Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Anh Hùng và Kẻ Bội Phản  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Anh Hùng và Kẻ Bội Phản (Read 2467 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Anh Hùng và Kẻ Bội Phản
19. Feb 2008 , 12:32
 
“Anh hùng và Kẻ bội phản trong Quân lực VNCH,”

một tiếng nói mới về chiến tranh VN


2008.02.19
Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Buổi ra mắt tác phẩm nghiên cứu lịch sử về chiến tranh Việt Nam của giáo sư Andew Wiest tại thành phố Falls Church có thể được xem là cơ hội để những người bạn cũ, những đồng đội cũ, của 40 năm trước gặp lại nhau.

...
Hai cựu cố vấn Hoa Kỳ chụp hình chung hai cựu chiến sĩ đại đội Hắc Báo năm xưa. (Hình: Thiện Giao/RFA)

Họ có thể là những mảnh vụn, bị phân tán khắp nơi sau khi chia tay, để rồi, với tác phẩm nghiên cứu của Wiest, họ lại được sắp vào nhau như một khoa học ghép hình, góp phần tái lập lại hình ảnh đúng đắn hơn cho một quân đội, theo lời giáo sư Wiest, gần như chưa bao giờ được thế giới Tây Phương thừa nhận và đối xử công bằng. Biên tập viên Thiện Giao có bài tường thuật tại chỗ sau đây.

Thành phố Falls Church, ngày 17 tháng Hai, năm 2008. Tại buổi lễ ra mắt tác phẩm nghiên cứu lịch sử của giáo sư Andrew Wiest. Tác phẩm có tên “Vietnam’s forgotten Army. Heroism and betrayal.”

“Hãy cho tôi giải thích tại sao tôi viết cuốn sách này. Tôi chỉ mới 14 tuổi khi Sài Gòn thất thủ, còn quá trẻ cho cuộc chiến Việt Nam! Nhưng tôi đã nhìn thấy cuộc chiến ấy mỗi ngày, trên tivi, trong ánh mắt những thanh niên Hoa Kỳ đàn anh trở về từ chiến trường Việt Nam, trên khuôn mặt những người Việt Nam được các nhà thờ trong địa phương bảo trợ sang Hoa Kỳ sau cuộc chiến.

Nhưng tôi cũng nhận ra một điều: không một ai có thể giải thích cuộc chiến ấy! Đối với tôi, đó là một bí ẩn. Và chắc hẳn, đó cũng là bí ẩn trung tâm của thế hệ chúng tôi. Và tôi quyết định đi tìm câu trả lời.” (Tiến sĩ Andrew Wiest)


Cuộc chiến không thể diễn tả hết bằng giấy mực

Andrew Wiest, giáo sư sử học, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh và Xã Hội tại đại học Southern Mississippi trình bày nguyên ủy ra đời của tác phẩm “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Một Quân Đội Bị Quên Lãng. Anh Hùng và Kẻ Bội Phản.”

Đối với Andrew Wiest, chiến tranh Việt Nam là một lớp học không có giáo sư, một cuốn sách không có tác giả, một điều cấm kỵ mà dường như hầu hết người Mỹ muốn quên đi.

Wiest không chọn thái độ đó, và ông quyết định một phương pháp giảng dạy mới. Đó là, mời các cựu chiến binh đến giảng bài, và sau đó, chính ông đưa họ cùng các sinh viên sang Việt Nam, để tìm hiểu chiến trường của hơn 30 năm trước, và cũng để đi tìm diện mạo của một quân đội mà ông gọi là “bị bỏ quên.”

“Trong thời gian ở Việt Nam, tôi gặp một người đàn ông có tên là Phạm Văn Đính, đã tham gia chiến tranh Việt Nam. Qua câu chuyện ông ta kể, tôi thấy ông ta là một bí ẩn. Tôi tin rằng, tôi sẽ cần phải nói chuyện với ông ta nhiều hơn nữa để học hỏi.

Sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi hỏi rất nhiều người về Phạm Văn Đính. Tất cả đều nói, nếu tôi muốn biết nhiều hơn về Đính, có một người có thể kể cho tôi. Người đó tên là Trần Ngọc Huế, đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp theo một con đường hoàn toàn khác Phạm Văn Đính.”

...
Tác giả Andrew Wiest ký tặng sách trong ngày ra mắt “Anh Hùng và Bội Phản” tại Falls Church, Virginia, ngày 17 tháng Hai. (Hình: Thiện Giao/RFA)

Và cuốn sách ra đời. Tác phẩm của Wiest là một công trình thuần túy lịch sử, nhưng cấu trúc được xây dựng lạ lùng, và chủ đề được tiếp cận nhân bản.


Cuộc gặp gỡ định mệnh

“Anh Hùng và Kẻ Bội Phản” cũng đầy những con số, địa danh, tên gọi, tổn thất. Nhưng “Anh Hùng và Kẻ Bội Phản” không lạnh lùng, vô cảm. Tác phẩm được xây dựng trên 2 nhân vật chính, có thật, hoàn toàn có thể kiểm chứng trực tiếp hoặc gián tiếp. Hai nhân vật có tên Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế.

Cả hai gặp nhau trong một sự sắp xếp trớ trêu của định mệnh. Trước hết, họ là đồng hương, là người Huế, và cùng yêu cố đô với tình cảm mãnh liệt. Cả hai đều chọn binh nghiệp. Sĩ quan Phạm Văn Ðính, sinh năm 1937, tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Ðức, sĩ quan Trần Ngọc Huế, sinh năm 1942, tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.

Con đường binh nghiệp của cả hai sĩ quan trẻ gặp nhau tất cả 5 lần.

Bốn lần đầu, trong vinh quang, khi cả hai cùng liên tiếp được thăng cấp rất nhanh trong vai trò sĩ quan tác chiến. Sự gan dạ và các chiến tích của họ được tác giả cuốn sách gọi là “Thời Đại Của Những Anh Hùng.”

Lần gặp thứ năm, cũng là lần cuối cùng, cả hai không thể lường trước, về hoàn cảnh, về địa điểm, và cả tư thế. Lần gặp này, một trong hai người sẽ phải ân hận cho đến cuối đời.


Một quân đội anh hùng

Tạm rời câu chuyện của Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế để trở lại hành trình tìm hiểu chiến tranh Việt Nam của tác giả Andrew Wiest.

“Không như những gì thế giới Phương Tây đã nghĩ, miền Nam Việt Nam đã chiến đấu cực kỳ anh dũng trong 20 năm. Anh dũng hơn cả những gì mà thế giới Tây Phương, cho đến thời điểm này, vẫn viết, vẫn tin và vẫn hình dung. Trong các trận đánh, từ chiến trường nhỏ trước Mậu Thân, và mở rộng ra sau đó, họ đã chiến đấu rất can đảm và hiệu quả.”

Wiest, ở tuổi 14 khi chiến tranh kết thúc. Có thể xem Wiest là thế hệ hậu chiến. Wiest, tại sao bị ám ảnh bởi cuộc chiến? Cuộc chiến tranh Việt Nam là vậy. Hãy nghe nhận định của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một diễn giả trong buổi ra mắt sách.

“Những câu chuyện thân tình mà Trung Tướng William Bolt vừa kể về Trần Ngọc Huế cho thấy ông tin rằng Huế đã chết, thế mà đột nhiên ông ta lại xuất hiện. Cuộc chiến Việt Nam là như vậy. Khó hiểu thật.

Tôi thuộc vào thế hệ chiến tranh, và tôi không thể lấy cuộc chiến ấy ra khỏi đầu tôi, rõ ràng là như vậy. Thế nhưng những thế hệ trẻ hơn, chẳng hạn giáo sư Wiest, tác giả cuốn sách này, thì rõ ràng, cuộc chiến Việt Nam lại quay về, và ám ảnh chúng ta.”

Hãy quay trở lại với hai sĩ quan trẻ Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính. Hãy hình dung chiến trường Tchepone, Hạ Lào, gần 40 năm về trước.

Một đêm cuối tháng Ba năm 1971, trong khuôn khổ chiến dịch Lam Sơn 719, Trần Ngọc Huế lúc đó đang ở Tchepone, bị thương và ngất lịm. Ông ra lệnh cấp dưới mở đường máu thoát thân, để ông lại trận địa nhằm tránh gây cản trở trên đường tháo lui. “Giấc Mơ Bị Vỡ Vụn,” là tên của chương sách nói về trường hợp sĩ quan Trần Ngọc Huế bị bắt làm tù binh.

Về phần Phạm Văn Đính, trong giai đoạn cuối của hành quân Lam Sơn 719, được lệnh đưa đơn vị đến Khe Sanh để yểm trợ và đóng cửa căn cứ. Vòng vây Bắc Việt xiết chặt, tình thế hiểm nghèo. Phạm Văn Đình 2 lần nhận được yêu cầu của phía Bắc Việt: Đầu hàng để được toàn mạng. Trung tá Phạm Văn Đính quyết định đầu hàng, ở tuổi 35, khi còn 2 tháng nữa thì được vinh thăng đại tá. “Kẻ Bội Phản” là chương sách nói về trường hợp của trung tá Phạm Văn Đính.

Một năm sau, tại một trại tù binh ở Sơn Tây, trung tá Đính và thiếu tá Huế gặp nhau lần thứ năm. Huế bàng hoàng nhận ra, trung tá Đính của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nào, bây giờ đã là trung tá Đính quân đội nhân dân, đến gặp, nói chuyện và tế nhị chiêu dụ thiếu tá Huế hợp tác với miền Bắc. Thì ra, chỉ một thời gian ngắn sau khi trung tá Đính đầu hàng, ông đã quyết định đổi bộ quân phục, hợp tác và được chuyển ngang cấp bậc sang phía quân đội Bắc Việt.

Thiếu tá Huế từ chối hợp tác, bị giam đến năm 1973, có tên trong danh sách trao đổi tù binh theo Hiệp Định Paris. Ông được đưa đến địa điểm trao đối tù binh thuộc tỉnh Quảng Trị, có thể nhìn thấy cảnh cũ ở bên kia biên giới, tay đã chạm vào tự do, và rồi, một sĩ quan Bắc Việt tiến đến, nói rằng Huế bị bắt tại Lào nên không phải là tù binh của Bắc Việt. Ông không được trả tự do.

Năm 1983, thiếu tá Huế ra tù, về sống tại Sài Gòn, sau đó sang Hoa Kỳ và định cư tại thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia, cho đến nay.

Trung tá Phạm Văn Đính thì đã qua đời hồi năm ngoái, tại Việt Nam, sau một lần sang Hoa Kỳ để trả lời phỏng vấn của tiến sĩ Wiest, tác giả cuốn sách đang được nói đến. Tại đây, những đồng đội ngày xưa, tức những kẻ thù bây giờ, kể cả các cố vấn Hoa Kỳ, từ chối gặp mặt ông.


Lịch sử không công bằng

Tác giả Wiest khẳng định, quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân lực bị bỏ quên. Trong tư thế một sử gia, Wiest khẳng định, bằng chính nghiên cứu của mình, rằng quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân lực anh dũng, đã chiến đấu trong cuộc chiến 20 năm để bảo vệ tự do.

Quân lực ấy có rất nhiều anh hùng, nhưng không được lịch sử đối xử công bằng. Wiest nói, Tây Phương chỉ viết về chiến tranh Việt Nam như một cuộc chiến chỉ có người Hoa Kỳ đánh nhau. Thực tế không phải như vậy, và càng không phải như vậy khi người Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Hãy nghe thiếu tướng Creighton Abrams, con trai cố đại tướng Abrams nhắc lại những gì thân phụ ông suy nghĩ.

“Một sĩ quan người Anh đã phát biểu về cha tôi, rằng Abrams giỏi lắm, rất giỏi. Đáng lý ra ông ta phải có một cuộc chiến tốt hơn. Tôi không đồng ý với nhận định ấy.

Đến hôm nay tôi vẫn tin, cũng như cha tôi đã từng nói, quân đội miền Nam Việt Nam đáng cho những gì tốt nhất mà ông đã ra công. Và ông thấy hãnh diện đã từng cùng họ phục vụ một cuộc chiến mà kết thúc cuối cùng không như mong muốn.”

Để kết thúc, xin được giới thiệu trích đoạn trong lời đề tựa trên tác phẩm “Anh Hùng và Kẻ Bội Phản.” Lời đề tựa do thượng nghị sĩ James Webb, cựu Bộ Trưởng Hải Quân, và cũng là cựu chiến binh Việt Nam, viết, có đoạn đại ý như sau:

Câu chuyện của Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế không phải là những câu chuyện dễ cảm nhận. Điều quan trọng không phải là nhìn vào một Việt Nam vươn mình từng năm một vào cộng đồng thế giới. Để hiểu được hai hành trình trái ngược này, phải nhìn vào một Việt Nam những ngày đầu thoát ra khỏi bóng tối của cuộc chiến.

Hãy nhìn như vậy, để cảm nhận một Trần Ngọc Huế chiến sĩ dũng cảm, trả giá đắt cho lòng trung thành nhưng chẳng bao giờ phải trả lời câu hỏi về danh dự. Trong khi đó, con đường mà Phạm Văn Đính đã chọn, ít đau đớn hơn, nhưng lại trở nên phức tạp hơn ở hồi kết thúc.”

Tác giả Wiest nói rằng, sự chọn lựa của hai nhân vật chính, nhất là quyết định “thay đổi bộ quân phục” của Phạm Văn Đính, sẽ do chính độc giả tự đánh giá. Mục đích của Wiest là, thông qua câu chuyện của hai sĩ quan này, trình bày lại sự thật về một quân đội quả cảm nhưng bị đối xử thiếu công bằng về mặt lịch sử.

Mà đó cũng là công việc của Wiest, một sử gia. Có người đã từng phát biểu, rằng “không có sử gia, sự thật sẽ vĩnh viễn nằm trong bóng tối.”

Andrew Weist, thông qua “Anh Hùng và Bội Phản,” đã phần nào đưa được sự thật ra ánh sáng.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2008 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Anh Hùng và Kẻ Bội Phản
Reply #1 - 20. Feb 2008 , 05:54
 
Tác giả cuốn "Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên" trả lời phỏng vấn RFA


2008.02.19
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Quyển sách viết bằng Anh Ngữ mang nhan đề “Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên: Anh Hùng Và Kẻ Phản Bội Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” do Giáo Sư Tiến Sĩ Sử Học Andrew Wiest viết, mới được ra mắt hôm Chủ Nhật vừa rồi. Ngay sau buổi ra mắt sách, Tiến Sĩ Wiest đã dành cho Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây.

...
Hình bìa cuốn "Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên"

Nguyễn Khanh: Là người chào đời trong thập niên 60, ông đâu có liên hệ gì với cuộc chiến Việt Nam. Tại sao ông lại viết quyển sách về cuộc chiến ông không hề liên quan?

Tiến sĩ Andrew Wiest: Mặc dù lúc đó tôi còn quá nhỏ, nhưng phải nói là tôi lớn lên với cuộc chiến Việt Nam. Lúc đó truyền hình, báo chí lúc nào cũng nói đến cuộc chiến, và cuộc chiến này có ảnh hưởng sâu đậm với những người lớn tuổi hơn tôi.

Ðây là cuộc chiến mang nhiều bí mật. Một cuộc chiến hầu như không được giảng dậy trong lớp học, không được viết thành sách để những thế hệ sau này có thể hiểu những chuyện gì đã xảy ra, một cuộc chiến mà theo tôi, hình như chính người Mỹ muốn quên đi, quên càng nhanh càng tốt, không ai muốn nói tới nó. Chính những bí mật đó đã khiến tôi chú ý đến cuộc chiến Việt Nam.

Khi tôi quyết định theo học các lớp sử quân sự, tôi hy vọng sẽ được giảng dậy về cuộc chiến này, nhưng chẳng ai nói tới cả. Tôi có cảm tưởng là mọi người muốn bảo tôi rằng quên nó đi, đừng nhắc tới làm gì, và điều đó lại làm tôi càng phải chú ý hơn.

Nguyễn Khanh: như vậy, phải chăng qua quyển sách này, ông muốn cho người đọc một cái nhìn, một hiểu biết đúng về cuộc chiến? Một cái nhìn, một hiểu biết cân bằng hơn?

Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi hy vọng như vậy. Trong quyển sách, tôi có trình bày là quân đội miền Nam Việt Nam không được sử sách nhắc đến gì mấy, hoặc là quân đội miền Nam Việt Nam không được trình bày một cách cặn kẽ trước người đọc Mỹ. Vì thế trong quyển sách này, tôi giới thiệu đến người đọc hai nhân vật của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, một anh hùng, một phản bội, và hy vọng từ đó tất cả mọi người nhìn cuộc chiến dưới những góc nhìn khác nhau.

Tôi cũng hy vọng là hình ảnh tương phản tuyệt đối và đặc biệt này, anh hùng tuyệt đối, phản bội cũng tuyệt đối, sẽ giúp tôi trình bày câu chuyện trong một khung cảnh báo quát hơn.

Nguyễn Khanh: nhưng thưa Giáo Sư, cuộc chiến kết thúc đã gần 33 năm rồi, các vết thương có lẽ cũng đã lành. Ở thời điểm như vậy mà ông vẫn bỏ thì giờ để viết về một cuộc chiến chính ông nói mọi người đều muốn quên?

Tiến sĩ Andrew Wiest: phải thành thật mà nói với ông rằng trong bối cảnh chiến tranh thời đó, thì câu chuyện mà tôi tìm được là một câu chuyện tuyệt vời. Khi lớn lên, tôi được đọc biết bao nhiêu chuyện tuyệt diệu nói về cuộc thế chiến thứ Hai, từ chuyện trốn thoát khỏi ngục từ Ðức Quốc Xã, cho đến những câu chuyện anh hùng ở trận chiến Normandy, kể cả chuyện những kẻ phản bội đồng đội.

Khi nghe được câu chuyện của ông Phạm Văn Ðính và chuyện của ông Trần Ngọc Huế, tôi cũng chỉ mong mình kể lại được một câu chuyện đầy sống động liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, về cuộc chiến bị quên lãng.

Những người thật sự liên hệ đến cuộc chiến này chính là những người Việt Nam bị bỏ quên. Họ chiến đấu hết sức mình, chiến đấu dũng cảm hơn cả những người đã tham gia các cuộc chiến trước đó. Họ đã chiến đấu trong niềm tự hào của những kẻ anh hùng, và họ cũng đã chiến đấu trong những nỗi khốn cùng của người không may lâm vào cuộc chiến.

Là một sử gia, tôi quyết định tìm cho được những gì mới về chiến tranh Việt Nam, y hệt như những người đi tìm cái mới khi muốn viết về trận thế chiến thứ Nhất. Có cả tỷ tỷ quyển sách viết về trận thế chiến thứ nhất rồi, trong khi cuộc chiến Việt Nam thì chưa, nên tôi mừng vì tìm thấy được một viên hột xoàn quý giá nằm dưới đáy sông. Thành ra, tôi viết quyển sách với một niềm hứng thú.

Nguyễn Khanh: phải chăng vì thế mà một phần quyển sách được ông đặt là “Việt Nam: Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên”? Tại sao họ lại bị bỏ quên và họ bị bỏ quên như thế nào?

Tiến sĩ Andrew Wiest: câu hỏi của ông hay quá!!! Thật ra tựa lúc đầu tôi đề nghị với nhà xuất bản là “Con Ðường Danh Dự” vì có một quyển sách thật hay đã được quay thành phim viết về Thế Chiến Thứ Nhất mang nhan đề là “Con Ðường Vinh Quang”. Tôi dùng “Con Ðường Danh Dự” vì muốn trình bày cho người đọc thấy cả hai nhân vật, một anh hùng, một phản bội đều mang trong lòng ý tưởng “danh dự”, và để cho người đọc phán quyết xem ai là người có thể tin được.

Khi tôi gửi quyển sách đến nhà xuất bản, thì người chịu trách nhiệm đọc và chọn quyển sách nói rằng tựa do tôi đặt không giúp người đọc biết là quyển sách họ cầm trong tay nói về cuộc chiến Việt Nam, cần phải có một cái tựa khác để độc giả biết ngay quyển sách của tôi nói về chuyện gì. Cuộc cùng, chúng tôi đồng ý “Việt Nam: Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên” là một tựa sách hay, và chúng tôi cũng đồng ý dùng cả lá cờ vàng 3 sọc đỏ chạy ngay trên bìa quyển sách để tạo lôi cuốn.

Còn về câu hỏi ông đặt ra quân đội này đã bị bỏ quên như thế nào? Thưa ông, họ bị bỏ quên vì chẳng ai viết về họ cả. Thế giới Tây Phương không ai muốn viết, muốn nhắc về họ. Qua tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, điều tôi tìm thấy là một lịch sử đấu tranh anh hùng mà hầu như người khác, chẳng mấy ai biết.

Nguyễn Khanh: và đó là thông điệp mà ông muốn gửi đến người đọc???

Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi nghĩ đây là một thông điệp mạnh mẽ được gửi đến người đọc. Ðương nhiên trong cộng đồng người miền Nam, quân đội này không bao giờ bị bỏ quên. Ðó là một quân đội trong quá khứ có một sức sống mãnh liệt, và sức sống này vẫn còn hiện diện với họ ngày hôm nay cũng như trong tương lai.

Tôi xin kể cho ông nghe một câu chuyện. Mới đây, khi đến thành phố Adelai ở Australia, tôi ghé thăm Ðài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam và nhìn thấy người lính Australia bên cạnh người lính Miền Nam, nhìn thấy lá cờ Australia bên cạnh lá cờ Miền Nam Việt Nam. Nếu đến Ðài Tưởng Niệm ở thủ đô Washington, ông thấy tất cả đều là hình ảnh của người lính Mỹ. Tôi có thể nói là với nhân dân Hoa Kỳ, điều họ nhớ đến là quân đội Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam, nhớ những kinh nghiệm từ bài học Việt Nam. Và đó là lý do tại sao tôi lại dùng từ “bị bỏ quên”.

Nguyễn Khanh: tôi có cảm tưởng ông đang muốn làm điều mà tôi xin được gọi là sửa lại lịch sử cho đúng. Thưa ông, có phải như vậy không?

Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi không dùng từ “sửa lại lịch sử” mà tôi muốn dùng từ “đóng góp thêm”. Lịch sử cuộc chiến Việt Nam thường chỉ được trình bầy ở bề nổi, không được trình bầy ở bề sâu. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ quyển sách này, mà những quyển sách khác viết về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nguyên nhân khu vực, nguyên nhân toàn cầu, nếu người viết thoát được cải vỏ bọc Mỹ Quốc, thì người viết sẽ có được cái nhìn sâu rộng hơn. Tôi tin đó là hướng mà tôi đang đi.

Nguyễn Khanh: sau quyển sách ra mắt ngày hôm nay, quyển sách kế tiếp ông sẽ viết về đề tài gì? Liệu có phải là cuộc chiến Việt Nam nữa không?

Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi cũng hy vọng như vậy. Như ông thấy, tôi mất 7 năm trời mới hoàn tất được quyển sách này. Có thể là lần này tôi may mắn tìm được một câu chuyện thật tuyệt vời để kể lại với người đọc, đưa ra được những chứng cớ xác đáng để các nhà sử học dùng làm tài liệu nghiên cứu. Là một nhà sử học, đó là mục tiêu tôi đặt hàng đầu: các nhà sử học khác có tài liệu đích thực để tham khảo, và người đọc có được một quyển sách hay để đọc.

Nếu viết thêm về cuộc chiến Việt Nam, có thể tôi sẽ viết về những người đã được tưởng thưởng các huy chương cao quý của quân đội Hoa Kỳ, như huy chương Sao Bạc, Sao Ðồng. Tìm tài liệu chắc không khó, nhưng viết ra theo cái nhìn của người viết sử thì rất khó. Tôi không muốn viết một quyển sách để sau đó nghe mọi người bảo quyển sách đọc thì hay, nhưng chẳng có gì để đóng góp cho kho tàng sử liệu cả.

Ngay cả chuyện các cố vấn Mỹ cũng là đề tài đáng viết. Sách nói về cuộc chiến đều là sách nói về các trận đánh, và không ai nói về vai trò của các cố vấn Hoa Kỳ cả. Họ cũng thuộc thành phần bị bỏ quên, và tôi tin đó là một quyển sách đáng viết.

Nguyễn Khanh: cám ơn Tiến Sĩ Wiest.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------


© 2008 Radio Free Asia
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Anh Hùng và Kẻ Bội Phản
Reply #2 - 10. Sep 2008 , 04:21
 
10 Tháng 9 2008 - Cập nhật 09h49 GMT

Câu chuyện hai người lính

 
Giáo sư Andrew Wiest
Gửi cho BBC từ Đại học Nam Mississippi

... 
Tác phẩm của GS. Andrew Wiest được Đại học New York ấn hành


Trong lúc Cuộc chiến Việt Nam vẫn thu hút dư luận Hoa Kỳ và cộng đồng Việt tại Mỹ, kể cả trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay, BBC Việt Ngữ xin giới thiệu bài của nhà nghiên cứu Andrew Wiest về đề tài này:

Khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, tôi chỉ mới 14 tuổi. Nhưng cuộc chiến của người Mỹ chiếm giữ phần trung tâm trong quá trình trưởng thành của thế hệ tôi.

Chúng tôi theo dõi cuộc chiến qua màn ảnh truyền hình, và sống với tác động xã hội của nó; nhưng hình như không ai có thể giải thích cuộc xung đột mà đã hủy hoại đất nước tôi quá nhiều.

Lớn lên tôi theo học lịch sử quân sự, một phần là để hòa giải với cuộc chiến, nhưng khi đó, ít đại học nào dạy về chủ đề gây tranh cãi này. Thành ra cuộc chiến Việt Nam vẫn là một bí ẩn mà tôi phải tự nghiên cứu.

Sau nhiều năm tìm hiểu, tôi bắt đầu dạy một khóa tại Đại học Miền Nam Mississippi, trong đó tôi làm việc gần gũi với các cựu binh.

Gặp gỡ

Năm 2001, tôi dẫn lớp đến Việt Nam, đi từ Đồng bằng sông Cửu Long tới Hà Nội, nghe chuyện của cả các cựu binh Mỹ và những kẻ thù một thời của họ.

Khi chuyến đi gần kết thúc, tôi gặp được mảnh còn thiếu cuối cùng của câu đố lịch sử.

Đại tá Phạm Văn Đính, cựu binh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, đến nói chuyện với lớp của tôi. Ông kể về trải nghiệm ở trận Huế trong Tết Mậu thân, và sau đó kể lại việc ông cho cả trung đoàn đầu hàng trong chiến dịch 1972 và việc ông chạy sang phía Bắc Việt.

Tôi tới Việt Nam để cố hiểu cuộc chiến của người Mỹ, nhưng điều tôi tìm thấy là một cuộc chiến của người Việt – thường bị phương Tây quên lãng.

Quyết kể câu chuyện về một anh hùng VNCH thành kẻ phản bội, tôi cố thu thập hết thông tin về Phạm Văn Đính. Nhưng trong lúc đi tìm, tôi lại thấy một cái tên khác: Trung úy Trần Ngọc Huế.

Ông này cũng là anh hùng VNCH, và là bạn của ông Đính. Nhưng khi đơn vị bị vây hãm ở Lào năm 1971, Huế đã chiến đấu tới cùng. Ông bị thương nặng và rồi sống 13 năm trong trại tù Bắc Việt.

Đây là hai người đàn ông, bạn bè và đồng đội, chiến đấu cho VNCH. Họ anh dũng phục vụ đất nước hơn một thập niên, nhưng khi chiến tranh đến hồi kết, họ đã chọn con đường khác nhau. Kể câu chuyện về họ có thể giúp đem lại nhận định quý giá về lịch sử phong phú và phức tạp của Nam Việt Nam thời chiến.

Tại phương Tây, rất ít tác phẩm viết về VNCH. Các sử gia Mỹ gần như chỉ tập trung vào bi kịch của Mỹ, khiến VNCH và miền Nam gần như vô hình trong sách sử.

Những gì đã viết về VNCH thường chỉ mô tả đây là một thể chế thất bại, với những kẻ hèn hạ và bất tài.

Quân đội miền Nam

Vì thế, câu chuyện về ông Huế và Đính trở nên càng quan trọng hơn vì nó giúp đưa Nam Việt Nam vào lịch sử của cuộc chiến tranh của chính họ.

Tác phẩm của tôi, Đội quân bị quên lãng của Việt Nam, nói về sự nghiệp hai sĩ quan, chứ không kể về cả cuộc chiến. Nhưng Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế phục vụ trong phần lớn thời gian xung đột, họ nhập ngũ năm 1961 và 1963, chỉ huy các đơn vị từ trung đội đến trung đoàn.

Vì vậy trải nghiệm chiến tranh của họ giúp ta hiểu rõ hơn về tính chất của Quân đội VNCH và quan hệ thời chiến của Mỹ và Nam Việt Nam.

Trái với suy nghĩ thông thường, Nam Việt Nam và quân đội của nó không chắc chắn phải bại trận. Dĩ nhiên cả nhà nước và quân đội miền Nam không hoàn hảo, bộc lộ tham nhũng sâu sắc, đấu đá chính trị tàn nhẫn. Nhưng một Nam Việt Nam khiếm khuyết vẫn chiến đấu suốt 25 năm để cố độc lập.

... 
Các sử gia Mỹ gần đây đề cập những khía cạnh ít được nhắc của cuộc chiến Việt Nam


Cuộc đời của Đính và Huế chứng tỏ chất liệu quân sự thô để chiến thắng là có tại miền Nam, nếu nó được sử dụng đúng.

Thay vì quy trách nhiệm thất bại cho riêng người miền Nam, cuốn sách của tôi muốn tìm sự hiểu biết đầy đủ hơn về thất bại phức tạp trong liên minh Mỹ - Nam Việt Nam.

Hoa Kỳ xem cuộc chiến đơn thuần theo nghĩa quân sự; đó là cuộc chiến để lính Mỹ thắng trên chiến trường, chứ không phải là xung đột chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi giải pháp của người Việt.

Liên minh khiếm khuyết

Họ nghĩ lính Mỹ, chứ không phải lính Nam Việt Nam, sẽ giúp thắng lợi. Kết quả là, đội quân miền Nam, vốn đã gặp nhiều trắc trở, ban đầu bị gạt ra lề và rồi bị xa lánh trong chính cuộc chiến của họ.

Nhiều sĩ quan thế hệ trẻ hơn, gồm Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế, nhận ra câu trả lời không thể chỉ bằng áp dụng vũ lực.

Chiến thắng quân sự đòi hỏi sự bền bỉ, một thứ mà chỉ có miền Nam cung cấp nổi.

Chiến thắng thực sự đòi hỏi làm việc với dân để đem lại an ninh cho vùng nông thôn, đòi hỏi một quân đội độc lập của miền Nam và một chính phủ hiệu quả.

Nhưng thay vì làm việc với người miền Nam, quân Mỹ gần như tiến hành một cuộc chiến riêng.

Mặc dù liên minh Mỹ / Nam Việt Nam có lẽ hỏng không thể cứu vãn, sự nghiệp của ông Đính và Huế là bằng chứng về khả năng và sự ngoan cường của Quân đội VNCH.

Cùng đồng minh Mỹ, các đơn vị VNCH của Đính và Huế đã tham chiến trên khắp Quân khu 1, từ trận Thung lũng An Hậu, đến Khe Sanh và Đại lộ Kinh hòang (trận Quảng Trị mùa hè 1972).

Lực lượng miền Nam đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với những gì sách sử Mỹ ghi lại. Và quân đồng minh đã thường xuyên đánh thắng các đơn vị Bắc Việt và Việt Cộng trên chiến trường.

Đến năm 1969, Quân đội VNCH đã học cách đóng vai là trợ thủ đắc lực cho cuộc chiến của Mỹ. Nhưng đến lúc ấy, Hoa Kỳ đã mệt với cuộc xung đột ở xa, và bắt đầu tách dần khỏi cuộc chiến.

Chỉ đến khi ấy mới có nỗ lực thực sự nhằm tạo nên đội quân VNCH thực sự độc lập.

Nhưng đã quá muộn.

Khi sự dính líu trực tiếp của Mỹ bắt đầu giảm, Quân đội VNCH tham dự hai trong số các chiến dịch lớn nhất – chúng bộc lộ cả ưu và nhược của họ.

Trong cả Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (Lam Sơn) năm 1971 và Chiến dịch Xuân Hè 1972, quân VNCH đã chiến đấu ngoan cường.

Nhưng trong cả hai lần, VNCH phải phụ thuộc hỏa lực của Mỹ và bộc lộ sự chỉ huy và kiểm soát kém.

Hai ngã rẽ

Cả Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế nhận thức được một VNCH tạo ra để làm anh lính phó của Mỹ thì sẽ rất khó khăn khi phải tự mình chiến đấu với cả Bắc Việt và Việt Cộng.

Nhưng họ đã tiếp tục chiến đấu trong tình hình ngày càng tuyệt vọng.

Khi đơn vị bị bao vây trên đỉnh đồi ở Lào, Huế chiến đấu cho tới khi bị thương và bị bắt.

Nhưng vào năm sau, khi đơn vị bị vây trên Căn cứ Camp Carroll, nhận thấy liên minh Mỹ/Việt không còn đáng để lính của ông hy sinh, Đính đã chọn cách đầu hàng và sau đó sang phía bên kia.

Mặc dù cuộc chiến chấm dứt, cuộc đời binh nghiệp của ông Đính và Huế tiếp tục.

Đính trở thành hàng binh quý giá trong quân đội của Việt Nam thống nhất. Còn Huế làm người tù suốt 13 năm, và rồi là người bị ruồng bỏ trong một đất nước ông không còn nhận ra.

Sau này, Huế tìm thấy hạnh phúc sau khi di cư sang Mỹ, còn ông Đính vẫn bị dày vò vì quyết định đầu hàng.

Cuốn sách của tôi là câu chuyện về hai người bạn bị chi phối vì những quyết định thay đổi đời họ.

Cả hai đã chiến đấu dũng cảm, bác lại hình ảnh về một Việt Nam Cộng hòa kém cỏi.

Nhưng họ, theo cách riêng của mỗi người, đã là nạn nhân của mối liên minh đầy khiếm khuyết giữa Mỹ và Nam Việt Nam.

Về tác giả:Nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Illinois năm 1990, ông Andrew Wiest chuyên nghiên cứu về Thế chiến I và chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm mới nhất, Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN, ra mắt năm 2007, đề cập cuộc đời ông Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế.


Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Anh Hùng và Kẻ Bội Phản
Reply #3 - 31. Oct 2008 , 17:49
 
Nhân ngày giỗ của Ngô Tổng Thống: Ba vụ hạ sát
              
30/10/2008



Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chưa có biến cố nào gây nhiều tranh luận bằng cuộc đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Các cuộc tranh luận vẫn đang tiếp tục và chưa biết bao giờ mới chấm dứt.

LÝ DO TRANH LUẬN KÉO DÀI

Sở dĩ có nhiều tranh luận vì ba lý do chính sau đây:

1.- Về phía chính phủ Hoa Kỳ: Chính phủ Hoa Kỳ nhận ra rằng việc lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một sai lầm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên Bộ Ngoại Giao và CIA quyết định giấu đi nhiều tài liệu quan trọng liên hệ đến biến cố này. Một số tài liệu đã được tiết lộ dần dần khi tình hình lắng dịu qua thời gian, nhưng đa số đã bị cắt xén nhiều đoạn, nhiều câu hoặc nhiều chữ khiến những người tra cứu khó đoán biết được những gì đã thật sự xẩy ra. Đọc các bộ tài liệu liên quan đến biến cố này in trong các bộ "Foreign Relations of the United States" của Bộ Ngoại Giao, chúng ta sẽ rất bực mình về những sự kiểm duyệt này. Hiện nay, còn khoảng 17 văn kiện quan trọng liên quan đến vụ lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn chưa được giải mã, không kể các văn kiện linh tinh.

Riêng bản phúc trình của Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc điều tra về vụ Phật Giáo thì không thể giấu được, vì nó đã được đệ nạn tại Đại Hội Đồng LHQ. Tuy nhiên, khi thấy bản phúc trình đó đã đưa ra những sự kiện bất lợi, Bộ Ngoại Giao đã ngăn chận không để Đại Hội Đồng LHQ thảo luận và tìm cách ém nhẹm đi.

2.- Về phía Việt Nam: Ngay chiều 2.11.1963, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm vừa bị hạ sát, Đại Tá Đỗ Mậu, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, đã ra lệnh cho đốt sạch các tài liệu về các cán bộ cộng sản nằm vùng bị bắt và lời khai của nhiều tăng sĩ Phật Giáo được lưu trử tại văn khố của Đoàn Công Tác Đặc Biệt ở trại Lê Văn Duyệt, vì sợ những tài liệu đó gây bất lợi cho Phật Giáo. Sau đó, các tờ khai và hồ sơ Phật Giáo trên toàn miền Nam cũng bị đốt sạch, chỉ còn lại tờ khai của Thượng Tọa Thích Tâm Châu, vì tờ khai này đã được đưa lên Bộ Nội Vụ để khai thác, nhưng Đỗ Mậu không biết. Ông Hà Thúc Ký, lúc đó là Tổng Trưởng Nội Vụ, đã lấy tờ khai đó bỏ vào hồ sơ cá nhân của ông.

3.- Về những người viết sử: Vì thiếu những tài liệu căn bản hay quan trọng nhưng được coi là "không có lợi" nên bị giấu đi, nhiều tác giả - Việt cũng như Mỹ - đã có những cách nhìn phiếm diện. Đáng tiếc hơn nữa, một số người đã cố tình xuyên tạc lịch sử để biện minh cho quan điểm sai lầm của họ. Sau đây là một vài thí dụ:

Năm 2000, hai ký giả Bradley S. O' Leary và Edward Lee đã viết cuốn "The deaths of the Cold War Kings, the assassinations of Diem & JFK" (Những cái chết của các vua chiến tranh lạnh, cuộc ám sát Ngô Đình Diệm và Kennedy), đã dựa vào những tài liệu giả tưởng, cho rằng ông Diệm và ông Nhu tổ chức buôn lậu thuốc phiện nên bị Tổng Thống Kennedy ra lệnh giết. Sau đó, bọn buôn lậu đã trả đủa bằng cách ám sát Tổng Thống Kennedy!

Về vụ nổ trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963 đưa đền biến cố Phật Giáo: Bản cáo trạng đọc tại Toà Án Cách Mạng ngày 2.6.1964 khi xét xử Thiếu Tá Đặng Sỹ, đã nói rõ rằng 8 thiếu nhi bị chết trên thềm đài phát thanh Huế do một chất nổ chưa được xác định. Các cửa sổ đài phát thanh bị bể kính và một vài chỗ trên trần nhà bị sập xuống. Báo cáo của An Ninh Quân Đội do Đại Tá Độ Mậu ký, nói rằng đó là chất nỗ Plastic, thời đó chỉ có Việt Cộng mới xử dụng. Ủy Viên Chính Phủ tin rằng đó là MK.3, một thứ lựu đạn nổ không có mãnh được dùng để huấn luyện... Tuy nhiên, hầu hết các sử gia Phật Giáo, kể cả Thiền Sư Nhất Hạnh, đều viết rằng các nạn nhân đã bị xe tăng cán và súng bắn phân thây!

Có ba biến cố mà chúng tôi muốn bàn hôm nay, đó là vụ hạ sát ba sĩ quan cao cấp của VNCH.

Như mọi người đã biết, để thực hiện cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, Tướng Dương Văn Minh đã đích thân ra lệnh giết 5 người: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu, Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Đại Tá Lê Quang Tung và Thiếu Tá Lê Quang Triệu.

Vụ giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được các sử gia bàn khá nhiều. Trong bài hôm nay, chúng tôi chỉ bàn đến vụ giết ba sĩ quan sau đây:

- Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân;

- Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, và

- Trung Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt.

VỤ GIẾT ĐẠI TÁ HỒ TẤN QUYỀN

Trong cuốn "Chín năm máu lửa dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm", một trong những cuốn sách viết về lịch sử đấu tranh của Phật Giáo năm 1963, hai tác giả Nguyệt Đam và Thần Phong đã nói về cái chết của Đại Tá Hồ Tấn Quyền như sau:

"Sau khi được lệnh của Nhu qua hệ thống "Điện thoại trắng", Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân liền ra lệnh cho hai chiếc chiến hạm nhổ neo ra khơi với nhiệm vụ bắn máy bay của phe Cách Mạng.

"- Chính những phát đạn bắn lên những phi cơ bay lên nền trời chiều hôm ấy là từ hai chiến hạm này...

"Nhưng mọi hành động của vị Tư Lệnh Hải Quân này đều không lọt qua cặp mắt của những sĩ quan trực thuộc (có chân trong phe Cách Mạng) là Đại Úy Y. Nhiệm vụ của Đại Úy Y là hể thấy Đại Tá Quyền chống lại thì phải bắt giữ ngay.

"Do đó, khi hai chiến hạm vừa nhổ neo thì Đại Úy Y cùng với mấy quân nhân nữa lái xe díp đến tư dinh của Đại Tá Quyền để định bắt sống ông này. Nhưng khi vừa đến nơi, thì thấy Đại Tá Quyền lái xe ra khỏi cổng.

"Thế là một cuộc rượt bắt sôi nổi đã diễn ra trên xa lộ Biên Hoà, chiếc xe "Traction 15" chạy rất nhanh, nên Đại Úy Y cố rồ ga mà không sao qua mặt được. Khi còn cách ngả tư đường rẽ vào Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức độ 200 thước thì chiếc xe díp còn cách xe Traction vài chục thước.

"Đại Úy Y thấy không thể nào qua mặt xe của Đại Tá Quyền để bắt sống nên đành hạ sát bằng súng tiểu liên, vì nếu chậm 10 phút nữa đã đến khu vực Đại Tá X nói trên."

Sự thật như thế nào?

Chúng tôi viết bài này dựa trên tài liệu của ngothelinh.tripod.com, Wikipedia, cuộc phỏng vấn các nhân chứng và bà Hồ Tấn Quyền.

1.- Vài nét về Đại Tá Hồ Tấn Quyền.

Đại Tá Hồ Tấn Quyền sinh năm 1927 tại Đà Nẵng, xuất thân từ Khóa 1 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, có vợ và 8 người con. Ông được cử làm Tư Lệnh Hải Quân VNCH từ ngày 6.8.1959 cho đến ngày 1.11.1963 là ngày ông bị hạ sát, lúc đó ông mới 36 tuổi. Hai vị Tư Lệnh Hải Quân VNCH trước ông là Đại Tá Lê Quang Mỹ và Trung Tá Trần Văn Chơn. Trước khi được chỉ định làm Tư Lệnh, Đại Tá Quyền là Tham Mưu Trưởng Hải Quân cho ông Chơn.

Đại Tá Hồ Tấn Quyền được coi là người có lòng nhiệt thành và có nhiều công lao trong việc xây dựng binh chủng hải quân. Ông là người có sáng kiến thành lập Lực Lượng Hải Thuyền để ngăn chặn sự xâm nhập người và vũ khí của quân đội miền Bắc. Đặc biệt, ông rất trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Trong cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 của nhóm Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng, Đại Tá Quyền đã đích thân đem 2 đại đội của Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến vào dinh Độc Lập, hợp sức với Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống bảo vệ dinh.

Ngày 27.2.1962, khi hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dùng máy bay dội bom dinh Độc Lập, Đại Tá Quyền chỉ đạo các chiến hạm Hải Quân bắn đạn bay đan kín vùng trời, bảo vệ dinh Độc Lập. Máy bay do Phạm Phú Quốc lái bị bắn rơi ở Nhà Bè, còn phi cơ do Nguyễn Văn Cử lái bay được qua Cao Mên.

2.- Việc hạ sát Đại Tá Quyền.

Để thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm theo kế hoạch của CIA, các tướng Việt Nam phụ trách tiến hành cuộc đảo chánh đã gặp một trở ngại lớn là không thuyết phục được Đại Tá Hồ Tấn Quyền tham gia. Vì thế, Tướng Dương Văn Minh, người lãnh đạo cuộc đảo chánh, phải tìm cách loại Đại Tá Hồ Tấn Quyền và vô hiệu hoá lực lượng Hải Quân. Tướng Dương Văn Minh đã móc nối được với những sĩ quan Hải Quân sau đây chống lại Đại Tá Hồ Tấn Quyền:

- Trung Tá Chung Tấn Cang, Chỉ Huy Trưởng Giang Lực,

- Thiếu Tá Khương Hữu Bá, Chỉ Huy Trưởng Duyên Lực.

- Thiếu Tá Trương Ngọc Lực, Chỉ Huy Trưởng Vùng III Sông Ngòi.

- Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang, gốc Thủy Quân Lục Chiến, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 24 Xung Phong, kiêm Chỉ Huy Trưởng Đoàn Giang Vận.

Thiếu Tá Trương Ngọc Lực và Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang là hai người được Đại Tá Hồ Tấn Quyền đặc biệt nâng đỡ và được coi là như người thân của Đại Tá Quyền, nên nhóm đảo chánh đã thuyết phục hai sĩ quan này gài mưu bắt giam hay giết Đại Tá Quyền.

Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang cho biết Thiếu Tá Lực đã nói với ông như sau:

"Ông Quyền trung thành với ông Diệm lắm, không cách nào thuyết phục ông ta theo phe cách mạng được đâu, mà có khi còn nguy cho tính mạng và đại cuộc. Ông Lực được ông Minh (Dương Văn Minh) cho biết là giữa Tổng Thống Diệm và ông Quyền có một kế hoạch di tản bí mật bằng tàu Hải Quân khi có biến, lánh nạn khi có đảo chánh. Chi tiết thế nào thì không được biết, chỉ nghe ông Lực nói lại mà thôi."

Khoảng 10 giờ sáng hôm 1.11.1963, ngày lễ Chư Thánh được nghỉ buổi sáng, Đại Tá Quyền đã đi đánh tennis với Trung Tá Đặng Cao Thăng. Để thực hiện việc loại trừ Đại Tá Quyền, Thiếu Tá Lực đã đến sân tennis mời Đại Tá Quyền đi Thủ Đức ăn trưa, mừng lễ sinh nhật thứ 36 của Đại Tá Quyền, do một số anh em Hải Quân tổ chức. Đại Tà Quyền không muốn đi vì đã được điện thoại mời đến họp tại Bộ Tổng Tham Mưu vào buổi trưa. Thiếu Tá Lực năn nỉ mãi ông mới chấp nhận.

Đại Tá Quyền đã trở về nhà thay quần áo rồi lái chiếc xe citroen đen chở Thiếu Tá Lực và Đại Úy Giang cùng đi lên Thủ Đức. Đại Quyền cầm lái, Thiếu Tá Lực ngồi ở ghế trên, bên cạnh Đại Tá Quyền, còn Đại Úy Giang ngồi ở ghế sau. Khi xe từ xa lộ Biên Hoà rẽ vào đường đi Thủ Đức, xe nghiêng, Thiếu Tá Lực ngã vào Đại Tá Quyền rồi rút dao găm ra đâm Đại Tá Quyền. Đại Tá Quyền nhanh tay đỡ và giựt được cây dao găm, đâm vào tay Thiếu Tá Lực. Khi hai người giằng co nhau, xe ủi xuống lề đường. Đại Úy Giang ngồi ở ghế sau chồm lên dí súng vào vai phải Đại Tá Quyền và nổ súng. Đại Tá Quyền ngả gục trên tay lái, con dao găm đầy máu rớt xuống phía trước. Ngay lúc đó, một chiếc xe dân sự do tài xế của Thiếu Tá Lực lái từ sau chạy tới. Thiếu Tá Lực và anh tài xế bê xác Đại Tá Quyền bỏ vào thùng xe dân sự và cả ba lên xe này chạy về Sài Gòn.

Theo bà Đại Tá Quyền, bác sĩ bệnh viện Cộng Hòa cho bà biết ông Quyền bị giết khoảng 11 giờ trưa, nhưng được đưa về nhà Tướng Lê Văn Kim, đến 11 giờ 30 tối mới được đưa vào bệnh viện Cộng Hoà. Trung Tá Lực đã chiếm luôn chiếc xe citroen của chồng bà.

3.- Chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân

Thiếu Tá Lực và Đại Úy Giang cấp tốc trở lại Sài Gòn, thay quần áo tác chiến Hải Quân và đến ngã ba bến Bạch Đằng và đường Nguyễn Huệ vào lúc 1 giờ trưa, để đón 2 đại đội khoá sinh từ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung lên, do Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu đích thân trao lại. Thiếu Tá Lực và Đại Úy Giang hướng dẫn đoàn xe chở 2 đại đội này chạy ào vào chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Quân nhân Hải Quân thấy sĩ quan Hải Quân hướng dẫn đoàn xe, nên không chống cự, vì thế việc chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân không gặp trở ngại nào.

Trong khi Đại Úy Giang phân chia lính bộ binh tước khí giới và canh gác Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Thiếu Tá Lực Lực chạy thẳng vào Văn Phòng Tư Lệnh Hải Quân, nói với Trung Tá Đặng Cao Thăng, Tham Mưu Trưởng Hải Quân: "Cách Mạng đem quân tới chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân". Sau này, Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng cho biết Tổng Thống Diệm có gọi ông. Hết sức bình tĩnh, ông Diệm hỏi Hải Quân ra sao, anh Quyền đâu. Ông chỉ thị phải đẩy quân của Thiếu Tá Lực ra. Nhưng lúc đó Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã bị tước khí giới rồi, ông không làm gì được.

Trong thời gian này, có 2 máy bay của Không Quân bay rất thấp quanh Bộ Tư Lệnh Hải Quân, có lẻ để uy hiếp Hải Quân. Các chiến hạm liền nổ súng dày đặc bầu trời. Đặc biệt, chiến hạm HQ-06 đậu tại cầu A, vị trí 1, do Đại Úy Đỗ Kiểm làm Hạm Trưởng, bắn lên rất dữ dội. Thiếu Tá Lực yêu cầu Trung Tá Thăng ra cột cờ trước Bộ Tư Lệnh ra lệnh cho các chiến hạm ngưng bắn. Người trực tiếp áp tải ông là Trung Úy Thái Quang Chức. em của Trung Tướng Thái Quang Hoàng, một sĩ quan thuộc đơn vị của Đại Úy Giang.

Lúc 1 giờ 30, Trung Tá Chung Tấn Cang đem đoàn chiến đĩnh sang chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Ông đứng trên chiếc Monitor Combat (Tiền Phong Đĩnh) do Trung Sĩ Thạch Sơn lái và ra lệnh cặp vào cầu tàu Tư Lệnh. Sau đó ông lên Văn phòng Tư Lệnh đảm nhiệm vai trò Tư Lệnh Hải Quân.

Hôm sau, 2.11.1963, Trung Tá Cang được thăng Đại Tá, Thiếu Tá Lực được thăng Trung Tá và Đại Úy Giang được thăng Thiếu Tá.

Sau này Thiếu Tá Giang cho biết một hôm Trung Tá Lâm Ngươn Tánh, lúc ấy là Tham Mưu Trưởng, đã kéo ông ra kè xi măng ở bờ sông trước cầu C và nói: "Tụi bây liệu đường đi đâu thì đi xa đi. Tụi nó dự trù giết mày và thằng Lực đó." Ít lâu sau, Trung Tá Lực được cử đi làm Tùy Viên Quân Sự tại Hán Thành, còn Thiếu Tá Giang được đổi ra Phú Quốc, làm cố vấn cho vị chỉ huy Hải Quân tại đây.

4.- Tâm tình của bà Hồ Tấn Quyền

Trong một cuộc phỏng vấn của đài VNCR được thu lại bằng Video và phổ biến trên Website của Hải Quân VNCH, bà Hồ Tấn Quyền cho biết khi Đại Tá Quyền bị hạ sát, bà đang đi học về thẩm mỹ ở Nhật. Bỗng nhiên bà nhận được một công điện do Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nhật trao lại, trong đó ghi vỏn vẹn chỉ có mấy chữ: "Tư lệnh bị thương nặng, bà về gấp." Ở dưới ghi Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nhưng không có ai ký tên.

Khi bà về tới phi trường, có một ông bác sĩ và mấy ông Hải Quân đi đón bà. Khi về tới nhà, đứa con nhỏ chạy ra cho biết chú Lực đã giết ba chết rồi. Bà rất ngạc nhiên. Sáng hôm sau, bà được đưa đến nhà xác bệnh viện Cộng Hoà để nhận xác Đại Tá Quyền. Bà thấy ông bị bắn ba viên đạn, một viên ở tay trái, một viên trên vai và một viên ngay tim. Bà không có tiền chôn cất nên ông bà Hà Kim đã cho bà muợn 30.000 đồng và sau đó cho luôn.

Bà có đến gặp Tướng Dương Văn Minh và hỏi tại sao đã giết chồng bà, tướng này nói "chúng nó làm bậy" và chỉ xin lỗi. Tướng Đôn cũng nói như thế. Nhưng về sau bà nghe nói chính Tướng Dương Văn Minh đã giao việc thanh toán Đại Tá Quyền cho Thiếu Tá Trương Ngọc Lực. Bà cho viết Đại Úy Trương Ngọc Lực mới được chồng bà thăng Thiếu Tá hôm 25.10.1963.

Theo bà Quyền, Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang vốn thuộc binh chủng Thủy Quân Lục chiến, nhưng Trung Tá Lê Nguyên Khang, chỉ huy trưởng Thủy Quân Lục Chiên không thích Đại Úy Giang. Lúc đó, vợ của Đại Úy Giang đang làm việc xã hội với bà nên đã năn nỉ bà nói với Đại Tá Quyền đưa ông ta về Hải Quân, vì lúc đó Đại Tá Quyền kiêm Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến. Đại Tá Quyền đồng ý và đưa Đại Úy Giang về Hải Quân. Không ngờ việc làm ơn này đã gây thảm họa cho ông. Về sau, Thiếu Tá Giang muốn gặp riêng bà để thanh minh về cái chết của Đại Tá Quyền, nhưng bà không muốn gặp. Hiện nay, Nguyễn Kim Hương Giang đang định cư tại San Diego, California.

Cũng theo bà Quyền, Trung Tá Trương Ngọc Lực khi làm tùy viên quân sự ở Toà Đại Sứ Việt Nam tại Hán Thành đã vi phạm lỗi nặng, bị triệu hồi về và bị đưa ra trước toà án quân sự. Đại Tá Lê Nguyên Khang có điện thoại cho bà biết sáng hôm sau ông sẽ ngồi xử Trương Ngọc Lực và tuyên án nặng. Nhưng sáng hôm sau, Đại Tá Khang cho bà biết người ta đã tìm cách thả Trương Ngọc Lực ra và đưa anh ta đi trốn qua Cao Miên. Nghe nói sau đó ông ta đã đi qua Pháp nhưng bị điên nên phải đưa vào nhà thương điên và chết tại đó.

Sau khi Đại Tá Quyền chết, bà phải nuôi 8 đứa con, đứa lớn nhất mới 9 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 8 tháng. Vợ chồng bà để dành trong 10 năm được hơn 10.000 đồng. Số tiền này bà gởi ở ngân hàng Việt Nam Thương Tín, nhưng khi đến lấy tiền ra thì được cho biết Hội Đồng Cách Mạng đã tịch thu!

Bà cho biết thêm: Một số sĩ quan Hải Quân tới thăm và đốt hương cho chồng bà cũng bị cảnh cáo. Vì năm 1960 Đại Tá Quyền đã lập ra Hội Người Nhái nên có 6 anh em người nhái đến nói với bà rằng họ sẽ thanh toán tên Lực và tên Giang, nhưng bà khuyên họ: "Thôi để trời phạt mấy người đó, mấy anh đừng có làm bậy." Một tuần sau, có 4 người nhái khác cũng đến nói như vậy, nhưng bà cũng bảo họ đừng làm.

VỤ GIẾT ĐẠI TÁ TUNG VÀ THIẾU TÁ TRIỆU

Trong cuốn "Nam Việt Nam 1954 – 1975, Những sự thật chưa hề nhắc tới", hai tác giả Hoàng Lạc và Hà Mai Việt có ghi lại như sau:

"Cũng tại phòng họp, khi Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, chửi lớn trước Hội Đồng "Chúng bây đeo lon, mặc áo, thụ hưởng phú qúy, lạy lục để được Tổng Thống Diệm ban ơn, mà nay lại dở trò bất nhơn bất nghĩa..." liền bị dẫn ra khỏi phòng và bị Đại Úy Lê Minh Đảo, Sĩ quan Tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đưa lên chòi canh trên sân thượng toà nhà chánh Bộ Tham Mưu hạ sát ngay đêm đó (Ngày lễ Mồ).

"Em của Đại Tá Tung là Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt, khi nhận được tin liền chạy tới Bộ Tổng Tham Mưu, để xem hư thực cùng chịu chung số phận..."

Tướng Lê Minh Đảo phủ nhận lời tường thuật nói trên có liên hệ đến ông. Ông cho biết những người giết Đại Tá Lê Quang Tung và Thiếu Tá Lê Quang Triệu là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và lính của Đại Úy Nhung. Tướng Đảo kể lại rằng sau khi giết Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu xong, Nguyễn Văn Nhung có tường thuật lại câu chuyện giết Đại Tá Lê Quang Tung và Thiếu Tá Lê Quang Triệu như sau:

Khi Đại Tá Lê Quang Tung chống lại cuộc đảo chánh, Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung, người cận vệ của ông ta đưa đi giết. Nguyễn Văn Nhung và hai binh sĩ phụ tá đã dẫn Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế ở sau Bộ Tổng Tham Mưu, đâm chết rồi vùi xác ngay trên đường bên hông nghĩa trang.

Thiếu Tá Lê Quang Triệu nghe tin anh mình bị bắt, chạy vào Bộ Tổng Tham Mưu hỏi thăm tin tức, cũng bị Tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa đi thanh toán luôn. Nguyễn Văn Nhung và hai binh sĩ phụ tá cũng đưa Thiếu Tá Triệu vào nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế và đâm chết tại đó rồi chôn gần chỗ chôn Lê Quang Tung. Nguyễn Văn Nhung cho biết Lê Quang Triệu rất khẻo, vùng vẩy rất dữ nên phải khó khăn lắm mới đâm chết được.

Theo Tướng Lê Minh Đảo, có thể tìm xác Lê Quang Tung và Lê Quang Triệu không có gì khó khăn. Hai người này đều có mang thẻ bài và được chôn ở cạnh đường đi từ Nghĩa Trang Bắc Việt Tương Tế ra Phú Nhuận, đoạn bên hông nghĩa trang. Tuy nhiên, ngày nay nhà cầm quyền đã cho san bằng nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế rồi.

THỦ TIÊU NHÂN CHỨNG

Trong cuốn "Les Guerres du Vietnam" (Chiến tranh Việt Nam) xuất bản năm 1965, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết ông Diệm và ông Nhu, mà chỉ mô tả về tên sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi. Tướng Đôn cho biết sở dĩ Nhung được Tướng Dương Văn Minh chú ý vì mỗi ngày hắn chặt vài ba cái đầu Việt Minh mang về. Tướng Minh sợ bị ám sát nên đã chọn một tên hung dữ như vậy làm cận vệ. Sau khi Tướng Ba Cụt bị xử tử và chôn tại nghĩa trang Cần Thơ, Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nhung đào mã lên, lấy xác chặt làm nhiều khúc và phân tán ra vì sợ người của Ba Cụt lấy xác ông ta đem về chôn ở chiến khu. Có người cho biết Nhung thích ăn gan nạn nhân vừa bị bắn chết.

Trong cuốn "Việt Nam nhân chứng" Tướng Trần Văn Đôn viết thêm về Nguyễn Văn Nhung:

"Tối ngày 2 tháng 11, Thanh, con trai nhỏ của tôi đang ở nhà ông Kim, có mặt ông Minh thì thấy Đại Úy Nhung đưa con dao găm ra khoe với mấy đứa nhỏ trong nhà:

- Đây là con dao găm lịch sử!

Tướng Đôn cho biết Tướng Minh đã nói với ông:

"Xưa kia Đại Úy Nhung ở trong đơn vị Commando Pháp, là đơn vị chuyên đi khủng bố giết người. Lúc Ba Cụt, tướng Hoà Hảo là Lê Quang Vinh bị án tử hình xử chém ở Cần Thơ, Đại Uùy Nhung lấy xác Ba Cụt chặt từ khúc, thả cùng mọi nơi để không toàn thây cho khỏi ai tìm xác xây mộ thờ cúng."

Tướng Đôn nói thêm:

"Người ta cho rằng thủ phạm giết anh em Diệm Nhu chính là sĩ quan cận vệ của của Tướng Dương Văn Minh tên là Nguyễn Văn Nhung. Tướng Khánh sau này đã nói rằng Nguyễn Văn Nhung là kẻ giết người chuyên nghiệp, đã giết khoảng 40 người. Mỗi lần giết xong một người là Nhung lại khắc một dấu hiệu vào báng súng lục..."

Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa cho biết: Ba tháng sau, ngày 30.1.64, xảy ra biến cố chỉnh lý do Tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, Thiếu Tá Nhung bị lực lượng của Tướng Khánh bắt và giao qua cho Lữ Đoàn Nhảy Dù ngay sáng hôm đó. Và ngày hôm sau, thi hài Thiếu Tá Nhung được giao trả về cho gia đình với vỏn vẹn một câu khám nghiệm "chết vì treo cổ tự tử" của một bác sĩ quân y Lữ Đoàn Dù.

Lữ Giang


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra