Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 9 10 11 12 13 ... 17
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33258 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #150 - 18. Jul 2010 , 21:21
 
nguyen_toan wrote on 04. Jul 2010 , 15:53:
tặng Tuyết Lan


Ngài Da Lai La Ma nói chuyện với giới học trò trẻ bên Vancouver Canada.

Khoảng 16 ngàn người dự năm 2009.
Ngài mở đâù câu chuyện bằng lời chào:  "Các anh chị em."  "Dear Brothers and Sisters"
Ngài nói chuyện.  Ngài không giảng đạo.

Đại khái dịch như sau:

Các em là hạt giống tương lai.  Thời gian không ngừng chuyển.
Vì vậy phải biết dùng thời gian một cách hữu ích.
Thế kỷ 21 thật tuyệt vời dưạ vào kỹ tuật cùng khoa học phát triển.
Nhưng về phương diện khác, tôi cũng thấy có nhiều
bạo động dữ dội, và có ước lượng  200 triệu người,
những người như chúng ta, sẽ bị chết vì thế.
Thế k̉y này phải là thế kỷ của hoà bình, peace.
  Không còn đối chọi.
Tuy nhiên khác biệt về tư tưởng và bạo động vẫn còn,
không bao giờ hết cả.
Nhưng nào có khác biệt, hã̃y dùng bất bạo động để giải quyết vấn đề.

Thời của các em hãy  dùng lý bất bạo động, common sense,
tình thương, an bình tự tại .  Dựa vào nội tâm an bình này
để làm cho thế giới mới đầy tình thương và hoà bình.
Chúng ta hãy lấy đó làm tiêu chuẩn.
Và các em sẽ là người cầm chìa khoá.
Hãy rải thình thương cùng nụ cười vui tươi tới mọi người.
Tư tưởng xưa của riêng tôi, riêng anh, đã lỗi thời rồi.
Tất cả mọi hữu tình , vật thể đều liên hệ với nhau.

Các anh bây giờ già rồi.  Sắp từ giã.
Các em hãy nghĩ rằng tương lai thế giới đang
nằm trong bàn tay các em.
Hãy dùng trí óc của các em mà  điều tra,
suy luận, tìm tòi, không bao giờ
thỏa mãn và tin vào thầy dạy ở trường hoàn toàn.
Hãy suy nghĩ cặn kỹ.
Đừng để uổng trí óc của mình.

Cám ơn, cám ơn các em.


http://www.youtube.com/watch?v=_z3RFqgntqs&feature=related

Kính chào anh Toàn
TL thành thật xin lỗi anh nhiều  ...nhiều ...nhiều lắm  nhen .... Lâu quá không vào đây ,  Sad nên không biết anh gởi TL trang You tube trong đó có Ngài Da Lai La Ma nói chuyện với giới trẻ  . Anh Toàn biết không , TL đã từng đi nghe Ngài nói chuyện  mấy lần, thấy Ngài sao ung dung tự tại quá đỗi , trên môi luôn sẵn nụ cười bao dung . Em được dạy là "đối người xử vật " luôn có tâm bình đẳng- buông xả ..mọi  chấp trước  ...tâm  an ..tâm bình .... thế giới bình  Vài dòng lẩm cà lẩm cẩm  xin gởi đến anh .  . Thấm thoát thế mà đã gần được 1 năm mấy anh em mình găp nhau bên Cali .... nhanh quá ... TL xin chúc anh Thân tâm thường lạc va mau chóng bình phục
TL -
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #151 - 20. Jul 2010 , 20:46
 
Viên sỏi trắng



Mỗi sáng xả thiền, thầy đều thấy những viên sỏi trắng được sắp xếp gọn gàng ngay lối đi. Ngày một ít. Lâu dần, con đường nhỏ dẫn đến ngôi tịnh thất đã trải đầy thảm sỏi. Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn in trên nền đất, ông khẽ lắc đầu: - Làm sao nó có thể chạy nhanh như sóc vậy chứ.

Thầy ngồi thiền. Ánh nắng ban mai soi bạc cả mảnh y vàng đắp trên người. Không gian sáng lòa mà yên tĩnh. Mùi hoa sói bên hiên ngoài thoang thoảng hương vị của tách trà thơm buổi sớm. Rồi thì con bé thập thò bước vào. Một thân hình khẳng khiu bé nhỏ, xác xơ như chiếc lá úa buổi chiều tàn. Duy chỉ có đôi mắt thơ ngây là còn đọng lại đôi chút long lanh ngời sáng.

Sau khi rải hết bọc sỏi, con bé bước đến ngồi ngay bục cửa gian tịnh thất. Mắt ngước nhìn vị thầy, nó bắt chước theo cách ngồi của người. Mọi hơi thở cử động của nó cũng rất khẽ, rất nhẹ nhàng. Nó lo sợ vị thầy nhìn thấy, dù biết người hiền từ đâu nỡ bắt tội một đứa nhỏ bệnh tật. Con bé chẳng hiểu thầy ngồi như thế để làm gì. Nhưng hình bóng thầy toát lên vẻ uy nghiêm khả kính làm nó cảm thấy thật an lành. Nó phát hiện ra nơi này trong một lần tha thẩn ngang qua, bèn khởi ý tưởng đem trải sỏi dọc theo con đường.

Nhiều tháng rồi vị thầy chưa tiếp cận được với con bé. Nó đến và đi cứ như bóng ma chập chờn lẩn khuất. Khi xả thiền, thầy chỉ thoáng thấy dáng nó bỏ chạy xa xa nơi lùm bụi. Chỉ có những viên sỏi trắng ngày một nhiều thêm trên lối đi. Loại sỏi này thầy nghe nói có rất nhiều bên con suối cạn. Và một hôm thầy cũng lần mò tìm tới...

Con bé mở to đôi mắt khi thoáng thấy tà áo nâu đi ngược lên đồi. Đã lâu lắm rồi, dân trong làng thi thoảng đi qua quăng cho một ít thức ăn để giúp nó không bị chết đói, rồi thôi. Chẳng ai thăm viếng hay hỏi han nó lấy một lời. Lúc nãy, nó đã toan đứng dậy bỏ chạy nhưng đôi chân đau quá. Ánh nắng phản chiếu gương mặt hốc hác xanh xao, để lộ vài vết thâm tím gần mí mắt. Thầy hơi chựng lại khi nhìn con bé đang ngồi bệt dưới đất nhặt nhạnh những viên sỏi với vẻ mặt hốt hoảng. Như kịp hiểu ra điều gì, thầy bước tới ngồi xuống cạnh nó rồi dịu dàng hỏi:

- Sao lâu nay con không tới trải sỏi. Con bị bệnh à?
Con bé chưa hết ngơ ngác. Nó không hiểu hay không biết trả lời thế nào. Thầy vẫn ôn tồn:
- Con bị bệnh phải không? Sao lại ở đây một mình? Ba mẹ nhà cửa con đâu?
Con bé đưa tay chỉ căn chòi lá bên khu đồng mả. Qua giây phút ngỡ ngàng, con chim nhỏ bắt đầu cất tiếng. Nó cố gắng bật ra từng tiếng một, giọng ngọng nghịu đến khó nghe: - Mọi... người nằm... ở  đó. Không còn ai cả...
Thoáng lạ lùng, rồi thầy cũng đoán hiểu trong nỗi ngậm ngùi xót xa. Thầy nhìn vào đôi mắt thâm tím của nó: - Đôi mắt con bị sao thế này?
- Hôm trước... con sợ.. sợ thầy… bắt gặp... nên chạy... té.
- Hừ! Chắc là đau lắm? Thầy có làm gì đâu mà con phải sợ đến như vậy? Con ở đây một mình rồi ăn uống thuốc men làm sao? Không thể như thế này được. Để thầy đưa con về tịnh thất chăm sóc.
Con bé yên lặng quay nhìn ra đồng mả. Mắt nó rươm rướm ngấn lệ.
- Con tên là gì? - Thầy vẫn nhỏ nhẹ.
Giây lâu con bé mới lắp bắp trả lời: - Con tên… A Lin. Mà không... Con là... Sỏi Trắng.
Thầy cười, cố ý nhại theo: - Đó là tên sao, Sỏi Trắng?
Con bé lại lắc đầu. Dường như nó chẳng biết gì hơn nữa. Cả với cái tên của mình.
Đá sỏi trơ gan cũng phải mềm lòng khi bước chân người tìm đến. Suối ngàn róc rách. Chim hót oanh ca. Gió ngàn vi vu bên những tàn cây lá đổ tạo nên bản hợp xướng không lời nơi chốn rừng xanh êm ả. Nhiều năm rồi, dòng suối cạn được nạo vét, hình thành một dòng chảy bất tận qua các xóm làng ven núi. Cây trái sum suê đã làm thay đổi hẳn bộ mặt một vùng đất vốn nổi tiếng khô hạn lâu nay.

Chính vị thầy đã tìm ra mạch nước ngầm từ trên một đỉnh thác cao. Sau đó thầy huy động dân làng đục đá, nạo vét lòng suối để cho dòng nước được thông nguồn tuôn chảy. Con suối hồi sinh. Dân quanh vùng tìm đến phát nương làm rẫy. Nhà cửa đông dần. Nhiều con đường được mở ra. Vị thầy cũng dời am thất về bên bờ suối. Con đường từ tịnh thất của thầy đi qua các dãy nhà đều trải đá sỏi. Mấy ngôi mộ bên bờ suối cũng được xây lăng, trồng hoa. Riêng mộ của Thiện Duyên mọc dày đặc các loại cỏ chỉ. Phía trên đặt khung gỗ lớn viết mấy hàng thư pháp. Nét chữ nhỏ mà tiêu phóng như dàn trải cho đời bao ước mơ thầm lặng...

“Khi người ta ném viên sỏi vào nước dù rất nhỏ, nó cũng tạo nên vài gợn sóng. Khi đã gieo vào lòng mình chút duyên lành, nó cũng sẽ kết tinh nên những hạt mầm tươi đẹp cho sự sống muôn đời tiếp nối”.

Một lần thầy giảng cho con bé nghe về dòng suối thanh lương có thể rửa hết muộn phiền đau khổ, thầy nói câu ấy và con bé ghi nhớ. Rồi nó đọc lại cho người tạo cây cảnh khu vườn viết thư pháp lên gỗ. Khi con bé mất, thầy đặt mảnh gỗ thay cho mộ bia tưởng niệm. Con bé ra đi lặng lẽ với cõi lòng mãn nguyện. Cuối cùng nó cũng nhận chân ra được chân lý cuộc sống. Nó không còn cô độc giữa đời, cũng không có gì lưu luyến hay giận hờn phiền trách. Thầy hay kể cho nó nghe chuyện cậu bé nhà nghèo cúng nắm đất cho Phật mà được vô lượng phước điền về sau: “Dù nghiệp duyên con phải trả trong kiếp này. Nhưng con vẫn còn đó chút căn lành là được gần gũi quý thầy lại thích nghe pháp. Hơn nữa con cũng biết tạo công đức cúng dường khi đem rải sỏi quanh tịnh thất của thầy. Sau này dù sanh ra ở đâu con đều được an lành với phước báo đã tu tạo.”

Thiện Duyên là pháp danh thầy đặt cho Sỏi Trắng. Tâm hồn con bé từ một dòng suối khô cạn, bỗng gặp được duyên lành, để từ đó bao mạch nước trong xanh lại dạt dào tuôn chảy.

... Sỏi Trắng không quá ngu ngơ như thầy nghĩ. Cuộc sống cô độc giữa rừng xanh, sự xa lánh của con người làm cho nó e ngại cả khi nghe tiếng lá cây xào xạc. Cha mẹ Sỏi Trắng cùng mắc chứng bệnh phong nên bị người trong bản làng xua đuổi. Họ trôi dạt về ngọn đồi khô cằn này sống lẻ loi xa cách. Dân ở đây không quá kỳ thị, nhưng người ta vẫn tránh đến gần. Khi họ mất, dân làng đến lo chôn cất. Tuy vậy không ai muốn lãnh nuôi đứa bé. Không còn người thân, Sỏi Trắng chỉ biết sống âm thầm bên ngách cửa rừng với chút ít lương thực mà người trong làng mang đến. Khi con bé ra đời, cha mẹ nó ắt hẳn đã nhìn những viên sỏi nhỏ xinh xinh bên bờ suối mà gọi tên con...
- Thầy sẽ mở một trạm xá cứu chữa chăm sóc cho người bệnh. Trước mắt là cho con bé Sỏi Trắng.
Thầy nói với dân làng như vậy. Sau đó thầy đến bên bờ suối chặt cây đốn tre dựng lên một am thất nhỏ. Hằng ngày Sỏi Trắng vẫn thích làm công việc của mình là quanh quẩn bên bờ suối lượm sỏi đem rải quanh ngôi tịnh thất mới. Mỗi sáng sau khi xả thiền, thầy cũng xuống suối nạo vét đem sỏi lên trải đường. Bao lần đứng nhìn con suối cạn, lòng thầy cứ băn khoăn suy nghĩ. Thầy thường đi sâu vào trong rừng tìm cỏ thuốc. Và rồi một hôm lòng nhiệt thành của thầy cũng được đền đáp khi phát hiện ra thác nước ở tận rẻo núi cao. Thầy nhận ra đây là nguồn nước từng đổ về dòng suối cạn. Do mưa bão lớn lấp đá ngăn mất đầu nguồn, từ đó mà dòng suối bị tắc nghẽn.

“Bồ Tát cùng chư Thiện thần sẽ bổ xứ cho đệ đến một nơi nào đó để hoằng pháp.”
Ngày trước khi nghe mấy sư huynh nói vậy thầy chỉ cười. Phật bổ xứ chắc cũng có ngoại lệ. Xưa nay thầy quen việc đến đi trong cõi tạm. Đâu đâu cũng chỉ dừng chân ít lâu. Có khi tĩnh tọa tham thiền, có lúc ngao du sơn thủy. Đời tu sĩ thích trải lòng cùng sông núi thiên nhiên, thầy chẳng quan tâm hay vướng bận một nơi nào. Vậy mà gió mưa không lay chuyển nổi tảng đá giữa trời xanh, nhưng khe suối cạn nơi heo hút đã làm chùn bước chân đời du phương ẩn sĩ.

Vũ trụ bao la nên ẩn chứa bao điều kỳ diệu. Câu chuyện về con suối cạn đã thông thương dòng chảy không chỉ mang lại sự sống cho người dân quanh vùng, mà cũng thắp lên ngọn lửa về niềm tin chơn lý đạo mầu. Mang ơn người tìm ra dòng nước trong lành, lại ghi nhớ công đức người khai sáng nguồn tâm, từ đó dân lành sống hòa thuận yên vui thấm tình đạo vị.

Thầy đã lấy nơi đây làm trụ xứ hành đạo. Người đã làm nhiều điều lợi ích dân sinh, nhưng lại không thể cứu chữa căn bệnh nan y cho Sỏi Trắng. Người đệ tử đầu tiên được thầy quy y. Cỏ dại đã theo về cùng đất lạnh, nhưng hạt giống lành vẫn không ngừng tăng trưởng. Con đường Sỏi Trắng, ngọn đồi Thiện Duyên là những tên gọi thân tình mà dân làng dành cho cô bé. Những đứa trẻ mồ côi, những người bệnh tật neo đơn cũng đã có một nơi chăm sóc an dưỡng.

Bên dòng suối thanh lương, nguồn mưa pháp vẫn dạt dào tuôn chảy.

Lam Khê 
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Suy Ngẫm
Reply #152 - 21. Jul 2010 , 16:07
 


Đàn Vịt Trời





Vào những mùa đông, chúng ta thường thấy hàng đàn vịt trời bay thành hình chữ V, bay hàng trăm dặm từ Bắc xuống Nam để tìm nơi ấm cúng.

Các nhà khoa học đã khám phá rằng những đàn vịt trời đó có những quy luật di chuyển rất đáng cho chúng ta suy gẫm về tinh thần đoàn thể.

1. Mỗi khi con vịt vẫy cánh bay, chúng sẽ tạo ra một luồng gió quyện và tạo ra một hấp lực nâng con vịt bay bên cạnh. Như vậy, khi chúng bay theo đội hình chữ V thì con nọ nương vào hấp lực của con kia, chúng có thể bay nhẹ nhàng hơn và tăng khả năng bay xa hơn gần gấp đôi.

Con người ta cũng vậy, nếu những người có cùng một chí hướng mà biết cách hợp quần thành những đoàn thể hay cộng đồng để nương tựa nhau thì dễ đạt được những mục đích cao cả hơn.

2. Khi một con vịt bị xa rời khỏi đội hình thì nó sẽ cảm thấy bị đuối sức vì phải tự lực nên nó lại phải cố gắng bay vào trong đội hình để nương tựa vào hấp lực của những con vịt bay trước.

Nếu chúng ta biết siết chặt hàng ngũ, không xa rời đoàn thể hay cộng đồng thì sẽ có lợi lớn.

3. Riêng con vịt bay đầu đàn là không được hưởng hấp lực của bạn đồng hành nên nó rất chóng mỏi mệt. Khi nó mệt thì nó sẽ bay xuống nương vào đội hình và sẽ có con vịt khoẻ mạnh khác bay vào vị trí dẫn đầu. Cứ như vậy, thay đổi trong suốt ngày bay.

Trong cộng đồng con người cũng vậy, vai trò lãnh đạo luôn luôn đuợc thay đổi tùy theo tình thế, theo tinh thần dân chủ.

4. Trong khi bay, chúng thường lên tiếng kêu quác quác để thúc dục nhau bay theo kịp một tốc độ.

Trong các đoàn thể, người ta phải biết nhắc nhở nhau để giữ vững tinh thần hay thắt chặt tình đồng đội. Trong quân ngũ, các quân nhân thường lên tiếng đếm hoặc hát để tất cả đoàn đi theo nhịp quân hành.

5. Khi một con vịt bị đau hay bị bắn trọng thương phải rời khỏi đội hình thì sẽ có hai con vịt đồng hành rời theo để nâng đỡ và bảo vệ. Hai con đó ở bên cạnh con vịt yếu kém cho đến khi tự bay đuợc hoăc bị rớt chết thì chúng mới bỏ bay theo đoàn vịt khác.

Chúng ta hãy suy gẫm tới tình đồng loại và những quy luật của đàn vịt trời mà đối xử với nhau trong cùng một cộng đồng hay đoàn thể.

(trích trong Chicken Soup for the Soul)



HAI CÁCH DIỄN GIẢI




Ngày xưa, có vị Hoàng đế của một xứ Ả Rập nọ triệu một nhà tiên tri tới để hỏi ông sẽ sống được bao nhiêu năm. Nhà tiên tri nói : “Bệ hạ sẽ sống lâu, sống lâu tới cỡ Ngài sẽ chứng kiến được các cái chết của các con Ngài“. Ông Hoàng tức giận vì lời nói xúc phạm, ra lệnh cho quân sĩ mang ra chém đầu.

Ông liền triệu một nhà tiên tri khác và cũng hỏi câu hỏi về tuổi thọ đó của ông. Nhà tiên tri này trả lời như sau : “Thưa Bệ Hạ, Ngài sẽ sống lâu, Ngài sẽ sống thọ hơn tất cả mọi người trong gia đình Ngài. Ông Hoàng hoan hỷ và tặng rất nhiều tiền cho nhà tiên tri.

Hai nhà tiên tri đều nói lên sự thật nhưng một lời nói thì bộc trực và một lời nói thì uyển chuyển hơn.



ĐỜI SỐNG HOA KỲ




Một gia đình nọ được di dân sang Hoa Kỳ. Người cha được nghe nói nhiều về đời sống dễ dàng ở Hoa Kỳ, trong lòng có rất nhiều kỳ vọng.

Ngày đầu tiên đặt chân tới đất Mỹ, tại phi trường ông vào một quán cafeteria chọn một cái bàn trống rồi chờ người hầu bàn tới đưa thực đơn.

Chờ mãi không thấy ai tới, rồi ông thấy một bà Mỹ bưng khay đầy đồ ăn ngồi xuống bàn trước mặt và giảng cho ông là ở đây ông phải xếp hàng, tự lấy đồ ăn rồi trả tiền.

Vài năm sau, sau khi gia đình và con cái đã ổn định và thành đạt. Trong một bữa ăn thân mật gia đình và bạn bè, ông nhắc nhở tới kinh nghiệm ngày đầu tiên tới đất Mỹ, ông nói: “Bây giờ tôi mới biết đời sống ở Hoa kỳ ra làm sao! Cuộc đời cũng giống như một quán cafeteria! Chúng ta có thể có đủ mọi thứ với điều kiện chúng ta phải trả một giá.  Chúng ta có nhiều cơ hội đưa tới thành công nhưng thành công đó không phải do ai mang sẵn tới cho chúng ta cả!  Chúng ta phải đứng dậy tự lo liệu, tự tạo lấy và gặt hái lấy.”
Back to top
« Last Edit: 21. Jul 2010 , 16:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #153 - 26. Jul 2010 , 23:26
 
SAO ANH NỠ ĐÀNH QUÊN?
_

Nguyễn Phúc Bảo Ân 
     
 
Nhân Chuyến đi công du của cộng nô Đàm Vĩnh Hưng tại Hoa Kỳ và các nước mà khúc ruột ngàn dặm đang định cư để thực hiện đặc vụ văn hóa vận, một phần quan trọng của nghị quyết 36/CP. Từ Huế, người viết xin một lần nữa gởi đến quý độc giả một bài viết mà có lần đã hân hạnh gở đến các đại biểu Việt Kiều....


Từ thuở hồng hoang, khi con người còn ăn lông ở lổ, loài chó đã trở thành một trong những người bạn thiết thân. Ban đầu loài cho hoang chỉ mon men đến gần nơi trú ngụ của những bầy đàn người, để ban ngày thì ăn mót những mẫu thịt thừa, xương cặn, tối đến thì được sưởi ấm từ những bếp than hồng mà con người dùng để giữ lửa, để ngăn thú dữ, và cũng để giữ ấm cho “ngôi nhà”,…. Dần dà các thế hệ chó mẹ đẻ chó con rồi hậu duệ của đàn chó hoang thuở nào trở nên quấn quýt với loài người khi được loài người cho ăn no ngủ ấm, để dáp lại ân nghĩa của con người, loài chó cũng tận sức tận lực giúp con người trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn qua công việc săn bắt thú rừng cũng như cảnh báo cho con người biết mỗi khi có thú dữ.

Đối với người Việt, một dân tộc phát tích, tồn tại cho đến ngày nay từ nền văn minh lúa nước, ngoài “con trâu là đầu cơ nghiệp” ra thì loài chó cũng gắn bó với người Việt bao đời nay, ngoài công việc săn bắt thú rừng, chó còn trông nhà giữ cửa khi chủ nhà đi vắng, và thêm một “thiên chức” cao cả khác là làm công tác vệ sinh mỗi khi con cái chủ nhà bị tháo dạ. Người Việt, yêu mến loài chó không những bởi tính mẫn cán này của họ hàng nhà chó, bởi thịt chó là món khoái khẩu với nhiều người, “sống trên đời ăn miếng giồi chó, biết khi chết rồi còn có hay không”, và bởi theo người Việt thì loài cho vốn giàu tình cảm, trung thành và có trí nhớ tốt. Chẵng thế mà người Việt đã đúc kết một kinh nghiệm đã bao đời truyền tử lưu tôn rằng: “Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu”. Tất nhiên ông cha chúng ta chỉ tích lũy được những kinh nghiệm đó bằng những gì họ được thấy, được nghe, chứ không phải từ một công trình nghiên cứu nào về đời sống và tập tính của loài chó để hiểu rằng tất cả những biểu hiện, những hành vi của loài chó mà người Việt chúng ta cho là “lòng trung thành” hay “trí nhớ tốt” thực ra chỉ là tập tính, là bản năng, chứ không phải là trí tuệ.

Xứ Huế của tôi có thể xem là xứ sở của đạo Phật bởi mỗi phi tần của Nguyễn Triều, sau khi một vị tiên đế qua đời, thì đều phải xuất cung về các làng xã liên cận với hoàng thành, xây dựng cho mình một ngôi chùa và tu tập cho đến ngày quy tiên chứ đã từng được tiến cung làm cung phi mỹ nữ rồi, thì không được phép tái giá, chính vì vậy mà ở Huế quê tôi dù đất hẹp người thưa, nhưng hiện có trên 3,000 ngôi chùa và niệm Phật đường lớn nhỏ, và cho dù người dân Huế có làm phép quy y hay không, nhưng hễ thờ cúng ông bà thì họ tự cho mình là đạo hữu, là Phật tử. Vì vậy mà ở Huế thật hiếm có người ăn thịt chó, hiếm có những quán “cầy tơ” như ở đất Bắc, hay ngoài xứ Nghệ, và ở xứ Huế quê tôi, những người từng ăn thịt chó thường bị cư dân địa phương xem như là một thành phần hạ tiện trong xã hội, và dẫu người đó là một quan quyền hay một chức sắc thì dân chúng cũng không dành cho bất cứ một sự trọng thị nào như phong tục của người dân xứ kinh kỳ. Nếu có một ai nào đó làm thịt chó thì sẽ gây xôn xao từ làng trên đến xóm dưới, già trẻ gái trai xúm lại xem người ta giết chó, như thể đi xem phường trò, và nhiều câu chuyện được thêu dệt chung quanh lòai chó và việc giết thịt chó. Câu chuyện được truyền tụng nhiều lần hơn cả là chuyện một chàng trai xứ Nghệ đi bộ đội vào đóng quân ở Huế, rồi phải lòng một cô gái địa phương vậy là chàng trai đào ngũ để “xây dựng” với cô gái Huế, anh ta nuôi khá nhiều chó để mỗi khi có họ mạc ở quê "Bác" vào thăm, thì giết thịt và đãi khách quê hương bằng của hiếm hoi của chốn kinh kỳ. Một lần nọ, có khách từ xứ Nghệ vào thăm, anh ta cũng giết thịt chú chó nhà để đãi khách như bao lần. Với chiếc chày vồ trong tay, anh ta giáng một đòn chí tử vào đầu con chó khiến đôi mắt nó phòi ra, nhưng con chó vẫn còn kịp chui xuống gầm giường kêu la thảm thiết. Không thể chui vào gầm giường để kết liễu đời con chó, anh bộ đội nắm bàn tay lại như thể đang cầm nắm xôi, hết gọi tắc tắc lại chu mồm huýt sáo. Nghe tiếng chủ gọi, dù đôi mắt đã lọt hẳn ra ngoài, không còn nhìn thấy gì nữa, nhưng nhận ra tiếng gọi thân quen của chủ, chú chó đáng thương cũng định hướng được vị trí của chủ nhà, vừa rên ư ử, vừa cố chút sức tàn trườn đến, vẫy tít chiếc đuôi như cố báo hiệu với “ông chủ” là tôi đây, tôi đây. Và lần này, không để mất cơ hội lnào nữa, với chiếc chày vồ vụt tới tấp lên đầu lên gáy, chú chó ự lên mấy tiếng thương đau rồi trút hơi thở cuối cùng, và không lâu sau đó, khách và chủ vui say qua những chén tạc, chén thù bên mâm rượu với món thịt cầy tơ...

Những người dân quê tôi mục thị cảnh này, kẻ thì nguyền rủa anh chủ nhà gian ác, người thì khen ngợi chú chó trung thành, dù vừa mới bị chủ giáng cho một chiếc chày vồ lên đầu đến thừa chết thiếu sống, vậy mà khi thấy chủ vờ cho một vắt xôi và cất tiếng gọi thì đã ngoáy tít chiếc đuôi và trườn đến với chủ… Riêng tôi lúc bấy giờ thực sự không hiểu nổi chú chó này vì quá mức trung thành với chủ hay vì có tính mau quên để phải vong thân như vậy?

Sự việc trên đã xảy ra non 3 thập kỷ rồi, bỗng nhiên mọi chi tiết lại hiện về mồn một trong ký ức của tôi khi gần đây từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11 vừa qua một đại hội thật “hoành tráng” của 1000 người Việt ở nước ngoài vừa diễn ra tại Hà nội, bởi cho dù quý đại biểu Việt kiều là người Nam hay người Bắc cũng đều đã phải bỏ nước ra đi vì một lý do rất chung bởi họ đều là nạn nhân của chế độ cộng sản. Nếu xuất thân từ đất Bắc hẳn họ biết quá rõ về những chiếc chày vồ trí mạng mà đảng và nhà nước cộng sản đã giáng lên đầu thân nhân và đồng bào của họ qua chính sách tiêu thổ kháng chiến khiến hơn hai triệu đồng bào đã bị chết đói vào tháng ba, năm Ất Dậu 1945,. Rồi những vụ đấu tố trong cải cách ruông đất từ 1953 cho đến 1956 khiến hàng trăm ngàn nông dân miền Bắc phải thiệt mạng chỉ vì ông cha của họ đã lưu truyền cho gia đình họ hơn 5 sào ruộng. Chắc họ biết rõ là đã có hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc đã vì kinh hoàng với những tội ác của cộng sản mà phải rời bỏ bờ tre gốc lúa, quê hương bản quán ở đất Bắc để di cư vào nam vào năm 1954, và hơn 3 triệu đồng bào khác cũng đã bị đe dọa, bị ngăn chặn khi trên đường di cư, rồi phải ở lại đất Bắc để chịu đựng những năm tháng đọa đày nơi địa ngục trần gian ấy bởi họ đã trót mang tư tưởng di cư vào nam để theo lủ "Tề-Ngụy Điệp" mà “âm mưu chống lại Bác và Đảng”.

Vâng, dẫu họ vẫn còn sống sót để có cơ hội trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, nhưng chắc họ vẫn còn nhớ với chủ trương “giết lầm hơn bỏ sót” với khẩu hiệu “TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO, ĐÀO TẬN GỐC, TRỐC TẬN NGỌN” hàng ngàn, hàng ngàn sỹ phu Bắc Hà cùng với các tiểu thương, các công chức ở Đàng Ngoài đã bị hành hình hoặc bị hạ phóng. Còn nếu những đại biểu Việt kiều là những người sinh ra và lớn lên từ bên nay bờ Bến Hải thì chắc họ vẫn chưa thể quên biến cố tết Mậu thân với hơn 7,000 đồng bào vô tội ở Huế bị thảm sát bằng hình thức đập đầu hoặc chôn sống! Chắc họ vẫn còn nhớ mùa hè đỏ lửa 1972 với hơn 15.000 đồng bào Quảng Trị đã bị đã bị đại pháo của cộng quân nghiền nát như thịt bằm trên “Đại Lộ Kinh Hoàng” dài non 10km! Dù các đại biểu Việt kiều đến được bến bờ tự do bằng đường biển hay đường bộ thì chắc họ vẫn còn nhớ những ngày hãi hùng kinh khiếp đối mặt với bão tố phong ba hay hải tặc giữa đại dương, với nhiều thuyền nhân phải ăn thịt người chết để được sống, với những thuyền nhân đã bị cướp, bị hãm hiếp, những thuyền nhân phải tự thiêu, phải treo cổ tự sát ngay sau khi bị Cao Ủy Tỵ Nạn từ chối tư cách tỵ nạn và cả với hơn 70 % những thuyền vượt biên không đến được bến bờ, để một số trở thành tù nhân trong các trại lao cải vì tội “phản quốc”, để các nữ tù vượt biên bị cán bộ quản giáo hãm hiếp, và nhiều, rất nhiều triệu thuyền nhân đã phải vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển lạnh!

Thưa quý đại biểu Việt Kiều,

“Quân tâm khả cảm uyên biên ngộ
Ký tế thời hồi, vị tế ưu”

Vâng, phàm là một đấng Quân Vương dẫu đã đăng quang ngôi vua rồi, cũng phải luôn canh cánh trong lòng những nổi lo âu khi khi chưa giành đựơc ngôi báu. Phàm là quân tử dù đã qua được bên kia sông rồi vẫn phải luôn nhớ đến những nổi lo sợ, hãi hùng khi thuyền đang tròng trành giữa dòng sóng nước!

Vâng, thưa quý vị đại biểu Việt kiều,

“Chưa đi đảng gọi Việt gian
Đi rồi đảng lại chuyển sang Việt Kiều
Chưa đi, phản động trăm điều
Đi rồi, khúc ruột đáng yêu nghìn trùng”….

Từ sau đại hội người Việt nam định cư ở nước ngoài lần thư nhất đó, đã có nhiều bài báo viết về những “dự mưu” của đảng và nhà nước cộng sản Việt nam về việc tổ chức “Hội Nghị Việt kiều yêu nước” này như là một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm phát huy tính năng và hiệu quả của Nghị Quyết 36/CP. Là một thần dân của nước CHXHCN Việt nam, hàng ngày vẫn phải đọc, phải nghe những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về các chiến lược nhằm “đối phó với âm mưu diễn biến hòa bình của đế quốc Mỹ là bè lũ người Việt phản động lưu vong ở nước ngoài”, qua bài này người viết chỉ mong được bày tỏ nổi băn khoăn của mình rằng tội ác của cộng sản vẫn còn nguyên đó, mà sao anh nỡ đành quên?

Nguyễn Phúc Bảo Ân
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #154 - 28. Jul 2010 , 09:58
 
Hận thù và yêu thương chân thật



Tâm chúng ta thường có hai khía cạnh đối nghịch nhau, trong tiếng Pāli gọi là tâm dosa và tâm metta. Dosa là gì? và metta là gì? Là người học Phật, chúng ta nên hiểu hai phương diện này một cách cặn kẽ để không những giúp cho cuộc sống của chính chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn và hoàn thiện hơn mà còn mang lại cho mọi người xung quanh sự bình an hạnh phúc hơn.

Thế nào gọi là tâm dosa? Dosa có nghĩa là tâm sân hận, tâm thù oán, ghét bỏ đến người khác. Tâm vắng bóng sự yêu thương. Trong khi đó tâm metta lại đối nghịch hoàn toàn. Metta là tâm của một người luôn biết yêu thương, biết tha thứ, và luôn tràn ngập từ tâm đến mọi loài, không có ranh giới. Và đặc biệt ở đây, tâm metta trong đạo Phật, là sự yêu thương không có sự sở hữu vào đối tượng mình thương yêu mà bằng tình yêu thương vô bờ bến, chúng ta gọi đó là tâm Từ bi.

Tâm dosa (sân hận) là một trạng thái tâm rất nguy hiểm, tâm luôn nghĩ đến làm hại người, tâm ghét bỏ người khác, tâm đầy sân hận và oán thù, đó là một tâm sở bất thiện thường thúc đẩy con người đến phạm pháp. Khi tâm sân hận nảy sinh sẽ làm che mờ sự hiểu biết của con người. Nó sẽ làm con người mù quáng không nhận thức được điều gì đúng hay điều gì sai. Đức Phật dạy: “Người sân hận sẽ không mang lại an lạc hạnh phúc cho chính mình cũng như người xung quanh”, hận thù có sức mạnh rất lớn, chính nó là kẻ thù lớn nhất phá hoại hòa bình thế giới. Chiến tranh, tàn sát lẫn nhau cũng từ tâm sân hận mà ra.

Đức Phật dạy: “hận thù không thể nào và không bao giờ dập tắt bằng hận thù”. Sống với tâm hận thù chúng ta không thể xây dựng được một sự bình an trong tâm cũng như trong cuộc sống của chúng ta, và chúng ta sẽ không có sự thông cảm giao lưu tình bạn với nhau, sống với tâm hận thù chúng ta không thể hòa nhập với xã hội với thiên nhiên, chính tâm hận thù làm hại sự bình yên, làm cuộc sống của chúng ta ngày càng cô độc hơn và vô vị hơn.

Tâm hận thù nguy hại biết bao! Vậy chúng ta phải loại trừ nó ra khỏi tâm. Nhưng bằng cách nào chúng ta có thể loại trừ được tâm sân hận? Phải chăng đức Phật dạy chúng ta nên lấy từ tâm để dập tắt hận thù. Trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy: “Chỉ có từ bi mới xóa sạch hận thù”. Từ tâm sẽ làm dịu bớt sự đau thương của những người bất hạnh, những người đang cùng đường lạc lối; lòng từ sẽ làm nên thế giới hòa bình; lòng từ sẽ làm nền tảng để ngọn đèn trí tuệ phát sanh, và giờ đây chúng ta hãy bàn về metta (lòng từ bi) trong đạo Phật.

Metta là gì? Lòng từ là sao? Một số người hiểu rằng lòng từ chỉ là sự yêu thương đơn thuần giữa người này với người kia, điều đó đúng hay sai? Từ bi trong đạo Phật không phải như vậy. Mà có lẽ cao thượng hơn và sâu sắc hơn. Như trên đã nói, metta (từ bi) là tâm vắng bóng sân hận, tâm thương yêu bao la rộng lớn đến mọi người, mọi loài không giới hạn, là tâm sở thiện, tâm bao dung, tha thứ, đối nghịch với tâm sân hận, khi tâm từ khởi lên và hiện hữu trong tâm của người thì người đó thật sự cảm thấy an vui, và xây dựng thế giới an bình không những cho chính mình mà còn thế giới xung quanh mình. Khi người có tâm từ bi người đó thật sự mong muốn mang lại an lành, hạnh phúc cho người khác. Và họ nhận thức được rằng khi mang lại hạnh phúc cho người khác tức họ đã mang hạnh phúc cho chính mình.

Đức Phật so sánh tâm từ với tấm lòng của người mẹ thương yêu con một của mình, tình thương của người mẹ thương con vô bờ bến, người đã bất chấp tất cả, thậm chí hi sinh cả tánh mạng của mình cho con nhưng người vẫn vui, vẫn làm mà không hề tỏ ý bực tức hay oán hận con mình. Tâm từ trong đạo Phật cũng như vậy không hề có giới hạn mà thương yêu đến tất cả.

Như vậy, chúng ta nên xây dựng và nuôi dưỡng từ tâm, để mang sự an lạc cho chính mình và tạo nên thế giới bình yên đến tất cả mọi người xung quanh, hay nói cách khác chúng ta nên tạo một tâm biết yêu thương đến tất cả mọi người mọi loài xung quanh. Nhưng làm sao xây dựng và nuôi dưỡng từ tâm. Điều trước tiên phải yêu thương chính mình, làm cho tâm từ bi luôn hiện hữu trong tâm và chúng ta luôn nghĩ đến người khác với tâm yêu thương bao la, che chở không oán hận, không tìm lỗi của người khác. Với phẩm chất yêu thương đến người khác, từ tâm càng phát triển mạnh hơn, nhưng nếu với việc tìm lỗi của người khác chúng ta không những không thể nuôi dưỡng từ tâm mà càng gây thêm sự oán thù mà thôi. Lòng khoan dung, tha thứ sẽ bồi bổ tình thương và thay thế tâm hận thù trong chúng ta.

Hãy cố gắng luôn có cảm giác yêu thương trong tâm hồn, trong mọi lúc, mọi nơi. Thể hiện tình yêu thương đến với mọi người bằng thân, khẩu, ý. Làm cho thế giới hòa bình thay vì tạo nên tội ác và gây hận thù cho nhau.

Đạo Phật là đạo từ bi, đức Phật đã sống trọn đời với từ tâm, thương yêu tất cả không phân biệt ai, dù đó là người hại mình. Vậy nên, là người con Phật, chúng ta hãy theo lời Phật dạy, nuôi dưỡng từ tâm để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Hơn thế nữa, khi chúng ta nuôi dưỡng từ tâm đến với mọi người chúng ta sẽ gặt hái rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hiện tại cũng như kiếp vị lai. Đức Phật dạy có mười một lợi ích khi chúng ta nuôi dưỡng lòng từ:

1. Bạn sẽ có một giấc ngủ an lành.
2. Khi thức giấc bạn cảm thấy rất nhẹ nhàng.
3. Ác mộng không bao giờ đến trong giấc ngủ của bạn.
4. Bạn luôn được mọi người quí mến.
5. Đến cả phi nhân cũng quí mến bạn.
6. Bạn luôn được bảo vệ bởi chư thiên.
7. Bạn sẽ không bị đau khổ bởi nước lửa, chất độc hay khí giới.
8. Bạn sẽ rất dễ dàng đạt được định tâm.
9. Sự yêu thương trìu mến luôn giữ trên khuôn mặt bạn.
10. Giây phút lâm chung bạn có thể ra đi một cách nhẹ nhàng, không bối rối.
11. Nếu bạn chưa đạt được một trí tuệ tối thượng, bạn sẽ được tái sanh vào cõi Phạm Thiên.

Như vậy, nếu tình yêu thương lan tỏa trong tâm, sẽ không có chỗ để hận thù hiện hữu, cuộc sống sẽ có ý nghĩa và bình an biết bao nếu tâm hồn của chúng ta luôn chan hòa sự thông cảm, sự yêu thương, bao dung và tha thứ. Và khi tâm chúng ta bình an thật sự, chúng ta có thể nhận chân được điều đúng hay sai, điều đó chứng tỏ rằng tâm từ làm nền tảng lót đường dẫn đến trí tuệ Bát-nhã, trí tuệ Bát-nhã sẽ nhận chân được chân lý cao thượng, khi chân lý cao thượng được nhận thấy thì cánh cửa Niết-bàn, sự an lạc vĩnh cửu sẽ không xa.
Con xin cầu chúc tất cả mọi người luôn sống an lành và hạnh phúc.■

Thích Nữ Hạnh Như 

Nguồn: Tập San Pháp Luân 42
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #155 - 29. Jul 2010 , 20:42
 
Chúng Ta Còn Thua Kém Nhiều Dân Tộc Khác Trên Thế Giới

Psonkhanh
Theo blog Tin Lề Trái

Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.
Thấy người mà nghĩ đến ta, tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen ngợi người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế? Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.
Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 4.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?

Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết:
“Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở.
Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”

Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong TụcViệt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng:
“Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”.

Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc đã từng ví người Hoa như ba con vật:
“Tàn bạo như Sư tử, gian xảo như Hồ ly, nhút nhát như Thỏ đế.”…
Không vì những ý kiến thẳng thẳn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.

Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc. Tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.

Người Việt có những tính tốt nào?

Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giàu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém.
Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc.
Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.
Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa bảng, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng… Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp….
Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh.
Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!
Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát.
Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.

Người Việt có những tính xấu gì?

Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo… Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được.
Xin hiểu cho là cà một dân tộc thì có người nay người kia, nên nói như thế không có nghĩa mọi người như vậy và một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.
Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?
Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.
Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.
Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến
Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được.
Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!?
Tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau.
Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.
Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm
cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi.
Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được. Chí sĩ
Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo…
Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau.
Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện.
Thật vậy, khi thấy Pháp mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế chiến Thứ II, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được?
Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối
phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?
Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế chiến Thứ II, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế chiến Thứ II, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưnghọ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ainấy lo làm giàu cá nhân…
Vài năm trước, tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khiThế chiến Thứ II vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn.
Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép.
Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàucó”, còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đemtài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dùai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời Trung cổ. Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưngkhéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển. Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dùthua Thế chiến Thứ II, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.
Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào? Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2007, người Việt dù có 3 triệu ở hải ngoại hay 85 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.
Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí.
Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?
Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngã”, rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời.
Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy? Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có,“hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay người Hoa được. Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bày cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được.

Người Mỹ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng:
- “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác”.
Người Nhật thì chủ trương:
- “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách”.

Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2007, trong hơn 30 năm qua, Việt kiều gởi về khoảng 70 đến 80 tỷ Mỹ kim, cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc 100 tỷ Mỹ kim (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODA khoảng 20 tỷ. Với số tiền khổng lồ khoảng 200 tỷ đó chưa kể Tổng sản lượng quốc dân (GDP) khoảng 500 tỷ do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa. Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.
Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại?
Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.

psonkhanh






Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #156 - 30. Jul 2010 , 08:58
 
moreflower2 moreflower2 moreflower2

Quán hàng phù thuỷ

Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ:
"Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!"
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
"Anh muốn gì?"
"Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn..."
"Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!"


K.BADJADJO PRADIP (ẤN ĐỘ)


Thái Bá Tân dịch

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #157 - 31. Jul 2010 , 19:07
 

Dấn thân,vong thân hay thiêu thân !       


Mẹ Nấm – Dấn thân, vong thân hay thiêu thân??? Điều đó, phần lớn không phải do một cá nhân quyết định, nó còn tùy thuộc vào thời gian, vào cộng đồng nữa.* Tôi – với trạng thái cảm xúc tồi tệ nhất trong ngày dường như vừa tuột qua tay thứ mình yêu quý.Tôi viết những dòng này, có lẽ khi đang ở trạng thái cảm xúc tồi tệ nhất trong ngày.
Khi vừa đưa ra một quyết định, không biết là có khôn ngoan hay không, nhưng nó đã làm tôi đau, và mất rất nhiều nước mắt.
Tôi chọn cách viết, viết để quên đi vết thương do chính mình tạo ra.
Viết để quên là mình đang mất ngủ…
Ừ thì viết…

Bạn tôi nói: “Mày lại làm cái gì lùm xùm trên mạng đấy?”.
Cái gì là cái gì?
Là cái thư kiến nghị đấy.
Đó là một vở kịch, tại sao mày lại muốn làm diễn viên?

Ừ, thì cuộc đời này, không phải đã là một sân khấu lớn hay sao?
Ai chẳng là một diễn viên?
Quan trọng là diễn vai nào và có hoàn thành tốt vai diễn của mình hay không?

Bạn tôi nói: “Mày đúng là một con đà điểu rúc đầu vào cát”.
Ừ thì ít nhất, nó cũng có cái đầu để mà rúc vào cát.

Tóm lại, sau khi viết thư kiến nghị, và nhận được những lời khuyên chân tình thế này:

” Đà điểu nó rúc đầu vào cát bỏng giữa sa mạc để tránh nóng. Nó cứ nghĩ rằng cái nóng giữa sa mạc là nơi phải bỏ trốn và từ chối nó. Nhưng khi nó muốn bỏ trốn bằng cách bản năng đó thì nó vô tình nó tự sát, mà đau ở chỗ là nó không biết mình đang tự sát.

Đó là đặc thù của những ai tự cho rằng mình là trí thức nhưng không… hiểu dấn thân là gì vong thân là gì. Nên tự mình làm con thiêu thân vì sự thiếu hiểu biết và chưa phải là trí thức đúng nghĩa.”

Cộng thêm nhiều nỗi lo sợ không tên nữa.

Mình thấy, mình rã rời quá thể.

Dấn thân, vong thân hay thiêu thân???

Điều đó, phần lớn không phải do một cá nhân quyết định, nó còn tùy thuộc vào thời gian, vào cộng đồng nữa.

Suy nghĩ kỹ rồi mới viết entry này.

Dấn thân, vong thân hay thiêu thân?

Ai trả lời giùm tôi đi!


Mẹ Nấm

http://menam0.multiply.com/journal/
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #158 - 18. Aug 2010 , 00:19
 

Ai mới là kẻ thù của dân tộc Việt Nam ?
     

Việt Nam, chỉ thực sự có uy tín và vị thế khi thôi đóng vai một con điếm muốn ngủ ở cả hai giường. Muốn làm được điều này thì quyết định ngoại giao phải nằm trong tay những người có tài, có đủ Trí – Dũng và Tâm, để đặt quyền lợi của toàn dân tộc lên trên lợi ích của chính quyền…*Vừa đọc được bài phân tích “Kẻ thù của kẻ thù” của Trung Bảo trên Facebook, một bài viết ngắn gọn nhưng nói lên được khá nhiều điều.

Ý kiến cá nhân của tôi cho rằng, chính sách ngoại giao khôn ngoan nhất của một quốc gia là biết dựa vào nhau để tất cả cùng tồn tại có lợi. Hãy nhìn thế mượn lực đối trọng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay trung hòa hơn là Thái Lan và Singapore.. đó mới thật sự là mềm mỏng, khôn khéo đúng mực trong đường lối ngoại giao.
Vấn đề thực sự ở đây, theo tôi, đó là quyết định của chính quyền.

Một đất nước chỉ thực sự vững mạnh và phát triển nếu biết phát huy và tận dụng nội lực toàn dân (hay dùng đúng ngôn ngữ cách mang đó là: sức mạnh nhân dân).
Ngoại giao không có nghĩa là đem lợi ích của toàn dân tộc nhất là vấn đề quyền lợi, và chủ quyền quốc gia đặt lên bàn đàm phán để kéo dài sự tồn tại của một chính quyền.

Nếu chính quyền nào đem lợi ích quốc gia ra để mặc cả cho quyền lực và sự sống còn của mình, thì đó là sự thất bại, là hành động hèn kém và có tội với dân tộc.

Phải nhớ rằng, nhân dân và sự ủng hộ của toàn dân mới là một trong những yếu tố chính để quyết định sự tồn vong của một chính quyền.

Quay trở lại chuyện làm bạn với kẻ thù, Mỹ hay Trung Quốc, ai cũng có thể đưa ra câu trả lời, tuy nhiên, quyết định cuối cùng lại nằm trong tay những người nắm chính quyền.

Làm “hàng xóm tốt” với Trung Quốc, cái được lớn nhất chỉ có chính quyền hưởng lợi, còn cả dân tộc phải nghẹn ngào cúi đầu. Kết cục đó hẳn ai cũng thấy. Người dân Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam, kêu gọi lòng tự hào dân tộc và ý thức chủ quyền dân tộc thì bị trù dập, bị đàn áp, bị bắt bớ, chỉ vì chính quyền muốn “định hướng” lòng yêu nước – để có lợi cho ngoại giao.

Có nên không khi bắt tay với một tên hàng xóm đầy dã tâm chưa bao giờ từ bỏ mộng thôn tính láng giềng?

Muốn làm bạn với Mỹ, nhưng thay vì chìa bàn tay ra để bắt tay họ theo đúng kiểu ngoại giao thì lại chừa lại vài ngón? Mặc cả “quyền lợi cho đồng bào” (*) (trong vụ dioxin) nhưng lại láu cá giấu nhẹm những yêu cầu về tự do – dân chủ. Không thể có bạn hay đồng minh theo kiểu gian manh thế này.

Như tôi đã từng nói Việt Nam, chỉ thực sự có uy tín và vị thế khi thôi đóng vai một con điếm muốn ngủ ở cả hai giường.

Muốn làm được điều này thì quyết định ngoại giao phải nằm trong tay những người có tài, có đủ Trí – Dũng và Tâm, để đặt quyền lợi của toàn dân tộc lên trên lợi ích của chính quyền.

Không khó, nhưng có dám làm hay không – đó mới là vấn đề.

Rõ ràng là không có kẻ thù nào nguy hiểm hơn bằng việc tự biến mình thành kẻ thù trong mắt người khác bằng sự dối trá và gian manh.

Ai mới là kẻ thù thật sự của dân tộc Việt Nam? – Câu hỏi này chỉ có người dân Việt Nam mới có câu trả lời chính xác nhất.

(*) chữ của Trung Bảo trong bài “Kẻ thù của kẻ thù "

http://menam0.multiply.com/journal/item/

Bài copy từ HNPD
Back to top
« Last Edit: 18. Aug 2010 , 00:59 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3631
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #159 - 19. Aug 2010 , 22:46
 
Samatha Smith - đại sứ hòa bình



Hè năm 1983. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga trong tình trạng chạy đua vũ trang căng thẳng trong khi trại hè ở Crimé của Nga chuẩn bị đón một vị khách đặc biệt: một bé gái 10 tuổi từ Hoa Kỳ tới.

Cô bé đó chính là Samatha Smith, học sinh lớp năm, từ một thị trấn nhỏ tại tiểu bang Maine của Hoa Kỳ, người đã gửi một lá thư cho lãnh tụ Sô Viết, Yuri Andropov.

Trong lá thư của mình, cô bé viết: "Thưa ông Andropov. Tên cháu là Samatha Smith. Cháu 10 tuổi. Xin chúc mừng ông nhận chức vụ mới. Cháu đang lo là Hoa Kỳ và Nga sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ông sẽ biểu quyết tiến hành chiến tranh hay không? Nếu là không,thì ông có thể cho cháu biết làm cách nào để KHÔNG có ra chiến tranh?

"Câu hỏi sau đây ông không phải trả lời nhưng cháu muốn biết tại sao ông lại muốn chinh phục toàn thế giới, hay ít nhất là chinh phục nước cháu? Thượng đế sinh ra chúng ta để chung sống bên nhau trong hòa bình chứ không phải để đánh nhau. Kính thư. Samatha Smith".

Điều thật ngạc nhiên là mấy tháng sau, Yuri Andropov viết thư trả lời.

Thư ông Andropop viết: "Samatha thân mến, bác có thể thấy qua bức thư cháu là một cô bé can đảm và thẳng thắn, giống với Becky, người bạn của Tom Sawyer trong truyện của tác giả người đồng hương của cháu, Mark Twain. Câu hỏi của cháu là một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà mỗi một người có suy nghĩ đều đặt ra. Bác xin trả lời cháu một cách thật nghiêm túc và trung thực.

"Bác cũng muốn hòa bình cho đất nước mình và cho tất cả các nước khác trên trái đất này. Bác muốn mời cháu tới thăm Liên Xô vào mùa hè này để cháu có thể tự mình thấy điều đó.Tại Liên Xô tất cả mọi người đều vì hòa bình, tình hữu nghị giữa các nước..."

Sau khi lá thư của Samatha được đăng trên tờ báo "Pravda" (Sự thật) và ông Andropov trả lời với lời mời cố bé tới Liên Xô, Samatha được một số người xem như là đại sứ hòa bình trong khi một số khác coi cô là con tốt trong chiến dịch tuyên truyền của Liên Xô.

Đặt chân đến trại hè tại Hắc Hải với chiếc valy đầy quà cho trẻ em Liên Xô cùng trại hè, Samatha được bà Olga Sakhatova trông nom.

Vốn được tuyên truyền những câu chuyện như người Mỹ da trắng bóc lột người da đen, rồi rất nhiều gái mại dâm trên đường phố New York, hay tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ rất cao, v.v. bà Olga đã rất lo lắng khi được giao việc chăm sóc Samatha.

Bà bật cười nhớ lại khi được biết người Mỹ nghĩ về người Liên Xô ra sao. "Họ nghĩ phụ nữ Nga rất xấu, rằng chúng tôi toàn mặc đồng phục và tất cả chúng tôi đều muốn tiến hành chiến tranh chống lại người Mỹ", bà kể.

Samatha ở lại trại hè Crimea 4 ngày, bơi lội vui chơi với các bạn cùng trang lứa trên bờ Hắc Hải không bị sự nhòm ngó của giới truyền thông cũng như bộ máy tuyên truyền của nhà nước Sô Viết. Samatha và Olga bắt đầu tìm hiểu về đất nước của nhau, và dạy nhau bài hát của hai nước.

Phản ánh hiện thực

Chuyến thăm của Samatha đã làm thay đổi suy nghĩ của bà Olga về nước Mỹ rằng người dân Mỹ cũng là "những người bình thường, không phải là những kẻ bóc lột, họ cũng có những mối lo, những niềm vui và họ cũng yêu con cái mình, họ cũng phải đi làm, kiếm tiền, cũng phải lo nghĩ nhiều thứ v.v. chứ không phải chỉ lo gây chiến. Họ cũng giống như chúng tôi."

Vì lý do sức khỏe, ông Yuri Andropov đã không gặp Samatha trong dịp cô bé sang Liên Xô nhưng đã gửi quà tặng cô.

Thảm đỏ được trải đón Samatha Smith khi cô bé trở lại Hoa Kỳ. Sau đó cô đã viết sách kể về chuyến đi của mình.

Vào thời điểm khi Tổng thống Reagan gọi Liên Xô là "đế chế tội ác" và đang chuẩn bị cho "cuộc chiến giữa các vì sao", chuyến thăm của một cô bé Mỹ 10 tuổi tới đất nước Xô Viết đã đem lại một góc độ nhân bản cho mối quan hệ vốn thù nghịch giữa hai nước.

Samatha dường như đã khiến đất nước Liên Xô hạ khí giới bằng chính sự thẳng thắn của trẻ thơ trong khi truyền hình Mỹ đột nhiên chiếu cảnh trẻ em Nga vui chơi tại một trại hè ở Crimea thay vì hình ảnh xe tăng và tên lửa.

Có người cho rằng Samatha đã bị dùng như một công cụ của bộ máy tuyên truyền của Liên Xô nhưng cũng có người cho rằng cô đã giúp làm thay đổi mối quan hệ giữa hai nước.

Sau chuyến đi Liên Xô, Samatha trở nên nổi tiếng trên thế giới, với những cuộc phỏng vấn trên truyền hình, và cô tiếp tục vai trò đại sứ hòa bình tự đặt ra cho mình, và thậm chí sang Nhật gặp Thủ tướng Nhật.

Ngày 25 tháng 8 năm 1985, hai năm sau chuyến thăm Liên Xô, Samatha Smith qua đời cùng cha cô trong một tai nạn máy bay khi máy bay hạ cánh tại Maine. Và có đồn đoán tại Liên Xô rằng vụ tai nạn là do tình báo Mỹ âm mưu thực hiện.

Ngày nay có thể thấy cái chết của Samatha sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho cả chính phủ Liên Xô và Hoa kỳ nhưng nhiều người Nga, những người vẫn còn nhớ Samatha thì vẫn tin vào giả thuyết đó.

Sau cái chết của Samatha, nhiều chương trình trao đổi sinh viên giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đã được thực hiện, với một cô bé 11 tuổi người Nga tới Hoa Kỳ và gặp Tổng thống Reagan và hàng trăm trẻ em khác tham gia trong các chương trình trao đổi đó.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #160 - 20. Aug 2010 , 06:57
 
Hoa Ha xin loi chi LTKH va chi Kyqua va chi Tuyet Le la mot chi hay la den may chi lan??Hoa ha la chim moi nen khong ranh lăm. Neu la chi Tuyet Le thi chi la LVD 72 thi chi hoc ban anh van hay la phap van vay ha chi? Chi hai cua hoa ha cung la LVD 72 nhung lai hoc o ben phap van.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #161 - 22. Aug 2010 , 00:08
 

Chẳng lẽ trứng khôn hơn vịt


Đức Dalai Lama lảnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng nói : " Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời. "

Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói : " Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối. "
Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói : " 20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu. "

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói : " Khi thấy thằng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nó láo với người khác. " 

Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói : " CS không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó. "

Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói : " Tôi đã bỏ 1/2 cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng : Đảng CS chỉ biết tuyên tryền và dối trá. "

Cựu Tổng thống Nga Putin nói : " Kẽ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẽ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim. "

Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói : " Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trã, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau. " 

Cố Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu nói : " Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm. "

Nhà văn Nguyễn Tuân, nổi tiếng cao ngạo trong văn đàn miền Bắc. Sau mấy chục năm nín thở qua sông, vào đến miền Nam, gặp lại bạn bè, đã phát ra một câu để đời : Tao còn sống đến ngày nay, là nhờ biết sợ. "

Đảng Trung cộng ban phát cho đảng Việt Cộng 16 chử vàng, dịch theo tiếng TQ có nghĩa : " Tụi bây chưa trả hết nợ vay hồi chiến tranh. Thì tụi tao phải xiết đất. "...............      

Công Dân hạng hai
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #162 - 26. Aug 2010 , 07:27
 
Thế Chiến Quốc tại Biển Đông:
Liên hoành hay hợp tung?


Đoàn Hưng Quốc





Hai Ngoại Trưởng Hillary Clinton (Hoa Kỳ) và Dương Khiết Trì (Trung Quốc) đã có những phát biểu gay gắt về tranh chấp Biển Đông tại Diễn Đàn Khu Vực Đông Nam Á. Tiếp theo là một loạt các hành động thị uy của hai bên - những diễn biến liệt kê dưới đây không theo thứ tự thời gian:



• Mỹ tập trận hải quân với Nam Hàn;

• Hoa Lục biểu dương sức mạnh tàu chiến ở ngoài Nam Hải;

• Hoa Kỳ công bố huấn luyện quân sự cho Indonesia;

• Trung Quốc phô trương lực lượng phòng không ở Hà Nam và Sơn Ninh;

• Mỹ và 23 quốc gia tham gia tập trận tại Campuchia.

Bên cạnh các cuộc biểu dương lực lượng là những lời tuyên bố trên báo chí truyền thông của các viên chức nhà nước và tướng lãnh hai bên - điều này khiến chúng ta nhớ lại bài học lịch sử dưới thời Chiến Quốc
  • .

    Đấy là thời kỳ mà Trung Hoa bị chia ra làm bảy nước, trong đó Tần là nước lớn đe doạ sáu lân bang gồm Hán, Ngụy, Sở, Yên, Triệu, Tề. Cuối cùng Tần Thuỷ Hoàng Đế gồm thâu lục quốc và thống nhất Trung Hoa vào năm 221 trước công nguyên.

    Nếu so sánh với thế kỷ 21:

    • Trung Quốc đóng vai trò nước Tần:

    • Các quốc gia Đông Nam Á giống như Hàn, Yên, Triệu là những chư hầu nhỏ, không muốn bị Tần thôn tính phải Hợp Tung [**] dựa vào những thế lực lớn như Tề, Sở - ở thế kỷ 21 gồm Hoa Kỳ & Nhật Bản;

    • Bắc Kinh đối phó bằng kế Liên Hoành [***] với hai thủ đoạn (a) đe doạ thị uy, và (b) bày cái lợi để các nước chư hầu vì tham trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài, bội ước với nhau.

    Hai nhà hùng biện nổi tiếng thời Chiến Quốc là Tô Tần [**] thuyết giảng cho Hợp Tung, và Trương Nghi [***] cổ võ cho Liên Hoành. Các nhà ngoại giao của của thời đại cũng có thể học theo đó phân tích lẽ thắng thua của mỗi kế sách.

    Hợp tung trong thế kỷ 21:

    1. Các nước Đông Á đều e ngại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc qua kinh nghiệm lịch sử hàng ngàn năm;

    2. Những đòi hỏi về lãnh hải của Bắc Kinh đã đến mức vô lý, không thể chấp nhận được cho toàn thể khu vực;

    3. Nhật - Úc - Hàn không là những cường quốc quân sự mà cũng không hề muốn đối đầu ra mặt với Trung Quốc. Chỉ có Hoa Kỳ là đủ sức mạnh về cả chính trị, quân sự lẫn ngoại giao để giúp Đông-Á liên kết với nhau cho dù không thành hình liên minh chính thức;

    4. Trung Quốc dù hùng mạnh nhưng phải lùi bước nếu toàn vùng Đông Nam Á đoàn kết, lại thêm sự hậu thuẩn trực tiếp của Hoa Kỳ và gián tiếp của Nhật - Úc - Hàn - Ấn;

    5. Bằng không Bắc Kinh - giống như Tần - sẽ theo chính sách tằm ăn dâu: trước lấn át nước gần như Việt Nam, sau đó sẽ lan toàn vùng. Trước mất biển, sau lệ thuộc về kinh tế rồi đến chính trị.

    Liên Hoành trong thế kỷ 21:

    1. Trung Quốc là đại cường khu vực trong lúc Hoa Kỳ là nước ở xa. Không có gì chắc chắn rằng vùng Biển Đông là quyền cốt lõi khả dỉ lôi kéo Mỹ đối đầu trực tiếp với Hoa Lục để tổn hại đến các mối giao thương khác trên toàn thế giới;

    2. Trung Quốc là nước ở gần, không thành công bây giờ thì cứ chờ cơ hội khác trong 10, 20, 50, 100 năm nữa;

    3. Kinh tế và quốc phòng của Hoa Lục đang lên so với Mỹ dàn trải quá nhiều;

    4. Giao thương giữa Trung Quốc với Nhật – Hàn và các nước Đông Nam Á ngày càng tăng tiến. Hoa Lục đang trở thành trung tâm kinh tế của Á Châu thì không nên đương đầu;

    5. Nhiều nhà cầm quyền Đông Nam Á lệ thuộc ít nhiều vào Bắc Kinh như Việt Nam và Miến Điện;

    6. Giữa các nước trong vùng cũng tranh chấp lẫn nhau về quyền lợi: Đài Loan -Mã Lai - Việt Nam - Phi Luật Tân - Miến Điện tại Biển Đông; Việt Nam - Campuchia - Thái Lan trên biên giới đất liền;

    7. Trong nội bộ của nhiều nước cũng bị chia rẽ: Phi Luật Tân – Mã Lai – Nam Dương phải đối diện với phong trào Hồi Giáo cực đoan; Thái Lan bị bất ổn chính trị. Chỉ có Singapore là hùng mạnh và ổn định, nhưng chỉ lớn bằng một thị trấn nhỏ của Trung Hoa;

    8. Việt Nam - Campuchia - Miến Điện dựa vào Hoa Kỳ thì bị kèm theo các điều kiện về nhân quyền;

    9. Thái – Campuchia – Lào không có quyền lợi ngoài Biển Đông nên cũng chẳng có lợi ít gì nhảy vào can thiệp.

    Quan chức Trung Quốc còn thêm nhiều tính toán:

    a. Vùng Biển Đông là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Hoa Lục - tựa như Trung Mỹ so với Hoa Kỳ. Bắc Kinh đánh mất thế lực trong 300 năm qua vì thua sút Tây Phương, nhưng giờ đây cường thịnh thì phải tái khẳng định vai trò trong khu vực;

    b. Bắc Kinh quyết tâm phải nỗ lực phá bỏ vòng vây thiên nhiên kềm hãm Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay: phía Bắc là nước Nga và vùng Tây Bá Lợi Á băng giá; phía Nam gồm Ấn Độ và rặng Hy Mã Lạp Sơn hiểm trở, phía Đông là biển cả và các nước Nhật – Hàn – Đài Loan; phía Tây là những dân tộc đạo Hồi;

    c. Việt Nam trước đây dựa vào Nga Xô đã bị dạy một bài học năm 1979... Giờ này cầu viện thế lực Mỹ, đã đến lúc Bắc Kinh dạy cho một bài học thứ nhì hay chưa? Nên tấn công lúc này khi Hoa Kỳ còn suy yếu kinh tế và sa lầy tại A Phú Hản, hay đợi vài năm nữa khi Trung Quốc thêm lớn mạnh?

    d. Nếu không dùng quân sự thì còn những biện pháp kinh tế chính trị nào khác? Chẳng hạn như giựt giây tạo một cuộc khủng hoảng tài chánh khi tập đoàn lớn như Vinashin thua lỗ và bị công ty Fisch hạ thấp tín dụng?

    Cái nhìn địa chính trị của Hoa Kỳ cũng gồm nhiều điểm:

    a. Từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt Trung Quốc phát triễn kinh tế trong trật tự thế giới do Hoa Kỳ cầm đầu. Hoa Lục bây giờ lớn mạnh, Biển Đông là khu vực đầu tiên nơi đó Bắc Kinh thách thức thay đổi khuôn khổ hiện thời thì Mỹ phải có phản ứng.

    b. Hoa Kỳ chia khu vực ra ba vòng đai chiến lược:

    • Vòng đai thứ nhất là các đồng minh thân tín mà Mỹ bảo vệ bằng cây dù nguyên tử, trong đó có Nhật – Nam Hàn – Đài Loan, và có thể Singapore. Đây là những quốc gia giàu mạnh và dân chủ.

    • Vòng đai thứ hai gồm Nam Dương – Mã Lai – Thái Lan – Phi Luật Tân hay các nước không cộng sản.

    • Cuối cùng là khu vực tranh chấp gồm Việt Nam – Campuchia – Lào. Vì ở gần Trung Quốc nhất nên dễ dàng bị Bắc Kinh kiểm soát kinh tế, khuynh đảo chính trị và uy hiếp bằng quân sự. Bây giờ Mỹ ngăn chận Trung Quốc ở khu vực ngoài cùng này, trong trường hợp thất bại vẫn còn thời giờ củng cố ở vòng hai.

    c. Hoa Kỳ có thêm sự hỗ trợ những đồng minh bên ngoài gồm Úc và Ấn Độ.

    d. Mỹ trong hai thập niên 1970-80 đã rút khỏi Đông Nam Á, giờ này làm thế nào để chứng minh quyết tâm trở lại cho cả đồng minh lẫn đối phương - chẳng hạng tái lập căn cứ quân sự tại Subic Bay hay Cam Ranh?

    Trong quá khứ Mỹ đã rút khỏi ba nước Đông Dương nhưng những con bài Domino [****] còn lại trong vùng không vì đó ngã theo. Hoàn cảnh hiện đã thay đổi, các nước Đông-Á nhận thấy cần thiết có sự trở lại của Hoa Kỳ để cân bằng áp lực từ Trung Quốc.

    Hệ thống chính trị tại Việt-Miên-Lào rất khác biệt so với Tây Phương nên không thể là những đồng minh tín cẩn. Hoa Kỳ ngỏ ý trở lại khu vực lần này, nếu Việt Nam không thay đổi và chứng tỏ quyết tâm rõ rệt để tiến vào vòng đai chiến lược thứ hai ở phần trên thì cũng khó có sự hợp tác lâu dài và bền vững.

    Đoàn Hưng Quốc

    Ghi chú: người viết xin dùng Wikipedia để dễ dàng tham khảo:
  • Giai đoạn Chiến Quốc: “Chiến Quốc”. Wikipedia.
    [**] Hợp Tung và Tô Tần: “Tô Tần”. Wikipedia.
    [***] Liên Hoành và Trương Nghi: “Trương Nghi”. Wikipedia.
    [****] Chủ thuyết Domino : “Thuyết domino”. Wikipedia.

    Nhưng nếu cần tra cứu xin tìm các sách lịch sử như Chiến Quốc Sách hay Đông Châu Liệt Quốc.

  • Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    thubeo
    Gold Member
    *****
    Offline


    thuxưa

    Posts: 3951
    Gender: female
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #163 - 31. Aug 2010 , 07:46
     


    Hai hình ảnh hai cuộc đời!



    Cậu bé Bill Clinton 16 tuổi


    Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến tổng thống John F. Kennedy tại White House. Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.

    Ba mươi năm sau, cậu bé Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.

    Hồi tưởng giây phút được bắt tay tổng thống John F. Kennedy 30 năm trước, tổng thống Bill Cinton nói: "Giây phút đó gây một tác động sâu sắc trong tôi. Tôi nghĩ rằng giây phút đó là một điều gì tôi luôn luôn mang theo, và tôi rất may mắn vì có một người nào đã chụp ảnh giây phút đó và cho tôi bức ảnh để tôi có thể tưởng nhớ." (It had a very profound impact on me... I thinh that it was something that I carry with me always, and I was very fortunate that someone took the photo of it and gave it to me so I was able to remember it.)

    Giây phút đó đã được thu vào phim tài liệu của White House và hiện nay đã được chiếu lại trên Youtube để cả thế giới có thể xem.


    Cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi

    Ở Việt Nam, cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi
    , mới học lớp 11, đã đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1988 tại Canberra. Năm sau đó, một lần nữa cậu lại đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1989 tại Braunschweig. Sau kỳ tích này, thần đồng toán học đã phải đến báo cáo thành tích với ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với tư thái như thế này.

    Ông Đỗ Mười (trình độ học vấn như thế nào thì ai cũng biết cả rồi!) ngồi chễm chệ trên ghế dựa, mắt không nhìn cậu bé Ngô Bảo Châu. Trong khi đó, cậu bé thần đồng toán học đứng khép nép rụt rè báo cáo về những điều mà ông Đỗ Mười không bao giờ hiểu nổi.

    ...

    Trong tuần qua, tấm hình này đã được đăng lại trên rất nhiều báo ở Việt Nam. Dưới tấm hình, báo Vietnamnet ghi:

    Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khi đó là Đỗ Mười, sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
    Báo Tuổi Trẻ ghi:

    Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
    Báo Bình Định, Cơ quan của Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bình Định, ghi:

    Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng.
    Tôi muốn hỏi: Tại sao một cậu bé thần đồng toán học lại phải báo cáo thành tích cho một ông lãnh đạo Đảng (mà chính ông ấy lại là một kẻ dốt toán)?

    Cái thái độ quan liêu dửng dưng của ông lãnh đạo Đảng chứng tỏ rằng Đảng không hề quan tâm đến toán học hay khoa học gì cả. Đảng chỉ quan tâm đến những thành tích mà cậu bé thần đồng đạt được. Cái trò này chỉ là cái trò chực giành lấy thành tích của một cá nhân làm thành tích của Đảng.

    (E.M.)
    Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    Dzitgo
    Gold Member
    *****
    Offline


    Cạp cạp cạp

    Posts: 1887
    Re: Suy Ngẫm
    Reply #164 - 02. Sep 2010 , 13:22
     



    Cái Mặt


    ...



    Con người có cái mặt là quan trọng nhứt. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!

    Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng Việt: phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ “m”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết!


    Đây, nhìn coi: trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm), má. Ở “mắt” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù…

    Qua tới “mũi”, ngoài “mùi” ra không thấy chữ “m” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không… linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “chân mày” (cũng kém linh hoạt như cái mũi!) lại được đi kèm với cái mặt để… hỗ trợ cho tiếng “mặt”, trong từ ngữ thông thường: “mặt mũi, “mặt mày”, làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe… trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai! Cho nên người ta nói “mặt mũi bơ phờ”, “mặt mày hốc hác”, chớ ít nghe “mặt bơ phờ, mặt hốc hác”.

    Bây giờ tới “miệng”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, mớm, mút mấp…

    Đến “má” thì ngoài “mụt mụn” chỉ có “mi một cái ” là còn thấy chữ “m” nhè nhẹ phất phơ…

    Tiếng Việt hay quá!

    Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù… v… v…

    Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt!

    Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói: “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”. Rồi, bởi vì cái mặt nó… nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói.

    Nếu ghét thì gọi “cái bản mặt”. [Cái mặt mà bẹt thì thiệt tình thấy chán quá! Thường nghe nói: “Cái bản mặt thằng đó tao coi hổng vô!” ]. Nếu hơi khinh miệt thì gọi “cái bộ mặt”. (“Thằng này có bộ mặt ăn cướp!”). Còn khi thương thì cái mặt trở thành “cái gương mặt”. (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!”). Chưa hết! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay… “tạt một lon a-xít”!

    Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt. (Chỉ có người không… bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!). Ở đó - ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “cái mặt bên trong” của con người. Các nhà văn gọi là “nét mặt”, nghe… trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là… vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “Xem mặt mà bắt hình dong”. Hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người, cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán nước bài của đối thủ, cho nên mấy “giáo sư chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để… định mức coi “thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói”!

    Cũng bởi vì cái mặt nó lôi thôi, phức tạp và… “phản động” như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuệ” của đảng cộng sản Việt Nam đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt suốt giai đoạn đấu tranh “chìm” và chỉ “xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “đồng chí vĩ đại” của ta lúc nào cũng ôm khư khư cái mặt để… quản lý nó từng giây từng phút, riết rồi nó cứng đơ như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn mục! Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” - cái mặt vẫn bị quản lý y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya! Cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị mới ôm nhau “hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xuống hố” một cách rất… bài bản, để lại niềm “vô cùng thương tiếc” trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ!

    Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng với cái “vai”.. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ”… v… v… Ngoài đời, không có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là: thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt… mo... v… v…

    Trên sân khấu chánh trị Việt Nam, trong cũng như ngoài nườc, “đào kép” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát bội nhưng mỗi người đều có “lận lưng” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “thấy mình là ai” (dĩ nhiên không phải là cái mặt thật của mình). Rồi cũng “phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi” một cách rất… tròn vai, làm “bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương” cứ thấy như thiệt! Điểm đặc biệt là ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “cái mặt của mình” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu. Vì vậy, họ phải ráng bơm cho cái mặt của mình to bằng… cái nia, để thấy họ mới đúng là… “đại diện”! Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái... đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau”... Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!

    Để chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi “vác cái mặt" của tôi đi chỗ khác!

     

    Bobigny, France, tháng 6/2007

    Tiểu Tử


    thanks.gif


    Back to top
     

    ...
     
    IP Logged
     
    Pages: 1 ... 9 10 11 12 13 ... 17
    Send Topic In ra