Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: Tìm Hiểu Huế  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 22
Send Topic In ra
Re: Tìm Hiểu Huế (Read 33298 times)
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13002
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #90 - 04. Jul 2010 , 09:29
 
Than goi Phu De ,
Cam on Phu De rat nhieu da cho Co doc mot bai rat gia tri. Tu trươc den gio Co dau co biet nhung cau ca dao nay la  " san pham " cua xu Hue.
Luc xua khi trong gia dinh co nuoi ngươi de " Babysit " van dươc nghe ho ru em bang nhung cau nay , roi cung thuoc vai cau ma khong suy nghi gi ca. Bay gio moi thay dươc cai kho tang van hoc cua xu Hue. Co cung tu hoi lam sao ngươi dan da lai co dươc von lieng Han Van cao sieu nhu vay?
Cam on Phu De mot lan nua. Mat da bot chua?
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #91 - 05. Jul 2010 , 06:03
 
Thưa Cô Vân
Sức khoẻ em giờ hơi tệ, bị strss quá, nhất là mắt thường đau thốn như bịkim đâm vào vậy, không làm gì được thì em đang tập quên nó đi, không để ý đến thì không thấy đau nữa.hihihi,

Mời cô nghe bài Nam Ai Nam Bình.
Chúc Cô vui.
Em, PD

------------------------------

...


Kiếp cầm ca

Người kể lại những “Khúc nhạc đời”




Lần đầu đến Huế, ôm mộng ngắm bóng áo dài Đồng Khánh, tôi nghe một anh bạn vốn là một gã nhà báo kỳ cục bảo: “Mày nên gặp bà Thanh Tâm mà xin nghe ca Vè nữ sinh Đồng Khánh”.

Lại là Thanh Tâm. Tôi chợt nhớ lời chị tôi: “Ca Huế cổ kính thì gặp bà Minh Mẫn, còn nghe ca đài các sang trọng thì gặp cô Thanh Tâm”. Trong suốt chuyến vô Huế lần đó, cái tên Thanh Tâm cứ được nhắc tới hoài. Không ít người bảo: “Gặp cô Thanh Tâm à? Khó đấy!”. Mà quả là lần ấy, có lẽ duyên chưa tới nên tôi không tìm được lúc nào thư thả để gặp cô.

Hai năm sau tôi trở lại Huế, khi cái lạnh của đợt trường rét vẫn còn theo chân những màn mưa bụi trượt trên những lớp ngói Ngọ Môn. “Anh về mô?”- chú xe ôm hỏi. “Cho về chợ Tây Lộc, đường Lê Ngọc Hân”. Thế là lần này, tôi đến thẳng nhà cô Thanh Tâm.

Cô đón tôi rồi hãm ấm trà, bỗng trời hửng nắng. Ngồi bắt chéo chân, cô châm điếu thuốc, tự nhiên cất tiếng ca vo một vài câu Cổ Bản:

Ai phong lưu người điệu là khách Hương Bình/ Bạn chung tình với mình mà chơi/ rượu khuyên mời/ Cạn lời đinh ninh…

Ca chưa hết câu thì mẹ cô đã ngoài 90 ở trong nhà ra, bà cũng là một nghệ nhân tuồng cung đình của Huế. Cụ bảo: “Cô ca giỏi lắm, cái gì cũng ca được hết, cả ca Huế và Tuồng”, rồi cụ lại bảo: “Tính cô cứng rắn, ngang lắm, cũng khổ, chẳng có ai chịu được.”

Nước ngược chia phôi cho dang dở
Người đi kiếp người…

Cô Thanh Tâm là con gái của cố nghệ nhân Phan Hữu Lễ, thành viên của đội tuồng Thanh Bình Thự dưới triều vua Khải Định. Cụ được coi là một nghệ sĩ tài hoa, tay trống bậc nhất của nghệ thuật cung đình. Ngoài Tuồng ra, cụ Lễ còn am hiểu thấu đáo các môn nghệ thuật khác như Ba Vũ hay Ca Huế. Dưới triều Bảo Đại, cụ dạy cho đoàn Ba Vũ. Năm 1956 được cử hướng dẫn nghệ thuật cho đoàn Ba Vũ đi công diễn ở Philippines; Năm 1958 được bổ nhiệm về phụ trách ban Tuồng Đại Nội.
Lên 6, cô Thanh Tâm đã theo cha vào Đại Nội xem tập luyện. Đến năm 11 tuổi cô được vào học Ba Vũ trong đội Đồng Ấu, 13 tuổi đã đi múa. Cô còn được cha và các thầy giáo trong đoàn dạy Tuồng cung đình, được thầy Đinh Hữu Khai dạy Ca Huế, và sớm trở thành giọng ca tài hoa ở đất đế kinh.
Cô kể, khi bắt đầu vào nghề, cô thường xuyên được kêu vào hát hầu cho Mệ Sen, Mệ Sen là công chúa của đức Thành Thái, tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Lương Linh. Hồi đó, trong phủ chỉ có người nhà mới được đi giày còn lại phải đi chân đất nhưng cô bé Thanh Tâm kiên quyết không bỏ giày. Bị Mệ trách cô nói: “Thưa Mệ! con ca mà đi chân đất coi sao được”, rồi vào đến trong nhà ngồi trên salon hát, Mệ Sen không cho cô ngồi vắt chân, cô lại bảo: “Thưa mệ! Con ca mà không cho con ngồi vắt chân thì làm sao mà con đánh phách được”. Rồi cô cười với tôi: “Nói thế thôi, chứ Ca Huế hoặc ngồi chiếu, hoặc ngồi salon thì phải vắt chân nhìn nó mới sang. Chứ còn ngồi thế nào mà chả đánh phách được, nhưng nói thế Mệ cũng phải chịu”.

Sau năm 1975, cô Thanh Tâm theo nhà chồng lên vùng kinh tế mới từ bỏ nghề cầm ca. Hồi đó, theo sự phân công, nhà cô về Lâm Đồng, nhưng không hiểu sao cả nhà đi tuột thẳng xuống Cà Mau để lập nghiệp. Nhưng trót “mang lấy nghiệp vào thân”, ở được 2 năm, cô ôm hai đứa con còn bé về lại Huế, ngày dọn hàng nước cùng mẹ đẻ tối đạp xe đi ca kiếm tiền nuôi con. Mỗi lần hát, tôi vẫn thấy hai tay cô nâng cặp phách lên đầu như vái. Cô bảo, trước khi hát cô vẫn lạy tổ nghề, lạy thầy, xin tổ, xin thầy gia hộ cho. Cô bảo: “Nếu không được tổ phù hộ cho thì có lẽ cô cũng không hát được cho đến giờ”.
Một khách nghe ở đường Phan Đăng Lưu, nơi tập trung dân buôn người Hoa rất sành nghe Tuồng kể với tôi rằng: Hồi đó ở Nhà văn hoá, hễ tối nào mà không có Thanh Tâm ca thì khán giả bỏ vé về. Có một nghệ sĩ Thanh Tâm ca Huế, rồi lại có một nghệ sĩ Thanh Tâm đóng Tuồng, từ vai Lữ Bố trong Phụng Nghi Đình đến vai Thị Kính diễn suốt 5 màn kịch bản Tuồng chuyển thể từ Chèo do lão nghệ sĩ Hoàng Châu Ký dàn dựng.
Cô Thanh Tâm kể diễn vai Thị Kính mà cứ vừa diễn vừa khóc, khóc suốt cả 5 màn. Có hôm đang diễn thì mất điện, khán giả không chịu về, họ cứ bật hộp quẹt hết người này đến người khác, xem cho hết vở thì thôi. Sáng ra cô ra chợ Đông Ba, bà con ở đấy tự nhiên cứ dúi tiền vào áo: “Thưởng riêng cho mi hát hôm qua hay quá!”
Có đêm diễn ra ngoài, mọi người cứ chạy ra thưởng thêm tiền, cả một nón tiền, cô lại chia đều cho anh chị em trong đoàn rồi đạp xe về nhà. Kể đến đấy, thấy tôi luýnh quýnh vì tiếng điện thoại di động, cô ngồi tự ca vo một bản Tương tư khúc:
Một bóng về đêm/ Em âm thầm đường xa đơn độc…

Sau ngày 30/4 đã có lúc cô nghĩ đoạn tuyệt với nghề. Hôm đó là một buổi trưa mùa hè, tự nhiên cô lên nhà thỉnh ba tiếng chuông rồi đứng trước bàn thờ Phật, cắt tóc cạo trọc đầu. Người nhà không ai dám nói một câu,. Cứ thế rồi trưa nào cũng vậy, cô thay một chiếc áo trắng, đi bộ ra đến gần Cửa ngăn rồi lại đi về nhà. Dạo đó cô làm đủ mọi việc chân tay, bê vác đồ nặng cố làm chai, hỏng đôi tay từ trước đến giờ chỉ quen cầm đôi phách. Được một thời gian sau, cô lại đi ca, theo các đoàn văn công đi đến mọi nơi để ca, ca không công cũng ca, ròng rã như thế suốt 3 năm.

Kể đến đây tự nhiên tôi lại muốn nghe cô ca quá. “Cô ca cho con nghe đi cô”. Cô ngồi thẳng lưng hò một câu Hò mái nhì:
Tủi lắm anh ơi/ trăng cũng chờ gió vẫn đợi anh/ Đợi khi mô mà thông reo vi vút

“Học mà không được ca thì uổng lắm, tổ cho ăn lộc, nhưng tổ bắt theo nghề thì biết làm răng? Thầy dạy Ca Huế cho cô là cụ Đinh Hữu Khai chết trên sân khấu trong khi ca vì đói, tủi lắm!”. “Ngày xưa ở đoàn Ba Vũ, lương tháng là 20 đồng, mà con biết không, lúc đó ở Huế chỉ cần 5 hào là có một bữa cơm thịnh soạn rồi”. “Ngày xưa cứ một tuần là đức Từ (Hoàng thái hậu Từ Cung, thân mẫu vua Bảo Đại) cho gọi đoàn đến ca hát, mỗi lần như vậy cụ mổ một con bò cho cả đoàn ăn trước, diễn xong lại được ăn cháo. Về sau đức Từ mất tội lắm, trước lúc đó mấy chị em trong đoàn thay phiên nhau đến trông cụ, cô còn nhỏ nhưng cụ rất thương, cho cô một cái chén ngọc”.

Má hồng da tuyết
Quyết liều như hoa tàn trăng khuyết
Vàng lộn theo chì…

Cô kể chuyện có một cô mới học hát ra thuyền đánh phách cho cô ca Cổ Bản, cô đánh phách trật bèn nói với anh đánh đàn rằng: “do chị Tâm ca làm em đánh trật phách”, cô nghe xong giận quá bảo: “Em có thể chê chị hiếng, đui què chứ bảo chị ca để em đánh trật phách Cổ Bản là xúc phạm chị”. Từ đó cô cũng vãn dần ra thuyền. Đến khi nhà nước bảo đóng tiền để cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, từ đó cô không ra thuyền hát nữa. Có ai mời đi hát salon thì cho xe đến tận nhà mời mới đi. Cô bảo: “Tuỳ người mới cấp thẻ, chứ những nghệ sĩ cả đời làm nghệ thuật như các cô, các chú mà còn phải đóng tiền để cấp thẻ, đi thi để cấp thẻ thì làm răng có chuyện đó, mà đi thi để lấy thẻ thì lấy mô ra người thẩm định đây.”Cô kể hôm có người đến mời cô đi ca, rồi hỏi tiền, rồi mặc cả. “Lấy chi mà mặc cả nghệ thuật hỉ?”. “Cô thèm ca lắm, nhưng như thế thì ca sao cho đặng”
Trước khi đến thăm cụ Trần Kích, cô đưa tôi đi đến chùa Vạn Phước, trên đường đi bất giác tôi hỏi cô: “Giờ cô có dạy ca cho ai không?”, cô trả lời: “Dạy thì có nhiều lắm, nay người này đến học, mốt có người đến học”, tôi lại hỏi: “Thế có ai cô định truyền nghề cho chưa?”, cô bảo: “Cũng đang có một nhỏ con của một người bạn, nhưng còn phải xem đã, chừ cứ dạy thế thôi”. Tôi im lặng không biết nói gì, đường Nam Giao thẳng tắp trước mắt, tự nhiên tôi nhớ lại một câu, và giờ tôi mới hiểu: truyền nhân phải là người nối tiếp cuộc sống nghệ thuật của thầy mình.
Ngồi giữa sương sa
Chỉ Hằng Nga
Thấu cho chăng là…
Đêm một ngày cuối xuân, tôi lấy một con thuyền ngược Đập Đá về phía Linh Mụ. Chiếc thuyền máy chạy thật nhanh đến gần cồn Giả Viên thì buông neo tắt máy, phơn phớt chút mưa xuân không đủ làm cho mặt nước Hương Giang xao động. Tôi phấp phỏng chờ đêm hát này từ mấy hôm nay rồi; cuộc vui hôm nay thiếu cụ Kích vì tuổi già, buổi tối cụ không ra ngoài được, cụ Châu thì ở mãi tận Phong Điền, bà Minh Mẫn thì lại đang ở trong Nam. Cô Thanh Tâm hôm nay một mình ca, tôi vẫn muốn nghe cô ca riêng một buổi, giờ mới có dịp. Hôm nay có anh Thảo kéo nhị, anh Hùng đàn Tỳ, một cây đàn bầu và đàn nguyệt của mấy anh em trong nhóm Phú Xuân, thiếu một cây đàn tranh là đủ ngũ tuyệt nhưng không hề gì; anh Nguyễn Đình Vân tay trống cự phách chuyên đi đánh Tam luân cửu chuyển cùng ông Châu hôm nay ở vị trí thính giả.
Dạo đầu là bản Lưu Thuỷ, lúc đó không hiểu sao trong đầu tôi cứ lẩm nhẩm lời ca của bài này: Dòng lạc dòng đào nguyên/ Đây lâm tuyền hợp quần bạn tiên…Vừa dứt suy nghĩ thì ngay sau đó cô Thanh Tâm đã vào ca Cổ Bản, rồi ca tiếp Tứ Đại Cảnh
Ai phong lưu người điệu là khách Hương Bình
Bạn chung tình
Với mình mà chơi
Rượu khuyên mời
Cạn lời đinh ninh, trong bóng trăng vằng vặc luồng gió như gợi trêu tình
Thanh lịch người xinh
Chơi để dành riêng mình
Bạn tài danh quốc anh
Giọng cô dày lắm, hơi đẹp, không ai từng nghĩ ngày xưa cô đã từng cắt amidan rồi, cô kể: “Trước khi cắt cô nghĩ mình sẽ thôi không hát được nữa, ai ngờ sau hai năm lại vẫn hát được, có lẽ là nhờ ơn tổ”. Cách lấy hơi của cô sao mà lạ, tạo ra tiếng hát lúc xa, lúc gần, thi thoảng điểm một vài tiếng phách nghe đài các lắm, rồi tự nhiên vào đến chỗ lưu không anh Hùng bấm mấy tiếng tì bà nghe xinh xắn quá, rồi lại thêm mấy tiếng nhị của anh Thảo đưa đẩy đến là duyên, tiếng đàn câu hát cứ như phải lòng nhau. Cô Thanh Tâm có lần nói với tôi: Nhiều khi đi hát kể cả khách không biết nghe thì cô vẫn cứ hát Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại như thường, mắc mớ chi, vì mình hát cho anh em mình nghe, trong nghề nghe với nhau cơ mà. Khách nghe không quen toàn yêu cầu Lý tình tang với Hò giã gạo, đấy cũng là cái buồn cho Ca Huế.
Cứ mỗi lần nghe cô nhắc đến chuyện cô thèm đi ca lắm tôi lại cảm thấy đau lòng, tôi rất muốn nói với cô về bức chữ tôi đã viết ở Hà Nội định bụng đem vào Huế, nhưng tiếc là mấy đứa em làm thất lạc trong chuyến đi vào. Tôi viết cho cô câu: Cầm tâm duy hữu dạ đăng tri, những mong tri âm được tiếng hát và tiếng lòng của người nghệ sĩ say nghề.
Đêm đã về khuya, anh Thảo kéo mấy tiếng nhị dọn hơi cho cô hò câu mái nhì để vào Nam Ai, Nam Bình.
Lá thu rời rạc, trước rèm châu…
Sao cô nhả hai chữ rời rạc sao mà tài tình thế, tự nhiên lúc đó tôi phải làm ấm người bằng một ly rượu, tài tình quá, nghe hai chữ đó sao tưởng tượng sắp có sự chia ly xa cách. Hình như ngày mai chúng tôi về Hà Nội.
Cô gập hai chiếc đèn hoa đăng vào làm một tặng tôi để lát nữa tôi thả xuống sông Hương.
Tiếng tỳ bà nắn nón, tiếng phác cầm nhịp vang lên bài cô đã ca vào đến bài Nam Ai:
Ái ân chi để riêng mình
Ôm mộng chung tình…
Cặp đèn hoa đăng xuôi dòng Hương Giang mang theo những điều ước rời rạc, ánh nến loang trên mặt sông đưa câu tâm sự của bài ai lặn vào trong ánh nến. Mà có lẽ chỉ ánh đèn kia mới hiểu được lời tâm sự của nó…


            Viết trong một ngày hè năm Mậu Tí

TRẦN NGỌC LINH
(nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008)

...


Nam Ai Nam Bình

Thanh Tâm trình bày
Back to top
« Last Edit: 05. Jul 2010 , 06:07 by phu de »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13002
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #92 - 06. Jul 2010 , 06:29
 
Than goi Phu De.
Co rat cam dong khi biet Phu De mat dang con dau ma cung co di tim nhung gi co lien quan den Hue dem vao tang Co.
Co that su khong hieu lam ve Nam Ai Nam Binh , nhung cung rat thich thuong thuc. Nho luc xua co than mau ngươi ban than , moi lan Co gap Cu la xin Cu ca cho nghe nhung bai tho Cu xương hoa voi Cu Thuc Gia [ bai Trươc Phu Van Lau ] va Cu Ngoai cua Co. Mac dau Cu da lon tuoi ma giong ca trong vat nhu Co Thanh Tam . Cu cung la than mau cua cố ca si Hồng Dũ Trân .
Nghe Co Thanh Tam ca hay qua , Co khong biet bai nao la Nam Ai , bai nao la Nam BInh , nhung cung phan biet dươc bai dau tien la bai Trươc Phu Van Lau , ca khac hon bat dau tu bai Nươc Non Ngan Dam Ra Di
Co Thanh Tam da lon tuoi ma sao giong ca nhu con gai vay?
Day la mot mon qua tinh than qua quy Phu De da goi tang Co. Co cam on Phu De vo cung.
Cau chuc cho doi mat cua Phu De dung co hanh ha Phu De nua.
Co Van   
Back to top
« Last Edit: 07. Jul 2010 , 09:26 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #93 - 07. Jul 2010 , 06:34
 
Thưa Cô Vân

Nghe câu hò mái nhì Phu Văn Lâu thì không phảỉ chỉ người Huế mà hầu như mọi người đều biết vì tính cách lịch sử của nó, còn bài Nam ai, Nam Bình là nói về Công Chúa Huyền Trân trên đường xuôi Nam sang Chiêm Thành .Bài nầy bà Thanh Tâm ca là không ai thay thế được,
Em có rinh lời trên Net về  .
Chúc cô vui
Em, PD

-------------------------------------------------


...


Hò mái nhì

Phu Văn Lâu (1)

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non!

Ưng Bình Thúc Giạ




--------------------



Nam Ai
Ngoảnh lui Cố quốc (2)


Ngoảnh lui Cố quốc, trông chừng .
Ngập ngừng gót ngọc,
Mây phủ kín trời thương,
Ngơ ngẩn bâng khuâng.
Hoa đương độ thanh xuân,
Dập vùi, cứu nạn muôn dân,
Công sánh đặng Chiêu-Quân,
Cho trọn đạo thần quân thần.
Vẻ chi một đóa yêu kiều,
Yêu kiều diễm lệ
Vàng thau trộn bùn dơ,
Xót phận hổ hang.
Gẫm thân bẽ bàng,
Kiếp hồng nhan,
Duyên nợ dở dang,
Ôi Phụ Hoàng!
Nay vì nghĩa giao bang,
Hiếu trung đôi đàng;
Thân vàng ngọc đem vùi cát bụi.
Cho rảnh nợ Ô-Ly,
Ngậm ngùi, kẻ ở người đi.
Cơn nước lửa phò nguy
Nát thân sá gì !


Nam Bình
Nước non ngàn dặm ra đi (3)



Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết,
Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn theo chì.
Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì.
Thấy chim lồng nhạn bay đi.
Tình lai láng,
Hướng dương hoa quì.
Dặn một lời Mân Quân:
Như chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần.

...


-------------------------

(1) Đây là câu hò nhắc nhở đến cụ Trần Cao Vân và vua Duy Tân mật hẹn tại bến Văn Lâu để mưu chuyện chống Pháp.

(Tiếng Hát sông Hương, trang 51, xuất bản năm 1972. Ưng Bình Thúc Giạ Thị)

(2) Ông Thái Văn Kiểm trong sách Cố đô Huế dẫn lời cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị nói chính chúa Minh là người đã sáng tác bài Ai giang nam, tức Nam ai. Chúa Minh chính là Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).

(3) (Tác giả : Cụ Thạch Xuyên Võ Chuẩn) cũng có người cho rằng chính Công Chúa Huyền Trân đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc
Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #94 - 07. Jul 2010 , 07:11
 
phu de wrote on 07. Jul 2010 , 06:34:
Thưa Cô Vân

Nghe câu hò mái nhì Phu Văn Lâu thì không phảỉ chỉ người Huế mà hầu như mọi người đều biết vì tính cách lịch sử của nó, còn bài Nam ai, Nam Bình là nói về Công Chúa Huyền Trân trên đường xuôi Nam sang Chiêm Thành .Bài nầy bà Thanh Tâm ca là không ai thay thế được,
Em có rinh lời trên Net về  .
Chúc cô vui
Em, PD


Chào Anh Phu-de,

Mấy nay em tìm anh PD bắt chớt đây nì ! Thì ra anh PD đang "ngủ đò" trên sông Hương thơ mộng , ngâm nga câu hò mái nhị. Hihihihi Smiley Wink mí "ai" dzi. ta  godau godau godau Hehehe! anh PD gõ nhẹ hìu !có đau chi mô?
TN thăm hỏi anh PD đây nì ! Chúc anh PD dồi dào sức khoẻ tràn đầy hạnh phúc "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn người đến chốn lao xao"  Grin Grin Grin

Em TN

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13002
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #95 - 07. Jul 2010 , 09:45
 
Than goi Phu De ,
Cam on Phu De rat nhieu. Trươc kia Co khong biet Nam Ai , Nam Binh, Ca Hue khac nhau nhu the nao , mac dau da o Hue gan nua doi ngươi. That la xau ho ! Cung nhu khong biet ngam sa mạc , hát chầu , hát cô đầu khac nhau ra sao ca. Chi biet ca vọng cỗ va hat bội thi biet phan biet dươc thoi.
Luc xua cu nho ca vong co khi ca si xuong giong la thien ha vo tay rầm rập , con hat bội hay hát bộ thi Co nho may ong dien tuong cam cán chổi gia vo la dang coi ngua , vui that la vui !May ông mặt đỏ la   
ngươi trung chinh con mặt trắng la gian ninh !
Cam on Phu De lan nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13002
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #96 - 07. Jul 2010 , 09:48
 
Em Tuyet Ngo oi ,
Em noi oan cho Phu De roi. Mat dang hanh ha P.D,. lam sao ma " ngu do " dươc !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #97 - 14. Jul 2010 , 08:03
 
MẤY LẦN THẤT THỦ KINH ĐÔ

võ hương an

Tặng những người Huế 30 năm xa xứ (1975-2005)

...





Ất Dậu, 1885;

Ất Dậu, 2005.

Tròn hai hoa giáp xoay vòng, 120 năm chẳn,  một trăm hai mươi năm không phải chỉ một lần mất Huế.  Mỗi lần như thế, đều lưu lại một dấu ấn văn hóa riêng, làm cho Huế không lẫn với “ai” khác được.





Nhớ Vè Thất thủ Kinh đô



Cách nay 120 năm,  nửa đêm 22 tháng Năm năm Ất Dậu quan tướng Tôn Thất Thuyết ra lệnh nổ súng vào Tòa Khâm Sứ Pháp ở bên kia bờ sông Hương, và đồn Mang Cá ở phía đông bắc Kinh thành,  nghĩ rằng sẽ mở đầu một trận phục thù, đánh cho quân Pháp manh giáp không còn, giành lại quyền tự chủ.  Ai hay lực bất tòng tâm, sáng ngày 23 (5/7/1885), quân Pháp phản công dữ dội, kinh đô thất thủ, quân chết như rạ [1], dân chết như củi, triều  đình tứ tán, vua Hàm Nghi ở ngôi chưa ấm chỗ đã phải xuất bôn, ba năm rày đây mai đó trong vùng rừng núi Quảng Bình-Hà Tĩnh, cầm đầu cuộc kháng chiến Cần Vương không kết quả.

Những gì sử sách ghi chép không gây xúc động trong lòng tôi cho bằng đọc Hạnh Thục Ca của Nguyễn Nhược Thị [2] và nghe mụ Mì nói vè Thất thủ Kinh đô, dù đó chỉ là kinh đô ngọai sử, nhưng tình cảm thì xóay vào lòng người.   Mụ Mì, người đàn bà mù, sống cô đơn trong túp lều tranh sau lưng lầu ông Hòang tùng đệ [3], ngày ngày chân đất áo dài vá chằm vá đụp, lang thang khắp chốn kinh thành, nói vè Thất thủ Kinh đô, vè Cô Thông Tằm . . . để kiếm vài xu sống qua ngày.  Mệ ngọai tôi và mạ tôi thuộc lòng nhiều đọan của bài vè, vậy mà mỗi lần nghe mụ Mì gõ cặp  sanh cầm nhịp và cất tiếng khàn khàn kể chuyện kinh đô khói lửa, vẫn không cầm được nước mắt. Cái biến cố đó đau thương quá,  người ta không phải chỉ chết vì tên bay đạn lạc, mà còn chết vì chen nhau chạy lọan, xéo lên nhau  lấy đường mà chạy, đạp lên nhau mà chết.  Ông già bà cả kể chuyện rằng có người ôm trắp của mà chạy, bị xô đẩy, trắp của rơi xuống, tiếc của đứt ruột, vừa cúi xuống lượm thì bị sóng người ở sau phủ tới, và chết với của.. 

Từ đó cứ mỗi tháng Năm (âm lịch), từ mồng mười trở đi, hầu như ngày nào đi đâu trong thành phố cũng có thể ngửi thấy hương thơm của nhang trầm và mùi khen khét của  vàng mã đốt cháy phảng phất trong gió. Cả thành phố cùng giỗ 23 tháng Năm.  Triều đình có giỗ của triều đình [4], địa phương có lễ cúng của địa phương.  Nhiều địa phương hình thành những tập thể gọi là Phổ Hăm ba tháng Năm, hàng năm đóng góp tiên bạc để tổ chức lễ cúng cô hồn một cách trọng thể.   

Mạ tôi tuy đã có chân trong Phổ Hăm ba tháng Năm của xóm, nhưng, cũng như nhiều gia đình khác trong xóm trong phường, đến ngày 23 vẫn bày bàn trước ngõ, bên lề đường để cúng cô hồn; lễ vật đơn sơ nhưng cần thiết với người chạy lọan:  cháo lỏang (cháo thánh) để húp nhanh cho đở đói, gạo muối để làm lương thực đi đường, và ghè nuớc chè xanh, kèm theo cái gáo dừa với mấy cái tô sành cho bà con  đở khát.  Hương thắp suốt ngày, đến tối mịt mới đốt vàng mã, gồm rất nhiều áo binh, gíấy tiền và giấy vàng bạc. Người ta không phải chỉ cúng giỗ trong một ngày hăm ba tháng Năm; người ta cúng lai rai  từ mồng mười trở đi cho đến hết tháng.  Không đâu trên đất nước lại có lễ giỗ tập thể lạ lùng như thế như ở Huế.                         




...
Chuyện một chiếc cầu đã gãy [5]

   

Một người bạn Huế lập nghiệp ở Sàigòn, khi gặp lại tôi sau biến cố Tết Mậu Thân, 1968, đã hỏi tôi rằng, “Anh đã nghe bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy của Trầm Tử Thiêng chưa? Anh biết không, khi nghe tin cầu Trường Tiền bị giật sập, tôi buồn ngơ ngẩn như mất một cái chi rất gắn bó với mình.  Đến khi nghe bài hát của Trầm Tử Thiêng, tôi không khóc mà ứa nước mắt. Nó đâu phải chỉ là một cây cầu, nó là Huế của mình.”

Ôi chao! Một người đàn ông Huế chảy nước mắt cho Huế khi xa xứ mà ngó về quê hương điêu linh, vậy thì có lạ chi mạ tôi và mệ ngọai tôi khóc cho kinh đô thất thủ, dù chỉ nghe kể lại bằng lời vè mộc mạc.  Trước đó 22 năm (1946) cầu Trường Tiền cũng  đã bị hy sinh một cách vô lối cùng với một số cung điện trong Hòang  thành  vào một đêm lạnh tháng Chạp tây, trong chủ trương tiêu thổ kháng chiến chống xâm lược Pháp.  Nhưng chiếc cầu gãy lần đó hầu như không để lại một ấn tượng u ám nào trong lòng người cố đô.  Nó khác với lần gãy gục thứ hai,  về mặt tác động tâm lý.

Chuyện thất thủ kinh đô lần thứ nhất chỉ xảy ra trong một ngày.   Chuyện tang tóc đổ nát trên Huế 83 năm sau đó kéo dài cả tháng trời trong cảnh u ám của trời đất với mưa phùn lạnh lẽo, đêm cũng như ngày.  Thời Tây chiếm kinh đô, thảm cảnh chỉ diễn ra trong Thành Nội với mấy cửa thành phía đông, phía tây và phía bắc vì nghẽn dân chạy lọan; vùng phụ cận Huế vẫn yên tĩnh.  Lính và dân chết nhiều vì tên bay đạn lạc, vì đạp lên nhau mà chạy, nhưng chỉ có hỏang sợ mà chưa thấy bóng  hận thù.  Mậu Thân thì khác. Ngòai 10 phường trong Thành Nội, thì Tả Ngạn, Hữu Ngạn  sông Hương cũng cùng chung số phận.  Nếu đem chuyện thất thủ đời xưa ra sánh với chuyện thất thủ thời nay thì thiệt hại tài sản và sinh mạng phải nhân lên mấy lần. Hơn năm ngàn sinh mạng đã ra đi trong oan khiên và tức tưởi bằng tiếng cắc bụp giữa đêm khuya, bằng đầu cuốc, sống rựa đập xuống trên đầu trên trốt, không kịp kêu cha kêu mạ, ới vợ, ới con.

Từ sau vụ phát giác những mồ chôn tập thể trong  khu vực phía sau trường Trung học Gia Hội và chùa Áo Vàng, cả thành phố như lâm vào cảnh hậu địa chấn với những tóan người trang bị cuốc thuổng lang thang núi này, bãi kia, đồng nọ để đào  bới tìm kiếm thân nhân.  Như Nguyễn Nhược Thị xưa kia, Nhã Ca đã viết Giải khăn sô cho Huế cho cả và thiên hạ và con cháu mai sau cùng hay, nhưng vẫn chưa nói hết  niềm đau và nỗi mất mát, kinh hòang, của lần thất thủ kinh đô thứ hai này.  Xem ra, vết thương do Tây làm ra không  độc cho bằng người cùng dòng máu.  Già trăm năm trước, cụ Nguyễn Du  đã viết câu Đống xương vô định đã cao bằng đầu  để bình luận về sự nghiệp của Từ Hải.  Tưởng rằng đó chỉ là chuyện thơ phú văn chương, mãi đến khi bước chân vào trường tiểu học Bảng Lãng để xem thành tích Khe Đá Mài  mới thấy đống xương vô định đã cao bằng đầu là cái chi rất thực, rất cụ thể, khỏi phải tưởng tượng xa gần chi cả. Thiệt thấy mà rùng mình [6].

Ngày xưa,  thất thủ cũng có chết chóc và đổ nát , nhưng lòng người dân vẫn gắn bó cố đô, chưa ai đành lòng bỏ đi.  Sau Mậu Thân thì tinh thần và tình cảm bắt đầu lung lay.  Khi trật tự vãn hồi, tôi nhận ra bạn bè, bà con có người rời Huế từ bao giờ không hay.  Họ bỏ Huế đi luôn, để định cư một nơi khác an tòan hơn,  mà mình cứ tưởng như họ đi chơi, đi mua hàng, đi thăm bà con ở Sàigòn, như họ vẫn thường đi.  Họ sợ chi?   Mỗi người mỗi hòan cảnh,  khó mà trả lời một cách chính xác, nhưng họ giống nhau ở một điểm là sợ cái màn ngày đi trình diện, tưởng chỉ vài tiếng đồng hồ “làm việc” rồi về, ai ngờ thiên thu vĩnh biệt,  không biết nơi mô mà chạp mã; họ  sợ những vụ xử không phiên tòa, của người anh em , vốn ưa khử lầm hơn bỏ sót          

Yên yên đâu chừng được bốn năm thì tới ngày phượng nở ve kêu 1972, có tên thường  gọi là Mùa hè đỏ lửa [7]. Cổ thành Quảng Trị thất thủ.  Làn sóng đồng bào Quảng Trị sau khi quét qua Đại lộ Kinh hòang đã biến thành đợt sóng thần, cuốn dân Huế vô Đà Nẵng ào ạt hối hả, sợ rằng chậm chân thì chết.  Trong khi dòng người ngày đêm bương bả vượt  đèo Hải Vân bằng mọi phương tiện, kể cả xe cày và xe bò, đi bộ, và xe ba gác,  thì tôi và anh bạn mỗi người một chiếc Honda, từ Đà Nẵng  ngược đường ra Huế để cõng ông già vào, bởi ông không chịu đi theo gia đình người bạn mà tôi đã tin cậy gởi gắm, mà nhất định chờ cho được thằng con trai đích thân đem xe ra rước.  Ông cụ có biết đâu rằng lúc đó có xe hơi mười bánh cũng không đi Huế được,   vì sóng kinh hòang đã ngập đường rồi;  chỉ có xe gắn máy mới lạng lách được thôi!  Hôm trước cháy chợ Đông Ba.  Có người nói, cháy chợ thì chớ chạy , nhưng có người cãi lại,  tầm bậy, chợ cháy thì chạy chớ (chứ’), nên người ta cứ mạnh ai nấy chạy, chạy không ngóai đầu ngó lui.  Lần đầu tiên tôi cảm nhận được cái không khí của một thành phố chết là chuyến về Huế bằng xe Honda lần đó.  Đường sá vắng tanh, phố xá, nhà cửa, hàng quán, đều cửa đóng im ỉm.  Mình đi trong thành phố quê hương mà e dè, rờn rợn như đi giữa miền đất lạ.  Nhưng tiền hung mà hậu cát, rồi sóng gió qua đi, dân Huế lại lục tục vượt đèo Hải Vân trở về.  Tuy chỉ là một lần súyt nữa thì thất thủ, nhưng dân Huế lại mỏn đi , bởi những điều mắt thấy hoặc tai nghe về Đại lộ Kinh hòang rùng rợn quá, họ không muốn rơi vào cái bẫy sập đó như đồng bào Quảng Trị đã mắc, thôi thì cao chạy xa bay càng sớm càng tốt.  Nhưng có đi xa lắm thì người Huế bỏ xứ lúc đó cũng chỉ tới Sàigòn.  Không một ai, kể cả người có tiền, nghĩ rằng họ có thể đi xa hơn . . . 

            



Mùa Xuân năm đó, 1975



Tết Năm Kỷ Mão, 1975, nhằm ngày 11 tháng 2 năm 1975.      Ăn Tết được hơn một tháng  thì đã nghe “động chiến phong”  Đến giữa tháng Ba thì  Huế cùng người anh em Quảng Trị  tái diễn  cảnh di tản của  mùa hè đỏ lửa 72, ban đầu còn ở mức đô thấp, rồi bỗng lên cơn hối hả khi có tin đồn ngày 23 tháng 3 đường đèo sẽ bị cắt.    Huế chính thức thất thủ ngày 26 tháng 3,  nhưng thực ra Huế đã mất trong bỏ ngõ khi quân đội rút về Thuận An.  Nỗi mừng đại gia đình đòan tụ tòan vẹn ở Đà Nẵng chưa kịp lên men thì ba ngày sau Đà Nẵng cũng buông tay cho sấu nuốt.

Trong khi vợ bụng mang dạ chửa, một nách ba đứa con dại với vạn nỗi âu lo, thì tôi cùng hàng vạn người khác lên núi học làm người tốt.

Ngày đi , tre chửa mọc măng,

Ngày về măng đã mấy lần thành tre.

Phải hơn một năm sau khi trở về trần tôi mới được phép về thăm lại Huế xưa, nhìn lại ngôi nhà thời thơ ấu, dẫy mớ cỏ mọc hỗn trên nấm mộ ông bà già..  Hai người em gái thấy lại ông anh khác xưa nhiều quá, òa lên khóc.  Tôi cười, “ Khóc chi mà khóc,  qua bao sóng gió mà còn được thấy mặt  anh em như ri là quí rồi.”  Tôi  thấy ngôi nhà cũ kỹ điêu tàn hơn,  mấy gốc cây quen thuộc trở thành lạ lẫm, bởi chúng không còn trẻ trung  như ngày tôi thấy lần cuối, chúng trở thành trung niên hay bô lão mất rồi, nhất là cái gốc hồng trứng mà tôi đã bỏ nhiều công chăm sóc.   

Ở một nơi vốn ra đường không gặp học trò thì cũng gặp bà con hay bạn bè,  người quen biết, vậy mà trong ba ngày liền, ra đường  chẳng thấy ai là cố nhân; mãi cho đến ngày thứ  năm  mới tình cờ gặp lại chàng họ Trương, giáo sư Sử Địa, ở dốc cầu Bến Ngự.  Hai đứa bở ngỡ nhìn nhau.  Câu chào sau mấy năm không chộ mặt là “mình mất dạy mấy năm ni rồi.”  Thầy giáo mà “mất dạy” thì đường cùng rồi, vì  đất trời đâu còn chỗ để thối vi sư !  Tìm tới nhà thăm người bạn cũ, hai đứa đã từng đóng vai rể phụ cho nhau năm xưa, thì gặp một ông lão tóc trắng như cước ra chào vồn vã.  Cũng may lão không để râu nên tôi mới nhận ra đó là bạn mình.  Ngắm cái đầu bạc của bạn, không khỏi gật gù mỉm cười, “Ta ở trong bạc đầu còn có lý, ngươi ở ngòai mà cũng đầu bạc là răng?”



Bạn bè , người quen như lá mùa thu.  Sau lần thất thủ kinh đô thứ ba này, người ta đành đọan bỏ Huế mà đi,  thí thân liều mạng mà đi, cầm bằng tù tội và sóng gió đại dương là canh bạc đen đủi của cuộc đời mà thôi.  Cái điều trước đó không hề có ai nghĩ tới là liệu có đi đến nơi nào xa hơn Sàigòn hay không, thì nay họ quyết đi xa hơn cả hải trình Kha Luân Bố đi tìm tân thế giới, họ cả gan vượt Thái Bình Dương, chứ Đại Tây Dương thì sá chi!

Bước qua năm 1990, lại một đợt ra đi khác của Huế, dân HO.  Từ HO-1 đến HO-7 còn thấy lai rai năm bảy gia đình, qua HO-8 và HO-9 thì phải gọi là HO-Huế.  Trong mỗi đợt vô ra Sàigòn lập thủ tục, nào phỏng vấn, nào chích ngừa, bầu đòan thê tử của họ chiếm trọn một hai toa tàu xuyên Việt, là thường.  Đây là những chuyến đi có kèn có trống, nghĩa là có chén rượu giã từ hay đưa tiễn, chứ không phải chun bụi lũi bờ như mấy năm trước, thiệt là hết rồi cơn bỉ cực, thiệt là  có ông trời ngó lại.



Mới đó mà đã ba mươi năm xa Huế.  Ngày xưa, nàng Kiều xa nhà, xa người yêu chỉ có mười lăm năm mà còn được Tiên Điền tiền bối hạ cho một câu rằng Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình, huống chi ta xa những ba mươi năm, phải không, hỡi những ngừơi Huế ra đi từ độ 75 xa xôi đó?  Những chú bé oa oa năm ấy, nay đã ở cái tuổi tam thập nhi lập, đang vững vàng bước đi trên quê hương mới, lòng không vướng một chút mây mờ của quá khứ thất thủ kinh đô, dù xa hay gần.  Những cô bé cùng tuổi thì nay hẳn đã tay bồng tay dắt mà sức đua tranh có kém chi trai.  Rất nhiều, rất nhiều cuộc đời cũ được tái tạo khởi sắc, rất nhiều rất nhiều cuộc đời mới đang hăm hở tiến về phía trứớc.  Tất cả gíống nhau ở chỗ sợi dây rốn chưa cắt, vẫn còn NHỚ HUẾ. 



Võ Hương-An

Tháng 3/2005




--------------------------------------------------------------------------------




[1] Trong trận đánh này  quân Pháp chỉ chết 18 người, bị thương 80, còn quân Việt thì chết lên số ngàn ( Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược , Q.2, Paris, 1987, tr. 324), chưa kể  thường dân.

[2] Bà tên thật là Nguyễn Thị Bích (1830-1909), con quan Bố Chánh Nguyễn Nhược San, có văn tài, học thức, nên được tuyển vào cung từ đầu đời Tự Đức.  Đến đời Thành Thái được phong làm Tam giai Lễ Tân. Người ta xem bà như là thư ký riêng của Hòang Thái hậu Từ Dũ.  Hạnh Thục Ca là hồi ký về biến cố thất thủ kinh đô mà bà là nhân chứng.

[3] Hòang thân Vĩnh Cẩn, em họ vua Bảo Đại.

[4] Năm 1894, đời Thành Thái, môt đàn Âm hồn được lập ở khu Lý Thiện gần cửa Quảng Đức (khu Cầu Đất ngày nay) để tế tướng sĩ và dân chúng chết trong ngày thất thủ Kinh đô.  Một quan Võ cao cấp đứng chủ tế, với lễ tam sanh (heo, bò, dê) xôi chè, hương ,đèn, trà, cau, trầu , rựu, vàng mã.

[5] Tên một nhạc phẩm của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

[6] Trong khi rút lui, VC đã dẫn theo hàng trăm người bị bắt trong khu Phủ Cam-Từ Đàm lên núi, tất cả đều bị trói bằng dây điện thọai.  Đến khu vực khe Đá Mài, tất cả đều bị hạ sát bằng súng máy, xác vất xuống khe.  Vụ này được phát hiện năm 1969, thời Đại tá Lê Văn Thân làm Tỉnh trưởng..

[7] Tên cuốn bút ký chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Phan Nhật Nam.


-------------------------



Ái Hoa trình bày
Vè Thất thủ Kinh đô


Canh hai cơm nước soạn sình
Hai bên phường phố lạnh tanh như tờ
Canh ba dàn trận binh cơ
Canh tư lấy giờ phát lệnh giao phong

Súng Tây nó nổ đì đùng
Hai bên phường điếm hãi hùng kêu la
Người chui bụi, kẻ vọt ao
Người lòn xuống cống, lao xao canh chầy

Tránh thân cho khỏi súng Tây
Mẹ con chạy vạy trời rày còn khuya
Lao xao như cá trong đìa
Tránh sao cho khỏi súng lia vào mình…

…Người sáng còn cực tấm thân
Thương ông thầy bói chân lần tay quơ…
… Từ ngày Thất thủ Kinh đô,
Bốn phương xiêu vẹo Hán Hồ khổ thay…

…Từ ngày Thất thủ Kinh đô
Tây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam
Lên dinh tớ ở Tòa Khâm
Chén cơm âm phủ, áo dầm mồ hôi…



Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13002
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #98 - 15. Jul 2010 , 20:11
 
Than goi Phu De.
,
Cam on Phu De da chuyen bai nay vao day. Doc bai nay ma buon cho Hue , khong hieu Hue co toi tinh chi ma Ong Troi no day doa dan Hue den the !
Luc con be., Co con nho den thang cung co hon , la moi nha deu dem le vat ra dương nhu da ta trong bai viet.
Den Tet Mau Than , gia dinh cua Co cung da mat mot ngươi chú than yeu , chung no da ban chet chu cua Co trươc mat vo con  Gia dinh ngươi ban than cua Co da chiu nhieu noi oan khien nhat : anh trai bi chat dau ngay trươc mat cha gia , ca gia dinh ngươi em gai tru dua con trai bi chet tham va ngươi anh ca bi mat tich.
Cung vi vay ma Co rat so xem nhung " video " hay hinh anh . doc truyen co lien quan den Tet Mau Than , Mua He Do Lua , va nhung ngay cuoi cung cua dat nươc minh va nhung chuyen vươt bien kinh hoang di tim tu do...
Co xa Hue da lau , chua co dip tro ve tham Hue , nho Hue quay quat ma danh chiu.
May nam dau tien nho Hue qua , Co co lam dươc mot bai tho dau de la HUẾ ƠI ! XIN CỨ ĐỢI.
Khi ngươi ta buon thi de tro thanh thi si bat dac di ! Co phai vay khong Phu De?
Mat cua Phu De co kho chiu khong khi phai doc nhung giong chu nay? Neu co thi cho Co xin loi.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #99 - 16. Jul 2010 , 20:40
 
ngo_thi_van wrote on 15. Jul 2010 , 20:11:
Than goi Phu De.
,
Cam on Phu De da chuyen bai nay vao day. Doc bai nay ma buon cho Hue , khong hieu Hue co toi tinh chi ma Ong Troi no day doa dan Hue den the !


Thưa Cô!
Người ta nói tại ngày xưa Vua Chúa tạo nghiệp, ngày nay dân Huế...trả... Sad

Quote:
Luc con be., Co con nho den thang cung co hon , la moi nha deu dem le vat ra dương nhu da ta trong bai viet.
Den Tet Mau Than , gia dinh cua Co cung da mat mot ngươi chú than yeu , chung no da ban chet chu cua Co trươc mat vo con  Gia dinh ngươi ban than cua Co da chiu nhieu noi oan khien nhat : anh trai bi chat dau ngay trươc mat cha gia , ca gia dinh ngươi em gai tru dua con trai bi chet tham va ngươi anh ca bi mat tich.


Em bắt đầu ra Huế lần đầu tiên vào năm 82. Có một lần em đang ở Tây Lộc vào khoảng đầu năm, buổi chiều em cũng thấy nhà nhà bày lễ vật ra đường cúng cô hồn như vậy, em hỏi thăm thì biết là cúng cho Mậu Thân 68. Người ta vẫn cúng như vậy sau 75 ở trong thành nội, có lẽ vì dân trong thành nội vẫn còn là ... dân Huế xưa ???!!! 

Quote:
Cung vi vay ma Co rat so xem nhung " video " hay hinh anh . doc truyen co lien quan den Tet Mau Than , Mua He Do Lua , va nhung ngay cuoi cung cua dat nươc minh va nhung chuyen vươt bien kinh hoang di tim tu do...
Co xa Hue da lau , chua co dip tro ve tham Hue , nho Hue quay quat ma danh chiu.
May nam dau tien nho Hue qua , Co co lam dươc mot bai tho dau de la HUẾ ƠI ! XIN CỨ ĐỢI....

Co Van            


Cô ơi! Bài thơ đó đâu rồi...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #100 - 16. Jul 2010 , 20:54
 
phu de wrote on 05. Jul 2010 , 06:03:
....
Cô kể, khi bắt đầu vào nghề, cô thường xuyên được kêu vào hát hầu cho Mệ Sen, Mệ Sen là công chúa của đức Thành Thái, tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Lương Linh. ....
Viết trong một ngày hè năm Mậu Tí

TRẦN NGỌC LINH
(nguồn: TCSH số 232 - 06 - 2008)

...

Thanh Tâm trình bày


Không biết tại sao, khi nào nói đến người trong hoàng tộc thì nhất định phải là Công Tằng Tôn Nữ   Undecided

Công Chúa là Công Chúa, là chị là em của Hoàng Tử, chứ không phải Công Chúa lại tên là Công Tằng Tôn Nữ...
Công Tằng Tôn Nữ là cháu kêu Hoàng Tử bằng Ông Nội hay Ông Cố lận mờ ...  Grin Roll Eyes
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13002
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #101 - 17. Jul 2010 , 08:18
 
Em Phương Tan oi ,
Lau lam roi moi thay em lo dien.
Bay gio Co phai ra khoi D/D vi Thay bat phai di cho bay gio. chieu Co ve se tim bai tho do viet vao tang em va viet nhieu cho em nhe.
Co phai di da.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #102 - 17. Jul 2010 , 13:55
 


Kính tặng Cô Vân và những Ai Yêu Huế  -Thích Huế như Tôi


Thơ Huế
Mở xem Huế đẹp như mơ,
Tóc thề chiếc nón bài thơ nghiêng chào.
Lặng nghe tiếng hát ngọt ngào,
Núi non sông nuớc biết bao nhiêu tình.
Ngắm chùm hoa phượng trên cành, 
Cành bao nhiêu lá thương nmình bấy nhiêu...

Học trò xứ Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế, chân đi không rời.
Nói chi nay đến lượt tôi,
Xem p-p-s- nhớ người trong tranh.
Người đâu xinh quá là xinh,
Giọng hò cô gái Thần kinh...rụng rời !
Thăngcaonguyễn ,17/7 Thần kinh

Mời nghe nhạc phẩm " Rất Huế  "  Võ tá Hân  phổ  nhạc:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=mYfCeZdG1s


Thơ Luân Hoán    

“ Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành”.

Có phải em là Công Tằng Tôn Nữ...
vừa liếc qua ta đã nhận ra ngay
đôi mắt Huế hữu duyên vì biết háy
nét đài trang trong dáng nhíu lông mày
vẫn lộng lẫy hai bàn chân líu quíu
giữ cửa đời khép nép vấp lên nhau
áo dài trắng bỏ quên trong thành nội
lúng túng tay hồng ,thừa trước dư sau
ta xin lỗi từng người cùng đợi buýt
tiến lên dần và đứng sát lưng em
áo nỉ xanh khăn len choàng mấy lớp
vẫn ngây ngây mùi da thịt kinh thành
em linh tính hay tình cờ quay lại
ta có lầm không đó hỡi Thừa Thiên
đôi mắt đen ai dạy em háy nguýt
ta bụi đời bỗng chốc mất tự nhiên
môi muốn hỏi, mắt muốn chào, nhưng ngại
em trang nghiêm kiểu cách một thời xưa
quanh quẩn ngó, rồi dòm ta, đánh gía
'thằng cha này sao nhớn nhác khó ưa ?'
đơn giản thế? chớ em không phát giác ?
trong mắt ta trường Quốc Học trang nghiêm
nơi em đã có một thời ngong ngóng
một cái gì đã làm mới trái tim em
cũng chẳng thấy kệ sách dài Ưng Hạ
mùi ô mai vướng bìa sách giáo khoa
trang báo mới thơm bài thơ rất lạ
đã thay em vơ vẩn thở ra
cũng chẳng thấy những góc bàn ấm cúng
hương cà phê chen hương tóc cô Dung
chưa biết yêu cớ sao như hờn giận
hay vô duyên ghen bóng gío không chừng !
còn nhiều nữa có cả ngàn hình ảnh
sáng Bao Vinh chiều Thượng Tứ theo người
đã mấy bận lẽo đẽo về Mang Cá
Phu Vân Lâu mưa vuốt mặt trông trời
xin hãy nói cho ta nghe ' răng rứa'


Back to top
« Last Edit: 17. Jul 2010 , 13:57 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13002
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #103 - 17. Jul 2010 , 17:00
 
Cam on Nguyen Toan da cho Co doc bai " Tho Hue " cua Thang cao Nguyen , hay qua !Con bai Tho Luan Hoan cua ai ma hay qua rua ?
Co khong mo dươc bai Rat Hue , mac dau da install Adobe Flash Player.
Co se chep bai tho Hue Oi ! Xin Cu Doi nhu da hua voi Phương Tan de tang Nguyen Toan , Phương Tan va Phu De nhe.
Cam on Nguyen Toan lan nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13002
Gender: female
Re: Tìm Hiểu Huế
Reply #104 - 17. Jul 2010 , 17:28
 
Phương Tan oi ,
Co da ngoi cam cui danh bai tho cua Co de tang em va Nguyen Toan cung Phu De nhu da hua , gan den cau cuoi thi thu nhien no bien mat , khong biet vi Co bam vao mot cai nut nao chang.
Co phai danh bai tieng Viet co dau [ khổ vo cung ] the ma gan den ben bo thi dam tau co tuc khong?
Thoi de toi nay hoac sang mai Co se co gang vao lai day danh lai bai tho vay. Bay gio Co phai di lam bon phan " noi tro " da.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 22
Send Topic In ra