Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 10 11 12 13 14 ... 17
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33269 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #165 - 03. Sep 2010 , 00:01
 

HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC, CỘNG SẢN BÁN NƯỚC.

CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?



Kể từ ngày vua Hùng dựng nước tới nay (2879-258 trước Tây lịch), đã là gần 5.000 năm, trong đó có 1008 năm Bắc thuộc và gần 100 năm Pháp thuộc, dân tộc ta đã kiên cường đấu tranh vừa chống giặc ngoại xâm, vừa dựng quốc và kiến quốc.

Từ khi vua Hùng dựng nước, trải qua nhiều cuộc khởi nghĩa, trong đó có cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng và bà Triệu, cho tới khi Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, giành độc lập cho nước nhà; ý thức quốc gia và dân tộc đã giúp chúng ta chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc cũng như Pháp thuộc, xây dựng lên một nước Việt từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu, qua những triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn; tổ tiên chúng ta đã không ngừng xây dựng và bồi đắp quê hương gấm vóc mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Nhưng giận thay, bọn cộng sản, bọn gian manh, vụ lợi, một bọn lường gạt, khủng bố, ngụy biện, cố tình ngu dân, xuyên tạc và dấu diếm sự thật, từ Hồ chí Minh qua Lê khả Phiêu, tới Đỗ Mười, Nông đức Mạnh, ngày hôm nay, lại bán nước, dâng đất, nhượng biển cho ngoại bang.

Thật vậy, giang sơn gấm vóc từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu không phải là một ngày một buổi mà có được, mà chính là tiền nhân của chúng ta đã đổ ra biết bao xương máu, qua bao triều đại, mới có.

Vào triều đại nhà Ngô (938-944), nhà Đinh (968- 980), nhà tiền Lê (981-1 009), đất nước chúng ta mới tới Quảng Bình.

Chính nhà Lý (1010 – 1225) đã mở mang đất nước chúng ta tới Huế.

Nhà Trần (1225 – 1400) đã mở mang tới Quảng Ngãi.

Nhà hậu Lê (1418 – 1789) đã mở mang tới Qui Nhơn.

Nhà Nguyễn, nếu tính từ thời Nguyễn Hoàng 1558, tính từ Gia Long là năm 1802, tới Bảo Đại là năm 1956, thì đất nước chúng ta mở mang tới Cà Mâu.

Công mở mang bờ cõi của nhà Nguyễn rất to lớn, và từ từ tiến từng bước một .

Vào đầu thế kỷ thứ 17, đất nước chúng ta mới tới Phú Yên; vào giữa thế kỷ thứ 17, tới Nha Trang; cuối thế kỷ thứ 17, tới Phan Thiết; đầu thế kỷ thứ 18, tới Vũng Tàu; cuối thế kỷ thứ 18, tới Cà Mâu.

Không những dân tộc ta đã kiên trì, nhẫn nại dựng nước, mà còn quật cường cứu quốc, chống không biết bao lần ngoại xâm từ phương Bắc tới phương Tây, đã chấm dứt gần 100 năm Pháp thuộc và hơn 1.000 năm Bắc thuộc.

Thật vậy, nếu chúng ta tính gần, thì đất nước chúng ta bị Pháp đô hộ là 83 năm nếu tính từ năm 1862, khi Triều Đình nhà Nguyễn ký hiệp ước nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ, cho tới năm 1945, khi Nhật trao trả độc lập cho Bảo Đại.

Nếu tính xa thì đất nước chúng ta bị Tàu đô hộ đúng 1 008 năm, trải qua 4 thời kỳ:

Bắc thuộc lần thứ nhất kéo dài 150 năm từ cuối đời nhà Triệu (207-111) trước Tây lịch tới cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng (39-43 sau Tây lịch).

Bắc thuộc lần thứ 2 kéo dài 501 năm, từ cuộc thất bại của 2 bà Trung (43) tới cuộc nổi dậy của Lý Bôn, bắt đầu nhà tiền Lý (544-602).

Bắc thuộc lần thứ 3 kéo dài 337 năm, từ năm 602 cuối thời tiền Lý tới khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 939.

Bắc thuộc lần thứ 4 kéo dài 20 năm từ cuối đời nhà Hồ (1400-1407) tới cuộc khởi nghĩa thành công của Lê Lợi năm 1427.

Đất nước quí giá đó là do bao xương máu của ông cha ta mà có được; nhưng giận thay bọn cộng sản Việt Nam bắt đầu từ Hồ chí Minh lại bán nước, dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng.

Việc dâng đất nhượng biển bắt đầu từ thời Hồ chí Minh, vào những năm đầu của thập niêm 50, khi sửa đường xe lửa ở biên giới Việt Hoa, Trung cộng đã tự động rời những cột mốc ở biên giới về phía nam, lấn đất Việt Nam, báo Nhân dân của cộng sản thời đó có lên tiếng phản đối; nhưng là chỉ có lệ. Rồi tiếp tục với công hàm của Phạm văn Đồng đề ngày 14/9/1958, trả lời công hàm của Chu ân Lai có đính kèm bản đồ nói là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng. Chính, vì vậy mà Trung Cộng đòi chủ quyền về 2 quần đảo này ; mặc dầu theo công pháp quốc tế, lịch sử, địa lý, thì 2 quần đảo này là hoàn toàn thuộc về chủ quyền Việt Nam.

Việc dâng đất, nhượng biển còn tiếp tục với Lê khả Phiêu, qua 2 Hiệp ước ký với Trung Cộng năm 1999 dâng gần 1.000Km2 vùng biên giới, trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan, và Hiệp ước năm 2.000, dâng cho Trung Cộng cả chục ngàn cây số vùng biển.

Ngày hôm nay, thì Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng cho thuê rừng vùng biên giới và cho Trung Cộng khai thác bô xít ở cao nguyên trung phần, xương sống về địa lý chiến lược quân sự của Việt Nam, dọn đường cho Trung Cộng đánh chiếm VN trong tương lai.

Bởi lẽ đó, những ai chủ trương chống sự bành trướng của phương bắc, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản là hoàn toàn sai lầm. Không những không bảo toàn được sự toàn vẹn lãnh thổ, mà còn mất đất, mất biển thêm.

Xưa kia Kiều công Tiễn, lợi dụng lúc đất nước mới thành lập, phải trái chưa tỏ, kỷ cương chưa vững, lòng người chưa định, tìm cách giết vua bán nước. Lê chiêu Thống, xem ngôi báu của mình hơn quyền lợi quốc gia, dân tộc, nhân lúc Bắc Hà nhiễu loạn, đã dẫn quân ngoại bang về giày xéo quê hương.

Ngày hôm nay đảng Cộng sản cũng chẳng khác chi Kiều công Tiễn, Lê chiêu Thống, xem quyền lợi đảng đoàn lên trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đất nước, để có thể giữ được quyền hành, vì chúng biết lòng dân oán hận, nên không còn cách nào hơn là quị lụy bắc phương, dâng đất nhượng biển cho chúng.

Ngày xưa vua Hùng dựng nước, ngày nay cộng sản bán nước ; nhưng dòng lịch sử Việt không ngừng ở đây. (1)

Hành động của những kẻ buôn dân, bán nước sẽ bị dân Việt kết án và tiêu diệt, như lịch sử Việt đã hùng hồn chứng minh

Ngày xưa, Ngô Quyền, Lý thường Kiệt, Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đã thay mặt cho uy quyền quốc gia, dân tộc, không những trừng trị nghiêm ngặt kẻ nội thù, mà còn dạy những bài học đích đáng cho kẻ ngoại xâm.

Trần hưng Đạo và vua quan nhà Trần đã chứng minh hùng hồn là nếu quân dân đồng lòng, thì có thể chiến thắng cả một kẻ thù hung bạo như đế quốc Mông Cổ, không những có thể giữ vững nền độc lập mà còn cả sự vẹn toàn lãnh thổ.

Một cách thực tế, thực tiễn hơn để trả lời câu hỏi: «Chúng ta phải làm gì?», tôi xin đề nghị một số câu trả lời như sau :

Chúng ta phải đấu tranh có tổ chức.

Chúng ta có thể ví sự đấu tranh của mỗi cá nhân chúng ta như những hạt mưa; nếu nó không được hướng dẫn bởi một đường lối qua một tổ chức, thì những hạt mưa này nó sẽ ngấm vào lòng đất, không mang lại những kết quả mà ta mong muốn. Nhưng nếu những hạt mưa này được hướng dẫn bởi một đường lối, được ví như kim chỉ nam, tới một tổ chức, được ví như một giòng suối, thì lúc đó những hạt mưa mới trở thành thác lũ, cuốn đi những oan tai, chướng ngại của giòng lịch sử Việt.

Chúng ta đấu tranh có tổ chức, nhưng chúng ta không thể nghĩ chỉ mình tổ chức của chúng ta là có thể thắng độc tài cộng sản, mà cần phải nhiều tổ chức, đoàn kết theo hàng ngang. Chúng ta đấu tranh cho quốc gia, dân tộc, nhưng để cho quốc gia, dân tộc phát triển, thì phải tiến tới chế độ dân chủ, đa khuynh, đa đảng, vì dân chủ là mảnh đất mầu mỡ để con người, cho một dân tộc phát triển. Mà nói đến dân chủ, đa khuynh, đa đảng là nói đến nhiều ý kiến, tư tưởng, tổ chức khác nhau. Vì vậy, nếu nói đến đoàn kết là nói đến đoàn kết hàng ngang, những tổ chức vẫn giữ bản thể của mình, nhưng trước những biến cố lịch sử, những công việc lợi ích chung, thì cùng ngồi lại với nhau để hành động. Đó là đoàn kết hàng ngang, trái với đoàn kết hàng dọc là từ trên xuống dưới của một tổ chức theo kiểu độc tài cộng sản hay độc tài phát xít Hitler.

Công cuộc đấu tranh của chúng ta là công cuộc góp gió thành bão, mỗi người một chân, một tay, theo đúng câu nói của bà Nguyên phi Ỷ Lan: «Vạn biến như lôi. Nhất tâm thiền định. Sa mạc kia dầu to lớn biết mấy cũng là nhờ nhiều hạt cát nhỏ tạo thành. Biển đông kia dù bao la đến đâu cũng do nhiều hạt nước mà làm nên.»

Chúng ta cũng phải biết dẹp bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Đồng thời với việc giữ vững lập trường, đấu tranh cho những giá trị nhân bản, toàn cầu, như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền, lấy tinh thần quốc gia làm chính; chúng ta phải biết cập nhật hóa công cuộc đấu tranh của chúng ta, biết nắm bắt thời cơ, biết đâu là thời cơ nóng bỏng, để hòa nhịp cuộc đấu tranh của chúng ta với tình hình thế giới. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta không có một tấc sắt trong tay, không nhiều tiền bạc, thì chúng ta không làm được gi. Đây là luận điệu của những người chỉ nhìn thấy sức mạnh của vật chất, mà quên đi sức mạnh của tinh thần. Sức mạnh của tinh thần, đó là nói lên sự thật, nói lên công lý, nói lên tình liên đới giữa con người và con người, giữa người Việt Nam. Tất nhiên ở đây chúng ta cũng không quên sức mạnh vật chất là tiền bạc, để duy trì và làm lớn mạnh một tổ chức.

Một cách cụ thể hơn nữa, gần đây một số anh em, trong đó có tôi, để nắm bắt thời cơ, cập nhật hóa cuộc đấu tranh của chúng ta, không phân biệt tổ chức, đảng phái, hội đoàn, đã lập ra Hội Quốc tế Nghiên Cứu về biển Đông Nam Á, gồm 3 mục đích: 1) Đánh thức lòng yêu nước của toàn dân; 2) Mang sự thật biển Đông Nam Á ra dư luận quốc tế; 3) Làm thức tỉnh lòng yêu nước không những của người dân, mà ngay cả những người cộng sản tiến bộ, yêu nước để cùng nhau cứu quốc và tồn chủng.

Chúng tôi ngay từ buổi gặp gỡ lúc ban đầu cách đây cả năm sáu tháng, qua những buổi thảo luận, những buổi trao đổi thư từ, emails, đã nhất loạt đồng ý với nhau rằng biển Đông Nam Á không những quan trọng cho Việt Nam mà cho cả các nước Đông Nam Á trong vùng và cả thế giới; vấn đề tranh chấp biển đông phải là một vấn đề đa phương, quốc tế hóa, chứ không thể nào là song phương; vì song phương chỉ là mưu đồ gian manh cuả Trung cộng, dùng nước lớn lấn áp nước bé, nhằm bẻ gãy từng chiếc trong bó đũa với những nước Đông Nam Á.

Lập trường này được mỗi ngày một sáng tỏ, như chúng ta thấy bài Diễn văn của bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton, và một số nước Đông Nam Á trong cuộc họp về an ninh khu vực Đông Nam Á vừa qua ở Hà nội.

Chúng tôi thiết tha kêu gọi Đồng bào ở quốc nội cũng như ở hải ngoại giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần, để tiến tới việc tổ chức những buổi hội thảo quốc tế, để mang sự thật về biển Đông Nam Á ra ánh sáng dư luận trước đồng bào và trước quốc tế, vì chúng tôi tin rằng sức mạnh không phải chỉ là vật chất, súng đạn, tiền bạc, mà còn là sức mạnh của sự thật, của lẽ phải, của công lý.

Tất cả những việc làm của người Việt ở quốc nội cũng như ở hải ngoại phải là đấu tranh có tổ chức, có đường hướng, cập nhật hóa, nắm bắt đúng thời, đúng lúc những biến cố lịch sử, để tạo ra ba sức ép:

Sức ép từ quốc nội do người dân mỗi ngày một can đảm đứng lên đấu tranh. Sức ép từ hải ngoại do cộng đồng hải ngoại vận động mỗi ngày một lớn mạnh sự yểm trợ quốc tế. Sức ép do sự rạn nứt ngay trong lòng chế độ, trong lòng Đảng cộng sản. Ở đây chúng ta phải có một chính sách chiêu hồi những người cộng sản phản tỉnh, bỏ hàng ngũ cộng sản về với chúng ta.

Ba sức ép này liên hệ với nhau, cái này hỗ trợ cho cái kia để lớn mạnh, chứ không phải chỉ có cái này, không cần có cái kia. Ba sức ép này như ba điều kiện ắt có, chúng ta phải làm thế nào để nó trở thành đủ, thì chế độ cộng sản sẽ sụp đổ.

Ngày hôm nay, nếu quân dân Việt đồng lòng, tạo ra 3 sức ép này và đồng thời mỗi ngày làm cho nó đủ thêm, thì không những có thể làm sập chế độ cộng sản bán nước cầu vinh, phản dân, hại nước, mà còn có thể mang lại sự toàn vẹn lãnh thổ, cùng tự do, dân chủ, ấm no cho đồng bào.

Cụ thể hơn, Chúng Tôi, Hội Quốc Tế Nghiên Cứu về Biển Đông Nam Á, kêu gọi Đồng Bào quốc nội cũng như hải ngoại, hãy tiếp tay chúng tôi bằng vật chất cũng như tinh thần, để cuộc đấu tranh của chúng ta ngày thêm lớn mạnh, cho 3 sức ép trên mỗi ngày một đủ thêm.

Theo bóng cờ Bình Ngô, hỡi con cháu Lê thuận Thiện, hãy dũng cảm vùng lên cứu quốc và tồn chủng!

Nhớ lời thề Sát Thát, hỡi giống giòng Trần hưng Đạo, hãy bất khuất trổi dậy, tự chủ và tự cường!

Hồn Kinh Dương, Vạn Thắng, Chi Lăng, Đống Đa hằng thức tỉnh.

Máu người Việt từng đánh Tống bại Chiêm, kháng Nguyên đuổi Minh còn thôi thúc.

Ai là người còn xót thương máu xương Bãi xậy, Yên thế, Thái nguyên, Yên bái!

Hãy vùng lên để rửa hận, rửa nhục! Hãy tiến lên để giành quyền tự chủ!

Đừng để cho giống nòi còn mắc họa xiềng gông cộng sản!

Đừng để cho núi sông mãi trong vòng tủi hổ!




Paris ngày 08/08/2 010

Chu chi Nam
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #166 - 06. Sep 2010 , 13:16
 
Hòa giải và hòa hợp

 
...



Với bài “Quá Khứ Và Hận Thù” đã góp mặt trên vài Diễn Đàn kể cả Diễn Đàn chuyển bài vào quốc nội, nhằm giải thích rõ thêm về câu hỏi của một người xưng là “Em gái Mỹ Tho” đã hỏi tôi trong paltalk trên Diễn Đàn Chính Nghĩa Việt Nam Cộng Hòa nhân ngày Quốc Hận 30/04/2010. Sau 45 phút tôi trình bày “Việt Nam, sau 35 năm dưới chế độ cộng sản độc tài”, câu hỏi thế này: “Với quá khứ đó, ông có hận thù cộng sản không?”.

Tóm tắt câu trả lời của tôi như sau: “Tôi không hận thù, vì lòng hận thù thường xuyên trói buộc sự suy nghĩ của mình, làm cho mình chỉ quanh quẩn với những ý nghĩ tìm cách trả thù. Đó, chính là lúc mà tâm hồn mình trong trạng thái ở địa ngục, vì thiên đường hay địa ngục không phải là nơi chốn, không phải trên trời hay trong lòng đất, cũng không phải chỗ này hay chỗ kia, mà  thiên đường hay địa ngục chỉ là một trạng thái tâm hồn. Và khi không thoát ra được sự trói buộc đó thì mình không thể có được suy nghĩ gì để đóng góp vào sinh hoạt Cộng Đồng, cũng không đóng góp được gì cho cuộc đấu tranh thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, tự do, cho đồng bào trên quê hương Việt Nam. Dù chì là những đóng góp nhỏ nhoi của mỗi cá nhân, nhưng khi những cá nhân kết hợp lại sẽ trở thành một sức mạnh vùng lên lật đổ chế độ độc tài chỉ biết hận thù và trả thù. CSVN nuôi dưỡng hận thù vì đồng bào không chấp nhận chế độ độc tài tàn bạo của chúng, nên chúng luôn luôn sợ hãi mọi người giành quyền lực, nên đầu óc của chúng chỉ suy nghĩ tìm những cách trả thù mà tổ chức có cái tên “Công An Nhân Dân” với hàng hàng lớp lớp cánh tay cầm gậy gộc cầm roi điện cầm súng đàn áp nhân dân, bắt nhân dân bỏ tù, và trong nhiều trường hợp đã giết chết nhân dân mà không hề vi phạm cái gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tôi không hận thù nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ của cộng sản Việt Nam, bởi cái quá khứ hơn nửa thế kỷ qua mà CSVN gây ra cho dân tộc và quê hương Việt Nam, quá sức tưởng tượng của người dân Việt bình thường! Tôi nói “bình thường” để phân biệt với người cộng sản là con người không bình thường khi nhìn họ dưới góc độ đạo lý trong văn hoá Việt Nam”.    
    
Cũng vì tôi không bao giờ quên cái quá khứ độc tài tàn bạo của CSVN, nên tôi không bao giờ chấp nhận hòa giải để hòa hợp với chúng, cũng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ về Việt Nam khi cộng sản vẫn còn cai trị quê hương tôi. Nhóm chữ “Hòa giải hòa hợp” của CSVN thể hiện trong những tổ chức và những chính sách đối với Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại hải ngoại, một Cộng Đồng mà CSVN đã một thời gọi là bọn ngụy quân ngụy quyền, bọn phản quốc, bọn ôm chân đế quốc, bọn đĩ điếm lưu manh rác rưởi của xã hội. Họ sử dụng tất cả những chữ nào mà chửi rủa được là mang ra sử dụng để sỉ vả chúng ta là bọn này bọn kia. Một Cộng Đồng đã không thể sống nỗi dưới chế độ xã hội chủ nghĩa độc tài do chính sách kềm kẹp chính trị trong khi tài sản bị họ cướp đoạt trắng trợn, nên đành phải vượt biên vượt biển tìm tự do với cái giá phải chấp nhận ở mức độ nguy hiểm rất cao, do bị họ bắn giết, bị bắt bỏ tù, do bị mất xác trong rừng trên biển, trong khi hy vọng vượt thoát đến bến bờ tự do thật là mong manh! Nguyễn Thượng Nhân, thời ấy là Bộ Trưởng Y Tế của cộng sản, hô hào cái quan điểm của ông ta là đem hết cái bọn đó ra mà treo cổ! Không biết bây giờ cái tên Nguyễn Thượng Nhân Phó Thủ Tướng & Bộ Trưởng Giáo Dục có nhận ra bản thân ông thuộc cái bọn gì không nhỉ? Bọn tham nhũng, bọn dâng đất dâng biển cho ngoại bang, hay bọn gì đó trong cái xã hội băng hoại đến mức ngành giáo dục dưới quyền ông ta toàn là gian trá, ngay cả bằng cấp đại học của các cấp lãnh đạo trong bộ máy đảng với bộ máy nhà nnước đều là gian trá nữa.

Nhóm chữ hòa giải hòa hợp đã có mặt trong ngôn ngữ của CSVN hằng mấy thập niên rồi, nghĩa là đã quá cũ nhưng CSVN rất thường sử dụng để kêu gọi Cộng Đồng tị nạn cộng sản về Việt Nam xây dựng đất nước, nhưng thực chất thì CSVN chỉ kêu gọi hòa hợp dưới quyền cai trị của họ chớ không hề hòa giải.

Thứ nhất. Ngày 26/03/2004, CSVN phổ biến Nghị Quyết 36 nhắm vào Cộng Đồng Tị Nạn Cộng Sản tại hải ngoại, trong mục đích khống chế mọi sinh hoạt của Cộng Đồng để sử dụng khối nhân lực quí giá và khối tài chánh lớn lao ngày càng gia tăng. Vì vậy mà CSVN dùng những nhóm chữ trong NQ 36 như thể họ đang ôm Cộng Đồng chúng ta vào vòng tay của họ. NQ 36 có 9 mục tiêu gói ghém trong 3 điểm căn bản với nguyên văn như sau: (1) Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước. (2) Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, và các đoàn thể nhân dân, các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước, và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (3) Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, cần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở ngoài nước, và phải được tiến hành thông qua nhiều loại hình hoạt động và biện pháp phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và không trái pháp luật, phong tục, tập quán của nước sở tại.   

CSVN, miệng thì nói hòa hợp hòa giải, nhưng chính sách thì huy động toàn đảng toàn dân từ trong nước ra đến hải ngoại thi hành NQ này với ngân khoản ban đầu là 7 tỷ đồng Việt Nam do tổ chức thành lập ngày 25/04/2003 dưới tên gọi “Quỹ Hỗ Trợ Người Việt Nam Ở Nước Ngoài”, thực chất là phương tiện hoạt động của những tên thi hành NQ 36 tại hải ngoại. Ngân khoản tương đương 450.000 mỹ kim nếu tính theo hối suất chánh thức ngày thành lập Quỹ là 15.741 đồng VN đổi được 1 mỹ kim. CSVN không thể nào không biết mọi người Việt Nam, nhất là người Việt Nam trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại không bao giờ quên thời kỳ 10 năm đầu kể từ năm 1975 “bị họ chửi rủa nhục mạ”, 10 năm kế tiếp “họ hạ giọng gọi Cộng Đồng chúng ta là Việt kiều yêu nước” khi thấy chúng ta gởi tiền về giúp thân nhân trong nước, và 10 năm tiếp theo “họ lại hạ giọng xuống thấp nữa để gọi Cộng Đồng chúng ta là khúc ruột ly hương ngàn dặm” khi thấy khối nhân lực quí giá và khối tài chánh lớn lao trong Cộng Đồng tị nạn.

Tại sao CSVN lại hạ mình xuống giọng đến như vậy? Tại vì Cộng Đồng tị nạn cộng sản chỉ khoảng 3 triệu người, nhưng có khối chuyên viên chuyên gia đến mức họ rất thèm, không phải để xây dựng đất nước mà để tiếp tay giúp họ giữ ngôi quyền lực và gia tăng tài sàn cho họ.

Đây là trích trong bài viết ngày 11/08/2005 của Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Phú Bình: “... Trong số gần 3.000.000 người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, ước tính có khoảng 300.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật cao, có kiến thức cập nhật về văn hoá, về khoa học, công nghệ, về quản lý kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt vị trí quan trọng  trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước, và các tổ chức quốc tế. Tiềm lực khoa học và công nghệ của các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng phát triển ... do được đào luyện, tiếp cận môi trường khoa học công nghệ tiên tiến, và nắm bắt được phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô và chuyên ngành. Họ có khả năng phát kiến sáng tạo, có năng lực tổng hợp thông tin, tư vấn và tạo dựng mối quan hệ với các cơ sở khoa học, cơ sở kinh tế ở nước sở tại. Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức năng trong nước đánh giá là thế mạnh của người Việt ở nước ngoài, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”.

Và đây là khối tài chánh, do bà con trong Cộng Đồng gởi về giúp thân nhân trong nước từ năm 1991 như sau: Năm 1991; 35 triệu mỹ kim. Năm 1992; 136 triệu MK. Năm 1993; 175 triệu MK. Năm 1994; 210 triệu MK. Năm 1995; 285 triệu MK. Năm 1996; 450 triệu MK, Năm 1997; 690 triệu MK. Năm 1998; 950 triệu MK. Năm 1999; 1 tỷ 100 triệu MK. Năm 2000; 1 tỳ 700 triệu MK. Năm 2001; 1 tỷ 900 triệu MK. Năm 2002; 2 tỷ 100 triệu MK. Năm 2003; 2 tỷ 700 triệu MK. Năm 2004; 3 tỷ MK. Năm 2005; 3 tỷ 800 triệu MK. Năm 2006; 6 tỷ 820 triệu MK. Năm 2007; 5 tỷ 500 triệu MK. Năm 2008; 7 tỷ 200 triệu MK. Năm 2009, 6.283.000.000 (source: Ngân hàng CSVN năm 2009) Tổng cộng từ năm 1991 đến năm 2009, số tiền mà bà con trong Cộng Đồng gởi về Việt Nam giúp thân nhân lên đến 45.034.000.000 MK (45 tỷ 034 triệu MK). Con số này chưa kể khối lượng mỹ kim do bà con mang theo khi về Việt Nam. (trích những con số của Vụ Tổng Hợp/Bộ Kinh Tế CSVN trên Vietnamnet)

Thứ nhì. Trên báo quốc tế ngày 7/4/2005, có bài của ký giả Thạch Anh phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng CSVN. Đây là cuộc phỏng vấn giữa người cộng sản với nhau, để ông Kiệt có cơ hội nói lên những ưu tư mà ông gọi là “bức xúc” trước thời cuộc. Câu hỏi: “Thưa ông, nhân dịp 30 năm, ngày đất nước liền một dãi từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cáy, thấm thoát đã 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại , ông có suy nghĩ gì về sự kiện này?”

Ông Kiệt trả lời: “Suy nghĩ của tôi là chiến tranh đã qua cách đây hằng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là tôi mong cho chiến tranh thật sự phải thuộc về quá khứ, một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại”.

Ký giả Thạch Anh lại hỏi: “Thưa ông, khép lại là một khái niệm không đơn giản khi thực hiện, có phải không?”

Ông Kiệt trả lời: “Không gì là không làm được. Hòa hiếu, khoan dung, là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ, mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp. .... “Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt Nam cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng, thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”.

Vài nhận xét: (1) Hẳn quí vị cũng để ý anh ký giả cộng sản này không dùng nhóm chữ “nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau” như sử sách Việt Nam lưu giữ, mà anh ta dùng nhóm chữ “từ Cà Mau đến Móng Cáy”, vì lẽ lãnh đạo CSVN của anh ta đã cắt Ải Nam Quan dâng cho lãnh đạo trung Cộng để được che chắn quyền lực, còn đâu nữa mà nói! (2) Suốt 17 năm nhốt các Tướng lãnh sĩ quan viên chức và cán bộ Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung, ông ta là Thủ Tướng CSVN có thẩm quyền ký giấy gia hạn tập trung chúng tôi mỗi 3 năm một lần. Tại sao lúc ấy ông ta không khép lại quá khứ mà chờ đến khi không còn quyền lực trong tay ông ta mới nói? Bây giờ (2005), 30 năm sau chiến tranh xâm lăng VNCH, ông ta ra cái điều “tử tế” muốn cuộc chiến đó khép lại. Chính ông ta và “đồng chí của ông ta”  phải có trách nhiệm khép lại cái quá khứ độc ác tàn bạo đối với mọi người dân Việt. Nhưng, chẳng những ông ta không làm, mà còn siết cổ đồng bào trong xã hội và siết cổ chúng tôi trong tù mạnh tay thêm nữa để trả thù, cùng lúc cướp đoạt tài sản, nay ra cái điều ông là người cộng sản tử tế nữa chớ. Nhưng đã là cộng sản, làm quái gì có người cộng sản tử tế. Còn hòa hiếu khoan dung, xin hỏi: “Ai hòa hiếu khoan dung ai? Ai hòa hợp với ai?” Chẳng lẽ chúng tôi phải chấp nhận hòa hiếu khoan dung của đảng cộng sản để cúi đầu hòa hợp với bộ máy cầm quyền gian trá trấn lột cướp đoạt hay sao?

Thứ ba. Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch nước, sang Hoa Kỳ từ 18 đến 23/6/2007, một quốc gia mà ông ta và các “đồng chí” của ông từng nguyền rủa “Đế quốc Mỹ là kẻ thù số 1 của Việt Nam, là tên đế quốc đầu sỏ đang giẫy chết tại dinh lũy cuối cùng của chủ nghĩa tư bản”. (Là 1 trong 10 bài mà họ bắt buộc chúng tôi học hồi tháng 8/1975 khi bị giam trong trại Long Giao). Trên Đàn Chim Việt Online ngày 15/6/2007, khi ông ta trả lời phỏng vấn của Vietnam.net, có đoạn: “… Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn coi trọng Cộng Đồng Người Việt ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là máu của máu Việt Nam”. Trong một đoạn khác ông nói: “Cộng Đồng người Việt ở nước ngoài là khúc ruột ly hương ngàn dặm….”  Chưa hết, trong bữa ăn tại khách sạn Saint Regis Resort (DanaPoint, California), ông ta nói: “ “… Bà con hải ngoại hãy quên quá khứ mà đoàn kết xây dựng đất nước …”

Là Chủ Tịch nước, chẳng những ông ta không coi đồng bào trong nước là khúc ruột quê hương mà còn đàn áp bắt giữ hằng đoàn hằng đoàn dân oan từ nhiều nơi đổ về Hà Nội và Sài Gòn kêu cứu, lại còn sử dụng Công An khủng bố, đàn áp, bỏ tù, bất cứ ai bày tỏ một cách ôn hòa về quan điểm dân chủ tự do và tôn trọng quyền con người, cũng như bày tỏ tinh thần trách nhiệm công dân bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. 

Thứ tư. CSVN dưới nét  nhìn của người trong nước và hải ngoại

Với cố Trung Tướng cộng sản Trần Độ. Ông chết năm 2002, để lại tập nhật ký Rồng Rắn viết năm 2000 và 2001. Ông dùng thời gian từ năm 1975 đến năm 2001, để so sánh Việt Nam dưới sự lãnh đạo của cộng sản độc tài với các quốc gia chung quanh được lãnh đạo bởi thể chế dân chủ tự do. Trích vài đoạn của ông: “.... Hãy nhìn các nước Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Thái Lan, Mã Lai Á, chỉ cần 20-30 năm mà họ phát triển và nhân dân của họ có đời sống khá phong phú. Mấy nước này không có đảng cộng sản tài tình, sáng suốt như của Việt Nam, mà họ có những chính khách vì dân vì nước, với những chính sách kinh tế xã hội thông minh và hiệu quả. Như vậy, chủ nghĩa xã hội chưa có chứng thực....” Trong một đoạn khác:  “...... Nói chung, nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là một tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thỉ Hoàng cùng các vua quan tàn bạo của Trung Hoa phong kiến, cộng với tội ác của các chế độ độc tài phát xít. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống của con người, mà nó còn hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một dân tộc. Nó đang làm hại cả một nòi giống”.      

Với ông Hà Sĩ Phu (trong nước). Trích trong bài “Sức Nén Của Ngôn Từ” của tác giả Hà Sĩ Phu năm 2004. Phải nhận rằng, cách “nén chữ” của ông rất tài tình để vạch trần sự băng hoại của xã hội xã hội chủ nghĩa mà bộ máy cai trị của CSVN tạo nên: “.... Những danh từ như “cách mạng, như dân chủ, ..v..v..” thật tối thiêng liêng. Nếu lãnh đạo không vì Nhân Dân, không vì Tổ Quốc, mà để cho chủ nghĩa cá nhân ỷ thế ỷ quyền hại dân hại nước, thì miệng người đời ngọng gì mà không kèm chữ “đểu” theo sau những người lãnh đạo đó. Hằng mấy chục năm trời dưới chế độ độc tài, người dân mới “nén” được chữ “đểu” vào những chức vụ lãnh đạo, như: lãnh đạo đảng đểu, lãnh đạo nhà nước đểu, lãnh đạo quốc hội đểu, lãnh đạo công an đểu, ..v..v.. , để chỉ những người tự xưng làm cách mạng mà hành động toàn là phản cách mạng”. Tác giả  nhớ đến câu đối mà ông cho là cô đọng nhất và khó đối nhất của ông Phan Hiền, đăng trên báo quân đội nhân dân cộng sản: ”Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy. Ông đảo ngược lộn xuôi chữ nghĩa, ông tráo đi rồi tráo lại những chữ sai, sửa, đấy, đâu, ấy vậy mà nghiền ngẫm kỷ mới thấy cái tài của tác giả, khi diễn tả bức tranh xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam xúc tích đến thế là cùng”.

Với nhà thơ TrânChiêuYên (hải ngoại). Trích trong bài  thơ “Khép Lại Quá Khứ” ngày 17/04/2006: “ .... Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu. Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau. Cuộc hòa giải với người dân quốc nội. Hãy ngưng ngay những hành động bỉ ổi. Ngưng đuổi nhà, cưỡng chiếm đất nhân dân. Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần

Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy. Hãy ngưng ngay những ngón nghề phù thủy. Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi. Hứa hòa hợp hòa giải ở đầu môi. Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể...... Nếu thật tình thì hãy mau giải thể. Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương). Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương. Đem tài sức hiến dâng đất nước. Hứa với anh, tôi là người đi trước !!!”

Với nữ đạo diễn Song Chi (trong nước). Sau khi thành công bộ phim “Phố Hoài” năm 2002 và phim “Nữ Bác Sĩ” năm 2008, cô đành phải rời Việt Nam với qui chế tị nạn tại Na Uy từ tháng 04/2009. Đây là vài trích đoạn trong bài phỏng vấn do đài RFA thực hiện hồi tháng 5/2009: “.... Càng đi xa, càng sống lâu bên ngoài thì mình sẽ càng rất thương cho người Việt Nam là tại vì rõ ràng ở các quốc gia khác, người ta thật sự rất tự do, rất dân chủ, và rất tôn trọng con người. Nhân dân của họ muốn ý kiến như thế nào, muốn biểu tình, muốn lên tiếng, hoàn toàn người ta có thể làm được. Họ có tất cả những quyền lợi được bảo vệ từ bé cho đến khi về già... Trong khi tại Việt Nam không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Mình không có báo chí tư nhân. Hơn 700 tờ báo trong nước vẫn thuộc một tổng biên tập chung.... Thật ra tôi cũng chỉ là một phụ nữ yêu công việc làm phim của mình, chỉ muốn sống với mối bận tâm về công việc và gia đình thôi, nhưng rồi cuối cùng cũng buộc phải lên tiếng, để rồi đành phải rời khỏi đất nước như hiện nay. Ra đi để tíêp tục cái điều mà mình nhận thấy là mình cần phải làm từ khi còn ở trong nước, chứ không phải ra đi chỉ để tìm sự yên ấm cho riêng mình. Nhìn sự phát triển của đất nước người ta, nhìn người dân trong một đất nước, xã hội tự do họ được sống trong điều kiện như thế nào, để rồi càng xót xa cho Việt Nam nhiều hơn. Và thật lòng là chỉ khao khát một ngày nào đó đất nước thay đổi để có thể trở về mà thôi...”

Với nhà thơ Trần Mạnh Hảo (trong nước). Trích một số câu trong một bài thơ (tôi quên tên) của Trần Mạnh Hảo hồi tháng 9/2009: “... Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt. Tổ quốc là con cá nằm trên thớt. Tổ quốc là con giun đang bị séo quằn. Giặc chiếm Hoàng Sa Trường Sa. Biển Đông bị bóp cổ, .... Có nơi đâu trên thế giới này. Như Viêt Nam hôm nay. Yêu nước là tội ác. Biểu tình chống ngoại xâm bị ‘’Nhà Nước’’ bắt? Các anh hùng dân tộc ơi! Ngô Quyền Trần Hưng Đạo ơi! Nếu sống lại các ngài sẽ bị bắt! Ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc? .... ”

Với đạo diễn Trần Văn Thủy (trong nước). Đầu tháng 06/2010, tại Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, đã diễn ra cuộc hội thảo “Văn Học Việt Nam-Hoa Kỳ Sau Chiến Tranh”. Tiếp đây là vài đoạn trích trong phần trả lời của Trần Văn Thủy khi phóng viên đài RFI phỏng vấn về cảm nhận của ông trong hội thảo: “..... Hội thảo trên đây đặt ra vấn đề thế này “hòa hợp hòa giải giữa người Việt và người Mỹ sau chiến tranh đã đi đến đâu, và tình hình như thế nào”. Phải nói rằng hầu hết đã nhận thấy một điều là mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là giữa các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam thì phải nói là… sống như bạn bè chân tình vậy.... Bỗng dưng người ta đặt ra một câu hỏi rất lớn là, thế thì bây giờ “sự hòa hợp giữa người Việt với người Việt ra sao? Trong hội thảo vừa rồi, tôi là người được phát biểu sau cùng, và với thời gian cũng rất hạn hẹp. Tôi cũng không hiểu tại sao khi tôi phát biểu được khoảng mươi, mười lăm phút thì chủ tịch đoàn ra dấu là thời gian không còn nhiều, tôi phải rút ngắn bài phát biểu.. ... Đến phần cuối cùng, tôi nói như thế này: “Thưa các bạn trẻ, trong hội trường của chúng ta ngày hôm nay, số lượng các bạn trẻ là sinh viên khoa Văn..... Các bạn là tương lai, cho tôi được đối thoại với tương lai. Tất cả những tham luận trước không đề cập đến vai trò của các bạn trong hội thảo này. Tôi muốn nói với các bạn rằng, vấn đề hòa hợp giữa người Việt và người Mỹ thì coi như đã xong, cái kết rất có hậu. Nhưng cái gánh nặng để hòa hợp hòa giải giữa người Việt với người Việt thì hình như đến thế hệ các bạn vẫn phải lo. Mà cái chuyện này nó dài, các bạn sẽ có thời gian để tìm hiểu một cách thấu đáo một cách khách quan, một cách chân thành. Nhưng theo thiển ý của tôi, bằng vào những va chạm và sự hiểu biết của tôi, thì tôi thấy để tiến tới được việc hòa hợp hòa giải giữa người Việt trong nước và người Việt ngoài nước, thậm chí cả người Việt trong nước với nhau, thì có lẽ cũng phải đặt trên những cơ sở, những nguyên tắc nào đó, những định hướng nào đó thì mới trở thành hiện thực được.... Theo thiển ý của tôi, theo sự hiểu biết rất sơ sài và ít ỏi của tôi, thì tôi nghĩ rằng có lẽ có hai nguyên tắc chính để đi tới sự hòa hợp hòa giải, là “chấp nhận sự khác biệt, công bằng và minh bạch với quá khứ, .... mới có thể hòa hợp hòa giải thực sự”.... Đây là vấn đề khoa học chứ không phải là vấn đề lập trường quan điểm hay tư tưởng. Điều cuối cùng mà tôi muốn nói với các bạn trẻ trong hội thảo đó là thưa các bạn, tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác. Bởi thế chúng ta phải đặc biệt coi trọng đời sống tinh thần của một dân tộc ».

Thứ năm. Chủ nghĩa cộng sản dưới nét nhìn của những nhà chính trị.

Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói:


              “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói:


               “Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi,

                không ở lại nghe nó nóiláo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nói láo với người khác.”

Bí thư cộng sản Nam Tư Milovan Djilas nói:


              “20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu.”

Cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Gorbachev nói:

             “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói:


             “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.”

Cựu Tổng thống Nga Putin nói:


             “Kẻ nào tin những gì cộng sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của cộng sản là không có trái tim.”


Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel nói :

             “Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”


Ngày 12/06/2007 tại Washington DC, Tổng Thống George Bush chủ tọa  lễ khánh thành Tượng Đài Nạn Nhân Cộng Sản Thế Giới.

                     Trong lời phát biểu mạnh mẽ của Tổng Thống Hoa Kỳ, có đoạn:
             “..... Đây là biểu tượng thảm họa kinh hoàng trong thế kỷ 20 của nhân loại nói chung, và 25 quốc gia bị cộng sản cai trị nói riêng.

                    Từ nay, oan hồn của  hơn 100 triệu nạn nhân cộng sản (có cả nạn nhân Việt Nam chúng ta) được những thế hệ hôm qua, hôm nay, và

                    những thế hệ mai sau tưởng nhớ. Tưởng nhớ để tận diệt chế độ này đến tận cùng gốc rễ, vì chế độ cộng sản là tàn bạo và phi nhân.

Ngày 07/05/2010, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Nga Isvestiai. Trích vài đoạn:

                 “Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thực không may,

                   đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do căn bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm   



                   trong khối CS, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử”.
                   Lời phát biểu của  ông đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới. ... Năm  1940, khoảng 22.000 sĩ quan

                   Ba Lan đã bị Staline ra lệnh thảm sát tại rừng Katyn. Mãi sau này, chính quyền Ba Lan mới đưa vụ thảm sát ra tòa án Nhân Quyền Âu         



                  Châu tại Strasbourg với những bằng chứng. Thân nhân những người bị sát hại đã đòi chính phủ Nga phải bồi thường. Tháng 3/2010,      



                  Viện Công tố Quân Sự Nga đã trả lời Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu rằng: “vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940, tới nay đã vượt qua thời

                   hiệu pháp lý. Nước Nga ngày nay, không thể chịu trách nhiệm cho một chính quyền 70 năm về trước. Ông nói: “Nếu ngày hôm nay,

                   nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lặp lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này

                   hay nước kia. Vì vậy, thời gian khiếu nại tuy khá xa, nhưng tội ác tày trời như vậy không bao giờ mất thời hiệu. Những người gây

                   tội ác, bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm, cũng phải gánh trách nhiệm ! Đây là vấn đề trách nhiệm và đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm”.

Kết luận.


Tôi nghĩ, nhóm chữ “hòa giải và hòa hợp” phải đặt đúng vị trí của nó, vì có “hòa giải” được với nhau mới có  thể “hòa hợp” được với nhau, vì từ hòa giải đến hòa hợp còn một khoảng cách nữa. Nhưng với CSVN, dù là lời nói hay lời viết, họ chỉ dùng chữ “hòa hợp“ hoặc “hòa hợp hòa giải”, mà thực chất họ chỉ kêu gọi dụ dỗ Cộng Đồng tị nạn cộng sản hòa hợp dưới quyền cai trị của họ, chớ không có hòa giải hiểu theo nghĩa hai bên cùng thỏa thuận.

Nhưng tại sao CSVN không hòa giải với người dân trong nước trước, vì đây là vấn đề hoàn toàn trong tầm tay của họ mà? Khi nêu câu hỏi như vậy tôi vẫn hiểu rằng, lịch sử là không thể thay đổi, nhưng có những điều sai trong lịch sử vẫn sửa được trong hiện tại, để có điều kiện hướng đến tương lai. Nghĩa là CSVN phải có trách nhiệm phải hòa giải với đồng bào chớ không phải ngược lại. (1) Theo tài liệu của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường của CSVN phổ biến ngày 08/07/2010, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, có khoảng 100 đoàn dân oan từ các thành phố: Rạch Giá, Cần Thơ, Long An, Sài Gòn, Đồng Nai, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội ... đến cơ quan trung ương đưa đơn khiếu nại oan ức vì đất đai nhà cửa bị các địa phương cướp đoạt. Vậy, CSVN hãy hòa giải bằng cách “(a) Hủy bỏ Luật Đất Đai và tất cả các luật liên quan, vì đây là nguồn gốc của những mánh khóe cướp đoạt từ các cấp lãnh đạo. (b) Trả lại quyền tư hữu cho tất cả những ai từng là chủ hoặc người thừa kế của ruộng đất. (c) Hoàn trả toàn bộ nhà cửa cũng như cơ sở kinh doanh thương mãi cho đồng bào mà CSVN ngang nhiên tịch thu sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa. (d) Bộ Chính Trị chánh thức xin lỗi đồng bào vì chính sách sai lầm trước đây”. (2) Với những cuộc mít tinh biểu tình của tuổi trẻ Việt Nam, thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân thức tỉnh trong một xã hội bị CSVN bịt mắt bịt tai bịt miệng, với mục đích bảo vệ chủ quyền đất đai biển cả của Việt Nam từ trong sử xa xưa, được nói lên tiếng nói dân chủ tự do và nhân quyền. Vậy CSVN hãy “(a) Hòa giải bằng cách “thực hiện kế hoạch bảo vệ quần đảo Hoàng Sa Trường Sa và các hải đảo trong Vịnh Bắc Việt và trong vùng Biển Đông của Việt Nam. (b) Bảo vệ ngư phủ Việt Nam đánh cá trong phần lãnh hải của mình, tấn công các tàu lạ ngang nhiên bắt ngư phủ và ủi chìm tàu của ngư dân Việt. (c) Hủy bỏ Điều 4 cùng lúc thực thi những điều qui định trong Hiến Pháp liên quan đến dân chủ và các quyền tự do của người dân theo Công Ước quốc tế. (d) Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù chính trị mà CSVN ghép vào tội hình sự”. (Ngày 02/09/2010, trong  thư gởi chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhân ngày quốc khánh CSVN, nữ dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho hơn một trăm tù nhân lương tâm hiện còn bị giam giữ). (3) Với hoạt động của các tôn giáo, tại sao phải sử dụng mọi mánh khóe gian trá để cắt ra từng mảng rồi khai sinh ra những tổ chức “tôn giáo quốc doanh trong khi miệng thì nói đến đoàn kết?” Hóa ra đoàn kết của cộng sản là chia cắt để trị, giống như thời thực dân Pháp chia Việt Nam thành Nam Kỳ Trung Kỳ Bắc Kỳ để cai trị hơn trăm năm trước. Vậy, CSVN hãy “(a) Hòa giải bằng cách “ giải tán các tổ chức tôn giáo quốc doanh. (b) Rút tất cả Công An lồng trong các tổ chức đó cũng như đã tung ra hải ngoại trở về ngành lo bảo vệ an toàn cho dân và dọn dẹp xã hội sạch sẽ. (c) Hoàn trả đất đai tài sản lại cho các tôn giáo, hủy bỏ các văn kiện liên đến tôn giáo quốc doanh và tôn giáo ngoài quốc doanh, tôn trọng tự do tôn giáo. (d) Bộ Chính Trị chánh thức xin lỗi các tôn giáo các tín đồ”.   

Nếu CSVN hành động được như vậy tức là hòa giải được với đồng bào trong nước, lúc ấy Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại sẽ tự động góp sức góp tiền xây dựng quê hương Việt Nam phát triển, nhất là phát triển về  văn hoá giáo dục để tái tạo lại niềm tin trong một xã hội toàn gian trá. Nhưng đã là cộng sản thì làm gì có người tử tế để phục vụ quốc gia dân tộc, cho nên CSVN không hòa giải với người trong nước vì họ đang siết chặt người dân, mà họ muốn Cộng Đồng tị nạn cộng sản cúi đầu hòa hợp với cộng sản, để họ khống chế cai trị như thể “cai trị một nước Việt Nam nhỏ nhưng rất giàu tài chánh, rất giàu chuyên viên chuyên gia, và khả năng hưởng vào sinh hoạt chính trường tại hải ngoại vậy”.

Nói theo ông Võ Văn Kiệt thì Cộng Đồng tị nạn cộng sản phải cúi đầu chấp nhận khoan dung củs CSVN mà hòa hợp với họ, mà họ là độc tài tàn bạo với đồng bào nhưng vô cùng khiếp nhược với Trung Cộng. Vậy, bất cứ lời khen nào dành cho Võ Văn Kiệt đều chứng tỏ vẫn còn tin vào sự gian trá của ông ta, vì lúc là Thủ Tướng cộng sản, ông ta cùng các “đồng chí” của ông ta siết cổ đồng bào chặt hơn để cướp tài sản, siết cổ tù chính trị chặt hơn cho chúng tôi rục xương trong tù, đến khi không còn quyền lực mới ra cái điều ông ta như là người cộng sản tử tế. Quả thật, người cộng sản dối trá đến cuối đời vẫn là dối trá.      

Nói theo Tổng Thống Hoa Kỳ thì “cộng sản là thảm họa của nhân loại trong thế kỷ 20.

Nói theo cố Tổng Thống Boris Yeltsin: “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó”.

Nói theo Tổng Thống Nga thì cộng sản là vết nhơ không thể nào bôi xóa trong lịch sử .... Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lặp lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia....


Nếu tổng hợp nhận thức của các nhân vật trong nước lẫn hải ngoại ở “Đoạn 4 và 5” bên trên, cộng với kinh nghiệm của mỗi chúng ta trong thực tế CSVN cai trị nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1954, và nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ năm 1975 đến nay, thì suy cho cùng, người Việt Nam Tự Do không thể nào hòa giải hòa hợp được với CSVN. Chỉ có cách duy nhất và dứt khoát nhất, là Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại hải ngoại tiếp tục hỗ trợ đồng bào trong nước mạnh mẽ hơn nữa, mà một trong những cách hỗ trợ hiệu quả là chuyển tin tức về trong nước qua hệ thống internet, giúp đồng bào hiểu rõ hơn về cộng sản để đồng bào có thêm sức mạnh mà vùng lên xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài tàn bạo trên quê hương Việt Nam./.   


Phạm Bá Hoa

Houston, ngày 4 tháng 9 năm 2010.

Back to top
« Last Edit: 06. Sep 2010 , 13:18 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
LINH MỤC HÁT CA TỤNG THIÊN CHÚA VÀ TÌNH YÊU
Reply #167 - 12. Sep 2010 , 19:18
 
Chỉ vỏn vẹn 5 tuần lễ sau ngày phát hành, băng nhạc ”Spiritus Dei - Thánh Thần THIÊN CHÚA” đã bán được 200 ngàn đĩa. Băng nhạc với tiếng hát của 3 Linh Mục. Hay nói đúng hơn: 1 Cha Sở, 1 Linh Mục và 1 Chủng Sinh. Cha Sở Jean-Michel Bardet 46 tuổi, Linh Mục Charles Troesch 27 tuổi và Chủng Sinh gốc Việt Giuse Nguyễn Đình Nguyên 25 tuổi. Tất cả thuộc Giáo Phận Gap và Embrun ở Hautes-Alpes, tỉnh Marseille, miền Nam nước Pháp.

Câu chuyện bắt đầu cách đây đúng một năm. Vào một ngày trong tháng 6 năm 2009 có cuộc điện đàm giữa Đức Cha Jean-Michel di Falco Giám Mục giáo phận Gap và Embrun và ca sĩ Didier Barbelivien. Sau trao đổi thông thường của hai người từng quen nhau từ bao năm qua, bỗng Đức Cha di Falco cất tiếng than thở. Rằng thì là: ngài đang gặp khó khăn về vấn đề tài chánh. Thứ nhất, đào đâu cho ra tiền để nới rộng đền thánh Đức Mẹ Laus. Bởi vì, kể từ ngày 4-5-2008 chính thức công nhận các cuộc hiện ra của Đức Mẹ với Benoite Rencurel (1647-1718) từ tháng 5 năm 1664 đến tháng 12 năm 1718 thì các tín hữu Công Giáo tuốn về hành hương đông đảo hơn khiến đền thánh Đức Mẹ Laus trở thành quá nhỏ bé. Thứ hai, ngài cũng ước ao gây quỹ để hỗ trợ công cuộc xây cất một trường học bên nước nghèo Madagascar. Ngài tâm sự:
- Phương cách tuyệt hảo nhất để giúp đỡ một đất nước nghèo khổ chính là nâng cao trình độ giáo dục và văn hóa cho giới trẻ của xứ sở ấy!

Buổi điện đàm giữa hai người đến đây chấm dứt nhưng chưa kết thúc. Bởi lẽ, vài ngày sau, ca sĩ Didier gọi điện thoại lại cho Đức Cha Jean-Michel và nói:
- Con thao thức về nguồn lợi tài chánh của Đức Cha. Vậy Đức Cha có các Linh Mục biết hát trong giáo phận của ngài không?

Đức Cha đáp ngay:
- Tôi có thể tìm ra! Nhưng để làm gì?

Ông Didier tiến thẳng tới:
- Ngài có thấy nhóm 3 Linh Mục Ái-nhĩ-lan thành công vượt mức với băng ”The Priests” không? Trong năm 2009 các vị ấy đã bán được 1 triệu rưỡi đĩa nhạc chỉ nguyên tại Âu Châu này thôi! Vậy nếu ngài thử làm y như thế trong giáo phận của ngài, xem sao!

Một giây im lặng trôi qua bên phía Đức Cha Jean-Michel di Falco mà ca sĩ Didier Barbelivien tưởng tượng là ngài đang xoay vòng-vòng trên ghế ngồi! Đúng ra là vị Giám Mục đang suy tính .. Ngài rất thích các cuộc tranh tài. Nhưng còn hơn thế nữa, chính Đức Chúa GIÊSU chẳng từng ra lệnh cho ông Simon Phêrô và các bạn đồng thuyền rằng:
- Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá (Luca 5,4), đó sao? Đây là lệnh truyền mang lại mẻ cá lạ lùng!

Và Đức Cha Jean-Michel di Falco nghĩ ngay đến Linh Mục Jean-Michel Bardet 46 tuổi, Cha Sở Nhà Thờ Chính Tòa Gap. Tiếp đến là Cha Charles Troesch 27 tuổi vừa thụ phong Linh Mục và Chủng Sinh gốc Việt Giuse Nguyễn Đình Nguyên 25 tuổi. Cả 3 vị đều là chuyên viên âm nhạc và có giọng hát thật hay. Chọn lựa xong, Đức Cha cùng với ca sĩ Didier hoạch định chương trình. Buổi thâu âm đầu tiên diễn ra vào tháng 9 năm 2009 tại một phòng thu ở Marseille với trọn nhóm băng nhạc của ca sĩ Didier Barbelivien. Sau đó tại Issy-les-Moulineaux ở vùng phụ cận thu đô Paris.

Việc lựa chọn các bài hát cho băng nhạc ”Spiritus Dei” không khó khăn lắm. Bởi lẽ, cần dung hòa mối hòa điệu tuyệt vời giữa đạo và đời. Bắt đầu từ những bản thánh ca cổ điển truyền thống như - Ave Maria / Hài Nhi Con THIÊN CHÚA đã sinh ra / Nửa Đêm mừng Chúa ra đời - cho đến các bài ca trữ tình như - Khi người ta chỉ có tình yêu / Cần phải nói với họ - v.v. Và chính Đức Cha Jean-Michel di Falco viết lời giới thiệu:

- Đây là mở màn một cuộc phiêu-lưu mà kể từ nay chúng tôi sẽ cùng sống với quý vị. Xin quý vị mở rộng con tim và hãy để lòng mình rung động với nguồn cảm xúc dạt dào!

Trời đất quỷ thần ơi! Và băng nhạc ”Spiritus Dei” được dân chúng đón tiếp nồng hậu, đặc biệt từ phía con-chiên bổn-đạo thân yêu của Giáo Phận Gap và Embrun. Một ký giả hóm hỉnh hỏi Cha Sở Jean-Michel Bardet:
- Cha có phạm chút tội kiêu ngạo không, khi thấy mình trở thành tài-tử xuất hiện trên các màn hình vi tính???

Cha Sở nhà thờ chính tòa Gap vui vẻ trả lời:
- Lạy Chúa tôi, không! Bởi lẽ tính tình tôi rất phóng khoáng! Tôi xem đây là một cuộc chơi! Vã lại việc này không chiếm nhiều giờ trong thời khóa biểu sứ vụ Linh Mục của tôi. Chúng tôi còn có nhiều việc khác phải chu toàn. Thế nhưng kinh nghiệm vất vả của việc thu băng khiến tôi liên tưởng đến nghề nghiệp khó khăn của các nghệ sĩ, nhất là khi họ muốn trở thành người nổi tiếng. Riêng đối với chúng tôi thì cái thành công của băng nhạc thật ra đến từ chiều kích Hội Thánh. Thành công vì băng nhạc do chính các Linh Mục hát!

Dĩ nhiên người hài lòng nhất là Đức Cha Jean-Michel di Falco. Sau biến cố hi hữu trên đây, mỗi ngày Đức Cha nhận khoảng 30 bức thư. Nhiều người viết bắt đầu như sau:
- Con không phải là tín hữu Công Giáo, nhưng khi nghe quí vị hát, mang đến cho con niềm an bình.

Nhiều người khác đi xa hơn khi viết:
- Sau khi nghe các ngài hát, con ước ao trở lại nhà thờ tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật.

Cũng không thiếu những người thú nhận cảm thấy ”ớn lạnh” hoặc ”nổi da gà” khi nghe các Linh Mục hát!

Về phần Đức Cha Jean-Michel di Falco, ngài bày tỏ nỗi niềm hân hoan:
- Chúng tôi không muốn chỉ hát Thánh Ca nhưng ước ao chuyển đi một sứ điệp bao quát hơn và tạo nên mối gặp gỡ thân hữu. Ngoài ra đây là cơ hội thuận tiện để dân chúng khám phá ra khuôn mặt của các Linh Mục, làm nẩy sinh các các mối thiện cảm và xóa tan các hiểu lầm, các thành kiến.

Khi có ký giả đặt câu hỏi:
- Thành công đầu tiên có kéo theo việc làm thêm các băng nhạc khác nữa không?

Đức Cha điềm nhiên trả lời:
- Thành công tự nó không phải là đích điểm. Chúng tôi sống biến cố này thật thanh thản. Chúng tôi không quên câu chuyện của Lucius Quintus Cincinnatus (520-430), người từ bỏ cái cày để lao mình vào chính trị để cứu giúp nền cộng hòa La-Mã rồi sau đó lại trở về với công việc đồng áng. Các Linh Mục cũng thế. Nhưng nếu người ta lại cậy nhờ các Linh Mục để làm một nghĩa cử tốt đẹp nào đó, cho một công trình sáng tạo nào đó, thì dĩ nhiên là chúng tôi không từ chối!

... ”Tôi là Phaolô, tôi tớ của THIÊN CHÚA và Tông Đồ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, có nhiệm vụ đưa những kẻ THIÊN CHÚA chọn đến Đức Tin và sự nhận biết chân lý phù hợp với đạo thánh, với niềm hy vọng được sống đời đời mà THIÊN CHÚA, Đấng không hề nói dối đã hứa từ thửơ đời đời. Vào đúng thời đúng buổi, Người đã biểu lộ Lời Người trong lời rao giảng đã được giao phó cho tôi, theo lệnh của THIÊN CHÚA, Đấng Cứu Độ chúng ta. Tôi gởi lời thăm anh Titô, người con tôi thực sự sinh ra trong cùng một Đức Tin chung. Xin THIÊN CHÚA là CHA và xin Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ chúng ta, ban cho anh ân sủng và bình an” (Titô 1,1-4).

(”LE FIGARO Magazine”, n.1543 - Le Figaro Magazine du Vendredi 21 Mai 2010 - Édition Internationale, trang 44-47)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Suy Ngẫm
Reply #168 - 15. Sep 2010 , 00:19
 


Có Nên Dùng Ngôn Ngữ của VC?

Đào Văn Bình
July 16, 2010


Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (Miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có Cộng Sản – cũng đã có “tiếng Việt trong sáng” đã học nó, đã sử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một lọai ngôn ngữ bắt chước VC: Đó là dùng hai chữ Thông Tin để thay cho hai chữ Tin hoặc Tin Tức!

1) Về hai chữ Thông Tin: (Sự loan truyền tin tức)

Ở duới xã ngày xưa chúng ta có: Phòng Thông Tin. Ở trung ương (Sài Gòn) chúng ta có Bộ Thông tin và các Phòng Thông Tin Quốc Ngọai tại các tòa đại sứ.
Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “Thông tin cho nhau”.

2) Còn tin tức/tin = news.

Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi Bản thông tin. (Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. Hai chữ hoàn toàn khác nhau)
Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn
Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.
Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.
Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước
Tin nước ngòai, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngọai quốc
Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.
Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân
Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.
Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình
Tin mừng chứ không phải thông tin mừng
Tin vui (như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.
Tin buồn ( như tang ma) chứ không phải thông tin buồn
Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.
Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đáng ngang đầu
Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang. Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngòai hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo v.v.. Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toàn khác nhau.
Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.
Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.

Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không?” Nếu chúng ta nói:” Anh có thông tin gì không?” thì người ta sẽ ngạc nhiên họăc không hiểu. Họăc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:
1. Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không?
2. Hoặc thằng cha này chắc ở ngoài Bắc với VC lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của VC!

Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:

- Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.
- Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà-phê phin
- Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
- Khẩn trương để thay cho nhanh lên
- Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh
- Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu.
- Chùm ảnh để thay cho một lọat những hình ảnh, một vài hình ảnh
- Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
- Tham quan để thay cho du ngoạn, thăm viếng
- Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc
- Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên
- Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em, muốn kết bạn với em.
- Căn hộ thay cho căn nhà.
- Tư liệu thay cho tài liệu
- Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô
- Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
- Kênh phát sóng thay cho Đài:Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
- Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất (khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
- Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì hôm nay trời có thể mưa
- Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa – thay cho Dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa
- Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
- Lính gái thay cho nữ quân nhân
- Thu nhập thay cho lợi tức(lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..). Thuế lợi tức (income tax)
- Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố VC dịch là: Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam!!! Thật điên đầu và không hiểu gì cả!
- Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
- Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
- Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ
- Các anh đã quán triệt chưa? thay vì các anh đã hiểu rõ chưa?
- Học tập tốt thay vì học giỏi.
Tôi còn nhớ sau ngày cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo Miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy họach tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu : Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong! Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!” Ôi! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!

- Doanh nghiệp để thay cho công ty (công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá). Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ công ty.
Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104-2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
- Tiêu dùng thay vì tiêu thụ
- Cây xanh thay vì cây (cây nào mà lá chẳng xanh? Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy có khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngọai đừng bắt chước VC dùng hai chữ cây xanh).
- Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngọai này chúng ta đưa tin như sau “Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tị nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngọai Giao.”
- Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa v.v Vì VC ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng!
- Bài nói thay vì bài diễn văn.
- Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên
- Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
- Cú sốc thay vì bàng hoàng, kinh hoàng
- Tình hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng .Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
- Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Cannes.
- Ô tô con để thay cho xe du lịch.
- Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
- Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
- Đề xuất để thay cho đề nghị.

- Nghệ sĩ nhân dân? Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì ? Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

Đấy ngôn ngữ của VC là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đồng bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công-nông-trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình.
Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.


Còn ngôn ngữ của Miền Nam thì sao? Về cổ văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rồi khi chữ Quốc Ngữ đựơc phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương Miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngọai giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc v.v… Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc- mà ngôn ngữ Miền Nam chính là biểu tượng còn sót lại.


Ngôn ngữ Cộng Sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác.

Nhìn ra ngòai thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào? Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công họăc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hóa” thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế.


Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa VC – mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.

Đào Văn Bình
Ghi chú:
Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia sẻ với:
- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #169 - 15. Sep 2010 , 06:13
 
Quote:
Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.


Thiệt tình!!! Cái này Đ Đ mới biết lần đầu đây nha!!!Ui da chiên cơm thì phải chiên có... con sâu mỡ thì mới ngon đó  Smiley
Cám ơn em Tuyết mang bài này về, không chừng chúng ta cũng nên có bảng đối chiếu!
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #170 - 18. Sep 2010 , 08:49
 
           
35 Năm Sau và Họ Là Ai ?      


Ba mươi lăm năm so với chiều dài lịch sử của một triều đại thời xưa thì ngắn, nhưng với một đời người thì dài lắm, nhất là đối với những ai quan tâm đến thời cuộc, đến vận mệnh khổ đau của dân tộc Việt Nam thì nó lại càng dài hơn.Ba mươi lăm năm trôi qua quả thật như một giấc mơ hãi hùng! Máu, nước mắt, khổ lụy, nghiệt ngã vẫn còn đây! Những cuộc vượt thoát vô tiền khoáng hậu của người Việt trốn chạy cộng sản – mà cả thế giới đều biết – vẫn còn ghi đậm trong lịch sử nhân loại. Riêng đối với người Việt tị nạn, làm sao có thể quên được những ngày tháng hãi hùng ấy. Có lẽ nó sẽ nằm sâu, nằm mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta.

Ba mươi lăm năm rồi mà người đi vẫn đi, không còn đi được bằng cách vượt biển, vượt biên thì cũng tìm cơ hội khác để đi: ODP (đoàn tụ), lấy vợ, lấy chồng, du học, chạy chọt làm sao để rời xa cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa”. Chính ngay những người theo cộng sản cả đời, những người được hưởng ơn mưa móc như núi, nhưng nếu có cơ hội ra đi là họ đi ngay để trốn khỏi cái “thiên đường” quái đản ấy.

Chừng đó thôi cũng đủ để chứng minh một cách hùng hồn rằng con người không thể sống dưới chế độ cộng sản. Khổ thay, Việt Nam là một trong bốn nước cộng sản còn lại mà loay hoay mãi vẫn không thể nào thoát khỏi cái thiên đường mù đầy oan nghiệt ấy! Nếu miền Nam Việt Nam không bị bán đứng vào tay cộng sản vào 1975, thì chắc chắn, sau sự sụp đổ của khối cộng sản Ðông Âu và Nga Sô, toàn cõi Việt Nam bây giờ đã là một xứ tự do, giàu mạnh như bao nhiêu quốc gia văn minh khác. Ít ra cũng bằng Nam Hàn với nền văn minh nhân bản như ngày nay..

Khỏi cần phải tố cáo hay chê bai chế độ; khỏi cần luận tội tập đoàn cộng sản lãnh đạo đất nước đã tàn phá quê hương như thế nào sau 34 năm thống nhất hai miền Nam-Bắc; khỏi cần so sánh với các nước láng giềng và các quốc gia khác trên thế giới – cũng bằng ấy thời gian đã vươn lên như đi hia bảy dặm – mà cứ nhìn vào xã hội tan nát, luân thường đạo lý tiêu tan, thị trường cung cầu quái dị, con người chạy theo vật chất một cách điên cuồng là biết ngay.

Khỏi cần phải nghe những luận điệu vì cảm tính của một số người về thăm quê hương rồi trở lại hồ hỡi ca ngợi: “Ðất nước ngày nay khá rồi, thôn quê đã có điện nước, người dân có quyền đi lại và có quyền chửi luôn cán bộ cộng sản”. Thế sao? Chỉ có ba bóng đèn thắp sáng trong vài túp lều thô sơ, nghèo khổ, lạc hậu; chỉ có vài người vụt miệng chửi đổng cán bộ là đã có tự do, là đất nước khá rồi hay sao? Trong khi đó đa số các quốc gia tự do trên thế giới đã và đang tiến vào một đời sống sung túc và văn minh nhất của con người lại không đem ra so sánh!

Ðúng! Việt Nam đã có tự do, nhưng đó là thứ tự do của giai cấp cai trị được “tự do” ăn trên ngồi trước, “tự do” trấn lột quần chúng để thụ hưởng những xa hoa, phù phiếm trên nỗi thống khổ của toàn dân, vốn đã quá khổ trong một thế kỷ qua vì chiến tranh bom đạn. Phải, Tự là “tự” họ quyết định sự sống của người khác bằng họng súng và Do là “do” họ tạo nên những thủ đoạn đê hèn để áp đảo người dân, tước đoạt mọi thứ quyền tự do căn bản của con người.

Ðúng! Có tiến bộ, nhưng là thứ tiến bộ lừa đảo, mưu mô xảo quyệt cướp giựt để đàn áp mọi sự chống đối của người dân – khao khát hít thở không khí tự do – đã và đang đứng lên đòi tự do tôn giáo, tự do được sống làm người.

Nói tới chính trị là phải chứng minh bằng dữ kiện, bằng đường lối cai trị của một chế độ đang điều hành guồng máy quốc gia. Chế độ ấy như thế nào thì chúng ta đã thừa biết, khỏi cần nhắc lại làm gì cho tốn giấy tốn mực. Nếu họ thật tâm lo lắng cho quyền lợi của quê hương đất nước, cho người dân được hưởng những quyền tối thiểu của con người thì 35 năm qua đất nước đã khá lên rồi. Nếu họ có thật tâm xây dựng đất nước thì tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi, phải tiếp tục ra đi cho đến ngày nay, và phải chấp nhận sống chết trong đường tơ kẽ tóc để tìm tự do? Vì thế, những luận điệu nông cạn thiếu suy nghĩ ấy chỉ là mớ lý luận có lợi cho cục tuyên vận của CSVN.

Vậy, họ là ai?

Họ là những thành phần ích kỷ, chỉ biết sống cho mình, miễn sao có một đời sống sung túc trên xứ người là đã thỏa mãn. Còn quê nhà, bà con làng xóm có sống như thời kỳ “đồ đá” thì cũng mặc. Miễn sao lâu lâu ta về thăm cái xứ lạc hậu ấy để thí cho một vài đồng đô, vừa được tiếng, vừa được những người thọ ơn ca tụng cho thỏa cái tự ái vị kỷ của mình.

Họ là ai?

Họ là thành phần cán bộ được cộng sản cấy theo đoàn người tỵ nạn, nằm vùng khắp mọi nơi, đóng vai quốc gia trá hình, chờ cơ hội là bò dậy tấn công vào hàng ngũ người Việt Quốc Gia, vốn đã chia rẽ trầm trọng do bản chất vị kỷ, phi chính trị của những người sinh hoạt ngoài công cộng.

Họ có mặt sinh hoạt nội gian, nội gián trong mọi tổ chức, đảng phái chính trị. Mục tiêu chính của họ là phá nát các tổ chức chính trị chống cộng, bày mưu, chước kế đâm bên này, thọc bên kia, gây mâu thuẫn nội bộ, tung những nguồn tin giật gân ra ngoài làm cho quần chúng mất niềm tin... Mục tiêu của họ chỉ có thế thôi. Khi đã thành công vì phá được các tổ chức chính trị đi đến tình trạng gần như bị tê liệt thì họ đi đâu và làm gì? Dĩ nhiên là họ đã lặn thật kỹ, viện cớ chán ngán thế sự, lui về ngồi rung đùi đếm tiền và hưởng nhàn, ôm theo một đống tiền, gọi là công tác phí trọn đời.

Họ là ai?

Thà rằng tỏ rõ thái độ đầu hàng như một ông tướng, ông nhạc sĩ “nhớn” đã quay về với đảng và nhà nước, ăn năn sám hối để được hưởng “lộc” cuối đời. Dù xú danh muôn thuở, người đời nguyền rủa, nhưng ít ra họ đã biểu lộ thái độ chính trị dứt khoát theo cộng để người ta phân biệt lằn ranh biên giới rõ ràng giữa họ và chúng ta. Còn hơn những tên nằm vùng sống với nhiều mặt nạ khác nhau để quậy phá các tổ chức chính trị, hội đoàn, cộng đồng; thậm chí trong giới cầm bút cũng không thiếu những tên tự xưng là người cầm bút, nhưng bất xứng, lại háo danh, hám lợi.. Chính họ là một thứ bồi bút không hơn không kém, viết lách theo đơn đặt hàng, núp bóng trong tổ chức Văn Bút, để “cố đấm ăn xôi” một cách quyết liệt với mục đích xé nát tổ chức nhằm xóa bỏ dấu tích còn lại của người Việt quốc gia trên diễn đàn quốc tế.. Họ cố đấm dù không ăn được xôi đến độ một cách phi lý, phi văn hóa mà bất cứ ai có chút suy nghĩ cũng phải nghi ngờ chắc chắn đàng sau họ phải có một sức đẩy nào đó. Họ chính là “những kẻ vô lại may mắn” như nhà văn Phạm Ngũ Yên đã đặt tên trong một loạt bài tố cáo đích danh những tên vô lại này trước công luận vào năm 2008.

Họ là ai?


Họ cũng là những người vượt biển,vượt biên ra đi tìm tự do, nhưng sống “với vật chất và vì vật chất” nên theo thời gian, thời thế thế thời phải thế. Họ đã quay lưng, cúi đầu phục vụ trực tiếp, hay gián tiếp cho cục tuyên vận CSVN, sẵn sàng đâm vào vết thương lòng của tập thể người Việt tỵ nạn để kiếm lợi.

Họ là ai?

Họ là những nhà “làm chính trị” theo kiểu lập dị, với mớ lý luận thiên tả, ưa bềnh bồng, không định hướng như con thuyền không bến. Họ sống bên này với thế giới tự do văn minh, phủ phê vật chất nhưng luôn luôn mơ mộng ở một “thiên đường” khác: thiên đường của hoang tưởng, thiên đường của không tưởng. Nhưng nếu họ được sống thực trong cái “thiên đường” ấy, chắc chắn là họ phải lên cơn điên và trở thành người điên sớm nhất. Tiếc thay, khi va chạm với thực tế trong cái xã hội tha hóa ấy thì hối hận cũng đã muộn màng!

Họ là ai?

Họ là thành phần làm chính trị theo kiểu salon, thích đọc diễn văn “xa đấm, gần đâm”. Nghĩa là ở xa thì hô hào “Ðấm” đá, nhưng ở gần thì “Ðâm” đầu bỏ chạy. Họ cứ tưởng sẽ hòa hợp được với cộng sản bằng một mớ kiến thức về kỹ thuật mà họ học được từ hải ngoại. Về nước họ sẽ được trọng dụng và đảng cộng sản sẽ nghe theo họ. Ðúng là hoang tưởng!

Họ là ai?


Họ là những thương gia, với quan niệm “chỉ làm thương mại, không làm chính trị”. Giấc mơ của họ là giấc mơ của những “đại gia” thời mới, được nhà nước ca tụng và tâng bốc trên tận mây xanh. Trước khi đặt vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”; dĩ nhiên là họ phải chạy theo giai cấp thống trị, làm theo lệnh của bạo quyền để kiếm lợi. Vì vậy, với thành phần chỉ biết mua bán để kiếm lợi thì trách họ làm gì cho bận tâm. Với họ. quê hương dân tộc không bằng một quả chanh, khi vắt hết nước là liệng vỏ ngay. Gần đây, nhiều “đại gia” đổ tiền về làm ăn vì được đảng nâng bi ca tụng hết mình, nhưng chỉ một thời gian sau thì những đại gia này đều bị trấn lột sạch sành sanh... kêu Trời không thấu! Cái giá “không làm chính trị, chỉ biết làm ăn” họ đã phải trả một cách cay đắng.

Lời kết:

May thay, dân tộc Việt trường tồn qua mấy ngàn năm nay cũng nhờ vào hồn thiêng tổ tiên phù trợ, nên thành phần “Họ Là Ai” nói trên chỉ là thiểu số ung nhọt, sâu mọt trong đại gia đình dân tộc Việt mà thời nào cũng có trong lịch sử. Còn đại đa số những người bỏ nước ra đi tìm tự do thật sự từ năm 1975 đến nay, vẫn một lòng, một chí hướng, đó là giải thể chế độ cộng sản để đưa đất nước tiến lên trong tự do dân chủ. Ngày nào còn bóng dáng cộng sản là còn đấu tranh đòi quyền sống cho đồng bào ruột thịt đang chịu đựng trăm đắng ngàn cay ở quê nhà.

Ba mươi lăm năm rồi, mặc dù những hiện tượng chia rẽ trong hàng ngũ của chúng ta đã xảy ra vì địch và vì chính chúng ta tạo nên cũng có, nhưng những chiến sĩ can trường đã và đang âm thầm hay công khai đấu đầu với CSVN ở khắp mọi nơi vẫn kiên trì, bất khuất, vẫn một lòng với đại cuộc đấu tranh chống cộng. Ở quốc nội, các vị chân tu của các tôn giáo, các nhà đấu tranh cho dân chủ vẫn không sờn lòng đứng lên đòi quyền sống, quyền hành đạo, quyền được phát biểu tư tưởng, mặc dù bị bắt bớ giam cầm dã man trong suốt 35 năm qua. Ở hải ngoại, vẫn những chiến sĩ xung trận ngăn chặn mọi sự xâm nhập của CSVN trên mọi chiến tuyến. Xin cầu chúc “chân cứng đá mềm” tới những tấm lòng bất khuất mà thời nào họ cũng đứng lên trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt.

Là những người may mắn thoát khỏi nanh vuốt của tập đoàn cộng sản, chúng ta không thể nào ngồi yên để hưởng thụ, mà đã đến lúc phải góp sức vào công cuộc chung, tiếp tay với những anh hùng đang xả thân vì nước bằng cách vận động, góp tinh thần – dù chỉ là lời nói – cho quí vị lãnh đạo tinh thần, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước đang ngày đêm gian khổ, sống chết trước sự đàn áp dã man của bạo quyền cộng sản.

Có như thế thì chúng ta mới không phụ lòng những anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống cho chính chúng ta được sống. Có như thế thì mới không hổ thẹn với chính lương tâm mình mỗi khi nhìn lại chặng đường lưu lạc gian khổ suốt ba mươi lăm năm qua: “Ta đã làm được gì cho quê hương dân tộc”? Có như thế mới làm gương cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ nguồn gốc và tinh thần trách nhiệm đối với sự sinh tồn của dân tộc. Một Brian Doan, một Madison Nguyễn, một John Nguyễn... cũng chỉ là một thiểu số nhỏ bé, bé hơn cả những hòn sỏi khi ném xuống mặt hồ yên lặng, vẫn chưa đủ sức làm gợn sóng lăn tăn. Thế nhưng, mặt khác của vấn đề là sự tỉnh thức của chúng ta, của tập thể người Việt không cộng sản, đó là đoàn kết và cố gắng chăm sóc cho thế hệ nối tiếp gìn giữ truyền thống giáo dục gia đình.

Nhân mùa quốc nạn, xin được thắp nén hương lòng gửi đến hồn thiêng của các anh linh tử sĩ, đồng bào vượt biển, vượt biên đã anh dũng nằm xuống cho đất mẹ sớm nở hoa tự do. Ðồng thời cũng xin được nguyện cầu bình an cho những anh hùng dân tộc đang ngày đêm chiến đấu một mất một còn với CSVN trên mọi mặt trận.

Lão Gà Tre
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Suy Ngẫm
Reply #171 - 04. Oct 2010 , 23:28
 


Bà cụ Bán Rau 
.
]Chỉ cần 3 phút đọc và cả cuộc đời phải suy ngẫm….



Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

- Ăn hộ tôi mớ rau…!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ – Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
-Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? – chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ
Back to top
« Last Edit: 04. Oct 2010 , 23:30 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #172 - 05. Oct 2010 , 06:50
 
Con Vịt

Tạ Quân (Tạp Chí Quê Mẹ)
Phỏng Vấn 1 Phóng Viên Tị Nạn ở Đức
http://muoisau.wordpress.com/2010/09/26/778/

L.T.S: Chúng tôi gặp Lê Thành Trung ở trại tị nạn Spandaw Tây Berlin vào đầu tháng bẩy. Anh vừa từ Tiệp Khắc chạy qua Đức xin tị nạn chính trị, nhân chuyến đi do Đài Tiếng Nói Việt Nam cử sang tìm hiểu tình hình người Việt ở Đông Âu.  Tốt nghiệp đại học Tổng hợp và đại học Báo chí Hà nội, Lê Thành Trung hành nghề phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh đã phụ trách các chương trình phát thanh thời sự, Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Tiếp chuyện bạn nghe đài, Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc v.v..


Quê Mẹ: Xin anh cho biết về cơ cấu hoạt động và mục đích của chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam ?

Lê Thành Trung : Câu hỏi khái quát quá… Tôi sẽ trả lời từng phần. Về tổ chức thì Đài TNVN chia làm hai Ban chính. Ban đối nội và Ban đối ngoại. Trên thực tế phần đối nội được coi trọng hơn. Ban đối ngoại phụ trách các chương trình phát thanh ra nước ngoài bằng 11 thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung, Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Lào, Campuchia, Thái, Phi-líp-pin và tới đây sẽ phát thêm tiếng Hin-đi. Chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc bằng tiếng Việt là một bộ phận của Ban đối ngoại. Ở nhà, chúng tôi gọi tắt là Phòng Việt kiều.

Quê Mẹ : Phòng Việt kiều cũng nằm ở 58 phố Quán Sứ ?

L.T.T. : Không. Đài có 3 trung tâm chính. Tòa nhà 58 Quán Sứ là trụ sở của Bộ Tổng biên tập và Ban đối nội. Ban đối ngoại ở số 39 phố Bà Triệu, nhà bên phải là trung tâm thu thanh, còn bên trái là Thư viện Hà nội. Phòng Việt kiều ở tầng 3, trong số nhà 39 đó. Nhỏ thôi, cả phòng có 8 người làm việc. Mỗi người phụ trách một mục cho chương trình phát sóng hàng ngày là một giờ đồng hồ. Giờ phát ở nhà vào 22 giờ 30 tương đương 7 giờ ở châu Âu. Trạm phát sóng Mễ Trì chuyển đi và trung tâm âm thanh của Đài Mát-xcơ-va chịu trách nhiệm tiếp âm sang châu Âu.

Thời gian đầu, đối tượng chính của chương trình là Việt kiều sinh sống ở các nước Tây Âu, nhiều nhất là ở Pháp. Sau này số lượng người vượt biển gia tăng, số lượng du học sinh và công nhân lao động xuất khẩu ngày một nhiều, nội dung chương trình cũng được bổ sung thêm. Không thể ước tính được số lượng người nghe nhưng chắc rằng trên tất cả các quốc gia ở châu Âu đều có người theo dõi chương trình này.

Quê Mẹ : Anh cho biết nội dung những giờ phát sóng ấy ?

L.T.T. : Có thể nói phòng Việt kiều như một cái Đài con. Nó lượm nhặt tất cả các bài vở của các chương trình khác phát trong ngày rồi gọt ra, cắt xén thành chương trình của mình. Cũng đủ cả thời sự âm nhạc, văn thơ, du lịch v.v… Mỗi chỗ lấy một ít. Thêm tí này bớt tí kia.

Quê Mẹ : Anh có thể cho biết kỹ hơn về khía cạnh này. Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc có những đặc điểm gì so với các chương trình phát thanh trong nước ?

L.T.T. : Đặc điểm chính là ở sự cóp nhặt, cắt xén đó. Mọi chương trình phát trên sóng trong nước đã được gọt tỉa kỹ càng so với thực tế đời sống. Sang phòng Việt kiều lại được gọt tỉa tắm gội một lần nữa. Trên tinh thần : đem chuông đi đấm nước người, tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại. Chẳng hạn không bao giờ trên sóng phát ra nước ngoài đưa tin về các tệ nạn xã hội, về tham nhũng, hối lộ, ăn xin, cướp bóc… Trái lại, những tin chung chung như tiềm năng dầu khí ở Việt Nam, triển vọng phát triển ngành du lịch, đất nước Việt Nam giàu đẹp, tiền rừng, bạc bể, các gương mặt tài năng trẻ, các phát minh sáng chế v.v… được triệt để khai thác, bất kể có giá trị thực tế hay không. Để làm gì ? Để cho đồng bào ở xa quê hương luôn có một hình ảnh lạc quan về Việt Nam. Để gợi nhớ, gợi thương, gợi lên tình tự dân tộc ray rứt trong lòng những người con dân Việt đang sống tha hương nơi những chân trời xa lạ. Phải khơi nhói vào chỗ này. Làm cho ý thức đối kháng của Việt kiều phôi pha theo thời gian. Thời gian của những lần nghe liên tục. Theo đấy, cái sâu xa, cái đầu tiên, cái còn lại và cái sau cùng vẫn là tình tự dân tộc. Vả lại, có thông tin phiến diện, tô hồng thì người ở xa nước làm sao biết được, lấy gì mà kiểm chứng? Không tin rồi cũng tin, nghe mãi cũng chịu ảnh hưởng. Từ tin đến yêu. Đài độc quyền tiếng nói Việt. Một Việt Nam của sự dối trá và lừa đảo

Quê Mẹ : Vài khi chúng tôi cũng nghe trên sóng một ít tin về nạn mất mùa, thiên tai, lũ lụt ?

L.T.T. : (cười) Đó là khía cạnh khác. Khía cạnh độc đáo, được ưu tiên đấy. Lỗi đó đâu là lỗi của chính quyền, của đảng. Lỗi do ông Thiên lôi, ông Hà bá, ông Sơn tinh, Thủy tinh gì đó. “Cần phải đặc biệt tung mạnh lên để đồng bào cảm thông với những khó khăn của đất nước.” – lời ông trưởng Ban chỉ đạo thường nhấn_mạnh. Đúng là bão lụt hay thăm viếng rẻo đất miền Trung của nước ta. Song không phải cơn bão nào cũng “gió giật trên cấp 12, cấp 13 – Hàng trăm héc-ta lúa bị ngập nước, hàng trăm ngôi nhà đổ, hàng nghìn người đói rét không có chỗ ở … v.v.”. Lấy ví dụ đưa tin ở huyện Vạn Xuân tỉnh Thanh Hoá cơn bão số 6 làm đổ 180 nóc nhà, chưa đầy tháng sau cơn bão số 7 lại làm đổ nát 200 nóc nhà nữa, đồng ngập trắng nước, nhiều trâu bò lợn gà bị chết… Mấy hôm sau có anh bạn quê ở Vạn Xuân ra Hà nội chơi, tôi ân cần hỏi thăm, thì anh bảo có thấy gì đâu, chỉ mưa rào vài trận và gió làm đổ mấy cái lán tre làm nhà phơi của lò gạch.

Vui thế đấy. Thực tế thì chưa một phóng viên nào của phòng Việt kiều có mặt ở vùng lũ lụt cả. Đơn giản là lấy xe đâu mà đi, tiền đâu mà ăn đường, vả lại ba cái chuyện vẽ mây vẽ rồng ấy chỉ có lợi cho công việc tuyên truyền thôi. Trái lại, nạn mất mùa, sâu bệnh là có thật. Nhưng đâu phải là ông trời chơi ác nông dân ta quá quắt. Chẳng qua là thuốc trừ sâu bị đánh cắp, phân bón luân chuyển lung tung qua các cấp quản lý, các kho hàng, rồi từ kho ra đến ruộng, mỗi người lấy một phần, thằng lớn cuỗm cả tấn, bán cả kho, thằng nhỏ nhất là nông dân cũng bốc vài nắm giấu đi trước khi tung rắc lên mặt ruộng. Đất xác khô, cây chết non, chết cằn là vì thế.

Thế nhưng việc ưu tiên tung lên sóng những tin tức kiểu bão lụt này cực kỳ có lợi cho chính quyền. Một mặt làm lẫn lộn, làm mờ đi những khó khăn thúc bách của đời sống vốn là sản phẩm của một cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, dốt nát. Mặt khác kêu gọi được lòng nhân đạo của các tổ chức từ thiện quốc tế, tranh thủ lòng trắc ẩn và nỗi xót xa quê hương của kiều bào.

Viện trợ tiền bạc, gạo, thuốc men, quần áo từ các nguồn trên liên tục gửi tới cứu giúp đồng bào vùng bão lụt. Càng kêu gào to, tiền gửi về càng nhiều. Không có cách gì xin tiền và làm tiền dễ hơn cách ấy.

Quê Mẹ : Ngoài việc đưa tin cắt xén, loan lin thất thiệt ra, chương trình dành cho đồng bào VN ở xa tổ quốc còn có những đặc điểm tuyên truyền gì đáng chú ý không ?

L.T.T. : Ở phần văn nghệ. Văn nghệ đây bao gồm cả thơ, văn, âm nhạc, sân khấu, hội họa, kiến trúc chùa chiền… Trong đó bộ môn nhạc dân tộc, cải lương, dân ca, ngâm thơ được chú trọng. Vì sao ? Vì cái mục đích gợi thương gợi nhớ ấy. Mà ở điểm này các bộ môn nghệ thuật cổ có sức lay động gọi về ghê gớm. Gọi người trở về ư ? Không phải đâu. Nhà đông con, đuổi đi không hết, về mà làm gì. Gọi đây là gọi gửi tiền về, gọi nhớ, gọi thương mà quên đi các nguyên nhân dẫn đến thảm kịch hôm nay của đất nước. Tôi xin được hát cho các anh nghe bài Quê Hương, nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân, một bài hát được phòng Việt kiều triệt để khai thác, phát trên sóng cả ngàn lần trong bảy, tám năm qua. (Hát)

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương mỗi người chỉ một
Nhà là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”


...

Đẹp không? Đẹp lắm chứ. Có phải quê hương Việt Nam thân yêu của ta đó không ? phải lắm chứ. Có phải là chùm khế, cánh diều, bướm vàng, khúc sông, con đò, là chiếc cầu tre nhỏ, là vành nón lá nghiêng che của mẹ ta, trong lòng ta nhớ thương đó không? phải lắm chứ. Chẳng kể gì đồng bào ở xa. Vâng, chính tôi và các bạn bè tôi khi đang sống trên quê hương Việt Nam bằng xương bằng thịt hẳn hoi mà chợt nghe bài hát ấy cũng rưng rưng muốn khóc. Tôi mông lung nhớ về một quê hương ấm êm thủa thái hòa xa xôi nào bây giờ không còn nữa. Tác động vào đồng bào nước ngoài hẳn còn ghê gớm hơn. Đồng bào ở nước ngoài sẽ man mác nhớ thương về mảnh đất mà tôi đang sống. Chúng ta đều bị cái tình tự quê hương dắt chạy quanh những nhớ thương ray rứt đến mụ mị, mù lòa mà quên đi rằng chúng ta đang bị mất quê hương. Cứ như là dải đất hình chữ S còn nguyên vẹn đó, mẹ Việt Nam còn nguyên vẹn đó. Bài hát hay, có giá trị muôn đời, phi thời gian, đem ra phục vụ giai đoạn che chắn cho một nước Việt Nam đồi bại. Bài hát được sử dụng tinh vi, nguy hiểm là ở chỗ đó. Lấy cái quê hương trong nhớ thương, trong ước mơ để thay thế cái quê hương hiện tại tiêu điều. Làm trỗi dậy cái quê hương Việt Nam ngân nga, ngất say trong long người, trong hồn người, để che đậy và làm quên đi cái quê hương Việt Nam hiện tại của đói nghèo và nhà tù, của chắp vá, hỗn loạn, của những ông cụ non, những “thần đồng” dao búa tuổi 15 và những đứa trẻ “hoàn đồng” tuổi 60 bơ vơ, bám sống ở vỉa hè, bám sống tình thương, miếng ăn, bám sống vào sự tử tế của những khúc ruột mình ! Trong sự mơ màng rên rỉ ấy, đảng độc quyền, đảng củng cố và đảng thủ lợi.

Quê Mẹ : Chúng tôi xúc động nghe những lời tâm huyết của anh. Xin hỏi thêm, khi bị chỉ đạo phải làm các công việc như thế, anh có ý thức được là nính đang tiếp tay cho đảng dối gạt mọi người không ?

L.T.T. : Có chứ. Lúc đầu thì chưa đâu. Dần dần nhận ra thì thấy chán. Chán đời, chán mình.

Quê Mẹ : Chán nhưng có phản ứng gì không ?

L.T.T. : Vô ích. Đúng ra là chúng tôi cũng phản đối, cũng cưỡng chống lại cách này, cách khác, nhưng rốt cuộc đều bất lực. Chả riêng chúng tôi. Bất lực, chán nản, lãng công, vô trách nhiệm là trạng thái phản ứng tiêu cực của hàng triệu người trong nước. Chính quyền độc tài, thằng bạn cùng phòng với mình rất có thể là thằng công an. Sự giả dối lâu quá rồi cũng quen đi, không ý thức là mình đang giả dối nữa. Vả lại khi làm cái công việc ấy, chính tôi cũng như bị bỏ bùa mê, chính tôi cũng bị lừa gạt.

Quê Mẹ : Anh bị lừa gạt chuyện gì vậy ?

L.T.T. : Nhiều, nhiều lắm. Bị lừa gạt mà không biết. Nhưng ở đây tôi muốn nhắc tới một câu chuyện riêng. Chuyện lừa gạt trong nghề, thú vị như một câu chuyện trinh thám vậy.

Quê Mẹ : Xin anh kể lại chi tiết cho độc giả cùng nghe….

L.T.T : Được chứ (Ngừng – uống nước – chậm rãi kể) – Việc xảy ra sau Tết Nguyên Đán năm ngoái thôi. Tôi được ông Phan, tổng biên tập mới của đài gọi lên phòng riêng. Ông ta dặn dò và giao nhiệm vụ cho tôi tổ chức cuộc tiếp xúc giữa một ông Việt kiều từ Pháp về thăm quê hương và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông Việt kiều này tên là Huỳnh Tấn Hải, đã sống ba chục năm ở Pháp, dân trí thức thuần túy, rất có lòng với đất nước. Ông Phan nhắc tôi phải tranh thủ mọi thiện cảm vì ông Việt kiều này rất có uy tín, ảnh hưởng khá rộng trong cộng đồng người Việt ở Pháp, làm tốt vụ này có thể lôi kéo nhiều đồng bào khác. Việc ông Huỳnh Tấn Hải tôi không lo. Lo nhất là phải gặp dàn xếp với Nguyễn Huy Thiệp về nội dung buổi tiếp xúc. Cái chuyện văn chương nó phức tạp lắm, lại nhè đúng cái ông nhà văn quái đản, lớ ngớ là tội vạ mình chịu. Tôi chỉ mới đọc được vài truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nghe người ta tán tụng hoặc chửi bới anh ta thì nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy mặt anh ta. Anh ta là một người lẩn khuất. Hôm sau tôi lấy địa chỉ, giấy giới thiệu của ông Phan, tìm đến nhà Nguyễn Huy Thiệp, nhằm đúng giờ ăn cơm mà gõ cửa. May là anh ấy có nhà, lại biết trước cuộc gặp. Đúng ngày dự định tôi bảo cậu lái xe ở đài chở đi đón ông Huỳnh Tấn Hải, ghé qua đón Nguyễn Huy Thiệp, rồi cùng kéo ra quán bánh tôm ngoài trời ở Hồ Tây. Trời nắng đẹp, không khí buổi tối đối thoại rất thoải mái cởi mở. Ông Hải có vẻ xúc động và hài lòng lắm. Ông đã tìm ra nhiều điểm tương đồng và càng thêm tin tưởng vào nguyên lý hòa hợp hòa giải đang ăn khách ở Paris, là người Việt ở trong nước và ngoài nước cùng bắt tay vào xây dựng đất nước, xóa bỏ mọi tị hiềm, hàn gắn những vết thương cũ. Ông cũng phát biểu những đề nghị với đảng cộng sản VN phải sửa chữa những sai lầm, mở rộng dân chủ, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị v.v… Ông Hải đặt rất nhiều niềm tin đặc biệt vào mũi nhọn xung kích của những nhà văn trong phong trào văn học phản kháng như Nguyễn Huy Thiệp. Ông ta xin toàn bộ tác phẩm có chữ ký của anh ta. Vui vì kết quả cuộc gặp gỡ như mong muốn, ông Hải hào phóng tặng Nguyễn Huy Thiệp 5 nghìn quan, tặng phòng Việt kiều 20 nghìn quan Pháp để trang bị thêm phương tiện làm việc. Buổi nói chuyện vậy là thành công, gặt hái được cả tình, cả tiền. Tôi đem cuốn băng ghi âm về báo cáo và cho ông Phan nghe. Ông chỉ gật gù cười cười. Khi tôi nói thêm là ông Huỳnh Tấn Hải tỏ ra rất cảm kích và hứa tới đây sẽ vận động thêm nhiều bà con ở Pháp về thăm quê hương và góp ý cho Đảng, thì ông Phan bật cười thành tiếng, và hình như ông có thốt ra câu gì nghe như chữ : con vịt !

Chuyện đó qua đi. Hai tháng sau một hôm tôi có việc phải cùng thằng bạn vào Sở Công an ở phố Trần Bình Trọng. Lúc trở ra, bất ngờ tôi gặp Nguyễn Huy Thiệp ở chân cầu thang. Tôi gọi to để chào. Nhưng trái hẳn với sự cởi mở dạo trước, anh ta chỉ nhìn lướt tôi gật nhẹ một cái rồi đi khuất ngay. Tôi hơi bị hẫng, quay sang bảo thằng bạn :

- Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đấy.

Nó tròn mắt nhìn tôi :
- Ơ mày điên à?

- Sao ?

- Bố ơi… Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là người khác cơ. Còn đó là lão Bảy, phó phòng Công an văn hóa đấy. Tao lạ gì thằng cha này.

Chuyện thật như đùa. Tôi kéo thằng bạn ra quán nước chè kể lại đầu đuôi và cùng cười phá lên. Cái trò chính trị nó đểu thế. Mười mấy năm làm nghề rồi mà còn bị lừa. Bất giác tôi nhớ đến nụ cười tủm tỉm và cái từ : “Con vịt” thốt ra ở cửa miệng ông Phan. Chẳng hiểu ông ấy định ám chỉ tôi hay là ông Huỳnh Tấn Hải đây.


Tạ Quân
Back to top
« Last Edit: 05. Oct 2010 , 06:58 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #173 - 05. Oct 2010 , 13:55
 
Quê Hương là Chùm Khế Ngọt ...


Hồi nào đến giờ tôi chỉ nghe có 1 câu nầy thôi, hôm nay đọc báo mới thấy cả bài thơ. Thì ra, độc địa nhất là 2 câu cuối:

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Nó rủa xối xả vào đầu, hèn gì người ta không tranh nhau để về sao được. Cứ sợ không về, rủi ... chết không được ... thành người!

Có vài người bạn hể nghe đến câu nầy là thốt lên "Ôi, khế ngọt bị khỉ ăn hết sạch rồi ông ơi!"

Còn các em nhỏ thì ngây thơ hơn "Khế Thái Lan ngọt hơn khế VN xa lắc hà chú ơi!"
Back to top
« Last Edit: 05. Oct 2010 , 14:17 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Suy Ngẫm
Reply #174 - 07. Oct 2010 , 16:30
 
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khen người Việt hải ngoại

RFA-07-10-2010

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh đã có những lời khen ngợi cộng đồng người Việt hải ngoại trong một cuộc gặp gỡ với các kiều bào về thăm quê hương nhân dịp Ngàn năm Thăng Long.

Tổng Bí thư cho biết người dân trong nước đánh giá cao lòng yêu nước cũng như những đóng góp cho quê hương ViệtNam. Ông Mạnh cũng nói ông hy vọng cộng đồng kiều bào sẽ tiếp tục lòng yêu nước, củng cố tinh thần cộng đồng và giúp đở lẫn nhau để làm giàu mạnh đất nước.

Thêm nữa, ông Mạnh kêu gọi kiều bào góp ý kiến cho Đại hội Đảng Toàn Quốc vào năm mới hầu giúp Việt Nam trở thành một đất nước hùng mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #175 - 17. Oct 2010 , 23:20
 

Tại sao phải lo về Trung Quốc?



Ngô Nhân Dụng




Giới trí thức đang lo rừng Việt Nam bị đem nhường cho người Trung Hoa khai thác hàng 50 năm; biển Việt Nam bị người Trung Hoa chiếm; nhiều người tìm cách ngăn cản không cho các công ty Trung Quốc mang người vào khai thác bô xít (bausite) làm nguy hại môi trường sống, biến các cư xá công nhân thành những làng tự trị sống ngoài luật pháp nước Việt Nam.



Giới văn nghệ xôn xao về một cuốn phim Lý Công Uẩn “made in China!” Người Việt Nam nào cũng đau lòng khi nhân vụ Trung Quốc phản đối Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng người Trung Hoa, báo chí nhắc cho các nước chung quanh biết chuyện Hải Quân Trung Quốc bắt ngư dân ngay trong hải phận nước Việt đưa về giam giữ ngay ở Hoàng Sa (mà họ đã chiếm của nước Việt Nam từ năm 1974), rồi đòi tiền chuộc. Nhiều người Việt còn lo nếu sang năm đại hội của đảng Cộng Sản bầu lên nhiều người có tinh thần độc lập đối với Trung Quốc thì không biết liệu họ có đánh nước mình hay không! Hay là họ sẽ xếp đặt trước cho chuyện đó không thể xẩy ra, để họ khỏi phải đánh mà vẫn thắng!


Từ hai ngàn năm nay, người Việt vẫn lo tự vệ trước sức mạnh bành trướng của người Hán. Nhưng chưa bao giờ mối lo đó lại đè nặng trên tâm tư người Việt như vậy. Mối lo càng lớn hơn vì Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi để trở thành một cường quốc kinh tế đứng hạng nhì thế giới, mà trong một thế hệ nữa, Tổng sản lượng nội địa của một tỷ dân Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ để đứng hạng nhất. Trước viễn ảnh đó người Việt Nam nào không lo lắng?


Nhưng khi nhìn sang những nước chung quanh chúng ta phải tự hỏi tại sao các quốc gia khác trong vùng Á Ðông họ cũng lo về Trung Quốc nhưng không ai hoảng hốt lo sợ như nước mình? Hàn Quốc và Ðài Loan nằm sát bên Trung Quốc, như những con mèo nằm bên cạnh con cọp. Những quốc gia nhỏ khác trong vùng như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, nhỏ bé đến như Singapore, họ đều ý thức về vai trò đang lên của Trung Quốc và biết họ phải làm gì; nhưng trong dư luận dân chúng họ vẫn bình tịnh không hoảng hốt trước sự bành trướng của cường quốc Trung Hoa như người Việt mình. Tại sao vậy?


Hãy nhìn vào hai nước Á Ðông láng giềng của Trung Quốc, gần không khác gì Việt Nam mà lại nhỏ hơn Việt Nam. Hàn Quốc đến giờ vẫn còn bị chia đôi. Nước họ đã từng bị đế quốc Trung Hoa đặt làm An Ðông Ðô Hộ Phủ vào thời gian mà nhà Ðường gọi nước ta là An Nam, bây giờ trong nước họ không ai báo động nhau về sự bành trướng của Hán tộc một cách hoảng hốt như người Việt! Tại sao Ðài Loan, hòn đảo vẫn bị coi là một tỉnh của Trung Quốc, họ không lo bị Trung Quốc lấn áp hay xâm chiếm mà còn mở rộng giao thương, trao đổi văn hóa, và mua thêm vũ khí của Mỹ để củng cố sức mạnh quân sự mặc dù bị Bắc Kinh công khai phản đối? Nước Việt Nam khác hai nước trên ở những điểm nào mà dân họ bình tĩnh, tự tin, còn dân mình thì lo sợ đến thế? Trả lời được câu hỏi này là biết được người Việt Nam phải làm gì để đứng vững trước mối đe dọa về sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21.


Lý do thứ nhất là kinh tế. Ðài Loan và Nam Hàn đang là những cường quốc kinh tế trong khu vực Á Ðông. Sản lượng bình quân ở Nam Hàn trên 24,000 đô la một đầu người, Ðài Loan trên 30,000 đô la, còn Trung Quốc chỉ có hơn 5,000 (Việt Nam bằng một nửa Trung Quốc, và đây là lối tính PPP, dựa theo mãi lực tương đối của người dân chứ không theo lối chỉ tính bằng đô la Mỹ). Dù tới khi tổng sản lượng nội địa của Trung Quốc tăng gấp ba lớn bằng GDP của Mỹ thì một người dân trung bình ở nước Ðại Hán vẫn còn nghèo, chưa bằng một phần ba người dân hai nước nhỏ láng giềng. Dân giầu thì nước mạnh, nhất là trong thời “thế giới hậu cộng sản” và kinh tế toàn cầu hóa bây giờ.


Sau khi chiến tranh lạnh đã chấm dứt, những quốc gia nhỏ không phải mang mối lo bị một cường quốc nào xâm chiếm nữa. Mỹ không có tham vọng chiếm đóng Iraq lâu dài cũng như Nga không dám đem quân vào các nước Georgia và Ukraine trước kia từng thuộc lãnh thổ Liên Xô. Trung Quốc dù có tăng sức mạnh quân sự gấp trăm lần cũng vẫn chưa đuổi kịp Mỹ; mà từ năm 1950 họ vẫn chưa dám đem quân sang đánh các hòn đảo Kim Môn và Mã Tổ, những đảo này gần bờ biển Phc Kiến hơn gần Ðài Loan, thì bây giờ họ càng phải dè dặt hơn.


Tuy Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn do những đảng tự gọi là cộng sản cai trị, nhưng chúng ta thực sự đang sống trong một “thế giới hậu cộng sản” vì chủ nghĩa cộng sản đã bị vứt bỏ từ hai chục năm nay rồi, mặc dù ngoài miệng họ vẫn “mạo xưng” họ là cộng sản.


Nhưng trong “thế giới hậu cộng sản” này nền kinh tế của tất cả các nước đều liên hệ đến nhau. Tất cả các cường quốc đều muốn duy trì một tình trạng ổn định. Ðể yên tâm làm ăn. Mục tiêu của các quốc gia là nâng cao mức sống của người dân chứ không phải là thực hiện một chủ nghĩa hay một lý thuyết nào. Không hề có một “chủ nghĩa tư bản” như người cộng sản thường hô hoán. Kinh tế tư bản là một cách tổ chức xã hội cạnh tranh để sinh tồn theo luật tự nhiên; mà cơ cấu tổ chức tư bản đó sẵn sàng biến hóa theo nhu cầu từng giai đoạn, cũng là một luật tiến hóa tự nhiên. Sức mạnh của một quốc gia nằm trong lãnh vực kinh tế: Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.


Nhưng các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc về quân sự cũng như kinh tế, không ai muốn thế quân bình hiện có bị xáo trộn. Không một cường quốc nào sẵn lòng đi giúp một nước này chống nước khác nếu không phải vì muốn bảo vệ thế quân bình tương đối ổn định đó. Ý nghĩ kết thân với một nước này để chống lại nước khác hoàn toàn dựa trên địa lý chính trị là một ảo tưởng. Trái đất đã “bằng phẳng” hơn, núi, sông, biển cả không còn quyết định các mối tương quan quốc tế như trong thế kỷ trước nữa. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mỗi cường quốc kinh tế chỉ lo bảo vệ quyền lợi của họ và họ biết các quốc gia khác cũng như vậy. Các quốc gia liên kết với nhau, chính yếu là qua những hiệp ước thương mại chứ không phải qua những liên minh quân sự như 50 năm trước nữa. Ý tưởng liên kết với một nước khác qua một chủ nghĩa, vì cùng một chế độ, một mô hình tổ chức xã hội, là một ý tưởng lạc hậu và nguy hiểm cho chính bản thân nước mình.


Các nước như Ðài Loan, Nam Hàn cũng lo lắng trước sự bành trướng quân sự và kinh tế của Trung Quốc; nhưng trong dân chúng họ không hoảng hốt lo âu như ở Việt Nam hiện nay. Lý do vì họ đã đi trước lục địa Trung Hoa trên con đường tư bản hóa; dân họ giầu có hơn, lại nhờ chế độ tự do ngôn luận người dân được thông tin đầy đủ nên hiểu biết hơn, vì thế họ vững tâm hơn.


Nhưng một sức mạnh không thể chối cãi được là ở các nước trên dân chúng và chính quyền đều đồng ý với nhau phải làm sao cho dân giầu, nước mạnh thì mới đứng vững được trong cuộc chạy đua với hơn một tỷ người Trung Hoa. Và họ biết phải làm gì để dân giầu, nước mạnh. Chế độ tự do dn chủ giúp cho cả nước một lòng.


Dân chúng các nước này có “đồng thuận” với nhau không? Có thể trả lời ngay là không! Chính sách tăng cường giao thương với Trung Quốc của chính phủ Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan đang bị đảng đối lập và báo chí tự do chỉ trích. Phe đối lập nêu rất nhiều lý do khác nhau, nhưng đó là những lý do thực tế chứ không dựa vào chủ nghĩa nào cả. Tại Nam Hàn mỗi lần thay đổi tổng thống là lại xác định một chính sách mới đối với Bình Nhưỡng cũng như Bắc Kinh. Nam Hàn nhỏ như vậy, dân số ít hơn nước Việt Nam mình, nhưng họ dám cho hải quân thao dượt chung với Mỹ ngay trong Hoàng Hải kề cận nước Trung Hoa; mặc dù Bắc Kinh ồn ào phản đối. Nhưng ngay trong nước họ,người Nam Hàn cũng cãi nhau về chính sách đối với Bắc Hàn.


Trong xã hội dân chủ chỉ cần mọi người cùng theo những luật chơi minh bạch, công khai để quyết định những chính sách chung. Chính nhờ những luật chơi dân chủ mà một khi chính sách quốc gia đã được đa số dùng lá phiếu để lựa chọn rồi, cả nước trên dưới một lòng. Mặc dù lúc nào cũng vẫn có người vẫn không đồng ý và tiếp tục tìm cách chinh phục đa số theo ý kiến của mình.


Chính chế độ tự do dân chủ đã gây nên sức mạnh của Hàn Quốc và Ðài Loan. Các đảng chính trị ở hai nước đó vẫn “đấu đá” nhau thẳng tay để giành quyền lãnh đạo, nhưng các quyền tự do căn bản của người dân được tôn trọng và người dân nắm quyền lựa chọn tối hậu. Trong nước họ cũng có những người lợi dụng quyền thế làm tiền; cũng có những nhà kinh doanh tìm cách hối lộ cho được việc; nhưng nhờ báo chí tự do và bầu cử tự do cho nên trong xã hội có cả một mạng lưới ngăn ngừa tham nhũng tự nhiên. Ðiều đáng kể nhất là xã hội công dân ở các nước trên đã phát triển rất mạnh nhờ các công dân đều được tự do lập hội, từ những hội từ thiện, thể thao, nghệ thuật, giải trí,cho tới đảng chính trị. Mỗi nhóm công dân có những nhu cầu và quyền lợi riêng được tự do hoạt động và phát triển mà không bị guồng máy nhà nước ngăn cản. Năm ngoái khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đến thăm Ðài Loan do lời mời của các Phật tử để cầu nguyện cho các nạn nhân bị bão, Bắc Kinh đã kịch liệt đả kích cuộc thăm viếng này. Chính phủ Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan cũng tỏ ý chống, vì không muốn làm mất lòng chính quyền cộng sản lục địa trong lúc đang bàn chuyện buôn bán làm ăn. Nhưng chính quyền Ðài Bắc vẫn phải chịu thua dân, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma được mời thì cứ tới. Chỉ trong một nước tự do người ta mới thể hiện được đủ các quyền công dân như vậy. Và năm nay Trung Quốc với Ðài Loan vẫn ký một hiệp ước thương mại mở thêm rất nhiều cửa cho các công ty Ðài Loan bán hàng vào lục địa!


Ðối với nước Việt Nam ta, điều đáng lo lắng nhất không phải là Trung Quốc tiến lên địa vị mạnh hơn ở Á Châu và trên thế giới. Ðiều đáng lo nhất là nước Việt Nam đã chậm tiến lại càng ngày càng bị bỏ lại phía sau, trong khi bên Trung Quốc người ta tiến nhanh hơn về kinh tế và trong khi các nước khác trong vùng Á Ðông tiếp tục tiến bộ cả về chính trị và kinh tế. Người Việt Nam phải làm gì để đứng vững trước mối đe dọa về sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21? Muốn giảm bớt mối lo người Việt chỉ còn cách phải thay đổi cả về chính trị lẫn kinh tế để theo kịp Nam Hàn và Ðài Loan! Khi nào nhà nước cộng sản trả lại các quyền tự do cho dân, người dân Việt được làm ăn tự do hơn và được góp ý kiến tự do hơn vào việc nước, thì mới hy vọng sẽ dần dần giảm bớt mối lo!


Chính quyền cộng sản ở Việt Nam hiện nay đang đẩy lùi cả nước đi ngược dòng tiến hóa khi họ đang lo bắt bớ những bloggers, cấm đoán dân phát biểu ý kiến khác với đảng. Khi các chuyên gia và giới trí thức, đa số sống ở Hà Nội dưới chế độ cộng sản nửa thế kỷ nay cũng phải tự giải tán một tổ chức khoa học chỉ nhằm mục đích nghiên cứu phát triển và bảo vệ môi trường thì các công dân khác làm sao góp phần xây dựng quốc gia? Cuộc đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lại được khai mạc vào đúng ngày Quốc Khánh Trung Cộng, khi mà ai cũng biết vua Lý Thái Tổ dời đô vào Tháng Bẩy âm lịch! Bao nhiêu người thắc mắc mà chính quyền không thèm giải thích tại sao họ lại chọn ngày đó!


Với một chính quyền lạc hậu và coi thường ý dân như thế, dân tộc ta không lo lắng sao được? Cứ để cho một nhóm tham nhũng và bất lực tiếp tục cầm đầu, nắm cổ mọi người mãi hay sao?




Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Suy Ngẫm
Reply #176 - 26. Oct 2010 , 05:03
 
Nhận định về thái độ phi chính trị của người Việt hải ngoại


Nguyễn Thế Phong , Chủ tịch Cộng đồng người Viêt Úc Châu


Tôi là một kẻ hậu sinh, không có được cái diễm phúc diện kiến hay chính tai nghe được những gì Gs Nguyễn Ngọc Huy đã nói hoặc trình bày. Tuy nhiên như hàng triệu triệu những sinh viên học sinh và thanh niên khác của VN, tôi đã thổn thức và dâng trào lòng yêu nước, tự hào về di sản và sự hy sinh của hằng ngàn thế hệ cha ông cho sự độc lập và vẹn toàn lãnh thổ qua những vần thơ và tấm gương tận tuỵ, mẫu mực, khiêm tốn và tận hiến vô bờ bến cho dân tộc và đồng bào của giáo sư.

Từ sự kính phục đó, tôi đã tìm hiểu nhiều hơn về tinh thần, học thuyết và những di cảo mà giáo sự Huy đã để lại. Những di sản và công trình nghiên cứu quý giá mà GS để lại đã giúp rất nhiều cho những người hậu sanh như chúng tôi để hiểu và xử dụng trong nỗ lực giải quyết những bài toán hóc búa mà dân tộc VN và cộng đồng người Việt hải ngoại đã và đương phải đương đầu.

Một trong những bài toán ấy là một câu nói, một quan niệm và môt hiện tượng đã xãy ra truớc năm 1975 và càng ngày càng phổ biến hiện nay trong cộng đồng ngưòi Việt tỵ nạn hải ngoại của một số tổ chức tôn giáo, từ thiện và văn hoá, văn nghệ hoặc cá nhân cho rằng: “Tôi/chúng tôi/ tổ chức của chúng tôi chỉ làm từ thiện, tôn giáo hay văn hoá văn nghệ chứ không làm chánh trị” hay “Không nên đem chính trị vào tôn giáo, từ thiện, văn nghệ văn hoá v.v..” và “Tôi/chúng tôi/ tổ chức của chúng tôi là một tổ chức phi chánh trị” để từ đó không tham gia vào hay đứng ngoài các sinh hoạt hay nỗ lực chống Cộng, tranh đấu dân chủ nhân quyền hay lên án CSVN của cộng đồng người Việt hải ngoại, thậm chí có người và tổ chức còn cho rằng việc tiếp xúc, thương lượng, đối thoại, kể cả việc ca ngợi nhà cầm quyền CSVN của mình hay tổ chức mình là một điều cần hoặc đáng làm vì nhu cầu nhân đạo, văn hoá, văn nghệ hay tôn giáo.

Là một vị giáo sư lỗi lạc và uyên thâm về chánh trị thế giới cũng như chánh trị VN, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã nhìn ra và phân tách một cách tỉ mỉ những nguyên nhân đưa đến tình trạng và quan niệm sai lạc về chánh trị và hoạt động chánh trị này của người Việt cách đây 4, 5 thập niên. Thể theo giáo sư, để hiểu và phân tách một cách đúng đắn về thực trạng này việc đầu tiên mọi người cần phải biết đó là: Ðịnh Nghĩa của 2 chữ Chánh Trị: "Chánh Trị" là gì, trước khi bàn và phân tách về những thái độ và quan niệm “Phi Chánh Trị” của người VN không Cộng Sản.

Trong tập “Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp - Tập I “ của Liên Minh Dân Chủ VN, giáo sư đã sơ lược qua những định nghĩa từ Âu đến Á về hai chữ “chánh Trị” mà theo ông thì nhiều người dân Việt, ngay cả một số nhà lãnh đạo quốc gia trước đây đã không hiểu rõ và thấu đáo. Thể theo giáo sư việc hiểu cho đúng đắn về chánh trị là gì là bước đầu căn bản trong việc quyết định về thái độ và quan điểm chánh trị của mỗi cá nhân đối với quốc gia và dân tộc. Giáo sư cũng cho thấy bên cạnh việc không hiểu rõ thấu đáo ý nghĩa của hai chữ chánh trị hay hiểu sai lạc về chánh trị ấy, những kinh nghiệm chánh trị của người dân miền Nam VN trong hai nền đệ I và đệ II Cộng Hoà và sự cấm đoán, độc tài đảng trị của CSVN ở miền Bắc và sau năm 1975 đã khiến cho nhiều người chán nản, coi thường, không muốn dính líu đến hay thậm chí còn sợ hay chống những gì mà họ cho là chánh trị hay liên can đến chánh trị.

Để giúp cho người đọc hiểu rỏ ý nghĩa của danh từ “chánh trị”, giáo sư trình bày về định nghĩa chánh trị của người Trung Hoa thời cổ. Trong Hán văn chử “Chánh” bao gồm hai chữ gộp lại đó là “ngay thẳng” và “hành động”. Nói một cách khác là làm cho ngay thẳng. Chữ “Trị” mang ý nghĩa chữa trị bệnh, về sau chữ này được mở rộng nghĩa ra để chỉ việc trừng trị để loại bỏ những phần tử xấu xa cho xã hội được lành mạnh. Như thế theo nghĩa gốc thì “chánh trị” nói chung là việc làm cho xã hội được ngay thẳng và lành mạnh. Kế đến GS dẫn chứng cho thấy người Tây phương ngày xưa cũng đã có chung một quan điểm với Á châu qua đó họ cho rằng: “Chánh trị là sự điều khiển ngay thẳng nhiều gia đình và những gì chung của những gia đình ấy với một quyền lực chủ tể”.

Theo giáo sư, nếu hiểu được ý nghĩa của chánh trị như thế thì chúng ta thấy chánh trị, có thái độ chánh trị, có tiếng nói chánh trị và có hành động chánh trị là một điều đáng kính và đáng làm, hữu ích và quan trọng cho sự sống còn của xã hội nhơn loại, không có gì là xấu cả!! và mọi người trong xã hội – không phân biệt là kẻ tu hành hay giáo dân, già hay trẻ, giàu hay nghèo, nam hay nữ, đảng phái hay không đảng phái- ai cũng đều có quyền, có bổn phận và nên đóng góp và LÀM CHÁNH TRỊ cho xã hội, dân tộc, quốc gia trở nên ngay thẳng, công bằng, nhơn vị nhơn quyền được tôn trọng và tốt đẹp hơn.

Vì nhiều người đã hiểu sai hay bị hướng dẫn, tuyên truyền, nhồi sọ, đe doạ, cấm đoán và nhập tâm bỡi những thế lực hay ngay cã bỡi sự suy diễn sai danh từ chánh trị trong một thời gian dài trong xã hội VN theo nghĩa tiêu cực, hạn hẹp và một chiều như:

- Chánh trị là việc xử dụng quyền lực quốc gia , chánh trị là đồng nghĩa với chánh phủ và chánh quyền

- Làm chánh trị là tranh giành quyền lợi, địa vị hay có thủ đoạn lưu manh

- Làm chánh trị là muốn cầm quyền,

- Chánh trị là việc riêng của những người cầm quyền, không phải là chuyện của người dân thường, không nên dính vào để tránh phiền phức v.v…

Nên nó đã đưa đến tình trạng hễ nhắc đến chữ “làm chánh trị” là đại đa số người Việt - có học cũng như không có học, có địa vị cũng như không có địa vị, tham gia đảng phái hay không đảng phái, thành thị cũng như thôn quê - đều bị dị ứng, nghĩ hoặc hiểu lầm là muốn làm chánh quyền, muốn tham chánh, là phe nhóm, là tranh giành, là thủ lợi chứ không còn phải là “LÀM/THAM GIA/ĐÓNG GÓP/LÊN TIẾNG HAY GÓP PHẦN CẢI THIỆN CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI, QUỐC GIA CHO TỐT ĐẸP, CÔNG BẰNG VÀ NHƠN VỊ HƠN” như nó đáng lý ra phải được hiểu nữa.

Nếu hiểu cho đúng như những gì GS Huy đã định ngĩa thì làm chánh trị đâu phải là bổn phận hay vai trò duy nhất và độc tôn của một đảng phái hay một phe nhóm nào, nó càng không phải chỉ là của chánh quyền hay ai muốn ra cầm quyền mà là BỔN PHẬN THIÊNG LIÊNG CỦA MỘT CÔNG DÂN, MỘT PHẦN TỬ TRONG XÃ HỘI VÀ QUỐC GIA bất kể người đó là ai và ở vị trí nào kể cã tôn giáo. AI CŨNG CÓ QUYỀN VÀ CÓ BỔN PHẬN CÓ THÁI ĐỘ CHÁNH TRỊ, NÓI VỀ CHÁNH TRỊ VÀ LÀM CHÁNH TRỊ vì chánh trị không có nghĩa và không đồng nghĩa với nắm quyền hay chánh quyền.

Nhìn lại lịch sử cận đại của xã hội VN, chúng ta có thể hiểu được phần nào lý do tại sao những quan niệm sai lạc về “hành động chánh trị” nêu trên đã trở thành phổ biến và ăn vào tiềm thức của người VN.

• Đối với người dân sống dưới chế độ CS miền Bắc, danh từ “làm chánh trị” chẳng những bị cấm xử dụng mà còm đem tai hoạ lại cho bản thân và gia đình của người nói vì đảng CSVN và chánh quyền CS tuyệt đối cấm không cho ai làm chánh trị hay bàn thảo về chánh trị.

Là chế độ độc tài, độc đảng toàn trị, họ luôn lo sợ nhơn dân và mọi hành động mang tính cách bàn bạc hay thảo luận về chánh trị. “Có tật giật mình” vì độc tài nên nơi nào có ai tụ tập họ cũng cho là âm mưu lật đổ chánh quyền, là phản động. Vì thối nát, họ bị dị ứng với mọi hình thức hay những cuộc bàn luận về ích nước, lợi dân, tốt đẹp, công bằng và dân chủ. Sống dưới họng súng, ngục tù, đe dọa, theo dõi, rình rập và bắt bớ triền miên, đa số người dân miền Bắc trước 1975 trở thành thụ động, chỉ biết tuân phục để sống còn. Những người đối kháng dám lên tiếng thì bị thủ tiêu hay cầm tù không nương tay như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện v.v..

Chữ “chánh trị” vì thế trở thành một danh từ đồng nghĩa với “cách mạng”, “quốc cấm”, “chống chánh quyền” vì thế “chuyên chế, độc tài, đảng trị” và chánh trị thuộc về giai cấp cai trị của đảng chứ không còn là của dân nữa. Những kẻ cầm quyền làm chánh trị thì coi dân còn thua cả con vật, không có một thứ quyền hạn gì ngoài quyền “dạ, vâng” Người dân miền Bác trước 1975, không phải là chán 2 chữ “chánh trị” mà là SỢ hai chữ này.

• Ðối với người dân không cộng sản sống dưới chế độ Cộng Hoà miền Nam, danh từ “chánh trị”, tuy được nói đến, bàn bạc và làm một cách tự do, nhưng lại bị nhiều người đồng hoá hay hiểu lầm nó với “có ý tham gia hay tranh giành chức vụ gì đó trong chánh quyền” nói một cách khác làm chánh trị bị coi là đồng nghĩa với “làm chánh quyền hay muốn cai trị”. Trong cã nền đệ I và đệ II Cộng hoà mà người dân miền Nam được hưởng, tình trạng gia đình trị, bè phái, tư lợi, lấn áp cách đảng phái nhỏ hoặc đối lập và tham những bỡi những giới cầm quyền đã khiến cho nhiều người dân miền Nam trước 1975 coi thường hay thậm chí còn khinh khi những gì liên quan đến hai chử “chánh trị” vì nó có vẽ “xôi thịt” quá.

Tuy nhiên, khác với miến Bắc, dưới cả 2 chế độ Cộng Hoà, người dân miền Nam và báo chí vẫn có quyền chỉ trích, xuống đường biểu tình, đã đảo và tự do lập đảng phái chánh trị để ra tranh cử và chánh quyền các cấp và vào các cơ quan lập pháp và hành pháp mà không sợ bị ở tù hay thủ tiêu. Có nhiều người còn cho rằng người dân miền Nam đã đi quá xa vì không hiểu rỏ chánh trị là gì và giới hạn của chánh trị nằm ở đâu và làm sao để làm chánh trị mà không phương hại đến sự an nguy của quốc gia, đặc biệt là khi quốc gia và chánh phủ đương nhiệm đang phải đương đầu với một thế lực mạnh, lớn và độc tài toàn trị hơn gấp bội phần là CSVN.

Kết quả của hơn 30 năm dưới 2 chế độ tự do của miền Nam là “chánh trị” trở thành một thứ “dirty word” hơn là một điều mà người lớn khuyến khích hay đôn đốc con cháu của mình tham gia vào. Nói một cách khác, là người dân miền Nam VN đã “Chán” chánh trị và bị “Dị ứng” với chánh trị.Vì đại đa số quần chúng miền Nam không được giáo dục, cỗ suý để hiểu được chính xác danh từ và ý nghĩa của 2 chử chánh trị và vai trò đúng đắn mà mọi người, mọi giới cần phải có ( như GS Huy đã làm) nên việc hiểu sai và có thái độ tiêu cực, sai lạc về hai chữ “chánh trị” vẫn còn kéo dài cho đến ngày hôm nay và được CSVN khai thác và lợi dụng tối đa qua hình thức “không làm chánh trị hay phi chánh trị”.

Thể theo GS Huy thì vấn đề then chốt của chánh trị là: việc “làm (Hành) chánh trị” và “Xử dụng Chánh Trị” (cho mục đích gì)?

GS cho thấy có hai loại hành xử chánh trị đó là:

a/ các loại giải pháp và xử thế chánh trị với những hành động khôn ngoan, khéo léo nhưng chánh trực, đạo đức và ngay thẳng nhằm phục vụ quyền lợi chung của cã xã hội hoặc quốc gia đúng như định nghĩa của danh từ “chánh trị”, đó là làm cho xã hội được ngay thẳng, tốt đẹp và lành mạnh hơn kể cã việc loại bỏ những phần tử xấu xa hầu đạt được mục tiêu ấy. Đó là CHÁNH TRỊ.

b/ các loại giải pháp và hành động chánh trị phản đạo đức, bất nhơn bất nghĩa, bất chấp luân thường đạo lý, lấy cứu cánh biện minh cho mọi thủ đoạn lường gạt, dối trá hay phương tiện xấu xa, tàn ác để đạt được mục đích cho quyền lợi tiêng tư, đảng phái hay chủ nghĩa và đặt những quyền lợi này lên trên quyền lợi của đa số quần chúng và xã hội hay đất nước. Đây là TÀ TRỊ chứ không phải là CHÁNH TRỊ

Đây là hai thực tại mà ngưòi bình dân hay gọi nôm na là “vương đạo và tà đạo”

Nhưng muốn thay đổi hay phát triển xã hội cho lành mạnh, dầu muốn hay không, chúng ta cũng đều cần phải có sự tổ chức chung và tập hợp nhân sự c ủa những người hay thành phần đồng chí hướng để điều hành và tham gia ứng cử vào chánh quyền để lãnh đạo hầu đạt đến mục tiêu chung có hiệu quả, công bình và trật tự. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải có các đảng phái, phong trào, đoàn thể và tổ chức để thực thi công tác chánh trị.Với tư cách cá nhân không ai có thể đơn phương làm được chánh trị cho cã xã hội hay quốc gia, vì thế nếu không trực tiếp tham gia vào được thì cũng nên ủng hộ, đóng góp tinh thần hay vật chất vào các sinh hoạt tranh đấu chánh đáng về chánh trị của cộng đồng hay những tổ chức chánh trị nào mà mình cho rằng trong sáng, chánh đạo, thật sự vì nước vì dân hơn là thờ ơ, bỏ mặc hay cho rằng:

Tháp đổ đã có vua xây
Tội gì gái goá lo ngày lo đêm

Hay

Quan có cần nhưng dân không vội
Quan có vội quan lội quan đi

Chính thái độ thờ ơ, bỏ mặc, không hiểu hay không muốn hiểu, không tích cực, không chủ động hay không để ý đến chánh trị và không hành xử bổn phận và quyền hạn đóng góp vào việc chánh trị của mỗi cá nhân sẽ hoặc đã tạo cơ hội cho những phần tử bá đạo lợi dụng tình trạng ấy để thao túng, ra tay nắm lấy hay cướp chánh quyền và tiếp tục cầm quyền gây ra không biết bao nhiêu thảm hoạ cho xã hội, quê hương, dân tộc, tổ quốc và đặc biệt là cho chính bản thân và gia đình của chúng ta. Lúc ấy, có thức tỉnh thì cũng đã quá muộn rồi. Nói một cách khác, “We are deserved for what we have or have not done politically” (“khi nói đến chánh trị, thể chế hay chánh quyền mà chúng ta có là do chính những gì chúng ta đã hay không làm chánh trị ”) hay “ Thành môn thất hoả, uơng cập trì ngư - Cửa thành cháy thì cá dưới ao cũng bị vạ lây”.

Cách đây gần 3 thập niên, trong tập “Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp - Tập I “ của Liên Minh Dân Chủ VN, giáo sư Huy đã viễn kiến nhận ra được và tỏ ý quan ngại về hệ quả của quan điểm “phi chánh trị” này của người Việt Quốc Gia hải ngoại như sau:

“Đối với người Việt Nam hiện cư ngụ ở quốc ngoại, thái độ phi chánh trị có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó có thể phát xuất từ nhu cầu phải tôn trọng luật pháp của nước trong đó mình cư ngụ bắt buộc mình phải tự chế trong lời nói hay việc làm có liên hệ trực tiếp đến nền chánh trị nước ấy. Sự tự chế này thật sự không ngăn cản người VN thương nước tích cực hoạt động để giúp đỡ đồng bào hay tranh đấu để giải thoát dân tộc mình khỏi ách độc tài của bọn cộng sản Hà Nội. Nhưng thái độ phi chánh trị cũng có thể phát xuất từ ý muốn chối bỏ nguồn gốc Việt Nam của mình và bỏ mặc đồng bào còn đói rách khổ sở trong nước để hoàn toàn hội nhập vào xã hội đã tiếp đón mình. Trong trường hợp sau này, phi chánh trị có nghĩa là chấp nhận cho CSVN cai trị VN mãi mãi. Bỡi vậy, bọn CSVN khi nhận thấy rằng chúng không có hy vọng lôi kéo người VN cư ngụ nước ngoài theo chúng, đã mỡ chiến dịch xúi giục mọi người theo thái độ phi chánh trị. Do đó chủ trương phi chánh trị lại trở thành một hành động giúp cho bọn CSVN duy trì chánh quyền của chúng ở VN”.

Cộng Sản VN hôm nay đang khai thác tối đa những quan điểm sai lầm và tiêu cực này trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như người dân ở trong nước để duy trì quyền lực và địa vị độc tôn độc đảng của mình trên dân tộc VN bất kể hậu quả. Một mặt họ tung ra những hình thức bôi nhọ và chia rẽ mọi hội đoàn đoàn thể, cộng đồng đặc biệt là các tổ chức hay đoàn thể hay cộng đồng có uy tín hay khả năng về đấu tranh chánh trị để cho quần chúng hãi ngoại hoang mang, không tin tưởng và xa lánh. Một mặc khác họ khai thác tối đa quan niệm “làm từ thiện, làm đạo, làm văn hoá, làm văn nghệ, làm nghệ thuật là phải không làm chánh trị” để thủ lợi, để tránh bị chỉ trích lên án về những hành vi và chánh sách TÀ TRỊ của họ, đồng thời chia rẽ gây mâu thuẫn giửa cộng đồng người Việt hãi ngoại với những người trẻ, những tổ chức từ thiện và tôn giáo trong cũng như ngoài nước. Nói một cách khác, tiền trợ giúp giảm đói, giảm nghèo thì đảng nhận, đảng cho nhưng nguyên nhân và thủ phạm TÀ TRỊ đưa đến cái nghèo cái đói thì là “chánh trị” không được nói, miễn bàn chỉ nên nhắm mắt, bịt tai làm từ thiện và tôn giáo mà thôi. Vì lên tiếng hoặc có phản ứng là “làm chánh trị”.

Nếu chúng ta không lên tiếng nói cho CHÁNH TRỊ thì chúng đã vô tình cho phép CSVN tiếp tục tạo ra, duy trì và phát triển một thứ KỸ NGHỆ (Industry) TÔN GIÁO và TỪ THIỆN tại VN: một bên thì tiếp tục bỏ tiền của ra để giảm đói, giảm nghèo (CHÁNH), một bên kia thì tiếp tục sản xuất ra nghèo, đói và bất công (TÀ) nhưng bên chánh thì bị chiêu dụ để cho rằng việc GIÚP hay GÓP PHẦN LÊN TIẾNG để TẮT cái máy sản xuất ra nghèo đói không phải là chuyện hay bổn phận của tôi vì tôi “KHÔNG LÀM CHÁNH TRỊ”. Phe điều khiển máy sản xuất ra nghèo đói và bất công chỉ mong có thế!!!

Như đã nói trên, nếu chúng ta hiểu cho thấu đáo và đúng đắn ba chử “làm chánh trị” thì chúng ta càng theo đạo, chúng ta càng theo đuổi những công việc từ thiện xã hội, chúng ta viết lách hay sáng tác VÀ LÊN TIẾNG để cho xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và hoàn mỹ hơn đều là làm chánh trị rồi đó. Vì làm chánh trị không đồng nghĩa với làm chánh quyền hay tham chánh, mà là lên tiếng, bày tỏ thái độ, có phản ứng, và tranh đấu bảo vệ lẽ phải, công bằng, sự thật và quyền làm người của xã hội, quốc gia và dân tộc như là một bổn phận và nghĩa vụ thiên liêng, bất khả phân ly và bất khả xâm phạm của một con người, nên dù là một tu sĩ hay là một nghệ sĩ, văn nhân hay là một người bình thường không là ai hết chúng ta vẫn có bổn phận LÀM CHÁNH TRỊ và có thái độ, tiếng nói chánh trị đối với chính quền TÀ TRỊ song song với những công việc từ thiện hay tôn giáo hay văn hoá, văn nghệ mà chúng ta đang làm.

Vì thế, đi biểu tình, lên án những hành vi vi phạm nhân quyền, phản đối hành động bán nước của CSVN, lên tiếng chính thức bênh vực cho những quyền lợi căn bản của giáo dân, của người nghèo, cô thế để cho con người và đất nước VN được tốt đẹp và công bằng hơn là LÀM TỪ THIỆN ĐÚNG NGHĨA, LÀ HÀNH ĐẠO ĐÚNG NGHĨA VÀ LÀM VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ ĐÚNG NGHĨA. Những công việc tốt đẹp và cao cã của chúng ta phải có những điều kiện và giới hạn được đặt ra đối với TÀ QUYỀN CSVN. Nếu cần chúng ta thà không làm còn hơn là mang tội đồng loã hay trợ giúp làm lợi cho bóng tối, tội ác và đi ngược lại với lương tâm.

Cộng sản VN cho rằng ai chỉ trích hay để ý đến việc của “Nhà Nước” là làm chánh trị, nhưng đi theo, ủng hộ và tùng phục Đảng CS thì lại không là chánh trị. Đảng CSVN chỉ mong mọi người tiếp tục nghĩ rằng hễ đã làm đạo, từ thiện, văn hoá, văn nghệ thì không thể có thái độ, lập trường và lên tiếng về chánh trị và quốc sự. Hoà thượng Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, các nhà văn đang bị bắt bớ, giam cầm trong nước đã và đang là những tấm gương cho thấy thế nào là làm chánh trị trong khi vẫn làm trọn vẹn vai trò tôn giáo, văn sĩ của mình. Xin đừng để TÀ QUYỀN và TÀ TRỊ CS tiếp tục lừa gạt và diễn giải sai lạc vai trò và quyền hạn CHÁNH TRỊ của chúng ta một lần nữa.

Xin Giáo sư linh thiêng soi sáng và phù hộ cho người Việt hãi ngoại và trong nước tinh thần và trí tuệ minh mẫn để nhìn ra thủ đoạn “Phi Chánh Trị” này của CSVN đễ sớm đoàn kết và quang phục quê hương.

Nguyễn Thế Phong
Melbourne, 31-7-2010

Back to top
« Last Edit: 26. Oct 2010 , 05:08 by N.Trinh »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #177 - 03. Nov 2010 , 16:48
 

Chuyện người Samurai...


   
Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”
    Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.
    Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”
    Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

    Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường.
    Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”
    Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn.
    Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
    Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”
    Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”

    Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.
    “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.”
    .......
    Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
kienmay
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 35
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #178 - 23. Dec 2010 , 17:19
 

LÀM SAO ĐỂ GIỮ VỮNG ĐƯỢC CĂN CƯỚC TỴ NẠN CHÍNH TRỊ?


Sau ngày 30/4/1975, cả triệu người Việt chúng ta bằng cách này hay cách khác, đã phải rời bỏ quê hương vì không chấp nhận sống dưới chế độ độc tài cộng sản dã man. Số người này, nay có thể lên tới gần ba triệu người do sự sinh sản hoặc bảo lãnh.
Lúc đầu, tinh thần chống Cộng của người Việt tỵ nạn rất cao, nên hầu như bất cứ có một cơ hội nào để hội họp hay biểu tình đả đảo Việt Cộng, đồng bào cũng tham gia rất đông đảo và tinh thần lúc nào cũng hăng hái và tích cực. Cờ quốc gia (cờ vàng ba sọc đỏ) lúc nào cũng được giơ cao, bài quốc ca lúc nào cũng được hát lớn để hùng hồn minh chứng cho lập trường không đội trời chung với Việt Cộng Sản của người Việt tỵ nạn.


Nhưng kể từ ngày Việt Cộng bắt đầu cho phép những người Việt hài ngoại về thăm quê hương và nhất là từ ngày Mỹ bắt đầu ký bang giao với Cộng Sản Việt Nam, số cán bộ Việt Cộng công du ngoại quốc càng ngày càng nhiều, số sinh viên du học ngoại quốc, nhất là tại Hoa Kỳ cũng càng ngày càng đông; một số người Việt hải ngoại vì muốn đi về làm ăn với Việt Cộng nên lập trường của họ đã trao đảo, một số khác còn công khai ca tụng, tâng bốc Việt Cộng. Trong khi đó thì bọn Việt Cộng và bọn Việt Gian Cộng Sản lại cố tìm cách làm lu mờ hình ảnh người Việt tỵ nạn Cộng Sản nhằm xóa bỏ tội ác của chúng hòng dễ xâm nhập vào cộng đồng của người Việt tỵ nạn. Chúng đã dùng áp lực ngoại giao yêu cầu các chính phủ Mã Lai, Nam Dương phải phá bỏ những bia, những đài tưởng niệm tỵ nạn Cộng Sản được đồng bào vượt biên tỵ nạn Cộng Sản xây tại các đảo tỵ nạn như Pulau Bidong ở Mã Lai và Galang ở Nam Dương.
Tại các nước đồng bào VN tỵ nạn định cư, chúng xúi dục những thành phần tỵ nạn có lập trường trao đảo hoặc thân Cộng bỏ quốc kỳ VNCH, không hát quốc ca VNCH như đã xẩy ra tại Cộng Đồng VN tại San Fernando ở California, và đề nghị xóa bỏ hai chữ tỵ nạn trong các danh xưng của các hội đoàn, các cộng đồng như đã xẩy ra tại Cộng Đồng VN tai Úc Châu. Vì thế, nếu chúng ta không có phương cách nào để bảo vệ căn cước tỵ nạn chính trị của chúng ta, thì chắc chắn căn cước tỵ nạn chính trị của chúng ta sẽ mất.


Luật Sư Đoàn Thanh Liêm đã nhìn thấy vấn đề nên gần đây có viết một bài nhan đề: “Phải giữ vững căn cước tỵ nạn chính trị”, nhưng tiếc rằng ông đã không đưa ra một phương sách cụ thể nào để giữ vững được căn cứơc tỵ nạn chính trị của chúng ta. Ông nói: “Trong mấy năm gần đây, chánh quyền Hanoi đã vươn cánh tay dài ra ngoài nước để tìm cách ve vãn, lũng loạn các tổ chức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Họ đã đưa ra cả một chính sách dựa trên Nghị quyết số 36 của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng sản, nhằm o bế và khống chế khối đông đảo người Việt sinh sống ở ngoài nước như chúng ta. Và họ còn dùng mọi thủ đoạn nham hiểm, thâm độc nhằm gây chia rẽ, mâu thuẫn, đố kỵ trong lòng đại khối người không cộng sản, theo đúng chiến thuật cố hữu “Chia để Trị”, mà chế độ độc tài nào cũng thường hay áp dụng hầu giữ vững ngai vàng của mình. Và tiếc thay, đã có một số ít người xưa nay vẫn ở trong hàng ngũ người tỵ nạn như chúng ta, mà gần đây đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho chính sách này của đảng cộng sản. Cái thứ “Đạo quân thứ năm này” đã thấy lai rai xuất hiện trong một số tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội và ngay cả tôn giáo nữa. Do vậy, mà đã có hiện tượng chao đảo về lập trường tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong hàng ngũ người tỵ nạn chúng ta.”


Luật Sư Đoàn Thanh Liêm có đưa ra ba khẳng định:
1/ Khẳng định 1: Với tư cách là công dân Hoa Kỳ, chúng ta không thể làm điều gì trái với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng chúng ta có thể vận động để chính phủ Mỹ có đường lối chính sách phù hợp với lý tưởng của chúng ta là tranh đấu cho một nước VN có tự do, dân chủ và nhân quyền.
2/ Khẳng định 2: Việc đấu tranh cho một nước VN có tự do, dân chủ và nhân quyền là nhiệm vụ của khối đại đa số đồng bào trong nước. Nhiệm vụ của chúng ta, những người Việt hải ngoại, chỉ là hỗ trợ.
3/ Khẳng định 3: Chúng ta là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần phải giữ vững căn cước tỵ nạn Cộng Sản của mình.
Cả ba khẳng định trên, hai khẳng định đầu là nói về phương cách đấu tranh của chúng ta. Chỉ có khẳng định 3 nói về vấn đề cần phải giữ vững căn cước tỵ nạn Cộng Sản, nhưng rất tiếc ông đã không đưa ra một phương sách nào cả.
Để bổ túc cho vấn đề này, tôi xin đưa ra 3 phương sách sau:
I/ Đối với cá nhân: Không làm đơn xin giữ quốc tịch VN hay làm đơn xin hồi tịch VN.
Như trong bài “Vấn đề quốc tịch…” của tôi viết cách nay ít lâu, tôi có nói: “Chúng ta bỏ nước ra đi là chúng ta không chấp nhận chế độ độc tài dã man của Việt Cộng chứ chúng ta không hề từ bỏ quốc tịch Việt Nam . Và ngay cả khi chúng ta nhập tịch Hoa Kỳ hay một nước nào khác, chúng ta cũng không hề tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN như một số người lầm tưởng. Theo luật quốc tịch của Việt Cộng thì chúng ta chỉ mất quốc tịch khi có làm đơn xin và đơn xin từ bỏ quốc tịch của chúng ta phải do bọn chúng chấp thuận.


Theo Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Tư Pháp Việt Cộng thì trong vòng 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009 tức ngày luật Quốc Tịch VN có hiệu lực mà Việt kiều nào không làm nạp đơn xin giữ quốc tịch VN thì trong vòng 5 năm, sẽ bị mất quốc tịch VN. Tuy nhiên bất cứ lúc nào họ cũng có thể xin trở lại quốc tịch VN, tức xin hồi tịch, nếu có cha mẹ, vợ chồng hay con cái là công dân Việt Nam. Nhưng hồi tịch để làm gì? Điều này chẳng qua là Việt Cộng muốn những người về làm ăn với Việt Cộng phải dứt khoát theo chúng.
Chúng ta đã dứt khoát không chấp nhận chế độ độc tài CS và bỏ nước ra đi để tỵ nạn, thì tại sao chúng ta nay lại đút đầu vào thòng lọng cho chúng thắt lại? Xin đừng vì những lời dụ dỗ ngon ngọt của chúng, xin đừng vì một chút lợi danh hão huyền mà bọn chúng đưa ra để rồi sẽ ân hận cả đời vì một khi chúng ta đã xin giữ quốc tịch VN hay xin hồi tịch VN tức là chúng ta đã từ bỏ tư cách tỵ nạn Cộng Sản và từ bỏ căn cước tỵ nạn Cộng Sản của chúng ta. Chúng ta trở thành công dân của nuớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN tức công dân Việt Cộng và lẽ dĩ nhiên chúng ta và con em chúng ta phải có những bổn phận và nghĩa vụ đối với nước “CHXHCNVN” dù chúng ta ở VN hay ngoại quốc như đóng thuế, đi quân dịch. Tới lúc đó thì có hối cũng không kịp.
II/ Đối với các Hội Đoàn và Cộng Đồng:


1/ Trong Nội Quy của các Cộng Đồng hay Hội Đoàn, dù là Hội Ái Hữu, mục đích và tôn chỉ phải ghi rõ lập trường và tôn chỉ của Hội là không chấp nhận chế độ Cộng Sản Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào.


2/ Trong các sinh hoạt cộng đồng, phải có chào cờ VNCH và hát quốc ca VNCH Trong các sinh hoạt cộng đồng dù chỉ có tính cách văn hoá hay giải trí, chúng ta luôn luôn phải đòi hỏi ban tổ chức phải có phần nghi lễ chào cờ Việt Mỹ* và hát quốc ca Việt Mỹ. Nếu thấy ban tổ chức thiếu sót, chúng ta phải mạnh dạn phản đối và đặt vất đề ngay với ban tổ chức. Mạnh dạn lên sân khấu nói thật lớn nếu không mượn được micro.
Ngay cả trường hợp thấy một tên thân Cộng nào tới dự cũng nên báo ngay cho ban tổ chức biết và yêu cầu họ phải mời tên đó ra khỏi hội trường. Nếu ngại đụng chạm thì cũng nên tỏ bầy quan điểm với người khác để họ lên tiếng. Nếu không bảo nhau phản đối lớn tiếng được thì bảo nhau cùng gõ lớn tiếng vào bát đũa. Hành động này chẳng có gì là bất hợp pháp và cũng chẳng đụng chạm tới ai mà sợ.


III/ Trong phần văn nghệ phụ diễn, tuyệt đối không hát nhạc Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn không những là một tên ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản mà còn là một tên Cộng sản nằm vùng. Trước 1975, hắn đã được nhiều ông lớn che chở trốn quân dịch. Thay vì làm những bản nhạc nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hắn đã làm những bản nhạc tình ủy mị, những bản nhạc “phản chiến”. Thực ra hai chữ này chúng ta dùng không đúng. Thực ra chúng ta đâu có gây ra cuộc nội chiến này ? Chính bọn Việt Cộng đã cố tình gây ra cuộc nội chiến này để xâm chiếm miền Nam. Bởi vậy chúng ta phải gọi nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản động mới đúng.
Chúng ta đã kết tội hắn là một tên ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản, một tên Cộng Sản nằn vùng vậy mà chúng ta lại để cho một ca sĩ lên hát nhạc Trinh Công Sơn, rồi chúng ta lại vỗ tay hoan hô ? Thế là thế nào ? Liêm sỉ để đâu? Lập trường để đâu?
Không phải chỉ để ý tới những bài hát, mà ngay cả những màn trình diễn ảo thuật hay những câu chuyện tiếu lâm, cũng phải được xem hay nghe trước và phải có thái độ dứt khoát nếu thấy có hại cho lập trường chống Cộng. Như vụ xé cờ VNCH vừa qua ở Virginia vừa qua, nếu ban tổ chức cũng như người tham dự có lập trường chống cộng rứt khoát rõ ràng thì đâu có để cho màn ảo thuật mà ảo thuật gia mời ông Hội Trưởng Hội Hải Quân vùng Virginia lên xé cờ quốc gia (cờ vàng ba sọc đỏ) làm tư, bỏ vào thùng biến thành con chim bồ câu (tượng trưng cho hòa bình) xẩy ra? Hoặc nếu đã đễ lỡ xẩy ra thì cũng phải có phản ứng tức thì , mạnh dạn và cương quyết để tỏ rõ lập trường chống Cộng rứt khoát của chúng ta chứ không thể ngồi yên gục mặt xuống ăn uống như không có chuyện gì xẩy ra.
Tóm lại, lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải phân ranh rõ ràng làn ranh Quốc Cộng. Chúng ta phải cương quyết tuân theo ba điều nói trên là:

1/ Không làm đơn xin giữ quốc tịch VN hay làm đơn xin hồi tịch VN

2/ Các Hội Đòan và Cộng Đồng người Việt tỵ nạn CS phải ghi rõ lập trường của người Việt tỵ nạn Cộng Sản là không chấp nhận chế độ CSVN dưới bất cứ hình thức nào và phải chào cờ VNCH và hát quốc ca VNCH trong mọi sinh hoạt cộng đồng.
3/ Trong phần văn nghệ phụ diễn tuyệt đối không hát nhạc Trịnh Công Sơn. Các tổ chức, các đoàn thể, các hội đoàn không thiếu gì các tướng tá đã từng vào sinh ra tử, không thiếu gì các vị trí thức đã từng đảm trách những nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia, mỗi khi thấy bọn thân Cộng, bọn Việt gian nghênh ngang trước mặt giở trò nịnh bợ VC hãy can đảm đứng lên phản đối.

Chỗ ngồi trong các tiêm ăn hay trong các trung tâm cộng đồng đâu có vinh dự gì và thức ăn cũng đâu có ngon lành gì mà ngồi yên để mang tiếng là hèn nhát, là vô cảm? .

LS Lê Duy San


Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Suy Ngẫm
Reply #179 - 04. Feb 2011 , 09:19
 

Tết đến, nghĩ về... BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA DÂN TỘC QUA BIỂU TƯỢNG CHIẾC BÁNH CHƯNG


...





BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA DÂN TỘC QUA BIỂU TƯỢNG CHIẾC BÁNH CHƯNG



Quý vị nào thử tạm giam mình trong một phòng kín nhỏ không có ánh đèn, không ánh mặt trời, trần trụi cô đơn, mỗi ngày chỉ được ăn hai bữa với chén cơm pha nước muối, trong vòng 1 tuần lễ, thì có lẽ mới hiểu được phần nhỏ nào về sự thèm khát không khí gia đình, hơi thở hạnh phúc và cuộc sống của con người - nhất là trong những dịp Tết đến. Tôi đã phải sống như vậy trong suốt 3.697 ngày đêm – 10 năm 1 tháng 17 ngày - chưa kể đến gần một trăm lần bị tra tấn dã man. Những năm đầu bị giam, tuy ngoại cảnh mỗi ngày như mọi ngày, nhưng khi biết Tết đến thì lòng tôi cũng xốn xang, gợi nhớ nhiều kỷ niệm riêng, thương về gia đình bặt tin, hành trình chưa trọn. Nhưng những năm sau, thân xác kiệt quệ vì thiếu dinh dưỡng, đầu óc chỉ còn cố nghĩ đến cách sinh tồn để đối phó với hoàn cảnh đơn độc, tôi không còn mong nhớ gì về Tết. Tự tập luyện cho mình cách sắp xếp vào kho “đông lạnh” trí óc những gì không là hiện thực. (Cũng như bây giờ, tôi tự “đông lạnh” vô nhiễm trước những xuyên tạc dèm pha của những kẻ ác tâm). Chỉ có hai chuyện vào dịp Tết trong tù tôi còn nhớ rõ. Liên quan đến việc giáo dục tuổi trẻ dưới chế độ cộng sản mà họ gọi là “trăm năm trồng người”, và việc cố gắng tồn tại dưới tận cùng đáy vực để nuôi hy vọng còn sống, tiếp tục cuộc hành trình tâm nguyện.

Tết đầu tiên vào năm 1982 tại trại tù Thanh Liệt ngoại ô Hà Nội, (tôi bị bắt và bị chuyển từ Paksé (Lào) về giam tại đây vào cuối tháng 10.1981), tôi lạc loài ngay chính trên quê hương mình là Việt Nam nói chung. Nhìn qua song sắt ô cửa nhỏ xà lim, tôi thấy một bé gái khoảng 4-5 tuổi chạy chơi qua lại. Tôi nhớ đến con tôi là Cu-Lỳ, hai mẹ con bơ vơ không biết sống ra sao tại Úc. Cháu gái đến gần ô cửa nhìn tôi, cười ngây thơ. Có lẽ là con của một cán bộ cai tù nào đó. Chiều nào cũng vậy, cháu đến “thăm” tôi, líu lo nói chuyện, và đưa mấy mẩu giấy báo vụn nhờ tôi xếp máy bay, tàu thủy, cười thật dễ thương. Ngày Tết, cháu cho tôi một cây kẹo gừng. Rồi tôi không còn gặp cháu nữa. Khi tôi đã ở tù 5 năm, cũng vào dịp Tết, tôi lại thấy một cô gái khoảng 10 tuổi đi qua phòng giam. Đúng là cháu gái trước đây. Lòng tôi nao nao và gọi cháu. Cô gái nhìn tôi không nói gì cả, bỏ đi. Tôi ngậm ngùi, cô đơn, nép sát đầu vào song sắt ô cửa, nhìn theo, cố tìm lại nụ cười bé thơ đã mất rồi.

Khi tôi ở tù đến năm thứ 10, ngẫu nhiên cũng vào dịp Tết, tôi lại thấy một thiếu nữ khoảng 15 tuổi đi qua phòng tôi. Tôi đã bị nhốt riêng một xà lim suốt 10 năm, không chuyển phòng, không được ra ngoài lao động, bắt đầu đứng không vững, và nếu có kiếng thì có lẽ cũng không dám soi nhìn mặt mày mình ra sao. Nhìn cô gái đã lớn, đi qua chầm chậm, tôi nhận rõ nét mặt không có nhiều thay đổi, tôi mừng quá gọi lớn: “Cháu ơi, còn nhớ ông không?”. Lúc ấy không có cán bộ bảo vệ đi tuần tra, có lẽ là dịp Tết nên tù được chút thong thả hơn. Bất ngờ, cô ta dừng lại, trừng mắt nhìn tôi và nói: “Câm mẹ cái mồm lại, đồ phản động, ngụy quân ngụy quyền!”. Rồi lạnh lùng bỏ đi. Tôi thực sự đau lòng, ngỡ ngàng chẳng biết nói sao. Cũng là một cô gái, vào thế hệ con tôi, lúc 5 tuổi thì vui cười ngây thơ, nhờ tôi xếp giấy làm đồ chơi, khi lên 10 tuổi thì im lặng bỏ đi, và đến lúc thành thiếu nữ 15 tuổi thì lại mắng vào mặt một ông tù già là “Câm mẹ cái mồm lại, đồ phản động!” Có lẽ cháu gái này không hiểu nghĩa của những chữ “phản động, ngụy quân ngụy quyền” là gì, nhưng lệnh trên đưa xuống bắt học thuộc lòng từ trong lớp, nên cứ nói như máy. Nếu có ai đọc được bài luận văn của một học sinh trung học trong nước đã viết “Nguyễn Huệ là dũng sĩ diệt Mỹ cứu nước”, hoặc một bài khác “Thúy Kiều nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, được một cán bộ vớt lên và kết nạp cho vào Đảng ta”... thì đừng lấy làm lạ và đừng cho là tôi “bôi bác chế độ”. Tôi đã được đọc nhiều bài viết như vậy từ trong nước gửi ra sau này. Chỉ có chế độ cộng sản mới “trồng người” như vậy, tiêu diệt nghĩa-tình giữa con người với nhau, và xuyên tạc Lịch Sử, Văn Học.
Thêm một chuyện Tết trong tù. Có nhiều người (có kẻ dè bĩu, có người “ngây thơ”) – chưa từng bị tù dưới chế độ cộng sản - lắc đầu không tin những gì anh em tù nhân chính trị chúng tôi kể hoặc viết lại, cho rằng anh em chúng tôi đã phịa thêm, cường điệu tả oán để làm động lực đấu tranh hoặc xin tình thương hại. Có đôi khi họ lại dửng dưng phê phán: “Nhục nhã và đói khổ như thế, tại sao không chết đi mà cố sống để làm gì?” Chúng tôi đã tự trả lời cho chính mình: “Mẹ Việt Nam đâu có cần tất cả những đứa con yêu phải chết đi, phải cố sống để tiếp tục con đường đã chọn, và làm nhân chứng về một chế độ vô đạo nhất trong lịch sử Dân Tộc”.

Vào dịp Tết năm 1985 trong tù, dù tôi đã quên tất cả hương vị về Tết, chung quanh tôi chẳng có gì đáng để gợi nhớ, nhưng đêm giao thừa năm này lòng tôi bỗng dưng rộn ràng khi nghe có tiếng pháo lẹt đẹt nổ bên kia vách tường trại tù, xã Thanh Liệt, thuộc huyện Thanh Trì. (Trước năm 1975, tôi có quen thân với nhiều bạn từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, cho biết là huyện Thanh Trì đã nổi tiếng về sản xuất bánh cuốn. Nói đến “Bánh cuốn Thanh Trì” thì ai cũng biết là ngon đặc biệt. Tiện đây, tôi xin viết thêm vài dòng về hơn một triệu người đã dũng cảm lìa quê cha đất tổ, di cư vào Nam. Đồng bào di cư là những chứng nhân sống về chế độ cộng sản bạo tàn tại miền Bắc, và hào khí chống cộng từ những địa danh Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm... đã được ghi vào lịch sử chống cộng của Dân Tộc với những nét vàng son, lẫm liệt, lưu truyền cho hậu thế. Không ai được quyền mạ lỵ làn sóng di cư anh hùng này, cũng như bây giờ không ai được quyền hạ nhục làn sóng di tản của đồng bào ta sau ngày quốc nạn 30.4.1975). Dịp Tết này có một số tù mới, dân đi học hoặc lao động từ Liên Xô, Đông Âu, trở về, mang theo hàng lậu bị bắt vào giam. Suốt ngày đêm đám tù này la lối om sòm, kêu gọi nhau ơi ới từ phòng này sang phòng khác. Có thể đều là đám “c.o.c.c.” (con ông cháu cha) nên mới được đi “lao động quốc tế” hoặc “du sinh” để kiếm ăn, chẳng sợ cai tù, chỉ bị tạm giam vài ngày, lại còn được gia đình thăm nuôi tiếp tế đầy đủ. Vào đêm Giao Thừa, có tiếng the thé vang lên, giọng “Hà Nội mới” thật khó nghe, phô trương đểu cáng: “Tiên sư bố nó, tiếp tế bánh chưng làm gì lắm thế. Mười mấy chiếc như thế này thì ông làm sao ăn cho hết! Ông chỉ ăn nhân thịt bên trong cho vui, còn thì vứt mẹ hết ra cống cho chuột ăn”. Tôi nằm nghe mà cồn cào cả ruột gan vì đói, vì lạnh, nuốt nước miếng ừng ực. Hoa cả mắt, tưởng chừng như thấy mấy cái bánh chưng đong đưa trước mặt. Vói tay nắm bắt, chỉ thộp được mấy con muỗi. Mấy ngày Tết này, có một cán bộ quản giáo biết tôi khéo tay và hội họa, nhờ tôi làm mấy loại hoa giả bằng giấy bạc bao thuốc lá để trang trí Tết. Tôi thường tự tạo ra nhiều “nghề” để kiếm thuốc lào hút. Thông thường, tôi dùng chút cơm để dán hoa giấy, nhưng dại gì, cơm tù còn không đủ ăn, hơi đâu mà phí phạm. Tôi nghĩ ngay đến nếp bánh chưng. Tôi nói với tên cán bộ là nếu có xôi nếp để dán hoa giấy thì “cực kỳ tốt”, có tù nào dư thừa bánh chưng thì lấy cho tôi một ít. Tên cán bộ nghe nói, trả lời ngay: “Thoải mái, thoải mái, tưởng gì chứ bánh chưng thì thiếu gì, các buồng trong trại được tiếp tế nhiều lắm cơ”. Và tôi đã được một gói nếp bánh chưng to, ai đã ăn hết nhân đậu bên trong rồi. Tôi để dành một ít để dán hoa giấy, còn lại thì đợi đến khuya mở gói bánh chưng còn thừa ra, gỡ sạch những lớp xôi còn dính chặt vào tờ giấy báo, cắn nhẹ từng miếng, ăn trong bóng tối lờ mờ, và ứa nước mắt. Hương vị Tết mọn trong tù. Tôi nhớ đến gia đình vợ con bên Úc chẳng biết ra sao, thương tủi cho thân mình, cô đơn quạnh quẽ giữa hai bờ tử-sinh. Bên kia xóm, nhà ai đang vặn to một băng nhạc duy nhất mà tôi được nghe đi nghe lại từ suốt mấy năm qua tiếng hát của Thanh Thúy với bài Nửa Đêm Ngoài Phố. “Buồn vào hồn không tên...”. “Nhạc vàng”, có lẽ phát ra từ nhà của tên cán bộ nào đó đã đem từ miền Nam ra như là “chiến lợi phẩm”. Tôi đặt lại lời ca, lẩm nhẩm hát một mình, đón Tết tù. “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm, nhai bánh chưng một mình... ôi bánh chưng đời tù...”.

Tết năm đó, tôi có tạm đủ hương vị: bánh chưng thừa, nhạc “vàng” rè, hoa giấy làm bằng bao thuốc lá, và... có cả nước mắt cô đơn. Tôi đau lòng trong hoàn cảnh cay nghiệt này, nhưng tự tha thứ cho mình vì đấy không phải là nỗi nhục lớn trong lẽ sinh tồn của một người tù bị biệt giam, không thẹn với lương tâm và chính khí. Cố sống để tiếp tục còn đường còn dang dở với mộng chưa tròn. Dù sao, tôi cũng thấy “nhợn” trong lòng, thương mình và thương cả Dân Tộc đang bị đọa đày xuống tận cùng khổ nạn bởi một chế độ phi nhân. Càng thương lại càng tìm mọi cách cố tồn tại, miễn không làm những điều hèn hạ ô danh, để mong một ngày nếu còn sống sẽ tiếp tục đóng góp công sức và kinh nghiệm đời cùng Toàn Dân sớm quang phục quê hương. Miếng bánh chưng Tết trong tù này là một trong hàng trăm tư liệu tôi thêm vào hành trang hiện tại để tiếp bước đấu tranh.
Tôi vừa nhai miếng bánh chưng thừa vừa miên man nhớ về những ngày Tết xa xưa và tại hải ngoại. Lại nhớ đến những câu thơ tôi từng viết vội trong cuốn sổ tay mang theo trên các nẻo đường hành quân thuở còn binh lửa.

Tiếng thét Đống Đa hùng vọng
Thăng Long lồng lộng tinh kỳ.
Ô kìa! ngựa hí voi đi
Dấu xưa hoàng sử còn ghi bây giờ.
Vì đâu hoa gấm thành Thơ
Vì ai xin hẹn dưới cờ tuốt gươm...


Trong bóng tối phòng giam, tôi thấy hiện ra trước mắt những bữa cơm Tết được dọn ra với bóng dáng cha mẹ và anh chị em tôi đang quây quần trong một căn nhà nép mình sau lũy tre xanh ven sông Thu Bồn. Âm hưởng của những mùa Xuân quê hương lại về với tôi. Theo phong tục cổ truyền, không có một gia đình Việt Nam nào, dù đang sống lưu vong hoặc tại quê nhà, mà không có những bữa ăn với bánh chưng và dưa hành trong dịp Tết. Ngoại trừ những gia đình quá cơ cực đói nghèo, và những kẻ lang thang “lạnh lùng nhìn thiên hạ đón Xuân sang”. Mơ về những chiếc bánh chưng xưa, trong bữa ăn hoặc được trưng bày tại các quầy thực phẩm trong siêu thị Việt Nam ở hải ngoại, tôi chợt thấy màu sắc quê hương đạm bạc qua vỏ bọc lá chuối xanh tương phản với cảnh tượng văn minh hào nhoáng và tráng lệ nơi xứ người. Chiếc bánh chưng đáng lẽ được đặt trên mâm gỗ trong một không gian phảng phất hương trầm ngày Tết, bây giờ lại được sắp xếp trong lồng kính sáng loáng, siêu thị máy lạnh, làm cho tôi có ý nghĩ không biết chiếc bánh chưng hay là mình đang lạc loài đâu đây? Nhưng dù sao, lòng tôi không khỏi rộn ràng nhớ đến biết bao kỷ niệm đã qua trong đời, mỗi độ Xuân về Tết đến, và dòng suy tưởng lại đi xa hơn, về với cội nguồn Dân Tộc.

Tôi không có đủ khả năng và kiến thức để lạm bàn sâu xa về Văn Hiến Dân Tộc, nhưng cũng đã góp nhặt được đôi điều suy luận cao quý từ các bậc Cha Ông, đặc biệt về biểu tượng chiếc bánh chưng cổ truyền. Xin ghi nhớ với tấc lòng hoài niệm của một con dân luôn hướng về Quốc Tổ, dù đang sống trong tận cùng đáy vực lao tù này.

Ngày nay, với dòng thời gian cuồn cuộn chảy theo mệnh nước nổi trôi, có lẽ vẫn còn một số người cùng thế hệ với tôi, và nhất là đối với Tuổi Trẻ Thời Đại, không hề biết đến biểu tượng tinh thần của Dân Tộc gói trọn trong chiếc bánh chưng. Được dọn lên thì ăn, ăn nhiều thì chán, và trong các sinh hoạt ngày Tết của cộng đồng cũng như của gia đình tại hải ngoại, đi đâu cũng thấy bánh chưng. Ít người tự đặt cho mình câu hỏi: “Tại sao phải có bánh chưng trong những ngày Tết ?”, và kể từ ngày nền Văn Hiến Dân Tộc thành nguồn văn tự đến nay, đã qua hơn bốn nghìn năm rồi, biểu tượng tinh thần của nòi giống Lạc Việt vẫn còn thể hiện qua nhiều hình thức không hề bị mai một với thời gian. Nghĩa Tình vẫn còn tiềm tàng đâu đó, mặc dù tại hải ngoại cuộc sống vật chất đang cuốn xoay chúng ta vào hướng không phải phương Đông và tại quê nhà thì chế độ cộng sản đang cố tình hủy diệt cội nguồn văn hóa Dân Tộc.

Trước hết, chiếc bánh chưng được gói theo hình VUÔNG, tượng trưng cho hình tượng của ĐẤT. Đất ở đây có nghĩa là mảnh Đất từ chốn chôn nhau cắt rốn, mẫu ruộng, thửa vườn, chứ không phải là quả đất hình tròn mà khoa học nhân loại đã chứng minh. Hình VUÔNG còn mang ý nghĩa của sự VUÔNG TRÒN thủy chung, của Lòng Người đối với nhau giữa nhân quần xã hội, và trên hết, đối với Quê Cha Đất Tổ. Lá chuối màu XANH tượng trưng cho màu HY VỌNG, một mùa Xuân thanh khiết. Những sợi dây cột bằng lạt tre, nói lên nghĩa RƯỜNG CỘT bảo vệ non sông qua lũy tre làng bao bọc Lòng Người. Những hạt nếp màu TRẮNG, thực phẩm nuôi sống giống nòi như lúa gạo, trong tinh thần trong sáng, keo sơn gắn bó với nhau, không gợn màu Đen của Ác Nghiệp, của lòng người vốn dĩ đầy rẫy Tham Sân Si. Những hạt đậu xanh đã được đãi vỏ thành màu VÀNG làm nhân ở giữa chiếc bánh là màu của HÒA BÌNH NHÂN ÁI, và những lát thịt mỡ tượng trưng cho niềm mơ ước về một cuộc sống sung túc, thịnh vượng. Nói sao cho cùng về ý nghĩa cao thâm của nền Văn Hiến Lạc Việt, những ẩn dụ tinh thần mà Ông Cha chúng ta đã để lại cho con cháu nghìn sau trong nghĩa vụ bảo tồn và phát huy truyền thống Dân Tộc?

Ngoài các ý nghĩa về màu sắc và hình tượng, chúng ta có thể tìm hiểu thêm những ẩn dụ tinh thần khác, không phải do các thế hệ hậu sinh cưỡng đặt hoặc suy tưởng thêm mà chính là do sự tìm tòi nghiên cứu của các bậc thức giả về cội nguồn Dân Tộc. Ví dụ như việc cắt bánh chưng chẳng hạn. Thời nay, người ta thường cắt bằng dao, nhưng chính ra, theo đúng cách thức cổ truyền thì phải cắt bằng chính những sợi dây lạt tre gói bánh như các bà mẹ già thường làm một cách thận trọng và đều tay, chia các phần bánh bằng nhau. Theo tôi nghĩ, có lẽ các Cụ ngày xưa kiêng không muốn dùng dao để cắt bánh vì nỡ nào dùng dao để cắt chính miếng ĐẤT đã nuôi dưỡng mình, nỡ nào cắt ruột cắt gan mà không đau lòng? Lại còn nữa, các phần bánh chia đều nhau mang thêm ý nghĩa của sự CÔNG BẰNG, phân chia điền thổ cho dân. Phần ngoài là ĐẤT TƯ HỮU, gọi là Tư Điền, bao quanh phần giữa là ĐẤT CÔNG HỮU, gọi là Công Thổ. Mọi người dân đều có đất riêng để canh tác mưu sinh, còn phần Công Thổ là để cho Làng Xã phụ trách cai quản, mọi người chung nhau cày cấy, lấy lợi tức mà thờ cúng Tổ Tiên chung, lo việc cho dân cho nước, tựa hồ như một loại thuế mà mọi người đều đồng lòng đóng góp để chung lo việc an sinh xã hội với nhau, cùng nhau đùm bọc sau lũy tre làng. Sau này, qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều chế độ đã ban hành chính sách Cải Cách Điền Địa, Người Cày Có Ruộng, Tư Công Hữu Lợi, đều do ý nghĩa cao thâm phát xuất từ việc phân chia từng miếng bánh chưng đều nhau. Đau lòng thay, ngày nay trên quê hương chúng ta, tuy cũng có những ngày rộn rịp đón chào năm mới nhưng chế độ cai trị chỉ chuyên về lý thuyết giáo điều chứ trên thực tế thì người dân ngày càng Vô Sản còn tầng lớp thống trị thì tận hưởng của công. Tinh thần Công Bằng giữa Tư Điền và Công Thổ lưu truyền từ biểu tượng chiếc bánh chưng đã không còn nữa. Đấy là chưa kể tới thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất tang thương nhất của Dân Tộc mà người cộng sản đã phóng tay, rập khuôn theo Tàu Cộng, giết hại biết bao dân làng vô tội, triệt tiêu mọi công bằng xã hội sau lũy tre xanh, đảo ngược mọi tôn tri trật tự truyền thống về đạo đức của xóm làng, nền móng của quê hương đất nước.

Tôi nằm trong xà lim tăm tối trong đêm Giao Thừa với tâm trạng nhớ nước, thương nhà và thương chính mình, như con chim lạc bầy đang quay đầu về núi, tìm lại những mùa Xuân Dân Tộc đã qua. Tôi đã suy tưởng trong đêm cô lạnh đến bản Hiến Pháp đầu tiên của Dân Tộc qua biểu tượng chiếc bánh chưng, khi tôi đang ứa nước mắt thầm nhai mẩu bánh chưng thừa để cố sinh tồn. Màu sắc thanh bình hạnh phúc, phú cường an lạc, Tư-Công đồng đều, đùm bọc nhau mà sống trong xã hội cùng chung nòi giống với Nghĩa Vuông Tròn Chung Thủy, keo sơn gắn bó để bảo tồn nền Văn Hiến muôn đời của Dân Tộc. Đấy là lời căn dặn đến từ Quốc Tổ, đấy là bản Hiến Pháp bất thành văn nhưng đậm đà tình tự Dân Tộc và Lẽ Công Bằng trong mọi cuộc sống của con người mãi đến hôm nay và ngày mai con cháu. Nhưng chính con người đã bỏ quên và chính con người cộng sản đã cố tình hủy diệt tinh thần cao thượng này. Tôi lại chợt nhớ đến một trang huyền sử với lời dặn dò của Tổ Lạc Long Quân nói cùng các con khi nào gặp cơn nguy biến thì cứ gọi “Bố ơi, Bố đi đằng nào, xin hãy về cứu chúng con!”, tức thì uy linh cảm ứng, Cha Rồng sẽ hiện về ngay. Giờ đây, trong nỗi niềm suy tưởng về tinh thần mấy nghìn năm Văn Hiến của Dân Tộc qua chiếc bánh chưng ngày Tết, trong sự lo sợ về hiểm họa diệt vong của giống nòi qua suy đồi đạo lý và bao cảnh bất công, qua sự thần phục quỳ lụy của chế độ cộng sản trước bọn bành trướng phương Bắc, chúng ta nên cùng nhau khấn nguyện “Xin Bố hãy về cứu chúng con”, sau khi đã tròn tâm tận lực trong nghĩa vụ làm người yêu Nước chân chính.

Võ Đại Tôn
(Úc Châu)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 10 11 12 13 14 ... 17
Send Topic In ra