Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 8 9 10 11 12 ... 17
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33259 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #135 - 02. May 2010 , 22:35
 
Khi nào dân trí cao       


        Dân trí cao khi tất cả mọi người nhận thức đâu là WC

...

Hôm nay, lại một mùa xuân chiến thắng về trên quê hương ta. Khắp nơi, người người ăn mừng ngày giải phóng của quá khứ và những thành tựu phát triển kinh tế vang dội trong hiện tại. Để hướng đến tương lai, anh có đôi lời về vấn đề dân trí.

Như chúng ta đều biết, dân chủ đi sau dân trí, dân trí phải cao thì dân chủ mới thành công. Dân trí cao không hẳn liên quan đến trình độ học vấn. Một người có trình độ học vấn cao có nhiều khả năng cũng có dân trí cao, mặc dù nó không chắc chắn như thế. Nhiều tiến sĩ, phó tiến sĩ vẫn có dân trí rất kém. Ngược lại, người mù chữ vẫn có khả năng có dân trí cao nếu họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ con người cơ bản của mình.

Đảng ta vẫn thường nói dân trí Việt Nam còn kém nên không thể dân chủ được. Vậy dân trí bao cao thì đủ và khi nào? Tuy Đảng ta chưa bao giờ chính thức đưa ra mức độ cũng như lộ trình xây dựng dân trí vì nhiều lý do “kỹ thuật”, nhưng qua vài ngày suy gẫm anh đã đúc kết và có có thể trả lời ngắn gọn như sau:

Dân trí đủ cao để tiến lên dân chủ khi số lượng người biết nhận thức và có can đảm đòi hỏi quyền làm chủ của chính mình đủ lớn.

Hiện nay, trong tình trạng dân trí thấp nên phần đông dân chúng không ý thức được các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, lập hội lập đảng của mình nên Đảng phải đứng ra phụ trách tất cả. Tệ hơn, nhiều thành phần có dân trí cực kém còn tự cho rằng dân trí của bản thân và đồng bào mình còn thấp nên tự nguyện từ bỏ vô điều kiện các quyền tự chủ trên. Thành phần dân trí kém này lại rất hãnh diện về khả năng xem thường dân trí đồng bào mình, coi nhẹ các quyền con người cơ bản mà không biết chính mình là nguyên nhân của dân trí thấp.

Với tình hình dân trí kém như thế thì dĩ nhiên Đảng ta không thể nào để lơ là cho dân tự chủ được. Những thành phần này cần có người suy nghĩ hộ, cần người hướng dẫn phải hô khẩu hiệu gì, hành động bầy đàn ra sao. Nếu không, họ sẽ phải đối diện với những thứ hết sức nguy hiểm như suy luận độc lập, kiểm chứng vô tư không cảm tính, và tự quyết định chính kiến riêng. Những hành động trên có thể gây ra hậu quả khó lương, thậm chí có khả năng sản sinh ra những tinh hoa sáng tạo đột phá có ảnh hưởng cho nền văn minh nhân loại. Đây là những hành động đầy nguy hiểm chỉ có các dân tộc bậc nhất lòai người mới có khả năng, những dân tộc tự ti, tự cho dân trí mình kém như Việt Nam có lẽ phải chờ vài chục đến trăm năm nữa.

Tuy vậy, 35 năm qua, Đảng đã bất đắc dĩ và khổ cực trong nom lãnh đạo đất nước với bao bộn bề lo toang, Đảng đã không ngừng dày công đào tạo đội ngũ thanh niên với tư tưởng cách mạng vững vàng. Nhưng ngược lại, người dân không biết tự chăm lo, bồi đắp dân trí cho mình mà đâm ra ỷ lại trông chờ vào ơn Đảng ban cho.

Đảng đã quá mỏi mệt trong vai trò làm người hầu cho dân, đã đến lúc người dân đứng lên phục vụ Đảng và chính mình. Đã đến lúc mỗi người dân hãy tự ý thức trách nhiệm và khả năng tự chủ của mình. 35 năm là một khỏang thời gian đủ dài để 84 triệu người (trừ 3 triệu Đảng viên) học hỏi và trau dồi trình độ dân trí. Đừng phụ công ơn dưỡng dục, cưu man của Đảng, đừng làm Đảng mất mặt trước bạn bè quốc tế. Nếu Nhật, Nam Hàn, Đài Loan có thể làm được thì dân tộc Việt Nam cũng phải làm được, không thể chay lười đổ lỗi cho chiến tranh mãi được!
Nguồn: blog Tiến Lên XHCN
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #136 - 12. May 2010 , 21:21
 
Bàn chân và đôi giày


Khi sinh ra, nó cũng như tất cả mọi con người khác. Một đứa bé thánh thiện và trần trụi.

Rồi nó tập đứng, ngã lên ngã xuống, ngã rất nhiều nhưng nó vẫn gượng dậy, gồng mình lên và một ngày, nó đã có thể đứng vững. Đứng vững trên đôi chân của chính mình. Lớn thêm một chút, nó chập chững tập đi. Những bước đi đường đời, nhiều sỏi đá và đầy rẫy chông gai.

Đến một ngày, nó nhìn thấy một đôi giày. Một đôi giày thật đẹp, thật xinh xắn và thật ấm áp.

Đồng hành với đôi giày, nó cảm thấy tự tin hẳn lên. Mỗi bước chân dường như trở nên mạnh mẽ,trở nên hiên ngang - những bước chân của sự vững vàng.

Nhưng đến một ngày, nó cảm thấy bàn chân nhói đau. Nó nhìn lại và chợt nhận ra một điều - đôi giày quá chật so với bàn chân của nó.
Nghiến răng, nó cố tiếp bước nhưng càng đi, cảm giác càng nặng nề, đôi bàn chân càng như thắt chặt và đôi bàn chân đau, bàn chân bầm tím. Đến lúc đó nó chợt hiểu rằng, thì ra đôi giày này không phải dành cho nó.

Và lúc đó dẫu thích thú, dẫu quý mến, dẫu thật sự cần thiết… nhưng khi biết nó không dành cho mình, nó vẫn vui vẻ, gượng cười, tháo bỏ đôi giày, để sang một bên và sẵn sàng tiếp bước.

Không còn giày ở bên nữa... bàn chân sẽ phải tự bước đi bằng chính da thịt của mình... dẫu sẽ là "yếu ớt", dẫu có là mỏng manh, dẫu có đau đớn nhưng nó sẽ vẫn tiếp bước. Bước trên đôi chân trần của chính mình, chẳng phải nó từng bước đi như thế, như lúc mới sinh đó sao? Quan trọng là nó đã tìm thấy và lựa chọn cho mình một lối đi, một con đường phù hợp... Bàn chân nay đã tìm thấy một con đường cho chính mình. Và nó sẽ lại bước tiếp cùng với biết bao bàn chân khác trên con đường của cuộc đời, con đường dài hun hút, con đừng đẫy rẫy những chông gai...

Thà chấp nhận đau vì sỏi đá hơn là đau vì sự chịu đựng, vì sự gượng ép… Đau chỉ vì muốn có một đôi giày không vừa vặn và không thực sự dành cho mình.

Có những điều chỉ khi mất đi rồi, người ta mới nhận ra là mình từng có nó và lúc đó, người ta mới biết trân trọng nó.

Cái gì đã vỡ là vỡ... thà nhớ lại khi nó tốt đẹp nhất còn hơn là chắp vá lấy được để rồi suốt đời cứ phải thấy những chỗ vỡ...

Tạm biệt một số thứ... một số thứ từng là của mình nhưng không dành trọn cho mình.

Thôi vậy, hãy cứ để nó trôi theo hướng mà nó cần phải đến... Good Luck!

(st)
Back to top
« Last Edit: 12. May 2010 , 21:22 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #137 - 16. May 2010 , 18:08
 
 

...



Bệnh Anh Hùng

Ðinh Từ Thức

...
 

Bài viết nầy khá hay, chúng ta hãy đọc, suy gẫm, và phổ biến. HP.

   Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc "bệnh Anh hùng".
    Mười năm qua, tôi đã lui tới Singapore bốn lần, nhưng các lần trước ít chú ý về tình hình tại đây. Một tháng ở đó trong lần chót vừa rồi, gặp đúng dịp đảo quốc này kỷ niệm bốn mươi năm ngày độc lập. Cũng trùng với dịp Việt Nam kỷ niệm sáu mươi năm cuộc Cách mạng tháng Tám, khiến tôi có ý định nêu ra mấy nhận xét đáng chú ý giữa Singapore và Việt Nam.
    Không phải chỉ riêng tôi muốn so sánh Singapore với nước mình. Trong thời gian bão Katrina tàn phá, nhà bình luận thời sự nổi tiếng của báo New York Times là Thomas Friedman cũng có mặt ở Singapore. Ông đã viết hai bài trên trang bình luận của New York Times, và có những nhận xét về Singapore. Trong bài báo ngày 14-9, ông viết: “Nếu phải chọn bất cứ nơi nào ở Á châu để trải qua một trận bão, thì nơi đó nên là Singapore”. Friedman nói như vậy, vì so sánh với nỗ lực của Mỹ cấp cứu nạn nhân bão Katrina, Singapore mau mắn và hữu hiệu hơn nhiều khi cứu nạn nhân sóng thần ở Nam Dương vào cuối năm ngoái. Được như vậy, vì trong việc chọn người vào các chức vụ then chốt ở Singapore, người ta không chọn theo tiêu chuẩn bồ bịch, như ông Bush chọn cựu giám đốc cơ quan cấp cứu liên bang (FEMA) Michael Brown, hay “hồng hơn chuyên” theo kiểu Việt Nam. Singapore chọn người theo tiêu chuẩn có khả năng nhất, và ít tham nhũng nhất. Để xứng đáng với khả năng và tránh tham nhũng, họ trả lương rất cao. Thủ tướng lãnh lương gần gấp ba lần tổng thống Mỹ, mỗi năm 1,1 triệu Mỹ kim; nhân viên chính phủ và thẩm phán Tối cao Pháp viện gần một triệu.
    Friedman nhận xét rằng, vào buổi đầu, việc cai trị tốt rất quan trọng tại Singapore, “vì đảng cầm quyền phải giành giựt tâm trí người dân với cộng sản, những người được tiếng là không tham nhũng và ân cần – khiến nhà nước phải cũng như vậy, hay khá hơn”. Thật may mắn cho Singapore, cả phía cộng sản và không cộng sản. Nhờ những người không cộng sản nắm chính quyền mà Singapore được như ngày nay, và phe cộng sản nhờ không cướp được chính quyền nên ngày nay vẫn còn được tiếng là thân dân và không tham nhũng.
    Trong bài thứ nhì vào ngày 16-9, Friedman viết về tình hình giáo dục tại Singapore. Theo ông, “chính quyền tại đây hiểu rằng, trong một thế giới phẳng (cả thế giới có thể thu gọn trong chiếc màn ảnh phẳng của máy computer), công việc có thể chạy đi bất cứ đâu thì khá hơn láng giềng chưa đủ. Cần phải đứng trên mọi người – kể cả chúng ta (Mỹ)”. Một hiệu trưởng cho biết “...Chúng tôi đã nới lỏng đôi chút để cho phép học sinh nuôi dưỡng ý tưởng riêng của mình”, và “kiến thức có thể được tạo ra tại lớp học, chứ không phải chỉ đến từ thầy giáo”. Vẫn theo Friedman, các học sinh lớp bốn và lớp tám tại Singapore đã đạt được điểm cao nhất trong các kỳ thi quốc tế về toán và khoa học do Timss tổ chức. Và sách toán của Singapore đã được trường Mỹ, nơi con gái ông theo học, sử dụng tại Maryland. Trong khi Singapore cố gắng vượt Mỹ về giáo dục, Việt Nam vẫn bắt buộc học sinh từ nhỏ đến lớn, muốn ra trường, phải học những môn “thầy không muốn dạy và trò không muốn học”, là môn “tư tưởng Hồ Chí Minh” và “lý thuyết Mác-Lê”. Ngoài ra, Việt Nam còn phí phạm nhân tài như kiểu tuyển những sinh viên ưu tú, gửi đi nước xã hội anh em Cuba, chịu cảnh đói rách, học những môn không phải sở trường của họ, như kinh tế và computer (theo phóng sự của báo Tiền phong, Hà Nội).
    Bây giờ, xin trở lại âm vang hai lễ lớn của Singapore và Việt Nam. Cùng vào tháng Tám, một bên kỷ niệm 40 năm ngày độc lập (9-8), một bên kỷ niệm 60 năm ngày cướp được chính quyền (19-8). Việt Nam đi trước Singapore đúng 20 năm. Ngoài khác nhau về thời gian, còn khác nhau về người cầm quyền: Việt Nam có Đảng Cộng sản, với lãnh tụ Hồ Chí Minh; Singapore có Đảng Nhân dân Hành động (PAP – People’s Action Party), với lãnh tụ Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu).
    Dân số Việt Nam hiện có 83 triệu rưỡi người. Dân số Singapore chỉ bằng số lẻ của Việt Nam, công dân thực thụ có ba triệu rưỡi, cộng với 700 ngàn người ngoại quốc tới làm việc, là 4,2 triệu. Nhưng Singapore đang sử dụng ba triệu rưỡi máy điện thoại di động, hơn Việt Nam một triệu đơn vị. Số ngoại tệ và vàng dự trữ của Singapore vào năm ngoái là 112,8 tỷ Mỹ kim, trừ đi số nợ phải trả cho ngoại quốc là 19,4 tỷ, nếu chia đều cho dân, mỗi đầu người được khoảng 26 ngàn Mỹ kim. Trong khi ấy, số dự trữ của Việt Nam là 6,51 tỷ MK, nếu trừ đi số nợ ngoại quốc là 16,55 tỷ, tính đổ đồng mỗi người dân phải mang nợ chừng hơn 100 MK. Bao giờ dân Việt Nam đông bằng dân Trung Quốc, số nợ mỗi đầu người phải gánh sẽ giảm xuống còn khoảng 10 MK.
    Singapore chỉ cách Việt Nam hơn một giờ bay, tương đương khoảng cách Sài Gòn đi Hà Nội. Người dân Singapore cùng thuộc giống da vàng, chắc không thể thông minh và chịu khó hơn dân Việt. Singapore lại bị những điều kiện kém Việt Nam, như đất hẹp, không có tài nguyên thiên nhiên, và phải dùng tới bốn ngôn ngữ chính. Nhưng tại sao, độc lập sau Việt Nam 20 năm, ngày nay Singapore nằm trong số những quốc gia đứng đầu danh sách các nước trên thế giới, trong khi Việt Nam nằm chung với các nước dưới cuối? Hình như câu trả lời là chỉ vì hai tiếng “anh hùng” mà thôi.
    Theo dõi Việt Nam kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, hai chữ “anh hùng” được nhắc tới nhiều hơn cả. Trước hết là diễn văn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình vào sáng 2-9: “Nhìn lại những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam 60 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về dân tộc ta, một dân tộc anh hùng... truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam chính là những nhân tố cơ bản, cốt lõi làm nên sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới”. Rồi Chủ tịch “vô cùng biết ơn và cảm tạ các bậc lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, trước khi kết luận: “Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
    Báo Nhân Dân ngày 2-9, qua bài “Hà Nội, 60 năm nhìn lại” viết: “Trải qua 60 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng”. Và viết tiếp: “Ghi nhận những thành tựu của Hà Nội trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Thủ đô Anh hùng”. Bài báo kết luận: “...với truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô phấn đấu hơn nữa, đưa thành phố Hà Nội trở thành thành phố hiện đại, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng.”
    Sài Gòn, đã mất địa vị thủ đô từ hơn ba mươi năm, cũng được tặng danh hiệu anh hùng. Báo Tiền phong Online ngày 2-9 tường thuật: “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Đảng, Chính phủ trao danh hiệu ‘Thành phố Anh hùng’ cho lãnh đạo TP.HCM. Tổng Bí thư nhắc đến truyền thống anh hùng của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu...”
    Tự ca tụng mình là anh hùng chưa đủ, mạng lưới chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 30 -9 đã phổ biến lại bài bình luận của đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 29-8, mượn lời báo Mỹ để tự ca anh hùng: “Ngay ở Mỹ, Báo Bưu điện Washington, một trong những tờ báo có đông độc giả cũng vừa có bài khẳng định, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng này đã khích lệ và tạo nguồn cho hàng triệu người trên khắp địa cầu, kể cả tại Mỹ, đấu tranh chống lại chiến tranh và cường quyền” (“Báo Bưu Điện Washington”, có lẽ là Washington Post, nhưng không nói rõ bài báo xuất hiện ngày nào, nên người viết không thể kiểm chứng).
    Theo dõi Singapore kỷ niệm 40 năm lập quốc, không nghe thấy ai nhắc tới hai tiếng anh hùng. Thủ tướng Lee Hsien Loong (Lý Hiển Long, con Lý Quang Diệu), trong cuộc nói chuyện lâu hai tiếng rưỡi, [1] không có lần nào ông trực tiếp hay gián tiếp nhắc tới công nghiệp của bố Lý, cũng không hề đả động gần xa tới Đảng Nhân dân Hành động, là đảng cầm quyền từ năm 1959. Trong khi ấy, Chủ tịch Trần Đức Lương của Việt Nam, trong bài diễn văn quốc khánh, đã hãnh diện: “Tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, tư tưởng và cuộc đời vẹn toàn của người mãi mãi là ngọn đuốc soi đường, là kho tàng vô giá của dân tộc ta cho hôm nay và cho cả mai sau. Sự cộng hưởng vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam...”
    Chính Hồ Chí Minh khi còn sống, cũng tự nhận mình là anh hùng. Trong dịp viếng đền Kiếp Bạc, nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, họ Hồ đã xuất khẩu thành thơ: “Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng”.
    Trong hai cuối tuần lễ lạt ăn mừng độc lập, Singapore không nói tới thắng lợi, không nhắc tới kẻ thù. Thủ tướng Loong nhấn mạnh: Được như ngày hôm nay là nhờ “nhân dân chúng ta, tư tưởng chúng ta, và hành động của chúng ta. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta đã tạo được một tinh thần Singapore. Chúng ta can đảm nhưng nhân đạo, chúng ta tự tin nhưng không bao giờ tự kiêu”.
    Trong khi đọc diễn văn, có lúc thủ tướng Singapore đã rưng rưng nước mắt, khi nhắc lại kỷ niệm khó quên, xảy ra trong dịp lễ độc lập năm 1968. Thời gian này, Việt Nam đã nổi tiếng thế giới với trận Tổng công kích Mậu Thân, với quyết tâm “giải phóng Miền Nam”, dù phải san phẳng dãy Trường Sơn và hy sinh hàng triệu người. Trong khi ấy Singapore đang bơ vơ, không biết sẽ làm gì để sống. Nước Anh, tuy đã trả độc lập cho Singapore, vẫn còn giữ lại căn cứ quân sự ở Seletar Air Base, hẹn đến năm 1971 mới ra đi. Nhưng đầu năm 1968, Anh quyết định rút sớm, khiến khoảng 150 ngàn dân trực tiếp hay gián tiếp làm cho quân đội Anh bị mất việc. Thu nhập của những người này bằng 20% tổng số lợi tức quốc gia. Singapore họp nhau kỷ niệm lần thứ ba ngày độc lập trong tình huống lo lắng như vậy. Sáng ngày 9-8, trời quang mây tạnh, nhưng trước khi cuộc lễ bắt đầu, mưa đổ tầm tã. Tất cả mọi người cố giữ nguyên hàng ngũ. Đó là niềm hãnh diện về sự quyết tâm, cũng là nỗi xót xa của Singapore trong lịch sử lập quốc của mình. Báo chí Singapore năm nay đã dành nhiều trang lớn, đăng bài vở, hình ảnh và phỏng vấn về lễ kỷ niệm mưa gió này. So với những trận mưa bom đạn mà dân Việt Nam phải chịu từ Bắc tới Nam, trải qua một trận mưa rào nhiệt đới, không bằng chuyện muỗi cắn. Nhưng với những người không muốn làm anh hùng, muỗi cắn cũng đau.
    Trong khi Việt Nam sợ “diễn biến hòa bình”, Singapore chủ trương phải thay đổi, hay là chết. Thủ tướng Loong khẳng định: “Vì thế giới sẽ thay đổi, nếu Singapore vẫn như hiện nay, chúng ta chết”.
    Trong khi Việt Nam cảnh giác về “bọn phản động trong nước”, và những “thế lực thù địch bên ngoài”, Singapore chủ trương xây dựng một “xã hội hợp quần” (inclusive society), thúc đẩy sự tham gia của mọi người trong nước, và sẵn sàng học hỏi từ các nước, kể cả Việt Nam. Thủ tướng Loong kể chuyện: Tôi gặp một nhà vô địch Võ Nam Dương (silat), hỏi ông ta ai là đối thủ đáng sợ nhất tại cuộc tranh tài Á Châu SEA Games? Ông ấy nói Việt Nam. Tôi sốc. Tôi nói Việt Nam biết gì về Võ Nam Dương. Thái cực đạo, Kong fu, hay mấy môn võ cổ truyền Đông phương thì họa may, nhưng silat? Ông ấy nói đúng đấy. Từ con số không, họ bắt đầu học vào năm 1993, với hai huấn luyện viên Nam Dương. Mới đầu, không cơ sở, không vận động trường, không dụng cụ tối tân. Họ lấy mấy ống kim khí, buộc vào nhau thành khung, bọc lại, làm đệm, đấm đá, luyện tập vất vả. Sau vài năm, họ biết khá rồi, cho huấn luyện viên về, tự lo lấy. Bây giờ, họ là vô địch Đông Nam Á, đang nhắm chức vô địch thế giới. Và thứ võ này là môn thể thao hàng đầu ở Việt Nam. Ông Loong kết luận: “Chúng ta cần có một tinh thần như thế”. Học võ mà bắt chước Việt Nam, đúng quá!
    Singapore không có tài nguyên, một chút đất trồng rau cũng không có, ngay nước dùng hàng ngày còn lo thiếu. Tất cả mọi thứ đều phải nhập cảng. Chỉ còn vốn liếng đáng quý hơn cả là con người. Thay vì hy sinh con người để làm anh hùng, hay làm “nghĩa vụ quốc tế vẻ vang” như lời ông Trần Đức Lương, Singapore đã cố gắng chăm sóc và xây dựng người dân của mình để tạo một thành phố tiến bộ kiểu đệ nhất thế giới, nằm trong thế giới thứ ba. Singapore hiện nay là thành phố sạch sẽ vào hàng nhất thế giới. Người ta có thể đi bộ vẹt gót giày khắp phố lớn phố nhỏ, mà không sợ đạp cứt chó như ở Paris. Singapore cũng an ninh vào hạng nhất thế giới. Thẩm phán Tối cao Pháp viện David Souter bị tấn công khi đang chạy bộ gần nhà ở Washington DC, mới 9 giờ tối, vào cuối tháng Tư năm ngoái. Tôi từng bị móc túi ở New York, Paris, và bị người lái taxi lừa khi vừa ra khỏi phi trường Roma, nhưng hoàn toàn yên tâm khi di chuyển ngày hay đêm, đi bộ hay taxi tại Singapore.
    Tuy tinh thần phục vụ của người Singapore hiện nay rất cao, ví dụ người tính tiền tại các chợ hay cửa hàng, mỗi khi trao đổi với khách, đều dùng cả hai tay và kính cẩn cúi đầu, miệng nói cám ơn, nhưng Thủ tướng Loong vẫn chưa hài lòng. Ông than rằng Singapore thiếu văn hóa phục vụ tự nhiên. Ông so sánh với người Thái, người Ấn, người Nhật, người Úc, mỗi khi gặp khách đều có lời chào trước khi vào việc, trong khi người Singapore hỏi ngay là mình có thể giúp gì, hay tệ hơn, là ông hay bà muốn gì. Ông đã coi việc phục vụ như một danh dự, và quyết định nâng cao phẩm chất phục vụ lên hàng quốc sách, trao cho một tổng trưởng chịu trách nhiệm. Trong khi Việt Nam nêu cao khẩu hiệu: “Noi gương Bác Hồ đời đời kính yêu”, khẩu hiệu mới của Singapore là “GST”, chữ đầu của “Greet, Smile and Thank” (CCC – Chào, Cười và Cảm ơn).
    Giống như ông Reagan làm trong mỗi dịp đọc Thông điệp Liên bang, ông Lý Hiển Long đã giới thiệu, và kể những câu chuyện về mấy thường dân đặc biệt. Một trong những người được ông đề cao, là bà cựu thư ký 63 tuổi. Bà này vì hoàn cảnh, đã phải đổi nghề nhiều lần. Cuối cùng, nhận việc lau chùi cầu tiêu, kiếm thêm tiền để dành cho con đi hoc. Con bà không muốn, hỏi bà: Sao má hạ mình quá thấp như vậy? Bà trả lời, chùi cầu tiêu không làm mất nhân phẩm. Làm để sống, đâu có trộm cắp ai. Kết thúc câu chuyện, ông muốn mọi người “biết và tin rằng phục vụ là việc làm danh dự. Không phải là những việc thấp hèn”.
    Qua việc Thủ tướng Singapore đề cao người chùi cầu tiêu, khiến tôi liên tưởng tới chuyện mới xảy ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Trong phiên họp thượng đỉnh cấp quốc trưởng tại Hội đồng Bảo an của khóa họp thứ 60, Đại Hội đồng LHQ ở New York vào ngày 14-9-05, ký giả của hãng Reuters, dùng ống kính nhìn xa, đã chụp được tay tổng thống Bush đang viết một cái note cho Ngoại trưởng Condoleezza Rice ngồi cạnh. Phóng ảnh to lên, đọc được mấy chữ của ông Bush, không phải chuyện sống còn của thế giới, mà là: “Tôi nghĩ rằng tôi cần đi cầu. Liệu có được không?” (I thinhk I may need a bathroom break. Is this possible?). Điều này nhắc nhở mọi người một thực tế là, dù có quyền lực lớn chưa từng ai có được trong lịch sử loài người như ông Bush ngày nay, cũng không thể cưỡng nổi tiếng gọi của thiên nhiên. Vậy thì, hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày, không nên đo bằng tiền bạc hay quyền cao chức trọng, hãy đo bằng chỉ số cầu tiêu.
    Singapore là nơi nhiều cầu tiêu và sạch sẽ nhất thế giới. Washington, DC. nhờ có nhiều bảo tàng viện và đài kỷ niệm, nơi nào cũng đầy đủ cầu tiêu, nên cũng đỡ. Paris tệ nhất, vừa ít, thiếu vệ sinh, lại phải trả tiền. London khá hơn, nhưng vẫn không có nhiều. Tại New York, năm 1990, Trung tâm Công lý Đô thị (Urban Justice Center) đã kiện thành phố vì không cung cấp đủ nhà vệ sinh công cộng. Dù vậy, trải qua ba đời thị trưởng, kể cả thị trưởng nổi tiếng thế giới Giuliani cũng không thỏa mãn được nhu cầu này. Mới đây, ông thị trưởng Bloomberg đã chọn công ty Cemusa của Tây Ban Nha để thiết lập 20 nhà cầu trên đường phố.
    Trong khi ấy, tại Singapore, nhìn chỗ nào cũng thấy dấu hiệu nhà vệ sinh. Tại các tiệm bán hàng lớn, nhà vệ sinh nhiều gấp hai gấp ba lần so với bên Mỹ. Ví dụ tại Tyson Corner, khu thương mại lớn nhất ở ngoại ô Washington, DC., khách của nhà bán hàng vào loại sang Nordstrom, nhiều khi từ tầng này phải qua tầng khác, kiếm mãi mới thấy W.C. Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, trong cả 7 tầng, mỗi tầng đều có bốn nhà vệ sinh, hai nam, hai nữ. Ngoài số lượng, nhà vệ sinh Singapore còn có phẩm chất cao, chỗ nào và lúc nào cũng sạch sẽ. Lần đầu tiên tới Singapore, thấy ở đây đôi chỗ vẫn còn dùng loại bàn cầu kiểu cổ như ở Việt Nam, tuy cũng tráng men sạch sẽ, tôi bèn tìm hiểu, mới biết rằng, vì công chúng có nhiều người vẫn còn thích xài kiểu cổ. Vệ sinh hơn kiểu mới và đỡ phải lót giấy khi ngồi. Ngoài ra, còn cái thú hồi hộp khi sử dụng, phải tính toán, cân nhắc như một cao thủ thể thao, hay một nhà thiện xạ, rót sao cho trúng mục tiêu. Lần chót vừa rồi ở Singapore, tôi vào chỗ đi tiểu tại một tiệm bán hàng trên đường Orchard. Vừa đứng trước bồn, đang còn sửa soạn, chưa kịp trình diễn, đã thấy nước trong bồn tự động xịt cái ào. Nghĩ bụng chắc có trục trặc kỹ thuật. Trình diễn xong, nước tự động xịt lần nữa. Bán tín bán nghi, bèn đứng thử trước mấy bồn khác, thấy cái nào cũng xịt hai lần trước sau như vậy. Tuy đã ở Mỹ ba mươi năm, lúc ấy tôi có cảm tưởng mình như anh nhà quê lần đầu ra tỉnh.
    Bây giờ, xin ghé qua “nước Việt Nam Anh hùng”. Rất tiếc, tôi đã không có mặt tại Việt Nam, để có thể nhận xét tại chỗ, như đối với Singapore. Tuy nhiên, những gì nêu ra sau đây, đều là những tài liệu chính thức đã công bố từ Việt Nam. Theo báo DanTri.com.vn, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì Việt Nam thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Những nơi không nên có nhà vệ sinh, thì lại có, như cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Vẫn theo báo này, một doanh nhân đã khuyên: “Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan hãy tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được... cái W.C cho du khách!”
    Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng công bố cuốn sách “Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam”, dư luận quen gọi là Sách trắng về Nhân quyền. Cuối mục “Bảo đảm quyền về y tế”, sách ghi nguyên văn: “Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%).” Những con số này nói gì? Con số đầu cho biết trong nửa thế kỷ dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chỉ có hơn một phần tư trong số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam anh hùng được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn hơn 50 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn một nửa nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
    Năm ngày sau lễ Độc lập 2-9, từ “thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh hùng” (chữ của báo Nhân Dân), trong khi trả lời một bài phê bình, nhà văn Dương Thu Hương, mới đi ngoại quốc về, nói rằng: “Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”. Thú thật, lúc đầu tôi hơi bị sốc khi đọc câu này. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy chẳng qua cũng chỉ là phản ứng tự nhiên của nhà văn. Đảng đã cầm quyền 60 năm, hy sinh xương máu của vài ba triệu người, hy sinh hạnh phúc của vài ba thế hệ. Kết quả: hơn nửa số nhân dân vẫn không có nổi một hố xí hợp vệ sinh. Vậy, chỉ còn cách dùng ngay mặt kẻ cầm quyền làm hố xí. Chỉ e rằng cách giải quyết này cũng không hợp vệ sinh.
    Sự khác nhau giữa Singapore và Việt nam đã phản ảnh rõ qua lời tuyên bố tiêu biểu của nhà lãnh đạo hai quốc gia trong lễ độc lập của mình. Tuy được xếp ngang với các nước hàng đầu thế giới về nhiều phương diện, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn tuyên bố: “Singapore chúng ta không có một văn hóa phục vụ tự nhiên... chúng ta còn phải cố gắng nhiều để đạt trình độ thế giới...” (In Singapore, we don’t have a natural service culture... we have a long way to go to reach world class...). Trong khi Việt Nam xếp hàng với những nước cuối danh sách về nhiều phương diện, Chủ tịch Trần Đức Lương tuyên bố: “Dân tộc Việt Nam anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới...”
    Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc “bệnh Anh hùng”. Tiếng chuyên môn viết tắt là HOC, do ở tiếng Anh Heroic Obsessive-Compulsiv e disorder. Bệnh HOC hay bệnh anh hùng đáng sợ hơn tất cả các chứng bệnh khác. Người bị các bệnh khác, bao giờ cũng mong được chữa khỏi, và chịu khó chữa trị. Trái lại, người mắc bệnh anh hùng luôn tự hào về căn bệnh của mình, nên không thể chữa.
    Nhiều người thắc mắc, tại sao dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù và hy sinh nhường ấy, vẫn không thể tiến bộ? Nhưng thử hỏi lại, mang trọng bệnh 60 năm, chưa chết đã là may, còn mong chi tiến bộ? Trong dịp kỷ niệm 40 năm độc lập, báo chí Singapore phỏng vấn nhà lãnh đạo lão thành Lý Quang Diệu về tương lai đất nước, ông trả lời: “Chúng ta đã không phung phí 40 năm qua và không lý nào chúng ta không thể phát lên được.” (We’ve not wasted the last 40 years and there’s no reason we can not make this breakthrough) .
    Việt Nam đã phí phạm 60 năm qua, làm sao để phát lên được?
____________ _________ _________ _________ _

[1] Ông nói bằng ba thứ tiếng: Quan thoại, Mã lai và tiếng Anh. Những nhận định trong bài viết này chỉ dựa vào bài diễn văn dài 28 trang bằng tiếng Anh.

...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #138 - 16. May 2010 , 18:25
 
 

...



Kim cương không tì vết

...
 



Có một thương gia nọ rất giàu có và mê đá quý. Một ngày kia, ông không quản gian khổ tìm đến châu Phi-lục địa đen vốn nổi tiếng về các loại đá với ý nghĩa tìm cho mình một viên kim cương hoàn mỹ, độc nhất vô nhị trên đời.

Thương gia được giới thiệu với một người bán đá quý chuyên nghiệp ở đây. Sau một thời gian rất dài săm soi lựa chọn với đủ thứ máy móc dụng cụ, mãi mà ông vẫn chưa tìm được viên nào như ý. Thấy vậy, người bán đá quý lấy ra cho ông xem một viên kim cương hình quả lê rất lớn và có màu đen. Không giống như những viên đá khác, nó trông thật đẹp đẽ và lấp lánh. Người thương gia ngắm nghía hồi lâu rồi nói:

- “Nó có vẻ hoàn hảo thật đấy. Nhưng tôi cần một viên kim cương trong suốt cơ. Màu đẹp nhất đối với một viên kim cương, chỉ có thể là không màu.”
- “Ông nói đúng.”

Người bán đá quý trầm tư gật đầu. Rồi ông đi ra phía sau, lấy lên một chiếc hộp nhỏ. Khi mở ra, bên trong chiếc hộp là một viên kim cương khác. Nó đặc biệt lớn, và được cắt tỉ mỉ đúng kiểu “Heart&Arrow”. Nhưng điều khiến người thương gia bị cuốn hút nhất, chính là màu sắc của viên kim cương này. Nó trong suốt như thể vô hình, và qua đó, có thể nhìn thấu đến tận bên trong. Một màu trắng tinh khiết.

- “Ông sẽ lấy nó chứ?” Người bán đá quý hỏi, và chắc rằng người thương gia cuối cùng sẽ gật đầu, bởi vì đây chính xác là điều mà ông vẫn tìm kiếm. “Đây là viên ngọc trong suốt nhất mà tôi có.”
- “Tôi… Xin lỗi, tôi không thể.” Thương gia trả lời.
- “Tại sao thế??” Người bán đá quý sửng sốt.
- “Viên kim cương này-Thương gia nói-Có những chấm đen li ti bên trong nó. Tôi không thể chấp nhận một viên kim cương có tì vết. Dù thế nào đi nữa, tôi không thể chịu đựng được khi nhìn vào những điểm đen đó.”

… Cuối cùng, thương gia đã phải quay về nước mà không có lấy bất cứ một viên đá quý nào mang theo. Nhiều năm sau đó, ông vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm một viên đá quý hoàn hảo, nhưng ước mơ đó không bao giờ trở thành hiện thực!


Khi nhớ lại câu chuyện này, tôi cảm thấy mình giống hệt như vị thương gia kia, đôi khi cầu toàn đến mức ích kỷ. Tôi từng mơ ước có một người bạn trai trung thực và hết mực chân thành với mình, không bao giờ nói dối mình bất cứ điều gì, giống như một viên kim cương trong suốt vậy.

Nhưng đến khi tôi thực sự có được người đó, tôi lại cảm thấy rằng mình thật bất hạnh khi có một người bạn trai với quá nhiều khuyết điểm như vậy. Người ấy luôn luôn nói thật, kể cả những điều chẳng lấy gì làm dễ chịu. Khi nhìn vào chúng, tôi chỉ cảm thấy ghét hơn là yêu. Và chúng tôi càng ngày càng xa nhau...

Chỉ đến khi tôi nhận ra rằng, vì viên kim cương kia quá trong suốt nên người ta mới có thể nhìn thấu những tì vết bên trong nó; và vì màu trắng mà tôi yêu chẳng thể che giấu được bất cứ điều gì, thì đã quá muộn để có thể nắm giữ điều đó. Màu trắng của tôi đã rời xa tôi mãi mãi…

Chỉ đến lúc đó, tôi mới hiểu rằng, yêu thương thực sự là học cách chấp nhận, ngay cả những điều mà mình cho rằng là những tì vết khó coi.

Vì kim cương thực sự là luôn luôn có tì vết
...





Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #139 - 27. Jun 2010 , 18:36
 

Đảo mất, nước mất thì đã chết ai?




Kim Châm


...


Khi thanh niên sinh viên, văn nghệ sĩ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược cùng thái độ gây hấn thô bạo của họ đối với ngư dân Việt Nam, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã đưa nhân vật quyền lực nhất nhì thành phố là ông Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân thành phố, tới gặp nhóm biểu tình để giải quyết. Khi một thanh niên đặt vấn đề về trách nhiệm của Thành Ðoàn trong việc tổ chức những cuộc biểu tình yêu nước như vậy cho thanh niên. Ông Nguyễn Thành Tài hứa sẽ ra lệnh cho Thành Ðoàn nội trong tuần lễ sau đó phải tổ chức một cuộc biểu tình chính thức, mà theo ông là để nói rõ “quyết tâm của người Việt Nam trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc.” Và ông trấn an thanh niên rằng, “Các anh tin tôi đi. Tại sao tôi tin các anh mà các anh không tin tôi?”

Từ đó đến nay không một ai trong Thành Ðoàn hay trong bất cứ bộ phận nào của nhà nước tổ chức một cuộc biểu tình nào trong tinh thần vừa kể. Không những thế, sau những tuyên bố của ông Nguyễn Thành Tài, nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thẳng tay đàn áp những người lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa, như blogger Điếu Cày, blogger Hồ Lan Hương, đạo diễn Song Chi, cô Phạm Thanh Nghiên,….

Năm 2009, khi giới trí thức lên tiếng phản đối các dự án cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, và gần đây, phản đối việc thuê rừng dài hạn ở nhiều vùng mang tính cách chiến lược của đất nước, nhà nước Việt Nam lại trấn áp, sách nhiễu, bắt giam một số người lên tiếng phản đối, và tiếp tục trấn an dư luận bằng chiêu bài: “Mọi người đừng lo! Đó là chuyện ngoại giao giữa 2 quốc gia, hãy để cho nhà nước lo!”

Nhưng bên cạnh cách hành xử xảo quyệt đó của nhà cầm quyền, cũng có một thực tế không thể phủ nhận được, đó là người dân Việt Nam, với mối bận tâm cơm áo, bận rộn hàng ngày, đa phần thấy rằng chủ quyền và an ninh của đất nước là chuyện xa vời. Có người còn cho rằng, những vấn đề đó, nhất là những quần đảo xa xôi, chẳng ảnh hưởng gì đến mình. Chưa kể đến việc sẽ rước những rắc rối từ phía nhà nước về cho bản thân và gia đình mình. Và để yên ổn an thân thì nên hướng sự quan tâm vào đời sống thường ngày.

Có thật như thế không? Đảo mất thì đã chết ai? An ninh và môi trường thì ảnh hưởng gì đến ai?

Trước mắt, những người bị ảnh hưởng trực tiếp là ngư dân ven biển suốt duyên hải miền Trung. Chỉ trong mấy năm gần đây hàng trăm ghe thuyền đã bị lính kiêm hải tặc Trung Quốc bắt cóc, đâm chìm, cướp bóc. Nhiều người bị hành hạ, giết hại. Cả ngư trường to lớn của ông cha để lại bị thu hẹp lại chỉ còn một khoảng hẹp gần bờ. Nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú của đất nước trong lòng và dưới đáy biển bị cưỡng đoạt. Vùng biển quen thuộc của ông cha để lại là nguồn sinh sống duy nhất của hàng triệu ngư dân ta, nay nguồn mưu sinh này đã mất. Bao gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn….

Tương tự, việc khai thác bauxite trên Tây Nguyên đã cướp đi những diện tích canh tác rộng lớn, cùng bao nhiêu nhà cửa, làng mạc của dân ta. Biết bao người dân đã bị đẩy lùi ra khỏi nơi sinh sống. Rừng xanh bị thu hẹp, không khí bị ô nhiễm bởi bụi độc, đất đai cằn cỗi không thể canh tác… (1). Hàng triệu người sống dọc theo hạ lưu các dòng sông cũng sẽ lãnh hậu quả do nguồn nước bị nhiễm độc khi khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

Nhìn rộng hơn một chút, khi Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài những ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp nói trên, thì các ngành liên quan đến kỹ nghệ đánh cá, các cơ sở, nhà máy sản xuất nước mắm dọc theo các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cá tôm, hải sản là những nguồn thực phẩm giàu đạm tố dinh dưỡng (protein) cho người dân một nước nghèo cũng sẽ ít hẳn đi trong bữa cơm hàng ngày của từng gia đình.

Nghiêm trọng hơn là mối nguy hiểm về mặt an ninh quốc phòng. Nhà nước Việt Nam đồng ý cho công nhân Trung Quốc tràn vào Việt Nam qua con đường xuất khẩu lao động, như đã được chính tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cảnh báo cho giới cầm quyền (2), không chỉ cướp đi công ăn việc làm của dân ta, mà quan trọng hơn, những làng Trung Quốc đã bắt đầu mọc rễ và phát triển ở nhiều nơi, sẽ là những ổ nội ứng cho quân xâm lược đâm vào sau lưng quân dân ta, nếu có chiến tranh xâm lược từ phương bắc. Với tham vọng bành trướng và sự tráo trở của Trung Quốc, đây là những mối nguy rất có thể xẩy ra. Lúc đó, những vùng địa đầu chiến lược của tổ quốc, là thành luỹ, phên dậu che chắn bảo vệ đất nước, đã nằm trong tay người Tàu qua việc cho thuê rừng dài hạn, thì không biết phải mất bao nhiêu máu xương của người Việt đổ ra mới bảo vệ được giang sơn phía sau những thành luỹ thiên nhiên đó….

Nếu nối liền các phân tích trên, hẳn ai cũng thấy được những nguy cơ đã hiển hiện và đã lăn bánh, chứ không chỉ là những cảnh báo. Tác hại của việc dâng đất nhượng biển, cho khai thác bauxite Tây Nguyên, cho thuê đất rừng đầu nguồn, cho lập các khu biệt lập của người ngoài trên đất Việt, v.v… sẽ đổ lên đầu cả nước chứ không chỉ những nạn nhân sinh sống sát cạnh các vùng dâng nhượng. Và lại càng không thể giao khoán chuyện bảo vệ đất nước vào tay giới lãnh đạo hiện tại khi chính họ là kẻ đang cắt xén từng phần đất nước, từ trong bờ đến ngoài biển, để mặc cả quyền lợi với ngoại bang.

Không những thế, những người bán nước hôm nay còn ra sức che đậy, đánh lạc hướng và giam cầm những ai dám vạch ra sự thật. Một sự kiện hiển nhiên nhất là những hiệp định biên giới, biển đảo ký kết từ 10 năm qua nhưng đến nay nhà nước CSVN vẫn dấu nhẹm các bản đồ chi tiết đi kèm với hiệp định. Lý do duy nhất có thể giải thích thái độ lấm lét này là vì họ đã dâng nhượng quá nhiều giang sơn của tổ tiên cho Tàu. Vào tháng 10 năm 2009, trong buổi thuyết trình về biên giới, biển đảo, trước sinh viên phân khoa Quốc Tế, đại học Hà Nội, khi được hỏi về vấn đề bản đồ, Chủ Nhiệm Uỷ Ban Biên Giới Quốc Gia, kiêm thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn vẫn nhẵn mặt nói rằng, do khả năng làm website của Việt Nam còn quá kém nên chưa đưa được các bản đồ lên trang mạng để công bố…. Đây là câu trả lời đầy tính khinh thường trí khôn của sinh viên và người dân Việt Nam; vì chắc chắn ngay lúc này phải có đến hàng trăm ngàn người dân Việt có thể chỉ cho nhà nước cách chụp và đăng các bản đồ này trong vòng vài giờ đồng hồ. Hơn thế nữa, liệu còn có ai tin nổi lời nói của ông Hồ Xuân Sơn không, khi mà ông tướng công an Vũ Hải Triều vừa khoe là ngành của ông đã có trình độ đánh sập hơn 300 trang mạng và blog cá nhân trong năm qua!?

Trở lại với bổn phận của mỗi con dân đối với đất nước. Lịch sử ngàn năm Bắc thuộc và trăm năm Pháp thuộc đã khẳng định nhiều lần: Mất tổ quốc là mất tất cả! Và khi giặc ngoại xâm đã kéo đến cửa thành thì đã quá trễ! Người dân Việt Nam không thể bàng quan, thụ động, phó thác số phận của đất nước – trong đó có bản thân mình – vào tay một nhóm người vô trách nhiệm bằng việc tự lừa dối bản thân rằng: việc mất đất, mất đảo, mất biên giới không ảnh hưởng gì đến cá nhân mình.



(1) Khai thác bô xít Tây Nguyên: 3 vấn đề, 3 kiến nghị
Back to top
« Last Edit: 27. Jun 2010 , 18:38 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Suy Ngẫm
Reply #140 - 02. Jul 2010 , 18:30
 



Đọc để suy gẩm:

Câu chuyện ốc sên


Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

Back to top
« Last Edit: 02. Jul 2010 , 18:31 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Suy Ngẫm
Reply #141 - 04. Jul 2010 , 15:53
 
tặng Tuyết Lan


Ngài Da Lai La Ma nói chuyện với giới học trò trẻ bên Vancouver Canada.

Khoảng 16 ngàn người dự năm 2009.
Ngài mở đâù câu chuyện bằng lời chào:  "Các anh chị em."  "Dear Brothers and Sisters"
Ngài nói chuyện.  Ngài không giảng đạo.

Đại khái dịch như sau:

Các em là hạt giống tương lai.  Thời gian không ngừng chuyển.
Vì vậy phải biết dùng thời gian một cách hữu ích.
Thế kỷ 21 thật tuyệt vời dưạ vào kỹ tuật cùng khoa học phát triển.
Nhưng về phương diện khác, tôi cũng thấy có nhiều
bạo động dữ dội, và có ước lượng  200 triệu người,
những người như chúng ta, sẽ bị chết vì thế.
Thế k̉y này phải là thế kỷ của hoà bình, peace.
  Không còn đối chọi.
Tuy nhiên khác biệt về tư tưởng và bạo động vẫn còn,
không bao giờ hết cả.
Nhưng nào có khác biệt, hã̃y dùng bất bạo động để giải quyết vấn đề.

Thời của các em hãy  dùng lý bất bạo động, common sense,
tình thương, an bình tự tại .  Dựa vào nội tâm an bình này
để làm cho thế giới mới đầy tình thương và hoà bình.
Chúng ta hãy lấy đó làm tiêu chuẩn.
Và các em sẽ là người cầm chìa khoá.
Hãy rải thình thương cùng nụ cười vui tươi tới mọi người.
Tư tưởng xưa của riêng tôi, riêng anh, đã lỗi thời rồi.
Tất cả mọi hữu tình , vật thể đều liên hệ với nhau.

Các anh bây giờ già rồi.  Sắp từ giã.
Các em hãy nghĩ rằng tương lai thế giới đang
nằm trong bàn tay các em.
Hãy dùng trí óc của các em mà  điều tra,
suy luận, tìm tòi, không bao giờ
thỏa mãn và tin vào thầy dạy ở trường hoàn toàn.
Hãy suy nghĩ cặn kỹ.
Đừng để uổng trí óc của mình.

Cám ơn, cám ơn các em.


http://www.youtube.com/watch?v=_z3RFqgntqs&feature=related
Back to top
« Last Edit: 04. Jul 2010 , 15:54 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #142 - 07. Jul 2010 , 22:32
 
  Việt Nam đang bị bán đứng!



Trình Phụng Nguyên

...

Chỉ còn 6 tháng nữa là tới kỳ đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ nay cho tới đấy, ai còn chút tình với quê hương đều không khỏi băn khoăn, thấp thỏm về một tương lai, một tình huống quyết định sự vong tồn của đất nước. Người ta đang hy vọng (còn có không?) vào một điều gì đó.
Nhiều người đang tin tưởng rằng đa số các đảng viên của Đảng -nhất là các đảng viên cốt cán- đều biết rõ và cùng mang những nỗi ưu tư: Rằng người dân đang cầu mong (xin) một sự đột phá tư duy từ những đảng viên, rằng phần lớn những đảng viên tiến bộ sẽ không dễ dàng tiếp tục chấp nhận tuân theo những chỉ thị mù quáng từ trên nữa. Chính xác hơn là dân tộc đang mong mỏi những đảng viên cuả Đảng sẽ không nhắm mắt mà tuân theo những mệnh lệnh của nhóm không qúa 10 người trong trung ương Đảng, tức Bộ Chính trị của Đảng, nữa.
Cứ như cách hành xử trong quá khứ -và với cái đà của hiện tại-, chẳng chóng thì chầy Việt Nam chúng ta sẽ trở thành Quảng… gì gì đó của Trung Quốc. Quốc tế thì đã nhận diện ra và đang rốt ráo cảnh báo về tiến trình của mưu đồ bá quyền thống lĩnh thế giới của Nhà nước Trung Quốc này.
Sự việc đã mười mươi rồi. Việt Nam, nước cận hông của Trung Quốc, đương nhiên (vô phước) là một trong những nạn nhân đầu tiên bị đưa vào qũy đạo của “thiên tai” quái ác này. Tình trạng hiện nay cho thấy sự xâm lược của Trung Quốc -được hiện đại hóa qua cái gọi là sức mạnh mềm- đã theo đoàn công nhân Trung Quốc đang nườm nượp cận chiếm Việt Nam.
Áp lực này là điều tất yếu trong qui trình xâm lăng của Trung Quốc. Vấn đề được đặt ra là dân tộc Việt Nam chúng ta có sẵn sàng đối phó không? và (nếu có) phải chống chỏi thế nào?
Từ sự có mặt hôm nay của các tập đoàn Trung Quốc đang khai thác quặng mỏ như Bauxite ở tây nguyên đến những hợp đồng cho thuê đất rừng đầu nguồn không (chỉ) còn đơn thuần là những bất lợi về kinh tế, độc hại về môi sinh, bừa bãi về qui hoạch nữa, nó đang thể hiện sự phủi tay, bỏ ngỏ về quốc phòng. Việc mất chủ quyền đất nước là trong nay mai.
...

Việt Nam đang bị bán đứng cho Trung Quốc! Đã quá rõ ràng để nói lên tiến độ thôn tính Việt Nam của Trung Quốc đang ở cấp độ nào, và ai đang “vun giậu cho rắn trườn”©. Gần như (cô gái) Việt Nam đang bị bán tháo thân xác cho (đại) Hán. Duyên nợ nào ở đâu ra thế?
Nói rằng toàn Đảng CSVN là chủ chốt hay đã gây ra số phận này thì không đúng (lắm). Nói một cách trung thực nhất: Đó là quyết định hiến dâng chỉ của một nhúm năm bảy người nằm trong trung ương, tức là Bộ Chính trị của Đảng. Thái độ ứng xử của họ về vụ tranh chấp chủ quyển của những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển đông đang là chứng tích lịch sử cho thấy hôm nay, và mãi mãi về sau.
Trong khi quần chúng và dư luận phẫn uất lên án Trung Quốc về hành vi cướp cạn này, thì Bộ Chính trị tìm đủ mọi cách để bưng bít và che đậy nhân dân. Thậm tệ hơn, họ còn bắt bớ, khủng bố những ai lên tiếng phản đối. Người yêu nước muốn nói lên tiếng nói phải lén lút như đang vụng trộm điều gì đó. Nạn nhân điển hình nhất là trang mạng Bauxite, Blogger Điếu cày, Mẹ Nấm, Tạ Phong Tần… đều bị chiếu tướng, bị xử không đẹp mắt không ăn tiền.
Sự bán buôn mang trọng tội phản bội tổ quốc của Bộ Chính trị của đảng CSVN đương nhiên phải có nguồn gốc và lý do: Đó là một sự đánh tháo để đổi chác lấy quyền thống trị mà cốt lõi là tham quyền cố vị và đặc lợi cá nhân. Họ đang đánh đổi chủ quyền đất nuớc để bảo toàn quyền “ăn trên ngồi trốc” của họ trên đầu nhân dân Việt Nam, dù có phải tuân theo sự điều khiển hay làm chư hầu cho Trung Quốc.


Ma mãnh hùa nhau ám tộc tôi
Con lên đầu cưỡi đứa lưng ngồi
Này quan cốt khỉ chuyền tay mói
Kia nghị vong hề gật đãi bôi.
Lý cùn dân chủ dăm ba nghĩa
Trí đụn nhân quyền loạn thứ ngôi
Biết đến bao giờ cho mả rã
Để dân thoát “cái họa ông tôi”.


Do “tức nước” đang đến lúc “vỡ bờ” từ nhiều phía, và vì nhiều nguyên do khác mà báo chí đang đề cập, Bộ Chính trị của Đảng -với lòng dạ tham độc- cũng chỉ còn một con đường duy nhất để hy vọng tồn tại, đó là bám vào trụ “đồng chí”(?) cuối cùng của mình còn đủ mạnh là Trung Quốc, và họ đang rắp tâm làm điều này! Quốc tế tự do có văn minh thì không thể bao che cho thể chế toàn trị độc đảng, thiếu dân chủ và phi nhân quyền hiện nay của Đảng CSVN.
Những ai còn chút máu của dân tộc Việt Nam, cho dù có ở chân trời góc bể nào, đều phải lấy làm vui mừng với ngày 19.06.2010, ngày mà Quốc hội (90% là đảng viên của Đảng) đã biểu quyết bác bỏ dự án “Đường Sắt Cao Tốc” của Chính phủ (cũng là thân mình của Bộ Chính trị) vì lý do vượt quá túi tiền của cả nước có.
Sự kiện này đã phá đi cái thông lệ “gật” của Quốc hội đã có từ muôn thuở. Ở đây đang báo hiệụ sự manh nha của một cuộc cách mạng trong nội bộ đảng CSVN - có chiều hướng đang lớn mạnh- từ một số đảng viên có tâm và có trí nhằm thoát ra khỏi cái tầm chi phối của nhóm dăm bảy người già nua trong Bộ Chính trị hôm nay. Họ (Bộ Chính trị) vừa dã tâm, vừa dốt nát, nhưng cũng lại rất ma mãnh trong việc đàn áp, thâu tóm quyền hành, và trục tư lợi.
Dù rằng một số người khác có kinh nghiệm nhắc nhở đây (có thể) là một đòn phép chỉ nhằm đãi bôi nỗi phẫn uất của quần chúng đang căng như quả bong bóng, nhưng dầu sao đây vẫn là tín hiệu đáng mừng và nên được thúc đẩy.
Từ động thái này, mọi tầng lớp nhân dân đang cố níu lấy niềm hy vọng vào tương lai là sự tiếp tục thay đổi phong cách sinh hoạt chính trị của những đảng viên, những cán bộ, những nghị sĩ còn lương tri này. Người dân hy vọng vào những con người đảng viên tiến bộ sẽ tiếp tục dùng ảnh hưởng, kiến thức, và quyền biểu quyết của mình để đối đáp lại những chỉ thị giáo điều, kém văn minh, phản khoa học từ Bộ Chính trị của Đ ảng CSVN, sẽ rà soát lại những quyết định trái khuấy trước kia đã từng áp đặt vào đất nước một cách quái gở, nguyên nhân đì dân tộc xuống lạc hậu và nghèo đói như hiện nay, lệ thuộc vào ngoại bang.
Những vụ việc đang “sốt” là khai thác quặng Bauxite ở tây nguyên, qui hoạch đập điện ở nhiều vùng, thí điểm hạt nhân ở Ninh Thuận, khai thác dầu khí v.v…, và rất nhiều dư án khác còn có thể bàn thảo và biểu quyết lại để tránh hậu hoạn.
Xã hội Việt Nam cũng đang rất cần được tổ chức lại một hệ thống giáo dục cho hiện đại, đắp một nền móng đạo đức cho nhân bản và xây dựng một hạ tầng xã hội cho an toàn, y tế an sinh, để bảo đảm đời sống và tinh thần của người dân. Tiền bạc thu được từ thuế má của dân thì đang bị vung vít vô tội vạ.
Không ai có quyền bán đứng và o ép dân tộc như thế. Người dân đang trông chờ vào những tiếng nói phản biện mạnh mẽ hơn từ những nghị sĩ Quốc hội, từ những đảng viên lão thành có tiếng nói, từ giới trí thức và cả từ toàn dân nữa.
...

Càng ngày lại càng có nhiều tín hiệu khả quan như của 19 vị đảng viên lão thành, của 38 tướng tá, của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An, của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, của các nhân sĩ trên trang mạng Bauxite và những trang mạng khác ở khắp nơi, trong cũng như ngoài nước, đang lên tiếng.
Kiến nghị của từng nguời thì đã bị vứt vào sọt rác. Tập hợp lại, làm kiến nghị chung và gửi đến Ban Bí thư trung ương Đảng đã có những tác dụng đáng kể.
Giá như từ nay các bậc lão thành (và cả con cháu nữa) thực tế hơn, cùng nhau kẻ trước người sau ôm kiến nghị đi (không chạy) vào thẳng Bộ Chính trị (hay trước Quốc hội lúc đang họp cũng được) và yêu cầu phải được giải quyết một cách rành rọt, dân chủ (xong mới về) thì… thì sao nhỉ?
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #143 - 08. Jul 2010 , 09:59
 
TÂM HỒN VỊ THA
Nguyên tác: ĐẠT LAI LẠT MA
Chuyển ngữ: HT. THÍCH TRÍ CHƠN
(Trích từ cuốn sách “An open Heart”)

---o0o---

Kính thưa các bạn,



Tôi nghĩ rằng mọi người ai cũng ước mong sống hạnh phúc và không thích khổ đau. Tôi cũng tin mục đích của đời sống là thành đạt nguồn hạnh phúc này. Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều có khả năng tu tập, kiềm chế giữ tâm thanh tịnh giống nhau để có hạnh phúc và an lạc. Dù chúng ta giàu hay nghèo, học thức hay ngu dốt; màu da trắng hoặc đen, ở Đông hay Tây phưong, chúng ta đều có chung khả năng đó. Tất cả chúng ta không có gì khác nhau về đời sống tinh thần và tình cảm. Mặc dù vài người trong chúng ta có lổ mũi cao hay lớn hơn và màu da khác nhau, nhưng căn bản về cơ thể vật lý của chúng ta hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt rất ít.



Theo tôi, điều thiết yếu là chúng ta cần ý thức và tự tin rằng chúng ta có khả năng tu tập, hoán cải được cuộc sống của chính mình. Đôi khi gặp khó khăn trong thực tại, chúng ta bi quan nhìn đời và đâm ra thất vọng. Hành động như vậy, tôi nghĩ là sai lầm. Tôi không có điều gì mầu nhiệm để cống hiến cho các bạn. Nếu ai có năng lực huyền bí, tôi không ngại sẽ đến nhờ họ giúp đỡ. Nhưng thực tình mà nói tôi nghi ngờ và không tin những kẻ bảo rằng họ có năng lực siêu phàm. Tuy nhiên, qua nỗ lực tu tập với sự tinh tấn không ngừng, chúng ta có thể thay đổi đời sống tinh thần của chúng ta.



Nếu chúng ta làm chủ được tâm mình, dù phải gặp nghịch cảnh khó khăn, tâm chúng ta vẫn cảm thấy an lạc. Trái lại, khi tâm chúng ta vọng động, bị chi phối bởi sự lo âu, sợ hãi, nghi ngờ hay tham lam ích kỷ thì dù chúng ta có sống bên cạnh những người bạn tốt, hay giữa hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi vật chất, chúng ta vẫn cảm thấy khổ đau.



Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất. Đúng là không thực tế chút nào khi chúng ta tin rằng có thể giải quyết đời sống tinh thần của chúng ta bởi ngoại giới vật chất. Hẵn nhiên các tiện nghi vật chất thực sự cần thiết và giúp rất nhiều cho cuộc sống chúng ta. Nhưng đời sống tinh thần và nội tâm của chúng ta cũng không kém quan trọng, nếu không muốn nói còn cần thiết hơn. Chúng ta nên lánh xa những cám dỗ xa hoa vật chất vì chúng gây trở ngại cho sự tu tập của chúng ta.
Phần đông con người chú trọng nhiều đến những tiến bộ văn minh vật chất và xao lảng các giá trị đạo đức tâm linh. Cho nên chúng ta cần phát triển giữ quân bình giữa đời sống vật chất ngoại giới và tinh thần thuộc nội tâm. Các đức tính tốt của chúng ta có thể nói là những giá trị luân lý nhân bản của con người. Chúng ta nên phát triển và bảo vệ các hành động thiện đó cũng như chia xẻ, mang những điều phúc lợi này đến giúp đỡ cho tất cả chúng sanh. Chúng ta nên tôn trọng quyền làm người của mọi kẻ khác. Do đó chúng ta cần ý thức rằng sự an lạc và hạnh phúc tương lai của chúng ta tùy thuộc vào nhiều người khác trong xã hội chúng ta đang sống.
Tôi mất tự do năm mười sáu, và hai mươi bốn tuổi tôi mất tổ quốc. Tôi làm người dân tị nạn trong bốn mươi năm qua với nhiều trách nhiệm nặng nề. Nhìn lui quá khứ, cuộc sống của tôi đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian này, tôi đã cố gắng thực tập lòng từ bi và phát tâm giúp đỡ cho nhiều người khác. Nhờ có tinh thần lợi tha đó mà tâm tôi cảm thấy an lạc. Một trong những lời cầu nguyện hằng ngày của tôi là:
“Bao lâu thế giới này và chúng sanh còn hiện hữu,
Tôi sẽ mãi còn để giúp đỡ, phục vụ và cúng dường cho họ”
Với tâm nguyện trên đã giúp cho chúng tôi tăng trưởng thêm đạo lực và đức tin trong lý tưởng của tôi là phục vụ cho hạnh phúc nhân loại. Trong cuộc đời hoằng pháp, dù gặp chướng duyên nghịch cảnh khó khăn thế nào, khi nghĩ đến hạnh nguyện này, tâm tôi cảm thấy vô cùng an lạc.
Một lần nữa, tôi cần nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều giống nhau. Một vài người nghĩ rằng đức Đạt Lai Lạt Ma có cái gì khác quý vị. Điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ là một con người như các bạn. Chúng ta đều có Phật tánh giống nhau. Nơi mỗi người, sự phát triển tinh thần không đặt trên nền tảng đức tin tôn giáo. Tôi nghĩ rằng giáo lý căn bản của các tôn giáo đều dạy chúng ta phương cách phát triển đức tánh từ bi, lòng thương yêu giúp đỡ mọi người cũng như ý thức rằng cá nhân chúng ta không có gì quan trọng bằng những kẻ khác. Mặc dù triết lý và hình thức nghi lễ có khác nhau, nhưng bức thông điệp đạo đức chính yếu của mọi tôn giáo đều giống nhau. Đạo giáo nào cũng khuyên chúng ta làm lành tránh ác, nên giúp đỡ thương yêu và tha thứ cho nhau. Ngay cả những kẻ không có tín ngưỡng, họ cũng đề cao và tán dương những giá trị luân lý căn bản của con người.
Khi nhận biết rằng cuộc sống và hạnh phúc của chúng ta do sự hợp tác và đóng góp của vô số người khác, chúng ta nên có thái độ giao hảo thân thiện với tất cả mọi người. Chúng ta thường hay quên điều căn bản này. Ngày nay nhân loại đang sống với nền kinh tế toàn cầu hiện đại; cho nên biên giới quốc gia ngày càng thu hẹp lại. Không chỉ riêng những quốc gia mà ngay cả các châu trên thế giới vẫn phải sống nương nhờ vào nhau. Thực vậy, mỗi chúng ta không thể tách rời độc lập mà tồn tại.
Hãy nhìn kỹ những vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối đầu hiện nay, chúng ta nhận thấy rằng tất cả đều do chúng ta gây ra. Tôi không nói đến các tai trời ách nước mà những cuộc khủng hoảng chính trị hay chiến tranh đẩm máu, phần lớn đều do con người tạo nên; bắt nguồn từ quốc gia chủ nghĩa hoặc tranh chấp biên giới giữa các nước với nhau. Nếu từ ngoài không gian vũ trụ nhìn xuống thế giới này, chúng ta chẳng thấy biên giới gì cả, nhưng duy nhất chỉ là một quả đất nhỏ mà thôi. Vì chúng ta vạch đường ranh giới giữa quốc gia này với đất nước kia, từ đó chúng ta mới nảy sinh ý tưởng phân biệt giữa chúng ta và người khác; sắc dân này với chủng tộc nọ. Khi chúng ta có óc kỳ thị phân chia như vậy, chúng ta khó nhận thấy được thực trạng của vấn đề. Tại nhiều nước ở Châu Phi và gần đây, một vài quốc gia Đông Âu như Nam Tư chẳng hạn, mọi cuộc tranh chấp xảy ra tại đó đều do óc hẹp hòi vì chủ nghĩa quốc gia.
Quan niệm phân chia giữa “chúng ta” và “họ” hầu như không còn thích hợp nữa; vì quyền lợi của dân tộc láng giềng cũng chính là lợi ích của chúng ta. Chăm sóc, nghĩ đến quyền lợi của những người bạn hàng xóm cũng chính là quyền lợi tương lai của chúng ta. Ngày nay, sự thực đơn giản là khi gây tai hại cho kẻ thù thì chính chúng ta cũng bị tổn hại. Tôi nhận thấy rằng do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại và chủ trương kinh tế hóa toàn cầu của các quốc gia siêu cường cùng với sự gia tăng nhanh chóng dân số trên mặt đất khiến cho thế giới chúng ta đang sống ngày càng thu nhỏ lại. Tuy nhiên quan niệm về một thế giới đại đồng “tứ hải giai huynh đệ” (bốn biển là anh em) của chúng ta vẫn chưa thực hiện được bởi lẽ chúng ta đang còn tiếp tục bám víu vào những tư tưởng lỗi thời xưa củ là kỳ thị, phân biệt giữa “chúng ta” và “người khác”, giữa đất nước này với quốc gia kia.
Chiến tranh là một phần của lịch sử nhân loại. Nhìn lui quá khứ, cuộc sống của loài người trên mặt đất, chúng ta thấy rằng vào thời đó, sinh hoạt về kinh tế của các quốc gia, thành phố và ngay cả làng xả đều hoàn toàn độc lập, riêng rẻ với nhau. Trong hoàn cảnh như vậy, sau khi đánh bại tiêu diệt được kẻ thù có nghĩa là chúng ta đã hoàn toàn chiến thắng; cho nên lúc bấy giờ con người chủ trương dùng bạo lực và chiến tranh, mạnh được yếu thua để giải quyết các cuộc tranh chấp là hợp lý. Nhưng ngày nay, sự tồn tại của mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có liên quan mật thiết với nhau. Cho nên theo tôi, việc sử dụng chiến tranh là không mấy thích hợp. Ngày nay, mọi sự tranh chấp và bất đồng ý kiến giữa các nước đều có thể giải quyết tốt đẹp qua những cuộc đối thoại. Đối thoại là phương cách duy nhất hợp lý. Riêng một phe hay quốc gia chiến thắng là điều không mấy hợp thời nữa.
Chúng ta nên giải quyết mọi cuộc khủng hoảng trên thế giới trong tinh thần biết lắng nghe, thông cảm, hòa giải và luôn luôn nghĩ đến quyền lợi của các dân tộc khác. Chúng ta không thể tiêu diệt quốc gia láng giềng cũng như không quan tâm, đếm xỉa gì đến quyền lợi đất nước của họ. Hành động như vậy là chúng ta tự gây đau khổ cho chính mình. Cho nên, tôi nghĩ rằng ngày nay, quan niệm dùng bạo lực để giải quyết cuộc tranh chấp là không đúng. Bất bạo động không có nghĩa là chúng ta tiêu cực trong việc tìm cách giải quyết vấn đề mà trái lại, chúng ta thực tâm muốn giải quyết tốt đẹp cuộc khủng hoảng chính trị đó. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn giải pháp nào không chỉ mang lại lợi ích cho riêng mình. Chúng ta cần tránh hành động gây tổn hại cho quốc gia khác. Do đó, bất bạo động không những chỉ là không dùng đến bạo lực mà chúng ta còn phải có lòng từ bi, nghĩ tưởng đến sự đau khổ của kẻ khác. Chúng tôi mong rằng tư tưởng bất bạo động cần được phổ biến rộng rãi trong gia đình, ngoài xã hội quốc gia, và toàn thế giới. Mỗi cá nhân nên cố gắng đóng góp cho sự phát triển tình thương không bạo lực này.
Làm sao để thực hiện được điều đó? Chúng ta có thể bắt đầu từ chính mình. Chúng ta nên phát tâm từ bi, nhận thức tìm hiểu mọi việc xảy ra từ nhiều khía cạnh. Thông thường khi gặp khó khăn, chúng ta hay xét vấn đề theo thiển kiến riêng của mình. Đôi lúc chúng ta không biết rõ về những phương diện khác của tình hình. Điều này thường dẫn chúng ta đến kết quả giải quyết sự việc không mấy tốt đẹp. Chúng ta cần nhận thức rõ những người khác cũng là một phần của xã hội chúng ta đang sống. Chúng ta có thể nghĩ rằng xã hội là thân thể với chân và tay như các bộ phận của nó. Mặc dù tay khác với chân, nhưng nếu chân đau thì tay phải giúp đỡ. Cùng thế ấy, khi xã hội có điều gì bệnh hoạn không lành mạnh thì chúng ta nên cứu giúp. Tại sao? Vì nó là một phần của thân thể và của chúng ta.
Chúng ta cũng phải quan tâm đến tình trạng môi sinh. Quả đất này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Chúng ta vẫn thường nghe các khoa học gia bảo rằng họ có thể đưa người lên mặt trăng và hỏa tinh. Nếu chúng ta có khả năng thực hiện được điều đó với mọi sự thuận lợi thì rất tốt, tuy nhiên tôi nghĩ việc ấy không dể dàng. Bởi lẻ chúng ta cần phải trang bị một số dụng cụ máy móc để giúp con người có thể hít thở không khí và sống trên đó. Cho nên, tôi nghĩ quả đất xanh tươi của chúng ta đang sống là rất đẹp và thân thương với chúng ta. Nếu chúng ta hủy diệt trái đất hoặc do bất cẩn vô ý, chúng ta gây hư hại cho nó, rồi chúng ta biết đi ở đâu? Cho nên chúng ta cần phải bảo vệ và chăm sóc môi sinh vì nó là quyền lợi thiết yếu của chúng ta.
Sự nhận thức sâu xa và sáng suốt về nguyên nhân gây ra những khó khăn trong đời sống hiện nay có thể giúp chúng ta cải đổi được không khí sinh hoạt trong gia đình. Thực vậy, đôi lúc vì sự hiểu lầm, xích mích nho nhỏ sẽ gây nên trận cải vả ồn ào giữa vợ và chồng hay giữa cha mẹ và con cái. Nếu chúng ta nhận xét vấn đề một cách phiến diện và nóng nảy sẽ dẫn đến sự tranh chấp gây gổ và có thể đưa nhau ra tòa ly dị. Tuy nhiên khi chúng ta bình tĩnh sáng suốt, chúng ta sẽ giải quyết mối bất hòa dễ dàng qua sự thông cảm, khoan dung và tha thứ.
Một vấn đề khác mà chúng ta đang phải đối đầu hôm nay là khoảng cách giữa những nguời giàu và nghèo. Tại quốc gia Hoa Kỳ vĩ đại này, cha ông tiền nhân của quý vị đã xây dựng vững chắc cho nền dân chủ, tự do và bình đẳng giữa mọi công dân. Những quyền căn bản này đã được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Tuy nhiên số người tỷ phú ở Mỹ ngày càng tăng trong khi hạng dân nghèo vẫn nghèo, có người lại nghèo hơn. Trên thế giới cũng vậy, có quốc gia quá giàu, có nước lại nghèo xác xơ. Đây là điều rất đáng buồn. Về mặt luân lý thì tình trạng đó không có gì sai quấy, nhưng thực tế nó là nguồn gốc của sự bất an và khó khăn mà các bạn có thể nhận thấy ngay ở sát nhà của mình.
Ngay khi tôi còn nhỏ, tôi thường nghe người ta ca tụng nói về thành phố Nữu Ước ( New York). Tôi nghĩ rằng nó rất đẹp và giống như thiên đường. Năm 1979, lần đầu tiên tôi viếng thăm New York, ban đêm tôi đang ngủ ngon giấc, thình lình bị đánh thức dậy vì tiếng còi hú. Tôi hiểu rằng chắc có việc gì xảy ra đâu đó, trộm cướp hoặc cháy nhà. Hơn nữa tôi có người anh, nay đã qua đời. Ông kể cho tôi nghe nhiều kinh nghiệm, khi ông ta ở tại New York. Ông sống cuộc đời bình thường và nói rằng người dân ở New York phải chịu đựng nhiều nỗi khổ: nghèo đói, sợ hãi, trộm cướp, bị hảm hiếp và giết chóc v…v…Tôi nghĩ đây là kết quả của nền kinh tế trong một xã hội mà mức sống của mọi người không đồng đều nhau.
Xã hội chúng ta thường xuyên gặp bất an, vì có nhiều người quá nghèo phải đấu tranh lao động cực nhọc mỗi ngày mới kiếm đủ miếng ăn, trong khi những kẻ dư thừa khác lại sống cuộc đời hết sức xa hoa phung phí. Tình trạng xã hội không lành mạnh này đã dẫn đến kết quả là ngay cả người giàu bạc triệu hay bạc tỷ cũng vẫn ngày đêm sống trong âu lo, sợ hãi. Cho nên tôi nghĩ sự cách biệt quá lớn giữa những người giàu và nghèo trong xã hội ngày nay là điều không mấy tốt đẹp.
Trước đây, có một bà thương gia rất giàu ở Bombay (Ấn Độ) đến thăm tôi. Bà ngoại của bà đau bệnh nặng và bà nhờ tôi ban phép lành cầu an cho bà cụ. Tôi trả lời: “Tôi không thể làm chuyện đó”, và nói tiếp: “Bà may mắn sinh ra trong một gia đình phú quý. Đây là kết quả việc làm lành của bà trong quá khứ. Người giàu là những phần tử quan trọng trong xã hội. Bà đã dùng phương pháp tư bản để tích lủy nhiều tiền bạc. Bây giờ bà cần phát tâm bố thí giúp đỡ về giáo dục và sức khỏe cho những gia đình nghèo khổ”. Chúng ta nên áp dụng phương cách tích cực của tư bản chủ nghĩa làm ra nhiều tiền rồi dùng ngân khoản đó để làm các việc lợi ích phước đức giúp cho những người thiếu thốn bần cùng. Theo quan điểm của đạo đức và hành thiện, tôi nghĩ đây là phương cách hay nhất có thể mang lại sự thay đổi và cải thiện xã hội được tốt đẹp hơn.
Hiện nay tại Ấn Độ đang còn tồn tại chế độ phân chia giai cấp. Nhiều dân nghèo thuộc giai cấp hạ tiện thấp nhất vẫn bị khinh miệt xếp vào “hạng người không ai dám đụng tới”. Vào thập niên 1950, cố tiến sĩ Bhimrao Ambedkar thuộc giai cấp này, là một luật sự nổi tiếng, làm bộ trưởng Tư Pháp đầu tiên, soạn ra bản Hiến Pháp của Ấn Độ đã làm lễ quy y Tam Bảo và trở thành một Phật tử. Lúc bấy giờ noi gương ông ta, hàng trăm nghìn người cũng phát nguyện xin quy y Phật, Pháp, Tăng. Mặc dù hiện nay họ tự nhận là Phật tử, nhưng vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Về mặt kinh tế, thực sự họ rất nghèo. Tôi thường bảo họ “Chính quý vị phải nỗ lực cố gắng làm việc với niềm tin để cải thiện đời sống của mình”
Cho nên, đối với hạng người nghèo, gặp cảnh khó khăn, tôi luôn luôn khuyến khích họ nên làm việc, tận dụng mọi khả năng của mình với niềm tin để giải thoát ra khỏi cảnh khốn cùng. Và đối với hạng giàu có, tôi khuyên họ nên chia xẻ giúp đỡ cho những người nghèo.
Vài năm trước, tôi đến viếng thăm một gia đình nghèo da đen tại Soweto ở nam Phi Châu. Tôi hỏi thăm gia cảnh và phương tiện kiếm sống của họ. Sau đó, tôi nói chuyện với một giáo viên. Qua câu chuyện, tôi đồng ý rằng sự kỳ thị chủng tộc là điều không tốt. Tôi bảo ông ta hiện nay mọi công dân da đen ở nam Phi Châu đều được hưởng quyền bình đẳng với người da trắng và hiện giờ ông có nhiều cơ hội học hỏi cũng như tích cực làm việc để tiến thân. Ông nên cố gắng phát triển mọi khả năng của mình. Vị giáo viên im lặng buồn bả trả lời ông nghĩ rằng trí óc của người da đen Châu Phi là kém thông minh. Ông nói: “Chúng tôi không thể nào bằng người da trắng”.
Tôi sửng sốt và rất buồn. Nếu ông ta còn mang trong đầu óc ý tưởng như vậy thì không cách gì cải đổi cái xã hội chậm tiến này được. Không có thể! Và tôi đã cải lại ông, tôi nói: “Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy rằng dân tộc Tây Tạng không khác gì cảnh ngộ của người dân da đen ở đây. Nhưng nếu gặp cơ duyên thuận lợi, chúng tôi vẫn có thể phát triển tốt đẹp. Bằng chứng là chúng tôi sang Ấn Độ tị nạn trong bốn mươi năm và hiện nay dân Tây Tạng chúng tôi trở thành một cộng đồng tị nạn thành công nhất tại đó”. Tôi bảo ông ta rằng: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng. Chúng ta có Phật tánh như nhau! Chúng ta đều là con người. Sự khác biệt màu da là không quan trọng. Quá khứ do sự kỳ thị của người da trắng cho nên quý vị không có cơ hội chứ thực ra thì dân tộc da đen quý ông vẫn có khả năng như người da trắng”.
Cuối cùng, với nước mắt lưng tròng, ông đáp lại tôi trong nghẹn ngào: “Bây giờ tôi tin rằng mọi chúng ta đều giống nhau. Là con người, tất cả chúng ta đều có khả năng như nhau”.
Trong nổi buồn sâu xa, tôi cảm thấy một nguồn an ủi lớn lao vì tôi đã đóng góp được phần nhỏ trong việc cải đổi tâm trạng của một chúng sanh da đen cũng như đã giúp họ phát triển lòng tự tin mà nó sẽ làm nền tảng cho tương lai sáng lạn của dân tộc bất hạnh này. Niềm tự tin là đức tánh rất quan trọng. Làm sao để thành tựu được? Trước hết chúng ta nên nghĩ rằng chúng ta đều bình đẳng với mọi người khác, và tất cả chúng ta đều có khả năng như nhau. Nếu chúng ta bi quan, có mặc cảm nghĩ rằng, chúng ta không thể thành công thì chúng ta rất khó tiến bộ được. Ý tưởng cho rằng mình không có cách gì cạnh tranh hơn kẻ khác là bước đầu tiên dẫn đến thất bại.
Cho nên sự cạnh tranh chân chính mà không làm tổn hại kẻ khác là điều hợp lý. Đây là phương pháp thi đua một cách đứng đắn để tiến bộ. Mặc dù điều quan trọng khi chúng ta dấn thân vào đời mưu sinh với lòng tự tin, chúng ta cần phân biệt giữa tánh khoe khoang kiêu ngạo với đức tánh tốt hãnh diện tự tin nơi mình. Đây cũng là một phần giúp chúng ta tu tập. Chẳng hạn khi tôi có ý tưởng tự cao, nghĩ rằng : «Ồ, mình là nhân vật quan trọng ».Tôi liền tự bảo: «Thực ra tôi chỉ là một con người, một nhà sư, cho nên tôi có nhân duyên tu hành để thành Phật ».
Rồi tôi so sánh tôi với con sâu trước mặt và nghĩ: «Con sâu nhỏ này rất yếu đuối, nó không có khả năng suy tưởng đến vấn đề triết học. Nó cũng không thể phát triển lòng từ bi. Mặc dù tôi có thuận duyên, nhưng ý tưởng tự cao trên của tôi không mấy sáng suốt. Nếu tôi tự phán xét theo quan điểm này, thì con sâu còn thành thực và chất phác hơn tôi.
Khi tôi gặp một người nào, tôi nghĩ tôi không bằng họ, khi tôi nhìn đến ưu điểm của họ. Chẳng hạn họ có mái tóc đẹp. Rồi tôi nghĩ: «Hiện nay tôi sói đầu và từ cái nhìn đó, tôi nhận thấy họ hơn tôi ». Chúng ta luôn luôn có thể tìm thấy ưu điểm nơi một số người khác mà chúng ta kém thua họ. Với ý tưởng khiêm cung này sẽ giúp chúng ta diệt trừ dược tánh kiêu căng ngã mạn.
Đôi khi chúng ta cảm thấy thất vọng đâm ra thối chí và nghĩ rằng chúng ta không thể làm được việc gì cả. Trong tình trạng như vậy chúng ta cần lạc quan tự tin rằng nhất định chúng ta sẽ thành công. Vì nhận biết rằng cái tâm chúng ta không luôn luôn cố định, cho nên chúng ta có thể thay đổi quan niệm khi một ý tưởng mới hiện ra trong tâm trí của quý bạn. Nếu có tánh kiêu căng ngã mạn, chúng ta nên dùng lối suy nghĩ khiêm nhường như tôi đã trình bày ở trên để diệt trừ. Khi có tâm trạng buồn chán, thất vọng ; chúng ta nên tạo nơi cơ hội thuận lợi để cải thiện hoàn cảnh bi quan của mình.
Nếu gặp người đối xử bất công với mình, chúng ta nghĩ nếu có thể chịu đựng được mà không thiệt hại gì lắm thì tốt hơn chúng ta nên vui vẻ chấp nhận. Trường hợp nếu nhận thấy hành động như vậy bất lợi thì chúng ta nên suy xét lại vấn đề với sự bình tĩnh sáng suốt chứ không phải bởi lòng sân hận của mình. Tôi nghĩ hành động với lòng phẫn nộ và giận dữ, chính chúng ta sẽ chuốc lấy buồn phiền nhiều hơn là kẻ khác đã gây ra sự khó khăn cho mình.
Hãy tưởng nghĩ rằng người bạn hàng xóm thù ghét và luôn luôn tạo rắc rối cho bạn. Nếu bạn không kiềm chế được sự nóng giận và có hành động thù hận chống lại họ, bạn sẽ bực mình sinh ra đau bao tử, mất ngủ, rồi bạn sẽ phải dùng đến thuốc an thần. Nếu dùng nhiều thuốc này, thân thể bạn sẽ bị tàn hại. Kết quả là nét mặt bạn luôn luôn không vui và càu nhàu rồi các bạn thân cũng xa lánh không đến thăm bạn nữa. Tóc bạn sẽ dần dần bạc trắng và sức khỏe của bạn ngày càng sa sút. Nhìn bạn như vậy, người bạn láng giềng sẽ rất vui. Sức khỏe của anh cũng không ảnh hưởng gì và anh ta lại còn rất mừng vì mục tiêu phá rầy bạn của anh ta đã thành công.
Trái lại, nếu bạn không để ý gì đến lòng dạ xấu xa của anh bạn hàng xóm, tâm bạn sẽ cảm thấy an lac và hạnh phúc ; nhờ vậy mà sức khỏe của bạn vẫn tốt, tánh tình vui vẻ và có nhiều bạn sẽ đến thăm. Do đó, cuộc sống của bạn ngày càng thành công. Nhìn bạn an nhiên như thế, anh bạn láng giềng chắc không khỏi bực mình. Tôi nghĩ rằng đây là phương cách khôn ngoan nhất để đáp lại tâm địa xấu muốn quấy rầy bạn của anh hàng xóm. Tôi không nói đùa đâu. Trong vấn đề này, tôi có rất nhiều kinh nghiệm, khi gặp nghịch cảnh chướng duyên, tôi thường cố gắng xem như không có việc gì xảy ra. Tôi tin rằng thực hành được như vậy rất hữu ích cho quý vị. Bạn đừng nghĩ rằng lòng tha thứ và tánh nhẫn nhục là dấu hiệu của sự yếu hèn. Trái lại, theo tôi chúng là tượng trưng cho sức mạnh của đạo đức.
Khi phải đối đầu với kẻ thù, cá nhân hay một nhóm người muốn phá hại chúng ta ; chúng ta nên xem đó là cơ hội giúp mình thực hành tánh hỷ xả và hạnh nhẫn nhục. Chúng ta nên phát triển các đức tánh này vì chúng rất cần thiết và hũu ích cho chúng ta. Và duy nhất chỉ khi gặp kẻ thù, chúng ta mới thực tập được các thiện tánh trên. Cho nên từ quan điểm nhận thức này, có thể nói kẻ thù là thầy của chúng ta. Hơn nữa, họ là ân nhân mang phúc lành đến cho quý vị.
Nói tóm, những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta cơ hội tốt nhất và có nhiều kinh nghiệm quý báu để phát triển sức mạnh của tinh thần. Tại Hoa Kỳ, phần đông các nam nữ thanh thiếu niên trẻ tuổi đang thụ hưởng đời sống quá tiện nghi vật chất ; cho nên khi gặp phải một chút khó khăn, họ thường cảm thấy rất khổ sở và liền kêu than. Tôi nghĩ thực là điều hữu ích nếu các bạn biết tưởng nhớ đến quá khứ cha ông của quý vị, những người dân Âu Mỹ, đã chịu đựng biết bao nhiêu gian lao cực khổ, khi lần đầu tiên đặt chân đến lập nghiệp tại đất nước Hoa Kỳ này.

Tôi nhận thấy trong xã hội tiến bộ ngày nay, thực là điều sai lầm khi chúng ta chối bỏ không quan tâm đến các tù nhân phạm tội. Do đó khiến họ mất cơ hội để cải thiện hoàn lương. Họ không có dịp sửa đổi mong trở thành những con người biết sống có kỹ luật và trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng để cứu giúp các tù nhân phạm pháp này, chúng ta nên gửi đến họ những lời khuyên thành thật như sau: «Các bạn là những phần tử trong xã hội của chúng tôi. Các bạn cũng có một ngày mai tươi sáng. Chúng tôi mong rằng quý vị nên sửa đổi những hành động lầm lỗi của mình và tương lai đừng bao giờ tái phạm nữa. Chúng tôi hy vọng quý vị sẽ sống một cuộc đời lương thiện và trở thành những người công dân tốt ».
Tôi cũng rất buồn khi thấy những người mắc bệnh « Aids » bị mọi người trong xã hội ruồng bỏ. Khi chúng ta nhận thức rằng họ là một phần của những người trong cộng đồng chúng ta và nay họ đang đau khổ thì tốt hơn hết là chúng ta nên mở rộng lòng thương để chia xẻ, an ủi và chăm sóc nghĩ tưởng đến họ. Đôi lúc chúng ta quên hẳn, không biết gì đến nỗi khổ đau của những người bất hạnh đang sống xung quanh mình. Tại Ấn Độ, khi du hành bằng xe lửa, tôi thường gặp ở các nhà ga rất nhiều kẻ hành khất và nghèo khổ. Tôi nhận thấy phần đông dân chúng không những quay lưng mà còn hất hủi họ. Đôi khi tôi chảy nước mắt xót xa, nhưng chẳng biết làm sao bây giờ ? Tôi nghĩ khi nhìn thấy cảnh đau lòng đó, chúng ta nên phát tâm từ bi xót thương họ.
Theo tôi, con người sống ham muốn quá cũng không tốt. Tôi nhận thấy những người bạn Âu Mỹ của tôi thường xem tình yêu nam nữ như là điều cần thiết và quan trọng. Họ quan niệm rằng con người sống không có yêu đương thì cuộc đời trở nên buồn tẻ. Chúng ta cần phân biệt giữa tình yêu hay lòng dục vọng thấp hèn với tình thương cao cả muốn giúp đỡ mang hạnh phúc đến cho kẻ khác. Tình yêu trai gái đôi lúc khiến con người trở nên mù quáng, sanh tâm hẹp hòi ích kỷ, không còn sáng suốt để nhìn thấy rõ sự thật, do đó sẽ gây đau khổ cho chúng ta.
Tương tự như lòng thù hận và ganh ghét, sự đam mê dục tình cũng rất tai hại. Chúng ta cố gắng kiềm chế không để cho tình yêu mù quáng làm chủ lòng mình. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không biết yêu thương hay hoàn toàn lạnh nhạt với mọi người. Chúng ta nên hiểu rằng tình thương có hai loại xấu và tốt, ích kỷ và lợi tha.
Đức Phật dạy rằng chúng ta nên thực hành lòng từ bi, mang nguồn vui đến cho mọi người. Mặc dù chúng ta không thể hoàn toàn thay đổi cuộc sống của những người đang gặp cảnh khổ, nhưng trong một vài trường hợp, qua hành động chăm sóc tận tình giúp đỡ và an ủi, chia xẻ những khó khăn, chúng ta có thể làm giảm bớt phần nào những nổi khổ đau của họ.
Sau hết, tôi muốn gửi vài lời đến tín đồ của các tôn giáo bạn cũng như những người không có tín ngưỡng. Khi đọc những dòng này nếu là người có đức tin, bạn có thể nghĩ tới đấng thiêng liêng mà bạn đang kính thờ. Người Công Giáo hãy nghĩ đến Chúa Giê Su, Hồi Giáo nhớ tưởng đấng Allah và suy gẫm về những lời dạy của các vị giáo chủ của mình. Trường hợp nếu là người không theo tôn giáo nào thì bạn nên hiểu rằng tất cả mọi người đều giống nhau, ai cũng ước mong sống có hạnh phúc và không thích khổ đau. Từ nhận thức này, bạn hãy cố gắng phát triển tình thương yêu đồng loại, và điều quan trọng nhất là chúng ta cần có một «tâm hồn vị tha ». Và khi hiểu biết rằng chúng ta là một phần của xã hội loài người thì chúng ta nên cố gắng tu tập để trở thành một con người có tình thương yêu bao la với trái tim rộng mở:
«Nguyện cầu cho người nghèo khổ sẽ được giàu sang,
Những kẻ thiếu thốn bất hạnh sẽ tìm thấy nguồn vui,
Người bơ vơ khốn cùng có nơi nương tựa,
Được sống trong ấm no và hạnh phúc.
Nguyện cầu cho những ai bị khủng bố không còn lo sợ,
Các tù nhân đọa đày được phóng thích tự do.
Mọi kẻ bị đàn áp được ban cho quyền làm người để sống,
Trong tình yêu thương đồng loại của những tâm hồn vị tha”.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Suy Ngẫm
Reply #144 - 08. Jul 2010 , 15:40
 


Đến một lúc ????


Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.

Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.

Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu ngạo chen chân trong một ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để  ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.





Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng  xa rồi. Trong đời người ngắn ngủi chúng ta đã lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại.

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình còn hơn mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một tập quán khô khan, máy móc của đời mình.

Hiểu ra rằng ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, xấu xa của người khác hơn là chính bản thân. Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cầ thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm  bên ngoài mà đó là tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.





Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm. Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì lòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai..
Back to top
« Last Edit: 08. Jul 2010 , 15:41 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #145 - 10. Jul 2010 , 19:15
 
Ở Hay Về Việt Nam?        

Trong phần điểm báo của Đài RFI mới đây, có trích dẫn một phóng sự của báo Le Monde “về làn sóng Việt Kiều về nước để làm ăn sinh sống. Họ là những người đã rời Việt Nam cùng với cha mẹ họ sau năm 1975. Hôm nay, họ đã trở thành người mang quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức, Anh... Họ trở về định cư trên đất nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này.” Câu chủ đề của bài phóng sự của tờ báo lớn của Pháp thiết nghĩ cần phân tích vì liên quan đến một vấn đề nguyên tắc hết sức căn bản, một lằn ranh đã vạch của người Việt hải ngoại đại đa số mang căn cước tỵ nạn CS. Hai yếu tính này người Pháp hay người Mỹ không có cái “tâm Việt Nam” khó mà thể nghiệm, khó mà thấu triệt, lãnh hội được như người Việt hải ngoại: đó là ở hải ngoại hay về VN.
Nhưng trước nhứt cần lướt qua những điểm cốt yếu của bài phóng sự. Bài phóng sự có nhắc đến những con số đáng chú ý. Như có “4 triệu người Việt hải ngoại mà phần lớn trong số họ rời khỏi đất nước sau 30.4.1975”. Hai phần ba Việt Kiều định cư ở Mỹ, tập trung tại bang California. Số còn lại sống ở Tây Âu, đông nhất là ở Pháp (400.000) và Úc châu. Còn ở Đông Âu thì đông nhất là ở Ukraina. 80% trong số họ mang quốc tịch nước sở tại và vẫn giữ được liên lạc với gia đình ở Việt Nam.
Mỗi năm, họ gửi về Việt Nam khoảng từ 6 đến 8 tỷ đô la (tương đương với từ 4.8 đến 6.4 tỷ euro)”.
Như cả thế giới đều biết đại đa số người này là quân dân cán chính VNCH rời khỏi VN để tỵ nạn CS trong một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN, kéo dài rất lâu qua nhiều phong trào: di tản sau khi Saigon sụp đổ, vượt biên đường bộ, đường biên, tỵ nạn chánh trị và đoàn tụ gia đỉnh. Những người biết chuyện không coi mình là “Việt Kiều” vì họ không thừa nhận chế độ CS đang thống trị VN, mà tự coi mình là người Việt hải ngoại đất nước đang bị chế độ CS Hà nội tạm chiếm như người Pháp của Pháp quốc Hải ngoại thời Đức Quốc xã xâm chiếm Pháp.
Còn người gốc Việt ở Đông Âu đa số là người Miển Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa  công tác, lao động, du học ở lại sau khi các nước CS Động Âu sụp đổ.

Theo phóng sự, “làn sóng Việt Kiều về nước bắt đầu từ năm 2000. Hiện tại người ta không xác định được chính xác số Việt Kiều về nước. Theo lời ông Tạ Nguyên Ngọc, Trưởng ban Quốc gia phụ trách về Việt Kiều, thì hiện tại, chỉ biết rằng, năm 2009 có khoản 500,000 Việt Kiều hồi hương, còn cách đây 10 năm là 200,000. Nhưng ông không xác định được cụ thể có bao nhiêu người về để du lịch, bao nhiêu về định cư.”

Điểm này là điểm cần phân tích thấu đáo chữ nghĩa vì tác giả bài phóng sự là người Pháp, không thể đòi hỏi ông ta hiểu người Việt, chữ Việt một cách tinh túy như người Việt. Chữ Việt “đi VN” khác với “về VN”,  chữ “đi” khác với “về”. Đi là đi đến, xong việc rổi về nơi mình ở. Còn về là đi đâu đó rồi trở về nơi mình ở.
Việc ông Tạ Nguyên Ngọc, Trưởng ban Quốc gia phụ trách về Việt Kiều không xác định được cụ thể có bao nhiêu người về để du lịch, bao nhiêu về định cư là cách  nói tránh né, một kiểu chơi chữ nhập nhằng đánh lận con đen, che dấu một sự thật: người Việt hải ngoại đi VN vì nhiều việc chung và riêng trong đó có du lịch như đi Thái Lan, Trung Quốc – thì có, có nhiều nữa là đằng khác. Nhưng nếu nói về VN thì có nghĩa như Pháp, Mỹ ngoại quốc về nước nhà, quê nhà, gia trụ mình đang ở và ở lại luôn như ở quê nhà thì không đáng kể nếu không muốn nói là không.

Đúng như báo Le Monde nói, “phần lớn người trở về vẫn tỏ ra thận trọng. Họ đặt một chân vào Việt Nam, còn chân kia vẫn ở lại nước sở tại. Họ về làm kinh doanh, đông nhất là ở TP.HCM.” .. “Phần lớn những người trở về là giới trẻ thế hệ thứ hai, thứ ba, bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Phương Tây. Họ mất việc làm và được lãnh tiền trợ cấp. Với số tiền đó, họ có thể mở cơ sở để kinh doanh.

“Theo Le Monde, tất cả Việt Kiều đều khẳng định rằng họ trở về không phải để làm giàu, mà muốn cùng đồng hành với sự phát triển của đất nước. Tất cả điều mong muốn sống hết quãng đời còn lại ở Việt Nam. Nhưng tương lai của họ dường như không chắc chắn.”

Nhà cầm quyền CS Hà nội rát cổ kêu gọi đem chất xanh, chất xám về phục vụ quê hương. Mỹ cũng nỗ lực bang giao và giao thương với cựu thù CS Hà nội, nhưng sau 15 năm bang giao và giao thương, cũng không có gì khá lắm đâu. “Về thương mại,  Đại sứ Mỹ Michalak ở Hà nội  cho biết giao thương giữa hai quốc gia ‘đã tăng trưởng 3.300%, và năm ngoái Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam’. ‘Thương mại hai chiều đạt 15,4 tỷ đô la năm 2009. Nhưng Ông nói Hoa Kỳ đang bị thâm hụt thương mại khoảng 10 tới 12 tỷ đôla với Việt Nam
.

Và tin tổng hợp  của truyền thông tiếng Việt hải ngoại chỉ rõ số người Mỹ gốc Việt đầu tư ở VN tỷ lệ thấp hơn các đại công ty của Mỹ.
Chưa thấy người Mỹ gốc Việt nào đem vốn về đầu tư mà đem tiền lời ra khỏi VN an toàn.
Còn số người lớn tuổi đa số được hưởng welfare về chơi trong tháng qua thì có, ở lại thì không vì bị cúp tiền trợ cấp an sinh và y tế.
Ít nghe nói người trẻ nào dọn nhà, cuốn tượng, đem toàn gia đình vợ con về VN vì “mong muốn sống hết quãng đời còn lại ở Việt Nam”.

Nhưng rất thường nghe con cháu các cụ cả và số người ăn theo đua nhau đi Mỹ du học, như lời Đại sứ Mỹ mới nói “trong hơn một thập kỷ qua,Mỹ đã cấp gần 300 nghìn visa cho người Việt nhập cảnh Mỹ  trong đó có gần 40 nghìn sinh viên. Hiện có gần 13 nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ, đưa Việt Nam đứng thứ tám trong số các nước có  nhiều du học sinh ở Hoa Kỳ." Người Việt dù định cư trong lòng văn minh Tây Phương vẩn coi gia đình là nền tảng của con người. Ai cũng thấy tại sao cán bộ đua nhau cho con cái đi du học mà mình đem gia dình về VN làm sao con cái học. Đó là chưa nói CS Hà nội mở kinh tế mà khoá chặt chánh trị, Người Việt hải ngoại sống và làm việc ở các nước tự do, dân chủ cả hơn 30 năm, về mà sống trong môi trường độc tài đảng trị của CS chắc chắn cuộc sống không dễ đâu.

Theo dõi tình hình từ khi CS Hà nội mở cửa cho người Việt đi VN, người đi VN thí có, có nhiều, có nhiều lý do.
Nhưng người về VN, hồi hương dưỡng lão hay lập nghiệp có rất ít, không đáng kể so với tổng số người Việt hải ngoại, có thể nói là không./.


(Vi Anh)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #146 - 11. Jul 2010 , 08:53
 
Quote:
" ... Hai yếu tính này người Pháp hay người Mỹ không có cái “tâm Việt Nam” khó mà thể nghiệm, khó mà thấu triệt, lãnh hội được như người Việt hải ngoại ... "

Đúng vậy, vì không có cái "tâm VN" cho nên ngưòi Pháp hay ngưòi Mỹ dể bị lợi dụng trở thành cái cành cây khô cho kẻ ác trang trí theo ý chúng. Nếu khéo tay chạm trổ thì cùng lắm cũng thành Japanese wooden duck. Đẹp cách mấy mà vô "tâm" thì cũng chỉ để trang trí như cành cây khô mà thôi!
Back to top
« Last Edit: 11. Jul 2010 , 08:57 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #147 - 11. Jul 2010 , 20:27
 
dacung wrote on 11. Jul 2010 , 08:53:
Đúng vậy, vì không có cái "tâm VN" cho nên ngưòi Pháp hay ngưòi Mỹ dể bị lợi dụng trở thành cái cành cây khô cho kẻ ác trang trí theo ý chúng. Nếu khéo tay chạm trổ thì cùng lắm cũng thành Japanese wooden duck. Đẹp cách mấy mà vô "tâm" thì cũng chỉ để trang trí như cành cây khô mà thôi!


Cảm thấy gần với tên đá cứng (phải mình gọi đúng tên rồi không?) vì Eva yêu các loại đá. Eva có viết một truyện cổ tích kể về Khu vườn đá. Rất đồng cảm với dacung với nội dung mà bạn chia sẻ như trên. Eva cũng có một bài viết cũng chỉ còn có đá với mình thôi. Chịu khó nghe mình chia sẻ ha.

  KINH CHIỀU.


người đi mà hái mù sa
tôi về vườn tịnh đón tà huy tôi.
Vai kề có đá mồ côi,
mà nghe chim lạ tụng lời kinh quen.
Qua bờ... (gate...gate... paragate...)
qua bờ với nụ cười sen,
toả hương vô sở,
Chiều ngưng bóng chiều !

Eva
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #148 - 14. Jul 2010 , 07:34
 
Xin gởi đến quý anh chị 1 trường hợp "tự do ngôn luận 1 cách vô ý thức" tương tự để chứng minh sự vô tâm của những kẻ thích khoe khoang, khoác lác. Đúng là 1 điềm lạ cho ACE trên DĐ LVD. Xin tạ ơn Trời "đã support" con, con không cần phải đi đâu xa để tìm dẩn chứng!


Lời người đăng: Xin nói trước là tôi không có ý ủng hộ Obama khi đăng bài nầy, mà chỉ muốn nêu lên 1 trường hợp xử dụng quyền không đúng cách, thế thôi!

"When you compare Obama to Hitler, that to me does a disservice to the Jews who both survived and died in the Holocaust and to the Germans who lived under Nazi regime rule," Blakely said

Billboard linking Obama, Hitler draws complaints


MEREDITH, Associated Press Writer Luke Meredith, Associated Press Writer – Tue Jul 13, 10:30 pm ET

DES MOINES, Iowa – A billboard created by an Iowa tea party group that compares President Barack Obama to Adolf Hitler and Vladimir Lenin is drawing sharp criticism — even from fellow tea party activists who have condemned it as offensive and a waste of money.

The North Iowa Tea Party began displaying the billboard in downtown Mason City last week. The sign shows large photographs of Obama, Nazi leader Hitler and communist leader Lenin beneath the labels "Democrat Socialism," "National Socialism," and "Marxist Socialism."

Beneath the photos is the phrase, "Radical leaders prey on the fearful & naive."

The co-founder of the roughly 200-person group said the billboard was intended to send an anti-socialist message. But Bob Johnson admitted Tuesday that the message may have gotten lost amid the images of fascist and communist leaders.

"The purpose of the billboard was to draw attention to the socialism. It seems to have been lost in the visuals," Johnson said. "The pictures overwhelmed the message. The message is socialism." He said he didn't know of any plans to remove the sign.

But others in the tea party movement criticized the sign.

"That's just a waste of money, time, resources and it's not going to further our cause," said Shelby Blakely, a leaders of the Tea Party Patriots, a national group. "It's not going to help our cause. It's going to make people think that the tea party is full of a bunch of right-wing fringe people, and that's not true."

Blakely also expressed outrage at linking Obama to Hitler, the leader of Nazi Germany who oversaw the killing of 6 million Jews and whose invasions of neighboring countries led to World War II.

"When you compare Obama to Hitler, that to me does a disservice to the Jews who both survived and died in the Holocaust and to the Germans who lived under Nazi regime rule," Blakely said.

John White, an Iowa coordinator of the Tea Party Patriots, said that he can understand the North Iowa group's perception that Obama is "Hitler-esque," but he thinks the billboard is offensive and unproductive. White said that he planned to discuss the matter with national tea party officials.

"I fear they may end up in some kind of trouble over it, because it's basically slanderous," White said. "I don't know that it's the message we want to send. I'd much rather see billboards that say 'Remember in November. Get Out and Vote.'"

The billboard is owned by Waitt Outdoor of Omaha, Neb. Waitt general manager, Kent Beatty, said the company didn't have a problem with the message.

"We believe in freedom of speech," Beatty said. "It doesn't reflect our views, necessarily."

The White House declined to comment on the sign.

One person who welcomed the billboard was Dean Genth, a Democratic activist from Mason City, a city of 30,000 people just south of the Minnesota border, who said he thinks the sign lays bare the views of tea party supporters.

"I welcome them to continue to spew that kind of stuff because I think it's going to do a lot of good for the good Democrats around the state," Genth said.

___

Associated Press writer Julie Pace in Washington, D.C., contributed to this report.

Back to top
« Last Edit: 14. Jul 2010 , 07:57 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Suy Ngẫm
Reply #149 - 17. Jul 2010 , 00:06
 
Người quan trọng nhất cuộc đời



Chuyện xảy ra tại một trường đại học của Mỹ.
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,"Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.

Giáo sư nói, "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ". Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...

Giáo sư nói: "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!" Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.

Giáo sư lại nói: "Em hãy xoá thêm một người nữa!". Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:"Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....

Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!!

Giáo sư bình tĩnh nói tiếp: "Em hãy xóa thêm một tên nữa!" chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn....anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ!
"Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai...
Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?"
Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:"Theo thời gian, cha mẹ sẽ là dời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành,cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!" 
 




Back to top
« Last Edit: 17. Jul 2010 , 00:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 8 9 10 11 12 ... 17
Send Topic In ra