Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - VAI TRÒ NGƯỜI MẸ XƯA VÀ NAY  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
VAI TRÒ NGƯỜI MẸ XƯA VÀ NAY (Read 3582 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
VAI TRÒ NGƯỜI MẸ XƯA VÀ NAY
25. Sep 2008 , 12:48
 

...

 
VAI TRÒ NGƯỜI MẸ
    XƯA VÀ NAY


Vũ Ngọc Mai


     Người mẹ luôn đóng một vai trò quan trọng trong lòng chúng ta.  Hằng năm, Hoa Kỳ dành riêng một ngày nhớ ơn Mẹ vào trung tuần tháng 5, và hầu hết các người con nơi đây đều nhớ đến ngày này để chúc tụng, gửi thiệp, tặng quà và nói những lời ơn nghĩa dành riêng cho mẹ.  Nhưng dưới đôi mắt của một số người con khác thì “ngày nào cũng là ngày của mẹ” rồi, không cần phải đặc biệt cử hành trong một ngày nữa.  
Nghĩ cho cùng, tôi thấy ai cũng có lý cả.   Dù nhớ đến mẹ trong chỉ một ngày hay suốt cuộc đời thì Mẹ vẫn nỗ lực tối đa để làm tròn bổn phận của mình đối với gia đình.  Khi nghĩ đến những thế hệ làm mẹ đã qua, thế hệ của chúng tôi và thế hệ của con cháu mình, chúng ta sẽ thấy vai trò làm mẹ đã có những thay đổi theo thời gian.  
             Vào thời xa xưa, người mẹ chỉ biết có gia đình, sống vì chồng con, làm công việc đồng áng, thêu thùa, vá may, đóng vai trò nội tướng theo đúng lời  khuyên “nam ngoại, nữ nội” của cổ nhân.  Họ luôn bị ràng buộc bởi thuyết tam tòng (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con), và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).  
              Cụ bà Phan Bội Châu đã luôn hứa sẽ thay chồng nuôi dạy đàn con để cụ Phan có thể yên tâm dành tất cả thì giờ cho đất nước, cho những sinh viên du học bên Nhật đang cần sự hướng dẫn của người.  Còn bà Tú Xương thì đã được thi sĩ Trần Tế Xương ca tụng sự đảm đang và tần tảo qua 4 câu thơ tuy bình dị song lại rất nổi tiếng:

“Quanh năm buôn bán ở ven sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng,
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”


          Bà Tú Xương cũng chính là hình ảnh của vô số bà mẹ quê đã quên bản thân mình để chỉ nghĩ đến chồng con.
          Vào thời cha ông chúng ta, khi chưa có thuốc ngừa thai và các khám phá khoa học giúp cho sự sinh đẻ được theo ý muốn, phần lớn các gia đình đều đông con, và công việc của người mẹ do đó càng trở nên thậm phần vất vả.      
          Thời bình đã vậy, trong thời chiến khi người chồng phải nhập ngũ, người vợ vừa làm mẹ, vừa làm cha, đã thay chồng nuôi con và đã trở thành nơi nương tựa chính cho những đứa con của mình.
          Vì vận nước mà từ năm 1975, sau khi chồng bi bắt đi cải tạo, người vợ phải gánh vác lo toan trong ngoài, vừa nuôi dạy các con, vừa là nguồn tiếp tế cho ngưuời hôn phối đang bị đầy ải nơi rừng thiêng nước độc có cơ hội được sống còn.  
           Không thiếu những bà me từ trước đến giờ chỉ làm công việc nội trợ, nay đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải ra ngoài bươn chải kiếm sống.   Họ đã hy sinh cho con cái, gửi con vào trường, lo cơm ăn áo mặc, thậm chí có bà còn chắt bóp tiền bạc cho các con đi tìm tự do nữa.  Có những bữa cơm thanh đạm mẹ giả vờ no để nhường miếng ăn cho những đứa con đang tuổi lớn.   Có những đêm khuya mẹ ôm con trong lòng mà vỗ về, dỗ dành các con cho tạm quên đi cơn đói đang dày vò thân xác chúng.
             Về mặt tinh thần và tình cảm, người mẹ luôn sống trong phập phồng lo âu, mang nỗi bất an vì không biết gia đình mình sẽ bị đưa đi vùng kinh tế mới lúc nào, lại cũng không biết số phận của các con trai mình sẽ ra sao nếu bị đi lính và bị đưa sang chiến trường Campuchia.  Thân mẹ xác như vờ, nhan sắc đã tàn phai theo năm tháng vất vả mưu sinh, lại mỏi mòn chờ đợi trong vô vọng ngày trở về của người chồng yêu dấu.
           Khi may mắn được định cư tại những nước dân chủ sau một cuôc vượt biển cam go, người mẹ lại thay đổi từ vai trò nội trợ sang vai trò lao động để kiếm sống khi chưa kịp học thêm sinh ngữ, chưa kịp hội nhập vào cái xã hội mới đầy kỹ thuật tân kỳ này.   Những người có cơ hội học được một nghề vững chắc thì cũng vẫn mang nhiều lo lắng cho con trong việc ăn học, nhất là sao cho chúng hưởng được một nền giáo dục tối hảo để trở thành những con người hữu dụng mai sau.  Người mẹ Việt Nam rất coi trọng việc học và cũng đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của con cái.  Ngoài việc nhắc nhở, phụ giúp đóng tiền học phí, nhiều bà còn nấu nướng thức ăn cho con cái khi chúng đi học xa nhà, với hy vọng con của họ sẽ có nhiều thì giờ hơn trong việc đèn sách hơn.

             Nếu trước kia người mẹ chỉ hoặc làm nội trợ, hoặc đảm trách một công việc ngoài xã hội thì nay phải một tay lo toan trong ngoài, vừa vất vả kiếm sống, khi về nhà lại còn nấu nướng, thu dọn cho chồng con.  Công viêc của người mẹ như thế đã tăng gần như gấp đôi, và họ đã âm thầm cam chịu mọi thiệt thòi với hy vọng được thấy đàn con nên người.  Nhiều bà mẹ đã tốn quá nhiều thì giờ cho bếp núc, và không khỏi cảm thấy mệt mỏi hơn cả thời gian sống nơi quê nhà.   Như thế đã xong đâu, mẹ còn đưa đón con đi học thêm, đi sinh hoạt hướng đạo hoặc thể thao, và tham dự những buổi họp cho các con nơi trường học cùng với biết bao nhiêu công việc không tên khác nữa.  
   
               Bây giờ chúng ta thử đến với những bà mẹ của thế hệ thứ ba, gồm những người rất trẻ khi sang đây hoặc được sinh ra ở nơi định cư.  Đó là những người đã được hấp thụ một nền giáo dục tốt, được sống trong thời đại của kỹ thuật tân kỳ.  Đó là thế giới của computer, của điện thư, của điện thoại cầm tay, và của khoa học không gian.  Người mẹ trẻ cũng gần gụi với luật pháp và những sinh hoạt chính trị của đất nước này.
Trước khi trở thành mẹ, phụ nữ đã được học hỏi từ bạn bè, từ bác sĩ, từ những lớp học làm mẹ và vô số sách vở về vấn đề này.  Người mẹ tương lai còn có rất nhiều cơ hội mua sắm quần áo, tã lót và đồ đạc, trang hoàng căn phòng của con theo ý thích của mình.  Nếu so sánh với thuở trước, người mẹ tương lai đã được trang bị đầy đủ để không còn bị bỡ ngỡ khi làm mẹ lần đầu.  Đồng thời vai trò của người mẹ ở Mỹ có những đòi hỏi phức tạp hơn vì điều kiện sống nơi đây cao hơn, và công việc của đa số  không còn đơn thuần chỉ có một việc nuôi con như truớc.  
             Đối với những người mẹ đi làm, gửi con là cả một vần đề khó nghĩ.  Mướn người về nhà, gửi cho người thân (cha me, anh chi em...), hay nơi nhà trẻ.   Nhưng dù giao con cho ai, người mẹ trẻ vẫn không thể yên tâm bằng đích thân mình chăm sóc cho đứa con khi còn nhỏ.  
Khi con đến tuổi đi học, người mẹ lại lo lựa chọn cho con ngôi trường tốt song cũng phải hội đủ những điều kiện về giờ giấc làm việc và địa điểm cư trú nữa của bà nữa.  Để sửa soạn cho tương lai và giữ cho con cái bận rộn để tránh những ảnh hưởng xấu của bạn bè hay những phim ảnh đồi trụy trên TV, người mẹ thường khuyến khích con tham gia những sinh hoạt tại trường và ngoài xã hội, chẳng hạn, tham gia hướng đạo và thể thao, vào ban nhạc của nhà trường, học thêm âm nhạc, toán hay Việt Ngữ.  
                 Nếu có điều kiện, họ sẵn sàng lựa chọn chỗ ở nơi khu vực tốt, chỗ làm việc thuận tiện, phân chia cách dùng thì giờ, không se sua đua đòi, ăn uống giản dị, tiêu xài vừa phải ngõ hầu có thể để dành tiền cho con lên đại học.      

Tóm lại, khi được làm mẹ, người bạn trẻ đã trải qua một loạt những biến đổi, đã có những lựa chọn, những ưu tiên, những nỗi âu lo, những hi sinh quên mình có thể chỉ chấm dứt khi từ giã cõi đời.
               Dù nằm trong thế hệ nào, người mẹ cũng đã hơn một lần chứng tỏ tài quán xuyến, sự khéo léo đảm đang, sự hi sinh tần tảo, tất cả cho gia đình và cho chồng con.  Mẹ đã cho con lời khuyên bảo, sự khuyến khích giúp đỡ, những kinh nghiệm sống khôn ngoan, những nụ cười hiền hòa, tình yêu thương, sự chăm sóc, sự che chở và biết bao tặng phẩm quí giá khác cho đời một người con được thêm tròn đầy ý nghĩa.   Người viết muốn tạm dịch bài thơ ca tụng Mẹ của Howard Johnson thay cho lời kết luận:

                      M-O-T-H-E-R

“M” dành cho hàng triệu thứ mẹ đã cho con,
“O” nghĩa là mẹ trở nên già nua,
“T” là những giọt lệ mẹ đổ vì con,
“H” dành cho trái tim mạ vàng tinh khiết;
“E” nằm trong đôi mắt ngời sáng yêu thương,
“R” nghĩa là đúng, và Mẹ sẽ mãi mãi là lẽ phải,
       Để tất cả vào với nhau và đánh vần “MOTHER,”
       Một tiếng bao hàm cả vũ trụ trong tôi.
   

 
     
Back to top
« Last Edit: 25. Sep 2008 , 12:49 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: VAI TRÒ NGƯỜI MẸ XƯA VÀ NAY
Reply #1 - 30. Oct 2008 , 08:12
 
...



   Chị Đ Đ, Đặng Mỹ ơi,
Em đem tranh này vào trang trí Lều Văn của Cô mà không biết để đâu Huh Roll Eyes
Không biết Cô có vừa ý không? Giao cho Chị và Mỹ đó...em...chạy... Tongue Wink
LP.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: VAI TRÒ NGƯỜI MẸ XƯA VÀ NAY
Reply #2 - 30. Oct 2008 , 10:39
 
Shocked
Lang Phương thương,
Em trang tri Lều Văn của cô mà có hoa mai thì hợp với người quá rồi còn gì nữa mà phải ... chạy.  Vả lại, ít tháng nữa Tết đã đến rồi, sẵn có mai thì đỡ tốn tiền mua đó em ạ.
Ý kiến trả lời của em về "Gọi Người Trở Lại" rất xác đáng.  Cô hứa sẽ viết một bài nữa về vấn đề này trong nay mai khi cô đã rảnh một tí.
Cám ơn em đã cho hoa đẹp.  Cô chúc em luôn vui mạnh.
Thân,
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
LPHUONG
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 808
Re: VAI TRÒ NGƯỜI MẸ XƯA VÀ NAY
Reply #3 - 03. Nov 2008 , 06:05
 

  Thương kính Cô,
Cô không giận em, em mừng lắm, em vẫn...chạy đi..."bứng" cây hoa hồng, rồi "ẳm" nó chạy về trồng trong sân Lều Văn, vì Cô cũng thích hoa hồng .
Cô ơi, cho phép em trồng nha...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra