Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chuyện khó tin nhưng có thật  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra
Chuyện khó tin nhưng có thật (Read 4429 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #15 - 06. Mar 2010 , 20:40
 

...


Khó tin nhưng có thật:
Cờ CSVN là Cờ Tỉnh Phúc Kiến 


Năm 1945, Hồ Chí Minh đã lấy cờ tỉnh Phúc Kiến Trung Cộng làm cờ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Chú thích của Saigon Echo:

Những người Việt Nam sống trong thời kỳ Việt Minh cướp chính quyền cũng như những người nghiên cứu lịch sử đều biết rõ sự kiện chắc chắn này là vào năm 1945, Hồ Chí Minh đã nhận lá Cờ Đỏ có ngôi Sao Vàng ở giữa với CÁNH HÌNH BẦU
làm quốc kỳ của nước VN Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng đến năm 1955, bỗng dưng Nhà Nước lại cho vẽ lại Ngôi Sao Vàng với CÁNH ĐƯỜNG THẲNG. Không ai biết lý do và Đảng CSVN cũng không hề giải thích. Qua bài khảo luận dưới đây của Mạng Lưới Mylinhng's Site, chúng ta mới biết được lý do là Cờ Đỏ Sao Vàng của Việt Minh năm 1945 chính là Cờ của tỉnh Phúc Kiến, Trung Cộng. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài tham luận này đến quý độc giả của Saigon Echo.

Tử huyệt của ĐCSVN


Tử huyệt của ĐCSVN chính là dùng lá cờ của tỉnh Phúc Kiến (1933) bên Trung Quốc làm lá cờ nước, bằng chứng:
Trong tài liệu của http://www.worldsta tesmen.org/ China.html , qúy vị nên chú ý lá cờ của VC vào 29 tháng 9 năm 1945 là lá cờ đỏ ngôi sao vàng, với cánh sao cong bầu ra chớ không phải là đường thẳng, được ghi vào khoảng giữa trang như sau: {{ ghi chú: lá cờ đỏ sao vàng này đã bị lấy ra sau khi Worldstatemen. org bị VC khiếu nại, bây giờ chỉ còn để lại hàng chữ: Chairman of the People’s Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 Li Jishen (*) (b. 1884 – d. 1959) }}
(lá cờ của tỉnh Phúc Kiến (TQ), bị gỡ ra trong trang web www.worldstatesmen. org/China. html này ít ra từ 2005)
{{Chairman of the People’s Government (at Fuzhou)
21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 Li Jishen (*) (b. 1884 – d. 1959)}}

Khi bạn vào trang nhà của http://worldstateme n.org, bạn sẽ nhận thấy sự khả tín của trang nhà này với nhiều tài liệu lịch sử về tất cả các lá cờ trên toàn thế giới. Vào thời gian chỉ có 2 tháng, từ 21/11/1933 đến 21/1/1934, ông Li Jishen làm chủ tịch của thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian). Đây là tài liệu lịch sử có ghi chú (b. 1884 – d.1959) và ông Li Jishen là một nhân chứng lịch sử. Ngoài ra, qúy vị có thể tham khảo bộ phim “Trường Chinh” 24 tập của Trung Cộng do đạo diễn Kim Thao, với Đường Quốc Cường thủ vai Mao Trạch Đông đánh với quân đội của Tưởng Giới Thạch, nếu bạn để ý một chút sẽ thấy cảnh Hồng Quân Trung Cộng phất cờ đỏ sao vàng mập trong các trận đánh. Phim này được chiếu trên đài truyền hình VTV3 tại Việt Nam. Phân tích, chúng ta thấy có thể có 2 trường hợp xảy ra:

     1) Mao Trạch Đông đã có dã tâm xem VN như là một chư hầu, nên gạt lãnh đạo thời đó lấy lá cờ của tỉnh Phúc Kiến làm cờ nước, hoặc lãnh đạo thời đó đã tình nguyện làm quân khuyển mã cho Trung Cộng: Qua trường hợp 1 này, chúng ta thấy sự việc rất hữu lý vì cái quan niệm Đại Hán của người Tàu, lúc nào cũng xem VN như một chư hầu, trong suốt chiều dài lịch sử đô hộ ngàn năm. Chúng ta hãy nhìn xem lá cờ Trung Cộng phía dưới. Sao lớn có thể tượng trưng cho chính sách Đại Hán và VN chính là 1 trong những ngôi sao nhỏ đó. Trường hợp 1 này rất hữu lý, nó nói lên tính cách làm tay sai, làm chư hầu, làm quân khuyển mã của nhà cầm quyền Viêt Nam thời đó, trong đó có ông Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9, 1945 sau khi tuyên bố độc lập, đã đưa ra lá cờ đỏ sao vàng làm lá cờ nước. Toàn dân nếu biết được điều này thì đây chính là tử huyệt của Đảng CSVN, vì nhà cầm quyền thời đó là tiền thân của Đảng CSVN trong hiện tại.

    2) Lãnh đạo thời đó tự chọn lá cờ đỏ sao vàng: Trường hợp 2 khó mà đứng vững. Tại sao tự nhiên có nền đỏ sao vàng ??? Cái ý kiến này đã từ đâu mà ra ??? Trong khi đó, lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa đã nói đến lá cờ vàng qua 2 câu thơ truyền miệng có từ thời 2 bà Trưng:
                               
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
                         Chị em nương tử thay quyền tướng quân.

Nhà cầm quyền thời đó, có lẽ đã không biết chủ tâm qúa nham hiểm của Trung Cộng. Có nghĩa là sau khi VC trương lá cờ đỏ sao vàng vào năm 1945, thì 5 năm sau, 1949, TC đổi lại lá cờ nước của họ thành lá cờ có 4 ngôi sao vàng và 1 ngôi sao lớn tượng trưng cho Đại Hán. Thế là lá cờ đỏ sao vàng trở thành lá cờ của 1 trong 4 chư hầu.
Thêm một bằng chứng nữa là sau này, có lẽ vì nhiều người biết được sự thật là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến, nên vào ngày 30 tháng 11 năm 1955, VC cho đổi lá cờ nước thành lá cờ hơi khác là những đường cong bầu, trở thành những đường thẳng, như được ghi lại trang trang nhà của http://www.worldsta tesmen.org/ Vietnam.html như sau:

29 Sep 1945 – 30 Nov 1955 North Vietnam Adopted 30 Nov 1955; (flag of North only to 2 Jul 1976)

Kết luận:
Tất cả mọi người Việt Nam dù là theo chủ nghĩa cộng sản hay không cộng sản cần loại bỏ biểu tượng lá cờ máu này. Nó phát sinh từ tỉnh Phúc Kiến, hãy gởi nó trả về cho Trung Cộng. Biểu tượng này vô cùng nhục nhã cho đất nước VN, vì nó là một phần nhỏ trong lá cờ của Trung Cộng. Chấp nhận nó chẳng khác nào chấp nhận làm thân khuyển mã cho Trung Cộng. Hãy kiên quyết và dứt khoát đấu tranh đòi cho được việc thay đổi lá cờ máu này.

Ngày 19 tháng 11 năm 2005
Mylinhng@aol. com

Back to top
« Last Edit: 06. Mar 2010 , 20:42 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Chuyện khó tin nhưng có thật: Pepsi giả hiệu
Reply #16 - 09. May 2010 , 11:12
 

Tin tức này dành cho những người thường hay đi du lich , nhất là đi về những quốc gia vùng Đông Nam Á. Xin mở link để xem.


http://nutrihealth.in/2008/09/the-pepsi-scam/
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #17 - 26. May 2010 , 08:14
 
ADN khiến một người ở mãi tuổi trẻ thơ.



-  TinParis -
...  Brooke Greenberg nay đã được 17 tuổi,tuổi của một người đang độ thiếu niên, thế nhưng cô ta trông vẫn như một trẻ nít:cô ta có vóc dáng của một em bé chừng một tuổi!

Hiện nay cô ta là là mục tiêu cho sự tò mò có đôi chút không đẹp,báo chí lưu ý đến cô phần lớn vì vóc dáng bên ngoài khác hẳn thế nhân.

Nhưng, đừng quên một nghiên cứu về ADN của cô thiên về việc sự chậm phát triển về tăng trưởng này liên hệ đến sự hư hỏng của một 'gène'  cho phép con người già đi. Chính điều này đã khiến giới khoa học lưu tâm và đặc biệt là những ai muốn 'trẻ mãi không già'.

Richard Walker,giáo sư ở đại học y khoa Nam Florida giải thích cho báo Times rằng "Chúng tôi nghĩ là tình trạng của cô Brooke cung hiến cho chúng ta một cơ hội duy nhất để hiểu về tiến trình lão hoá... Nếu chúng ta có thể so sánh 'génom' của cô với  các phiên-bản thông thường,chúng ta có thể tìm thấy các 'gènes' và sẽ thấy chính xác nó làm gì và làm thế nào đễ kiểm soát nó.

Sự nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu trên động vật cho thấy những thay đổi giản dị trên các 'gènes' có thể tạo ra những cải thiện đáng kể về thời hạn sống còn (durée de la vie). Đã có nhiều cuộc thí nghiệm trên chuột,một động vật khá tương cận với người.

Các nhà khoa học được báo Times phỏng vấn tỏ ra rất tin tưởng!

Theo Eline Slagboom, một giáo sư của Đại Học Leiden ở Hoà Lan cho biết ‘da dẻ’ của chúng rất đẹp, chúng ít có hiểm tai về các bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp và khả năng biến dưỡng các chất béo và những dưỡng chất khác tuyệt hảo. Vấn đề là cái gì đã kiểm soát tất cả những những biểu lộ về một sư lão hoá chậm hơn ? Cho đến nay, hình như có một vài gène căn bản cho việc này. Nếu chúng ta có thể biết nó nằm chỗ nào và nó hoạt động ra sao,điều này sẽ mở ra một sự trị liệu mới đối với những bệnh do sự lão hoá có thể áp dụng cho mọi người trong chúng ta".

(theo một bài báo trên Times Online - NĐHùng)

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #18 - 24. Jun 2010 , 23:51
 

Em Bé  trong chiếc hộp Giấy


Kính chào quí vị và các bạn. Như thường lệ, vào mỗi sáng thứ ba, Phương Anh lại tái ngộ với quí vị và các bạn trong mục Câu Chuyện Hàng Tuần. Kỳ này, mời quí vị nghe chuyện rất lý thú và thật cảm động về một tấm hình mà đã làm thay đổi cả một kiếp người… Đó là tấm hình “Baby in the box” mà Phương Anh xin tạm dịch là “ Em bé trong chiếc hộp giấy”.



Thưa quí vị và các bạn, vào ngày 21 tháng 5 vừa qua, tại Khách sạn Ritz – Carlton ở Washington D.C, một buổi lễ do White House News Photographer’s Association, xin tạm dịch là Hiệp Hội Phóng Viên Ảnh Tòa Bạch Ốc, tổ chức, nhằm vinh danh và trao tặng giải thưởng “Thành Tựu Một Đời” cho nhiếp ảnh gia nổi tiếng Chick Harrity, người được đánh giá là có công và ảnh hưởng lớn lao đối với báo chí tại Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới.
Trong buổi lễ vô cùng trọng đại này, có một người đã thay mặt toàn bộ giới báo chí và Hiệp Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh tòa Bạch Ốc, và trước sự chứng kiến của tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, cùng với gần 1000 quan khách tham dự, đã vinh dự trao tặng giải thưởng cao quí này cho nhiếp ảnh gia Chick Harrity, là thiếu nữ gốc Việt, có tên Nhanny Heil và tên Việt Nam của cô là Trần Thị Hết.
Người thiếu nữ này chính là em bé gái trong bức hình “Baby In The Box: Em Bé Trong Chiếc Hộp Giấy” mà ông đã chụp vào năm 1973, khi làm việc tại Việt Nam.
Tấm ảnh trắng đen nổi bật hình ảnh một em bé gái nhỏ nhoi, mặc phong phanh chỉ độc nhất chiếc áo trên người, nằm trong cái hộp giấy bằng các tông, tay em thò ra bên ngoài như đang nắm lấy tay anh trai của mình, cũng nằm co quắp bên cạnh chiếc hộp ấy, và cái bát ăn xin thì để bên cạnh.
Cả hai nằm trên nền gạch của đường phố Sàigòn lúc bấy giờ… 32 năm sau, từ miền Bắc California, người nhiếp ảnh viên vẫn còn nhớ rất rõ mọi chuyện. Chúng ta hãy nghe ông thuật lại:
 
"Khi tôi làm việc cho Association Press, và được giao nhiệm vụ chụp hình trao trả tù binh, khi tốp người lính Mỹ cuối cùng được trao trả, năm đó là 1973, hình như tháng hai thì phải. Tôi còn nhớ ngày tôi chụp tấm hình đó là ngày tôi được lệnh đến Dinh Độc Lập để chụp buổi họp báo của tổng thống Thiệu vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi tới Dinh Độc Lập, khi xong việc, tôi trở về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định đi bộ về văn phòng của AP nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một tòa nhà lớn cùng với NBC…gần đó là nhà hàng, các cửa tiệm…Vì văn phòng của tôi nằm cuối cùng của tòa nhà nên tôi đi vòng phiá sau cho tiện…
Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện với tòa nhà, là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi…
Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đứa bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh... Ánh sáng hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời ..
Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống kính 50 li, chụp chừng 6 hay 8 tấm gì đó, rồi vào văn phòng ngay vì tôi rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố… 10 ngày sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đùa nghịch “No More Orphan Pictures” [được để ở bàn tôi], bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi”- Breaking News Story cho các báo chí và các đài phát thanh ở Mỹ, đặc biệt là ở New York…"
 
Phong trào nhận con nuôi ở Việt Nam
Thưa quí vị và các bạn, khi được hỏi tại sao tấm hình đó lại làm cho mọi người ở Hoa Kỳ hết sức chú ý đến các em mồ côi ở Việt Nam, nhiếp ảnh gia Chick Harrity kể tiếp:
"Chuyện là như thế này, khi tấm hình đó được gửi về New York, mọi người đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc tới AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con nuôi…
Các báo chí thì viết thư cho AP chúng tôi ở Sài gòn đề giúp xin địa chỉ của em bé đó. Họ cho biết rằng, có rất nhiều, rất nhiều gia đình muốn giúp đỡ và nhận hai em bé đó làm con nuôi. Chính vì thế mà tôi phải làm sao tìm lại được hai em bé đó…
Lúc bấy giờ, có vài người Việt Nam làm việc trong phòng tối, tôi đưa cho họ bức hình và thuật lại mọi chuyện. Chỉ hai ngày sau, họ đã dễ dàng tìm ra gia đình của em bé này vì có nhiều người ăn xin ở gần chúng tôi làm việc lắm.
Khi gặp mẹ của em bé, bà cho biết chồng bà là một người lính đang đi chiến đấu. Bà có 5 đứa con trai và em bé trong chiếc hộp giấy là con gái út. Vì hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, lương chồng không đủ nuôi 7 miệng ăn, nên các con bà phải đi ăn xin trên đường phố. Tên của em là Trần thị Hết…
Tôi đã thuật lại mọi chuyện và cho bà biết rằng có những gia đình ở bên Mỹ rất muốn nhận hai em bé trong bức hình làm con nuôi. Nhưng bà từ chối ngay lập tức, bà nói rằng cho dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào đi chăng nữa, bà phải giữ cho bằng được tất cả các con bà dưới một mái nhà. Và bà đã làm như thế..."

 
Cô bé năm xưa
Thưa quí vị và các bạn, thế rồi người nhiếp ảnh gia Chick Harrity có cơ hội gặp lại em bé trong chiếc hộp giấy hay không? Chúng ta hãy nghe ông kể tiếp:
"Khi tôi rời Việt Nam, tôi không bao giờ ngờ rằng sau này em lại được một gia đình người Mỹ nuôi…Mười năm sau, tôi không còn làm việc cho Association Press nữa và trở thành phóng viên cho tòa Bạch Ồc thì một hôm, người bạn của tôi trong AP cùng làm việc ở Sài gòn, gọi điện thoại báo rằng cô bé trong chiếc hộp giấy mà tôi chụp hình năm xưa sẽ có mặt tại tòa Bạch Ồc để gặp tổng thống Reagan và mọi người sẽ sắp xếp cho tôi để gặp lại cô bé đó.
Đó là buổi đầu tiên tôi gặp lại cô bé ấy và biết được rằng cô được gia đình bà Evelyn Heil nhận làm con nuôi từ năm 1974, khi em đến Houston chữa bệnh tim do một tổ chức từ thiện đem em sang từ Việt Nam…
Khi tôi gặp em lúc bấy giờ, trông em thật là bé nhỏ so với độ tuổi 12… Tôi trao cho em bức hình tôi chụp năm xưa nhưng em làm moị người và tôi rất ngạc nhiên vì em từ chối nhận và rất là giận dữ…Tôi không hiểu vì sao như thế… rồi thời gian trôi qua, trong lòng tôi cứ tự hỏi về điều này…
Mãi cho đến ngày hôm nay, sau 32 năm, kể từ ngày tôi chụp hình ấy, tôi mới thực sự giải tỏa được, thì ra hồi ấy, trong trí óc ngây thơ của em, em sợ rằng nếu có ai nhìn thấy bức hình ấy, thì họ sẽ bắt em trả về Việt Nam…Hôm nay, người thiếu nữ trao giải cho tôi đã hoàn toàn khác…"


...

 
Giải thưởng "Thành Tựu Một Đời"
 
A Surprise From Long Ago And Far Away. Cuộc hội ngộ bất ngờ giữa nhiếp ảnh gia Chick Harrity và Nhanny Heil Trần Thị Hết "Em bé trong chiếc hộp giấy" tại Tòa Bạch Ốc với sự chứng kiến của Tổng thống George W. Bush và gần cả ngàn quan khách khác.
Thưa quí vị và các bạn, Chick Harrity – người nhiếp ảnh gia nổi tiếng, đã có gần 50 năm trong nghề, với 16 năm làm trong Associations Press, 10 năm làm Trưởng Phòng Nhiếp Ẳnh của U.S. News và World Report và 33 năm chụp hình cho tòa Bạch Ốc. Ông đã chụp rất nhiều hình qua nhiều đời tổng thống như John Kenney, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan, George Bush, Jimmy Carter, và Bill Clinton, những tấm hình của ông đều mang nhiều ý nghĩa và đi vào lịch sử.
Khi được trao giải cao quí "Thành Tựu Một Đời”, ông đã trả lời Hội Phóng Viên Ảnh tòa Bạch Ốc rằng tất cả những tấm hình ông ghi lại trong 50 năm qua, mặc dù có giá trị đến đâu chăng nữa, đều không làm ông vui nhất và thích nhất là tấm hình “Baby In The Box” – Em bé trong chiếc hộp giấy. Vì thế, trong buổi lễ trao giải này ban tổ chức đã dành cho ông một sự bất ngờ… Ông kể lại giây phút ấy:
"Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với tổng thống George W. Bush, tôi nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh tòa Bạch Ốc nói với tổng thống Bush rằng. “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!” Thông thường thì ai mà nói như thế với vị tổng thống kiểu đó…
Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra đây..và bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người điều khiển chương trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình, và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm xưa..
Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động…nước mắt dàn dụa trên mặt tôi... Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ…Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều rơi lệ, ngay cả tổng thống Bush cũng vậy…
Sự kiện Trần thị Hết Nhanny trao giải cho tôi làm cho tôi càng tin tưởng rằng: đây là bằng chứng mà bức hình của tôi đã làm thay đổi một cuộc đời và hy vọng rằng sẽ có những trường hợp khác tương tự như thế… "
Thưa quí vị và các bạn, chắc hẳn quí vị và các bạn sẽ còn một vài điều thắc mắc rằng tại sao cô bé Trần Thị Hết lại được sang Mỹ năm 1974 để chữa bệnh tim rồi được gia đình một người Mỹ nhận làm con nuôi?
Thế còn cha mẹ ruột cùng các anh trai của em ra sao? Và cuộc sống của cô Trần Thị Hết Nhanny hiện nay như thế nào? Mời quí vị và các bạn nghe tiếp vào kỳ sau.
Phương Anh thân ái chào tạm biệt và hẹn tái ngộ trong mục Câu Chuyện Hàng Tuần vào sáng thứ ba tuần tới.



...

"Baby in the Box", tấm hình thay đổi cả một đời người (Phần II)

Phương Anh, phóng viên đài RFA
Thưa quý vị và các bạn, trong kỳ trước, chúng ta đã nghe nhiếp ảnh gia nổi tiếng Chick Harrity kể lại trong hoàn cảnh nào ông đã chụp bức ảnh em bé nằm ăn xin trong chiếc hộp bằng cạc tông bên cạnh người anh trai bé nhỏ của mình.


Cô Nhanny Heil và người mẹ nuôi, bà Evelyn Heil.

Và sau khi tấm hình được phổ biến ở Hoa Kỳ, đã dấy lên phong trào nhận trẻ em mồ côi Việt Nam làm con nuôi.
Mặc dù bà mẹ của em từ chối sự hảo tâm của rất nhiều gia đình người Mỹ muốn nhận em làm con nuôi. Thế nhưng, như một số phận đã dành sẵn, năm 1983, tức 10 năm sau, em bé trong chiếc hộp giấy có mặt tại Tòa Bạch Ốc để gặp Tổng thống Ronald Reagan và hội ngộ lần đầu tiên với người đã chụp hình mình khi mới lên hai.
Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này đã làm cho cô bé Trần thị Hết, nay là Nhanny Heil vô cùng tức giận và hãi sợ vì nhiếp ảnh gia Chick Harrity đã đưa tặng em bức hình Baby In The Box.
Theo lời bà mẹ nuôi cô kể lại, lúc bấy giờ, trong trí óc ngây thơ của cô bé 12 tuổi, cô chỉ sợ rằng, nếu có ai biết được cô là em bé trong bức hình, thì cô sẽ bị trả về Việt Nam. Vì thế, cô rất ghét bức hình ấy.
 
Người mẹ nuôi, bà Evelyn Heil
Được hỏi vì sao bà lại trở thành mẹ nuôi của cô, từ thành phố Springfield, bang Ohio, bà Evelyn Heil, một nhà giáo, nay đã về hưu kể lại:
"Khi tôi nhìn thấy bức hình của em trên tờ báo [ở Houston, Texas], bên cạnh là bức hình "Baby in the Box", đôi mắt em mở lớn đầy vẻ sợ hãi như đang nhìn thẳng vào tôi như có một sự thôi thúc kỳ lạ. Lúc bấy giờ, em được bác sĩ Denton Cooley chữa bệnh tim, đem em từ Saigòn sang. Năm đó là năm 1974.
Theo lời cơ quan từ thiện đưa em sang Mỹ thì mẹ em đưa em vào viện mồ côi Holt, vì em bị bệnh tim và bà quá nghèo không có tiền chữa bệnh cho em. Cũng theo lời hội từ thiện cho biết thì họ cố gắng tìm mẹ và anh trai của em nhưng nghe nói bà đã đi Đà Nẵng. Sau đó họ cũng được tin là bà mẹ của em đã qua đời vì bị bệnh lao phổi, và không còn ai biết gia đình cũng như anh trai của em ra sao nữa. Nhưng ở Sài gòn lúc bấy giờ cũng không có đủ phương tiện chữa trị nên họ đã đưa em sang Mỹ. Khi tôi nhìn thấy khuôn mặt của em và bức hình Baby In The Box đăng trên trang báo, tôi lập tức tìm cách đến ngay bệnh viện để được ôm em vào lòng vì trông em tội nghiệp lắm, nét mặt đầy vẻ sợ hãi."
Thưa quý vị và các bạn, việc nhận em làm con nuôi không đơn giản chút nào vì lúc bấy giờ, danh sách xin nhận em làm con nuôi lên đến hai ngàn gia đình. Thật là khó để lọt vào danh sách được tuyển chọn, tức là khoảng 5 gia đình ưu tiên, rồi cuối cùng mới được chọn.

 
Nghĩa cử cao đẹp
Thế nhưng, giống như một phép lạ đã xảy ra, bà đã vượt qua hai ngàn gia đình khác để đứng đầu danh sách xin nhận em làm con nuôi, bà kể lại:
"Tôi rất là kiên trì và họ biết là tôi biết nhiều về dinh dưỡng. Rồi hôm ấy, họ đến nhà tôi rồi đi cùng với tôi để đón các con tôi đi học về. Trước khi tới trường của các con tôi thì họ cho tôi biết là tôi sẽ được chọn. Tôi đã khóc vì sung sướng và không thể lái xe tiếp tục được, phải dừng lại bên đường để dằn cơn xúc động. Tôi không thể tin nổi, một điều kỳ diệu đã xảy ra.
Và cũng nên nhớ lại rằng, thất bại của Mỹ trong việc bảo vệ Sàigòn đã khiến em trở thành một em bé mồ côi tị nạn. Điều này giúp cho việc xin em làm con nuôi dễ dàng hơn. Và ngày 10 tháng 10 năm 1974, em chính thức trở thành con nuôi của tôi. Gia đình tôi đưa em về nhà, tôi đã có 4 đứa con trai và em trở thành công chúa trong gia đình của chúng tôi."
Thưa quý vị và các bạn, khi được hỏi về tình trạng sức khỏe của em lúc bấy giờ như thế nào, bà cho biết:
"Em thật là nhỏ bé và suy dinh dưỡng trầm trọng. Em gần như không sống nổi, sức khỏe của em thật là tồi tệ, em không tự mình ngồi và đứng được. Chỉ cân nặng có 12 pounds mà lúc đó em đã 3 tuổi rồi. Con trai lớn của tôi chọn tên em là Nhanny. Từ đó, tên em là Nhanny Heil. Sau khi tôi nuôi em được chừng 6 hay 10 tuần gì đó thì em bắt đầu tự mình đứng và ngồi được. Tôi đã tốn rất nhiều công sức để chăm sóc và chữa bệnh cho em.
Em bị bệnh về tai, nên đã ảnh hưởng nhiều đến việc nghe và nói. Đồng thời, em còn thêm rất nhiều bệnh tật khác nữa. Trong nhiều năm, Nhanny bị chậm phát triển so với các trẻ em khác. Nhưng cuối cùng, thì mọi việc cũng đâu vào đó. Nhanny được tất cả mọi người yêu mến."

 
Không đầu hàng số phận
Thưa quý vị, được biết, sau nghĩa cử thật cao đẹp của bà Evelyn Heil nhận em bé Trần Thị Hết làm con nuôi, một làn sóng xin nhận nuôi các em mồ côi Việt Nam dâng cao tại Hoa Kỳ, nhất là vào thời điểm trước biến cố tháng 4 năm 1975.
Trong khi đó, ngoài thời gian đi dạy học, phải vất vả nuôi 4 người con trai của mình, bà dành hết thời gian cho Nhanny. Vì sức khỏe và bệnh tật, Nhanny không thể nào đến trường bình thường như các trẻ em khác.
Nhất quyết không chịu đầu hàng số phận, bà lập ra Warren Center of Learning, xin tạm dịch Trung Tâm Học Tập Warren, để Nhanny có cơ hội được học hành tại đây. Năm 1983, để có thêm tài chính cho trung tâm, bà nhờ các cơ quan truyền thông hỗ trợ trong việc quyên góp.

 
Gặp Tổng thống Ronald Reagan
Và cũng nhân cơ hội này, bà và Nhanny được Tổng thống Ronald Reagan cùng phu nhân mời đến Tòa Bạch Ốc. Bà cho biết:
"Lúc bấy giờ, có rất nhiều phóng viên báo chí ở khắp nơi trên toàn thế giới về tham dự và muốn đặt câu hỏi với Nhanny, nhưng Nhanny cứ quả quyết đòi gặp Tổng thống trước đã. Nhanny nói với mọi người rằng hãy để cho em gặp Tổng thống đã, rồi em sẽ trả lời câu hỏi của mọi người khác.
Và tôi còn nhớ rằng khi hai chúng tôi đang đi vào hành lang, thì ngay lúc ấy, Tổng thống Reagan cùng phu nhân xuất hiện. Ông cúi xuống ôm em vào lòng và hỏi tai nào của em không nghe được? Em trả lời.
Tổng thống nói: Vậy thì hãy cứ đi qua phía bên đó để ông cùng nghe vì tai của ông cũng bị như thế! Thật là một vị Tổng thống tuyệt vời ! Sau khi trò chuyện với Tổng thống Reagan xong thì chúng tôi gặp Chick Harrity. Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp ông ấy."

 
Ngạc nhiên lẫn xúc động
 
Trước mặt Tổng thống George W. Bush, Cô Nhanny Heil trao tặng giải thưởng cho ông Chick Herrity. AFP PHOTO Andrew COUNCILL

Thời gian trôi qua, sau lần hội ngộ đầu tiên [với Chick Harity vào năm 1983] làm cho Nhanny hãi sợ, tháng 4 năm 2005, bà nhận được điện thoại của Hội Phóng Viên Ảnh Tòa Bạch Ốc mời bà cùng Nhanny đến trao giải cho Chick Harrity.
Vô cùng ngạc nhiên lẫn xúc động, mọi chuyện tưởng chừng như đã đi vào dĩ vãng, nhưng nay lại được khơi dậy với một niềm vinh hạnh. Bà còn được biết rằng, trong suốt gần 50 năm cuộc đời nhiếp ảnh của mình, Chick Harrity bao giờ cũng tâm đắc về bức hình “Baby In The Box”, và luôn tự hỏi cô bé trong ảnh giờ này ra sao.
Với sự giúp tìm kiếm của hãng truyền thông NBC, Hội Phóng Viên Ảnh Tòa Bạch Ốc đã tìm ra được địa chỉ của mẹ con bà và trân trọng mời Nhanny đến tham dự để dành cho Chick Harrity một bất ngờ lớn. Thế là mọi chuyện đã xảy ra đúng như dự định.
 
"Người may mắn nhất"
Thưa quý vị và các bạn, giờ đây, khi Nhanny đã là mẹ của hai con và hiện định cư tại thành phố Springfield, bang Ohio, cô tâm sự:
"Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói gì hơn. Tôi chỉ nghĩ là tôi rất may mắn đã gặp được mẹ nuôi tôi cho tôi một cuộc đời mới. Tôi biết rằng, tôi còn có cha và các anh trai của mình, và nhiều khi tôi tự hỏi không biết giờ này họ ra sao. Tôi không biết làm cách nào để tìm ra họ. Tôi thiệt không biết làm sao!"
Thưa quý vị và các bạn, câu chuyện về bức hình Baby In The Box có thật nhiều điều kỳ diệu mà chúng ta không thể nào giải thích nổi. 32 năm sau, có ai ngờ em bé ăn xin nghèo khổ trên vỉa hè thành phố, nằm trong chiếc hộp bằng cạc tông, lại thay mặt cho toàn thể giới báo chí phóng viên nhiếp ảnh Hoa Kỳ, trước mặt Tổng thống George W. Bush, để trao tặng giải thưởng cho người đã chụp hình mình năm xưa, làm cho tất cả mọi người phải rơi lệ.
Và hôm nay đây, mặc dù không nói được tiếng Việt, nhưng cô luôn ghi nhớ cô là người Việt Nam, cô vẫn hằng nhớ đến những người thân nhân ruột thịt của mình. Ước mong một ngày nào đó, lại có điều kỳ diệu xảy ra cho cô, phải không thưa quý vị và các bạn?
Câu Chuyện Hàng Tuần xin dừng nơi đây. Phương Anh xin tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị cùng các bạn trong chương trình kỳ tới.
 


Back to top
« Last Edit: 25. Jun 2010 , 00:02 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #19 - 27. Jun 2010 , 23:07
 

Những Gì Tôi Biết Về Vụ Mưu Sát TT. Ngô Đình Diệm       

Tác Giả : Nguyễn Hữu Duệ    

Tình cờ tôi gặp một người bạn ở Houston đến thăm tôi ở San Diego. Anh hỏi tôi về vụ mưu sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963 (lúc gần ngày đảo chánh 1/11/63).

Anh kể với tôi ngày anh ở Việt Nam, anh có đọc một bài báo nói về chuyện này trong đó có kể đến tên tôi và hình như bài báo do chính người chủ mưu việc mưu sát viết ra.
Tôi thấy cũng là cơ hội để viết bài này cho độc giả biết một cách rõ ràng để khỏi có những lời đồn đại không đúng.



Mong rằng người chủ mưu vụ mưu sát này hiện có mặt tại Hoa Kỳ trong diện H.O được đọc bài này và nếu được liên lạc với anh thì tôi mừng lắm, vì chính tôi là người ra lệnh bắt anh nhưng chỉ là bổn phận mà vẫn giữ được tình anh em trong đơn vị và giữa hai sĩ quan với nhau.

Sau này anh em ở Phủ Tổng Thống ai cũng khen tôi là khéo cư xử để sự việc được giữ bí mật và không ồn ào.

Sự việc xảy ra như sau:
Khi Phật giáo phản đối chính phủ về sự kỳ thị tôn giáo và nhất là sau khi Thượng Tọa Thích Quảng Đức tự thiêu, thì không biết bao nhiêu lời đồn đại thất thiệt xảy ra, chính mẹ tôi cũng có lần hỏi tôi:
- Mấy bà bạn mẹ hay đi chùa kể cho mẹ nghe là các vị tu hành bị thủ tiêu và đem thả xuống sông trôi về cầu Bình Lợi nhiều lắm.
- Làm gì có chuyện này mẹ, Tổng Thống là Tổng Thống của toàn dân chứ đâu là Tổng Thống của người Công giáo, sao mẹ tin những lời đồn đại vô lý như vậy.
- Ừ thì mẹ nghe nói thì cũng hỏi lại con, chứ mẹ cũng chả tin như vậy. Mẹ vẫn còn ơn cụ Diệm đưa cả triệu người Bắc mình vào đây. Trong đó có cả gia đình họ hàng nhà ta mà mình có phải là có đạo đâu.
- Mẹ đừng tin, con ở cạnh Tổng Thống, người lo an ninh cho ông mà con là đạo Phật mà.
 
Ngoài ra còn rất nhiều tin đồn quái dị nữa là ông Ngô Đình Nhu bây giờ át quyền Tổng Thống và sắp sửa đảo chính để lật đổ Tổng Thống nữa – hình của Tổng Thống treo ở Tòa Đô Chính Sài Gòn cũng được thay thế bằng hình của ông Nhu rồi, tượng Hai Bà Trưng ở bến Bạch Đằng là hình ảnh của hai mẹ con bà Nhu v.v…

Vì không có gia đình nên tôi ở ngay trong thành Cộng Hòa, vì vậy sáng dậy sau khi ăn sáng xong là tôi đến ngay văn phòng. Sáng hôm đó vừa vào văn phòng là tôi gặp ngay Thiếu Úy Kiệt ở đại đội Truyền Tin. Anh lo lắng kể với tôi là thân phụ của anh là một tu sĩ Phật bị cảnh sát Gia Định mời đến thẩm vấn, anh lo rằng ông cụ sẽ bị cảnh sát làm khó dễ nên nhờ tôi lo hộ.
Tôi hứa với anh là tôi sẽ trình ngay cho Trung Tá Tư Lệnh để gọi ngay cho Đại Tá Nguyễn Văn Y tổng giám đốc Cảnh Sát Công An can thiệp và nếu cần tôi sẽ đích thân đến Ty Cảnh Sát Gia Định lo cho anh nếu sáng nay Trung Tá Tư Lệnh bận việc gì không đến văn phòng.
Tôi bảo anh cứ về và để lại tên của ông cụ và địa chỉ nhà.

Khi Trung Tá Tư Lệnh đến, tôi gặp ông ngay và trình sự việc. Ông vội gọi dây nói ngay cho Đại Tá Y – Đại Tá Y rất thân với Trung Tá Khôi (hình như hai người học cùng một khóa ở trường võ bị Đà Lạt – Khóa 3)

Sau khi gặp Đại Tá Y rồi, Trung Tá Tư Lệnh nói với tôi là Đại Tá Y hứa là cụ thân sinh ra Thiếu Úy Kiệt không bị giữ như Thiếu Úy Kiệt lo và chắc Ty Cảnh Sát Gia Định chỉ mời cụ đến chỉ là để hỏi hoặc nhờ cụ giúp cho việc liên lạc và giải thích cho quý vị tu sĩ Phật giáo trong tỉnh mà thôi.

Tôi cho Thiếu Úy Kiệt rõ sự việc và anh rất vui mừng kể cả các sĩ quan trong đơn vị cũng nhiều người rõ sự việc.
Trong số này có Chuẩn Úy Thành (tôi không nhớ họ của anh) là sĩ quan nghi lễ của Phủ Tổng Thống.

Chuẩn Úy Thành thuộc quân số của 1 đại đội của lữ đoàn được biệt phái lên phủ để làm sĩ quan nghi lễ hàng ngày.
Chức vụ này chả có gì quan trọng, anh chỉ việc mặc quân phục trắng và đón tiếp quan khách đến gặp Tổng Thống hoặc ông Cố Vấn mời ngồi ở phòng khách uống nước hút thuốc đợi sĩ quan tùy viên mời vào gặp Tổng Thống khi Tổng Thống mời.

Không biết anh được tổ chức nào xui bẩy hay tự ý anh nghĩ đến việc mưu sát Tổng Thống và ông Cố Vấn. Vì khi bị phát giác ra là mấy ngày sau thì cuộc đảo chính xảy ra nên tôi không rõ chi tiết.

Khi nghe cụ thân sinh ra Thiếu Úy Kiệt bị mời thì anh nghĩ Thiếu Úy Kiệt cũng oán trách chế độ, nên tìm Thiếu Úy Kiệt rủ cùng làm. Anh đâu biết Thiếu Úy Kiệt là người rất trung thành và thương mến Tổng Thống, vì vậy Thiếu Úy Kiệt gặp tôi ngay và cho tôi biết sự việc.

Lúc Thiếu Úy Kiệt báo cáo với tôi thì Trung Tá Tư Lệnh không có ở văn phòng nên tôi tự quyết định ngay là gọi trưởng Phòng An Ninh của lữ đoàn lên ngay dinh để cô lập Thiếu Úy Thành, cử ngay một sĩ quan khác làm sĩ quan nghi lễ thay anh Thành, và dặn Đại Úy Ngân là trưởng Phòng An Ninh phải giữ thật bí mật.

Rất may là sau đó, Trung Tá Khôi đã về và tôi vội vào trình ông. Ông khen là tôi đã làm đúng và chúng tôi bàn nhau là làm sao giữ được bí mật để khỏi lộ tin này ra ngoài sợ thiên hạ lại xuyên tạc và đồn đại sai sự thật, ngoài ra anh em ở lữ đoàn cũng xôn xao nữa.

Tôi trình rõ cho Trung Tá Khôi là anh Thành kể cho Thiếu Úy Kiệt là đầu tiên anh định dùng súng lục, nhưng sau anh đổi ý là dùng lựu đạn để lúc mọi người nhốn nháo, lộn xộn thì anh sẽ chạy trốn được.
Ngoài ra tôi cũng đề nghị với Trung Tá Tư Lệnh là không nên giao Chuẩn Úy Thành cho an ninh mà nhờ Đại Tá Tung- Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt khai thác một cách bí mật chứ giao cho Nha An Ninh thì sẽ bị lộ bí mật ngay.

Tôi đề nghị là sẽ đưa Chuẩn Úy Thành sang Lực Lượng Đặc Biệt với nhiệm vụ là sĩ quan liên lạc giữa lữ đoàn và Lực Lượng Đặc Biệt và đưa Chuẩn Úy Thành đi không cần hộ tống, chỉ có Đại Úy Ngân trưởng Phòng An Ninh và một hạ sĩ quan đưa đi mà thôi. Trung Tá đồng ý.

Tôi cũng hỏi Trung Tá Khôi là có nên trình sự việc này cho Tổng Thống rõ hay không.
Ông nói là chắc phải trình vì ông muốn tất cả tin tức quan trọng phải trình ông rõ, nhưng việc này trình miệng mà thôi, không phải làm phiếu trình.

Rồi ông quyết định, tôi lo việc Chuẩn Úy Thành và ông lo việc trình Tổng Thống. Sau khi ông đã liên lạc với Đại Tá Tung- Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt.

Sau đó, tôi gọi đại đội trưởng của Chuẩn Úy Thành tập họp các sĩ quan kể cả Chuẩn Úy Thành để tôi lên gặp ở Bộ Chỉ Huy đại đội. Đại đội này đang giữ an ninh ở dinh Gia Long.
Tôi và Đại Úy Ngân lên gặp anh em sĩ quan và tôi cho họ biết là bên Lực Lượng Đặc Biệt xin lữ đoàn đề cử một sĩ quan để làm liên lạc giữa hai bên. Yêu cầu đại úy đại đội trưởng cử cho tôi một sĩ quan lo nhiệm vụ này, ngay sau đó, Đại Úy Ngân đề nghị tôi cho Chuẩn Úy Thành lo việc này vì Phòng An Ninh đã sưu tra và thấy Thành lo được và Đại Úy Ngân là người có bổn phận hướng dẫn công việc cho Chuẩn Úy Thành.

Tôi đồng ý và giao Chuẩn Úy Thành đặt dưới quyền của Phòng An Ninh kể từ giờ này.

Đại Úy Ngân có nhiệm vụ đưa Chuẩn Úy Thành sang bộ tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Sau đó Đại Úy Ngân về báo cáo lại với tôi là đưa Chuẩn Úy Thành sang bên Lực Lượng Đặc Biệt rồi và anh cũng dặn phải đối xử tử tế với anh Thành cũng như mua cho Thành một tút thuốc lá như lời tôi dặn.
Trung Tá Khôi sau khi trình Tổng Thống cũng kể lại với tôi là sau khi nghe trình; Tổng Thống rất buồn ngồi thừ ra và phàn nàn với Trung Tá là ông ngạc nhiên là những người ở gần ông mà còn không hiểu ông huống chi là những người dân ở xa ông, chẳng qua là thiếu học tập và thiếu thông tin.

Tôi hỏi lại: Trung Tá thấy cụ có nóng giận hay ra lệnh trừng phạt Chuẩn Úy Thành thế nào không ? Cụ bảo chỉ cần cho anh em học tập nhiều để hiểu rõ Tổng Thống hơn và không chỉ thị gì về việc phạt Thành vì tôi đã trình Tổng Thống rõ là đã nhờ Đại Tá Tung lo việc thẩm vấn để rõ tại sao đương sự lại có ý nghĩ như vậy.
Chính tôi nghe xong tôi cũng muốn chảy nước mắt vì tôi nghĩ chắc khi trình Tổng Thống sự việc thì ông sẽ nổi giận và khiển trách Trung Tá Tư Lệnh và Chuẩn Úy Thành sẽ bị một hình phạt nặng nề.
Trái lại ông chỉ buồn là anh em ở gần ông còn không hiểu ông thì dân chúng ở xa ông sao không bị những lời đồn đại xuyên tạc mà oán ông.
 
Từ ngày Tổng Thống chấp chánh theo tôi biết có mấy vụ định mưu sát ông.

1) Ngày ông lên khánh thành hội chợ Ban Mê Thuột thì bị một người bắn bằng súng tiểu liên (tên người này là Hà Minh Trí thì phải, tôi không nhớ rõ) nhưng rất may là Tổng Thống không bị trúng đạn và sau đó ông vẫn bình tĩnh lên đọc diễn văn và đi xem hội chợ như chương trình đã định, không có một cử chỉ nào bối rối.

Ngày đó việc giữ an ninh cho Tổng Thống rất sơ sài không chặt chẽ và tỷ mỷ như sau này. Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng ngày đó là tư lệnh sư đoàn 4 dã chiến (Sư đoàn 7 sau này) kể với tôi và ông khen Tổng Thống là can đảm và bình tĩnh vì chính Đại Tá Xứng có mặt tại chỗ.

Tôi cũng nhớ đến Tổng Thống Pac Chung Hi là tổng thống Nam Hàn sau này cũng có cử chỉ phi thường như vậy mặc dầu viên đạn của kẻ ám sát bắn trúng vợ ông mà ông vẫn bình tĩnh đọc diễn văn làm đúng những điều như chương trình đã ấn định.
Tôi cũng nhớ đến thái độ của tướng Nguyễn Khánh khi bị sinh viên biểu tình phản đối thì bối rối đến nỗi hô đả đảo cả chính mình.
 
2) Lần mưu sát thứ hai là lần ông bị các phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thả bom và bắn súng từ phi cơ xuống dinh Độc Lập nơi ông và gia đình ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu ở.
 
3) Lần thứ ba là do Chuẩn Úy Thành định mưu sát mà chưa thi hành.
Đó là những điều tôi biết có thể có thêm mà tôi không biết.

Điều mà tôi kính trọng và thương ông là những người mưu sát mặc dầu đã bị bắt mà ông vẫn không hành hạ hoặc giết bỏ họ mà ngược lại ông vẫn đôi khi hỏi thăm họ nữa.

Sau này tôi đọc những bài viết mà những người ghét ông hay đối lập với ông nói ông đã cho thủ tiêu những người đối lập hoặc hành hạ họ mà không đưa ra một chứng cớ nào cụ thể nên tôi không thể nào tin được vì chính những người cầm súng bắn ông hay những người tham gia đảo chánh ông vẫn còn sống khỏe mạnh sau này khi được tha ra thì lý do nào mà ông lại thủ tiêu người đối lập một cách ám muội như vậy.

Thử hỏi những người định mưu sát ông mà gặp Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Stalin, Kim Nhật Thành, Hussen v.v…thì liệu họ còn sống và ngay cả gia đình họ nữa có được tự do như thời Ngô Đình Diệm không ? Vì vậy riêng tôi và theo tôi biết khi ở gần ông tôi vẫn thấy ông là một người lãnh đạo nhân từ và kẻ cả. Mong rằng mọi người hiểu ông hơn và đừng nghe những lời xuyên tạc không có chứng cớ mà hiểu lầm ông.




Back to top
« Last Edit: 27. Jun 2010 , 23:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #20 - 06. Jul 2010 , 23:56
 
Dân Hà nội ghét  Hồ Tặc





Bạn thân mến,
Một người bạn của tôi ở Pháp vừa đi Việt-Nam về. Anh kể tôi nghe câu chuyện khôi hài... đen trong xã hội... đỏ, nghe buồn cười như chuyện... tếu (thật) ! Bây giờ tôi lại mượn lời của Anh, kể lại cho Bạn nghe, để Tạp Ký tuần này được viết dưới thể văn... truyện cười ra nước mắt!
Hôm đó, anh đang bận đi dạo phố ở Hà-Nội để mua vài thứ quà lưu niệm. Xe thông tin đi khắp thủ đô quảng cáo cuốn phim “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hông-Kông” đang chiếu tại các rạp. Tò mò, anh muốn biết dân Hà-Hội thưởng thức nghệ thuật thứ bẩy như thế nào? Anh bảo bác tài xế tắc-xi chở anh đến rạp hát sang trọng của thủ đô Hà-Nội là rạp Fansland. Xe dừng trước rạp, anh mới biết là mình lầm lẫn, vì rạp vắng như Chùa Bà Đanh. Phim nói về Hồ-Chí-Minh Nguyễn-Ái-Quốc mà người dân thủ đô Hà-Nội thờ ơ hay sao? Cụt hứng, anh vội quay lui, tìm người tài xế tắc-xi thì thấy bác ta đang đậu bên kia đường, mỉm cười rất hiền, bác bảo anh “Tôi biết thế nào ông cũng quay về. Cuốn phim đó có gì mà xem? Hôm đầu tiên chỉ bán được 24 vé. Ngày hôm sau, chỉ bán được độc nhất 1 vé, nên chủ rạp đã phải trả 1 vé này lại và không chiếu nữa.” Ngạc nhiên, anh hỏi “Dân Hà-Nội không thích xem phim nói về lãnh tụ của họ hay sao?” Bác tài đáp “Còn phải hỏi! Nếu gặp phim hay, rạp đông, chen chân không lọt.” Tò mò, anh lại hỏi “Thế rạp chứa được bao nhiêu người một suất?” Bác tài xế cười thành tiếng “Những 250 ghế cơ. Do đó, với số khách 24 người mà chiếu, cũng đủ chết chủ rạp rồi. Huống chi chỉ có 1 người.”



Trên đoạn đường về, bác tài xế nói chuyện nổ như bắp rang. Nào là nhà làm phim phen này bị lỗ nặng, vì đã bỏ ra một số vốn đầu tư với Tàu cộng sản xuất cuốn phim. Nào là phim đã quay ròng rã hai tháng liên tục ở Quảng-Đông. Nào là tên phim ban đầu được đặt là “Thoát hiểm ở Hồng-Kông” cho có vẻ ly kỳ... xã hội đen để hấp dẫn khán giả. Nhưng khi vào Việt-Nam, mấy tay cán bộ đỏ tưởng bở rằng Bác vẫn còn hấp dẫn trong quần... chúng thủ đô Hà-Nội, nên cho đổi tên phim thành “Nguyễn-Ái-Quốc ở Hồng-Kông”. Không ngờ sáng kiến này lại trở thành... ác kiến, khi người dân Hà-Nội chỉ cần nghe đến tên “Cáo già vừa dẻo vừa dai. Buôn dân bán nước cắt hai sơn hà”, đã vội đóng cửa bảo nhau tẩy chay cuốn phim. Báo hại chủ rạp Fansland tốn công, tốn của quảng cáo rầm rộ cho cuốn phim, mà không có ma nào vào xem. Trong khi trước đó cứ mừng hụt, tưởng phen này đưa tên tuổi bác ra, sẽ hốt bạc. Không ngờ chỉ cần nghe tên thây ma HCM, người dân Hà Thành đã chạy có cờ, sợ rằng lại bị chậm chân như năm 1954 thì khốn đốn!

Đến đây, anh bạn bắt chước giọng Hà-Nội của bác tài xế tắc-xi cười cười, nói “Ông biết không? Bây giờ mà có cuộc di cư như năm 1954, dân Hà-Nội sẽ đạp nhau vãi c... vãi đái ra mà lên tàu bay hay xuống tàu thủy ra nước ngoài. Dạo ấy tôi còn bé, chưa biết gì. Thế nhưng sau 1975, có ông bác vào Nam, cứ đay nghiến họ hàng trong Nam rằng “Cơ khổ! Sao bây giờ còn ở đây? Tôi tưởng vào đây sẽ không gặp một ai sất cả! Làm sao mà không chịu đi Mỹ nhỉ? Ở lại làm gì cho khổ một đời cha, ba đời con như chúng tôi đây? Các ông bà rõ thật là... dại dột hết sức!”


Anh bạn thấm thía câu chuyện của bác tài xế, lặng thinh không góp lời nào. Xuống xe, anh trao cho bác tài xế hết những đồng tiền anh vét trong hai túi quần. Gấp đôi hay gấp ba giá tiền phải trả. Bác tài xế cảm ơn và còn nói “Tôi với ông chắc cả đời chỉ gặp nhau một lần này, nhưng tôi xin nói ngay là các ông ở bên Âu Mỹ ấy, chắc kiếp trước được đẻ bọc điều. Thoát khỏi làm dân Việt-Nam cộng sản cũng như được tái sinh một kiếp khác đấy! Cố gắng làm việc phúc đức để con cháu được nhờ.”

Câu chuyện đến đây là hết. Nhưng cái “hậu” của nó còn vương mãi trong trí tôi. A ha! Bạn và tôi đang ở Mỹ, vậy thì - theo lời bác tài xế – Bạn và tôi cũng đã được đẻ bọc điều nhỉ? Điều này phải hỏi lại Mẹ tôi đã. Nhưng hỏi chuyện đời xưa với một bà cụ đã 84 tuổi, đôi tai điếc lác thì thật là khó khăn. Thôi vậy. Cứ xem như Bạn và tôi đã được đẻ bọc điều.

Thế nhưng, có nhiều kẻ sống ở hải ngoại từ lâu, mà không dám nhận là mình đẻ bọc điều đấy, Bạn ạ!
Thân mến chào Bạn,
Hẹn Bạn thư sau.
Tuyết-Lan


Nhìn lại Việt Nam sau 35 năm (1975-2010):

Đất nước tôi, dân tộc tôi - bao giờ tỉnh thức?


Khi phải sống lâu trong một môi trường mà sự ô nhiễm từ không khí, nguồn nước cho đến thực phẩm đã vượt xa mức cho phép, mà sự bừa bộn, phản thẩm mỹ, phản văn hóa, phi văn hóa… tràn lan từ cảnh quan, quy hoạch, kiến trúc cho đến cách sống cách xử của con người… như ở Việt Nam hiện nay, người ta sẽ quen với điều đó và nhiều khi không nhận ra là mình đang phải chịu đựng điều gì.

Cũng vậy, khi phải sống quá lâu dưới một chế độ độc tài, hoặc nói cách khác, khi chưa bao giờ thật sự được hưởng một nền tự do dân chủ, người ta sẽ không nhận thức được mình đang thiệt thòi như thế nào so với người dân trong một đất nước tự do, dân chủ.

Nếu nhìn vào một xã hội dân chủ dân sự như Mỹ chẳng hạn, có thể thấy một trong rất nhiều ví dụ về sự thay đổi: chỉ mới vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX thôi, nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ còn nặng nề như thế nào, nhưng bây giờ nước Mỹ đã có một Tổng Thống da màu. Một trong những điều làm nên sự thay đổi đó là khả năng dám nhìn vào sự thật của chính người Mỹ – rất nhiều bài báo, cuốn sách, bộ phim về đề tài này đã ra đời, rất nhiều cuộc biểu tình thậm chí có cả đổ máu nữa… đã thức tỉnh lương tâm của nhân dân và chính quyền.

Một xã hội dám nhìn thẳng vào những sai lầm, những căn bệnh của nó, xã hội đó chắc chắn sẽ tìm ra hướng giải quyết và sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Trong khi đó, sự tồn tại của một thể chế chính trị độc tài là dựa trên sự bưng bít, che chắn, dối trá và mỵ dân, do vậy không bao giờ dám nhìn vào sự thật, vào những sai lầm, khuyết tật của mình.


Chó Bắc Kinh


Ở Việt Nam, đã có một thời gian dài sau ngày 30.4.1975, mọi cái xấu, cái tệ hại của xã hội được đổ thừa hết cho hậu quả của chiến tranh và “tàn dư của chế độ Mỹ-Ngụy”. Sau đó, khi đến thời “mở cửa” thì bao nhiêu sự xáo trộn, tha hóa về mặt đạo đức xã hội, sự thay đổi và cả biến chất của con người… lại được đổ cho nền kinh tế thị trường. Còn gần đây, người ta lại mới tìm được một lý do nữa để đổ thừa: sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu – chính nó đã làm cho giá cả leo thang, nạn thất nghiệp tăng vọt, nó cũng là nguyên nhân của nhiều tội ác do kẻ phạm tội bị khủng hoảng, trầm cảm…! Nhưng cái nguyên nhân chính, gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội VN bao nhiêu năm qua thì không bao giờ được phép nhắc đến!

Khởi đầu từ sự chọn lựa sai con đường đi cho cả đất nước và dân tộc đã dẫn đến mọi sai lầm khác: từ cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm cho đến quyết tâm lao vào con đường thống nhất bằng mọi giá kể cả máu của hàng triệu người dân và quá nhiều tổn thất đến hàng bao nhiêu năm sau cũng chưa hồi phục nổi; vừa kết thúc chiến tranh thì những sai lầm trong chính sách ngoại giao lại dẫn đến hai cuộc chiến tranh khác với Trung Quốc và Cam pu chia tiếp tục làm hao mòn tài lực nhân lực của đất nước; trong lĩnh vực kinh tế xã hội cho đến cách đối xử với phe bại trận và con cháu của họ cũng lại hàng loạt chính sách sai lầm, bất công phi lý… dẫn đến những cuộc ra đi của hàng triệu thuyền nhân VN bất chấp cả sinh mạng để tìm đến những vùng đất tốt đẹp hơn; một nền kinh tế theo mô hình bao cấp xã hội chủ nghĩa suýt làm cả dân tộc lâm vào cảnh chết đói…, và những sai lầm khác nữa, sai lầm sau luôn đắt giá hơn sai lầm trước! Tại sao?

Bởi vì khi không dám hoặc không muốn nhìn thẳng vào sai lầm thì bài học sai lầm sẽ không bao giờ được thuộc.Bởi vì sự thật vô cùng đơn giản là chưa bao giờ những người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước CSVN đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên quyền lợi và sự tồn vong của Đảng, của chế độ, thậm chí chỉ là quyền lợi của một nhóm người.

Một trong hàng ngàn ví dụ về điều này: cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm giữa hai miền Nam Bắc đã kết thúc được 35 năm (1975-2010) nhưng nhà nước VN chưa bao giờ nhìn lại lịch sử một cách công bằng, trung thực, chưa bao giờ có một hành động nào gọi là hòa hợp hòa giải thực lòng ngoại trừ những lời nói suông! Hãy nhìn vào cách ứng xử của phe thắng trận Bắc Mỹ đối với phe đầu hàng Nam Mỹ sau khi cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ kết thúc vào tháng 4.1865; hay cách ứng xử của chính quyền Tây Đức đối với nhân dân Đông Đức sau ngày bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 để thấy lòng đau đớn vì đất nước này, dân tộc này đã quá nhiều bất hạnh mà lại thêm tầm nhìn hẹp hòi của các thế hệ lãnh đạo ĐCSVN nên đã tạo thêm nhiều bi kịch sau chiến tranh và cho đến tận bây giờ, sau 35 năm lòng dân vẫn đầy chia rẽ, rời rạc, tan tác. Hay cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc mở đầu hơn 30 năm trước (17.2.1979) mà cho đến nay nhà nước VN vẫn cố tình né tránh, không muốn nhắc đến. Không có lễ kỷ niệm, diễn văn, những bài báo công khai trên mạng lưới báo chí quốc doanh… như là những cuộc chiến tranh với Pháp với Mỹ; và tất nhiên lại càng không có sự nhìn lại, tổng kết, rút kinh nghiệm một cách thành thật công khai rõ ràng trước toàn dân… điều mà họ chưa bao giờ làm trong bất cứ cuộc chiến tranh nào. Không chỉ đa số giới trẻ VN mà ngay cả phần lớn người dân VN, do vậy chỉ được biết một cách lơ mơ rằng đã có một cuộc chiến tranh như thế giữa hai quốc gia cùng một ý thức hệ, một thời “môi hở răng lạnh” và hiện tại vẫn đang trong một mối quan hệ vô cùng phức tạp này. Còn nguyên nhân thực sự vì sao xảy ra cuộc chiến, tổn thất sinh mạng giữa hai bên và những hệ lụy của nó, kể cả việc có liên quan đến những hiệp định ký kết về lãnh hải cũng như đường biên giới sau này giữa hai nước… người dân không hề biết, không được quyền biết.


Tất cả mọi sai lầm của chế độ, những khuất tất của lịch sử đều bị bưng bít. May mà bây giờ còn có internet và hệ thống thông tin bên ngoài cho phép những ai muốn tìm kiếm một phần sự thật. Nhưng còn những tháng năm trước đó khi luồng thông tin bên ngoài hầu như không thể vào được VN?

Vào những thời điểm trong quá khứ, sự sai lầm dẫu quá lớn cũng có thể quy cho sự mông muội, thiếu hiểu biết, hoặc ảo tưởng về một lý tưởng, một mô hình xây dựng đất nước. Nhưng cho đến ngày hôm nay thì là chuyện khác. Làm thế nào có sự công bằng tốt đẹp trong một xã hội khi mà một đảng cầm quyền tự ban cho mình quyền lãnh đạo đất nước duy nhất, vô thời hạn và không hề chịu một cơ chế phân quyền, giám sát nào; khi mà từ công an, quân đội, luật pháp cho tới báo chí chỉ là để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chứ không hề bảo vệ nhân dân; khi mà những người lãnh đạo không hề do dân bầu ra và người dân thì không có bất cứ quyền hạn gì từ việc tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do biểu tình ôn hòa v.v… và nhiều quyền khác nữa.
 

Chính một thể chế chính trị xã hội như vậy đã tạo điều kiện cho những sự bất công phi lý, những cái xấu và không bình thường được phép tồn tại và ngày càng trở thành bình thường; còn cái đẹp, cái thiện, sự công bằng, dân chủ, tự do, nhân ái đã trở thành của hiếm hoặc bất bình thường hoặc không thể tồn tại.

Từ lâu rồi những người lãnh đạo đất nước từ trên xuống dưới đã tự cho phép mình né tránh sự thật, chỉ nhìn thấy những gì họ muốn thấy và hết sức coi thường nhân dân. Vì coi thường nhân dân, coi đất nước này chỉ là của riêng họ – của giai cấp cầm quyền, nên họ tự cho phép mình thông qua mọi quyết định từ nhỏ cho đến lớn, trong đó có những quyết định vô cùng hệ trọng liên can đến vận mệnh đất nước như những cuộc đàm phán thương lượng với Trung Quốc về lãnh thổ lãnh hải; hay những quyết định có liên quan đến môi trường, sinh thái, sức khỏe, quyền lợi của hàng chục triệu người dân thế hệ hôm nay và hàng bao nhiêu thế hệ sau, kể cả vấn đề an ninh của Tổ Quốc như việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bô-xít ở Tây Nguyên, cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, những dự án kinh tế xa xỉ với những số tiền khổng lồ phải đi vay v.v… Nhân dân không có quyền được biết, được bàn bạc, được có ý kiến. Bởi vì đất nước này không thuộc về nhân dân.

 

Và ngược lại, chính vì biết rằng có lên tiếng trước một điều gì đó cũng là vô ích nên lâu dần, người dân trở nên thờ ơ ngay với chính sinh mệnh của dân tộc mình, đất nước mình. Mọi bức xúc rồi cũng chẳng thay đổi được gì, tốt hơn hết là sống cho bản thân, cho gia đình mình – số đông nghĩ thế và họ đã sống như thế. Họ trở nên ngày càng vô cảm với mọi cái bất công phi lý, mọi cái xấu cái ác trong xã hội.

Có thể nói những căn bệnh nặng nhất của xã hội VN bây giờ là sự vô cảm, sự nghi kỵ, mất lòng tin – người dân mất lòng tin vào Đảng, vào những kẻ cầm quyền, vào luật pháp, vào lẫn nhau; và một tình trạng không có chuẩn mực, không có ranh giới – tạm gọi là căn bệnh “vô chính phủ” tràn lan trong xã hội.

Có ai đó đã nói rằng chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản đều là những thảm họa cho nhân loại, nhưng chú nghĩa phát xít thì bạo phát bạo tàn, còn chủ nghĩa cộng sản kéo dài hơn nên cái hại mà nó gây ra cho từng quốc gia từng dân tộc là nặng nề hơn, to lớn hơn.

Có thể thấy, đến bây giờ thì ít nhất trên thế giới đã có hai “mô hình” chủ nghĩa cộng sản: chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ của Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu cũ hoặc ngay cả Cuba, Bắc Hàn bây giờ và “chủ nghĩa cộng sản biến thể hay có thể gọi là ngụy cộng sản” như Trung Quốc và VN - thực tế chỉ là những quốc gia theo chế độ độc đảng, độc tài còn toàn bộ hệ thống lý thuyết Mác xít Lêninnít, lý thuyết về CNCS, CNXH thì đã bị chính những thế hệ lãnh đạo ở các nước này vứt bỏ chỉ còn trưng ra cái vỏ như những tấm bình phong mục ruỗng mà thôi. Nếu như “chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ” làm cho nền kinh tế quốc gia của Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu cũ hoặc ngay cả Cuba, Bắc Hàn bây giờ bị kiệt quệ, không phát triển nổi, đời sống nhân dân bị bần cùng hóa, vô sản hóa cùng với sự cực đoan, hà khắc về chính trị và tư tưởng, điển hình là những cuộc thanh trừng, đấu tố, bắt bớ diễn ra hàng loạt khiến cho giấc mộng về “thiên đường xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn chế độ tư bản hàng nghìn lần” như lập luận của các nhà lãnh đạo các nước này đã nhanh chóng tan thành bong bóng xà phòng trong nhận thức của người dân; hay sự cực đoan, ngu xuẩn và tàn ác của một chế độ cộng sản kiểu chính quyền Pôn Pốt-Iêng Xary của Campuchia khiến cho thế giới kinh hãi và giúp cho người dân thức tỉnh nhanh hơn. Trong khi đó, cái nguy hiểm ở những quốc gia theo chế độ cộng sản biến thể như Trung Quốc hay Việt Nam là nó tạo nên một sự thay đổi bề mặt về kinh tế giúp cho các đảng cộng sản ở những nước này vẫn còn có lý do để mà bào chữa với nhân dân, và nó khiến cho người dân chỉ biết lao vào cuộc làm giàu bằng mọi giá mà quên đi bao nhiêu mâu thuẫn, bất công khác trong xã hội.



Đảng cộng sản ở những nước này vì vậy tiếp tục kéo dài sự tồn tại của họ, quá trình thay đổi chỉ diễn ra chậm chạp, nửa vời, nhỏ giọt và chỉ khi thật cần thiết, thực chất là kéo dài ngày hấp hối của chế độ trong khi sự tàn phá tiếp tục diễn ra hàng ngày và di họa để lại càng lớn. Giống như một căn bệnh ung thư nếu phát hiện sớm, dũng cảm cắt bỏ tất cả phần thịt bị hư hoại thì có cơ may sống sót và cứu được những phần thân thể còn lại, ngược lại nếu né tránh căn bệnh, chỉ dùng thuốc giảm đau để cho qua tạm thời thì đến một lúc nào đó, cả cơ thể chỉ còn là một đống thối ruỗng!

Không kể đến số đông người dân vì thiếu thông tin, vì chỉ được giáo dục tuyên truyền theo kiểu một chiều suốt bao nhiêu năm nên vẫn còn nghe theo những gì Đảng, Nhà Nước và báo chí quốc doanh nói, ngay cả trong hàng ngũ những người lên tiếng đấu tranh đòi tự do dân chủ, vẫn có những người lập luận rằng chỉ chống lại những đảng viên thoái hóa, tham nhũng, tồi tệ, đi chệch đường chứ không chống lại chế độ, không chống lại tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, mô hình XHCN. Vâng, lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản rất hay, mô hình Nhà Nước XHCN rất đẹp (không đẹp sao có thể lôi cuốn hơn nửa thế giới lao theo trong bao nhiêu năm?). Nhưng không phải là mô hình một nước XHCN được lãnh đạo bởi duy nhất một Đảng Cộng sản độc tài toàn trị dù theo kiểu một hay hai kể trên, đã được chứng minh bằng sự sụp đổ của hàng loạt quốc gia trên thế giới, và trong những quốc gia còn lại thì người dân vẫn chưa thật sự được sống tự do,dân chủ, hạnh phúc; vả lại, nếu chỉ chống những cá nhân tham nhũng tồi tệ mà không nói đến cả thể chế chính trị là chỉ mới nói đến cái gốc mà không nói đến cái ngọn.



Một trong những lá bài chủ chốt mà những nhà lãnh đạo cả hai quốc gia theo chủ nghĩa ngụy cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hay đưa ra để xoa dịu nhân dân của họ là tốc độ phát triển nhanh về kinh tế và sự thay đổi trên bề mặt của xã hội. Nhưng phát triển kinh tế chỉ mới là một phần trong việc chứng tỏ xã hội đó đang đi lên theo chiều hướng tích cực, còn bao nhiêu vấn đề khác: khoảng cách giàu-nghèo và sự bất công quá lớn trong xã hội, vấn nạn tham nhũng và sự hình thành những nhóm “siêu lợi ích” trong bộ máy chính quyền có khả năng lũng đoạn kinh tế và thâu tóm mọi quyền lợi vào tay mình; bên cạnh đó là tài nguyên của đất nước bị khai thác đến cạn kiệt, thiên nhiên bị tàn phá không thương tiếc, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng cuộc sống của đa số người dân chưa được cải thiện tận gốc và chế độ an sinh xã hội chưa được quan tâm đến; chưa kể sự xuống cấp tha hóa về đạo đức xã hội, mọi giá trị đều bị lệch chuẩn, và nhiều vấn đề khác… Như thế là một xã hội đang phát triển một cách phi nhân tính và lệch lạc, chệch hướng so với con đường phải đi là xã hội phải ngày một văn minh, con người ngày một tự do, tự chủ, được coi trọng và hạnh phúc hơn!

Một lập luận khác mà những người cầm quyền của Nhà Nước VN cũng thường xuyên đưa ra đó là sự ổn định về chính trị và mọi sự thay đổi, đa đảng… sẽ dẫn đến sự mất ổn định, hỗn loạn, lý do là bởi vì trình độ dân trí Việt Nam còn thấp nên mô hình độc đảng với sự lãnh đạo của Đảng CSVN như lâu nay là đúng đắn, tối ưu. Những người cầm quyền đã lừa mị nhân dân của họ với khái niệm về sự ổn định. Việt Nam quả thật là “ổn định” về chính trị – bởi vì mọi sự lên tiếng, mọi hành động đối kháng của từng cá nhân thôi đều đã được dập tắt ngay từ trong trứng nước. Nhưng ổn định về chính trị hoàn toàn không có nghĩa là ổn định về xã hội, về kinh tế. Bên dưới sự ổn định về chính trị, xã hội VN và ngay cả một cường quốc kinh tế như Trung Quốc, đang chất chứa trong lòng nó những mâu thuẫn vô cùng to lớn do cơ chế chính trị bất công gây nên, có khả năng bào mòn, hủy hoại, tàn phá cả xã hội như đã nói ở trên.

Ba mươi lăm năm sau khi chiến tranh kết thúc, 24 năm sau ngày bắt đầu “mở cửa” chuyển mình theo nền kinh tế thị trường, đất nước vẫn đang bị tàn phá hàng ngày bởi nạn tham nhũng, dối trá, bất công phi lý, cái xấu tồn tại khắp nơi… và người dân vẫn chưa hề được hưởng quyền làm chủ thật sự trên đất nước mình.



Nếu như tin rằng nỗi con người đều có số phận khác nhau thì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cũng có số phận riêng. Và nếu tính cách của mỗi con người làm nên số phận của họ thì điều đó cũng đúng với một dân tộc.Số phận của Việt Nam là một số phận nhiều bi kịch, nhiều chua xót ngậm ngùi, nhưng ngoài những lý do khách quan của vị trí địa lý, của thời cuộc lịch sử chi phối đến một quốc gia nhược tiểu, thì chính tính cách của con người Việt Nam đã lý giải cho số phận ấy.
Hãy nhìn lại số phận Việt Nam và tính cách Việt Nam – ở đây tạm thời chỉ nói đến giai đoạn từ khi có Đảng CSVN.

Ở những kẻ lãnh đạo đất nước, đó là sự ngu muội, chủ quan, duy lý, ích kỷ, tham lam, đớn hèn. Khi phải chọn lựa con đường cho đất nước và dân tộc, họ luôn luôn có những chọn lựa hoặc sai lầm hoặc nửa vời. Còn ở nhân dân, phải đau xót mà nói rằng chính sự bạc nhược, vô cảm và cả thói chia rẽ, thiếu đoàn kết của nhân dân nói chung đã lý giải cho số phận ấy.

Trong tính cách con người Việt Nam nhìn chung dường như không có tham vọng cũng có cả sự cực đoan mà chính những tố chất này mới tạo nên những đột biến, những sự thay đổi mạnh mẽ số phận của một dân tộc.
Dù sao đi nữa, những gì đã xảy ra trong lịch sử thì cũng đã xảy ra.

Nhìn lại quá khứ, học bài học của quá khứ là vô cùng cần thiết. Nhưng quan trọng hơn nữa là việc của ngày hôm nay. Những người cầm quyền đất nước này ngày hôm nay và sắp tới sẽ chọn lựa con đường đi của đất nước như thế nào để VN có thể thoát ra khỏi số phận đầy bi kịch của mình? Và đồng thời nhân dân VN sẽ làm gì để thay đổi vận mệnh của đất nước?

Với những người đang nắm quyền đất nước, hãy đừng so sánh Việt Nam với Trung Quốc để tiếp tục tự nguyện làm bản sao mô hình con đường đi của nước này. Cái khác biệt lớn nhất giữa hai nước đó là nếu ĐCSTQ có tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc thêm vài thập niên nữa, Trung Quốc vẫn chẳng mất vào tay nước nào mà ngược lại, gần như chắc chắn sẽ phát triển trở thành một quốc gia phát xít mới với tham vọng khống chế cả toàn cầu, thậm chí dẫn nhân loại vào một thế chiến thứ ba. Còn ĐCSVN nếu tiếp tục nắm chính quyền thì độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ sẽ luôn luôn là ngọn chỉ mành treo trước gió bão từ phương Bắc.



Nếu không có bất cứ một sức ép nào từ sự thức tỉnh của nhân dân, chắc chắn rằng những người cầm quyền đất nước này không muốn thay đổi bởi vì chỉ có một cơ chế chính trị độc tài toàn trị như lâu nay mới cho phép họ được hưởng mọi quyền lợi trong cuộc sống mà không bị phán xét gì. Trong nhân dân, ngoài những kẻ có chức có quyền, có thể có một thiểu số giàu có thuộc tầng lớp trên cũng không muốn thay đổi vì xã hội càng nhá nhem hỗn loạn, luật pháp càng nhiều kẽ hở, chính quyền càng thối nát thì họ càng dễ kiếm tiền. Nhưng hãy nhìn vào số đông nhân dân đang sống như thế nào, hãy nhìn vào điều kiện và môi trường sống chung của cả xã hội, hãy nhìn và so sánh với các nước để rồi đau và nhục.

VN – đất nước tôi, dân tộc tôi! Chỉ riêng trong thế kỷ XX, bao nhiêu triệu người VN đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh liên tiếp với Pháp, Mỹ, Campuchia, Trung Quốc; bao nhiêu triệu người VN đã chết trong những ngục tù khác nhau của cả hai miền Nam Bắc trong và sau chiến tranh; hàng trăm ngàn người bỏ xác trên biển khi tìm đường ra đi và hàng triệu người khác vẫn đang sống kiếp tha hương trên những quốc gia khác nhau, chưa kể con số đang gia tăng mỗi năm hàng trăm ngàn người khác nữa vẫn đang đi làm thuê, làm Osin, và cả bán thân nuôi miệng trên xứ người… Nỗi đau đó có thể nào quên?
VN hiện nay đang đứng ở vị trí nào trên bản đồ thế giới về sự giàu có, văn minh, tự do dân chủ, công bằng trong xã hội? Nỗi nhục đó có thể nào quên?
Cuộc sống không dừng lại, thế giới xung quanh không dừng lại. Việt Nam càng thay đổi chậm ngày nào thì mỗi người chúng ta sẽ càng có tội với đất nước, ông bà tổ tiên, với dân tộc và với cả chính bản thân mỗi người ngày đó.
Sự thay đổi đó sẽ đến khi những người cầm quyền đất nước hiện nay (và tương lai) biết sợ sự thật, sợ sự phán xét của lịch sử và sợ nhân dân. Nhưng quan trọng hơn, sự thay đổi đó sẽ đến khi mỗi người VN biết được quyền hạn và sức mạnh của mình, biết nhục nhã chua xót khi nhìn vào các quốc gia khác và có tham vọng để đất nước, dân tộc mình phải được giàu có, độc lập, con người phải được sống trong tự do, dân chủ, hạnh phúc thật sự.



Khi nhân dân Mỹ chọn Barack Obama, họ đã chọn sự thay đổi – Change, từ khát vọng muốn thay đổi của tất cả mọi người.

Với nhân dân VN, sự thay đổi còn cần kíp hơn gấp nhiều lần bởi vì đất nước này, dân tộc này đã sống trong sự thua thiệt, lạc hậu về mọi mặt quá lâu và quá lớn so với rất nhiều dân tộc khác. Và khi gọng kìm của nước láng giềng phương Bắc đang từ từ siết chặt bằng cả sức mạnh về quân sự và “quyền lực mềm” về chính trị, kinh tế, văn hóa…

VN-đất nước tôi, dân tộc tôi, bao giờ thì thức tỉnh?
VN-đất nước tôi, dân tộc tôi, bao giờ thì thức tỉnh?
Song Chi




































































Back to top
« Last Edit: 06. Jul 2010 , 23:57 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #21 - 31. Jul 2010 , 14:27
 


Chuyện Có Thật 100%


...


Hôm qua trên tờ nhật báo “The Age” là một trong những cơ quan truyền thông có ảnh hưởng lớn nhất ở Úc có đăng một bài báo mang tựa đề ‘Qantas held to ransom in Vietnam’ mà tôi xin tạm dịch là ‘Qantas bị đòi tiền chuộc ở Việt Nam’.

Đối với dân Úc hay hầu hết những ai đã có dịp sang Úc có lẽ tất cả đều biết Qantas là hãng hàng không quốc gia lớn nhất của Úc và cũng là một trong những hãng hàng không an toàn, hiện đại nhất thế giới. Không những nó là niềm hãnh diện của cả quốc gia mà chính hãng Qantas cũng luôn tự hào là từ khi được thành lập vào năm 1920 cho đến nay, chưa có bất kỳ một chiếc máy bay Qantas nào đang bay lại bị… rớt.

Hãnh diện là thế. Tự hào là thế.

Vậy mà theo bài báo có một điều ít ai ở Úc được biết đó là trong năm vừa qua, hãng Qantas đã bị làm tiền ở Việt Nam rất nhiều lần mà không ai dám nói ra, kể cả những giám đốc hiện đang điều hành Qantas. Đặc biệt hơn là hai giám đốc Daniela Marsilli và Tristan Freeman vừa được Việt Nam cho phép trở về Úc sau hơn 6 tháng bị cấm không được rời khỏi Việt Nam. Mặc dù họ chưa bao giờ bị truy tố, gán ghép vào bất cứ tội gì trong suốt thời gian bị công an liên tục hù dọa và tra hỏi.

Từ lúc họ được thả ra cho đến nay không một ai dám lên tiếng hoặc trả lời phỏng vấn của các báo chí Úc. Thế mới lạ.

Theo bài báo cho biết nguyên nhân của vụ này liên quan đến việc vào năm 2007 hãng Qantas đồng ý mua 18% cổ phần của hãng máy bay Pacific Airlines mà sau này đã được đổi tên thành Jetstar Pacific là hãng hàng không lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ đứng sau Vietnam Airlines.

Dĩ nhiên ở Việt Nam đa số các công ty lớn hoặc liên quan đến những lĩnh vực quan trọng như truyền thông, vận tải, v.v… đều do chính phủ nắm giữ thông qua các công ty quốc doanh được thành lập và trực tiếp quản lý. Hãng Jetstar Pacific vì thế cũng không phải là một ngoại lệ vì ông chủ thật sự của hãng là Bộ Tài chính đầy quyền lực. 

Vào giữa năm 2008 khi giá xăng bất chợt tăng lên một cách chóng mặt trên toàn thế giới, hãng Jetstar Pacific đã đồng ý ký hợp đồng cam kết với đối tác sẽ mua xăng với giá là $135/thùng cho đến giữa năm 2009 vì theo nhận định của các chuyên gia vào thời điểm đó, giá xăng có thể lên đến $200/thùng.

Nhưng rất tiếc chỉ vài tháng sau giá xăng đã bị tụt một cách khủng khiếp từ $135/thùng xuống chỉ còn $50/thùng, báo hại hãng Jetstar Pacific đã bị lỗ đến 31 triệu đô chỉ riêng cho khoản này. 

Đây là một tổn thất khá to lớn cho một hãng máy bay nội địa. Nhưng nếu điều này xảy ra ở một nước có đầy đủ pháp quyền thì thật ra cũng chẳng có điều gì đáng nói. Chuyện làm ăn lỗ lã ai cũng biết là chuyện thường tình ở huyện. Bất quá thì đem nhau ra toà kiện cáo chứ không bao giờ liên quan đến nhà nước và… công an.

Nhưng ở Việt Nam thì khác. Không những Tổng Giám Đốc CEO Lương Hoài Nam bị cho vào tù không biết ngày nào ra mà ngay cả công dân Úc chính cống thứ thiệt cũng bị bắt giữ lại không cho bay về nước mà không cần bất kỳ một trát tòa nào. Hay lệnh tống giam nào. Kể cả không được thuê mướn luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình. 
Và theo bài báo cho biết mãi cho đến tháng trước, khi cả hai giám đốc Qantas bị chính một tướng công an buộc phải nhận trách nhiệm cho khoản lỗ này thì họ mới được phép bay về lại Úc. 

Bởi vậy tác giả mới đặt tựa đề cho bài báo là “Qantas held to ransom in Vietnam”.

Trông người lại nghĩ đến ta. Trong hai lần về Việt Nam làm việc, mỗi lần cách nhau đúng 10 năm, tôi cũng đã phải trải qua những kinh nghiệm tương tự như thế. Không biết là bây giờ tôi có nên kể ra đây để các bạn cùng thưởng thức không nhỉ?

Bảo đảm toàn là chuyện có thật 100%, không hấp dẫn không ăn tiền.
Chúc các bạn một kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ.

Trịnh Hội


Trích từ VOA

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #22 - 10. Aug 2010 , 16:07
 
  Ngày Xửa, Ngày Xưa


_Trinh Hội      
09/08/2010 

 



Cũng như nhiều người khác có dịp đi làm ở ngoại quốc, thời gian tôi ở Hà Nội cũng là thời gian mà tôi có nhiều bạn bè ngoại quốc đến thăm. Phần vì Việt Nam lúc ấy vừa mới mở cửa nên ai cũng hiếu kỳ muốn ghé qua cho biết. Phần vì tôi thuộc loại người đi đâu cũng có bạn nên tuy ở Hà Nội chưa đến 6 tháng nhưng tôi đã có gần mười đứa bạn ghé thăm, luôn tiện xin ở nhờ để khỏi tốn tiền khách sạn Thôi thì đủ mọi thành phần, trai gái từ khắp bốn bể đổ về. Khi thì bạn bè luật sư của tôi ở Úc bay qua thăm viếng. Có lúc tôi lại phải đón tiếp những thằng bạn ở xa tít bên Anh vừa…đạp xe đạp vòng quanh thế giới tới Hà Nội để ghé nhà chơi. Tôi còn nhớ chỉ cần nghe tên những quốc gia mà nó vừa đạp xe qua thôi cũng thấy đủ ớn chứ đừng nói gì phải còng lưng đạp xe xa đến từng ấy.

Người cuối cùng đến thăm tôi trong khoảng thời gian đó là bà Barbara gốc người Canada da trắng lúc đó đang định cư ở Hồng Kông. Tôi gọi “bà” vì Barbara chỉ hơn tôi gần… 50 tuổi đời. Tóc bạc phơ nhưng tinh thần lẫn thể xác của bà lúc ấy vẫn còn rất mạnh khỏe. Tôi quen bà trong một dịp chúng tôi cùng vào trại cấm High Island ở Hồng Kông để dắt các em bé tỵ nạn Việt Nam ra ngoài chơi lúc tôi còn làm việc thiện nguyện ở bên ấy.

Sau này một số em và gia đình bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam nên nhân dịp tôi làm việc ở Hà Nội, bà sẳn một công hai chuyện vừa bay sang thăm tôi, vừa có dịp gặp lại một số em nay đã về ở Kiến Sơn, Kiến Thụy gần Đồ Sơn, Hải Phòng.

Thế là vào một ngày đẹp trời cuối tuần, sau một đêm nghỉ lại nhà tôi ở Hà Nội, bà Barbara và tôi đã cùng nhau bắt xe lửa đến Hải Phòng để gặp lại các em sau gần 4 năm mất liên lạc.

Gặp lại nhau ngay tại ga xe vì tôi có điện thoại báo trước, thấy các em chỉ có 3, 4 năm sau mà đã cao lớn hơn nhiều bà Barbara rất vui và bảo phải chi bà đến sớm hơn để có dịp chia sẻ với các em lúc gia đình vừa mới trở về và còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong cuộc sống.

Nhưng mà thôi, như thế này là đã tốt lắm rồi, tôi tiếp lời bà.

Liền sau đó đám nhỏ và một số anh chị tôi cũng từng quen biết trong trại cùng tôi và bà Barbara dắt nhau về quê của họ ở Kiến Sơn cách thành phố Hải Phòng khoảng trên một giờ đi xe. Và cũng như bao cuộc họp mặt khác giữa những người bạn lâu năm không có dịp gặp nhau, chúng tôi đã cùng nhau ôn lại những kỷ niệm ngay tại nhà của họ.

Từ những ngày chúng tôi quen nhau trong trại cấm cho đến những thay đổi lớn lao trong cuộc sống của họ từ khi bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam.

Nhưng vui như thế chúng tôi cũng không quên là ở Việt Nam bất kỳ ai muốn nghỉ lại qua đêm ở nhà người quen cũng phải lên phường khai báo đầy đủ. Và thể theo qui định, chúng tôi đã làm y như thế.

Sáng đến sáng hôm sau nhóm chúng tôi khoảng hai, ba mươi người tụ họp ở nhà một người bạn vẫn còn mải mê dông dài nhắc lại chuyện xưa mãi cho đến khi có hai anh công an phường bước vào, lúc đó chúng tôi mới tạm ngừng nói chuyện để mời họ vào nhà uống nước.

Họ bảo họ đến để tìm hiểu xem tôi và bà Barbara đã quen với những người tỵ nạn trong trường hợp nào và làm thế nào chúng tôi biết để liên lạc xuống thăm những người này.

Tình thật, tôi trả lời tôi và bà Barbara đã quen họ nhân lúc chúng tôi làm việc thiện nguyện trong các trại cấm và từ khi tôi về Việt Nam đi làm thì tôi đã chủ động liên lạc lại.

“À, thì ra là thế”, một anh công an vừa gật đầu vừa trả lời tỏ ý anh hiểu.

“Thế nhưng ai cho phép anh vào các trại cấm để làm việc”, anh kia hỏi tiếp.

“Dạ, không có ai cho phép ạ. Em làm việc thiện nguyện cho một tổ chức phi chính phủ và vì vậy em được tự động vào trại cấm dắt các em ra ngoài chơi”, tôi thành thật trả lời.

“Không cần ai cho phép anh vào à? Thế thì ai cho phép anh sang Hồng Kông làm việc?” cũng cùng anh công an đó tiếp tục chất vấn.

“Dạ, cũng không có ai cho phép ạ. Em nghỉ hè tự động mua vé máy bay sang Hồng Kông làm việc, không phải xin ai ạ”. Vừa trả lời tôi vừa nghĩ thầm trong bụng chả lẽ họ đang muốn làm tiền?

“Anh trả lời như thế mà anh nghĩ chúng tôi tin anh à? Đây xem ra là có vấn đề đấy. Xin mời anh về phường để chúng tôi có thể làm rõ hơn”.

Đến lúc này thì cả hai anh cùng đứng dậy mời tôi và bà Barbara về văn phòng làm việc.

Nói thật đến lúc ấy tôi vẫn nghĩ chắc không có chuyện gì đâu. Họ hỏi điều gì mình trả lời thành thật điều đó thì sẽ xong thôi. Chỉ là họ không hiểu cách thức làm việc ở ngoại quốc, đi đâu không ai cần xin phép, thế thôi, tôi đã tự an ủi mình như vậy.

Nhưng không. Tôi đã lầm. Lầm to là khác. Sau hơn một giờ làm việc ở phường hình như họ vẫn không tin những gì tôi khai là sự thật. Đó là tôi đã không làm việc cho bất cứ tổ chức “phản động” nào hoặc nhận tiền của ai để sang Hồng Kông làm việc thiện nguyện. Tôi cũng chẳng có bất kỳ sự liên hệ mật thiết nào ngoài tình đồng hương thương mến, cảm thông nhau lúc những người Việt tỵ nạn còn bị giam trong các trại cấm ở Hồng Kông.

Chẳng ăn thua. Tôi trả lời đến đâu cũng nghe câu hỏi được lập lại: Anh nói thế mà anh nghĩ chúng tôi tin anh à?

Từ công an phường tôi được giải lên công an Huyện Kiến Thụy. Nhưng sau hơn 4 tiếng đồng hồ cùng với 3 anh công an huyện làm việc cật lực, câu nói cuối cùng tôi nghe vẫn là “đây là có vấn đề”, mặc dù tôi cứ thắc mắc: “Ý anh nói ‘vấn đề’ là vấn đề gì vậy anh?”.

Đôi khi nghĩ lại tôi thấy lúc đó mình ngây thơ thật. Ngây thơ đến độ chính mình đang gặp rắc rối mà cũng không biết đó là rắc rối!
Vì sau gần 6 tiếng bị quần, tôi và bà Barbara đã được chuyển từ huyện lên tỉnh. Bằng một chiếc xe thùng trực chỉ đồn công an thành phố Hải Phòng.

Lúc ấy, chúng tôi đã không được cho biết mình sẽ đi đến đâu hay đã phạm tội gì mà lại bị giữ lâu đến thế. Lẽ ra tối hôm đó chúng tôi phải bắt chuyến xe lửa cuối cùng về lại Hà Nội để hôm sau tôi đi làm. Nhưng lại một lần nữa, người tính không bằng trời tính, tối hôm đó chúng tôi đã được sắp xếp cho ở lại ngay tại nhà nghỉ của…Bộ Công An sau khi toàn bộ giấy tờ bị tịch thu và được thông báo phải…trả sòng phẳng tiền ở trọ (hình như là khoảng 20 đô cho mỗi đêm!).

Thế mới gọi là đáng nhớ phải không bạn? Trên đời này đố bạn tìm được ai vừa bị bắt một cách vô lý, đã vậy còn phải tự mình trả tiền phòng giam giữ cho chính mình!

Như bà Barbara đêm hôm ấy trước khi ngủ bảo tôi: it only happens in Haiphong. Đúng là chuyện chỉ có thể xảy ra ở Hải Phòng. Nhưng lúc ấy cả hai chúng tôi vẫn nghĩ chắc chắn ngày mai sẽ xong chuyện vì những gì mình biết mình đã khai báo thành thật hết rồi.

Nhưng không. Lại một lần nữa chúng tôi đã lầm. Và cũng lại là lầm to. Vì chúng tôi không những bị giam và hỏi cung cả ngày kế tiếp, tiếp nữa, và tiếp nữa…cho đến ngày thứ năm mới được thông báo là quá trình điều tra đã hoàn tất mà ngay sau đó chúng tôi đã được thông báo là chúng tôi phải rời khỏi Việt Nam trong vòng 48 tiếng đồng hồ và mỗi người bị phạt 15 triệu đồng vì – hãy lắng nghe cho kỹ - chúng tôi đã phạm tội…“gặp gỡ người hồi hương không xin phép”!

Trời. Có thiệt không đây trời? Sau 5 ngày làm việc và trả lời thành thật tất cả những gì chúng tôi bị hỏi, từ chuyện công cho đến chuyện tư, từ lý lịch cá nhân cho đến tên và ngày sinh tháng đẻ của ông bà, cha mẹ, anh em, cô dì chú bác lẫn bạn bè … họ vẫn không thấy là họ đã bắt lầm người à? Thế là thế nào?

Tôi nhớ lúc ấy tuy vẫn còn ngây thơ nhưng tôi hăng cãi lắm (cũng có lẽ vì tôi ngây thơ nên mới thích cãi!). Vì vậy sau khi nghe được quyết định chính thức từ một anh công an tên Minh làm việc cho Cục quản lý xuất nhập cảnh đọc xong và hỏi tôi có thắc mắc gì không, tôi đã ngay lập tức có thắc mắc:

“Thưa anh, trong giấy quyết định này anh ghi tội của em là ‘Gặp gỡ người hồi hương không xin phép’ nhưng mà thưa anh trong cả năm vừa qua ở Hà Nội, em đã gặp rất nhiều bạn là người tỵ nạn hồi hương nhưng đâu thấy có vấn đề gì?”

“Ở Hà Nội khác, ở đây khác!” Minh trả lời cụt ngủn.

“Nhưng thưa anh trong giấy quyết định này sau khi ghi là em đã ‘gặp gỡ người hồi hương không xin phép’ sau đó lại mở ngoặc ghi thêm là ‘trực tiếp liên lạc, tổ chức gặp gỡ người hồi hương không xin phép’ thì không đúng như vậy vì tuy là em có trực tiếp liên lạc nhưng tổ chức thì hoàn toàn không”, tôi cố giải thích.

“Thế thì làm cách nào anh hẹn gặp được những người này?” Minh hỏi ngược lại tôi.

“Dạ thì như đã khai em liên lạc bằng điện thoại trước để hẹn nhau gặp ở ga Hải Phòng”. Tôi thành thật trả lời.

“Thì đấy. Đấy là tổ chức đấy!”. Minh bình thản giải thích.

Oh! Thì ra là vậy. Tuy tai tôi nghe nhưng tôi đã không thể nào tin nổi những gì tôi vừa được cho biết.

Trông có vẻ sốt ruột vì quá trình điều tra đã hoàn tất, Minh gặng hỏi tôi lần cuối: Thế anh còn gì thắc mắc nữa không?

Vừa buồn, vừa tức, vừa giận, lúc ấy có lẽ tôi nên can tâm chấp nhận sự thật phủ phàng là mình sẽ bị trục xuất ra khỏi quê hương của mình. Nhưng không, cái máu luật sư trong người nó lại tiếp tục nổi lên muốn tìm ra cho được lẽ phải. Tôi hỏi tiếp và chẳng cần xưng “anh”’, “em” gì nữa:

“Trong quyết định ghi là tôi đã vi phạm hành chính nhưng anh có thể cho tôi biết điều khoản của nghị định nào hay thông tư nào ghi rõ gặp gỡ người hồi hương là vi phạm hành chính không?” Lúc ấy tôi biết chắc là chẳng có điều khoản nào nhắc đến vấn đề này vì chính tôi đã đọc qua đọc lại rất nhiều lần những quy định liên quan đến người nước ngoài qua công việc làm mỗi ngày.

Nhưng một lần nữa tôi lại bị hụt hẫng khi nghe câu trả lời cộc lốc của Minh nay đã gằn xuống: “Nếu anh không còn thắc mắc gì khác thì chúng ta ngưng tại đây. Anh không có quyền chất vấn tôi về những gì đã quyết định”.

Ah! Thì ra là thế.

Đến lúc đó tôi mới hiểu.

Là đối với công an, hỏi vậy nhưng không hẳn là vậy. Ở Việt Nam thấy vậy mà không hẳn là vậy. Nhiều khi nó còn tệ hơn vậy.

Đừng mơ tưởng nếu mình vô tội thì sẽ được xử vô tội. Vì rất có thể không những mình bị xử có tội mà chính mình còn phải trả tiền công giam giữ cho…chính mình!

Vậy mới có chuyện để nói. Về ngày xửa ngày xưa. Cho đến hôm nay vẫn thế.

Không biết các bạn có muốn nghe tiếp chuyện tôi mới bị trục xuất không nhỉ?

Back to top
« Last Edit: 10. Aug 2010 , 16:08 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #23 - 14. Aug 2010 , 00:43
 


CỘNG SẢN TẤN CÔNG HẢI NGOẠI
_

GS NGUYỄN THIÊN THỤ
     


Trước 1975, cộng sản Việt Nam đã xâm nhập nước Mỹ. Từ sau 1975, cộng sản đã xâm nhập nhiều hơn. Một số thân cộng hay gián điệp cộng sản đã được Mỹ đem theo. Ở đâu cũng có cộng sản cụ thể như vụ tàu Việt Nam Thương Tín. Vụ đi bán chánh thức do Mai chí Thọ tổ chức có ba mục đích.
 
Một là lấy vàng, hai là gửi gián điệp ra hải ngoại, và ba là đuổi bớt người để lấy nhà, lấy đất.


Vụ HO và các vụ bảo lãnh đã là cơ hội cho cộng sản trà trộn người theo. Một số HO giả mạo, một số trí thức như bác sĩ, kỹ sư và dân chúng cam tâm làm tay sai cho cộng sản, nhận làm công an, tình báo để được cộng sản dễ dàng cấp giấy xuất cảnh. Sau ngày Việt Mỹ nối lại bang giao, Mỹ cho phép người Việt Nam sang Mỹ du lịch và đi du ho.c. Rồi việc hôn nhân, lao động đã đưa một số cộng sản xâm nhập nước Mỹ .Ngay du học sinh cũng đã đến mấy chục ngàn.Riêng Thích Nhất Hạnh đã dùng kế khổ nhục trong màn Bát Nhã mà nay ông đã thành công đưa khoảng 70 công an và triệu phú đỏ ẩn dạng tu hành sang Mỹ "tị nạn"!


...
"Thiền sư" Nhất Hạnh & Thủ tướng CSVN Phan văn Khải

...

Nghị quyết 36 của cộng sản mở đầu cuộc đánh phá và chiêu dụ hải ngoa.i. Họ đã thành công một phần. Rõ rệt là Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ và một số nhạc sĩ, ca sĩ, văn sĩ, bác sĩ , kỹ sư và nhà đầu tư.


Nay chính phủ Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam nên tỏ ra dễ dãi với Việt cộng cho nên Việt Cộng càng dễ hoạt động và gây khó khăn trong kinh tế, chính trị và tâm tư người Việt Quốc gia. Người Việt quốc gia đã bỏ nhà, bỏ tài sản, bỏ tánh mạng để tìm tự do mà nay lại phải đối mặt với kẻ thù ngay tại đất Mỹ là miếng đất tự do cuối cùng của họ.

Cộng sản luôn luôn có tư tưởng và hành động xâm chiếm và đánh phá. Chúng xâm chiếm miền Nam, xâm chiếm Lào Miên, cướp đất, bán nước, khủng bố dân chúng trong nước và sau cùng là xâm chiếm hải ngoa.i.


I. MỤC ĐÍCH CỦA CỘNG SẢN



1.Chính trị:


Xâm chiếm hải ngoại để chúng tiêu diệt tinh thần chống cộng của nhân dân Việt Nam và đặt ách thống trị lên người Việt hải ngoa.i. Chẳng hạn, tại Việt Nam, chúng không đàn áp được Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chúng không bẻ được ý chí của hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Không Tánh, và Phật giáo hải ngoại, thì chúng đã dùng các chính sách mua chuộc, lợi dụng và đánh phá.


Trong nước chúng đã mua chuộc Lê Mạnh Thác, hải ngoại kéo được Trần Quang Thuâ.n.Chúng lợi dụng Thích Nhất Hạnh, cộng tác với Thích Nhất Ha.nh. Trước đây, một số tăng ni theo Phật giáo Thống nhất, nay họ hiện rõ bộ mặt thân cộng, đánh phá Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Họ đánh phá Phật giáo một cách bí mật và công khai. Họ công khai chỉ trích ông Võ văn Ái, vu khống các vi tu sĩ Phật giáo, họ lập hệ thống riêng, tổ chức riêng. Họ cố ý gây cho các tôn giáo xung đột, nhất là nhắm làm ta rã Phật giáo Thống nhất là một lực lượng dân tộc, luôn luôn đi tiên phong trong việc vệ đạo và vệ quốc.

Họ vu cáo các tu sĩ Phật giáo là cộng sản. Những lời tố cáo này không đúng. Như thượng tọa Trí Quang bị tố cáo là cộng sản, họ lại tố cáo ông nhận hàng triệu Mỹ kim của Mỹ, ông được Mỹ chứa chấp trong cơ quan của Mỹ. . . Trên bình diện lý luận, kết luận ông Trí Quang là cộng sản thì còn thiếu vì vì ông có thể là người của Mỹ!


Họ tố cáo một số tu sĩ Phật giáo trước đây theo cộng sản. Trên bình diện chính trị, những ai trước đây là thân cộng hay là cộng sản mà nay đã từ bỏ cộng sản, trở về với chủ nghĩa dân tộc, chống lại cộng sản như Gorbachev, Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang. . .chúng ta đều hoan nghênh.


Ngoài ra họ đã cố tâm gây cho Phật giáo và Thiên chúa giáo xung đột bằng cách này hay cách khác. Nhóm Giao Điểm là một minh chứng cụ thể. Họ mượn danh Phật giáo để tấn công Thiên Chúa giáo. Xin đồng bào nhận rõ mưu gian của cộng sản.


2.Kinh tế:



Xâm lăng hải ngọai là để chiếm tiền bạc, kho tài nguyên phong phú ở đây. Chúng lấy tiền hải ngoại đồng thời lấy tiền của dân trong nước trong các vụ lao động nước ngoài, buôn người, đưa người xâm nhập bất hợp pháp ra hải ngoa.i. Đồng thời chúng dùng những người này hoạt động bất hợp pháp như trồng cần sa, buôn bán ma túy, buôn lậu, mãi dâm, lập những băng xã hội đen để khủng bố, cướp phá và kinh tài cho cộng sản.


3. Tình báo:



Cộng sản bao giờ cũng chú trọng việc tình báo . Những ca sĩ, những kẻ đội lốt tu hành thật ra là những công an. Họ làm văn nghệ, làm từ thiện chẳng qua là cái áo bên ngoài, bộ mặt bên ngoài đẹp đẽ của hồ ly tinh nhằm bóp chết tự do dân chủ của nhân dân hải ngoa.i.


4. Quân sự:



Nay số du học sinh, tu hành, lao động, du khách Việt cộng đã lên đến hàng trăm ngàn. Nếu cần, lực lượng này sẽ đánh phá "Mỹ ngụy" ngay trên đất Mỹ, bằng quân sự chính quy hay bán chính quy hay du kích nhất là khi chiến tranh Mỹ Hoa khởi đầu mà cộng sản Việt Nam cam tâm làm nô lệ cho Trung cô.ng.


Ban đầu chỉ là tuyên truyền, dần dần, chúng sẽ có một lực lượng mới chống phá chính trị và kinh tế hải ngoa.i. Chúng sẽ đặt ách nô lệ lên đầu cổ người Việt hải ngoại, và hoàn thành một đạo quân gián điệp cho Việt Cộng và Trung Cộng trong các lãnh vực kinh tế, chính trị và khoa học

II CÁC HÌNH THỨC



Như trên đã trình bày, một số Việt kiều nằm vùng , du học sinh, cán bộ cộng sản tại hải ngoại, hôn nhân, những nhà tu hành giả hiệu hay biến chất, những nhà "đối kháng giả hiệu". . .đã dần dần lộ mă.t.


Họ đã dùng các chiến thuật sau:

1. Họ là những nhà tu hành giả mạo, hoặc nhà tu " quốc doanh"
, hoặc cá nhân đã mượn danh nghĩa từ thiện để kinh tài cho cộng sản như Thích Thanh Từ, Thích Trí Dũng, Hồng Y Phạm Minh Mẫn.. .

+Họ quyên tiền cứu trợ bão lụt

+Họ kêu gọi giúp người tàn tâ.t.

+Họ kêu gọi giúp trẻ mồ côi.

+Họ kêu gọi góp tiền làm nhà cho các thầy cô. Một số cựu học sinh Trưng vương Gia Long đã góp tiền xây nhà cho thầy cố, được it lâu thì những nhà này bị đảng hay những tay gian lận bán mất!

+Họ kêu gọi việc tìm mộ sĩ quan VNCH, giúp thương binh VNCH nhưng sự thực như thế nào?

Chính người cộng sản đã xây mộ không có cốt, hoặc bỏ xương chó, xương trâu làm xương liệt sĩ của họ thì làm sao họ thành thật trong việc tìm mộ, tìm cốt sĩ quan VNCH?

Chúng ta nên biết rằng việc từ thiện, việc cứu tế xã hội là độc quyền của cộng sản, các vị Quảng Độ, Không Tánh trong Phật Giáo Thống nhất bị cấm làm từ thiê.n. Tất cả đồ cứu trở phải vào tay cộng sản để họ bỏ túi.

2. Họ kêu gọi về Việt Nam đầu tư.

3.Ho. tích cực hoạt động để chinh phục lòng tin của cộng đồng sau đó lèo lái cộng đồng, hoặc phá hoại cộng đồng.

4.Tổ chức văn nghệ, xâm nhập hàng ngũ văn nghệ và lôi kéo các văn nghệ sĩ hải ngoa.i. Sự hiện diện của văn công cộng sản là sự hiện diện công khai của cộng sản tại hải ngoa.i. Trong hiện tại, cộng sản chỉ đưa ra một vài ca sĩ trong các chương trình văn nghệ nhưng tương lai, cộng sản sẽ gạt hết ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại để ca sĩ, nhạc sĩ cộng sản độc diễn.

5. Dùng miệng lưỡi xuyên tạc, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, đoàn thể và cá nhân.

6. Xâm nhập báo chí, đài truyền thanh. Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, Nhật Tiến, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, . . . đã công khai chỉ trích người Việt hải ngoa.i.

Trong lãnh vực này, có khi họ công khai chỉ trích cộng đồng, hoặc lúc chỉ trích cộng sản, lúc ca ngợi cộng để làm rối mù dư luâ.n. Một người của họ ký nhiều tên và xúi dục những người nhẹ dạ gây nên sóng gió trong cộng đồng.


+ Trước đây, nhiều kẻ tự xưng là con của Vũ Trọng Phụng, hay tự xưng người tù cùng Trần Văn Tuyên viết nhiều lời để mạ lỵ Trần Văn Tuyên. Cũng có kẻ mượn danh con cháu Nhất Linh để vu vạ các nhà văn trong TLVĐ.

+Họ tấn công, vu khống cá nhân hay một nhóm người đã hoạt động cho cộng đồng.

+Họ dùng pháp lý để gây thiệt hại cho những người hoạt động cộng đồng.

+Đôi khi họ đưa ra những tên giả, việc giả như Vũ Hạnh đã giả tên người Ý A. Pazzi trong quyển "Người Việt Cao Quý. Trong khi chống Mỹ, đề cao lòng yêu nước cũng là một cách chống Mỹ. Trong mọi sự, cộng sản chú trọng vào chính trị. Một số người ở hải ngoại cũng làm việc tương tự. Theo Lê Xuân Nhuận và nhiều người khác, DHN với " bản dịch" Saigon Et Moi Của Cựu Đại Sứ Pháp Mérillon cũng là việc ngụy tạo . Những cuộc trình diễn văn nghệ, sự có mặt của văn công cộng sản là một hành động chính trị của cộng sản, và việc giới thiệu các ni, sư, cha, soeur quốc doanh, và việc xin tiền, quyên góp chỉ là chính sách kinh tài của cộng sản, đồng thời mang tính chất chính trị, thể hiện nghị quyết 36 của cộng sản. .


7. Họ dùng các cơ sở tôn giáo để kinh tài và hoạt động gián điệp và phá hoại:

Trước 1975, cộng sản đã trà trộn trong các tôn giáo để hoạt động chống phá quốc gia. Nay họ vẫn theo sách lược cũ. Có những gia đình cha mẹ, anh chị em đi tu xây dựng ba bốn cái chùa. Rõ ràng đó là kinh doanh gia đình hoặc đó là một chi bộ cộng sản nằm vùng.


Đã nhiều lần cộng sản lường gạt nhân dân ta. Trước đây, dân Miền Nam đã tin rằng Nguyễn Hữu Thọ là người quốc gia, không phải là tay sai cộng sản. Trước đây nhiều trí thức và dân chúng ủng hộ cộng sản, theo GPMN nay thì đã thấy mặt thật cộng sản. Bọn Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Hảo, Nguyễn Văn Hảo sau một thời gian phục vụ cộng sản đã phải bỏ nước mà đi.

Chúng ta phải sáng suốt trước cuộc xâm lăng của cộng sản. Chúng ta phải kiên quyết phân biệt tốt xấu, thiện ác. Đi đến với các sư cha quốc doanh là theo sa tăng. Nghe văn công Việt cộng ca hát mà vỗ tay và vui cười là chấp nhận sự thống trị của cộng sản. Họ dùng văn nghệ sĩ trong lãnh vực văn hóa và nhà tu hành trong lãnh vực tôn giáo và từ thiện để đặt ách độc tài thống trị vô văn hóa, vô nhân đạo, phi tôn giáo lên người Việt Quốc gia hải ngoa.i. Chúng là những con hồ ly tinh giả làm mỹ nữ để mê hoặc những người nhẹ dạ sau đó chúng sẽ nhai xương, nuốt thịt và bắt linh hồn con người!


Họ kêu gọi đoàn kết, xóa bỏ hận thù nhưng họ thẳng tay cướp đất dân oan, đánh đập và khủng bố các trí thức, các nhà dân chủ thì làm sao mà hòa giải với nhân dân? Họ không thương yêu nhân dân trong nước thì sao mà yêu bọn "Mỹ ngụy"? Họ nói thương dân nhưng họ không chia sẻ quyền lợi cho nhân dân, họ không cho dân chúng quyền tự do dân chủ, họ chỉ chủ trương độc tài đảng trị cho quyền lợi vài ba gia đình, vài ba ngàn đảng viên thân tín. Độc tài đảng trị thì không thể nào thương dân, hòa hợp, đoàn kết với nhân dân!


Bên kia bờ đại dương, cộng sản đã bóc lột nhân dân, cấm đoán mọi thứ tự do của nhân dân , cướp bóc tài sản của nhân dân, của các giáo hội và tài sản quốc gia, nay thì chúng càng ngày càng công khai xâm phạm hải ngoa.i. Chúng ta còn một chút tự do, xin đồng bào hải ngoại có ý thức bảo vệ cái tự do mà chúng ta đã hy sinh mà có đươ.c. Cuộc tranh đấu của Lý Tống là một hành động chống cộng sản thâm độc để bảo vệ tự do của người Việt Quốc gia.

Bài do chị Ngô Minh Hằng chuyển


Back to top
« Last Edit: 14. Aug 2010 , 01:19 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #24 - 23. Aug 2010 , 17:05
 


Monday, August 23, 2010

Cháu Không muốn về Việt Nam
Muốn Ở Lại Mỹ


Tác giả: Nguyễn Hữu Thời

Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, kể về một nữ sinh viên từ Việt Nam du học Mỹ đi biểu tình chống cộng.
***

Hôm 24 tháng 7 vừa qua, tôi đi biểu tình chống văn công Việt Cộng Đàm Vĩnh Hưng, tình cờ đứng gần một cô gái trạc khoảng 21, 22 tuổi. Cô không có cầm cờ vàng ba sọc đỏ như mọi người; nhưng trên đầu cô đội mũ lưỡi trai màu vàng ba sọc đỏ biểu hiệu quốc kỳ Việtnam. Điều làm tôi chú ý là khi người cầm loa hô: "Đã Đảo Cộng sản. Đã Đảo Văn Công Việt Công Đàm Vĩnh Hưng", cô giơ tay cao lên và hét lớn Đã Đảo, nét mặt cương nghị, quả quyết. Tiếng hô át cả giọng hô của những người đứng cạnh. Bàn tay phải cô nắm chặt lại và vung lên thật mạnh. Cô như muốn trút hết nỗi căm hờn, uất ức trong tiếng hô.
An Ninh Chính Trị Xã Hội Chủ Nghĩa
Trời nắng gắt. Cô không mang kiếng mát. Thoáng nhìn đôi mắt như có ánh lửa. Thấy tôi mang cái bảng lên án Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Pol Pot là những kẻ tội phạm giết người, cô nhìn chăm chăm và xin phép cho cô chụp hình. Tôi xoay người lại đối lưng với các người biểu tình cho cô chụp hình. Tôi mặc quần short vì trời nóng quá. Cô thấy cái chân trái tôi bị băng vì vết mổ chưa lành.


Cô hỏi bằng giọng Huế:
- Cháu thấy chú có cái chân quấn băng, đi cà nhắc mà cũng đi biểu tình hỉ?
Tôi chưa kịp trả lời, cô liền nói tiếp:
- Chỗ mô có mấy cán bộ cao cấp trong nước qua Mỹ dịch vụ hay du lịch, cháu thường thấy đồng bào bên ni tụ tập biểu tình phản đối.
Tôi vì chăm chú nhìn chỗ những kẻ đứng sắp hàng vào xem DVH ca hát để hô khẩu hiệu phản đối nên ậm ừ trả lời cho qua chuyện. Thêm nữa, cái chân trái còn nhức nhối lắm; nên thỉnh thoảng cúi xuống xoa nhẹ trên vết thương, không quan tâm mấy đến người đứng bên cạnh vừa mới xin phép mình chụp hình.
Bỗng có một bàn tay vỗ mạnh vào vai làm tôi giật mình quay lại thì ra cô gái khi nảy vẫn còn đứng gần tôi. Cô nói một cách rất tự nhiên như người đã quen thân từ bao giờ, vừa nói cô vừa chỉ vào chỗ những người đứng sắp hàng chờ khám xét mới vào trong rạp hát.
Cô reo lên.
- Kìa! Chú nhìn kìa. Con Liên bạn học cùng lớp với cháu đang đứng sắp hàng kìa.
Theo tay cô ấy chỉ, tôi thấy cô Liên nào đó đang đứng sắp hàng. Tôi hỏi:
- Bạn học cô đấy à!
- Dạ. Nó với cháu cùng lớp ở USC đấy!
Vừa trả lời, cô gái móc trong túi quần tây đưa ra tấm vé vào cửa và nói:
- Cháu có tấm vé vào cửa đây nhưng cháu không thèm vào xem đâu. Cháu và bạn cháu giận nhau vì cháu không vào xem với nó.
Tôi nói: " Vậy hả. Tốt lắm! "


Số người biểu tình càng lúc càng dồn lên phía chúng tôi đứng quá đông. Tôi chào cô gái , và lặng lẽ mang cái bảng lách đi chỗ khác, tìm chỗ rộng rãi đứng.Tôi len lỏi ngang qua lớp người đi biểu tình dọc theo đường ra chỗ thưa người, kiếm nơi thoáng khí nghỉ mệt một chút. Bỗng tôi nghe có người gọi tên tôi. Nhìn quanh quất thì ra là anh Phạm Ngọc Dao (Khóa 19 Võ Bị Đà Lạt) đang ngồi nghỉ mệt cạnh những kết nước lọc. Thấy cái chân trái tôi còn quấn băng. Anh khen: " Cái chân anh đau, đi cà- nhắc như vậy mà cố đi biểu tình. Đáng khen!" Anh lấy chai nước lọc và gói xôi trong cái thùng của chị ngồi bên cạnh mời tôi, anh vừa đưa tôi gói xôi và chai nước lọc, vừa nói liền một hơi:
- Mời anh ngồi xuống đây và dùng tạm đỡ khát. Đây là chị Trạch, hiền thê anh Lê xuân Trạch ( khóa 20 Võ Bị ) bạn thân của tôi. Anh Trạch đang đứng đàng kia kìa. Anh Dao còn cho biết anh chị Trach mỗi khi có biểu tình chống Cộng, anh chị thường nấu xôi bỏ tửng gói vào bao ni- lông, và mua thêm mấy két nước lạnh đem theo để phục vụ người biểu tình. Anh chị làm việc tự nguyện, xung phong, bỏ tiền túi của mình, đơn độc chứ không ở trong một tổ chức tập thể nào cả. Tinh thần chống Cộng anh chị cao lắm đấy!
- Chị Trạch không nói gì chỉ mĩm cười thôi.
Cách đây mười mấy năm, hồi tên Trần Trường treo cờ Việt Cộng và ảnh Hồ Chí Minh nơi tiệm video của y, và mỗi chiều khi đi làm về, vợ chồng tôi đi thẳng đến nơi biểu tình. Đêm nào cũng gặp anh chị Dao ở đó. Anh chị còn dẫn cả đàn con đi cùng. Lúc ấy, anh gầy, nhanh nhẹn, và đầu tóc đen láng. Lần nầy gặp lại anh, đầu tóc anh bạc đều như cước, trông như tiên ông đạo cốt, người bệ vệ, cái bụng hơi phệ, đi đứng châm chạp hơn xưa nhiều. Nước da anh trắng bóc, lại gặp trời nắng gắt nên mặt anh đỏ hồng trông như người say rượu. Thấy tôi nhìn anh có vẽ ngạc nhiên. Anh nói: " Hưu trí rồi nhưng không nhàn nhã đâu."
- Sao vậy?
- Giữ cháu.( Baby-Sitter)
Tôi và anh Dao đang ngồi nói chuyện mông lung, hỏi thăm nhau những năm không gặp, chuyện nhà, chuyện sở, chuyện bạn bè, ai còn, ai mất, chỉ cho nhau ăn uống cử kiêng khi tuổi đời đã lớn, bỗng cô khi nãy mang máy hình trờ tới, đi ngang qua chỗ chúng tôi. Vừa nhận ra tôi, cô liền ghé vào chào. Anh Dao quay qua hỏi:


- Quen hả?
- Không! Mới biết chỗ đứng đàng kia.Anh Dao nhanh miệng liền mời cô ngồi xuống cùng giải khát . Cô rất tự nhiên, không chút bỡ ngỡ,không e lệ, rụt rè, vui vẻ ngồi xuống cạnh chúng tôi. Thấy cô tỏ vẽ thân thiện, tôi bạo dạn hỏi:- Chắc cô sắp tốt nghiệp?- Cháu còn một năm nữa đấy.- Cô theo học major nào ở USC?- Cháu theo học môn " vi tính ứng dụng"- Tốt nghiệp rồi. Cô định xin làm ở đâu?- Cháu phải trở về Việtnam.- Cô là du sinh à ?- Thưa vâng.Tôi thật thà hỏi:- Thế à! Cô đi biểu tình không sợ Việt Cộng chụp hình làm khó dễ khi trở về nước sao?Cô không trả lời ngay câu tôi hỏi vừa rồi, cô cầm chai nước hớp một ngụm, rồi lên giọng, nghiêm nghị nói một hơi dài :

- Nếu mỗi người Việtnam ở đây đều sợ hết thì Cộng sản Viêtnam tha hồ muốn làm gì thì làm đó. Họ tham nhũng, vơ vét, cửa quyền, muốn bắt ai thì bắt, muốn giam ai thì giam, không có luật pháp, kỷ cương gì hết. Họ đưa toàn dân đến chỗ khốn cùng, kiệt lực, quốc gia, tổ quốc tan hoang đó chú. Du sinh cũng có năm bảy loại du sinh, chú ơi! Hơn nữa, tốt nghiệp rồi cháu không muốn trở về đâu. Cháu muốn xin ở lại Mỹ.- Bằng cách nào cô xin ở lại đây? Cô có bà con gì ở Mỹ nầy không?- Cháu chỉ có một bà chị họ con ông bác ở tận Alaska. Cháu cố học để khi tốt nghiệp ra trường với GPA thật xuất sắc, và xin tiếp tục học lên nữa. Cháu sẽ tìm một người mà cháu thật lòng yêu, có quốc tịch Hoa Kỳ để lập gia đình..- Cháu đến đây du học tự túc hay học bỗng?- Một nửa cha mẹ cháu đài thọ, một nửa là của chính phủ Hoa kỳ cấp qua chương trình được chọn lựa trong những sinh viên xuất sắc.- Cháu đã là sinh viên xuất sắc rồi đấy. Cháu không ưa Cộng sản, sao cháu mua vé vào xem văn công DVH hát, vừa tốn tiền, vừa mất thời giờ đó. Thời giờ đó đến thư viện đọc sách hay làm công việc từ thiện có ích hơn cháu ạ.- Cháu biết!. Cháu đâu có mua. Họ phát không cho đấy.- Thì ra là thế!
Nghe tới đây, tôi thầm hiểu rằng Việt Cộng có chủ trương đưa Đàm Vĩnh Hưng ra các nườc tự do ca hát là có một chủ định đen tối. Chúng lợi dụng sự chóng quên của một số người VN tỵ nạn Cộng sản. Họ đã dễ dàng quên đi những sự tàn ác dã man của bọn côn đồ Cộng sản đã đối xử tàn tệ với họ khi còn ở trong nước. Bây giờ thoát ra được các nước Tây phương, họ có tự do, cơm no ấm cật, rững mỡ, họ dư tiền, dư của, rủ rê du lịch Việtnam, ăn chơi phè phởn trong khi cả triệu triệu người Việt nam thấp cổ bé miệng bị bọn lãnh đạo Đảng viên có quyền, có chức bóc lột, chà đạp, cướp nhà, cướp đất, lừa gạt, hăm dọa, vô cớ bắt bớ, đánh đập, tra khảo, vu oan giá họa v...v...giờ đây họ sống yên lành ở đây, nhận vé tặng không của bọn tay sai Cộng sản ở hải ngoại, họ xun xoe áo quần, che mặt sắp hàng vào xem những tên văn công Cộng sản, hát hò, ru ngũ ...họ đâu có biết rằng một số lớn đồng bào của chúng ta còn lại trong nước bị lũ thống trị Cộng sản Việtnam tước đọat hết quyền làm người tối thiểu phải có như: tự do hội họp, tự do tôn giáo, nhân quyền, tự do báo chí v...v...

Tôi đang miên man nghĩ ngợi những điều vừa kể ở trên; bỗng anh Dao đứng dậy, tôi nắm tay anh nhờ kéo tôi cùng đứng lên. Chúng tôi chào chị Trạch và tiếp tục ra chỗ hàng rào biểu tình tiếp. Cô sinh viên mới quen xách máy hình theo chúng tôi.Chúng tôi có một chiều thứ Bảy thật có ý nghĩa./-
Nguyễn Hữu Thời
Back to top
« Last Edit: 23. Aug 2010 , 17:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #25 - 23. Aug 2010 , 17:20
 
Biết trả lời sao .


  Thư của một nữ sinh viên gửi thầy giáo     

 


Thưa thầy!
Em viết thư này để hỏi thầy một điều không liên quan gì tới kiến thức cả, hay nói chính xác hơn, đây là một loại kiến thức khác, chưa thấy dạy trong trường. Thầy ơi!  Em là một nữ sinh viên. Em có rất nhiều thứ phải quan tâm, chắc thầy quá hiểu điều đó. Nào tiền học, nào tiền ăn, nào bài vở, nào sách giáo khoa...
Nhưng em có một mối quan tâm nữa, của riêng con gái, đó là nhan sắc. Từ lâu, em đã biết không có nữ sinh chung chung, mà chỉ có nữ sinh cao, nữ sinh thấp, nữ sinh béo, nữ sinh gầy, nữ sinh xấu, nữ sinh đẹp.

Là một nhà khoa học, chả hiểu thầy có quan tâm đến sự đẹp xấu của nữ sinh không, chứ em thấy các bạn nam trẻ, các bạn nam già và bạn của các bạn nam cả trẻ lẫn già đều có vẻ quan tâm lắm.

Do đó, trong đêm chung kết hoa hậu vừa qua, gần như đám sinh viên trường em đều tụ tập trước ti vi. Mọi người thi nhau xem và bàn tán rất nhiều điều. Kẻ thì để ý tới phần áo dạ hội, kẻ thì chú ý tới phần áo tắm, kẻ lại thích thú xem các cô nhảy múa bên bờ biển.

Riêng em chỉ âm thầm quan tâm tới một thứ thôi, thưa thầy, đó là giải thưởng. Em nhìn rõ ràng giải nhất dành cho cô hoa hậu là nửa tỉ, tức năm trăm triệu đồng.

Trời ơi, năm trăm triệu đồng. Số tiền này cả đời em chưa nhìn thấy nó, bố mẹ em cũng chưa nhìn thấy nó. Số tiền ấy là quá sức tưởng tượng với một nữ sinh viên như em.

Em nhẩm tính nếu như mình tốt nghiệp đại học và may mắn tìm được việc làm (rất may mắn), có mức lương trung bình là ba triệu đồng mỗi tháng thì phải mười lăm năm em mới có được năm trăm triệu nếu như tuyệt đối không ăn uống bất cứ một thứ gì và cũng không mua sắm bất cứ một thứ gì dù là que kem hay chiếc kẹp tóc. Nói cách khác, suốt mười lăm năm, em chỉ tồn tại bằng cách hít thở ô-xy miễn phí trong không khí mà thôi (đó là chưa kể ô-xy hôm nay chưa chắc đã miễn phí!).

Vậy mà cô hoa hậu chỉ cần một phút đăng quang là nhận được số tiền đó, như vậy là sao hả thầy?

Em không phải là một đứa con gái hẹp hòi thầy ơi. Em xin thề không có chút ghen tị nào cả. Từ đáy lòng mình (mà đáy lòng của một nữ sinh viên thì rất trong sáng), em chúc mừng cho cô hoa hậu. Em tin là cô ấy xứng đáng đội vương miện, và em thành thật ngưỡng mộ cô ấy về tất cả các mặt, từ chiều cao cho tới thân hình.

Nhưng năm trăm triệu đồng có nhiều quá không hả thầy? Theo thầy như vậy có thỏa đáng không? Em biết rằng câu hỏi này rất nhiều nữ sinh viên và cả nam sinh viên đang đặt ra.

Thầy vẫn nói với em bao nhiêu lần, cái quý nhất của con người là trí tuệ, em không chút nghi ngờ điều ấy. Em nhìn chung quanh, và nhìn ra thế giới, em thấy tất cả các công trình, các sản phẩm bậc cao, các máy móc khoa học tối tân mà nhờ chúng loài người chúng ta trở nên vĩ đại đều là sản phẩm của trí tuệ cả, không có thứ nào là sản phẩm của nhan sắc. Trí tuệ là quý nhất, không ai có thể nghi hoặc điều này. Và cái gì quý nhất phải được trả giá cao nhất chứ thưa thầy!

Mới đây, em đọc báo thấy giáo sư toán học Việt Nam lừng lẫy thế giới Ngô Bảo Châu, nếu làm việc ở Viện toán, sẽ được ưu tiên trả lương năm triệu đồng một tháng. Năm triệu? Cả nước bao nhiêu năm mới có một nhà khoa học như thế, nhưng đã có cả trăm cô hoa hậu đủ mọi danh hiệu. Vậy có hợp lý không?

Em để ý thấy giải cho hoa hậu năm nay cao hơn năm trước, và năm trước cao hơn năm trước nữa, trong khi lương các nhà khoa học mấy chục năm qua vẫn giữ nguyên, tại sao vậy thưa thầy?

Em không sao hiểu được. Em đi hỏi các bạn trong lớp và đứa nào cũng có vẻ không hiểu như em. Em xin nhắc lại với thầy, em viết thư này không có chút xíu gì phản đối cô hoa hậu cũng như phản đối thi hoa hậu hết. Em cũng không hề có ý nghĩ phải bớt giải thưởng cho cô ấy đi, vì như thầy đã nhiều lần căn dặn, có rất nhiều giá trị chả thể lấy tiền làm thước đo, cho nên cũng không nên bảo năm trăm triệu đồng là nhiều hay ít. Em chỉ muốn thầy, với tư cách một giáo sư mà cả trường kính trọng, giải thích cho em, cũng như cho các bạn em.

Em chả hề có chân dài, và em cũng chưa khi nào biết số đo ba vòng của mình là bao nhiêu vì cả đời em chả có lý do gì để đo cả. Nhưng em biết rõ giá một ký gạo, một chai nước mắm, học phí một năm đại học và em cũng biết rõ để có một năm học phí này, ba má em bán bao nhiêu ký thóc, nuôi bao nhiêu con heo. Những kiến thức như thế em chưa từng thấy hỏi trên sân khấu của bất kỳ một cuộc thi sắc đẹp nào trên đất nước ta, một đất nước có hàng triệu thiếu nữ nghèo, vậy là sao hả thầy?

Em cũng hiểu ngoại hình của mình rất trung bình. Dù mỗi năm có một ngàn cuộc thi hoa hậu thì em cũng chả hy vọng gì đâu, và rất, rất nhiều cô gái trong xã hội hôm nay cũng thế.

Vậy là bọn em chả hy vọng gì đùng một cái có số tiền to phải không thầy? Bọn em chỉ còn con đường suốt đời âm thầm, lặng lẽ và hưởng thụ một đồng lương cực kỳ vừa phải hay sao?

Thầy ơi!

Xin thầy bỏ qua cho nếu như những thắc mắc của em có gì tầm thường. Em chỉ muốn thưa với thầy, đấy là thắc mắc của rất nhiều cô gái khác, chẳng qua họ chẳng viết thư cho thầy mà thôi. Em rất hy vọng thầy trả lời em, làm cho em sáng tỏ một chút trong vấn đề hoa hậu sôi động này.

Em


Back to top
« Last Edit: 23. Aug 2010 , 17:21 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Chuyện khó tin nhưng có thật
Reply #26 - 26. Sep 2010 , 23:54
 
HỒ XUÂN HƯƠNG HÔM NAY




,_.___

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Đặc biệt cho những ai đả từng là cư dân hay có thời làm việc tại Đà Lạt...

Hình ảnh và bài viết ...

để biết bọn vẹm của liên khu 5, chỉ biết bóc lột, công khai dành ăn....
đã phá huỷ Đà Lạt như thế nào...

Đau đớn, ngậm ngùi....


Xin mời Quý Vị theo dỏi...


BMH
Washington, D.C

DÊ NÚI

tka23 Post


...


HỒ XUÂN HƯƠNG TRƯỚC KHI TÂN TẠO


ĐàLạt với Hố Xuân Hương hay Hồ Xuân Hương?

Hai dự án:

1/ Nạo vét lòng Hồ Xuân Hương sâu 3m, xây cừ đá làm đẹp Hồ Xuân Hương cho Đàlạt đẹp hơn???

2/ Xây Cầu Ông Đạo lớn hơn để mỗi bên 2 làn đường vào ra Chợ Đàlạt xe đi thoải mái hơn???

Chương trình của hai dự án thi công hoàn tất tháng 9 2010 để Đàlạt kịp mừng Thăng Long 1000 năm.

Khởi công 4 gói thầu nạo vét lòng hồ, một gói xây cầu. Khởi công trứơc 1/ 2009. Có 9 tháng để làm việc.

Sau đúng 9 tháng, ngày 5/9 tôi rời Đàlạt về Sàigòn...
Hồ Xuân Hương vẫn là Hố Xuân Hương... và không biết ngày nào, bao giờ mới trở lại là Hô Xuân Hương????

Tiền cho dự án... có còn đâu mà nạo và xây??? Hỏi tới thì được trả lời tài khoản hết, chờ Trung Ương rót vào?

Đáy hồ nay mọc cỏ cao, những con thiên nga chết rục trên thảm cỏ hoang.

...


SAU 9 THÁNG NẠO VÉT LÒNG HỒ


Những cơ sở thương mãi quanh hồ như Nhà Thủy Tạ đóng cửa trơ cùng tuế nguyệt:


...


Nhà hàng Thanh Thủy lèo tèo vài người khách, trên bảng quảng cáo đăng hình "cải tạo"


đáy hồ thấy để diễn tiến tới ngày 139... ngưng luôn.


...


Còn cầu ông Đạo cũng chưa có gì. Toàn thể dư án chờ tiền. Chờ đến bao giờ ? Ai biết được? Lượng du khách lên Đàlạt còn không tới 10%. Xe khách tốc hành Xuân Trang, Thành Bưởi lúc nào cũng thiếu khách-dư ghế. Chuyến cuối cùng 10 giờ đêm thường đông, không còn chỗ vì nhiều người muốn đi đêm cho mát, ngủ một giấc là tới Đàlạt, chuyến xe này thường chạy có 4 tiếng 30 phút, ban ngày 7 tiếng...thế mà chỉ được nửa số khách.

Dân Đàlạt ngao ngán nhìn khách thưa thớt. Họ than bao giờ hồ thay cho hố.

Cầu ông Đạo tôi tưởng cao lắm mất vài tháng là xong. sau 9 tháng, lại còn thê thảm hơn, công trường chỉ còn chiếc cẩu, không một cơ giới nàò khác, hai đầu dựng tôn lô cốt, im lìm không một hoạt động:

...

Thế vào cầu Ông Đạo là con đương nhựa nhỏ nối hai bên hồ khoảng giữa Nhà Thủy Tạ và nhà hàng Thanh Thuỷ để xe hơi và xe máy chạy.

Thật tang thương.


...


HỒ XUÂN HƯƠNG HIỆN TẠI


Kiểu này chắc sắp giống Vinashine thất thoát, thua lỗ 86 ngàn tỉ đồng..thay hai ba quan đầu tỉnh là xong. Rõ chán, thành qủa cuả đỉnh cao trí tuệ, hầu bao vô đáy.


Dê Núi


ĐÀ LẠT NGÀY NAY

1001 Chuyện Ba Láp

----- Ký Bần -----


(Sài Gòn - Chợ Lớn? Không!! ... Đà Lạt ngày nay!!!)

Lời của Ký Què:

Tôi, Ký Què nhận được bài "Đalat Ngày Nay-1001 Chuyện Bá Láp" của anh bạn Ký Bần. Cả hai tụi tui là dân nhập cư lậu từ sau ngày bị phỏng. Tụi tui sống độc thân, rất lạc quan yêu đời, không bao giờ nghĩ đến quá khứ huy hoàng của mình mà chỉ nghĩ đến tương lai của đám cháu cố mà thôi. Nghề chính của tui là chuyên nghe lóm mấy mệ ngồi lê đôi mách nói xấu nhà nước. Còn Ký Bần thì lâu lâu viết: "Chuyện Bá Láp" nhưng không dám gửi cho báo "Tuổi Trẻ" hoặc "Thanh Niên". Kẹt quá, Ký Bần bèn gửi đến cho tui để đọc cho dzui. Nay tui gửi cho ĐS BTX-THĐ xin đăng cho bà con đọc chơi. Nếu có tiền xin gửi tí nhuận bút uống rượu vang Đalat và ngồi nghe lóm bàn dân thiên hạ nguyền rủa nhà nước. Đọc "Chuyện Bá Láp" xin chớ tin vì là "Chuyện Bá Láp". Mở đầu bằng 5 chuyện như sau:

MỘT:

Tết Canh Dần 2010, dân tứ xứ kéo lên Đalat vui xuân đón tết. Xe đổ dốc vào thành phố thì hỡi ôi! Hồ Xuân Hương không khốc, không còn một giọt nước để làm thuốc. Bụi tung mù trời. Đi vòng vòng hỏi thì chẳng ai biết tại sao. Cuối cùng thì cũng có vài tin "tức mình" như bán hồ cho ngoại quốc xây chỗ ăn chơi, lấp hồ để làm sân cù, làm quảng trường đỏ, làm sân đá banh, xây khách sạn vân vân và vân vân... Vài hôm sau cầu Ông Đạo bị bịt kín hai đầu, xe không qua lại được. Vài ngày sau nữa người ta gánh đất đổ thành con đường mang tên "Bụi Mù" nghe rất thơ mộng nối từ Thủy Tạ qua nhà Đạo Quán Hướng Đạo trước đây. Kế đó là những chiếc xe đào đất và chở đất được gửi tới để móc đất đem đi rắc khắp các con đường chung quanh hồ cho bà con có cơ hội hít bụi tập thể. Các cán chính quyền nói "vét hồ" để cho thành phố đẹp hơn! văn hóa hơn và nhiều cái hơn nữa không kể hết. Hỏi đến bao giờ xong thì cán chính quyền trả lời chắc nịch "cuối năm". Hỏi cư dân Đalat thì tuyệt đại đa số trả lời "Cuối năm Mậu Chuột"...

Lời bàn của Ký Bần: Vét hồ có tiền vào túi. Càng vét lâu tiền chạy vô túi càng nhiều... Khi trả tiền thi công thì làm khó không muốn trả, cuối cùng các đơn vị thi công bỏ luôn... xù... và tiền lại chui vào túi cán...

HAI:

Cách đây 25 năm, chính quyền Đalat do mấy chú mấy bác liên khu 5 nối đuôi nhau cầm quyền ra lệnh:

- "Dân phải đào mồ mả ông bà tổ tiên đem đi nơi khác chơi".

Dân hỏi tại sao thì cán đáp:

- "Xây sân vận động cho dân đến đá banh, đánh vũ cầu, tập yoga, múa tài chi, đi bộ tán gẫu, con nít tới đánh bi hoặc nhảy lò cò tập thể cho có văn hóa."

Nay, mồ mả đã bị bứng hết, chỉ còn vài ba nấm mồ vô chủ. Giới chức liên khu 5 đến nhắm nhắm đo đo. Bàn dân théc méc hỏi làm gì? Trả lời rất ấn tượng:

- Chia lô! Đã bán hết rồi!

Lời bàn của Ký Bần: Đó là chính sách và chủ trương nhất quán đứng đéng... của đảng và nhà nước ta...

BA:

Sau ngày các bác các chú liên khu 5 làm trùm băng đảng trên thành phố Đalat, người dân ở đây trở thành bần cố, còn các bác các chú trở thành giai cấp địa chủ, tư sản, cướp bóc... gọi là đại-gia tư-bản-đỏ như những lãnh chúa thời trung cổ ở Âu Châu. Rồi các bác các chú ra luật cho dân thi hành, chứ không phải các bác các chú thi hành. Điều nàychung cho cả nước chứ không riêng gì ở Đalat.

Khoảng năm bảy năm nay, các bác các chú công an cảnh sát ra luật phạt các chủ xe chạy quá tốc độ qui định. Mức phạt nặng nhẹ tùy theo, từ vài ba trăm nghìn đến vài triệu và giam xe 30 ngày. Nếu khổ chủ thuộc luật và thi hành một cách thông minh thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy! Nói cho dễ hiểu thì cứ tự động móc tiền ra và xin thông cảm. Những chuyện như thế là chuyện rất bình thường trong một xã hội đã đạt đến mức "có văn hóa" khắp "hang cùng ngõ hẻm".

Ký Bần ưa lân la các quán cà phê rẻ tiền và được nghe nhiều chuyện kể giống y chang nhau:

- Các chủ xe du lịch và vận tải hàng hóa nộp tiền cho giới chức cảnh sát giao thông từ hai đến ba triệu một năm để chạy thoải mái và không bao giờ bị cảnh sát giao thông đụng tới vì chạy quá tốc độ giới hạn. Có một anh chủ xe quá hạn nộp tiền hai hôm bèn nhận được điện thoại nhắc nhở. Anh ta phải mất thêm một chầu nhậu cỡ ba triệu nữa!

Tin đã được nhiều giới chức xác minh là đúng: Muốn được làm Cảnh Sát Giao Thông phải chi từ một đến hai tỷ bạc VN!

Lời bàn của Ký Bần: Luật là để cho dân nghèo thi hành. Luật không thi hành đối với các bác các chú "nẩu" và các bậc đại gia.

BỐN:

Cũng vẫn chuyện xe cộ. Đalat trước đây có hai bến xe. Một ở sát ấp Ánh Sáng và một ở phía sau dãy phố khu Hòa Bình. Hai chục năm trước các chú các bác đuổi hết ra bến xe mới trên đồi đối diện với ấp Saint Jean . Không một xe khách nào được bén mảng vào thành phố. Lý do là để cho thành phốsạch đẹp và văn minh lẫn văn hóa.

Thế nhưng, khi các đại gia tư bản đỏ làm ăn thì có ngoại lệ. Trước tiên các đại gia này bỏ tiền mua đứt bến xe mới. Hằng trăm loạixe chạy đi khắp các tuyến đường đất nước phải trả tiền hằng năm để xe được vào bến. Các đại gia này thành lập công ty cổ phần và biếu bác Năm chú Bảy dì Chín... gốc liên khu 5 mỗi người năm bảy cổ phần và mỗi năm lại được chia tiền lời kinh doanh. Cuộc đời các bác các chú các dì liên khu 5 sao mà sướng thế! Người dân Đalat ai ai cũng vừa khóc vừa mừng cho giai cấp lãnh đạo "cực kỳ sáng suốt".

Tập đoàn nói trên không ai xa lạ là "tập đoàn xe khách Phương Trang" có xe chạy trên nhiều tuyến đường tại Việt Nam . Điều ngon lành hơn nữa là tập đoàn xe Phương Trang có một bến xe riêng của mình ngay trong thành phố ở 11A/2 Lê Quý Đôn (ngay góc Cường Để, Duy Tân, gần nhà đèn). Chuyện hay hơn nữa là nếu Phương Trang gây tainạn, cán chết dân thì báo đài không được đưa tin!

Nói thêm: Miệt Sàigòn có bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây. Không xe nào vào lọt được Sàigòn. Nhưng tập đoàn Phương Trang có một đoạn đường riêng (không phải bến xe) ở số 272-274-276 Đề Thám để bán vé, lên và xuống khách... làm cản trở lưu thông trầm trọng.

Lời bàn của Ký Bần: Các cấp lãnh đạo có văn hóa rất hiểu và thực hiện đúng câu của người xưa: "Đa Kim Ngân Phá Luật Lệ".

NĂM:

Chuyện nghe ra rất nghịch nhĩ. Số là những kẻ nghèo khốn bần cùng (như Ký Bần tui) thì mới ngày đội nắng đêm hứng mưa để đứng đầu đường góc chợ Giữ Xe cho thiên hạ đi ăn chơi mua sắm... Thế nhưng nhiều năm qua tại Đalat, các bác các chú liên khu 5 muốn những người "Giữ Xe" phải có trình độ văn hóa cao và gốc gác cách mệnh cho nên Giữ Xe là đặc quyền chỉ dành cho vợ con, anh em, cháu chắc, cậu mợ, chú dì... của các cấp lãnh đạo anh minh của thành phố. Những ai có việc xuống phố ghé chợ, vào các hàng quán nếu dựng xe dưới lòng đường thì đã có mấy chú cảnh sát giao thông đến hỏi thăm sức khỏe.Vài trăm nghìn tiền phạt là chuyện bình thường. Còn nếu dựng xe trên lề đường thì tiền phạt tăng gấp đôi! Do đó, dù chỉ cần năm ba phút chạy vào cửa hàng cũng phải mang xe đến để cho dòng họ ba đời các bác các chú giữ dùm cho. Dĩ nhiên là phải trả tiền.

Chuyện nhà xí: Cũng như chuyện Giữ Xe. Những nơi có nhà xí công cộng, các bác các chú gọi là "Điểm Thơm" hoặc là "Nơi Có Ăn". Cho nên hàng hàng lớp lớp những người làm cách mệnh vô sản tranh nhau những "Nơi Có Ăn" này. Những địa điểm thường tổ chức lễ hội, khu chợ búa, các trung tâm sinh hoạt đông người... đều có nhà xí công cộng. Bước vào bước ra hai nghìn. Cần giấy vệ sinh ba nghìn. Chỉ vài năm ăn nhà xí, phe cách mệnh đã có thể hiên ngang mua đất (vừa mua vừa giật) xây nhà nhiều tầng cao cấp. Việc kinh doanh nhà xí cũng nằm trong chủ trương "hồng hơn chuyên" đấy!

Lời bàn của Ký Bần: Sau ngày 4 tháng 3 ở Đalat, các bác các chú "nẩu" tại Đalat đông hơn "Ruồi Trâu" (tác phẩm vĩ đại của một nhà văn Liên Xô), gốc là dân liên khu 5, Nam-Ngãi-Bìnhthanks.gifhú. Chỉ trong vòng 30 năm, các bác các chú đã phá nát thành phố Đalat.

Ký Bần

Ngày Đalat bị phỏng

3 tháng 4-2010
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra