Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: Boycott Olympic Beijing 2008  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Re: Boycott Olympic Beijing 2008 (Read 10152 times)
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
23. Mar 2008 , 19:58
 
...  ...

...
...  

Đề Nghị Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008

Đoàn Hưng Quốc


Trước thái độ ngang ngược của Trung Quốc thành lập cơ quan hành chánh quản lý Tam Sa, người Việt trong và ngoài nước vô cùng phẩn nộ và đồng lòng tìm các biện pháp đối phó. Người viết xin đề nghị một giải pháp khả thi và có tác dụng mạnh đến uy tín của Trung Quốc trên toàn thế giới, là trong ngoài nước vận động thế giới tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008.

Trung Quốc khi đứng tổ chức Thế Vận Hội năm 2008 mục đích nhằm xoá bỏ hình ảnh chậm tiến lạc hậu trong 4 thế kỷ 17, 18, 19 và 20; và trình diễn một bộ mặt tiến bộ, tích cực trong cộng đồng quốc tế vào đầu thế kỷ 21. Nhưng hành động của Bắc Kinh đã phô bài thực chất:

1. Hiện đang tiếp tục đàn áp và ngăn cấm tự do ngôn luận của thành phần dân chủ và các ký giả trong nước những năm tháng trước ngày Thế Vận Hội.

2. Hậu thuẫn nền độc tài quân phiệt Miến Điện để duy trì ảnh hưởng chính trị và các lợi ích kinh tế, lạm dụng vai trò Hội Viên Thường Trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để cản trở cơ quan quốc tế này thi hành những biện pháp hữu hiệu tạo áp lực đến nhà cầm quyền Rangoon.

3. Tiếp tục đàn áp và âm mưu xoá bỏ nền văn hoá và truyền thống tôn giáo Tây Tạng, gây áp lực để cô lập ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà lãnh đạo tinh thần đề cao tự do, nhân quyền và bất bạo động.

4. Và giờ đây, công khai cưỡng chiếm Trường Sa và Hoàng Sa: vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của VN; chà đạp các lời hứa hẹn giải quyết các tranh chấp hải phận với các quốc gia Đông Nam Á bằng thương thuyết và hoà bình; cướp đoạt các nguồn tài nguyên lớn trong vùng; và đe doạ con đường hàng hải huyết mạch cho toàn thế giới.

Nhiều cá nhân và các cơ quan uy tín quốc tế đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008. Người viết thiết nghĩ cộng đồng người Việt các nơi này hãy hợp tác với họ, tạo các phong trào liên tục thỉnh nguyện các vị dân cử Liên Bang áp lực các chính quyền Âu Úc Mỹ Canada Nhật Bản không tham dự Thế Vận Hội; đòi hỏi các cơ quan truyền hình không phát sóng, và các công ty quốc tế không quảng cáo trong Thế Vận Hội.

Nhân dân trong nước biểu tình, thỉnh nguyện Hà Nội chẳng những không tham dự mà còn vận động toàn khối ASEAN tẩy chay Thế Vận Hội, vì việc làm của Bắc Kinh khi thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa đe doạ đến nền an ninh và phát triển của toàn vùng.

Thiết nghĩ đây là việc làm khả thi và có ảnh hưởng mạnh lên chính sách ngoại giao của Bắc Kinh; khiến quốc tế nhận thức ý đồ bành trướng và giúp đở Việt Nam đối phó với chính sách xâm lược của Trung Quốc.
http://www.doi-thoai.com/baimoi1207_262.html

Hình ảnh của Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) vận động tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, chụp tại Bắc Kinh, Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Montreal (Canada), Lausanne (Thuỵ Sĩ), Los Angeles (Hoa Kỳ) và Hồng Kông.


...
Hong Kong


...
Billboard in LA


...   ...

Lausanne


.........
Montreal


...   ...

Paris


...   ...

Times Square (New York) and  NYC
                                                                                     

.........
Beijing


Source: http://www.rsf.org/article.php3?id_article=23332

Back to top
« Last Edit: 24. Mar 2008 , 04:42 by admin »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #1 - 23. Mar 2008 , 20:11
 
Nhà Đạo Diễn Lừng Danh Thế Giới Steven Allan Spielberg tẩy Chay Olympic Bắc Kinh


Minh Dũng
(VNN)


...

...   ...       ...

...





Cách đây 28 năm, Thế vận hội mùa hè Moscow bị thất bại vì nhiều quốc gia Âu Mỹ và Nhật Bản tẩy chay không tham gia bởi lý do Liên Xô đem quân tiến đánh Afghanistan. Lần này, Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ diễn ra như thế nào khó mà dự đoán được vì đã có nhiều quốc gia lên tiếng cảnh cáo chính quyền cộng sản Trung quốc phải cải thiện vấn đề nhân quyền và ngưng ngay việc đàn áp tôn giáo và khủng bố đối lập. Tin mới nhất cho hay nhà đạo diễn lừng danh thế giới, ông Steven Allan Spielberg đã từ chối không nhận làm cố vấn chỉ đạo nghệ thuật cho hai buổi lễ khai mạc và bế mạc Thế Vận Bắc Kinh 2008 vì quá bất mãn chính quyền cộng sản Trung quốc trong việc ủng hộ chính phủ Sudan đàn áp người tị nạn Darfur.
Mấy ngày trước khi biết chắc là nhà đạo diễn Spielberg sẽ tẩy chay, chính quyền Bắc Kinh đã chỉ thị cho Ủy ban Olympic Trung quốc ra thông báo nói rằng vì có sự bất đồng giữa Ban tổ chức với đạo diễn Spielberg về bản quyền của hai buổi lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh 2008 nên Ủy ban Olympic Trung quốc không mời ông Spielberg làm cố vấn Nghệ thuật cho hai buổi lễ đó nữa, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Trương Nghệ Mưu của Trung quốc sẽ được trao cho quyền đứng ra điều khiển trực tiếp mà không cần nhờ bất kỳ ai làm cố vấn. Bản thông cáo này hoàn toàn bịa đặt lý do vì thực sự nhà đạo diễn Spielberg không đòi hỏi gì về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc dàn dựng hai buổi lễ đó, chỉ yêu cầu nhà nước cộng sản Trung quốc một điều duy nhất là hãy ngưng ngay hành động tiếp tay cho nhà cầm quyền Sedan đàn áp người tị nạn Darfur.
Chuyện không nói có, chuyện có nói không đã trở thành khuông đối với các chính quyền cộng sản nên họ chẳng bao giờ ngượng miệng, hơn nữa với sự kiểm soát gắt gao về truyền thông nên đa số người dân không hề biết sự thật, nhận toàn là thông tin một chiều đầy sai lạc.
Được biết vào tháng 4 năm 2006, nhà đạo diễn tài ba Spielberg đã nhận lời mời từ chính quyền Trung quốc để đứng ra làm cố vấn nghệ thuật cho hai buổi lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh. Nữ tài tử lừng danh Hoa kỳ là cô Mia Farrow, người rất thân với đạo diễn Spielberg, khi biết tin này đã lên tiếng chỉ trích hành động của Spielberg. Trên trang nhà của nữ tài tử Mia Farrow viết chỉ trích Spielberg như sau: "Nhà nước Bắc Kinh luôn tiếp tay cho chính quyền Sudan đàn áp người tị nạn Darfur, tại sao Spielberg lại đi hỗ trợ cho một cái chính quyền xấu như vậy. Có thể Spielberg không biết chuyện này nên tôi phải nói cho ông ta rõ để ngưng ngay việc hỗ trợ cho chính quyền cộng sản Trung quốc trong việc dàn dựng nghệ thuật cho các buổi lễ của Olympic Bắc Kinh 2008."
Sở dĩ nữ tài tử Mia Farrow biết rõ như vậy vì cô là Đại sứ thân thiện của Quỷ tài trợ Nhi đồng Thế giới của Liên Hiệp Quốc, có tên gọi tắt là UNICEF. Nữ tài tử Mia Farrow đã từng đến ủy lạo các em nhì đồng trong những trại tị nạn người Darfur nên rất hiểu chuyện. Về phía đạo diễn Spielberg đã không giận dữ hay tự ái khi bị nữ tài tử Mia Farrow chỉ trích như thế, ông Spielberg đã đi tìm hiểu vấn đề và thấy rõ là những lời của nữ tài tử Mia Farrow là đúng sự thật, nhưng đã nhận lời rồi mà bây giờ bỏ ngang xương thì không phải là thái độ của người lớn. Tháng 7 năm 2007, Spielberg viết thư cho ông Hồ Cẩm Đào yêu cầu không tiếp tay cho chính quyền Sudan đàn áp dân tị nạn Darfur. Thơ gởi đi mà chẳng có một lời hồi âm nên vào đầu tuần qua, đạo diễn Spielberg đã lên tiếng tẩy chay, không nhận làm cố vấn nghệ thuật cho hai buổi lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh 2008.
Các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Trung quốc đánh giá cao hành động tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2008 của đạo diễn Steven Allan Spielberg và kêu gọi các quốc gia không nên gởi đoàn lực sĩ của mình đến tranh tài tại một đất nước vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, khủng bố dối lập, chính quyền Bắc Kinh vừa ăn cướp vừa la làng bằng câu khẩu hiệu ''Không được xen chuyện chính trị vào thể thao'', nhưng chính họ lại là kẻ lợi dụng thể thao để che đậy những hành động chính trị thối tha của chế độ cộng sản độc tài.




Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #2 - 23. Mar 2008 , 20:17
 
Cú hích nhẹ của Steven Spielberg làm… xốn xang hàng tỉ người Tàu

--------------------------------------------------------------------------------
-----------

VietCatholic News (Thứ Tư 20/02/2008 18:28)


B
ẮC KINH -- Nhà đạo diễn điện ảnh đoạt giải Oscar kiêm sản xuất phim ảnh danh tiếng thế giới Steven Spielberg từ chức nhiệm vụ quảng cáo cho Thế Vận Hội Olympic Mùa Hè 2008 tại Bắc Kinh đang làm xốn xang hàng tỉ người Tàu vào ngày 14/2/2008.

...

Chú Tàu cộng sản, một nước được mệnh danh là “công xưởng rẻ tiền của thế giới“ và „xứ sở của hàng nhái“ đã ăn lên làm ra trong những năm vừa qua thúc đẩy cho sự tăng trưởng quốc gia tiến lên vượt bực. Về mặt ngoại giao họ đạt được điều tối ưu là nước tổ chức đăng cai Olympic 2008 tại Bắc Kinh. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như tên bắn đó, những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới luôn tìm mọi cách tới gần thị trường Tàu cộng. Và sự kiện lớn như Olympic 2008 chính là cơ hội vàng để tiếp cận gần hơn với hơn 1 tỉ người tiêu dùng nơi đây. Theo những công ty chuyên tổ chức quảng cáo, có lẽ chưa có một sự kiện thể thao nào lại thu hút sự tham gia của các thương hiệu lớn trên thế giới cũng như những nhà tài trợ thương mại như Olympic Bắc Kinh 2008. Nắm bắt nguồn lợi to tát này, toàn dân Tàu đang dồn mọi nỗ lực cho sự thành công lễ hội thể thao mùa hè vĩ đại nhất thế giới: họ kết hợp từ quân sự, kỹ thuật khoa học, kiến trúc, quảng cáo, sức người, cải tạo môi trường thải khí độc… Ngay cả khía cạnh việc mời gọi các nhân vật nổi tiếng thế giới làm quảng cáo cho Olympic 2008 cũng được bộ máy tuyên truyền mở công xuất tối đa, có cả tin đồn đến việc họ muốn trải thảm đỏ đón tiếp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trước ngày khai mạc thế vận hội để đánh bóng cho khuôn mặt Tàu cộng.

Chuẩn bị cho bộ mặt đẹp của Tàu cộng dịp Olympic 2008 họ đã mời được nhà đạo diễn lừng danh Steven Spielberg vào chức cố vấn nghệ thuật cho Olympic 2008 tại Bắc Kinh, một chức vụ ngồi mát hưởng bát vàng. Steven Spielberg là một trong các vị vua đạo diễn qua những bộ phim: E.T. the Extra-Terrestrial năm 1982; Schindler’s List năm 1993 với 7 giải thưởng Oscar; Der weiße Hai (engl. Jaws) năm 1975.

Vào ngày 14/2/2008 nhà đạo diễn đoạt giải Oscar Steven Spielberg tuyên bố từ chức nhiệm vụ quảng cáo cho Thế Vận Hội Olympic Mùa Hè 2008 tại Bắc Kinh đang tạo ra cú sốc lớn đối với chú Tàu cộng sản. Một lý do phản đối Tàu cộng đang tiếp tay với chính phủ nước Sudan đàn áp giết người dân lành tại khu vực Darfur, số nạn nhân bị giết đã lên đến 200.000 và hơn 2 triệu người bị mất nhà cửa trong những cuộc xung đột kể từ 2003 đến nay. Tàu cộng đóng góp rất tích cực trong việc viện trợ và giúp đỡ nhân đạo vô điều kiện (bất chấp thể chế khủng bố, đàn áp, gây hại môi trường) để ôm kho dầu hỏa của Sudan. Hiện nay Tàu cộng đã gởi đến Sudan khoảng 4.000 quân chính quy để làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở dầu lửa của họ. Một cách gián tiếp nào đó Tàu cộng tiếp tay ngăn cản sự tham gia quân đội của Liên Hiệp Quốc vào Darfur để được hưởng lợi riêng một mình, như họ đang làm tại Myanmar ủng hộ chính phủ độc tài từ năm 1962 để thò tay thu nhặt tài nguyên nơi đây.

Ngày hôm sau tất cả báo chí thế giới cho chạy ngay tít báo về tin tức giật gân của Steven Spielberg cộng thêm nhiều bình luật tiêu cực chống Tàu cộng. Một ý đồ kiểu thực dân mới do cộng sản Tàu đẻ ra trên các quốc gia nghèo, nhưng lại giàu có về tài nguyên dầu hỏa và quặng mỏ. Vô tình Steven Spielberg kéo lên một hồi chuông cảnh tỉnh thế giới tự do về hiểm họa tư bản đỏ Tàu cộng ngay trong những tháng cuối chạy rút cho Olympic 2008 sẽ được khai mạc vào ngày 08/8/2008 tại Bắc Kinh.

Như một phản ứng dây chuyền những mặt trái của tấm huy chương Thế Vận Hội đang được báo chí quốc tế đăng tải liên tiếp trong những ngày vừa qua bởi hàng loạt xì-căn-đan của Tàu cộng gây ra tại bên trong cũng như ngoài nước của họ:

- 03/2/2008: Ôtô Trung cộng kém an toàn tại Nga. Hành khách trên chiếc Freedom Cruiser của hãng xe Trung cộng Geely gần như không có cơ hội sống sót trong thử nghiệm an toàn EuroNCAP, do tạp chí Auto Review của Nga tổ chức ngày 03/2.

- 12/2/2008: Mỹ bắt giữ 4 gián điệp Trung cộng tại Mỹ do cung cấp thông tin bí mật quốc phòng cho Trung cộng. Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mỹ cho biết các vụ việc này là những vi phạm nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ.

- 12/2/2008: Mỹ cũng đã than phiền cùng ngày về tình trạng vi phạm bản quyền phim và nhạc tại Trung cộng.

- 12/2/2008: Liên Hiệp Âu Châu EU cũng đang cân nhắc việc khởi kiện lên WTO việc Trung cộng có chính sách hạn chế các tập đoàn tin tức tài chính nước ngoài.

- 13/2/2008: Nhật Bản phát hiện thuốc trừ sâu trong bánh bao của Trung cộng. Hiệp hội những người tiêu dùng Nhật Bản cho biết họ phát hiện một lượng thuốc trừ sâu nhỏ trong 17 túi bánh bao được thu hồi tại Tokyo, Chiba và Saitama vào ngày 13/2.

- 14/2/2008: Mỹ đã giành thắng lợi ban đầu trong một vụ kiện lên Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đối với các chính sách thuế của Trung cộng, gây trở ngại cho hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô nước ngoài. Sau khi các hãng thông tấn đồng loạt đưa tin về báo cáo mật của WTO tại Geneva (Thuỵ Sĩ), một quan chức thương mại Mỹ cho biết WTO đồng ý với Mỹ rằng Trung cộng đã hành động trái với các cam kết WTO.

- 19/2/2008: Nhật Bản lại phát hiện thuốc trừ sâu trong cá thu đông lạnh chế biến tại Trung cộng. Ngày 19/2, Trung cộng đã cho thu hồi 19 loại sản phẩm làm từ cá thu đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản sau khi một công ty thực phẩm đông lạnh ở Sanuki thuộc tỉnh Kanagawa cho biết họ đã phát hiện thuốc trừ sâu trong cá thu đông lạnh được chế biến. Số cá thu trên được chế biến tại 2 nhà máy của Trung cộng ở tỉnh Sơn Đông và đã được phân phối cho các cửa hàng bán món Sushi trên toàn quốc của Nhật.

- 19/2/2008: Một bức ảnh đoạt giải báo chí của Trung cộng chụp cảnh bầy linh dương Tây Tạng di chuyển bên dưới một chuyến tàu đang rầm rập lao về phía trước đã bị phát hiện là ảnh ghép. Tác phẩm do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lưu Vị Cường của Trung cộng chụp được giữa cảnh vật thiên nhiên và kỹ thuật, đăng lần đầu trên Tân Hoa Xã vào tháng 6/2006 và đăng lại trên hơn 200 cơ quan báo chí quốc tế, đã đoạt giải đồng hạng ảnh báo chí của năm 2006 do Đài truyền hình trung ương Trung cộng trao tặng. Thậm chí chính quyền Trung cộng còn dùng nó làm "bằng chứng" cho thấy tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở khu vực nó đi qua. Một cư dân mạng đã nghi ngờ tấm ảnh được "phù phép" khi phát hiện một đường kẻ bất thường ở gần phía dưới tấm ảnh. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phân tích rằng loài linh dương Tây Tạng có tập tính sợ tiếng ồn, nếu có chuyến tàu đang chạy ở phía sau, chúng sẽ chạy tán loạn chứ không ngay hàng thẳng lối như trong hình. Vào ngày 19/2/2008 Báo Thành Đô Buổi Chiều cho biết ông Lưu Vị Cường, hiện là tổ phó tổ ảnh của báo Đại Khánh Buổi Chiều, đã thừa nhận dùng kỹ thuật ghép hai ảnh thành một, nhưng không có ý định đăng ảnh này với tính chất ảnh báo chí mà chỉ xem nó là ảnh "nghệ thuật". Tuy nhiên trước đó, ông Lưu từng "nổ" trong một cuộc phỏng vấn rằng mất tám ngày tám đêm "mai phục" để chụp tấm ảnh này.

Các tin tức tiêu cực từ trong ra ngoài của những ngày vừa qua làm cho Tàu cộng xốn xang không thể bưng bít kịp thời, cộng với thời gian đến ngày khai mạc Olympic càng gấp rút. Đúng ra lời tuyên bố từ chối hợp tác với Olympic 2008 của Steven Spielberg là cú hích choáng váng cho Bắc Kinh trong thời gian chuẩn bị quan trọng này hơn hết. Các nước Tây Phương luôn là đối thủ gầm gừ với Tàu cộng lợi dụng cũng tuôn ra các nguồn tin rất tiêu cực gây bất lợi cho nước tổ chức đăng cai Thế Vận Hội.

Thế Vận Hội luôn là lễ hội quan trọng cho đời người thể thao và có sức thu hút mãnh liệt cho các lực sĩ đến tranh tài thi đấu. Khoảng 15.000 vận động viên sẽ tới Bắc Kinh để thi đấu và khoảng 25.000 phóng viên quốc tế đại diện cho hơn 200 quốc gia đến ghi nhận và tường thuật các bộ môn thi đấu, cộng với nhiều tổ chức nhân quyền sẽ được cuốn theo dòng thác Thế Vận Hội du nhập vào nước Tàu cộng sản bằng nhiều danh xưng khác nhau. Chắc chắn cách nhìn của giới báo chí không chỉ nhắm vào thi đấu thể thao nhưng họ cũng sẽ lợi dụng dịp lễ hội để dòm ngó thêm về môi trường khí độc, sự bách hại về tôn giáo và nhân quyền, án tử hình do các địa phương hành xử độc đoán, nạn đàn áp công nhân, các hãng xưởng nhái hàng, buôn bán các bộ phận của tử tù, sử dụng đội ngũ trẻ em lao động… Đạo diễn Steven Spielberg đang đi tiên phong khơi dậy các vấn đề nhạy cảm của Tàu cộng mà họ luôn muốn dấu diếm thế giới.

Tiếp nối Steven Spielberg các ủy hội thế vận quốc gia của Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ðức, Nhật, Tây Ban Nha xác định rằng không hạn chế bất cứ điều gì các vận động viên muốn phát biểu tại Bắc Kinh nếu không vượt quá quy định trong Hiến Chương Thế Vận Hội. Phát Ngôn Viên Darryl Seibel của Ủy Hội Thế Vận Hoa Kỳ tuyên bố: “Chúng tôi sẽ dùng Hiến Chương Thế Vận Hội làm phương châm và tiêu chuẩn cho mọi việc, tuy nhiên sẽ không có sự hạn chế hay cấm đoán gì liên quan đến quyền tự do phát biểu đã được Ủy Hội Thế Vận Hoa Kỳ xác định”.

Điều người viết muốn ghi nhận ra đây là tất cả cơ quan truyền thông của cộng sản Việt Nam hoàn toàn bưng bít kín tin tức về sự từ chức của nhà đạo diễn danh tiếng thế giới Steven Spielberg. Thông thường hơn 700 tờ báo Việt Nam rất nhanh chóng dịch các tin tức quan trọng cho đến các tin gà tin vịt trên thế giới để cống hiến người dân, nhưng lời nói của Steven Spielberg họ bỏ lửng tránh đi thì cho chúng ta thấy kẽ hở của cộng sản rất sợ sức mạnh dân chủ của Tây phương. Ông Steven Spielberg đã dùng sự tự do suy nghĩ của mình nói lên chính kiến chống lại bạo lực độc tài và lũ người tham gia gây tội ác. Điều ông làm đang gây tiếng vang lớn quốc tế. Chúng ta cũng nhớ lại trường hợp ông Nguyễn Minh Triết đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 6/2007 được báo The Washington Post bật mí ngày 25/1/2008 khi liên quan đến những buổi cầu nguyện đòi công lý tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội: “State Department pressured Hanoi for Quan's release, which came just before Vietnamese President Nguyen Minh Triet made a trip to Washington.” Dịch nôm na: “Phải thả luật sư Quân thì mới được qua Mỹ.” Chủ tịch Triết đã phải vâng lệnh “giặc Mỹ” phán dạy chỉ vì một người phò dân chủ rất tầm thường, lúc đó đang bị cộng sản Việt Nam giam giữ.

(http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2008/01/25/AR2008012500887....)

Đạo diễn Steven Spielberg tạo ra một sức mạnh dân chủ gây xốn xang cho cộng sản Tàu qua sự từ chối chức vụ quảng cáo nghệ thuật, nhiều nhà nghệ thuật thế giới noi theo đang mở màn tấn công Tàu cộng với làn sóng tự do dân chủ, nhất là tự do ngôn luận, đôi lúc họ có thể tự bộc phát đưa ra ý kiến ngay cả trong các cuộc tranh tài thể thao tại Bắc Kinh. Có thể đây là khí giới mà Tàu cộng sợ nhất vì không có gì để trừng phạt họ, như Tàu vẫn làm đối với thế giới Tây phương bằng cách cấm khẩu kinh tế vào thi trường Tàu, điều Tây phương rất úy kị vì đụng chạm đến lợi nhuận kinh tế sống còn của họ.

Qua hành động của ông Steven Spielberg đối với Tàu cộng mang đến cho chúng ta một tia hy vọng trong cuộc cầu nguyện đòi công lý và đòi lại đất đai tại Việt Nam, nếu chúng ta dùng được sức mạnh dân chủ từ mọi hướng làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính nghĩa này.


Hà Long

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #3 - 23. Mar 2008 , 20:32
 
VÌ QUỐC VẬN, PHẢI TẨY CHAY THẾ VẬN

- PVHai -


...

Chưa đầy 5 tháng nữa, hoạt động thể thao lớn nhất hành tinh sẽ khai diễn ở Bắc Kinh.
Từ nhiều năm trước, chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực trên nhiều mặt nhằm quảng bá cho một đất nước đang dẫn đầu thế giới CS, với dân số đông nhất hành tinh.

Những vận động trường tầm cỡ, kèm theo là các công trình phụ trợ được hối hả dựng lên.
Người dân Bắc Kinh được khuyến cáo học thêm Anh ngữ, học cách giao tiếp và ứng xử cho phù hợp.

Ngay cả ngày khai mạc cũng được chọn để gây ấn tượng cho tâm lý và tín ngưỡng của người Á Đông: 08.08.08

Vạn sự tưởng chừng trơn tru tốt đẹp, bỗng nhiên Bắc Kinh nhận ra rằng: con tàu Thế Vận do mình làm đầu kéo năm nay phải chạy trên những quãng đường dằn xóc ghê gớm trước khi về đến ga cuối.

Phản ứng của quốc tế

Cú xóc đầu tiên đến từ đảo quốc lân cận. Khi phát giác hành trình của ngọn đuốc sẽ đi ngang qua Đài Loan, chính quyền ở đây đã phản ứng rất kiên quyết. Bản tin trên tờ The Wall Street Journal (13/03/2008) nói rằng, chính quyền Đài Loan đã dứt khoát từ chối không cho ngọn đuốc Thế Vận 2008 được phép đi vào bán đảo Đài Loan. Đơn giản chỉ vì họ không muốn thế giới hiểu rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Cộng.

Cú dằn dữ dội hơn đến từ vùng đất được mệnh danh là “Nóc nhà của thế giới”. Dân tộc Tây Tạng chưa hề bị đồng hóa, và hơn bao giờ hết họ đang bày tỏ khao khát giành độc lập. Ngoài việc rước ngọn đuốc Tự do cho Tây Tạng xuất phát từ đỉnh Olympia để chạy song song với đuốc Thế Vận 2008, người Tạng khắp nơi trên thế giới đồng loạt đứng lên đòi độc lập. Từng đoàn người đi bộ từ Ấn Độ băng qua biên giới để đến Tây Tạng, lên tiếng phản đối chính sách cai trị mà Trung Quốc đang áp đặt lên quê hương mình. Bạo động bùng phát tại thủ đô Lhasa, Bắc Kinh phải sử dụng đến quân đội và ban hành lệnh thiết quân luật. Súng đã nổ và máu của những người đòi độc lập lại đổ trên đường phố Lhasa.
...

Thế giới tự do đổ dồn ánh mắt quan ngại về Trung Quốc. Nhiều quốc gia đã lên tiếng kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội 2008. Trong đó, nhiều nước tố cáo vai trò hậu thuẫn của Bắc Kinh cho chế độ diệt chủng ở Darfur.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ đàn áp của Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình chống chính phủ ở Tây Tạng, và nói rằng vụ xung đột này là một thách thức đối với lương tâm của nhân loại.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi các giới chức chính trị tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh để phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp những người biểu tình tại Tây Tạng.

Ngoài ra, các nhân vật nổi tiếng cũng bày tỏ sự bất mãn trước các ứng xử của Bắc Kinh.

Đầu tiên là sự rút lui của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg vào tháng 2/2008. Mặc dầu trước đó ông đã nhận làm cố vấn nghệ thuật cho buổi lễ khai mạc và bế mạc, nhưng ông ta cho rằng Trung Quốc chưa tỏ rõ thiện chí để chấm dứt đổ máu tại Darfur. Bắc Kinh vẫn tiếp tục mua dầu hỏa của Sudan và cung cấp phần lớn vũ khí cho cuộc xung đột tại Darfur.

Rồi Hoàng Tử Charles cũng tuyên bố không tham dự. Ông ủng hộ vị lãnh đạo tinh thần Dalai Lama, người đang sống lưu vong kể từ cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành vào năm 1959.

Tại một buổi trình diễn ở Thượng Hải hồi đầu tháng 3/2008, nữ ca sĩ Bjork của Iceland đã hô to 'Tây Tạng, Tây Tạng' nhiều lần vào lúc trình diễn ca khúc có tựa là ‘Tuyên bố Độc lập.’ Bộ Văn hóa Trung Quốc đã nổi giận và thông báo sẽ siết chặt kiểm soát đối với những buổi trình diễn và các ca sĩ nước ngoài.

Theo DCVOnline, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố sẽ không đến dự khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh vào mùa hè năm nay để phản đối Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng.

Thái độ của thanh niên và trí thức Việt Nam

Không lường trước được những rắc rối kể trên, và nhất là quá tin tưởng vào khả năng cai trị của người đồng chí CSVN, Bắc Kinh đã đi một nước cờ sai lầm vào cuối năm 2007. Ra tuyên bố Tam Sa để sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa, dự định nhân dịp Thế Vận Hội sẽ giới thiệu bản đồ vùng lãnh hải mới cho thế giới. Những tưởng rằng Lê Dũng chỉ đọc lời “cực lực phản đối” qua loa lấy lệ như những lần trước, rồi sóng biển Đông sẽ nhấn chìm tất cả.

Điều Bắc Kinh không ngờ đến là thanh niên và trí thức Việt Nam đâu còn cam chịu khoanh tay, nhắm mắt ngoan ngoãn tin vào hơn 700 cơ quan ngôn luận trong nước nhất tề bưng bít sự thật.

Hai cuộc biểu tình trước Đại sứ quán TQ ở Hà nội và Lãnh sự quán TQ ở Sài gòn vào sáng Chủ nhật 9/12/2007 như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt chính quyền Bắc Kinh. Hà nội lâm vào thế “trên đe dưới búa”. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao TQ nói gần nói xa: “Chúng tôi nhận thấy các tuyên bố khác nhau của Việt Nam trong các thời điểm lịch sử khác nhau…”
...

Điều Hà nội muốn giấu kín suốt 50 năm có nguy cơ đổ bể. Vì thế, trong các đợt biểu tình kế tiếp, quân đội, công an và mật vụ được huy động tối đa. Những người biểu tình ôn hòa để phản đối quân xâm lược ngơ ngác nhìn phản ứng của chính quyền, có người hoài nghi: “Công an và quân đội của Việt Nam hay là của Trung Quốc?”

Niềm tin của tầng lớp trí thức đối với chính quyền tuột dốc thê thảm. Những người trước đây không thèm quan tâm gì đến chính trị, bây giờ cũng không thể nhịn được cơn phẫn uất. Qua các diễn đàn trên mạng lưới Internet, họ không ngần ngại gọi đám lãnh đạo CSVN là những kẻ “dâng đất nhượng biển, bán nước cầu vinh”…

Không khí phản đối TQ lại được hâm nóng trở lại khi chính quyền Việt Nam trơ trẽn ủng hộ và tiến hành tổ chức đón ngọn đuốc Beijing 2008, theo lịch trình sẽ đến Sài gòn vào ngày 29/4/2008.

Biểu tình phản đối ngọn đuốc của quân xâm lược rước qua lãnh thổ Việt Nam là điều cần thiết, vì các lý do sau:

- Chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy rằng người Việt Nam không dễ dàng chịu khuất phục trước âm mưu xâm lấn lãnh thổ, dù nó được thực hiện tinh vi dưới bất kỳ hình thức nào.
- Cơ hội bày tỏ chánh nghĩa cho toàn thế giới, qua đó đặt áp lực lên nhà cầm quyền Trung Quốc về chính sách đối ngoại dựa trên vị thế nước lớn của họ.
- Cuộc biểu tình cần phải quy mô nhằm tạo được tiếng vang lớn. Chưa thể lấy lại Hoàng Sa, nhưng cần phải có dấu mốc để duy trì quyết tâm, tránh để bị nhấn chìm vào quên lãng như tình trạng 34 năm qua.
- Làm thế nào để mỗi khi binh lính TQ muốn xả súng vào thường dân Việt Nam trên biển Đông, họ phải e dè hơn!

Không ái ngại cho những kẻ cam tâm cầm đuốc chạy theo vết xe đổ của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.

Chỉ day dứt: Làm sao cảnh cáo được kẻ gây ra tội ác, khi ngọn lửa bạo tàn của nó vẫn cháy ngang ngược trên đầu người bị hại?

Tháng 3/2008



Nguồn:
http://pvhai.blogspot.com/2008/03/vnboycottbeijing2008.html

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #4 - 23. Mar 2008 , 20:53
 
Thế giới đồng loạt kêu gọi tẩy chay Thế Vận Olympics

John Leicester tường thuật (AP)


Paris - Việc kêu gọi tẩy chay Trung Quốc qua vụ xử lý bạo động ở Tây Tạng càng trở nên rõ rệt hơn vào hôm Thứ Ba khi có lời đề nghị một cuộc "tẩy chay nhỏ" Thế Vận Bắc Kinh của các quan khách danh dự buổi lễ khai mạc.
...  ...

Sự phản đối này của các quan khách là những vị lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới sẽ là một cút tạt mạnh vào mặt đối với hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.

Ông Bernard Koucher, vị bộ trưởng ngoại giao bộc trực của Pháp, là một nhà hoạt động về nhân quyền đã nói rằng ý kiến này cũng “lý thú”.

Ông Koucher nói ông sẽ thảo luận ý kiến này với các vị ngoại trưởng của 27 quốc gia thuộc khối Liên Hiệp Âu Châu. Lới phát biểu của ông đã hé lộ điểm trái ngược so với quan điểm bất di bất dịch trước đây của chính phủ Pháp về việc tẩy chay hoàn toàn.

Ông còn nói là sáng kiến bỏ qua việc tham dự buổi lễ khai mạc vào ngày 8 tháng 8 "là kém tiêu cực so với việc tẩy chay hoàn toàn" và "chúng tôi đang xem xét việc này".

Khi được hỏi về lời phát biểu của bộ trưởng ngoại giao Pháp, vị đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc là ông Wang Guangya đã nói: "Tôi chắc chắn rằng hầu hết mọi người trên thế giới này không đồng ý với ông ta".

Ông Jacques Rogge, chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế, tháng vừa rồi nói rằng sẽ có nhiều vị nguyên thủ quốc gia đến tham dự, kể cả Tổng Thống Bush, Thủ Tướng Đức Angela Merkel và Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy.

Việc tẩy chay buổi lễ khai mạc, nếu xảy ra, sẽ không có sự tham dự của các vận động viên bởi vì các điều luật của Olympic cấm họ tham dự vào các cuộc tẩy chay bất kỳ trận đấu hay hoạt động nào, kể cả buổi lễ khai mạc.

Ông Darryl Seibel, phát ngôn nhân của Ủy Ban Olympic Hoa Kỳ nói không có điều lệ nào bắt các vận động viên phải tham dự buổi lễ khai mạc.

Ông Seibel cũng nói "Chúng tôi mong muốn các vận động viên có mặt tại buổi lễ khai mạc", vì "đó là một vinh dự lớn lao được bước đi giữa vận động trường với quốc kỳ của chúng ta, trong một buổi lễ chào đón và vinh danh các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới".

Cuộc biểu tình bạo động ở Tây Tạng là một thử thách nghiêm trọng trong vòng 2 thế kỷ qua đối với sự cai trị của Trung Quốc ở đây, đang làm cho chính phủ các nước và các nhà vận động nhân quyền phải xét lại thái độ đối với cuộc tranh tài thế vận từ 8 đến 24/8.

Cô Sophie Richarson, giám đốc văn phòng New York của Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Tế (HRW), nói rằng bấy lâu nay Ủy Hội chưa lên tiếng về tẩy chay, nay có thể sẽ thay đổi lập trường của mình, kêu gọi các vị nguyên thủ quốc gia không tham dự buổi lễ khai mạc. Qua điện thoại cô cũng nói rằng cho đến giờ này Ủy Hội đang gợi ý với các vị lãnh đạo thế giới là nên suy nghĩ một cách "sâu sắc" hơn một khi thế giới nhìn thấy họ ngồi chung với lãnh đạo của Trung Quốc.

Cô cũng nói thêm "sự hiện diện của họ tại Thế Vận sẽ được nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tin và tuyên truyền đó là một sự đồng thuận".

Hoàng Tử Charles cũng đã tuyên bố không tham dự. Ông ủng hộ vị lãnh đạo tinh thần Dalai Lama, người đang sống lưu vong kể từ cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành vào năm 1959.

Nhà đạo diễn Hollywood Steven Spielberg vào tháng Hai vừa qua cũng đã rút tên khỏi chức vụ "cố vấn nghệ thuật" cho buổi lễ khai mạc và bế mạc, nói rằng Trung Quốc chưa làm hết mình để chấm dứt đổ máu tại Darfur. Trung Quốc mua hầu hết dầu hỏa của Sudan và cung cấp phần lớn vũ khí sử dụng trong cuộc xung đột tại Darfur.

Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn phong trào tấy chay lên cao. Thủ tướng Ôn Gia Bảo, trong vị trí cao nhất của chính phủ, khi nói đến những cuộc biểu tình ở Tây Tạng và các tỉnh lân cận, ông đã tố cáo Đức Dalai Lama và các thành viên là chủ mưu cuộc bạo động này để phá hoại Olympic.

Ông cũng nói "Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ là một tụ hội vĩ đại cho các đấu thủ từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta cần phải tôn trọng các nguyên tắc và Điều Lệ của Olympic và không nên chính trị hóa thế vận".

Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) buộc lòng phải vận động chống lại bất kỳ cuộc tẩy chay nào và các khả năng biến cuộc tranh tài thành một cuộc biểu tình. Ở vị thế của IOC, như ông chủ tịch Rogge đã lập lại là tổ chức này đơn thuần là tổ chức thể thao và không thể áp lực bất kỳ vấn đề chính trị nào đối với Trung Quốc hay các quốc gia khác.

Nữ phát ngôn nhân của IOC Emmanuelle Moreau nhấn mạnh rằng điều lệ của Olympic cấm biểu tình tại bất kỳ cuộc tranh tài nào. Lời phát biểu này được đưa ra ngay sau khi một số dân biểu Pháp đề nghị các vận động viên đeo băng tay hoặc khăn quấn cổ có biểu tượng Tây Tạng khi đứng trên bục nhận lãnh huy chương hoặc tại buổi lễ khai mạc.

"Chẳng chuyên nghiệp tí nào khi cấm khẩu vận động viên, tức là theo vết xe của độc tài chuyên chế", ông Gerard Bapt một vị dân biểu Pháp phát biểu.

Cô Moreau cũng chưa đi vào chi tiết là IOC phải đối phó với biểu tình như thế nào tại Thế Vận Bắc Kinh. Cô nói: "Hiện có nhiều người, nhiều tổ chức đang bàn thảo. Riêng chúng tôi không muốn bị lôi kéo vào cuộc tranh luận. Chúng tôi có luật lệ và cách thức riêng để xử lý khi hữu sự. Chúng tôi không muốn bàn thêm về điều gì sẽ hoặc sẽ không xảy ra.

Một sự hiển nhiên là việc tẩy chay toàn diện chỉ làm tổn hại đến các vận động viên như các cuộc tẩy chay trước đây tại Olympic 1976, 1980 và 1984. Ngay cả Đức Dalai Lama cũng nói tẩy chay không phải câu trả lời.

Các lời kêu gọi của Âu Châu tẩy chay buổi lễ khai mạc được ra khi có cuộc biểu tình của người Tây Tạng hôm 10 tháng Ba đánh dấu kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thành vào năm 1959.
Ông Joel Voordewind, một vị dân cử Hòa Lan, ngay tháng vừa rồi đã đề nghị các quốc gia "thi đấu nhưng cần phải né tránh sự xếp đặt của đảng".

Nhưng sự việc xảy ra tại Tây Tạng bây giờ càng thúc đẩy sự cấp bách hơn nữa đối với vấn đề nhân quyền của Trung Quốc.

Ngay cả trước khi xảy ra biểu tình ở Tây Tạng, Pieter Van Den Hoogenband, tay bơi lội của Hòa Lan 3 lần vô địch Olympic, đã kêu gọi ông Rogge hãy thay mặt toàn thể vận động viên thúc giục Trung Quốc cải thiện vấn đề nhân quyền. Hôm thứ Hai tay vô địch bơi bướm cự ly 50m của Nam Phi là Roland Schoeman nói rằng IOC nên đồng thanh đứng dậy mà nói "Cách mà những người (Tây Tạng) này bị đối xử là không thể chấp nhận được".
Luciano Barra, một thành viên lâu năm của Ủy Ban Thế Vận Olympic Ý, và cũng là Phó Tổng Giám Đốc điều hành Thế Vận Mùa Đông Turin 2006, cũng cho rằng IOC cần phải có chuẩn bị và phải lên tiếng nhiều hơn nữa. Ông nói:
"Đối với câu hỏi về sự khả tín, thì công chúng sẽ nói "quý vị chỉ biết nghĩ đến các cuộc tranh tài mà chẳng hề nghĩ đến hàng triệu người và sự tự do của họ".

Khoảng 400 người đọc kinh và vẫy cờ Tây Tạng hôm thứ Ba trước trụ sở tổng hành dinh IOC tại Lausanne, Thụy Sĩ. Wangpo Tethong, tự nhận là người cầm đầu Ủy Ban Olympic quốc gia Tây Tạng nói là ông Rogge "cần phải lên án và buộc Trung Quốc phải chấm dứt hàng động giết người".

Đối với một số quan sát viên Olympic, thì họ chẳng hề ngạc nhiên về các vụ biểu tình bạo động ở Tây Tạng và cũng là việc mà không thể mong IOC phải giải quyết.

"Đây cũng là điều mà người ta đã thấy trước khi trao thế vận Olympic cho Bắc kinh. Vấn đề Tây Tạng lúc nào cũng còn đó. Nó càng trở nên rõ rệt hơn trong vòng 6 tháng trước ngày tranh tài", Giáo Sư John MacAloon của Đại Học Chicago chuyên ngành về Thế Vận Sử Olympic đã phát biểu như thế qua phone.

Ông Gerhard Heiberg, một thành viên cao cấp của IOC phụ trách Tiếp Thị nói rằng các viên chức IOC không thể lên lớp Trung Quốc được, nhưng vẫn nêu ra các vấn đề nhân quyền và những vấn đề khác trong các dịp làm việc với viên chức Trung Quốc.

"Chúng tôi vẫn duy trì lập trường là Olympic luôn thuần túy là một ngày hội thể thao và chúng tôi không muốn can dự vào chủ quyền của một quốc gia trong chính sách đối nội và đối ngoại". Viên chức người Na Uy này còn nói "Một cách chính thức chúng tôi không can thiệp vào chuyện này. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường vẫn có những cuộc đối thoại nhằm giải thích rõ có những sự việc có tầm ảnh hưởng đến sự thành bại của Olympic. Đây là điều quan trọng".

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders - RWB) có văn phòng tại Paris, hôm thứ Ba cũng tán đồng một cuộc tẩy chay buổi lễ khai mạc của các vị nguyên thủ quốc gia, hoàng thân quốc thích. Ông Hans-Gert Poettering, vị chủ tịch Liêp Hiệp Âu Châu nói rằng các chính trị gia cũng nên tránh né buổi lễ khai mạc nếu bạo động vẫn tiếp tục xảy ra".
“Kêu gọi tẩy chay hoàn toàn các cuộc tranh tài tại Olympic không phải là một giải pháp tốt. Mục đích không phải là tước đoạt sự tham dự của các vận động viên tại những cuộc tranh tài lớn của thế vận hoặc không cho người ta thưởng lãm”. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới còn nói “Nhưng thật là nhẫn tâm nếu chúng ta không lên tiếng đối với các chính sách của Trung Quốc”.

_____________________________________

Góp phần cho bài viết này gồm các cây viết của AP là Angela Charlton ở Paris; Stephen Wilson ở Luân Đôn; Eddie Pells ở Denver, Stephen Wade ở Bắc Kinh và Graham Dunbar ở Geneva.
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #5 - 23. Mar 2008 , 21:01
 
Hãy Cùng Nhau Chống Cuộc Rước Đuốc Olympic Bắc Kinh 2008

Trung Điền

...

Trong những ngày vừa qua, hàng ngàn nhà sư Tây Tạng đã cùng nhau xuống đường đòi độc lập và tố cáo sự đàn áp chính trị của nhà cầm quyền Bắc Kinh tại Thủ đô Lhara của Tây Tạng, đã tạo một sự chú ý đặc biệt nơi công luận. Cuộc đấu tranh của các nhà sư Tây Tạng đã làm cho nhà cầm quyền Trung Quốc hoảng sợ vì có thể tác động lên các nhóm sắc tộc khác cùng đứng lên đòi độc lập trong bối cảnh chuẩn bị Lễ Hội Olympic sẽ khai mạc vào tháng 8 tại Bắc Kinh. Do đó mà Bắc Kinh đã một mặt ra lệnh trấn áp các cuộc biểu tình, bắt giữ hơn một ngàn người, giết chết hơn 100 nhà sư Tây Tạng trong hai ngày cuối tuần vừa qua. Mặt khác Bắc Kinh đã ra lệnh cho hàng chục sư đoàn bộ đội tiến vào Tây Tạng để ngăn chận các cuộc nổi dậy có thể xảy ra. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc đã tố cáo Đức Daila Lama Tây Tạng xúi giục những nhà sư Tây Tạng nổi dậy nhằm phá hoại Lễ Hội Olympic, cũng như ra lệnh cho quân đội phải đặt trong tình trạng khẩn cấp để ứng phó trước các cuộc nổi dậy có thể xảy ra trong Hoa Lục.

Những diễn tiến xảy ra tại Tây Tạng trong hai ngày cuối tuần vừa qua, trên bề mặt là một biến cố bất ngờ đối với dư luận thế giới; nhưng nó là cuộc nổi dậy có chuẩn bị từ trước nằm trong một chuỗi những phản kháng mà các lực lượng dân chủ của những sắc dân Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương và các tổ chức dân chủ Trung Quốc tính toán từ trước. Mục tiêu của họ không chỉ là vận động công luận tẩy chay Olympic 2008 tại Bắc Kinh mà còn khai thác sự chú tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc tổ chức Olympic ở Thủ đô, để mở ra hàng loạt các cuộc nổi dậy tại địa phương nhằm đặt nhà cầm quyền Bắc Kinh ở vào thế lúng túng đối phó, đặc biệt là từ ngày 23 tháng 3, ngày bắt đầu lễ rước đuốc Olympic diễn ra ở Hy Lạp kéo dài cho đến giữa tháng 8 năm 2008. Do đó mà cuộc nổi dậy của các nhà sư Tây Tạng trong hai ngày cuối tuần vừa qua có thể được coi là sự khơi mào cho thế tấn công toàn diện của các lực lượng dân chủ Trung Quốc nhắm vào Lễ Hội Olympic. Đặc biệt là trung tuần tháng 4 tới đây, một Hội nghị quy tụ các lực lượng dân chủ Trung Quốc sẽ khai mạc tại Tokyo, thủ đô Nhật Bản để đúc kết những nỗ lực vận động chống Olympic. Những hoạt động chống đối của các lực lượng dân chủ Trung Quốc đang làm cho nhà cầm quyền Bắc Kinh điên đầu đối phó vì họ rất lo ngại rằng sẽ có những cảnh rối loạn ngay trong những ngày diễn ra lễ hội Olympic không chỉ ở Bắc Kinh mà còn ở nhiều địa phương.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh rất muốn Lễ Hội Olymic 2008 diễn ra suông sẻ và thành công, vì lễ hội này sẽ tạo một bước ngoặc lớn cho thế đứng của Trung Quốc nhằm chứng minh với thế giới về cái gọi là sự thành công của con đường cải cách 'thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa'. Đồng thời qua lễ hội này, Bắc Kinh sẽ vươn lên một tư thế mới - siêu cường không địch thủ - ở tại Á Châu. Những bước đi của Trung Quốc nói trên chắc chắn sẽ giúp phát triển thế bá quyền của họ đối với các nước lân bang. Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ mãi mãi rơi vào thế chèn ép của Bắc Kinh nếu không chọn một thế đứng độc lập. Dưới sự cai trị của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, Việt Nam khó có thể thoát ra khỏi thế chèn ép của Bắc Kinh khi mà nhóm lãnh đạo coi quyền lợi phe nhóm của họ cao hơn các quyền lợi của dân tộc trước những xâm phạm lãnh thổ của Bắc Kinh. Chỉ có sức mạnh đấu tranh của dân tộc Việt Nam mới có thể cứu đất nước ra khỏi sự chèn ép và khống chế của Bắc Kinh. Lễ Hội Olympic Bắc Kinh 2008 là một cơ hội để cho dân tộc Việt Nam biểu hiện sự phản kháng với nhiều ý nghĩa:

Đó là tố cáo sự ươn hèn của lãnh đạo Hà Nội trước các hành động xâm phạm lãnh thổ của Bắc Kinh.

Đó là tẩy chay mọi sự cộng tác của Hà Nội đối với Bắc Kinh để cho thấy là dân tộc Việt Nam không ủng hộ quan hệ của đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Đó là tạo thế liên đới với các lực lượng dân chủ Trung Quốc để đánh sập thế bá quyền của Bắc Kinh đồng thời tạo động lượng cho những xoay chuyển dân chủ tại Trung Quốc, Việt Nam và Tây Tạng.

...  ...


Ngày 29 tháng 4 năm 2008, Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 tại thành phố Sài Gòn. Đây là thành phố thứ 20 trong lộ trình di chuyển đuốc Olympic 2008 đến các thành phố trên thế giới để tuyên truyền cho Olympic tại Bắc Kinh. Đây là cơ hội rất tốt để cho dân tộc Việt Nam biểu hiện bằng hành động cụ thể vừa phản kháng bản chất bá quyền và xâm lăng của Trung Quốc, vừa tố cáo sự ươn hèn của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội để mất các lãnh đảo, các khu vực biên giới vào tay Bắc Kinh. Sự biểu hiện hành động trong ngày 29 tháng 4 tới đây, không đòi hỏi mọi người phải làm những điều gì khó nhọc. Việc làm này không chỉ giới hạn những người đang sống tại Việt Nam mà ngay cả tại hải ngoại. Đó là hãy cùng nhau kêu gọi mọi người và kêu gọi cả chính mình và người thân, hãy mặc áo trắng đi ra khắp các đường phố Sài Gòn, vào ngày 29 tháng 4 năm 2008. Hãy cùng nhau ra ngoài đường, hãy mặc áo trắng và hãy cùng gặp nhau chào hỏi để biến ngày 29 tháng 4 là ngày khởi đầu của một sự tập họp.

Có người lo ngại rằng, nếu hô hào mọi người túa nhau ra đường đông đảo, Cộng sản Việt Nam sẽ quay hình và dùng sự đông đảo này để tuyên truyền rằng dân chúng đã hưởng ứng lời kêu gọi của họ ra đường 'chào đón' đuốc Olympic mà dâng cho Bắc Kinh. Điều lo ngại này có thể đúng nhưng chế độ chỉ có thể tuyên truyền với bên ngoài; đối với đồng bào khắp nơi, chúng ta hiểu rõ ý nghĩa hành động của mình: hàng ngàn người cùng mặc áo trắng, cùng xuất hiện trên các đường phố trong một ngày để nói lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của tập thể - công khai và bất bạo động - khởi đầu một tiến trình đấu tranh trên đường phố mà công an sẽ khó có thể đàn áp hay trù dập. Khi đã có số đông quần chúng trên đường phố Sài Gòn và cùng đồng lòng chống sự bá quyền của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta sẽ không thể im lặng nhìn nhau mà phải nói lên sự căm hờn dân tộc: Phản Đối Bắc Kinh. Tẩy Chay Olympic 2008. Bắc Kinh Phải Trả Lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam....

Hãy cùng nhau mặc áo trắng và bắt đầu những nỗ lực thật đơn giản nhưng phù hợp với nỗi trăn trở của mọi người về những phần lãnh thổ đang bị Bắc Kinh xâm chiếm. Nếu chúng ta không hành động, không lên tiếng thì ai sẽ làm cho chúng ta? Chẳng lẽ chờ cho thế hệ con cháu mai sau đứng lên đòi dùm lại cho thế hệ cha ông? Không thể nào trao cái nhục đó cho thế hệ mai sau. Thế hệ của chúng ta phải sòng phẳng với lịch sử.

Ngày 29 tháng 4, ngọn đuốc xâm lăng của bá quyền Bắc Kinh do đảng Cộng sản Việt Nam rước đến Sài Gòn còn là một điều ô nhục cho chúng ta - đánh dấu 33 năm Quốc Hận - về ngày tủi nhục 30 tháng 4. Chúng ta không thể im lặng nhìn con em chúng ta bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt cầm đuốc và ca hát chạy trên đường phố Sài Gòn để cổ võ cho thế bá quyền Bắc Kinh. Đây là hình ảnh vô cùng nhục nhã cho dân tộc. Chúng ta không thể chấp nhận được. Vậy thì mọi người Việt Nam trong và ngoài nước hãy liên đới đứng lên, biến tuần lễ Quốc Hận 30 tháng 4 năm nay thành một chiến dịch tố cáo sự ươn hèn của Hà Nội đã nhượng đất, dâng biển cho bá quyền Bắc Kinh, và làm bùng nổ phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

Trung Điền


Nguồn:
http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=4169
Back to top
« Last Edit: 23. Mar 2008 , 21:14 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #6 - 24. Mar 2008 , 12:08
 
Lễ  đốt Đước Thế vận

...

Tin Hy lạp  . vào lúc   11 g 45  trưa  hôm qua  thứ hai  24/3 .Buổi lễ  đốt Đuốc Thế vận hội Bắc Kinh  2008  đã  được diễn ra  ở Đền Thờ Thần  Hera  Olympia  Cổ Đại Hy Lạp  .
Sau  phần đọc  diễn văn của Chủ tịch IOC  , Chủ tịch  Uỷ ban Thế vận hội Bắc Kinh  đã  lên đọc diễn văn để tiếp nhận Ngọn  Lửa Thế vận  để  chuyển về bắc Kinh vào tháng 8 tới đây . Khi  chủ tịch  Thế vận Bắc Kinh  vừa  nói  lời đầu  đã bị  một người  Chạy vào  giương cao biểu ngữ  chống Thế Vận hội Bắc Kinh  với  5 vòng Tròn  tượng trưng cho  những Chiếc Còng  .
Được biết  buổi lễ  được An Ninh Hy lạp bảo vệ chặt chẽ , nhưng vẫn  có những  người  chống đối  lọt vào  bên  trong  địa điểm  buổi lễ  để phản đối Thế vận Hội Bắc Kinh 2008 .

Người chống đối đã  được ra khỏi địa điểm buổi lễ .
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #7 - 26. Mar 2008 , 19:02
 
Thứ Tư, ngày 26 tháng 3 năm 2008
Trung Quốc mở màn Olympic bị xui xẻo

_____________________________________________________

Lễ lấy lửa và đốt đuốc Olimpic truyền thống được tiến hành tại Olimpia gần Thánh đường Hery tại Hy Lạp trong ngày 24/03/20008.

...

Các diễn viên Hy Lạp trong bộ đồ cổ truyền thống đã châm đuốc lấy Lửa Thánh nhờ một chiếc gương parabol thu nhiệt từ ánh sáng mặt trời.

Như dự đoán của giới báo chí thì sẽ có một điều gì đó xảy ra. Buổi lễ được coi là mở đầu cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã bị xui xẻo, không thành công tốt đẹp như nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn thường mong muốn.

Trong lúc chủ tịch Uỷ ban Olimpic Trung Quốc Liu Qi đang hùng hồn đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy tới phía ông ta cùng với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olimpic trên nền được thể hiện bằng những chiếc còng số 8 – biểu tượng cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Những người ủng hộ cuộc tranh đấu của dân tộc Tây Tạng đã lọt lưới bảo vệ của cả ngàn cảnh sát.


...
Chủ tịch Uỷ ban Olimpic Trung Quốc Liu Qi đang đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy tới phía ông ta với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olimpic là 5 chiếc còng số 8.


...  ...
An ninh Hy Lạp giữ người của RWB trong buổi lễ rước lửa Olimpic ngày 24/03/20085


http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2008/http://cosmos.bcst.yaho...


Ngay lập tức, những người gây rối bị cảnh sát can thiệp và Liu Qi sau giây lát ngắt quãng đã có thể tiếp tục. Lin Qi mặt sắt lạnh, làm như không có gì xảy ra, kết thúc với câu khẳng định: “Lửa Thế Vận hội sẽ mang lại ánh sáng, hạnh phúc, hoà bình, hữu nghị và hy vọng thoả nguyện những mơ ước đối với nhân dân Trung Quốc và toàn thế giới”.

Dù xì-căng-đan chỉ xảy ra chớp nhoáng nhưng truyền hình Hy Lạp đã kịp thời bỏ ngay vị khách, chĩa ống quay vào những “diễn viên” vốn không có trong chương trình. Cùng lúc truyền hình Trung Quốc đang phát trực tiếp cho dân chúng tại nước mình phải ngưng lại.

Cuộc phản đối lễ khai mạc đốt đuốc Olimpic do Tổ chức “Phóng Viên Không Biên Giới” (Reporters Without Borders – RWB) thực hiện. Những người nói trên chính là chủ tịch RWB Robert Menard và hai bạn đồng nghiệp Vincent Brossel, Jeansmflowerrançois Juillard. Cả ba đều bị cảnh sát bắt giữ để thẩm tra.

- Những cuộc phản đối tương tự sẽ được tổ chức cho tới ngày 8 tháng 8, tức ngày khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh - Menard nói với báo chí khi ngồi trong đồn cảnh sát Pyrgos, Hy Lạp.

- Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch của mình, khởi điểm từ năm 2001, nhằm chống lại vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc - Fanny Dumont, nữ thành viên của RWB nói.

Ngay sau khi lấy lửa Olimpic, một nhóm người Tây Tạng với mặt mũi được tô điểm bằng những vạch phẩm đỏ - tượng trưng cho máu chảy – diễu hành trên đường phố Hy Lạp, một số bị cảnh sát Hy Lạp bắt giữ.

130 ngày nữa (tính từ 24/03/2008), với lộ trình 137 ngàn km, đi qua 20 quốc gia và xuyên Trung Quốc (trong đó có đỉnh núi cao nhất thế giới Everest của Tây Tạng), ngọn lửa Olimpic sẽ về đến sân vận động tại Bắc Kinh và người ta sẽ lấy lửa từ ngọn đuốc này để châm vào tháp lửa Olimpic mở màn cho cuộc đua tài.

Những người phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp nhân quyền tại Tây Tạng đã không cô đơn trong suốt những ngày qua. Dư luận thế giới không ngừng phê phán Trung Quốc với nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên gây ấn tượng nhất là bức thư ngỏ được công bố hôm thứ 7 tuần rồi, ngày 21/03, của 29 các nhà văn, giáo sư, luật sư và ký giả Trung Quốc. Bức thư phê phán những “sai lầm nghiêm trọng” của chính quyền trong vấn đề Tây Tạng“. - Chúng tôi phản đối tất cả những biện pháp bạo lực đối với những người dân vô tội và chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc ngưng ngay việc trấn áp bạo lực đối với người Tây Tạng” - Trích nội dung bức thư.

Theo các tác giả của thư phản đối thì việc tuyên truyền của chính quyền nhằm tấn công vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Dalai Lạtma giống như đã từng diễn ra một cách thô bạo trong những năm 60s, 70s. “- Ngôn ngữ này không hề giúp được gì trong việc làm dịu đi căng thẳng và nó làm tổn hại đến thể diện của chính phủ Trung Quốc” - Các nhà trí thức viết.

Chưa biết những nhà trí thức Trung Quốc này có bị sách nhiễu gì bởi nhà cầm quyền hay không.

Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc suốt từ lễ Phục Sinh đã vận động với công suất chưa từng có. CNN, BBC, “Spiegel” và nhiều các cơ quan truyền thông lớn khác của phương Tây bị bỏ bom bằng hàng núi thư tín của dân chúng Trung Quốc cho rằng, các cơ quan truyền thông này đã bóp méo các sự kiện xảy ra. Bắc Kinh cho hay rằng, họ đã nhận được thư biểu lộ tình đoàn kết từ khoảng 100 quốc gia, trong đó có Nga, Belarus và Bắc Hàn.

Chế độ kiểm duyệt ở Trung Quốc chỉ cho thông báo chính thức trên các phương tiện truyền thông rằng, những người Tây Tạng đã tấn công người Hoa, cho nên công an phải can thiệp và đúng với pháp luật. Vì thế, dân chúng Trung Quốc bình thường hoàn toàn bị ngộ nhận. - “Một người Hoa bình thường tin ở chính quyền và ủng hộ trấn áp bạo loạn bằng vũ lực” - David Bandurski, một người am hiểu truyền thông tại Hongkong viết.

Thực tế là, trong ngày 14/03, sự đàn áp bằng bạo lực của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với dân chúng Tây Tạng tại Lhasa đã có sự chứng kiến tại chỗ của nhiều khách du lịch ngoại quốc, trong đó có ký giả James Miles của tuần báo uy tín của Anh Quốc “The Economist”.

Cùng ngày 24/03, Tân Hoa Xã nói rằng, cuộc nổi loạn từ 10/03 tại Lhasa và các vùng khác của người Tây Tạng đã làm thiệt hại 22 nhân mạng, chủ yếu là thường dân, 400 người khác và 240 cảnh sát bị thương. Trong khi đó, chính phủ lưu vong Tây Tạng cho hay, phải có tới 130 người chết. Rất khó kiểm chứng các nguồn tin vì cả cao nguyên Tây Tạng đã bị hàng chục ngàn quân lính và cảnh sát Trung Quốc cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài.

Trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua, Giáo Hoàng Benedict XVI lần thứ 2 lên tiếng về vấn đề Tây Tạng và đã làm lễ cầu nguyện cho những nạn nhân Tây Tạng trong những vụ đàn áp vừa qua làm Bộ ngoại giao Trung Quốc bực tức phản ứng.


...

Quân đội Trung Quốc cắt đứt Tây Tạng với thế giới bên ngoài


Chủ tịch Uỷ Ban Olimpic Thế giới, ông Belg Jacques Rogge, người vốn không thích thú nói chuyện về đề tài Tây Tạng trước đây thì trong ngày 24/03 cũng đã phát biểu: “Không! Đồng ý để Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội không phải là một sai lầm. Thế Vận Hội sẽ làm thay đổi Trung Quốc”. Ông cũng cho hay thêm rằng, ông đang bí mật đối thoại với nhà cầm quyền Bắc Kinh về vấn đề Tây Tạng nhưng không nói tới việc tẩy chay. –“Điều này không phụ thuộc vào tôi. Lãnh đạo của các quốc gia quan trọng nhất không muốn tẩy chay Thế Vận Hội” - Belg nói.

Theo tin của AP và Reuter ngày 25/03/2008, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tuyên bố không loại trừ khả năng ông sẽ tẩy chay lễ khai mạc Olimpic Bắc Kinh vì lý do Tây Tạng. - "Tôi không loại bỏ bất kỳ giải pháp nào và kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy tỏ trách nhiệm và mở đối thoại với Dalai Latma" - Sarkozy nói. Ngoại trưởng Bernard Kouchner bổ sung thêm: “Không thể nào bao dung chính sách đàn áp”. Trước đó, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã chính thức từ chối tham dự lễ khai mạc.
   

 
Back to top
« Last Edit: 26. Mar 2008 , 19:47 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #8 - 26. Mar 2008 , 19:12
 
Quyết tâm đoàn kết cùng Nhân Dân Tây Tạng! Tẩy chay rước Đuốc Thế Vận Bắc Kinh!

Bác sĩ Vũ Linh Huy - Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

    ...   

Lửa Thế Vận Hội, lửa linh thiêng
Soi tình huynh đệ khắp mọi miền.
Tàu Cộng bạo tàn dùng lửa ấy
Cốt để khoe khoang với tuyên truyền!

Nhân dân Tây Tạng thật khôn ngoan,
Thêm tình yêu nước rất nồng nàn,
Can đảm đứng lên đòi quyền sống,
Khiến cho Tàu Cộng bị bẽ bàng.

Trung cộng đàn áp rất dữ dằn,
Giết chóc tăng ni với nhân dân,
Nhưng người Tây Tạng không lùi bước,
"Châu cháu đá xe", chẳng ngại ngần!

Nhân dân thế giới nắm tay nhau,
Quyết cùng Tây Tạng vạch mưu sâu,
Của loài quỷ đỏ, quân cướp nước.
Quyết vì Tây Tạng nối nhịp cầu!

Trung cộng nuốt trững Hoàng, Trường Sa,
Việt cộng vuốt nhục chẳng kêu ca,
Lại còn hớn hở đi rước đuốc,
Chẳng hổ thẹn gì với Ông Cha!

Người Việt hải ngoại hãy kết đoàn,
Tẩy chay rước đuốc, vạch mưu gian.
Nơi nào đuốc tới ta đả đảo,
Xua như xua dịch khỏi lan tràn!



Boston, ngày 26 tháng 3 năm 2008
Bác sĩ Vũ Linh Huy
Caritas Carney Hospital
Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

 
Back to top
« Last Edit: 26. Mar 2008 , 19:14 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #9 - 26. Mar 2008 , 19:35
 
Ngọn lửa Olympia nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng - Lòng "quật cường" chống lại "bạo tàn"

Hà Long
VietCatholic News (Thứ Tư 26/03/2008 12:31)

...


Lịch sử đấu tranh giành độc lập cho một quốc gia bị xâm chiếm luôn luôn phải đánh đổi bằng xương máu và hy sinh mạng sống, cho dù thời gian kéo dài vô tận như dân tộc Việt Nam đã phải trải qua 1.000 năm nô lệ giặc Tàu. Lịch sử vẫn tiếp nối như thế khi dân tộc Tây Tạng trong 2 tuần vừa qua đã gióng lên những tiếng chuông yêu nước hùng hồn tại quê hương Lhasa của họ, tại nơi biệt xứ Dharamsala ở Bắc Ấn Độ, tại khắp nơi trên thế giới. Đất nước Tây Tạng đang bị giặc Tàu giày xéo từ hơn nửa thế kỷ qua với một chương trình man rợ „giệt chủng văn hóa" làm cho người Tây Tạng không còn dùng được chính ngôn ngữ và nền văn hóa Phật giáo cổ kính ngay trên quê hương của họ. Thế vậy đã 58 năm cộng sản Tàu vẫn không diệt trừ được mầm mống yêu nước và lòng quật cường của thế hệ trẻ Tây Tạng. Những gì chúng ta thấy từ ngày 10/3/2008 nơi các bạn trẻ Tây Tạng hàn động tại Lhasa đều làm cho thế giới tự do ngưỡng phục tấm gương đấu tranh của họ.

Giặc Tàu cộng sản đánh giá quá thấp sự đấu tranh của dân tộc Tây Tạng và Bắc Kinh cứ tưởng đã thuần hóa được dân tộc này vì hiện tại dân cư người Tàu đông hơn dân Tây Tạng trên mảnh đất Tibet. Các cuộc càn quét người chống đối họ đã giết chết hơn 1,3 triệu người Tây Tạng từ ngày xâm lăng. Bắc Kinh đã ăn ngon ngủ yên trong 2 thập niên qua về vấn đề nội bộ Tây Tạng vì chưa bao giờ có bạo động xô xát lớn như thế. Những người trẻ Tây Tạng đang biết dựa vào sức mạnh Olympia dịp tháng 8/2008 làm cho Bắc Kinh bối rối đối phó đủ mọi mặt với phương Tây, là giới quan sát hay nhạy cảm về vấn đề nhân quyền.

Tây Tạng, một dân tộc bé nhỏ khoảng 6 triệu dân và bị Tàu xâm lăng 58 năm nay đã dám vùng dậy chống lại anh chàng khổng lồ với 1,3 tỷ dân. Quá kinh khủng với sự so sánh lực lượng đôi bên: chỉ cần 1,3 tỷ chiếc mồm người Tàu chung nhau thổi phù một cái là toàn thể dân tộc Tây Tạng sẽ biến mất trên bản đồ thế giới ngay liền lập tức.

Thấy vậy không phải vậy! Trong 2 tuần qua chú Tàu cộng sản không thoát ra khỏi ma chướng của người Tây Tạng bằng „mê hồn trận Olympia 2008". Ngoạn mục nhất chỉ cần 2 thanh niên Tây Tạng qua tổ chức „Phóng viên Không biên giới" đã lọt qua được hàng rào an ninh để lên đỉnh Olympia bên Hy Lạp với lá cờ đen và „5 chiếc còng Olympia" phất cao qua trưởng đoàn Liu Qi, chủ tịch Ủy Ban tổ chức Olympia của Bắc Kinh, khi ông ta đang đọc diễn văn khai mạc Lễ Thắp Ngọn Lửa Olympia trong một nghi lễ cổ truyền lúc 12g15 trưa ngày 24/2 tại đền thờ thần Hera trong sân vận động Olympia cổ đại Hy Lạp. Lúc ấy 1.000 người thuộc lực lượng gìn giữ an ninh chìm nổi của cảnh sát Hy Lạp không ngăn cản được những bạn trẻ yêu nước nồng nhiệt Tây Tạng quấy rối tên viên chức cộng sản Bắc Kinh. Hình ảnh này đã được truyền thông thế giới trực tiếp và gây cảnh náo nhiệt cho toàn cầu, nhất là một thiếu nữ Tây Tạng bôi màu máu trên mặt và ngực nằm dài trên con đường nhằm ngăn cản cuộc rước đuốc Olympia đầu tiên. Hình như ngọn lửa Olympia lúc ấy cháy bừng lên và gia tăng nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng một cách mãnh liệt.

Phản ứng của thế giới Phương Tây trong vài ngày qua

Cuộc đấu tranh của người Tây Tạng tại thủ đô Lhasa và các vùng lân cận trong hai tuần lễ đã gây thiệt mạng cho nhiều người. Tân Hoa Xã nói đã có 22 người chết, nhưng văn phòng chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết 140 người đã bị giết chết hoặc do quân đội nổ súng vào đoàn biểu tình tại nhiều nơi khác nhau. Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã thu thập được danh sách của 40 người dân bị giết. Ngoài ra 1.300 người Tây Tạng đang bị tù tội trong chiến dịch càn quét của giặc Tàu.

Mỗi ngày đều có những lập luận thuận và chống Olympia tại phương Tây. Những lập luận này cũng thay đổi thường xuyên tùy theo tình hình tại Tibet cũng như do các cuộc biểu tình của người Tây Tạng ở hải ngoại. Nhìn chung thế giới tự do đang ngả dần và có thiện cảm với dân tộc Tây Tạng đang bị áp bức ngay trên quê hương của họ và đặt chính quyền Bắc Kinh trong tình trạng rất khẩn trương.

- Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc đến dân tộc Tây Tạng 2 lần trong vòng 4 ngày, vào thứ tư trước Phục Sinh và vào dịp đại lễ Phục Sinh, 23/3/2008 trong thông điệp hòa bình Urbi et Orbi (cho thành phố và cho thế giới) được trực tiếp qua truyền thanh và truyền hình tại 57 quốc gia: „Chúng ta hãy để ánh sáng (Phục Sinh) dõi chiếu từ ngày long trọng này thắp sáng chúng ta; chúng ta hãy mở rộng lòng mình trong sự tín thác chân thành nơi Chúa Kitô phục sinh sao cho vinh quang của Người trên tội lỗi và sự chết có thể chiến thắng khải hoàn nơi mỗi một người trong chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong các thành phố và trong các quốc gia chúng ta. Hãy để ánh sáng này chiếu soi mọi miền thế giới. Cách riêng, làm sao chúng ta lại có thể quên những miền nhất định ở Phi Châu, như Darfur và Somalia, miền đất chịu xâu xé Trung Đông, đặc biệt Thánh Địa, Iraq, Li Băng, và cuối cùng là Tây Tạng, tôi khích lệ tất cả mọi người hãy tìm ra những giải pháp bảo vệ hòa bình và thiện ích chung!"

- Vào ngày 21/3/2008, Nhật Bản đã kêu gọi cộng sản Tàu và các nhà lãnh đạo Tây Tạng mở ra một cuộc đối thọai "không điều kiện" với nhau.

- Chủ tịch quốc hội Liên Hiệp Âu Châu, ông Hans-Gert Pöttering cho biết vào ngày 22/3/2008: „Các quốc gia Tây phương chưa loại bỏ biện pháp tẩy chay Olympia Bắc Kinh nếu tình hình tại Tây Tạng không được cải thiện. Chúng tôi chờ đợi Bắc Kinh nối quan hệ với Đức Dalai Lama."

- Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, ông John McCain của đảng Cộng Hòa và Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi cũng đã gia nhập khối phản đối sự đàn áp của Trung cộng đối với người Tây Tạng. Sau khi gặp gỡ với tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Paris hôm 21/3/2008, ông McCain phát biểu: „Hành động của cộng sản Tàu không thể chấp nhận được. Nếu hôm nay tôi là tổng thống Hoa Kỳ thì điều đầu tiên trong chương trình là nói về Tibet. Những gì đang xảy ra tại đó không hợp lý."

- Đa số dân Pháp qua một cuộc chưng cầu ý kiến ngày 22/3 không muốn tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến tham dự Olympia Bắc Kinh.

- Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, một nguyên thủ quốc gia phương Tây đầu tiên cân nhắc đến danh từ „Olympia-Boykott" đã tuyên bố ngày 24/3/2008: „Tôi không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia. Tuy nhiên các cánh cửa đều mở cho những sự chọn lựa, ngay cả biện pháp tẩy chay. Tôi kêu gọi Bắc Kinh hãy nhớ đến các trách nhiệm mình làm." Cộng thêm vào đó, lần đầu tiên bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner đã nói mạnh về vần đề Tây Tạng: „Bạo động phải chấm dứt từ đôi bên, tuy nhiên cuộc càn quét lùng bắt phải được ngưng ngay bởi vì chẳng ai đến được Tibet lúc này." Đài truyền hình Pháp đang cân nhắc giải pháp không truyền hình trực tiếp các cuộc tranh tài Olympia từ Bắc Kinh.

- Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, bà Condoleezza Rice trong dịp tiếp đón bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ vào thứ hai, 24/3/2008 tại Washington đòi hỏi Bắc Kinh hãy thay đổi chính sách với Đức Dalai Lama. Đối thoại là cách duy nhất để giải quyết vất đề.

- Đặc biệt từ nội bộ cộng sản Tàu đã có 29 người trí thức thuộc nhà báo, tác giả văn học và tầng lấp khoa bảng, ngay cả chủ tịch hội văn bút Pen-Clubs, ông Liu Xiaobo lên tiếng bằng văn thư kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải mở cửa Tibet cho giới truyền thông quộc nội cũng như quốc ngoại đến làm việc. Những nhà trí thức can đảm này đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt tình trạng đàn áp đẫm máu, đồng thời họ cũng kêu gọi người Tibet từ bỏ bạo động. Trong danh sách 29 người ký tên có tên của người đang bị quản lý nghiêm ngặt tại gia là nhà văn Wang Lixiong.

- 32 danh nhân đoạt giải Nobel: như John Hume (1998), Betty Williams (1976), John Coetzee (2003), Wole Soyinka (1986), Elie Wiesel (1986) cũng lên tiếng trong bản văn làm tại New York gửi đến Bắc Kinh: „Chúng tôi đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải nhanh chóng nối quan hệ với người đại diện của Đức Dalai Lama, để đạt được giải pháp hòa bình cho vấn đề Tibet." Ngoài ra họ còn „phản kháng những lời mạ lỵ (chó sói đội lốt thày tu hoặc quỷ dữ đội lốt người và mang con tim của quái thú) của Bắc Kinh nhằm bôi xấu một người cùng lãnh giải Nobel là Đức Dalai Lama."

- Ngày 25/3/3008, các nhà chính trị Đức hôm nay khuyến cáo Ủy Ban Thế Vận Hội Đức đã quyết định quá sớm biện pháp loại bỏ tẩy chay Olympia 2008. Như thế là quyết định dại dột vì còn phải tùy vào tình hình của cộng sản Tàu đối với dân tộc Tibet. Phát ngôn viên của chính phủ Đức, ông Thomas Steg họp báo phát biểu: „Phải rõ ràng trong việc giải quyết Tibet thì chính quyền Bắc Kinh mới gây lại được lòng tin cho phương Tây. Điều ấy cũng dành cho các cuộc tranh tài ở Olympia. Thành công hay không đều nằm trong tay chính quyền Bắc Kinh."

- Tiếp theo thủ tướng Anh, ông Gordon Brown quyết định sẽ tiếp kiến Đức Dalai Lama vào tháng 5 tại London thì chính phủ Ba Lan cũng sẽ đón tiếp ngài tại Warsaw. Chủ tịch quốc hội Đức, ông Norbert Lammert sẽ thay mặt thủ tướng Đức đón tiếp Đức Dalai Lama khi ngài thăm viếng Đức từ ngày 14 đến 20/5/2008, trong dịp này sẽ có mặt đại diện ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke và các thủ hiến tiểu bang Nordrein Westfalen và Hessen, ông Jürgen Rüttgers và ông Roland Koch. Theo thói độc tài đảng trị nhà cầm quyền Bắc Kinh lên tiếng phản kháng mạnh mẽ các cuộc gặp gỡ này với Đức Dalai Lama. Ngày 26/3 chủ tịch nhóm đàm phán với Trung cộng tại quốc hội Đức, ông Johannes Pflug đề nghị phải trừng phạt kinh tế đối với cộng sản Tàu vì lý do vi phạm nhân quyền tại Tibet.

- Tại Bỉ quốc, Phó thủ tướng Didier Reynders theo dõi chặt chẽ tình hình Tây Tạng và kêu gọi đôi bên đối thoại. Đồng thời nước Bỉ không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia 2008.

- Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso cũng như Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế (ai) chấp nhận Olympia 2008, nhưng kêu gọi 27 nước trong Liên Hiệp Âu Châu cùng chung nhau tỏ thái độ với Bắc kinh về vấn đề Tây Tạng. Âu Châu kêu gọi Bắc Kinh không được dùng bạo lực đối với dân Tây Tạng biểu tình.

- Tiếp theo đại sứ nước Slowien, ông Andrej Logar phát biểu tại Genf với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về nhân quyền: „Nhà nước Tàu cộng hãy để ý đến sự lo lắng của người dân Tibet dưới nhãn quang về nhân quyền." Quốc gia Canada, Úc và Hoa Kỳ ủng hộ cho quan điểm này.

- Nhà bình luận Michael Portillo trên báo The Times ở London, một người điều hành trong nội các của đảng bảo thủ tại Anh đã so sánh Olympia Bắc Kinh giống như Đức Quốc Xã đã tổ chức tại Berlin vào năm 1936. Điều này làm cho Bắc Kinh vùng vẫy nhẩy cẫng lên và nói đó là điều xỉ nhục đến dân tộc Tàu.

- Vị thắng cử tổng thống Đài Loan, ông Ma Ying Jeou phát biểu hôm 23/3/2008: „Nếu tình hình ở Tây Tạng không khả quan, đất nước chúng tôi sẽ không gửi các vận động viên đến Bắc Kinh." Lời phát biểu ngay sau ngày thắng cử làm thế giới ngạc nhiên khi ông Ma muốn nối quan hệ thương mại mật thiết với Tàu cộng.

- Một số vận động viên đã có ý tưởng cho ngày khai mạc Olympia 2008, họ sẽ dùng một biểu hiệu nào đó để liên kết với dân tộc Tây Tạng. Hoặc một cách „tẩy chay nho nhỏ": chẳng hạn cả đoàn sẽ không tham dự buổi lễ khai mạc hoặc bế mạc.

Cuối cùng Bắc Kinh sẽ không kinh hoàng với sự "Tẩy chay Olympia 2008", nhưng Bắc Kinh sẽ ăn không ngon, ngủ không yên với tin tức tiêu cực hàng ngày nói về Tàu cộng. Đó chính là chính sách châm kim nhọn vào da thịt người Tàu mà Tây phương có thể thực hiện hữu hiệu qua hành động tự do của mỗi vận động viên đến tham dự. Các điều ngoạn mục sẽ diễn ra bất thường ngay tại sân nhà Olympia Bắc Kinh và trước truyền hình cho hàng tỷ người trên thế giới theo dõi khi các vận động viên quốc tế có những hành vi hoặc lời nói bênh vực dân tộc Tây Tạng. Cho dù cộng sản Tàu chuẩn bị kỹ lưỡng các chiến thuật để đối phó trước mọi tình huống tại các sân vận động nhưng họ sẽ phải bó tay khi các lực sĩ đoạt huy chương vàng lãnh giải có chủ ý gây rối, vì lúc đấy sân chơi là của riêng các lực sĩ. Khốn khổ thay cho Tàu cộng nếu trò chơi lý thú này trở thành „mốt" ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Nhiều vận động viên thế giới đang đi tìm các ý tưởng lạ để thực hiện việc này. Nữ vận động viên người Thái, chị Narisa Chakrabongse đã từ chối cầm đuốc Olympia như một sự không đồng ý với chính quyền Bắc Kinh. Chị Narisa viết trong thư: „Sự đàn áp giết người tại Tibet phản lại luật về nhân quyền." Vận động viên Đức, anh Danny Ecker với bộ môn nhảy sào cao biểu lộ: „Đó là điều đáng buồn đang xảy ra tại Tibet, một Boykott không làm thay đổi được tình huống. Ý nghĩa hơn nếu các vận động viên làm cuộc biểu tình thầm lặng trên khuôn mặt và tại mỗi nơi tranh tài đeo một băng vải trên cánh tay chống lại sự đàn áp. Nếu có như thế thì tôi sẽ tham gia."

- Chủ tịch ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke nhắc nhở Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế (IOC): „Tổng Cục Thế Vận Hội không có cách hành xử nào khác, khi các lực sĩ Đức mặc áo T-Shirt chống đối Tàu lúc nhận lãnh huy chương. Nếu IOC muốn tổ chức Olympia tại các quốc gia như Tàu và Liên Xô thì phải lãnh nhận các hiệu quả của nó."

- Bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner khuyến khích gián tiếp các vận động viên Pháp hãy liên kết với dân tộc Tây Tạng: „Các bạn hãy nhớ lại „bàn tay đen được giơ cao" tại Olympia Mexico 1968, hình ảnh này đã đăng tải khắp thế giới. Tôi theo dõi tất cả các ý tưởng ủng hộ Tây Tạng trước và trong lúc tranh tài của các bạn."

Những cuộc rước đuốc Olympia sẽ tiếp tục với các màn ngoạn mục biểu tình của người Tây Tạng tại hải ngoại chống lại giặc xâm lăng Tàu khi ngọn lửa Olympia sẽ đi qua 21 thành phố lớn như: San Francisco, London, Paris, Athen, Caberra, Neu Delhi, Bangkok, Seul…, đôi khi có thể xảy ra kể cả lúc đuốc Olympia đi qua 113 thành phố tại Trung cộng trước khi về Bắc Kinh vào ngày 6/8/2008. Chạy chuyền đuốc Olympia lần này dài nhất lịch sử, đi vòng quanh trái đất trong 130 ngày và kéo dài đến 13.700 cây số.
...

Hình ảnh người phụ nữ cổ đại Olympia Hy Lạp trân trong thả chim bồ câu trắng là biểu tượng truyền thống thật mạnh cho sự tự do, hòa bình và thượng võ trong lúc tranh tài. Lời phát biểu của ông Jacques Rogge, chủ tịch Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế đã nhẹ nhàng nhắc nhở Bắc Kinh lúc ấy: „Ngọn đuốc Olympia là biểu tượng truyền thống và thế vận hội Olympia nên được diễn ra trong điều kiện hòa bình. Ngọn đuốc là cầu nối giữa các vận động viên và người dân trên thế giới, và giữa chúng ta những người tin vào tinh thần thượng võ của Olympia. Nó có sức mạnh đoàn kết nhân loại và đại diện cho thuận hoà bác ái."

Ngọn lửa Olympia đã bắt đầu cháy lên cho Thế Vận Hội Olympia 2008 thì cũng là lúc nung nấu thêm lòng yêu nước kiên cường của dân tộc Tây Tạng. Chỉ cần họ khôn khéo chinh phục được nhân tâm thế giới tự do thì vận mạng của Tibet sẽ khả quan hơn lúc nào hết.

Lòng „quật cường" của dân tộc Tây Tạng sẽ có thể thắng được "bạo tàn".


Hà Long
Back to top
« Last Edit: 26. Mar 2008 , 19:42 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #10 - 27. Mar 2008 , 07:53
 
[SIZE="4"]KÊU GỌI
PARIS, SÀIGÒN & SAN FRANSICO XUỐNG ĐƯỜNG
CHỐNG RƯỚC ĐUỐC CỦA TRUNG CỘNG
[/SIZE]



Cuộc rước đuốc Thế Vận Hội 2008 bắt đầu ngày 24.3.2008 tại Hy Lạp và sẽ vượt 137.000 Km trong vòng 130 ngày, qua 20 thành phố lớn trước khi đến Bắc Kinh, trong đó Paris, New-York và Sàigòn. Các cộng đồng nhiều quốc gia nạn nhân và dân chúng địa phương đang chuẩn bị dàn chào khi cuộc rước đuốc đi qua thành phố của họ.

Ngay tại thủ đô Hy Lạp, việc chống đối đã xảy ra ngay trong ngày lễ tiếp nhận lửa thiêng. Buổi lễ mở đầu Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã bị phản đối, không thành công tốt đẹp như nhà cầm quyền Bắc Kinh mong muốn. Trong lúc ông Liu Qi, chủ tịch Olimpic 2008 đang đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy về hướng ông ta cùng với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olimpic trên nền được thể hiện bằng những chiếc còng số 8 – biểu tượng cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Đó là những người ủng hộ cuộc tranh đấu của dân tộc Tây Tạng đã lọt lưới bảo vệ của cảnh sát để vào ngay khán đài.

Sự việc xảy ra chớp nhoáng nhưng truyền hình Hy Lạp đã kịp thời quay trọn vẹn những gì đang xảy ra và chuyển đi khắp thế giới trong lúc truyền hình Trung Cộng cúp ngang chương trình đang phát hìng trực tiếp về cho dân chúng tại nước mình.

Cuộc phản đối lễ khai mạc đốt đuốc Olimpic do chính Tổ chức “Phóng Viên Không Biên Giới” (Reporters Without Borders – RWB) thực hiện. Những người nói trên chính là chủ tịch RWB Robert Menard và hai bạn đồng nghiệp Vincent Brossel, Jeansmflowerrançois Juillard. Cả ba đều bị cảnh sát bắt giữ.

Tại thủ đô Hy Lạp, người Tây Tạng mặt vẽ bằng những vạch phẩm đỏ,  tượng trưng cho máu, diễn hành trên đường phố Hy Lạp và một số bị cảnh sát Hy Lạp bắt giữ. Điều nầy chứng tỏ những người phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp nhân quyền tại Tây Tạng hoàn toàn không cô đơn. Khắp thế giới đã đồng loạt đứng dậy xuống đường, trong đó Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Pháp và Mỹ đang nhiệt tình ủng hộ.  

Tại Paris : Người Việt Tự Do cùng tổ chức chung với các cộng đồng Âu Á một cuộc xuống đường lớn để tố cáo tội ác Trung Cộng đồng thời tẩy chay thế vận hội 2008 vào lúc 11 giờ sáng ngày thứ Hai 07.4.2008 tại chân Tours Eiffel. Ngày đó sẽ hứa hẹn một cuộc xuống đường rầm rộ, cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ tung bay dọc theo lộ trình rước đuốc của thành phố Paris . Chúng tôi tha thiềt kêu gọi tất cả anh chị em người Việt Tự Do hãy xuống đường sát cánh với người Pháp, với các cộng đồng bạn để ủng hộ Tây Tạng, Miến Điện, Trung Hoa Quốc gia cũng như các thành phần hiệp hội đảng phái của người Hoa nội địa đang đứng dậy chống đố chế độ. Thời điểm thích ứng để tố cáo trước dư luận quốc tế việc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta.

Đặc biệt tại Sàigòn, chúng tôi kêu gọi tất cả dân chúng, các đảng phái và tổ chức tranh đấu chìm nổi cũng như công nhân, sinh viên, học sinh hãy xuống đường ngày rước đuốc 29.3.2008 để tỏ thái độ. Đây là một dịp rất thuận tiện, Cộng sản không dám ra tay đàn áp thô bạo vì các cơ quan truyền thông báo chí sẽ có mặt tại Sàgòn ngày nầy. Hơn nữa Cộng sản chỉ đàn áp khi đồng bào biểu tình đơn độc lẻ tẻ. Lần nầy xuống đường đông đảo, Cộng sản sẽ không dám bắt cả ngàn, cả chục ngàn người cùng một lúc. Xuống đường như đi chào đón việc rước đuốc, không cờ, không bích chương, biểu ngữ. Chúng tôi đề nghị đồng bào mặc ÁO TRẮNG, đây là một hình thức chống đối mà bạo quyền Cộng sản không thể bắt và đàn áp được.

Xin ghi nhận câu nằm lòng sau đây : ÁO TRẮNG THẮNG CỜ ĐỎ. Khi ra đường mặc áo trắng, đồng bào có thể nhận diện nhau một cách dễ dàng, những người mặc áo trắng là bạn và là người cùng chí hướng. Đến một ngày nào đó, bọn Cộng sản không còn xử dung áo trắng mỗi khi ra đường là chúng ta đã thắng một trận chiến tâm lý, và thế giới sẽ nhận được cường độ chống đối của toàn dân qua chương trình áo trắng. Các đảng phái và đoàn thể chống đối nhà nước chưa thể ra mặt kết hợp với nhau lúc nầy thì xin rỉ tai, truyền miệng thực hiện việc mặc áo trắng trong bước đầu mỗi khi ra đường.

Tại New-York : Chúng tôi rất tin tưởng Cộng đồng của chúng ta tai New-York với khả năng và nhân nlực sẽ xuống đường phản đối cuộc rước đước do sứ quan Cộng sản tại Hoa Thịnh Đốn tổ chúc. Chúng tôi xin góp lời kêu gọi các cộng đồng ở Virginia , Washington và các vùng lân cận đến New-York góp mặt phản đối cuộc rước đuốc đi qua thành phố nầy.

Chúng tôi kêu gọi những người ái mộ, các vận động viên hãy tẩy chay Thế Vận Hội thiếu tinh thần thể thao nầy. Các nhà truyền thông báo chí hoặc các vận động viên nào bắt buộc phải đến dự thì chúng tôi xin khuyên một điều : Hãy mang theo áo quần đồ dùng cá nhân, thức ăn, nước uống và ngay cả kem đánh răng, savon, giấy vệ sinh để dùng trong thời gian ở tại Bắc Kinh. Đừng bao giờ xử dụng hàng Trung Cộng, sớm muộn gì cũng phải bỏ nghề sớm vì không bệnh nầy thì cũng bệnh khác sẽ phát ra.

Ngoài ra chúng tôi kêu gọi các quốc gia Tây Phương nên dứt khoát tẩy chay một Thế Vận Hội mang màu sắc chính trị. Đây là một hành động hợp lý và nhẹ nhàng để mở đầu việc chống âm mưu bành trướng Tàu Cộng mà nhân loại đang lo ngại trước hiểm họa Đỏ của một tỷ bốn trăm triệu người…

Tóm lại, hãy nhớ những gì đã xảy ra sau khi những xứ Cộng Sản và Phát Xít tổ chức các Thế Vận Hội trước đây :  

- Năm 1936, Do Thái tẩy chay Thế Vận Hội của Đức Quốc Xã thì 9 năm sau chế độ độc tài NAZIE sụp đổ.

- Năm 1980 , Anh Quốc tẩy chay Thế Vận Hội của Liên Bang Sô Viết tổ chức và 9 năm sau chế độ Cộng sản Đông Âu sụp đổ.

Thì năm 2008, tính đến giờ phút nầy (27.3.2008), Việt Nam, Tây Tạng, Trung Hoa Quốc gia, Miến Điện và nhiều đoàn thể hiệp hội trên thế giới (Ký giả không biên giới, COBOP) đang đồng loạt tổ chức tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh. Một điểm quan trọng cần ghi nhận thêm là Tổng thống Mỹ đã lên tiếng phản đối đồng thời Tổng thống Pháp mới tuyên bố cách dây vài ngày, ông sẽ không loại trừ vấn đề tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh nếu… Đây là những dấu hiệu cho thấy Trung Cộng đang bị cô lập bởi thế giới tự do. Nếu người nào tin thì thấy Tàu Đỏ sẽ không thoát khỏi cái ‘khuôn 9 năm’. Chúng ta hy vọng rằng, sau lần Thế Vận Hội năm nay, Trung Cộng sẽ kéo thêm đứa con ruột là Việt Cộng để cùng nhào xuống hố.

Được vậy, thì thật may mắn thay cho toàn thể nhân loại.

Đinh Lâm Thanh

Paris 27.3.2008
Back to top
« Last Edit: 29. Mar 2008 , 08:33 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #11 - 31. Mar 2008 , 21:30
 
Công An CS Trung Quốc Cộng Giả Làm Sư Tây Tạng Để Gây Bạo Động



...

Photo công an TC cạo đầu, đang chuẩn bị những chiếc áo để giả làm sư Tây Tạng , dựng lên cảnh bạo lọan, biểu tình đốt phá gần đây tại Tibet.

(Photo do cơ quan tình báo Anh phổ biến )

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #12 - 31. Mar 2008 , 21:41
 
Một Xã Hội Đầy Phân Hóa Tại Tây Tạng
 
• By SHAI OSTER in Lhasa, China, and GORDON FAIRCLOUGH in Shanghai (The Wall Street Journal 28/3/08)
____________________________________________-

Tiếng Khóc của Tây Tạng


Vào hôm Thứ Năm (27/3) tại Lhasa, khi các viên chức nhà nước Trung Quốc đưa nhóm đầu tiên của các phóng viên báo chí nước ngoài, được phép vào Lhasa sau khi bạo động bùng nổ tại đó vào ngày 14/3, đi tham quan Chùa Jokhang, là trọng tâm tinh thần của thủ đô vùng Hy mã lạp sơn này,

Người đứng đầu bộ phận quản lý hành chánh của ngôi chùa bắt đầu nói về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết quốc gia và lịch sử lâu đời của Tây Tạng như một phần của Trung Quốc. Thì một nhóm gồm 30 nhà sư trẻ, có vài người mặt đầm đìa nước mắt, bu lại chung quanh các phóng viên trong sân chùa phía trong và la lên: "Tây Tạng không có tự do! Tây Tạng không có tự do!". Các viên chức nhà nước liền xua các phóng viên muốn phỏng vấn các nhà sư đi chỗ khác.


...  ...

Các nhà sư vừa khóc vừa trả lời các ký giả


Vụ phản đối nhà nước (của các nhà sư trẻ) này không được chuẩn bị trước là một điều xấu hổ cho những người chủ nhà Trung Quốc, đã tổ chức chuyến viếng thăm cho giới báo chí nước ngoài để chứng minh rằng tình hình yên ổn và sự đoàn kết đã trở lại với Lhasa sau cuộc bạo loạn cách đây 2 tuần Với Trung Quốc đang nằm trong tầm chú ý của quốc tế vì Thế vận hội Bắc Kinh đang tiến đến gần kề, nhà nước Trung Quốc đã cố tìm cách để đưa ra các tuyên bố rằng vụ bạo động tại Lhasa được chủ mưu bởi một nhóm nhỏ ở bên ngoài - trong đó có những Phật tử Tây Tạng có liên hệ với vị lãnh đạo tinh thần đang sống lưu vong là Ðức Ðạt lai Lạt ma.
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #13 - 31. Mar 2008 , 21:42
 
Thủ tướng Đức “tẩy chay” Olympic

DCVOnline - Tin ngắn


BERLIN, Cộng Hòa Liên Bang Đức: Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel vừa tuyên bố ngày hôm qua 29/3/2008 rằng sẽ không tới tham dự lễ khai mac Olympic Bắc Kinh để bày tỏ sự phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp dã man cuôc biểu tình của nhân dân Tây Tạng diễn ra trong mấy tuần lễ vừa qua.

Phó thủ tướng đồng thời cũng là bộ trưởng Ngoại Giao của Đức, Frank-Walter Steinmeier đã thông báo như vậy trong cuộc họp các bộ trưởng Ngoại Giao của Liên Minh Châu Âu (EU). Ông bộ trưởng Đức cũng cho biết tổng thống Đức Horst Köhler cũng sẽ không tham dự lễ khai mạc mặc dù theo lịch trình, ông sẽ thăm Trung Quốc vào thời điểm này.

Các nhà chính trị Đức muốn dùng cách này để bày tỏ sự phản đối của họ với viêc Bắc Kinh đán áp thô bạo nhân dân Tây Tạng. Cuộc đàn áp mà theo chính phủ lưu vong Tây Tạng thì có 140 người dân thường và sư sãi đã thiết mạng còn theo chính quyền Trung Quốc thì (chỉ có) 22 người.


...
Lãnh đạo thế giới không tham dự khai mạc Olympic Bejing: Vaclav Klaus, Robert Fico, Angela Merkel, Donald Tusk
Nguồn: DCVOnline


Cũng giống như bà Merkel, thủ tướng Ba Lan (Donald Tusk), thủ tướng Slovakia (Robert Fico) và tổng thống đương nhiệm của Cộng Hòa Czech Vaclav Klaus đều tuyên bố sẽ không tham dự khai mac Olympic sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 8 này.

Quyết định của bà Merkel gây tranh cãi. Không phải ai cũng đồng tình với quyết định của bà. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vẫn đang phân vân không biết đi hay ở, còn các nhà ngoại giao Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển thì kêu gọi không nên tẩy chay Thế Vận Hội. Những người này cho rằng đó không phải là một biện pháp tốt và nó sẽ không đem lại kết quả nào giống như Thế Vận Hội 1980 ở Moscow, khi đó đã bi tẩy chay vì lý do Liên Xô xâm chiếm Afganistan.

Hiện nay chưa biết những nguyên thủ quốc gia nào sẽ tới tham dự và những ai sẽ từ chối buổi lễ khai mạc được chờ đợi từ 4 năm nay này nhưng trong số những người đến dự sẽ có George Bush, thủ tướng Anh Gordon Brown.

Quyết định của bà Merkel không làm nhiều người ngạc nhiên vì họ cho rằng, bà sinh trưởng trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa nên hơn ai hết bà hiểu rõ việc vi phạm quyền con người. Năm ngoái, bất chấp sự phản đối của chính quyền Bắc Kinh, bà đã tiếp ngài Dalai Lama.


© DCVOnline
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #14 - 01. Apr 2008 , 04:52
 
Biếm họa của HatKa: Liu Qi Rước Đuốc

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #15 - 05. Apr 2008 , 13:14
 
...

Hôm nay  5 tháng  4   Đuốc thế Vận hội Bắc kinh  2008  sẽ   đi qua  thành  phố San Francisco  ,những  Người   Tây Tạng  hiện đang cứ trú  tại thành phố  này đã  dựng  lên 1 bảng  để Tẩy chay  Thế vận hội Bắc Kinh  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #16 - 07. Apr 2008 , 10:25
 
(Nguồn : Tin Paris  http://www.tinparis.net/vn_index.html  )


[SIZE="4"]
Ngọn Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã tắt tại Paris !
[/SIZE]


Ngọn đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã đén Paris tối chủ Nhật 6.04.2008 sau khi rời khỏi Luân Đôn. Được biết ,theo cảnh sát Scotland Yard, 37 người đã bị câu lưu về tội phá rối trật tự công cộng sau nhiều cuộc đụng chạm với cảnh sát trong ngày hôm qua của các nhóm biểu tình chống Trung Cộng và ủng hộ Tây Tạng. Dân chúng Anh rất bất mãn việc Thủ Tướng Anh khai mạc cuộc " rước đuốc " nầy. Xuýt chút nữa, thì ngọn đuốc đã bị một người " chống đối " cướp lấy và dẹp tắt, cũng như khi ngọn cờ Tây Tạng phủ trùm lên.

...
Người sắp giựt cây Đuốc Thế Vận Bắc Kinh tại Luân Đôn

...
Bị nhóm bảo vệ Đuốc và Cảnh Sát Anh  đè xuống !

...
Không chen chân vào được !


Theo dự trù và sau cuộc rước đuốc Thế Vận Bắc kinh 2008 tại Luân Đôn ( Anh Quốc), Nước Pháp đã dàn trận một hệ thống bảo vệ an ninh đặc biệt giống như  lúc đón một vị nguyên Thủ Quốc Gia : 3000 cảnh sát viên trên bộ chưa kể là lực lượng tuần tiểu trên sông( vì lộ trình đi qua 2 cây cầu trên sông Seine) và máy bay. Một vòng đai an ninh 200 m  bao bọc chung quanh lực sĩ cầm đuốc gồm có

- phần dẫn đầu :65 cảnh lực chạy moto ( motards), 100 cảnh sát viên với giầy loại " rollers" , và 100 lính cứu hỏa " joggers "hoado
- bọc hậu : 32 xe cảnh sát ( 160 người), một nhóm xe " motards".
1600 cảnh sát viên rải dọc theo lộ trình dài 28 km , trong thời gian 4g30 với 80 lực sĩ chuyền tay nhau ngọn đuốc.

...
Lực Sĩ Stephane Diagana mở màn cuộc Rước Đuốc

...
Phóng viên Không biên Giới bị ngăn chận

...
...
 ...
Theo lộ trình rước đuốc, thì cuộc khai mạc chánh thức bát đầu từ 12g35 tại Tháp Eiffel rồi đến Sân vận Động Charléty lúc 17g00.


Nhưng trước khi khởi hành thì nhiều cuộc xáo trộn đã xảy ra.
Chung quanh Tháp Eiffel trước giờ khai mạc, những nhóm biểu tình mang cờ Pháp và Trung Cộng đều được cho phép tập họp, còn những nhóm khác  với cờ Tây Tạng đều được mời đi chơi chỗ khác.
Hai người ủng hộ Tây Tạng ngòi xuống đường toan cản trợ cuộc rước đuốc bị cảnh sát bắt.
Vài phút sau, 2 đoàn viên của " Ký Giả Không biên Giới " ( Reporters sans Frontières) leo qua hàng rào cảnh sát Pháp chạy đến ngọn đuốc cạnh đó chừng 3 thước cũng bị tóm kịp.  
Và sau cùng, Bà Mireille Ferri, Phó Chủ tịch Vùng Ile de France, thuộc đảng Xanh , đã bị giử lại khi đem theo " bình chửa lửa " để dập tắt ngọn đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008.
Nhưng trong khi đó, thì lá cờ đen " 5 còng tay " rộng 4 thước  của Phóng Viên KBG được thượng lên tầng Thứ Nhất cạnh phía Bắc của Tháp Eiffel

Trong suốt khoảng dường di chuyển của ngọn đuốc, nhiều toán người đàn ông hay phụ nữ nằm ngang xuống đường đều bị Cảnh sát Pháp hốt lên xe hết, và có nhiều người bị thương vì xô xát.Ngọn đuốc được lực sĩ " Stéphane Diagana " dẫn đầu vài phút sớm hơn dự định.

...


Tại công trường " Trocadéro " , có từ 2 -3 ngàn người tụ họp để tố cáo Trung Cộng đàn áp dân Tây Tạng. Tham dự gồm có các Cộng Đồng Tây Tạng, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia, Cộng Đồng Miến Điện,các tổ chức Pháp Luân Công, các tăng ni các Chùa Tây tạng ở Pháp, các người Pháp, Anh ..v.v..ủng hộ Tây Tạng.
Ngoài ra, còn nhận thấy có nữ tài tử Jane Birkin, Bằ Corinne Lepage Cựu Bộ Trưởng Mội Sinh ( Đảng Modem),v.v..


Ngọn đuốc tắt rồi !  Tay quần vợt Arnaud Di Pasquale  với  ngọn đuốc tắt trên tay (.dưới)
......


Trong lúc di chuyễn, với các lực sĩ Pháp đã từng dự giải Thế vận Hội như David Douillet, Arnaud Di Pasquale, Teddy Riner, Marie José Perec, có 2 sự việc đã xảy ra: Ngọn đuốc Thế Vận đã bị tắt ( nói là vì lý do kỹ thuật ), ngọn đuốc không dừng lại trạm " Truyền Hình Pháp " ( France Télévision ), và ngọn đuốc phải di chuyển trong xe " bus " bít bùng...

Và đến giờ phút cuối, vì gặp quá nhiều chống đối, theo Préfecture Paris,  Ủy Ban tổ chức cũng như Tòa Đại Sứ Trung Cộng , lộ trình đã được thay đổi chẳng hạn như hủy bỏ cuộc đón tiếp tại Tòa Thị Chính Paris.  Sau cùng , từ Quốc Hội Pháp, ngọn Đuốc đã phải lên  " xe bus "  để đến vận động trường Charléty , Quận 13 Paris.

Cuộc " Rước  Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 " coi như hoàn toàn thất bại tại Âu Châu nơi mà " Nhân Quyền "  còn có giá trị trong  một xã hội Dân Chủ và ảnh hưởng của Phật Giáo Tây  Tạng rất đáng kể !
Sau Paris , Ngọn Đuốc Thế Vận Hội sẽ đến San Francisco....
Back to top
« Last Edit: 07. Apr 2008 , 10:28 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #17 - 07. Apr 2008 , 13:16
 
Cờ Vàng Tung Bay  

Tin Paris  .

Cám ơn  chị  7 đã  tường  thuật  cuộc  Rước Đuốc Thế vận  qua  thành phố  Paris  đã  bị phản đối .

Chị  7   ,tôi  đã   xem  Tin tức của AFP   qua  Tivi tường thuật  nhiều  Người  Dân Pháp  , Tây Tạng    đã tập trung  giữa thủ đô Paris trước Tháp Eiffel  để  biểu  tình  phản đối  đoàn rước Đuốc Thế Vận Bắc kinh ,trong rừng Cờ  Pháp  , Tây Tạng  phất  phới lộng gió . Tôi  còn  nhìn thấy  nhiều  Là Cờ Vàng  3 Sọc Đỏ  cũng tung bay .chứng  tỏ  Người Việt định  cư ở Pháp  cũng xuống đường phản đối việc Rước  Đuốc  Thế vận  . Xin hoan  hô  những Người Việt Tị nạn định cư  ở Pháp  một  tràng pháo Tay  

Tin giờ  chót  cuộc Rước Đuốc Thế vận ở Paris đã  huỷ bỏ .
Back to top
« Last Edit: 07. Apr 2008 , 13:18 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #18 - 07. Apr 2008 , 14:05
 
nguyen_toan wrote on 07. Apr 2008 , 13:16:
Cờ Vàng Tung Bay  

Tin Paris  .

Cám ơn  chị  7 đã  tường  thuật  cuộc  Rước Đuốc Thế vận  qua  thành phố  Paris  đã  bị phản đối .

Chị  7   ,tôi  đã   xem  Tin tức của AFP   qua  Tivi tường thuật  nhiều  Người  Dân Pháp  , Tây Tạng    đã tập trung  giữa thủ đô Paris trước Tháp Eiffel  để  biểu  tình  phản đối  đoàn rước Đuốc Thế Vận Bắc kinh ,trong rừng Cờ  Pháp  , Tây Tạng  phất  phới lộng gió . Tôi  còn  nhìn thấy  nhiều  Là Cờ Vàng  3 Sọc Đỏ  cũng tung bay .chứng  tỏ  Người Việt định  cư ở Pháp  cũng xuống đường phản đối việc Rước  Đuốc  Thế vận  . Xin hoan  hô  những Người Việt Tị nạn định cư  ở Pháp  một  tràng pháo Tay  

Tin giờ  chót  cuộc Rước Đuốc Thế vận ở Paris đã  huỷ bỏ .



...

Hình  mới  nhận được  từ  Paris cách đây  5 phút .

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #19 - 07. Apr 2008 , 16:50
 
Thu béo chào chị Bẩy và anh Toàn.Cám ơn rất nhiều.Anh chị đã mang những hình ảnh mới nhất cho cả nhà xem. Thật vui biêt bao khi thấy cờ vàng tung bay cùng với cờ Tây Tạng.Người V N , người T T và tất cả những ai yêu chuộng tự do dân chủ , chúng ta hãy cùng nhau nắm tay lật đổ bọn sói lang cộng sản. TB mong cho ngọn đuốc khi tới San Francisco cũng bị chúng ta dập tắt.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nuoclanh
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 29
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #20 - 07. Apr 2008 , 19:05
 
Mời xem thêm video từ youtube
Cám ơn anh Toàn cho cái link

Back to top
 

Trung Cộng: Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #21 - 07. Apr 2008 , 19:33
 
Chuẩn bị  biểu tình  tại San Francisco


...


Người  Dân Tây tạng ở  San Francisco   chuẩn bị  Biểu tình chống đối Đuốc  Thế vận Bắc kinh  sẽ  đến San francisco ,

Họ đã  leo  lên cây  Cầu Giây  để treo biểu Ngữ
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #22 - 07. Apr 2008 , 20:14
 
...

Ngọn Lửa Thế Vận Bắc Kinh Xém Bị Dập Tắt Tại Luân Đôn - Nhưng Đã Bị Dập Tắt Tại Paris
Back to top
« Last Edit: 08. Apr 2008 , 21:58 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #23 - 07. Apr 2008 , 21:44
 
Tin Vui Chiến Thắng cho Nhân Quyền: Đuốc Olympic Bắc Kinh bị dập tắt ở Paris
!


Thật là một sự sỉ nhục bẽ bàng cho Tàu cộng khi Nhà Chức Trách Paris quyết định huỷ bỏ hoàn toàn chặng cuối cuả cuộc rước đuốc Thế vận Bắc kinh qua Thủ Đô Nước Pháp vì làn sóng phản đối quá sức dữ dội cuả các Tổ Chức Nhân Quyền, trong đó có một chặng đuốc phải dập tắt và mấy chặng phải đi xe bus!.


Xin bấm vào link dưới đây để đọc tin và coi video rất sống động:

http://news.yahoo.com/s/ap/20080407/ap_on_re_eu/olympic_torch
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #24 - 07. Apr 2008 , 22:06
 
Ứng Cử Viên Tổng Thống Đảng Dân Chủ - Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton Kêu Gọi Tổng Thống Bush Tẩy Chay Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008

(đăng vietnamexodus vào Monday, 07, April)


Ngày hôm nay thứ Hai, 7 tháng 04, 2008 ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ bà thượng nghị sĩ Hillary Clinton đã kêu gọi tổng thống Bush hãy tẩy chay lễ khai mạc thế vận hội Bắc Kinh 2008 vì những vi phạm nhân quyền của Trung Cộng tại Tây Tạng.

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #25 - 07. Apr 2008 , 22:38
 
Thư của một người rước đuốc tại Việt Nam, gởi chủ tịch Uỷ ban Thế vận Quốc tế

(Gửi vào Thứ Ba, 08 Tháng 4, 2008 bởi BanBienTap1 / TNTDDC)
_________________________________________


Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế



...
Lê Minh Phiếu

Một người rước đuốc Olympic 2008
Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế
Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV
Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp

Bordeaux, ngày 7 tháng 4 năm 2008
Ủy ban Olympic Quốc tế
Château de Vidy
1007 Lausanne
Thụy Sĩ


Attn : Bá tước Jacques Rogge Chủ tịch

Về việc: Đề nghị phi chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008

Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Tôi xin chứng minh với Ngài bằng những dẫn chứng sau:

1. Trên bản đồ rước đuốc Olympic (Phụ lục 1 kèm theo thư này) và bản đồ rước đuốc Paralympic (Phụ lục 2 kèm theo thư này), quần đảo Hoàng Sa được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế.

Trên thế giới có hàng nghìn hòn đảo và chúng chỉ được thể hiện bởi những dấu chấm nhỏ trên những bản đồ có tỷ lệ xích như vậy. Trên hai bản đồ này có nhiều hòn đảo thậm chí không được thể hiện bằng dấu chấm. Vì vậy, không có một lý do phi chính trị nào có thể được tìm thấy để giải thích tại sao chỉ có duy nhất quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỷ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của bản đồ và được phóng to trong hình chữ nhật như vậy.

2. Trong bản đồ vẽ cụ thể hành trình cụ thể của ngọn đuốc Olympic trong lãnh thổ Trung Quốc (Phụ lục 3 đính kèm lá thư này), quần đảo Hoàng Sa cũng được phóng lớn lên một cách không thể biện minh được và chỉ có duy nhất các hòn đảo thuộc quần đảo này trong số tất cả các đảo tồn tại trên toàn thế giới được phóng lớn lên như vậy. Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands ».

Nếu như Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 không muốn chính trị hóa Olympic và Paralympic, không muốn lợi dụng trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 để ám thị với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì tại sao bản đồ rước đuốc Olympic lại có những thể hiện như vừa nêu trên ?

Theo quy tắc thứ 51 có tựa đề « Quảng cáo, Thể hiện, Tuyên truyền » của Hiến chương Olympic có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2007 (tại địa chỉ :http://multimedia.olympic.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Không có bất kỳ hình thức thể hiện hay tuyên truyền về chính trị, tôn giáo hay chủng tộc nào được phép trong một nơi, một vị trí (site) hay địa điểm khác của Olympic »

Trong một phát biểu của Ngài trên đài phát thanh France 24, Ngài cũng đã viện dẫn quy tắc trên và cho rằng, bất cứ vận động viên nào lợi dụng Olympic Bắc Kinh để làm diễn đàn chính trị sẽ bị trừng phạt.

Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett vào ngày 18/5/2007, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008.

Như vậy, việc phi chính trị hóa Olympic chẳng những được Hiến chương Olympic ghi nhận, mà cũng được viện dẫn bởi Ngài - người đứng đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, và Ngoại trưởng Trung Quốc.

Thế nhưng, nghĩa vụ phi chính trị hóa Olympic không thể loại trừ Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008. Vì vậy, việc Ban Tổ chức Olympic dùng website của mình để chính trị hóa, để tuyên truyền cho những mục đích chính trị như đã phân tích trên đây là trái với tinh thần thể thao Olympic, trái với tinh thần mà Ngài và Ngoại trưởng Trung Quốc đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là đã vi phạm những quy định của Hiến chương Olympic.

Theo quy định tại quy tắc 2 của Hiến chương Olympic (Nhiệm vụ và vai trò của Ủy ban Olympic Quốc tế) và quy tắc 36. 3 (thành phần của Cơ quan Điều hành của Ban Tổ chức Olympic), Ủy ban Olympic Quốc tế mà người đứng đầu là Ngài phải chịu một phần trách nhiệm liên quan đến việc chính trị hóa trên.

Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Với thiện chí của mình, tôi tin rằng, việc thực hiện đề nghị trên của tôi là một dấu hiệu rõ ràng về thái độ phi chính trị hóa một cách thực sự của Ủy ban Olympic Quốc tế, của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh và của Chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, chừng nào trên Bản đồ Rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và Bản đồ Rước đuốc Paralympic còn có những dấu hiệu chính trị hóa như đã nêu trên thì chừng đó, những quy tắc của Hiến chương Olympic còn bị vi phạm và tất cả những lời kêu gọi phi chính trị hóa trong tình hình chính trị đầy sóng gió cho Olympic Bắc Kinh như hiện nay sẽ không thể nào đủ sức thuyết phục.

Vì sự minh bạch, tôi xin phép được thông báo với Ngài rằng lá thư này sẽ được sao chép và cùng chuyển cho các cơ quan truyền thông trên thế giới và công bố trước công chúng. Xin Ngài lưu ý rằng không chỉ tôi, mà còn các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng đang theo dõi trả lời và phản ứng của Ngài. Tôi cũng xin khẳng định rằng tất cả những gì được viết trong lá thư này là thể hiện quan điểm của riêng cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào của bất cứ quốc gia nào.

Trong khi chờ đợi sự hồi âm và hành động của Ngài, tôi xin gửi đến Ngài những lời chào trân trọng.

Lê Minh Phiếu
Back to top
« Last Edit: 08. Apr 2008 , 22:04 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #26 - 07. Apr 2008 , 22:45
 
Phụ lục 1:Bản đồ rước đuốc Olympic 2008 được đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008


...  ...

...  ...
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #27 - 08. Apr 2008 , 04:35
 


...

Đuốc Thế vận hội bị dập tắt nhiều lần tại Paris



     Ngày hôm nay Thứ Hai 07 tháng 04 năm 2008 , Đuốc Thế vận hội sau khi thất bại ê chề tại Luân Đôn ngày Chủ Nhật 06 tháng 04 năm 2008 lại một lần nữa không được hoan nghênh tại Kinh đô Ánh sáng Paris . Mặc dù Chính phủ Pháp đã vận động một lực lượng Cảnh sát lớn lao khoảng  3,000 người với những biện pháp tối đa để bảo vệ Đuốc Thế vận hội . Nhưng cả rừng người Tây Tạng đã tập họp tại Công trường Nhân Quyền họp cùng khoảng trên 150 người Việt Nam gồm các Hội đoàn , Tổ chức để phản đối cũng như tẩy chay Thế vận hội sắp đến tại Trung Quốc . Xen lẫn những lá cờ Tây Tạng là những lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ phấp phới tung bay trong bầu trời Paris mà thời tiết còn đang rất lạnh . Sự lạnh nhạt thờ ơ đối với một Thế vận hội thật là một chuyện lạ như chưa từng xảy ra . Không có một lần nào một Thế vận hội lại bị tẩy chay một cách dữ dội như lần này . Ngay chính tại Paris , Đuốc Thế vận hội đã bị chính ông Thị trưởng không hoan nghênh lắm bằng một biểu ngữ với hàng chữ tẩy chay như sau “ Chúng tôi cổ võ cho Nhân quyền khắp nơi trên Thế giới “  .Trên chặng đường dự trù 28 cây số , một số địa điểm đã bị hủy bỏ vào giờ phút chót để tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra .
  Cuộc rước Đuốc Thế vận hội đáng lẽ sẽ diễn ra trên nhiều đường phố taị Paris nhưng cuối cùng đã phải hủy bỏ ngày hôm nay . Thật khó mà tưởng tượng được vì Đuốc Thế Vận Hội phải đành “ chạy “ trên một chiếc xe Bus do sự yêu cầu của các giới chức thẩm quyền Trung Cộng vì cuộc biểu tình lớn lao do các người dân Tây Tạng chống đối .
 
Trong những hình ảnh phản đối Đuốc Thế Vận Hội , một hình ảnh nổi bật nhất mà chúng tôi nhận thấy đó là  hình ảnh của một phụ nữ người Việt Nam mặc trên người bộ quần áo trắng trên ngực áo là một lá ” Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ “ . Chị bị những Cảnh sát bảo vệ an ninh kéo lê trên lề đường dể cố tình ngăn chặn sự phản đối của chị trước sự đàn áp người dân Tây Tạng của Trung Cộng . Người phụ nữ đó chính là Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh , một tên tuổi cũng như hình ảnh của Chĩ rất thân thuộc và gần gũi đối với Cộng đồng Người Việt Quốc Gia đấu tranh tại Hải ngoại . Một lần nữa chị đã quyết tâm nói lên tiếng nói công chính để vạch trần âm mưu thâm độc của bọn Cộng sản . Hàng trăm tấm truyền đơn nhỏ ghi những hàng chữ :
  “  Tẩy chay Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh “
   “  Cực lực phản đối việc đàn áp nhân dân Tây Tạng “

   Mặc dù bị ngăn chận và bắt chấp những xô đẩy mạnh bạo của những người Cảnh sát , Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vẫn không sờn lòng và càng hô to những khẩu hiệu như “ Đả đảo Cộng sản Việt Nam “ “ Phản đối việc Trung Cộng đàn áp dân Tây Tạng “
   Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã dùng tấm thân yếu đuối bé nhỏ để ngăn chặn đoàn xe thuộc Ban Tổ chức rước Đuốc Thế Vận Hội . Cho đến khi chị đã quá kiệt lực , những Cảnh sát viên xô đẩy chị vào đám đông những người dân Tây Tạng đang biểu tình . Một phụ nữ người Tây Tạng đã đỡ Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đứng lên và giúp chị tiếp tục nhập vào đoàn người biểu tình .
   Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã bị tạm giam giữ khoảng nửa tiếng đồng hồ và sau đó đã được trả tự do và trở về nhà an toàn .
   Được biết Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vừa được trả tự do sau 5 năm rưỡi bị giam giữ tại các nhà tù Mỹ Quốc vì hành động can trường của chị để đòi hỏi Tự Do và Nhân Quyền cho hơn 80 triệu đồng bào ruột thịt tại quê nhà trong lần tấn công vào phòng họp của Phó Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng  ( năm 2001) đang họp với các thương gia Hoa Kỳ tại Khách sạn Mariott , San Fransisco .
 
Xin qúy độc giả vào hệ thống Internet sau đây để thấy Chiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hạnh trong cuộc biểu tình chống rước đuốc Olympic 2008 của nhà độc tài Cộng Sản Trung Cộng tại Paris ngày 07-04-2008 .
 
http://www.dailymotion.com/fr/cluster/news/featured/video/x4ztb8_la-flamme-olymp...
 
Nguyễn Tạ Quang ghi nhanh

***

China, boycott Beijing games / JO


Tại Paris Thứ Hai, ngày 7 tháng 4 năm 2008
Hơn 100 hình ảnh được ghi nhận lại trong link dưới đây :

http://community.webshots.com/slideshow/563027160TnnXWN ;
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #28 - 08. Apr 2008 , 06:09
 
Tin mới nhất nè ! Đọc phát nổi
Angry

***

http://www.sbtn.net/

Phóng Sự Ðặc Biệt Từ Việt Nam: Trung Cộng Ðưa Người Sang Việt Nam Chống Biểu Tình Nhân Cuộc Rước Ðuốc Thế Vận Hội Tại Saigon

4/8/2008

Tin Saigon - Bản tin đặc biệt của SBTN hôm nay cho biết nhà cầm quyền Trung cộng sẽ đưa một nhóm chuyên viên chống khủng bố sang Việt Nam và đến Saigon để phối hợp với nhà nước Cộng sản Việt Nam đàn áp giới sinh viên dự trù biểu tình phản đối cuộc rước đuốc Thế Vận tại đây vào ngày 29 tháng 4 sắp tới.
Mời quý vị theo dõi phóng sự đặc biệt từ trong nước gửi ra như sau (video 3 phút).

Mời quý bạn đọc bấm vào LINK dưới đây :

http://www.sbtn.net/?catid=193&newsid=26374&pid=157  

________
(HTMT st)
Back to top
« Last Edit: 08. Apr 2008 , 09:12 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #29 - 08. Apr 2008 , 09:12
 
PARIS ĐỐT CHÁY TRUNG CỘNG BẰNG NGỌN LỬA THẾ VẬN

Đinh Lâm Thanh
(Ghi nhận một vài đặc điểm chung quanh cuộc biểu tình)


Theo chương trình, đuốc Thế Vận 2008 đến Tour Eiffel, Paris 8 vào lúc 12 giờ 30, sau đó được rước đi 28 cây số trong vòng 4 tiếng rưỡi và chuyền tay qua 80  người. Người mở đầu cầm đuốc là vận động viên Stéphane Diagana vô địch thế giới 400 thước với rào cản. Cuộc rước đuốc bắt đầu từ trên lầu 1 của Tour Eiffel xuống đất, sẽ đi dọc theo bên phải sông Seine đến thành phố Issy Les Moulineaux rồi quay ngược về phía trái sông cho đến cầu Alma, đuốc sẽ theo đại lộ Marceaux về Place de l’Étoile (công trường Khải Hoàn Môn). Từ đây đuốc tiếp tục theo đại lộ Champs Élysée đến Place de la Concorde và nhắm hướng thẳng đến Tòa Thị Chính Paris. Sau đó đuốc quay trở lại chạy theo bên trái sông Seine đến trụ sở Hạ Viện rồi dùng đại lộ Raspal và Réné Coty hướng về sân vận động Charléty là văn phòng Tổ Chức Quốc Gia Thế Vận và Thể Thao của Pháp. Từ đây, đuốc sẽ từ giã Paris để lên đường qua San Francisco.
 
Chương trình như vậy nhưng hành trình hoàn tòan thất bại : Sau hai lần bị dập tắt, đuốc phải trốn trong xe buýt để tiếp tục lộ trình. Để về được sân vận động Charléty, chính quyền Pháp đã phải bỏ nhiều lộ trình mục đích giữ an toàn cho đoàn rước đuốc. Đài RFI của Pháp đã loan tin không đúng sự thật qua câu giải thích, vì "SỰ CỐ KỸ THUẬT" đuốc bị tắt hai lần ! Cảnh sát đã bắt 23 người, trong đó có một người đàn bà Việt Nam mặc áo trắng, đó là Chị Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Những hình ảnh chúng ta đã thấy trên các hệ thống truyền hình chứng tỏ không phải là "sự cố kỹ thuật" !
 
Cộng đồng Người Việt Quốc Gia không phân tán lực lượng mà tập trung với các cộng đồng bạn ở trung tâm biểu tình tại quảng trường Trocadéro. Theo ước tính, không kể các thành phần tham dự biểu tình của Cộng đồng Tây Tạng cũng như người Pháp tại các địa điểm khác nhau và dọc theo lộ trình 28 cây số thì tổng số người hiện diện tại quảng trường Nhân Quyền Trocadéro lên đến khoảng 5000 người. Hai màu cờ xuất hiện nổi bật nhất là cờ Tây Tạng và cờ vàng Việt Nam Quốc Gia.
 
Với một lực lượng cảnh sát trên 3000 người, không kể cảnh sát chìm, cảnh sát ứng trực tại các điểm trọng yếu, dưới sông cũng như trên bầu trời. Ngoài ra còn có các đội cứu hỏa và các thành phần cảnh sát đặc biệt trang bị xe và các dụng cụ chống biểu tình nhưng vẫn không bảo vệ được ngọn lửa.
 
Từ 10 giờ 30 sáng số người tham dự đã chiếm hết quảng trường Trocadéro, trong đó đa số là người Pháp, người Tây Tạng, Người Việt Quốc gia, Miến Điện, Trung Hoa Quốc Gia, Tân Cương, Nội Mông Cổ…Có thể tính đến 80% là người Pháp tham dự thật nhiệt tình với cờ cầm tay hoặc quấn ở cổ. Họ đồng thanh hô lớn các khẩu hiệu đá đảo Tàu Cộng đã đàn áp dân tộc Tây Tạng và cướp đất của Việt Nam bằng hai thứ tiếng Pháp, Anh.
 
Ông Thupten GYATSO chủ tịch cộng đồng người Tây Tạng tại Pháp và cũng là người thường tổ chức những cuộc biểu tình trong thời gian nầy, mở lời cám ơn quan khách và lên tiếng tố cáo tội ác Trung Cộng như lời khai mạc cho cuộc xuống đường ngày hôm nay. Tôi thấy có sự hiện diện của các viên chức chính quyền Pháp đến ủng hộ và ghi danh phát biểu cảm tưởng gồm các vị : Quý Ông Lionel LUCAS và Patrick BLOCHE chủ tịch và phó chủ tịch cũng như ông Jean-Louis BIANCO là thành viên, thuộc nhóm nghiên cứu về Tây Tạng tại Quốc Hội. Bà Corinne LEPAGE, Dân biểu của đảng MODEM. Ông Dominique TIAN, Dân biểu đảng UMP. Ông FOLLIOT, Dân Biểu. Ông Robert MENARD Tổng Thư Ký RSF. Hai nhà văn nữ của Pháp Claude B. LEVENSON và Irène FRAIN. Họ sẽ tuần tự lên phát biểu cảm tưởng và xác nhận sự ủng hộ của họ đối với người Á Châu tự do. Đặc biệt tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới là thành phần năng động nhất vừa ra mặt vừa hoạt động trong bóng tối để gây trở ngại cho cuộc rước đuốc ngày hôm nay.
 
Để biết thêm chương trình tổ chức và diễn hành hôm nay, tôi mở đầu phần phỏng vấn với ông Thupten Gyatso :
 
- KBC : Kính chào anh Thupten, cho phép tôi đặt vài câu hỏi ?
 
- T.G : Sẵn sàng.
 
- KBC : Anh có gặp khó khăn gì với chính quyền Pháp trong việc tổ chức ngày hôm nay ?
- T.G : Không, nhưng lúc nào họ cũng yêu cầu tôi phải làm thế nào để tránh xung đột và như ông biết, cuộc biểu tình hôm nay bị đóng khung trong khu vực nầy, nghĩa là được tự do trong vòng kiểm soát của cảnh sát chung quanh quảng trường Trocadéro, sau đó sẽ diễn hành chừng vài cây số trước khi đến BứcTường Hòa Bình tại Champ de Mars.
 
- KBC : Anh cho biết người Tây Tạng ngoài cộng đồng tại Pháp hiện có mặt ở đây còn có ai đến từ ngoại quốc ? Và không tính những người Tây Tạng tập trung tại đây thì còn nhóm nào "tiếp đón" ngọn đuốc ở dọc đường và tại các điểm quan trọng ?
 
- T.G : Các cộng đồng tại Châu-Âu đến đây ngày hôm nay gần như đầy đủ. Trả lời ý thứ hai của ông thì dĩ nhiên, ngoài thành phần có mặt ở đây chúng tôi cũng sắp đặt một số thanh niên bám sát cuộc rước đuốc.
 
- KBC : Trong trường hợp có những người trà trộn vào đây để trương các cờ Cộng sản (đỏ sao vàng) để ủng hộ Trung Cộng và Cộng sản Việt Nam,  anh có cách giải quyết ?
 
- T.G : Tôi đã thảo luận với Cảnh sát, nếu trường hợp nầy xảy ra thì nên thông báo ngay cho họ.
 
- KBC : Anh có nghĩ rằng Chính quyền lưu vong Tây Tạng có thể đạt được một cuộc đối thoại có lợi cho Tây Tạng theo đề nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma với Trung Cộng trước ngày khai mạc Thế Vận ở Bắc Kinh ?
 
- T.G. : Tôi hy vọng chuyện nầy có thể xảy ra.
 
- KBC : Nếu không ?
 
- T.G. : Tiếp tục xuống đường biểu tình !
 
- KBC : Từ đây đến ngày khai mạc 08.8.2008, sẽ còn bao lần tổ chức biểu tình tại Paris như thế nầy ?
 
- T.G. : Không phải tính đến ngày khai mạc Thế Vận 2008 mà chúng tôi sẽ xuống đường đòi tự do độc lập cho xứ tôi đến lúc nào thành công mới chấm dứt.
 
Vừa dứt lời thì một thanh niên đứng gần chúng tôi rút trong người lá cờ Trung Cộng, cắm vào cán, phất lên vài lần rồi cuốn lại cho vào túi. Cũng ngay lúc đó, một người trong đoàn biểu tình cho tôi hay có mấy du sinh đang tung cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng ra để chụp hình. Tôi đến có ý định chụp vài tấm hình và đặt một ít câu hỏi, nhưng người đàn bà theo sát bên tôi đã thông báo ngay cho các em du sinh bằng điện thoại. Khi tôi vừa đến thì các em đã xếp lá cờ nhỏ chừng nửa thước vuông và tìm cách giấu vào người. Tôi lịch sự cho biết, tôi là nhà báo định hỏi em vài câu, nhưng một em du sinh trai, tuổi chừng trên dưới 20 đã thưa với tôi bằng một giọng rất dịu dàng rằng, "xin bác bỏ qua cho cháu". Qua giọng nói và đôi mắt chân thành của em du sinh tôi thấy hơi xót xa trong lòng và ân cần bắt chuyện tiếp với các em xem như không có gì xảy ra. "Không có gì xảy ra cho các em, chúng tôi biết các em yêu nước chống ngoại xâm, vì thế các em đã đến với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi mở rộng vòng tay để chào đón các em nhưng điều mong ước của tôi là các em phải đến tay không. Các em mang cờ Đỏ Sao Vàng theo thì xem như em chống lại nhà nước của các em, vì bên nhà ủng hộ hết mình cuộc rước đưốc, còn ở đây thì ngược lại, tổ chức chúng tôi chống Trung Cộng và chống luôn nhà nước của các em. Tôi biết các em ở vào thế giữa bị kẹt cả hai bên". Em du sinh trai "dạ" một tiếng và xếp cờ lận vào trong áo lạnh.… Câu chuyện phải chấm dứt tại đây vì một cô gái khác kéo tay em du sinh đi ra xa. Sau đó, tôi thấy hai em du sinh nầy được điều khiển bởi một người đó nào đó, đứng nấp sau bức tượng, lâu lâu bung lá cờ lớn ra phất vài lần rồi để xuống đất. Thật tình tôi thấy tội nghiệp cho các em du sinh, họ cũng đau lòng vì Trung Cộng là kẻ cướp hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, các em muốn đến để chia sẻ với Người Việt Quốc Gia nhưng lại bị các cấp chỉ huy bắt buộc các em phải đưa cờ Đỏ Sao Vàng ra trình diễn để chụp hình ! Việt Cộng ra lệnh các em du sinh mạo hiểm những chuyện nhỏ nhặt nầy để làm gì ? Nếu chúng tôi không bình tĩnh và thông cảm các em thì chắc đã có chuyện không hay xảy ra vì chính cảnh sát Pháp và ban tổ chức đã yêu cầu chúng tôi thông báo cho họ tức khắc nếu có sự xuất hiện của cờ đỏ sao vàng ?
 
Sau phần mở đầu chào mừng quan khách và nêu rõ lý do cuộc biểu tình ngày hôm nay, đến lược các nhân vật trong chính giới Pháp đăng đàn bày tỏ quan điểm của họ. Các vị dân biểu Hạ Viện, các văn sĩ cũng như những nhân vật dân cử cấp tỉnh, cấp thành phố đều nêu rõ lý do sự có mặt của họ ngày hôm nay. Ba điểm được nhấn mạnh, họ đến để bày tỏ sự ủng hộ những người biểu tình chống lại việc xâm chiếm và đàn áp tàn bạo của Trung Cộng đối với dân Tây Tạng. Họ sẽ sát cánh với những người xuống đường để tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền tự do dân chủ đồng thời với cương vị dân biểu, nghị viên và những nhà làm văn hóa, họ sẽ làm những gì trong quyền hạn cho phép để thức đẩy chính quyến Pháp nhúng tay một cách thiết thực trong vấn đề nhân quyền đồng thời cổ võ người dân Pháp tẩy chay thế vận ô nhục sắp được Trung Cộng khai mạc vào tháng 8 nầy tại Bắc Kinh.
 
Lợi dụng thời gian các dân biểu đang phát biểu, tôi đã phỏng vấn ông Patrich Bloche, phó chủ tịch nhóm đặc trách nghiên cứu vấn đề Tây Tạng tại Hạ Viện.
 
- KBC : Kính thưa ông Dân Biểu, tôi đã nghe những lời chân tình của ông đối với cộng đồng người Tây Tạng cũng như cộng đồng Người Việt Quốc gia, xin chân thành cám ơn và xin được phép phỏng vấn ông Dân Biểu vài câu.
 
- Ông P.B  :  Vâng tôi sẵn sàng, nhà báo cứ đặt câu hỏi.
 
- KBC : Câu hỏi thứ nhất, Ông có nghĩ rằng nhà cầm quyền Trung Cộng sẽ luôn luôn từ chối đối thoại với ngài Đạt Lai Lạt Ma, hay, sẽ mềm dẽo một phần nào sau khi thất bại hoàn toàn cuộc rước đuốc trên các thành phố lớn tại Âu-Mỹ ? Trong trường hợp Trung Cộng vẫn tiếp tục đàn áp, ông sẽ nghĩ thế nào và sẽ làm gì với tiếng nói và quyền hạn của một dân biểu ?
 
- Ông P.B : Tôi nghĩ rằng, bất cứ Cộng sản xứ nào cũng vậy, ít khi chúng cởi mở trong tinh thần đối thoại với nhau. Chúng ta phải kêu gọi thế giới hợp tác đế áp lực mới hy vọng đạt được mục đích.
 
- KBC : Câu hỏi thứ hai : Còn 4 tháng nữa mới đến ngày khai mạc, ông có nghĩ rằng sẽ còn nhiều cuộc xuống đường tranh đấu của dân Tây Tạng ? Trong trường hợp nầy ông có nghĩ là sẽ vận động thêm nhiều vị dân cử xuống đường ủng hộ chúng tôi ?
 
- Ông P.B : Tôi nghĩ rằng còn phải mất nhiều thời gian và kiên trì tranh đấu liên tục. Rất nhiều dân biểu đồng viện của tôi sẽ ủng hộ những đòi hỏi chính đáng của các dân tộc Á Châu đang bị Cộng sản cai trị.
 
- KBC : Câu hỏi thứ ba : Tổng thống Nicolas Sarkozy chưa quyết định dứt khoát việc tham dự hay không ngày khai mạc Thế Vận tại Bắc Kinh ? Vậy ngay trong thời gian nầy Quốc Hội đang họp, ông có thể kêu mời các vị đồng viện ủng hộ và chuyển đạt thỉnh nguyện của chúng tôi lên Tổng Thống chống lại kỳ Thế Vận mang nặng tính cách chính trị nầy như nhiều vị Thủ Tướng của Tây Phương đã làm ?
 
- Ông P.B. : Dĩ nhiên tôi và ông chủ tịch của nhóm, người đang phát biểu trước máy vi âm, sẽ thảo luận và trình bày quan điểm của chúng tôi với Tổng Thống Nicolas Sarkozy.
 
- KBC : Xin cám ơn và hoàn toàn tin tưởng sự ủng hộ nhiệt tình của ông dân biểu.
 
Một điều đáng quan tâm, đa số tham dự biểu tình là nguời Pháp, tay cầm, vai quấn cờ Tây Tạng và Việt Nam Quốc Gia. Tôi xin phép phỏng vấn một người đàn bà đứng tuổi người Pháp, tay cầm cờ Việt Quốc Gia, nhiệt tình hô theo những khẩu hiệu bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh.
 
- Thưa Bà, xin vui lòng cho tên và biết lý do bà có mặt ngày hôm nay ?
 
- La dame : Xin gọi tôi Madame để dễ trả lời các câu hỏi của ông. Không phải hôm nay mà tôi thường có mặt nhiều lần trong các cuộc biêu tình của người Á Châu đòi Nhân Quyền, Độp Lập, Tự Do, Dân Chủ…
 
- KBC : Bà có biết lá cờ bà đang cầm trong tay ?
 
- La dame : Biết chứ, đây là cờ của người Việt Nam Tự Do.
 
- KBC : Bà biết nhiều về nguồn gốc và lịch sử của lá cờ nầy không ?
 
- La dame : Thật ra không nhiều, nhưng tôi có hỏi vài người bạn Việt Nam, họ cho biết ý nghĩa cờ về lá cờ của người Viêt trước khi Cộng sản xâm chiếm nước ông.
 
- KBC : Thưa bà, bà có nghĩ rằng Cộng sản Hà Nội vào chiếm Việt Nam Cộng Hòa có giống như trường hợp Trung Cộng xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hiện nay ?
 
- La dame (cười) : Thật khó trả lời câu hỏi của ông nhưng theo tôi thì Cộng sản Tàu hay Cộng sản Hà Nội cũng đều giống nhau !
 
- KBC : Xin cám ơn bà.
 
Cũng trong chiều hướng tìm hiểu về người Pháp đối với lá cờ Quốc Gia, tôi đã phỏng vấn hai thanh niên trẻ người Pháp. Người thứ nhất là một cô gái chừng 20-25 tuổi. Cô ta không cho biết tên.
 
- KBC : Thưa cô, cô biết nhiều về lá cờ cô đang cầm trong tay ?
 
- Cô gái : Một chút ít.
 
- KBC : Chút ít thế nào , xin vui lòng cho biết ?
 
- Cô gái : Tôi vừa được một người giải thích nhưng chưa biểt rành mạch cho lắm.
 
Nhân tiện có Đại tá Tững, Tổng thư ký văn phòng liên lạc các hội đoàn người Việt Quốc gia tại Pháp đang đứng bên cạnh, tôi đề nghị ông giải thích giùm.
 
Tôi kiếm thêm một bạn trẻ khác để tìm hiểu vấn đề nầy. Gặp một thanh niên đang quấn trên người lá quốc kỳ Việt Nam, tôi không bỏ lở cơ hội : 
 
- KBC : Xin anh vui lòng cho biết tên và lý do anh tham dự biểu tình ngày hôm nay ?
 
- Jean Bourger. Tôi tên Jean, Jean Bourger. Tôi ái mộ những người Á Châu yêu chuộng tự do nhân quyền, tranh đấu cho xứ sở của họ đang bị Cộng sản đàn áp ?
 
- KBC : Xin anh cho biết rõ, Cộng sản Tàu hay Cộng sản Việt Nam ?
 
- Jean Bourget : Cả hai.
 
- KBC : Anh có biết về lịch sử cờ anh đang khoác trên người ?
 
- Jean Bourget : Không !
 
- KBC : Không, nhưng tại sao anh khoác trên người ?
 
- Jean Bourget : Tôi nhận từ tay của một người trong đoàn biểu tình.
 
- KBC : Vì hiếu kỳ, giải trí hay một lý do nào khác ?
 
- Jean Bourget : Không, tôi ái mộ vì đây là một biểu tượng chống Cộng sản.
 
Trong lúc các nhân vật chính trị của Pháp họp báo, nhiều người Pháp cũng như trong các cộng đồng Việt Nam đã lên phát biểu ý kiến, trong đó Cô Nghi Trần và cựu Đại Tá Tững phát biểu thay mặt cho người Việt Quốc Gia tại Pháp. Sau khi cô Nghi phát biểu rằng "Paris là nền tảng của Nhân Quyền thì chính thủ đô của Pháp sẽ dập tắt ngọn lửa Thế Vận", thì chuyện mong đợi của mọi người đã đến. Thật đúng y lời cô Nghi Trần nói, chỉ sau vài phút chúng tôi được thông báo rằng đuốc Thế Vận đã bị những người chống đối dập tắt hai lần. Hai mươi ba người bị Cảnh sát bắt trong đó có một người Việt Nam, đó là bà Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Bà Ngọc Hạnh bị cảnh sát kéo ra khỏi nhóm người nhào vô dập tắt ngọn đuốc lúc vừa rời lầu 1 từ tháp Eiffel xuống đường để diễn hành theo lộ trình. Bà Ngọc Hạnh sau đó đã gặp tôi trong đoàn biểu tình, áo quần nhàu nát, mặt mày tóc tai bơ phờ, bà cho tôi biết  :
 
- Thưa anh, em vừa bị cảnh sát kéo và liệng xuống đất mấy lần trong lúc cùng với thanh niên Tây Tạng nhào vào dập tắt đuốc.
 
Tôi ngạc nhiên hỏi thăm :
 
- Chị nghĩ thế nào mà không báo trước cho Cộng đồng ? Đơn độc một mình hành động như vậy không có lợi cho cá nhân của chị.
 
- Em muốn p tự mình góp sức mình trong việc nầy.
 
- Điều tốt hơn là chị nên phối hợp với tập thể. Chúc chị về nghỉ sớm và mau lấy lại thăng bằng sức khỏe.
 
Đến 16 giời 15, đoàn biểu tình được một toán cảnh sát dẫn đầu theo đường Franklin rồi quay qua đường Le Tasse và đại lộ Delessert để đến cầu Iéna. Sau đó cảnh sát tiếp tục hướng dẫn dọc theo Quai Branly và theo đại lộ Suffren để đến Bức Tường Hòa Bình tại Champ de Mars. Đây là trạm cuối của cuộc diễn hành, dù trời mưa nhưng chương trình vẫn được tiếp tục với "Đêm Thắp Nến".
 
Những điểm ghi nhận qua cuộc biểu tình chống cuộc rước đuốc Thế Vận tại Paris ngày 07.4.2008 :
 
- Vài em du sinh xuất hiện bất ngờ với Cờ Máu mục đích để chụp hình và báo cáo với sứ quán tại Paris cũng như Hà Nội, nhưng không xảy ra chuyện gì đáng tiếc.
 
- Đài RFI đã phỏng vấn các em du sinh, các em nầy trả lời có vẽ nhiệt tình là họ yêu nước, các em phải tham gia xuống đường không ngoài mục đích ủng hộ tự do độc lập, đồng thời đến đây để xác nhận chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam chứ không phải của Trung Cộng.
 
- Ông chủ tịch Thế Vận Hội Thế Giới CIO tuyên bố ông phản đối vấn đề vi phạm nhân quyền của Trung Cộng, đi ngược lại tinh thần thể thao của Thế Vận Hội  Sau đó ông chủ tịch Thế Vận Hội Pháp David Douilet, vô địch Judo thế giới, ông nói rằng ông chờ đợi điều phản đối nầy đã từ lâu. Đến ngày hôm nay ông rất hài lòng khi nghe lời phải đối của ông Chủ Tịch Thế Vận Hội Thế Giới. Nếu để cho ông chủ tịch Thế Vận Hội nước Pháp được bầu lại nước tổ chức Thế Vận Hội 2008 thì  không bao giờ David Douillet đề cử Trung Cộng !
 
- Nhìn chung những hình kèm theo bài viết, đại đa số người Pháp, kể cả các thành phần trong ba ngành từ hành pháp, tư pháp đến lập pháp của Pháp xuống đường ủng hộ.
 
- Thị trưởng thành phố Paris, ông Bertrand Delanoë (đảng Xã Hội) đã tát vào mặt Trung Cộng một cái thật đích đáng khi tại tòa thị chính cũng như nhiều công thự trong thủ đô đã treo lên những tấm bảng lớn bằng bằng vải tẩy chay Thế Vận Hội ngày 08.8.2008 cũng như ngay tại mặt tiền của tòa Thị Chính, một tấm biển lớn đòi nhân quyền để đón tiếp phái đoàn Trung Cộng và ngọn đuốc đi ngang qua đây !
 
- Nhà nước Trung Cộng đã lớn tiếng phản đối "nhà nước" Paris đã không bảo vệ được ngọn đuốc cũng như phản đối các tấm biển treo trên Tòa Thị Chính Paris. Ông Bertand Delanoë tuyên bố một câu như sau : "Nước Pháp là thành trì của nhân quyền, chúng tôi tôn trọng nhân quyền. Chúng tôi không phải là Trung Cộng". Một câu nói nhẹ nhàng nhưng chính là gáo nước dơ tạt vào mặt tập đoàn Cộng sản Bắc Kinh !
 
- Đoàn rước đuốc đã quyết định không đi qua tòa Thị Chính Paris và âm thầm hướng về phiá trụ sở Quốc Hội, bỏ một địa điểm quan trọng trong chương trình.
 
- Quốc hội tạm ngưng phiên họp để 40 dân biểu ra đường phản đối đoàn đuốc đi ngang.
 
- Trong số người xử dụng bình chửa lửa để tắt ngọn đuốc có một dân biểu của Pháp !
 
- Đoàn rước đuốc bắt buộc bỏ các chặng đường tiếp theo sau khi đi qua trụ sở Quốc Hội, âm thầm trong xe buýt để đến địa điếm cuối cùng là sân vận động Charléty trước khi rời Pháp.
 
- Trung Cộng quá giận mất bình tĩnh khi lên tiếng chỉ trích "chính phủ" Paris đã âm thầm phá hoại cuộc rước đuốc đi ngang qua đây.
 
- Sự xuất hiện đột ngột của bà Nguyễn thị Ngọc Hạnh trong nhóm người có sứ mạng dập tắt ngọn lửa của người Tây Tạng và ông Trần Hồng (người trước đây lái xe ủi vào cổng sứ quán Việt Cộng tại Paris) với cờ Quốc Gia quấn ngang người, hai tay cầm hai cờ Trung Cộng và Việt Cộng trên đó vẽ hình sọ người với hai khúc xương chéo nhau, đứng ngay giữa quảng trường Trocadéro là hai hình  ảnh nổi bật.   
 
- Với một lực lượng hùng hậu cảnh sát Pháp và các vận động viên cũng như công an trá hình nhưng Trung Cộng vẫn không bảo vệ nổi ngọn lửa đến đổi đuốc phải vào trốn trong xe buýt để tiếp tục hành trình. Đài RFI vẫn không quên dùng chữ của Việt Cộng khi báo tin rằng đuốc bị tắt vì "sự cố kỹ thuật" !
 
- Một màn tống khứ đoàn Thế Vận của Trung Cộng được tổ chức chu đáo tại sân vận động Charléty trước khi đuốc lên đường qua San Francisco.
 
- Trung Cộng chỉ phát hình rước đuốc tại Paris chỉ trong vòng một vài phút rồi tắt và thông báo rằng ví "sự cố kỹ thuật" !!!
 
Tóm lại sau 2 lần đuốc bị tắt, lửa Thế Vận phải trốn trong xe buýt để tiếp tục lộ trình. Thật nhục nhã cho Trung Cộng khi chúng đánh giá lầm người Tây Phương.
 
Đây là một dấu hiệu báo trước một điềm xấu, nhắc chúng ta nhớ lại cái "khuôn 9 năm" mà  hai xứ độc tài Đức Quốc Xã và Cộng sản Liên Bang Sô Viết đã sụp đổ đúng sau 9 năm tổ chức Thế Vận Hội.
 
Hy vọng với thời đại điện tử nầy thời gian sẽ được rút ngắn hơn để nhân loại mau có hòa bình. Cứ tin như vậy đi.
 
Đinh Lâm Thanh
Paris, 07.04.2008


Nguồn : nguyenbacninh@free.fr
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #30 - 08. Apr 2008 , 09:39
 
1 Dân VN Rước Đuốc Từ Chối Vì Hoàng Sa
 

Việt Báo Thứ Ba, 4/8/2008, 12:02:00 AM

Một người trong danh sách rước Đuốc Thế Vận tại Việt Nam đã chính thức gửi thư từ chối vai trò này, nhằm phản đôi việc Trung Quốc xâm lấn Trường Sa và Hoàng Sa.

Trên trang blog của anh Lê Minh Phiếu -- có địa chỉ http://blog.360.yahoo.com/blog-qKfmKgM9fqvmBC219LPdVL0rbx8G6Q--?cq=1&p=47&n=2850... -- đã đăng lá thư gửi lên Ủy Ban Thế Vận.

Lá thư có nhan đề “Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế” và ký tên Lê Minh Phiếu tự giới thiệu là “Một người rước đuốc Olympic 2008; Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế. Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV, Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp.”

Lá thư gửi từ nơi anh du học là Bordeaux, đề ngày 7 tháng 4 năm 2008, gửi lên Bá tước Jacques Rogge, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế tại điạ chỉ Château de Vidy, 1007 Lausanne, Thụy Sĩ.

Thứ viết, trích như sau:

“Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974...”

Trong lá thư, anh Lê Minh Phiếu cũng dẫn ra 2 bản đồ phụ lục, ghi rõ tuyến đường chạy Đuốc Thế Vận đi ngang qua quần đaỏ Hoàng Sa, trên đó, theo thư viết:

“...Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế...

...Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands »...”

Cuối thư, anh Lê Minh Phiếu viết:

“...Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008...”

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #31 - 09. Apr 2008 , 06:07
 

Biếm Họa:
Đuốc Chui
  của HatKa
đăngvietnamexodus vào Wednesday, 09, April
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus



...
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #32 - 10. Apr 2008 , 05:25
 
Rước Đuốc Chui tại San Francisco.
   

Cuộc rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008 đã không diễn ra tại địa điểm xuất phát McCovey Cove, thành phố San Francisco như đã được công bố vì sợ bị phản đối , bạo động và sợ bị dập tắt đuốc nên đã bí mật thay đổi lộ trình. Mọi người ngao ngán ra về khoảng 2:00PM kết thúc sự tham dự một cuộc rước đuốc chui.


... ...
Back to top
« Last Edit: 10. Apr 2008 , 05:30 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 20
Reply #33 - 10. Apr 2008 , 05:58
 
San Francisco chứng minh hùng hồn: One World, One Dream (Một Thế Giới, Một ƯớcMơ): Tây Tạng Tự Do! Điều nhục nhã lớn nhất trong lịch sử thế vận: Rước đuốc “chui” và lễ bế mạc “chui”…
__________________________________________

Trước sức ép dữ dội từ đám đông cả trăm ngàn người phản đối, cuối cùng Ban Tổ Chức Lễ Rước Đuốc thế vận hội đã công bố hủy bỏ lễ bế mạc
(Apr 09, 2008)

Cali Today News -Các viên chức cho hay lễ Bế Mạc được dự trù cho cuộc Rước Đuốc Olympic tại San Francisco Bay đã bị hủy bỏ, nhưng sẽ được thay thế bằng một lễ khác tương tự tại một địa điểm nằm trong khu vực phi trường quốc tế San Francisco, một địa điểm hoàn toàn cách xa chỗ công chúng vì những lý do an ninh, vì số người phản đối quá đông đến mức khó khiểm soát nổi và vì những bùng nổ trước đó tại Paris và London.

Lẽ ra lễ này theo dự trù sẽ diễn ra tại khu Thủy Tạ của San Francisco Bay và một buổi lễ khác được loan báo thay thế nhưng ở địa điểm nào thì không được công bố.

Trước đây thì lễ Bế Mạc được cho biết sẽ diễn ra ở Quãng Trường Justin Herman Plaza, nơi trong ngày thứ tư 9/4 có nhiều ngàn người đứng tụ tập trước để phản đối và để ủng hộ cuộc rước đuốc đợi sẵn.

Chỉ một thời gian ngắn trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu thì lộ trình đã được thay đổi. Lộ trình mới mới diễn ra cách những người biểu tình và khán giả đứng xem khoảng 1 dặm.

Các viên chức cho hay sở dĩ lộ trình được thay đổi là do có lo ngại về an ninh cho cuộc Rước Đuốc.

Thị Trưởng San Francisco Gavin Newsom cho ký giả AP hay là một lễ Bế Mạc cuộc rước đuốc sẽ diễn ra ở một địa điểm khác nhằm bảo vệ an ninh.  (Trần Vũ theo AP)


...   ...

China - Lợi dụng cuộc tranh đua thể thao Olympic để làm chính trị

alan nguyen (Thứ năm, ngày 10 tháng tư năm 2008)


Trong số khoảng 10000 đến 15000 người tham gia biểu tình chống rước đuốc Olympic ngày 09-04-2008 ở bến Tàu San Francisco . 80% là người Mỹ trí thức da trắng . Thật là đáng hãnh diện và khích lệ cho người đấu tranh cho Tây TẠNG .

Ngọn đuốc đã phải lén lút thay đổi lộ trình một giờ trước đó - khoảng 12 giờ trưa , khi được trình báo có một đám đông khổng lồ đang tràn ra bít cả một vùng mà trên đó có lối cho lực sĩ cầm đuốc chạy qua ... Họ đã thử cho một đoàn xe khoảng 5 chiếc giả vờ chạy đến đây , nhưng chiếc xe buýt bít bùng tình nghi chở ngọn đuốc đã bị đám đông chận trước đầu xe . Tài xế người Trung Quốc (?) dường như muốn cán qua họ bằng cách chạy chầm chậm dù biết phía trước có đám đông dùng sức người và cả sinh mệnh của họ ra cản trở . Thật hãi hùng !
...

CÁI CẢNH DÃ MAN nầy làm người ta nhớ đến Thiên An Môn năm xưa . Gã tài xế điên khùng đã bị cảnh sát ra lệnh phải ngừng ngay tại chỗ . Không được di chuyển dù một ly ... Nhiều người uất hận đã dùng cây cầm khẩu hiệu đi biểu tình đập lên thành xe , một cái kính chiếu hậu cạnh tài xế vỡ tan nát , rơi xuống đường .

Đây có lẽ là bước dò giẫm của ban tổ chức rước đuốc và cảnh sát an ninh bảo vệ của San Fracisco. Họ đã biết là không thể đi lọt qua cái đám đông như nước vỡ bờ kia . Nên đã làm một kế hoạch tức tốc - BỎ nửa 3 miles đầu , chỉ cho ngọn đuốc đã giấu kín và bất ngờ xuất hiện ở nửa đoạn đường sau . Thật xấu hổ cho Trung Quốc . Rước đuốc mà len lén như đi ăn trộm sợ chủ nhà bắt gặp .

.........

Một số người Việt Nam cầm cờ vàng cũng đã xuất hiện rải rác đó đây , chỉ như muối bỏ biển , tôi đã chụp được hơn hai trăm bức ảnh trong đó có mấy tấm hình của phụ nữa Việt Nam đội nón lá , cầm cờ vàng .v.v. Đám đông sau khi chặn cuộc rước đuốc thành công ở khu vực du lịch quan trọng . Đã đi tuần hành trong trật tự và ôn hoà trên nhiều đường phố trong khu vực bến tàu Embarcadero cho đến chiều tối ...

Đám du sinh cộng sản và hằng ngàn người Tầu , cầm cờ đỏ sao vàng ủng hộ ở ven đường ( chắc được chỉ thị của đảng cs) đã uất hận nhìn dòng suối người đi biểu tình tràn qua các đường phố nhiều giờ liền. Sau cùng đã không nhịn được, nổi điên tràn ra đường chữi rủa thô tục , quậy phá và cản trở dòng người . Nhưng bây giờ đã quá muộn ! Bao nhiêu thước phim , bao nhiều hình ảnh đã được người ta quay , chụp chỉ cần vài giờ sau đó sẽ đưa lên mạng cho cả thế giới xem cảnh Ô NHỤC rước đuốc Olympic gần như LÉN LÚC của Trung Quốc .

Hoan hô sự ủng hộ của hằng ngàn cảnh sát San Francisco đã thi hành lệnh giữ trật tự chiếu lệ , ôn hoà , làm cho có . Hầu như trong suốt nhiều giờ biểu tình tẩy chay China Olympic 2008 ở đây . Cảnh sát đã khoanh tay, yên lặng , tới lui ,chỉ ngăn chặn những hành vi có thể gây ra bạo động ...

Mọi việc đã xảy ra tốt đẹp trong ngày lịch sử 09-04-2008 . Nhiều chục ngàn người đi biểu tình , du khách hay tham quan ; đã rất tiếc không thấy được ngọn đuốc ô nhục của ngọn lửa căm thù mà cộng sản Tầu đã áp đặt lên nhân dân Tây Tạng. Trung Quốc định phô trương thanh thế bằng cách lợi dụng cuộc tranh đua thể thao Olympic đễ làm chính trị, nhưng âm mưu đen tối đó đã như ngọn roi quất ngược vào mặt tập đoàn gian ác cộng sản bá quyền Bắc Kinh .

Còn thanh niên , sinh viên , học sinh Việt Nam yêu nước ở trong nước nghĩ sao ? Khi đám cố vấn Trung Quốc đã sang Việt Nam - Sai bảo, chỉ thị đảng cộng sản Việt Nam phản dân hại nước, quân đội , tay sai công an , phải làm theo lệnh của họ như ( chủ và đày tớ ? )

LEN LÉN rước đuốc qua đường phố Việt Nam hay ngang nhiên , thách đố và ngạo mạn ?

Nha




Back to top
« Last Edit: 15. Apr 2008 , 22:09 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #34 - 10. Apr 2008 , 17:18
 
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước đuốc Olympic

Phong Trần

Olympic Bắc Kinh 2008 đã trở thành lễ hội nhục nhã không chỉ cho giới cầm quyền tại Trung Nam Hải mà còn cho cả nhiều người có liên quan đến nó. Theo thông tin mới nhất Chứng nhân Lịch sử vừa nhận được, nữ ca sĩ Mỹ Tâm, một trong 3 người Việt Nam sẽ cầm ngọn đuốc Olympic khi ngọn đuốc này đến Sài Gòn vào ngày 29/4/2008 tới đây, đã chính thức từ chối rước ngọn đuốc nhục nhã này.

...
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước ngọn đuốc
của những kẻ xâm lược vào Sài Gòn


Theo các nguồn tin thân cận với Mỹ Tâm thì trước việc hàng triệu người trên khắp thế giới tuyên bố tẩy chay Olympic Bắc Kinh cũng như việc nhiều thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam đã xuống đường phản đối lễ hội này, Mỹ Tâm đã quyết định rút lui, không tham gia vào đoàn rước đuốc. Cô không muốn chống lại người dân - những người ái mộ giọng hát của cô, đã đưa cô đến đỉnh cao nghề nghiệp.

Theo "pháp luật Việt Nam", một lý do như trên không thể giúp Mỹ Tâm rút lui khỏi đoàn rước đuốc mà chính quyền nô dịch đã mất khá nhiều công sức thành lập. Thậm chí nếu lý do trên được đưa ra, Tâm sẽ khó tránh khỏi các rắc rối với chính quyền. Qua tìm hiểu, lý do chính thức Mỹ Tâm đưa ra để từ chối rước đuốc là kế hoạch làm việc của cô tại Hàn Quốc cho dự án âm nhạc của mình, theo đó vào thời điểm 29/4/2008, Tâm sẽ có mặt tại Hàn Quốc để tập luyện và thực hiện một số công việc khác.

Bất kể với lý do nào, Mỹ Tâm hiện được giới văn nghệ sĩ Việt Nam đánh giá cao vì hành động từ chối rước ngọn đuốc mà người Việt gọi là "ngọn đuốc của kẻ xâm lược" trên đất Việt Nam.

Mỹ Tâm không rước đuốc. Ai sẽ thay thế cô? Qua tìm hiểu của Chứng nhân Lịch sử, người được chính quyền chỉ định thay thế Mỹ Tâm là thiếu úy văn công, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Bất chấp sự căm hờn của dân chúng Việt Nam trước sự xâm lược của bá quyền Trung Quốc, Hồ Quỳnh Hương đã lập tức nhận lời và tỏ ra đặc biệt phấn khích vì đã vinh dự được chọn làm người cầm ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 rước vào Sài Gòn nhân dịp 30/4.

...
...và Hồ Quỳnh Hương sẵn sàng
thế chân bạn đồng nghiệp


Trong một sự kiện khác cũng liên quan đến đuốc Olympic được rước vào Sài Gòn, mới đây, anh Lê Minh Phiếu, nghiên cứu sinh tại Trung tâm tư liệu & Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế thuộc viện đại học Montesquieu (Pháp), một trong 60 người của đoàn rước đuốc đã gởi thư đến cho bá tước Jacques Rogge, chủ tịch Ủy ban olympic quốc tế phản đối việc Bắc Kinh đã chính trị hóa ngọn đuốc này, vi phạm quy tắc thứ 51 của Hiến chương Olympic.

Theo anh Phiếu, việc Bắc Kinh rước đuốc qua Hoàng Sa như đi trên lãnh thổ Trung Quốc và việc thể hiện quần đảo Hoàng Sa một cách đặc biệt trên bản đồ rước đuốc là hành động có mục đích của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của họ trên lãnh thổ thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sau khi yêu cầu bá tước Jacques Rogge phải có hành động cụ thể ngăn chặn cuộc rước đuốc, anh Lê Minh Phiếu đã từ chối tham gia vào đoàn rước đuối tại Sài Gòn ngày 29/4/2008.

Trước lễ rước đuốc Olympic sang Việt Nam, Mỹ Tâm đã có thái độ. Còn bạn?

PHONG TRẦN




Back to top
« Last Edit: 10. Apr 2008 , 20:21 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #35 - 10. Apr 2008 , 19:52
 
Chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế Jacques Rogge tuyên bố Thế Vận Hội đang bị khủng hoảng, trong lúc TQ yêu cầu ông đừng xía vào chuyện chính trị
--(Trần Vũ theo AFP, Apr 10, 2008)


http://www.calitoday.com/directory/getdata.aspabout_id=615c9a52d862a6736711032b0...
Chủ tịch Ủy Ban Olympic Jacques Rogge
Photo courtesy: AP


Cali Today News - Thứ năm 10 tháng 4 chính phủ Trung Cộng đã lên tiếng yêu cầu ông Jacques Rogge. Chủ tịch Ủy Ban Olympic Thế Giới hãy “đứng một lề của bên chính trị”, sau khi có một loạt biểu tình phản đối các cuộc Rước Đuốc TVH trên thế giới.

Ông Jacques Rogge cho là TVH đang bị “khủng hoảng” tiếp theo các vụ biểu tình này và ông hối thúc TQ hãy cải thiện thành tích nhân quyền trước khi TVH khai mạc vào tháng 8 tới.

TQ phản pháo trở lại bằng cách nói ông Rogge hãy “đứng một bên vấn đề chính trị”. Chính phủ TQ nói họ muốn cho thế giới “thấy hình ảnh một đất nước phú cường và bình an” qua TVH Olympic, nhưng các cuộc rước đuốc vừa qua đã trở thành cơn ác mộng cho TQ.

Trong lúc đang thăm viếng Bắc Kinh, ông Rogge nói: “Tôi thấy buồn bã vì các biến cố mới đây. Thay vì là một lễ hội của sự hòa vui của mọi người, nó không được như vậy, cho dù chúng ta phải tiếp tục cuộc rước đuốc.”

Nhưng ông Rogge nói là khi đoạt được quyền tổ chức TVH Olympic mùa Hè 2008, lẽ ra TQ nên cải thiện thành tích nhân quyền. Ông bảo TQ nên tôn trọng cam kết đạo đức này.

Jiang Wu, phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao TQ cho là ý kiến là “TVH đang bị cơn khủng hoảng của ông Rogge” là quá đáng và khiến cho người ta có cảm tưởng TQ không hề quan tâm tới việc thảo luận về nhân quyền.

Nhưng bộ Ngoại Giao TQ vẫn khẳng định mối liên quan giữa chính phủ TQ và ông Rogge là “bình thường và tốt đẹp”.

Trong lúc đó các lãnh đạo an ninh của TQ loan báo bắt được 2 nhóm khủng bố của vùng tây bắc tỉnh Xinjiang có đông người Hồi giáo cư ngụ. Họ nói các nhóm khủng bố này có âm mưu “bắt cóc người ngoại quốc trong thời gian diễn ra TVH Bắc Kinh 2008 nhằm phá hoại”.

(Trần Vũ theo AFP)
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #36 - 10. Apr 2008 , 20:03
 
dacung wrote on 08. Apr 2008 , 09:39:
1 Dân VN Rước Đuốc Từ Chối Vì Hoàng Sa
 

Việt Báo Thứ Ba, 4/8/2008, 12:02:00 AM

Một người trong danh sách rước Đuốc Thế Vận tại Việt Nam đã chính thức gửi thư từ chối vai trò này, nhằm phản đôi việc Trung Quốc xâm lấn Trường Sa và Hoàng Sa.

Trên trang blog của anh Lê Minh Phiếu -- có địa chỉ http://blog.360.yahoo.com/blog-qKfmKgM9fqvmBC219LPdVL0rbx8G6Q--?cq=1&p=47&n=2850... -- đã đăng lá thư gửi lên Ủy Ban Thế Vận.

Lá thư có nhan đề “Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế” và ký tên Lê Minh Phiếu tự giới thiệu là “Một người rước đuốc Olympic 2008; Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế. Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV, Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp.”

Lá thư gửi từ nơi anh du học là Bordeaux, đề ngày 7 tháng 4 năm 2008, gửi lên Bá tước Jacques Rogge, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế tại điạ chỉ Château de Vidy, 1007 Lausanne, Thụy Sĩ.

Thứ viết, trích như sau:

“Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974...”

Trong lá thư, anh Lê Minh Phiếu cũng dẫn ra 2 bản đồ phụ lục, ghi rõ tuyến đường chạy Đuốc Thế Vận đi ngang qua quần đaỏ Hoàng Sa, trên đó, theo thư viết:

“...Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế...

...Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands »...”

Cuối thư, anh Lê Minh Phiếu viết:

“...Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008...”




Cùng cả  nhà   thằng Lê Minh Phiếu chỉ   nói  Tào lao  với  BBC   , Nó  vẫn về  VN  để  Rước Đuốc Thế vận 
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #37 - 10. Apr 2008 , 21:37
 
Chặng đường trắc trở của ngọn đuốc Thế vận:
Từ Luân Đôn, Paris, San Francisco... đến Canberra

Lê Minh

...
Canberra đang chờ đợi "Ngọn đuốc bất hòa"


Những cuộc biểu tình rầm rộ trong suốt những ngày qua tại Luân Đôn, rồi đến Paris và ngày hôm nay 9/4 tại San Francisco khiến cho chặng đường tiếp lửa của ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh càng thêm bầm dập.

Hôm nay 9/4, ngay trước khi cuộc rước đuốc ở thành phố San Francisco bắt đầu, các giới chức chính quyền của Lãnh thổ Thủ đô Canberra (Australian Capital Territory - ACT) cùng các quan chức của Ủy ban Olympic Úc Ðại Lợi đang tính đến chuyện cắt ngắn tuyến đường, thậm chí gần như là muốn hủy bỏ cuộc rước đuốc ở thủ đô Canberra. Những toan tính này là diễn tiến tiếp theo sau khi các thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế nghĩ đến chuyện nên hay không hủy bỏ toàn bộ cuộc hành trình rước đuốc xuyên qua các quốc gia còn lại. Việc này sẽ được các thành viên cao cấp của Ủy ban Thế vận quyết định vào Thứ Sáu 11/4 tuần này.

Vị thủ hiến vùng Lãnh thổ Thủ đô ACT còn xác nhận rằng họ chỉ cho phép 2 nhân viên thuộc Uỷ ban Thế vận Trung Quốc hộ tống ngọn đuốc. Ngoài ra, các nhân viên người Trung Quốc này cũng không được phép xô đẩy người biểu tình. Sở dĩ có những ràng buộc này là vì trong cuộc rước đuốc tại thành phố Luân Đôn vừa qua, người biểu tình tại đây đã mô tả những nhân viên an ninh Trung Quốc như những “tên côn đồ”. Đó là những tên mật vụ Trung Quốc trong bộ đồ đồng phục thể thao màu trắng sọc xanh (cũng là màu đồng phục thể thao chính thức của Olympic Bắc Kinh) có nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ ngọn đuốc.

Tin hành lang còn cho biết tuyến rước đuốc nguyên thủy được dự trù chạy dài 24 cây số, kéo dài 7 tiếng, thế nhưng Ban tổ chức cuộc rước đuốc tại Canberra và cảnh sát Úc đã phải cắt ngắn tuyến đường xuống còn ... 2 cây số chạy vòng qua tòa nhà Quốc hội Liên bang

Ông Kevin Rudd, thủ tướng Úc, trong ngày cuối của chuyến Mỹ du, trước khi lên đường sang Trung Quốc, đã phát biểu rằng “rõ rằng có vấn đề vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng”. Và hôm nay, trong ngày đầu tiên của chuyến công du Trung Quốc, trước một cử tọa là các sinh viên của một trường đại học Bắc Kinh, ông cũng đã một lần nữa lập lại lời phát biểu tương tự.

Nguyên là một nhà ngoại giao rất thông thạo tiếng Phổ thông (Mandarin), trước khi đắc cử chức vụ Thủ tướng, ông còn nói thêm cùng các sinh viên Trung Quốc: “Còn nhiều vấn nạn ở Trung Quốc như đói kém, bất công, ô nhiễm và cả vấn đề nhân quyền trên diện rộng”.

Bất chấp nhiều phản ứng gay gắt từ nhà cầm quyền Trung Quốc về những phát biểu của mình, Thủ tướng Kevin Rudd cho biết ông sẽ không thay đổi ý kiến này và sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận thêm với Thủ tướng Ôn gia Bảo và các giới chức cao cấp Bắc Kinh. Ông cũng lên tiếng ủng hộ quyền biểu tình của dân Úc và nói: “Có một điều mà quý vị cần biết, nước Úc là một quốc gia dân chủ. Chúng tôi sống trong một đất nước có tự do và người dân có quyền bày tỏ quan điểm bằng phương thức mà mình chọn”.

Khi bài này được viết thì chỉ còn vài tiếng nữa là cuộc rước đuốc và biểu tình tại San Francisco bắt đầu.

Trong khi đó, các cộng đồng sắc tộc tại Canberra, trong đó có cộng đồng Việt Nam, đang chuẩn bị ráo riết cho cuộc biểu tình vào ngày 24/4 tuần tới tại thủ đô Canberra. Vì ngọn đuốc dự trù được rước từ sáng sớm cho nên người tham dự biểu tình sẽ phải tề tựu về Canberra từ đêm hôm trước. Đối với cộng đồng Việt Nam thì mọi chuẩn bị tại đây hiện đang được ban chấp hành Cộng Đồng người Việt Tự Do tại vùng Lãnh Thổ Thủ Đô ACT sắp xếp và phối hợp với các cộng đồng bạn.

Các bạn đã sẵn sàng chưa...... Chúng tôi và Canberra đã SẴN SÀNG!!!


Lê Minh
9/4/2008
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #38 - 12. Apr 2008 , 00:59
 
nguyen_toan wrote on 10. Apr 2008 , 20:03:
Cùng cả  nhà thằng Lê Minh Phiếu chỉ   nói  Tào lao  với  BBC   , Nó  vẫn về  VN  để  Rước Đuốc Thế vận  

Thế là 'thằng Lê Minh Phiêu' thuộc loại bè lũ Vc "gian, xảo, xạo" rồi. Hừm... Angry

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #39 - 12. Apr 2008 , 11:25
 
 
Thượng Nghị Sĩ John McCain lên tiếng sau đây về Trung Hoa và Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008

VietCatholic News (Thứ Bảy 12/04/2008 12:31)

Arlington, VA, Hoa Kỳ, 10 tháng 04, 2008:



Mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc là quan trọng, và chúng ta đánh giá cao khả năng hợp tác của chúng ta với nhà cầm quyền Trung Quốc trải rộng trong các lãnh vực chiến lược, kinh tế và ngoại giao. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc phải hiểu là trong thế giới tân tiến của chúng ta, cách thức một quốc gia đối xử với dân chúng của mình là một đối tượng chính đáng của sự quan tâm quốc tế. Trung Quốc đã ký kết nhiều thoả ước quốc tế đặt sự đối xử của Trung Quốc đối với dân chúng là đối tượng của quan tâm chính đáng này, không còn là vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia. Để được làm một thành phần chủ yếu có trách nhiệm trong thế giới tân tiến, một chính quyền cũng còn phải có trách nhiệm trong nước, để bảo vệ, chứ không phải để chà đạp, các quyền của người dân chính nước mình.

Tôi lên án sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự tiếp tục trấn át tại Tây Tạng những người chỉ muốn thực hành tín ngưỡng và bảo vệ văn hóa và di sản của họ. Tôi đã theo dõi kỹ lưỡng Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi tin rằng Ông là một người của hoà bình, một người phản ảnh được những hy vọng và hứng khởi của nhân dân Tây Tạng. Tôi thúc đẩy chính quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hãy đề cặp thẳng nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn tại Tây Tạng bằng cách mở cuốc đối thoại chân thành với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhắm đến việc cho Tây Tạng được tự trị nhiều hơn. Tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Trung Quốc hãy bảo đảm sự phản đối ôn hòa không bị đàn áp bằng bạo lực, hày thả ngay những tu sĩ và dân chúng bị bắt giữ vì đã diễn đạt một cách ôn hòa quan điểm của họ và hãy cho phép thế giới bên ngoài được tự do vào Tây Tạng.

Tôi hiểu và khâm phục quyết định không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội của thủ tướng Anh Quốc, Gordon Brown. Tôi tin là Tổng thống Bush sẽ duyệt xét lại sự tham dự buổi lễ của Ông và, dựa trên những hành động của Trung Quốc, quyết định là có thích hợp để tham dự hay không. Nếu các chính sách và lối hành xử của Trung Quốc không thay đổi, là tôi,tôi sẽ không tham dự lễ khai mạc. Nó không phục vụ gì cho nhà cầm quyền Trung Quốc, và chắc chắn là không phục vụ gì đối với dân chúng Trung Hoa, khi mà Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác giả vờ là sự đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc không tạo sự quan tâm nào đối với chúng ta. Nó là, sẽ là và phải là mối quan tâm của chúng ta.

SAU ĐÂY LÀ NGUYÊN BẢN TIẾNG ANH CỦA THƯỢNG NGHỊ SĨ JOHN MCCAIN TẠI WEBSITE CỦA ÔNG:

For Immediate Release
April 10, 2008 Contact: Press Office
703-650-5550

Statement By John McCain On China And The Olympic Games

ARLINGTON, VA -- U.S. Senator John McCain today issued the following statement on China and the Olympic Games:

"Our relationship with China is important, and we value our ability to cooperate with the Chinese government on a wide variety of strategic, economic, and diplomatic fronts. But the Chinese government needs to understand that in our modern world, how a nation treats its citizens is a legitimate subject of international concern. China has signed numerous international agreements that make China's treatment of its citizens a subject of legitimate international concern, not just a matter of national sovereignty. To be a responsible stakeholder in the modern world, a government must also be responsible at home, in protecting, not trampling, the rights of its people.

"I deplore the violent crackdown by Chinese authorities and the continuing oppression in Tibet of those merely wishing to practice their faith and preserve their culture and heritage. I have listened carefully to the Dalai Lama and am convinced he is a man of peace who reflects the hopes and aspirations of Tibetans. I urge the government of the People's Republic of China to address the root causes of unrest in Tibet by opening a genuine dialogue with His Holiness, the Dalai Lama, aimed at granting greater autonomy. I urge the Chinese authorities to ensure peaceful protest is not met with violence, to release monks and others detained for peacefully expressing their views and to allow full outside access to Tibet.

"I understand and respect Prime Minister Brown's decision not to attend the Olympic opening ceremonies. I believe President Bush should evaluate his participation in the ceremonies surrounding the Olympics and, based on Chinese actions, decide whether it is appropriate to attend. If Chinese policies and practices do not change, I would not attend the opening ceremonies. It does no service to the Chinese government, and certainly no service to the people of China, for the United States and other democracies to pretend that the suppression of rights in China does not concern us. It does, will and must concern us."

(Nguồn: http://www.johnmccain.com/Informing/...a844019136.htm)
Peter Nguyễn Minh Trung
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #40 - 14. Apr 2008 , 17:44
 
Cộng Đồng Người Việt ở Úc xuống đường chống đuốc thế vận


Tin Canberra  .  Ngày  thứ  năm 24 tháng 4 tới đây , ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh  sẽ  đến Thủ đô Canberra  của nước Úc .
Để hưởng ứng cùng  những đồng bào Tây Tạng , nhóm Pháp luân công ban chấp hành  Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên bang  Úc châu  đã uỷ quyền cho ban  chấp hành  Cộng đồng Người Việt  Tự Do ACT  cùng  các đồng hương ở Thủ đô Canberra   xuống đường Tẩy chay  Đuốc thế vận   và  những  đồng hương ở  các nơi khác  cũng có thể  đi Canberra  tham dự  biểu tình chống Đuốc thế vận  Bắc kinh  
Mọi chi  tiết  xin liên lạc với ông Lê Công chủ tịch cộng đồng Nười Việt  Tự Do  Thủ đô  Canberra  để biết thêm chi  tiết về  địa điểm tập trung  cùng giờ  giấc  Biểu tình .   Số  điện thoại Mobile  0437.046.542
Back to top
« Last Edit: 14. Apr 2008 , 17:48 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #41 - 15. Apr 2008 , 20:46
 
Ngọn đuốc Thế vận bị ném bom nước tại Á Căn Ðình

Khánh Đăng tổng hợp


...   ...


BUENOS AIRES— Các lực sĩ chạy bộ và chèo thuyền đã đưa ngọn đuốc qua các đường phố và bến cảng, trong khi cảnh sát giữ các nhóm phản đối lẫn ủng hộ Trung Quốc ra riêng rẽ, không cho chạm trán với nhau, dọc theo lộ trình rước đuốc dài 8 dặm Anh ở thủ đô Buenos Aires của Á Căn Ðình.

Khi đoàn rước đuốc đi ngang qua dinh Tổng thống, toán an ninh Trung Quốc bảo vệ ngọn đuốc — từng bị Huân tước Sebastian Coe, chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Thế vận Luân đôn 2010 của Anh Quốc gọi là “lũ Tàu du côn kinh tởm” vì các hành vi côn đồ hung hăng đối với những người cầm đuốc và cả người biểu tình — chạy theo đội hình vòng quanh người cầm đuốc, đã cản được ít nhất một trong nhiều quả bom nước làm bằng bong bóng do những người biểu tình phản đối ném về phía ngọn đuốc, nhằm mục đích dập tắt ngọn lửa đang cháy.

Những người xuống đường phản đối Trung Quốc đàn áp Tây Tạng, đã hứa là sẽ giữ cho cuộc biểu tình được ôn hòa, nhưng cũng đã nói rằng họ sẽ không cố gắng để dập tắt ngọn đuốc trong chặng đường Buenos Aires.

Ngọn đuốc Thế vận được rước vòng quanh thế giới trước khi quay về Bắc Kinh vào Tháng Tám cho lễ khai mạc, giống như một thỏi nam châm đã thu hút nhiều cuộc biểu tình phản đối dữ dội tại Luân Ðôn, Paris, và phải chơi trò cút bắt lúc ẩn lúc hiện với hàng ngàn người tại San Francisco trước khi đi sang Á Căn Ðình.

Tại Buenos Aires, lực sĩ đua thuyền huy chương vàng Thế vận Carlos Espinola là người đầu tiên trong 80 người đã được tuyển chọn để rước ngọn đuốc trong chặng đường tại nưóc Á Căn Ðình.

Sau đoạn đường đầu tiên đi qua những con đường ở khu dân cư dọc theo bờ sông, đoàn rước đuốc đã đưa ngọn đuốc lên một chiếc xuồng và chèo về phía bến tàu Puerto Madero, là nơi có nhiều quán bar và nhà hàng đắt tiền.

...


Trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu, mặc dù có nhiều căng thẳng giữa hai nhóm phản đối lẫn ủng hộ Trung Quốc, nhưng không có việc đáng tiếc nào xảy ra vì cảnh sát đã nhanh chóng ngăn chặn và giữ họ ra riêng rẽ.

Ông Alberto Peralta, một người trong nhóm biểu tình phản đối Trung Quốc nói rằng, “Không phải là nước Trung Quốc tổ chức Thế vận hội, mà chính là Ðảng công sản Trung Quốc đứng ra tổ chức, để tuyên truyền cùng thế giới rằng tất cả mọi người dân Trung Hoa đều vui vẻ hạnh phúc, rằng họ luôn tôn trọng nhân quyền. Nhưng điều chính xác là những gì ngược lại”.

Thủ đô Buenos Aires đã chuẩn bị sẵn cho các cuộc biểu tình sôi nổi và có thể có bạo động theo sau các diễn biến tại Luân Ðôn, Paris và San Francisco. Khoảng 1500 nhân viên giang cảnh, 1200 cảnh sát và 3000 công chức của thành phố đã được huy động để gìn giữ an ninh trật tự.

Những người biểu tình ủng hộ Tây Tạng ở Á Căn Ðình đã hứa là họ sẽ có những hành động ngạc nhiên, nhưng bất bạo động, trong ngày rước đuốc; nhưng cũng nói rằng họ sẽ không tìm cách làm tắt ngọn lửa như những người biểu tình ở Luân Ðôn và Paris.

Bắc Kinh coi việc tổ chức Thế vận hội là một cơ hội để khoe khoang cùng thế giới sự nổi bật càng ngày càng gia tăng của họ trên trường quốc tế, đã mạnh mẽ lên án những người biểu tình phản đối cuộc rước đuốc, và đổ thừa cho Ðức Ðạt lai Lạt ma và các đồ đệ của ngài.

Một người Trung Hoa đã sống ở Á Căn Ðình 13 năm, anh Lin Yonggui, 25 tuổi nói rằng, “những người phản đối là một nhóm chính trị muốn triệt hạ Trung Quốc … không nên phản đối Thế vận hội … Thế vận hội mang vui vẻ cho mọi người …”

Bà Alicia Moreau, phó chủ tịch Uỷ ban Thế vận Á Căn Ðình nói rằng, “Tôi chắc chắn là cư dân thành phố sẽ yểm trợ chúng tôi và sẽ không có gì xảy ra tại Buenos Aires. Cuộc rước đuốc sẽ là một buổi hội lớn”.

Sau Á Căn Ðình, ngọn đuốc sẽ đến Tanzania, Phi Châu, và khôi nguyên giải Nobel Hoà bình Wangari Maathai thông báo rằng bà đã rút tên ra khỏi cuộc rước đuốc.

“Tôi đã quyết định để tỏ tình đoàn kết với mọi người về vấn đề nhân quyền tại vùng Darfur thuộc Sudan, tại Tây Tạng và Miến Ðiện.”. Bà Wangari Maathai cho biết vào hôm Thứ Năm. Về các cuộc biểu tình ủng hộ Tây Tạng trên toàn thế giới, bà nói, “Tôi hy vọng là nhà nước Trung Quốc sẽ lắng nghe”

Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Thế vận Bắc Kinh Liu Qi cho biết vào hôm Thứ Sáu rằng ban tổ chức đang làm việc cật lực để ngăn ngừa không cho có thêm những cảnh lộn xộn xảy ra tại các chặng đường rước đuốc còn lại.

Trong khi đó, những lời kêu gọi các lãnh đạo thế giới tẩy chay lễ khai mạc Thế vận hội càng ngày càng nhiều.

Riêng tại chặng đường Canberra thuộc Úc Châu vào ngày 24/4 sắp tới, theo tin được biết từ Australia Tibet Council (ATC) thì hầu hết mọi người trong cộng đồng nhỏ bé 450 người Tây Tạng đang sinh sống tại đây sẽ cùng nhau về Canberra để phản đối Trung Quốc đàn áp đồng bào của họ tại quê nhà, và đòi hỏi Trung Quốc phải đối thoại với Ðức Ðạt lai Lạt ma, chứ không phải để chống ngọn đuốc hay chống Thế vận hội Bắc Kinh.

Cùng tham gia với cộng đồng Tây Tạng sẽ có một mạng lưới ủng hộ rộng lớn tại Úc Châu gồm nhiều tổ chức, nhóm, đoàn thể chính trị xã hội của nước Úc và các cộng đồng di dân khác như Tân Cương, Việt Nam, Pháp luân công, Miến Ðiện. Ông Simon Bradshaw, điều hợp viên của ATC đã cho hãng thông tấn Ðức DPA biết như trên.

Ông Simon Bradshaw cũng cho biết thêm là rất có thể, sẽ có một cuộc biểu tình lớn của những người ủng hộ cho Tây Tạng, trong thời gian Thế vận hội tại Bắc Kinh vào Tháng 8. Ông còn nhấn mạnh thêm rằng, “Ðiều quan trọng cần phải nói cho rõ, đây không phải là chống người dân Trung Quốc, hay chống phong trào Thế vận, nhưng thật ra là về vấn đề Tây Tạng, để nhìn nhận rằng có nhiều vấn đề tại đó”

Thủ tướng Úc, ông Kevin Rudd cũng đã xác nhận lại rằng vấn đề giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ ngọn đuốc sẽ hoàn toàn do phía nước Úc đảm nhận, vì có nhiều than phiền về cách hành xử của toán an ninh bảo vệ ngọn đuốc của Trung Quốc tại Luân Ðôn và Paris.

KÐ tổng hợp 
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #42 - 15. Apr 2008 , 21:27
 
Quốc Hội Âu Châu Bỏ Phiếu Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh
• • http://www.sbtn.net - Apr 11, 2008

...


Tin Brussels - Quốc Hội Âu châu ngày hôm qua đã thông qua với đa số tuyệt đối, một nghị quyết về Tây Tạng và kêu gọi các lãnh tụ thế giới tẩy chay buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, nếu chính phủ Trung cộng không chịu ngồi lại để thương thuyết với người lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng và cũng là quốc vương của quốc gia này là đức Ðạt Lai Lạt Ma.

Nghị quyết không có giá trị bắt buộc nhưng cũng là một áp lực lên các lãnh tụ Liên Hiệp Âu Châu để có một thái độ mạnh mẽ hơn trước những vụ biểu tình chống đối khắp nơi về sự đàn áp của Trung cộng đối với Tây Tạng, và gây khó khăn cho Bắc Kinh là một quốc gia buôn bán lớn nhất đối với toàn cõi Âu châu. Nghị quyết này được sự ủng hộ của những tổ chức chính đảng trong Quốc Hội Âu châu, đã được bày tỏ qua kết quả là 580 phiếu thuận, chỉ có 24 phiếu chống và 54 phiếu trắng.

Chủ tịch Quốc Hội là ông Hans-Gert Poettering, một người bạn thân cận với nữ Thủ tướng Ðức Angela Merkel, nói rằng vào tháng trước đáng lý ra Âu châu đã phải xét lại việc tẩy chay hoàn toàn buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, và mời đức Ðạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện trước Quốc Hội. Phó Chủ tịch tổ chức này là ông Edward McMillan-Scott, một trong những người soạn thảo bản nghị quyết, đã tỏ ra vui mừng trước kết quả cuộc bỏ phiếu, và nói việc này sẽ đưa tới những áp lực đối với các chính trị gia tại Âu châu. Ông nói không chỉ những hình ảnh tàn nhẫn tại Tây Tạng và phong cách mà Trung cộng đã đối xử với người dân Tây Tạng trong nhiều năm qua, nhưng việc này còn đi xa hơn nữa đến những vấn đề như Darfur, Miến Ðiện, Việt Nam, và ngay cả tại Trung cộng là nơi người ta được biết hiện đang có khoảng 7 triệu người đang bị cầm giữ trong các trại cải tạo. Ông nhấn mạnh đây là một hệ thống đàn áp gần như không thể so sánh trong lịch sử thế giới. Và khi Thế Vận Hội được trao cho Trung cộng tổ chức vào năm 2001, ai cũng mong là sẽ thấy được những thay đổi từ quốc gia này, khi các lãnh tụ hứa hẹn là họ sẽ thay đổi. Thế nhưng họ đã không giữ lời hứa, và nay các chính trị gia trên thế giới đã tỉnh mộng trước những lời hứa hão huyền này.

Cho đến nay chủ tịch luân phiên Quốc Hội Âu châu là Slovenia và các viên chức cao cấp của Liên Âu đã lên án những hành động bạo động tại Tây Tạng, và kêu gọi Bắc Kinh hãy mở những cuộc đàm phán với nhân vật lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng, nhưng đã ngưng lại trước khi tuyên bố tẩy chay toàn bộ Thế Vận Hội. Văn phòng Thủ tướng Anh quốc là ông Gordon Brown hôm thứ tư tuyên bố ông sẽ không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội, nhưng nhấn mạnh rằng đây không phải là một hành động chính trị vì ông Brown sẽ có mặt trong buổi lễ bế mạc, khi Trung cộng sẽ trao đuốc và cờ Thế Vận cho Anh quốc là nơi sẽ tổ chức Thế Vận Hội kế tiếp vào năm 2012.

Tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, là quốc gia sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Âu khi Thế Vận Hội diễn ra vào tháng 8, cũng từng tuyên bố việc ông có tham dự lễ khai mạc Thế Vận hay không tùy vào việc Trung cộng có ngồi lại với đức Ðạt Lai Lạt Ma hay không.

Ông Graham Watson, Chủ tịch nhóm Tiến Bộ tại Quốc Hội Âu châu, nói ông hy vọng nghị quyết này sẽ làm cho chính phủ Trung cộng phải suy nghĩ lại về những ý kiến trên toàn thế giới. Ðây là một nghị quyết có tính cách đóng góp vào cộng đồng thế giới, và là một thông điệp mạnh mẽ trong thời gian này. Theo ông thì những người Trung Hoa nay đang hối hận vì đã đứng ra tổ chức Thế Vận Hội, trước khi họ sẵn sàng để thay đổi hệ thống chính trị ở quốc gia của mình.

Quốc Hội Âu châu được bầu trực tiếp bởi người dân và không có quyền can dự vào đường lối đối ngoại của những quốc gia thành viên, nhưng là nơi bày tỏ ý kiến của công chúng và đưa ra những áp lực về chính trị với các quốc gia trong toàn khối Âu châu. Quyết định cuối cùng của khối 27 quốc gia này sẽ nằm trong tay của Hội đồng Âu châu, sẽ họp vào tháng tới.   
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #43 - 15. Apr 2008 , 23:44
 
thubeo wrote on 10. Apr 2008 , 17:18:
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước đuốc Olympic

Phong Trần

Olympic Bắc Kinh 2008 đã trở thành lễ hội nhục nhã không chỉ cho giới cầm quyền tại Trung Nam Hải mà còn cho cả nhiều người có liên quan đến nó. Theo thông tin mới nhất Chứng nhân Lịch sử vừa nhận được, nữ ca sĩ Mỹ Tâm, một trong 3 người Việt Nam sẽ cầm ngọn đuốc Olympic khi ngọn đuốc này đến Sài Gòn vào ngày 29/4/2008 tới đây, đã chính thức từ chối rước ngọn đuốc nhục nhã này.

...
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước ngọn đuốc
của những kẻ xâm lược vào Sài Gòn


Theo các nguồn tin thân cận với Mỹ Tâm thì trước việc hàng triệu người trên khắp thế giới tuyên bố tẩy chay Olympic Bắc Kinh cũng như việc nhiều thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam đã xuống đường phản đối lễ hội này, Mỹ Tâm đã quyết định rút lui, không tham gia vào đoàn rước đuốc. Cô không muốn chống lại người dân - những người ái mộ giọng hát của cô, đã đưa cô đến đỉnh cao nghề nghiệp.

Theo "pháp luật Việt Nam", một lý do như trên không thể giúp Mỹ Tâm rút lui khỏi đoàn rước đuốc mà chính quyền nô dịch đã mất khá nhiều công sức thành lập. Thậm chí nếu lý do trên được đưa ra, Tâm sẽ khó tránh khỏi các rắc rối với chính quyền. Qua tìm hiểu, lý do chính thức Mỹ Tâm đưa ra để từ chối rước đuốc là kế hoạch làm việc của cô tại Hàn Quốc cho dự án âm nhạc của mình, theo đó vào thời điểm 29/4/2008, Tâm sẽ có mặt tại Hàn Quốc để tập luyện và thực hiện một số công việc khác.

Bất kể với lý do nào, Mỹ Tâm hiện được giới văn nghệ sĩ Việt Nam đánh giá cao vì hành động từ chối rước ngọn đuốc mà người Việt gọi là "ngọn đuốc của kẻ xâm lược" trên đất Việt Nam.

Mỹ Tâm không rước đuốc. Ai sẽ thay thế cô? Qua tìm hiểu của Chứng nhân Lịch sử, người được chính quyền chỉ định thay thế Mỹ Tâm là thiếu úy văn công, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Bất chấp sự căm hờn của dân chúng Việt Nam trước sự xâm lược của bá quyền Trung Quốc, Hồ Quỳnh Hương đã lập tức nhận lời và tỏ ra đặc biệt phấn khích vì đã vinh dự được chọn làm người cầm ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 rước vào Sài Gòn nhân dịp 30/4.

...
...và Hồ Quỳnh Hương sẵn sàng
thế chân bạn đồng nghiệp


Trong một sự kiện khác cũng liên quan đến đuốc Olympic được rước vào Sài Gòn, mới đây, anh Lê Minh Phiếu, nghiên cứu sinh tại Trung tâm tư liệu & Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế thuộc viện đại học Montesquieu (Pháp), một trong 60 người của đoàn rước đuốc đã gởi thư đến cho bá tước Jacques Rogge, chủ tịch Ủy ban olympic quốc tế phản đối việc Bắc Kinh đã chính trị hóa ngọn đuốc này, vi phạm quy tắc thứ 51 của Hiến chương Olympic.

Theo anh Phiếu, việc Bắc Kinh rước đuốc qua Hoàng Sa như đi trên lãnh thổ Trung Quốc và việc thể hiện quần đảo Hoàng Sa một cách đặc biệt trên bản đồ rước đuốc là hành động có mục đích của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của họ trên lãnh thổ thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sau khi yêu cầu bá tước Jacques Rogge phải có hành động cụ thể ngăn chặn cuộc rước đuốc, anh Lê Minh Phiếu đã từ chối tham gia vào đoàn rước đuối tại Sài Gòn ngày 29/4/2008.

Trước lễ rước đuốc Olympic sang Việt Nam, Mỹ Tâm đã có thái độ. Còn bạn?

PHONG TRẦN






Tin bên lề  .Sau  khi  nghe tin Mỹ   Tâm từ chối rước đuốc Thế  Vận -  Phó  chủ tịch Uỷ ban nhân dân  Sàigon  đã  làm áp lực để buộc Mỹ Tâm  phải  tham dự rước Đuốc thế vận  bằng không  sẽ  không cho  Mỹ Tâm  đi  sang Đại hàn .Không biết đến ngày rước đuốc ở Sàigon  Mỹ Tâm   sẽ tính sao  .Nếu  Mỹ Tâm  nhất quyết  đi Đại hàn  thì  nghề  nghiệp ca sĩ  sẽ  bị đe doạ là cấm  hành  nghề ca sĩ  . (theo  lời tiết lộ của bạn thân  Mỹ Tâm .)
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #44 - 19. Apr 2008 , 14:57
 
Sinh  viên VN du học Thái lan 

...

Hình trên là  một  Sinh viên  VN  đang  Du học ở Thái lan  đã  xuống đường  để chống Rước Đuốc Thế vận  chạy  trên đường phố Thái Lan  ngày 19 tháng 4 /2008
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 200
Reply #45 - 19. Apr 2008 , 17:47
 
Biểu Tình Phản Đối Trung Cộng Tại Bangkok , Thailand



...

Biểu ngữ trong ngày biểu tình tại Bangkok, Thailand "Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam" và "Trung Cộng đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam"



...  ...  ...

Anh Lê Trung Thành, sinh viên Việt Nam du học tại Đài Loan, đến Thủ đô Bangkok từ Đài Bắc, để tham dự biểu tình trong ngày 19 tháng 4 với mục tiêu là bày tỏ sự phẫn nộ của tuổi trẻ Việt Nam trước sự kiện Trung Cộng chiếm đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và phản đối Trung Cộng


Phóng Sự Hình Biểu Tình Phản Đối Trung Quốc
Của Du Học Sinh Lê Trung Thành
Tại Bangkok - 19/4/2008


Hoang Sa - Truong Sa
Belong To Viet Nam



...  ...  ...
 

Bangkok – ngày 19 tháng 4 năm 2008 - Thailand đang tìm mọi cách để bảo đảm cuộc rước đuốc Olympic không bị trở ngại, và sẽ điều động gần 2000 cảnh sát bảo vệ đoạn đường hơn 10 cây số chạy trong thủ đô Bangkok, khởi đầu từ Phố Tàu và kết thúc ở khu thương mại Hoàng Gia. Thailand sẽ phải hết sức vất vả để đối phó với nhiều thành phần từ khắp nơi trên thế giới đổ về Bangkok, nhằm bày tỏ sự phẫn nộ của họ đối với nhà cầm quyền Trung Cộng

Bên cạnh Cộng Đồng Người Tây Tạng, các thành viên của nhiều Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, nhóm Pháp Luân Công, một sinh viên Việt Nam cũng đã có mặt để nói cho dư luận thế giới biết về sự kiện Trung Cộng đã ngang ngược xâm chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của chúng ta.
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #46 - 21. Apr 2008 , 05:09
 
Cuộc rước Đuốc Thế vận ở Paris thất bại, tốn 400 000 euros


Trước chánh sách ngoại giao du đảng của Bắc kinh, đâu là chủ quyền quốc gia?


Nguyễn thị Cỏ May

Olympic khủng hoảng lớn

Qua những chặn đường rước Đuốc Thế vận từ Olympie, Luân đôn, Paris qua San Francisco, hôm 10 tháng 04, tại Bắc kinh, ông Chủ tịch Olympic, Jacques Rogge đã phải thừa nhận trước 205 Ủy Ban Olympic quốc gia cuộc rước Đuốc Thế vận không còn là một lễ hân hoan, phấn khởi của mọi người như chúng ta mong đợi. Ông cũng nhắc lại " khả năng của một người phát biểu là một quyền căn bản của con người ; nó không cần phải ghi thành một điều khoản đặc biệt trong Hiến chương thế vận vì nó được mặc nhiên hiểu như thế rồi. " . Tiếp theo, ông nhấn mạnh " lực sĩ vận động không nên cảm thấy có một vướn mắc nào về đạo lý để phải lấy một lập trường, một quan điểm. Lực sĩ chỉ nên tập trung thao dượt để tranh tài " .

Một cựu lực sĩ người Bỉ tổ chức một buổi họp báo sau đó, và qua hôm sau, gặp gở báo chí, đưa ra lời kêu gọi Bắc kinh nên tỏ ra tôn trọng những cam kết tinh thần, cải thiện nhơn quyền và tự do báo chí. Ông nhìn nhận Olympic thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Trái lại, trước đó, Tổ chức Olympic thế giới đã trải qua những cơn bảo tố hải hùng hơn, như tấn công những lực sĩ Do-thái tại Thế vận Munich năm 1972 và những vụ tẩy chay liên tiếp những năm 1976, 1980 và 1984 .

Lập tức, Bắc kinh phản ứng ngay, với giọng kẻ cả " từ khủng hoảng có lẽ thái quá. Bắc kinh không để bị lôi cuốn vào những cuộc tranh luận về những giá trị nhơn quyền " .

Tuy nhìn nhận Olympic có bị khủng hoảng, nhưng ông Rogge cho biết vẫn tiếp tục lộ trình rước Đuốc .

Dân chúng Pháp phản ứng mạnh


Trong Thư Paris tuần rồi, Cỏ May có tường thuật cảnh sát Tây ngăn cản thô bạo " vì có lệnh cấm " những người Pháp đứng hai bên lề đường hô to những khẩu hiệu chống Tàu, hoặc trương cờ Tây Tạng  Thực tế cho thấy Đuốc đi qua đâu là nơi đó có phản đối chống Tàu vi phạm nhơn quyền ở Tây Tạng và ở ngay tại nước Tàu.

Ông Ménard, Tổng Thư ký Tổ chức ký giả không biên giới, đã đề nghị trước khi Đuốc đến Paris nên có một lực sĩ thứ nhì, mặc áo T-Shirt in hình 5 chiếc còng thay cho 5 vóng Olympic, chạy kèm theo lực sĩ cầm Đuốc. Nhưng đề nghị của ông bị Ủy ban Olympic Pháp từ chối. Sau đó, Ủy Ban Olympic Pháp không cho phép lực sĩ Pháp mang badge " Tranh đấu cho thế giới tốt đẹp hơn  " .

Thăm dò dư luận Pháp có 61 % dân chúng cho rằng biểu tình phản đối Tàu là phải và cần làm, 62 % cho rằng Tàu sẽ không dám  trả đủa về kinh tế đối với Pháp .

Trong những ngày vừa qua, những người bị cảnh sát bắt giử, hành hung trên đường rước Đuốc hôm ấy, đi thưa. Báo chí, lên tiếng hỏi Chánh phủ " có lệnh cấm cầm cờ Tây Tạng, hô khẩu hiệu chống Tàu vi phạm nhơn quyền  " hay không ? Và ai ra lệnh đó ? TV tổ chức những buổi hội thảo về thái độ trịch thượng của Tàu tại Paris, xăm phạm chủ quyền của Pháp như anh Tàu, Phó Đại sứ tại Paris, bước xuống xe, đứng trước Tòa Thị sảnh Paris, nét mặt hầm hầm, đưa tay chỉ tấm biểu ngữ " Paris là thành phố nhơn quyền tranh đấu cho nhơn quyền của các quốc gia trên thế giới " bảo " tại sao không hạ xuống ? Nó làm cho chúng tôi khó chịu  " .

Ông Thị trưởng Paris, Bernard Delanoe, không tỏ thái độ có lẽ vì ông không hiểu tiếng tàu. Nhưng nay, ông hiểu được tiếng tàu, nên ông vừa họp Hội đồng Thị xã để lấy quyết định bầu Đức Đạt Lai Lạt ma là công dân danh dự của Paris .
Trả lời những câu hỏi về sự can thiệp thô bạo của cảnh sát, Bà Tổng trưởng Nội vụ quà quyết không hề có chuyện ra lệnh " cấm ". bà cũng đính chánh cảnh sát không có giựt cờ Tây Tạng. Và Bà nói thêm như tự thú nhận Chánh quyền Pháp trong vụ rước Đuốc đi ngang Paris vừa qua thật sự bị " tràn ngập " trước những người Tàu bảo vệ Đuốc : thay đổi lộ trình khi người Tàu trông thấy có nhiều cờ Tây Tạng, ngưng ở đoạn đường nào, lên xe Bus, những biện pháp bảo vệ an ninh,… nhứt nhứt đều do người Tàu quyết định. Còn cảnh sát thì nói họ hành động theo lệnh của người Tàu bảo vệ Đuốc cùng với họ .

Sau cùng Bà Tổng trưởng Nội vụ tuyên bố sẽ cho mở cuộc điều tra hành chánh nôi bộ để làm sáng tỏ những vụ vi phạm ấy .

Pháp xưa nay có tiếng là quốc gia thượng tôn luật pháp, cái nôi của nhơn quyền nhờ thừa hưởng di sản Cách mạng 1789. Thế mà chủ quyền quốc gia Pháp ngày nay để dể dàng bị xâm phạm trắng trợn bởi người Tàu. Và cả tư cách và quyền hạn của Ủy Ban Olympic Pháp là chủ nhà .

Tổng thống Sarkozy có nên đi Bắc kinh tham dự lễ khai mạc hay không ? Dân chúng Pháp có 53 % đồng ý chờ quyết định chung của 27 quốc gia Liên Hiệp Âu châu .

Trong lúc đó, qua biểu quyết ý kiến về viển ảnh Bắc kinh nên đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt ma, Quốc Hội Âu châu có 580 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 45 phiếu vắng mặt .

Chương trình rước Đuốc qua Paris ai cũng nhìn nhận là thất bại nặng nề vì đi đến đâu cũng bị chống đối mà lực lượng bảo vệ hùng hậu với 3000 cảnh sát trên bộ, trên không, dưới sông Seine, với đủ trang bị, phải chịu bất lực .

Biện pháp bảo vệ an ninh này lẽ ra không phải dành cho cuộc rước đuốc, vì Đuốc Thế vận là của mọi người vì đó là niềm hân hoan chung, mà phải là biện pháp an ninh dành cho một chương trình đón rước một vị quốc khách quan trọng. Chi phí đủ nói lên tầm quan trọng : 400 000 euros !

Bà Tổng trưởng Nội vụ không đính chánh con số 400 000 euros, không đưa ra hóa đơn chánh thức, mà chỉ giải thích " đó là chi phí bình thường của biện pháp bảo vệ an ninh quan trọng ". Nhưng ai trả tiền ? Nếu anh Ba Tàu đài thọ lại mang một ý nghĩa khác !

(còn tiếp)
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #47 - 21. Apr 2008 , 05:25
 
Những người Tàu đồng phục xanh-trắng, mang kiến đen là ai ?



Những người Tàu mặc đồng phục xanh-trắng, mang kiến đen, thái độ hung hăng khác lạ, từ Luân đôn đến Paris qua San Francisco đã làm cho nhiều người dân bình thường đã không kìm giử được sự khó chịu đối với những người Tàu ấy và đối với Chánh phủ của họ về vấn đề chủ quyềnquốc gia .

Ở San Francisco, những người Tàu này đã giựt cây đuốc trên tay một nữ vận động viên tiếp đuốc khi  chị vừa lấy trong tay áo ra một cây cờ Tây Tạng nhỏ.

Tại Luân đôn, giới thể thao và cả dân chúng chửi những tên Tàu này là đám " du côn " .

Ở Paris, cựu vô địch nhu đạo thế giới bị tước đoạt đuốc trên tay, anh nói đó là một thứ " người máy " .

Một cảnh sát Pháp cho biết suốt lộ trình rước đuốc, những người Tàu này không trao đổi với cảnh sát Pháp một câu. Họ chỉ lắng nghe chỉ thị của cấp chỉ huy của họ qua máy nghe và hành động theo đó Tòa Thị trưởng Cảnh sát Paris cho biết những người Tàu này không ai nói được một tiếng Pháp hay một tiếng Anh .

Khi được hỏi những người Tàu đó là ai, Cảnh sát Paris, cơ quan trách nhiệm an ninh, trả lời " không biết  ".

Họ có bao nhiêu người ? 20 hay 25 hay nhiều hơn nữa ? Cảnh sát chịu thua. Vì không có một danh sách, không có bản lý lịch cung cấp nên không biết họ là ai. Có lẽ đó là nhưng quân nhơn vì nhận thấy họ có vẻ được huấn luyện rất kỷ .

Theo lý thuyết, những người bảo vệ Đuốc phân ra từng hai người chạy theo Đuốc, còn số còn lại phải ngồi trong Bus chờ đợi tới phiên mình. Nhưng trên thực tế hôm ấy, cả mười người cùng túc trực chung quanh ngọn Đuốc mà cảnh sát Tây không hề được thông báo.

Những tên Tàu này vốn là những tên bảo vệ đặc biệt, được đặc cách rút ra từ Cảnh sát võ trang nhơn dân. Đó là đơn vị ưu tú thành lập vào tháng 8 năm 2007 gồm có một đơn vị chuyên hành động ở hải ngoại, lối 30 người và một đơn vị khác dùng để bảo vệ lực sĩ Tàu chạy theo Đuốc Thế vận, gồm 40 người. Cảnh sát võ trang nhơn dân là một lực lượng bán quân sự trực thuộc Bộ quốc phòng và Bộ Công an. Nhiệm vụ chánh thức là bảo vệ những cơ sở Chánh phủ, công tác đối ngoại .

Chính những người này đã can thiệp đàn áp biểu tình ở Lhassa, Tây Tạng.

Tiêu chuẩn để được tuyển chọn phải là những người cao lớn
.

Nhựt bổn, Úc từ chối đề nghị của Tàu gởi người đến giử an ninh cho lộ trình rước Đuốc.


Thủ tướng Úc, trong chuyến viếng thăm Tàu hôm rồi,công khai lên tiếng chỉ trích Tàu vi phạm nhơn quyền trước sinh viên Tàu . Chỉ có tiết tháo và bản lãnh của người lãnh đạo giử được danh dự dân tộc và chủ quyền quốc gia .



Bắc kinh sẽ gởi người qua Việt Nam rước Đuốc ??


Theo một nguồn tin chúng tôi vừa nhận được từ Hà Nội thì Tàu sẽ gởi qua Việt Nam 200 sinh viên thể thao trực tiếp đảm nhận việc rước Đuốc Thế vận và một số lực sĩ bơi lội đưa Đuốc qua chặng đường Hoàng Sa và Trường Sa, mà không để Việt Nam liên hệ đến .

Qua cách hành động của họ ở Âu châu và San Francisco, những nước lớn, dân chủ và phát triển, chủ quyền độc lập, Chánh quyền văn minh, thì mai này, người Tàu có tự do chủ động hết mọi việc là điều hiển nhiên đối với Việt Nam ngày nay .

Để chuẩn bị cho những biện pháp an ninh tại Việt Nam, cao điểm là rước Đuốc Thế vận sắp tới, sau đó là đề phòng thường xuyên những cuộc biểu tình chống Tàu về vụ Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh đã gởi công an qua hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn, xen kẻ với công an Việt Nam hoặc dưới dạng du khách, người buôn bán.

Cách đây vài hôm, một phụ nữ ở Hà nội bị công an Hà nội bắt vì có liên hệ với những người dân chủ mà trước giờ chị chưa bị lộ. Công an có những cử chỉ mạnh bạo và lời lẽ thiếu lịch sự đối với chị nên chị phản đối. Công an tức giận lớn tiếng trả lời " Chúng tôi bắt chị là để bảo vệ chị đấy. Nếu không, công an Trung quốc bắt chị thì chị có mềm xương  " .


Người Pháp mỉa may  " Paris là Thiên an môn ". Còn Việt Nam là …?



Chánh phủ Pháp điều động một lực lượng hùng hậu bảo vệ chương trình rước Đuốc không khác nào như bảo vê an ninh cho một vị quốc khách, với chi phí 400 000 euros. Những người Tàu lộng quyền ngay trên đất Pháp, bất kể quan hệ ngoại giao. Nên người Pháp mới mỉa mmai vói Chánh phủ của họ

" Paris có còn là Paris hay trở thành Thiên an môn  " ?

Ngày nay, Tàu đang tung ra những chiến dịch chống nhân dân Pháp vì nhân dân Pháp ủng hộ Tây Tạng. Họ lớn tiếng hô hào tẩy chay hàng hóa Pháp ở Siêu thị Pháp ở bên Tàu như Carrefour. Người dân Pháp đang chờ  Chánh phủ của họ sẽ ứng sử thế nào trước thái độ trịch thượng, du đảng của Tàu .

Người Tàu này sẽ ngang nhiên đến Việt nam, với người của họ rước Đuốc thay người Việt nam và công an của họ bắt người Việt nam giúp Chánh quyền Hà nội.


Vậy  " Đất nước Việt Nam ngày nay có còn là Đất nước  Việt Nam hay không  " ?


Chỉ có đảng cộng sản Hà nội có thẩm quyền trả lời trước nhân dân Việt Nam !


Nguyễn thị Cỏ May


Back to top
« Last Edit: 21. Apr 2008 , 19:58 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #48 - 21. Apr 2008 , 11:11
 
Đuốc Thế vận đến  Nước Úc

Cùng Cả nhà  , hôm nay là  Thứ ba  22/4  chỉ còn 2 ngày nữa là Thứ năm 24 tháng 4   Đuốc Thế vận sẽ  đến Thủ Đô Canberra  của nước Úc . Chính phủ  Trung  Cộng dự tính  cho người  đến  Úc  để yêm trợ cho Đuốc thế vận  ,nhưng chính phủ  Úc  không cho .  Tuy vậy chính phủ  Úc  đã  bỏ  ra  2  Triệu  dollars  để tăng cường An ninh  chặt chẽ  cho cuộc rước Đuốc thế vận .Đuốc Thế vận  dự trù  chạy vòng quanh tòa  nhà Quốc hội Liên bang ,nhưng  hiện  giờ có thể  thay đổi vào phút chót .
Ban  chấp hành Cộng Đồng Người Việt  Tự do  Liên bang  Úc châu  đã uỷ nhiệm cho Ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự do thủ đô Canberra  tổ  chức   biểu tình  phản đối Đuốc thế vận  và  cũng kêu  gọi  các  đồng hương  ở  khắp các nơi  có thời giờ  hãy đi Canberra  yểm trợ cho  đồng hương ở Thủ  đô Canberra  .  Hiện  giờ   đã  có  khoảng 200  người Việt  ở thành phố Sydney  sẽ  đi Canberra (Sydney  cách Canberra  300 km ) vào tối  thứ Tư 23/4    và Ngủ  trên Xe Bus để  sáng hôm  sau   sẽ  xuống đường với Cờ Vàng  3  Sọc Đỏ   Biểu tình  phản đối  Đuốc Thế vận  .
Người  ta  dự trù  các thành phần sau đây sẽ tham gia Biểu tình chống Đuốc thế vận -  Dân Tây Tây  -  Pháp luân công và Người  Việt nam  .
Các  tin tức  mới nhất  sẽ  được cập nhật  liền   
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #49 - 23. Apr 2008 , 12:22
 
Người  Việt  biểu tình phản đối Rước Đuốc

Bây  giờ là  8  giờ  15 phút  ngày thứ Năm 24 tháng 4 /2008 .Hiện  giờ  đã  có hàng  ngàn  Người Tây Tạng - Việt Nam  và  Pháp Luân Công  tập trung  trước Toà nhà  Quốc hội Liên bang  để  biểu tình  phản đối  việc Rước  Đuốc Thế vận  sẽ  đến trước Tòa  nhà  Quốc hội vào lúc  9 giờ  sáng  Úc  .
Theo  tin tức  của người bạn từ Canberra  gọi  về  đã  có khoảng 500  đồng hương Người Việt  tham gia biểu tình  chống  Rước đuốc thế vận .  Trong  khi  đó   số   người  Hoa ủng hộ   việc Rước Đuốc cũng nhiều  .
Có tin  tức gì  mới  chúng tôi sẽ  loan báo  ngay .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Trung quốc Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #50 - 23. Apr 2008 , 19:42
 
nguyen_toan wrote on 23. Apr 2008 , 12:22:
Người  Việt  biểu tình phản đối Rước Đuốc

Bây  giờ là  8  giờ  15 phút  ngày thứ Năm 24 tháng 4 /2008 .Hiện  giờ  đã  có hàng  ngàn  Người Tây Tạng - Việt Nam  và  Pháp Luân Công  tập trung  trước Toà nhà  Quốc hội Liên bang  để  biểu tình  phản đối  việc Rước  Đuốc Thế vận  sẽ  đến trước Tòa  nhà  Quốc hội vào lúc  9 giờ  sáng  Úc  .
Theo  tin tức  của người bạn từ Canberra  gọi  về  đã  có khoảng 500  đồng hương Người Việt  tham gia biểu tình  chống  Rước đuốc thế vận .  Trong  khi  đó   số   người  Hoa ủng hộ   việc Rước Đuốc cũng nhiều  .
Có tin  tức gì  mới  chúng tôi sẽ  loan báo  ngay .




...


Cờ  Vàng  Bay cao  hơn  cờ Trung Quốc  trong cuộc biểu tình  chống Rước Đuốc Thế vận  ở thủ đô Canberra.

Toà Đại sứ  Trung cộng ở thủ đô Canberra  đã tung tiền  cho  những  Sinh viên Trung  quoc  du học  tham  dự  ủng hộ Đuốc thế vận nhiều  hơn  những  người chống đối , nhưng  rất may  không có  sự  xô sát  hay  đánh nhau giữa  đôi bên
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #51 - 27. Apr 2008 , 17:43
 
Bạo động  ở Đại Hàn 

...

Hình trên  là  người  Trung Hoa   ủng hộ Đuốc Thế vận  đã  đá  song phi  người  phản đối  Đuốc thế vận ở  Đại Hàn  .ngày  chủ nhật  27/4
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #52 - 29. Apr 2008 , 04:34
 
Người Trung Quốc rước Đuốc TV ở Sàigon

Cùng cả  nhà  bây giờ là  7 giờ  sáng  Cali  -  tức 10 giờ  sáng  Miền Đông Hoa Kỳ  - ngày   29 /4   -tức    là   9 giờ  tối   VN  tức là  nửa  Đêm ở Sydney .Lễ  rước Đuốc Thế vận  đi  qua  đường phố Sàigon  đã   chấm dứt  .

Chỉ  có  duy  nhất  đài BBC  online  viết  sơ  qua  việc rước Đuốc Thế  vận và  cho biết Cờ  Trung quốc  đã  rợp trời  Sàigon  và  đa số  những người Trung quốc mặc áo thung trắng  đứng hai bên đường  ủng hộ  đuốc Thế vận  còn  người  dân Sàigon  rất  thờ ơ  với việc rước Đuốc
các  báo  Việt  online  không hề  đăng  một tin tức nào liên quan đến  việc  ngọn Đuốc đến Sàigon từ  tối 28/4  .Và cho đến giờ này  cũng không  thấy 1   hình ảnh nào liên quan đến việc rước Đuốc Thế vận  ---  nếu  có trận đá  banh  ở  Anh  ,Đức ,Tây ban Nha   thậm chí ở  VN   liền  được viết  trên báo  ngay lập tức .
Tóm tắt  các báo VN  được chỉ thị  làm ngơ việc rước Đuốc thế vận vì  sợ có Biểu tình chống đối .

Ngoài  số  Công AN  VN còn có cả Công An Trung quốc  cũng đã
bảo vệ  chung quanh các  con  đường có  ngọn Đuốc đi qua .
Đã  có nhiều  người  bị  bắt  trước  giờ rước Đuốc Thế vận
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2008 , 04:43 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #53 - 01. May 2008 , 13:12
 
Bắt  người  biểu tình  chống Rước Đuốc


...


Nữ  phó chủ tịch uỷ  ban  nhân thành phố sàigon Nguyễn thị Thu Hà dẫn đầu toán Rước Đuốc thế vận  tối 29/4  ,mới  chạy được 200 thước Lửa bị tắt  -phải  châm lại  3 lần .

...

Hình Công An Hà  nội  đang bắt  Sinh viên Nguyễn tiến Nam  vì  biểu tình chống Rước Đuốc ngày   29 tháng Tư   ở Hà  nội  .
Back to top
« Last Edit: 01. May 2008 , 13:15 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #54 - 18. May 2008 , 12:25
 
Những con số lạ và Thế vận Bắc Kinh

Ngày  25 /1  Trung quốc bị Bão Tuyết =Thiên Tai

Ngày    14/3  Xe lửa Trung Quốc trật đường rầy=Nhân Hoạ

Ngày   12/5  Trung Quốc Động đất  = Địa Tai

 Hãy  nhìn lại

                  2+5+1=08
                 1+4+3=08
                 1+2+5=08

08 tháng 08  năm 08  Olympic Bắc Kinh

Sao lại Trùng hợp

Và  ngày  Trung quốc bị Động Đất còn cách đúng 88  ngày khai mạc Thế vận hội  Bắc Kinh

Bạn có  tin không ?????  


Lượm trên Net
Back to top
« Last Edit: 18. May 2008 , 12:29 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #55 - 27. Jul 2008 , 05:44
 

Một nhóm hồi giáo đe dọa tấn công trong mùa Olympic



Một tổ chức ly khai người Duy Ngô Nhĩ khai đe doạ tiến hành khủng bố nhân kỳ thế vận hội và thừa nhận là tác giả một loạt vụ tấn công bằng chất nổ diễn ra từ tháng 5 cho đến giờ, trong đó có các vụ đặt bom trên xe buýt tại Vân Nam và Thượng Hải

Trung tâm tình báo Intel Center, trụ sở tại Washignton, đã thông báo tin này vào tối hôm qua. Theo các chuyên gia theo dõi các đe doạ khủng bố lưu truyền trên mạng, lãnh đạo của tổ chức mang tên Đảng hồi giáo Turkestan đã thưà nhận trong một cuộn băng video là thủ phạm một loạt khủng bố, trong đó có vụ đặt bom trên chiếc xe buýt ở Thượng Hải làm 3 nguòi thiệt mạng vào tháng 5, kế tiếp là vụ tấn công nhắm vào cảnh sát ở Ôn Châu ngày 17/7 cũng như vụ đặt bom ở một nhà máy Quảng Châu cũng ngày 17 và gần đây nhất là vụ đặt bom trên 3 chiếc xe búyt ở Vân Nam ngày 21/7. Trong vụ nổ trên chiếc xe búyt ở Thượng hải vào tháng 5, lúc đầu, chính quyền tại chỗ giải thích đây là do một hành khách mang chất dễ cháy lên xe.
Trong cuộn băng, Seyfullah lãnh đạo Duy ngô Nhĩ ly khai đe doạ tiếp tục khủng bố vào dịp Thế vận hội, kê khai một loạt mục tiêu từ cơ sở chính quyền, sân bay, nhà ga xe lửa, khách sạn đón người nưóc ngoài. Theo giới chuyên gia, cuộn băng đưa lên mạng vào ngày 23 tháng 7. Theo các nhà phân tích của cơ quan Stratfor, thì đảng hồi giáo Turkestan, thật ra là một tên gọi khác của đảng hồi giáo đông Turkestan, Etim, của nguòi Duy Ngô Nhĩ ly khai từng bị Hoa kỳ, Trung quốc và một số quốc gia khác liệt kê vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Tuy Bắc kinh đến nay luôn cảnh báo về nguy cơ khủng bố nguòi Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhung hôm nay, theo tân Hoa xã, chính quyền Trung quốc đã bác bỏ lời thừa nhận của Seyfullah, la thủ phạm vụ khủng bố ở Thượng Hải, và vẫn duy trì giải thích đầu tiên của mình.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền rất e ngại là Bắc kinh nhân cơ hội tiết lộ khủng bố nói trên sẽ đàn áp hơn nữa giới ly khai. Công du tại New Zealand hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice cũng đã bày tỏ nổi lo ngại trên, và kêu gọi Bắc kinh không nên sữ dụng việc chống khủng bố như một bình phong để "khoá miệng" những người bất đồng chính kiến.

Duy Tường
july 2008

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #56 - 27. Jul 2008 , 05:55
 
Đối phó với hiểm họa khủng bố nhưng phải tránh bị chỉ trích đàn áp ly khai



Các tuyên bố liên tiếp của chính quyền Trung Quốc về các mối đe dọa khủng bố nhằm vào Thế Vận Hội Bắc Kinh, song song với các thông tin về các nhóm âm mưu phá hoại bị bắt giữ, tất cả các yếu tố trên đang khiến giới quan sát lo ngại rằng Trung Quốc viện cớ chống khủng bố để đàn áp mọi hình thức đối lập.

Bảo đảm an toàn cho Thế Vận Hội là điều cần thiết, nhưng không nên sử dụng lý do đó để làm ''bình phong'' cho việc đàn áp ly khai. Lời nhắc nhở trên đây của ngoại trưởng Mỹ bà Condoleezza Rice hôm 26/07/2008, nhân chuyến ghé thăm New Zealand, đã nêu bật thách thức mà Bắc Kinh đang gặp phải : làm thế nào để chứng tỏ vớI công luận thế giới là những biện pháp trấn áp mạnh mẽ mà chính quyền áp dụng đều có mục tiêu chính đáng là bảo đảm an ninh tuyệt đối cho Thế Vận Hội.
Lập luận của Trung Quốc vừa được củng cố thêm sau nguồn tin tiết lộ ngày 25/07/2008, theo đó một tổ chức người Duy Ngô Nhĩ có tên là Đảng Hồi Giáo Turkestan đã tự nhận là tác giả một loạt những vụ khủng bố trong ba tháng gần đây tại nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc, từ vụ đặt bom trên xe buýt ở Thượng Hải vào tháng 05, cho tới vụ nổ mới đây nhất trên ba chiếc búyt ở Vân Nam hôm 21/07/2008.

Mối đe dọa phá hoại Thế Vận Hội đến từ Tân Cương

Trong thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp cảnh báo về nguy cơ các thành phần khủng bố Hồi Giáo ở vùng Tân Cương mở các vụ tấn công phá hoại Thế Vận Hội. Tuy nhiên, Bắc Kinh không cho biết rõ chi tiết về các âm mưu này. Trong lúc đó thì họ vẫn tăng cường các chiến dịch trấn áp cộng đồng ngườI Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Từ đầu năm 2008 đến nay, lực lượng an ninh Trung Quốc đã tiến hành một loạt những vụ bố ráp, bắt giam những kẻ tình nghi khủng bố. Mới hôm 24/07/2008, họ cho biết đã phá vỡ một tổ khủng bố âm mưu đánh vào các cơ sở Thế Vận HộI ở Thượng Hải. Thế nhưng chi tiết về nhóm khũng bố này cũng không hề được tiết lộ, tương tự như vụ bố ráp hồi thánh giêng 2008 ở Địch Hoá (Urumqi), thủ phủ tỉnh Tân Cương.
Vào khi ấy, Bắc Kinh cũng tuyên bố phá vỡ được một tổ khủng bố dự trù phá hoại Thế Vận Hội. Theo chính quyền, một vụ xung đột võ trang dữ dội đã nổ ra, hai kẻ khủng bố bị thiệt mạng, trong lúc có bẩy nhân viên công an bị thương.
Vấn đề là sau đó ít lâu, khi một nhà báo AFP phỏng vấn hơn một chục ngườI dân tại khu nhà nơi những kẻ gọi là khủng đó cư ngụ, thì tất cả đếu xác định là không hề xẩy ra vụ bố ráp dữ dội như vậy. Khi được hỏi về thực hư vụ việc, chính quyền địa phương đã từ chối trả lời.

Bắc Kinh cường điệu nguy cơ khủng bố ?


Cho đến nay, các hội đoàn, tổ chức bảo vê nhân quyền trên thế giới đều đã cho rằng chính quyền Bắc Kinh cường địệu các hiểm họa khủng bố để đàn áp mọi hình thức phản đối chính quyền nhân dịp Thế Vận Hội.
Ông Nicholas Bequelin, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc đồng thờI là chuyên gia phụ trách hồ sơ Tân Cương của Human Rights Watch, đã không che dấu thái độ hoài nghi về tính xác thực trong những lời cảnh báo của Trung Quốc. Trả lờI hãng tin AFP, ông cho rằng Trung Quốc nổi tiếng thường hay viện cớ khủng bố để biện minh cho các chủ trương xiết chặt kiểm soát.
Còn theo báo trên mạng Asia Times số ra ngày 09/07/2008, ngoài vấn đề ngăn ngừa khủng bố, nhiều quan chức Trung Quốc còn ngày càng lo lắng đến những đe dọa gọi là nội tại, chẳng hạn như các vụ biểu tình, khiếu tố của người dân, muốn tranh thủ Thế Vận Hội để tiếng nói của mình được lắng nghe.
Chính vì những lý do đó mà các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã thường xuyên kêu gọi Bắc Kinh nên giữ thái độ chừng mực. Lời kêu gọi này đã được ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nhắc lại hôm 26/07/2008. Cùng một quan điểm, thủ tướng New Zealand, bà Helen Clark cũng cho rằng mọi cuộc biểu tình tại Trung Quốc phải được xử lý ''một cách có cân nhắc, tương xứng với mức độ nghiêm trọng của vụ việc''.

Duy Tường
July 2008

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #57 - 27. Jul 2008 , 06:09
 
Chính quyền tuyên bố phá vỡ một âm mưu khủng bố


Tân Hoa Xã cho biết công an tỉnh Thượng Hải phá vỡ một tổ khủng bố âm mưu mở các vụ tấn công vào một sân vận động địa phương, nơi đón tiếp một số trận bóng đá Thế Vận Hội.

Giám đốc Cơ quan An ninh Thượng Hải Trình Cửu Long tuyên bố là nhận được tin « một số tổ chức khủng bố quốc tế chuẩn bị tấn công trong lúc diễn ra các cuộc tranh tài trong khuôn khổ Thế Vận Hội. Công an đã mở cuộc truy lùng và bắt được một nhóm khủng bố ».Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cũng như chính quyền địa phương không nói rõ là công an đã mở cuộc truy lùng vào lúc nào, có bao nhiêu kẻ tình nghi bị bắt. Chỉ huy trưởng an ninh Thượng Hải chỉ nói là nguy cơ đe dọa vẫn còn. Thượng Hải là nơi tổ chức 12 trận bóng đá trong khuôn khổ Thế Vận Hội.

Theo các nhà ly khai, chính quyền Trung Quốc thổi phòng nguy cơ khủng bố để đàn áp mọi hành động chống đối từ dân chúng.

Các biện pháp tăng cường an ninh thái quá đã tác động đến ngành du lịch Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Marc Lebeaupin tường trình:
«Chỉ còn vài hôm nữa là đến ngày khai mạc Thế Vận Hội, không khí thật ảm đạm đối với ngành du lịch. Các nhà chuyên môn nhân thấy sự kiện Thế Vận Hội đã gây ra thất thoát khách du lịch. Nhật báo South China Morning Post cho biết trong tháng 6, lượng du khách tới Bắc Kinh đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Rất nhiều khách sạn không có khách đặt phòng. Phụ trách một công ty du lịch tại Bắc Kinh thừa nhận, hy vọng làm ăn trong kỳ Thế Vận Hội này của các công ty đã nguội tắt và chuyển thành lo lắng. Vì dự báo cao hơn thực tế nên bây giờ các công ty du lịch trở nên hoang mang. Giá phòng khách sạn đang bị rơi tự do. Theo China Trip, một địa chỉ đặt phòng trên mạng internet, giá phòng đã giảm từ 10 đến 30%. Nhưng nếu xem xét kỹ người ta còn thấy các khách sạn 4 - 5 sao còn hạ giá hơn. Tiền thuê phòng ở một khách sạn lớn tại trung tâm Bắc Kinh đã hạ từ 8800 nhân dân tệ xuống còn 4 800, tức là giảm gần 50%. Theo sở Du lịch Bắc Kinh, một nửa số phòng khách sạn hiện nay ở thủ đô Trung Quốc vẫn chưa có khách đặt. Nguyên nhân thì có nhiều, tất nhiên là do tình hình chính trị căng thẳng, rồi những cảnh báo của chính quyền về nguy cơ khủng bố cũng làm cho khách không muốn tới đây nữa. Mặt khác cũng do chính quyền tăng cường khả năng đón tiếp quá mạnh. Năm nay, có khoảng hai chục khách sạn 4 sao mới được khánh thành ở Bắc Kinh. Cuối cùng, không nên quên một điều là rất đông du khách ngọai quốc phải khó khăn lắm mới đươc cấp thị thực nhập cảnh, đặc biệt chính quyền Trung Quốc đã hạn chế rất nhiều cấp visa nhập cảnh cho doanh nhân».

Vẫn tại Trung Quốc, theo giới quan sát, công an Trung Quốc canh giữ những nơi được gọi là điểm nóng tỏ ra rất căng thẳng. Hôm nay, ba phóng viên Hongkong bị bắt khi họ chụp cảnh dân chúng chen nhau mua vé vào xem Thế Vận hội tại một phòng vé cạnh vân động trường Olympic.
Mặc dù bộ máy kiểm duyệt của nhà nước có chặt chẽ đến đâu thì cũng có sơ sót. Một nhật báo nhà nước thuộc loại hàng đầu đã cho đăng bức ảnh chụp nạn nhân vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Từ gần 20 năm nay, thông tin về phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh là đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc. Nhưng trên nhật báo Tin Bắc Kinh hôm nay có ảnh nhiều nạn nhân bị thương đang được bạn bè đưa đi cấp cứu bằng xe kéo. Tờ báo này cũng đăng bài phỏng vấn tác giả bức ảnh là phóng viên Lưu Hương Thành, một người chuyên theo dõi những thay đổi tại Trung Quốc từ 30 năm qua. Chính quyền Trung Quốc cho người đến các nơi bán báo để thu hồi số báo này, nhưng quá muộn.


Duy Tường
26-07-2008

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #58 - 27. Jul 2008 , 06:34
 
Đúng là CS
  "NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO. TỐ CÁO AI THÌ CHÍNH HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI MANG CÁI TỘI ĐÓ NẶNG NHẤT "
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #59 - 27. Jul 2008 , 15:43
 
Tẩy chay  không  xem Thế vận hội Bắc Kinh

Cùng cả  nhà  chỉ  còn  11  ngày nữa thế Vận Hội Bắc Kinh  sẽ  chính thức Khai  mạc  ngày 08-08-08  lúc 8 giờ tối .Vì  giờ  đó  ở Cali - và  Canada  đang  ngủ  .

Vậy  yêu cầu Cả  Nhà  cùng đồng lòng tẩy chay Thế  Vận Hội Bắc Kinh  bằng cách Không xem  Trực Tiếp  buổi lễ  qua Tivi  ,và  những ngày  thi đấu   sau đó  .Mong lắm thay !
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #60 - 02. Aug 2008 , 13:06
 
Internet  và Ô Nhiễm  ở Bắc Kinh

Chủ tịch IOC  Thế  giới  đã  đến   Bắc Kinh  sớm  để họp với  Uỷ ban Thế vận hội Bắc Kinh  về   việc  Sử dụng  Internet  của các Ký giả  ở Trung tâm Báo  Chí  bị  hạn chế  hoặc bị kiểm duyệt và vấn đề  Ô Nhiễm .Về  phía  Trung quốc  đã cam kết  sẽ  nới lỏng  việc sử dụng Internet .Và  bảo đảm  Không Khí    sẽ   không  bị Ô Nhiễm .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #61 - 04. Aug 2008 , 12:46
 
Khủng bố ở  Trung  quốc


...

Hình trên  sân vận động Tổ Chim  sẽ  là  địa điểm  khai mạc  Thế vận hội Bắc kinh



Chỉ  còn  3 ngày  nữa Thế  vận hội Bắc Kinh  sẽ   khai mạc . Nhưng  khủng bố đã  ra tay tấn công giết 16 người ở Tân Cương
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #62 - 05. Aug 2008 , 16:56
 
Không khí  ô  nhiễm 

Chỉ  còn  2  ngày  nữa  Thế vận hội bắc kinh   sẽ khai  mạc  .Theo  Ti vi  và  báo chí  Úc cho  biết
Ngày  chủ  nhật  3/8  Không khí  chung  quanh  Sân vận động  Tổ  Chim  hoàn toàn  quang đãng .
Ngày  thứ hai  4 tháng  8  -  không khí  bị Ô Nhiễm nhìn  như  có khói   mờ  chung quanh  sân vận động .
Ngày  hôm qua  thứ ba  có Động đất  ở  Quảng Châu  làm  1  người chết  .

Ngày  thứ hai  Khủng bố  tấn công giết  16  cảnh sát  Trung quốc .

Hiện giờ  Vé  buổi lễ Khai mạc  vẫn còn đang bán  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #63 - 07. Aug 2008 , 13:39
 
08-08-08  đã  đến

Hôm  nay  ngày  8 tháng 8 năm 08   đã đến  còn khoảng 12 tiếng đồng hồ  nữa  theo giờ địa phương  lễ  khai mạc Thế vận Hội Bắc Kinh sẽ  khai mạc  .  Và  hiện giờ  có rất  nhiều  cuộc biểu tình  phản đối  đang diễn ra  trước các toà đại sứ  Trung quốc  của các  quốc gia  trên Thế giới .Thậm chí  có cả biểu tình chống đối ngay  trong làng thế vận  và  một vài nơi trên lãnh thổ Trung quốc

Trong ngày  hôm nay  sẽ  có  nhiều đám cưới  được tổ chức ngay tại Trung Quốc và  tại Australia    hàng ngàn   cặp  sẽ tổ chức  đám  cưới  để  lấy  hên  .

Tổng thống Mỹ  G.W Bush  cũng đã đến Bắc Kinh  nhưng  không được Vui vẻ  vì  các nhà  lãnh đạo Trung quốc tỏ  ra bất  mãn  về  những lời tuyên  bố về Nhân Quyền  tại trung Quốc khi  ông ghé  Thái lan  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #64 - 08. Aug 2008 , 22:57
 
Mặc cảm 



Tuần này Trung Quốc ra mắt trình làng với thế giới khi Thế vận hội Bắc Kinh khai mạc. Tiếc thay, ngày hội ra mắt đáng lẽ phải là điều vui vẻ nhất cho Trung Quốc và cho thế giới lại bị lu mờ vì những cử chỉ đầy tính mặc cảm.


...


Thay vì một quốc gia tự tin mời chào thế giới, đặc biệt thế giới thể thao, đến dự một vận động hội thì nước chủ nhà đã biểu lộ hành động của những kẻ lúc nào cũng sợ, sợ đến cả bóng vía của những người tranh đấu mà thực ra chẳng có ý định gì làm hại họ cả.

Để bảo vệ an ninh cho thế vận hội, công an cảnh sát của Trung quốc có máy dò bom, máy dò mìn, có dàn cao xạ, có cả 100,000 người. Điều họ thiếu là một chút tự tin, đừng có nhìn góc nào cũng thấy âm mưu chống lại họ.

Xin đan cử một thí dụ. Tổng thống George W. Bush của Hoa Kỳ là một người bạn của Trung Quốc. Ông đã gạt sang một bên mọi phản đối để đến dự lễ khai mạc thế vận hội. Ấy vậy mà khi ông tiếp đón năm nhân vật đấu tranh Trung Quốc hiện sống lưu vong ở Hoa Kỳ, phản ứng của Bắc Kinh chẳng khác gì như bị tấn công. Trong một lời tuyên bố gay gắt, phát ngôn nhân Lưu Kiến Siêu đã gọi hành động này là “can thiệp vào nội tình của Trung Quốc và gửi một thông điệp sai đến các thế lực thù nghịch chống Trung Quốc.”

Nhưng thế lực thù nghịch đó là ai? Phải chăng đó là nhà văn Dư Khiết. Chỉ vì thế vận hội tổ chức tại Bắc kinh, công an canh cửa nhà ông 24 trên 24. Muốn đi đâu thì công an chở đi, còn ngoài ra ông hầu như bị quản thúc tại gia trong khu nhà nơi hai vợ chồng đang sống với cậu con trai bốn tuổi tên là Justin. Tinh thần “hài hòa” của thế vận hội có vẻ đã không được áp dụng với ông.

Họ là những người như cô vận động viên bơi lội Amanda Beard, chỉ muốn họp báo ở khách sạn để phổ biến một tấm bích chương mang hình cô khỏa thân với ở dưới một hàng khẩu hiệu “đừng mặc lông thú”. Công an không cho, nên rút cuộc cô ra ngay trước cửa khách sạn họp báo. Ngạc nhiên trước thái độ của công an, cô nói là thực sự chỉ muốn tổ chức một buổi họp báo nhỏ với mục tiêu nhắm vào thị trường Hoa Kỳ, không có ý định gì gây phiền nhiễu cho nước chủ nhà.

Thực ra với những người như ông Dư, hay cô Amanda, thái độ của một chính quyền tự tin khi quả thực họ muốn đánh bóng bộ mặt của họ thì hãy để cho những người này yên thân. Nếu họ không cấm cản thì cuộc họp báo của cô Amanda đâu có trở thành một tin được đăng trên trang đầu của báo chí thế giới như vậy?

Ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã giúp thông qua  nghị quyết yêu cầu các quốc gia tôn trọng một “lệnh ngưng bắn thế vận”. Nhưng tinh thần “hòa bình thế vận” từ ngàn xưa của cổ Hy Lạp áp dụng cho tất cả, kể cả chủ nhà. Bản thân Trung Quốc không chấp nhận “hòa bình thế vận” với các nhà báo tường thuật về vụ tấn công ở vùng biên giới Tân Cương, cũng như không chấp nhận “hòa bình thế vận” với dân tộc Tây Tạng, dân tộc Hồi Hột sống trong đất nước họ thì như vậy chẳng qua chỉ là một hòa bình xuông sao?

Thái độ của Trung Quốc đã làm cho nhà bình luận George Vecsey của tờ New York Times đã phải cầu trời cho rong rêu ở vùng biển đua thuyền thế vận tan biến, cầu cho cát của sa mạc Gobi ngưng thổi, cầu cho bầu không khí ô nhiễm đi chỗ khác chơi, để cho Trung Quốc có thể tổ chức thế vận hội thành công vui vẻ. Bởi trên địa cầu này, có vẻ như là sự thành công của Bắc Kinh trong việc tổ chức vận động hội này đã trở thành một ưu tiên cho tất cả chúng ta. Thế vận hội năm nay không còn là của các vận động viên nữa. Michael Phelps có thể vượt kỷ lục về huy chương vàng nhưng thế vận hội năm nay không thuộc về anh như thế vận hội Berlin 1936 đã là của Jesse Owens.

Trong sự suy nghĩ của Trung Quốc, năm nay toàn thể huy chương vàng là sở hữu riêng của 1.3 tỷ dân Trung Quốc. Sự thành công hay thất bại bây giờ không còn là của cá nhân vận động viên mà là của chế độ cũng là hoài bão và ước mơ của quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Và điều đó trở thành một điều vô cùng đáng sợ. Đây là một quốc gia mà thái độ phản xạ mỗi khi thấy thế giới chê bai, dè bỉu, là quay sang bài ngoại đến mức phá hoại. Đây là quốc gia đã đập phá tòa đại sứ của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia của liên minh Nato khi một phi cơ của Nato bỏ bom lầm vào tòa đại sứ Trung Quốc ở Belgrade. Đây là quốc gia mà dân chúng đã đòi phá các cửa hàng siêu thị Carrefour của Pháp chỉ vì người Pháp xuống đường chống việc rước đuốc thế vận. Mất thể diện họ sẽ nổi khùng.

Nếu vì thời tiết, Ủy ban Olympics Quốc tế phải hủy vài cuộc thi đấu, nếu vì hành động của công an, thêm nhiều nhà báo bị hành hung, nếu các vận động viên Trung Quốc không chiếm được nhiều huy chương vàng như sự mong đợi của dân tộc họ, thì phản ứng sẽ thật khó lường.

Đây là một quốc gia trong khi nói là không muốn đặt chính trị vào vận động hội nhưng lại là quốc gia đã làm đủ mọi cách để chiếm được đa số huy chương. Để đạt được số lượng, Trung Quốc đã dồn tiền tài và khả năng vào những môn được nhiều huy chương khi chỉ thắng một giải như bơi thuyền chẳng hạn có thể có 14 huy chương thay vì những môn tập thể như bóng rổ nơi mà toàn thắng cũng chỉ được có hai huy chương vàng toàn đội.

Ai cũng trở thành ái quốc khi thấy các vận động viên của mình đứng trên bục và khi quốc ca trổi lên, nhưng người Trung quốc đã đưa sự việc này trở thành một mục tiêu tối thượng phải đạt được bằng mọi cách. Ở Trung Quốc, những trẻ em với tiềm năng thể thao đã bị tách ly khỏi gia đình, tập trung ở những trại huấn luyện để chịu sự gò dũa của bộ máy thể thao trong một chương trình tập luyện chưa từng thấy trong lịch sử thể thao lòai người.

Nhưng Trung Quốc sẽ không được xét theo tiêu chuẩn của những huy chương vàng. Trung Quốc không những sẽ bị xét theo khả năng của nhân viên phục vụ, mà còn sẽ bị xoi mói để xem trong giây phút huy hoàng của dân tộc, còn bao nhiêu người nghèo, người bất hạnh đang bị bỏ quên, cũng như các sắc tộc thiểu số đang giận dữ bị đồng hóa. Và thật đáng buồn lắm thay cho thế giới chúng ta nếu khi qua khỏi thế vận hội lần này, Trung Quốc, chỉ vì mặc cảm, đã cảm thấy là thế giới không hiểu và cảm thông được với họ. Một người khổng lồ cảm thấy bị khinh rẻ sẽ trở thành vô cùng nguy hiểm.

  Toàn  Chân



Back to top
« Last Edit: 08. Aug 2008 , 22:59 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #65 - 09. Aug 2008 , 05:01
 

BẮC KINH 2008


Phóng viên không biên giới cướp sóng phát thanh ở Trung Quốc


Anh Vũ


(Bài đăng ngày 08/08/2008 Cập nhật lần cuối ngày 08/08/2008 15:36 TU)

...
Biểu tình ở Hồng Kông phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền.
Reuters

Bất chấp sự kiểm soát gắt gao của an ninh Trung Quốc, vài giờ trước khi Thế Vận hội khai mạc, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã cướp được sóng của một đài phát FM ở Bắc Kinh và phát đi các thông điệp kêu gọi tự do ngôn luận và đòi chính quyền trả tự do cho các tù nhân chính trị
.


Những thông điệp bằng tiếng quan thọai kêu gọi tự do ngôn luận đã được tổ chức Phóng viên không biên giới RSF phát chèn lên sóng FM của một đài phát thanh tại Bắc Kinh. Các đài phát thanh bằng sóng FM ở Trung Quốc vẫn bị chính quyền kiểm soát rất chặt chẽ. Thế nhưng, sáng nay đúng 8h 08 phút tại Bắc Kinh, tổ chức Phóng viên không biên giới đã sử dụng kỹ thuật để chiếm sóng một đài phát thanh của Trung Quốc phát đi những thông điệp của mình. Trên nền nhạc cổ truyền Trung Quốc một giọng nữ bằng tiếng Anh cất lên : " Xin chào mừng quý vị đến với đài phát thanh không biên giới tại Bắc Kinh của tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí, Phóng viên không biên giới. Đài chúng tôi thông tin đến quý vị về quyền tự do báo chí ở Trung Quốc''.

Tiếp đó đài này đã phát đi thông điệp do Tổng thư ký tổ chức RSF Robert Ménard đọc bằng tiếng Pháp, lồng tiếng Anh và tiếng Hoa. Trong thông điệp này, ông Menard khẳng định rằng những biện pháp nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của chính quyền Trung quốc là vô ích, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho các tù chính trị và chấm dứt phá sóng các đài thát thanh quốc tế phát bằng tiếng Trung. Sau đó đài này đã phát đi những phát biểu bằng tiếng quan thoại của các nhà bảo vệ nhân quyền Trung quốc đang tỵ nạn tại nước ngoài. Việc làm thành công trên của tổ chức Phóng viên không biên giới chắc chắn đã gây một bất ngờ khó chịu cho chính quyền Bắc Kinh, khi mà chỉ còn ít giờ nữa sẽ diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội Olympic.

Vài giờ đồng hồ truớc khi khai mạc Thế Vận Hội, phong trào phản đối Trung Quốc vẫn diễn ra khắp nơi trên thế giới. Sáng nay một chiếc máy bay của hãng hàng không Trung Quốc vừa cất cánh đã phải quay trở lại Nhật Bản  sau khi nhận được điện thư đe dọa đặt bom. Phát ngôn viên sân bay quốc tế trung ương Nhật Bản  cho biết đó là chuyến bay 406 từ sân bay Narita đi Trùng Khánh và ghé qua Thượng Hải. Một nguồn tin cảnh sát tại sân bay quốc tế Narita sáng nay cho AFP biết thêm, China Ailines tại Nhật Bản  có nhận được e-mail đe dọa sẽ cho nổ tung một chiếc máy bay của hãng này và cho rơi nhiều máy bay khác tại các địa điểm thi đấu của Thế Vận Hội. Nghiêm trọng hơn, từ Dubai, nhóm Hồi giáo tự xưng  Đảng Hồi giáo của Turkistan PIT it ai biết tiếng đã dọa sẽ tấn công  Thế Vận Hội  Bắc Kinh. Theo Reuters, hôm qua hai tổ chức của Mỹ chuyên theo dõi khủng bố đã xác nhận tin này và cho biết thêm đảng PIT kêu gọi các tín đồ  Hồi giáo nên tránh những nơi có đông nguời Hoa.

Cũng sáng nay  tại Hồng Kông, một công dân Anh 33 tuổi đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi trèo lên một cây cầu và giăng  hai biểu ngữ lớn kêu gọi dân chủ và nhân quyền. Nhiều đoàn thể đấu tranh cho nhân quyền đã dự tính biểu tình sáng thứ bảy vào lúc Hồng Kông bắt đầu có những cuộc thi đấu guơm. Nhưng phong trào biểu tình chống Trung Quốc, đòi tự do cho Tây Tạng với quy mô lớn  và thuờng xuyên vẫn là tại Népal. Cảnh sát Nepal cho biết it nhất 1.100 nguờI Tây Tạng  biểu tình gần đại sứ quán Trung Quốc ở Kathmandou đã bị bắt sáng nay , tức chỉ vài giờ trước khi Thế Vận HộI 2008  khai mạc. Trong số người biểu tình có cả các ni sư.
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #66 - 09. Aug 2008 , 05:42
 
Free Tibet - 08.08.08


________________________________________________________________________________
___________________________________________________________

India
• AFP

...
Auf der einen Seite fiebriger Jubel - auf der anderen hitziger Protest: Tibetische Mönche vor der chinesischen Botschaft in Neu Delhi - im Hintergrund Sicherheitskräfte.

London
• AP   

...
Prominenter Protest: Der britische DJ Clifford Joseph Price ("Goldie"), fährt mit seinem Auto durch eine Gruppe Anti-China-Aktivisten in London - "An Chinas Händen klebt Blut", lautet sein Statement.

Turkey
• AFP

...
Uigurenthanks.gifroteste vor der chinesischen Botschaft in Ankara: Wenige Sekunden nach der Aufnahme dieses Fotos versuchte der Mann in der Mitte des Bildes, sich selbst anzuzünden.

Paris
• AFP

...
"Freiheit für Tibet": Pro-Tibet-Aktivisten verdammen die chinesische Menschenrechstpolitik vor der Botschaft in Paris.

Peking
• AFP

...
Störer unter Kontrolle: Chinesische Sicherheitskräfte nehmen drei Protestler fest, die eine Stunde vor der Eröffnungszeremonie tibetische Flaggen vor dem Nationalstadion schwenkten.


 
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #67 - 09. Aug 2008 , 05:46
 

...
Trận Đấu Trước Giờ Khai Mạc Thế Vận Hội
Mỹ - Trung Cộng: 1 - 0


Nhữ Văn Úy

Chỉ còn khoảng gần 2g nữa là đến giờ khai mạc THẾ VẬN HỘI tại Bắc kinh, trong số những Quan khách quan trọng bậc nhất Quốc Tế đến tham dự, cái đinh lớn nhất phải nói là Tổng Thống BUSH.

Quả thật "danh bất hư truyền", chưa vào hang cọp, với tư cách khách ông đã tung ra một chưởng đầy uy lực thị uy khiến cả gia đình gia chủ chấn động; ông BUSCH đã không đánh mất tư thế của Ông và của dân tộc MỸ trên chính trường Quốc Tế.

Những lời tuyên bố của Ông ở Phi trường THÁI LAN -với mục đích đòi chế độ độc tài hà khắc Trung Cộng phải cải tiến Dân chủ, Tự do, Dân quyền- đã biến mục đích chuyến đi tham dự sinh hoạt thể thao của Ông thành một chuyến đi phó hội chính trị, khiến cho nhà nước Trung Cộng không còn giữ được sự bình tĩnh dù từ ngàn xưa tới nay, dân Tầu nổi tiếng là một dân tộc thâm hiểm..

Vì không kiềm chế nổi trước phản ứng không thể tính trước được của một qúy khách bỗng trở thành quái khách, trước khi máy bay của Ông đáp xuống phi trường Bắc Kinh nhà nước Trung Cộng đã lên tiếng một cách nghiêm khắc và lạnh nhạt: "không ai có quyền chen vào nội tình của Trung Quốc"!

Qua những lời lẽ thuộc loại "hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại" nhằm vào đúng lúc toàn cầu đang đổ dồn cặp mắt hướng về TRUNG CỘNG, trong lúc gia đình Trung Cộng có tiệc vui, đã "đầu độc" không khí yến tiệc của ngày đại lễ, vạch áo cho thế giới xem lưng biết rằng bầu không khí tưng bừng pháo bông pháo hoa ấy chỉ là lớp men mỏng tráng ngoài để che dấu một xã hội dân sinh sầu thảm mà thực trạng của hàng tỷ dân Tầu u uất như đang sống trong một thế giới nô lệ của thế kỷ trước: sống trong đói rách , bất công; không Dân chủ, chẳng Tự do, mất Nhân quyền!

Chống đỡ trước mũi dùi tấn công chính trị của Tổng Thống BUSH theo đúng sách lược của Tôn Tử là "tiên hạ thủ vi cường", nhà nước Trung Cộng chỉ còn có nước lúng túng đỡ gạt bằng một câu xưa như trái đất là "không ai có quyền chen vào nội tình của Trung Quốc"hoado một câu nói có tính cách xác nhận sự tố cáo của đối phương hơn là sự phủ nhận!

Sau đó, vì quá giận mất khôn, dại điện Bộ ngoại giao Trung Cộng lại "tự cung, tự kiểm, tự lên án nhà nước minh":

- Chúng tôi cực lực phản đối bất cứ lời nói hay hành động nào xen vào chuyện nôi bộ của một Quốc gia khác!

Rõ ràng QIN GIANG -đại diện bộ Ngoại Giao Trung cộng- đã nói tiếng nói của nhân dân Việt Nam thay mặt cho 82 triệu dân VN không Cộng Sản! 
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #68 - 09. Aug 2008 , 17:09
 
Một người  Mỹ bị  giết ở Bắc Kinh

Chỉ  một ngày sau   lễ  khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh diễn ra  ,  một  người  Khách du  lịch  đến từ Mỹ  đã  bị một  người đàn ông Trung Quốc đâm chết  ở Cổ Lâu ngay  Thủ đô Bắc Kinh cách  sân vận động Olympic  5  km . Người Khách du  lịch  Mỹ  là  bạn  của một huấn luyện viên.Bóng  Chuyền  trong phái đoàn Mỹ ,hiện bây giờ  người ta  chưa hiểu rõ  nguyên nhân nào  khiến  người Du khách  bị  đâm chết .Và  người  đâm  chết  Du khách  đã nhẩy lầu  tự tử  .

Theo  tin tức  con  số  Khách du lịch  từ  các nước đến Trung Quốc  theo dõi thế vận hội chỉ  có  1  triệu Người ,do đó  các khách sạn rất  ế  ẩm  .
Back to top
« Last Edit: 09. Aug 2008 , 17:15 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #69 - 12. Aug 2008 , 04:26
 

Hình ảnh biểu tình, chống đối Thế Vận Hội 2008


...
© Students for a Free Tibet/AP Aktivisten haben sich auf dem Platz des Himmlischen Friedens in Peking gelegt, um für die Unabhängigkeit Tibets zu demonstrieren.


...
Security guards force Hong Kong university student Christina Chan (C) to leave the spectators stand after she tried to disclose a protest banner during the dressage of the equestrian event at the Beijing Olympic Games in Hong Kong August 9, 2008. (Bobby Yip/Reuters)


...
A protester (2nd row C) argues with security guards as Hong Kong university student Christina Chan (front C) is taken away from the spectator stand after she tried to display a protest banner during the dressage of the equestrian eventing at the Beijing Olympic Games in Hong Kong August 9, 2008. REUTERS/Bobby Yip (CHINA)

...
Hong Kong security try to cover up a protest by local student and activist Christina Chan (behind sheet) on the first day of the Olympic equestrian event in Hong Kong on August 9. The pro-Tibet protester said she was forced to leave the venue as the Games got under way (AFP/David Hecker)


...
A human rights activist hold flares in front of a Tibetan flag as he demontrates in Paris to condemn the 2008 Beijing Olympic Games. Thousands of people across Asia and Europe took part in human rights protests Friday as China launched the Beijing Olympics with a dazzling, three-hour opening ceremony. (AFP/Patrick Kovarik)


...  ...
Tibetan exiles stage a drama during a protest in New Delhi August 8, 2008. In New Delhi, nearly 3,000 Tibetans shouting anti-China slogans braved heavy rains to protest near India's parliament against the Olympics being staged by China. REUTERS/Parth Sanyal (INDIA)


...
Tibetan monks hold a Tibetan flag during a march about the Olympics in China as they crosses the Golden Gate Bridge with other demonstrators in San Francisco, Friday, Aug. 8, 2008. (AP Photo/Paul Sakuma)


...
Pro-Tibet protesters demonstrate against the Beijing Olympics in front of the Chinese embassy in Warsaw August 8, 2008. REUTERS/Kacper Pempel (POLAND)


...  ...
Myanmar activists shout a slogan in front of China Embassy in Bangkok Friday, Aug. 8, 2008 to mark the 20th anniversary of the 1988 uprising. Around Asia, activists were planning to mark the anniversary with demonstrations at embassies of both Myanmar and China, a key ally of Myanmar that activists say could presser the leadership to bring about change. The protest also coincides with the opening ceremony of the Olympic Games in Beijing. (AP Photo/Sakchai Lalit)
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #70 - 12. Aug 2008 , 08:59
 
Bộ mặt xảo trá của Cộng Sản Trung Hoa:



12 Tháng 8 2008 - Cập nhật 13h12 GMT

Nạn nhân 'tiểu xảo' hát nhép Olympics

 
Michael Bristow
BBC News, Bắc Kinh

... 
Các quan chức Bắc Kinh cho rằng Dương Bái Nghi có gương mặt không hoàn hảo

Cô bé xinh đẹp hát tại lễ khai mạc Thế Vận hội Bắc Kinh - và sau đó trở nên nổi tiếng trên toàn Trung Quốc - thực ra chỉ hát nhép môi và diễn thay ca sĩ thực.
Mặc bộ đồ đỏ với tóc thắt bím, Lâm Diệu Khả đã lôi cuốn người xem trên toàn thế giới khi trình diễn ca khúc “Ngợi ca Tổ quốc”.

Tuy nhiên, cô bé thực sự hát bài này là Dương Bái Nghi, người không được phép xuất hiện vì em không “hoàn hảo” như cô bé Lâm 9 tuổi.

Đạo diễn âm nhạc của chương trình nói họ quyết định dùng em Lâm vì ''lợi ích tốt nhất của đất nước''.

Tiết lộ này được đưa ra sau khi có tin nói rằng màn trình diễn pháo hoa tại đêm khai mạc cũng không phải thật hoàn toàn mà được ghép nối thêm trước khi chiếu trên TV cho cả thế giới xem.

‘Thiên thần mỉm cười’

Nói chuyện trên radio Bắc Kinh, đạo diễn âm nhạc Trần Kỳ Cương nói những người tổ chức cần một em gái vừa xinh đẹp lại vừa có giọng tốt.

... 
Lâm Diệu Khả trở thành một 'ngôi sao' sau màn trình diễn

Ông Trần nói họ gặp phải tình huống khó xử vì mặc dù em Lâm Diệu Khả xinh hơn nhưng cô bé Dương Bái Nghi, bảy tuổi, lại hát hay hơn.

Ông nói với đài phát thanh Bắc Kinh: “Sau một vài lần thử, chúng tôi quyết định để Lâm Diệu Khả lên biểu diễn trực tiếp, trong khi dùng phần trình bày lời hát của Dương Bái Nghi”.

“Lý do của quyết định này là chúng ta phải đặt lợi ích của đất nước lên trước”.

“Em bé xuất hiện trên truyền hình phải hoàn hảo xét về độ biểu cảm trên khuôn mặt để truyền đạt tình cảm tới mọi người”.

Lâm Diệu Khả, người được mệnh danh là “thiên thần mỉm cười”, đã trở thành một ngôi sao sau màn trình diễn này.

Em nói với tờ China Daily của nhà nước rằng em cảm thấy mình “rất đẹp” trong bộ đồ đỏ khi biểu diễn. Cha của em nói với tờ báo rằng em giờ đây có fan hâm mộ trên toàn quốc.

Cũng theo tường thuật của tờ báo, Dương Bái Nghi nói em không cảm thấy tiếc trước quyết định này. Em nói: “Em thấy vui là giọng hát của mình đã được sử dụng trong buổi lễ khai mạc”.

Pháo hoa cũng ‘giả’

... 
Một số màn trình diễn pháo hoa được thu hình từ trước

Đây là câu chuyện “giả” thứ hai trong buổi lễ khai mạc Thế Vận hội.

Tại lễ khai mạc, người xem trên toàn thế giới chứng kiến một màn trình diễn 29 lượt bắn đuổi pháo hoa trên toàn Bắc Kinh, từ phía nam tới phía bắc.

Tuy nhiên, một quan chức cao cấp từ ban tổ chức Bắc Kinh khẳng định hôm thứ Ba, 12/8, rằng những màn trình diễn này đã được thực hiện từ trước lễ khai mạc.

Ông Vương Vĩ nói giới chức Bắc Kinh làm điều đó để “tạo thuận lợi và ấn tượng ngoạn mục” cho các đài truyền hình.

Ông tuyên bố tại một buổi họp báo là: “Do tầm nhìn hạn chế nên chúng tôi đã sử dụng một số đoạn băng được ghi hình từ trước”.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #71 - 12. Aug 2008 , 22:29
 
Nghề làm hàng nhái , hàng giả phải nói không nước nào bằng Trung Cộng



Một người dân ở Bắc Kinh cho biết là công an đã bắt các con ông phải đến "làm khán giả" ở nhiều trận tranh tài vì số lượng người đến xem không đầy hàng ghế . Con của ông được công an đưa đi huấn luyện cách vổ tay, cách reo hò khi cổ võ cho vận động viên . Những "khán giả" bị bắt buộc nầy sẽ không được lãnh lương mà chỉ được phân phát một hộp cơm cho mỗi bửa ăn .

Những chuỵện xảy ra tại Olympic ngày hôm nay cho chúng ta thấy là đảng CSTC họ có thể bịa đặt những gì họ muốn . Người VN chúng ta hãy đọc lại những "lịch sử" mà Trung Cộng đưa ra khi họ "chứng minh" Hoàng Sa & Trường Sa là của Trung Cộng.Thật ra những lịch sử đó cũng chỉ là "hàng giả" như những gì họ đã ngụy tạo ra ngày hôm nay ngay tại Olympic để đánh lừa cả thế giới

Nguyễn T Diệu Vân
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #72 - 14. Aug 2008 , 13:08
 
Muốn trở thành Triệu Phú  cần Vô địch


Tin  Trung Quốc :Nhà  nước Trung quốc  khuyến khích các Vận động viên Thể thao Trung Quốc muốn Giàu  có  Trở thành Triệu Phú  Cần phải  đoạt  Nhiều Huy chương.
Như  vậy  chỉ  cần  về  nhất  bất  cứ  bộ môn nào  trong Thế vận hội bắc kinh  sẽ  được thưởng  Bạc Triệu .Sở  dĩ  nhà nước Trung quốc đưa  ra lời  thưởng  hầu mong Trung quốc đoạt nhiều Huy chương  hơn các  nước khác .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #73 - 14. Aug 2008 , 18:56
 
Kết  quả  1 tuần Thế vận  bắc Kinh

Hôm nay đúng 1 tuần lễ  Thế vận hội Bắc Kinh  .các cuộc thi vẫn đang tiếp  diễn trong ngày hôm nay .

Tổng số Huy chương   đã có  sơ khởi 

China    22  Vàng         Tổng cộng 35  Huy chương

USA      13   Vàng         Tổng cộng 41    ---

Germany   8  Vàng          Tổng cộng  13  -----

Hạng 6  /Australia      5  Vàng  6  Bạc  8 Đồng  Tổng cộng là   19  Huy chương đủ loại  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #74 - 14. Aug 2008 , 19:20
 
Tennis  Thế Vận hội

...

Tay vợt Nữ  Trung Quốc Na Li  lần đầu tiên được vào bán kết Tennis thế vận hội  sau khi đã loại Venus Willams ở  trận Tứ kết . Trong khi đó  tay vợt nữ  Serena  Willams cũng bị loại  ở Tứ kết  .

về phía nam  ,  tay vợt người Thuỵ sĩ Roger  Federer  đã bị loại  bởi tay vợt người Mỹ  Jame Black  trong  2 Set trắng  7/5 - 7/5
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #75 - 14. Aug 2008 , 23:32
 
Ngân Thương VN dính  Doping




...


Nguyễn thị Ngân Thương 19 tuổi đại diện cho Việt nam tham dự tranh tài  Thể  dục Dụng Cụ   tại Thế vận Hội bắc kinh 2008  sáng hôm nay  đã  ban tổ  chức sét nghiệm  Dương  Tính  vì  có  sử  dụng  thuốc cấm .
Ngân Thương  từng đoạt 5 Huy chương Vàng  ở  Asia Game  .
22,23,24  .

Sự việc Ngân Thương  bị dính  Doping  khiến  cho VN  xấu hổ  trước  Uỷ ban  Thế  vận  Quốc tế  .
Back to top
« Last Edit: 14. Aug 2008 , 23:47 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #76 - 15. Aug 2008 , 15:54
 
nguyen_toan wrote on 14. Aug 2008 , 23:32:
Ngân Thương VN dính  Doping




...


Nguyễn thị Ngân Thương 19 tuổi đại diện cho Việt nam tham dự tranh tài  Thể  dục Dụng Cụ   tại Thế vận Hội bắc kinh 2008  sáng hôm nay  đã bị ban  Y tế  IOC  sét nghiệm  Dương  Tính  vì  có  sử  dụng  thuốc cấm .
Ngân Thương  từng đoạt 5 Huy chương Vàng  ở  Asia Game  .
22,23,24  .

Sự việc Ngân Thương  bị dính  Doping  khiến  cho VN  xấu hổ  trước  Uỷ ban  Thế  vận  Quốc tế  .



Chiều tối hôm   qua thứ Sáu   15 tháng 8 , cô  bé  Nguyễn thị Ngân Thương   đã  từ Trung quốc  trở  về  Việt nam .
Vừa  lấy  hành lý  để  bước  ra  với  bà  mẹ ruột , cô bé đã bị báo chí  VN vây quanh  phỏng vấn  . Với  những dòng nước mắt  chảy ròng , cô bé  chỉ  cho biết  "Sẽ  sẵn sàng chấp nhận  mọi quyết định Trừng phạt  của  Liên đoàn Thể thao Thế giới "

Trong khi  đó  thì  ông Trưởng đoàn VN Hòang vĩnh   Giang   đã  trút bỏ  mọi  tội lỗi lên đầu  cô bé  19 tuổi ,chỉ  vì   ông quá  xấu hổ  trước mặt  Uỷ ban  Y tế IOC  .Và ông  tuyên bố  Việt   nam  đã từng ký  kết  hiệp ước Chống Doping với  Ủy ban Y tế  Quốc  Tế  Thế giới  .

Được biết  cô bé  Ngân Thương  chỉ  sử  dụng  thuốc  Lợi Tiểu  để  cho  thân mình  thon  nhỏ   hầu dễ dàng tranh tài  với  Thế giới  .Và  không ngờ  thuốc  Lợi Tiểu lại nằm trong danh sách  bị cấm đoán  .

Cho  đến hôm nay  Việt nam  chỉ  doạt được 1  Huy chương Bạc  với  bộ môn  Đô vật  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #77 - 15. Aug 2008 , 18:02
 
Michael  Phelps  7  Huy Chương Vàng


...

Hình trên  Michael Phelps  USA   một mình đã đoạt  7 Huy Chương Vàng  Bơi lội  .tại Thế vận Hội bắc Kinh 2008 .Một kỷ  lục chưa từng có .

100 m ,200m  Bướm **200m , 400  m  Hỗn hợp  **200 m Tự Do **
4 x100  Tiếp sức   *** 4 x 200  Tiếp sức .
Back to top
« Last Edit: 15. Aug 2008 , 18:03 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #78 - 16. Aug 2008 , 21:18
 
Carol  HUỲNH -- HUY CHƯƠNG VÀNG  cho CANADA

Ngày   hôm qua thứ  7  16 tháng  8 .Tại thế vận Hội Bắc Kinh  .  Một nữ  Công dân CANADA  gốc Việt tên CAROL  HUỲNH   đã  dành được HUY CHƯƠNG VÀNG  đầu tiên  cho  CANADA  -  Vô địch  Đô Vật Nữ  .



...



Từ  ngày  khai mạc  cho đến ngày  16 tháng 8  ,  8 ngày sau  phái  đoàn lực sĩ  Canada  mới đoạt được Huy chương Vàng đầu tiên nhờ cô gái  Canada   gốc Việt  nam   27 tuổi
Back to top
« Last Edit: 16. Aug 2008 , 21:24 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4032
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #79 - 24. Aug 2008 , 12:58
 
Bế  mạc Thế vận hội Bắc Kinh

Thế vận hội Bắc Kinh 2008  đã  bế mạc vào tối hôm qua  theo giờ  địa phương  8 giờ tối .

Lá  Cờ Thế  Vận  đã  được ông Chủ tịch  I.O.C  trao  lại  cho  ông Thị trưởng thành phố London  .Thế vận hội London sẽ  diễn ra  Mùa Hè   2012  .

Sau đây tổng kết số Huy chương  :

                GOLD     SILVER    - BRONZE   -Total
China    :        51       21          28        100
U.S.A    :        36       38          36        110
Russia   :        23       21          28         73
Great Britan :    19       13          15         47
Germnay      :    16       10          15         41
Australia    :    14        15          17         46


   ...


...

Back to top
« Last Edit: 24. Aug 2008 , 13:07 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3628
Gender: female
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #80 - 26. Aug 2008 , 19:45
 
Olympic mùa hè 2008 tại Beijing China kéo dài hai tuần , khai mặc lúc 8 giờ 8 phút ngày mùng 8 tháng 8 năm 2008 và bế mạc vào ngày Chúa nhật 24/08/2008
Cuộc chơi chỉ kéo dài hai tuần lễ trong khi nước Tàu đã phải chi phí cho việc kiến thiết các sân vận động cũng như trang hoàng lại đường sá Lên đến số tiền khổng lồ là 43 tỷ Dollar ...
Trung Quốc muốn chứng minh họ đã trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới , với những màn trình diễn đầy ắp những nhân sự màn vũ nào cũng đưa con số vũ công lên hàng ngàn ....Ngoài ra trong các giải thi đua Trung Quốc cũng đã chuẩn bị huấn luyện cho các lực sĩ tham gia , sự rèn luyện có thể nói đã chuẩn bị từ vài chục năm trước để cố tình đè bẹp Hoa Kỳ một cường quốc mà hầu như năm nào cũng lấy huy chương vàng nhiều nhất trong các kỳ thế vận
Với những trui rèn sắt thép ... giao cho nhà nước rèn luyện , mà người Pháp đã gọi đó là xưởng sản xuất Champion ...

...

Với một kiểu đè ép xương các em bé khi mới chỉ khoảng 3/4 tuổi như trên để tạo cho các em có thân hình mềm dẻo ...Thì cái chuyện lấy được huy chương vàng Khi các em tròn 16 tuổi cũng không mấy lạ
Hay như hình sau :

...

Theo dõi suốt trong hai tuần lễ chắc các Ace cũng nhận thấy rằng các ứng viên của Trung Quốc lúc nào cũng mang một gương mặt âu sầu u ám , và rất căng thẳng , Hơn thế họ đã được huấn luyện và dậy dỗ , phải quyết vượt lên giành chiến thắng hay đúng hơn chiến thắng hoặc chết , qua những màu áo đỏ chót rất sắt máu , như những bàn tay dưới đây của các em:

...

Cuối cùng họ cũng đạt được thành công phần nào về mặt giới thiệu với thế giới bộ mặt độc tài đảng trị sắt máu của họ qua các cuộc đàn áp người dân Tây Tạng ...Qua những bưng bít về Internet , cũng như giới hạn báo Chí trong và ngoài nước để đạt được 51 huy chương vàng trong khi đó Hoa Kỳ vẫn đạt được 36 cái như thường lệ mà hoa Kỳ vẫn lấy được trong các kỳ thế vận hội trước ...Trái lại tổng số huy chương thì Trung Quốc vẫn còn thua Hoa Kỳ , Trung Quốc chỉ lấy được 100 cái tổng cộng cả vàng , bạc lẫn đồng trong khi đó Hoa Kỳ lấy được 110 cái tất cả

Tính ra một người sớm nhất , trẻ nhất để được đủ tuổi tham dự các môn trong thế vận hội là 16 tuổi ...Cứ 4 năm mới có thế vận một lần cho mùa hè cũng như mùa đông ... Như vậy trong đời người chỉ có thể tham gia được tối đa giỏi lắm là ba lần ( từ 16 và chấm dứt lúc 28 tuổi ) ...Thế mà chính phủ Trung Quốc sẵn sàng huấn luyện các em khi mới chỉ có 3 hoặc 4 tuổi để các em đủ khả năng tham dự lấy huy chương vàng về cho quốc gia ... hay nói cách khác nhà cầm quyền Trung Quốc sẵn sàng hy sinh cuộc đời của các em đê mang danh dự về cho họ
Cả một đời người chỉ còn biết treo lủng lẳng trên xà ngang như thế này :

...

Thật tôi nghiệp cho các bé sinh ra làm người dân thuộc quốc gia độc tài như Trung Quốc và có lẽ ngay cả trên quê hương Việt Nam cũng rặt một khuông

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #81 - 26. Aug 2008 , 20:03
 
Chào Chi KaHat
Thấy tôi quá nhỉ . TL có biết là TQ cũng nhu Nga , sau khi ho tìm được nhửng em bé có tài , là họ đã ly cách các em khỏi gia đình , cha mẹ .  Các em bi tập trung tại 1 nơi huấn luyện riêng . Chương trình huấn luyện rất khắc khe , nhưng không ngờ thật là quá .....
Cám ơn chi KaHat nhé
TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Boycott Olympic Beijing 2008
Reply #82 - 29. Aug 2008 , 21:35
 
Vài chuyện bên lề Thế vận hội Bắc Kinh

Phan Lưu Quỳnh tổng hợp


Danh sách những thứ giả tạo tiếp tục gia tăng

...
Tấm hình của “toà nhà” giả.


Ðưa ra buổi trình diễn với pháo bông giả, giả ca sĩ, trẻ em sắc tộc giả, người tham dự ngồi trên các khán đài toàn an ninh mật vụ đội lốt khán giả như vẫn chưa đủ, Bắc Kinh lại tạo ra thêm một cái giả nữa để tự nâng mình vào hào quang giả tạo với cả nguyên một toà nhà giả.

Nhằm mục đích để “dọn dẹp sạch sẽ” thành phố cho Thế vận hội và đưa ra trình bày một bộ mặt tốt đẹp nhất, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho kéo xập tất cả các toà nhà xập xệ và sơn phết lại các dinh thự cũ kỹ. Nhưng ở một khu đang xây cất trong phố Wangfujing, là khu mua bán sầm uất nhất của thành phố Bắc Kinh, chỉ có một cái duy nhất có thể “sửa sang” được bộ mặt của khu vực này là dựng lên một tấm bảng khổng lồ vẽ giống hệt bề mặt của một toà nhà, rồi gắn vào các khung sắt dùng trong công trình xây dựng.

Blogger Ray Allen, hiện đang sống và làm việc ở Trung Quốc, đã khám phá ra toà nhà giả này và viết về cảm nghĩ của mình trên blog [http://adage.com/olympics2008/post?article_id=130326] của ông ta, cho biết cái gọi là “toà nhà” thực ra chỉ là “do máy vi tính phác họa ra, rồi in trên phim nhựa, dán vào các tấm pa-nô và gắn vào các cột bê tông của toà nhà cao tám tầng đang xây dang dở”. Ông nói, mới liếc qua thì nhìn giống như một toà nhà thật, nhưng ông không biết là khách qua lại có để ý rằng họ đang đi ngang một “cái giả tạo lớn nhất ở Bắc Kinh” hay không.

Sự ám ảnh đến cuồng tín của Bắc Kinh muốn che đậy các điều chướng tai gai mắt đã vượt qua khỏi sức tưởng tượng khi họ cố làm cho chắc chắn rằng sự giả tạo phải được làm cho càng giống thật càng tốt. Theo ký giả Rick Reilly của đài ESPN thì bề mặt của toà nhà trên có cả một hình ảnh sống động của hai doanh nhân, do máy vi tính vẽ ra, đang đứng khua chân múa tay nói chuyện bên cạnh một cửa sổ.

Một “mạng viên” (netizen) có bí danh là “PLAYERO” trên một diễn đàn của người Hoa www.xcar.com.cn/bbs/ đã đưa lên một tấm hình của toà nhà giả. Các khe hở giữa các tấm phim nhựa được thấy rõ ràng, cùng với các đám mây giả được trang trí trên nóc toà nhà.

Một “mạng viên” khác giải thích rằng “khu vực đang xây cất này nằm gần đường Chang’an và Khách sạn Bắc Kinh, nhưng không hiểu vì lý do nào đó, toà nhà nguyên thuỷ bị phá bỏ, rồi năm nay họ lại bắt đầu xây dựng lại. Nhưng không kịp hoàn tất trước Thế vận hội, nên họ phải che lại, chứ nếu không thì nhìn rất xấu xa”.

Một “mạng viên” khác thì cho biết các tấm pa-nô quảng cáo của các nhà bảo trợ cũng như các tấm bảng khẩu hiệu không dính dáng gì đến Thế vận hội cũng bị che kín.

Có nhiều ý kiến trái ngược trên mạng về đề tài trên. Vài người thì cho rằng “đó không phải là một vấn đề to lớn”, hoặc “đây chỉ là một thực tế ở Trung Quốc”. Một người khác thì đi xa hơn và khuyên nhủ “mọi sự sẽ trở lại bình thưòng sau Olympics, xin tất cả hãy nhẫn nhục”
Những người khác thì không hài lòng lắm với sự che đậỵ này, “Thật là quá mức”, hoặc “Ðúng là đường lối Trung Quốc”

Nhưng vẫn có nhiều người coi “toà nhà” giả là một biểu tượng về các tác động của Thế vận hội đối với người dân Bắc Kinh như thế nào. “Càng lúc Olympics càng có thêm điều ghê tởm”, một người cho biết, hoặc theo một người khác thì, “Khi Thế vận hội đến Trung Quốc, thì mọi thứ đều có mùi và vị nếm khác nhau”

Uỷ ban Thế vận chỉ trích “công viên biểu tình” vắng vẻ không có ai

...
Anh Hai Mingyu (bên phải) thả bộ qua một “công viên biểu tình” ở Bắc Kinh và bị
một an ninh chìm đuổi theo (phía sau, ở giữa), mặc dù nhà nước đã hứa hẹn là
cho phép dân oan được biểu tình. (Frederic J. Brown/Getty Images)


Uỷ ban Thế vận Quốc tế đã lên tiếng về vấn đề các công viên biểu tình ở Bắc Kinh không được dùng đến vì nhà cầm quyền Trung Quốc không cho phép dân oan vào để kêu nài ta thán về những oan ức của họ, như đã từng hứa hẹn.

“Cho đến nay, những gì đã được thông báo chính thức hình như không xảy ra trong thực tế”, theo phát ngôn viên Ủy ban Thế vận Quốc tế Giselle Davies cho biết khi trả lời một câu hỏi của một phóng viên trong buổi họp báo ngày 20/8 về các khu công viên biểu tình không được xử dụng đến. Bà nói, “Chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu những khu vực đó được thật sự cho phép dùng đến”.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh trước đây vào hồi tháng Bảy đã thông báo cho thiết lập các công viên trên, với mục đích rõ ràng là muốn cho thế giới thấy họ có thiện ý nhượng bộ khi có nhiều cáo buộc cho rằng thành tích nhân quyền của họ ngày càng tồi tệ hơn, chứ không phải khá hơn, trong thời gian chuẩn bị Thế vận hội.

Hãng thông tấn nhà nước Tân hoa xã tường thuật rằng có ít nhất 77 đơn xin của 149 dân oan xin được phép biểu tình trong 3 khu vực mà nhà nước đã quy định, nhưng tất cả đều bị bác bỏ.

Lý do tất cả các đơn xin đều bị bác bỏ là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong thời gian Thế vận hội đang tiến hành. Phó chủ tịch Uỷ ban tổ chức Thế vận Bắc Kinh 2008 (BOCOG) Wang Wei giải thích rằng những dân oan đã nộp đơn xin phép, họ không cần phải dùng đến các công viên đó vì tất cả các mâu thuẫn đã được giải quyết thành công bằng thương lượng.

Ông Wang nói rằng BOCOG “rất hài lòng khi được biết rằng nhiều mâu thuẫn trong 77 trường hợp đã được giải quyết ổn thoả … bằng đối thoại và thông tin”. Ông ta nói thêm, “Những người muốn biểu tình, khi các vấn đề đã được giải quyết ổn thoả, thì đối với họ như vậy là quá đủ”.

Lời của ông Wang hoàn toàn trái ngược với nhiều tin tức cho rằng những người muốn biểu tình đều bị đe doạ và bỏ tù khi đến nộp đơn xin phép.

Một thí dụ điển hình nhất, trong tuần này có hai bà cụ tuổi trên 70 bị kết án một năm cải tạo lao động vì có ý định xin giấy phép được biểu tình ở một trong các công viên kể trên. Hai bà cụ này đã bị đuổi ra khỏi những căn nhà của họ ở Bắc Kinh để nhà nước lấy đất xây dựng các khu gia cư mới.

Bà Wu Dianyuan, 79 tuổi, và Wang Xiuyiung, 77 tuổi, đã đến Sở Công an Bắc Kinh 5 lần trong vòng 2 tuần lễ để nộp đơn xin. Trong lần đến xin cuối cùng, hai bà được thông báo là họ bị phạt một năm cải tạo lao động vì “gây rối trật tự công cộng”, cho nên bị tước bỏ quyền được biểu tình.

Khi một phóng viên hỏi có phải các công viên trên cũng tương tự như chiến dịch vận động “trăm hoa đua nở” khi Mao Trạch Ðông mời gọi giới trí thức lên tiếng phê bình và góp ý với Ðảng cộng sản mà không sợ bị trả thù, thì phó chủ tịch BOCOG Wang Wei trả lời rằng bởi vì ý muốn của Mao là “một thiện ý muốn mọi người hãy bày tỏ ý kiến của họ”.

Nhưng phong trào “trăm hoa đua nở” của chủ tịch Mao hồi năm 1957 thực ra là một cái bẫy để sàng lọc ra những thành phần có tư tưởng bất mãn và một làn sóng đàn áp trù dập xảy ra ngay sau đó đối với những người dám lên tiếng chỉ trích Ðảng

Trong một lá thư gởi đến các bí thư tỉnh uỷ, Mao đã bày tỏ rằng ý định thực sự của Mao là “dụ dỗ cho những con rắn bò ra khỏi hang để đập đầu”, bằng cách mời gọi người dân lên tiếng phê bình Ðảng

Ðằng sau các hào quang Thế vận, đảng báo hiệu nền kinh tế đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát


...
Một người đàn ông ngồi bán gừng và tỏi ở Bắc Kinh ngày 4/8/08, bốn ngày trước khi Thế vận hội Bắc Kinh khai mạc. Không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ việc tổ chức Olympics. Phần lớn các tai họa kinh tế cuả Trung Quốc càng tồi tệ hơn khi mọi chú ý đều đổ dồn vào các cuộc tranh tài.
(Valery Hache/AFP/Getty Images)


Với cả thế giới đang chú tâm vào các cuộc tranh tài ngoạn mục tại Thế vận hội, thì Ðảng cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một lời cảnh báo kín đáo rằng thời kỳ khó khăn của kinh tế Trung Quốc đang nằm chờ ở phía trước.

Từ ngày 13/8 đến 15/8, cái loa bằng giấy chính thức của đảng, tờ Nhân dân Nhật báo đã cho đăng tải một loạt các bài xã luận ở trang đầu dưới đề tài “bảo đảm một sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng cho năm nay”. Nhưng trái ngược với các tít lớn đầy lạc quan này là nội dung các bài xã luận tiết lộ cho biết giới lãnh đạo đảng đang lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào một thời kỳ có nhiều “bất trắc”.

Các bài xã luận lập luận rằng kinh tế Trung Quốc đang phải đối diện với các mối đe doạ mới từ “thế lực bên ngoài”, bao gồm nhu cầu về hàng hoá xuất cảng của Trung Quốc bị chậm lại, phí tổn xăng dầu và nguyên liệu thô đang gia tăng, cùng với nạn lạm phát tăng vọt.

Một trong những bài xã luận được đọc, “Lúc này, khung cảnh phát triển kinh tế và xã hội đang trở lên vô cùng phức tạp. Vô số những sự kiện bất trắc không rõ ràng đang gia tăng, cho nên sự khó khăn về quản lý ở tầm vĩ mô cũng gia tăng”. Một bài khác thì viết rằng tiếp tục mức tăng trưởng phải là “nhiệm vụ và mục tiêu chính yếu”.

Các bài xã luận cho thấy một thú nhận hiếm có của giới lãnh đạo cộng sản –đặt phần lớn sự cai trị chính đáng của họ trên những lời hứa hẹn tiếp tục mức tăng trưởng kinh tế – rằng khó khăn có lẽ đang xuất hiện đằng trước trong nền kinh tế Trung Quốc.

Cho đến nay, số tiền khủng khiếp 45 tỷ đô la tiêu dùng cho việc tổ chức Thế vận hội và sự vấp ngã của thị trường chứng khoán Trung Quốc không được báo chí trong nước lẫn bên ngoài đề cập nhiều đến. Nhưng nhiều nhà bình luận cho rằng việc này sẽ thay đổi, vì theo như họ tiên đoán, một khi Thế vận hội đã đi qua và khó khăn kinh tế bắt đầu xuất hiện.

Có nhiều nhà kinh tế đã gióng lên các tiếng chuông báo động.

Ông Ken Peng, chuyên viên kinh tế của ngân hàng Citibank hồi đầu tháng này đã cho báo International Herald Tribune biết, “Các dữ kiện mới đây cho thấy sự đi xuống đã làm trì trệ nền kinh tế và Thế vận hội có lẽ biểu hiện cho vài rủi ro của khía cạnh bất lợi”.

Jing Ulrich, chủ tịch China Equities một chi nhánh ở Hồng Kông của công ty tài chánh JPMorgan, trên tờ Bussiness Week đã cho biết rằng, “Thực sự thì kinh tế Trung Quốc đang chậm lại”. William Mei, một nhà bình luận kinh tế của báo New Tang Dynasty xuất bản bằng tiếng Hoa, đã từng tiên đoán trước đây vào năm 2002 rằng, kinh tế Trung Quốc sẽ suy sụp sau khi Thế vận hội kết thúc.

Ông Mei lập luận rằng các vấn đề của Trung Quốc nằm ở thị trường địa ốc, chứng khoán và hệ thống tài chánh. Ông đã đưa ra rất chi tiết các khoản nợ lớn của các cơ quan tài chánh quốc doanh. Ông mô tả rằng 4 ngân hàng chính của Trung Quốc hầu như là đang bị phá sản. Theo ông Mei thì các ngân hàng này là nguồn lợi tức chủ yếu cho các chính quyền địa phương, hiện đang bán đất đai của nhà nước cho giới đầu tư để phát triển thành các khu gia cư và công nghiệp. Việc thúc đẩy buôn bán đất đai này khiến cho thị trường địa ốc bị giao động mạnh.

Tuy nhiên ông Mei tin tưởng rằng nhà cầm quyền Trung Quốc rồi sẽ phải trực diện với áp lực lên xuống của tiền tệ, của các vụ vi phạm bản quyền tài sản trí tuệ, hoặc các vi phạm luật lệ kinh doanh khác, khiến họ phải đưa ra nhiều thay đổi để lấp bớt các lỗ hổng trong hệ thống ngân hàng.

Một doanh nhân người Ðài Loan khác, ông Chin-ho Hsieh, giám đốc quản trị Tập đoàn Wealth Group, đồng ý. Ông tin rằng hiện đang có 3 trái bong bóng kinh tế đang chờ bị nổ tung ở Trung Quốc: xuất cảng, thị trường nhà đất, và thị trường chứng khoán.

Ông Hsien nói rằng thị trường địa ốc đã tăng đến mức cao điểm trước khi Thế vận hội bắt đầu. Ở Shenzhen, có nhiều báo cáo rằng giá nhà cửa đã sụt xuống mất 40 phần trăm. Thặng dư xuất cảng của Trung Quốc cũng đi xuống. Trong khi đó chỉ số chứng khoán của Shanghai Composite Index bị mất 60 phần trăm giá trị tính từ mức cao điểm.

Ông Gordon Chang, tác giả cuốn The Coming Collapse of China (Sự xụp đổ đang đến của Trung Quốc) lập luận rằng sự suy sụp của kinh tế Trung Quốc sau khi Thế vận hội kết thúc thì không tránh khỏi, và nhiều người Trung Hoa đang thấy nó xảy ra. Ông cũng tin tưởng rằng thời kỳ khủng hoảng kinh tế sắp tới sẽ đưa đến nhiều thay đổi về mặt xã hội.

Tất cả đều đồng ý rằng màn trình diễn thực sự sẽ bắt đầu một khi Thế vận hội đã trôi qua.



Công ty Google bị bắt qủa tang kiểm duyệt mạng Internet


...
Các dữ kiện, tài liệu về tuổi tác của nữ vận động viên thể dục dụng cụ He Kexin (giữa)
bị nhanh chóng xoá bỏ khỏi mạng Internet (Kazuhiro Nogi/AFP/Getty Images)


Một tay hacker cho biết anh ta bắt quả tang Google xoá bỏ những tài liệu tin tức từ những nơi chứa đựng dữ kiện (cache) liên quan đến việc nữ vận động viên thể dục dụng cụ Trung Quốc, He Kexin, dưới tuổi quy định được phép thi đấu ở Thế vận hội.

Tay hacker có ẩn danh “Stryde.hax” khám phá thêm nhiều bằng chứng cho thấy huy chương vàng He Kexin chỉ có 14 tuổi, nhưng các thông tin này đã nhanh chóng biến mất khỏi Internet sau khi Uỷ ban Thế vận Quốc tế dưới nhiều áp lực phải mở điều tra tuổi tác các vận động viên thể dục dụng cụ Trung Quốc

Hacker “Stryde.hax” đã tìm thấy ngày sinh thật sự của em He Kexin là ngày 1/1/1994 trong một cache ở Baidu, một công cụ tìm kiếm trên mạng lớn nhất ở Trung Quốc. Như vậy thì em He Kexin chỉ mới có 14 tuổi và theo điều lệ thi đấu của Olympics, tuổi tối thiểu được phép tham dự là 16, em đã không đủ điều kiện. Như nhiều tin tức cho biết thì ngày sinh chính thức của em trên sổ thông hành là ngày 1/1/1992.

Bản copy tài liệu spreadsheet ở nơi chứa dữ kiện của Google mới đây không thấy có ghi ngày sinh của em He Kexin.

Hacker “Stryde.hax” nói rằng tất cả các dữ kiện cá nhân đã được xem xét kỹ lưỡng và những tài liệu trước đây về He Kexin với năm sinh 1994 (14 tuổi) đã “đi vào dĩ vãng”.


Tại sao lại phải xóa bỏ những dữ kiện nguyên thuỷ nếu không phải là muốn che dấu sự giả dối ?


...
Hình chụp từ một trang web của chính quyền địa phương Chengdu (chengdu.gov.cn), với ngày
sinh của em He Kexin là 1.1.94. Cái linh này hiện không còn tồn tại (Epoch Times)


“Stryde.hax” tự giới thiệu mình là một chuyên viên tư vấn của tổ hợp tư vấn về an ninh Intrepidus Group, nói rằng, “Vào thời điểm này, tôi tin là bất cứ người quan sát phải chăng nào cũng đều hiểu rằng tuổi tác đã bị giả mạo. Câu chuyện bây giờ là về vấn đề kiểm duyệt Internet, hành động xóa bỏ bằng chứng trong khi lại cứ cho rằng bằng chứng đó sai.”

Nhiều video clips về em He Kexin trên mạng youtube cũng đã bị lấy xuống. Một video clip tài liệu về em với thuyết minh bằng Anh ngữ đã biến mất, với hàng chữ “This video has been removed by the user.” (video này đã được người xử dụng lấy xuống). Một link của video clip khác thì chỉ còn lại câu “This video is no longer available due to a copyright claim by a third party”. (Video này không còn hiệu lực vì bị than phiền vi phạm bản quyền bởi người thứ ba)

Ông Bela Karolyi, một nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về thể dục dụng cụ đã công khai lên tiếng bày tỏ sự quan tâm về việc nhà nước Trung Quốc giả mạo tuổi tác của các em trong đội thể dục dụng cụ Olympic Trung Quốc. Tờ Huffington đã đăng tải lời ông nói, “Họ chắc nghĩ là chúng tôi ngu lắm … Chúng tôi là những chuyên viên về thể dục dụng cụ. Chúng tôi biết một em bé 14, 15 hay 16 tuổi nhìn như thế nào. Ðây là cái tát vào mặt người ta theo kiểu gì thế? Các em chỉ có 12, 14 tuổi bị đưa ra trình diễn lại được nhà nước yểm trợ và Liên đoàn thể dục dụng cụ cứ thế mà chạy theo. Có sự giới hạn về tuổi tác và không thể kiểm soát được”.

He Kexin là em bé có thân hình mảnh mai nhỏ xíu đã đoạt được huy chương vàng bộ môn thể dục dụng cụ nữ trong ngày Thứ Hai 19/8/08, là một trong 3 nữ vận động viên thể dụng dụng cụ của Trung Quốc bị báo chí quốc tế chú ý cặn kẽ về tuổi tác, ngay cả trước khi các cuộc thi đấu Thế vận bắt đầu.

Liên đoàn Thể dục dụng cụ quốc tế đã buộc phải đưa ra môt thông cáo báo chí nói rằng họ hài lòng với tất cả các giấy tờ tài liệu có liên quan đến tuổi tác các vận động viên thể dục dụng cụ tham gia thi đấu.

Bản thông cáo viết, “Liên đoàn Thể dục dụng cụ quốc tế nhận được sự xác nhận từ Uỷ ban Thế vận Quốc tế là tất cả các sổ thông hành (passport) của các vận động viên thể dục dụng cụ tham gia thi đấu ở Thế vận hội Bắc Kinh đều hợp lệ”

Nhưng ông Karolyi chế diễu lời tuyên bố trên, cho rằng “sổ thông hành chẳng có nghĩa lý gì”.
Hiện nay, Uỷ ban Thế vận Quốc tế đang buộc phải mở cuộc điều tra về vấn đề tuổi tác này.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra