Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: Tìm Hiểu Huế  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 22
Send Topic In ra
Re: Tìm Hiểu Huế (Read 33339 times)
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13004
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #75 - 27. Mar 2010 , 21:19
 
Em Tat My oi ,
Neu Co " lam reo " ma khong qua day thi khong doc dươc bai viet nay cua Huy Phương do em mang vao. Doc bai nay de ma nho Hue tha thiet. Co biet Huy Phương , tac gia la ban hoc voi em gai cua Co .
Cam on em da lam vui long Co bang moi cach.
Co biet Co hay " nhong nheo " lam , chac nhieu luc cac em cung buc minh vi Co nhi ?
Neu dung nhu vay thi Co xin loi vay nhe ! Nhung ma Co biet chung nao roi cung tat ay thoi  Grin
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13004
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #76 - 27. Mar 2010 , 21:26
 
Ngoc Mai oi ,
Minh khong nhan dươc bai nao ca , Ban Vang goi ve dau vay?
Goi lai cho minh doc di.
Ngoc Mai dau thang tu cung di xa roi ha ? Thu Le ngay mai di roi , dem theo ca con be Quyen di !  MInh thi chac bay gio chi lam sai giu chua thoi , chang co di dau dươc nua ! Nhung bay gio thay Ong Khang cang ngay cang kha hon trươc minh cung mung , bõ cong minh cham soc ! Hì! hì!
Thoi , bay gio di " ngáo " day , chuc Ban dzang ngu ngon nhieu mong dep . Dau thang di choi thương lo binh an !
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #77 - 01. Apr 2010 , 15:39
 
Em mót được cái slide show này bên Khoa học group , và thấy thích hợp vào mục này, nên em xin post vào đây cho cô và các bạn nghe nhạc về chủ đề Huế.


  TÌNH XƯA GÁI HUẾ


PPS: MINH SAN TRẦN      
Nhạc&lời: VŨ THÀNH AN

Ca sỹ: KHÁNH HÀ - 
Họa sĩ: ĐỖ TUẤN và HÀ HUỲNH MỸ



Xin bấm vào hình


...

thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #78 - 01. Apr 2010 , 15:41
 
ngo_thi_van wrote on 27. Mar 2010 , 21:19:
Em Tat My oi ,
Neu Co " lam reo " ma khong qua day thi khong doc dươc bai viet nay cua Huy Phương do em mang vao. Doc bai nay de ma nho Hue tha thiet. Co biet Huy Phương , tac gia la ban hoc voi em gai cua Co .
Cam on em da lam vui long Co bang moi cach.
Co biet Co hay " nhong nheo " lam , chac nhieu luc cac em cung buc minh vi Co nhi ?
Neu dung nhu vay thi Co xin loi vay nhe ! Nhung ma Co biet chung nao roi cung tat ay thoi  Grin
Co Van 


Thưa cô, như vậy là làm reo sẽ bị lổ  Grin

Hôm nay em đem nhạc Huế và vào thăm cô đây. Chúc cô và thầy an vui khoẻ mạnh

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13004
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #79 - 03. Apr 2010 , 13:51
 
Em Tat My oi ,
Em noi dung. lam reo thi chi bi lo thoi , nhung lan nay Co khong lam reo ma cai laptop cua Co no moi lam reo , nen Co khong nghe dươc bai nhac nay chi doc dươc loi va thương thuc tranh ma thoi vi cai netbook nay no cung cham ri ri va ca chon lam !
Cam on em rat nhieu.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #80 - 05. Apr 2010 , 15:30
 

...



Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #81 - 05. Apr 2010 , 16:46
 
Quote:
Co biet Co hay " nhong nheo " lam , chac nhieu luc cac em cung buc minh vi Co nhi ?
Neu dung nhu vay thi Co xin loi vay nhe ! Nhung ma Co biet chung nao roi cung tat ay thoi  Grin
Co Van 
Em rất vui mừng biết sức khoẻ Thầy đã khá hơn rồi , chúc mừng Thầy Cô.
Cô ơi, Cô càng "nhỏng nhẻo" càng dễ thương chi lạ và em có dip thưởng thức Huế, đừng bỏ tật "ấy" nha Cô
kính chúc Thầy Cô an vui
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #82 - 05. Apr 2010 , 18:15
 
ngo_thi_van wrote on 03. Apr 2010 , 13:51:
Em Tat My oi ,
Em noi dung. lam reo thi chi bi lo thoi , nhung lan nay Co khong lam reo ma cai laptop cua Co no moi lam reo , nen Co khong nghe dươc bai nhac nay chi doc dươc loi va thương thuc tranh ma thoi vi cai netbook nay no cung cham ri ri va ca chon lam !
Cam on em rat nhieu.
Co Van


cô ơi, máy cô lại làm reo hả, cô có biết tại sao không , có phải bị virus không? nếu cô không rành về computer , em khuyên cô không nên bỏ những tài liệu quan trọng trong computer thí dụ như liên quan đến nhà băng.

Trưa nay em làm cháy 1 cái laptop trong hảng ( bị virus) trong khi em muốn search thơ , em đưa qua tụi IT nhờ xem dùm, họ nhăn em quá đổi chừng và report với boss của họ. Cũng hên boss họ là ông xã em , ông xã em nói lại cho em là phải cẩn thận khi dùng laptop của hảng cho việc cá nhân. Em xin chừa đây cô ạ   Cheesy

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13004
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #83 - 06. Apr 2010 , 15:20
 
Phương Tan oi ,
Cam on em da cho co nghe bai Ly 10 Thương , em biet hat nhu vay khong ?
Doi khi nghe lai nhung bai ca Hue , Nam Ai , Nam Bang ma nho Hue chi la ! Dung ra Nam Ai Nam Bang hat ra rang Co cung quen roi !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13004
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #84 - 06. Apr 2010 , 15:23
 
Em My Dung ,
Lau lau moi thay em len tieng , hoa ra em  " Nghe cọp " lai cu xui bay Co cu nhong nheo !  Grin !!
Thoi hti de chieu y em Co se lam vua long em nhe.Cai do con tuy may ngươi nao di tim bai de dua vao day em oi.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13004
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #85 - 06. Apr 2010 , 15:26
 
Tat My oi , \
Lan sau dung lam the nua , may ma ong xa cua em la boss cua ho , chu neu la ngươi khac em se bi phien phuc roi !
Nho loi Co dan nhe , cam on em nhueu.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #86 - 17. Apr 2010 , 20:35
 
ngo_thi_van wrote on 06. Apr 2010 , 15:20:
Phương Tan oi ,
Cam on em da cho co nghe bai Ly 10 Thương , em biet hat nhu vay khong ?


Thưa Cô Vân! Em chỉ biết nghe thôi, không biết hát...
Không biết là xui hay hên, bạn em toàn là những người hát hay... Có lần em "lỡ dại" nghe xúi bậy, hát vài câu bị chúng bạn ôm bụng cười, từ đó không bao giờ cóc mở miệng nữa... Sad

Quote:
Doi khi nghe lai nhung bai ca Hue , Nam Ai , Nam Bang ma nho Hue chi la ! Dung ra Nam Ai Nam Bang hat ra rang Co cung quen roi !
Co Van


Em cũng không biết Nam Ai, Nam Bình hát ra sao? Nhưng hồi xa xưa em có đi học đàn tranh, đến tháng thứ 3 thì ông thầy dạy đàn bài Nam Ai, ổng nói bài này trong Quốc Gia Âm Nhạc đến năm thứ 2 người ta mới dạy, nhưng ông nghe em tập "có hồn" lắm, có lẻ vì ảnh hưởng của cuộc đời em...

Hic! Bi giờ thì 1 nốt cũng không nhớ...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #87 - 17. Apr 2010 , 20:47
 
Sông Hương Có Nói Chi Mô

Tôi đã đến Huế hai lần, lần nào cũng vội vã vì bận công việc nên chỉ ở lại một hai ngày. Huế vốn thâm trầm, thầm lặng, nên chẳng thể hiểu vội vã được. Tôi đã liều viết cái phần mình chưa hiểu về Huế nên không tránh khỏi sự hiểu lầm. Rất mong bạn đọc gốc Huế lượng thứ.
Đoàn Thạch Biền
Huế

° ° °

Tường dắt tôi đi thăm lăng Tự Đức. Vốn là dân Huế nên Tường rành rọt, chỉ cho tôi biết nơi nhà vua xem hát bộ, nơi cung nữ ở... Khiêm Lăng to lớn này được xây dựng trong ba năm và vua thường đến đây vừa nghĩ ngơi vừa chiêm ngưỡng nơi sẽ chôn cất mình.

Ngồi nghỉ chân dưới bóng mát một cây sứ cổ thụ, bên ngôi mộ xây bằng đá cẩm thạch của vua, tôi tò mò đọc bài thơ chữ nôm của vua Tự Đức in trên tấm vé bán vào thăm lăng. "Khôn dại cùng chung ba tất đất, Giàu sang chưa chín một nồi kê". Tôi thầm hỏi: "Vua đã viết được như vậy, sao còn làm khổ người dân xây chung quanh "ba tấc đất" của vua nhiều ngôi nhà to lớn như một cung điện? Phải chăng từ xưa đến nay, giữa viết và làm thường khác xa nhau?"

Trưa hè ở Huế trời nắng gắt. Khi rời khỏi lăng vua Tự Đức, tôi cảm thấy đói bụng. Tôi nói Tường chở tôi đi ăn một món ăn Huế. Tường nói sẽ chở đến quán bánh khoái. Nơi đó cô gái bán hàng biết mười ngoại ngữ.

Tôi tin là Tường nói thật. Người Huế vốn ham học. Cô gái hàng ngày phải giao dịch với nhiều khách du lịch nước ngoài nên có thể em đã học được một số ngoại ngữ. Nhưng biết được mười ngoại ngữ thì cũng đáng nể, tôi hối thúc Tường chạy xe Honda thật nhanh để được gặp mặt cô gái. Vừa "no mắt" vừa no bụng.

Tường dừng xe trước một quán bán bánh khoái gần chợ Đông Ba. Khách ra vào tấp nập. Nhiều nhất vẫn là khách du lịch nước ngoài mặc quần soọc vai mang balô. Phải đợi một lúc, chúng tôi mới có ghế ngồi. Những chiếc bánh khoái nóng hổi được đem đến. Chúng giống như bánh xèo ở Sài Gòn nhưng chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay và được chiên vàng rụm. Đặc biệt bánh khoái ăn với tương chứ không phải nước mắm chua ngọt. Ăn xong một chiếc bánh khoái mùi rau húng quế còn thơm ngát trong miệng, tôi hỏi Tường:

- Cô gái biết mười ngoại ngữ đâu?

Tường cười chỉ cô gái mặc áo thun đỏ, váy trắng (điều hiếm thấy ở các cô gái Huế) đang đứng nói chuyện với một ngoại kiều cách chỗ tôi ngồi hai cái bàn. Em đứng quay lưng lại nên tôi không nhìn thấy khuôn mặt em. Hai người đang trò chuyện vui vẻ, rất tiếc họ đứng hơi xa nên tôi không nghe rõ họ nói tiếng nước nào.

Một khách nước ngoài ngồi gần bàn tôi, gõ đũa vào miệng chén. Cô gái quay lại nhìn rồi bước đến tính tiền. Lúc này tôi mới nhìn rõ khuôn mặt em. Một khuôn mặt thanh tú với đôi mắt to đen láy và cái miệng luôn cười. Người khách chỉ những đĩa thức ăn trên bàn. Cô gái gật đầu nhẩm tính rồi ghi vào phiếu tính tiền đưa cho ông ta xem. Người khách chỉ vào một cái đĩa và giơ hai ngón tay. Cô gái cười ghi thêm vào phiếu tính tiền. Người khách móc tiền ra trả và cười nói: "How old are you?". Đáp lại, cô gái xòe hai bàn tay ra hai lần, lần sau em cụp lại một ngón cái.
Bây giờ tôi mới hiểu Tường đã "chơi chữ". Cô gái bị câm và phải nói chuyện bằng 10 ngón tay. Uống một ngụm bia Huda, tôi hỏi Tường:

- Cô gái bị tật hồi nhỏ à?

Tường gật đầu rồi nói:

- Cả ba chị em đều bị câm.

- Bệnh di truyền?

- Không, ba mẹ mấy cô đều nói năng bình thường. Người ta đồn rằng mộ ông nội của mấy cô táng trúng lưỡi rồng nên gia đình làm ăn phát đạt, bù lại con cháu đều bị câm. Nếu dời mộ đi chỗ khác, các cô sẽ nói được nhưng bù lại gia đình sẽ nghèo mạt ba đời. Cô chị đang đứng đổ bánh khoái đó. Cô thứ hai đi tính tiền, còn cô út ở trên lầu lâu lâu xuống phụ việc. Cũng may ba chị em tuy không nói được nhưng vẫn nghe được và họ viết chữ rất đẹp.

Tôi không biết đấy có phải là điều "may" hay càng khốn khổ hơn khi người ta nghe được mà không nói được?

Đợi quán thưa khách, tôi gọi cô gái đến tính tiền để có dịp trò chuyện. Cô gái đếm những đĩa bánh khoái và hai chai bia trên bàn rồi em viết phiếu tính tiền. Tôi hỏi:

- Em tên gì?

Cô gái cười nhìn quanh rồi chỉ bức tranh vẽ hồ sen Tịnh Tâm treo trên tường.

Tôi nói:

- Em tên Liên?

Cô gái gật đầu. Tôi hỏi tiếp:

- Nhưng gì... Liên?

Em viết trên phiếu tính tiền chữ Diệu.

- Diệu Liên! Tên hay quá. Đóa sen huyền diệu.

Cô gái e thẹn cúi đầu. Tôi bắt đầu kể lể: Tôi ở Sài Gòn mới ra thăm Huế lần đầu. Đến một nơi nào xa lạ, tôi nghĩ không phải chỉ đi xem thắng cảnh hay đi dạo phố xá mà hiểu được nơi đó. Cần phải thưởng thức những món ăn đặc sản và nhất là phải làm quen với một cô gái, nhờ vậy mình sẽ hiểu nơi đó hơn. Tôi đã ăn bánh khoái Huế rất ngon. Tôi muốn em giúp tôi hiểu Huế thêm một chút nữa được không?

Cô gái nhìn thẳng vào đôi mắt tôi. Cũng may vì vội vã khi ra Huế, tôi đã bỏ quên đôi kính cận một độ của mình ở Sài Gòn nên nhìn đôi mắt tôi lờ đờ như đôi mắt cá ươn rất "vô tư", cô gái đã thương hại gật đầu.

Buổi tối mùa hè, Huế đã mát nhờ những hàng cây hai bên đường rì rào tiếng lá. Tôi chở Diệu Liên trên chiếc xe Honda mượn của Tường. Em ngồi sau chỉ đường bằng cách vỗ vai phải, vai trái của tôi và tôi sẽ quẹo phải hay quẹp trái.

Nhờ em tôi mới biết hồ Tịnh Tâm với ngôi nhà ngồi hóng mát bị sụp đổ một bên, không còn nguyên vẹn như trong bức tranh vẽ treo ở quán em. "Đường phượng bay" xanh rì bóng lá vì mùa hoa phượng đã tàn. Bánh cuốn ở Kim Long khác hẳn bánh cuốn ở Sài Gòn. Và chè thịt heo quay ngon hơn chè sâm bổ lượng ở Chợ Lớn.

Tôi hỏi: Em hãy chỉ tiếp cho tôi biết nơi nào bán cơm hến, bánh ướt, chè bắp?

Em che miệng cười khúc khích. Tôi đưa cuốn sổ tay cho em và em viết: Ông tham ăn quá. Những món ăn ngon, ông ăn cùng một lúc, chúng cũng sẽ hết ngon.

Tôi nói: Nhưng ngày mai tôi phải về Sài Gòn rồi. Làm sao tôi có thể thưởng thức những món ăn kia?

Em viết: Chúng sẽ mãi còn ngon khi ông còn háo hức muốn ăn?

Tôi nói: Thôi bây giờ chúng ta đi uống càphê. Tôi muốn biết cà phê ở Huế ngon cỡ nào.

Em gật đầu và tôi tiếp tục chở em đi. Cầu Tràng Tiền đang sửa chữa lại, em chỉ tôi chạy xe qua cây cầu mới. Chúng tôi vào một quán cà phê lộ thiên ở sát bờ sông Hương, ngay phía trước trường Quốc Học.

Tôi chọn một cái bàn đặt ngay dưới bóng đèn điện sáng choang. Chẳng phải tâm hồn tôi ưa thích sự trong sáng mà vì ngồi ở nơi sáng sủa, tôi mới có thể đọc được những câu em viết trả lời.

Tôi gọi cho em một ly đá chanh và cho tôi ly cà phê đen. Rất bất ngờ tôi được nghe lại giọng ca Tuấn Ngọc với bài "Chiều một mình qua phố" của Trịnh Công Sơn ở quán cà phê này. Diệu Liên mấy máy đôi môi hát theo. Tôi hỏi:

- Em cũng biết bài hát này à?

Diệu Liên gật đầu và môi em tiếp tục mấy máy. Tôi buồn muốn khóc khi thấy em say sưa hát một bài ca không thành lời. Im lặng là vàng, đúng vậy. Nhưng im lặng mãi sẽ là đất đá. Tôi không muốn em là đất đá. Tôi thầm cầu mong cho em một lần được nghe giọng hát của chính mình. Bài hát dứt, môi em vẫn còn run run vì xúc động hay vì lời ca "ngoài kia không còn nắng mềm, ngoài kia ai còn biết tên?"

Không ngăn được tò mò, tôi hỏi em câu chuyện người ta đồn về gia đình em mà Tường đã kể cho tôi nghe lúc trưa.

- Chuyện đó có thật không?

Em gật đầu. Ôi "ba tấc đất" của người chết đã làm khổ người sống quá nhiều! "Giàu sang chưa chín một nồi kê". Tại sao người ta bắt im lặng mãi? Tự nhiên tôi nổi sùng nói:

- Em hãy cho tôi biết mộ ông nội em nằm ở đâu? Tôi sẽ thuê người ta dời mộ để em nói được. Em cần phải nói, phải hát.

Em khẽ nắm tay tôi lắc lắc. Rồi em cúi xuống viết vào cuốn sổ tay tôi để trên bàn: Ông cần em phải nói, ông mới hiểu? Sông Hương có nói chi mô mà người ta cũng hiểu nó.

Viết xong, em ngẩng lên nhìn dòng sông Hương lấp lánh ánh trăng. Mặt nước phẳng lặng không gợn sóng. Gió từ mặt sông thổi lên mát rượi. Tôi nhìn vào đôi mắt em đang mở lớn. Đôi mắt cũng lấp lánh ánh trăng nhưng có nói chi mô. Đôi mắt đó câm hay tâm hồn tôi điếc?


PS: Em kiếm được truyện này nhắc đến mấy cô gái ở Quán bánh khoái Lạc Thiện (đã thi vị hóa), cũng dể thương nên đăng lên cho cô xem
Back to top
« Last Edit: 17. Apr 2010 , 20:51 by Phương Tần »  

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13004
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #88 - 18. Apr 2010 , 21:14
 
Em Phương Tan oi ,
Cam on em da cho Co doc mot chuyen giong nhu tieu thuyet that su ,  hay ho hu cau va thi vi hoa them ? Em da co dip den an o tiem Lac Thien do chua?
Trươc khi Co roi Hue de vo Saigon , Hue chua co quan banh khoai nay , neu co thi Co da biet roi .Co chi biet co tiem banh khoai rat ngon o chan cau Dong Ba gan Bai Dau thoi , vi Co hay xuong Bai Dau de tam song , mac dau khong biet boi , chi biet up cai soong ngươc lai de lam phao noi ma boi thoi . Moi lan boi xong doi bung la ghe tiem banh khoai do an thi that la tuyet dieu !
Co Van
Co Van
    

Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #89 - 04. Jul 2010 , 07:24
 
NHỮNG BÀI CA DAO XỨ HUẾ ĐƯỢC MỞ ĐẦU
BẰNG HAI CÂU THEO HÌNH THỨC HÁN VĂN



I.

Tìm hiểu ảnh hưởng của văn chương bác học đối với ca dao xứ Huế, thời kỳ còn là thủ phủ Đàng trong và Kinh đô của nước ta, hoặc có thể nói một cách rộng hơn, là tìm hiểu sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt, chúng tôi thấy có một hiện tượng văn học đáng lưu ý là không ít bài ca dao xứ Huế được mở đầu bằng hai câu có hình thức Hán văn. Cụ thể là có 41 bài ca dao được cấu trúc bốn câu, trong đó có từ một đến hai câu theo hình thức Hán văn (HTHV) (theo tài liệu người viết có được - xem phần chú thích). Trong số 41 bài này, thì 25 bài có hai câu theo HTHV ở vị trí thứ nhất, thứ hai; 12 bài có một câu theo HTHV ở vị trí thứ nhất; và 4 bài có một câu theo HTHV ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba. Hai dạng sau chưa tìm thấy sự trùng lặp câu thơ theo HTHV. Riêng dạng đầu, số 25 bài ấy, chỉ sử dụng 9 cặp câu theo HTHV; nghĩa là, nếu chọn ra 9 bài để xem xét, thì 16 bài còn lại có thể tạm cho là những dị bản tương ứng.

Bài viết ngắn này chỉ đề cập đến HTHV đậm đặc nhất, tức 25 bài ca dao có hai câu theo HTHV ở vị trí mở đầu nêu trên, chủ yếu qua 9 bài được chọn, xin dẫn ra dưới đây (chữ số trong ngoặc đơn ghi cuối mỗi bài, vừa dùng để chỉ bài ấy khi phẩm bình, vừa dùng để ghi xuất xứ ở phần chú thích):

Thiên sanh nhân, hà nhân vô lộc?
Địa sanh thảo, hà thảo vô căn?
Một mình em ngồi dựa lòng thuyền, dưới nước trên trăng,
Biết cùng ai trao duyên gởi phận cho bằng thế gian (1).

Hoạ hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất chi tâm;
May mô may chút nữa em lầm,
Khoai khô xắc lát, tưởng Cao Ly sâm bên Tàu (2).

Minh quân lương tướng tao phùng dị,
Tài thư giai nhân tế ngộ nan;
May mô may thiếp lại gặp chàng,
Trăm năm xin tạc đá vàng thủy chung (3).

Hạ bút đề thị: quân tử trúc,
Loan thiên tế địa trượng phụ tùng.
Theo nhau chọn thủy chọn chung,
Kẻo gái thuyền quyên chờ trai anh hùng bấy lâu (4).

Thiếp tựa thiên biên nguyệt,
Quân như lãnh thượng vân;
Tuy gần mà chẳng phải gần,
Cũng như biển Sở non Tần cách xa (5).

Ngộ bần cùng dã bạc,
Ngộ bần tiện tri thông;
Em dạo chơi cho biết đục trong,
Dẫu có lâm cơ thất vận cũng đành lòng em nay (6).

Tiền tài như phấn thổ,
Nghĩa trọng tựa thiên kim;
Thương nhau nên phải đi tìm,
Tìm nhau từ buổi nổi chìm cháo rau (7).

Phú dữ quý thị nhân chi sở dục,
Bần dữ tiện thị nhân chi sở ố;
Khổ thân phận chàng tứ cố vô thân!
Chẳng trách thầy mẹ bên em tham chữ phú, phụ chữ bần,
Còn em đây thì Nam mô A di đà Phật, hai chữ phù vân nhờ trời (8).

Bần cư trung thị vô nhân vấn,
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm;
Ai tầm thì tầm, em nỏ thèm tầm,
Vì chưng em dâng nghèo ở chợ, kết nghĩa sắt cầm không xứng đôi (9).

II.

Hai câu theo HTHV của bài 1 có nghĩa: Trời sinh ra người mà người không có lộc? Đất sinh ra cỏ, cỏ nào mà chẳng có rễ? Quy luật ấy của tạo hóa rành rành ra đó. Vậy mà em lại đang cô quạnh, chơi vơi giữa dòng nước, đất trời cùng mảnh thuyền không, “Biết cùng ai trao duyên gởi phận” đây? (lộc được hiểu như “nguồn sống từ đất trời, con người mà một cá nhân thụ hưởng”. Với người thiếu nữ trong bài ca dao, nguồn sống ấy là hạnh phúc lứa đôi).

Bài ca dao đã rất phổ biến ở Huế. Có 6 dị bản với sự thay đổi ít nhiều lời ca ở hai câu cuối (hai câu đầu theo HTHV luôn cố định), chẳng hạn: “... Một mình em ngồi tựa mạn thuyền, dưới nước trên trăng, Biết nơi mô hơn mà thủ phận, nơi mô bằng mà trao duyên”(10); và “... Anh thương ai thì nói lại cho ắt bằng, Kẻo một mai trâu cột ghét trâu ăn không đành”(11).

Hai câu theo HTHV của bài 2 có nghĩa: Vẽ cọp thì vẽ được da cọp, khó vẽ được cốt cách con cọp; (cũng như) biết người thì biết mặt, không thể biết được lòng người. Một cách nói gần ý của câu ca dao Việt Nam “Sông sâu còn có kẻ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người”. Nguyễn Trãi cũng nói tương tự “Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài” (Ngôn chí, bài 5); Nguyễn Du cũng không nói khác: “Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?” (Truyện Kiều, cầu 2120). Điều này được nhân vật của bài ca dao “ngộ” ra như reo lên: may mắn làm sao em đã thoát khỏi sự lầm lẫn về anh, một con người xoàng xĩnh (như khoai khô) mà trông bề ngoài cứ ngỡ là cao quý lắm (như sâm Cao Li)!

Bài này có 5 dị bản, chẳng hạn; “... Xa xôi chi đó mà lầm; ở gần bên cây đó, há không biết hơi trầm thể nao?”(12), và “... Xưa kia chẳng biết nên anh lầm; Bây giờ đã rõ, vàng cầm anh cũng không:(13)...

Hai câu theo HTHV của bài 3 có nghĩa: Vua sáng, tướng tài tình cờ gặp gỡ nhau thì dễ; còn như tài tử, giai nhân đột nhiên mà gặp được nhau thì khó. Lời thơ tiếp theo thể hiện nỗi vui mừng của giai nhân (thiếp), tài tử (chàng), khi ngẫu nhiên gặp gỡ và kết duyên “đá vàng”, để tránh bỏ mất cơ hội hiếm hoi.

Hai câu theo HTHV của bài 4 có nghĩa: Hạ bút đề thơ ca ngợi trúc quân tử thẳng ngay, và trượng phu tùng rắn rỏi, hiên ngang bốn mùa xanh tươi che kín trời đất. Theo văn cảnh, lời ca ngợi này hàm ý: chàng đã rất thủy chung (với thiếp). Thật thỏa lòng tin yêu, đợi chờ bấy lâu của thiếp!

Hai câu theo HTHV của bài 5 có nghĩa: Thiếp như trăng bên chân trời; Chàng như mây trên đỉnh núi. “Trăng bên chân trời” và “mây trên đỉnh núi” tuy gần (trong tầm mắt), nhưng thật ra là cách biệt: “như biển Sở non Tần”. Phép so sánh giữa hai câu theo HTHV, so sánh ở câu lục, ở câu bát và kết hợp cặp lục bát) nhằm làm nổi bật được ý xa xôi “góc biển chân trời” ấy.

Hai câu theo HTHV của bài 6 có nghĩa: Gặp phải cảnh bần cùng thì vui (vui bần cùng); gặp phải cảnh nghèo khó, thì cũng biết lẽ cùng thông (cùng tắc biến, biến tắc thông) để bằng lòng với số phận. Phần tiếp theo của bài ca dao thể hiện phong thái ung dung “tuỳ ngộ nhi an”, sẵn sàng chấp nhận cả điều xấu nhất là “lâm cơ thất vận” (sa vào cảnh đói khó, cùng đường) cũng an với phận của mình của cô gái sắp vào cuộc hôn nhân.

Hai câu theo HTHV của bài 7 có nghĩa: Tiền bạc, của cải [em] coi rẻ như cát bụi; chỉ có tình nghĩa mới đáng quý tựa ngàn vàng. Ngàn vàng (thiên kim) trong Hán văn cổ được dùng theo nghĩa bóng là vô giá, giá trị to lớn vô cùng (thơ Lý Bạch có câu: “Mỹ nhân nhất tiếu thiên hoàng kim = Tiếng cười của người đẹp đáng giá ngàn vàng”; Thơ Tô Thức lại nói: “Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim = Một khắc đêm xuân đáng giá ngàn vàng”; Hạt Quán Tử ghi “Trung lưu thất thuyền, nhất hồ thiên kim = Thuyền đắm giữa dòng một quả bầu đáng giá ngàn vàng”...). Bài ca dao cũng dùng ngàn vàng theo nghĩa này. Đây là quan niệm đạo đức trọng nghĩa khinh tài vốn rất được đề cao trong nhân dân ta. Lời tiếp theo của bài ca dao thể hiện quan niệm ấy theo nghĩa hẹp của “nghĩa” (là tình yêu nam nữ: đã thương nhau thì dù cách xa bao nhiêu, dù phải trải qua đói khổ, bần cùng đến mức “nổi chìm cháo rau” cũng phải tìm gặp nhau, chung thủy với nhau.

Như bài 2, bài này cũng có 5 dị bản, chẳng hạn: “... Xa xôi anh cũng đi tìm, Bây giờ kháp mặt như Kim gặp Kiều(14), và “... Con le le mấy thuở chết chìm, Người thương ở bạc kiếm tìm làm chi”(15)...

Hai câu theo của bài 8 có nghĩa: Giàu sang là điều ai cũng muốn; nghèo khổ là điều ai cũng ghét. Nghèo khổ không chỉ bị ghét mà còn xếp vào hạng “lục cực” (sáu điều khốn: chết non, ốm đau, lo phiền, nghèo đói, tật xấu xa, hèn yếu), thậm chí, đứng đầu vạn tội (vạn tội bất như bần). Nguyễn Công Trứ đã xác nhận điều này: “Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai; vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn chẳng có” (Hàn nho phong vị phú). Cô gái trong bài ca dao đã dùng cái lẽ thường tình này để biện minh cho thày mẹ “tham chữ phú, phụ chữ bần” ruồng rẫy người tình nghèo khó của cô. Còn cô, cô ngả sang triết lý nhà Phật, xem giầu sang như mây nổi, thoắt có thoắt không, nên chấp nhận duyên số của mình mà cô cho là trời Phật đã an bài.

Hai câu theo HTHV của bài 9 có nghĩa: Nghèo khổ thì dù ở ngay giữa chợ cũng chẳng ai hỏi han; còn giàu sang thì có ở tận núi sâu, rừng thẳm, cũng có khách đến tìm. Tục ngữ, ca dao xứ Huế có nhiều bài gần gũi với ý trên, thể hiện thói đời đen bạc “trọng của khinh tình”: “Phú quý đa nhân hội, bần cùng bà nội cũng xa”; “Khó nghèo nằm giữa chợ chẳng ai han, khi làm quốc trạng ba ngàn bà con”; “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng thân thích li, giàu người dưng thì trọng, khó o với dì cũng xa”... Lời tiếp theo của bài ca dao đã như một bản tuyên ngôn tình yêu, một thông điệp của cô gái cho mọi người biết lập trường vững vàng của cô, lòng chung thủy của cô, vượt lên trên thói đời đen bạc; Ai tìm người sang giàu thì mặc, em không màng, vì “em đang nghèo ở chợ”, tự xét chẳng xứng đôi.

III.

Hầu hết lời theo HTHV thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan truyền thống. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở trời Phật và lẽ biến dịch (bài 1; 6), đề cao sự thủy chung, tình nghĩa (bài 4; 7), coi trọng người bạn tình tri kỷ (bài 3) và biết được thói tình của thế gian (bài 8; 9). Các lời theo HTHV này vốn từ cổ ngữ, kinh điển, những câu thơ cổ đã khá phổ cập, dân gian chỉ dùng lại nguyên mẫu hoặc có chế tác đôi chút cho dễ hò, hát và bắt vần (chẳng hạn, lời HTHV ở bài 4 đúng ra là: “... quân tử trúc, trượng phu tùng, loan thiên tế địa”). Sự ảnh hưởng của HTHV giảm dần rồi mất hẳn, trong ca dao sau Cách mạng tháng 8 (Ca dao giai đoạn 1945 - 1975) rất hiếm gặp hiện tượng xuất hiện cùng lúc một câu HTHV).

Điều đáng lưu ý khác là các nhân vật trữ tình (hoặc chủ thể sáng tạo) của những bài ca dao trên, phần lớn là nữ và nội dung giải bày là cảm xúc lứa đôi. Phải chăng do tác giả của những bài ca dao ấy, có thể phần lớn là những nho sĩ bình dân, có vốn Hán học nhất định, sống gần gũi quần chúng nhân dân, có nhân sinh quan tiến bộ, có thái độ thông cảm và trân trọng đối với phụ nữ, bày tỏ khát vọng đòi tự do lứa đôi và quyền bình đẳng của phụ nữ, mà HTHV là một phương tiện giúp đỡ bày tỏ đắc lực.

Hai câu theo HTHV được sắp xếp theo dạng đối, không gieo vần và đặt trước cặp lục bát (hoặc lục bát biến thể) lời Việt. Âm tiết cuối của câu đầu mang thanh trắc, âm tiết của câu sau mang thanh bằng để hiệp vần với âm tiết nuối của câu lục (riêng bài 8, do không tìm được thanh bằng ở câu theo HTHV thứ hai nên phải thêm vào một câu lời Việt để bắt vần với câu lục). Kiểu cấu tạo âm thanh này gần gũi với thể song thất lục bát. Khi diễn xướng, hai câu theo HTHV thường chỉ nói, đến cập lục bát hò (hát). Sự tách biệt này chỉ thuần tuý về mặt âm thanh, còn ý nghĩa thì hai câu theo HTHV ăn khớp với lời Việt. Nói chính xác hơn, hai câu theo HTHV thể hiện tư tưởng chủ đề của cả bài và mang nghĩa khái quát, hiển nhiên, được thuân thủ như một quy luật. Lời tiếp theo là một tình huống, một biểu hiện cụ thể của quy luật ấy.

Sự kết hợp giữa hai câu HTHV dạng đối với một cặp lục bát lời Việt, ngoài những điều đã trình bày ra, còn tạo nên một vẻ đẹp cổ điển về mặt cấu trúc của bài ca dao. Vẻ đẹp này có được sự cân xứng của lời HTHV và lời Việt (tỉ số 2-2), sự tương phản về ngôn ngữ (Hán - Việt), về thể loại (đối - lục bát) của chúng. Mặt khác, là do ý nghĩa biểu đạt đi từ cái khái quát, cái quy luật đến cụ thể, tâm trạng riêng tư (tương tự thơ Đường luật, nếu chia số câu của bài thơ làm hai phần bằng nhau, thì nửa đầu thường thiên về cảnh, về sự, nửa sau ngả về tình ý riêng của nhà thơ) phù hợp với tư duy diễn dịch và quan điểm thẩm mĩ truyền thống.

Việc có mặt đáng kể của những bài ca dao đang bàn trong kho tàng ca dao xứ Huế, hẳn có sự thu hút từ vẻ đạp của một kiểu cấu trúc văn bản mang tính thể loại ấy. Điều này thể hiện rõ nét chất bác học của ca dao xứ Huế trong giai đoạn hội tụ và giao thoa với văn hóa cung đình nói riêng, và là sự thể hiện sinh động của sự giao lưu văn hóa, văn học Hán - Việt nói chung.

Người biên tập: Mai Xuân Hải

CHÚ THÍCH

(1) Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam (bản in lần 8) - Hò Huế, Nxb. KHXH, H. 1978, tr.655.

(2) và (15) Ưng Luận - Ca dao xứ Huế bình giảng, sở VHTT Thừa thiên - Huế, tập 3, 1993, tr.27 và tập 2, 1992, tr.40.

(3), (9), (11) và (12) Triều Nguyễn - Văn học dân gian Hương Phú, Sở VHTT Bình Trị Thiên, 1988, các tr.173, 174, 232 và 276.

(4), (5), (6), (7) và (13) Trần Việt Ngữ, Thành Duy - Dân ca Bình Trị Thiên, Nxb. Văn học, H.1967, các tr.64,67,68,101,102.

(8) và (14) Trần Hoàng (Chủ biên) - Ca dao dân ca Bình Trị Thiên, Nxb. Thuận Hóa, 1988, các tr. 212 và 237.

(10) Phan Ngọc Thu (Chủ tiên) - Thơ ca dân gian Bến Hải, Sở VHTT Bình Trị Thiên, 1985, tr.57.



Triều Nguyên
Cuộc Sống Việt _ Theo Tạp chí Hán Nôm số 2/1996

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 22
Send Topic In ra