Ba Giai -Tú Xuất là ai?
Cám ơn Dzịt đã tìm ra được lý lịch của cặp BG-TX để mọi người thoả tính tò mò. Nếu có thể, em kể một vài chuyện cho cả làng thưởng thức thì tốt lắm.
Đường
ze=14](Nguoiduatin.vn) - Hai cái tên Ba Giai-Tú Xuất thì có lẽ không mấy người Việt Nam không biết đến vì họ thuộc dạng nổi danh nhất trong lịch sử văn hoá dân gian. Tuy nhiên, Ba Giai - Tú Xuất chính xác là ai thì chưa mấy ai từng biết đến.
Lột tả nguyên mẫu tướng cướp "Người không mang họ"
Truyền kỳ về thiền sư không Lộ
Trước khi đi tìm gốc gác thật sự của hai con người lắm chiêu này tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, giảng viên văn học dân gian... ở các viện nghiên cứu, trường đại học. Đáng tiếc, hầu hết mọi người, mọi sử liệu cũng chỉ biết và ghi về Ba Giai-Tú Xuất qua những giai thoại, tư liệu phỏng đoán còn thân phận thực sự hai người này thì không có. Gạn lại tất cả các tư liệu tôi chọn lấy hai địa danh "khả nghi" và quyết định khăn gói tìm về quê của Ba Giai-Tú Xuất, những người (nếu có thật) sống cách tôi ít nhất là hai thế kỷ.

Giỗ tổ họ Nguyễn Đình được tổ chức rất uy nghiTìm người đời xưa giữa "biển" giai thoại
Là sản phẩm văn hóa dân gian, truyện dân gian nên bản thân những câu chuyện về Ba Giai - Tú Xuất đúng hay sai còn chẳng rõ nữa là đến thân phận tác giả. Trong lịch sử hai ông này không được nhắc đến. Có người bảo trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc đó với nhiều điều đánh giá phức tạp nên cũng chẳng ai quan tâm đến việc khảo cứu lai lịch của các cá nhân ấy làm gì. Ba Giai-Tú Xuất chỉ là hiện tượng văn hoá thời điểm khoảng 1872-1882 (thời điểm Pháp đánh chiếm Hà Nội) chứ không phải là những người có công chống ngoại xâm nên lịch sử không ghi lại lai lịch rõ ràng của hai ông cũng là điều dễ hiểu.
Theo một số tài liệu thì Ba Giai tên thật là Nguyễn Đình Giai quê ở Hồ Khẩu (làng Bưởi) Hà Nội, Tú Xuất cũng họ Nguyễn Đình, có người nói ông ở Thanh Hoá hay Nghệ An gì đó. Có người lại nói Tú Xuất quê ở Thanh Oai (Hà Tây cũ). Và tôi quyết đến thực địa những địa danh có lẽ là rõ ràng nhất về hai ông. Nhưng khi đến Hồ Khẩu, tức làng Bưởi đi hỏi hết tất cả những bô lão ở đây chẳng ai biết thông tin gì về Ba Giai.
Những chứng tích để lại cũng hoàn toàn không có. Khi những manh mối về Ba Giai đã đi vào ngõ cụt tôi đành chuyển hướng tìm quê Tú Xuất theo thông tin là ở Thanh Oai (Hà Nội). Thật lòng đã lỡ mất nhiều công sưu tầm tài liệu nên tôi đành "chót một phen" mà không tin tìm được gốc gác của con người như.... giai thoại này.
Đến huyệnThanh Oai, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin Phan Duy Thành chẳng hề tỏ ra ngạc nhiên khi tôi hỏi "ông có biết thông tin gì về tên tuổi ông Tú Xuất?". "Biết chứ, ở Thanh Oai ai chả biết tên tuổi con người nổi tiếng này. Con cháu ông hiện ở thôn Tân Tiến và Tân Dân thuộc xã Phương Trung. Các anh xuống đó con cháu cụ kể cho nghe, ai cũng rành rành mà. Phòng Văn hoá - thông tin huyện cũng đã nhiều lần tiến hành tập hợp những thông tin liên quan tới cuộc đời ông và tới nay vẫn tiếp tục tiến hành tìm hiểu". ông Thành nói như không trong khi tôi hết sức ngạc nhiên. Hoá ra, chỗ chôn rau cắt rún của cụ Tú Xuất chỉ cách trung tâm Hà Nội có vài chục km mà lâu nay vẫn nhiều người không rõ.
Ông Tạ Quang Hải, Trưởng ban văn hoá xã Phương Trung nói: "Một trong những hậu duệ của cụ Tú Xuất hiện cũng đang công tác tại xã, anh yên tâm, tôi sẽ mời người nhà cụ Tú nói chuyện, thông tin đầy đủ mà". Người ông Hải nói đến chính là ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Phương Trung. Ông Hùng rất tự hào khi tuyên bố: "Cụ Tú nhà tôi là đời thứ 4 của họ Nguyễn Đình còn tôi là đời thứ 8, con cháu cụ hiện đã là đời thứ 11".
Ông Hải rút từ trong ngăn tủ làm việc ra cuốn "Gia phả họ Nguyễn Đình" và bảo: "Trong này có nói về cụ Tú Xuất nhưng nói nhiều nhất vẫn là bố cụ Tú, là ông Nguyễn Đình Lập. Anh về hôm nay đúng ngày giỗ họ Nguyễn Đình, những người làm ăn xa đều tề tựu về đây đầy đủ. Các cụ cao niên trong dòng họ cũng đều có mặt tại nhà thờ. Tôi sẽ đưa anh đến đó để nghe các cụ nói cho rõ vì các cụ là những người am hiểu chữ nho và nghiên cứu kỹ về cụ Tú Xuất".
Dòng dõi danh học
Ngày giỗ tổ của dòng họ Nguyễn Đình hàng năm lớn lắm, con cháu dù bận bịu trăm bề cũng về tề tựu đông đủ. Ngay khi bước chân vào thôn Tân Tiến, nơi có nhà thờ tiếng trống chiêng đã vang lên rộn rã. Hàng trăm người từ già tới trẻ đứng chật như nêm từ ngoài ngõ dẫn vào nhà thờ. Bên trong các lễ nghi đang diễn ra trang trọng, uy nghi. Tục lệ tế lễ giổ tổ của dòng họ Nguyễn Đình cũng lạ, tất cả đều do chị em phụ nữ đảm nhiệm, nam giới chỉ đứng vòng ngoài xem lễ. Cũng nhờ tục nữ lễ đó nên dù đang chính lễ nhưng khi biết tôi muốn tìm hiểu về cụ Tú Xuất các phụ lão vui vẻ mời tôi cùng về nhà ông Nguyễn Đình Hảo, thuộc đời thứ 8 là người am hiểu nhất về dòng họ.

Ông Nguyễn Đình Hảo, người biết nhiều thông tin nhất về dòng họ của cụ Tuất Xuất đang đọc gia phả cho con cháu và PV ngheÔng Hảo là người ăn to nói lớn, giọng điệu hào sảng. Ông ngồi ở chiếc ghế chính diện giữa nhà kể cho tôi và các con cháu đang vây quanh nghe về dòng tộc, về cụ Tú Xuất. Thế nhưng chỉ ngồi được một phút ông đã đứng dậy, cứ chồm lên ngồi xuống không yên. Trên nét mặt ông hiện rõ niềm tự hào vô bờ bến khi nói về "cụ Xuất nhà mình".
Có lúc ông Hảo trầm ngâm khi nói về cuộc đời lưu lạc chìm nổi của cụ Tú nhưng rồi lại hứng chí cười khà khà khi kể đến chuyện Tú Xuất - Ba Giai đã chơi khăm quan tham thế nào. Phải thừa nhận ông có lối kể chuyện cuốn hút, cũng dễ hiểu bởi ông nguyên là giáo viên dạy văn, hơn nữa tôi có cảm tưởng ông có dòng máu hài hước của cụ Tú Xuất.
Ông Hảo cho biết, những diễn biến của dòng họ từ cuối thế kỷ XIX đến nay đều được ghi chép đầy đủ. Và trong dòng họ Nguyễn Đình, người nổi danh nhất không phải là Tú Xuất mà chính là cụ thân sinh ra ông, cụ Nguyễn Đình Lập (còn được gọi là cụ Đốc vì cụ làm đốc học-tức phụ trách việc giáo dục của một tỉnh).
Cụ Lập đỗ cử nhân được bổ nhiệm làm Đốc học Hà Nội, sau đó là Nghệ An. Dù chỉ đỗ cử nhân mà được làm Đốc học ở một đất học như Nghệ An là xưa nay hiếm. Những năm Hà Thành thất thủ cụ Lập còn quay lại làm Đốc học ở Hà Nội (khoảng 1882). Sau đó cụ về Nam Bộ làm Đốc học tỉnh Biên Hoà, rồi làm tới tuần phủ Biên Hoà, mộ cụ bà hiện vẫn được mai táng trong đó.
Cụ Đốc được ba người con trai, con trưởng là Nguyễn Đình Xuất (chính là cụ Tú Xuất), thứ hai là Nguyễn Đình Trọng, con trai út là Nguyễn Đình Trung. Cả ba ông chỉ đỗ tú tài. Cụ Đốc có nhiều công lao trong việc dạy học và được ghi tên ở Quốc Tử Giám Huế.
Nguyễn Tiến Dũng[/size]--
