ngo_thi_van wrote on 14. Feb 2009 , 15:05:Than goi Phu De ,
Cam on Phu De da tim toi tai lieu ve hoa sung nay. Tai sao muon hoi cai gi la Phu De co the tim thay ngay lien vay? Tai that !
Khong hieu Co da co lan nao hoi nho PhuDe tim ho cho Co bai hat Hận Sơn La chua , bai nay la cua nhac si gi dang viet thi tu nhien quen ten..?., Ong nay rat noi tieng , co dat nhung bai nhu Nhớ Chiến Khu , Côn Đảo , nhung bai cua thoi trươc ca thoi Co Van nua. Co Van da hoi rat nhieu ngươi ma khong ai nho dươc bai nay ca. Neu bay gio ma Phu De tim dươc thi Co Van that su phuc lăn Phu De day !
Than chuc Phu De Happy Valentine's Day nhe.
Mat nhu vay bac si co noi phai lam gi cho do nhuc khong?
Co Van
Thưa Cô Vân
Bs nói em đợi khoảng 1 tháng nữa thì áp xuất mắt sẽ xuống, nếu không em đành chịu vì sẽ không mổ nữa đâu Cô à.
Cô ơi
Những bài của nhạc sĩ Đỗ Nhuận nhất là những bài Cô hỏi mà ns viết trong tù như "Hận Sơn La" "Nhớ chiến Khu"... thì chắc là thất truyền rồi,
Mời Cô đọc bài của ns Nguyễn Đình Toàn nói về ns Đỗ Nhuận
Chúc Cô vui
Em PD
-------------------------------------
Ðỗ Nhuận (1922 - 1991)
Nguyễn Ðình Toàn
Qua những thông tin người ta biết được thì hình như Ðỗ Nhuận sáng tác nhạc rất sớm, năm ông mới mười sáu mười bảy tuổi. Ông gốc gác người Hải Dương, nhưng lớn lên ở thành phố cảng Hải Phòng.
Theo những người biết ông từ những ngày xa xôi ấy, tác phẩm đầu tay của ông là bài Trưng Vương, đã được xuất bản vào khoảng các năm 1939-1940.
Thực tế cho đến nay, không thấy ai hát lại và hỏi cũng không ai nhớ ca khúc này.
Các sáng tác khác của Ðỗ Nhuận thực sự được phổ biến, thực sự được yêu thích, hầu hết liên quan với cuộc cách mạng tháng 8, 1945, gồm các bài như: Hận Sơn La, Chiều Tù, Côn Ðảo, Nhớ Chiến Khu...
Sơn La âm u núi khuất trong sương mù
Lá rơi xuống suối gió đưa vù
Ðoàn tù tha phương cất bước đi trên đường
Tiếng chân xéo lá trong đêm trường
[Sơn La]
Hôm nay trong tù
Vi vu gió may lướt trong chiều thu
Kìa áng mây trôi
Chim bay phương nào tới
Tung cánh dưới trời
[Chiều Tù]
Không biết trong quá trình từ “cách mạng” biến thành “cộng sản”, suy nghĩ của ông có những gì thay đổi?
Thực tế, chỉ cần nhìn lại phong trào “Nhân Văn” và nhất là sau này, đọc hồi ký của rất nhiều người, trong đó có cả những người từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy nhà nước trong suốt khoảng thời gian thu hẹp từ 1945 tới hiện tại, người ta đủ thấy, gần như toàn bộ văn nghệ sĩ miền Bắc đều bị điêu đứng, sống dở chết dở vì cái được gọi là sự giao động tư tưởng, tranh chấp quyền hành rồi thanh trừng nội bộ gì gì... đó! Chẳng phải ngay đến cả Tố Hữu cũng đã bị hạ bệ đó sao?
Kìa xa xa nơi Côn Ðảo
Sóng nước muôn trùng
Có đàn cò trắng bay qua lưng trời
Bay về phương Ðông [ớ ờ]
Hỡi chim ta nhắn cùng
Ngồi trên boong ta trông nhấp nhô
Xa kìa muôn sóng thiêng bạc đầu
Lòng ta thêm căm u uất đau
Trông về xa quê hương nào đâu
Chiều nay bao tim sôi nổi
Khi quay con tàu
Phút này rời nước đi xa
Mối thù càng thêm sâu...
Rất nhiều người, bây giờ nhớ lại, nói rằng vào thời ấy, các ca khúc của Ðỗ Nhuận đã kích thích sâu xa lòng yêu nước của họ, giục họ “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Ði đâu để thực hiện lòng yêu nước đó? Theo kháng chiến. Vào chiến khu. Chiến khu trong nhạc Ðỗ Nhuận như một bức tranh đầy lãng mạn:
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo tiếng [lắng?] suối reo ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đàn quân reo đàn bay vèo
Hôm nay đây vai vác súng
Trông mây trắng gió buồn đứng
Xa rừng nhớ núi rừng!
Ðỗ Nhuận là tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam khóa I & II, 1957-1983.
Người ta thường nói đến ông như là người đầu tiên ở miền Bắc được đi tu nghiệp tại Nhạc Viện Tchaikovsky, Liên Xô cũ, trong khi các nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ nhất của chúng ta khi ấy, hầu hết, đều tự học.
Những gì Ðỗ Nhuận viết sau khi đi học trở về được quảng bá như những tác phẩm lớn, những opera có qui mô lớn[Cô Sao, Người Tạc Tượng] các nhạc kịch [Chú Tễu, Ai Ðẹp Hơn Ai, Quả Dưa Ðỏ] Concerto cho violon [Vũ Khúc Tây Nguyên] v.v...
Giá trị thật của các tác phẩm ấy như thế nào, ít người biết.
Tên tuổi ông vẫn được nhớ đến nhiều hơn cả qua các ca khúc.
Sự thật thì, một số lớn các ca khúc của Ðỗ Nhuận, những năm sau này, ngay ở trên miền Bắc, cũng ít thấy ai hát. Có lẽ vì chúng quá gắn bó với thời cuộc, nên chỉ khi nào cần nhắc nhở đến một sự việc nào đó, nhằm đề cao thành tích, như “chiến thắng Ðiện Biên” chẳng hạn, người ta mới đem trình diễn.
Ðỗ Nhuận không viết một bài tình ca nào!
Tuổi trẻ, nhất là các cặp tình nhân, khó hát cho nhau nghe những “Chiều Tù”, “Côn Ðảo”, hoặc cùng tạo ra kỷ niệm bằng “Nhớ Chiến Khu”.
Các phòng trà cũng không thích hợp để hát “Du Kích Sông Thao”, cho dù đó là một trong những bài hát ngợi ca các dòng sông trên đất nước hay nhất chúng ta có được. Những người sinh trưởng bên sông Hồng [bài hát còn có một tên khác là Hồng Hà] dễ dàng nhận ra cái mênh mông, bát ngát của dòng sông, cái vắng vẻ, quạnh hiu của các bờ bãi trải dài trong ca khúc.
Không thích hợp để hát trong các phòng trà, nhưng ai muốn nghe lại ca khúc này, có thể tìm trong các CD được thu thanh gần đây nhất, cả ở trong nước và hải ngoại, do Lê Dung [trước khi mất] và Mai Hương trình bày.
Một ca khúc khác của Ðỗ Nhuận hiện còn được các ca sĩ hát rất nhiều nữa là bài Ðoàn Lữ Nhạc, bản du ca được viết sớm nhất của nhạc Việt Nam:

Ra đi khắp nơi xa vời
Gió bốn phương kìa gió bốn phương
Aợo ào cuốn lá rơi
Người đi khúc nhạc chơi vơi
Gió khắp nơi kìa gió khắp trời
Vang vang khúc nhạc say đời
Á há! Á há!
Hỡi những dấu vết xưa tàn phá!
Ðâu? Ðâu?
Ai biết lũ chim về đâu
Á há! Á há!
Hãy cất tiếng lên cười phá
Ô! ÓI Kìa có bóng chim hải hồ
A a a a
Khi ta ra đi túi đàn mang theo trên vai
Cất tiếng hát rung trời mây
Aùt tiếng gió rung ngàn cây
Giờ bước ra đi khói lửa bập bùng đây đó
Hỡi lữ khách khi người đi
Cất tiếng hát quên sầu bi
Ði là đi là đi
Lên chót vót bóng núi
Reo hò reo hò reo
Ta đứng đón gió mới
Ði là đi là đi
Khi sóng gió cuốn tới
Ô à ô à ô
Giang hồ! Hồn ta dâng cao chơi vơi!
Ra đi...
Ô à ô à ô
Kìa có bóng chim hải hồ
A ha ha ha!
Nguyễn Ðình Toàn
Ban Thăng Long
--------------------------------

Trình bày:
Hợp Ca Kim Tước- Mai Hương-Quỳnh Dao-Vũ Anh
Hồng Hà ơi !
Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông nhiều bến ai về có thấy
làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa ..ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
có những chàng áo nâu về say mê giòng nước
…vui tràn trề.
Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông nhiều bến ai về có thấy
làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa … ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
có những chàng áo nâu về say mê giòng nước
….vui tràn trề.
Ven sông người đông đến họp chợ chiều
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà reo…. u u u ù
Khi đi lập công cuối trời màu hồng
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà reo …Sông Hồng Hà reo
Ven sông người đông đến họp chợ chiều
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà reo…. u u u ù
Khi đi lập công cuối trời màu hồng
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà reo …Sông Hồng Hà reo
Hồng Hà ơi !
Ta nhớ mùa thu xưa nước về
như bóng cờ lên khi quân về thủ đô
Hồng Hà ơi !
Nay cũng mùa thu thấy mơ màng
ngao ngán nhìn sông bên Việt Trì còn đó
Hồng Hà reo !
Ai đó cùng ta đang phơi bày
với nước phù sa đang pha hòa giòng Lô
Hồng Hà ơi !
Ðây những người bao năm lạc loài
đang ước được mong sao quay về quê nhà
Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông nhiều bến ai về có thấy
làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa … ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
có những chàng áo nâu về say mê giòng nước
….vui tràn trề ….
(ghi chú: vài đoạn lời hát đã được sửa đổi cho "phù hợp với tình hình trong miền Nam" , bản chánh do Lê Dung ca sĩ miền Bắc trình bày)