Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 8
Send Topic In ra
TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ (Read 18505 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #30 - 23. Aug 2010 , 21:05
 


Em TB chào chị Cỏ , chị phẻ hông chị? Hôm nay thứ hai đầu tuần làm biếng quá chị ui ! Chúc chị Cỏ dzui dzí ai chị thích nhen chị  Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #31 - 24. Aug 2010 , 23:54
 
thubeo wrote on 23. Aug 2010 , 21:05:

Em TB chào chị Cỏ , chị phẻ hông chị? Hôm nay thứ hai đầu tuần làm biếng quá chị ui ! Chúc chị Cỏ dzui dzí ai chị thích nhen chị  Smiley



Chị thích trang này của nhỏ , đọc không chừa một bài nào. Hay lắm cưng.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #32 - 07. Sep 2010 , 00:02
 
Truyện rất ngắn trước khi Ngủ 



  1- Nồi cá bống kho tiêu

Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập.  Đi tù.  Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần.  Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con.  Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào, trông ngóng mẹ.  Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi.  Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.

2- Tình đầu

Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình.  Nàng chu mỏ: học trò ,nhỏ xíu, bày đặt.  Hai mươi hai, Thiếu úy Sư Đoàn 18, về phép đến thăm, nàng lạnh lùng.  Sợ làm góa phụ lắm.  Hai mươi sáu  Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn.  Khó chết rồi, xin bỏ trầu cau.  Nàng ậm ừ để suy nghĩ lại đã. Tháng 4/75 chạy giặc, lạc mất nhau.
Ở tù ra, gặp lại.  Nàng đã có chồng, hai con. Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở vậy không lấy ai. Ba mươi năm sau, lận đận quê người ,gặp lại.  Nàng chồng chết, các con trưởng thành ra ở riêng.  Mừng rơn ,mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình.  Nàng thẳng thừng: già rồi bận bịu nhau làm gì, ở một mình cho khỏe.

3- Hai chị em

Chị quen anh Hân, trung úy phi công.  Anh đến nhà chơi, thấy em gái quấn quít Hân, chị nhường.  Hai người tổ chức đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới.
Em có thai đứa con đầu lòng được 6 tháng thì Hân đi tù cải tạo. Chị thương em  đang có con dại, thay em đi ra Bắc thăm nuôi Hân.  Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với người tài xế. Chị tiếp tục đi thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ con mình, chị xấu hỗ, tủi thân, âm thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.
Hân về, biết sự thật.  Buồn, dẫn con gái đi vượt biên.  Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ.  Lấy tấm hình Hân đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân ơi…

4- Trả hiếu


Thằng Út đói bụng, tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì. Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo.
Lan dỗ dành , ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẽm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố dành dụm ít tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hơn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân rồi.  Bệnh viện đòi 5 triệu mới chịu bó bột.
Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì ơi con bằng lòng. Đêm bán trinh cho ông Đài Loan, Lan khóc lặng lẽ.  Anh Tư ơi, cho em xin lỗi…

5- Khói thuốc

Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh, học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh.  Hai đứa yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau . Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long.  Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa đậu nành nóng, cho ấm.
Trinh ra trường về nhà ba mẹ ở Sài Gòn.  Duy xin phép thường niên được 7 ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng. Cưới xong chắc em cũng vào làm ở đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy quên ông Trung úy đó đi.
Hai tháng sau Duy bị thương về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa.  Anh lính đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm.
Duy chống nạng ra ngồi trước hiên, châm điếu thuốc.  Thẩm quyền! bộ ông đang khóc đó hay sao? Không phải đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay làm chảy ra nước mắt…


6- Chồng xa


Tin vào chủ trương của lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu. Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc. Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được bị ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm thuê.  Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời.  Nợ nần của gia đình để chị lo.
Nuốt nước mắt vào lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng Đại Hàn.  Được ba tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cho cha.  Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc. Thương chị,Vịnh nghẹn ngào hứa vâng theo lời chị dặn dò. Hai tuần sau, tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia đình đến nhận bình đựng tro cốt của Hạnh.  Họ giải thích tại chị nhảy lầu tự tử…
Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa bạt ngàn tận chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi chị Hai ơi…






































Back to top
« Last Edit: 07. Sep 2010 , 00:03 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #33 - 08. Sep 2010 , 00:19
 

TB chào anh Toàn , truyện ngắn thiệt nhưng đọc xong thì khó ngủ , buồn quá chừng anh Toàn ui. Chúc anh Toàn dzui nhiều  Grin
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #34 - 08. Sep 2010 , 00:22
 


Thiêng Liêng Như Những Linh Hồn


Tác giả: Nguyễn Kiến Việt


***

Mẹ tôi chỉ là một thư ký thường cho một công sở ở Sài Gòn trước năm 1975. Vào cái trưa ngày 30 tháng 4, 1975, khi biết chắc miền Nam đã thất thủ và Việt cộng đang từ từ tiến vô Sài Gòn, mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá cờ quốc gia, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp cúng giổ trong gia đình, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm khấn vái trước khi châm lửa đốt. Lúc đó chúng tôi cũng biết việc cất giữ những gì thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai họa cho gia đình, huống chi là lá cờ quốc gia, nên mẹ tôi phải đốt đi; nhưng những điều mà mẹ tôi giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ý nghĩa khác hơn mà suốt đời tôi không quên được.
Mẹ tôi nói: "Biết bao nhiêu anh chiến sĩ quốc gia đã chết dưới lá cờ ni, chừ vì thời thế mà mình phải đốt đi, mình cũng phải xin phép người ta một tiếng!"
Thế rồi, những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản bắt đầu đến với người dân miền Nam. Như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua những chiến dịch, chính sách liên tiếp của Việt cộng. Hết "chiến dịch đổi tiền", "chính sách lương thực, hộ khẩu",  đến "chính sách học tập cãi tạo đối với ngụy quân, ngụy quyền", "chiến dịch đánh tư sản mại bản", "chính sách kinh tế mới",.. và nhiều nữa không kể hết. Ai nói Việt cộng ngu ngốc, chứ riêng tôi thì thấy họ chỉ vô đạo đức và kém văn hóa, kỹ thuật; chứ thủ đoạn chính trị thì thật cao thâm! Chính sách nào của Việt cộng cũng làm cho người dân miền Nam khốn đốn, dìm sâu con người đến tận bùn đen.
Đầu tiên là "chiến dịch đổi tiền", họ phát cho mổi gia đình một số tiền bằng nhau, như vậy mổi gia đình đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai đươc. Họ tuyên bố vàng, bạc, quý kim, đá quý là thuộc tài sản của Nhà Nước, ai mua, bán, cất giữ thì bị tịch thu. Kế đến là "chính sách hộ khẩu", tức là mổi gia đình phải kê khai số người trong gia đình để được mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa là mổi người (mà họ gọi là "nhân khẩu") được 13 kg lương thực mổi tháng.
Bao vây như vậy vẫn chưa đủ chặt, Việt cộng sau đó còn ban hành lệnh cấm người dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem cho bà con, con cháu ở thành phố; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn, đau ốm, ...
Như vậy là họ đã hình thành một cái chuồng gia súc-người khổng lồ, con vật-người nào ngoan ngoãn thì được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái chuồng đó thì chỉ có chết đói. Chính sách này còn cao thâm ở chổ mà miền Nam ngày trước không có là không thể có cái việc "các má, các chị nuôi giấu cán bộ giải phóng trong nhà" như Việt cộng đã đĩ miệng, phỉnh phờ người dân trước đây.
Ba tôi rồi cũng đi tù "cãi tạo" như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, mẹ tôi ở lại một mình phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại đoạn đời đã qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu mình là mẹ mình hồi đó, liệu mình có thể bươn trãi một mình để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi một đàn con dại như vậy không ? Trong lòng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm phục dành cho mẹ tôi và những phụ nữ như mẹ tôi đã đi qua đoạn đời khắc nghiệt xưa đó.
Từ một công chức cạo giấy mẹ tôi trở thành "bà bán chợ trời" (bán các đồ dùng trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đã "tiến lên" thành một "bà bán vé số, thuốc lá lẻ" đầu đường. Thời đó, cái thời chi mà khốn khổ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa thì phải tạm nghỉ vì hễ khi có "chiến dịch làm sạch lòng, lề đường", công an đuổi bắt những người buôn bán vặt như mẹ tôi, thì phải đợi qua "chiến dịch" rồi mới ra buôn bán lại được. Có khi mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ,  nằm thở dài, hỏi ra mới biết mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.
Thời bấy giờ, do chính sách "bần cùng hóa nhân dân" của Việt cộng đã tạo ra những tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt mẹ tôi đổi vé số trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là mẹ tôi cụt vốn; có tên đến vờ hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet  (thời đó người ta thường chỉ mua một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ý, trả gói thuốc lại, chỉ lấy một điếu thôi, vài ngày sau mẹ tôi mới biết là hắn đã tráo gói thuốc giả!
Một buổi tối, tôi ra ngồi chờ để phụ mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, thì có một anh bộ đội, còn trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn (chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. Hồi đó, bộ đội Việt cộng giấu, không mang quân hàm nên chẳng biết là cấp nào, chỉ đoán là anh nào trẻ, mặt mày ngố ngố là bộ đội thường, cấp nhỏ, anh nào người lùn tẹt, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt chuột thì có thể là công an hay chính trị viên,...
Anh bộ đội hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đã rách chỉ còn hơn một nửa. Mẹ tôi nói: "Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi, người ta không ăn." Anh bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh lùng: "Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được!" À, thì ra những thằng oắt con Việt cộng này cũng biết lên giọng của kẻ chiến thắng, giọng của kẻ nhân danh một chính quyền! Lúc này tôi mới sực thấy cái quần xà lỏn màu vàng mà hắn đang mặc được may bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ! Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi hắn đã đi xa, mẹ tôi vò tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi nghe: "Thôi kệ, một đồng bạc, cãi lẫy làm chi cho mệt... Hắn mặc cái quần..., làm chi rứa, thắng trận rồi thì thôi, sỉ nhục người ta làm chi nữa, con hí?". Thì ra mẹ tôi cũng đã nhận ra cái quần hắn mặc may bằng lá cờ quốc gia và điều mà mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc rách!
Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đọa đồng bào. Nhưng sau nhiều năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng "vẻ vang" và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.
Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể: "Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo cờ quốc gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là cờ quốc gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!" Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là mẹ tôi nhìn mọi việc bằng tình cảm trong lòng mình.
Thời gian trôi mãi không ngừng... Cuối cùng rồi ba tôi cũng may mắn sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt vãnh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên, để sinh sống với mức trung bình!? "Mọi người sinh ra đều bình đẳng .. và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc ..." câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất hủ.
Một ngày khoãng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho ba tôi một tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn "đến làm việc". Gia đình tôi lo sợ là ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, ba tôi thì lẳng lặng mặc áo ra đi, hình như các ông "sĩ quan học tập" về đều trở thành triết gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tùy ý.
Rồi ba tôi về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được, công an thành phố kêu ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ vì gia đình tôi được Nhà Nước "nhân đạo" cho đi định cư ở Hoa Kỳ! Thật không sao kể xiết nổi vui mừng của gia đình tôi với tin này, đang từ một cuộc sống tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu mạnh nhất thế giới! Những ngày sau đó lại cũng là mẹ tôi đi vay mượn, bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao photocopy các giấy tờ "Ra Trại" của ba tôi, khai sinh của chúng tôi, đóng tiền cho "Dịch Vụ", ... để làm thủ tục xuất cảnh.
Chỉ khoảng 6 tháng sau là gia đình tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nhìn xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được. Thế là hết, đất nước này của tôi, thành phố Sài Gòn này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau chỉ còn trong kỷ niệm! Tôi quay lại nhìn thấy ba tôi mặt không lộ vẻ vui buồn gì cả, còn mẹ tôi thì nhắm mắt như đang cầu nguyện và mẹ tôi cứ nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái Lan, mẹ tôi mới nói: "Bây giờ mới tin là mình thoát rồi!"
Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đình chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, Hoa Kỳ.
Ngày đầu tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ Việt Nam bay phất phới trên mái nhà, mẹ tôi nói:  "Ui chao, lâu lắm mình mới thấy lại lá cờ ni, cái cờ quốc gia của mình răng mà hắn hiền lành, dễ thương hí?". Rồi mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá cờ quốc gia bằng vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ.
Chúng tôi dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, mẹ tôi cũng đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as a Second Language); đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).
Mẹ tôi viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là "Bạn hãy nói các điểm giống nhau và khác nhau của một sự việc gì đó giữa nước Mỹ và nước của bạn" thì mẹ tôi lại viết về lá cờ quốc gia. Ý mẹ tôi (mà chắc chỉ có mình tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng của Việt cộng; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ thiêng liêng của người Việt tại Mỹ. Rải rác trong suốt bài luận văn dài tràng giang đại hải của mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà mẹ tôi đã trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do, dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như thế dưới chế độ cộng sản). Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của mẹ tôi xem thì thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu là chữ đỏ: "interesting!", "Narrative", "I can’t believe it!",... và cuối cùng bà cho một điểm "D" vì... lạc đề! 
Cuộc sống chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. Dạo đó, có anh chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt cộng trong tiệm băng nhạc của anh ta làm cho người Việt quanh vùng nổi giận, đồng bào đem cả ngàn lá cờ quốc gia, nền vàng ba sọc đỏ đến biểu tình trước tiệm anh ta suốt mấy ngày đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền hình và nói với tôi: "Tinh thần của người ta còn cao lắm chớ, mai mốt đây mà về thì phải biết!" Ý mẹ tôi nói là sau này khi không còn cộng sản ở Việt Nam nữa thì chắc đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng cờ quốc gia chớ không phải chỉ chừng này đâu.
Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi đã xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn còn đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở mẹ tôi đi học ESL nữa nên mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một mình, buồn lắm. Có lần tôi hỏi mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, mẹ tôi nói: "Không, về làm chi, rồi mình nhớ lại cảnh cũ, mình thêm buồn; khi mô mà hòa bình rồi thì mẹ mới về!"  Ý mẹ nói "hòa bình" nghĩa là khi không còn cộng sản nữa.
Rồi mẹ tôi bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị ung thư phổi, cho về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không còn cứu chữa được nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh viễn không còn nhìn thấy lại quê hương mình lần nào nữa.
Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tùy thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước,.. Trong một ngăn ví là lá cờ vàng ba sọc đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra mẹ tôi vẫn giữ mãi lá cờ quốc gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.

NGUYỄN KIẾN VIỆT
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #35 - 08. Sep 2010 , 05:31
 
thubeo wrote on 08. Sep 2010 , 00:19:
TB chào anh Toàn , truyện ngắn thiệt nhưng đọc xong thì khó ngủ , buồn quá chừng anh Toàn ui. Chúc anh Toàn dzui nhiều  Grin



Có ghét cỏ thì cứ dập đại cho đau. Cớ gì làm cho tui không ngủ được mà cứ phải quẹt bụi ở mắt hoài vậy hở cưng T.B?
Back to top
« Last Edit: 08. Sep 2010 , 05:33 by Eva »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #36 - 12. Sep 2010 , 00:09
 

Eva wrote on 08. Sep 2010 , 05:31:
Có ghét cỏ thì cứ dập đại cho đau. Cớ gì làm cho tui không ngủ được mà cứ phải quẹt bụi ở mắt hoài vậy hở cưng T.B?


Em TB chào chị Cỏ , em không dám đâu chị ui ! Cỏ cũng có sự sống như mọi sinh vật khác , đâu ai nỡ dập cỏ đau , cỏ đau thì cỏ chết , cỏ chết thì mình tốn tiền.Chị ui cỏ bên Mỹ đắt lắm , cho nên mình đừng tùy tiện dùi dập chà đạp cỏ nhen chị ,chúc chị ngủ trưa ngon  sleepy008

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #37 - 12. Sep 2010 , 00:15
 
ĐẤT KHỔ



                                Hướng mắt về đám lá lụp xụp, tôi thấy thấp thoáng chiếc bóng ngồi lặng lẽ trên bậc thềm của chị Trúc cùng chiếc khăn quàng màu tím quen thuộc và những sợi tóc bay loà xoà trong gió. Tôi quay ngoắc lại, đi trở lui. Tôi không muốn thấy chị.  Có lẽ, cứ hể mỗi lần thấy chị là nhắc tôi nhớ lại hồi ức hãi hùng về những cái chết ngỡ ngàng vô tội đau đớn của các em do trái lựu đạn cố tình nổ toang trước cổng trườngTiểu Học năm đó. Cho nên dù nụ cười chị chào tôi thật ngọt, nhưng tôi không hề cảm động và cũng không muốn thân thiện dù chỉ là xã giao.

    Khi đó tôi mười bảy, tuổi đủ lớn để có thể giúp việc này việc nọ cho ba mẹ, và tôi thích nhất là mỗi buổi chiều đi đón em ở trường, tôi thường đi sớm một chút để có thì giờ đọc lén mấy cuốn tiểu thuyết trong quán sách gần đó, chờ em tan học tíu tít chạy qua đòi mua này mua nọ một hồi rồi hai chị em hối hả về, ba mẹ đợi cơm ở nhà. 
   Hôm đó tôi vào, trong quán chỉ có một người khách đang đứng khuất sau cái kệ cao treo mấy tờ tạp chí nơi góc cứ dòm ra đường như chờ ai. Như thường lệ, tôi đi thẳng vô bên trong, cười cười đáp lại với cô bé ngồi nơi quầy tính tiền rồi vói lấy cuốn truyện đọc dở dang hôm qua. Đang mãi mê, chợt tiếng chuông reo lanh lảnh, tôi như cụt hứng, ngó ra, kịp thấy người đàn ông lúc nảy vừa kéo sụp cái mủ lưởi trai trên đầu và bước vội ra đường. Tôi tiếp tục đọc thật lẹ, đoạn truyện tới hồi hấp dẩn. Một tiếng nổ kinh hồn. Tôi giật nẩy mình hoảng hồn hụp đầu xuống thì nghe tiếng la hoảng lồng lộng bên kia:
- VC liệng lựu đạn
- Chết con tôi rồi, cứu con tôi với Trời ơi ! Trời!..
- Trời ơi! Chết! …Chết!...,
  Tiếng khóc, tiếng la, thất thần rộ lên kêu cứu tràn tới cổng trường. Kịp hiểu, tôi đâm đầu băng qua, lách thiệt lẹ trong dòng xe đổ dồn cụt, hớt hải chui vào đám đông. Tay chân tôi run lẩy bẩy, gần như chết điếng thấy trước mắt những thân thể toé máu nằm ngổn ngang, có người oằn oại đau đớn ghê lắm. Tôi sợ quá, đang dáo dác cuống quít thì bị xô giạt ra chúi nhủi.
- Dang ra! Dang ra! Tránh ra chỗ khác!
  Tôi nép qua một chút cho y tá  lăng xăng chạy ra chạy vô băng bó, cứu cấp, khiêng mấy người bị thương. Chung quanh tôi, tiếng khóc rũ rượi, tiếng bù lu bù la kể lể càng lúc càng thảm thiết nhưng tôi bất kể cứ xô đẩy lẩn quẩn lýnh quýnh, rồi như con sóc len vô bên cửa hông của trường và mừng quá khi thấy em tôi đứng khóc thút thít trong đám người lớn con nít thấp thỏm nhấp nhô tụ lại ở cuối dãy. Tôi nhào tới ôm lấy em vừa mếu máo vừa xoa lưng, vừa dỗ. Lúc đó mẹ tôi chạy lúp xúp tới mặt mày xanh lè  thất thần, miệng mồm méo xệch.

    Tôi gần như kiệt sức, ngủ không được, BS bắt nghỉ học vài ngày, ăn cháo uống thuốc.
  Đêm đó, sau khi ăn uống qua loa, tôi vệ sinh rồi lên giường nằm im quấn mền thật chặt chờ thuốc thấm. Lát sau, đôi mắt tôi liêm dim thần trí mơ mơ màng màng nghe như có gì lao xao, giống như tiếng gió chạy rào rào trên những hàng cây, rồi sau đó tiếng gió mỗi lúc mỗi mạnh rầm rì như tiếng người, rồi  tiếng gió rít lên, rít lên… nghe rõ ràng  “đứng lại! đứng lại!” rồi có tiếng chạy đuổi nhau giận dữ… và tiếng súng vang lên khô khốc ! tôi bắn người, chới với bật dậy thét hoảng kinh… Mẹ lật đật chạy vô tốc mùng ôm tôi thật chặt.Tôi sợ lắm, mồ hôi rịn ra ướt lưng, trái tim đập thình thịch, thấy mơ hồ chung quanh có những cặp mắt ngỡ ngàng của mấy đứa trẻ chết tức tửi hôm nào nhìn tôi. Tưởng mình bị chết, tôi chới với níu chặc lấy tay mẹ, cánh tay ấm hôi hổi khiến tôi tỉnh táo đôi chút, tôi ngẩn ngơ nhớ lại, giọng sợ sệt: 
-     Có tiếng nổ mẹ ơi!
Mẹ dỗ dành:
-     Ngủ đi ngủ đi, không có gì đâu con.
Tôi dụi đầu trên vai mẹ cảm thấy yên tâm, định thần lại, tôi nghe có tiếng người trước cửa nhà, tôi còn nhận ra được giọng người quen lao xao… Có ai khóc vậy? Có tiếng khóc mà…  Rồi có tiếng giày nữa, nghe rào rạo. Tiếng bánh xe thắng rít, gấp rút, hình như xe đang trở đầu,  ánh đèn quét lấp loé từng luồng vô cửa sổ. Tôi mang máng chắc hàng xóm cãi lộn đánh lộn gì đó ghê lắm cho nên con đường  sáng rực ánh đèn xe hơi.
   Lát sau, ba bước vô thì thào với mẹ:
-     Nghe nói…bắt được người liệng lựu đạn rồi. Nó trốn trong nhà cô Trúc.
Mẹ như ớ ra, rồi nín thinh thở phào, quay sang ôm tôi:
-     Tụi con ngủ đi, có ba mẹ đây đừng sợ.
Tôi nằm im cho mẹ yên lòng, đầu óc tôi mông lung, và những hình ảnh ngày hôm qua lại lảng vảng trong trí nhớ. Thằng em nằm kế bên ngủ say có hay biết gì đâu.

   Chị Trúc có gian hàng bán vải ngoài chợ, nhưng mới dọn về căn nhà có khu vườn rộng cách nhà tôi một khoảng sân hẹp mọc đầy hoa cúc dại màu tím.  Đêm qua  trong khi Cảnh Sát Đặc Biệt  bao vây nhà chị, bất ngờ có một bóng người xuất hiện từ cửa sau, đang mon men ra ngoài, bị phát hiện kêu đầu hàng, người đó cố tình chạy, rồi bị trúng đạn chết trong lúc tìm cách nhảy qua hàng rào để thoát vô con đường mòn nhìn xa xa thấy có vạt cây xanh mút mắt trong kia.
 
    Tôi nghe ba kể: Tên Vc bị bắn chết đêm qua, là tên đặc công muốn ám sát ông sĩ quan thám báo tỉnh, chiều đó ông sĩ quan đi đón con trễ, học trò ùa ra một lát thì ông sĩ quan tới. Trái lựu đạn tung đúng lúc, nhưng ông sĩ quan chỉ bị thương. Tội nghiệp bốn đứa trẻ và bà bán hàng rong chết oan, chưa kể có vài người còn trúng miểng, khá nặng. Sau khi thảy trái lựu đạn, tên đặc công thót lên xe Honda chờ sẳn, mất tiêu.
  Ba chép miệng tức tối:
    - Giặc ở ngay nách mà mình không hay biết gì hết!
  Chuyện ông Vc bị bao vây, bị bắn chết… một hai tuần sau lắng xuống. Nhưng từ đó, người ta bắt đầu e dè chị Trúc. Mặc dù chị vẫn được tự do, được ra vào mua bán nhưng cứ mỗi lần chị đi qua là có những ánh mắt căm giận, thương hại, nghi ngờ, sợ sệt, dò xét ngó theo…
   Mấy tháng sau, cái bụng của chị u tròn lên,  hàng xóm chạy qua nhà mua vải của mẹ nói chị có bầu, có bà còn le lưởi mỉa mai “ Mai mốt xóm mình có thằng VC con, tha hồ ăn lựu đạn!”.
   
Mọi chuyện rồi cũng nguôi ngoai, thỉnh thoảng trong chiêm bao tôi vẫn còn thấy những xác chết hiện về, những đôi mắt ưu uất của các bà mẹ khiến những lúc đó tôi bàng hoàng thức giấc với tiếng gió kêu như thảng thốt trong bóng đêm đen đặc ngoài cửa sổ.
  Cho đến một hôm, nấu cơm chiều, thấy mẹ bận rộn kho thịt và hầm chân giò với đu đủ như nấu cho người ăn đẻ, lát sau mẹ kêu tôi phụ bưng qua nhà chị Trúc, thấy tôi ngạc nhiên rồi lắc đầu quầy quậy, mẹ giải thích:
-      Cô Trúc sinh con, nằm cử mà không có
ai nuôi, nghe nói phải mua cơm tiệm mà ăn, cũng tội nghiệp. Thôi kệ con, ai làm ác người nấy mang tội.
  Mẹ tôi được tiếng tốt bụng nào giờ, nên tôi miễn cưỡng nghe lời, tuy vậy, ba và tôi không đồng ý với lối suy nghĩ của mẹ, ba nói:
-     Thiếu gì người giúp, sao lại giúp kẻ ác!
  Nhà chị Trúc tuy đẹp, nhưng trông quạnh hiu trong khu vườn rộng, um tùm cây cối. Mẹ bấm chuông cổng, hồi lâu có người đàn bà trùm khăn sùm sụp đi ra, tôi nhận ra chị Trúc, mặt mày rầu rĩ buồn bã, xanh lướt, còn yếu lắm.  Giọng mẹ xởi lởi, như người nhà:
-     Tui nấu ít đồ ăn đem qua, cô ăn cho có sửa em bú. hàng xóm với nhau cô đừng ngại.
Chị Trúc tần ngần rồi mở cửa, mời mẹ con tôi vào. Mẹ đặt đồ ăn trên bàn, hỏi thăm một hồi rồi ngỏ ý muốn vào thăm  em bé. Tôi thấy chị chớp mắt như cảm động, khuôn mặt giản ra một nụ cười thật đẹp.
  Chị Trúc dẫn mẹ vô bên trong, mẹ kêu tôi ngồi ngoài, chắc mẹ dị đoan không cho con nít vô buồng bà đẻ. Tôi ngồi một hồi, nhớ tới lời người ta nói nhà chị Trúc có Vc?  Tôi bỗng nhiên nỗi lên cơn tò mò, vì hồi đó giờ cứ nghe nói Vc giựt mìn xe đò, Vc pháo kích, Vc liệng lựu đạn… Chứ tôi chưa thấy mặt mày của Vc như thế nào? Chưa hình dung ra Vc tròn méo làm sao? Cho nên tôi ngó nghiêng ngó ngửa,  khi mắt tôi vừa chạm vào một tấm hình trên đầu tủ thờ thì óc tôi lóe lên “ Vc ?” Nghĩ tới đó tôi cảm thấy hồi hộp vừa dòm chừng vô cửa buồng vừa mon men tới gần, càng gần…tôi thấy đó là tấm hình một người đàn ông… Tôi càng nhìn càng thấy người đàn ông trong hình như quen quen, có gặp đâu đó… Nhìn một hồi, ngờ ngợ, rồi nhớ ra, tôi hoảng hồn kêu lên:
-     Mẹ ơi!
Mẹ lúp xúp chạy ra ngơ ngác:
   - Gì con?
  Tôi định nói, thấy chị Trúc đứng im sau lưng mẹ, tôi ấp úng nói lảng:
-     Về… mẹ .
Mẹ xoay người lại, vô tình than thở với chị Trúc:
-      Khổ! từ hôm đó tới nay, nó hay kêu
hoảng vậy đó !
  Chị Trúc sầm mặt, đưa mẹ con tôi ra cửa, không nói gì, rồi lặng lẽ quay vào.

  Tôi nhận ra ông trong tấm hình rồi.  Chính là người đàn ông đứng trong quán sách chiều hôm đó, nốt ruồi nhô cao dưới cằm làm tôi không thể nào nhận lầm ông ta. Thì ra, lúc đó ông đang chờ…! Bỗng nhiên tôi rờn rợn, khi hình dung ra cảnh…Trời! Lở hôm đó  tôi đứng đâu đó bên ngoài, hoặc là em tôi chạy ra sớm… chắc chắn, chị em tôi là trong số những người hôm đó, đau đớn quằn quại kêu cứu thống thiết trên vũng máu vây khắp vỉa hè. Hoặc là tôi và thằng em nằm vật vờ chết oan ức với những miểng đạn ghim tả tơi khắp cùng mình mẩy… Ghê quá, tôi ớn lạnh không dám nghĩ tiếp nữa…

   Vì bị ám ảnh quá sâu đậm, từ đó tôi cứ thấp thỏm, nghi ngại trong lòng, cứ hể thấy ai lấp ló, dáo dác, mặt khắc khổ, hắc ám, lẩn quẩn trong chợ, gần trường học, đứng gần, là tôi hồi hộp… Nhiều lúc giật mình,tưởng tượng, bất thình lình đâu đó, quăng ra…Ầm!.. Bùm!...
   Ác như vậy đó, ai mà không sợ. Tôi  ước gì đời sống này đừng có VC. Sướng biết mấy!

  ….. Chị Trúc, Tôi biết chị đã lập gia đình khác và hiện giờ đang sống đâu đó tại Hoa Kỳ, nếu chị đọc mẫu chuyện này. Tôi tin, chị biết tôi là ai.
                                 thụyvi

               [ Hầm Nắng, cuối tháng 10, 2009 ]


             THE LAND OF SUFFERING
                                            . thụyvi

Directing my eyes through the low branches and leaves, I saw a vague image of Truc sitting on the steps of her house, with a purple shawl which was familiar with everyone in this area, with her hairs flying in the wind. I made a sudden turn and walked back. I did not want to meet her. Maybe the reason was that, every time I saw her or met her, a horrible reminiscence came to me. It was about painful death that had suddenly come to those innocent little children and had been caused by a grenade that had exploded purposely at the gate of an Elementary school that year. As a matter of fact, though her smile seemed really sweet, it did not move me not even bring me any closer to her, even for the reason of social relationship.
I was then 17 years of age, old enough to be able to help my parents something around the house. My most favorite job was to go and pick up my young brother home from school in the afternoon. I usually arrived to school a little early, so that I could enter the book stalk near the school to read books there without permission of the bookkeeper while I was waiting for my brother getting out of class, crossing the street in an exciting mood, asking me to buy him something before both of us went home in a hurry, because our parents were waiting us for dinner.
That day, when I arrived, in the book stalk there was only 1 man, hiding himself in a corner behind a high shelf with some magazines hung on it. He often looked out at the street as though he was waiting for somebody else. As usual, I entered right away the stalk, smiling at the young girl at the counter, reached my hand to grasp the story book I could not finish yesterday.
I was absorbed in reading when the school bell rang aloud. My interest was cut, I looked out the stalk, my eyes caught this man who hurried going out to the road, pulling downward a little bit his cap that was on his head. I continued the book at its attractive phase with a fast speed. A terrible explosion came aloud. Being startled and horrified by the sound, I moved down my head quickly. Shouts in the outside, clear and stricken with terror, came to my ears:
- The VC exploded grenade.
- My child was killed. Save him. O God.
- O my God. Dead, dead,
Crying and shouting out of fear, calling for help arose, radiated to the school gate. Understanding what was happening, I pressed running across the road, completely panic stricken trying to get through the traffic gem into the crowd. My hands and legs all shook badly. I felt a stiffness of my whole body when seeing a lot of bloody human bodies lying about in disorder and in the way, some people suffering in their extreme pain. Being frightened, I was looking all around in an agitated hurry when I was pushed forth with great force. My head was bent forward, I almost fell down to the ground:
* Get out
* Get out of the way.
I shrank myself so that nurses could go back and forth to help the wounded people with dressing, giving the first aid, carrying to ambulance. All around me, haggard
cries, sound of people spinning a long yarn became more and more saddening and pitiful! I ignored them all, hurriedly jostled with the crowd, trying to go forward. At last, as a squirrel, I wormed my way to the school side door. I was quite happy to see my brother who was standing in whimpering among worry and anxious adults and children gathering at the end of the row of classrooms. I rushed to him, grasped him in my arms, rubbing on his back in soothing him with my mouth distorted by a cry about to break up. My mother was coming in running with short steps, with her pale countenance with no mind and spirit on it, with her deforming mouth.
I could not sleep well. I was almost completely exhausted. My doctor forced me to have some days off from school, to have soup and medicine.
That evening, after taking some snacks and daily hygiene, I went into bed, rolled real tight the blanket around me, waiting for the medicine to work. After a while, while my eyes was half closed, my spirit was vague, I heard something like the sound from a tumult, the sound made by the wind blowing through rows of trees. It became increasingly strong, like human voices; it was hissing, and hissing again… and was clear to be heard: “Stop! Stop!” Someone was running, pursuing in anger. Then, shootings of guns came to my ears. In a sudden, I sat up, shouting out loud in a fright…My mother hurried into my room, lifted the mosquito net up, holding me tightly in her arms. I was in a great fear, with sweat all over my back, my heart was racing. A dim picture of dead children on that day, with their eyes were fixing at me. Thinking that I was dead too, I grasped real tight my mother’s hand that could calm me a little bit through her body heat. I remembered every thing going on, saying to my mother in an anxious voice:
- I heard shootings somewhere, mom.
- Keep on sleeping my dear. Do not worry. My mother soothed me.
I leant my head against her shoulder. A feeling of peace conquered me. But when I got back my control, I realized someone at my front door even people voice familiar to me.
- Who is crying, mom? It is plain to me that I hear cries and even the sound of stepping on the paddles. Here is the hissing sound from brakes of cars that seems to back up, their light beams were weeping through the window. I guess, maybe our neighbors were in a big fight or quarrel; that is why the road was brightly lighted by cars’ head light.
A moment later, my father came in, whispering to his wife:
- It is heard that the one who had thrown grenade was captured. He had hidden himself in Truc’s home.
My mother looked startled in a second, saying no word; she only made an exhale, turned and gave me an embrace, saying:
- Go to sleep, my dear! We are here with you, do not scare.
I was lying down, kept quiet so my mother could rest assured. I had a lot of things in my head. My memory got stuck on images of yesterday event. My young brother was sleeping at my side, knowing nothing about what was happening.
Truc has owned a stalk of textile fabric in the market. She just moved to this house with a large garden. It was separated from my house by a narrow yard with wild purple buttons.
Last night, the Special Police agents were surrounding her home when a human image appeared outwardly, slowly walking at the rear window. He was found out, was told to lift up his hands. He got shot and died when he tried to run away and climbed over a fence to get to the trail leading to a range of trees in a great distance.
I father told me:
- The VC who was killed last night was a commando. He planned to assassinate the provincial spy and scout officer who came and picked up his child a little later than as usual that afternoon. He arrived at school after the ringing of the bell and after all the school children rushing to the gate. The grenade exploded in right time. But the officer just got wounded, not killed. It was pitiful that 5 innocent people - 4 children and a pedlar - were killed and someone else was seriously damaged by pieces from the grenade. After throwing the grenade, the VC commando got on a Honda motorbike made ready for him and he disappeared.
My father chirped his lips in an anger, saying:
* Our enemy was next to our door but we could not find out!
The story about the VC who was surrounded and shot and dead has gradually cooled down some weeks later. But since that time everybody was shy of Truc, even though she kept going back and forth to run her business. Every time she was passing, she was followed by looks filled with indignation, pity, doubt, fear and inquisitiveness… Then her belly started to swell up. Some of our neighbors who came to my home for purchasing textile materials, said that Truc was pregnant. Other women, putting out their tongues, said in irony:
* There was a VC child in our neighborhood. Some day we shall have abundance of bullets firing at us.
Everything has burnt out. Now and then, in my dream, I still saw those dead bodies, spleenful eyes of some mothers. It caused me to wake up in a startling mood while the fitful wind was roaring out of the window in dark nights.
Until a day when I saw my mom very busy in cooking pork meat, making a stew of pork leg with papaya fruit in the kitchen as though she cooked to serve a woman in her pregnancy. After a little while my mom told me to help her carry food to Truc’s home. Looking at my surprise and my head shaking, she explained:
* Truc already gave birth to a child. Nobody helps her in her period of abstinence.
She had to buy food from restaurants, I was told so. I feel compassion for her. My dear, pay no attention to what someone did wrongly because they will be charged for their sins.
My mom has been known of her sweet heart. I was reluctant to obey her. But my dad and I do not agree with her about her thinking. My dad said:
* People who need help are abundant. Why do you help the evil one?
Her house is nice. But it looks deserted in an immense garden with luxuriant foliages.
My mom pushed the gate bell. After a while came out a woman with a towel covering her head and part of her face. I recognized this woman was Truc. She was still weak; her face looked pale and sad.
With a fervent voice, my mom said to Truc as to a member of our family:
* I cooked for you some food. Eat it so that you may get more breast milk for your baby. Do not worry because I am your neighbor.
Truc opened the door for my mom and me after a quick hesitation. My mom left the food on a table, asking her a lot of things. At last my mom let her know that she wanted to see the baby. Truc’s eyes were blinking in a feeling of motivation from her heart. A beautiful smile appeared on her lips releasing tension on her face.
Truc led my mom to enter her room. My mom did not allow me to follow maybe according to a superstition that forbids children to come into the room where a woman gave birth to a child.
I sat still for a while. When I remembered people who said that there was VC in Truc’s home, a curious feeling arose in me: I have only heard something of VC mines that destroyed buses, of VC shelling mortars into cities, of VC grenades exploding in public places… but I have not seen how a VC looks like. I have not imagined what shape a VC has: is it round or is it not round? I was taking a look all around the room when the photograph set on the altar caught my eyes. A question broke in my mind: “This is a VC, isn’t it?” I was nervous with this thought. Watching at the door of her room, I slowly walked in approaching the picture. The closer I got to it, the clearer it showed to be of a man who seemed to be familiar to me. I thought I had met him somewhere… After a while, coming from a not full assurance to a complete confidence, I called out in a terror:
- Oh! Mom.
- What’s up my dear? My mom ran out to me with short steps, asking in a bewildered voice.
I was going to tell her what I just found out. On seeing Truc standing quietly behind my mom, I hesitated telling my mom: “Let’s go home, mom.”
Turning to Truc, my mom moaned, saying without any intention:
* What an unhappiness! Since that day, she has often made this kind of shout.
Truc’s face clouded over. She walked us to the gate, saying no word. Then she returned to her home quietly.
I just recognized the man in the picture. He himself was the man in the book stalk that afternoon. I could not make any mistake in identifying him by a mole protruding out on his chin. I came to a perception of his presence in the book stalk: he was waiting to… All of a sudden, I was shivering when I pictured to myself the sight of that day! Oh my God! In case I was standing somewhere out of the book stalk or in case my brother arrived at the gate a little sooner than he did, it was no doubt that both of us were among those who were convulsed with pain, lying in bloody puddles on street pavement, crying out mournful calls for help. Or my brother and I would lie in death by a lot of broken pieces from the grenade that struck all over our bodies… So terrified, I felt my flesh creep and could not go on thinking of anything else.
Suffering this great obsession, I have been on the tenterhooks, in the doubts when I saw anyone who showed himself hesitantly, looking around in bewilderment, hanging about in market or near a school or next to me, with his austere countenance of the blackest dye, I was trembling with excitement… At times, I had an imagination of a grenade that was cast out from somewhere and exploded. That also startled me!
It was so evil that everyone has feared of it! If there was no VC in this world, I have thought, what a happiness!
* Truc,
I have learned that you had married with another man and have been living somewhere in the United States. If you have read this story, I believed you would identify who I was.
                                                           .Thụyvi
        (  In my Sunny Cave, at the end of October, 2009)


Back to top
« Last Edit: 12. Sep 2010 , 00:15 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #38 - 16. Sep 2010 , 00:15
 

Người Vợ Mù.       


Tôi được biết vợ chồng người ấy cũng là nhờ ở một sự ngẫu nhiên: họ dùng cửa nhà tôi làm nơi hội họp. Hồi đó, tôi ở Ninh Giang, một phủ lỵ khá lớn. Một bến tàu thủy khá sầm uất trên con sông Chanh, cách tiêu khiển của tôi là chiều tôi ra bờ sông xem tàu tới, tàu đi, giữa một cảnh náo nhiệt và những tiếng ồn ào gào thét của bọn bán bánh giò và bọn mời khách trọ, với những lời đe dọa hách dịch của mấy chú tuần canh, lính thương chính đến hỏi thẻ và khám soát hành lý.
          Nhưng từ ngày tôi để ý đến vợ chồng người mù, thì ở Ninh Giang, đối với tôi, không còn sự tiêu khiển nào thú hơn là được ngắm đôi uyên ương ấy chuyện trò với nhau: một cảnh tượng cảm động, thân mật và rất nên thơ.

          Tôi không rõ cửa nhà tôi được họ chọn làm nơi hò hẹn từ bao giờ, và vì sao họ lại chọn cửa nhà tôi. Nhưng một buổi sáng mùa đông dậy sớm, ra hiên gác tì tay lan can nhìn xuống, tôi thấy hai bóng đen đen đang đứng trên hè đường, dưới làn mưa phùn giá rét. Một lát sau, người đàn ông bảo người đàn bà:

          - Mười hai giờ bà chờ tôi ở đây nhé!

         Lời nói dõng dạc trang nghiêm như giọng hạng người sống trong những xã hội cao quý. Rồi mỗi người đi một ngả. Văng vẳng tôi nghe rao câu rất quen tai:

         - Ai muối mua!

         Và tôi nhớ ngay ra ông lão bán muối mà tôi vẫn thường gặp lang thang trong các phố.

         Mười hai giờ trưa khi chuyến ô-tô hàng chạy Hải Dương bắt đầu mở máy, quả nhiên một người đàn bà già và mù, áo xống gọn gàng và sạch sẽ, tay cầm cái rá, rờ lần các cửa xe, rời rạc xin tiền.
         Tôi nghĩ thầm: “Không phải ăn mày lành nghề”.
         Xe đi khỏi thì người bán muối buổi sáng cũng vừa đến nơi. Và tôi hiểu vì sao họ chọn giờ ấy làm giờ họp mặt: giờ ô-tô.

         Luôn một tuần lư như thế, hôm nào cũng đủ sáu giờ sáng và mười hai giờ trưa là hai vợ chồng người mù tới cửa nhà tôi đứng nói chuyện. Họ không hề sai hẹn. Và tôi tò mò lưu ý đến họ, để tai lắng nghe những câu chuyện của họ, vì họ nói rất to, như chẳng cần gì ai, hơn nữa, như coi nơi hè đường là chốn phòng riêng của họ.
          Họ có nhà riêng hay không, và nếu có thì nhà riêng họ ở đâu, tôi không rõ. Nhưng nghe chuyện họ, tôi biết rằng gia đình họ chỉ có hai vợ chồng: chồng làm nghề bán muối, vợ theo nghề ăn xin.
          Gặp nhau, họ vui vẻ mỉm cười hỏi thăm tin tức nhau như hai người bạn thân xa vắng lâu ngày, và mong nhớ nhau từng phút từng giây. Lần nào người chồng cũng bắt đầu:

          - Bà đấy à? Thế nào, bà làm ăn có khá không?

          Người vợ trả lời chẳng qua mấy câu này: “Cũng khá ông ạ” hay “Hôm nay làm ăn chẳng ra gì”.

          Rồi bà lão ngồi thuật cho chồng nghe hệt những việc đã xảy ra trong mấy giờ đồng hồ đi “làm ăn”. Bà ta kể chuyện rất vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm một câu bình phẩm, một câu khôi hài, khiến người chồng khúc khích cười, chừng cốt để làm đẹp lòng vợ.

          - Ông ạ, con mẹ Phúc Hòa Ðường nó lại nhiếc tôi sao không kiếm việc mà làm, đi ăn mày thế này không biết nhục à?
          - Con mẹ Phúc Hòa Ðường ở phố Ninh Lãng có phải không bà?
          - Phải đấy ông ạ. Nó thử mù như tôi xem ông nhỉ?
          - Thế nó có cho bà đồng nào không?
          - Nó cho mà nó nhiếc thì đã cam.
          - Nó giàu nhất phố đấy, bà ạ.
          - Giàu thế thì giàu làm gì? Giàu mà không biết thương kẻ đói khó, mù lòa. Cũng chả bền được đâu, ông nhỉ?
          - Phải, bền thế nào được.
          - Giá giời cho vợ chồng mình giàu như họ thì mình ăn ở ra người giàu, có phải không ông?
          - Phải, mình để của làm gì? Ðể của cho con nó phá nhé? Bà có biết không, thằng con nhà ấy nó phá chẳng mấy nỗi mà hết cơ nghiệp. Thôi thì đủ, bà ạ, cờ bạc, bợm đĩ, hút sách.
          - Thế à ông?

          Câu chuyện cứ thế kéo dài, âu yếm như chuyện hai vợ chồng trẻ, đứng đắn như chuyện hai người có giáo dục, một điều ông ạ, hai điều bà nhỉ, và có tính cách thông tin tức như một tờ báo hàng ngày.

          - Ông ạ, tôi nghe người nhà bà thông Ðoan nói chuyện xe Ninh Thái bị bắt thuốc phiện, đâu những bốn, năm cân nữa. Chắc bị phạt khá tiền đấy nhỉ? Hay đi đêm, thế nào chả có ngày gặp ma ông nhỉ?
         Tiếp chuyện bắt thuốc phiện, bà lão kể đến chuyện gia đình nhà ông đội Nhất: Vợ chồng ông đội chẳng ngày nào là không cãi nhau. Bà lão nhắc lại từng câu mắng nhiếc chửi rủa tục tằn của hai người, rồi bình phẩm:

          - Cứ nghèo như vợ chồng mình lại êm thấm, nhỉ ông nhỉ?

Ông lão bán muối cười rất có duyên, và có vẻ tự phụ nữa. Hôm nào người vợ phàn nàn không xin được một trinh nhỏ, thì người chồng tìm hết lời an ủi:

          - Thôi, bà ạ, cần gì. Hôm nay tôi làm ăn nhờ giời khá lắm. Chúng mình chỉ mong kiếm đủ ăn, chứ có cần để dành tiền như họ đâu. Vậy bà về nhà mà nghỉ nhá. Tôi đã đong một hào gạo, mua một xu rau muống, một xu tương rồi đấy. Bà về thổi cơm, tôi bán hết chỗ này cũng về ngay đây.

          Họ từ biệt nhau, cho tới sáu giờ sáng hôm sau lại vui mừng cùng nhau nói chuyện.

          Nửa năm ròng, tôi tò mò đi sâu mãi vào cái đời đường hoàng và thân mật của cặp vợ chống khốn khó. Có hôm tôi đã cố theo họ xem họ trú ngụ nơi đâu, nhưng họ như đôi chuồn chuồn sống nhởn nhơ không tổ trên mặt nước ao tù.


*

          Một dạo tôi thấy vắng bóng đôi uyên ương già ở trước cửa nhà tôi. Tôi đoán chừng họ đã chọn một phố khác yên tĩnh hơn làm nơi góp chuyện hàng ngày. Nhưng một buổi chiều đi chơi mát, tôi rẽ vào xem đền Chanh thì gặp ông lão lòa đương lom khom quét lá khô ở sân. Tôi vui mừng hỏi:

         - Kìa ông bán muối. Hàng họ có khá không? Sao độ rầy tôi không gặp ông?

        Người kia đứng thẳng lên, hấp háy cố nhìn tôi bằng cặp mắt gần tàn ánh sáng như ngọn đèn cạn dầu bập bùng chực tắt. Tôi hỏi luôn:

         - Còn bà lão, vợ ông, lâu nay đi đâu?

         Hai hàng lệ chảy giàn giụa trên đôi gò má răn reo. Tôi hiểu ngay rằng ông lão già khốn nạn đương mang nặng trong lòng một nỗi thống khổ lớn lao. Và tôi nghĩ ngay đến sự tử biệt...

         - Ông buồn lắm phải không?
         -Vâng, tôi không thiết sống nữa, thầy ạ. Bà lão nhà tôi, bà ấy bỏ tôi bà ấy đi rồi...

         Tôi kinh ngạc:

         - Bà ấy bỏ ông?
         - Vâng, bà ấy chết rồi, còn đâu!

         Người ấy cúi xuống quét sân, nói tiếp:

          - Hơn bốn mươi năm giời ăn ở với nhau, chả có điều tiếng gì... bây giờ bà ấy bỏ bà ấy đi một mình.

          Lúc từ biệt, tôi đãi ông lão khổ sở một hào nhưng ông ta lắc đầu xua tay:

         - Tôi lấy tiền làm gì nữa. Ngày có vợ có chồng, tôi mới phải vất vả làm ăn. Chứ bây giờ còn một thân một mình, thì tôi chỉ nhờ cửa thánh ngày hai bữa cơm thừa canh cặn đủ no... để chờ ngày được gặp mặt bà lão tôi ở nơi suối vàng.
          Dù cảm động đến đâu tôi cũng không thể giấu nổi cái mỉm cười: tôi nhận thấy ngôn ngữ ông lão bán muối vẫn còn đứng đắn và kiểu cách như xưa, khi ngồi trò chuyện với người vợ mù ở trước cửa nhà tôi.

Khái Hưng

(1944)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #39 - 23. Sep 2010 , 00:38
 


Chiếc Lồng Đèn Bốn Mươi Năm


    

...


* Lời nói đầu:

Tác giả Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh cảm tác từ lời của phi hành gia Buzz Aldrin nói vào ngày 20 tháng 7 năm 2009, kỷ niệm 40 năm ngày Apollo 11 lên mặt trăng:

"…For me, the most difficult part of the mission wasn't what happened during the flight but what happened after we came home. Without a new mission to train for, I felt lost and without a purpose. My personal life was marked by deep depression and bouts of drinking. Nothing I did seemed to have meaning or motivation for me.
I left the Air Force, the space program, and was adrift. But then, as I began to recover my bearings, something wonderful happened. I met a woman, Lois Driggs Cannon, who helped me to climb out of my depression and see a role for me in space -- but this time while on Earth…"

---------------------------------------

1

Ngày 20 tháng 7 năm 1969

Bé Xíu loay hoay với một xấp giấy hoa. Cô bé đang chọn xem loại nào thích hợp để làm một chiếc lồng đèn. Đây là lần đầu tiên Bé Xíu muốn tự tay làm lồng đèn. Nhưng không phải để chơi, mà là để dự cuộc thi làm lồng đèn do trường tổ chức. Chỉ là một cuộc thi nhỏ, nhưng cô giáo lớp ba muốn các học trò có được tính sáng tạo trong những sinh hoạt thường ngày. Thật ra thì Trung Thu không phải là điều “thường” đối với Bé Xíu cũng như với các bạn, bởi mỗi năm mới có một lần. Còn khoảng hai tháng nữa mới đến Trung Thu, nhưng Bé Xíu và các bạn cảm thấy náo nức lắm. Thôi thì… nào là giấy bóng, giấy hoa, nào là dây kẽm, nan tre, chỉ nhợ, keo hồ… Bọn con trai thì bàn tán làm lồng đèn xe tăng, tàu thủy, máy bay…. Bọn con gái thì bàn tán làm lồng đèn quả trám, đèn cái trống, đèn trái bí, đèn con bướm, con cá… Ngày nào trong giờ ra chơi cả lớp cũng nhộn nhịp tưng bừng, cô giáo cũng vui lây. Đương nhiên cô phải là người đầu tiên hướng dẫn cho các học trò cách làm từng loại lồng đèn. Nhưng phần lớn công việc ấy được làm ở nhà, nên cha mẹ hoặc anh chị của các em lại giữ phần quan trọng.

Bé Xíu không có anh chị. Cô bé là con lớn trong nhà và có một đứa em bốn tuổi. Em bốn tuổi thì chẳng giúp ích gì được cho mình rồi. Bé Xíu tự an ủi “Mình là chị Hai mà!”… và tẩn mẩn ngồi làm một mình. Ba bận đi làm, má có giúp một chút nhưng má cũng bận rộn công việc nhà nên Bé Xíu không dám quấy rầy ba má nhiều. Bé Xíu nhớ lại cách thức mà cô giáo dạy chung cho cả lớp. Bé Xíu không làm lồng đèn với nan tre mà chỉ dùng giấy hoa và dây kẽm. Bé Xíu muốn làm lồng đèn quả trám. Không hiểu sao, cô bé thích hình ảnh một cái mặt trăng hơn là những hình thể khác. Vì Trung Thu là mùa của trăng tròn mà! Cô bé tưởng tượng đến khi chiếc lồng đèn hoàn thành, treo lên cành cây trước nhà, chà!… chắc là đẹp lắm, sẽ không thua gì mặt trăng đêm rằm Trung Thu.

Nhưng Bé Xíu đã phải ngừng tay một chút vì ba má gọi Bé Xíu đến xem ti-vi. Ba bảo:
- Xem này, Bé Xíu! Mấy phi hành gia Hoa Kỳ đã lên đến mặt trăng rồi!
Bé Xíu ngồi dán mắt vào màn hình của chiếc ti-vi nhỏ. Khi bức ảnh của ba phi hành gia được chiếu lên, Bé Xíu kéo chiếc ghế nhựa nhỏ lại gần hơn nữa. Rồi thì cảnh chiếu chiếc nguyệt xa đậu trên mặt đất cung trăng và những bước chân lướt như múa của vị phi hành gia làm cho cô bé chú ý nhiều hơn. Ba giải thích:
- Bé Xíu thấy hai người đang ở trên mặt trăng không? Họ đi trông nhẹ nhàng như vậy là vì ở trên mặt trăng mọi vật chỉ nặng bằng một phần sáu sức nặng bình thường mà thôi. Còn một người nữa thì đang bay trên phi thuyền. Cái máy tròn tròn có những cái chân cao như chân nhện đó gọi là chiếc nguyệt xa.
Ba quay sang nói với má:
- Con người thật là giỏi, phải không?
Má gật đầu:
- Con người nhỏ bé nhưng thật giỏi. Bây giờ người ta đã biết nhiều về mặt trăng rồi!
Ba thở dài:
- Nhưng những câu chuyện thần thoại về mặt trăng sẽ không còn ý nghĩa khi kể cho trẻ con nghe nữa.
- Phải đấy!
Rồi má cũng nhè nhẹ thở dài. Hình như ba má có một vẻ gì như là tiếc rẻ. Mà Bé Xíu cũng thấy có một cảm giác là lạ. Cũng là tiếc rẻ sao? Ồ, Bé Xíu mới tám tuổi. Bé Xíu bắt đầu để ý đến những chuyện kể về cung trăng không lâu. Lúc còn bà ngoại, bà hay kể chuyện cổ tích cho Bé Xíu nghe, trong đó có chuyện chú Cuội, chị Hằng, cây đa, thỏ ngọc… Bà ngoại mất đi, Bé Xíu có được một kho chuyện cổ tích, mai mốt lại kể cho em của mình nghe được rồi. Nhưng khi nghe ba giải thích lại, Bé Xíu hiểu rằng trên cung trăng không có gì ngoài những vùng như núi non và hố trũng. Không có cây xanh, không có biển cả hay sông ngòi. Ôi, một nơi lạnh lẽo và hoang vắng, làm sao có sinh vật? Thế thì chú Cuội cũng không mà chị Hằng cũng mất. Bé Xíu ngơ ngác một chút. Và khi chương trình truyền hình chấm dứt, Bé Xíu thơ thẩn ra ngoài sân, ngồi buồn một mình.

Văng vẳng có tiếng hát bên nhà hàng xóm:
- “Bầy trẻ thăm hỏi cung trăng, chú Cuội đâu vắng cô Hằng đâu xa, ố tang tình tang, ố tang tình tình… Động lòng thương trẻ bơ vơ, đàn chim nhỏ bé bay vô trả lời, ố tang tình tang, ố tang tình tình…… Từ ngày có vệ tinh bay, bay có ba ngày lên tới mặt trăng, ố tang tình tang, ố tang tình tình… Cuội đành đem chị Hằng Nga tìm xứ xây nhà không biết ở đâu…” (*)
Bé Xíu nhìn lên trời. Đêm nay mới mồng bảy tháng sáu âm lịch, chưa thấy trăng tròn. Nhưng bầu trời bao la khiến Bé Xíu có một chút bâng khuâng. Cô bé nghĩ đến chững câu chuyện cổ tích bà ngoại kể, chợt bật cười khi tưởng tượng bà ngoại sẽ “bí” khi Bé Xíu hỏi bà về nơi ở của chị Hằng và chú Cuội. Ồ! Nhưng dù sao bà ngoại hay má cũng đã chưa từng bị ngỡ ngàng như Bé Xíu bây giờ.

Ba đứng sau lưng Bé Xíu tự lúc nào. Bé Xíu hơi giật mình khi nghe giọng của ba cất lên:
- Bé Xíu làm gì đó? Sao con không vào học bài?
Bé Xíu quay lại, lắc đầu:
- Không ba ơi! Tối nay con phải làm xong cái lồng đèn.
- Để ba giúp con.
- Thật hả ba?
- Thật chứ, ai nỡ để con gái cưng của ba loay hoay một mình. Con muốn làm lồng đèn hình gì nào?
- Con muốn làm hình quả trám.
- Dễ thôi, cha con mình cùng làm nhé! Trước tiên, con hãy xếp tờ giấy làm đôi theo chiều dài, rồi xếp như xếp quạt vậy, xong rồi banh ra từ từ, tạo thành góc nhọn thế này.
Bé Xíu vừa làm theo lời ba chỉ dẫn, vừa tỏ ý khâm phục:
- Hay quá! Con làm được dễ dàng.
- Ấy, banh nhè nhẹ kẻo nó toác ra. Như vậy được rồi! Để ba chỉ con cách cắt giấy bìa dán hai mặt nhé! Đưa kim chỉ đây, ba chỉ cho con may hai đầu lại, nhưng đừng may chặt quá, mở ra sẽ cong queo…
Bé Xíu ngắt lời ba:
- Ủa, mà sao ba giỏi vậy hở ba?
Ba cười:
- Giỏi gì đâu? Ba sinh ra là con nhà nghèo, đâu có đủ tiền mua đồ chơi. Cái gì ba cũng học cách để tự làm lấy.
- Con cũng thích tự làm lấy.
- Không tự làm lấy cũng không được, làm sao mà dự thi? Chẳng lẽ đi mua ở tiệm rồi mang dự thi sao cô nương?
Bé Xíu cười bẽn lẽn:
- Đúng rồi ba! Cô giáo bảo phải có sự sáng tạo mới được dự thi.
- Ừ. Nè tiếp tục đi con! Tới phần đính hai cái quai bằng dây kẽm vào, phải khéo tay một chút không thôi rách. Cuối cùng là xoắn đoạn dây kẽm này lại như hình lò xo để gắn đèn cầy… Rồi, xong!
Ba như không nhớ gì đến đoạn phim thời sự vừa qua. Bé Xíu cũng lăng xăng chìm vào công việc…

***

Ngôi trường tiểu học mấy hôm nay vui như tết. Cuộc thi làm lồng đèn đã kết thúc. Vui nhất là những ngày các học sinh đem lồng đèn vào lớp, khoe nhau, tranh cãi, phê bình, và… giận nhau nữa. Bạn nào cũng muốn đèn của mình là chiếc đẹp nhất. Cô giáo phải giảng hòa rồi sau đó nộp đèn lên cho nhà trường.

Một tuần trôi qua, đã đến ngày có kết quả. Và, Bé Xíu không thể ngờ, chiếc lồng đèn của cô bé chiếm hạng nhì, sau chiếc đèn hình máy bay của một bạn trai “đàn anh” học lớp nhất (**). Vài bạn khác lãnh giải ba và đồng hạng giải tư. Dĩ nhiên bên cạnh hình dáng đẹp, cắt dán khéo, lại còn phải nói lên ý nghĩa nào đó nữa. Cuộc thi có một phần lấy từ sáng kiến của thầy dạy lớp nhất, đó là mỗi học trò dự thi phải nộp một đoạn ngắn gồm vài câu giải thích về chiếc đèn do mình làm ra. Và bài của Bé Xíu là như sau:
- “Kính thưa Ban Tổ chức cuộc thi làm lồng đèn Trung Thu! Em thích làm một chiếc lồng đèn hình quả trám vì nó nói lên hình ảnh của mặt trăng, và mặt trăng này luôn luôn dễ thương trong lòng của em. Em cũng muốn chiếc đèn này nói lên tình thương của em dành cho ba má em, cho em của em, cho cô giáo em và cho nhà trường, cùng các bạn của em”.
Và bởi vì còn có một câu hỏi mà người dự thi phải trả lời: “Em muốn tặng chiếc lồng đèn của em cho ai?” nên Bé Xíu cũng viết câu sau đây:
- “Nếu có thể được, em xin quý thầy cô gửi tặng dùm chiếc lồng đèn này cho các phi hành gia đã đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng vào ngày hai mươi tháng bảy năm nay”.
Khi thầy hiệu trưởng đọc bài viết ngắn của Bé Xíu đến câu cuối, mọi người đều “ồ” lên và xôn xao bàn tán. Nhưng thầy hiệu trưởng ôn tồn nói:
- Đây là một điều ước muốn rất chân thành. Thầy hứa sẽ giúp em.
Khi Bé Xíu trở về lớp, nghe các bạn xì xầm về mình rất nhiều. Nhưng Bé Xíu thấy trong lòng vui lắm. Bé Xíu sẽ khoe ba má ngay khi về đến nhà.

***

Ngày tháng dần qua, nhưng Bé Xíu cũng không quên điều ước muốn của mình. Sau cuộc thi, đôi lần Bé Xíu gặp thầy hiệu trưởng trước văn phòng, thầy có nhắc lại và bảo rằng đã chuyển chiếc lồng đèn của cô bé đến một hội “có liên lạc được với các phi hành gia”. Sau đó không bao giờ thầy nhắc đến nữa. Bé Xíu cũng đâu có nhiều dịp để gặp thầy hiệu trưởng. Còn cô giáo lớp ba của Bé Xíu thì không nhắc đến, có lẽ cô không muốn Bé Xíu thất vọng. Các bạn trong lớp – và cả các bạn khác lớp cũng hay xì xầm – nhưng ít thôi -mỗi khi gặp Bé Xíu. Chẳng biết họ xì xầm cái gì. Bé Xíu không thắc mắc lắm đâu! Cô bé chăm học, chăm làm, nhiều việc khác còn thú vị hơn.

Chuyện “liên lạc với các phi hành gia” chắc còn khó hơn nói chuyện với chú Cuội chị Hằng. Mỗi lần trăng tròn, Bé Xíu lại nhớ đến chiếc lồng đèn đó một chút, rồi mau chóng cất vào trong ký ức.

2

Ngày 20 tháng 7 năm 2009

Ông A. (xin lỗi quý độc giả, chúng ta hãy tạm gọi ông là ông A. nhé!) đã trình bày xong bài nói chuyện trước các hệ thống truyền thông. Ông cũng đã trả lời xong câu hỏi của các phóng viên. Nét mặt của ông thật thoải mái, mặc dù năm nay ông đã gần tám mươi tuổi rồi. Nhưng mọi người đều tìm thấy những dấu vết của quãng đời khi ông còn là một thanh niên đầy nhiệt huyết, một phi hành gia, một trong ba người đã đi trên chiếc phi thuyền đến thám hiểm cung trăng lần đầu tiên – những con người đầu tiên từ mặt đất, đi đến thăm quê hương của chị Hằng. Một bước chân thật ngắn của họ là một bước tiến lớn của nhân loại. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm chuyến đi lịch sử ấy, câu nói này lại được mọi người nhắc đến.

Cuối buổi họp, ông A. bỗng đứng lại trước máy vi âm, và cất tiếng:
- Xin phép quý vị cho tôi có thêm vài lời. Hôm nay, sau bốn mươi năm, tôi muốn được, qua phương tiện truyền thông, nhắn lời cám ơn một em bé gái. Vâng, một em bé gái người Việt Nam, bốn mươi năm trước em đã gửi tặng chúng tôi một chiếc lồng đèn bằng giấy do tự tay em làm. Tôi chỉ biết được như thế thôi, ngoài ra tôi không có cách nào để liên lạc với em cả, bởi chiếc lồng đèn này đến tay chúng tôi lẫn trong một núi quà và thiệp chúc mừng. Tôi chỉ biết em là một học sinh nhỏ tuổi Việt Nam, và là một bé gái, qua dòng chữ em ghi tên trên chiếc đèn. Tôi mong rằng, ngày hôm nay, em vẫn còn hiện diện trên trái đất này, và có thể nghe được lời cám ơn của tôi, thay mặt cho các bạn đồng hành của tôi trên chuyến bay đó.
Cử tọa bỗng như lặng đi một lát. Giọng nói của ông A. nghe như một cung đàn chùng.

Buổi họp tàn. Ông A. chuẩn bị ra về. Nhưng chợt xuất hiện trước mắt ông, một người phụ nữ. Người ấy mang dáng dấp của một cô bé dịu dàng pha một chút tinh nghịch, đang mở to đôi mắt đen như hạt dẻ và cất lời:
- Thưa ông A., cháu rất vui được gặp ông ạ!
- Cô là…?
- Thưa ông, cháu là cô học trò nhỏ đã gửi tặng ông chiếc lồng đèn bốn mươi năm trước đấy ạ!
- Chúa ơi! Là cô đấy sao? Tôi thật không tin là …
- Cháu cũng không tin, thưa ông! Bốn mươi năm qua cháu luôn tự nói vui với chính mình rằng gặp được phi hành gia còn khó hơn nói chuyện với chú Cuội và chị Hằng. Ồ, mà ông có biết chú Cuội, chị Hằng là ai không?
Ông A. lộ vẻ cảm động lắm. Ông gật đầu lia lịa, nói:
- Có, tôi có biết chứ! Tôi đọc và tìm hiểu những truyền thuyết về mặt trăng ở khắp nơi. Tôi biết trẻ em Việt Nam rất yêu mến cung trăng, xem đó như nơi trú ngụ của một nàng tiên rất đẹp và một anh chàng hay nói dối nhưng cũng rất giàu lòng nhân ái. Người Việt Nam giàu tưởng tượng quá, và rất mơ mộng. Tôi có lần đã nhìn lên mặt trăng và thấy như có hình bóng của một cây đa to ở trên ấy. Dĩ nhiên là tôi đứng từ trái đất như lúc này đây.
- Ô! Ông hay quá! Đúng đấy ông ạ.
Ông A. băn khoăn:
- Nhiều lúc tôi tự hỏi: không hiểu những hình ảnh gửi về trái đất cho mọi người thấy sự thật về mặt trăng có làm cho các trẻ em buồn vì không còn tin được vào những chuyện thần thoại hay không.
Bé Xíu – vâng, chính là Bé Xíu – nói ngay:
- Thưa ông, cháu có thể trả lời ông ngay, hy vọng điều cháu nghĩ là đúng. Sau bốn mươi năm, cháu có thể nói rằng, cho dù trẻ em không tin tuyệt đối vào những câu chuyện thần thoại, nhưng qua nhiều năm tháng, những mẩu chuyện đó vẫn được lưu truyền, và vẫn được nhắc đến hằng năm. Trẻ con Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới vẫn chơi lồng đèn, vẫn ăn bánh trung thu; và người lớn vẫn thích kể cho con em mình nghe chuyện chú Cuội chị Hằng.
- Ô! Thế sao?
- Vâng, và một hôm cháu nói chuyện với một em bé mười tuổi, người bản xứ tại đây, em cũng kể được chuyện sự tích trăng tròn trăng khuyết theo truyền thuyết của thổ dân ở Hoa Kỳ. Em bảo mẹ của em kể cho em nghe, và em rất thích câu chuyện ấy…
- Câu chuyện bà lão ngồi trên cung trăng đan chiếc rổ ư?
- Dạ vâng. Mỗi khi bà lão đan xong chiếc rổ thì đó là lúc trăng tròn, nhưng con mèo của bà nhân lúc bà bận khuấy nồi bắp hầm thì nó lại tháo cái rổ của bà ra, nên chúng ta có những đêm trăng khuyết. Nó tháo mãi cho đến khi cái rổ mất đi, và chúng ta có đêm không trăng. Và bà lão lại bắt đầu đan một cái rổ mới…
Ông A. nói to:
- Ôi! Thật là thú vị! Trẻ em vẫn còn thích nghe những chuyện đó ư? Sao… cô biết?
- Dạ, ông ơi, cháu đang đi dạy học các lớp tiểu học, và… và cháu phụ trách một chương trình nói chuyện với các bé thiếu nhi trên radio. Các em vẫn thích nghe kể chuyện thưa ông, mặc dù các em dư biết đó là những chuyện tưởng tượng.
- Tôi hiểu rồi! Tôi hiểu rồi!
Bé Xíu hân hoan:
- Và những chương trình giải trí dành cho trẻ em vẫn không mất đi tính thơ mộng. Người ta sẵn lòng nghe câu mở đầu rất dễ thương: “Ngày xửa ngày xưa….”, cũng như câu mở đầu quen thuộc “Once upon a time…” vậy, thưa ông.
Đôi mắt của ông A. long lanh như có ngấn lệ. Ông nắm chặt bàn tay của người phụ nữ mà ông nghĩ qua nhiều năm tháng vẫn dễ thương như một bé gái tám tuổi. Ông nói:
- Cuộc gặp gỡ với cô ngày hôm nay thật tuyệt. Bốn mươi năm qua, tôi thỉnh thoảng đem chiếc lồng đèn cô tặng ra ngắm nhìn và suy nghĩ nhiều. Tôi nghĩ trên trái đất của chúng ta thật vẫn còn nhiều điều chưa được khám phá, nói chi là khám phá mặt trăng. Cô biết không, có lúc tôi đã rơi vào sự trầm cảm, vì tôi nhận ra phần khó khăn nhất của sứ mạng mà mình phải thực hiện không phải là những gì xảy ra trên các chuyến bay đi vào vũ trụ, mà là những điều xảy ra khi chúng tôi trở về nhà. Cũng may, nhờ có những người thân, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tâm trạng ấy và tìm thấy chỗ đứng của mình trong cuộc đời này, trên mặt đất này.
Bé Xíu rưng rưng cảm động:
- Ông … như là một văn sĩ…
Ông A. cười khoan khoái:
- Phải, văn sĩ từ cung trăng. Cám ơn cô bé, cám ơn chiếc lồng đèn bốn mươi năm.
- Cháu cám ơn ông, ông phi hành gia!

Trung Thu 2009

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

-------------
Chú thích của tác giả:

(*): Trích bài hát “Một đàn chim nhỏ” – Phạm Duy
(**): lớp năm
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Eva
Senior Member
****
Offline



Posts: 425
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #40 - 23. Sep 2010 , 08:31
 
thubeo wrote on 12. Sep 2010 , 00:09:
Em TB chào chị Cỏ , em không dám đâu chị ui ! Cỏ cũng có sự sống như mọi sinh vật khác , đâu ai nỡ dập cỏ đau , cỏ đau thì cỏ chết , cỏ chết thì mình tốn tiền.Chị ui cỏ bên Mỹ đắt lắm , cho nên mình đừng tùy tiện dùi dập chà đạp cỏ nhen chị ,chúc chị ngủ trưa ngon  sleepy008




HI cưng!
Bộ mấy hôm thì trang này mới có một lần hả, chị theo dõi ở mục truyện hoài mà hỗng gặp, thấy lạ không hà. Hôm nay đọc rồi, cám ơn cưng, vậy rồi chừng nào có nữa. Chị dốt mấy vụ này lắm. Chỉ cho chị ví nghen.Tình thân.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #41 - 23. Sep 2010 , 23:56
 
Đọc bài về lồng đèn rất nhớ mùa trung thu ngày thơ, mình cũng có một chiếc lồng đèn rất xưa đó là một kỷ niệm buồn nhưng rất đẹp. Xin đưa vào đây cho có đôi.

Chiếc lồng đèn xa mãi
  Trần Thị Hạ Anh
Chiếc lồng đèn bằng giấy kiếng bóng lộn muôn màu rực rỡ đã là một ước mơ giản dị nhưng chưa bao giờ đạt đến trong thời tuổi thơ nghèo khó của tôi. Những chiếc lồng đèn muôn hình, vạn trạng treo lủng lẳng, bày bán ở chợ, trong các tiệm bánh được bọn con nít nhà bần chúng tôi dòm ngó, thèm thuồng. Trung thu của trẻ con nghèo chỉ là những ngọn nến thắp sáng , gắn vào một thanh gỗ là quá đủ. Sang hơn một chút, ngọn nến được  cắm trong một cái lon sữa bò đục lỗ hai đầu cho ánh sáng tỏa ra từ các khe hở. Có đứa nảy sinh sáng kiến làm một chiếc xe  trên một trục thép khi đẩy cái lon xoay tròn kéo theo sự chuyển động của tia đèn , trông thật đẹp mắt.
Nhờ có người anh hai khéo tay nên tôi không phải chơi với món đồ nguy hiểm đó. Đôi khi những mảnh thép cứa đứt tay, hoặc bị phỏng vì hơi lửa nung nóng chiếc lon lúc vô tình chạm phải. Năm nào anh tôi cũng bỏ công đi chặt tre, đẻo trúc, chuốt nan, quấy hồ cũng như chuẩn bị sẵn những tờ giấy bóng mờ dùng để bao tập để dành rồi tự tay làm lấy những chiếc đèn ông sao cho anh và tôi rước đèn trung thu. Chiếc lồng đèn tuy đường nét còn thô kệch, những tờ giấy dán mờ mờ, không trong và bóng bằng những chiếc lồng đèn ngoài chợ mà cũng có lắm đứa thèm thuồng. Đó là niềm hãnh diện nhỏ nhoi của tôi trong những mùa trăng tháng Tám xa xưa.
Năm  ấy, anh tôi đã trưởng thành hơn, do đó óc tưởng tượng cũng lớn theo. Anh quyết định không thèm làm những chiếc lồng đèn ông sao tầm thường, đơn giản như mấy năm trước. Lần này, anh sẽ thực hiện một chiếc lồng đèn mang hình dáng con phượng hoàng kiêu kỳ với cái đuôi dài lộng lẫy. Mọi việc đã chuẩn bị xong, anh lúi cúi làm quên cả những trò giải trí khác. Tôi nôn nao chờ đợi, vẽ vời trong trí óc nhỏ bé của mình một chiếc lồng đèn thật đặc biệt, thật đẹp để khoe với bọn trẻ cùng xóm. Ngày làm xong cái khung đèn, tôi lân la đến gần, chỉ thấy một khung nan tre  uốn theo hình dáng cong cong, phần dài dài thanh mảnh, tôi đoán đó là cái đuôi, còn ngoài ra, tôi không hình dung ra được gì cả. Điều tưởng tượng khác với khung sườn đang nằm trước mặt làm tôi đôi chút thất vọng.
Ngày dán giấy vào khung đèn, anh tôi rất chộn rộn, chạy qua nhà đứa bạn này, người bạn nọ hết cả ngày trời để mang về đủ thứ món lỉnh kỉnh mà xem chừng anh rất quí. Cuối cùng, chiếc đèn con phượng đã ra đời  qua đôi bàn tay khéo léo của anh. Con phượng kiêu hãnh trong màu vàng dịu ngọt của trăng, đôi cánh vươn rộng điểm thêm những tia bông gòn mềm mại. Còn cái đuôi mới thật là một kỳ công . Anh cố sức tô điểm bằng những chấm tròn to nhỏ nhiều màu sắc, xen lẫn nhau trông lòe loẹt, ngộ nghĩnh như đuôi của mấy chú công mà tôi có dịp nhìn thấy trong sở thú. Chắc anh tôi đã thực hiện đuôi phượng bằng hình ảnh ấy, chứ  có ai nhìn được con phượng thật bao giờ đâu. Đây là phần anh chăm chút nhất. Nhưng có lẽ vì quá tuyệt vời nên nó làm cho chiếc lồng đèn không giữ được thăng bằng khi đặt xuống đất. Nó cứ chúi đầu xuống rồi nghiêng hẳn qua một bên. Hình như con phượng này chỉ muốn bay chứ không thèm ở trên mặt đất. Dù vậy anh tôi vẫn tự hào:
-Kệ nó, miễn đẹp là tốt rồi. Khi đốt đèn người ta cầm trên tay, có ai để xuống đất đâu mà lo.
Từ ngày hoàn tất xong mọi việc, mỗi ngày, chiếc đèn hình con phượng đều được anh mang ra ngắm nghía, khi thêm chỗ này, lúc sửa lại chỗ kia dù đó chỉ là những chi tiết nho nhỏ. Còn tôi, chỉ mong chóng đến ngày rằm để chiêm ngưỡng xem nó đẹp đến chừng nào. Chiếc đuôi hẳn sẽ lộng lẫy muôn màu tỏa sáng dưới ánh nến, những chiếc vảy lấp lánh trên thân phượng và đôi cánh chấp chới như muốn bay lên bầu trời sáng ánh trăng thu. Chỉ tưởng tượng thôi mà tôi đã cảm thấy thích thú vô cùng. Chao ơi là đẹp.

Thời gian mong đợi cũng đến. Khi ánh trăng bắt đầu ló dạng, mặt trăng tròn vành vạnh, nằm lơ lửng vắt trên bụi tre đầu xóm, chiếu từng tia sáng xuống trần, cũng là lúc lũ trẻ từng nhóm rủ nhau xách đèn đi chơi. Anh tôi không vội vàng, đợi bọn trẻ quây quần đầy đủ và lũ bạn gọi tên ơi ới, mới thủng thẳng xách tuyệt phẩm của mình ra khoe. Anh đốt một cây đèn cầy rồi cẩn thận gắn bên trong chiếc đèn. Có thêm ánh sáng, con phượng nhìn sống động hẳn ra. Bao ánh mắt trầm trồ thán phục. Chiếc đèn không giống những chiếc đèn khác, nó to lớn và như biết múa dưới ánh trăng. Anh thận trọng cầm đèn và dắt tôi hòa nhập vào dòng con nít đang đi rước đèn. Trong khi đi, anh kể lại giai đoạn làm đèn một cách hào hứng, sôi nổi. Tôi lủi thủi theo sau, mới đầu còn hăng hái sau cảm thấy chán vì chưa được xách chiếc đèn này. Quay qua thấy tôi tiu nghỉu, anh  hiểu ý:
-Cho em cầm nè, nhưng cẩn thận nhe. Đừng để nó xuống đất, nhớ nha.
Anh nhường đèn cho tôi, lấy một cây nến khác đốt lên, cắm vào một thanh tre nhỏ rồi bước theo lũ bạn của anh.
Tôi gia nhập vào đám trẻ cùng lứa tuổi. Có một nhóm con nhà khá giả, cầm những chiếc đèn làm bằng giấy kiếng bóng đủ mọi hình dáng đang khoe sắc , những chiếc máy bay, tàu buồm, bươm bướm, ngôi sao chiếu sáng cả màn đêm. Chúng thì thầm với nhau khi thấy cái lồng đèn "không giống ai" của tôi. Tôi cũng nhìn lại chúng. Chiếc đèn của tôi tuy đặc biệt nhưng vì dán bằng giấy bóng mờ nên không rực rỡ bằng mấy cái đèn đó.
Trung, một thằng con trai trong nhóm tiến đến gần tôi:
-Ê! Chiếc đèn của mầy ngộ quá hen. Ai làm cho mầy vậy?
Tôi hãnh diện:
Ừa, anh tao làm đó.
-Sao mầy không mua một cái giống  của tao. Đèn của mầy ngộ thôi, đâu có sáng bằng đèn tao. Giấy bóng kiếng như vầy mới đẹp.
Tôi ngẩn người, chỉ biết ấp úng:
-Nhưng mà anh tao làm, đâu đứa nào có đèn giống vầy đâu.
Tôi cũng thèm cái lồng đèn như nó lắm. Nó nói cũng đúng, con phượng của tôi tuy lạ nhưng nhìn kỹ không rực rỡ bằng đèn của nó. Ánh sáng trong veo , màu nào cũng tỏ, lại thêm những đường nét sơn tô điểm bên ngoài. Nhưng thôi, có mấy đứa còn phải cầm nến với thanh gỗ kia mà chúng vẫn cười vui, hớn hở đó sao. Khi nhường đèn cho tôi anh tôi cũng phải chơi như vậy.
Đang cầm chiếc đèn hình chiếc xe tăng màu đỏ trên tay, Trung tỏ vẻ thèm thuồng cái đèn của tôi ra mặt:
-Mầy cho tao cầm thử coi.
-Không được, của anh tao. Đưa cho mầy cầm, anh tao la.
-Hay mày cầm cái đèn của tao đổi nhau chơi chút rồi trả lại, có gì đâu mà sợ anh mầy la.
-Không được mà.
Tôi trả lời mà mắt vẫn chằm chằm nhìn vào chiếc đèn của Trung. Hồi nào đến giờ, tôi chưa hề cầm được trên tay chiếc đèn giấy kiếng. Tôi chỉ sợ anh tôi biết sự trao đổi này sẽ giận không cho tôi chơi đèn chung với anh.
Nghĩ ngợi giây lâu, Trung đưa tay vào túi quần, lấy ra một miếng bánh trung thu thơm ngon, chìa ra trước mắt tôi:
-Cho tao cầm một chút rồi tao cho mầy miếng bánh nướng này, ngon hết sẩy đó.
Mùi vị của miếng bánh làm cho nước miếng tôi đầy trong miệng. Tôi chỉ ăn thứ bánh nhân đậu rẻ tiền khi má tôi cúng xong chia thành nhiều lát mỏng cho cả nhà. Còn miếng bánh này thuộc loại mắc tiền, hương thịt trộn lẫn với tròng đỏ trứng, hạt sen, lạc xưởng, mứt bí, hạt dưa... Ôi còn nhiều thứ nữa. Tôi lạc lòng, nhận chịu:
-Thì nè, nhưng lúc cháy hết cây đèn cầy thì mầy phải trả lại tao.
Cầm chiếc đèn giấy kiếng trong tay, tôi vô cùng hả dạ, Chiếc đèn hắt muôn ngàn tia sáng soi rõ đôi bàn chân nhỏ bé, gầy yếu của tôi. Lần thứ nhất tôi cầm được chiếc đèn từng mơ ước . Chiếc đèn như đang cười với tôi bằng những tia sáng lung linh. Vị bánh ngon ngọt đang trôi dần dần qua cổ họng. Tôi đang thưởng thức một hương vị trung thu mới mẻ nhất trong đời.
Đột nhiên , một ánh lửa bùng lên qua ánh mắt, sáng bừng cả một góc . Miếng bánh còn vương trong cổ họng chưa kịp nuốt đã dừng lại nửa chừng khi bên tai tôi nghe có những tiếng la lớn:
-Chết, cái đèn của con Hạnh cháy rồi kìa.
Tiếng chân chạy, tiếng lao xao của lũ bạn. Những chiếc đèn đang tụ hết về đây. Lũ trẻ quơ quơ ngọn đèn chung quanh, miệng la ơi ới. Anh tôi từ xa chạy vội tới. Mấy cái miệng phù ra thổi thổi, những thanh tre đập đập vào ngọn lửa. Tôi thừ người, nhìn ngọn lửa đang liếm dần từng phần của chiếc đèn hình con phượng. Ngọn lửa lụi tàn dần rồi tắt hẳn. Con phượng yêu kiều chỉ còn là một  đống lam nham, lõ dở. Thì ra, tôi đã quên dặn Trung đừng để chiếc đèn xuống đất.Tôi bật khóc nức nở, miệng có vị mặn của bánh hay nước mắt hòa vào nhau tôi cũng không biết. Cảm giác mất đi một vật quí giá không có gì đền bù được làm tôi càng khóc lớn hơn.
Qua màn nước mắt, tôi thấy anh tôi chắt lưỡi tiếc rẻ, tay cầm cán đèn, ngắm nghía hồi lâu, xem chừng không còn gì cứu vãn được, anh bỏ xuống, đến bên tôi, vỗ vỗ lên đầu tôi, dỗ dành:
-Nín , nín đi. Mai mốt anh làm cho em cái đèn khác đẹp hơn.
Biết lỗi tại mình, lại nhìn thấy tôi khóc lóc thảm thiết. Trung không đành lòng lấy lại chiếc đèn, nhưng anh tôi ấn vào tay nó, đoạn dắt tôi trở về nhà. Trăng vẫn còn vằng vặc sáng. Đám trẻ coi bộ mất vui sau cảnh tượng đó nên cũng lục tục ra về bỏ dở cuộc vui.
Sáng hôm sau, tôi mon men ra chỗ rước đèn đêm qua, chiếc đèn con phượng đang nằm chỏng chơ trên mặt đất. Những thanh nan tre nám đen lỗ chỗ, tàn tro đầy phía dưới khung sườn. Tôi giở cái khung lên, như được giải thoát, bụi giấy bay là là theo ngọn gió sớm rồi tản mạn mọi nơi. Mùa trung thu chấm dứt theo chiếc đèn bị cháy. Vị bánh không còn đọng vị ngọt trong tôi. Sự hối tiếc làm tôi buồn bã. Vì lòng ham muốn vật không phải của mình, vì một miếng ăn làm bỏ phí bao nhiêu công trình tim óc của anh tôi. Có phải vì những tính xấu ấy mà chiếc đèn đã rời xa tôi mãi.

Cho đến ngày nay, sau bao nhiêu năm đã qua, anh vẫn còn nợ tôi lời hứa trong đêm trung thu ấy. Chiếc đèn hình con phượng là chiếc đèn cuối cùng trong mùa trung thu thơ ấu của tôi. Trải qua nhiều thay đổi thăng trầm trong đời sống nhưng  mỗi lần đến mùa trung thu, hình ảnh chiếc đèn năm xưa lại quay về trong ký ức tôi tình cảm ấm áp ngày nào. Con phượng ngày xưa đã bay vào một khung trời khác. Trăng trung thu vẫn tròn, ánh sáng vẫn trong. Trong đường nét mờ mờ của vầng trăng mầu nhiệm ấy, ngoài hình ảnh một Chú Cuội, một chị Hằng Nga còn có bóng dáng một con phượng hoàng với cái đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, vì không tìm được sự thăng bằng trong đời sống nên đã bay lên đó làm chỗ trú thân mãi mãi.




Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2010 , 13:29 by Hạnhtrần »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #42 - 26. Sep 2010 , 23:30
 
Eva wrote on 23. Sep 2010 , 08:31:
HI cưng!
Bộ mấy hôm thì trang này mới có một lần hả, chị theo dõi ở mục truyện hoài mà hỗng gặp, thấy lạ không hà. Hôm nay đọc rồi, cám ơn cưng, vậy rồi chừng nào có nữa. Chị dốt mấy vụ này lắm. Chỉ cho chị ví nghen.Tình thân.


Em TB chào chị Cỏ , em bận nhiều trong tuần , chỉ có cuối tuần là đi dạo sân trường được lâu lâu. Em cũng dốt giống chị , mỗi khi muốn biết cái gì thì lại đi hỏi ,chị Cỏ ui ! Em cũng hên là bên cạnh có chồng và con, hỏi là chỉ rất tường tận mà không có khó chịu.Đã hén chị Cỏ. Wink
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #43 - 26. Sep 2010 , 23:38
 
Hạnhtrần wrote on 23. Sep 2010 , 23:56:
Đọc bài về lồng đèn rất nhớ mùa trung thu ngày thơ, mình cũng có một chiếc lồng đèn rất xưa đó là một kỷ niệm buồn nhưng rất đẹp. Xin đưa vào đây cho có đôi.

Chiếc lồng đèn xa mãi
  Trần Thị Hạ Anh



TB LVD 74 chào Hạnh Trần , Chiếc lồng đèn của HT đâu có xa mãi , TB nghĩ nó đang ở bên cạnh HT luôn mãi  mà không cần đợi đến Tết Trung Thu. Chúc HT gõ thêm nhiều truyện để dành đọc tới đọc lui. Cùng cừ miếng bự nhen  Cheesy Grin
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #44 - 26. Sep 2010 , 23:41
 

*Chuyện xứ người: Tổng thống của Dân*


 

VietCatholic News (22 Sep 2010 12:19)

 

*Đất nước Việt
Nam hiện nay còn thiếu cái gì? Để giải đáp cho câu hỏi này

một cách không trực tiếp, tưởng không gì hơn là mời bạn hãy đọc bài viết

chân tình dưới đây*

 

         Nến sáng đêm nguyện cầu: Một biển nến cầu nguyện trước dinh tổng

thống ở
Warsaw , Ba Lan để tưởng niệm tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và

hàng chục quan chức cao cấp khác tử nạn trong một vụ rơi máy bay.

 

Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng

đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước.

Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức.

 

Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa

về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh

cữu Tổng thống. Người nối người đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa

về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều,

rồi kéo
về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hang ngàn ngọn nến

và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến

đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như

muốn sát cánh bên nhau để cùng chia sẻ nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy

những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư

khác cũng rơi nước mắt.

 

Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật

(1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học.

Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực

tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 – 2010).

 

Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông

vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà

Maria, một trí thức sống khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái

ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường

xuyên “săm soi”,
“bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm

ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia

đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào

cũng mặc màu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất

phu nhân!… Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông

không còn để tha lỗi cho tôi!”…

 

Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống

tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững

chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh

châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của
dân

tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời

sống an lành.Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người

Viêt
Nam ta lại khó tin.

 

Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận

(không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả

học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các trường đại

học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt

của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên

không được đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang

Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào

cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt
Nam

sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo

con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy

lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự

tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng

để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện
phụ huynh tặng mỗi cô

một gói quà. Giản dị thế thôi. Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm

trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy

Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ

chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu

trưởng. Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm
được thanh thản! Mới mấy

hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì

văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng

bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không

cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.

 

Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn

hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán

(dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn

nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét,

hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ
em

dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…

 

Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để

được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã

vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được

thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà

(người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng

nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.

 

Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh

con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp
đến ngày ra viện, họ bế con

trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai

xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách

nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người

Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…

 

Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo

dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không

dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống

phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã

không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt

Nam : dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt
Nam , nhưng

chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4-

6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD

(VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là *15.894 *USD (VN *1.040*USD)…

Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân

dành cho giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư…


Tổng thống không cho mua máy bay mới!

 

Tôi không muốn khóc khi viết những dòng này, nhưng nước mắt cứ trào ra!

 

Mạc Văn Trang


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 8
Send Topic In ra