Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Suy Ngẫm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 17
Send Topic In ra
Suy Ngẫm (Read 33226 times)
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #45 - 15. Oct 2008 , 20:23
 
Quote:
Grin Grin haha, có  keo sẵn sàng cho cu cậu dán tiện quá ha  Grin


ha ha ban đầu em nhìn chưa kỷ chỉ thấy buồn cười cho cu cậu...dán lung tung đến chừng em nhớ lại không hiểu tại sao TIMO nói : và càng cười thim khi nghĩ đến chiện Ph kể làm dưa chua mới nhìn kỷ lại mấy miếng dán thì mắc cười quá xá  Grin Grin Grin Grin

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
timo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1245
Re: Suy Ngẫm
Reply #46 - 16. Oct 2008 , 14:32
 
Phuong_Tran wrote on 15. Oct 2008 , 20:23:
ha ha ban đầu em nhìn chưa kỷ chỉ thấy buồn cười cho cu cậu...dán lung tung đến chừng em nhớ lại không hiểu tại sao TIMO nói : và càng cười thim khi nghĩ đến chiện Ph kể làm dưa chua mới nhìn kỷ lại mấy miếng dán thì mắc cười quá xá  Grin Grin Grin Grin

PTr

Hi bà Tí Lanh Chanh,

Lâu ngày, bà phẻ hong ? bả cừ được là tui happy rùi  Cheesy Cheesy

TiMo
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #47 - 24. Oct 2008 , 09:56
 
Cả nhà ơi

Sáng nay My rảnh chút chạy vào đọc emails bên KH thấy có 2 bài này  hay nên chôm về mời cả nhà cùng đọc .


Lòng Tự Trọng Của Loài Chó



Ngô Nhược Tăng (Dịch giả Nguyễn Hải Hoành)

Loài chó còn biết tự trọng hơn con người - câu nói này rất đúng với những người đạo đức giả, nhất là với các người tham nhũng, vừa bóp nặn vơ vét tiền của dân, vừa lên mặt lãnh đạo dân.
Năm ấy tôi quen một huấn luyện viên dạy chó nghiệp vụ trong quân đội. Tôi hỏi anh:
- Loại chó thông minh nhất có thể đạt được tới trình độ như thế nào? Anh trả lời:
- Trừ chuyện không biết nói, chúng không khác gì người.
Câu trả lời của anh khiến tôi sửng sốt. Tôi hỏi tiếp:
- Phải chăng câu này của anh có lẫn lộn nhiều màu sắc tình cảm?
- Không đâu! Anh nói.
Rồi anh kể cho tôi nghe dăm ba câu chuyện về loài chó, đều là những chuyện chính anh từng trải qua. Có mấy chuyện tôi đã quên, duy chỉ có một chuyện sau đây thì cho đến nay tôi vẫn còn nhớ như in.
Trong doanh trại của anh có một con chó cực kỳ thông minh tên là Đen. Để trắc nghiệm năng lực phản ứng của nó, một hôm mấy huấn luyện viên dạy chó nghĩ ra một biện pháp đặc biệt. Họ chọn hơn chục người xếp thành một hàng, sau đó cử một người trong số đó vào trong doanh trại “lấy cắp” một vật đem giấu đi, rồi lại trở về đứng trong hàng. Khi mọi việc đã xong xuôi, huấn luyện viên dạy chó dắt con Đen đến, bảo nó đi tìm vật bị mất. Con Đen chạy đi, chỉ một loáng sau đã thấy nó ngoạm vật kia mang đến. Huấn luyện viên dạy chó cả mừng vỗ vỗ lên đầu nó tỏ ý khen ngợi. Rồi anh chỉ tay vào hàng người kia, bảo con Đen đi tìm kẻ đã lấy cắp vật ấy. Nó chạy đến dí mũi hít hít ngửi ngửi hết người này đến người khác, chẳng mấy chốc đã cắn quần một anh lôi ra ngoài hàng. Anh chàng này đúng là anh “kẻ cắp”.
Phải nói rằng như vậy con Đen đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thế nhưng huấn luyện viên dạy chó lại cứ một mực lắc đầu bảo nó: "Không, không phải người ấy! Tìm lại đi!"
Con Đen tỏ ý hết sức ngạc nhiên, mắt nó ánh lên nỗi nghi hoặc, thắc mắc, vì nó tin chắc rằng mình không hề tìm nhầm người; nhưng mặt khác nó lại tuyệt đối tin tưởng vào huấn luyện viên của mình. Đây, đây là chuyen thế nào nhỉ? - nó nghĩ. "Không phải người ấy! Đi tìm lại đi!" Huấn luyện viên cứ khăng khăng bảo. Con Đen tin vào huấn luyện viên, nên nó quay lại tìm... Nhưng sau nhiều lần thận trọng ngửi đi ngửi lại, cuối cùng nó vẫn cứ cắn quần anh chàng kia lôi ra. "Không! Không đúng!" Huấn luyện viên lại lắc đầu. "Tìm lại đi!"
Con Đen mỗi lúc một thêm nghi hoặc, đành chạy lại chỗ hàng người kia. Lần này nó đánh hơi ngửi rất lâu, rất lâu để xác định ai là kẻ cắp. Sau cùng, nó đứng lại bên cạnh anh “kẻ cắp” kia rồi quay đầu nhìn huấn luyện viên, tỏ ý, "Làm sao tôi lầm được nhỉ? Tôi biết chắc chính người này đã lấy đồ mà..." "Không! Tuyệt đối không phải người ấy!" Huấn luyện viên lại quát to, nét mặt trở nên nghiêm nghị.
Lòng tự tin của con Đen bị đập tan tành! Dĩ nhiên nó tin vào huấn luyện viên hơn là tin vào bản thân nó. Nó không hề nghĩ rằng, huấn luyện viên có thể mang niềm tin tuyệt đối của nó đối với ông ta ra làm trò đùa. Rốt cuộc nó bỏ tên kẻ cắp kia và đi tìm người khác. Nhưng ai đây? Bản năng của một con chó và khả năng đã được người huấn luyện cho nó biết, chỉ có ngườ ;i đó là tên lấy cắp. Nhưng người huấn luyện viên nhất định bảo không phải, thì ai đây?... Con chó Đen lưỡng lự...
"Nó ở trong hàng người ấy đấy! Mau tìm ra ngay!" Huấn luyện viên quát lên. Con Đen vô cùng thất vọng chán nản. Nó dừng lại bên chân mỗi người một lúc, nhìn nhìn ngó ngó xem người đó có giống tên kẻ cắp hay không, rồi quay đầu nhìn ánh mắt của huấn luyện viên, hy vọng có thể tìm thấy chút ít tín hiệu hoặc biểu thị gợi ý gì đấy... của chủ. Cuối cùng, khi nó nắm bắt được một chút xíu biến đổi trong ánh mắt của huấn luyện viên, nó cắn quần người đứng bên cạnh và kéo ra.
Tất nhiên, lần này thì nó đã nhầm, hay đúng hơn, nó bị buộc phải nhầm.
Nhưng huấn luyện viên của nó cùng mấy người kia thì lại cười ha hả. Tiếng cười khiến con Đen trở nên lú lẫn. Sau cùng huấn luyện viên gọi “kẻ cắp” bước ra ngoài hàng, rồi bảo con Đen: Lần đầu mày tìm đúng rồi, nhưng mày sai ở chỗ không kiên trì bảo vệ niềm tin của mày.
Một điều khiến huấn luyện viên và tất cả mọi người có mặt lúc ấy không thể hiểu được và vô cùng kinh ngạc, vô cùng ân hận, là ngay trong khoảnh khắc nay họ đã nhìn thấy: Khi con Đen hiểu ra chuyện vừa rồi là một vụ lừa dối, nó “tru” lên một tiếng vô cùng đau khổ, mắt ứa ra những giọt nước mắt nóng hổi. Sau đấy nó ủ rũ gục đầu nặng nề, thui thủi từng bước bỏ đi...
"Đen! Đen! Mày đi đâu thế hả?" Huấn luyện viên sợ hãi đuổi theo hỏi tới tấp. Con Đen chẳng hề đoái hoài tới người rèn dạy nó, cứ cắm cúi đi ra khỏi doanh trại. "Đen! Đen! Tao xin lỗi mày!" Huấn luyện viên òa khóc.
Nhưng con Đen chẳng hề xúc động, nó không thèm ngoái lại nhìn chủ mình. "Đen! Đừng giận! Tao chỉ đùa mày một tí thôi mà!" Huấn luyện viên chạy đến ôm chặt lấy con chó, nước mắt nóng hổi từ mặt anh lã chã rơi xuống con Đen.
Con chó giãy giụa tuột ra khỏi vòng tay của huấn luyện viên, rồi nó thủng thẳng, lừ đừ từng bước đi lên quả đồi ở bên ngoài doanh trại, tìm một chỗ khuất gió xoài bốn chân nằm xuống đất....  
Mấy ngày sau đó con Đen không ăn không uống, ủ rũ chán chường. Mặc cho huấn luyện viên dỗ dành, nựng nịu thế nào đi nữa, nó cũng nhất định không chịu tha lỗi cho anh.  
Lúc bấy giờ mọi người mới hiểu ra: Dù chỉ là con chó thôi, nó cũng có lòng tự trọng của nó. Hoặc nói ngược lại, chúng còn biết tự trọng hơn một số người!...
Chuyện về sau ư? Sau này con Đen không còn tin tưởng vào huấn luyện viên của nó nữa, thậm chí không tin bất cứ người nào. Đồng thời tính tình của nó cũng thay đổi hẳn, mắt không còn sáng quắc như trước, bốn chân không còn phi như bay nữa, mất hẳn dáng vẻ oai vệ dữ dằn của một con chó nghiệp vụ... Cuối cùng, huấn luyện viên chẳng còn cách nào nữa, đành đau xót cho nó giải nghệ....  
Ôi, con Đen, chao ôi!  
----------------------------------------------------------------------


Ý nghĩa của cuộc đời: "Nhảy múa dưới cơn mưa"


...



Lúc đó khoảng 8;30 sáng, phòng cấp cứu rất bận rộn. Một ông cụ khoảng trên 80 tuổi bước vào phòng và yêu cầu được cắt chỉ khâu ở ngón tay cái. Ông cụ nói ông rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ. Tôi bắt mạch, đo huyết áp cho ông cụ xong, tôi bảo ông ngôi chờ vì tôi biết phài hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có người đến cắt chỉ khâu cho ông. Tôi thấy ông nôn nóng nhìn đồng hồ nên tôi quyết định sẽ đích thân khám vết thương ở ngón tay cái của ông cụ. vì lúc đó tôi cũng không bận với một bịnh nhân nào khác cả. Khi khám tôi nhận thấy vết thương đã lành tốt vì vậy tôi đi lấy dụng cụ để tháo chỉ khâu ra và bôi thuốc vào vết thương cho ông cụ. Trong khi săn sóc vết thương cho ông cụ tôi hỏi ông là ông vội như vậy chắc là ông có môt cuộc hẹn với một bác sĩ khác sáng hôm nay phài không. Ông nói không phải vậy nhưng ông cần phải đi đến nhà dưỡng lão để ăn điểm tâm với bà cụ vợ của ông ở đó. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ thì ông cho biết là bà đã ở viện dưỡng lão một thời gian khá lâu rồi và bà bị bịnh Alzheimer (bịnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi). Khi nói chuyện tôi có hỏi ông cụ là liệu bà cụ có buồn không nếu ông đến trể một chút. Ông cụ nói bà ấy không còn biết ông là ai nữa và đã 5 năm nay rồi bà không còn nhận ra ông nữa. Tôi ngạc nhiên quá và hỏi ông cụ, " và Bác vẫn đến ăn sáng với Bác gái mỗi buồi sáng mặc dù Bác gái không còn biết Bác là ai nữa?" Ông cụ mĩm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi rồi nói "Bà ấy không còn biết tôi nữa nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai."

Khi ông cụ bước ra khỏi phòng, tôi phải cố gắng lắm để khỏi bật khóc. Tôi vô cùng xúc động và thầm nghĩ, "Ước gì đời mình có được một tình yêu như thế!" Tình yêu thật sự không phải là tình yêu thân xác, cũng không phải là tình yêu lãng mạn. Tình yêu thật sự là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có, và sẽ có hoặc không. Mỗi ngày bạn nhận được rất nhiều email và phần lớn là chuyện vui hoặc chuyện khôi hài; nhưng thỉnh thoảng cũng có những email mang theo những thông điệp có ý nghĩa như thế này. Và hôm nay tôi muốn được chia xẻ thông điệp này với các bạn. Người hạnh phúc nhất không nhất thiết là người có được những điều tốt đẹp nhất, mà là người biết chấp nhận và sống một cách tốt đẹp nhất với những gì mà mình có được. Tôi hy vọng bạn chia xẻ ý tưởng này với những người mà bạn yêu mến.

"Cuộc sống không phải là làm sao để chịu đựng cho qua cơn bão, mà là làm sao để biết nhảy múa dưới cơn mưa"


...

Back to top
« Last Edit: 24. Oct 2008 , 10:06 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
timo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1245
Re: Suy Ngẫm
Reply #48 - 30. Oct 2008 , 14:29
 

...



Bài diễn văn ra trường hay nhất


Hoàng Châu


Bài được giới thiệu sau đây là của Steve Jobs, người sáng lập Apple đọc tại buổi lễ ra trường Stanford 2005 lúc ông 50 tuổi. Bài phảng phất tư tưởng phương Đông do ông từng cạo đầu ngao du Ấn độ nhiều tháng. Đám cưới ông do Thiền sư Kobun Chino Otogowa chủ trì.
Đây là bài được nhiều người đưa lên youtube, kể cả trường Stanford – một bài có số lượt người xem nhiều nhất (hơn 2 triệu) – và được nằm trong những bài diễn văn ra trường hay nhất. Steve Jobs khuyên sinh viên chọn những việc mình đam mê dù không thấy tương lai sáng sủa và ngay trong hoàn cảnh thất bại, nếu yêu thích công việc mình sẽ thành công trở lại. Bài diễn văn ra trường này cho phụ huynh thấy một khuynh hướng chung: các em ngày nay thường tìm kiếm công việc mình yêu thích thay vì tìm công việc ổn định, lương cao.
Hôm nay tôi vinh hạnh được cùng các bạn tham dự lễ ra trường taị một trong những đại học tốt nhất thế giới. Nói thật ra, tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học và đây là dịp gần gũi nhất với một lễ ra trường. Tôi muốn kể với các bạn 3 truyện của đời tôi. Có thế thôi. Chẳng có gì lớn lao cả. Chỉ 3 truyện.

Truyện thứ nhất là kết nối những biến cố nhỏ trong đời


Tôi đã bỏ ngang đại học Reed chỉ sau 6 tháng theo học và quanh quẩn ở đó 18 tháng trước khi thực sự nghỉ luôn. Tại sao tôi bỏ ngang việc học hành?
Câu chuyện bắt đầu trước khi tôi được sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên trẻ bậc sau đại học, có thai khi chưa cưới hỏi và quyết định cho tôi làm con nuôi sau khi sanh. Bà muốn tôi phải được nuôi nấng trong một gia đình học thức. Tôi được chuẩn bị giao cho một luật sư và vợ ông ta nhưng họ đổi ý vào giây phút cuối khi tôi được mang ra vì họ muốn một đứa con gái. Do vậy, cha mẹ nuôi tôi hiện nay lúc đó đang trong danh sách chờ đợi (waiting list) được gọi điện thoại vào nửa đêm hỏi rằng, “Chúng tôi có một bé trai không trông đợi ra đời, ông bà có muốn nó không?” Họ trả lời,”Dĩ nhiên muốn”. Mẹ đẻ tôi sau đó biết rằng mẹ nuôi tôi chưa tốt nghiệp đại học và cha nuôi tôi thậm chí không tốt nghiệp trung học nên từ chối ký giấy tờ. Bà chỉ nhượng bộ vài tháng sau khi Cha Mẹ nuôi hứa hẹn sẽ cho tôi theo học đại học.
Đây là khởi điểm của đời tôi. Và 17 năm sau tôi vào đại học nhưng ngây thơ chọn một trường đắt tiền gần như Stanford, và tất cả tiền để dành của Cha Me tôi thuộc tầng lớp lao động được dùng trả học phí. Sau 6 tháng, tôi không tìm thấy một chút giá trị gì trong đó. Tôi không biết sẽ phải làm gì cho đời mình và cũng không biết đại học sẽ giúp gì tôi trả lời câu hỏi đó, và nay tôi đã tiêu hết tiền mà Cha Mẹ tôi góp nhặt trong cả đời họ. Tôi quyết định bỏ học và tin rằng rồi ra mọi việc cũng sẽ ổn. Lúc đó tôi cũng khá sợ hãi, nhưng nhìn lại quyết định bỏ học, đó là một trong những quyết định tốt nhất tôi đã làm. Ngay khi bỏ học, tôi không phải lấy những lớp đòi hỏi mà tôi không thích thú và bắt đầu học những lớp tôi yêu thích hơn.
Bỏ học không phải là điều lãng mạn. Không có chỗ trong đại học xá, tôi ngủ lậu trên nền nhà ở phòng của người bạn. Tôi trả lại vỏ chai nước đổi lấy 5 xu mua thức ăn và đi bộ 7 dặm (miles) mỗi tối Chủ nhật hàng tuần để có một bữa ăn từ thiện ngon miệng tại đền Hare Krishna. Tôi yêu thích làm điều này. Phần lớn những điều tôi làm theo bản năng và sự tò mò sau này đã trở nên vô giá. Tôi cho các bạn một thí dụ.
Vào lúc đó đại học Reed có những lớp dạy về cách viết chữ đẹp thuộc hạng tốt nhất quốc gia. Khắp nơi trong trường, trên những ngăn kéo, bích chương là những kiểu chữ viết tay rất đẹp. Bởi vì đã bỏ học, không buộc phải lấy những lớp thông thường nên tôi quyết định lấy lớp dạy chữ đẹp và học phương cách viết chúng. Tôi học về những bộ chữ serif và san serif, về những khoảng cách khác nhau giữa chúng, về các phương cách làm kiểu in sao cho mỹ thuật. Những mẫu chữ đó thật đẹp đẽ, có tính lịch sử và tinh tế nghệ thuật khiến khoa học kỹ thuật không thể nắm bắt hết được, và tôi thấy chúng vô cùng quyến rũ.
Kiễu mẫu chữ này không mang hy vọng ứng dụng thực tế vào đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi tôi thiết kế máy vi tính Macintosh đầu tiên thì tất cả mẫu chữ đó hiện về lại với tôi. Và tôi đã thiết kế chúng trong Macintosh. Đó là máy vi tính có cách trình bày bản chữ in đẹp đầu tiên. Nếu tôi không lấy lớp đó ở đại học, máy vi tính Mac không bao giờ có nhiều bộ chữ đẹp hoặc những kiểu chữ tỷ lệ cân xứng. Vì Windows sao chép Mac nên hầu như các máy vi tính cá nhân đều có những kiểu chữ trên. Nếu không bỏ học ngang tôi không học về viết chữ đẹp thì máy tính sẽ chẳng có những thứ đó.
Dĩ nhiên, không thể kết nối những biến cố nhỏ ảnh hưởng tới tương lai khi tôi còn ở đại học nếu nhìn về phía trước, nhưng 10 năm sau quay nhìn lại thì chúng liên kết nhau rất rõ ràng. Một lần nữa, bạn không thể nối kết những việc đã làm nếu chỉ nhìn về phía trước. Bạn chỉ có thể liên kết chúng khi nhìn về quá khứ nên bạn phải tin tưởng những việc mình làm, bằng cách này hay cách khác có liên hệ tới tương lai. Bạn phải tin vào điều gì đó – linh tính, số mạng, cuộc đời, nghiệp chướng, hay bất cứ thứ gì khác – bởi vì tin tưởng những biến cố nhỏ nhoi sẽ ảnh hưởng tới con đường tương lai tạo cho bạn lòng tự tin đi theo con tim mình, ngay cả khi điều đó dẫn bạn tách khỏi một lối mòn quen thuộc, và sự tin tưởng đó đã tạo nên tất cả khác biệt trong đời tôi.

Truyện thứ hai về tình yêu và sự thua cuộc.


Thật may mắn – tôi đã tìm thấy những gì mình yêu thích trong đời khá sớm sủa. Woz và tôi cùng sáng lập Apple trong nhà để xe (garage) của Cha Mẹ tôi khi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc cật lực và trong 10 năm Apple đã lớn mạnh từ hai người trong một cái garage trở thành một công ty có vốn $2 tỷ và hơn 4000 nhân viên. Chúng tôi mới cho chào đời một sản phẩm tốt nhất – Macintosh – một năm trước đó và tôi chỉ 30 tuổi. Và rồi tôi bị đuổi việc. Làm sao bạn có thể bị sa thải bởi chính công ty bạn đã sáng lập ra? Thế này, khi Apple lớn mạnh, chúng tôi thuê một người mà chúng tôi nghĩ rất tài năng để quản lý công ty chung với tôi.
Khoảng năm đầu, mọi sự thuận buồm xuôi gió. Nhưng rồi tầm nhìn tương lai bắt đầu khác biệt và cuối cùng chúng tôi cãi nhau. Khi xảy ra điều đó, ban Giám đốc quyết định đứng về phía ông ta. Do vậy, lúc 30 tuổi, tôi bị mất việc và chìm lỉm trong bóng tối. Tất cả những nỗ lực từ khi trưởng thành tan biến, và điều này thật khủng khiếp.
Tôi thật sự không biết phải làm gì trong vài tháng. Tôi có cảm giác đã làm cho thế hệ những nhà kinh doanh trước thất vọng và đã bỏ rơi cây gậy lãnh đạo vì nó được trao cho tôi. Tôi gặp David Packard và Bob Noyce để xin lỗi vì đã làm hỏng mọi chuyện. Tôi là người thất bại trước công chúng nên định bỏ (Silicon) Valley. Nhưng một cái gì đó loé sáng chậm chạp trong đầu, tôi vẫn thích việc tôi đã làm. Khúc rẽ tại Apple không thay đổi tôi chút nào. Tôi bị loại trừ khỏi công việc nhưng tôi vẫn thích nó. Do vậy tôi quyết định làm lại từ đầu.

Lúc đó tôi không nhận ra nhưng bị đuổi việc khỏi Apple đã trở thành điều tốt nhất chưa từng xảy ra trong đời. Gánh nặng thành công được thay thế bởi sự nhẹ nhàng của người khởi đầu từ bàn tay trắng, không chắc chắn về điều gì. Nó giải phóng tôi để tiến vào những thời kỳ sáng tạo nhất trong đời.
Trong vòng 5 năm tiếp theo, tôi thành lập công ty NeXT rồi công ty khác là Pixar sau đó yêu một người đàn bà tuyệt vời nay đã trở thành vợ tôi. Pixar tiến lên sáng tạo ra phim hoạt hình màn ảnh rộng, không gian 3 chiều Toy Story và trở nên phim trường hoạt hình thành công nhất thế giới.
Trong một khúc rẽ đặc biệt của những biến cố xảy ra, Apple mua lại NeXT nên tôi quay về Apple và kỹ thuật đã phát triển ở NeXT được đặt vào trung tâm thời kỳ phục hưng hiện nay của Apple. Tôi và Laurene, vợ tôi, có chung một mái ấm gia đình tuyệt vời.
Tôi chắc rằng những điều như trên không xảy ra nếu tôi không bị sa thải khỏi Apple. Đó là liều thuốc đắng mà một người bệnh cần. Đôi khi cuộc đời đánh vào đầu bạn bằng cục gạch. Đừng mất niềm tin. Điều duy nhất giúp tôi đi lên là làm những việc mình yêu thích. Bạn phải tìm kiếm những gì mình yêu thích. Điều đó đúng với công việc mà cũng đúng với những người bạn yêu mến. Công việc chiếm phần lớn đời bạn, cách duy nhất thoả mãn thực sự là làm những gì bạn cho là một công việc thú vị (great work). Và cách duy nhất để làm một công việc thú vị là làm những gì mình yêu thích. Nếu bạn chưa tìm ra, hãy cứ tiếp tục săn lùng và đừng ngừng lại.  Tất cả sẽ tùy thuộc vào trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm ra nó. Và giống như những mối quan hệ thân thiết, nó trở nên ngày càng tốt đẹp hơn khi năm tháng trôi đi. Vậy thì hãy tìm kiếm. Đừng ngừng nghỉ.

Truyện thứ ba là về sự chết.


Khi được 17 tuổi, tôi đọc một câu danh ngôn tương tự như, “Nếu bạn sống mỗi ngày như ngày cuối cùng trong đời thì một ngày nào đó bạn sẽ thấy chắc chắn rằng mình đúng”. Câu nói gây ấn tượng mạnh nơi tôi, và từ đó, trong 33 năm qua, mỗi buổi sáng nhìn vào gương tôi đều hỏi chính mình, “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời tôi, tôi có sẽ làm những gì tôi sắp làm hôm nay không?” Và mỗi khi câu trả lời là “Không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi phải thay đổi một điều gì đó.
Nhớ rằng mình sẽ chết nay mai là điều quan trọng nhất tôi thường dùng để giúp mình làm những chọn lựa lớn trong đời. Bởi vì hầu như tất cả mọi sự – tất cả những trông đợi đến từ bên ngoài, tất cả kiêu hãnh, tất cả nỗi sợ hãi bị xấu hổ hay sợ hãi thất bại – những thứ này sẽ vỡ vụn tan tác khi đối diện với tử thần, để chỉ còn lưu lại những gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết là phương thức tốt nhất mà tôi biết để tránh cạm bẫy của ý nghĩ rằng bạn có điều gì đó để mất. Bạn đã trần truồng tay không rồi. (Bạn thực sự chẳng có gì để mất). Không có lý do gì để không nghe theo trái tim mình.
Khoảng một năm trước tôi bị chẩn đoán là có bệnh ung thư. Tôi làm siêu âm chẩn đoán lúc 7.30 sáng và rõ ràng có một bướu độc nơi tụy tạng. Tôi thậm chí không biết tụy tạng là cơ quan gì. Các bác sĩ bảo tôi đây hầu như là một dạng ung thư không thể chữa trị và rằng tôi nên trông đợi sống không lâu hơn khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng nữa. Bác sĩ khuyên tôi nên về nhà thu xếp công việc cho đâu vào đó, đây là ngôn ngữ của Bác sĩ ngầm ngụ ý nói tới “chuẩn bị đi vào cõi chết”. Điều này cũng có nghĩa là trong vài tháng bạn phải nói với con cái những lời của 10 năm sau. Và cũng có nghĩa là phải làm hết sức để mọi sự được chu đáo sao cho gia đình mình được ổn thoả càng nhiều càng tốt. Nó cũng có nghĩa là nói lời chia tay cuối cùng với mọi người.
Tôi sống với sự chẩn đoán bệnh đó trong nguyên cả một ngày. Tối hôm ấy, tôi làm sinh thiết, họ bỏ một đèn nội soi xuống từ cổ họng, qua dạ dầy và ruột rồi cho một cái kim vào tụy tạng để lấy ít tế bào trong bướu. Tôi bị chích thuốc ngủ nhưng vợ tôi ở đó theo dõi đã bảo rằng khi họ quan sát những tế bào trong kính hiển vi những Bác sĩ đã reo hò sung sướng vì đây là dạng ung thư tụy tạng hiếm hoi có thể chữa trị bằng giải phẫu. Tôi đã được giải phẫu xong và nay hoàn toàn bình phục, khoẻ mạnh.
Đây là lần gần với tử thần nhất mà tôi phải đối đầu và hy vọng nó là lần gần nhất trong vài chục năm nữa. Sống qua kinh nghiệm đó, nay tôi có thể nói với các bạn bằng một chút chắc chắn hơn lúc tôi từng nghĩ cái chết là một khái niệm hữu ích nhưng thuần lý.

Không ai muốn chết. Ngay cả người muốn lên Trời cũng không muốn chết để tới đó, tuy nhiên, cái chết là bến bờ cuối cùng chúng ta cùng chia sẻ. Không ai có thể vượt thoát được cái chết. Sự thể như vậy sẽ mãi mãi là như vậy, bởi vì Thần Chết giống như một phát minh đơn độc tốt nhất của Đời Sống. Thần Chết là tác nhân thay đổi Đời Sống. Nó quét sạch cái xưa cũ để dọn đường cho cái mới. Bây giờ, cái mới là các bạn. Nhưng chẳng bao lâu sau, các bạn sẽ dần dần trở nên xưa cũ và bị quét sạch. Xin lỗi đã quá bi thảm nhưng điều này hoàn toàn đúng.
Thời gian của các bạn có giới hạn nên đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng để bị vướng vào bẫy những giáo điều – nghĩa là sống với những kết quả do suy nghĩ của người khác. Đừng để những tiếng ồn ào do ý kiến của người khác làm soi mòn tiếng nói từ bên trong bạn.
Và quan trọng nhất, hãy có can đảm nghe theo trái tim và bản năng mình. Bằng cách này hay cách khác trái tim và bản năng bạn sẽ biết những gì bạn thực sự muốn trở thành. Những thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một ấn phẩm rất hay là The Whole Earth Catalog, là một trong những thánh kinh của tuổi trẻ thời chúng tôi. Ấn bản được sáng tạo bởi một người là Stewart Brand ở Menlo Park cách đây không bao xa và ông đã mang ấn bản đó vào đời bằng những văn phong đầy thi vị. Lúc đó vào khoảng cuối thập niên 1960, trước khi có xuất bản bằng máy tính ra đời nên nó được làm bằng máy đánh chữ, kéo cắt và máy hình chụp lấy ngay. Ấn phẩm đó gần giống như Google dạng bằng giấy, tuy ra đời trước Google 35 năm, nó cũng lý tưởng, tràn ngập những công cụ gọn gàng và khái niệm tuyệt vời.
Stewart và nhóm của ông cho ra đời nhiều số The Whole Earth Catalog và rồi khi đã hoàn thành nhiệm vụ ông cho ra số cuối cùng. Hồi đó khoảng giữa thập niên 1970 và tôi đang ở tuổi các bạn. Bìa sau của số cuối cùng là hình chụp một buổi sáng bình minh trên đường làng quê, con đường mà bạn thấy mình thường đạp xe trên đó nếu bạn thích phiêu lưu, mạo hiểm. Dưới tấm hình là dòng chữ:
Hãy Cứ Đói Khát. Hãy Cứ Dại Dột.
Đó là thông điệp họ từ giã khi đình bản.
Hãy Cứ Đói Khát. Hãy Cứ Dại Dột.
Và tôi đã luôn luôn mơ ước điều đó cho mình. Bây giờ khi các bạn tốt nghiệp đại học để bắt đầu một chân trời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy Cứ Đói Khát. Hãy Cứ Dại Dột.


Vien Dong Daily News
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #49 - 07. Nov 2008 , 06:09
 


   ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI MÙ.


  Một người mù đi trong đêm tối, tay cầm chiếc đèn lồng chiếu sáng. Một người đi đường trông thấy, chế giễu:
- Anh mù ơi, mắt anh đâu thấy gì ngoài cái tối đen, anh xách đèn làm gì cho phiền phức vậy?
Người mù từ tốn:
- Này anh, tôi biết, với tôi ngày cũng như đêm, có đèn hay không cũng vậy thôi. Đèn này không phải cần cho tôi mà là cho anh, nó sẽ soi sáng để anh nhìn thấy tôi, anh không va vào tôi...

LP.( Sưu tầm )
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #50 - 12. Nov 2008 , 05:59
 

             THỜI ĐỂ CHẾT.

  Thiền sư Ikkyu từ lúc bé đã rất thông minh. Thầy của Ikkyu có một cái tách trà xưa thật quý hiếm. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ tách trà, lòng buồn và lo lắng. Nghe tiếng chân Thầy đến gần, Ikkyu nhanh nhẹn giấu những mảnh vỡ sau lưng. Khi Thầy đến, Ikkyu hỏi:
  - Thưa Thầy, tại sao người ta phải chết?
  Ông thầy già cắt nghĩa:
  - Đó là lẽ tự nhiên. Mọi vật đều phải chết vì đã sống lâu rồi.
  Ikkyu đưa cái tách vỡ ra nói:
  - Thế đã đến lúc cái tách của Thầy phải chết...

  LP.  (Sưu tầm)
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: Suy Ngẫm
Reply #51 - 24. Nov 2008 , 18:52
 


                 THẾ À?

   Thiền sư Hakuin được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình người Nhật có tiệm bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở. Họ có một cô con gái xinh đẹp. Bất ngờ, một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra cô có thai.
   Việc này khiến cha mẹ cô nổi giận, cô không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu là phiền phức, cuối cùng lại là tên Hakuin.
   Phẩn nộ vô cùng, cha mẹ cô gái đến ngay vị Thầy này... Hakuin chỉ thốt lên vỏn vẹn hai tiếng " Thế à?" rồi thôi.
   Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang tới trao cho Hakuin. Lúc đó Hakuin đã mất hết danh dự, nhưng việc này không làm cho Hakuin buồn. Hakuin săn sóc đứa bé rất tử tế, Hakuin xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và  đồ dùng cần thiết cho đứa bé.
   Một năm sau, cô gái không còn chịu đựng được nữa. Nàng nói sự thật với cha mẹ - rằng người cha thật sự của đứa bé không phải là Hakuin, mà là một thanh niên bán cá ngoài chợ.
   Lập tức, cha mẹ cô gái đến ngay Hakuin xin Hakuin tha lỗi, chuyện xin lỗi dài dòng và xin đem đứa bé về.
   Hakuin ưng thuận. Khi trao lại đứa bé, Hakuin cũng chỉ thốt hai tiếng: "Thế à !".

     LP. (Sưu tầm)

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #52 - 18. Dec 2008 , 01:40
 

Đề tài suy ngẫm hôm nay quá khó, đọc nghe thật nhức đầu  Tongue


Trong 1 đất nước rất nhỏ có 1 thủ đô rất to

Trong thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ

Bên những con đường rất nhỏ có những ngôi biệt thự rất to

Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ

Những cô vợ nhỏ là của các ông quan to

Những ông quan to có cái cặp rất nhỏ

Trong những cái cặp rất nhỏ có những dự án rất to

Trong những dự án rất to thì hiệu quả lại rất nhỏ

Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thoát thì rất to

Thất thoát rất to nhưng tội lại rất nhỏ

Viet_Trung CN18
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #53 - 26. Dec 2008 , 19:50
 
Đối mặt với những thử thách của cuộc đời


Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.

Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời. Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau. Ông bảo con gái dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ", cô gái đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng.

- Điều này nghĩa là gì vậy cha? - cô gái hỏi.

- Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.

Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh.

Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?

Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.

Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.

Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

vẫn chưa vượt wa được chính mình.. mình thật tệ...

pinkrose openflow.gif pinkrose openflow.gif pinkrose openflow.gif pinkrose openflow.gif pinkrose
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #54 - 09. Jan 2009 , 09:56
 
Sáng nay có cô bạn LVD/TV /KH gửi cho bài viết này ,xin gửi đến cả nhà cùng chia xẻ


Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn *86400USD*. Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác. Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.
*Bạn sẽ phải làm gì? *
Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên!
 

Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy. Tên ngân hàng là *THỜI GIAN*.
Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn *86.400 giây*. Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất, thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt. Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản. Cũng không cho phép bạn bội chi. Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn. Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày. Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày, người bị mất chính là bạn.

*Không có chuyện quay lại ngày hôm qua. Không có chuyện tiêu trước cho "ngày mai". Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay. Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó, để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !
 
Đồng hồ vẫn đang chạy. Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay. 
 
Để biết được giá trị của *MỘT NĂM*, hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.
Để biết được giá trị của *MỘT THÁNG, * hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.
Để biết được giá trị của *MỘT TUẦN*, hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.
Để biết được giá trị của *MỘT GIỜ*, hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.
Để biết được giá trị của *MỘT PHÚT*, hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.
Để biết được giá trị của *MỘT GIÂY*, hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn.
Để biết được giá trị của *MỘT PHẦN NGÀN GIÂY*, hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic.

Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có! Và hãy nên quý thời gian hơn nữa bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn, đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn. Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả. 
 
Ngày hôm qua đã là lịch sử.
Ngày mai là một bí ẩn.   
Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là *PRESENT*!  (có nghĩa là *HIỆN TẠI*, mà cũng có nghĩa là
*QUÀ TẶNG* ).
 
*Bạn bè thật sự là một loại nữ trang quý hiếm*. Họ khiến bạn mĩm cười và
khuyến khích bạn thành công. Họ lắng nghe bạn, họ chia sẻ với bạn những lời khen tặng, và họ luôn muốn mở trái tim ra với chúng ta.
 
Hãy gởi những lời này đến với ai mà bạn xem như *BẠN MÌNH*, và nếu những dòng này lại trở về với bạn, *Bạn ắt biết rằng bạn đang có một vòng tròn bạn hữu ./.*

 

Back to top
 
 
IP Logged
 
kienmay
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 35
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #55 - 07. Feb 2009 , 15:06
 
Đầu Năm Trâu Nói Chuyện Cá

Thuyền nhân, cái danh từ có một âm tượng mà mỗi khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ ngay đến từ đồng 'đô la'. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh xẩy ra cho danh từ đó.
Michelle Tauriac (Viet Nam Le Dossier Noir Du Communism).
Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống - bất kể là bống kèo hay bống đá - hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.
Cá hồi sinh ở sông nhưng sống phần lớn thời gian sống ở biển. Đặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng nữa, thế nào cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.
Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.
Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu tâm và học hỏi.
Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời tha phương cầu thực.
Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng cảm đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà - tức sông xưa bến cũ -  và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.
Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào…hộp !
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp, và mang bán.
Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ  bắt chiếc. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.
Từ năm 1978 cho đế năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã thả ít nhất là hai triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả - tối thiểu - cũng phải một phần ba đã vong mạng.
Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.
Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị Quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở , bằng nhiều cách.
Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 - đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Đông Nam Á - cũng mang số phận y như  vậy. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông - khi phần đất này còn thuộc Anh - Anh Quốc đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ Kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi !
Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Đại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn xin phép được hồi hương. Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Đô La, hay nhiều hơn nữa.
Ngân hàng Nhà nước VN dự báo lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về nước năm nay có thể lên tới 8 tỷ đôla, tăng 2,5 tỷ so với 2007” - theo như nguồn  tin của BBC, nghe được vào ngày 3 tháng 12 năm 2008.
Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này - thành quả kinh tế duy nhất (thực sự)  vượt chỉ tiêu - về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nuớc những con nguời cùng quẫn và sôi xục bất mãn, rồi thu về những Việt kiều yêu nuớc và giàu sang.
Thiệt khoẻ !

Tưởng Năng Tiến

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #56 - 08. Feb 2009 , 07:13
 
kienmay wrote on 07. Feb 2009 , 15:06:
Đầu Năm Trâu Nói Chuyện Cá

----


Kienmay ơi,

Lâu rồi mới thấy em về trường, lại dán bài cho cả nhà đọc nữa  votay
Em ăn Tết vui không?
Chúc em và gia đình năm mới gặp mọi sự tốt đẹp như ý nhé  maivang_22 maivang_22 maivang_22


Back to top
 
 
IP Logged
 
GiangHa
Full Member
***
Offline


œil pour œil, dent pour
dent

Posts: 129
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #57 - 08. Feb 2009 , 08:58
 
kienmay wrote on 07. Feb 2009 , 15:06:
Đầu Năm Trâu Nói Chuyện Cá

Thuyền nhân, cái danh từ có một âm tượng mà mỗi khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ ngay đến từ đồng 'đô la'. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh xẩy ra cho danh từ đó.
Michelle Tauriac (Viet Nam Le Dossier Noir Du Communism).
Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống - bất kể là bống kèo hay bống đá - hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.
Cá hồi sinh ở sông nhưng sống phần lớn thời gian sống ở biển. Đặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng nữa, thế nào cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở. Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.
Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.
Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu tâm và học hỏi.
Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời tha phương cầu thực.
Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng cảm đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà - tức sông xưa bến cũ -  và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.
Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào…hộp !
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp, và mang bán.
Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ  bắt chiếc. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu xiu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.
Từ năm 1978 cho đế năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, Việt Cộng đã thả ít nhất là hai triệu người dân ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá hồi rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả - tối thiểu - cũng phải một phần ba đã vong mạng.
Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.
Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị Quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở , bằng nhiều cách.
Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 - đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Đông Nam Á - cũng mang số phận y như  vậy. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông - khi phần đất này còn thuộc Anh - Anh Quốc đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ Kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi !
Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Đại Tây Dương - giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn xin phép được hồi hương. Mỗi Việt Kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ Kim mà có thể là đến sáu ngàn Đô La, hay nhiều hơn nữa.
Ngân hàng Nhà nước VN dự báo lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về nước năm nay có thể lên tới 8 tỷ đôla, tăng 2,5 tỷ so với 2007” - theo như nguồn  tin của BBC, nghe được vào ngày 3 tháng 12 năm 2008.
Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này - thành quả kinh tế duy nhất (thực sự)  vượt chỉ tiêu - về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam. Họ đẩy ra khỏi nuớc những con nguời cùng quẫn và sôi xục bất mãn, rồi thu về những Việt kiều yêu nuớc và giàu sang.
Thiệt khoẻ !

Tưởng Năng Tiến




Thân chào quí vị!

Đọc bài viết này...không biết ông ta có là "thuyền nhân" hay không? tại sao ông ấy lúc đầu bảo người đọc đừng ngộ nhận, vì chỉ viết về Cá Hồi, rồi lại so sánh Cá Hồi với thuyền nhân ...Và với những câu như thế này (in đậm) thì  tác giả tự hạ và xem thường "thuyền nhân" quá đáng!  Đâu phải ai đi vượt biên cũng là hạng "tha phương cầu thực" và những con nguời cùng quẫn đói nghèo...
mà vì TỰ DO nên đành phải bỏ nước mà đi để không sống dưới chế độ CS...Thường không phải ai muốn đi vượt biên cũng được...Mỗi người đi ít nhất tốn ba cây vàng...và đa số là dân có tiền mới "đi" được...và không phải ai cũng "lọt", có người tiêu tan tài sản mà cũng còn kẹt lại ...Cho nên đa số là đi vì tị nạn chính trị không phải đi vì kinh tế...GH đọc mà thấy khó chịu quá! không biết ông TNT này dịch bài viết hay là tự viết bài này mà sao "chủ quan" thế!

GH
Back to top
 

œil pour œil, dent pour dent
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #58 - 08. Feb 2009 , 10:30
 
GiangHa wrote on 08. Feb 2009 , 08:58:
Thân chào quí vị!

Đọc bài viết này...không biết ông ta có là "thuyền nhân" hay không? tại sao ông ấy lúc đầu bảo người đọc đừng ngộ nhận, vì chỉ viết về Cá Hồi, rồi lại so sánh Cá Hồi với thuyền nhân ...Và với những câu như thế này (in đậm) thì  tác giả tự hạ và xem thường "thuyền nhân" quá đáng!  Đâu phải ai đi vượt biên cũng là hạng "tha phương cầu thực" và những con nguời cùng quẫn đói nghèo...
mà vì TỰ DO nên đành phải bỏ nước mà đi để không sống dưới chế độ CS...Thường không phải ai muốn đi vượt biên cũng được...Mỗi người đi ít nhất tốn ba cây vàng...và đa số là dân có tiền mới "đi" được...và không phải ai cũng "lọt", có người tiêu tan tài sản mà cũng còn kẹt lại ...Cho nên đa số là đi vì tị nạn chính trị không phải đi vì kinh tế...GH đọc mà thấy khó chịu quá! không biết ông TNT này dịch bài viết hay là tự viết bài này mà sao "chủ quan" thế!

GH


Giáng Hạ ơi,

My đã đọc rất nhiều bài của ông Tưởng Năng Tiến. Ông nổi tiếng có lối viết ví von, ẩn dụ, rất "Tưởng Năng Tiến". NgưỜi đọc dễ dàng nhận ra bài của ông dù chưa nhìn thấy tên tác giả.
My không thấy ông có ý xem thường thuyền nhân như vậy đâu.   Wink
Back to top
« Last Edit: 08. Feb 2009 , 10:37 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3629
Gender: female
Re: Suy Ngẫm
Reply #59 - 08. Feb 2009 , 11:59
 
GiangHa wrote on 08. Feb 2009 , 08:58:
Thân chào quí vị!

Đọc bài viết này...không biết ông ta có là "thuyền nhân" hay không? tại sao ông ấy lúc đầu bảo người đọc đừng ngộ nhận, vì chỉ viết về Cá Hồi, rồi lại so sánh Cá Hồi với thuyền nhân ...Và với những câu như thế này (in đậm) thì  tác giả tự hạ và xem thường "thuyền nhân" quá đáng!  Đâu phải ai đi vượt biên cũng là hạng "tha phương cầu thực" và những con nguời cùng quẫn đói nghèo...
mà vì TỰ DO nên đành phải bỏ nước mà đi để không sống dưới chế độ CS...Thường không phải ai muốn đi vượt biên cũng được...Mỗi người đi ít nhất tốn ba cây vàng...và đa số là dân có tiền mới "đi" được...và không phải ai cũng "lọt", có người tiêu tan tài sản mà cũng còn kẹt lại ...Cho nên đa số là đi vì tị nạn chính trị không phải đi vì kinh tế...GH đọc mà thấy khó chịu quá! không biết ông TNT này dịch bài viết hay là tự viết bài này mà sao "chủ quan" thế!

GH


Thưa chị GH !

Kahat chưa được hân hạnh biết tác giả Tưởng Năng Tiến , và có lẽ đây là lần đầu vì thấy chi GH , than phiền về bài viết của ông nên Kahat mới tò mò ngồi đọc .... Kahat xin có vài nhật xét sau :
-Thứ nhất ông đem đặc tính của cá hồi , cách thừc nuôi cá hồi để đóng hộp của người Nhật mà so sánh với cách xua đuổi người Việt ra đi .. Làm thuyền nhân sau đó mang tiền về phục vụ cho những đảng viên CS cho những anh cán bộ , nếu so sánh như thế thì quả rất đúng
-Khi chị GH đọc và cảm thấy khó chịu rồi tô chữ đậm , những câu những chữ mà chị GH cho rằng ông TNT mạt sát thuyền nhân .... Theo Kahat thì hoàn toàn không ... Khi những thuyền nhân còn nằm trong trại tị nạn thử hỏi có ai nói mình là người có tiền như bây giờ chị GH nói nhỉ hay là mọi người đều thấy bị cưỡng bức trong những hàng rào kẽm gai ... Trông chờ vào Liên Hiệp quốc can thiệp cầu mong quốc gia thứ ba đến đón cho đi định cư ... Như vậy không phải là:"Đám dân trôi sông lạc chợ này"chứ là cái gì , những người thuyền nhân trong giai đoạn đó , không quốc gia , không thân thích .....đấy mà
-Những người quyết định vượt biên để tìm hai chữ tự do như ông TNT nói là những người cùng quẫn và xôi xục bất mãn ... có vẻ chị không đồng ý với những chữ mà ông TNT đã dùng để ám chỉ , nhưng thử hỏi nếu họ không cùng quẫn , bất mãn với chế độ thì có ai muốn bỏ nước , tự lià xa quê cha đất tổ mà đi phải không chị GH , như vậy chỉ vì bị dồn đến đường cùng , mà không phản kháng được trước bạo lực nên đành liều chết ra đi ...Ở đây tôi thấy khi chị trích lại thấy chị GH đã bỏ mấy chữ xôi xục bất mãn mà thay vào đó bằng chữ đói nghèo ...Theo Kahat thì khi trích câu văn không nên làm vậy chị GH ạ
- Cho tới giờ này những người vượt biên vượt biển sau ba mươi năm ( tính từ năm 1978 khởi sự có phong trào vượt biên , vượt biển )... thì đại đa số con cháu của những người thuyền nhân này dù sống trên thế giới bất kỳ quốc gia nào ( ngoài Việt Nam ) con cháu của họ đã học thành tài , và thường thường thì chính họ cũng đã có công ăn việc làm vững chắc ...Nhưng thời gian trước đó họ lăn lộn với đời sống ra sao ... tôi chắc chăn dù không gặp cùng hoàn cảnh nhưng chị GH cũng từng nghe kể hoặc chính mắt thấy ....Họ không đi ăn xin , ăn mày nhưng với tấm lòng cương quyết tự lập vươn lên trong xã hội của người ....Theo kahat thì chữ Tha phương cầu thực mà ông TNT dùng là mang nghĩa đó , những người xa nhà quyết làm việc để kiếm cái ăn ....Riêng ý Kahat thì những chữ đó không đáng trách

Vài hàng thô thiển xin góp ý

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 17
Send Topic In ra