Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Một câu chuyện tình đặc biệt  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
Một câu chuyện tình đặc biệt (Read 2153 times)
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Một câu chuyện tình đặc biệt
21. Nov 2008 , 23:53
 
Hello mọi người,

Dưới đây là một câu chuyện tình. Không biết có thật hay không vì quá đặc biệt. Xin để mọi người đọc. Nếu ai có xúc động xin cứ tự nhiên để cho nước mắt chảy. Xúc động không có gì phải mắc cở và khóc không có gì là xấu xí.
CC
Smiley


Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

1. Cảnh nghèo

Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói ph ải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.

Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm nh=E 1ng năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".

Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!".

Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!

Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha m , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

2. Cười xót xa

Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.

Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...

Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?".

Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đC3n, thổi nến, lên giường..."

Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:

"Chị ơi, em yêu chị!".

Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

3. An ủi nhỏ nhoi

Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.

Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sE1c, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.

Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.

Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:

"Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".

Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?

Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.

Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không20nói thêm điều gì nữa.

Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!".

Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

4. Kiếp này

Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.

Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

Lúc đó chị đã 29 tuổi.

Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.

Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!

Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"hoado hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

Ch cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.

Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.

Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!".

Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?

Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng c ười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

5. Xin lỗi

Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái.

Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.

Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:

"Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?".

Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngo=C 3i đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:

"Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi".

Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa

Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.

Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậ y chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.

Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:

"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy".

Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #1 - 22. Nov 2008 , 01:34
 
Cry Cry Smiley Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
đầy mồ hôi Re: Một câu chuyện tình đ
Reply #2 - 22. Nov 2008 , 03:52
 

Quả đúng là 1 cuộc tình đặc biệt và quá đẹp, quá toàn mỹ, có thể nào có thật trong cuộc đời này không nhỉ  Undecided . Đọc xong 1 quảng đời người dài sáu bảy mươi năm đầy lận đận và nước mắt mồ hôi  nhưng cuối cùng có 1 kết cuộc an lành hạnh phúc cũng khiến cho người đọc thở phào nhẹ nhỏm !
Thú thực khi đọc đến đọan giữa, lúc chàng thanh niên ra thị thành để học, trong đầu đã nghĩ chắc chắn chàng này sắp đóng vai anh chàng Điệp trong cuộc tình Lan và Điệp đây  Tongue  Tongue
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: đầy mồ hôi Một câu chuyện tình đ
Reply #3 - 22. Nov 2008 , 06:01
 
Quote:

Quả đúng là 1 cuộc tình đặc biệt và quá đẹp, quá toàn mỹ, có thể nào có thật trong cuộc đời này không nhỉ  Undecided . Đọc xong 1 quảng đời người dài sáu bảy mươi năm đầy lận đận và nước mắt mồ hôi  nhưng cuối cùng có 1 kết cuộc an lành hạnh phúc cũng khiến cho người đọc thở phào nhẹ nhỏm !
Thú thực khi đọc đến đọan giữa, lúc chàng thanh niên ra thị thành để học, trong đầu đã nghĩ chắc chắn chàng này sắp đóng vai anh chàng Điệp trong cuộc tình Lan và Điệp đây  Tongue  Tongue


Chị DD,

Chuyện của Hồ Biểu Chánh chuyện nào cũng thuộc loại "có hậu". Những trước khi đi qua đoạn chót thì những người trong cuộc chao đao nhiều thuở trước khi mọi chuyện đâu vào đấy. 
Trong câu chuyện ở trên, vì bị ảnh hưởng bố cục của những chuyện thường thấy (éo le, bi thảm, etc,) nên tôi cũng đã có lúc sợ ông chồng ra tỉnh học thế nào cũng rớt đài, cũng dính với một vài bóng hồng ở tỉnh. Đến lúc đọc đến đoạn cuối mới hết lo.

Chỉ còn lo một chuyện.


"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy". 


Ông chồng cho biết sẽ chỉ để dành 50% cuối cuộc đời để lo cho vợ, cong lại 50% kia ông lo cho ai ?!  Grin Grin Grin

CC
Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: đầy mồ hôi Một câu chuyện tình đ
Reply #4 - 22. Nov 2008 , 06:42
 
CoiChay wrote on 22. Nov 2008 , 06:01:
Chị DD,

Chuyện của Hồ Biểu Chánh chuyện nào cũng thuộc loại "có hậu". Những trước khi đi qua đoạn chót thì những người trong cuộc chao đao nhiều thuở trước khi mọi chuyện đâu vào đấy.  
Trong câu chuyện ở trên, vì bị ảnh hưởng bố cục của những chuyện thường thấy (éo le, bi thảm, etc,) nên tôi cũng đã có lúc sợ ông chồng ra tỉnh học thế nào cũng rớt đài, cũng dính với một vài bóng hồng ở tỉnh. Đến lúc đọc đến đoạn cuối mới hết lo.

Chỉ còn lo một chuyện.


"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy".  


Ông chồng cho biết sẽ chỉ để dành 50% cuối cuộc đời để lo cho vợ, cong lại 50% kia ông lo cho ai ?!  Grin Grin Grin

CC
Cheesy

Úi cha anh lại khéo lo chuyện con bò trắng răng  Roll Eyes  Roll Eyes. Đ Đ xin nghĩ là 1/2 cuộc đời đầu anh chàng này chưa dành cho vợ được, cho nên đoạn đời sau chỉ có 50 % nhưng dành hết cho vợ là mỹ mản rồi. Xin cám ơn anh chàng ĐS đa nghi  nhiều lắm, và xin anh tiếp tục cho đọc những bài văn "có hậu " kế tiếp của HBC.
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #5 - 22. Nov 2008 , 07:19
 
CoiChay wrote on 22. Nov 2008 , 06:01:
Chỉ còn lo một chuyện.


"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy". 


Ông chồng cho biết sẽ chỉ để dành 50% cuối cuộc đời để lo cho vợ, cong lại 50% kia ông lo cho ai ?!  Grin Grin Grin


CC
Cheesy



Thưa Thầy,

TN chào Thầy, kính thăm sức khoẻ Thầy. Chúc Thầy cuối tuần an vui  Cheesy

Bi giờ TN giơ tay lên xin được trả lời câu hỏi của Thầy đây ạ!

1/ chữ cong này có  phải ý của Thầy là chữ còn phải không? (TN không dám hồ đồ sợ bị kí đầu hay ăn trứng vịt nên phải dài dòng thưa hỏi đấy ! ) Wink Cheesy Grin

TN cho là còn vì đi theo sau là chữ lại. Tất nhiên là "còn lại" rồi. Cho dù Thầy không tuyệt CCCC cũng không CCCC được  Grin Grin Grin

2/TN xin trả lời còn lại 50% kia ông lo cho mấy CN

(ui da! QS ơi! sao kí đầu em!  CryHí! hí! "Hổng có đao" QS ơi! Wink Cheesy Grin)

TN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #6 - 22. Nov 2008 , 07:29
 
tuyet_ngo wrote on 22. Nov 2008 , 07:19:


Thưa Thầy,

TN chào Thầy, kính thăm sức khoẻ Thầy. Chúc Thầy cuối tuần an vui  Cheesy

Bi giờ TN giơ tay lên xin được trả lời câu hỏi của Thầy đây ạ!

1/ chữ cong này có  phải ý của Thầy là chữ còn phải không? (TN không dám hồ đồ sợ bị kí đầu hay ăn trứng vịt nên phải dài dòng thưa hỏi đấy ! ) Wink Cheesy Grin

TN cho là còn vì đi theo sau là chữ lại. Tất nhiên là "còn lại" rồi. Cho dù Thầy không tuyệt CCCC cũng không CCCC được  Grin Grin Grin

2/TN xin trả lời còn lại 50% kia ông lo cho mấy CN

(ui da! QS ơi! sao kí đầu em!  CryHí! hí! "Hổng có đao" QS ơi! Wink Cheesy Grin)
TN


TN ơi, bộ em bị ác mộng hả, chị đã kí đầu đâu nào, mà nếu có cũng chỉ đưa cao đánh khẻ thôi mà  Grin. Đã hết bịnh chưa mà đã chọc ghẹo anh Đ S và chị Đ Đ rồi đây  Grin

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #7 - 23. Nov 2008 , 05:43
 
Chào ĐĐ, TN & tất cả....
Chào anh CC_ĐS.

Cám ơn CC cho đọc "Một câu chuyện tình đặc biệt". Kết cục êm đềm tuyệt đẹp như lá vàng rơi.
Grin

...
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #8 - 11. Apr 2010 , 21:36
 
NGUYỄN THỊ NGỌC DI 33 NĂM TÌM ÐƯỢC XÁC CHỒNG        


Câu chuyện tình bi thảm của 1 thời chinh chiến – Giáo sư Bùi văn Phú bên Oakland nói rằng học sinh Nguyễn Bá Tòng 70 ai cũng biết hoa khôi Ngọc Di – Thầy Mạc Ðìa ỏ San Jose nói rằng anh em không quân ai cũng biết phi công Nguyễn văn Lộc – Ngọc Di quê Nha Trang vào học tại Saigon – Trung úy Lộc quê Ðà Lạt về Nha Trang đi lính tàu bay –

Ghé chơi nhà bạn chợt thấy tấm hình cô gái có đôi mắt “U uẩn chiều luân lạc” đâu biết rằng anh sẽ mệt vì đôi mắt người Nha Trang – Niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi Hoa Kỳ học lái phản lực. – Năm 71-72 cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng tốt nghiệp tú tài toàn phần và ghi danh trường luật.

Ðám cưới ở Nha Trang ngày 6 tháng 2/1974. – Một năm sau căn cứ không quân Phan Rang di tản. – Chồng đưa vợ có bầu lên máy bay chạy vào Saigon.– Trung úy phi công ở lại lo phi vụ hành quân.– Chia tay nhưng hẹn gặp lại tại Saigon.– Rồi vợ chồng tái ngộ trong niềm hạnh phúc.– Lại chia tay thêm lần nữa ngày 28 tháng 4/1975. –Ngọc Di có bầu 6 tháng lên máy bay đi Mỹ.– Người phi công phản lực ở lại với những phi vụ cuối cùng.– Chia tay nhưng vẫn hẹn găp lại, nhưng lần này là vĩnh biệt.– Người mẹ trẻ sinh con gái trong tỵ nạn ngày 18 tháng 7/1975. –Vợ vẫn không biết tin chồng, con không thấy mặt cha. –Anh phi công của Việt Nam Cộng Hòa nằm trong trại tù Long Giao tính được gần đúng ngày vợ sinh. –Ngày đêm anh sống với đôi mắt người tình Nha Trang. –Việt cộng hẹn 6 tháng học tập rồi sẽ trả tự do. –Sáu tháng trôi qua chưa được thả, anh âm mưu vượt ngục. –Bị bắn chết ngày 25 tháng 3/1976. –Chôn cùng người bạn phi công trốn trại. –Vợ con bên Hoa Kỳ hoàn toàn không có tin tức. –10 năm sau, những người bạn tù qua được Hoa Kỳ lần lượt kể chuyện về chuyến vượt thoát bất thành. –Nhưng không ai biết xác chồng của Ngọc Di ở nơi nào. –Ba mươi ba năm sau, những bạn tù không quân mới tìm lại được xác chiến hữu. –Người quả phụ không quân đem con gái 33 tuổi về nhận di hài của phi công Nguyễn văn Lộc. –Trên chuyến bay hãng EVA đáp xuống phi trường LA ngày 3 tháng 11/2008 cô Ngọc Di ôm bình tro cốt của chồng. –Con gái cô ôm thêm bình tro cốt của người chiến hữu cùng chết bên cạnh anh.– Năm nay 2010 là ba mươi lăm năm nhìn lại con đường. –Tôi xin kể lại ngọn ngành 35 năm cuộc đời của người góa phụ không quân anh dũng muôn đời.

                                    ******************               

                                                                                                       

Một thời chinh chiến:


Mỗi người trong chúng ta đều có riêng cho mình những kỷ niệm về tháng 4 năm 1975. Chuyện của cô Nguyễn Thị Ngọc Di thường được kể thêm vài hàng bên cạnh câu chuyện của người chồng anh hùng trốn trại và đã hy sinh. Nhưng tôi lưu ý riêng đến hoàn cảnh người vợ nên đã nghe cô Ngọc Di kể lại tâm sự cuộc tình. Cô nói rằng, dù đã đem được di hài anh Lộc về nhưng tâm tình u uẩn chưa nguôi. Con gái của cháu tương đối ổn định, nhưng phần cháu, cuộc chiến vẫn chưa yên. Từ lúc 10 tuổi, hình ảnh mẹ cháu đi nhận xác chồng với di hài và vết máu trên áo trận của ba cháu vẫn theo đuổi cháu trong nhiều năm. Ðến thời gian cháu ở Phan Rang có mấy tháng đã chứng kiến cảnh cô vợ trẻ miền Tây, đẹp não nùng đi nhận xác anh không quân tử trận. Phi cơ bị rơi vẫn còn mang bom. Phi công không kịp nhảy dù. Bom mang theo nổ cùng con tàu. Xác chẳng còn gì. Căn cứ lấy 2 cây chuối cho vào quan tài, thêm 1 ít da thịt rồi đóng hòm thực kín. Khi cô vợ ra nhận xác chồng, vật vã xin mở ra nhìn mặt, nhưng còn thấy làm sao được. Cháu chứng kiến mà thấy tê dại cả người. Anh Lộc dìu cháu vào nhà ở khu sĩ quan độc thân. Anh nói rằng, anh cam đoan sẽ không bao giờ bị như thế. Như vậy là làm sao. Phải chăng lời tiên tri cho cả cuộc đời sau này. Lấy nhau từ tháng 2/74, chẳng bao giờ được gần nhau 1 tháng. Anh đi bay khắp mọi nơi. Ðầu năm 75, cháu có bầu mới ra sống ở căn cứ Phan Rang. Vì không có nhà bên cư xá gia binh, phải tạm trú ở khu độc thân. Chứng kiến toàn chuyện hy sinh chết chóc. Cháu mới 19 tuổi, bác nghĩ coi làm sao mà sống được. Mới năm trước từ thời học sinh vô tư qua thời sinh viên hết sức thần tiên. Chợt bước chân vào đời vợ lính, lo lắng sợ hãi biết chừng nào.



Một thời để yêu:


Chờ cô Ngọc Di bớt cơn xúc động, tôi xin cô kể lại chuyện tình bắt đầu ra sao. Cô bình tĩnh và kể hết, không hề dấu diếm kề cả chuyện bay bướm và ngang tàng của anh Lộc.

Bác biết không, trước khi gặp cháu, anh Lộc đã quen với cô giáo Hương bên Ba Làng cũng tại Nha Trang. Bạn bè đã có người gọi anh là Lộc Ba Làng. Chuyện này về sau cháu mới biết. Ông anh họ không quân của cháu cũng không biết mới dẫn Lộc về nhà coi mắt chị cháu ở Nha Trang. Nhà cháu có đến 9 anh chị em. Nhưng coi bộ anh Lộc với chị Như Khuê của cô không hợp duyên, nên chỉ chuyện trò qua loa. Chợt anh Lộc thấy hình của Ngọc Di còn đang trọ học Saigon. Anh nói là đã mê đôi mắt từ lúc đó.

Qua niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi học bay tại Hoa Ky.  Ngọc Di bắt đầu nhận được thư làm quen. Bạn bè của anh ở Mỹ nói rằng mỗi tuần anh đều nhận được thư của 2 cô. Cô giáo bên Ba Làng và cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng. Nhưng xem chừng đôi mắt người Nha Trang đã lấy trọn vẹn tình yêu của anh chàng không quân gốc Ðà Lạt. Dù rằng về phần Ngọc Di vẫn chưa thực sự rung động với tình yêu chiến sĩ.

Hồi hương được 3 ngày, Trung úy Lộc bèn vào trường Nguyễn Bá Tòng lừa cha giám học nhận là anh vào thăm cô em cùng họ Nguyễn. Ðây là đầu tiên 2 người gặp mặt. Từ trước chỉ biết qua hình ảnh. Anh chị có 2 tuần lễ đi chơi khắp Saigon, bao nhiêu là quà bên Mỹ, anh phi công hào hoa dành hết cho cô hoa khôi trường trung học..

Giáo sư Bùi Văn Phú thời đó học Nguyễn Bá Tòng cùng lớp với Ngọc Di kể lại rằng hình ảnh anh không quân xuất hiện đã làm cho biết bao nam sinh đau lòng.

Một hôm anh Lộc dẫn cô Di về nhà bà chị tại Saigon, chợt gặp cô giáo Ba Làng ra thăm.

Cuộc gặp gỡ bất chợt như trong thoại kịch trên sân khấu. Người yêu cũ chợt thấy bị phản bội, người yêu mới chợt thấy bị lừa dối. Anh không quân đưa Ngọc Di về nhà, nhưng cô cho rằng cuộc tình ngắn ngủi coi như chấm dứt. Cô cũng chưa yêu nên không thấy thực sự bẽ bàng. Sẵn sàng để anh Lộc trở về với người xưa của anh. Nhưng anh không quân đã trở thành Phạm Thái của Tiêu Sơn Tráng sĩ nhất định chết trong cặp mắt của giai nhân Trương Quỳnh Như.

Ngày hôm sau, trung úy phản lực trở lại nói là đã giải quyết xong mục tiêu. Cô gái Ba Làng buồn tủi trở về Nha Trang và anh Lộc quyết 1 lòng đi tới với Ngọc Di.

Cuộc tình duyên trải qua suốt năm tháng dài cho đến ngày đám cưới ở Nha Trang 6 tháng 2-1974.

                                                
Một thời hoạn nạn:


Khi đôi trẻ bắt đầu xây dựng gia đình qua lễ cưới là lúc đất nước bước vào năm tang tóc cuối cùng. Ngọc Di nhắc đi nhắc lại là cháu đâu có được làm vợ lính cho trọn vẹn một đời. Tuy hòa bình đã ký nhưng 2 bên vẫn còn chiến tranh dành dân lấn đất. Cô sinh viên vẫn lấy bài học luật đi về giữa Saigon Nha Trang và người chồng bất chợt lúc gặp ở Nha Trang, lúc thì Saigon. Mấy tháng cuối cùng sống chung ở căn cứ Phan Rang ngày đêm nghe tiếng phi cơ phản lực và những giây phút ngóng đợi chồng về.

Rồi khi tình thế nguy ngập, anh chồng đẩy cô vợ mang bầu lên C.130 với toàn những người xa lạ. Phi cơ cất cánh, nhìn anh còn đứng trên phi trường Phan Rang, nào biết bao giờ gặp lại nhau. Nhưng rồi anh đem phản lực về Saigon yểm trợ cho mặt trận Long Khánh.

Có tin vợ con phi công chiến đấu vào hết Tân Sơn Nhứt để chờ di tản. Ðêm định mệnh cuối cùng Ngọc Di vẫn còn ở nhà với mẹ và thân quyến tại Saigon. Các ông anh cũng có chương trình di tản cả nhà.

Nửa đêm 28 tháng 4/75 chợt có tiếng xe hồng thật tự chớp đèn bấm còi ấm ỹ. Anh Lộc gõ cửa kêu Ngọc Di khẩn cấp lên đường. Bà mẹ nói rằng hay con ở lại để đi với mẹ và anh em, nhưng Lộc kiên quyết kéo vợ đi ngay. Ánh mắt mẹ già buồn bã trông theo. Nhưng sau này cả nhà đều bị kẹt lại. Lên xe hồng thập tự thấy cảnh tượng hãi hùng, Trung úy Giới ngồi bên vợ là cô sản phụ vừa sinh con, ôm con trong khăn còn vết máu.

Thì ra xe bus chở gia đình phi công đã nổ máy chờ trong căn cứ, ông trung úy Giới lấy xe cứu thương của không quân chạy ra nhà thương rước vợ. Anh Lộc nhẩy theo, sau khi đón được vợ con mày, phải ghé nhà cho vợ tao đi. OK.

Xe Hồng thập tự bóp còi chớp đèn chạy như bay trong đêm Saigon. Các gia đình trên xe bus đang nổ máy chờ, thấy 1 bà mới sinh con và 1 bà bầu mặt còn trẻ thơ bước lên xe. Hai ông chồng vất vả đứng trông theo. Ngọc Di nhìn lại anh Lộc qua khung kính. Anh phi công hẹn sẽ gặp lại bên Mỹ. Vợ con đi rồi, còn mấy anh lái phản lực thì xoay sở dễ dàng, Ngọc Di không thể nghĩ rằng đấy là hình ảnh cuối cùng. Ðó là ngày 28 tháng 4-1975. Cô đi C.130 qua Côn Son rồi sau đó di tản qua đảo Guam. Hết sức cô đơn, không gia đình, không bà con thân thuộc. Ngay cả gia đình bạn bè trong không quân cô cũng không quen ai. Cô sống 1 cuộc đời tiểu thư từ nhỏ, số mệnh đột nhiên ném vào cuộc đời. Cô bắt dầu cuộc sống trong chờ đợi, đen tối mịt mùng, hoàn toàn tự lập suốt một phần tư thế kỹ.



Một thời định cư:


Vẫn tràn đầy hy vọng, cô nằm chờ ở đảo Guam. Các phi công lần lượt đến tìm vợ con và đoàn tụ bay vào lục địa. Anh chị Giới của chuyến xe Hồng thập tự định mệnh cũng đến rồi đi, không có tin gì về anh Lộc và không ai biết là Lộc mất tích, đã chết hay còn lạc loài nơi đâu. Rồi người ta không cho bà bầu ở lại đảo Guam. Cô phải đi vào Mỹ để còn lo sinh đẻ.

Ngọc Di lên đường mắt còn ngó lại biển Ðông. Các trại tỵ nạn Cali và Akansas đã tràn ngập người di tản. Người ta đưa cô về Floria. Nơi đây ngày xưa anh Lộc đã từng đến học bay.

Mỗi ngày vẫn còn người đến trại, dù muộn nhưng vẫn còn tìm được hạnh phúc đoàn tụ bên nhau. Nhưng cô vẫn mòn mỏi đợi chờ. Ngày 18 tháng 7/1975 Ngọc Di hạ sanh 1 bé gái. Nỗi truân chuyên và sống trong ray rứt đợi chờ đã hành hạ thêm cô gái trẻ với 16 giờ đồng hồ đau đớn chuyển dạ. Trước sau vẫn chỉ có một mình. Anh Lộc một năm trước đã đặt tên cho con trai tương lai là Phi Hải. Nhưng cô con gái được mẹ đặt tên là Nguyễn Lộc Ðan Vi. Nguyễn là họ của cha và mẹ, Lộc là tên cha. Ðan Vi là ý kiến của cô học sinh Nguyễn bá Tòng khi nghĩ đến những cây hoa tường vi đan vào nhau ở cổng nhà chồng trên Ðà lạt.

Sau khi sanh con, mẹ con cô tỵ nạn Việt Nam được ông bà bảo trợ đón về nông trại. Ngôn ngữ không quen, suốt vùng quê không có 1 người Việt Nam. Những năm đầu vừa buồn về cảnh ngộ vừa buồn vì cảnh vật. Ngọc Di ôm con sống bằng nước mắt. Duy chỉ có điều, bé gái với cặp mắt thần tiên của mẹ là nguồn an ủi cuối cùng.

                                  

                                    
    Một thời để chết.


Cùng lúc đó trong trại tù, anh phi công thấy rằng không còn hy vọng được trả tự do. Thời gian ngộ nhận 15 ngày đã qua từ lâu. Thời gian hứa hẹn học tập 6 tháng cũng qua rồi. Cặp mắt người yêu Ngọc Di thôi thúc ngày đêm, anh phi công ngang tàng 1 thuở nhất định trốn trại, tìm tự do. Hai anh phi công Nguyễn văn Lộc và Lê văn Bé cùng vượt trại. Hy vọng tìm đường qua biên giới Cam Bốt rồi Thái Lan. Giữa 1 đêm mưa gió, cả 2 vượt thoát còn đem theo cả lựu đạn phòng thân.

Lính cộng sản đuổi theo. Lộc chạy trước. Bé ném lựu đạn chận hậu nhưng bị thương ngã xuống. Lộc bèn quay lại, đánh lựu đạn cứu bạn. Ðược biết lính cộng sản cũng bị chết vì lựu đạn. Vì vậy sau khi 2 anh phi công đã gục ngã chúng còn bắn điên cuồng vào 2 xác chết.

Hai anh chết ngày 25 tháng 3-1976. Cộng sản cho kéo xác để giữa sân trại Long Giao để rằn mặt anh em rồi đem chôn xấp 2 ngôi mộ bên nhau, nhưng không có mộ bia. Các bạn tù tìm cách làm dấu nhưng không rõ ràng. Vài năm sau, không còn ai biết rõ di hài của 2 người anh hùng không quân nằm ở đâu.



Một thời định cư:


          Mẹ con Ngọc Di rời bỏ nông trại tìm đường về ở với bà con trên Nữu Ước. Cô nữ sinh hoa khôi Nguyễn bá Tòng, sinh viên luật Saigon tiếp tục cuộc sống lủi thủi với đứa con ngày càng rực rỡ với dấu vết người cha Ðà Lạt và đôi mắt bà mẹ Nha Trang.

Mấy năm sau, anh em và gia đình không quân họp mặt nên mẹ con cô Di có dịp về Cali găp gỡ mọi người. Sau cùng cô định cư tại quận Cam. Phải bắt đầu từ thập niên 80 trở đi mới có tin tức về cuộc trốn trại hào hùng và chuyện hy sinh của anh Lộc. Mẹ con bắt đầu nghĩ đến chuyện đi tìm dấu vết của người xưa. Tuy nhiên tất cả đều vô vọng. Không ai còn nhớ những ngôi mộ ở đâu, Cuộc sống vẫn bình thản diễn tiến. Anh chị em đoàn tụ. Me già gặp lại con gái. Cháu Ðan Vi tốt nghiệp bác sĩ nhãn khoa rồi lập gia đình. Vợ vẫn không thấy xác chồng. Con vẫn chưa thấy xác cha.

Một lần, hết sức vô tình, Ngọc Di gặp người trong gia đình HO. Anh ở Bắc Cali nói rằng trước có ở Long Giao. Cô Di hỏi rằng anh có biết trung úy Lộc không. Anh HO nói ngay rằng cô có phải là Ngọc Di không. Ngạc nhiên đến xững xờ, cô nói tôi là Nguyễn thị Ngọc Di, sao anh biết. Anh bạn trả lời: « Tôi ở gần anh Lộc trong trại. Anh ấy nói về đôi mắt của cô suốt ngày. Khi cô mới bước vào nhà tôi đã cảm thấy. Khi cô hỏi anh Lộc, tôi biết ngay cô là vợ anh. »Và câu chuyện 20 năm xưa tuôn chảy, nhưng sau cùng cũng không biết mộ anh ở đâu.

                  

                               
Một thời ngoại cảm:

Câu chuyện đi tìm mộ của anh Lộc đã trải qua 1 thời gian hết sức đặc biệt dựa trên các câu chuyện linh thiêng về lãnh vực ngoại cảm. Sau cùng, người bạn tù, người chiến hữu tận tụy của anh Lộc đã tìm được 2 ngôi mộ của những người phi công trốn trại năm 1976.

Các ngôi mộ được khai quật năm 2008 có cả sự tiếp sức của thầy Mặc Ðìa ngồi tại San Jose mà chỉ dẫn qua điện thoại. Mặc Ðìa ngày xưa cũng là sĩ quan của không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau cùng cô Ngọc Di đưa con gái là Nguyễn Lộc Ðan Vi về nhận xác người thân.

Ngày 3 tháng 11-2008 mẹ con ngồi trên phi cơ Eva ôm mỗi người một bình tro về Hoa Kỳ. Mẹ ôm tro của chồng, con ôm bình tro chiến hữu. Gia đình anh phi công Lê văn Bé nói rằng chiến hữu đã chết bên nhau thì cho đi Mỹ với nhau. Tuy nhiên bình tro của anh Bé chỉ có 1 nửa. Phân nửa gia đình lưu lại quê hương.

Ngày 8 tháng 11-2008 không quân Nam Cali làm lễ truy điệu cho 2 người anh hùng của họ. Có lễ trao cờ lại cho cô Ngọc Di cùng con gái.

Ngọc Di làm vợ lính có hơn 1 năm và làm quả phụ 33 năm mới nhận được xác chồng bằng tro tàn. Bác sĩ Ðan Vi không bao giờ thấy được người cha dù ở trên trời hay ở dưới đất.

Khi khai giấy tờ người ta hỏi rằng con đến Mỹ năm nào. Con khai là đi năm 1975. Con đi bằng phương tiện gì. Con nói là con đi trong bụng mẹ. Cha con bây giờ ở đâu. Con không biết. Có thể còn đang bay ở trên trời. Con không có cha làm sao ai nuôi con học thành bác sĩ. Trả lời: Mẹ con.

Ðan Vi là loài hoa tường vi đan vào nhau mọc ngoài cổng nhà anh phi công Nguyễn Văn Lộc.

Tuổi của cô là tuổi của cộng đồng. Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại năm nay 35 tuổi, cũng là tuổi của Ðan Vi, một cô gái khác ngày xưa sinh ra trên tàu Trường Xuân, trên biển Nam Hải, tên cô là Chiêu Anh, cũng 35 tuổi.

Chiều văn nghệ 35 năm nhìn lại tại San Jose vào ngày 23 tháng 5/2010 chúng tôi sẽ mời cả 2 cô lên sân khấu CPA. Một cô đi tàu biển vào Mỹ. Một cô đi tàu bay vào Mỹ. Lúc ra đi cả 2 đều trong bụng mẹ.

Cả 2 cô đều không phải là ca sĩ, nhưng vẫn được mời lên sân khấu trình diễn. Hai cô đều không biết hát, chỉ đứng đó cho khán giả vỗ tay. Bởi vì cuộc đời của các cô chính là những bài ca của nửa thế kỷ trầm luân. Ðó là những hài nhi của cộng đồng di tản, những công dân của thế hệ mới trưởng thành sau những đau thương của đất nước.

Các bạn hỏi rằng văn nghệ của chúng tôi sẽ có những danh ca nào trình diễn.

Chúng tôi có các nữ danh ca có tên có tuổi nhưng không biết hát.

Vậy ai là những người biết hát thì xin đến giúp một tay.

Và trời đất sẽ trả công cho quý vị.

Tất cả chỉ cần hát có 1 bài: Bài “Cô Gái Việt” của Nhạc sĩ Hùng Lân.

Giao chỉ, San Jose
Back to top
« Last Edit: 11. Apr 2010 , 21:37 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #9 - 13. Apr 2010 , 21:22
 
CoiChay wrote on 21. Nov 2008 , 23:53:
Hello mọi người,

Dưới đây là một câu chuyện tình. Không biết có thật hay không vì quá đặc biệt. Xin để mọi người đọc. Nếu ai có xúc động xin cứ tự nhiên để cho nước mắt chảy. Xúc động không có gì phải mắc cở và khóc không có gì là xấu xí.
CC
Smiley

.




thubeo wrote on 11. Apr 2010 , 21:36:
NGUYỄN THỊ NGỌC DI 33 NĂM TÌM ÐƯỢC XÁC CHỒNG        




Cám ơn thầy CC và chị Thu Béo. Hôm nay TN tình cờ đọc được 2 chuyện tình thật đẹp nhưng đọc xong thì buồn ngẩn ngơ......
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #10 - 16. Apr 2010 , 23:10
 


Chuyện tình của một cựu tù binh


Erin Nipper - The Lariat online -

Thanh Khiêm dịch


Chuyện tình của đại tá James L. Hughes và vợ, Paula, có những tình tiết như một truyện phim: phiêu lưu, người hùng và tình yêu.
Đại tá Hughes đã từng sống sót qua hai cuộc chiến trước khi phục vụ tại Việt Nam - trong Thế chiến Thứ 2 ông phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ rồi sau đó chuyển sang bên Không quân trong cuộc chiến Triều Tiên.
Ông đã bay 55 phi vụ, mỗi ngày hai lần, trên bầu trời Bắc Việt trước khi cả hai máy bay của ông và một đồng đội khác bị bắn hạ.
Mặc dù không bị thương, ông Hughes biết đang có nguy cơ bị kẻ địch bắt. Ông ẩn núp trong một cánh đồng lúa theo cách mà ông ta đã nghe kể từ một phi công khác.
“Chúng tôi đã được nghe nhiều chuyện kể bởi các phi công đàn anh, rằng trong trường hợp như thế hãy chui vào ruộng lúa, bò tới một con kênh dẫn nước,” Ông Hughes nói. “Sau đó dùng một cộng lúa làm ống thông hơi để thở, với cách đó tôi tính có thể lặn ở trong nước và chờ cho đến khi trời tối để tìm cách thoát thân.”
...

Col. James L. Hughes bị dẫn đi trên đường phố Hà Nội, 6-5-1967


Nguồn: www.aiipowmia.com

Nhưng một cơ hội như thế đã không đến với ông. Ông đã bị bắt và đưa về Hà Nội, nơi ông ta bị điệu đi trên nhiều đường phố.
“Họ đưa tôi ra trước một toán lính xử bắn. Bạn đã bao giờ xem xi nê có cảnh một toán xử bắn với tử tội bị trói và bịt mắt chưa? Tôi đoán hình như họ trói tôi vào một bụi cây. Lúc đó tôi nghĩ rằng đời tôi đã tới hồi chấm dứt, thế là tôi đứng yên trong tư thế chờ đợi,” ông Hughes nói. “Tôi nghe họ ra lịnh cho toán xử bắn đứng vào vị trí - Thế là hết - tôi cứ lẩm nhẩm, nhưng rồi đã không có chuyện gì xảy ra.”
Sau trò chơi “chờ đợi nghẹt thở” này, ông Hughes bị tống giam vào nhà tù Hỏa Lò, tức khách sạn “Hà Nội Hilton” như cách nói của các tù binh.
Ông ta bị nhốt ở đó 6 năm, trong đó có 3 năm trong phòng biệt giam.
“Thử tưởng tượng bạn bị nhốt trong buồng nhỏ trong sáu năm, không biết bao giờ ra khỏi nó, và quan trọng hơn thế nữa là bạn không hề thấy một bóng người, không có truyền hình, không thấy bất kỳ sự đổi thay nào xung quanh,” Ông Hughes nói. “Đó quả là một kinh nghiệm khủng khiếp nhất trong đời tôi.”
Trong tù ông Hughes đã bị trói, bị cùm và bị đánh đập để tra khảo.
Ông ta cũng bị đánh sau khi từ chối tiết lộ tin tức và không chịu để bị lợi dụng trong các đoạn phim tuyên truyền. Ông ta đã tuyệt thực để lâm vào tình trạng hốc hác nhằm tránh bị quay phim.
Năm 1972 ông Hughes được thả và được tặng thưởng hai huân chương Purple Heart: một cho lần ông bị bắn rơi và một cho thời gian ông là tù binh.

P.O.W. bracelet

Nguồn: OntheNet

Vào lúc đó Liên đoàn Thiếu niên tại thị trấn của cô Paula tổ chức bán các vòng đeo tay có khắc tên các tù binh chiến tranh để gây quĩ yểm trợ các tù binh. Thời gian ông Hughes đang ở tù, tên ông được khắc vào một trong những chiếc vòng này và một cô gái ở thị trấn Magnolia, tiểu bang Arkansas, cách xa cả ngàn dặm đã mua và đeo nó.
Ông Hughes nói rằng đó là người vợ tương lại của ông, và khi ấy bà đã không chọn chiếc vòng một cách ngẫu nhiên.
“Paula và chị cô ấy đã tranh cãi nhau khi chọn một chiếc vòng để mua,” Ông Hughes kể, “Paula đã nói với chị ‘em thích chiếc này’.”
Sau khi được trao trả, ông Hughes quyết định ra tranh cử tại tiểu bang của ông.
“Khi về nhà lúc đó chẳng có việc gì để làm, tôi bèn tranh cử chức thông đốc tiểu bang New Mexico,” Ông nói.
Ban vận động của ông lưu giữ danh sách những người đã mua các chiếc vòng trong thời gian ông ở tù, và ông đã đích thân gọi phôn cho họ để cám ơn về sự quan tâm và cầu nguyện của họ.
Và một trong những cú phôn đó đựợc gọi đến Paula. Ông Hughes cho biết rằng sau lần nói chuyện đầu tiên giữa hai người, ông đã đến Arkansas vào dịp lễ Easter để viếng thăm Paula.
...

"Em chọn chiếc này"


Nguồn: OntheNet

Trong một chuyến đi từ New Mexico đến New Orleans, ông ta đã quyết định ghé lại thăm Paula.
Thế rồi hai người đã trò chuyện với nhau mỗi ngày từ hôm đó. Hai tháng sau, hóa đơn điện thoại đã nhắc ông về điều cần phải nói với Paula.
“Rồi một hôm tôi gọi cho Paula, và khoe với nàng là tôi vừa nhận cái hóa đơn tiền điện thoại,” Ông Hughes kể.
Khi Paula hỏi vì sao ông nói với nàng về chuyện đó, ông ta đáp: “Chỉ vì nó lên tới 300 đồng. Chúng mình phải làm sao để chấm dứt chuyện này đây?”
Giải pháp là vợ chồng ông đã ăn ở với nhau 35 năm nay.
Khi được hỏi về cuộc hôn nhân với Hughes, Paula bảo: “Chuyện đó hơi bất thường, nhưng đã rất ổn thỏa với chúng tôi.”
Mặc dù ông Hughes không thắng trong cuộc bầu cử, ông đã chiếm được trái tim của Paula, và là một người hùng của đời nàng.
“Khi bạn được yêu cầu phục vụ đất nước, hãy làm phận sự của bạn một cách hết lòng, và với ý thức rằng những điều bạn làm hay không làm sẽ có ảnh hưởng ra sao với đất nước của bạn.” Ông Hughes nói.


Nguồn: Love never fails: Former P.O.W. shares his story by Erin Nipper, The Lariat online, Feb 12, 2010
<< trở về đầu trang >>
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #11 - 09. May 2010 , 18:04
 

CHIẾC VÍ CỦA TÌNH YÊU


Một chiều đông lạnh buốt. Trên đường về nhà, tình cờ tôi nhặt được một chiếc ví bằng da màu nâu đã cũ sờn, có sợi dây nơ màu đỏ. Bên trong ví không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào mà chỉ có vỏn vẹn 3 đô la và một hong thư nhàu nát. Những chữ duy nhất có thể đọc được trên bì thư là địa chỉ của người gửi.

Tôi liền mở lá thư ra, hy vọng sẽ tìm được chút ít manh mối về chủ nhân của chiếc ví. Hàng chữ ghi ngày tháng đập vào mắt tôi đầu tiên.
Bức thư này được viết cách đây đã hơn năm mươi năm!

Lá thư được viết với nét chữ con gái mềm mại, trên nền giấy xanh điểm xuyết vài bông hoa nhỏ phía góc trái. Đó là thư chia tay gửi cho một người tên Michael. Cô gái nói rằng cô không thể gặp anh ta nữa vì gia đình ngăn cản, nhưng dù vậy, cô vẫn sẽ luôn yêu anh. Cuối thư ký tên là Hannah.

Nội dung thư khá xúc động, nhưng chẳng có chi tiết gì rõ ràng, ngoại trừ cái tên Michael, để xác định chủ nhân của chiếc ví. Tôi gọi điện cho tổng đài để xin số điện thoại dựa vào địa chỉ ghi trên bao thư.

Sau khi nghe tôi trình bày, người trực tổng đài ngần ngừ một lát rồi nói: “Chủ nhà ở địa chỉ trên có đăng ký số điện thoại, nhưng rất tiếc tôi không thể cho anh số điện thoại được”. Cô lịch sự đề nghị rằng chính cô sẽ gọi điện cho người ở địa chỉ đó, giải thích câu chuyện và hỏi xem họ có muốn tiếp chuyện với tôi hay không. Vài phút sau, cô quay lại và chuyển máy cho tôi.

Tôi hỏi người phụ nữ ở đầu dây bên kia về người phụ nữ tên Hannah. Bà ta vội đáp, “Ồ, chúng tôi mua căn nhà này cách đây đã 30 năm. Hình như gia đình ấy có cô con gái tên là Hannah, nhưng cách nay vài năm Hannah đã đưa mẹ vào viện dưỡng lão.”

Tôi gọi điện đến viện dưỡng lão và được biết bà cụ đã qua đời, nhưng họ có biết số điện thoại của người con gái.

Tôi lại tiếp tục gọi đến số điện thoại được cho và biết rằng Hannah hiện cũng đang ở trong một viện dưỡng lão.

“Thật là ngốc!” – Tôi tự nghĩ. “Sao mình lại cất công đi tìm chủ nhân của một chiếc ví chỉ có 3 đô la và một bức thư cũ mèm những năm mươi năm trước kia chứ?”

Tuy nhiên, tôi vẫn gọi đến nhà dưỡng lão nơi có lẽ cô Hannah, giờ đây đã là bà Hannah, đang ở. “Vâng, bà Hannah đang ở với chúng tôi,” đó là câu trả lời tôi nhận được.

Mặc dù đã 10 giờ đêm, nhưng tôi vẫn lái xe đến viện dưỡng lão. Sau khi giải thích với cô y tá trực đêm, tôi được cô đưa lên tầng ba của tòa nhà, giới thiệu tôi với bà Hannah. Bà cụ trông thật phúc hậu với mái tóc bạch kim, gương mặt tươi tắn và đôi mắt sáng tinh anh.

Tôi kể cho bà nghe chuyện mình nhặt được chiếc ví và cho bà xem bức thư. Vừa trông thấy phong thư màu xanh điểm vài cánh hoa nhỏ nơi góc trái, bà Hannah hít một hơi dài và nói, “Đây là lần liên lạc cuối cùng của bà với Michael!”.

Bà quay đi một lúc như chìm trong suy tưởng, rồi nhẹ nhàng nói, “Bà yêu anh ấy biết bao. Nhưng khi ấy, bà chỉ mới mười sáu tuổi và gia đình bà cho rằng bà còn quá trẻ để yêu. Chao ôi, anh ấy mới tuyệt vời làm sao!”.

Rồi bà tiếp tục, “Michael Goldstein là một người tuyệt vời. Nếu cháu tìm thấy anh ấy, hãy nói rằng bà luôn nghĩ đến anh. Và…,” ngập ngừng một lúc lâu, gần như cắn chặt môi, bà nói tiếp, “nói rằng bà vẫn yêu
anh ấy. Cháu biết không,” bà khẽ mỉm cười, đôi mắt ngân ngấn nước, “bà chưa từng kết hôn. Bà nghĩ rằng không ai có thể sánh bằng Michael cả…”

Tôi xúc động nhưng phải chào tạm biệt bà Hannah vì đêm đã khuya. Xuống tới tầng một, tôi gặp người bảo vệ ở ngay trước cửa thang máy. Anh ta hỏi, “Bà cụ có giúp gì được cho anh không?”

Tôi trả lời rằng bà đã cho tôi thêm được một manh mối, “Ít nhất tôi biết được họ của ông ấy. Nhưng tôi nghĩ chắc phải gác chuyện này sang một bên ít lâu. Cả ngày nay tôi đã cố tìm cho được chủ nhân của chiếc ví này.”

Tôi lấy chiếc ví ra cho anh ta xem. Vừa trông thấy chiếc ví, anh bảo vệ la lên, “Khoan đã! Đây là chiếc ví của ông Goldstein. Tôi có thể nhận ra nó bất cứ đâu nhờ vào sợi dây nơ này. Ông cụ thường hay làm
mất ví. Ít nhất ba lần tôi tìm thấy chiếc ví trong hội trường này.”
- Ông Goldstein là ai vậy? – Tôi hỏi mà có cảm giác tay mình run lên.

- Ông sống ở tầng tám. Chắc chắn đây là ví của Michael Goldstein. Chắc ông cụ đã làm rơi nó trên đường đi dạo.

Tôi cám ơn anh bảo vệ rồi chạy vội đến phòng y tá để kể cho cô y tá trực ban những gì anh bảo vệ vừa bảo. Chúng tôi trở lại thang máy lên  tầng tám. Tôi thầm cầu nguyện ông Goldstein vẫn còn thức.

Chúng tôi bước vào căn phòng duy nhất còn sáng đèn. Một người đàn ông đang ngồi đọc sách. Cô y tá đến hỏi ông có làm mất chiếc ví hay không.
Ông Goldstein ngước lên với vẻ ngạc nhiên, rồi lần tìm túi sau của minh và nói, “Ồ, nó lại bị mất rồi!”

- Chàng trai này đã tìm thấy chiếc ví và chúng cháu nghĩ có lẽ là của ông.

Tôi trao cho ông Goldstein chiếc ví, vừa trông thấy nó, ông cụ mỉm cười nhẹ nhõm rồi nói: “Đúng nó rồi! Chắc ông đánh rơi nó chiều nay. Này chàng trai trẻ, ông muốn thưởng cho cháu một món gì đó.”

- Không cần đâu thưa ông. – Tôi đáp và nắm lấy tay ông cụ – Nhưng cháu muốn kể với ông một việc. Cháu đã đọc bức thư bên trong với hy vọng tim thấy chủ nhân của chiếc ví.

Đột nhiên nụ cười trên gương mặt ông cụ tắt ngấm.

- Cháu đã đọc lá thư đó à?

- Không chỉ đọc lá thư, cháu còn biết được bà Hannah hiện đang ở đâu nữa.

Ông xúc động nắm chặt tay tôi:

- Hannah? Cháu biết Hannah ở đâu à? Cô ấy khỏe không? Còn xinh đẹp như trước không? Làm ơn, làm ơn cho ông biết đi!

- Bà ấy khỏe… vẫn xinh đẹp như khi ông biết bà. – Tôi đáp khẽ.

- Cháu cho ông biết nơi ở của cô ấy được không? Sáng mai ông muốn gọi điện cho cô ấy. – Giọng ông run run, gần như thầm thì. – Cháu biết không, ông yêu Hannah đến nỗi khi nhận được lá thư này, ông có cảm giác cuộc đời mình cũng chấm dứt từ đó. Ông chưa từng kết hôn. Ông chỉ yêu một mình cô ấy thôi…

- Ông đi với cháu nhé. – Tôi nói.

Chúng tôi đi thang máy xuống tầng ba. Sảnh đã tắt đèn, chỉ còn một hai ngọn đèn thắp sáng dẫn lối chúng tôi đến phòng sinh hoạt chung. Nơi đó, Hannah vẫn ngồi một mình xem tivi.

Cô y tá bước lại gần chỗ của bà.

- Bà Hannah. – Cô nói nhỏ, chỉ tay về phía Michael đang đứng đợi ở cửa. – Bà có biết người này không?

Chỉnh lại gọng kính, bà nhìn một chút nhưng không nói lời nào. Michael khẽ lên tiếng, dường như chỉ là thì thầm:

- Hannah, anh là Michael đây. Em còn nhớ anh không?

Bà thở mạnh:

- Michael ư? Em không tin nổi! Michael! Đúng là anh rồi! Michael của em!

Ông bước chầm chậm tới chỗ của bà, và họ ôm chầm lấy nhau.

Ba tuần sau, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ viện dưỡng lão. “Chủ nhật này anh có thể sắp xếp để đến đây dự lễ cưới không? Ông Michael và bà Hannah sẽ trao nhẫn cưới cho nhau!”

Một đám cưới tuyệt vời! Tất cả mọi người ở viện dưỡng lão đều tham dự.
Bà Hannah mặc một chiếc áo đầm dài màu be nhạt, gương mặt ngập tràn hạnh phúc. Cụ Michael mặc một bộ vét màu xanh đậm, hãnh diện sánh bước bên cô dâu của mình.

Một kết thúc thật đẹp cho câu chuyện tình kéo dài gần sáu mươi năm!

Thái Hiền – Theo The Wallet

Back to top
 
 
IP Logged
 
Diều Hâu
Gold Member
*****
Offline


Diều Ngược Gió

Posts: 850
Re: Một câu chuyện tình đặc biệt
Reply #12 - 09. May 2010 , 22:32
 
Đặng-Mỹ wrote on 09. May 2010 , 18:04:
CHIẾC VÍ CỦA TÌNH YÊU






Đây là lần thứ 2 em được đọc lại bài này vẫn còn y nguyên cảm xúc của lần đọc đầu tiên ,một chuyện tình vượt thời gian rất đẹp chị nhỉ

Cám ơn My đã cất công sưu tầm rinh về cho cả nhà xem roses45

Diều
Back to top
« Last Edit: 09. May 2010 , 22:33 by Diều Hâu »  
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra