Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: Boycott Olympic Beijing 2008  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6
Send Topic In ra
Re: Boycott Olympic Beijing 2008 (Read 10151 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #30 - 08. Apr 2008 , 09:39
 
1 Dân VN Rước Đuốc Từ Chối Vì Hoàng Sa
 

Việt Báo Thứ Ba, 4/8/2008, 12:02:00 AM

Một người trong danh sách rước Đuốc Thế Vận tại Việt Nam đã chính thức gửi thư từ chối vai trò này, nhằm phản đôi việc Trung Quốc xâm lấn Trường Sa và Hoàng Sa.

Trên trang blog của anh Lê Minh Phiếu -- có địa chỉ http://blog.360.yahoo.com/blog-qKfmKgM9fqvmBC219LPdVL0rbx8G6Q--?cq=1&p=47&n=2850... -- đã đăng lá thư gửi lên Ủy Ban Thế Vận.

Lá thư có nhan đề “Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế” và ký tên Lê Minh Phiếu tự giới thiệu là “Một người rước đuốc Olympic 2008; Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế. Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV, Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp.”

Lá thư gửi từ nơi anh du học là Bordeaux, đề ngày 7 tháng 4 năm 2008, gửi lên Bá tước Jacques Rogge, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế tại điạ chỉ Château de Vidy, 1007 Lausanne, Thụy Sĩ.

Thứ viết, trích như sau:

“Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974...”

Trong lá thư, anh Lê Minh Phiếu cũng dẫn ra 2 bản đồ phụ lục, ghi rõ tuyến đường chạy Đuốc Thế Vận đi ngang qua quần đaỏ Hoàng Sa, trên đó, theo thư viết:

“...Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế...

...Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands »...”

Cuối thư, anh Lê Minh Phiếu viết:

“...Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008...”

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #31 - 09. Apr 2008 , 06:07
 

Biếm Họa:
Đuốc Chui
  của HatKa
đăngvietnamexodus vào Wednesday, 09, April
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus



...
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #32 - 10. Apr 2008 , 05:25
 
Rước Đuốc Chui tại San Francisco.
   

Cuộc rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008 đã không diễn ra tại địa điểm xuất phát McCovey Cove, thành phố San Francisco như đã được công bố vì sợ bị phản đối , bạo động và sợ bị dập tắt đuốc nên đã bí mật thay đổi lộ trình. Mọi người ngao ngán ra về khoảng 2:00PM kết thúc sự tham dự một cuộc rước đuốc chui.


... ...
Back to top
« Last Edit: 10. Apr 2008 , 05:30 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 20
Reply #33 - 10. Apr 2008 , 05:58
 
San Francisco chứng minh hùng hồn: One World, One Dream (Một Thế Giới, Một ƯớcMơ): Tây Tạng Tự Do! Điều nhục nhã lớn nhất trong lịch sử thế vận: Rước đuốc “chui” và lễ bế mạc “chui”…
__________________________________________

Trước sức ép dữ dội từ đám đông cả trăm ngàn người phản đối, cuối cùng Ban Tổ Chức Lễ Rước Đuốc thế vận hội đã công bố hủy bỏ lễ bế mạc
(Apr 09, 2008)

Cali Today News -Các viên chức cho hay lễ Bế Mạc được dự trù cho cuộc Rước Đuốc Olympic tại San Francisco Bay đã bị hủy bỏ, nhưng sẽ được thay thế bằng một lễ khác tương tự tại một địa điểm nằm trong khu vực phi trường quốc tế San Francisco, một địa điểm hoàn toàn cách xa chỗ công chúng vì những lý do an ninh, vì số người phản đối quá đông đến mức khó khiểm soát nổi và vì những bùng nổ trước đó tại Paris và London.

Lẽ ra lễ này theo dự trù sẽ diễn ra tại khu Thủy Tạ của San Francisco Bay và một buổi lễ khác được loan báo thay thế nhưng ở địa điểm nào thì không được công bố.

Trước đây thì lễ Bế Mạc được cho biết sẽ diễn ra ở Quãng Trường Justin Herman Plaza, nơi trong ngày thứ tư 9/4 có nhiều ngàn người đứng tụ tập trước để phản đối và để ủng hộ cuộc rước đuốc đợi sẵn.

Chỉ một thời gian ngắn trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu thì lộ trình đã được thay đổi. Lộ trình mới mới diễn ra cách những người biểu tình và khán giả đứng xem khoảng 1 dặm.

Các viên chức cho hay sở dĩ lộ trình được thay đổi là do có lo ngại về an ninh cho cuộc Rước Đuốc.

Thị Trưởng San Francisco Gavin Newsom cho ký giả AP hay là một lễ Bế Mạc cuộc rước đuốc sẽ diễn ra ở một địa điểm khác nhằm bảo vệ an ninh.  (Trần Vũ theo AP)


...   ...

China - Lợi dụng cuộc tranh đua thể thao Olympic để làm chính trị

alan nguyen (Thứ năm, ngày 10 tháng tư năm 2008)


Trong số khoảng 10000 đến 15000 người tham gia biểu tình chống rước đuốc Olympic ngày 09-04-2008 ở bến Tàu San Francisco . 80% là người Mỹ trí thức da trắng . Thật là đáng hãnh diện và khích lệ cho người đấu tranh cho Tây TẠNG .

Ngọn đuốc đã phải lén lút thay đổi lộ trình một giờ trước đó - khoảng 12 giờ trưa , khi được trình báo có một đám đông khổng lồ đang tràn ra bít cả một vùng mà trên đó có lối cho lực sĩ cầm đuốc chạy qua ... Họ đã thử cho một đoàn xe khoảng 5 chiếc giả vờ chạy đến đây , nhưng chiếc xe buýt bít bùng tình nghi chở ngọn đuốc đã bị đám đông chận trước đầu xe . Tài xế người Trung Quốc (?) dường như muốn cán qua họ bằng cách chạy chầm chậm dù biết phía trước có đám đông dùng sức người và cả sinh mệnh của họ ra cản trở . Thật hãi hùng !
...

CÁI CẢNH DÃ MAN nầy làm người ta nhớ đến Thiên An Môn năm xưa . Gã tài xế điên khùng đã bị cảnh sát ra lệnh phải ngừng ngay tại chỗ . Không được di chuyển dù một ly ... Nhiều người uất hận đã dùng cây cầm khẩu hiệu đi biểu tình đập lên thành xe , một cái kính chiếu hậu cạnh tài xế vỡ tan nát , rơi xuống đường .

Đây có lẽ là bước dò giẫm của ban tổ chức rước đuốc và cảnh sát an ninh bảo vệ của San Fracisco. Họ đã biết là không thể đi lọt qua cái đám đông như nước vỡ bờ kia . Nên đã làm một kế hoạch tức tốc - BỎ nửa 3 miles đầu , chỉ cho ngọn đuốc đã giấu kín và bất ngờ xuất hiện ở nửa đoạn đường sau . Thật xấu hổ cho Trung Quốc . Rước đuốc mà len lén như đi ăn trộm sợ chủ nhà bắt gặp .

.........

Một số người Việt Nam cầm cờ vàng cũng đã xuất hiện rải rác đó đây , chỉ như muối bỏ biển , tôi đã chụp được hơn hai trăm bức ảnh trong đó có mấy tấm hình của phụ nữa Việt Nam đội nón lá , cầm cờ vàng .v.v. Đám đông sau khi chặn cuộc rước đuốc thành công ở khu vực du lịch quan trọng . Đã đi tuần hành trong trật tự và ôn hoà trên nhiều đường phố trong khu vực bến tàu Embarcadero cho đến chiều tối ...

Đám du sinh cộng sản và hằng ngàn người Tầu , cầm cờ đỏ sao vàng ủng hộ ở ven đường ( chắc được chỉ thị của đảng cs) đã uất hận nhìn dòng suối người đi biểu tình tràn qua các đường phố nhiều giờ liền. Sau cùng đã không nhịn được, nổi điên tràn ra đường chữi rủa thô tục , quậy phá và cản trở dòng người . Nhưng bây giờ đã quá muộn ! Bao nhiêu thước phim , bao nhiều hình ảnh đã được người ta quay , chụp chỉ cần vài giờ sau đó sẽ đưa lên mạng cho cả thế giới xem cảnh Ô NHỤC rước đuốc Olympic gần như LÉN LÚC của Trung Quốc .

Hoan hô sự ủng hộ của hằng ngàn cảnh sát San Francisco đã thi hành lệnh giữ trật tự chiếu lệ , ôn hoà , làm cho có . Hầu như trong suốt nhiều giờ biểu tình tẩy chay China Olympic 2008 ở đây . Cảnh sát đã khoanh tay, yên lặng , tới lui ,chỉ ngăn chặn những hành vi có thể gây ra bạo động ...

Mọi việc đã xảy ra tốt đẹp trong ngày lịch sử 09-04-2008 . Nhiều chục ngàn người đi biểu tình , du khách hay tham quan ; đã rất tiếc không thấy được ngọn đuốc ô nhục của ngọn lửa căm thù mà cộng sản Tầu đã áp đặt lên nhân dân Tây Tạng. Trung Quốc định phô trương thanh thế bằng cách lợi dụng cuộc tranh đua thể thao Olympic đễ làm chính trị, nhưng âm mưu đen tối đó đã như ngọn roi quất ngược vào mặt tập đoàn gian ác cộng sản bá quyền Bắc Kinh .

Còn thanh niên , sinh viên , học sinh Việt Nam yêu nước ở trong nước nghĩ sao ? Khi đám cố vấn Trung Quốc đã sang Việt Nam - Sai bảo, chỉ thị đảng cộng sản Việt Nam phản dân hại nước, quân đội , tay sai công an , phải làm theo lệnh của họ như ( chủ và đày tớ ? )

LEN LÉN rước đuốc qua đường phố Việt Nam hay ngang nhiên , thách đố và ngạo mạn ?

Nha




Back to top
« Last Edit: 15. Apr 2008 , 22:09 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #34 - 10. Apr 2008 , 17:18
 
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước đuốc Olympic

Phong Trần

Olympic Bắc Kinh 2008 đã trở thành lễ hội nhục nhã không chỉ cho giới cầm quyền tại Trung Nam Hải mà còn cho cả nhiều người có liên quan đến nó. Theo thông tin mới nhất Chứng nhân Lịch sử vừa nhận được, nữ ca sĩ Mỹ Tâm, một trong 3 người Việt Nam sẽ cầm ngọn đuốc Olympic khi ngọn đuốc này đến Sài Gòn vào ngày 29/4/2008 tới đây, đã chính thức từ chối rước ngọn đuốc nhục nhã này.

...
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước ngọn đuốc
của những kẻ xâm lược vào Sài Gòn


Theo các nguồn tin thân cận với Mỹ Tâm thì trước việc hàng triệu người trên khắp thế giới tuyên bố tẩy chay Olympic Bắc Kinh cũng như việc nhiều thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam đã xuống đường phản đối lễ hội này, Mỹ Tâm đã quyết định rút lui, không tham gia vào đoàn rước đuốc. Cô không muốn chống lại người dân - những người ái mộ giọng hát của cô, đã đưa cô đến đỉnh cao nghề nghiệp.

Theo "pháp luật Việt Nam", một lý do như trên không thể giúp Mỹ Tâm rút lui khỏi đoàn rước đuốc mà chính quyền nô dịch đã mất khá nhiều công sức thành lập. Thậm chí nếu lý do trên được đưa ra, Tâm sẽ khó tránh khỏi các rắc rối với chính quyền. Qua tìm hiểu, lý do chính thức Mỹ Tâm đưa ra để từ chối rước đuốc là kế hoạch làm việc của cô tại Hàn Quốc cho dự án âm nhạc của mình, theo đó vào thời điểm 29/4/2008, Tâm sẽ có mặt tại Hàn Quốc để tập luyện và thực hiện một số công việc khác.

Bất kể với lý do nào, Mỹ Tâm hiện được giới văn nghệ sĩ Việt Nam đánh giá cao vì hành động từ chối rước ngọn đuốc mà người Việt gọi là "ngọn đuốc của kẻ xâm lược" trên đất Việt Nam.

Mỹ Tâm không rước đuốc. Ai sẽ thay thế cô? Qua tìm hiểu của Chứng nhân Lịch sử, người được chính quyền chỉ định thay thế Mỹ Tâm là thiếu úy văn công, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Bất chấp sự căm hờn của dân chúng Việt Nam trước sự xâm lược của bá quyền Trung Quốc, Hồ Quỳnh Hương đã lập tức nhận lời và tỏ ra đặc biệt phấn khích vì đã vinh dự được chọn làm người cầm ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 rước vào Sài Gòn nhân dịp 30/4.

...
...và Hồ Quỳnh Hương sẵn sàng
thế chân bạn đồng nghiệp


Trong một sự kiện khác cũng liên quan đến đuốc Olympic được rước vào Sài Gòn, mới đây, anh Lê Minh Phiếu, nghiên cứu sinh tại Trung tâm tư liệu & Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế thuộc viện đại học Montesquieu (Pháp), một trong 60 người của đoàn rước đuốc đã gởi thư đến cho bá tước Jacques Rogge, chủ tịch Ủy ban olympic quốc tế phản đối việc Bắc Kinh đã chính trị hóa ngọn đuốc này, vi phạm quy tắc thứ 51 của Hiến chương Olympic.

Theo anh Phiếu, việc Bắc Kinh rước đuốc qua Hoàng Sa như đi trên lãnh thổ Trung Quốc và việc thể hiện quần đảo Hoàng Sa một cách đặc biệt trên bản đồ rước đuốc là hành động có mục đích của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của họ trên lãnh thổ thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sau khi yêu cầu bá tước Jacques Rogge phải có hành động cụ thể ngăn chặn cuộc rước đuốc, anh Lê Minh Phiếu đã từ chối tham gia vào đoàn rước đuối tại Sài Gòn ngày 29/4/2008.

Trước lễ rước đuốc Olympic sang Việt Nam, Mỹ Tâm đã có thái độ. Còn bạn?

PHONG TRẦN




Back to top
« Last Edit: 10. Apr 2008 , 20:21 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #35 - 10. Apr 2008 , 19:52
 
Chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế Jacques Rogge tuyên bố Thế Vận Hội đang bị khủng hoảng, trong lúc TQ yêu cầu ông đừng xía vào chuyện chính trị
--(Trần Vũ theo AFP, Apr 10, 2008)


http://www.calitoday.com/directory/getdata.aspabout_id=615c9a52d862a6736711032b0...
Chủ tịch Ủy Ban Olympic Jacques Rogge
Photo courtesy: AP


Cali Today News - Thứ năm 10 tháng 4 chính phủ Trung Cộng đã lên tiếng yêu cầu ông Jacques Rogge. Chủ tịch Ủy Ban Olympic Thế Giới hãy “đứng một lề của bên chính trị”, sau khi có một loạt biểu tình phản đối các cuộc Rước Đuốc TVH trên thế giới.

Ông Jacques Rogge cho là TVH đang bị “khủng hoảng” tiếp theo các vụ biểu tình này và ông hối thúc TQ hãy cải thiện thành tích nhân quyền trước khi TVH khai mạc vào tháng 8 tới.

TQ phản pháo trở lại bằng cách nói ông Rogge hãy “đứng một bên vấn đề chính trị”. Chính phủ TQ nói họ muốn cho thế giới “thấy hình ảnh một đất nước phú cường và bình an” qua TVH Olympic, nhưng các cuộc rước đuốc vừa qua đã trở thành cơn ác mộng cho TQ.

Trong lúc đang thăm viếng Bắc Kinh, ông Rogge nói: “Tôi thấy buồn bã vì các biến cố mới đây. Thay vì là một lễ hội của sự hòa vui của mọi người, nó không được như vậy, cho dù chúng ta phải tiếp tục cuộc rước đuốc.”

Nhưng ông Rogge nói là khi đoạt được quyền tổ chức TVH Olympic mùa Hè 2008, lẽ ra TQ nên cải thiện thành tích nhân quyền. Ông bảo TQ nên tôn trọng cam kết đạo đức này.

Jiang Wu, phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao TQ cho là ý kiến là “TVH đang bị cơn khủng hoảng của ông Rogge” là quá đáng và khiến cho người ta có cảm tưởng TQ không hề quan tâm tới việc thảo luận về nhân quyền.

Nhưng bộ Ngoại Giao TQ vẫn khẳng định mối liên quan giữa chính phủ TQ và ông Rogge là “bình thường và tốt đẹp”.

Trong lúc đó các lãnh đạo an ninh của TQ loan báo bắt được 2 nhóm khủng bố của vùng tây bắc tỉnh Xinjiang có đông người Hồi giáo cư ngụ. Họ nói các nhóm khủng bố này có âm mưu “bắt cóc người ngoại quốc trong thời gian diễn ra TVH Bắc Kinh 2008 nhằm phá hoại”.

(Trần Vũ theo AFP)
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #36 - 10. Apr 2008 , 20:03
 
dacung wrote on 08. Apr 2008 , 09:39:
1 Dân VN Rước Đuốc Từ Chối Vì Hoàng Sa
 

Việt Báo Thứ Ba, 4/8/2008, 12:02:00 AM

Một người trong danh sách rước Đuốc Thế Vận tại Việt Nam đã chính thức gửi thư từ chối vai trò này, nhằm phản đôi việc Trung Quốc xâm lấn Trường Sa và Hoàng Sa.

Trên trang blog của anh Lê Minh Phiếu -- có địa chỉ http://blog.360.yahoo.com/blog-qKfmKgM9fqvmBC219LPdVL0rbx8G6Q--?cq=1&p=47&n=2850... -- đã đăng lá thư gửi lên Ủy Ban Thế Vận.

Lá thư có nhan đề “Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế” và ký tên Lê Minh Phiếu tự giới thiệu là “Một người rước đuốc Olympic 2008; Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế. Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV, Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp.”

Lá thư gửi từ nơi anh du học là Bordeaux, đề ngày 7 tháng 4 năm 2008, gửi lên Bá tước Jacques Rogge, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế tại điạ chỉ Château de Vidy, 1007 Lausanne, Thụy Sĩ.

Thứ viết, trích như sau:

“Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974...”

Trong lá thư, anh Lê Minh Phiếu cũng dẫn ra 2 bản đồ phụ lục, ghi rõ tuyến đường chạy Đuốc Thế Vận đi ngang qua quần đaỏ Hoàng Sa, trên đó, theo thư viết:

“...Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế...

...Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands »...”

Cuối thư, anh Lê Minh Phiếu viết:

“...Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008...”




Cùng cả  nhà   thằng Lê Minh Phiếu chỉ   nói  Tào lao  với  BBC   , Nó  vẫn về  VN  để  Rước Đuốc Thế vận 
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #37 - 10. Apr 2008 , 21:37
 
Chặng đường trắc trở của ngọn đuốc Thế vận:
Từ Luân Đôn, Paris, San Francisco... đến Canberra

Lê Minh

...
Canberra đang chờ đợi "Ngọn đuốc bất hòa"


Những cuộc biểu tình rầm rộ trong suốt những ngày qua tại Luân Đôn, rồi đến Paris và ngày hôm nay 9/4 tại San Francisco khiến cho chặng đường tiếp lửa của ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh càng thêm bầm dập.

Hôm nay 9/4, ngay trước khi cuộc rước đuốc ở thành phố San Francisco bắt đầu, các giới chức chính quyền của Lãnh thổ Thủ đô Canberra (Australian Capital Territory - ACT) cùng các quan chức của Ủy ban Olympic Úc Ðại Lợi đang tính đến chuyện cắt ngắn tuyến đường, thậm chí gần như là muốn hủy bỏ cuộc rước đuốc ở thủ đô Canberra. Những toan tính này là diễn tiến tiếp theo sau khi các thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế nghĩ đến chuyện nên hay không hủy bỏ toàn bộ cuộc hành trình rước đuốc xuyên qua các quốc gia còn lại. Việc này sẽ được các thành viên cao cấp của Ủy ban Thế vận quyết định vào Thứ Sáu 11/4 tuần này.

Vị thủ hiến vùng Lãnh thổ Thủ đô ACT còn xác nhận rằng họ chỉ cho phép 2 nhân viên thuộc Uỷ ban Thế vận Trung Quốc hộ tống ngọn đuốc. Ngoài ra, các nhân viên người Trung Quốc này cũng không được phép xô đẩy người biểu tình. Sở dĩ có những ràng buộc này là vì trong cuộc rước đuốc tại thành phố Luân Đôn vừa qua, người biểu tình tại đây đã mô tả những nhân viên an ninh Trung Quốc như những “tên côn đồ”. Đó là những tên mật vụ Trung Quốc trong bộ đồ đồng phục thể thao màu trắng sọc xanh (cũng là màu đồng phục thể thao chính thức của Olympic Bắc Kinh) có nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ ngọn đuốc.

Tin hành lang còn cho biết tuyến rước đuốc nguyên thủy được dự trù chạy dài 24 cây số, kéo dài 7 tiếng, thế nhưng Ban tổ chức cuộc rước đuốc tại Canberra và cảnh sát Úc đã phải cắt ngắn tuyến đường xuống còn ... 2 cây số chạy vòng qua tòa nhà Quốc hội Liên bang

Ông Kevin Rudd, thủ tướng Úc, trong ngày cuối của chuyến Mỹ du, trước khi lên đường sang Trung Quốc, đã phát biểu rằng “rõ rằng có vấn đề vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng”. Và hôm nay, trong ngày đầu tiên của chuyến công du Trung Quốc, trước một cử tọa là các sinh viên của một trường đại học Bắc Kinh, ông cũng đã một lần nữa lập lại lời phát biểu tương tự.

Nguyên là một nhà ngoại giao rất thông thạo tiếng Phổ thông (Mandarin), trước khi đắc cử chức vụ Thủ tướng, ông còn nói thêm cùng các sinh viên Trung Quốc: “Còn nhiều vấn nạn ở Trung Quốc như đói kém, bất công, ô nhiễm và cả vấn đề nhân quyền trên diện rộng”.

Bất chấp nhiều phản ứng gay gắt từ nhà cầm quyền Trung Quốc về những phát biểu của mình, Thủ tướng Kevin Rudd cho biết ông sẽ không thay đổi ý kiến này và sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận thêm với Thủ tướng Ôn gia Bảo và các giới chức cao cấp Bắc Kinh. Ông cũng lên tiếng ủng hộ quyền biểu tình của dân Úc và nói: “Có một điều mà quý vị cần biết, nước Úc là một quốc gia dân chủ. Chúng tôi sống trong một đất nước có tự do và người dân có quyền bày tỏ quan điểm bằng phương thức mà mình chọn”.

Khi bài này được viết thì chỉ còn vài tiếng nữa là cuộc rước đuốc và biểu tình tại San Francisco bắt đầu.

Trong khi đó, các cộng đồng sắc tộc tại Canberra, trong đó có cộng đồng Việt Nam, đang chuẩn bị ráo riết cho cuộc biểu tình vào ngày 24/4 tuần tới tại thủ đô Canberra. Vì ngọn đuốc dự trù được rước từ sáng sớm cho nên người tham dự biểu tình sẽ phải tề tựu về Canberra từ đêm hôm trước. Đối với cộng đồng Việt Nam thì mọi chuẩn bị tại đây hiện đang được ban chấp hành Cộng Đồng người Việt Tự Do tại vùng Lãnh Thổ Thủ Đô ACT sắp xếp và phối hợp với các cộng đồng bạn.

Các bạn đã sẵn sàng chưa...... Chúng tôi và Canberra đã SẴN SÀNG!!!


Lê Minh
9/4/2008
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #38 - 12. Apr 2008 , 00:59
 
nguyen_toan wrote on 10. Apr 2008 , 20:03:
Cùng cả  nhà thằng Lê Minh Phiếu chỉ   nói  Tào lao  với  BBC   , Nó  vẫn về  VN  để  Rước Đuốc Thế vận  

Thế là 'thằng Lê Minh Phiêu' thuộc loại bè lũ Vc "gian, xảo, xạo" rồi. Hừm... Angry

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #39 - 12. Apr 2008 , 11:25
 
 
Thượng Nghị Sĩ John McCain lên tiếng sau đây về Trung Hoa và Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008

VietCatholic News (Thứ Bảy 12/04/2008 12:31)

Arlington, VA, Hoa Kỳ, 10 tháng 04, 2008:



Mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc là quan trọng, và chúng ta đánh giá cao khả năng hợp tác của chúng ta với nhà cầm quyền Trung Quốc trải rộng trong các lãnh vực chiến lược, kinh tế và ngoại giao. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc phải hiểu là trong thế giới tân tiến của chúng ta, cách thức một quốc gia đối xử với dân chúng của mình là một đối tượng chính đáng của sự quan tâm quốc tế. Trung Quốc đã ký kết nhiều thoả ước quốc tế đặt sự đối xử của Trung Quốc đối với dân chúng là đối tượng của quan tâm chính đáng này, không còn là vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia. Để được làm một thành phần chủ yếu có trách nhiệm trong thế giới tân tiến, một chính quyền cũng còn phải có trách nhiệm trong nước, để bảo vệ, chứ không phải để chà đạp, các quyền của người dân chính nước mình.

Tôi lên án sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự tiếp tục trấn át tại Tây Tạng những người chỉ muốn thực hành tín ngưỡng và bảo vệ văn hóa và di sản của họ. Tôi đã theo dõi kỹ lưỡng Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi tin rằng Ông là một người của hoà bình, một người phản ảnh được những hy vọng và hứng khởi của nhân dân Tây Tạng. Tôi thúc đẩy chính quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hãy đề cặp thẳng nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn tại Tây Tạng bằng cách mở cuốc đối thoại chân thành với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhắm đến việc cho Tây Tạng được tự trị nhiều hơn. Tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Trung Quốc hãy bảo đảm sự phản đối ôn hòa không bị đàn áp bằng bạo lực, hày thả ngay những tu sĩ và dân chúng bị bắt giữ vì đã diễn đạt một cách ôn hòa quan điểm của họ và hãy cho phép thế giới bên ngoài được tự do vào Tây Tạng.

Tôi hiểu và khâm phục quyết định không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội của thủ tướng Anh Quốc, Gordon Brown. Tôi tin là Tổng thống Bush sẽ duyệt xét lại sự tham dự buổi lễ của Ông và, dựa trên những hành động của Trung Quốc, quyết định là có thích hợp để tham dự hay không. Nếu các chính sách và lối hành xử của Trung Quốc không thay đổi, là tôi,tôi sẽ không tham dự lễ khai mạc. Nó không phục vụ gì cho nhà cầm quyền Trung Quốc, và chắc chắn là không phục vụ gì đối với dân chúng Trung Hoa, khi mà Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác giả vờ là sự đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc không tạo sự quan tâm nào đối với chúng ta. Nó là, sẽ là và phải là mối quan tâm của chúng ta.

SAU ĐÂY LÀ NGUYÊN BẢN TIẾNG ANH CỦA THƯỢNG NGHỊ SĨ JOHN MCCAIN TẠI WEBSITE CỦA ÔNG:

For Immediate Release
April 10, 2008 Contact: Press Office
703-650-5550

Statement By John McCain On China And The Olympic Games

ARLINGTON, VA -- U.S. Senator John McCain today issued the following statement on China and the Olympic Games:

"Our relationship with China is important, and we value our ability to cooperate with the Chinese government on a wide variety of strategic, economic, and diplomatic fronts. But the Chinese government needs to understand that in our modern world, how a nation treats its citizens is a legitimate subject of international concern. China has signed numerous international agreements that make China's treatment of its citizens a subject of legitimate international concern, not just a matter of national sovereignty. To be a responsible stakeholder in the modern world, a government must also be responsible at home, in protecting, not trampling, the rights of its people.

"I deplore the violent crackdown by Chinese authorities and the continuing oppression in Tibet of those merely wishing to practice their faith and preserve their culture and heritage. I have listened carefully to the Dalai Lama and am convinced he is a man of peace who reflects the hopes and aspirations of Tibetans. I urge the government of the People's Republic of China to address the root causes of unrest in Tibet by opening a genuine dialogue with His Holiness, the Dalai Lama, aimed at granting greater autonomy. I urge the Chinese authorities to ensure peaceful protest is not met with violence, to release monks and others detained for peacefully expressing their views and to allow full outside access to Tibet.

"I understand and respect Prime Minister Brown's decision not to attend the Olympic opening ceremonies. I believe President Bush should evaluate his participation in the ceremonies surrounding the Olympics and, based on Chinese actions, decide whether it is appropriate to attend. If Chinese policies and practices do not change, I would not attend the opening ceremonies. It does no service to the Chinese government, and certainly no service to the people of China, for the United States and other democracies to pretend that the suppression of rights in China does not concern us. It does, will and must concern us."

(Nguồn: http://www.johnmccain.com/Informing/...a844019136.htm)
Peter Nguyễn Minh Trung
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #40 - 14. Apr 2008 , 17:44
 
Cộng Đồng Người Việt ở Úc xuống đường chống đuốc thế vận


Tin Canberra  .  Ngày  thứ  năm 24 tháng 4 tới đây , ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh  sẽ  đến Thủ đô Canberra  của nước Úc .
Để hưởng ứng cùng  những đồng bào Tây Tạng , nhóm Pháp luân công ban chấp hành  Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên bang  Úc châu  đã uỷ quyền cho ban  chấp hành  Cộng đồng Người Việt  Tự Do ACT  cùng  các đồng hương ở Thủ đô Canberra   xuống đường Tẩy chay  Đuốc thế vận   và  những  đồng hương ở  các nơi khác  cũng có thể  đi Canberra  tham dự  biểu tình chống Đuốc thế vận  Bắc kinh  
Mọi chi  tiết  xin liên lạc với ông Lê Công chủ tịch cộng đồng Nười Việt  Tự Do  Thủ đô  Canberra  để biết thêm chi  tiết về  địa điểm tập trung  cùng giờ  giấc  Biểu tình .   Số  điện thoại Mobile  0437.046.542
Back to top
« Last Edit: 14. Apr 2008 , 17:48 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #41 - 15. Apr 2008 , 20:46
 
Ngọn đuốc Thế vận bị ném bom nước tại Á Căn Ðình

Khánh Đăng tổng hợp


...   ...


BUENOS AIRES— Các lực sĩ chạy bộ và chèo thuyền đã đưa ngọn đuốc qua các đường phố và bến cảng, trong khi cảnh sát giữ các nhóm phản đối lẫn ủng hộ Trung Quốc ra riêng rẽ, không cho chạm trán với nhau, dọc theo lộ trình rước đuốc dài 8 dặm Anh ở thủ đô Buenos Aires của Á Căn Ðình.

Khi đoàn rước đuốc đi ngang qua dinh Tổng thống, toán an ninh Trung Quốc bảo vệ ngọn đuốc — từng bị Huân tước Sebastian Coe, chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Thế vận Luân đôn 2010 của Anh Quốc gọi là “lũ Tàu du côn kinh tởm” vì các hành vi côn đồ hung hăng đối với những người cầm đuốc và cả người biểu tình — chạy theo đội hình vòng quanh người cầm đuốc, đã cản được ít nhất một trong nhiều quả bom nước làm bằng bong bóng do những người biểu tình phản đối ném về phía ngọn đuốc, nhằm mục đích dập tắt ngọn lửa đang cháy.

Những người xuống đường phản đối Trung Quốc đàn áp Tây Tạng, đã hứa là sẽ giữ cho cuộc biểu tình được ôn hòa, nhưng cũng đã nói rằng họ sẽ không cố gắng để dập tắt ngọn đuốc trong chặng đường Buenos Aires.

Ngọn đuốc Thế vận được rước vòng quanh thế giới trước khi quay về Bắc Kinh vào Tháng Tám cho lễ khai mạc, giống như một thỏi nam châm đã thu hút nhiều cuộc biểu tình phản đối dữ dội tại Luân Ðôn, Paris, và phải chơi trò cút bắt lúc ẩn lúc hiện với hàng ngàn người tại San Francisco trước khi đi sang Á Căn Ðình.

Tại Buenos Aires, lực sĩ đua thuyền huy chương vàng Thế vận Carlos Espinola là người đầu tiên trong 80 người đã được tuyển chọn để rước ngọn đuốc trong chặng đường tại nưóc Á Căn Ðình.

Sau đoạn đường đầu tiên đi qua những con đường ở khu dân cư dọc theo bờ sông, đoàn rước đuốc đã đưa ngọn đuốc lên một chiếc xuồng và chèo về phía bến tàu Puerto Madero, là nơi có nhiều quán bar và nhà hàng đắt tiền.

...


Trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu, mặc dù có nhiều căng thẳng giữa hai nhóm phản đối lẫn ủng hộ Trung Quốc, nhưng không có việc đáng tiếc nào xảy ra vì cảnh sát đã nhanh chóng ngăn chặn và giữ họ ra riêng rẽ.

Ông Alberto Peralta, một người trong nhóm biểu tình phản đối Trung Quốc nói rằng, “Không phải là nước Trung Quốc tổ chức Thế vận hội, mà chính là Ðảng công sản Trung Quốc đứng ra tổ chức, để tuyên truyền cùng thế giới rằng tất cả mọi người dân Trung Hoa đều vui vẻ hạnh phúc, rằng họ luôn tôn trọng nhân quyền. Nhưng điều chính xác là những gì ngược lại”.

Thủ đô Buenos Aires đã chuẩn bị sẵn cho các cuộc biểu tình sôi nổi và có thể có bạo động theo sau các diễn biến tại Luân Ðôn, Paris và San Francisco. Khoảng 1500 nhân viên giang cảnh, 1200 cảnh sát và 3000 công chức của thành phố đã được huy động để gìn giữ an ninh trật tự.

Những người biểu tình ủng hộ Tây Tạng ở Á Căn Ðình đã hứa là họ sẽ có những hành động ngạc nhiên, nhưng bất bạo động, trong ngày rước đuốc; nhưng cũng nói rằng họ sẽ không tìm cách làm tắt ngọn lửa như những người biểu tình ở Luân Ðôn và Paris.

Bắc Kinh coi việc tổ chức Thế vận hội là một cơ hội để khoe khoang cùng thế giới sự nổi bật càng ngày càng gia tăng của họ trên trường quốc tế, đã mạnh mẽ lên án những người biểu tình phản đối cuộc rước đuốc, và đổ thừa cho Ðức Ðạt lai Lạt ma và các đồ đệ của ngài.

Một người Trung Hoa đã sống ở Á Căn Ðình 13 năm, anh Lin Yonggui, 25 tuổi nói rằng, “những người phản đối là một nhóm chính trị muốn triệt hạ Trung Quốc … không nên phản đối Thế vận hội … Thế vận hội mang vui vẻ cho mọi người …”

Bà Alicia Moreau, phó chủ tịch Uỷ ban Thế vận Á Căn Ðình nói rằng, “Tôi chắc chắn là cư dân thành phố sẽ yểm trợ chúng tôi và sẽ không có gì xảy ra tại Buenos Aires. Cuộc rước đuốc sẽ là một buổi hội lớn”.

Sau Á Căn Ðình, ngọn đuốc sẽ đến Tanzania, Phi Châu, và khôi nguyên giải Nobel Hoà bình Wangari Maathai thông báo rằng bà đã rút tên ra khỏi cuộc rước đuốc.

“Tôi đã quyết định để tỏ tình đoàn kết với mọi người về vấn đề nhân quyền tại vùng Darfur thuộc Sudan, tại Tây Tạng và Miến Ðiện.”. Bà Wangari Maathai cho biết vào hôm Thứ Năm. Về các cuộc biểu tình ủng hộ Tây Tạng trên toàn thế giới, bà nói, “Tôi hy vọng là nhà nước Trung Quốc sẽ lắng nghe”

Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Thế vận Bắc Kinh Liu Qi cho biết vào hôm Thứ Sáu rằng ban tổ chức đang làm việc cật lực để ngăn ngừa không cho có thêm những cảnh lộn xộn xảy ra tại các chặng đường rước đuốc còn lại.

Trong khi đó, những lời kêu gọi các lãnh đạo thế giới tẩy chay lễ khai mạc Thế vận hội càng ngày càng nhiều.

Riêng tại chặng đường Canberra thuộc Úc Châu vào ngày 24/4 sắp tới, theo tin được biết từ Australia Tibet Council (ATC) thì hầu hết mọi người trong cộng đồng nhỏ bé 450 người Tây Tạng đang sinh sống tại đây sẽ cùng nhau về Canberra để phản đối Trung Quốc đàn áp đồng bào của họ tại quê nhà, và đòi hỏi Trung Quốc phải đối thoại với Ðức Ðạt lai Lạt ma, chứ không phải để chống ngọn đuốc hay chống Thế vận hội Bắc Kinh.

Cùng tham gia với cộng đồng Tây Tạng sẽ có một mạng lưới ủng hộ rộng lớn tại Úc Châu gồm nhiều tổ chức, nhóm, đoàn thể chính trị xã hội của nước Úc và các cộng đồng di dân khác như Tân Cương, Việt Nam, Pháp luân công, Miến Ðiện. Ông Simon Bradshaw, điều hợp viên của ATC đã cho hãng thông tấn Ðức DPA biết như trên.

Ông Simon Bradshaw cũng cho biết thêm là rất có thể, sẽ có một cuộc biểu tình lớn của những người ủng hộ cho Tây Tạng, trong thời gian Thế vận hội tại Bắc Kinh vào Tháng 8. Ông còn nhấn mạnh thêm rằng, “Ðiều quan trọng cần phải nói cho rõ, đây không phải là chống người dân Trung Quốc, hay chống phong trào Thế vận, nhưng thật ra là về vấn đề Tây Tạng, để nhìn nhận rằng có nhiều vấn đề tại đó”

Thủ tướng Úc, ông Kevin Rudd cũng đã xác nhận lại rằng vấn đề giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ ngọn đuốc sẽ hoàn toàn do phía nước Úc đảm nhận, vì có nhiều than phiền về cách hành xử của toán an ninh bảo vệ ngọn đuốc của Trung Quốc tại Luân Ðôn và Paris.

KÐ tổng hợp 
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #42 - 15. Apr 2008 , 21:27
 
Quốc Hội Âu Châu Bỏ Phiếu Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh
• • http://www.sbtn.net - Apr 11, 2008

...


Tin Brussels - Quốc Hội Âu châu ngày hôm qua đã thông qua với đa số tuyệt đối, một nghị quyết về Tây Tạng và kêu gọi các lãnh tụ thế giới tẩy chay buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, nếu chính phủ Trung cộng không chịu ngồi lại để thương thuyết với người lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng và cũng là quốc vương của quốc gia này là đức Ðạt Lai Lạt Ma.

Nghị quyết không có giá trị bắt buộc nhưng cũng là một áp lực lên các lãnh tụ Liên Hiệp Âu Châu để có một thái độ mạnh mẽ hơn trước những vụ biểu tình chống đối khắp nơi về sự đàn áp của Trung cộng đối với Tây Tạng, và gây khó khăn cho Bắc Kinh là một quốc gia buôn bán lớn nhất đối với toàn cõi Âu châu. Nghị quyết này được sự ủng hộ của những tổ chức chính đảng trong Quốc Hội Âu châu, đã được bày tỏ qua kết quả là 580 phiếu thuận, chỉ có 24 phiếu chống và 54 phiếu trắng.

Chủ tịch Quốc Hội là ông Hans-Gert Poettering, một người bạn thân cận với nữ Thủ tướng Ðức Angela Merkel, nói rằng vào tháng trước đáng lý ra Âu châu đã phải xét lại việc tẩy chay hoàn toàn buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, và mời đức Ðạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện trước Quốc Hội. Phó Chủ tịch tổ chức này là ông Edward McMillan-Scott, một trong những người soạn thảo bản nghị quyết, đã tỏ ra vui mừng trước kết quả cuộc bỏ phiếu, và nói việc này sẽ đưa tới những áp lực đối với các chính trị gia tại Âu châu. Ông nói không chỉ những hình ảnh tàn nhẫn tại Tây Tạng và phong cách mà Trung cộng đã đối xử với người dân Tây Tạng trong nhiều năm qua, nhưng việc này còn đi xa hơn nữa đến những vấn đề như Darfur, Miến Ðiện, Việt Nam, và ngay cả tại Trung cộng là nơi người ta được biết hiện đang có khoảng 7 triệu người đang bị cầm giữ trong các trại cải tạo. Ông nhấn mạnh đây là một hệ thống đàn áp gần như không thể so sánh trong lịch sử thế giới. Và khi Thế Vận Hội được trao cho Trung cộng tổ chức vào năm 2001, ai cũng mong là sẽ thấy được những thay đổi từ quốc gia này, khi các lãnh tụ hứa hẹn là họ sẽ thay đổi. Thế nhưng họ đã không giữ lời hứa, và nay các chính trị gia trên thế giới đã tỉnh mộng trước những lời hứa hão huyền này.

Cho đến nay chủ tịch luân phiên Quốc Hội Âu châu là Slovenia và các viên chức cao cấp của Liên Âu đã lên án những hành động bạo động tại Tây Tạng, và kêu gọi Bắc Kinh hãy mở những cuộc đàm phán với nhân vật lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng, nhưng đã ngưng lại trước khi tuyên bố tẩy chay toàn bộ Thế Vận Hội. Văn phòng Thủ tướng Anh quốc là ông Gordon Brown hôm thứ tư tuyên bố ông sẽ không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội, nhưng nhấn mạnh rằng đây không phải là một hành động chính trị vì ông Brown sẽ có mặt trong buổi lễ bế mạc, khi Trung cộng sẽ trao đuốc và cờ Thế Vận cho Anh quốc là nơi sẽ tổ chức Thế Vận Hội kế tiếp vào năm 2012.

Tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, là quốc gia sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Âu khi Thế Vận Hội diễn ra vào tháng 8, cũng từng tuyên bố việc ông có tham dự lễ khai mạc Thế Vận hay không tùy vào việc Trung cộng có ngồi lại với đức Ðạt Lai Lạt Ma hay không.

Ông Graham Watson, Chủ tịch nhóm Tiến Bộ tại Quốc Hội Âu châu, nói ông hy vọng nghị quyết này sẽ làm cho chính phủ Trung cộng phải suy nghĩ lại về những ý kiến trên toàn thế giới. Ðây là một nghị quyết có tính cách đóng góp vào cộng đồng thế giới, và là một thông điệp mạnh mẽ trong thời gian này. Theo ông thì những người Trung Hoa nay đang hối hận vì đã đứng ra tổ chức Thế Vận Hội, trước khi họ sẵn sàng để thay đổi hệ thống chính trị ở quốc gia của mình.

Quốc Hội Âu châu được bầu trực tiếp bởi người dân và không có quyền can dự vào đường lối đối ngoại của những quốc gia thành viên, nhưng là nơi bày tỏ ý kiến của công chúng và đưa ra những áp lực về chính trị với các quốc gia trong toàn khối Âu châu. Quyết định cuối cùng của khối 27 quốc gia này sẽ nằm trong tay của Hội đồng Âu châu, sẽ họp vào tháng tới.   
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #43 - 15. Apr 2008 , 23:44
 
thubeo wrote on 10. Apr 2008 , 17:18:
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước đuốc Olympic

Phong Trần

Olympic Bắc Kinh 2008 đã trở thành lễ hội nhục nhã không chỉ cho giới cầm quyền tại Trung Nam Hải mà còn cho cả nhiều người có liên quan đến nó. Theo thông tin mới nhất Chứng nhân Lịch sử vừa nhận được, nữ ca sĩ Mỹ Tâm, một trong 3 người Việt Nam sẽ cầm ngọn đuốc Olympic khi ngọn đuốc này đến Sài Gòn vào ngày 29/4/2008 tới đây, đã chính thức từ chối rước ngọn đuốc nhục nhã này.

...
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước ngọn đuốc
của những kẻ xâm lược vào Sài Gòn


Theo các nguồn tin thân cận với Mỹ Tâm thì trước việc hàng triệu người trên khắp thế giới tuyên bố tẩy chay Olympic Bắc Kinh cũng như việc nhiều thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam đã xuống đường phản đối lễ hội này, Mỹ Tâm đã quyết định rút lui, không tham gia vào đoàn rước đuốc. Cô không muốn chống lại người dân - những người ái mộ giọng hát của cô, đã đưa cô đến đỉnh cao nghề nghiệp.

Theo "pháp luật Việt Nam", một lý do như trên không thể giúp Mỹ Tâm rút lui khỏi đoàn rước đuốc mà chính quyền nô dịch đã mất khá nhiều công sức thành lập. Thậm chí nếu lý do trên được đưa ra, Tâm sẽ khó tránh khỏi các rắc rối với chính quyền. Qua tìm hiểu, lý do chính thức Mỹ Tâm đưa ra để từ chối rước đuốc là kế hoạch làm việc của cô tại Hàn Quốc cho dự án âm nhạc của mình, theo đó vào thời điểm 29/4/2008, Tâm sẽ có mặt tại Hàn Quốc để tập luyện và thực hiện một số công việc khác.

Bất kể với lý do nào, Mỹ Tâm hiện được giới văn nghệ sĩ Việt Nam đánh giá cao vì hành động từ chối rước ngọn đuốc mà người Việt gọi là "ngọn đuốc của kẻ xâm lược" trên đất Việt Nam.

Mỹ Tâm không rước đuốc. Ai sẽ thay thế cô? Qua tìm hiểu của Chứng nhân Lịch sử, người được chính quyền chỉ định thay thế Mỹ Tâm là thiếu úy văn công, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Bất chấp sự căm hờn của dân chúng Việt Nam trước sự xâm lược của bá quyền Trung Quốc, Hồ Quỳnh Hương đã lập tức nhận lời và tỏ ra đặc biệt phấn khích vì đã vinh dự được chọn làm người cầm ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 rước vào Sài Gòn nhân dịp 30/4.

...
...và Hồ Quỳnh Hương sẵn sàng
thế chân bạn đồng nghiệp


Trong một sự kiện khác cũng liên quan đến đuốc Olympic được rước vào Sài Gòn, mới đây, anh Lê Minh Phiếu, nghiên cứu sinh tại Trung tâm tư liệu & Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế thuộc viện đại học Montesquieu (Pháp), một trong 60 người của đoàn rước đuốc đã gởi thư đến cho bá tước Jacques Rogge, chủ tịch Ủy ban olympic quốc tế phản đối việc Bắc Kinh đã chính trị hóa ngọn đuốc này, vi phạm quy tắc thứ 51 của Hiến chương Olympic.

Theo anh Phiếu, việc Bắc Kinh rước đuốc qua Hoàng Sa như đi trên lãnh thổ Trung Quốc và việc thể hiện quần đảo Hoàng Sa một cách đặc biệt trên bản đồ rước đuốc là hành động có mục đích của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của họ trên lãnh thổ thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sau khi yêu cầu bá tước Jacques Rogge phải có hành động cụ thể ngăn chặn cuộc rước đuốc, anh Lê Minh Phiếu đã từ chối tham gia vào đoàn rước đuối tại Sài Gòn ngày 29/4/2008.

Trước lễ rước đuốc Olympic sang Việt Nam, Mỹ Tâm đã có thái độ. Còn bạn?

PHONG TRẦN






Tin bên lề  .Sau  khi  nghe tin Mỹ   Tâm từ chối rước đuốc Thế  Vận -  Phó  chủ tịch Uỷ ban nhân dân  Sàigon  đã  làm áp lực để buộc Mỹ Tâm  phải  tham dự rước Đuốc thế vận  bằng không  sẽ  không cho  Mỹ Tâm  đi  sang Đại hàn .Không biết đến ngày rước đuốc ở Sàigon  Mỹ Tâm   sẽ tính sao  .Nếu  Mỹ Tâm  nhất quyết  đi Đại hàn  thì  nghề  nghiệp ca sĩ  sẽ  bị đe doạ là cấm  hành  nghề ca sĩ  . (theo  lời tiết lộ của bạn thân  Mỹ Tâm .)
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #44 - 19. Apr 2008 , 14:57
 
Sinh  viên VN du học Thái lan 

...

Hình trên là  một  Sinh viên  VN  đang  Du học ở Thái lan  đã  xuống đường  để chống Rước Đuốc Thế vận  chạy  trên đường phố Thái Lan  ngày 19 tháng 4 /2008
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6
Send Topic In ra