sukkot, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không? ". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười.

Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot.

"Nào, ông bạn của ta, " Vua Salomon nói, "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa? ". Tất cả những cận thần đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi"

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông cũng chỉ là cát bụi...........

line250
 
Bạn đọc bình luận:


Mẫu truyện nhỏ nhưng rất đáng ngẫm nghĩ. Hiện giờ tôi rất buồn nhưng khi đọc xong tôi đã phần nào thư giãn.

cảm ơn một câu chuyện ý nghĩa đến với tôi đúng vào hôm nay - Mệt mỏi và buồn bã lắm. Thấy bế tắc trước mọi chuyện. Cầu mong điều này sẽ chóng qua đi.

Phải, niềm vui, nỗi buồn, tất cả rồi sẽ qua đi. Ta biết thế, để sống trọn vẹn hơn, từng phút, từng giây, cố gắng để không hối tiếc...
Nhưng, cứ theo cách nghĩ đó thì trên đời này phải chăng không có cái gì gọi là trường tồn, vĩnh cửu ? Và sự hi sinh, và tình yêu, và lí tưởng... tất cả cũng chỉ là vô nghĩa, như một thoáng phù du ? Tôi không nghĩ thế. Tôi vẫn tin vào một điều gì đó để lại dấu ấn sâu nặng trong tâm hồn, một điều gì đó mãi mãi người ta nhớ đến. Tôi tin vào sự bất tử. Khoan nói đến những bậc anh hùng - ta chỉ nói về ngay chính ta thôi. Bạn có khẳng định chắc chắn với tôi rằng : một lời nói , một hành động làm bạn tổn thương sẽ không để lại chút dấu vết gì trong bạn? Bạn có tự cho mình cái "quyền" làm người khác đau lòng rồi sau đó tự biện minh rằng sẽ không sao đâu, mọi chuyện sẽ mau chóng trôi qua và người ta sẽ không còn nhớ đến? Tôi đồng ý, quyền uy, vương giả chỉ là phù du, một ngày nào đó ta chỉ còn là cát bụi. Nhưng cát bụi cũng chứng tỏ sự hiện hữu , cát bụi cũng không che lấp được tất cả. Và tất nhiên bạn cũng biết rằng, ngày mai của bạn là kết quả của hôm nay...
Biết thế, nhưng mỗi lúc buồn, tôi vẫn hay tự an ủi mình : điều ấy rồi sẽ qua đi. Và tôi xin giữ lại những niềm vui, tôi giữ lại niềm tin trong cõi đời này có cả sự bất tử và phù du...
Tôi cũng như anh, tôi thật sự rất bế tắc. tình yêu, sự nghiệp, công danh của tôi, mọi thứ dường như đã đạt được, đã nắm được trong tay nhưng bây giờ lại vụt mất tất cả. theo bạn tôi phải làm sao? có nên ngồi chờ " điều đó rồi cũng qua đi" hay phải đứng lên để làm lại từ đầu?

line250


Khi đọc câu chuyện này. Tôi chợt nhớ đến 1 người bạn, 1 người bạn cho tôi những lời khuyên đúng lúc. Ng bạn ấy đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Câu chuyện khi ấy đã đem đến cho tôi 1 cảm xúc kỳ lạ. Và ngày hôm nay đây, tôi lại kể câu chuyện này cho 1 người bạn khác của tôi, một ng bạn mà tôi rất mực yêu quý. Chính ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện này đã phần nào giúp bạn tôi nhận ra rằng mọi nỗi đau mà mình đang phải chịu đựng rồi cũng qua đi. Cám ơn câu chuyện đầy ý nghĩa đã giúp bạn tôi có thêm động lực lúc vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Cám ơn rất nhìều. 

Đúng như thế, tất cả mọi danh vọng, chức tước, giàu sang, địa vị rồi sẽ qua đi. Nguyên nhân đau khổ mà chúng ta thường gặp là do chúng ta không thấy tính chất tạm bợ và mong manh của cuộc sống. Chính vì thế đức Phật đã từng dạy cho các môn đồ rằng hãy quán chiếu năm điều thường xuyên trong đời thường là:
1. Tất cả ai rồi cũng phải già
2. Tất cả ai rồi cũng phải bệnh
3. Tất cả ai rồi cũng phải chết
4. Những gì yêu thương, nắm giữ giữa cuộc đời ra đi phải để lại tất cả.
5. Lúc chết chỉ đem theo cái tội và cái phước.

Do đó, bạn cũng như tôi phải quán niệm năm điều này thì lúc gặp những thăng trầm, mất mát trong cuộc sống chúng ta sẽ rất tự tại và thản nhiên bởi vì bản chất của đời người là như thế bạn nhé.

thanks.gif


Back to top
« Last Edit: 25. Mar 2010 , 13:55 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thuvan
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 376
Re: Suy Ngẫm
Reply #122 - 25. Mar 2010 , 19:13
 



Thông Điệp Thiện Tâm

Hãy đừng so sánh bạn với một ai cả. Vì làm như vậy thì bạn đã tự coi thường chính mình.
- Không có bất kỳ một ổ khóa nào được tạo ra, mà không có chìa khóa để mở. Vì vậy mà tạo hóa sẽ không bao giờ mang đến một vấn đề cho bạn, mà không có cách giải quyết.
- Cuộc đời vẫn mỉm cười khi bạn đang đau khổ. Cuộc đời vẫn mỉm cười với bạn, khi bạn đang hạnh phúc. Vì thế, bạn hãy mỉm cười cho dù hạnh phúc hay đau khổ.
- Rất dễ dàng phê phán khuyết điểm nhỏ của người khác
Nhưng khó nhận ra lỗi lầm lớn của chính mình.
- Rất dễ dàng bảo vệ đôi chân mình không bị vấp té trên con đường đá gồ ghề. Nhưng không thể bao trọn cả trái đất này bằng tấm thảm nhung.
- Không ai có thể quay lại quá khứ để thay đổi lỗi lầm của chính mình. Nhưng ta có thể bắt đầu ngay từ bây giờ nhận ra được lỗi lầm của mình, để tránh được những sai phạm trong tương lai.
- Hãy chấp nhận khi bạn đã mất mát
Hãy im lặng khi bạn đã thành công
Và hãy vui lên, khi bạn chiến thắng được chính mình.
- Không chấp nhận sinh phiền não.
Muốn không phiền não, phải biết chấp nhận.
- Bỏ một ngã chấp, bỏ một nỗi phiền
Bỏ một nỗi phiền, tăng thêm phần an lạc.
- Tình thương là một tài nguyên trong ta không bao giờ cạn
Nó chỉ tăng thêm khi ta mang ra hiến tặng cho người.
- Hãy là một chiếc gương để được soi rọi chính mình
- Trí tuệ được hình thành từ quá trình nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của bản thân.
- Hãy thay đổi tham lam bằng rộng lượng
Hãy thay đổi sân si bằng từ bi
Bạn sẽ cảm nhận được nơi bạn niềm an lạc và hạnh phúc bằng chính sự thay đổi ấy.
Khi bạn đã có niềm an lạc rồi,
Xin bạn đừng giữ niềm an lạc ấy cho riêng mình.
- Hãy mang những tài nguyên vô tận về lòng TỪ BI HỶ XẢ của bạn ra, để xóa hết những nỗi đau khổ mà chúng ta đã vô tình hay cố ý tạo ra cho nhau từ bấy lâu nay.
Thế giới này sẽ đẹp biết bao - khi chúng ta mang những thứ sẵn có ấy trong ta ra, để làm cho bạn và chung quanh bạn được trở nên hạnh phúc.
Và giờ đây, hãy tận hưởng những giờ phút an lạc mà bạn đang có được.

Trần Diệu Hương

Back to top
 

Ngàn năm mây bay....
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #123 - 28. Mar 2010 , 10:01
 
Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội Việt Nam


Song Chi



Từ năm 1989 đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các nước nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô. Hơn 20 năm qua, nếu có dịp đến thăm các quốc gia này, người ta sẽ thấy rằng chính phủ mới và nhân dân tại các nước này đã kịp làm được khá nhiều điều; đời sống kinh tế, xã hội của người dân tốt hơn hẳn so với trước kia, nhưng vẫn còn rất nhiều việc mà chính phủ và nhân dân họ phải nỗ lực thực hiện để xóa đi di sản do những năm dài dưới chế độ cộng sản để lại trên con đường trở thành những quốc gia phát triển, giàu mạnh, dân chủ, tự do. Và tùy theo nội lực của từng nước mà quá trình này nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hơn hay nặng nề vất vả hơn. May mắn như nước Đức, nhờ có Tây Đức với một tiềm lực kinh tế hàng đầu của châu Âu, vậy mà trong những năm qua chính phủ Đức đã phải đổ không biết bao nhiêu tiền để vực dậy Đông Đức, xóa đi khoảng cách về mọi mặt giữa hai bờ Đông Tây. Nhưng dù sao, các nước Liên Xô và Đông Âu vẫn có những nội lực nhất định – các nước này trước khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã là những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp tư bản bước đầu, có nền văn hóa dày dặn, người dân của họ dù sao cũng đã hiểu thế nào là dân chủ, tự do… nên quá trình thay đổi thế chế chính trị cũng đỡ nhọc nhằn vất vả hơn những quốc gia không có được những “hành trang” như vậy. Ví dụ như Việt Nam chẳng hạn. Đôi khi nghĩ đến một ngày nếu vận hạn của đất nước đã qua, Việt Nam may mắn chuyển đổi thể chế chính trị thành một quốc gia dân chủ pháp trị, thì một điều có thể thấy trước đó là cái giá phải trả do di họa của những năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam để lại trên đất nước này phải nói là vô cùng nặng nề, và những mất mát, thiệt thòi là vô cùng lớn.

Thứ nhất là ở Việt Nam, thời gian cầm quyền của Đảng Cộng sản cho đến nay đã kéo dài hơn một số quốc gia khác – 65 năm trên miền Bắc và 35 năm trên toàn lãnh thổ, nên cái hại cũng nặng nề hơn. Thứ hai là do nội lực của đất nước và của dân tộc, trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo cho đến ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là một nước nông nghiệp nghèo nàn đang phát triển, từ hạ tầng cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật… đều chưa có gì đáng kể. Cộng với một tầm nhìn ngắn, văn hóa “lùn” của các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau từ trên xuống dưới, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại lâu dài, hoặc vừa làm vừa phá, hoặc chỉ lo vơ vét, tham nhũng mà không nghĩ gì đến tương lai của đất nước và dân tộc, nên sau bao nhiêu năm cầm quyền, trên khắp đất nước nhìn đâu cũng thấy dấu vết của sự phá hoại trên mọi lĩnh vực. Bao nhiêu đất dọc theo biên giới phía Bắc, biển, đảo… đã mất, biết bao giờ mới đòi lại được. Rừng bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác một cách vô tội vạ, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một số sông ngòi bắt đầu khô cạn, bây giờ người ta lại bắt đầu phá nát Tây Nguyên với những dự án khai thác bauxite lợi ít hại nhiều, bộ mặt các thành phố lớn, nhỏ thì hỗn độn, quy hoạch yếu kém, kiến trúc lộn xộn một cách không thể sửa chữa nổi v.v… Chưa nói đến cơ cấu luật pháp hay một nền giáo dục yếu kém cần phải xây dựng lại từ đầu, rất mất thời gian. Chưa kể cả một xã hội bị băng hoại về mặt đạo đức, những giá trị, chuẩn mực bị lệch; con người hoặc bị nhồi sọ bởi lối giáo dục tuyên truyền một chiều phải mất thời gian mới hiểu ra được đâu là sự thật đâu là dối trá, hoặc bị tồi tệ đi do phải sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều điều không tử tế v.v… Nhưng điều nguy hiểm nhất đối với số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là nếu sự thay đổi thể chế chính trị đến chậm thì nguy cơ phụ thuộc, thậm chí mất nước vào tay nước láng giềng phương Bắc là điều mà hiện nay nhiều người đều đã thấy.

Có những di hại có thể thấy rõ vì nó hữu hình và có thể xây dựng lại, có thể hồi phục sau một thời gian vài ba thập niên tùy theo. Nhưng có những cái di hại vô hình khó thấy hơn mà hậu quả của nó thì rất nặng nề và sự điều chỉnh, sửa chữa cũng vô cùng khó khăn, mất thời gian. Đó là những di hại về văn hóa, con người, về tinh thần mà những quốc gia đã từng trải qua chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đều phải trả giá.

Một môi trường sống bị ô nhiễm, bị hủy hoại. Môi trường tinh thần cũng vậy. Có những căn bệnh tinh thần mà nếu sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam hay Trung Quốc (vốn là một hình mẫu để chính quyền Việt Nam bắt chước theo y hệt nên những căn bệnh cũng giống nhau) lâu ngày con người sẽ bị lây nhiễm ít nhiều mà không hay


Bệnh vô cảm


Xã hội Việt Nam bây giờ có quá nhiều điều phi lý, trái tai gai mắt, và cũng có quá nhiều những bi kịch, những câu chuyện thương tâm. Mỗi ngày mở những tờ báo ra, bật TV lên, hoặc ngay trong đời sống thường ngày, người ta phải đọc, nhìn, nghe hay chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu chuyện như vậy. Tổng Giám đốc X bị bắt vì tham nhũng hàng tỷ đồng. Công ty Y bị phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, làm thất thoát hàng trăm tỷ. Một khu nhà hay một cây cầu vừa mới xây đã bị sập, lún vì làm ăn gian dối, bớt xén vật tư. Một bữa tiệc sinh nhật của con cái một “quan lớn” tốn kém hàng trăm triệu đồng trong đó chủ nhân bữa tiệc vung tay tặng các bạn mỗi người một chiếc xe gắn máy hiệu @. Một em bé chết oan vì bị điện giật trên đường do dây điện bị hở, không ai chịu trách nhiệm. Một tai nạn giao thông thảm khốc do đường hẹp, lô cốt chặn, chen lấn nhau hoặc đôi khi chỉ vì do chất lượng đường xá tồi khiến người đi xe ngã xuống và bị xe tải phía sau cán lên. Một người phụ nữ nghèo đi mót cà phê bị chó nhà giàu cắn chết nhưng công an lại không truy cứu tội hình sự người quản lý trang trại đã để mặc chó cắn chết người v.v… Đầu tiên khi đọc hoặc nghe những chuyện như vậy, người ta phẫn nộ, bức xúc, thương cảm. Nhưng rồi hàng ngày cứ phải đọc mãi, chứng kiến mãi với mức độ phi lý, bất công ngày càng lớn hơn, người ta thành quen đi, không còn ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì nữa. Người ta quen dần với những điều không tử tế, với cái xấu, cái ác… và trở nên vô cảm dần dần mà không hay.

Tai hại của điều này là đến lượt mình, mỗi người khi phải làm một điều không tử tế hoặc không lương thiện sẽ tự bảo rằng chung quanh mình ai cũng làm như vậy, ai cũng đang sống như vậy, có sao đâu?

Cái xấu, cái ác lên ngôi


Chưa cần phải từ nguồn báo chí truyền thông của “thế lực thù địch” nào, chỉ cần theo dõi báo chí trong nước, do nhà nước kiểm soát nội dung và cho phép phát hành, cũng có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, cái xấu, cái ác đang lộng hành ra sao. Có nhiều người sẽ bảo xã hội nào mà chả có cái xấu, cái ác, ở Mỹ chẳng hạn, cũng có những cảnh bạo lực, giết người, thậm chí sát nhân hàng loạt… đó thôi. Nhưng vấn đề ở đây là cái xấu, cái ác, sự thiếu lương thiện đang tràn lan ở mọi cấp độ từ những hành vi nhỏ nhặt hàng ngày như chen lấn giành đường nhau, dúi tiền cho cảnh sát giao thông để được cho qua khi bị bắt lỗi và cảnh sát cũng thản nhiên nhận tiền như là chuyện bình thường phải vậy, hoặc sẵn sàng cãi vã, chửi bới nhau thậm chí đánh nhau chỉ vì những chuyện xích mích không đáng… cho đến những hành vi ở mức độ lớn hơn. Nhiều khi rùng mình vì mức độ trơ tráo vô đạo đức trong những hành vi tội lỗi như khi một ông hiệu trưởng không những dụ dỗ, ép dâm hàng loạt học sinh tuổi vị thành niên mà còn buộc các em phải lên giường với hàng loạt quan chức để có lợi cho mình; hay mức độ dã man một cách thản nhiên như khi một con người có thể để mặc cho đàn chó cắn xé đồng loạt đến chết mà không cứu; hay những cô cậu học sinh còn ở tuổi cấp hai có thể thản nhiên đánh bạn, thản nhiên quay video clip tung lên mạng và những học sinh khác thì ngồi xem mà không phản ứng gì. Khi một xã hội mà những điều không tử tế, cái xấu, cái ác đã trở thành chuyện bình thường trong khi điều tử tế, cái đẹp, cái thiện dần trở thành hiếm hoi, bất bình thường thì đó là điều thực sự phải báo động đỏ từ lâu rồi.

Sự bạc nhược, cầu an


Khi phải sống chung quá lâu với những điều bất công phi lý, với các xấu cái ác đang tràn lan, và biết rằng có kêu thì cũng chẳng thay đổi được gì, số đông người Việt dường như đã chọn cho mình một “phương châm” sống an toàn, đó là mặc kệ, mọi chuyện đã có nhà nước lo, họ chỉ lo kiếm sống, lo cho bản thân và gia đình. Và điều đó tạo ra một căn bệnh khác cũng phổ biến không kém: sự bạc nhược, cầu an. Đối với đám đông này, đừng nói với họ về sự thối nát của chế độ, về gánh nặng nợ nần đang đổ lên đầu các thề hệ sau do việc vay nợ nước ngoài, việc mất đất mất biển và cả nguy cơ mất nước trong tương lai, việc các nước khác người dân được có những quyền gì cũng như nhu cầu tự do dân chủ trong nhân dân… Họ sẽ lảng tránh, sợ hãi, không tin, và tiếc thay con số này vẫn còn khá lớn. Chưa kể những kẻ mà quyền lợi gắn chặt với chế độ này và vẫn cố sống cố chết bênh vực cho chế độ này là không tính đến. Đó là lý do vì sao một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm và tội lớn đối với đất nước, với nhân dân trong suốt bao nhiêu năm qua như Đảng Cộng sản Việt Nam lại vẫn tiếp tục tồn tại.


Sự giả dối


Trong lịch sử giành chính quyền và giữ chính quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng rất nhiều “chiêu thức”, trong đó có sự dối trá, mỵ dân. Có thể nói sự dối trá, nói một đằng làm một nẻo là “chính sách” xuyên suốt trong đối nội cũng như đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay. Và từ bao nhiêu nay người dân Việt Nam đã phải sống trong một môi trường giả dối, từ khi còn đi học trẻ em Việt Nam đã phải học tin vào những điều giả dối cho đến khi trưởng thành nhìn xung quanh xã hội toàn những điều giả dối – bằng giả, hàng giả, chất lượng công trình và cả chất lượng tác phẩm văn hóa văn nghệ nhiều thứ cũng là giả… Và cũng như các căn bệnh đã kể trên, đến một lúc nào đó sự giả dối cũng trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội – người ta chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị ảo, giá trị giả bên ngoài và đánh giá nhau cũng bằng những cái bên ngoài đó như căn nhà, chiếc xe, áo quần, mảnh bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ “mua”… mà không xét đến giá trị thật bên trong của một con người.

CoolHoài nghi và mất lòng tin


Và khi phải ăn uống hít thở hàng ngày với một bầu không khí giả dối như vậy thì lẽ đương nhiên con người trở nên mất lòng tin, hoài nghi vào tất cả mọi thứ. Từ một nguyên nhân sâu xa nhất là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống lý luận chính trị Mácxít-Lêninnít, lý thuyết về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản… mà bao nhiêu năm nay Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn ra sức nhồi nhét vào đầu người dân, trong lúc chưa tìm ra được một hệ thống lý luận khác để thay thế (thật ra thì đã có sẵn những hệ thống lý luận của các nước dân chủ pháp quyền khác để mà học hỏi nhưng vấn đề là nhà nước Việt Nam không muốn học!), cùng với sự xuống cấp, tha hóa về mọi mặt trong đời sống đạo đức xã hội, khiến con người mất lòng tin và căn bệnh hoài nghi này cũng phổ biến không kém. Điều tai hại hơn là người ta không tin cả vào những điều tốt, sự tử tế.

Môi trường xã hội Việt Nam hiện nay là một môi trường mà cái ác cái thiện lẫn lộn, môi trường văn hóa nghệ thuật cũng vậy – cái đẹp cái xấu lẫn lộn, thật giả lẫn lộn, dễ làm cho con người, nhất là giới trẻ, bị nhiễu về mặt nhận thức, thẩm mỹ cho đến phương hướng, mục đích sống… không biết phân biệt, thẩm định hay dở, đúng sai. Xã hội cứ thế mà nhiễu loạn cả lên.

Và tất cả những căn bệnh đó như những tế bào ung thư đang tàn phá cả xã hội Việt Nam mà nếu không có một sự thay đổi toàn diện, triệt để về mặt thể chế chính trị thì mọi sự “sửa chữa” kiểu như thay tên Đảng, thay tên nước, thay đổi nhân sự này chính sách kia… cũng chỉ như những cố gắng vá víu tạm bợ, che chỗ này vá chỗ kia trên ngôi nhà đã thực sự mục ruỗng từ bên trong mà thôi.


© 2010 Song Chi

© 2010 talawas
Back to top
« Last Edit: 28. Mar 2010 , 11:24 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
khanh-van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 992
Re: Suy Ngẫm
Reply #124 - 29. Mar 2010 , 22:00
 
SUY GẪM .......



...
...
...

...

...
...

...
...
...
...




Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #125 - 31. Mar 2010 , 22:20
 
TB LVD 74 chào chị Khánh Vân ,khỏi cần suy nghĩ tốn hơi chi ơi ,nhìn những tấm hình này là biết liền " Di sản của Hồ Chí Minh để lại đấy chị ơi , có gật đầu với TB hông chị? Cừ miếng lơn mí TB nhen  Cheesy Cheesy Chúc chị vui thêm xí nữa  Tongue
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #126 - 31. Mar 2010 , 22:49
 
TBmang dzìa thêm di sản HCM nè chị



Bất ngờ về "nữ quái" Hà thành



Bất ngờ về 'nữ quái' Hà thành(24h) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...

Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh  và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi “hóa trang” xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền.

...


Nhóm phụ nữ trong vai người buôn bán tụ tập chờ "con mồi"


Những phụ nữ này thường đứng "săn" khách ở vị trí có đông người nước ngoài qua lại, mắt láo liên nhìn các hướng để xác định “con mồi”. Khi "con mồi" xuất hiện, họ bắt đầu tiếp cận bằng vẻ niềm nở, vồn vã để tạo sự thân thiện với du khách, sau đó vội vàng ấn đôi quang gánh vào vai mời chụp ảnh, tiếp theo là các hành vi úp nón lên đầu khách, lấy túi dứa dúi vào tay họ... Lúc này du khách vẫn chưa biết được ý đồ của mấy “bà bán rong”, chỉ khi bị đòi đến 5 đô la một túi dứa, hoặc 50-100 nghìn đồng, thậm chí nhiều hơn  cho việc "thuê quang gánh chụp ảnh" hay "mua hàng" thì khách mới té ngửa. Sau đó lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, họ dùng số đông để áp đảo và thường thắng thế trong lúc đôi co với khách nước ngoài.

...

Lao tới ấn quang gánh vào du khách


...

Những hành động thiếu văn hóa khiến du khách bất bình


...

Nhưng không vì thế mà họ dễ dàng buông tha


...


Nhóm “hàng rong” này thường nhắm đến những du khách hiền lành đi đơn lẻ


...

Hoặc đôi trai gái


...

Nếu du khách bất cẩn thì sẽ bị nhóm “hàng rong” móc tiền rất tinh vi và điệu nghệ


Một thủ đoạn khác cũng rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi... chuồn.

...

Kẻ trước, người sau úp nón và ấn quang gánh vào vai  du khách và ... đòi tiền

...

Bị “hàng rong” quây thô bạo, nhiều du khách không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình


...

Nếu một người ép được du khách thì cả nhóm lao vào để dở nhiều thủ đoạn khác nhằm lấy tiền


...

Khi chưa hay, du khách vui vẻ vì lầm tưởng đây là những người bán hàng tốt bụng



...

Rồi ngã ngửa khi bị đòi tiền


Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000.
Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được.

Dưới đây là trọn màn lừa đảo:


...

Chèo kéo và chụp nón


...


Rồi mồm năm miệng mười để dồn du khách


...

Từ 5 đến 7 đô la cho vài ba quả chuối hoặc vài miếng dứa gọt sẵn


...

Bị đòi tiền giá cắt cổ khách đã phản ứng lại nhưng đành chấp nhận
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #127 - 01. Apr 2010 , 09:08
 

Tâm Thế Nào Nhìn Ra Thế Nấy.




 

...

 
  Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn:

- Ngài thấy tôi thế nào?

Phật Ấn đáp:

- Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!

Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha:

- Ông thấy ta ra sao?

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:

- Giống một đống phân bò!

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội:

- Này muội muội, hồi nào tới giờ anh bị Ấn lão cho đo ván mãi, đấu không lại ông ta. Không biết hôm nay Hòa thượng trở cờ hay học sĩ này gặp may mà Ấn lão không còn lời để nói, không có lý để trình đấy.

Nói rồi bèn thuật lại chuyện luận chiến vừa qua. Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng, nghe ca ca kể xong câu chuyện, liền nói:

- Xì, anh thua đậm rồi!

Đông Pha tức quá mắng :

- Ta làm sao lại thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói một lời nào?

Tô tiểu muội nói:

- Này ca ca, tôi xin hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?

Đông Pha nói:

- Đương nhiên là Phật quý rồi!

Tô tiểu muội nói:

- Phật là Ấn lão thấy, còn phân bò là anh thấy, thế có phải là anh bị đánh úp không? Ấn lão đắc thắng hoàn toàn, còn gì để nói nữa!

Đông Pha nghe tiểu muội nói thế, như bong bóng xì hơi, biết rằng bị rơi vào tròng của Phật Ấn, thua một keo nặng.


...

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:


Trong tâm thức của con người chứa đựng rất nhiều hạt giống. Có những hạt giống dễ thương nhưng cũng có rất nhiều hạt giống không dễ thương; có những hạt giống làm Phật nhưng cũng có rất nhiều hạt giống làm chúng sanh. Nếu mình để cho những hạt giống không dễ thương, những hạt giống của giận hờn, ganh tỵ, ích kỷ, hơn thua… có cơ hội phát sinh thì mình nhìn đâu cũng thấy “phân bò” hết. Ngược lại, nếu mình biết nuôi dưỡng và phát triển những hạt giống từ, bi, hỷ, xả, những hạt giống thương yêu, cảm thông, tha thứ… thì mình nhìn ai cũng thấy dễ thương, nhìn đâu cũng thấy Tịnh độ, thấy Phật.

Cho nên, “tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy”, “Thương người thương cả lối đi, ghét người ghét cả tông chi họ hàng”. Đó, cũng cái tâm ấy, khi có tình thương thì ngay cả lối đi mình cũng thấy đẹp, thấy thương, nói chi nhìn thấy người ta cười! Vậy mà khi không thương nữa, lúc đã ghét rồi, thì đâu chỉ người ấy đáng ghét, cả bà con của người ta cũng trở thành người xấu.

Vì vậy, người học Phật phải biết nuôi dưỡng, làm lớn mạnh tình thương và sự hiểu biết trong tâm mình. Khi tâm mình có năng lượng từ bi và trí tuệ, nó sẽ làm tươi mát đời sống của tự thân và đem đến cho mọi người xung quanh niềm an lạc, hạnh phúc. Khi ấy nhìn đâu mình cũng có thể thấy hoa, dù khi hoa đang là rác.

Học Phật, luận Thiền không phải để tranh cao thấp, hơn thua, mà để chuyển hóa nội tâm. Khi tiếp xúc với mọi người, nguyện tiếp xúc và khơi dậy những hạt giống thương yêu, hiểu biết, từ bi hỷ xả. Đó là mình đang nuôi dưỡng nhau, để xây dựng một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Nhìn vào cái xấu của nhau, thì chẳng có ích lợi gì, mà còn thêm mệt. Rõ ràng khi mình phê bình ai, giận hờn ai, sẽ thấy mệt vô cùng.

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mình biết nhận thức theo chiều hướng tích cực, mọi người sẽ dễ thương hơn nếu mình biết khơi dậy và nuôi dưỡng hạt giống thương yêu, hiểu biết. “Tâm tịnh là cõi Phật”, đó là bí quyết để xây dựng Tịnh độ.



thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #128 - 02. Apr 2010 , 22:22
 

Những Mâu Thuẩn Tang Thương Hành Động

Trong Cuộc Đấu Tranh Chống CSVN Hiện Nay

Ts Hồng Lĩnh




Thử quan sát các sự kiện gần đây, liên quan tới sự tạm «tự do» của hai biểu tượng: Ls Lê Thị Công Nhân và Cha Nguyễn Văn Lý, chuyến Mục Vụ Di Dân sắp tới của hai Ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Giám mục Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn qua Mỹ Mục Vụ Di Dân, sao thấy qúa nhiều bất hãnh cho  một cộng đồng, đã liều chết bỏ xứ ra đi vì CSVN và đang cùng đồng bào quốc chiến đấu cho Dân Chủ và Tự Do.

Nhà quan sát có cảm tưởng đó là một bình hơi với Entropie tối đa và Enthalpie libre tối thiểu. Thật «ngoạn mục», trong thế giận ứa gan tuy miệng phải mĩn cười ngao ngán, khi thấy các phân tử của bình hơi tông vào nhau xịt lửa tung tóe, đụng vào nhau nỗ như pháo tết. Kết qủa của những mâu thuẩn trong tư duy và hành động. Thử xét qua các mâu thuẩn ấy:



Mâu Thuẩn Giữa

Liều Chết Ra Đi Trốn CSVN

Rồi Lại Về Trong Lòng CSVN


Nhìn lại những tấm hình bất tử hóa những chiếc thuyền mong manh hy vọng vượt trùng dương, sau những đêm chôn dầu vuợt biển, nay lại thấy những chuyến tàu không và thủy, thay nhau dồn dập (nhấn mạnh chữ dồn dập), như vụ chuyển quân trong đêm vắng của trung đoàn 42 về tử thủ KonTum năm ấy, đổ đoàn ngừơi đã di cư vào một thời qúa vãng, về lại chốn củ. Chốn củ nầy nay đang là vùng tạm chiếm của lũ giặc năm xưa và đoàn ngưòi mang tên chống cộng. Một trò chế nhạo và phản bội tinh thần của ký kết về Tị Nạn năm 1951.

Phải ra đi là chyện rất có lý. Còn về là lý gì? Nếu không phải là dấu chỉ của cái nhảm nhí và vô ý thức trong «ly tâm» và cũng là nhảm nhí và vô ý thức trong «hướng tâm»? Giống như một đoàn bò tót khi bị cọp đuổi và sau khi cọp đi. Luôn có lý do để biện hộ hay biện minh! Như thế, thời cuộc chiến đấu còn có nghiã gì không và đừng trách sao CSVN vẫn còn tồn tại?



Mâu Thuẩn Giữa

Vinh Danh Cảm Mến Và Xỉ Báng


Cũng tại từ một cộng đồng vừa có qúa khứ ly tâm và hướng tâm hiện nay, trong niềm hân hoan chính đáng được gặp lại hai biểu tượng của cuộc dấu tranh hiện tại, sau bao năm gian khổ tù đày, lại nỗi lên những nhạo báng và đốt nhà vô ý thức, cũng là từ phe ta? Không khác những nhân tố của một bình hơi chạm vào nhau. Năng lượng bị dùng vào triệt tiêu nhau. Một mâu thuẩn trong muôn vàn mâu thuẩn.



Mâu Thuẩn Giữa

Chào Đón Và Phản Đối

Trong chuyến Mục Vụ Di Dân Sắp Tới tại Mỹ của hai Ngài, đã nhẫn tâm chối bỏ hiệp thông và chia sẽ với những nạn nhân của CSVN, nhưng vẫn có kẻ mời đón, một gián tiếp khích lệ. Vì có kẻ mời đón, nên phải có kẻ phản đối. Mời đón và phản đối cũng tới từ một cộng đồng ly tâm và hứơng tâm. Như thế, năng luợng còn đâu nữa để chống CSVN? Sự mời mọc nầy do một số người mà chính đồng đội của họ, trong niềm tin, đang bị bách hại hay đã bị đánh trọng thương tại VN! Tuy bị đánh trọng thương, nhưng một an ủi tối thiểu của hai Ngài kia vẫn không có. Động lực bí ẩn nào đã tạo sự kiện mời đón kia? Thêm một mẫu thuẩn nữa.



Lời Kết


CSVN thắng không vì chúng qúa gỏi, trái lại vì chúng ta qúa giở! Ly tâm và hướng tâm, vinh danh và xỉ vả, mời đón và phản đối đã tiêu diệt lẫn nhau giữa chúng ta. Tiêu diệt từ thái độ tới hành động. Khi chưa ý thức được các sự kiện vừa kể, được xem là như những đơn cử. Thời nên đặt câu hỏi: Chúng ta đang làm gì đây? Thật vô lý!

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #129 - 07. Apr 2010 , 17:11
 

Đọc và suy ngẫm


The great thing in this world is not so much where we are, but in what direction we are moving.
Oliver Wendell Holmes

Hãy yêu chân lý, nhưng cũng phải biết tha thứ những lỗi lầm
Volataire

I am the master of my fate; I am the captain of my soul.
William Ernest Henley

Đời sống không tôn giáo là đời sống không nguyên tắc. Và một đời sống không nguyên tắc là một con tàu không bánh lái.
M. Gandhi

One sees clearly only with the heart. Anything essential is invisible to the eyes.
Antoine de Saint-Exupery

Chẳng có những chiếc lá bé nhỏ nào vàng đi và rụng xuống mà không có sự cộng tác âm thầm của toàn thân cây .
Khalil Gibram

Grief and pain are part of human existence. Not letting ourselves feel them is part of human deprivation.
~ Unknown

Loài chim bị vướng bởi chân của nó, con người thì vì cái lưỡi của mình.
Thomas Fuller

Tham thiền niệm Phật, đạo đừng rời. Thường làm Phật sự, công lao lớn. Niệm niệm công phu chớ lỗi thời.
~ Unknown

"Vong thất bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp".

Làm bất cứ việc gì, mà không phát khởi tâm Bồ Đề, cho dù là việc Phật thì cũng chỉ là hành động của ma.
Kinh Hoa Nghiêm

Đối với người mẹ, đứa con là tất cả. Nhưng đối với người con, người mẹ hay người cha chỉ là một mắt xích cuộc đời nó.
Benjamin Disraeli

Phật Pháp nhiệm mầu như mây phủ đầu non. Đến được đầu non, mây xa tít.
~ Unknown

Thân mật sanh trìu mến. Do trìu mến có ưu phiền. Hãy nhận chân niềm bất hạnh phát sanh do trìu mến, và như chúa sơn lâm một mình - đơn độc - vững bước.

Thích Ca Mâu Ni

Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm bất luận nhân phi.

Sự khen thưởng tạo cho những người tốt trở nên tốt hơn và những người xấu trở nên xấu hơn.
Tục ngữ Anh

Cái đẹp chỉ là nửa ân huệ của trời ban, sự thông minh nữa mới là ân huệ trọn vẹn.
- Tục ngữ Phi Châu


Nhân đức: đó là ý chí được sử dụng tốt.
- St. Augustin


Khi đi du lịch trở về có lẽ con người ta lớn thêm nhưng chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại.
- Paul Morand


Người càng thông minh và tốt thì càng nhận thấy nhiều cái tốt ở người khác.
- B. Pascal


Mỗi ngày ta cần nghe một bài ca ngắn, đọc một bài thơ hay, xem một bức tranh đẹp và mói vài điều tử tế.


Sự nịnh bợ tán tụng chỉ là hơi ấm giả tạọ

(Leonard L. Levinson)


Sự lo lắng ở con người tương hợp với các tiếng nghiến của một cỗ máy không được cho dầu mỡ đầy đủ. Lòng tin chính là dầu mỡ của cuộc sống.
(Henry Beecher)


Một người càng biết ít bao nhiêu thường lại càng hay ba hoa khoe khoang nhiều bấy nhiêu.
(Mark Twain)


Người ta không chết vì tình yêu cũng không chết vì một cuộc giải phẩu. Người ta chỉ chết về hậu quả sau đó.
(Jacques Duval)


Bạn chỉ nên trì quãng những công việc cho ngày hôm sau nếu bạn thấy nếu chết rồi mà chưa làm được công việc đó cũng không sao.
(Picasso)


Cần cố gắng để đi cho đúng đường hướng nhưng cần phải cố gắng hơn nữa mới duy trì được đường hướng đó.
( Khuyết Danh)


Bất mãn với chính mình là yếu đuối, thỏa mãn với chính mình là điên rồ.
(Jacques Deval)


Mưu mẹo khéo léo nhất có thể làm hại cho chính người tạo ra nó.
(Phonsend)


Thánh bất tự mãn túc (Bậc thánh không cậy mình cái gì cũng đủ)
(Tục ngữ Trung Quốc)


Anh muốn người ta tin những cái tốt của anh? Hãy đừng nói ra.
(Pascal)


Người nhanh trí vĩ đại lại có trí nhớ ngắn.
(Hormey)


Tư tưởng lớn cũng như hành động cao cả không cần kèn trống.
(Beckley)


Trong các cuộc đua, người ta thắng ngay lúc khởi hành nhiều hơn là lúc tới đích. (Tedanl)


Thường người ta chỉ khen để được khen.
(La Rosefuco)


Thời gian không thử thách và hứa hẹn điều gì. Nhưng thơì gian thử thách trí nhớ và lòng thủy chung.


Người Quân tử không ghen tị khi người hơn mình, và không kiêu căng khi mình hơn người.

Một người có văn hóa là một người có trí óc luôn luôn hướng về vẻ đẹp và những việc tốt.


Cuộc đời không phải là vui sướng và cũng không phải là đau khổ. Đó là một việc quan trọng mà chúng ta phải gánh vác và hoàn tất trong danh dự.

Charles Tocqueville


Thời trẻ người ta thường phải lòng các cô gái đẹp, Nhưng khi chọn vợ chỉ chọn các cô gái tốt.


Tình bạn sẽ đến khi ta tôn trọng lẩn nhau. Tình bạn sẽ mất khi ta ích kỷ với bạn.


The Mirror of Truth

When I looked at my brother with a telescope of criticism, I said "How coarse my brother is."

Then I looked at my brother with a microscope of scorn, I said "How petty my brother is."

Finally, I looked at my brother with the mirror of Truth, I said "How like me my brother is." .

~Bolton Holl.

nguồn:http://thuvienphatphap.com
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #130 - 09. Apr 2010 , 15:26
 
 

...


Tu

Tác giả: Bà Ba Phải



 


Hồi này hình như người ta mới phát minh ra một trào lưu mới. Đó là phong trào tu. Đi đâu cũng nghe nói chuyện tu. Người già, người trẻ, đàn ông, đàn bà, cho chí con trai con gái cũng thích nói chuyện tu hành.

Đó là một điều rất đáng khích lệ. Một mặt con người càng ngày càng có vẻ xuống dốc không phanh trên con đường sa đọa, nhưng đồng thời lại có một số người nghĩ đến phần hồn, lo cho phần hồn, cho ngày sau, cho kiếp tới của mình.

Tất cả mọi người đều nghĩ đến chuyện tu. Người ta tìm đến tôn giáo. Chủ nhật, quí cụ cứ thử đền chùa, đến nhà thờ mà coi. Đông đáo để. Con chiên, thiện nam, tín nữ, bồng con bế cái, đến chật cứng nhà thờ. Mấy ông sư, ông cha, lo chuyện xây cất nhà thờ, nhà chùa, thánh đường cho to, cho đẹp, cho khang trang, lịch sự để đón tiếp bổn đạo, giáo dân. Cái bi di nét làm tôn giáo coi mòi rất phấn chấn, nhưng cũng thập phần vất vả. Cạnh tranh chẳng kém gì bi di nét ngoài đời.

Ngoài những tôn giáo chính thức từ lâu đời truyền lại, ngày nay người ta còn phát hiện một phong trào tu mà không theo một tôn giáo chính thống nào. Mấy ông thày khi thuyết giảng không hề gọi tên một ông thần ông thánh nào. Không nói đến Chúa, cũng chẳng nhờ đến Phật, các ông chỉ nói đến chuyện tu tâm, dưỡng tính. Các ông hô hào một tinh thần thanh cao phải ở trong một thân thể tráng kiện. Vì thế người ta trú trọng đến vấn đề tập tành. Người ta căn cứ vào thuyết thân tâm hợp nhất. Những môn như Yoga, tai chi được nở rộ trở lại. Nhất là môn thiền và khí công. Bất cứ thiện nam tín nữa nào, theo đạo giáo chính thức nào cũng có thể là đệ tử của những môn phái này. Người Phật tử học khí công, học thiền đã đành, mà ngày cả người công giáo cũng hoan hô cách tu học này.

Người trẻ cũng thiền và cho đó là một môn học tập hướng về tâm linh rất hữu hiệu. Nói chung, môn học, tập này, ngày nay được gọi chung là môn dưỡng sinh. Học tập cho thân thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Nói chung mục đích của những môn tu học này là khuyến khích con người sống một nếp sống lành mạnh và thanh lọc, nâng cao tâm hồn lên để đạt được Chân Thiện Mỹ.

Thế những, mặc dầu theo cùng một chủ thuyết, nhằm tới cùng một mục tiêu, nhưng lại có rất nhiều cách tu, rất nhiều môn phái. Nhóm này theo thày chuyên dạy taichi. Nhưng môn taichi cũng lại rất nhiều chi nhánh. Có thày dạy tai chi của Ta, có thày dạy taichi kiểu Tàu. Có thày dạy tai chi chỉ có 12 thế, có thày có 24 thế, có thày dạy 48 thế. Thậm
chí có thày dạy tới 108 thế! Thày nào cũng có đệ tử. Môn phái nào cũng hoạt động rất hăng hái.

Thế rồi, môn học mới là môn khí công và dưỡng sinh có cả chục phái. Phái nào cũng có những lý thuyết rất tinh vi, sâu sắc, và những cách tập rất khoa học. Phái nào cũng có nhiều môn sinh và người nào cũng tin tưởng rằng môn phái của mình mới chính thống, mới lợi hại. Bạn bè gặp nhau ai cũng nói tới chuyện tu, chuyện tập. Điều này làm cho những người hữu thần thêm phấn khởi vì, trong thời đại nhiễu nhương này, da số con người vẫn chú trọng tới tâm linh, vẫn hướng về một chốn linh thiêng, một Đấng quyền năng.

Ngày xưa, khi nói tới chuyện tu, người ta thường nghĩ đến các ông sư, bà sư, ông cha, bà phước. Người ta hiểu theo một nghĩa rất chật hẹp là đi tu là phải bỏ cuộc sống trần gian, vào chùa, vào tu viện, học đạo và lúc thành đạo chỉ dùng thời giờ và hiểu biết của mình hoán cải người đời, dạy dỗ thiên hạ, nói chung là để hành đạo. Thế những
người Việt Nam chúng ta, tuy là một dân tộc tin tưởng vào đấng tối cao, có tôn giáo, có đức tin, đã đưa ra một nhận định rất thực tế để răn dạy con người, để đem lại cho hành động tu một ý nghĩa rộng lớn hơn. Các cụ dạy con cháu:

Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Xem như thế, người Việt chia việc tu hành ra thành ba cấp bậc, ba phương pháp, ba môi trường để con người áp dụng tu hành. Không nhất thiết phải vào chùa, xuống tóc, ăn chay, tối này đọc kinh gõ mõ mới là đi tu. Người ta vẫn có thể tu, vẫn có thể có một đời sống bình thường, của một con người bình thường, ở trong chính gia đình của mình mà
vẫn tu được. Hơn nữa người ta vẫn có thể gia nhập xã hội, có những hoạt động ngoài xã hội, giao dịch với mọi người, làm tất cả mọi ngành nghề, trong khi đó vẫn giữ tròn đạo lý của một người có đức tin, vẫn giữ được tính bản thiện của lúc sơ sinh.

Ba kiểu tu này chỉ đòi hỏi con người thành thật với chính mình, không cần giả hình, giả dạng. Người ta nói rõ ràng ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối, hay là miệng nam mô bụng bồ dao găm.

Cái bề ngoài tu hành không quan trọng bằng cái tâm bên trong. Nói một cách dễ hiểu hơn, tu nhà, tu chợ là làm đầy đủ bổn phận trong gia đình của mình, và giữ tròn đạo lý làm người đối với xã hội như vậy còn tốt cho công cuộc, tu trì, giải nghiệp của mình bằng mấy lần tu chùa.

Ca dao có câu: Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu.

Gần đây, tôi mới được nghe một định nghĩa khá đặc biệt về chữ tu. Thày dạy tu chỉ thuần túy có nghĩa là thức tỉnh. Lúc nào cũng thức tỉnh, cũng biết rõ về con người của mình, tư tưởng của mình. Đó là cách duy nhất để mình có thể kiểm soát được chúng.

Khi ta biết rõ về thân xác của ta, ta có thể giữ cho thân xác mạnh khỏe, tránh những hành động có thể làm phương hại đến thể xác, đo lường được sức chịu đựng của mình.

Còn khi ta thức tỉnh về tâm linh, ta mới có thể làm chủ được những tư tưởng, lời nói và việc làm của ta. Bài học đầu tiên trong việc tu là nắm vững con người của mình từ thể xác tới tâm linh. Câu thần chú của trường phái này là luôn luôn phải tâm niệm: Tôi biết rõ con người của tôi. I am aware of my body. Nghe thì rất giản dị, nhưng hành thì không dễ một tí nào. Không tin hả?

Bạn cứ thử nhắm mắt ngồi thiền và đọc câu thần chú này, xem bạn ngồi yên bất động được bao lâu? Bạn cầm trí, không suy nghĩ lan man, chuyện nọ ra chuyện kia được mấy phút?

Khi nào bạn làm được điều này, lúc đó có thể coi như bạn đã nắm vững phương pháp tu và bạn có rất nhiều triển vọng tu thành chánh quả. Còn tôi, tôi chỉ nhắm mắt, cầm trí, ngồi bất động nhiều lắm là dăm ba phút. Sau đó, nếu không động tâm, động chân, động tay thì chỉ có nước ngủ khò.

Vì thế, tu đâu có dễ, mà hành lại còn trần ai khoai củ nhiều bề. Thôi thì đành tu cái đạo Nhờ Trời của tôi vậy. Nếu không thành chánh quả thì cũng không đến nỗi mất linh hồn.

thanks.gif

Back to top
« Last Edit: 09. Apr 2010 , 15:27 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: Suy Ngẫm
Reply #131 - 19. Apr 2010 , 16:29
 

NGÀY HÔM NAY

[size=11][/size]
Thử tưởng tượng xem, có một ngân hàng cứ vào mỗi buổi sáng hàng ngày đều chuyển vào tài khoản của bạn 86.400$, thế nhưng số dư trong tài khoản đều không thể chuyển sang hôm sau. Hể đến giờ khoá sổ, ngân hàng sẽ xoá hết số tiền bạn chưa dùng hết trong ngày. Trong tình huống đó bạn sẽ làm như thế nào?

Tất nhiên cứ tiêu sạch hết số tiền đó trong ngày là sự lựa chọn tốt nhất. Có thể bạn chưa hiểu được, thực ra mỗi người chúng ta đều có một ngân hàng như vậy, tên nó là THỜI GIAN.

Cứ mỗi buổi sáng, "ngân hàng thời gian" đều tự động chuyển vào tài khoản của bạn 86.400 giây. Và đến buổi tối nó lại xoá sạch số thời gian đã cho, không cho chuyển nổi một giây sang ngày hôm sau và cũng không cho bạn tiêu trước một phút. Nếu bạn không sử dụng số tiền gởi thời gian đó một cách hợp lý thì sự tổn thất sẽ phải gánh chịu là không thể quay trở lại trước đó và cũng không thể để dành cho ngày hôm sau. Vì thế bạn nên sử dụng một cách có ích quỹ thời gian của mình nhằm đổi lấy sức khoẻ, sự vui vẻ và gặt hái những thành công trong cuộc sống. Thời gian không ngừng vận chuyển, hãy cố gắng để mỗi một ngày đều có những thu hoạch tốt nhất.

Muốn hiểu được "một năm" có giá trị như thế nào, bạn hãy tới hỏi một học sinh thi trượt đang ôn tập, muốn hiểu được "một tháng" có giá trị như thế nào,  bạn có thể tới hỏi một bà mẹ không may bị đẻ non, muốn hiểu được "một tuần" có giá trị như thế nào, bạn có thể tới hỏi một biên tập viên tuần báo định kỳ, muốn hiểu được "một giờ" có giá trị như thế nào, bạn hãy tới hỏi một đôi tình nhân đang chờ đợi gặp nhau. Muốn hiểu được "một phút" có giá trị như thế nào bạn có thể tới hỏi một người lỡ tàu hoả, muốn hiểu được "một giây" có giá trị như thế nào, bạn hãy tới hỏi một người vừa may mắn thoát chết, muốn hiểu được "một phần mười giây" có giá trị như thế nào, bạn hãy tới hỏi một vận động viên vừa trượt huy chương vàng.

Xin bạn hãy yêu quý khoảng thời gian tốt đẹp mà bạn có. Nên nhớ thời gian không chờ đợi ai.

Ngày hôm qua đã biến thành lịch sử, còn ngày mai thì vẫn còn xa vời. Chỉ có "hôm nay" mới là một tặng phẩm, xin hãy yêu quý tặng phẩm này.

Trích "Tuyển tập truyện cực ngắn hay của TQ" của Dương Danh Hy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #132 - 20. Apr 2010 , 10:25
 
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.

Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tra nh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ơ' bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ơ' đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.

"Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #133 - 23. Apr 2010 , 19:35
 
 

...



TÌNH TRẠNG CỦA THẾ GIAN HƯ MẤT
Tác giả : Tiến sĩ Lê Anh Huy

...
 

1- Dẫn nhập

Hầu hết mọi người trong thế gian đồng ý rằng sau khi chết có ít nhất hai chỗ dành cho linh hồn:
Một là chỗ “tốt” dành cho các “thánh nhân”.
Hai là chỗ “xấu” để giam nhốt những linh hồn ác độc.
Ba là một chỗ nữa mà mọi người không nói ra, nhưng đều đồng ý trong im lặng, là một nơi lưng chừng, không xấu không tốt, không hoàn toàn thiện, nhưng cũng không hoàn toàn ác, là nơi mà đại đa số mọi người, trừ một số ít “thánh nhân” và kẻ “ác,” sẽ đi vào sau khi chết. Những linh hồn đi vào cõi thứ ba này vẫn còn có cơ hội để vào chỗ “tốt,” vì một cơ may nào đó. Không ai có khái niệm rõ ràng chỗ thứ ba này như thế nào. Nó tồn tại vì mọi người đều suy nghĩ rằng ít có ai quá “thánh” để vào chỗ “tốt” đó, và ít có ai quá ác độc để phải bị đọa trong chỗ “xấu”. Do vậy, phải tồn tại một nơi để “tôi” là người “trung bình” đi về sau khi chết. Trong thế giới thứ ba không rõ này, “tôi” sẽ không được hạnh phúc như trên chỗ “tốt,” nhưng cũng không phải chịu hình phạt như ở trong chỗ “xấu.”

Ba thế giới tâm linh đó tồn tại rõ ràng về khái niệm. Tuy nhiên, trên thực tế chúng không có biên giới rõ ràng.



Nghĩa là mỗi người, mỗi văn hóa có một định nghĩa “tốt” và “xấu” riêng, có một tiêu chuẩn phán xét người khác khác nhau, và khác với tiêu chuẩn phán xét chính bản thân mình.
Các tiêu chuẩn phán xét này lại thay đổi theo thời gian. Một đối tượng tại một thời điểm đối với một người có thể là “thánh nhân” nhưng đối với người khác, tại một thời điểm khác chỉ là một người “trung bình.”
Do đó, chúng ta có một câu hỏi rằng: sau khi chết thật sự đối tượng này đi về đâu ?
Liệu có một bộ luật pháp hoàn vũ nào, không phụ thuộc vào cảm tính của người phán xét, hoặc thời điểm phán xét, chi phối toàn bộ thế gian, để định “công” và “tội” của đối tượng kia chăng?
Chúng ta có thể mơ hồ biết được là có một bộ luật như vậy khi nhìn chung vào sự phán xét của thế gian, nhưng chi tiết vận hành của nó chúng ta không thể tự mình biết được. Loài người chẳng những bị giới hạn trong phạm vi của thế giới vật lý mà mình được sinh ra, mà còn bị giới hạn về mặt tâm linh nữa.
Buồn thay, dù nhân loại làm được nhiều chuyện đội đá vá trời, nhưng mọi người đều không biết được tại sao mình được sinh ra, chết lúc nào, và sau khi chết chuyện gì xẩy ra cho mình!
Chúng ta không thể “chọn” giới tính, hay thời điểm, hay gia cảnh để chúng ta sinh vào thế giới. Chúng ta có thể hiểu nhiều điều tồn tại phía “bên ngoài” của mình, như trái đất quay chung quanh mặt trời như thế nào, mặt trăng quay chung quanh trái đất như thế nào, v.v., nhưng chính sự hiện hữu hay tồn tại của chính mình thì chúng ta lại mù tịt.
Chúng ta chỉ biết được một phần nhỏ về thế giới vật lý chung quanh chúng ta, nhưng chính đời sống của bản thân thì chúng ta không biết gì hết. Trong khuôn khổ giới hạn của thế giới khi chúng ta còn sống, chúng ta không có khả năng phóng tầm nhìn ra ngoài cuộc sống của mình để tìm hiểu xem ngoài đó có những gì; như một con cá trong chậu không thể biết được ngoài cái chậu có những gì.



Vì chúng ta không biết nên phải chấp nhận một trong hai tình huống:

Nhân sinh quan 1: Cuộc sống này không có ý nghĩa gì hết; chúng ta đi vào cuộc đời một cách ngẫu nhiên; thế giới này tồn tại một cách ngẫu nhiên; bên ngoài cuộc đời này không tồn tại cái gì hết.

Nhân sinh quan 2: Có một thế giới khác bên ngoài cuộc sống của chúng ta, được chi phối bằng một điều luật cố định, không thể biết được bằng trí khôn của loài người.

Đối với những người theo nhân sinh quan thứ nhất, thật sự không có điều gì đáng nói vì cuộc sống họ như một cọng rơm trong đám cháy rừng, bùng cháy lên rồi tắt. Họ chẳng nên hiếu để với cha mẹ vì chính cha mẹ đã đem họ vào cuộc đời đau khổ này. Hoặc là họ cũng chẳng nên oán hận cha mẹ, vì chính cuộc sống của ông bà cũng đã là điều ngẫu nhiên; từ sự ngẫu nhiên đó đem tới sự ngẫu nhiên khác, đó chính là cuộc đời họ. Họ nên ăn, uống, ngủ, thoả mãn tình dục cho thoải mái trước khi tuổi già đến, khi giấc ngủ, miếng ăn, thức uống, tình dục không dễ dàng để hưởng thụ như lúc xuân thì.



Còn đối với những người theo nhân sinh quan thứ hai thì nếu không giải quyết được những khắc khoải về tâm linh thì cuộc sống trở nên đau khổ bội phần. Ngoài những đau khổ trong cuộc đời mà mọi người phải chịu như bịnh tật, phân ly, chiến tranh, đói khát, thiên tai, v.v., những người khắc khoải về tâm linh còn phải đau khổ thêm vì các câu hỏi về cuộc sống ngày nay và mai sau chưa có câu trả lời. Đây là những người khóc lóc, đói khát trong tâm linh. Đó chính là những người được chính Đức Chúa Jesus Christ ban phước: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy! Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được yên ủi!” (Ma-thi-ơ 5:3-4). Những người này nếu “xin, sẽ được, tìm, sẽ gặp; gõ cửa, sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở” (Ma-thi-ơ 7:7-8). Đó chính là “phước” của Đức Chúa Jesus đã hứa ban.

Khi đi “xin” chúng ta chấp nhận một điều rằng của vật mà chúng ta xin đó ở “bên ngoài” chúng ta. Nghĩa là nó tồn tại độc lập với sự sinh tồn của chúng ta. Nếu chúng ta “xin,” của vật đó sẽ được ban cho chúng ta. Nếu vì lòng kiêu ngạo chúng ta không xin, thì của vật đó vẫn tồn tại. Nếu chúng ta có mặt trong rừng cây, thì chúng ta sẽ được chứng kiến một cành cây vì gió đổ xuống. Nếu chúng ta không có mặt, thì cành cây đó vẫn đổ xuống, nhưng chúng ta sẽ không thấy được. Chân lý về thế giới tâm linh tồn tại ngoài khả năng quan sát của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta biết được, thì chỉ có thể “được cho biết” (hay được mạc khải) bởi tác giả của nó. Tác giả đó là chính là Đức Chúa Trời.

2- Mạc khải về hai thế giới tâm linh

Khác với niềm tin của dân gian về ba thế giới tâm linh, Thánh kinh – là mạc khải của Đức Chúa Trời - cho chúng ta biết rằng chỉ có hai thế giới tâm linh: một là thiên đàng, hai là hỏa ngục.
Thiên đàng là nơi Đức Chúa Trời ngự; hỏa ngục là nơi nhốt Satan vĩnh viễn sau này. Người thuộc về thiên đàng được gọi là con cái Đức Chúa Trời; người thuộc về hỏa ngục, là thù địch của Đức Chúa Trời, là con cái của Satan.
Con cái của Đức Chúa Trời yêu sự sáng, công chính, chân lý và tình yêu. Con cái của Satan yêu bóng tối, tội lỗi, lừa dối và thù hận. Hai thế giới tâm linh này không những tồn tại bên ngoài cuộc sống vật lý của chúng ta, mà còn bao trùm lấy nó nữa. Nói cách khác, thế gian mà chúng ta đang sống, thuộc về một trong hai thế giới tâm linh ở trên.

Làm sao nó có thể thuộc về chỉ một trong hai thế giới “tốt” hoặc “xấu” đó trong khi nó bao gồm cả những cái “tốt” lẫn “xấu”? Những cái “tốt” như là lòng hy sinh của cha mẹ cho con cái, tình yêu quê hương, dân tộc, v.v. Những cái “xấu” như lòng ganh ghét, ích kỷ, chém giết, v.v.?
Cái “tốt” và “xấu” đã tồn tại trong mỗi một con người, và tràn lan vào đời sống của xã hội loài người như chúng ta đều đã biết điều này quá rõ. Vì vậy, dân gian mới tin vào một thế giới thứ ba không “tốt” cũng không “xấu.” Tuy nhiên, như chúng ta có nói ở trên, cái tiêu chuẩn “tốt, xấu” thay đổi theo từng người và thời gian.
Như vậy, nếu đã có hai thế giới tâm linh ngoài, nhưng bao trùm lên thế giới mà chúng ta đang sống, thì ắt phải có một tiêu chuẩn bất biến để phân định biên giới của chúng.
Nếu đã có một tiêu chuẩn như vậy, thì ắt phải có một Đấng có thẩm quyền để phán định, để dựa vào tiêu chuẩn đó, ai sẽ thuộc về thế giới tâm linh nào?
Đấng đó không ai ngoài Đức Chúa Trời.

Trong ánh mắt của Đức Chúa Trời, cái “tốt” của loài người không tự động đền bù được cái “xấu”. Những việc làm tốt như làm phước, công quả không giúp giải trừ hay bù lại được cho những hành động hay tư tưởng sai trái đã phạm (gọi chung là tội lỗi). Cái “công nghĩa” của loài người (theo tiêu chuẩn của con người) mà chúng ta hay khoe khoang trước mắt Ngài, thực ra cũng chỉ “thánh khiết” hay “sạch sẽ” như một cái áo nhớp, dưới cái nhìn, theo tiêu chuẩn tuyệt đối của Chúa!
Khi nhìn rõ những giá trị luân lý và đạo đức chỉ có giá trị tương đối của con người rồi, thì chúng ta sẽ nhìn thấy và hướng về một tiêu chuẩn tuyệt đối chỉ tìm được trong bản thể của Đức Chúa Trời.
Do vậy, tội lớn nhất của loài người là ở chỗ, mặc dù chỉ mơ hồ biết được có một Đức Chúa Trời qua luân lý và đạo đức tương đối của mình, con người đã không công nhận Ngài là Đấng thật sự hiện hữu. Vì vậy, “mọi người đều phạm tội, thiếu hụt sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23).
Sự chối bỏ Đức Chúa Trời dẫn đến sự suy đồi về đạo đức của loài người. Sự suy đồi về đạo đức dẫn đến sự hình thành các tôn giáo với mục đích giúp con người “làm lành tránh ác” theo sức riêng của mình, thay vì trông cậy vào quyền năng và sự thương xót của Đức Chúa Trời. Do vậy, tôn giáo tạo thêm cớ để con người chối bỏ Đức Chúa Trời càng nhiều hơn.

Sau khi tổ phụ của loài người là A-đam và Ê-va bất tuân Đức Chúa Trời, cả nhân loại được sinh vào trong một gia tộc tội lỗi. Mầm tội lỗi đã được cấy vào tế bào đầu tiên của một đứa bé sơ sinh, nên khi được vài tuổi các em đã biết nói láo ngay mặc dù chẳng có ai dạy cả. Kẻ nói láo là con của Satan vì “nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối” (Giăng 8:44). Khi lớn lên, các em vừa “làm” vừa “học” phạm tội từ cha mẹ và các người lớn khác.
Tội lỗi được di truyền từ đời này sang đời khác vì hạt giống tội lỗi đã có sẵn trong một người ngay khi mới khóc chào đời. Khi quan sát được sự học tội từ nhau, loài người mới sáng tạo ra triết lý “nhân chi sơ tính bản thiện.” Triết lý này cho rằng bản chất loài người là tốt, và tội lỗi có được là do bắt chước từ xã hội. Do đó, con người muốn trở nên tốt cần phải có giáo dục tốt. Điều này chỉ đúng trên bề mặt, vì một xã hội ổn định và tiến bộ cần phải có một nền giáo dục tốt để huấn luyện con người trở nên một công dân tốt, và đặt ra một sự trừng phạt công bình để ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, một nền giáo dục tốt không giải quyết được bản chất của tội lỗi vì nó bắt nguồn từ sự bất tuân Đức Chúa Trời.
Quan hệ của một người với Đức Chúa Trời là nền tảng đời sống tâm linh của người đó, và là yếu tố quyết định để anh ta thuộc về thế giới tâm linh nào – thuộc thiên đàng hay thuộc về địa ngục. Cái vấn nạn của tôn giáo là, thay vì hướng con người về sự tốt lành tuyệt đối là Đức Chúa Trời, lại là một cái cớ để con người chối bỏ Ngài càng nhiều hơn. Thay vì hướng về việc giải quyết bản chất của tội lỗi một cách rốt ráo, loài người giải quyết hiện tượng của tội lỗi qua tôn giáo, nên càng ngày càng lún sâu hơn vào tội lỗi vì càng xa bỏ Đức Chúa Trời. Do đó, càng ngày tội lỗi của nhân loại càng tăng. Thánh Kinh tóm gọm tình trạng của loài người hư mất như sau: “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Ðức Chúa Trời” (Rô-ma 3:10-11).



Đúng vậy, chẳng có một ai tìm kiếm Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng Tuyệt Đối, và loài người là giòng giống ưa thích sự tương đối. Trừ một thiểu số đáp ứng lời Đức Chúa Trời kêu gọi nhân loại trở lại với Ngài, toàn bộ nhân loại nếu không thờ một hình tượng (tượng ông địa, tượng Quan Công, tượng Phật, tượng Quan Âm, tượng Ma-ri, tượng Chúa, hình của một linh mục bị Việt Công giết, hình các “thánh tử đạo,” v.v.) hay thờ một thần tượng (cúng sao, cúng đất, cầu nguyện với Ma-ri, cầu nguyện với các Thánh, cầu nguyện với thần Alah, v.v.) nào đó thì cũng thờ tiền bạc. Nếu họ không thờ lạy tượng thì cũng nhận mình là con cái của khỉ hay con cái của rồng.

Vì bị sinh ra trong sự quên bỏ Đức Chúa Trời - là tác giả của sự sống - nên chỉ phần xác thịt của người sống (tức là biết ăn, uống, ngủ nghĩ, làm việc, sinh hoạt, v.v.), còn phần tâm linh đã cách ly khỏi Đức Chúa Trời. Đây là những cá nhân khi chết đi (tức là phần xác chết đi), không còn một hy vọng nhỏ nhoi nào để được hoà giải với Đức Chúa Trời. Điều khủng khiếp nhất là khi chết linh hồn không tan rã vào cõi hư không, như thân xác tan rã vào trong đất, mà vẫn tồn tại để chờ ngày phán xét: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27).
Vì chỉ chết có một lần nên không còn có một kiếp nào khác để loài người có cơ hội sửa sai.
Điều này thật dễ hiểu và hợp lý, vì nếu đã có một cuộc đời gần một trăm năm để sửa sai, mà vẫn còn làm tội thì nếu có kiếp sau, cá nhân đó vẫn tiếp tục làm tội như trong cuộc đời trước và còn hơn thế nữa.
Chúng ta nhớ rằng tội lỗi càng ngày càng tăng chứ không giảm. Người tu hành biết chắc rằng càng tu càng thấy mình tội lỗi, và càng cố gắng che dấu tội lỗi mình hơn. Mỗi khi đã nhận cho người khác gọi mình là “thầy” là “cha” thì rất khó mà công nhận mình là tội lỗi. Do vậy, đối với người tu hành, ngoài tội lỗi cũ của mình càng ngày càng chồng chất, còn có một tội khác nữa cộng vào. Tội đó là tội giả hình (hay gọi gọi là đạo đức giả).



Nô lệ cho tội lỗi là đặc tính của con người xác thịt (tức là người mà phần tâm linh đã cách ly với Đức Chúa Trời), vì hạt giống của tội lỗi đã được cấy vào khi tinh trùng của cha người đó gặp trứng của mẹ người đó.
Người xác thịt chỉ biết chăm lo về mặt vật chất và “…sự chăm về xác thịt nghịch với Ðức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Ðức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Ðức Chúa Trời” (Rô-ma 8:7-8).
Người xác thịt – ngay cả những người tự nhận là vô thần - biết có Đức Chúa Trời, nhưng chẳng công nhận Ngài (Rô-ma 1:21). Vì vậy, người xác thịt đương nhiên đứng về phía Satan là kẻ “tin Chúa” nhưng chống nghịch Ngài và do đó bị Đức Chúa Trời gọi là kẻ thù của Ngài. Chẳng những vậy, Đức Chúa Trời còn gọi những người không tin Chúa là con cái của Satan để phân biệt với Cơ-đốc nhân (Christian) là con cái của Ngài (I Giăng 3:10).
Con cái có đặc tính của cha mẹ. Con cái của Đức Chúa Trời thì trọng sự thật. Con cái của Satan thì yêu thích nói dối, vì Satan là kẻ nói dối và sát nhân (Giăng 8:44).
Có những “người tốt” có công đức cao trọng, nhưng trong tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời họ vẫn là con cái của Satan (cha của sự nói dối), và là kẻ nói dối - nếu “người tốt” này yêu thích sự nói dối. Có những lời nói dối để tránh mất lòng, nhưng đó vẫn là lời nói dối. Có những lời nói dối được xem là “tốt” như nói dối với bệnh nhân sắp chết là anh ta đang phục hồi, với mục đích trấn an, nhưng nó vẫn là lời nói dối. Khai gian thuế má cũng là nói dối với chính quyền và không vâng phục chính quyền. Làm chứng gian trước toà cũng là nói dối. Con người có quyền từ chối trả lời nếu định rằng câu trả lời bất lợi cho mình. Tuy theo tiêu chuẩn chung trong xã hội, những nói dối đó được xem là “không tội lỗi”, nhưng mỗi khi nói dối, chúng ta mang vào đặc tính của Satan là cha của kẻ nói dối. Đó là một thiên sứ sáng láng, “tin” có Chúa (chứ không phải người “vô thần”), nhưng chống nghịch Chúa.

3- Kết luận:

Toàn bộ thế gian đều phạm tội trong tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Khi phạm tội, thế gian đứng vào phía Satan chống nghịch với Đức Chúa Trời. Vì vậy, toàn bộ thế gian thuộc về vương quốc của Satan, hay nói một cách khác, nó thuộc về hoả ngục mặc dù người thế gian không thấy nó trong thế giới hữu hình. Không thấy được không có nghĩa là địa ngục không có thật!
Sau khi chết, linh hồn của một người chối bỏ sự cứu rỗi của Chúa chờ đợi để được gọi vào sự phán xét sau rốt, rồi bị ném vào hỏa ngục là nơi Satan bị nhốt cho đến đời đời. Đối với những ai, khi còn sống, tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, được thực hiện qua cái chết và sự đổ huyết đền tội thay cho nhân loại của Chúa Jesus trên thập tự giá (và sau đó Phục Sinh), sẽ được Ngài cứu khỏi hỏa ngục, và được đem vào trong sự vinh hiển đời đời.
Chỉ có hai thế giới tâm linh: một là sự sống đời đời, sự sáng, sự vinh hiển, sự thông công/tiếp cận với Đấng Tạo Hóa; hai là sự chết đời đời, sự tối tăm, sự đoán phạt/đau khổ đời đời, sự cách ly đời đời với Đấng Sinh Thành.
Không có một nơi lưng chừng để con người có thêm cơ hội nữa sau khi chết. Câu nói “chết là hết” thật sự phải được hiểu rằng “chết là hết cơ hội”. Chứ không phải là sau khi chết mọi sự kể cả linh hồn đều tan biến vào sự hư không. Không phải vậy.

...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #134 - 01. May 2010 , 08:37
 
 

...



Vị trí của người phụ nữ trong giáo hội Công giáo La Mã

Tác giả Trần Bình Nam

...
 




Lời nói đầu: Vấn đề tu sĩ giáo hội Công giáo vi phạm tình dục tại Boston,  Hoa Kỳ bùng nổ năm 2002. Giáo hội Công giáo đã tìm cách giải quyết, và vấn đề lắng xuống một thời gian. Gần đây vấn đề lại xuất hiện và đụng chạm đến đức Giáo hoàng Benedict về phong cách ngài giải quyết vấn đề vi phạm tình dục của các linh mục trong thời gian ngài còn là Hồng Y. Tờ tuần báo NEWSWEEK số ngày 12 tháng Tư, 2010 qua bài viết “A Woman’s place is in the Church” của bà Lisa Miller đã phân tích cặn kẽ nguyên nhân và hậu quả của vấn đề tu sĩ và tình dục, và phương thức giải quyết. Tôi xin lược dịch sau đây.
** Trần Bình Nam **


          Giáo hội Công giáo La mã là một định chế gồm đa số đàn ông tồn tại lâu đời và vững bền nhất thế giới. Giáo hội đang tìm cách gỉải quyết một vấn đề nội bộ: Một số linh mục vi phạm tình dục với trẻ em và con chiên.
          Trong mấy chục năm qua các vị linh mục tại Hoa Kỳ, Âu châu, Ireland, Brazil và nhiều nơi khác đã gợi tình dục và hiếp dâm trẻ em tại nơi cắm trại, trên xe, trong phòng ngủ hay tại phòng xưng tội. Một số rất ít nạn nhân trẻ em này đã có can đảm tiết lộ với mẹ hay chị. Và một số các bà mẹ, bà chị này đã trình với các vị giám mục xin giải quyết thì đều bị các vị giám mục lờ đi và khuyên nên im đi thì hơn.
          Trước sự vi phạm tình dục trong Giáo hội, người phụ nữ luôn luôn được khuyên bảo nên nhẫn nhục chịu đựng. Họ cầu nguyện xin đức Mẹ cứu giúp cũng không được đáp lại.
          Kết quả, các nam tu sĩ trong Giáo hội được giao phó giải quyết vấn đề tế nhị này bị mất uy tín. Các viên chức tôn giáo này hình  như  không thông cảm được sự đau khổ của con chiên. Tại các buổi giảng đạo nếu cần nói lời xin lỗi con chiên họ đã xin lỗi một cách máy móc.
          Người ta không quên hình ảnh đức Hồng y Timothy Dolan tại Palm Sunday ở New York lên án sự vi phạm tình dục tại giáo đường của ngài với cung cách một ông giám đốc đại công ty (dạy bảo nhân viên). Một đoạn phim YouTube khác cho thấy đức Hồng y Sean Brady tại Ireland, nơi – trong 40 năm liền – có 15.000 trẻ em bị các tu sĩ xâm phạm tình dục thản nhiên bác bỏ mọi lời yêu cầu ông từ chức của con chiên.
          Và mới đây khi tờ New York Times tiết lộ rằng Đức Giáo hoàng Benedict XVI (khi ngài còn là Hồng y Joseph Ratzinger ngồi tại Vatican phụ trách việc giải quyết sự vi phạm tình dục trong Giáo hội) đã không cách chức một linh mục vi phạm tình dục với 200 đứa trẻ điếc tại Winconsin, ngài đã gạt đi và cho rằng báo chí có ác ý. Ngài nói rằng “không vì tin đồn và dư luận mà mất đức tin”. Thái độ chung cho thấy đức Giáo hoàng và  các phụ tá của ngài (Hồng y, Giám mục) chưa hiệp thông với nỗi đau của con chiên.
          Vấn đề cốt lõi không phải là - như nhiều người ngoài giáo hội tin - giáo hội không hiểu nỗi khổ của con chiên vì họ là những người sống độc thân (celibacy) và vì lối sống quá cách biệt quần chúng của họ. Thật ra, lý do chính vì các vị Hồng y và Giám mục sống trong tháp ngà của một giáo hội khép kín theo mẫu mực của thời Tiền Khai Sáng (pre-Enlightenment) trước thế kỷ thứ 18, không bị - và không muốn bị - ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng dân chủ tại Pháp và tại Hoa Kỳ. Về phương diện luân lý Giáo hội đặt quyền lợi của Giáo hội trên quyền lợi của cá nhân và xem sự tiến bộ là một hiện tượng đe dọa Giáo hội. Người Tây phương coi trọng sự tự do cá nhận nên bức rức khi thấy Giáo hội xem sự gắn bó với Giáo hội là trên hết. Hai bên không gặp nhau vì vậy.
          Vì không coi trọng sự tiến bộ xã hội,  Giáo hội không quan tâm đúng mức vai trò của người phụ nữ trong lực lượng sản xuất và những gì phụ nữ đã đóng góp và phục vụ đời sống công cọng. Tại Hoa Kỳ có 30 triệu phụ nữ làm việc toàn thời gian. Tại Âu châu 60 triệu. Cách đây 50 năm, các người chủ chăn các nhánh Tin Lành đã tìm cách ngăn chận bước tiến của phụ nữ nhưng không thành công. Nhóm Lutheran tại Đan Mạch đã cho phép phụ nữ trở thành mục sư năm 1948 . Tại Hoa Kỳ người phụ nữ đầu tiên được phong mục sư năm 1976 thuộc giáo phái Episcopalian. Thế nhưng trong Giáo hội Công giáo các tu sĩ vẫn sống và làm việc như họ đã làm cả nghìn năm nay. Không lập gia đình, không thân mật, không quan hệ nghề nghiệp với phụ nữ, và không hề biết về đời sống gia đình và con cái của con chiên. Và khi một tu sĩ Công giáo rời khỏi xứ đạo, họ càng bị cách biệt trong tháp ngà hơn nữa. Bà Elaine Pagels, giáo sư về tôn giáo tại đại học Princeton nói rằng: “Giáo hội hoàn tòan không quan tâm gì đến sự an toàn của trẻ em (trước sự xâm phạm tình dục của các tu sĩ). Đối với chúng ta đó là một thái độ đứng ngoài sinh hoạt xã hội thật khó giải thích. Nhưng quả thật các tu sĩ giáo hội không muốn sinh hoạt hài hòa với xã hội.”
          Đã đến lúc Vatican thực hiện những gì Giáo hội phán dạy. Công Đồng II họp đầu thập niên 1960 đã có nỗ lực hội nhập lối sống cũ xưa với đời sống mới.
          Qua văn bản của Công Đồng II,  Giáo hội đã công nhận vị trí của người phụ nữ trong xã hộị một cách minh bạch rằng: “Người phụ nữ đã có một vai trò quan trọng trong xã hội như chưa từng có về ảnh hưởng, tác dụng cũng như quyền lực. Do đó đã đến lúc người phụ nữ có thể làm những công tác của Phúc Âm để cứu vãn nhân loại đang đi xuống.”
          Năm 1988, đức Giáo Hoàng John Paul II, trong một lá thư nhan đề Mulieris Dignitatem (On the Dignity of Women – Giá trị cao quý của người  phụ  nữ ) đã đề cao sự quan trọng của người phụ nữ đối với Giáo hội. Tuy nhiên 6 năm sau, ngài không quên nhắc lại Giáo hội chưa thể cho phép phụ nữ thụ phong linh mục.
          Sự khác biệt giữa nguyên tắc và thực tế của Giáo hội quá rõ ràng. Tại Hoa Kỳ 60% người đi nhà thờ là phụ nữ, và số tiền 6 tỉ mỹ kim thu được mỗi năm sau các buổi lễ do đa số phụ nữ cho. Thế nhưng người phụ nữ không có một chỗ đứng nào trong bộ máy quyền lực của Giáo hội. Tại Vatican, số phụ nữ có một chức vụ nào đó có thể đếm trên đầu ngón tay. Phụ nữ cũng rất ít được giữ các chức vụ điều hành quan trọng tại các giáo phận. Và mặc dù số nữ tu nhiều gấp bội số linh mục, ít ai thấy sự có mặt của họ. Đến nổi gần đây khi một nhóm nữ tu lên tiếng về vấn đề cải tổ hệ thống bảo hiểm sức khỏe, dư luận mới nhớ ra là có một tập thể các nữ tu trong Giáo hội.
          Bà Kathleen McChesney, một viên chức FBI có nhiệm vụ điều tra các vụ vi phạm tình dục trong Giáo hội Công giáo sau các vụ tố cáo tại Boston năm 2002 nhận xét rằng: “Tại Vatican không có một phụ nữ nào tham dự vào cuộc điều tra này. Vatican xem đây là chuyện của đàn ông.”
          Tháng Ba vừa qua, bà Kerry Robinson, giám đốc cơ sở National Leadership Rondtable, một cơ sở gồm các nhà kinh doanh Hoa Kỳ lập ra với mục đích thuyết phục Giáo hội áp dụng nguyên tắc kinh doanh vào sự điều hành Giáo hội, đã cùng với một số phụ nữ khác đi Vatican để nói chuyện với các vị Hồng y.  Bà Robinson nói: “Người phụ nữ trẻ tuổi nào trong thế giới kinh doanh cũng có thể nhìn thấy cơ hội thăng tiến của mình. Và họ rất khó chịu khi không thấy một cơ hội thăng tiến nào như vậy trong Giáo hội.  Giáo hội thấy như mình không liên quan gì đến phụ nữ, và do đó thấy không liên quan gì đến con cái của họ.”
          Bà Robinson nhận xét thêm: “Dư luận cho rằng có vấn nạn vi phạm tình dục là vì Giáo hội chỉ toàn đàn ông: đàn ông gây nên tội lỗi, đàn ông che dấu và đàn ông duy trì. Cho nên cách tốt nhất là cho  thêm nhiều phụ nữ vào sinh hoạt của Giáo hội”
          Nhưng để phụ nữ tham gia vào công cuộc bài trừ tệ nạn vi phạm tình dục cũng không phải là phương thuốc hiệu nghiệm nhất. Lịch sử chứng minh rằng người phụ nữ có quyền lực trong tay cũng tàn bạo và hư đốn như đàn ông.
          Nhưng rõ ràng là các giới chức của Giáo hội đã đáp ứng một cách chậm chạp khi vụ vi phạm tình dục năm 2002 tại Hoa Kỳ được phanh phui. Giáo hội đã giải quyết theo cung cách bảo vệ quyền lợi và uy tín của Giáo hội hơn là bênh vực quyền lợi của trẻ em trước công lý.
          Mục sư Marie M. Fortune thuộc nhánh Tin Lành United Church of Christ, người sáng lập Viện Faith Trust Institute nhằm mục đích bài trừ sự vi phạm tình dục của giới tu sĩ nói rằng: “Giáo hội Công giáo có thể đưa các vị linh mục vi phạm tình dục ra khỏi hệ thống Giáo hội và lột áo dòng của họ.” Nhưng Giáo hội không làm như vậy vì Giáo hội là một hội “của đàn ông” cực kỳ bảo thủ sinh hoạt ngoài lề đời sống của con chiên.
          Chúng ta ai cũng biết (và các cuộc nghiên cứu cũng chứng minh như vậy) rằng một nhóm người sinh hoạt riêng biệt, không có cơ chế kiểm soát thì trước sau cũng làm bậy. Trong cuốn sách: “The Company He keeps: A History of White College Fraternities”, ông Nicolas Syrett tiết lộ rằng 70 đến 90% các vụ hiếp dâm tập thể tại các đại học là do các thành viên của các hội toàn nam sinh viên (các Fraternities). Tuy nhiên giáo sư Syrett lưu ý rằng “nam thành viên trong các Fraternities làm tình với bao nhiêu thiếu nữ không ai chê trách, trong khi Giáo hội tuyệt đối cấm đoán tình dục.”
          Ông Syrett kết luận, trong cả hai trường hợp “người đàn ông được khuyến khích để nghĩ rằng họ có uu tiên hơn phụ nữ, và nếu Giáo hội không trừng phạt các tu sĩ vi phạm tình dục thì các trẻ em bị lợi dụng có thể có cảm tưởng rằng những gì các tu sĩ làm chưa hẵn là sai trái.”
          Ông Richard Sipe, một  tu sĩ hoàn tục có 30 năm nghiên cứu và đo lường kết quả của chương trình gíáo dục tình dục của Giáo hội kết luân rằng: “Giới tu sĩ tự cho mình là một tầng lớp riêng biệt có đặc ân.”
          Chúa Jesus không hề dạy rằng vai trò của người phụ nữ đối với Giáo hội của Chúa là thứ yếu. Là chủ chăn của một tập thể nhỏ có tinh thần tiến bộ, Chúa Jesus khuyến khích mọi thành phần tham dự, trong đó có phụ nữ đã có gia đình hay còn độc thân. Và kinh Phúc Âm nói người phụ nữ có một vai trò quan trọng. Phụ nữ  là người đầu tiên chứng kiến Chúa sống lại và rao truyền tin lành lại cho các đệ tử phái nam.
          Người ta tin rằng phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng trong Giáo hội trong thời kỳ sơ khai. Trong một lá thư gởi cho cư dân thành La Mã viết khoảng năm 50, thánh Paul có nói đến phụ tá (deacon) Phoebe, và những phụ tá khác như Prisca, Tryphena và Tryphosa. Toàn là phụ nữ. Trong thư thánh Paul có nhắc đến tên một vị thánh khác (trong 12 vị thánh giúp Chúa truyền bá Phúc Âm) là bà Junia.
          Tuy nhiên nếu cho rằng trong một hai thế kỷ đầu tiên của Giáo hội Công giáo là thời đại hoàng kim của phụ nữ thì hẵn không đúng. Trong thời gian đó, người phụ nữ vẫn được xem là công dân hạng hai cần được đàn ông kiểm soát. 
          Vào thế kỷ thứ hai nhà truyền giáo Clement of Alexandria nói, mặc dù trên thực tế hàng giáo phẩm và ngay cả các đức Giáo hoàng đều có vợ, người phụ nữ có khả năng khơi động tình dục nơi người đàn ông làm cho họ bị liệt vào thành phần mê hoặc người khác vào vòng tội lỗi (như Eve), và đồng lõa với quỹ Satan.
          Vào thế kỷ thứ 12, nỗ lực tách biệt  đàn ông với đàn bà trong Giáo hội hoàn tất. Từ năm 1139 hàng giáo phẩm phải sống độc thân trở thành quy luật. Tại các đại học lớn tại Âu châu, nơi người trí thức Công giáo nghiên cứu triết học, toán học, thiên văn học, khoa học, văn chương và thần học người phụ nữ hoàn toàn bị gạt ra ngoài các sinh hoạt này. Vào thời đó một người phụ nữ chỉ có thể nổi danh khi trở thành một nhà tiên tri hay một nhà thần bí học, và giới giáo phẩm xem người phụ nữ đó là đồ bỏ.
          Giáo sư Kevin Schultz, một sử gia tại viện đại học Illinois ở Chicago giải thích rằng Giáo hội Công giáo chống lại tinh thần cá nhân, cái động lực làm nên cuộc cách mạng Pháp và Hoa Kỳ. Để chống lại tinh thần cá nhân giáo hội Công giáo cho làm sống lại thuyết Thomas Aquinas, đặc biệt điểm ông nhấn mạnh đến sự cần thiết đặt quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi cá nhân, và dùng thuyết  Aquinas để chống lại cái mà Giáo hội gọi là văn minh đồi trụy. Giáo sư Schultz giải thích rằng thuyết Thomas Aquinas “tạo ra tinh thần chúng-ta-và-các-anh (us-versus-them) che chắn Vatican bằng một bức tường thành kiên cố và bí mật làm cho đức Giáo hoàng trở thành môt nhân vật toàn năng”
          Có lẽ cách gỉải thích của giáo sư Kevin Schultz là cách giải thích tốt nhất hiện tượng xa cách giữa Giáo hội và quần chúng tiến bộ. Trong một thế giới mà cá nhân trở thành vô nghĩa trước tập thể, những ý tưởng cứng nhắc – có thể tốt hay xấu - có khi trở thành nguyên tắc của đạo lý .
          Sự nâng Giáo hội lên tầm cao nhất giải thích tại sao một giáo hội có sứ mệnh phục vụ cho người bệnh tật và kẻ nghèo khó lại có thể quyết định không cho phép dùng condom để phòng ngừa sự lây lan của bệnh AID. Nó giải thích tại sao một giáo hội vốn coi gia đình là nền tảng lại có thể cấm các bà mẹ dùng thuốc ngừa thai. Và cũng giải thích tại sao một vị giám mục khi đối diện với một linh mục vi phạm tình dục với trẻ em trong giáo phận của mình có thể ngoãnh mặt đi không báo cáo với cảnh sát.
          Để phá vỡ bức tường cách ly Giáo hội với quần chúng cần làm sống lại tinh thần của Công Đồng Vatican II. Đức Giáo hoàng John XXIII tuyên bố: “Tôi muốn mở rộng cánh cửa sổ Gíáo hội để chúng ta có thể nhìn ra ngoài và con chiên có thể nhìn vào trong.” Và bước đầu tiên là tiếp cận với phụ nữ.
          Hơn 60% tín đồ Công giáo Hoa Kỳ ủng hộ ý kiến phong linh mục cho phụ nữ, nhưng những kẻ bảo thủ vẫn chưa đồng ý. Tại Hoa Kỳ số người tự nguyện đi tu để trở thành linh mục càng ngày càng ít, trong khi có đến 80% phụ nữ làm việc trong các giáo phận, cho nên việc phụ nữ trở thành linh mục chỉ là vấn đề thời gian.
          Bà Eileen McCafferty DiFranc, một trong khoảng 100 người phụ nữ Hoa Kỳ nói rằng nhóm của bà đã được thụ phong linh mục bởi “một vị giám mục của tòa thánh La Mã”. Bà McCafferty đã bị Giáo hội khai trừ, nhưng bà không chấp nhận quyết định của Giáo hội. Bà nói “chúa Jesus không hề nói đàn bà không được làm linh mục”.
          Tại Hoa Kỳ sự vi phạm tình dục tại các giáo phận giảm nhờ hoạt động của nhóm bà McChesne. Bà đã khuyến cáo thành lập tại mỗi giáo phận một ủy ban cố vấn tình dục gồm những chuyên viên và những người thật sự quan tâm đến sự an toàn của trẻ em. Bà McChesney nghĩ rằng các giáo phận trên thế giới và nhất là tại Vatican đều cần có một ủy ban như vậy. Bà nói: “Đức Giáo hoàng Benedict nên có một ủy ban cố vấn không phải chỉ toàn tu sĩ mà nên gồm chuyên viên về vi phạm tình dục đối với trẻ em, chuyên viên điều tra và chuyên viên giải quyết vấn đề.” Và  nếu các chuyên viên này là phụ nữ thì càng tốt.
          Trong chuyến du hành qua Vatican, bà Kerry Robinson khéo léo lưu ý các vị Hồng y rằng từ lâu tại các buổi buổi lễ các linh mục không còn mang các chuyện liên quan đến phụ nữ trong kinh Phúc Âm và trong Cựu Ước ra đọc. Bà ngạc nhiên thấy nhiều vị Hồng y không biết có việc đó. Bà Robinson nói “Các vị Hồng y tham dự các khóa lễ hằng ngày nhưng họ không bao giờ tự hỏi người phụ nữ đi lễ mỗi ngày Chủ Nhật nghĩ gì.”
          Nếu những câu chuyện về phụ nữ trong Kinh Thánh không được nhắc nhỡ tới thì người phụ nữ dần dà sẽ không xem mình là một phần của Giáo hội. Họ sẽ bỏ Giáo hội và mang theo con cái của mình.

Trần Bình Nam (lược dịch)
April 29, 2010
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 ... 17
Send Topic In ra