Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Hồi Ký  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 12 13 14 15 16 ... 211
Send Topic In ra
Hồi Ký (Read 267170 times)
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Hồi Ký
Reply #195 - 15. Jul 2010 , 22:00
 
Những ngày Thơ Ấu

...


          
Thái Nguyên, quê tôi là một tỉnh nhỏ thuộc miền núi,Trung du Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 75km về phía Bắc. Cả tỉnh chỉ có một cái Chợ, hai cái Đình, một Nhà Thờ và vài cái Chùa nằm rải rác trong những khu vực đông dân cư. Các cơ quan của Nhà Nước như Toà Sứ, Kho Bạc, Nhà Thương...v...v...đều được tập trung trong thị xã và toạ lạc tại những con đường chính như Paul Bert, Carnot, Bắc kạn... Cư dân trong tỉnh thưa thớt thuộc nhiều sắc tộc như Thổ,Nùng,Tày,Dao...nhưng người Kinh vẫn chiếm đa số và mọi người sống hiền hoà, an bình với nhau từ bao đời như con sông Cầu uốn khúc chẩy êm đềm dọc theo thị xã.
     Thị xã Thái Nguyên, năm 1939 chỉ có hai trường tiểu học. Trường Nam có tên René Robin và trường nữ được gọi là trường Con Gái. Chú tôi tên Nguyễn đức Nghi, nguyên tốt nghiệp trường Sư Phạm Hà Nội, vóc dáng nhỏ con, da ngăm ngăm đen, tính nghiêm khắc, dạy lớp Nhất kiêm chức Hiệu trưởng. Cậu tôi tên Nguyễn văn Sắc chỉ có bằng tiểu học, người to béo, tính dễ dãi thoải mái dạy lớp Ba. Còn quí Thầy dạy các lớp khác là Thầy Ân, Thầy Hoàn, Thầy Hảo, Thầy Uông và Thầy Tụng. Sau này khi Thầy Nhượng đổi về dạy lớp Nhất thì Chú trở về làm Hiệu trưởng thuần tuý. Học trò thời Tây rất tinh nghịch và hay phá phách ngầm tuy vẫn nể sợ các Thầy vì ngán bị ăn đòn bằng roi mây quắn đít. Hồi đó tuỳ theo dáng dấp và tính nết của các Thầy, học trò lén làm bài vè để diễu các Thầy như sau:
Nghi đen,Tụng mốc,Uông sề,
Sắc tròn,Hảo vẩu,Hoàn dê,Ân còm.
Thầy Phạm duy Nhượng trong thời gian này chưa đổi về nên không bị đưa tên vào bài vè.
Gia đình gồm bà Ngoại, Cậu Mợ, chị Vân và tôi, thêm một người làm còn trẻ. Cậu Mợ quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, vốn cùng là nhà Giáo nhưng khi lập gia đình thì chỉ có Cậu là còn dạy học. Gia đình lên lập nghiệp ở Thái Nguyên từ bao giờ tôi không được rõ nhưng căn nhà chúng tôi ở là của bà Ngoại mua tặng cho Cậu Mợ để làm tài sản sau này.      
        Cậu Mợ bản chất hiền lành, được bạn bè, hàng xóm quí mến và trọng nể. Thầy giáo tỉnh lẻ, tuy không giầu nhưng đời sống phong lưu, giao du với toàn những quan chức trong tỉnh như Chánh án, Bác sỹ, Đốc học ...cả quan Tây lẫn quan Ta. Hàng tuần cứ đến những ngày nghỉ như Thứ Bảy, Chủ Nhật hay ngày Lễ, công chức mọi ngành, người có máu đỏ đen thì tụ họp để đánh bài, nếu không thì chơi thể thao hay đọc sách báo để giải trí. Chỗ họp mặt là những nơi công cộng như sécTây, sécTa, các Câu lạc bộ hay tại nhà riêng tuỳ theo từng nhóm bạn bè. Các Bà thì được thong thả hơn vì không phải đi làm. Buổi sáng sau khi chồng đến sở, quí bà đưa tiền chợ cho các cậu bếp, cô sen để lo cho con cái còn nhỏ chưa đi học và hai bữa cơm hàng ngày rồi kéo nhau đi tìm chỗ đánh Chắn, một loại bài đặc biệt của dân miền Bắc.               
         Năm đó tôi học lớp Ba trường René Robin và chị Vân học lớp Nhất trường Con Gái. Nhà ở cạnh Đình hàng Phố, cách trường chỉ vài trăm mét nên đi bộ đến trường rất thoải mái. Cậu dạy lớp Ba cũng đến trường bằng lô ca chân nhưng không bao giờ hai bố con cùng xuất hành một lúc cả vì... dị ứng. Ở trong lớp, tôi bị bắt buộc phải ngồi hàng đầu để Cậu dễ canh chừng, không nhúc nhích cục cựa gì được cả. Viết Dictée là tôi ngán lắm, lần nào cũng bị 5,6 lỗi và thỉnh thoảng lại được ăn roi mây quắn đít. Cậu có những bài soạn sẵn để dạy như Dictée, Composition...được cất ở một chỗ bí mật trong nhà nhưng tôi cũng khám phá ra. Thật sung sướng như bắt được vàng khi vớ được những bài mẫu như thế. Tôi bèn học thuộc lòng những chữ khó và nhét thêm những câu văn hay một cách khéo léo vào bài luận văn  của mình cho nặng ký. Nhưng khi chấm bài chắc Cậu cũng biết vì giữa những câu dở ẹc lại xen kẽ vào những câu thật toàn hảo. Cậu vốn tính dễ dãi, mau quên nên cũng  không nhớ được hết. Phần nữa, có khi đang chấm bài Cậu lại ngủ gật do hậu quả của những đêm đánh bài suốt sáng. Đến khi chấm điểm thì chỉ căn cứ vào những chỗ sửa bằng chữ đỏ nên tôi dễ được thoát nạn. Viết đến đây tôi lại nhớ đến một câu chuyện vui vui về đạo Nhạc:" Một đệ tử đưa bản nhạc mới sáng tác cho Thầy đánh giá.Thầy khen nức nở, bản nhạc của anh thật là vừa Hay lại vừa Lạ. Mới nghe đến đây mặt anh đã hơi đỏ và mũi như... nở ra. Thầy nói tiếp, nhưng tiếc thay những chỗ Hay thì không... Lạ và những chỗ Lạ lại không... Hay. Thế là mặt anh chợt tái đi và cái mũi lại xẹp xuống như thường lệ."
          Tôi có tật ham ăn từ thuở nhỏ nhưng túi lúc nào cũng xẹp lép. Cậu Mợ vì mê đánh bài nên ít khi cho tiền chị em chúng tôi để ăn quà vặt. Chị Vân là con gái cưng nên Mợ ưu ái hơn, thỉnh thoảng cũng dúi cho vài xu. Tôi vì không được may mắn nên đành phải tự xoay xở. Ngoài nghề đánh đáo, đá cầu ăn tiền, tôi có thêm một nghề nữa là.. ăn cắp vặt. Buổi trưa chờ Cậu ngủ, lẻn vào buồng mắc quần áo, lục các túi xem có để sót xu nào không, thường thì kết quả khả quan vì tiền lẻ của hội viên cờ bạc lúc nào chả có và nếu mất cũng không biết mất ở đâu.
          Cậu, vốn người to béo, hai bàn tay rất bự, có tiếng về vụ đánh học trò bằng bạt tai nhất là vào những hôm thứ hai nếu đêm hôm Chủ nhật bị thua đậm về Mạt chược. Hôm đó đứa nào không thuộc bài sẽ bị hành hạ kiểu rất lạ: nằm dưới gầm bàn ở vị thế chổng mông, Cậu bèn gác 2 chân lên lưng rồi ngủ gà ngủ gật cho đến hết giờ. Các đứa khác thì phải chơi trong im lặng vì sợ Cậu thức dậy sẽ lôi lên bắt thay đứa đang bị hành. Cậu là anh ruột của ông Hiệu trưởng nên cũng được nể trọng và nhân nhượng hơn các Thầy khác.

Vài nét sinh hoạt của thị xã Thái Nguyên


Séc Ta(cercle anamite) có tên là Séc Kim Lan, là một toà nhà bằng gạch, kiến trúc theo lối cổ, mái hơi cong cong, toạ lạc trên một đồi thông, ở về hướng Nam sát bên thị xã. Ngoài những hàng thông xanh, trên đồi còn được trồng hai cây Ngọc Lan, hoa lá um tùm, đứng sừng sững ở hai bên đường, lối đi lên trên séc. Những đêm mùa Hè, hương lan toả ra thơm ngát tràn ngập khắp cả tỉnh. Cạnh séc, trên sườn đồi là Văn miếu, dưới chân đồi là Bãi Tập. Gần đó được xây lên một Ấu trĩ viên, cây cối xanh um, chỗ cho trẻ con vui chơi và cũng là nơi thường được tổ chức các Hội chợ. Sát bên cạnh là một sân Tennis dành cho các công chức hoạt động thể thao vào những buổi chiều tan sở.
         Séc Kim Lan, giống như một Câu lạc bộ, dành cho công chức toàn tỉnh đến gập nhau, thường là vào những ngày cuối tuần, để giải trí như đánh Mạt chược,Tổ tôm,Tài bàn,Đánh cờ,đọc báo. Đăc biêt, séc KL có một phòng riêng khá rộng giống như một thư viện nhỏ, dùng làm nơi đọc sách và là cái kho chứa đủ mọi thứ sách báo trên đời như: báo ngày, báo tháng ,tiểu thuyết Thứ Bẩy, Phổ thông Bán nguyểt san, Phong hoá Ngày nay, Trinh thám, Kiếm hiệp,Truyện Tầu....và có cả những truyện Ma rùng rợn như Liễu trai chí dị, Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya...Tôi thích và ham đọc loại truyện này nhất, dù rất nhát Ma nhưng lại khoái truyện có Yêu tinh hoá thành gái đẹp quyến rũ những cậu học trò ngây thơ sao mà hấp dẫn thế và tôi chỉ ước ao là những nhân vật trong chuyện mà thôi..
         Những trưa thứ Bẩy tôi thường phục kích ở trên Séc để chờ bác Bủng gánh Phở lên bán là được ăn ké vì Cậu sẽ bị... trả tiền. Trong thời gian chờ đợi, có khi rất lâu, tôi bèn vào phòng đọc sách để luyện Chưởng và Tiểu thuyết nhờ vậy cái món này tôi thuộc hạng siêu còn học hành dĩ nhiên là không khá.

Séc Tây(cercle francais) là nơi hội họp và giải trí dành cho các quan Tây nhưng một số các quan Ta cũng được chơi ké vì được quan Tây ưu đãi. Sét Tây nằm trên đường Paul Bert, một con đường chính đẹp nhất của thị xã, bao gồm một dinh thự kiến trúc theo lối Tây phương và 2 sân Tennis với đầy đủ đèn đóm sáng choang khác với sân Tennis của phe Ta, ban đêm chỉ có nước nghỉ chơi vì tối mò như đêm ba mươi.
          Cậu và Chú tuy là công chức anamite nhưng lại được các quan Tây ưu ái cho chơi chung vì cả hai người đều đánh Tennis giỏi. Các môn chơi thể thao nói chung, nó lạ lắm đặc biệt là môn thể thao quí phái Tennis. Hễ chơi khá là được mọi người nể trọng và được mời đánh mệt nghỉ, còn chơi dở thì chỉ được ngồi chơi xơi nước và ngáp vặt mà thôi. Hồi ở Sài gòn, lúc đang dạy tại trường LVD, tôi là hội viên của Hội Tennis trong bộ Tổng tham mưu. Có hôm các Đại tá cũng chỉ ôm vợt ngồi chờ trong khi tôi được mời đánh lia chia hết đứng với Tướng này lại kẹp với Tướng kia, lý do cũng dễ hiểu : Tướng thường bụng phệ, ít tập dượt, đánh quá tệ nên phải kiếm người giỏi đứng chung để bao sân và...chạy hộ.
          Séc Tây hay có những buổi hội họp, tiệc tùng thường là vào những ngày Lễ lớn như Tết Tây, Giáng sinh, lễ Độc lập của Tây... và cả những lễ lạ hoắc ở tận bên Tây nhưng Tây ở đây cũng khai thác ăn mừng luôn. Trong những dịp này, Cậu và Chú thường được mời vì sau khi mãn tiệc lại có màn thách nhau đánh Tennis và dĩ nhiên họ tranh nhau mời những người chơi giỏi đứng chung cho chắc ăn, nhờ vậy Cậu và Chú lúc nào cũng đắt khách. Riêng tôi thỉnh thoảng cũng được dẫn theo để ăn tiệc ké, chao ôi, đồ ăn Tây vừa ngon vừa thơm như múi mít !.

Chợ Phiên  Hàng tháng, thị xã Thái Nguyên có môt phiên chợ chính, họp vào một ngày nhất định mà tôi không nhớ rõ, nhưng vui và hấp dẫn nhất  phải là phiên chợ cuối năm.  Bài thơ Chợ Tết của Đoàn văn Cừ cho đến nay vẫn là bài đã diễn tả phong phú, đầy đủ chi tiết và sống động hơn cả. Thái Nguyên, dân cư ngoài người Kinh thường sinh sống ở Thị xã, còn gồm nhiều thành phần dân tộc khác, họp thành những bộ lạc hay những nhóm nhỏ có cùng phong tục tập quán, sống rải rác ở những chỗ hoang vu ít người như trên núi cao hoặc vào sâu trong rừng thẳm. Đêm hôm trước ngày họp chợ, họ từ các nơi xa xôi trở về thị xã, nằm ngủ la liệt ở các vỉa hè, vườn hoa, đình chùa...với những hàng hoá lỉnh kỉnh, hỗn tạp như: măng, mộc nhĩ, nấm hương... và đặc biệt là củ nâu,để nhuộm quần áo, bò lăn lóc trên đường mà không ai lấy trộm. Mờ sáng hôm sau họ lũ lượt kéo nhau ra chợ với xiêm y thêu thùa sặc sỡ, vòng,kiềng, bông tai... sáng chói, mỗi sắc tộc trang phục lại khác nhau, trăm hoa đua nở, mỗi người mỗi vẻ trông thật trẻ trung, mát mắt. Những thiếu nữ người Thổ chân bự như chân voi, vì phải leo núi suốt ngày, hay  những cô Thái trắng chân dài, da trắng bóc, mắt sáng long lanh đen như hạt huyền tụ lại, dắt tay nhau vừa múa vừa hát líu lo gọi là hát Lượn rất vui nhộn. Tuy nhiên những người đứng thưởng thức chung quanh thì mặt lại thộn ra như Mán nghe kèn Tầu vì có hiểu gì đâu. Các chú lính, cậu bếp, sán lại gần để tán tỉnh, dụ dỗ...nhưng lúc nào cũng phải coi chừng cái món Ma Gà và Bùa Ngải của các nàng, có thể mất mạng như chơi.
...


Thổ mừ,Thái trắng anh ơi
                                                                                     
Cô nào cũng đẹp anh thời yêu ai
                                                                                              
Yêu ai xin chớ đùa dai
                                                                                       
Thổ mừ nó giận...Thư hai con Gà.


           Chú thích: Ma Gà nó ghê lắm, bị Thư một con vào bụng thì chỉ đau khổ, nếu bị hai con thì được...lên Bàn Thờ ngay đấy. Quí vị muốn nghiên cứu về các loại Ma như Ma gà,Ma xó,Ma trành... thì tìm đọc những truyện Đường Rừng của Lan Khai,Tchya...là đủ hết nhưng riêng về Ma femme thì chỉ cần đọc bài thơ" Nghệ thuật Rửa chén" của Thầy Sugar là đạt yêu cầu rồi.

Tản mạn về Ma femme-  Trong một bữa tiệc không có đàn bà, nhưng có đủ các ông đại diện cho mọi ngành nghề trong xã hội. Sau khi ăn uống no say các ông đề nghị bầu một ngành nghề nào có tiếng là sợ" Ma femme" nhất trong xã hội. Sau khi lựa chọn cẩn thận, cuối cùng nghề Thầy Giáo được bầu là hạng nhất vì có giai thoại như sau:
            Có một Thầy giáo khả kính, bữa nọ đi đánh Mạt chược khuya mới về nhà. Tới trước cửa Thầy bèn gõ nhè nhẹ 3 tiếng rồi liền quì ngay xuống bậc cửa và kiên nhẫn chờ...Một lúc sau vợ ra mở cửa chỉ lườm Thầy một cái rồi thì mọi chuyện đều...êm thấm. Thế là thế nào? Thì ra mọi đêm Thầy về, gõ cửa ầm ầm rồi đứng hút thuốc phây phây, giường ngủ gần ngay đó, bà nhìn qua khe cửa thấy phát ghét cho đứng chờ tới sáng luôn. Lần sau, không dám gõ mạnh nữa nhưng vưỡn đứng hút thuốc vi vút, bà bèn bổn cũ soạn lại, để Thầy đến trường đánh răng rửa mặt luôn cho đỡ tốn nước. Lần này thì Thầy thấm đòn và ngộ ra là phải... quì thì mới qua lơ phai(qualified) chăng?.Và quả đúng như vậy, bà Giáo liếc qua khe cửa thấy mặt thầy dài ra bèn tội nghiệp cho vào nhà sớm để Thầy... kịp giờ đi dạy.

Hội chợ Ấu trĩ viên(kermesse)  Năm đó Thị xã Thái Nguyên mở Hội Chợ tại Ấu trĩ viên để gây quĩ từ thiện. Cái đinh của Hội chợ là ngày khai mạc do quan Công sứ chủ toạ. Một cái rạp bằng lá gồi rộng rãi, khang trang được dựng lên sát ngay sân tennis. Những cái chòi nho nhỏ cũng được dựng sơ sài để dành cho các Cụ ngồi chơi Tổ tôm điếm và đánh cờ Người(quân cờ là người thật). Các Cô giáo của trường Con Gái thật bận rộn, vất vả. Ngoài việc phải trổ tài nấu nướng đủ loại món ăn Tây,Tầu,Ta để phục vụ các quan rồi còn phải trang hoàng rạp bằng hoa lá cành với sự tiếp tay của các Thầy giáo sao cho các quan vừa lòng nhất là quan Phủ, quan Huyện, quan Kiểm học và dĩ nhiên cả quí vị Hiệu trường trường Nam và trường Nữ. Thế rồi ngày khai mạc đã tới, các quan đều âu phục chỉnh tề, các bà, các cô thì ngoài vòng vàng, cẩm thạch...đa số đều mặc áo dài truyền thống, tất cả sẵn sàng chờ đón quan Công sứ đến khai mạc Hội chợ.
            Sau phần nghi thức và diễn văn khai mạc, mọi người đều đứng dậy, trò chuyện, bàn tán về các mục vui chơi, rồi ngay sau đó được ban tiếp tân mời vào bàn ăn trong rạp và sâm banh bắt đầu nổ như pháo Tết. Các Cô giáo xinh như mộng, chỉ cỡ trên 20 tuổi, dáng vẻ thanh tú đi lại mời mọc, miệng tươi như hoa làm quan Công sứ ngây ngất. Bỗng quan nói nhỏ với quan Tuần....rồi quan Tuần lại đi tìm bà Hiệu trưởng ghé tai thầm thì.... Thì ra quan Công sứ đã chấm Cô giáo T, hoa khôi của thị xã, và xin được Hôn cô theo phép lịch sự Tây phương.
            Bà Hiệu trưởng phải năn nỉ, vừa hứa hẹn vừa doạ dẫm Cô T mới chịu nhưng với điều kiện là phải Hôn kiểu Ta chứ Cô hổng chịu kiểu Tây. Quan Công sứ cũng đành phải chiều Cô vì Nhập gia tuỳ tục mà! Đại khái nó diễn tiến như thế này: Quan chỉ được Hôn nhẹ trên má Cô, hai tay để thõng xuống, không được quờ quạng, cái đầu Quan hơi nghiêng xuống vì Cô không cho đứng gần. Chao ôi mấy cọng râu xồm của Quan mà cọ vào má của nàng chắc là... nhột lắm. Khổ nỗi cái mục Hôn này lại diễn ra trên sân khấu ngay trước mặt bá quan văn võ và thần dân làm tôi nổi máu nghĩa hiệp lên, dù lúc đó vưỡn còn... con nít, chỉ muốn tặng Quan một cái đá đít vì tội nghiệp Cô giáo quá, má Cô hơi ửng hồng trông lại càng đẹp và mắt như muốn... đẫm lệ. Quan Tây còn đang mê mẩn thì Cô đã ù té chạy vào bên trong rạp và nhất định không chịu ra tiếp tân nữa. Từ bữa đó tôi ghét Tây dễ sợ dù cơm Tây thì... vưỡn ăn, không biết tại sao!. Bây giờ tôi mới ngộ ra là trong thời gian theo đoàn Văn nghệ, tôi chuyên trị đóng vai Tây Chết, một phần vì dở không đóng vai khác được, phần nữa chắc là để...trả thù Tây cho bõ ghét. Thế ra cái sự hận thù nó đã nằm sẵn trong tiềm thức rồi và chỉ chờ có dịp là xông ngay ra.

Phở Thái Nguyên
          Quà vặt ở Thái Nguyên rất đa dạng, phong phú và không thua kém các món ăn chơi ở Hà Nội là bao. Mỗi ngày, từ tờ mờ sáng, các hàng bán rong đã lũ lượt, theo thứ tự thời gian nhất định, diễu qua nhà tôi với đồ nghề lỉnh kỉnh: kẻ gồng gánh, người đội thúng, bưng mẹt, đẩy xe...tiếng rao hàng ơi ới thật là vui tai.  Đặc biệt các hàng bún chả, nem rán, bún ốc, bún riêu, bún mọc...khói bay ra mù mịt từ các bếp than thô sơ đặt trong những cái thúng, sực nức mùi gia vị với thịt nướng làm điếc mũi dân thành phố. Bánh giò, bánh dợm, bánh khúc nhân thịt, hành mỡ nóng hổi thật hấp dẫn. Tuy nhiên món quà đặc sắc nhất của tỉnh Thái vẫn là món Phở Bò tuyệt cú mèo.
         Cả tỉnh chỉ có 2 hàng Phở gánh nổi tiếng là phở Bủng và phở Thảo, đóng đô ở 2 địa điểm cách nhau khá xa, chắc là để tránh nạn cạnh tranh. Buổi sáng, cứ khoảng 11 giờ là mùi phở trong cái thùng nước dùng bay ra thơm lừng từ đầu phố đến cuối phố, làm cư dân quanh đó đều hít hà và thèm chẩy nước miếng. Giờ đó các công tư chức vẫn còn đang làm việc ở sở thì làm sao xơi phở được. Còn các bà bận sát phạt nhau ở bàn Chắn cạ thì đã có hàng quà mang đến tận miệng, chỉ có các cậu bếp, cô sen và con nít ở nhà thì tiền đâu mà ăn phở nên đành phải hít hà và ăn hàm thụ là đúng dzồi. Tuy nhiên Phở gánh vẫn có khách hàng thường trực là những ông bà chủ tiệm, các công tử, tiểu thư con nhà giàu trốn học ở nhà, các cụ già bà già, không còn răng nên ăn phở thường dễ nuốt hơn. Vì là phở gánh nên không có chỗ ngồi thuận tiện, ai muốn xơi đều phải To Go về nhà cho tiện việc sổ sách. .
        Phở Thái Nguyên có gì đặc biệt mà tôi lại đặt lên đầu bảng của các món quà vặt vậy? Một bát phở, theo tôi gồm 2 phần chính: nước và cái, đều có giá trị ngang nhau. Ở đây, tôi mạn phép chỉ bàn về món nước dùng cho nó ngắn gọn. Thái Nguyên có một Lò sát sinh độc nhất chuyên trị xẻ thịt các loại gia súc như bò,lợn,dê...v...v để bán trực tiếp cho dân thị xã. Các ông hàng phở đã chờ sẵn ở Lò từ 3,4 giờ sáng để cấp tốc mang về xương, thịt còn mới tinh, hầm trong các thùng nước với những gia vị thích hợp, và chỉ độ 5,6 giờ sau là dân thành phố đã được thưởng thức ngay món phở mới ra lò thơm phức này. Nước dùng ngon ngọt là nhờ xương,thịt còn tươi và chắc chắn không phải qua cái tủ lạnh. Lũ bò lại được nuôi tự do trên những đồng cỏ thiên nhiên, không hoá chất, không thuốc kích thích thì xương thịt của nó dĩ nhiên là tuyệt hảo rồi. Thú thực với quí vị, hồi đó tôi chỉ cần được xơi cơm nguội chan nước phở nóng cũng là hạnh phúc lắm dzồi.

Văn nghệ-Thể thao

         Trong suốt thời gian đến trường, môn học nào của tôi cũng dở, ngoại trừ hai môn Văn nghệ và Thể thao là tương đối khá hơn cả. Về Thể thao, tôi giỏi nhất môn Bóng bàn và sau này chuyển qua Tennis. Năm 12 tuổi tôi đã tham dự cuộc thi Tranh giải Bóng bàn toàn tỉnh và vào đến chung kết mới bị loại. Đối thủ của tôi là một người lớn, cao hơn độ 2 cái đầu làm sao tôi đánh lại. Còn món Văn nghệ cũng rất xuất sắc đặc biệt là về đàn hát. Lúc 7,8 tuổi tôi đã đánh đàn mandoline khá giỏi và hoàn toàn tự học. Hàng ngày ngoài giờ đến trường, tôi thường trốn nhà đến một gia đình chuyên bán thuốc lào ở phố Vườn Hoa để đánh đàn ké, vì nhà tôi không có đàn. Tôi thuộc rất nhiều bài hát nhất là các bài tình ca lãng mạn và hát rất đúng giọng, đúng nhịp nhưng có khuyết điểm là hơi không được dài.
         Năm đó Cậu được gửi đi tham dự lớp Huấn luyện viên Thể dục ở Phan Thiết và Thầy Hàm được đổi về dạy thế lớp Ba. Thầy Hàm, tính vui vẻ, dễ thương, rất thân thiện với học trò và là một huynh trưởng Hướng Đạo. Thầy tổ chức các đoàn Sói con(louveteau) và thỉnh thoảng cho đi cắm trại xa thành phố, tổ chức những trò chơi để phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, thích hợp với tính tò mò và năng động của đám con nít. Thầy giỏi đàn hát và thường viết những vở Kịch ngắn cho chúng tôi tập trình diễn.

Trois jeunes tambours  Vở kịch được hát lên bằng tiếng Pháp, nói về 3 chàng lính đánh trống đi kiếm vợ. Chàng đứng giữa là vai chính và xin hỏi Công chúa,con Vua làm vợ. Vở Kịch được viết dưới hình thức Thoại kịch giữa 3 nhân vật: Vua,Công chúa và chàng Rể tương lai. Tuy nhiên những câu đối thoại lại phải hát lên kèm theo với những điệu bộ cho thích hợp. Tất cả các diễn viên đều là Sói con và Công chúa là nam giả nữ.Tôi vốn không có khiếu về Kịch tuy nhiên trong vở kịch này lại được lựa đóng vai chính là chàng Rể vì 2 lý do: hát hay và là con Thầy giáo.   

Gay? Ở màn cuối của vở Kịch, chàng Rể được quỳ xuống hôn tay Công chúa, thật cảm động và sung sướng...thứ thiệt. Công chúa giả hôm đó đẹp tuyệt trần, không biết ai đã trang điểm cho nàng, hai cái má bánh đúc cứ phinh phính ra trông thật xinh dễ sợ. Anh bạn đóng vai này tên Q, bằng tuổi tôi, hiện còn sống ở Hà nội. Từ bữa đó tôi mê Q thật, lúc ra chơi, khi đi cắm trại, lúc tập đàn...luôn luôn tôi ở bên cạnh Q. Lâu không thấy mặt thì nhớ cứ y như tương tư vậy. Nhưng hồi đó mới 7,8 tuổi đã biết...yêu đâu, chỉ cảm thấy khi xa nhau thì buồn nhớ vớ vẩn mà không biết tại sao. Có thể gọi là Gay được không? nếu đúng thì tại sao bây giờ tôi lại bình thường?

Bồng lai Tiên cảnh Thầy Hàm viết một Nhạc cảnh về Bồng lai nơi có các tiên nữ múa hát với xiêm y rực rỡ. Chúng tôi phải nhờ gia đình, bà con đi mượn quần áo của đám con gái trong tỉnh để chuẩn bị tập dượt. May quá cạnh nhà tôi là nhà ông Phán toà Sứ có cô con gái cùng cỡ tuổi nên họ cho mượn dễ dàng. Các diễn viên phải tự lo liệu về y phục và nhờ người nhà trang điểm, phấn son đàng hoàng rồi mới kéo nhau đến trường để tập. Riêng tôi thì được chính cô con gái ông Phán trang điểm, cũng cảm thấy thích thú vui vui. Có một chi tiết khá ngộ nghĩnh là các Tiên nữ trong khi múa hát đều không mặc đồ lót vì...có ai dám cho mượn đâu. Các cô gái chỉ lén đưa cho cái quần còn cái món kia thì eo ôi, ghê quá nhất định không cho mượn. Cũng may thời gian đó con gái ít mặc váy, nếu các tiên nữ múa hát mà váy lại tung bay trước những cái quạt thì hấp dẫn lắm, có khi khủng khiếp quá khán giả bỏ chảy hết thì tan tuồng. Hồi đó con trai còn nhỏ, đi học thường cũng chỉ mặc quần đùi, trời lạnh thì quần dài và không có đồ lót. Rồi thì mọi sự cũng qua đi và buổi trình diễn nhờ... y trang lạ mắt nên được khán giả tán thưởng nồng nhiệt.
       Hôm sau đáng lẽ phải đem trả quần áo cho cô gái thì tôi lại kiếm cớ không trả ngay nói là để giặt sạch sẽ đã...thì cũng đúng thôi nhưng rồi cũng lần lữa thêm vài ngày nữa mới trả. Nói ra thật xấu hổ, thì ra tôi nhớ cái mùi xiêm y của cô gái, nó lạ lắm không thể diễn tả được chắc là mùi...Con Gái, đơn dản như vậy thôi.

Thời oanh liệt

... Năm 1943 Thầy Phạm duy Nhượng được đổi về trường René Robin và phụ trách dạy lớp Nhất. Tôi có hân hạnh được học Thầy từ năm đó cho đến khi VM cướp chính quyền. Thời gian này đúng ra là thời oanh liệt nhất của tôi, vì Thầy và tôi lúc nào cũng có mặt trong các buổi hoà nhạc hay diễn kịch trong tỉnh. Lúc đó tôi 12 tuổi hãy còn con nít, và là người trẻ tuổi nhất trong ban nhạc. Trước khi vào đoạn chính của một bản nhạc thường có khúc dạo đầu( prelude) và tôi luôn là người đã đánh khúc đó bằng đàn mandoline, sau đó cả ban nhạc mới chơi vào bài chính.
       Ngoài các buổi hoà nhạc và diễn kịch chính thức có bán vé cho dân chúng để gây quỹ hoặc làm việc từ thiện, đám thanh thiếu niên mê nhạc thường tổ chức những buổi hoà nhạc bỏ túi ở nhà riêng cũng vui và hấp dẫn lắm. Lần nào cũng có màn cháo gà trước khi chia tay và riêng tôi thì rất khoái món này vì ở tuổi thiếu niên có lúc nào no đâu.
       Thầy Phạm duy Nhượng năm đó chừng 24, người cao ráo, dáng nghệ sỹ, nhưng thật đáng buồn vì miệng Thầy có tật hơi bị méo chắc do bẩm sinh. Thầy quê quán ở Hà Nội, là em của Thạc sỹ Phạm duy Khiêm và là anh của nhạc sỹ Phạm Duy ( Phạm duy Cẩn ). Thầy có bằng Tú Tài Tây phần thứ nhất, lúc đó là oai lắm rồi và đã có gia đình. Vợ Thầy đẹp  và còn  trẻ măng.
      Thầy rất nhiều tài: viết Kịch, sáng tác Nhạc, vẽ Tranh và kiêm luôn cả Đạo diễn. Ngoài ra Thầy còn hát và có sở trường về môn Guitar thùng. Tính Thầy phóng khoáng, cởi mở. Thầy với tôi là cặp bài trùng, chỗ nào có hội hè, nhạc, kịch là có Thầy trò chúng tôi, thật là thời kỳ Thần tiên, nhiều kỷ niệm đẹp và tôi không bao giờ quên được.

Chị Vân(có tên tục là gái) Sau khi tốt nghiệp bằng Tiểu học, chị Vân được gửi về quê nội ở tỉnh Bắc Ninh để theo học bậc Trung học. Hàng năm, mỗi kỳ nghỉ Hè, Chị lại trở về vui chơi với gia đình ở Thái Nguyên trong 3 tháng phù du. Khoảng thời gian này Cậu cho Chị đến học thêm với Thầy Nhượng về hai môn Pháp văn và Toán. Thái Nguyên là tỉnh nhỏ nên các thiếu nữ choai choai có chút nhan sắc đều được các cậu trai để ý và gán ghép cho nhau. Chị Vân lúc đó 16 tuổi, hát khá hay, truyền cảm thỉnh thoảng được Thầy đưa lên sân khấu trình diễn. Chị chuyên trị hát 2 bài Đêm Đông và Con Thuyền Không Bến thường làm các cậu trai cảm động. Tôi còn nhớ, cậu T hay nhờ tôi đưa thư tình cho Chị và mỗi lần thành công lại được cậu tặng 1 phong bánh đậu xanh thơm phức. Tính tôi tham ăn nên khai thác tối đa cái mục chuyển thư tình này. Thư của cậu nào tôi cũng tìm cách đưa hết cho Chị, không hề kỳ thị, nên các món ăn ngon như bánh cuốn Đồng mỗ, phở Bủng, kem...tôi đều được xơi hết, có khi các cậu còn tranh nhau rủ tôi đi ăn nữa. Năm1948 Chị lập gia đình và năm sau đã qua đời vì bệnh Chó Dại. Thật tội nghiệp, Chị tôi đã chết oan vì bệnh Chó Dại có thể chữa khỏi nếu được chích ngừa, nhưng lúc đó thuốc chỉ có trong viện Pasteur ở Hà nội mà thôi.
       Hồi đó lũ học trò lớp Nhất, ngày nghỉ thường hay rủ nhau lại nhà Thầy để tập đàn, đánh cờ và để...ngắm Cô Giáo. Thầy tôi thật có phước, Cô đẹp não nùng, hiền như ma sơ và thường làm bánh đãi lũ học trò quỷ quái. Tôi nghĩ lại thật phục Thầy sát đất. Tuy Thầy có tật ở miệng, nhưng Thầy đàn hát tuyệt hay, ăn nói có duyên và cũng hơi tếu giống y trang học trò Thầy bây giờ. Có lẽ mỹ danh của Cô là Hương vì sau này khi lập đoàn văn nghệ, biệt hiệu của Thầy là Bắc Hương, chắc để tưởng nhớ đến người vợ trẻ vắn số. Thầy chiếm được trái tim của Cô, một thiếu nữ tuyệt sắc như vậy thì đúng là có duyên số mí nhau ghê lắm đấy. Nhưng than ôi, có Hạnh phúc nào là trọn vẹn đâu, hồng nhan thường...bạc mệnh. Sau ngày 19/8/45,Thầy trò chia tay nhau và mãi đến giữa năm 1947, chúng tôi mới gập lại thì Cô đã ra người thiên cổ vì bệnh thương hàn mắc gió để lại cho Thầy một đứa con trai mồ côi Mẹ và... đó là chuyện về sau.

Lưu Bình-Dương Lễ Thầy mới viết xong vở kịch Lưu Bình Dương Lễ sẽ đem trình diễn trên sân khấu trong tỉnh và chúng tôi bắt đầu phải tập dượt. Cốt truyện đại khái như sau: Dương Lễ và Lưu Bình là bạn đồng môn, đến khi đi thi, Dương Lễ trúng tuyển còn Lưu Bình bị vỏ chuối nên thất chí, tinh thần xuống dốc. Dương Lễ thương bạn, âm thầm cho người thiếp trẻ đẹp là Châu Long đến nuôi và nâng đỡ tinh thần để Lưu Bình tiếp tục đèn sách cho đến khi thi đậu. Trong suốt thời gian luyện thi, Lưu Bình và Châu Long chung sống với nhau dưới một mái nhà nhưng riêng phòng, thỉnh thoảng cũng có chuyện vớ vẩn nhưng Châu Long cương quyết giữ kỷ luật nên mọi sự đều tốt đẹp cho đến phút chót. Sau khi bảng vàng sáng chói, Lưu Bình định xin cưới người đẹp thì Nàng đã khăn gói lặng lẽ trở về nhà chồng từ lúc nào rồi. Chuyện này đề cao Tình Bạn và lòng chung thuỷ của người Vợ.
       Vở Nhạc Kịch gồm 3 vai quan trọng: Lưu Bình, Dương Lễ và Châu Long nhưng 2 vai nổi bật là Lưu Bình và Châu Long vì phải diễn xuất nhiều nhất. Anh bạn Q đẹp trai được giả gái đóng vai Châu Long, một bạn khác có ngoại hình dong dỏng, tốt mã được chọn đóng vai Lưu Bình làm tôi nổi máu Hoạn Thư, ghen...khủng khiếp. Tôi bị trượt vì thiếu thước tấc, thư sinh phải nho nhã, cao ráo mà tôi thì lùn tịt chỉ ngang ngửa với Châu Long thôi, mặc dù hát hay nhưng diễn xuất lại dở ẹc thì vỏ chuối là đúng dzồi. Thế là ta buồn ta đi lang thang nhưng cuối cùng thì ta cũng lại phải bò về nhà lục cơm nguội vì đâu có sự lựa chọn nào nữa !

Tuần lễ vàng   Ngày 19/8/45,VM cướp chính quyền, lúc đó trường tiểu học René Robin được đổi thành trường trung học Lương ngọc Quyến, đã có lớp đệ Thất đầu tiên do Thầy Nhượng phụ trách. Thời gian này tôi hăng hái xách đàn mandoline đi các lớp để hướng dẫn các Thầy trò tập hát các bài Tiến quân ca, Diệt phát xít, Uất hận...vung vít chẳng hề biết đến chính chị chính em gì cả. Sau đó ít lâu, tuần lễ Vàng được mở ra cho nhân dân có dịp mở hầu bao giúp Nhà nước đủ phương tiện để Trường kỳ kháng chiến sau này.
        Tuần lễ Vàng được tổ chức ngay tại Chợ để đồng bào hàng ngày khi đi chợ, ghé qua bỏ những vòng vàng, nhẫn vàng, cẩm thạch...vào những thùng đặt sẵn tại các nơi thuận tiện và dĩ nhiên phải có người canh gác cẩn thận. Các ban nhạc được khai thác triệt để, từ sáng sớm đến tối mịt mới được về, đúng là cơm nhà vác ngà voi.
        Cậu tôi tuy chỉ là Thầy giáo quèn nhưng lại hay giao du thân mật với các quan lớn nên cũng sợ bóng sợ gió. Cậu Mợ bàn tính bán nhà cho gia đình cô em dâu để di tản về Hà Nội cho an toàn. Lúc đó tôi đã 14 tuổi, khá lớn dễ bị lôi kéo vào bô đội nên Cậu gửi tôi về quê nội ở Bắc Ninh nằm chờ sẵn cho chắc ăn.

Thái Nguyên- Vùng trời Kỷ niệm

...  Vài tháng sau, gia đình tôi lúc đó đã có thêm một em trai, tất cả âm thầm lên xe để về Thủ đô Hà Nội. Một cuộc sống mới đã mở ra và gia đình bắt đầu phải vất vả, sinh sống với số vốn ít ỏi là tiền bán nhà, chắc cũng chẳng được bao nhiêu vì đã phải bán cấp tốc. Một buổi sáng ảm đạm tôi theo người nhà lên xe đò từ Bắc Ninh sang Hà Nội để về gập lại gia đình. Chuyến xe đi qua một cái cầu, bên dưới là con sông Đuống lững lờ trôi, nơi đã diễn ra bao kịch bản bi thương mà thi sỹ Hoàng Cầm đã ghi lại trong một bài thơ tình cảm nổi tiếng : "Bên kia sông Đuống" trong tập thơ"Về Kinh Bắc" năm xưa.
       Tôi còn nhớ, buổi sáng hôm đó từ làng Yên Mẫn theo người chị họ ra cửa Hậu để đón xe, lòng buồn vời vợi và nhớ miên man nhưng cũng chẳng biết nhớ cái gì. Thật ra chỉ là một mớ hỗn độn trong đầu một thiếu niên ngây thơ tuổi 14 : nào là hai cái má bánh đúc dễ thương của bạn Q đẹp trai, nào là cái mùi hương thoang thoảng bay ra từ áo quần của cô gái con ông Phán, rồi những bức thư tình của các cậu trai gửi cho Chị Vân, gợi nhớ đến những phong bánh đậu xanh thơm phức mà tôi đã thưởng thức và còn...nhiều nữa. Lúc ngồi trên xe, đang suy nghĩ lan man về tương lai mình ...que sera...sera... thì tự nhiên tôi bật khóc và khóc mùi mẩn vì linh cảm thấy là từ nay tôi thật sự đã phải xa Thái Nguyên yêu dấu, một vùng trời đầy kỷ niệm khó quên của... Những ngày Thơ Ấu.                                                                   
Tỉnh Thái quê tôi, cảnh hữu tình,
                                                                              
Sông Cầu gợn sóng, buổi bình minh.
                                                                              
Trên bến dưới thuyền vui như Hội,
                                                                              
Thổ, Mán,Tày, Kinh... sống thái bình.

                      
Hồi ký
Nguyễn ngọc Đường


thanks.gif

Back to top
« Last Edit: 16. Jul 2010 , 16:29 by Dzitgo »  

...
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #196 - 16. Jul 2010 , 18:29
 
Thưa Cô Thu và quí nương tử,
Cái nhóm từ "mỡ màng" này bị các người đẹp phản đối dữ lắm,tôi biết nhưng vưỡn...chưa đổi được vì 2 lý do:
1- Hồi đi kháng chiến,ai cũng đói và thèm...mỡ lắm, cái ý dễ thương đó bèn nằm ỳ trong tiềm thức, lúc mần thơ tự động nó bật ra cho đúng với luật bù trừ.
2- Vì phải giữ nguyên đề tài "Người đẹp sinh viên" nên bí chữ đành phang đại cho dễ mần câu dưới.
  Nhưng nay thì sửa được rồi, tạm thời như sau, nếu ai làm hay hơn thì tôi cám ơn và sẽ sửa theo ý quí vị để trăm hoa đua nở
          Tham gia chiến dịch triền miên
          Gặp ngay" Người đẹp Sinh viên" mơ màng
          Vui chơi ca hát cùng nàng
           Không quên mưu tính, lựa ngày" Dinh Tê"
Nếu mọi người ok,tôi sẽ nhờ Dzịt gỗ sửa lai.
   
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12994
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #197 - 16. Jul 2010 , 20:55
 
Thua Anh Dương ,
Vao day dươc doc bai hoi ky " NHung NGay Tho Au " cua Anh Dương o Thai Nguyen that la qua hay ! Bai kha dai nhung rat hap dan. Bay gio toi moi hieu tai sao Anh Dương khong phai la giao su Viet van ma gioi ve van chuong nhu vay.
Anh va Chi Ngoc nen in mot tap sach chung ghi lai nhung bai hoi ky cua Anh va tho cua Chi Ngoc cung tho cua Anh nua la tuyet dieu roi !
Bai nay toi chua dươc doc , day la lan dau tien dươc thương thuc. Vay trong luc Anh bi Ong Troi hanh ha ma da viet them dươc bai Hoi Ky dac biet nay hay sao ? Xin chuc mung Anh day.
Con hai chu " mơ màng " de thay the cho hai chu
" mỡ màng " la qua dươc roi , chu ta con gai ngươi ta ma dung tinh tu nhu vay thi that la qua ac !
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12994
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #198 - 16. Jul 2010 , 20:59
 
Xin hoi Anh Đường , ngươi phu nu dung canh Anh Đường trong tam anh o tren bai hoi ky co phai Chi Ngọc hay khong?
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Hồi Ký
Reply #199 - 16. Jul 2010 , 21:39
 
ngo_thi_van wrote on 16. Jul 2010 , 20:59:
Xin hoi Anh Đường , ngươi phu nu dung canh Anh Đường trong tam anh o tren bai hoi ky co phai Chi Ngọc hay khong?
Van


cô ơi , em xin trả lời giùm thầy , hông phải cô Ngọc , cô bé bán chè ở Thái Nguyên  Grin

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Hồi Ký
Reply #200 - 16. Jul 2010 , 21:40
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 16. Jul 2010 , 18:29:
Thưa Cô Thu và quí nương tử,
Cái nhóm từ "mỡ màng" này bị các người đẹp phản đối dữ lắm,tôi biết nhưng vưỡn...chưa đổi được vì 2 lý do:
1- Hồi đi kháng chiến,ai cũng đói và thèm...mỡ lắm, cái ý dễ thương đó bèn nằm ỳ trong tiềm thức, lúc mần thơ tự động nó bật ra cho đúng với luật bù trừ.
2- Vì phải giữ nguyên đề tài "Người đẹp sinh viên" nên bí chữ đành phang đại cho dễ mần câu dưới.
  Nhưng nay thì sửa được rồi, tạm thời như sau, nếu ai làm hay hơn thì tôi cám ơn và sẽ sửa theo ý quí vị để trăm hoa đua nở
          Tham gia chiến dịch triền miên
          Gặp ngay" Người đẹp Sinh viên" mơ màng
          Vui chơi ca hát cùng nàng
           Không quên mưu tính, lựa ngày" Dinh Tê"
Nếu mọi người ok,tôi sẽ nhờ Dzịt gỗ sửa lai.
   


em sửa rồi đó nghe thầy.

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #201 - 16. Jul 2010 , 22:07
 
Cô Vân ơi, người đẹp đứng cạnh tôi là cô gái bán chè(trà) ở Hồ Núi Cốc,một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên đó. Năm 1999,tôi về chơi Hà nội rồi cùng một số bạn lên thăm tỉnh Thái, tìm lại trường René Robin ngày xưa,bao nhiêu là kỷ niệm nhung nhớ...Cái nhà là nơi tôi chuyển những bức thư tình cho Chị Vân, nay đã biến thành vườn hoa công cộng, còn đồi thông có séc Kim lan với 2 cây Ngọc lan thơm ngát thì nay đã bị san phẳng để xây trường đại hoc....Chao ôi,tất cả chỉ còn là...kỷ niệm. Bài Hồi ký này đã được viết từ lâu nhưng tôi sửa lại nhiều cho nó vui hơn mà thôi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12994
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #202 - 19. Jul 2010 , 09:55
 
Anh Dương ,
Toi cung vo y la hinh anh nay Anh Dương qua tre , nhu vay chac Chi Ngoc chua ra doi lam the nao co the dung ben canh Anh Dương dươc chu !
Xin loi Chi Ngoc vay !
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #203 - 27. Jul 2010 , 21:23
 
Kính thưa Thầy,

Em Thu Ngọc thấy Thầy "online" nên vội đến chào Thầy ạ.  Em thấy Thầy và Cô Ngọc bên mục Hình Ảnh (đón Cô Mãnh).....

Em nghe nói Thầy ốm đi nhiều.  Em chúc Thầy mau mau phục hồi sức khoẻ để viết thêm nhiều trang Hồi Ký vui cho cả nhà đọc ạ. Em cũng thăm Cô Ngọc, chúc Cô luôn mạnh khoẻ, an vui.
Em Thu Ngọc
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #204 - 28. Jul 2010 , 17:09
 
Cám ơn em Thu Ngọc đã có lời thăm hỏi đến sức khoẻ của vợ chồng tôi. Sau cuộc mổ mắt vừa rồi,sức khoẻ của tôi đã xuống một cách thảm hại,không thể ngờ đươc. Cũng may nhờ tôi có máu tếu, lúc nào cũng lạc quan nên còn vui với mọi người được một tí. Tôi vẫn tiếp tục viết bài để giải sầu, để tặng quí Cô và các em những nụ cười cho đời thêm tươi...Cám ơn em đã an ủi và chúc lành cho vợ chồng tội
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #205 - 28. Jul 2010 , 19:46
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 28. Jul 2010 , 17:09:
Cám ơn em Thu Ngọc đã có lời thăm hỏi đến sức khoẻ của vợ chồng tôi. Sau cuộc mổ mắt vừa rồi,sức khoẻ của tôi đã xuống một cách thảm hại,không thể ngờ đươc. Cũng may nhờ tôi có máu tếu, lúc nào cũng lạc quan nên còn vui với mọi người được một tí. Tôi vẫn tiếp tục viết bài để giải sầu, để tặng quí Cô và các em những nụ cười cho đời thêm tươi...Cám ơn em đã an ủi và chúc lành cho vợ chồng tội
Đường


Kính thưa thầy Đường và cô Ngọc ,
Hôm  nay em thấy thầy vào đây , em rất mừng ạ.
Thầy cô dọn " tổ ấm " chắc vất và và bận lắm. Em kính chúc thầy cô được mọi sự an lành , và hy vọng thầy lên được vài lbs thì nhất đấy thầy ạ.
Cho em kính gởi lời thăm cô Ngọc luôn hạnh phúc bên " cái tếu có 1 không hai của thầy LVD chúng em.
Trân kính ,
Em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #206 - 28. Jul 2010 , 19:55
 
tuy-van wrote on 28. Jul 2010 , 19:46:
Kính thưa thầy Đường và cô Ngọc ,
Hôm  nay em thấy thầy vào đây , em rất mừng ạ.
Thầy cô dọn " tổ ấm " chắc vất và và bận lắm. Em kính chúc thầy cô được mọi sự an lành , và hy vọng thầy lên được vài lbs thì nhất đấy thầy ạ.
Cho em kính gởi lời thăm cô Ngọc luôn hạnh phúc bên " cái tếu có 1 không hai của thầy LVD chúng em.
Trân kính ,
Em Tv


Kính Thưa Thầy Đường và Cô Ngọc ,

Xem hình ảnh ngày gặp cô Mãnh ở Cali em thấy Thầy có vẻ yếu hơn trước. Kính chúc Thầy mau phục hồi sức khoẻ để còn vào LVD thường xuyện và cùng kể chuyện cho tụi nghe. Kính chúc Thầy Cô luôn an vui và hạnh phúc

Em Choè
Back to top
 
mydung2003sg  
IP Logged
 
Nguyễn Ngọc Đường
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1629
Gender: male
Re: Hồi Ký
Reply #207 - 28. Jul 2010 , 22:36
 
Tuý Vân và Choè thân yêu,
Tôi thật sung sướng được các em có lòng quan tâm đến sức khoẻ của ông Thầy già này. Thuở ban đầu khi mới chập chững bước vào diễn đàn tôi rất e ngại vì thấy mình cô đơn,lạc lõng chỉ sợ bị xơi guốc bất tử thì tan nát đời trai...già ngay. Nhưng sau một thời gian êm ả,thấy Cô Thu và các em thật hiếu khách,hiền lành nên tôi đã yên tâm và rủ luôn Ngọc vào cho vui vẻ cả làng. Xin cám ơn lòng ưu ái của Quí Cô và các em lắm lắm.
Đường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Hồi Ký
Reply #208 - 29. Jul 2010 , 08:39
 
Dzitgo wrote on 15. Jul 2010 , 22:00:
Những ngày Thơ Ấu

...


          
Thái Nguyên, quê tôi là một tỉnh nhỏ thuộc miền núi,Trung du Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 75km về phía Bắc. Cả tỉnh chỉ có một cái Chợ, hai cái Đình, một Nhà Thờ và vài cái Chùa nằm rải rác trong những khu vực đông dân cư. Các cơ quan của Nhà Nước như Toà Sứ, Kho Bạc, Nhà Thương...v...v...đều được tập trung trong thị xã và toạ lạc tại những con đường chính như Paul Bert, Carnot, Bắc kạn... Cư dân trong tỉnh thưa thớt thuộc nhiều sắc tộc như Thổ,Nùng,Tày,Dao...nhưng người Kinh vẫn chiếm đa số và mọi người sống hiền hoà, an bình với nhau từ bao đời như con sông Cầu uốn khúc chẩy êm đềm dọc theo thị xã.
     Thị xã Thái Nguyên, năm 1939 chỉ có hai trường tiểu học. Trường Nam có tên René Robin và trường nữ được gọi là trường Con Gái. Chú tôi tên Nguyễn đức Nghi, nguyên tốt nghiệp trường Sư Phạm Hà Nội, vóc dáng nhỏ con, da ngăm ngăm đen, tính nghiêm khắc, dạy lớp Nhất kiêm chức Hiệu trưởng. Cậu tôi tên Nguyễn văn Sắc chỉ có bằng tiểu học, người to béo, tính dễ dãi thoải mái dạy lớp Ba. Còn quí Thầy dạy các lớp khác là Thầy Ân, Thầy Hoàn, Thầy Hảo, Thầy Uông và Thầy Tụng. Sau này khi Thầy Nhượng đổi về dạy lớp Nhất thì Chú trở về làm Hiệu trưởng thuần tuý. Học trò thời Tây rất tinh nghịch và hay phá phách ngầm tuy vẫn nể sợ các Thầy vì ngán bị ăn đòn bằng roi mây quắn đít. Hồi đó tuỳ theo dáng dấp và tính nết của các Thầy, học trò lén làm bài vè để diễu các Thầy như sau:
Nghi đen,Tụng mốc,Uông sề,
Sắc tròn,Hảo vẩu,Hoàn dê,Ân còm.
Thầy Phạm duy Nhượng trong thời gian này chưa đổi về nên không bị đưa tên vào bài vè.
Gia đình gồm bà Ngoại, Cậu Mợ, chị Vân và tôi, thêm một người làm còn trẻ. Cậu Mợ quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, vốn cùng là nhà Giáo nhưng khi lập gia đình thì chỉ có Cậu là còn dạy học. Gia đình lên lập nghiệp ở Thái Nguyên từ bao giờ tôi không được rõ nhưng căn nhà chúng tôi ở là của bà Ngoại mua tặng cho Cậu Mợ để làm tài sản sau này.      
        Cậu Mợ bản chất hiền lành, được bạn bè, hàng xóm quí mến và trọng nể. Thầy giáo tỉnh lẻ, tuy không giầu nhưng đời sống phong lưu, giao du với toàn những quan chức trong tỉnh như Chánh án, Bác sỹ, Đốc học ...cả quan Tây lẫn quan Ta. Hàng tuần cứ đến những ngày nghỉ như Thứ Bảy, Chủ Nhật hay ngày Lễ, công chức mọi ngành, người có máu đỏ đen thì tụ họp để đánh bài, nếu không thì chơi thể thao hay đọc sách báo để giải trí. Chỗ họp mặt là những nơi công cộng như sécTây, sécTa, các Câu lạc bộ hay tại nhà riêng tuỳ theo từng nhóm bạn bè. Các Bà thì được thong thả hơn vì không phải đi làm. Buổi sáng sau khi chồng đến sở, quí bà đưa tiền chợ cho các cậu bếp, cô sen để lo cho con cái còn nhỏ chưa đi học và hai bữa cơm hàng ngày rồi kéo nhau đi tìm chỗ đánh Chắn, một loại bài đặc biệt của dân miền Bắc.               
         Năm đó tôi học lớp Ba trường René Robin và chị Vân học lớp Nhất trường Con Gái. Nhà ở cạnh Đình hàng Phố, cách trường chỉ vài trăm mét nên đi bộ đến trường rất thoải mái. Cậu dạy lớp Ba cũng đến trường bằng lô ca chân nhưng không bao giờ hai bố con cùng xuất hành một lúc cả vì... dị ứng. Ở trong lớp, tôi bị bắt buộc phải ngồi hàng đầu để Cậu dễ canh chừng, không nhúc nhích cục cựa gì được cả. Viết Dictée là tôi ngán lắm, lần nào cũng bị 5,6 lỗi và thỉnh thoảng lại được ăn roi mây quắn đít. Cậu có những bài soạn sẵn để dạy như Dictée, Composition...được cất ở một chỗ bí mật trong nhà nhưng tôi cũng khám phá ra. Thật sung sướng như bắt được vàng khi vớ được những bài mẫu như thế. Tôi bèn học thuộc lòng những chữ khó và nhét thêm những câu văn hay một cách khéo léo vào bài luận văn  của mình cho nặng ký. Nhưng khi chấm bài chắc Cậu cũng biết vì giữa những câu dở ẹc lại xen kẽ vào những câu thật toàn hảo. Cậu vốn tính dễ dãi, mau quên nên cũng  không nhớ được hết. Phần nữa, có khi đang chấm bài Cậu lại ngủ gật do hậu quả của những đêm đánh bài suốt sáng. Đến khi chấm điểm thì chỉ căn cứ vào những chỗ sửa bằng chữ đỏ nên tôi dễ được thoát nạn. Viết đến đây tôi lại nhớ đến một câu chuyện vui vui về đạo Nhạc:" Một đệ tử đưa bản nhạc mới sáng tác cho Thầy đánh giá.Thầy khen nức nở, bản nhạc của anh thật là vừa Hay lại vừa Lạ. Mới nghe đến đây mặt anh đã hơi đỏ và mũi như... nở ra. Thầy nói tiếp, nhưng tiếc thay những chỗ Hay thì không... Lạ và những chỗ Lạ lại không... Hay. Thế là mặt anh chợt tái đi và cái mũi lại xẹp xuống như thường lệ."
          Tôi có tật ham ăn từ thuở nhỏ nhưng túi lúc nào cũng xẹp lép. Cậu Mợ vì mê đánh bài nên ít khi cho tiền chị em chúng tôi để ăn quà vặt. Chị Vân là con gái cưng nên Mợ ưu ái hơn, thỉnh thoảng cũng dúi cho vài xu. Tôi vì không được may mắn nên đành phải tự xoay xở. Ngoài nghề đánh đáo, đá cầu ăn tiền, tôi có thêm một nghề nữa là.. ăn cắp vặt. Buổi trưa chờ Cậu ngủ, lẻn vào buồng mắc quần áo, lục các túi xem có để sót xu nào không, thường thì kết quả khả quan vì tiền lẻ của hội viên cờ bạc lúc nào chả có và nếu mất cũng không biết mất ở đâu.
          Cậu, vốn người to béo, hai bàn tay rất bự, có tiếng về vụ đánh học trò bằng bạt tai nhất là vào những hôm thứ hai nếu đêm hôm Chủ nhật bị thua đậm về Mạt chược. Hôm đó đứa nào không thuộc bài sẽ bị hành hạ kiểu rất lạ: nằm dưới gầm bàn ở vị thế chổng mông, Cậu bèn gác 2 chân lên lưng rồi ngủ gà ngủ gật cho đến hết giờ. Các đứa khác thì phải chơi trong im lặng vì sợ Cậu thức dậy sẽ lôi lên bắt thay đứa đang bị hành. Cậu là anh ruột của ông Hiệu trưởng nên cũng được nể trọng và nhân nhượng hơn các Thầy khác.

Vài nét sinh hoạt của thị xã Thái Nguyên


Séc Ta(cercle anamite) có tên là Séc Kim Lan, là một toà nhà bằng gạch, kiến trúc theo lối cổ, mái hơi cong cong, toạ lạc trên một đồi thông, ở về hướng Nam sát bên thị xã. Ngoài những hàng thông xanh, trên đồi còn được trồng hai cây Ngọc Lan, hoa lá um tùm, đứng sừng sững ở hai bên đường, lối đi lên trên séc. Những đêm mùa Hè, hương lan toả ra thơm ngát tràn ngập khắp cả tỉnh. Cạnh séc, trên sườn đồi là Văn miếu, dưới chân đồi là Bãi Tập. Gần đó được xây lên một Ấu trĩ viên, cây cối xanh um, chỗ cho trẻ con vui chơi và cũng là nơi thường được tổ chức các Hội chợ. Sát bên cạnh là một sân Tennis dành cho các công chức hoạt động thể thao vào những buổi chiều tan sở.
         Séc Kim Lan, giống như một Câu lạc bộ, dành cho công chức toàn tỉnh đến gập nhau, thường là vào những ngày cuối tuần, để giải trí như đánh Mạt chược,Tổ tôm,Tài bàn,Đánh cờ,đọc báo. Đăc biêt, séc KL có một phòng riêng khá rộng giống như một thư viện nhỏ, dùng làm nơi đọc sách và là cái kho chứa đủ mọi thứ sách báo trên đời như: báo ngày, báo tháng ,tiểu thuyết Thứ Bẩy, Phổ thông Bán nguyểt san, Phong hoá Ngày nay, Trinh thám, Kiếm hiệp,Truyện Tầu....và có cả những truyện Ma rùng rợn như Liễu trai chí dị, Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya...Tôi thích và ham đọc loại truyện này nhất, dù rất nhát Ma nhưng lại khoái truyện có Yêu tinh hoá thành gái đẹp quyến rũ những cậu học trò ngây thơ sao mà hấp dẫn thế và tôi chỉ ước ao là những nhân vật trong chuyện mà thôi..
         Những trưa thứ Bẩy tôi thường phục kích ở trên Séc để chờ bác Bủng gánh Phở lên bán là được ăn ké vì Cậu sẽ bị... trả tiền. Trong thời gian chờ đợi, có khi rất lâu, tôi bèn vào phòng đọc sách để luyện Chưởng và Tiểu thuyết nhờ vậy cái món này tôi thuộc hạng siêu còn học hành dĩ nhiên là không khá.

Séc Tây(cercle francais) là nơi hội họp và giải trí dành cho các quan Tây nhưng một số các quan Ta cũng được chơi ké vì được quan Tây ưu đãi. Sét Tây nằm trên đường Paul Bert, một con đường chính đẹp nhất của thị xã, bao gồm một dinh thự kiến trúc theo lối Tây phương và 2 sân Tennis với đầy đủ đèn đóm sáng choang khác với sân Tennis của phe Ta, ban đêm chỉ có nước nghỉ chơi vì tối mò như đêm ba mươi.
          Cậu và Chú tuy là công chức anamite nhưng lại được các quan Tây ưu ái cho chơi chung vì cả hai người đều đánh Tennis giỏi. Các môn chơi thể thao nói chung, nó lạ lắm đặc biệt là môn thể thao quí phái Tennis. Hễ chơi khá là được mọi người nể trọng và được mời đánh mệt nghỉ, còn chơi dở thì chỉ được ngồi chơi xơi nước và ngáp vặt mà thôi. Hồi ở Sài gòn, lúc đang dạy tại trường LVD, tôi là hội viên của Hội Tennis trong bộ Tổng tham mưu. Có hôm các Đại tá cũng chỉ ôm vợt ngồi chờ trong khi tôi được mời đánh lia chia hết đứng với Tướng này lại kẹp với Tướng kia, lý do cũng dễ hiểu : Tướng thường bụng phệ, ít tập dượt, đánh quá tệ nên phải kiếm người giỏi đứng chung để bao sân và...chạy hộ.
          Séc Tây hay có những buổi hội họp, tiệc tùng thường là vào những ngày Lễ lớn như Tết Tây, Giáng sinh, lễ Độc lập của Tây... và cả những lễ lạ hoắc ở tận bên Tây nhưng Tây ở đây cũng khai thác ăn mừng luôn. Trong những dịp này, Cậu và Chú thường được mời vì sau khi mãn tiệc lại có màn thách nhau đánh Tennis và dĩ nhiên họ tranh nhau mời những người chơi giỏi đứng chung cho chắc ăn, nhờ vậy Cậu và Chú lúc nào cũng đắt khách. Riêng tôi thỉnh thoảng cũng được dẫn theo để ăn tiệc ké, chao ôi, đồ ăn Tây vừa ngon vừa thơm như múi mít !.

Chợ Phiên  Hàng tháng, thị xã Thái Nguyên có môt phiên chợ chính, họp vào một ngày nhất định mà tôi không nhớ rõ, nhưng vui và hấp dẫn nhất  phải là phiên chợ cuối năm.  Bài thơ Chợ Tết của Đoàn văn Cừ cho đến nay vẫn là bài đã diễn tả phong phú, đầy đủ chi tiết và sống động hơn cả. Thái Nguyên, dân cư ngoài người Kinh thường sinh sống ở Thị xã, còn gồm nhiều thành phần dân tộc khác, họp thành những bộ lạc hay những nhóm nhỏ có cùng phong tục tập quán, sống rải rác ở những chỗ hoang vu ít người như trên núi cao hoặc vào sâu trong rừng thẳm. Đêm hôm trước ngày họp chợ, họ từ các nơi xa xôi trở về thị xã, nằm ngủ la liệt ở các vỉa hè, vườn hoa, đình chùa...với những hàng hoá lỉnh kỉnh, hỗn tạp như: măng, mộc nhĩ, nấm hương... và đặc biệt là củ nâu,để nhuộm quần áo, bò lăn lóc trên đường mà không ai lấy trộm. Mờ sáng hôm sau họ lũ lượt kéo nhau ra chợ với xiêm y thêu thùa sặc sỡ, vòng,kiềng, bông tai... sáng chói, mỗi sắc tộc trang phục lại khác nhau, trăm hoa đua nở, mỗi người mỗi vẻ trông thật trẻ trung, mát mắt. Những thiếu nữ người Thổ chân bự như chân voi, vì phải leo núi suốt ngày, hay  những cô Thái trắng chân dài, da trắng bóc, mắt sáng long lanh đen như hạt huyền tụ lại, dắt tay nhau vừa múa vừa hát líu lo gọi là hát Lượn rất vui nhộn. Tuy nhiên những người đứng thưởng thức chung quanh thì mặt lại thộn ra như Mán nghe kèn Tầu vì có hiểu gì đâu. Các chú lính, cậu bếp, sán lại gần để tán tỉnh, dụ dỗ...nhưng lúc nào cũng phải coi chừng cái món Ma Gà và Bùa Ngải của các nàng, có thể mất mạng như chơi.
...


Thổ mừ,Thái trắng anh ơi
                                                                                     
Cô nào cũng đẹp anh thời yêu ai
                                                                                              
Yêu ai xin chớ đùa dai
                                                                                       
Thổ mừ nó giận...Thư hai con Gà.


           Chú thích: Ma Gà nó ghê lắm, bị Thư một con vào bụng thì chỉ đau khổ, nếu bị hai con thì được...lên Bàn Thờ ngay đấy. Quí vị muốn nghiên cứu về các loại Ma như Ma gà,Ma xó,Ma trành... thì tìm đọc những truyện Đường Rừng của Lan Khai,Tchya...là đủ hết nhưng riêng về Ma femme thì chỉ cần đọc bài thơ" Nghệ thuật Rửa chén" của Thầy Sugar là đạt yêu cầu rồi.

Tản mạn về Ma femme-  Trong một bữa tiệc không có đàn bà, nhưng có đủ các ông đại diện cho mọi ngành nghề trong xã hội. Sau khi ăn uống no say các ông đề nghị bầu một ngành nghề nào có tiếng là sợ" Ma femme" nhất trong xã hội. Sau khi lựa chọn cẩn thận, cuối cùng nghề Thầy Giáo được bầu là hạng nhất vì có giai thoại như sau:
            Có một Thầy giáo khả kính, bữa nọ đi đánh Mạt chược khuya mới về nhà. Tới trước cửa Thầy bèn gõ nhè nhẹ 3 tiếng rồi liền quì ngay xuống bậc cửa và kiên nhẫn chờ...Một lúc sau vợ ra mở cửa chỉ lườm Thầy một cái rồi thì mọi chuyện đều...êm thấm. Thế là thế nào? Thì ra mọi đêm Thầy về, gõ cửa ầm ầm rồi đứng hút thuốc phây phây, giường ngủ gần ngay đó, bà nhìn qua khe cửa thấy phát ghét cho đứng chờ tới sáng luôn. Lần sau, không dám gõ mạnh nữa nhưng vưỡn đứng hút thuốc vi vút, bà bèn bổn cũ soạn lại, để Thầy đến trường đánh răng rửa mặt luôn cho đỡ tốn nước. Lần này thì Thầy thấm đòn và ngộ ra là phải... quì thì mới qua lơ phai(qualified) chăng?.Và quả đúng như vậy, bà Giáo liếc qua khe cửa thấy mặt thầy dài ra bèn tội nghiệp cho vào nhà sớm để Thầy... kịp giờ đi dạy.

Hội chợ Ấu trĩ viên(kermesse)  Năm đó Thị xã Thái Nguyên mở Hội Chợ tại Ấu trĩ viên để gây quĩ từ thiện. Cái đinh của Hội chợ là ngày khai mạc do quan Công sứ chủ toạ. Một cái rạp bằng lá gồi rộng rãi, khang trang được dựng lên sát ngay sân tennis. Những cái chòi nho nhỏ cũng được dựng sơ sài để dành cho các Cụ ngồi chơi Tổ tôm điếm và đánh cờ Người(quân cờ là người thật). Các Cô giáo của trường Con Gái thật bận rộn, vất vả. Ngoài việc phải trổ tài nấu nướng đủ loại món ăn Tây,Tầu,Ta để phục vụ các quan rồi còn phải trang hoàng rạp bằng hoa lá cành với sự tiếp tay của các Thầy giáo sao cho các quan vừa lòng nhất là quan Phủ, quan Huyện, quan Kiểm học và dĩ nhiên cả quí vị Hiệu trường trường Nam và trường Nữ. Thế rồi ngày khai mạc đã tới, các quan đều âu phục chỉnh tề, các bà, các cô thì ngoài vòng vàng, cẩm thạch...đa số đều mặc áo dài truyền thống, tất cả sẵn sàng chờ đón quan Công sứ đến khai mạc Hội chợ.
            Sau phần nghi thức và diễn văn khai mạc, mọi người đều đứng dậy, trò chuyện, bàn tán về các mục vui chơi, rồi ngay sau đó được ban tiếp tân mời vào bàn ăn trong rạp và sâm banh bắt đầu nổ như pháo Tết. Các Cô giáo xinh như mộng, chỉ cỡ trên 20 tuổi, dáng vẻ thanh tú đi lại mời mọc, miệng tươi như hoa làm quan Công sứ ngây ngất. Bỗng quan nói nhỏ với quan Tuần....rồi quan Tuần lại đi tìm bà Hiệu trưởng ghé tai thầm thì.... Thì ra quan Công sứ đã chấm Cô giáo T, hoa khôi của thị xã, và xin được Hôn cô theo phép lịch sự Tây phương.
            Bà Hiệu trưởng phải năn nỉ, vừa hứa hẹn vừa doạ dẫm Cô T mới chịu nhưng với điều kiện là phải Hôn kiểu Ta chứ Cô hổng chịu kiểu Tây. Quan Công sứ cũng đành phải chiều Cô vì Nhập gia tuỳ tục mà! Đại khái nó diễn tiến như thế này: Quan chỉ được Hôn nhẹ trên má Cô, hai tay để thõng xuống, không được quờ quạng, cái đầu Quan hơi nghiêng xuống vì Cô không cho đứng gần. Chao ôi mấy cọng râu xồm của Quan mà cọ vào má của nàng chắc là... nhột lắm. Khổ nỗi cái mục Hôn này lại diễn ra trên sân khấu ngay trước mặt bá quan văn võ và thần dân làm tôi nổi máu nghĩa hiệp lên, dù lúc đó vưỡn còn... con nít, chỉ muốn tặng Quan một cái đá đít vì tội nghiệp Cô giáo quá, má Cô hơi ửng hồng trông lại càng đẹp và mắt như muốn... đẫm lệ. Quan Tây còn đang mê mẩn thì Cô đã ù té chạy vào bên trong rạp và nhất định không chịu ra tiếp tân nữa. Từ bữa đó tôi ghét Tây dễ sợ dù cơm Tây thì... vưỡn ăn, không biết tại sao!. Bây giờ tôi mới ngộ ra là trong thời gian theo đoàn Văn nghệ, tôi chuyên trị đóng vai Tây Chết, một phần vì dở không đóng vai khác được, phần nữa chắc là để...trả thù Tây cho bõ ghét. Thế ra cái sự hận thù nó đã nằm sẵn trong tiềm thức rồi và chỉ chờ có dịp là xông ngay ra.

Phở Thái Nguyên
          Quà vặt ở Thái Nguyên rất đa dạng, phong phú và không thua kém các món ăn chơi ở Hà Nội là bao. Mỗi ngày, từ tờ mờ sáng, các hàng bán rong đã lũ lượt, theo thứ tự thời gian nhất định, diễu qua nhà tôi với đồ nghề lỉnh kỉnh: kẻ gồng gánh, người đội thúng, bưng mẹt, đẩy xe...tiếng rao hàng ơi ới thật là vui tai.  Đặc biệt các hàng bún chả, nem rán, bún ốc, bún riêu, bún mọc...khói bay ra mù mịt từ các bếp than thô sơ đặt trong những cái thúng, sực nức mùi gia vị với thịt nướng làm điếc mũi dân thành phố. Bánh giò, bánh dợm, bánh khúc nhân thịt, hành mỡ nóng hổi thật hấp dẫn. Tuy nhiên món quà đặc sắc nhất của tỉnh Thái vẫn là món Phở Bò tuyệt cú mèo.
         Cả tỉnh chỉ có 2 hàng Phở gánh nổi tiếng là phở Bủng và phở Thảo, đóng đô ở 2 địa điểm cách nhau khá xa, chắc là để tránh nạn cạnh tranh. Buổi sáng, cứ khoảng 11 giờ là mùi phở trong cái thùng nước dùng bay ra thơm lừng từ đầu phố đến cuối phố, làm cư dân quanh đó đều hít hà và thèm chẩy nước miếng. Giờ đó các công tư chức vẫn còn đang làm việc ở sở thì làm sao xơi phở được. Còn các bà bận sát phạt nhau ở bàn Chắn cạ thì đã có hàng quà mang đến tận miệng, chỉ có các cậu bếp, cô sen và con nít ở nhà thì tiền đâu mà ăn phở nên đành phải hít hà và ăn hàm thụ là đúng dzồi. Tuy nhiên Phở gánh vẫn có khách hàng thường trực là những ông bà chủ tiệm, các công tử, tiểu thư con nhà giàu trốn học ở nhà, các cụ già bà già, không còn răng nên ăn phở thường dễ nuốt hơn. Vì là phở gánh nên không có chỗ ngồi thuận tiện, ai muốn xơi đều phải To Go về nhà cho tiện việc sổ sách. .
        Phở Thái Nguyên có gì đặc biệt mà tôi lại đặt lên đầu bảng của các món quà vặt vậy? Một bát phở, theo tôi gồm 2 phần chính: nước và cái, đều có giá trị ngang nhau. Ở đây, tôi mạn phép chỉ bàn về món nước dùng cho nó ngắn gọn. Thái Nguyên có một Lò sát sinh độc nhất chuyên trị xẻ thịt các loại gia súc như bò,lợn,dê...v...v để bán trực tiếp cho dân thị xã. Các ông hàng phở đã chờ sẵn ở Lò từ 3,4 giờ sáng để cấp tốc mang về xương, thịt còn mới tinh, hầm trong các thùng nước với những gia vị thích hợp, và chỉ độ 5,6 giờ sau là dân thành phố đã được thưởng thức ngay món phở mới ra lò thơm phức này. Nước dùng ngon ngọt là nhờ xương,thịt còn tươi và chắc chắn không phải qua cái tủ lạnh. Lũ bò lại được nuôi tự do trên những đồng cỏ thiên nhiên, không hoá chất, không thuốc kích thích thì xương thịt của nó dĩ nhiên là tuyệt hảo rồi. Thú thực với quí vị, hồi đó tôi chỉ cần được xơi cơm nguội chan nước phở nóng cũng là hạnh phúc lắm dzồi.

Văn nghệ-Thể thao

         Trong suốt thời gian đến trường, môn học nào của tôi cũng dở, ngoại trừ hai môn Văn nghệ và Thể thao là tương đối khá hơn cả. Về Thể thao, tôi giỏi nhất môn Bóng bàn và sau này chuyển qua Tennis. Năm 12 tuổi tôi đã tham dự cuộc thi Tranh giải Bóng bàn toàn tỉnh và vào đến chung kết mới bị loại. Đối thủ của tôi là một người lớn, cao hơn độ 2 cái đầu làm sao tôi đánh lại. Còn món Văn nghệ cũng rất xuất sắc đặc biệt là về đàn hát. Lúc 7,8 tuổi tôi đã đánh đàn mandoline khá giỏi và hoàn toàn tự học. Hàng ngày ngoài giờ đến trường, tôi thường trốn nhà đến một gia đình chuyên bán thuốc lào ở phố Vườn Hoa để đánh đàn ké, vì nhà tôi không có đàn. Tôi thuộc rất nhiều bài hát nhất là các bài tình ca lãng mạn và hát rất đúng giọng, đúng nhịp nhưng có khuyết điểm là hơi không được dài.
         Năm đó Cậu được gửi đi tham dự lớp Huấn luyện viên Thể dục ở Phan Thiết và Thầy Hàm được đổi về dạy thế lớp Ba. Thầy Hàm, tính vui vẻ, dễ thương, rất thân thiện với học trò và là một huynh trưởng Hướng Đạo. Thầy tổ chức các đoàn Sói con(louveteau) và thỉnh thoảng cho đi cắm trại xa thành phố, tổ chức những trò chơi để phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, thích hợp với tính tò mò và năng động của đám con nít. Thầy giỏi đàn hát và thường viết những vở Kịch ngắn cho chúng tôi tập trình diễn.

Trois jeunes tambours  Vở kịch được hát lên bằng tiếng Pháp, nói về 3 chàng lính đánh trống đi kiếm vợ. Chàng đứng giữa là vai chính và xin hỏi Công chúa,con Vua làm vợ. Vở Kịch được viết dưới hình thức Thoại kịch giữa 3 nhân vật: Vua,Công chúa và chàng Rể tương lai. Tuy nhiên những câu đối thoại lại phải hát lên kèm theo với những điệu bộ cho thích hợp. Tất cả các diễn viên đều là Sói con và Công chúa là nam giả nữ.Tôi vốn không có khiếu về Kịch tuy nhiên trong vở kịch này lại được lựa đóng vai chính là chàng Rể vì 2 lý do: hát hay và là con Thầy giáo.   

Gay? Ở màn cuối của vở Kịch, chàng Rể được quỳ xuống hôn tay Công chúa, thật cảm động và sung sướng...thứ thiệt. Công chúa giả hôm đó đẹp tuyệt trần, không biết ai đã trang điểm cho nàng, hai cái má bánh đúc cứ phinh phính ra trông thật xinh dễ sợ. Anh bạn đóng vai này tên Q, bằng tuổi tôi, hiện còn sống ở Hà nội. Từ bữa đó tôi mê Q thật, lúc ra chơi, khi đi cắm trại, lúc tập đàn...luôn luôn tôi ở bên cạnh Q. Lâu không thấy mặt thì nhớ cứ y như tương tư vậy. Nhưng hồi đó mới 7,8 tuổi đã biết...yêu đâu, chỉ cảm thấy khi xa nhau thì buồn nhớ vớ vẩn mà không biết tại sao. Có thể gọi là Gay được không? nếu đúng thì tại sao bây giờ tôi lại bình thường?

Bồng lai Tiên cảnh Thầy Hàm viết một Nhạc cảnh về Bồng lai nơi có các tiên nữ múa hát với xiêm y rực rỡ. Chúng tôi phải nhờ gia đình, bà con đi mượn quần áo của đám con gái trong tỉnh để chuẩn bị tập dượt. May quá cạnh nhà tôi là nhà ông Phán toà Sứ có cô con gái cùng cỡ tuổi nên họ cho mượn dễ dàng. Các diễn viên phải tự lo liệu về y phục và nhờ người nhà trang điểm, phấn son đàng hoàng rồi mới kéo nhau đến trường để tập. Riêng tôi thì được chính cô con gái ông Phán trang điểm, cũng cảm thấy thích thú vui vui. Có một chi tiết khá ngộ nghĩnh là các Tiên nữ trong khi múa hát đều không mặc đồ lót vì...có ai dám cho mượn đâu. Các cô gái chỉ lén đưa cho cái quần còn cái món kia thì eo ôi, ghê quá nhất định không cho mượn. Cũng may thời gian đó con gái ít mặc váy, nếu các tiên nữ múa hát mà váy lại tung bay trước những cái quạt thì hấp dẫn lắm, có khi khủng khiếp quá khán giả bỏ chảy hết thì tan tuồng. Hồi đó con trai còn nhỏ, đi học thường cũng chỉ mặc quần đùi, trời lạnh thì quần dài và không có đồ lót. Rồi thì mọi sự cũng qua đi và buổi trình diễn nhờ... y trang lạ mắt nên được khán giả tán thưởng nồng nhiệt.
       Hôm sau đáng lẽ phải đem trả quần áo cho cô gái thì tôi lại kiếm cớ không trả ngay nói là để giặt sạch sẽ đã...thì cũng đúng thôi nhưng rồi cũng lần lữa thêm vài ngày nữa mới trả. Nói ra thật xấu hổ, thì ra tôi nhớ cái mùi xiêm y của cô gái, nó lạ lắm không thể diễn tả được chắc là mùi...Con Gái, đơn dản như vậy thôi.

Thời oanh liệt

... Năm 1943 Thầy Phạm duy Nhượng được đổi về trường René Robin và phụ trách dạy lớp Nhất. Tôi có hân hạnh được học Thầy từ năm đó cho đến khi VM cướp chính quyền. Thời gian này đúng ra là thời oanh liệt nhất của tôi, vì Thầy và tôi lúc nào cũng có mặt trong các buổi hoà nhạc hay diễn kịch trong tỉnh. Lúc đó tôi 12 tuổi hãy còn con nít, và là người trẻ tuổi nhất trong ban nhạc. Trước khi vào đoạn chính của một bản nhạc thường có khúc dạo đầu( prelude) và tôi luôn là người đã đánh khúc đó bằng đàn mandoline, sau đó cả ban nhạc mới chơi vào bài chính.
       Ngoài các buổi hoà nhạc và diễn kịch chính thức có bán vé cho dân chúng để gây quỹ hoặc làm việc từ thiện, đám thanh thiếu niên mê nhạc thường tổ chức những buổi hoà nhạc bỏ túi ở nhà riêng cũng vui và hấp dẫn lắm. Lần nào cũng có màn cháo gà trước khi chia tay và riêng tôi thì rất khoái món này vì ở tuổi thiếu niên có lúc nào no đâu.
       Thầy Phạm duy Nhượng năm đó chừng 24, người cao ráo, dáng nghệ sỹ, nhưng thật đáng buồn vì miệng Thầy có tật hơi bị méo chắc do bẩm sinh. Thầy quê quán ở Hà Nội, là em của Thạc sỹ Phạm duy Khiêm và là anh của nhạc sỹ Phạm Duy ( Phạm duy Cẩn ). Thầy có bằng Tú Tài Tây phần thứ nhất, lúc đó là oai lắm rồi và đã có gia đình. Vợ Thầy đẹp  và còn  trẻ măng.
      Thầy rất nhiều tài: viết Kịch, sáng tác Nhạc, vẽ Tranh và kiêm luôn cả Đạo diễn. Ngoài ra Thầy còn hát và có sở trường về môn Guitar thùng. Tính Thầy phóng khoáng, cởi mở. Thầy với tôi là cặp bài trùng, chỗ nào có hội hè, nhạc, kịch là có Thầy trò chúng tôi, thật là thời kỳ Thần tiên, nhiều kỷ niệm đẹp và tôi không bao giờ quên được.

Chị Vân(có tên tục là gái) Sau khi tốt nghiệp bằng Tiểu học, chị Vân được gửi về quê nội ở tỉnh Bắc Ninh để theo học bậc Trung học. Hàng năm, mỗi kỳ nghỉ Hè, Chị lại trở về vui chơi với gia đình ở Thái Nguyên trong 3 tháng phù du. Khoảng thời gian này Cậu cho Chị đến học thêm với Thầy Nhượng về hai môn Pháp văn và Toán. Thái Nguyên là tỉnh nhỏ nên các thiếu nữ choai choai có chút nhan sắc đều được các cậu trai để ý và gán ghép cho nhau. Chị Vân lúc đó 16 tuổi, hát khá hay, truyền cảm thỉnh thoảng được Thầy đưa lên sân khấu trình diễn. Chị chuyên trị hát 2 bài Đêm Đông và Con Thuyền Không Bến thường làm các cậu trai cảm động. Tôi còn nhớ, cậu T hay nhờ tôi đưa thư tình cho Chị và mỗi lần thành công lại được cậu tặng 1 phong bánh đậu xanh thơm phức. Tính tôi tham ăn nên khai thác tối đa cái mục chuyển thư tình này. Thư của cậu nào tôi cũng tìm cách đưa hết cho Chị, không hề kỳ thị, nên các món ăn ngon như bánh cuốn Đồng mỗ, phở Bủng, kem...tôi đều được xơi hết, có khi các cậu còn tranh nhau rủ tôi đi ăn nữa. Năm1948 Chị lập gia đình và năm sau đã qua đời vì bệnh Chó Dại. Thật tội nghiệp, Chị tôi đã chết oan vì bệnh Chó Dại có thể chữa khỏi nếu được chích ngừa, nhưng lúc đó thuốc chỉ có trong viện Pasteur ở Hà nội mà thôi.
       Hồi đó lũ học trò lớp Nhất, ngày nghỉ thường hay rủ nhau lại nhà Thầy để tập đàn, đánh cờ và để...ngắm Cô Giáo. Thầy tôi thật có phước, Cô đẹp não nùng, hiền như ma sơ và thường làm bánh đãi lũ học trò quỷ quái. Tôi nghĩ lại thật phục Thầy sát đất. Tuy Thầy có tật ở miệng, nhưng Thầy đàn hát tuyệt hay, ăn nói có duyên và cũng hơi tếu giống y trang học trò Thầy bây giờ. Có lẽ mỹ danh của Cô là Hương vì sau này khi lập đoàn văn nghệ, biệt hiệu của Thầy là Bắc Hương, chắc để tưởng nhớ đến người vợ trẻ vắn số. Thầy chiếm được trái tim của Cô, một thiếu nữ tuyệt sắc như vậy thì đúng là có duyên số mí nhau ghê lắm đấy. Nhưng than ôi, có Hạnh phúc nào là trọn vẹn đâu, hồng nhan thường...bạc mệnh. Sau ngày 19/8/45,Thầy trò chia tay nhau và mãi đến giữa năm 1947, chúng tôi mới gập lại thì Cô đã ra người thiên cổ vì bệnh thương hàn mắc gió để lại cho Thầy một đứa con trai mồ côi Mẹ và... đó là chuyện về sau.

Lưu Bình-Dương Lễ Thầy mới viết xong vở kịch Lưu Bình Dương Lễ sẽ đem trình diễn trên sân khấu trong tỉnh và chúng tôi bắt đầu phải tập dượt. Cốt truyện đại khái như sau: Dương Lễ và Lưu Bình là bạn đồng môn, đến khi đi thi, Dương Lễ trúng tuyển còn Lưu Bình bị vỏ chuối nên thất chí, tinh thần xuống dốc. Dương Lễ thương bạn, âm thầm cho người thiếp trẻ đẹp là Châu Long đến nuôi và nâng đỡ tinh thần để Lưu Bình tiếp tục đèn sách cho đến khi thi đậu. Trong suốt thời gian luyện thi, Lưu Bình và Châu Long chung sống với nhau dưới một mái nhà nhưng riêng phòng, thỉnh thoảng cũng có chuyện vớ vẩn nhưng Châu Long cương quyết giữ kỷ luật nên mọi sự đều tốt đẹp cho đến phút chót. Sau khi bảng vàng sáng chói, Lưu Bình định xin cưới người đẹp thì Nàng đã khăn gói lặng lẽ trở về nhà chồng từ lúc nào rồi. Chuyện này đề cao Tình Bạn và lòng chung thuỷ của người Vợ.
       Vở Nhạc Kịch gồm 3 vai quan trọng: Lưu Bình, Dương Lễ và Châu Long nhưng 2 vai nổi bật là Lưu Bình và Châu Long vì phải diễn xuất nhiều nhất. Anh bạn Q đẹp trai được giả gái đóng vai Châu Long, một bạn khác có ngoại hình dong dỏng, tốt mã được chọn đóng vai Lưu Bình làm tôi nổi máu Hoạn Thư, ghen...khủng khiếp. Tôi bị trượt vì thiếu thước tấc, thư sinh phải nho nhã, cao ráo mà tôi thì lùn tịt chỉ ngang ngửa với Châu Long thôi, mặc dù hát hay nhưng diễn xuất lại dở ẹc thì vỏ chuối là đúng dzồi. Thế là ta buồn ta đi lang thang nhưng cuối cùng thì ta cũng lại phải bò về nhà lục cơm nguội vì đâu có sự lựa chọn nào nữa !

Tuần lễ vàng   Ngày 19/8/45,VM cướp chính quyền, lúc đó trường tiểu học René Robin được đổi thành trường trung học Lương ngọc Quyến, đã có lớp đệ Thất đầu tiên do Thầy Nhượng phụ trách. Thời gian này tôi hăng hái xách đàn mandoline đi các lớp để hướng dẫn các Thầy trò tập hát các bài Tiến quân ca, Diệt phát xít, Uất hận...vung vít chẳng hề biết đến chính chị chính em gì cả. Sau đó ít lâu, tuần lễ Vàng được mở ra cho nhân dân có dịp mở hầu bao giúp Nhà nước đủ phương tiện để Trường kỳ kháng chiến sau này.
        Tuần lễ Vàng được tổ chức ngay tại Chợ để đồng bào hàng ngày khi đi chợ, ghé qua bỏ những vòng vàng, nhẫn vàng, cẩm thạch...vào những thùng đặt sẵn tại các nơi thuận tiện và dĩ nhiên phải có người canh gác cẩn thận. Các ban nhạc được khai thác triệt để, từ sáng sớm đến tối mịt mới được về, đúng là cơm nhà vác ngà voi.
        Cậu tôi tuy chỉ là Thầy giáo quèn nhưng lại hay giao du thân mật với các quan lớn nên cũng sợ bóng sợ gió. Cậu Mợ bàn tính bán nhà cho gia đình cô em dâu để di tản về Hà Nội cho an toàn. Lúc đó tôi đã 14 tuổi, khá lớn dễ bị lôi kéo vào bô đội nên Cậu gửi tôi về quê nội ở Bắc Ninh nằm chờ sẵn cho chắc ăn.

Thái Nguyên- Vùng trời Kỷ niệm

...  Vài tháng sau, gia đình tôi lúc đó đã có thêm một em trai, tất cả âm thầm lên xe để về Thủ đô Hà Nội. Một cuộc sống mới đã mở ra và gia đình bắt đầu phải vất vả, sinh sống với số vốn ít ỏi là tiền bán nhà, chắc cũng chẳng được bao nhiêu vì đã phải bán cấp tốc. Một buổi sáng ảm đạm tôi theo người nhà lên xe đò từ Bắc Ninh sang Hà Nội để về gập lại gia đình. Chuyến xe đi qua một cái cầu, bên dưới là con sông Đuống lững lờ trôi, nơi đã diễn ra bao kịch bản bi thương mà thi sỹ Hoàng Cầm đã ghi lại trong một bài thơ tình cảm nổi tiếng : "Bên kia sông Đuống" trong tập thơ"Về Kinh Bắc" năm xưa.
       Tôi còn nhớ, buổi sáng hôm đó từ làng Yên Mẫn theo người chị họ ra cửa Hậu để đón xe, lòng buồn vời vợi và nhớ miên man nhưng cũng chẳng biết nhớ cái gì. Thật ra chỉ là một mớ hỗn độn trong đầu một thiếu niên ngây thơ tuổi 14 : nào là hai cái má bánh đúc dễ thương của bạn Q đẹp trai, nào là cái mùi hương thoang thoảng bay ra từ áo quần của cô gái con ông Phán, rồi những bức thư tình của các cậu trai gửi cho Chị Vân, gợi nhớ đến những phong bánh đậu xanh thơm phức mà tôi đã thưởng thức và còn...nhiều nữa. Lúc ngồi trên xe, đang suy nghĩ lan man về tương lai mình ...que sera...sera... thì tự nhiên tôi bật khóc và khóc mùi mẩn vì linh cảm thấy là từ nay tôi thật sự đã phải xa Thái Nguyên yêu dấu, một vùng trời đầy kỷ niệm khó quên của... Những ngày Thơ Ấu.                                                                   
Tỉnh Thái quê tôi, cảnh hữu tình,
                                                                              
Sông Cầu gợn sóng, buổi bình minh.
                                                                              
Trên bến dưới thuyền vui như Hội,
                                                                              
Thổ, Mán,Tày, Kinh... sống thái bình.

                      
Hồi ký
Nguyễn ngọc Đường


thanks.gif


Thưa Anh Đường,
"Những Ngày Thơ Ấu" của anh mang nhiều kỷ niệm đáng nhớ, hèn nào anh đã ghi lại thật nhiều chi tiết trong bút ký giá trị này. 
Cám ơn anh đã cho cả nhà hiểu thêm về thời thơ ấu của mình.
Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoa Hạ
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1628
CA, USA
Gender: female
Re: Hồi Ký
Reply #209 - 29. Jul 2010 , 13:15
 
Nguyễn Ngọc Đường wrote on 28. Jul 2010 , 22:36:
Tuý Vân và Choè thân yêu,
Tôi thật sung sướng được các em có lòng quan tâm đến sức khoẻ của ông Thầy già này. Thuở ban đầu khi mới chập chững bước vào diễn đàn tôi rất e ngại vì thấy mình cô đơn,lạc lõng chỉ sợ bị xơi guốc bất tử thì tan nát đời trai...già ngay. Nhưng sau một thời gian êm ả,thấy Cô Thu và các em thật hiếu khách,hiền lành nên tôi đã yên tâm và rủ luôn Ngọc vào cho vui vẻ cả làng. Xin cám ơn lòng ưu ái của Quí Cô và các em lắm lắm.
Đường


Thua thay,

Em la Hoa Ha (i quen Kim Phương) la pho nhom trong ngay gap co Manh o nha hang. Hom do em thay thay gay nhieu lam va con rat yeu , nhung em rat mung la em da gap dươc thay va co. Em chi nghe may co noi rang thay co phai don nha ma em khong hieu la thay don di cho moi o hay la thay co phai sua nha lai. Em mong thay mau binh phuc va luon luon dem den nhieu nu cuoi cho d/d va cho hoc sinh chung em.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 12 13 14 15 16 ... 211
Send Topic In ra