Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 8
Send Topic In ra
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA (Read 21190 times)
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #60 - 03. Jan 2008 , 07:17
 
Đây là một bài hát được dùng trong một video biểu tình chống TQ . Tuy lời hát không dùng những từ trực tiếp như CS, XH CN nhưng cũng thấy là có những sự ngấm ngầm chống đối qua các bài nhạc Kiểu Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của ns La Hữu Vang trong giới SV trước năm 1975. ĐQ xin post lên đây và mời mọi người cùng nghe

Tuổi Trẻ Chúng Tôi


Nhạc và Trình bày: Giang Châu


"Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm lần lượt đi lên dàn lửa thiêu
Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm kiếp sống lang thang như mây chiều
Này vì đâu này vì đâu mà xương máu ngất núi ngất núi
Trên quê hương rẫy đầy hận thù kiếp sống nào như loài cỏ cây

Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm chìm ngập sâu trong niềm sầu đen
Tuổi trẻ chúng tôi đã bao nhiêu năm héo hắt đi trong cơn ưu phiền
Này vì đâu này vì đâu mà thiêu cháy kiếp sống kiếp sống
Trong mê man với niềm nhọc nhằn nước mắt nào dâng nghẹn đầy vơi

Sao chúng tôi không có quyền lên tiếng nói?
Tìm cuộc đời, đời đáng sống tìm về nguồn, nguồn quê hương bao nghìn năm anh dũng
Sao chúng tôi phải gục đầu, phải gục đầu mà hy sinh cho ngoại quyền
Mà hy sinh cho chủ nghĩa cho danh từ rỗng không

Tuổi trẻ chúng tôi đã nghe trong tim lời gọi âm vang từ nghìn xưa
Tuổi trẻ chúng tôi đã nghe trong tim tiếng réo sôi trong đêm
giao mùa
Này vùng lên này vùng lên tạo nên kiếp sống mới sống mới
Đưa quê hương thoát vòng ngục tù thoát xích xiềng gông cùm nhục ô!"
Back to top
« Last Edit: 03. Jan 2008 , 07:19 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #61 - 03. Jan 2008 , 21:37
 
Blog Chứng nhân Lịch sử: Lời kêu gọi biểu tình lần 3
Gửi vào Thứ Năm, 03 Tháng 1, 2008 bởi BanBienTap1
____________________________________________


Lời kêu gọi biểu tình lần 3


      
Hỡi những người Việt Nam yêu nước,


   
Kể từ thuở quốc tổ Hùng Vương dựng nước Văn Lang cho đến hôm nay, kẻ thù phương Bắc chưa bao giờ nguôi ý định thôn tính nước ta, biến ta thành một châu quận của chúng. Trải hàng ngàn năm, bọn giặc Hán, Ngô, Nguyên, Minh, Thanh... liên tiếp đem quân xâm lược nước ta, cố đồng hóa dân ta, thủ tiêu văn hóa Việt, cướp bóc tài vật, sản vật của người dân Việt.

    Cũng trải qua hàng ngàn năm ấy, dân tộc Việt luôn có những người con ưu tú sẵn sàng đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ vẹn toàn giang sơn gấm vóc.

    - Phù Đổng Thiên Vương chống giặc Ân
    - Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán
    - Triệu Thị Trinh dẹp giặc Đông Ngô
    - Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
    - Trần Hưng Đạo chôn xác quân Nguyên dưới sóng sông Bạch Đằng
    - Lê Lợi kháng Minh
    - Nguyễn Huệ chống quân Thanh
    - ...

...



    Bao thế hệ người Việt đã ngã xuống trên mảnh đất này để giữ gìn non sông một cõi. Lớp lớp quân thù đã phơi thây cùng giấc mộng đồ vương.

    Giặc phương Bắc vẫn không thôi mưu tính chiếm đoạt nước ta.

    - Năm 1974, chúng đã dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên dân Việt.
    - Năm 1988, chúng lại tiếp tục cưỡng chiếm Trường Sa.
    - Năm 2007, chúng chính thức lập ra cơ quan hành chính cấp huyện để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, xem đây là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

    Tham vọng của chúng còn biểu thị rõ ràng hơn trên hành trình rước đuốc Olympic Bắc Kinh - ngọn đuốc sẽ đi qua Hoàng Sa như đi trong lãnh thổ Trung Quốc.

    Trên những băng-rôn, biểu ngữ xuất hiện gần đây tại Trung Quốc, cờ Trung Quốc được thể hiện trên nền đỏ, với một ngôi sao lớn và năm ngôi sao nhỏ so với bốn ngôi sao nhỏ như đã thể hiện trên quốc kỳ.

    Mới đây nhất, chúng đã chính thức ban hành loại tiền riêng dành cho khu vực Tam Sa. Khách du lịch đến vùng này, sử dụng tiền Tam Sa, xem như được miễn thuế.

    Trước những động thái mang tính xâm lược rõ ràng như thế, chính quyền Việt Nam vẫn không có một hành động mạnh mẽ, dứt khoát nào để bảo vệ non sông.

    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, Lê Dũng, vẫn chỉ nói độc một câu: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa".

    Những cuộc biểu tình của các tầng lớp dân chúng Việt Nam đã bị chính quyền ngăn chặn với những hình thức trấn áp, khủng bố tinh thần, bắt bớ, thậm chí đánh đập. Những người Việt Nam yêu nước đã bị bịt miệng, không thể nói lên tiếng nói của mình.

    Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh, trong hội nghị của ngành công an đã nhiệt liệt khen ngợi lực lượng công an đã dẹp yên các cuộc biểu tình. Các cơ quan báo chí Việt Nam đưa tin về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa đã bị kiểm soát gắt gao mà điển hình là Báo điện tử VietNamNet đã bị xử phạt 30 triệu đồng. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu báo chí không được thông tin "không có lợi cho nhà nước".

    Nhạc sĩ Tuấn Khanh, thi sĩ Trần Tiến Dũng, nhà văn Nguyễn Viện, sinh viên Kim Duy, Huyền Hương, blogger Hoàng Hải, Tạ Phong Tần và rất nhiều người nữa đã bị lực lượng công an, an ninh đàn áp bằng nhiều hình thức.

    Nhà văn, nhà báo, dịch giả Trang Hạ cũng bị bắt, thẩm vấn nhiều giờ liền. Không có bằng chứng buộc tội chị, công an đã phạt hành chính chị vì tội... không mang CMND theo mình.

    Trước sự phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức, văn nghệ sĩ, Hà Nội đang chuẩn bị vu cho Trang Hạ tội làm gián điệp cho Đài Loan để bắt giữ chị.

    Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mới đây đã ra thông cáo chính thức yêu cầu Hà Nội phải có tiếng nói và hành động cụ thể nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc.

    Trước những hành động bạo ngược của quân cướp nước và trước sự nhu nhược, hèn hạ của chính quyền Việt Nam, chúng tôi, nhóm trí thức, văn nghệ sĩ chủ trương Blog Chứng nhân Lịch sử chính thức phát lời kêu gọi tiến hành cuộc biểu tình lần 3 vào lúc 9 giờ sáng (giờ Việt Nam - GMT+7) ngày 9/1/2008.

Địa điểm 1: Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội - Số 46 - Hoàng Diệu

Địa điểm 2: Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn - Số 39 - Nguyễn Thị Minh Khai

    9/1/2008 - Ngày Sinh viên Việt Nam - Ngày những thanh niên, sinh viên, thí thức Việt Nam tiếp bước cha ông xuống đường tranh đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải cho dân tộc.

    Để yểm trợ cho các bạn sinh viên, thanh niên, chúng tôi đồng thời kêu gọi các bậc cha chú, các nhân sĩ, những người Việt Nam yêu nước trên khắp thế giới, không phân biệt chính kiến, tốn giáo, giai cấp, đồng loạt tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại quốc gia mình cư ngụ vào cùng thời điểm trên.

   
Xin hãy lắng nghe lời quê hương kêu gọi!
    Giặc ngoại xâm đang nuốt từng tấc đất quê hương...
    Không hành động bây giờ thì là bao giờ?
    Không phải chúng ta thì là ai?



Blog CHỨNG NHÂN lỊCH SỬ
http://blog.360.yahoo.com/blog-E3EKd6Ayc7NdFfplgVLFPG9q3Fz68Hw-?cq=1
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #62 - 04. Jan 2008 , 03:23
 
Tuổi trẻ Việt Nam Anh Hùng! (3)
  • Thơ Bút Trẻ


...



Vào xuân, Bút Trẻ xin gởi lời chúc Tết thiết tha đến các bạn trẻ trong và ngoài nước đang từng giờ từng phút, hoặc âm thầm, hoặc công khai kiên trì hy sinh cho Tổ Quốc Quyết Sinh. Một năm qua, phối hợp Tuổi Trẻ trong ngoài ngày càng nhuần nhuyễn. Mùa Xuân Thắng Lợi của Dân Tộc không còn xa.

Quê hương rực lửa đấu tranh
trong ngoài kết hợp giành Xuân Nhân Quyền.


Trong lúc Đại Hán kẻ thù truyền kiếp nhe nanh vuốt độc hiểm, với tiếp sức xảo trá hèn hạ của bọn nội gián Bắc Bộ Phủ, những người con dũng cảm của Tổ Quốc đã nhanh chóng xuống đường chống Hán từ 2 đầu đất nước, lan sang các tập thể trẻ khắp thế giới, đồng lòng chống Đảng cứu Nước. Mỗi nắm tay các bạn vung lên có một phần sinh mệnh Lạc Hồng, mỗi bước chân các bạn lên đường có uy linh tiền nhân phù trợ

Anh hùng! Tuổi Trẻ Việt Nam
Tiền phong chống giặc, rạng danh giống nòi.


“Thủ phạm chính trong vụ Hoàng Trường Sa… là ĐCSVN chứ không ai khác” (báo chui Tự Do Ngôn Luận số 42 ngày 1.1.08)

    Thật vậy, chính chúng nó đã làm một sỉ nhục chưa từng có trong lịch sử 4 ngàn năm, qua chữ ký ô nhục hiến đất của Thủ Tướng CS Phạm Văn Đồng ngày 14.9.58

Thủ Phạm! Thủ Phạm! VĂN ĐỒNG
PHẠM tội dâng Hán hai hòn đảo thiêng.

    Bọn độc tài bán nước đã lộ nguyên hình, bản chất hèn nhát, mất đất mất biển mất đảo mà miệng câm như hến, đúng ra chúng ngậm miệng ăn tiền (chúng gởi hàng tỉ đô bên Trung Quốc, chưa kể tiền thưởng)

Toàn dân nghe chăng! HOÀNG TRƯỜNG
SA vào tay Hán, đảng không một lời.


    Bút Trẻ kính cẩn lập lại
di chúc Tiền Nhân: “… phải nhớ lời Ta dặn: một tấc đất của Tiền Nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho Muôn Đời Con Cháu” (Đức Trần Nhân Tôn thế kỷ 12).
Thế mà “cặp bài trùng Mười, Anh thân thiết cực kỳ với quân xâm lược…” (báo chui TDNL 42), chúng đã “… cắm sâu một nhóm tay chân thân tín người Việt nằm trong cung đình CS Hà Nội…” (nhà báo Bùi Tín). Quá rõ ràng, bọn 14 đứa Bắc Bộ phủ chỉ Bình Vôi Ngáo Ộp với dân (chúng quên khuấy Bình Ngô Đại Cáo), nhưng là tôi tớ bưng bô Thiên Triều. Chúng dậy dỗ răn đe: trung với đảng, hiếu với dân. Thực chất:

Trung với Hán, đểu với Dân
nội gián nằm PHỦ tôi thần BẮC BÔ (bộ).


     chưa đủ hèn hạ, ngày 22.12.07 chúng đưa phái bộ triều cống sang Thiên Triều tiếp tục đi đêm, cầm đầu là mụ Tòng Thị Phóng, bí thư TƯĐCSVN, phó chủ tịch QHVN

nhục cho nhà chị TÒNG THI (thị)
PHÓNG lao bán nước, rồi thì theo lao.


    Lịch sử vẻ vang của con cháu Lạc Long, Âu Cơ đã chỉ rõ: mỗi khi Quốc biến là có anh hùng hào kiệt xuất đầu lộ diện, lãnh đạo dân chúng, vạch đường cho Tuổi Trẻ Việt Nam, hậu duệ Trần Quốc Tuấn, Phù Đổng Thiên Vương, Đinh Bộ Lĩnh… đi bước tiên phong Tự Phát Cứu Nước:

    Ngày 27.12.07 anh hùng dân tộc Đại Lão Thích Quảng Độ đã ra tuyên cáo cứu nước, giữ đúng truyền thống Phật Giáo trong dòng sinh mệnh dân tộc Đinh Lê Lý Trần

Kính mừng PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỐNG NHẤT kêu gọi: bảo toàn giang sơn!


    Từ Huế, hàng chục năm nay một Người bền bỉ, can trường, công khai, trực diện đấu tranh chống nội xâm, ngoại xâm. Ngọn đuốc sáng chói cho Tuổi Trẻ Việt Nam trong và ngoài nước noi theo:

Từ Huế, anh hùng PHAN VĂN
LỢI nước quyền dân, phất cao ngọn cờ.


    Tại Saigòn, một trong những ngọn cờ đầu đấu tranh từ 2 thập kỷ nay vẫn sừng sửng, bất chấp quản chế, kềm kẹp, khủng bố. Mùi Quế đánh bạt mùi lăng thối. Nguyễn Hào Kiệt đã công bố con đường cứu nước rạng ngời chính nghĩa: DÂN CHỦ LÀ SỨC MẠNH CHỐNG NGOẠI XÂM

Hoan hô bác sĩ NGUYỄN QUÊ (quế)
ĐAN cờ Dân Chủ cho Quê Hương mình.


    Cuộc đấu tranh nhân dân càng ngày càng nở rộ, thiên hình vạn trạng, bạo quyền càng lúc càng ở thế thua. Từ các phong trào quần chúng, nổi bật là KHỐI 8406, phong trào dân oan, công nông, các tập hợp thanh niên… sang đến các tập đoàn chính trị dân tộc như Việt Tân, Vì Dân, Dân Chủ Nhân Dân, Lực Lượng Quốc Dân Việt Nam… ĐCSVN không còn lối thoát nào ngoài thoái vị, trao quyền lại cho dân tộc trong khung cảnh hòa bình. Nếu còn chậm hiểu, hãy nhìn bước tiến công mới của cuộc đấu tranh nhân dân thiên hình vạn trạng đầy sáng tạo của Tổ Quốc 4 ngàn năm này: hàng nửa vạn giáo dân Hà Nội đã biến tiếng KINH thành lời HỊCH: Dậy mà đi! Cuộc biểu dương này vẫn còn tiếp diễn, sẽ thành lời kêu gọi đấu tranh đòi quyền cho giáo dân cả nước và tín đồ các tôn giáo bạn.

Hoan hô giáo dân đất HÀ
NỘI công thâm hậu: tù và xướng kinh.


    Lại thêm một thiên hình vạn trạng nữa làm bọn bán nước rất sợ. Các bạn trẻ Du Sinh Việt Nam ở Tây phương đã đông đảo lên tiếng, kết hợp đấu tranh với đại khối hậu phương hải ngoại trước quốc biến.

Kết đoàn! Tuổi Trẻ Tây DU
SINH mệnh Tổ Quốc bên bờ hiểm nguy
.


    Bút Trẻ cảm phục lòng yêu nước trên hết của các anh em Du Sinh. Hy vọng tấm gương sáng chói này sẽ đánh thức những người trẻ thời cuối 60 đầu 70: các bạn còn nhớ không Tuổi Trẻ trong sáng thuở nào (thời chưa dính đảng) đã thề nguyện với nhau: tất cả vì dân tộc, hoàn toàn cho dân tộc. Các bạn đã hát vang trong các khuôn viên đại học:

Lúa một trăm năm
Nuôi anh kháng chiến
Lúa còn đời đời
Đuổi giặc xâm lăng.


    Có bạn bây giờ ngồi bộ công an, trung ương đảng, tỉnh ủy, thành ủy… các bạn quên rồi sao, giấc mơ Quang Trung của chúng ta:

Người đợi người trong ngày hội trùng tu
Người đợi vào Thăng Long một tối
Người đợi ăn Tết vui mùa đông…


    Thế mà bây giờ các bạn nỡ lòng nào tổ chức kềm kẹp, ruồng bố Tuổi Trẻ Việt Nam trong chính các khuôn viên đại học ngày xưa. Tuổi Trẻ Việt Nam chỉ có một tội; YÊU NƯỚC, Tuổi Trẻ Việt Nam chỉ có kẻ thù: quân XÂM LĂNG và bọn NỘI GIÁN.

Xuân đến Bút Trẻ rớt nước mắt chúc các bạn một mùa XUÂN TRỞ VỀ trong vòng tay dân tộc, cùng góp sức cho cuộc đấu tranh nhân dân sớm thắng lợi.

Quê hương rực lửa đấu tranh
trong ngoài kết hợp giành Xuân Nhân Quyền.



Thơ Bút Trẻ
1.1.08
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #63 - 04. Jan 2008 , 20:16
 
Thứ Sáu, ngày 04 tháng 01 năm 2008 • vietvungvinh
---------------------------------------------------------------------------

Video
:
Biểu tình ngày 4 tháng 1 năm 2008 trước lãnh sự quán Việt Cộng và Trung Cộng dưới trời mưa gió lớn Khoảng 60 đồng hương, đa số là giới trẻ từ Nam Cali đã đi xe bus suốt đêm đến Bắc Cali để tổ chức biểu tình trước tòa Tổng lãnh sự Việt cộng và Trung cộng để lên án việc Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và Việt cộng nhu nhược đồng lõa bán nước.

Mời bấm xem    download 30.72MB giúp phổ biến



Hình ảnh
:
Biểu tình ngày 4 tháng 1 năm 2008 trước lãnh sự quán Việt Cộng và Trung Cộng dưới trời mưa gió lớn 

...    ...   

...    ...
...    ...
...    ...
Back to top
« Last Edit: 04. Jan 2008 , 20:48 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  S
Reply #64 - 05. Jan 2008 , 13:53
 
Thứ Bảy, ngày 05 tháng 01 năm 2008------------------------------------------------------------------------

Vị Trí Chiến Lược Trường Sa và Hoàng Sa

•Trần Nam - www.ddcnd.org


Nếu chiến tranh ở vùng biển Đông xảy ra thì cũng là thảm hoạ chung cho mậu dịch quốc tế. Theo ước lượng, gần 50% hàng hoá và 30% dầu hỏa được tàu bè vận chuyển đi qua khu vực biển Đông, nhất là vùng gần đảo Trường Sa. Vì vậy, về mặt chính trị, kinh tế, quân sự v.v quốc gia nào làm chủ Trường Sa, hay nói cách khác kiểm soát trục qua lại trên đường biển vùng Thái Bình Dương, quốc gia đó sẽ giữ vị trí quan trọng, có thể ảnh hưởng đến vận mạng kinh tế thế giới.

...


Toàn bộ vùng biển Trung Quốc
"đòi"
chủ quyền gồm quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và Truờng Sa (Spratly)


Ý thức tầm hệ trọng vị trí chiến lược của Trường Sa và Hoàng Sa nên Trung Quốc không thể từ bỏ tham vọng làm chủ mặc dù các bằng chứng lịch sử cho thấy họ không giữ chủ quyền cũa những hòn đảo này. Trước viển ảnh đó, các khối quốc gia thuộc ASEAN vì quyền lợi và sự tồn tại, cũng không thể làm ngơ cho Trung Quốc kiểm soát. Nếu để Trung Quốc chiếm hữu Trường Sa, không những bóp cổ Việt Nam mà còn thắt họng các quốc gia ASEAN khác. Trong nổ lực giải quyết ôn hoà, ASEAN đã và đang tìm mọi cách đóng vai trò của họ nhằm tìm kiếm giải pháp mà nhiều quốc gia đòi chủ quyền vùng biển này như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Phi Luật Tân có thể chấp nhận được. Tuy vậy, gần đây việc Trung Quốc trở nên cứng rắn và có thái độ ngang ngược đã tạo cho ASEAN vào vị thế khó xử.

Khi năng lượng dầu hỏa gia tăng một cách đáng sợ, các quốc gia không có trữ lượng dầu bị đặt vô tình trạng xuất ngoại tệ mua dầu để giữ kinh tế được vận hành. Nếu vì bất cứ lý do gì, liên hệ ngoại giao giữa đôi bên bị hục hặc, đối tác kinh tế dầu hỏa sẽ được sử dụng để trở thành "vũ khí đen" áp lực lẫn nhau, nhằm tạo ra khủng hoảng quốc gia và khu vực. Biến động ở Miến Điện xảy ra vì giá dầu tăng một cách khủng khiếp, kéo theo toàn bộ giá thành các mặt hàng và chi tiêu trong xã hội tăng vọt và làm xáo trộn nền kinh tế, đẩy nhân dân Miến Điện xuống đường đấu tranh vì quyền lợi thiết thực bị đe doạ.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phải đối đầu nặng nề về lãnh vực này. Trong bối cảnh tận lực phát triển, dân số tăng vùng vụt, nhu cầu cần dầu hỏa nhiều nhưng không có khả năng tự cung ứng mà phải lệ thuộc bên ngoài. Điều này, đặt cho lãnh đạoTrung Quốc đứng trước thử thách cấp bách, cần phải giải quyết mối lo âu trên, trước khi muốn xưng hùng xưng bá.

Hiện nay, Trung Quốc nhập hơn 60 % số lượng dầu thô từ các quốc gia Trung Đông. Với tình trạng bị lệ thuộc vàoTrung Đông quá sâu, Trung Quốc cần vượt ra khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt. Nếu chiến tranh xảy ra hay mâu thuẩn kinh tế, chính trị, quân sự giữa các quốc gia trong vùng có ảnh hưởng bất lợi cho Trung Quốc, chỉ cần ngưng nhập dầu vào Trung Quốc trong một thời gian ngắn, đất nước hơn một tỷ dân sẽ bị khốn đốn. Đường nhập dầu đi từ Trung Đông và luôn cả Phi Châu đều di chuyển qua eo biểu Malacca, một khu vực biển hẹp nằm giữa Indonesia và Malaysia . Đây là khu vực chiến lược nằm trong vùng kiểm soát và ảnh hưởng của hải quân Mỹ. Trung quốc với lực lượng hải quân còn yếu, chưa đủ khả năng kiểm soát trục giao thông này. Điều này, chính là nỗi ám ảnh của giới quân sự Trung Quốc, vì khi chiến tranh xảy ra giửa Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Mỹ v.v...quốc gia nào mạnh về Hải Quân, quốc gia đó sẽ kiểm soát trục giao thông giữa Indonesia và Malaysia. Lúc đó khối lượng 60% dầu hỏa nhập vào Trung Quốc sẽ ngay lập tức bị đình trệ.

Điều gì xảy ra đối với Trung Quốc trong bối cảnh: Đối ngoại thì đang có chiến tranh vì chính sách bành trường, đối nội phải giải quyết vấn nạn nguồn cung cấp năng lượng bị chận. Cả tỷ dân đang sống trong chế độc tài, khao khát dân chủ tự do đột nhiên bị xáo trộn và khủng hoảng về kinh tế, tương lai đất nước bị đe doạ, tính mạng và tài sản nhân dân bị thử thách vì phiêu lưu chính trị của Đảng CS Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc chắc không thể ngồi yên, nhìn đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đất nước của họ đến chổ hổn loạn và bị hủy diệt.

Trung Quốc đã nhìn thấy mặt yếu kém khi phụ thuộc quá sâu vào nguồn năng lượng bên ngoài. Đảng CS Trung Quốc tìm mọi cách gia tăng nguồn năng lượng khác ngoài dầu hoả. Họ nổ lực nghiên cứu năng lượng nguyên tử, xây dựng các khu vực dự trữ dầu đề phòng biến động quân sự phục vụ cho mục tiêu chiến lược bành trướng, và nhanh nhất vẫn là tham vọng chiếm đoạt trắng các đảo có khả năng cung cấp dầu hoả và nằm trên vị trí chiến lược kiểm soát đường biển.

Quần đảo Trường Sa từ lâu đã là miếng mồi ngon mà Trung Quốc thèm khát. Ngay từ sau 1975, hải quân Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đụng độ, trận hải chiến nổi bật nhất năm 1988 ở đảo Johnson Reef đã làm cho hơn 70 lính thủy Việt Nam bị tử vong. Mặc dù giá trị về kinh tế chưa thể khẳng định được nhưng vai trò chiến lược quân sự thì vô cùng to lớn. Do ảnh hưởng của tranh dành chủ quyền từ nhiều quốc gia, đến nay chưa có thể có một cuộc khảo cứu quy mô. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, vùng đảo Trường Sa chứa nhiều dầu và chất đốt cũng như các khoáng sản khác. Trử lượng này có thể đem đến từ thấp 1-2 tỷ đến cao 225 tỷ thùng dầu thô. Nhưng vô cùng quan trọng hơn hết, vì Trường Sa nằm trên trục vận chuyển chiến lược, gần eo biển Malacca nơi qua lại của hơn 70% năng lượng cung cấp cho Nhật và 60% cho Trung Quốc.

Vì vậy, thượng sách đối với Trung Quốc vẫn là dùng ảnh hưởng nước lớn để uy hiếp, chiếm lĩnh các hải đảo có khả năng vừa cung cấp dầu hoả, vừa kiểm soát đường vận chuyển dầu hỏa. Sự kiện họ nới rộng đường biên lãnh hải, cho hải quân chiểm lĩnh các hòn đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và từng bước leo thang để xác nhận chủ quyền trên các vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa khi công bố thành lập Huyện Tam Sa để hợp thức hoá Trường Sa của Trung Quốc cũng nằm trong việc thực hiện mưu đồ chiến lựợc bành trướng tự bảo vệ lấy họ.

Trung sách tìm cách nới rộng chủ quyền kiểm soát đường biển để kiểm soát trục vận chuyển trên biển, vừa chủ động đóng vai trò giải quyết nếu có đột biến trong quan hệ với các nước xuất cảng dầu và chuyển vận dầu, vừa hạn chế tình trạng bị chèn ép, đặt vào vị trí thụ động, bên lề. Bên cạnh giữ quan hệ vị trí tay trên với đối tác các nước ASEAN, tay ngang với các nước Trung Đông, Hoa Kỳ và Nhật. Trung Quốc cũng có thể mặc cả, sử dụng ảnh hưởng hoặc kiểm soát cả vùng biển Thái Bình Dương nhằm ngăn chận ảnh hưởng quân sự của Mỹ, vừa bảo vệ được Trung Quốc, vừa răn đe vai trò của Mỹ và Nhật.

Đầu tháng 11, 2007, trong hội nghị các quốc gia ASEAN, thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao tìm cách thuyết phục các quốc gia này bằng giọng ve vãn : chúng ta cần tăng cường trao đổi về quân sự, cùng theo đuổi mục tiêu hợp tác quốc phòng, tằng cường đối thoại về quân sự và cổ động cho một sự cộng tác quân sự vùng giữa các quốc gia khối ASEAN gồm Việt Nam, Thái, Cambodia, Miến Điện, Lào, Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Singapore. Cũng theo phát biểu của Wen Jiabao, Trung Quốc mong muốn thấy một tiến trình giải quyết ôn hoà các xung đột ở vùng đảo Trường Sa. Tuy nhiên chỉ trong vòng một tháng, thái độ của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi khi công khai khẳng định chủ quyền trên vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Điều gì đột nhiên làm Bắc kinh trở nên cứng rắn và sẳn sàng theo đuổi chính sách đối đầu với các quốc gia trong vùng?

Trung tuần tháng 11, tin từ nhóm nghiên cứu tình báo ở các quốc gia bán đảo phiá Nam Địa Cầu cho biết Hoa Thịnh Đốn đã bí mật xây dựng một số căn cứ quân sự ở Phi Luật Tân. Báo cáo từ nhóm naỳ nhận định, đây là căn cứ được Hoa Kỳ xây dụng nhằm mục tiêu chống lại chính sách bành truờng của Trung Quốc ở Châu Á và vùng Thái Bình Dương. Những căn cứ này được liệt kê như mật khu an ninh, xây dựng ngoài nuớc Mỹ trong nỗ lực ngăn chận chính sách tầm ăn dâu của Trung Quốc mà Mỹ đánh giá như một đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ.

Theo báo cáo, số căn cứ này đối với Ủy ban Kiểm soát Căn cứ Quân sự Mỹ ở nước ngoài được liệt kê như "Vùng An Ninh" (cooperative security locations - CSLs). Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng xác nhận hai phi trường ở Phi thuộc tỉnh Lapu-Lapu và Sarangni là hai căn cứ quân sự mật, được chấp thuận từ chính quyền Phi Luật Tân, nằm trong mục tiêu phục vụ nhu cầu quân sự bảo vệ các quốc gia đồng minh của Mỹ tại Châu Á.

Trong bản phân tích về vai trò Trung Quốc, bình luận gia Bobby Tuazon của Trung Tâm Nghiên Cứu Chống Chủ Nghĩa Thực Dân nhận định: Mỹ cần củng cố sự hiện diện của họ về quân sự tại Á Châu trước tình trạng Trung Quốc đã gia tăng đáng kể về nhân sự với đội quân đông đến 2.5 triệu. Mặc dù Bắc Kinh biện minh rằng, họ cần số quân đông đảo như vậy để bảo vệ vùng biên giới rộng mênh mông trước các quốc gia không thân thiện gồm Nga, Ấn và cả Việt Nam. Tuazon cũng cho biết, Hoa Thịnh Đốn muốn tiến hành chủ trương một đá bắn hai chim ; vừa khẳng định vai trò quân sự của Mỹ ở Châu Á, vừa ngăn chận ảnh hưởng của nhóm du kích cộng sản thân Bắc Kinh đang hoạt động tích cực ở Phi, bảo đảo cho đất nước này không rơi vào tay cộng sản.

Gần đây, quân đội Phi và Mỹ đã có cuộc tập trận chung ở các tỉnh gần Thủ đô Palawan , không xa quần đảo Trường Sa mấy. Phi hiện nay đang có quân đội đóng ở 8 đảo thuộc vùng đảo Trường Sa. Với khả năng yếu kém của quân đội, rất khó lòng Phi Luật Tân có thể giử được chủ quyền những hòn đảo này trước áp lực của Trung Quốc. Nếu chiến tranh biển Đông xảy ra, các chiến hạm của Trung Quốc đang bỏ neo tại cảng Yulin, Quảng Đông và Hồng Kông có thể làm chủ cả vùng biển thuộc Trường Sa.

Trong khi Đài Loan và Mã Lai Á đã bỏ tiền để mua tàu chiến từ Mỹ và Pháp, thì hải quân Việt Nam thuộc dạng yếu kém và trang bị tồi nhất, chỉ có thể dùng cho mục tiêu kinh tế, du lịch, không phải đối thủ của bất cứ nước nào khi chiến tranh biển Đông xảy ra.

Hiện Mỹ đang có 100 ngàn quân đóng ở một số quốc gia Á Châu như Nhật và Hàn Quốc, trực thuộc Bộ Chỉ Huy Quân sự Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính sách sắp đến của Mỹ là vừa gia tăng quân số để giữ quân đội trong tình trạng sẳn sàng ứng chiến nếu có đột biến chính trị và quân sự tại Châu Á, vừa tân trang quân sự cho đồng minh Mỹ để những quốc gia này đủ khả năng tự vệ khi cần thiết. Gần đây, có những chỉ dấu cho thấy Mỹ đã thành công trong việc xây dựng những liên minh quân sự với các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật và luôn cả Việt Nam. Đây là những toan tính chiến lược nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc, vừa khẳng định vai trò quân sự vùng của Mỹ ở Đông Nam Á, vừa bảo vệ quyền lợi kinh tế của Mỹ về lâu dài.

...


Tàu chiến Mỹ đến Đà Nẵng (Hình US Navy)


Và đó cũng có thể tạo lý cớ cho Trung Quốc khẩn trương "tiên hạ thủ vi cường", ngang ngược khẳng định chủ quyền của Trung quốc ở các đảo chiến lược Trường Sa và Hoàng Sa nhằm củng cố chính sách đại Hán của họ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #65 - 08. Jan 2008 , 17:33
 
Cảm ơn chị Tuyết Ngô đã cùng thể hiện quyết tâm trong việc boycott China.

http://i242.photobucket.com/albums/ff219/emyeunhac/Paltalk_hen-nhe-SG-sm.jpgt%20...

[purple]Hình ảnh cuộc biểu tình của THANH NIÊN PALTALK phối hợp Cộng đồng Nam, Bắc Cali, tại San Francisco vào ngày thứ sáu 1-4-2008 , chống Việt cộng dâng Hoàng sa, Trường sa, chống Trung cộng bành trướng chiếm đọat  Hoàng sa, Trường sa.

Biểu tình dưới mưa giông bão, trước  Tòa Lãnh Sự Việt cộng và Tòa Lãnh Sự Trung cộng

Cám ơn người bạn đã cung cấp những hình ảnh linh động nầy
Ngọc Anh [/purple]

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SF_041108170.jpgt=119963...

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS169.jpgt=1199637804

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS175.jpgt=1199637833

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS35.jpgt=1199637853

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS40.jpgt=1199637872

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS51.jpgt=1199637891

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS54.jpgt=1199637909

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS56.jpgt=1199637929

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS57.jpgt=1199637947

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS61.jpgt=1199637965

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SF_041108082.jpgt=119963...

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SF_041108002.jpgt=119963...

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SF_041108063.jpgt=119963...

http://i229.photobucket.com/albums/ee254/thuongthuong07/SFthanks.gifrotestS184.jpgt=1199638087

THANH NIÊN PALTALK

http://i242.photobucket.com/albums/ff219/emyeunhac/Paltalk_hen-nhe-SG-sm.jpgt%20...


Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #66 - 10. Jan 2008 , 16:26
 
Yếu Tố Kinh Tế Tại Đông Hải


NGUYỄN XUÂN NGHĨA
. Việt Báo Thứ Bảy, 1/5/2008, 12:02:00 AM


...bên một cường quốc tham vọng mà cứ gom quyền lực đất nước vào một đảng là giúp cho tham vọng của họ sớm thành, bằng cách mua lấy đảng này...


Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao. Diễn đàn Kinh tế không thể không tìm hiểu những động lực kinh tế bên dưới hồ sơ này nên xin mở đầu tiết mục chuyên đề kinh tế của năm nay bằng cuộc trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về đề tài trên. Cuộc phỏng vấn sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.

- Hỏi: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Vào dịp đầu năm, Diễn đàn Kinh tế đề nghị là chúng ta cùng trao đổi về một đề tài đang gây bất mãn trong dư luận người dân và gây lúng túng cho chính quyền Hà Nội, đó là vụ tranh chấp về chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc, được châm ngòi do một quyết định của nhà cầm quyền Bắc Kinh là lập ra một cơ chế hành chính mới tại đảo Hải Nam là huyện Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam nhận là của mình và có đủ chứng cớ cho việc đó. Câu hỏi của chúng tôi là vì sao vụ tranh chấp ấy lại bùng nổ vào thời điểm này?

- Nếu theo dõi quan hệ Việt-Hoa - và tôi xin được gọi là Việt-Hoa thay vì Việt-Trung vì không coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới - người ta có thể ngạc nhiên vì Việt Nam đang được lãnh đạo bởi những người có lập trường hòa dịu nhất với Bắc Kinh từ mấy chục năm nay, và vì quan hệ kinh tế giữa hai nước đang có vẻ tốt đẹp nhất.

Trong bảy năm qua, ngoại thương giữa hai nước đã tăng hơn gấp năm, từ hai tỷ rưỡi Mỹ kim năm 2000 lên tới 13 tỷ vào năm 2007 và Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi là thị trường xuất khẩu thứ tư của xứ này. Trên bề mặt và trong các cuộc tiếp xúc gần đây, lãnh đạo hai nước đã có những lời tuyên bố thân thiện và phải nói là Việt Nam có quyết định chiến lược gì thì cũng tham khảo ý kiến trước của Bắc Kinh.

- Hỏi: Nếu như vậy, vì sao Bắc Kinh lại cho rằng có mâu thuẫn gay gắt vào lúc này?

- Thưa không, Hà Nội không có mâu thuẫn gay gắt với Bắc Kinh. Vấn đề chỉ được chú ý khi chính người dân Việt Nam có phản ứng với quyết định hành chính của Bắc Kinh về việc quản lý hai quần đảo mà Việt Nam vẫn xác nhận là thuộc chủ quyền của mình. Về phần chính quyền, hôm mùng ba tháng 12, bộ Ngoại giao Hà Nội có lên tiếng phản đối quyết định hành chính là lập ra huyện Tam Sa. Trước đó, ngày 23 tháng 11, Hà Nội cũng phàn nàn là Trung Quốc tiến hành thao dượt hải quân trên vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền. Nghĩa là Hà Nội cũng có lên tiếng, một cách yếu ớt, hoặc thậm chí thầm kín như khi Thủ tướng Hà Nội là Nguyễn Tấn Dũng nói riêng với Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh của Hiệp hội ASEAN vào trung tuần tháng 11.

- Hỏi: Ông nói như vậy vì hàm ý là chính người Việt Nam đã làm lớn chuyện chứ quan hệ cấp chính quyền giữa hai nước thật ra không đến nỗi căng thẳng và gay gắt như thế?

- Thưa đấy là một cách nhìn! Nó gần với quan điểm của Hà Nội là không muốn chuyện bé xé ra to để phương hại đến cái gọi là quan hệ thân hữu giữa hai nước. May là dù có bị cấm đoán, một số thanh niên sinh viên và trí thức trong nước đã biểu tình trong khi tại hải ngoại, dân Việt Nam cũng đã xuống đường lên tiếng. Cho nên nhờ đó mà nhiều người ở trong nước bị bưng bít tin tức hoặc vẫn thờ ơ với quyền lợi của tổ quốc có thể sẽ chú ý hơn đến một vấn đề nghiêm trọng cho tương lai.

- Hỏi: Tức là dù quan hệ cấp chính quyền vẫn có vẻ hòa hoãn, thực tế lại không hẳn như vậy, và vụ tranh chấp này tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn cho tương lai? Nhiều người nói đến lý do chính là dự trữ năng lượng rất dồi dào nằm trong thềm lục địa bên dưới hai quần đảo này có thể là động lực? Ông giải thích ra sao về vấn đề này?

- Thưa đấy chỉ là một phần thôi. Riêng về vấn đề tài nguyên ấy, khi các nước ký kết một văn kiện quái đản là Luật biển của Liên hiệp quốc, gọi tắt là UNCLOS, theo đó vùng Kinh tế Độc quyền của mỗi nước bao trùm lên một khu vực có khoảng cách là 200 hải lý kể từ lãnh thổ của mình, thì một vấn đề tất nhiên đặt ra. Đó là vành cung 200 hải lý đó sẽ xâm phạm vào lãnh thổ - hay vào vùng Kinh tế Độc quyền - của các lân bang.

Gặp trường hợp ấy, tất nhiên là có trùng lấp chủ quyền của hai hay nhiều nước trên cùng một khối tài nguyên nằm trong vùng giao tiếp mà các bên đều cho là của mình. Khi có mâu thuẫn về chủ quyền như vậy thì các nước phải tìm giải pháp thỏa nhượng, là điều Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda đã thảo luận với Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh trong bốn ngày từ 27 đến 30 tháng 12 vừa qua. Họ thảo luận về kế hoạch Nhật-Hoa nhằm khai thác tài nguyên năng lượng trong vùng tranh chấp giữa hai nước ngoài biển Đông. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề mà thôi.

- Hỏi: Theo như ông trình bày thì ngoài vấn đề tranh chấp chủ quyền để tranh giành tài nguyên, ta lại còn vấn đề khác nữa trong mâu thuẫn giữa Việt Nam với Trung Quốc?

- Về tài nguyên năng lượng thì nhiều cơ quan nghiên cứu ước lượng rằng thềm lục đĩa của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có dự trữ khoảng 25 tỷ thước khối khí đốt và 70 tỷ thùng dầu thô. Khi các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc, đang khát năng lượng như người thiếu máu, mà dầu thô lại mấp mé 90 Mỹ kim, thậm chí 100 Mỹ kim, thì miếng mồi của Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ là phốt phát dưới dạng Guano như người ta nghĩ mấy chục năm về trước. Có thể gọi đó là loại vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng thật ra, việc lập ra huyện Tam Sa tại đảo Hải Nam cũng liên quan tới quyền lợi của các nước Đông Nam Á khác trên các quần đảo này. Đó là vấn đề thứ nhất.

- Hỏi: Thế vấn đề kia là gì?

- Vấn đề nghiêm trọng hơn thế là ngày nay Trung Quốc hết muốn là một cường quốc lục địa mà đang ráo riết gia tăng đầu tư quốc phòng để thành cường quốc hải dương, với việc thiết kế thêm tầu ngầm và hàng không mẫu hạm được thông tin bằng vệ tinh và kỹ thuật hiện đại để tiến ra biển xanh. Họ muốn khống chế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để kiểm soát luồng chuyển vận từ eo biển Malacca qua Thái bình dương, tức là từ Âu châu qua Ấn Độ dương sang Á châu, và từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á. Đây là yết hầu kinh tế thế giới, chỉ kém eo biển Hormuz tại bán đảo Á Rập ở Trung Đông mà thôi.

Chúng ta còn nhớ là đầu tháng Ba năm 2004, khi còn là Phó Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Trung Quốc tại Trung Nam Hải, Tham mưu trưởng Hải quân của Bắc Kinh ngày nay là Đô đốc Ngô Thành Lợi đã thúc đẩy việc xây dựng công sự quân sự trên các đảo ở Trường Sa với mục đích như ông ta nói là để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi Trung Quốc. Ông ta không phải là người đi phát triển du lịch hay đào dầu.

Đó là vấn đề của các nước lân bang, nhưng ta không quên rằng từ Hoàng Sa bước vào, Trung Quốc cũng có thể cắt ngang yết hầu của Việt Nam là tại miền Trung. Đấy là vấn đề của Việt Nam lồng trong một bài toán cho thế giới.

- Hỏi: Ông vừa trình bày một lúc hai chuyện, thứ nhất là năng lượng dưới biển mà thí dụ là việc thảo luận giữa Nhật Bản với Trung Quốc vừa qua và thứ hai là việc kiểm soát chuyển vận hàng hoá giữa các nước. Câu hỏi ở đây là vì sao Bắc Kinh lại tiến hành việc ấy vào lúc này?

- Có thể là vì họ nghĩ rằng Hoa Kỳ đang vướng tay với cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan nên thừa cơ hội nhấn tới. Nhưng họ không tiến ra biển Đông của họ mả đi xuống Đông hải của Việt Nam là vì Hà Nội. Nói cho rõ hơn, vì Hà Nội là vật dễ nắn trong lối xử trí "mềm nắn rắn buông" của Bắc Kinh.

Hơn 10 năm trước, Trung Quốc đã đề nghị với các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp là hãy tạm gác mâu thuẫn về chủ quyền trong 50 năm mà cùng khai thác tài nguyên bên dưới. Họ tính là 50 năm nữa thì họ khỏi cần thảo luận gì vì đã có tư thế mạnh hơn gấp bội.

Thế rồi để ly gián các nước Đông Nam Á theo kiểu bẻ đũa từng chiếc, với mỗi nước họ lại đề nghị một kế hoạch hợp tác kinh tế riêng để mua chuộc. Thí dụ như việc khai thác lưu vực sông Mêkong. Gần đây, tháng 11 năm 2004, họ đề nghị với Philippines và Việt Nam lập cơ chế hỗn hợp gồm ba công ty quốc doanh dầu khí của ba nước để thăm dò địa chất và xác định dự trữ năng lượng trên quần đảo Trường Sa. Tháng Ba năm 2005 Hà Nội cũng đành tham gia dù trước đó ngày 19 tháng 11, Bắc Kinh đưa một dàn khoan từ Thượng Hải xuống Hoàng Sa để đào dầu cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 120 cây số.

Người dân Việt có được biết gì về những chuyện ấy đâu? Và có được biết gì về việc từ năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư đồng ý với những đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc dù là có xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam? Người ta cũng hoàn toàn không nói gì về việc Quân lực Việt Nam Cộng Hoà ở trong Nam đã có cuộc hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974.

Trung Quốc tấn công và lấn chiếm của Việt Nam một số đảo tại Trường Sa vào năm 1988 mà gặp phản ứng yếu ớt của Hà Nội. Họ ký kết các hiệp ước cải sửa biên giới trên bộ hoặc ngoài Vịnh Bắc bộ mà Hà Nội cứ giấu biến. Khi họ giết ngư phủ Việt Nam, Hà Nội cũng chẳng dám nói gì mạnh. Bắc Kinh bèn kết luận, và không sai, rằng lãnh đạo Hà Nội là món đồ trong túi, nên khỏi cần thương thảo gì. Và cũng chẳng cần chờ 50 năm nữa.

- Hỏi: Theo cách phân tích của ông thì trong vụ này, người ta có vấn đề song phương của Việt Nam với Trung Quốc liên hệ đến tài nguyên ngoài Đông hải mà hai bên có thể thương thảo với nhau theo cách thế mạnh hay yếu của từng bên. Ngoài ra, ta có vấn đề chuyển vận hàng hải hay an ninh ngoài khơi, là vấn đề thuộc phạm vi quốc tế. Nếu hiểu như vậy thì Việt Nam có thể làm gì trên hai vấn đề song hành ấy?

- Nói chung thì phải khéo lồng hai vấn đề làm một để mượn sức người. Nhưng trước nhất, lãnh đạo đừng bịt miệng người dân nữa vì càng bịt miệng sẽ càng giảm thế thương thảo với bên kia, nếu như thực sự muốn thương thảo, là điều nhiều nước không tin.

Thứ hai, đảng viên cán bộ đừng gây khó để moi tiền nhà đầu tư ngoại quốc nữa mà phải nhìn vào trường kỳ và đại thể. Hãy tạo điều kiện cho họ tiến vào đông hơn và rồi vì quyền lợi của họ mà các nước sẽ quan tâm hơn đến quyền lợi của Việt Nam. Khi đó, giới đầu tư quốc tế, thí dụ như tập đoàn BP của Anh hay tổ hợp Dầu khí Ấn Độ đã ký hợp đồng thăm dò các lô 5.2 và 127, 128 của Việt Nam, sẽ phải cân nhắc sự lợi hại của họ trước áp lực của Bắc Kinh.

Vấn đề không chỉ là chuyện tay đôi giữa hai nước mà trở thành chuyện đa phương vì nhiều quốc gia nay đang muốn chuyển dịch đầu tư của họ từ Hoa lục qua Việt Nam như diễn đàn này đã trình bày nhiều lần suốt năm ngoái.

- Hỏi: Nhìn rộng ra, về vấn đề an ninh trong khu vực như ông nói, thì Việt Nam có thể làm gì?

- Nói về chuyện an ninh của thiên hạ, việc Trung Quốc tăng cường hiện diện và xây nhiều công trình quân sự trên các quần đảo này là một mối lo cho các nước. Nhưng nếu Hà Nội không lên tiếng một cách dứt khoát thì các nước sẽ tự hỏi là Việt Nam đứng ở đâu? Có là tiền đồn hay mũi xung kích của Bắc Kinh như trong quá khứ không?

Việc Việt Nam đang là hội viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là cơ hội nêu vấn đề một cách chính đáng và minh bạch để thế giới biết lập trường của Việt Nam. Hà Nội không dám làm như vậy mà còn muốn ngăn chặn người dân biểu tình thì các nước cứ khoanh tay chờ xem.

- Hỏi: Nếu tình hình cứ tiếp tục như thế nào thì tương lai sẽ ra sao?

- Nếu các nước và trước tiên là Việt Nam không có phản ứng mạnh, thì tôi e rằng trong vòng năm năm nữa sẽ có đụng độ quân sự trong vùng. Và Việt Nam chỉ có chế độ độc tài mà bất lực nên sẽ thảm bại và cúi đầu. Một cách cụ thể thì Bắc Kinh sẽ có quyền quyết định là ai có quyền đầu tư vào Việt Nam và những gì họ không muốn làm nữa thì sẽ nhường cho Việt Nam. Sau đấy, nếu Trung Quốc có xung đột với xứ khác như đã từng có trong quá khứ, thanh niên Việt Nam sẽ đứng trên tuyến đầu, cho họ.

Lịch sử sẽ ghi lại rằng Trung Quốc lấy được Hoàng Sa rồi Trường Sa của Việt Nam là nhờ đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng đồng dạng với đảng Cộng sản Trung Quốc. Về dài thì ngôi sao vàng trên lá cờ Việt Nam ngày nay sẽ là ngôi sao gắn trên lá Ngũ tinh Hồng kỳ của Trung Quốc, tượng trưng cho một chủng tộc thứ năm sau bốn sắc dân Mông, Mãn, Hồi, Tạng, sẽ quay về chầu ngôi sao Bắc đẩu của tộc Hán.

Chẳng người Việt nào, kể cả nhiều người trong đảng, lại muốn vậy mà không thể làm gì được. Nhưng ở bên một cường quốc lắm tham vọng mà lại cứ gom cả quyền lực đất nước vào một đảng là giúp cho tham vọng của họ sớm thành, bằng cách mua lấy đảng này. Nam hoa kinh của Trang Tử có nói tới một hiện tượng như thế, nên Bắc Kinh rất biết áp dụng!

NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Back to top
« Last Edit: 10. Jan 2008 , 16:29 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #67 - 11. Jan 2008 , 17:37
 
Phân tích tương quan chính trị Biển Đông
 


Ngô Thế Vinh
Chuyên gia người Việt ở Mỹ (nguồn BBC)

 
Quần đảo Trường Sa cho tới nay không phải là những đảo có dân cư trú, ngoại trừ những đơn vị quân đội của năm quốc gia đang chiếm đóng, gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan và Trung Quốc. Thêm Brunei cũng lên tiếng tham dự vào cuộc tranh chấp.
Trong số hàng trăm đơn vị đảo, đá, cồn và bãi với tổng số diện tích không quá mười cây số vuông (10km2) với nhiều đơn vị không có tên, tính đến nay:

Việt Nam hiện chiếm giữ cả thảy 13 cao địa, 22 đơn vị có tên và một số không tên. Đảo Trường Sa (Spratly) là nơi có bộ chỉ huy Việt Nam trú đóng.

Phi Luật Tân hiện chiếm cả thảy 10 cao địa, 18 đơn vị có tên và một số không tên. Không kể đá Vành Khăn (Mischief Reef) trên thực tế đã bị Trung Quốc chiếm.

Trung Quốc hiện chiếm 2 cao địa và 9 đá chìm và bãi ngầm có tên. Đá Chữ Thập (Fierry Cross Reef, chiếm của Việt Nam năm 1988) là nơi đặt bộ chỉ huy quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.

Mã Lai hiện chiếm giữ 2 cao địa và 4 đơn vị có tên.

Đài Loan chiếm 1 cao địa: đảo Ba Bình (Itu Aba) cũng là đảo lớn nhất tại Trường Sa (xem sơ đồ 1 / Heinemann 95, chỉ ghi những địa danh chính).

Cách làm của Phi Luật Tân


Tháng 11/98 vừa qua, ngoại trưởng Phi Domingo Siazon đã nói trước quốc hội Phi rằng các công trình xây cất quy mô mới đây của Trung Quốc là kế hoạch quốc phòng thế kỷ 21 của Bắc Kinh nhằm bành trướng ra ngoài Đông Á và bao trùm cả Thái Bình Dương.

Trước những diễn tiến dồn dập trên đá Vành Khăn, hoàn toàn bất lợi cho Phi, Siazon chỉ còn biết than thở:

“Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đá Vành Khăn, họ nói không. Chúng tôi yêu cầu cuộc tranh chấp được giải quyết qua một hội nghị quốc tế, họ cũng nói không. Chúng tôi đề nghị một chương trình hợp tác phát triển thì họ bảo để coi!”

Ông Siazon tiếp: “Chúng tôi thì không có khả năng tới vùng biển ấy, hải quân Phi chỉ gồm có mươi chiếc tàu tuần (patrol boats) và đã được lệnh phải tránh xa để không gây sự biến nào”. Trung Quốc đã đưa lời cảnh cáo là tàu bè Phi không được tới gần hơn 5 hải lý và máy bay tuần thám Phi cũng không được bay thấp hơn 1500m.

Do có hiệp ước liên minh quân sự với Washington, bộ trưởng quốc phòng Phi Mercado đã kêu gọi Mỹ can thiệp, nhưng chánh phủ Clinton lạnh lùng trả lời là hiệp ước không áp dụng cho các vùng lãnh hải đó.

Chẳng còn một chọn lựa nào khác, Phi chỉ còn biết tuân thủ những đòi hỏi vô lối của Bắc Kinh. Cho dù đang giữa cuộc tranh chấp nhưng trên thực tế đá Vành Khăn đã tuột khỏi quyền kiểm soát của Manila.
 
Và trong chuyến du hành cuối năm 98 vừa qua, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương, đô đốc Joseph Prueher cũng chỉ phát biểu một cách chung chung là “Hoa Kỳ sẽ theo dõi sát diễn tiến trên đá Vành Khăn”. Bề ngoài thì như vậy nhưng bên trong không thể không có mối âu lo, phản ánh bằng câu nói của viên sĩ quan hải quân Mỹ với phóng viên tờ National Geographic: “Tôi chỉ mong sao họ không tìm ra dầu ở Trường Sa”.

Dầu khí thì chắc chắn là có ngoài Biển Đông và điển hình là đang có ba bãi dầu được khai thác: bãi Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi và bãi Natuna của Nam Dương.

Ý thức được sự quá yếu kém về quân sự, Phi bền bỉ trong các cuộc vận động ngoại giao, đòi đưa vấn đề ra trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và cả vận động giới lập pháp Mỹ quan tâm nhiều hơn tới cuộc tranh chấp Trường Sa.

Ít ra cũng đã có một nghị sĩ cộng hòa, Dana Rohrabacher (Huntington Beach, California), thuộc Ủy ban Liên lạc Quốc tế Hạ viện Mỹ lên tiếng. Ngày 10 tháng 12 1998 ông được đưa lên một chiếc phi cơ quân sự C 130 của Phi bay sáu vòng trên không phận đá Vành Khăn, chụp hình được các công trình xây cất và cả các chiến hạm của hải quân Trung Quốc và ông tuyên bố:

“Trung Quốc đang xây cất những công sự, tôi còn thấy được ánh chớp của những đèn hàn... Những điều chúng tôi thấy được vừa có tính cách báo động vừa bi thảm. Trung Quốc đã đưa các chiến hạm từ ngàn dặm xa xôi đi cướp đất của một nước láng giềng”. Ông tiếp: “Chúng ta không thể làm ngơ hành động côn đồ của Trung cộng trong quần đảo Trường Sa. Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc không chỉ là mối quan tâm của Phi Luật Tân, đó cũng là mối quan tâm của Hoa Kỳ và các nước dân chủ trên thế giới”.

Ông cũng lên án chánh quyền Clinton đã coi nhẹ biến cố Vành Khăn. Bằng một ngôn ngữ ngoại giao, ông hứa là sẽ vận động quốc hội Mỹ hỗ trợ gia tăng tiềm lực hải quân Phi... “Tôi đã biếu tổng thống Estrada một chai rượu Tequilla bự. Tôi hy vọng tiếp theo đó sẽ là một tuần dương hạm”.

Dana Rohrabacher tuy không phải là một tiếng nói thế lực trong giới lập pháp Mỹ, nhưng có còn hơn không và đó cũng là một dấu hiệu an ủi cho Phi.

Dấu hiệu chuyển động


Giữa cuộc tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa đang diễn ra trên Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nguy cơ đối đầu nhất. Sau khi mất toàn quần đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa, ngoài những cuộc đấu khẩu ngoại giao, phía Việt Nam đã có những bước ứng xử nào:

Theo tin của Thông tấn Kyodo 19-09-98, Việt Nam mới đây đã hoàn tất việc xây dựng và trùng tu nhiều cơ sở “dân sự” trên đá san hô Tây (West Reef) trong quần đảo Trường Sa... có cả sân bay trực thăng với tổn phí lên tới 4 triệu đôla, là những công trình xây dựng có tính cách lâu dài.

Tài liệu Combat Fleets of the World 98-99, Naval Institute Press, ghi nhận một số chiến hạm của hải quân Việt Nam đã được đổi tên thành Biển Đông hay Trường Sa (BD 621, 622, 105, TS 01) trong đặc nhiệm bảo vệ Trường Sa.

Tờ Orange County Register 13-12-98, trong phần châu Á Thái Bình Dương loan tin: có hai con đường của thành phố Sài Gòn được đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo báo Tuổi Trẻ trong nước 06-02-99, chánh phủ Việt Nam đang ráo riết buộc toàn thể cán bộ học tập nâng cao kiến thức sử học về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng tổ chức hội nghị khoa học về lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. Nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, địa lý địa danh, đặc điểm khí hậu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các đảo và vùng biển liên hệ đã được công bố... Thành phần tham dự hội nghị gồm các nhà khoa học thuộc nhiều lãnh vực từ các đại học và các viện nghiên cứu, đại diện các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Ủy ban Biên giới, các ban Trung ương Đảng, Văn phòng Chánh phủ...

Trên tấm bản đồ Việt Nam và Biển Đông (chứ không phải Nam Hải - South China Sea) với các địa danh thuần Việt của Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1997 có ghi những chi tiết: (1) Quần đảo Hoàng Sa (hiện bị Trung Quốc chiếm đóng) là thuộc thành phố Đà Nẵng Quảng Nam, cách Đà Nẵng 390km, (2) Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa Nha Trang (nguyên thuộc tỉnh Phước Tuy thời Việt Nam Cộng hòa), cách Sài Gòn 670km.
 
Trên các tờ báo tiếng Việt xuất bản ở hải ngoại cũng thường xuyên có các tin và bài bình luận liên quan tới Hoàng Sa Trường Sa và chủ quyền trên Biển Đông.

Mùa hè 98, một cuộc hội thảo chuyên đề về Biển Đông của một số trí thức và chuyên gia Việt Nam hải ngoại được tổ chức ở New York với phần đúc kết sẽ được ấn hành như một tài liệu tham khảo nội bộ.

Tờ Đi Tới ở Montréal Canada thực hiện một số báo chuyên đề (tiếp sau Tập san Sử Địa, đặc khảo về Hoàng Sa Trường Sa 1975) cập nhật hóa các vấn đề liên quan tới Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa trong bối cảnh mối bang giao lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Vành Khăn là con bài Domino


Vào những thập niên 50-60, giữa cuộc chiến tranh lạnh, người Mỹ rất tin vào thuyết Domino về mối liên hệ của toàn vùng được hình dung bằng một hàng những con bài Domino đứng cạnh nhau, nếu con bài đầu tiên bị đổ thì sẽ đè lên con bài thứ hai và theo phản ứng dây chuyền cứ thế cả chuỗi bị sụp đổ.

Cuộc chiến tranh Việt Nam với bao nhiêu xương máu và tốn kém là một điển hình của thuyết Domino ấy.

Sau giai đoạn sụp đổ của khối Liên Xô, thập niên 90 được coi là thời kỳ “sau chiến tranh lạnh” đối với thế giới. Nhưng tại châu Á lại đang manh nha một cuộc “chiến tranh nóng” do sự bành trướng rất hung hãn của Trung Quốc.

Sau khi đã chiếm trọn Hoàng Sa và một số đảo của Trường Sa, mặc nhiên Trung Quốc đặt Việt Nam và các nước Đông Nam Á “trước một sự đã rồi”. Nhưng với tình hình hiện nay Trung Quốc có nuốt trọn được quần đảo Trường Sa hay không thì đá Vành Khăn là biểu tượng của con bài Domino đầu tiên ấy.

Do đó Vành Khăn không chỉ là mục tiêu tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc mà phải coi đó là thách đố đối với toàn thể các quốc gia Đông Nam Á. Bước tới, nếu Trung Quốc dứt khoát chiếm được đá Vành Khăn thì tất cả những đơn vị còn lại trong một chuỗi những đảo, đá, cồn và bãi của Trường Sa có tên hoặc không tên sẽ lần lượt rơi vào tay Trung Quốc, dĩ nhiên với tất cả hậu quả và hệ lụy của nó.

Lý lẽ của kẻ mạnh


Hơn 60 năm trước, vấn đề Hoàng Sa Trường Sa đã được báo chí Việt Nam dự báo và nhắc tới rất sớm: báo Nam Phong của Phạm Quỳnh (Hà Nội, NP 172, 05-1932) đã viết: “Vấn đề cương giới Hoàng Sa Trường Sa sẽ được giải quyết bằng gươm súng”.

Sáu năm sau trên báo Ngày Nay (Hà Nội 24-07-1938) của nhóm Tự lực Văn đoàn, Hoàng Đạo lúc đó mới ở cái tuổi ngoài 30 đã viết trong mục “Người và Việc” như sau: “Lấy lý lẽ mới cũ ra mà nói thì Hoàng Sa Trường Sa là của An Nam. Nhưng ở trường quốc tế người ta không ai theo luật mới cũ cả. Nó chỉ là của sức mạnh”.

Những dòng chữ ấy cho đến nay hoàn toàn đúng đối với Trung Quốc với lẽ của kẻ mạnh.

Sức mạnh thượng phong về hải, lục và không quân của Hoa lục là không thể phủ nhận. Nếu vạn bất đắc dĩ xảy ra một cuộc chiến tranh vùng trên Biển Đông, bất cứ cuộc đụng độ quân sự nào, thì sự toàn thắng đương nhiên ở về phía Bắc Kinh.

Cuộc khủng hoảng kinh tế vùng mới đây đã làm suy yếu hẳn thế liên minh của các quốc gia Đông Nam Á mà biểu hiện rõ nhất là trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vừa qua tại Hà Nội, nguyên thủ các nước kể cả Việt Nam và Phi đều né tránh đề cập tới vấn đề gai góc này, nại lý do “còn nhiều vấn đề lớn hơn cần giải quyết, đặc biệt là lãnh vực kinh tế”.

Trước con mãnh hổ Trung Quốc, những con đà điểu Đông Nam Á thấy hiểm nguy chỉ biết có rúc đầu xuống cát.

Ai cũng biết các đảo cho dù nhỏ hẹp tới đâu, nhưng khi thuộc về một quốc gia nào, người ta sẽ viện dẫn theo Luật biển về vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý để đòi hưởng trọn các nguồn tài nguyên về hải sản và các mỏ dầu khí trong đó, chưa kể tới giá trị chiến lược của các căn cứ quân sự ấy.

Cho dù đang là một nước xuất cảng dầu nhưng Trung Quốc sẽ phải nhập cảng dầu vào đầu thế kỷ tới nếu không tìm ra được các mỏ dầu mới mà Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa có hy vọng là lời giải đáp.

Giả thiết nếu quần đảo Trường Sa hoàn toàn rơi vào tay Trung Quốc, điều này có nghĩa là Trung Quốc còn chiếm hữu luôn một phần mỏ dầu rất phong phú của Nam Dương quanh đảo Natuna - nơi đã có ký kết một hợp đồng lên tới 30 tỉ đôla giữa Công ty Dầu khí Mỹ Exxon và Djakarta. Hiển nhiên đây là một đụng chạm trực tiếp tới quyền lợi thiết thân của tư bản Mỹ và chắc chắn không dễ dàng gì Mỹ để rơi vào tay Trung Quốc.

Và Biển Đông không thể không dậy sóng nếu không đạt được một hợp tác phát triển và phân chia tài nguyên giữa các quốc gia lớn nhỏ trong vùng trên phương diện khai thác dầu khí, đánh cá và hải hành.

Trước âm mưu chia để trị, Trung Quốc sẽ áp đặt những điều kiện thật khắt khe trong các cuộc thương thảo song phương như giữa Bắc Kinh và Hà Nội hay Bắc Kinh và Manila...

Trung Quốc sẽ dễ dàng bẻ gẫy từng chiếc đũa nhưng với cả bó đũa thì không. Cọp dữ Hoa lục sẽ không dám xông vào giữa bày trâu hợp quần, nhưng sẽ giương móng vuốt chụp lấy từng con đứng riêng lẻ và cũng sẽ chẳng tha cả con trâu khỏe đầu đàn.

Chỉ có một đường sống duy nhất cho các nước Đông Nam Á là đoàn kết trong bình đẳng và tin cậy để có hành động phối hợp tạo thành một thế trận chung về chánh trị ngoại giao, kinh tế và quân sự, đủ sức đương đầu với con mãnh hổ Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh là tác giả của các công trình về sông Me Kong và Biển Đông. Bài viết là phần lược lại từ nguyên bản dài hơn trên trang Talawas, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.  
Back to top
« Last Edit: 11. Jan 2008 , 17:39 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #68 - 12. Jan 2008 , 09:58
 
Cộng Đồng Người Việt  Úc Châu  biểu tình   ngày 12 /1

Dưới  sức Nóng   36  độ  C  của mùa Hè  .Đã  có khoảng  gần 4000  đồng  hương tham gia  Biểu tình  trước Toà Đại sứ  Việt Cộng ở Thủ đô Canberra  hỏi  tội  Đảng Cộng sản VN  Bán Đất , Biển  cho  Trung Cộng


...


...


...


Hình  ảnh  của  Nguyễn_Sydney
Back to top
« Last Edit: 12. Jan 2008 , 12:00 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #69 - 13. Jan 2008 , 13:44
 
Chào Xuân Mậu Tý 

Chào  Xuân Mậu Tý  xui không sa  hũ  nếp
Rơi  trúng Tam Sa  ,chắc hẳn cháy nhà  ra  mặt chuột
Tiễn chú Đinh Heo, tưởng  phải bỏ  lò quay
Quay nhằm hải đảo, ai dè  lợn béo  lòng lại thiu


Rục  rịch  bá  quyền  , khua  dậy  sóng Trường Sa  ,trở  mặt  hăm he  :lòng lợn  thối 
Nhạt  nhoè  lý tưởng , im im bản giốc , xuôi tay  bạc nhược  ;quẩn chân  quỳ



Núi  liền núi, sông liền sông, đồng  chí  anh  em  khoe mặt đểu
Răng  đền  Răng  , mắt đền mắt,cầu vinh mãi  quốc  hiện nguyên hình
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #70 - 15. Jan 2008 , 12:19
 
Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm: Giải pháp nào để bảo tòan lãnh thổ? (phần 1)
2008.01.01

Luật sư Trần Thanh Hiệp – Nguyễn An, RFA

Những ngày vừa qua, Trung Quốc đã tự quyền đặt trực tiếp hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới quyền hành chánh của Bắc Kinh trước sự phản đối yếu ớt của nhà cầm quyền Hà Nội.

Câu chuyện HSTS không còn là một vụ lấn chiếm hải đảo riêng lẻ nữa mà là một hành động xâm chiếm vùng biển, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bất chấp Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Người ta liên tưởng tới thủ đoạn lấn chiếm vết dầu loang của Đức Quốc Xã vào thời điểm giữa thế kỷ trước cuộc thế chiến thứ hai sắp sửa bùng nổ.

Tôi cho rằng điều này đối với người Việt Nam là một lời cảnh cáo của lịch sử. Dưới ánh sáng của luật quốc tế hành vi sáp nhập trong vụ Tam Sa chính là loại trọng tội đã được gọi tên là xâm lược (aggression), theo định nghĩa từ giữa thập niên 1970 của Liên Hiệp Quốc.


Nguyễn An:
Thì đó cũng là điều mà những bản tuyên cáo cũng như trong các cuộc biểu tình đã nói về hành động xâm lược của Trung Quốc.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Nêu lên không thôi chưa đủ, phải đặt thành vấn đề xâm lược và tìm cách áp dụng những văn bản quốc tế thích hợp thì mới đưa phản ứng của mình thành một thủ tục quốc tế phản công, chặn đứng bước tiến của bá quyền phương Bắc từ nay về sau đối với Việt Nam.

Nguyễn An: Xin luật sư cho biết các văn bản đó là những văn bản nào?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi chỉ xin kể ra ở đây hai văn bản chính mà thôi, đó là Nghị quyết số 3314 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc kỳ họp thứ XXIX, năm 1974 và Hiến chương Liên Hiệp Quốc (các điều 39, 41 và 42). Hành vi xâm lược đã được Đại Hội Đồng định nghĩa tại các điều 1, 2 và 3 của Nghị Quyết này và định nghĩa như vậy là để cho Hội Đồng Bảo An, như đã được dự liệu nơi điều 39 của Hiến chương LHQ, có cơ sở định danh hành vi của quốc gia bị tố cáo có phải là xâm lược hay không.
Tất cả những hành vi của Trung Quốc đánh chiếm và sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc chính là những hành vi được liệt kê trong ba điều khoản này của Nghị quyết 3314. Nhưng liệu Hà Nội có dám tố cáo hành động xâm lược của Bắc Kinh không? Thái độ nhu nhược của họ trong vụ Tam Sa không phải là phản ứng thích hợp có khả năng bảo toàn lãnh thổ Việt Nam truớc tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta đã nghe trên đường phố, đọc trên các cơ quan truyền thông, những lời tố cáo một loạt hành vi bất hợp pháp của Bắc Kinh. Như, dùng vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ và lãnh hải các nước lân bang, lấn lướt chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như, năm 1974 và năm 1988 đưa hải quân đánh chiếm một số đảo ở Biển Đông của Việt Nam.

Luật sư Trần Thanh Hiệp:
Dân tộc Việt Nam, trong thế yếu, cần phải qua ngả HĐBA đưa ra trước công luận quốc tế, hành vi xâm lược phi pháp của Trung Quốc như là một biện pháp tự vệ. Trước những chỉ dấu cho thấy Hà Nội sẽ đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc, hai bộ phận của dân tộc, ở trong và ở ngoài nước không thể khoanh tay ngồi yên nhìn đất nước bị xâm lăng. Do đó mà vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa lại còn phải xem xét thêm dưới góc cạnh chính tri.

Nguyễn An: Trước khi nói đến góc cạnh chính trị, thì theo luật sư vụ Hoàng Sa, Trường Sa có đủ tầm quan trọng để đưa ra trước Hội Đồng Bảo An không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Do sự lệ thuộc của Đảng Cộng sản Việt Nam vào nước đàn anh phương Bắc, Hà Nội đã và sẽ không đủ sức mạnh để đối đầu về cả hai mặt quân sự và ngoại giao với Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam bởi vậy nên có cách ứng xử khác với Đảng Cộng sản Viêt Nam để ngăn chặn ý đồ lấn chiếm của Trung Quốc, may ra còn giữ được những gì chưa mất cho Bắc Kinh.

Trước mắt phải đòi hỏi Hà Nội, với tư cách thành viên Hội Đồng Bảo An của mình, đưa vụ HSTS ra trước HĐBA để Việt Nam được Liên Hiệp Quốc bảo vệ chống lại mối đe doạ Bắc Kinh. Nhờ HĐBA can thiệp trong vụ HSTS không có nghĩa là tranh tụng hay khai chiến với Trung Quốc mà là để cho HĐBA tìm cho nước Việt Nam, trong thế yếu, một giải pháp thích hợp, nghĩa là phù hợp với tinh thần và văn tự của quốc tế công pháp. Để ôn hòa giải quyết một “tình hình” hay một “cuộc tranh chấp” có khả năng đe dọa hòa bình trong vùng dẫn tới đe dọa hòa bình thế giới.

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp, và mong sẽ được tiếp tục thảo lụân với ông về góc cạnh chính trị của vấn đề Hoàng Sa Trừơng Sa.

Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris về khía cạnh pháp lý của vấn đề Trung quốc lấn chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Kỳ tới, cụôc trao đổi sẽ đựợc tiếp tục với khía cạnh chính trị của vấn đề. Mong quý thính giả đón nghe. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan niệm của đài Á Châu Tự Do.
Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2008 , 12:20 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #71 - 15. Jan 2008 , 12:55
 
Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn chiếm: Giải pháp nào để bảo tòan lãnh thổ? (phần 2)


Hôm nay, cuộc trao đổi sẽ tiếp tục về mặt chính trị của vấn đề. Ông Hiệp cho rằng đây mới là cái gốc,và không nằm trong yêu cầu Liên Hiệp quốc can thiệp. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan niệm của đài Á Châu Tự Do.

Nguyễn An:
Thưa Luật sư, yêu cầu Hội Đồng Bảo An can thiệp trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa là đã phản ứng cả về mặt pháp lý, nhưng trong đó thì tôi nghĩ cũng có cả mặt lẫn chính trị rồi. Tại sao còn đặt thêm vấn đề phản ứng trên địa hạt chính trị nữa?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đưa vụ Hoàng Sa, Trường Sa ra trước HĐBA là cốt để ngăn chặn ngay trước mắt mọi hành động gây hấn với dụng đích lấn chiếm của Trung Quốc. Đồng thời cũng còn để phòng ngừa loại hành động này trong tương lai, tức là kiếm chỗ dựa để bảo vệ phần còn lại của lãnh thổ cho Việt Nam.

Nhưng muốn tạo được thế lực để đòi lại những gì đã mất và nhất là để không còn nằm trong thế thao túng của bá quyền phương Bắc nữa thì phải có giải pháp chính trị trong trường kỳ. Do đó, mặt chính trị của vụ HSTS không thể coi nhẹ, nếu không muốn nói phải coi là trọng yếu. Tôi chủ trương để bảo toàn lãnh thổ quốc gia, người Việt Nam phải biết kết hợp vũ khí pháp lý với vũ khí chính trị.
Nguyễn An: Như vậy phải chăng theo luật sư thì vũ khí chính trị giữ vai trò trọng yếu không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Giải pháp pháp lý là ngọn, giải pháp chính trị mới là gốc. Gốc có vững mạnh thì ngọn mới đủ sức đối đầu với kẻ địch. Có cứng mới đứng được đầu gió. Luật quốc tế là luật liên quốc gia, vậy phải là bộ máy cầm quyền quốc gia mới là chủ thể đối với luật quốc tế.

Đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam về mọi mặt, ý thức hệ, chính trị, kinh tế, văn hóa hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, không thể là cái gốc vững mạnh làm chỗ dựa để chống Trung Quốc xâm lược được. Vậy trứơc mắt không thể có giải pháp chính trị để tạo ra được một xã hội trên dưới một lòng, một dạ chống xâm lăng.
Không thể có nghịch cảnh nhà cầm quyền Hà Nội chẳng những cấm biểu tình chống Trung Quốc mà còn huy động nhân viên công lực đàn áp thô bạo dân chúng chỉ vì dân chúng vì muốn tỏ bày lòng công phẫn trước hành động xâm lược của Bắc Kinh.

Nguyễn An: Vậy luật sư có thể trình bày rõ hơn về giải pháp chính trị này được không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi xin nêu lên một giả thuyết: Nếu cuộc đối đầu với Bắc Kinh trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa sẽ đi tới độ gay go hơn nữa, thì liệu dân chủ và độc tài có thể đứng chung trong cùng hàng ngũ cự Bắc được không? Tôi chắc câu trả lời sẽ phải là “không”.

Nhớ lại cách đây hơn nửa thế kỷ, Đảng cộng sản đã mượn ngọn cờ dân tộc để giành độc quyền kháng chiến nhưng đồng thời lại mượn thế chống ngoại xâm để tiêu diệt phe quốc gia mà thiết lập chuyên chính. Lần này lực lượng dân chủ đã trưởng thành quyết không để cho độc tài diễn lại cảnh tiếm quyền tiếm vị ngày trước nữa.
Tình hình bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bây giờ đã bước qua một giai đoạn mới. Sự lệ thuộc mang tính phiên quốc, chư hầu, bất bình đẳng giữa hai nước láng giềng là điều lỗi thời trong môi trường bang giao quốc tế bình đẳng ngày nay.

Những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội không thể đồng hóa quyền lợi riêng của họ với quyền lợi tối thượng của quốc gia dân tộc. Luận điệu nhân nghĩa giả dối “16 chữ vàng” không thể che đậy được ý đồ bá quyền tàn bạo của Bắc Kinh.

Vụ Tam Sa là lời cảnh cáo của lịch sử để mọi người Việt Nam, từ kẻ cầm quyền đến người dân thường, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, kịp thời biết cùng nhau tái phối trí quyền lực trong quốc gia, thực hiện hòa đồng dân tộc đích thực, thay cho giai cấp đấu tranh, tạo được một tổng lực đủ khả năng động viên người và của trong cả nước, đánh bại âm mưu người Hán thuần dưỡng người Việt.

Nguyễn An:
Đề nghị lụât sư phân tích rõ về tổng lực này.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tổng lực này sẽ có ba mũi nhọn để phòng vệ đất nước. Thứ nhất, về mặt ngoại giao thay thế đường lối hữu nghị đảng anh em bằng chỗ dựa quốc tế, trên cơ sở bình đẳng theo luật quốc tế để ôn hòa lấy lại đất đã mất và giữ vững đất chưa mất. Đã đành Hoàng Sa đã bị mất năm 1974, một phần của Trường Sa cũng đã bị mất năm 1988.

Nhưng không nên tuyệt vọng vì đã có tiền lệ 3 nước vùng biển Baltique năm 1940 bị Stalin sáp nhập đến năm 1990 và 1991 nhờ biến chuyển quốc tế đã lấy lại được độc lập. Mũi nhọn thứ nhì là việc triệt để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng nhân loại. Mũi nhọn thứ ba là cuộc đấu tranh dân chủ đã khởi đầu của tất cả mọi tầng lớp xã hội để đòi lại chủ quyền quốc gia mà đảng cầm quyền đã sang đoạt suốt cả trên nửa thế kỷ vừa qua.

Nguyễn An: Luật sư có tin rằng gỉải pháp chính trị này khả thi không?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Khả thi hay không thì cũng phải ráng thực hiện, trừ phi buông tay đầu hàng trước những khó khăn.

Nguyễn An: Chắc Luật sư khi nhắc tới nhân quyền ở Việt Nam đã không quên sự kiện Việt Nam xã hội chủ nghĩa không còn ở trong danh sách những nước đáng quan tâm về tình trạng nhân quyền bị vi phạm nữa. Vậy áp lực ở đau ra để buộc Hà Nội phai thay đổi chính sách nhân quyền của họ?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tuy Hà Nội đã đựơc chính quyền Bush rút tên ra khỏi danh sách những nứơc cần đặc biệt quan tâm về tình trạng nhân quyền, nhưng không vì thế mà tất cả áp lực quốc tế đối với Hà Nội đã được giải toả. Một đàng, dự luật nhân quyền trước đây được Hạ Viện Mỹ thông qua với một đa số áp đảo đã được chuyển lên Thượng Viện trong một bầu không khí tương đối thuận lợi hơn trước.

Đằng khác, trong những vụ biểu tình chống Trung Quốc vừa qua, các hành động xâm phạm nhân quyền cuả công an cộng sản đã gia tăng về số lượng và quy mô. Do đó cuộc tranh đấu cho nhân quyền cũng phải gia tăng cường độ để chặn đứng cuộc đàn áp này.

Nguyễn An: Theo luật sư thì người Việt ở hải ngoại có thể đóng gop được gì trong vụ HSTS?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, người Việt ở hải ngoại có thể tiếp tay nhiều hơn nữa cho cuộc tranh đấu dân chủ ôn hòa ở trong nuoc. Tôi thấy đã có một Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ được thành lập rồi. Bây giờ chính là lúc mà Ủy Ban đó phải thiết lập một hồ sơ pháp ly vững chắc về vụ HSTS tiếp theo nhung lời tố cáo Trung Quốc xâm lược va Hà Nội nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc.

Trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật này, các chính đảng, hội đoàn, tổ chức tranh đấu với sự hiệp lực của các luật gia, sẽ mở một cuộc vận động dư luận quốc tế đại qui mô, thay thế thái độ bất động của Hà Nội để lưu ý Hội Đồng Bảo An về hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.

Nguyễn An: Xin cảm ơn luật sư Trần Thanh Hiệp
Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2008 , 13:04 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #72 - 15. Jan 2008 , 20:22
 
Ngày 19/1  Kỷ  niệm Hoàng Sa

Cùng cả  nhà  thứ bẩy  19 tháng 1 /2008  tới đây  sẽ là  ngày Kỷ niệm  34  năm  Hải Quân /Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh nhau  với Tàu Hải Quân Trung Cộng  ở Hoàng Sa .

Hải Quân / VNCH  bị thiệt hại mất  1 chiếm hạm và hạm trưởng  Thiếu tá  Nguỵ văn Thà  (cựu học sinh Hồ ngọc Cẩn )
đã  chết  theo Chiếm Hạm .

Gương hy sinh cao cả  của cố Hải quân Thiếu tá  Nguỵ Văn Thà  đã  được cố  nhạc sĩ  Trần thiện Thanh  viết  trong ca  khúc "Gọi  tên Anh là  Lính "  và  bản nhạc "Nguỵ văn Thà   của   Chính Trần.

Ngày  thứ bẩy  19/1  nhiều Cộng đồng Người Việt Tự do  trên Thế giới   sẽ  làm  lễ  Tưởng niệm các  Chiến sĩ  Hải Quân hy sinh ngày 19 tháng 1  năm 1974 .

Tại Sydney  Úc châu - Gia đình Hải Quân và Hàng Hải  sẽ  có  buổi lễ  Tưởng  Niệm các Chiến sĩ  HQ/VNCH  Hy sinh  trong cuộc Thuỷ Chiến   với Trung Cộng  để bảo  vệ Hoàng Sa   .
Buổi lễ  sẽ được tổ chức vào  lúc  19 giờ tối  tại Trung tâm Văn Hóa  và Sinh hoạt Cộng Đồng .
Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2008 , 20:23 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #73 - 16. Jan 2008 , 14:38
 
Tạm Cứu Hoàng Sa Trường Sa
,  VI ANH
.

Việt Báo Thứ Tư, 1/2/2008, 12:02:00 AM

Không phải tự đề cao nhưng phải nói người Việt Hải Ngoại là người có thể  tạm cứu Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách trì hoãn việc Trung Cộng sáp nhập trong khi chờ đợi một chánh quyền Việt Nam mới thu hồi lại hai quần đảo bằng luật pháp quốc tế cùng sự can thiệp ngoại giao của thế giới.

Chế độ CS Hà nội đương thời là nhà cầm quyền đã hiệp ước, mật ước nhượng cho Trung Cộng rồi. Lời hứa và chữ ký đó đối với TC và VC coi như là luật pháp phải thi hành giữa đôi bên. CS kẹt cứng không còn làm gì được nữa. Còn CS Hà nội là Hoàng Sa và Trường Sa còn thuộc TC. Cần một chánh quyền mới để phủ nhận những hiệp ước, mật ước hà tì về hình thức, bất bình đẳng về nội dung, không trưng cầu dân ý, không được Quốc Hội khoáng đại phê chuẩn mà tinh lý công pháp một chuyện trọng đại như vậy đòi hỏi phải có.

Cho đến bây giờ, dưới áp lực của TC, coi như CS Hà nội đã triệt để cấm và dẹp biểu tình.

Lớp trẻ sinh viên thanh niên và những người yêu nước trong nước biểu tình, phản đối tới đâu đi nữa, thì CS Hà nội vẫn cứ ngậm miệng ăn tiền. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt và các tổ chức đấu tranh  trong nước đã bị bất động hóa bằng nhiều cách không có thể đứng lên lập Hội Nghị Diên Hồng, thay đổi nhà cầm quyến bán đất dâng biển cho Tàu, bỏ điều 4 Hiến Pháp. Người dân dân  và các tổ chức tôn giáo, chánh đảng, phong trào ngoài chánh phủ  lâu nay bị CS Hà nội khủng bố đen trắng dù cố gắng cũng không đủ sức kết họp, tạo nội lực dân tộc, giải quyết chuyện nước, việc dân trong cơn quốc nhục mất đất, mất biển không một tiếng súng nổ này. Quân Đội Nhân dân của chế độ CS bị CS Hà nội  kềm kẹp đã tỏ ra bất động  và im lặng, khiếp nhược trước nhiệm vụ giữ gìn bờ cõi, lời kêu gọi cứu quốc của người dân khi Tổ Quốc Việt Nam bị xâm phạm, khi  Hoàng Sa và Trường Sa một phân thân thể của Mẹ Việt Nam bị TC cắt xe, ăn tươi nuốt sống.

Thời gian và sư yên lặng trong hiện tình đứng về phía CS Hà nội, có lợi cho CS Hà nội cầm quyền. Còn lâu CS Hà nội mới công bố những văn kiện có thể còn nữa, ngoài  lời tuyên bố thừa nhận và công hàm bán nước mà công luận đã biết. Không chừng còn nguy hại cho giang sơn gấm vóc Việt Nam hơn, còn nặng nợ nần mà CS Hà nội đã vay của TC, ba đời con cháu Việt Nam chưa chắc trả nổi hết cho TC.

Chỉ có một chánh quyền  Việt Nam mới, thay thế CS Hà nội bằng cách mạng, đảo chính, hủy bỏ hiến pháp của CS Hà nội mới  huy động được nội lực dân tộc và phát động tố quyền vì bị thiệt hại, bi bất công. Chánh quyền mới đó mới có tư cách, thẩm quyền phủ nhận những gì CS đã hứa, đã ký, với TC. Và chỉ có chánh quyền mới đó mới có thể yêu cầu tòa án quốc tế giải quyết vấn đề. Nhưng trong khi chờ đợi  một chánh quyền mới đó, người Việt hải ngoại có tư do, dân chủ, có thế quốc tế vận có thể trì hoãn việc sáp nhập hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Quốc Vụ Viện TC đã thông qua.

Người Việt quốc tế vận với các cường quốc đang định cư, đang là công dân. Đánh động lương tâm trước một nước lớn ăn hiếp một quốc gia nhỏ. Đề cao cảnh giác trước mối nguy TC trong  an ninh và hòa bình thế giới. Kêu gọi tẩy chay hàng hóa, tây chay du lịch TC. Nhứt là kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội do TC đứng ra tổ chức ở Bắc Kinh. Như đã biết còn một năm nữa là tới ngày TC đã đăng cai, đứng ra tổ chức Thế Vận Hội ở Bắc Kinh. CS Bắc Kinh  đang dọn mình, dọn mẩy, rửa mặt, rửa mày để chào đón cơ hội long trọng này, nó đánh bóng và đang quang TC trên nhiều lãnh vực. Cái TC  đang sợ nhứt là mang tiếng mang tai ở ngoại quốc.

Người Việt may mắn hiện nay có trên 3 triệu người, định cư hầu hết ở các đại siêu cường thế giới mà CS Bắc Kinh đang e ngại tẩy chay Thế Vận Hội, hàng hóa.

Cứ biểu tình dài dài trước tòa Đại sứ, tổng Lãnh sự TC ở thủ đô các siêu cường Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Liên Âu, Nga, Nhưt, Úc. Cứ  tố giác dài dài tội nước lớn xâm chiếm đất đai nước nhỏ . Cứ biểu tình dài dài tố cáo CS Hà nội phản dân hại nước sang nhượng đất đai cho Anh Cả Đỏ, tạo  Đế quốc CS mới. Cứ tẩy chay dài dài hàng hóa TC và VC, tẩy chay du lịch TC, VC. Cứ kêu gọi dài dài tây chay thế Vận Hội tổ chức ở Bắc Kinh.

Nhiều tiếng vổ nên kêu. Nước chảy riết đá phải mòn. Với thế thủ lẫn thế công mà các đại siêu cường Tây phương đang nghi kỵ TC tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, bành trướng kinh tế, chánh trị của Tây Phương, xuất cảng hàng hóa có hại ra ngoại quốc;  những cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại sẽ được nhân dân và chánh quyền nhiều nước chú ý, có cảm tình. Từ đó sẽ ảnh hưởng áp lực ngoại giao, giao thương đối với TC.  

TC có thể trì hoãn tiến trình xâm thực Việt Nam, ít nhứt từ đây cho đến Thế Vận Hội khai mạc ở Bắc Kinh. Ít  nhứt các cuộc biểu tình của người Việt trong ngoài nước cũng đã giải thích tại sao  nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam nói trên báo chí, tỉnh này chưa có kế hoạch thành lập Huyện Tam Sa, là huyện gồm ba hải đảo trong đó hai là Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngay khi các cuộc biểu tình không làm TC xoa dịu bằng cách trì hoãn việc sáp nhập hai quần đảo, thì  TC cũng có thể giận cá chém thớt. TC sẽ đổ tội trợ trưởng biểu tình trong nước cho CS Hà nội. Môi hở răng lạnh, tương quan ngoại giao Bắc Kinh sẽ căng thẳng. Ở một mức độ nào đó các cuộc biểu tình trong trường hợp này là một mũi tên bắn hai con chim cú đang đem lại niềm bất hạnh cho quốc gia dân tộc Việt Nam.

VI ANH
Back to top
« Last Edit: 16. Jan 2008 , 14:46 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: HOÀNG  SA   và   TRƯỜNG  SA
Reply #74 - 18. Jan 2008 , 11:46
 
Kỷ  niệm  34 năm trận chiến Hoàng Sa  của HQ/QLVNCH



...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 8
Send Topic In ra