Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 8
Send Topic In ra
TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ (Read 18512 times)
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #45 - 28. Sep 2010 , 21:37
 
md gop vao đây nhưng chuyện thật ngắn in case thuốc  ngấm sớm thì ít ra cũng đọc dến đoạn kết, không nằm mơ nha

·        Cắt móng tay cho mẹ, chợt nhận ra bàn tay mẹ toàn xương, những lóng tay khô như cọng rạ phơi mất tính hồi sinh. Bàn tay ấy từng tắm rửa cho con, vỗ vào mông để con tròn giấc ngủ.
Áo con lành nhờ bàn tay mẹ. Con đói lòng bàn tay mẹ đút miếng cơm nhai. Giờ hai bàn tay mẹ đã gầy như không còn cách nào gầy nữa. Mẹ cố xỏ sợi chỉ vào lỗ kim nhưng đầu sợi chỉ cứ đưa qua đưa lại không sao xỏ vào được. Con thương mẹ vô cùng.
 

·         Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:
- Mình biết tất cả về con nuôi đấy. Một học sinh khác hỏi: - Thế con nuôi là gì?
Cô bé trả lời:
- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.
 
 
*     Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?” Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…
 
 
·        Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”. Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…” Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
·         

       Tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Hôm nay sau giờ giảng, tôi hát cho các em nghe… “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…” Tôi nói với các em: “ Chúng ta thật hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ”.

Có tiếng khóc ở góc lớp. Tôi đến cạnh em hỏi: - Sao con khóc? - Con nhớ Mẹ! Đứa bé đáp ngập ngừng. - Mẹ đâu? Nhìn theo tay đứa bé, tôi thấy một người đàn ông nước da đen sạm đang đứng trước cổng trường.


***
   Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con.
Lúc nắng, mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm... ...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

***
      Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường. "Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu. "Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy". "Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy... ...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".
 
 
      Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui: - Cua rang muối thật đó mẹ. Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém: - Còn răng đâu mà ăn?!
 

****
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt. … Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”. Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.

 
      Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường... Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: -Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

***

Hễ nhà có dịp dự đám, nó thường vòi vĩnh xin theo. Thấy nhà bạn có giỗ vui vầy, nó thắc mắc với bà: “Sao nhà mình không có giỗ như nhà người ta hả nội?”. Nội mỉm cười rồi cốc vào đầu nó: “Khi nào bà mất thì cháu sẽ được ăn giỗ, cháu có vui không?”. Nó giật mình, thàng thốt .
Bây giờ nhà nó cũng có giỗ. Mọi người xúm xít quây quần. Riêng nó thấy buồn, ray rứt. Giá mà nó được gặp lại bà, dù chỉ một lần, bà ơi!
 
****

      "Má! Má lên đây làm gì?". Cô sinh viên sắp nhận bằng cử nhân giãy nảy lên hỏi người mẹ quê mùa còm cõi.

- "Má nghĩ bán một bữa lên coi con lãnh bằng tốt nghiệp".

- "Không được đâu! Bữa nay bạn con đông lắm, mà má lại ăn mặc thế này...". - "Thì má có còn bộ nào khác đâu. Thôi cho má vào. Má...". - "Thôi, thôi, má về đi. Con thì thế này, má thì thế kia… Tụi bạn con nó cười…!". Nói rồi, cô sinh viên xinh đẹp chạy ào vào trong hội trường… Vừa lúc người xướng tên giới thiệu: "Sinh viên Phạm Thị P.X. là một trong những sinh viên xuất sắc của trường".
 
***
Bé Vi 3 tuổi. Bé đã nói được rất sõi và rất thích tìm hiểu mọi sự việc xung quanh mình. Ngày ngày đưa đón con đi học, người mẹ thường giải thích cho con về luật lệ giao thông khi qua ngã tư. Một hôm, bé thắc mắc: - Sao chú kia không dừng lại khi đèn đỏ hả me? - ... Có khi bé góp ý: - Đèn đỏ mà. Sao mẹ chạy luôn vậy? Mấy chú công an phạt mẹ thì sao?
- ...
Một hôm, mẹ dừng lại ngay ngã tư đèn đỏ. Bé giục: - Không có các chú công an. Chạy luôn đi mẹ!
***

    Nhà không lấy gì làm khá giả. Hai chị em phải ngủ chung một giường. Năm tháng trôi dần, chiếc giường như càng nhỏ lại. Ðêm hè, nóng nực, em trăn trở, khó ngủ. Em ao ước được như nhà nhỏ H, nhỏ D. Gia đình tụi nó giàu, đứa nào cũng có phòng riêng, giường rộng, nằm giang hai tay cũng không hết. Rồi chị lên xe hoa, về nhà chồng. Ðêm đầu tiên, em ngủ một mình. Chiếc giường bây giờ rộng, thoải mái. Nhưng em vẫn trằn trọc, khó ngủ…
 

Chúc ngũ ngon

Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #46 - 07. Oct 2010 , 23:17
 
mydung wrote on 28. Sep 2010 , 21:37:
md gop vao đây nhưng chuyện thật ngắn in case thuốc  ngấm sớm thì ít ra cũng đọc dến đoạn kết, không nằm mơ nha

·       


TB LVD74 chào Mỹ Dung.   Đọc xong những mẫu truyện này làm TB nhớ Má mình nhiều lắm còn khóc hu hu nữa Cry  TB muốn khoe chút xíu nhen. TB rất là may mắn ,khi còn nhỏ được sống với Má ,khi lớn đi lấy chồng Má cũng ở bên cạnh , đến lúc có con Má cũng hát ầu ơ cho con TB nghe ,khi qua Mỹ Má cũng sống chung 1 nhà và chia sẻ với gia đình TB những vui buồn và những khó khăn lúc ban đầu. Cám ơn MD nhiều lắm nhen , Khi nào đọc được truyện hay nhớ dán vào đây nhen MD. Chúc dzui ,  Cheesy
Back to top
« Last Edit: 07. Oct 2010 , 23:33 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #47 - 08. Oct 2010 , 03:15
 
mydung wrote on 28. Sep 2010 , 21:37:
md gop vao đây nhưng chuyện thật ngắn in case thuốc  ngấm sớm thì ít ra cũng đọc dến đoạn kết, không nằm mơ nha

·       

Chào MyDung,

Mấy chuyện ngắn MD post hay và có ý nghĩa quá!

Sẵn tôi xin phép kể lại một chuyện ngắn hồi tôi về thăm một người bà con ở một xóm nghèo VN (Phú Thọ)

Vợ của một người thất nghiệp tâm sự với bạn:

"Chị biết không, nhà tui nghèo quá nên đêm nào tui cũng khóc vì không có tiền mua giày cho con cái.
Phải để tụi nó đi học chân không!

  Nhưng bây giờ thì tui không khóc nửa!"


"Ủa sao vậy chị?"
người bạn hỏi.

Người đàn bà nghèo trả lời...

"Tại vì tui thấy nhiều người ở ngoài đường không có chân để mang giày!"

Nguyễn Văn Hà

* Chuyện này xảy ra vào khoảng 1969- 70? lúc ở VN có phong trào thương phế binh "cắm dùi" cất nhà trên lề 2 bên đường cái ở gần trường kỹ thuật Phú Thọ chỗ tôi học lúc trước! Nhìn thấy cảnh tượng những người thương phế binh mất chân mất tay, lúc đó tôi mới thấy nhà nghèo là buồn rồi, nhưng con người khoẻ mà bị tàn tật phải lê lết đầy đường Phú Thọ, thiệt không có gì buồn hơn bằng!
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #48 - 08. Oct 2010 , 15:29
 
cám ơn Anh Hà cho MD cơ hội chào Anh, và confess là từ ngày có MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA, MD là đọ giả coi cop, coi ké còn chỉ đường cho người nhà vào xem nữa. Cám ơn anh Hà những hồi kỳ với những Gò Vấp, Xóm Gà. nghe rất thân thuộc, MD chỉ thích đọc thôi nhá, viết văn thì hihi, thấy đoạn văn này thì chắc Anh đã lắc đầu rồi, dài dòng chung quy là cám ơn Anh và mừng vì được đong góp chút ít, đỡ mắc nợ nhiều

Chúc Anh Hà an vui và sang tác nhiêu nửa, mấy hôm nay không thấy bài anh post MD cũng hơi ngẩn ngơ trông ngóng đây
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #49 - 08. Oct 2010 , 15:37
 
thubeo wrote on 07. Oct 2010 , 23:17:
TB LVD74 chào Mỹ Dung.   Đọc xong những mẫu truyện này làm TB nhớ Má mình nhiều lắm còn khóc hu hu nữa Cry  TB muốn khoe chút xíu nhen. TB rất là may mắn ,khi còn nhỏ được sống với Má ,khi lớn đi lấy chồng Má cũng ở bên cạnh , đến lúc có con Má cũng hát ầu ơ cho con TB nghe ,khi qua Mỹ Má cũng sống chung 1 nhà và chia sẻ với gia đình TB những vui buồn và những khó khăn lúc ban đầu. Cám ơn MD nhiều lắm nhen , Khi nào đọc được truyện hay nhớ dán vào đây nhen MD. Chúc dzui ,  Cheesy

MD chào TB nha, sorry làm TB huhu, nhưng tính lại thi mục TB  post rất nhiều bài trong TDTKDN này và MD rưng rưng nước mắt bao lần rồi đong lại chắc nhiêu hôn 1 lần huhu đó nha, mà MD chưa cám ơn thôi mình xử huề nhá
TB thật có phước có Mẹ bên mình suốt quãng đường dài, hạnh phúc quá ráng giữ gỉn và lo cho Mẹ TB nhá
CHA MẸ LÀ VỊ PHẬT TRONG NHÀ ĐÓ
cầu chúc gia đinh an vui

thân mến
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #50 - 09. Oct 2010 , 00:10
 
Nguyen Van Ha wrote on 08. Oct 2010 , 03:15:
Chào MyDung,

Mấy chuyện ngắn MD post hay và có ý nghĩa quá!

Sẵn tôi xin phép kể lại một chuyện ngắn hồi tôi về thăm một người bà con ở một xóm nghèo VN (Phú Thọ)

Vợ của một người thất nghiệp tâm sự với bạn:

"Chị biết không, nhà tui nghèo quá nên đêm nào tui cũng khóc vì không có tiền mua giày cho con cái.
Phải để tụi nó đi học chân không!

  Nhưng bây giờ thì tui không khóc nửa!"


"Ủa sao vậy chị?"
người bạn hỏi.

Người đàn bà nghèo trả lời...

"Tại vì tui thấy nhiều người ở ngoài đường không có chân để mang giày!"

Nguyễn Văn Hà

* Chuyện này xảy ra vào khoảng 1969- 70? lúc ở VN có phong trào thương phế binh "cắm dùi" cất nhà trên lề 2 bên đường cái ở gần trường kỹ thuật Phú Thọ chỗ tôi học lúc trước! Nhìn thấy cảnh tượng những người thương phế binh mất chân mất tay, lúc đó tôi mới thấy nhà nghèo là buồn rồi, nhưng con người khoẻ mà bị tàn tật phải lê lết đầy đường Phú Thọ, thiệt không có gì buồn hơn bằng!
 


TB chào Anh Hà , buồn vì nghèo không có tiền mua giầy và không khóc nũa vì nhiều người không có chân mang giầy đâu có bằng có tiền và có chân đi mua "giầy lạ " mang cho nó lở chân , anh Hà thấy nếu gặp phải trường hợp này mình phải làm sao? Chúc anh Hà dzui dzẻ  Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #51 - 09. Oct 2010 , 00:17
 
mydung wrote on 08. Oct 2010 , 15:37:
MD chào TB nha, sorry làm TB huhu, nhưng tính lại thi mục TB  post rất nhiều bài trong TDTKDN này và MD rưng rưng nước mắt bao lần rồi đong lại chắc nhiêu hôn 1 lần huhu đó nha, mà MD chưa cám ơn thôi mình xử huề nhá
TB thật có phước có Mẹ bên mình suốt quãng đường dài, hạnh phúc quá ráng giữ gỉn và lo cho Mẹ TB nhá
CHA MẸ LÀ VỊ PHẬT TRONG NHÀ ĐÓ
cầu chúc gia đinh an vui

thân mến


Hi Mỹ Dung ,má TB mất đã 9 năm rồi , cuối tháng này là đám giỗ Má. Nhiều khi nhớ Má quá ôm đại bà khách hàng nào có hình dáng giống Má . MD có ở chung với Mẹ không? Ôm mẹ MD dùm TB 1 cái nhen , chúc ngủ ngon và mơ thấy điều MD thích. Wink
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #52 - 09. Oct 2010 , 00:27
 

Truyện Ngắn
* Tác giả : CAM LI NGUYỄN THỊ MỸ THANH


---------------

CHUYẾN XE NÀO BÌNH YÊN


Khi chuyến xe vừa đầy nhóc người là lúc thành phố đã lùi lại sau lưng. Em tạm xa thành phố xa hoa náo nhiệt ấy, nơi mà các sinh hoạt rộn ràng đã cố tình làm cho con người hầu quên hay không muốn biết đến những tang tóc đang xảy ra ở một nơi nào đó không xa. Người tài xế chép miệng phân trần: “Khổ quá bà con ơi! Tui cứ đón khách lắt nhắt thế này, một hồi quá số hành khách đã định. Có khi xui thì bị phạt, bị phạt thì lỗ vốn. Bà con nghĩ coi, chở một người tám chục đồng, bị phạt một người hai trăm. Vậy mà tui cũng hổng tởn, cứ thấy người ta đón giữa đường mà bỏ chạy thì thiệt tội, nên cứ chở bừa. Có vậy mà nghèo. Bà Tám nè, hổm bữa đánh ở trển đó, tui thương quá chở đầy nhóc một xe chạy thục mạng tưởng chết. Vậy mà cũng về tới nơi bình yên. Thấy người ta lạc chồng lạc con tui cầm lòng hổng đặng, chẳng muốn cầm tiền của họ nữa. Vậy mà hổng hiểu sao có nhiều người lái xe bóc lột đồng bào dữ quá! Thiệt, thời buổi loạn lạc sanh ra nhiều loại người bất nhân.”

Bà Tám, quen sao đó với bác tài xế, là một người đàn bà khoảng bốn mươi tuổi ngoài, đưa tay sửa lại búi tóc, rồi lấy ổ bánh mì nguội ra nhai. Hầu như con đường này đã quá quen thuộc với bà, nên bà có vẻ chăm chú vào câu chuyện của bác tài xế hơn là cảnh vật bên ngoài. Cái miệng hồng màu trầu nhai bánh mì thật ngon lành, vừa chóp chép vừa nói chuyện. “Ừa, anh Tư nói đúng đó, đời này nhiều kẻ chẳng biết thương nổi khổ của người ta gì hết trọi, ăn được là ăn. Mình nghèo, thương được ai lúc này thì thương kẻo tội. Tui tiếc là tui hổng có tiền chứ nếu giàu có ra, tui mua đồ đem đi cứu trợ hết. Hôm nay tui đem mấy trái mãng cầu lên cho con mẹ Út, hổng biết nó ở trại tạm cư có yên không. Bữa trước lên thăm nó, nó khóc nói chạy không đem được thứ gì hết. Nhưng mà nó hổng lạc đứa con nào hết là may. Một lũ bảy đứa, anh Tư thấy ớn hôn? Chà, vái Ông Địa cho tui lên đó bình an, về tui cúng quày chuối.”

“Cho tui lên đó bình an”, tự nhiên em giật mình, và cũng muốn cầu khấn một quyền lực nào phù hộ. Xe chạy qua một khu chợ đông đúc, em bàng hoàng nhìn những người nối đuôi nhau đi mua, đi bán. Họ nhìn những chiếc xe bằng đôi mắt tìm kiếm, giống như mong thấy một người nào quen. Xe chạy chậm lại vì phải tránh người. Bất chợt em tưởng tượng nếu có một cái gì bất trắc xảy ra ngay tại đây, chắc hẳn khung cảnh sẽ hỗn loạn ghê gớm. Người đi chợ sẽ chạy tứ tán và những chiếc xe chạy ngược chạy xuôi chắc phải dừng lại, hành khách nhảy tung ra ngoài để trốn chạy. Nhưng cảnh vẫn thản nhiên trong khi trí tưởng tượng của em đi xa. Cảnh làm cho em nghi ngờ sự hiện diện của chiến tranh mặc dầu không thể nghi ngờ được. Chiến tranh phải chăng là một cái gì khi ẩn khi hiện mà nếu không trông thấy những cuộn kẽm gai giăng hai bên đường và chòi gác cao trơ vơ hẳn không ai tin được rằng trước hay sau đó một vài giờ đã hoặc sẽ xảy ra một cuộc giao tranh.

Khi rời khu phố chợ, chiếc xe chạy giữa hai bên đường trồng chuối. Kìa có thấp thoáng bóng ai trong vườn, dưới những đám lá xanh non. Cảnh yên ổn vô cùng. Những chuyến xe chạy ngược chở đầy hành khách vụt qua. Bà Tám vẫn còn nhai bánh mì, ngoái cổ nhìn theo, nói: “Ở trển chạy về kìa, anh Tư! Chắc yên à, không đến nỗi nào. Chạy lẹ đi anh Tư! Tui tới thăm nó rồi về nhà sớm.”

Xe qua một cây cầu. Tiếng ván lộp cộp dưới bánh xe. Người lính đứng gác trên cầu nhìn theo, đôi mắt buồn buồn. Hình như đôi mắt này đã bao lần tự hỏi những chuyến xe đi ngang cầu sẽ đi đến đâu, có được bình yên không? Có được bình yên không?..

LŨ TRẺ THƠ TRONG NẮNG


Nắng không trong lành như người ta tưởng tượng là “nắng thủy tinh”, không ấm áp như nắng trong bài hát “Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên…” Nắng ở đây là thứ nắng gay gắt làm nhức đầu bỏng da mà chưa có một bài hát nhi đồng nào mô tả. Nhưng lũ trẻ thơ đang phơi mình trần tắm gội thứ nắng ấy. “Đi theo xe ba bánh đi tụi bây, đẩy giùm mấy ảnh để đem đồ tới phát cho người ta.” “Người ta” đây lại là gia đình của các em.

A, hôm nay lại có giép nữa! Tí nữa mình sẽ được phát giép. Í, nhưng mà chân tao nhỏ quá đi, làm sao mang được giép to thế kia? Chắc anh tao mang vừa. Anh tao bị kẹt lại đó rồi mày ơi! Giá có ảnh chạy về đây thì ảnh cũng mang vừa vậy!... Tao ngó hi hí vô cái thùng kia, thấy có xì dầu nữa mày ơi! Hôm nay được ăn cơm với xì dầu! Rô-be, mày không được uống xì dầu nghe! Mày chắc uống xì dầu hoài nên đen sì.

Rô-be chạy thoăn thoắt dưới nắng, lưng đen bóng lên. Chạy chán Rô-be leo phóc lên ngồi trên yên xe ba bánh. A, có việc này mà không nghĩ đến: sáng nay Rô-be thấy má Rô-be khóc khi đọc tờ giấy gì màu hồng của mấy anh chị đi phát. Nghe má nói đó là giấy từ giã chi đó. À, phải chăng mấy anh chị từ giã để đi về nhà? Rô-be hiểu nghĩa từ giã khi bữa hôm theo má theo anh rời bỏ nhà cửa chạy tránh bom tránh đạn, rời bỏ những tàn cây bụi cỏ ở đó Rô-be cùng lũ bạn chơi đùa hàng ngày. Rô-be nhớ mãi những chuyến xe chạy vội khỏi vùng khói lửa, và nhớ mãi đoàn người chạy loạn dắt díu nhau lếch thếch chạy trong tiếng la khóc và đạn réo điếc tai. Khi đến được nơi đây là đỡ được phần nào lo lắng. Nhưng bù vào đó là sự chật vật về nơi ăn chốn ngủ cùng với nỗi nhớ nhà thấm thía. Tối nào má Rô-be cũng khóc. Rô-be còn bé nhưng Rô-be cũng thấy nhớ nhà. Mấy ngày nay có các anh này đến phát gạo phát thuốc Rô-be cảm thấy vui vui, cứ dang nắng chạy theo giúp hoài. Bỗng nghe má nói các anh từ giã để về Sài gòn, Rô-be buồn ghê! Phải chi mấy ảnh ở đây với Rô-be luôn nhỉ! Rô-be vẫn reo, vẫn hát, nhưng bước chân chạy theo các anh hình như cuống quít lạ kỳ.

Tin! Tin! Dang ra tụi bây, xe chở gạo đến kìa! Lũ trẻ leo lên mui xe, đeo trên cửa xe, hò reo thật thân ái. Một em đứng dưới đất buồn nhìn bàn tay cụt mất hai ngón, băng trắng toát. Em nghĩ đến ngày mở lớp vải băng này ra, chắc là bỡ ngỡ lắm. Hai dấu thẹo nhăn nhíu hẳn sẽ làm em khóc. Với ba ngón còn lại, em sẽ làm được gì? Em chắc sẽ tập viết bằng tay trái vậy. Dù sao em cũng an ủi lấy mình vì em còn có phước hơn nhiều người. Thằng Rô-be ngoắc em. Hổng thèm buồn nữa, em phải chạy đi chơi với tụi nó chứ! Em giơ bàn tay mang băng trắng lên khỏi đầu chạy đến bám lên cửa xe cười vang.

Mặt trời lên cao, ngay đỉnh đầu. Chắc giữa trưa rồi! Ở đây không còn biết ngày giờ là gì, chỉ đoán chừng thôi. Lũ trẻ vẫn không ngừng dang nắng. Khi nào chơi chán rồi, lưng ướt đẫm mồ hôi, các em cùng chạy đến đứng nối đuôi nhau bên xe nước, đợi chờ.

NHỮNG GIỌT MỒ HÔI


Trên ba mươi gia đình trú ngụ trong mỗi trại. Mỗi gia đình sinh sống tạm thời trên một manh chiếu. Trong số đó, có nhiều gia đình đã thất lạc con cái cha mẹ, chỉ còn đôi ba người trơ trọi. Tiếng trẻ khóc như quyện lấy hơi nóng từ trên trần nhà tỏa xuống. Và những khuôn mặt khắc khổ chịu đựng cố tươi tỉnh nhìn phần quà của mình vừa mới nhận lãnh để mà đè nén những ưu tư. Em lặng nhìn họ, và muốn nói với họ những lời khâm phục nhất.

Chúng tôi là những người đi học, đã gác bỏ bài vở để đến đây chia sẻ với đồng bào. Vậy xin bà con thông cảm chúng tôi, vui lòng giúp đỡ chúng tôi dễ dàng trong công việc. Xin bà con sắp hàng ngay ngắn và đưa phiếu cho chúng tôi để nhận phần quà. Những người tị nạn đã lớn, đã già, nhưng có nụ cười ngoan ngoãn như trẻ thơ, đứng sắp hàng chờ đợi. Họ nhìn chúng em bằng tia nhìn cảm thông trìu mến. Em muốn nói với họ rằng chính chúng em phải cảm ơn họ, vì họ là những người nhận lãnh đau khổ khốn đốn thay cho những kẻ thị thành.

Trại “ba đê” ra lãnh phần! Vài tia mắt ngơ ngác. A, không, trại “ba dê” ra lãnh phần! Lũ trẻ thơ mình đen bóng chạy ù ra, mấy người lớn chạy lúp xúp theo sau. Một hàng rào giăng ra bằng những cánh tay nối lại. Bà con xin chờ đợi sắp xếp phần đầy đủ. Phiếu ai có ghi “sữa” thì lãnh thêm sữa, ai có ghi “xô” thì lãnh thêm cái xô. Hai người đàn bà nhìn nhau cười. Tui kêu là cái thùng xách nước, họ kêu là cái xô làm tui bắt chước kêu theo. Chúng em ôm sẵn quà trao cho từng người. Xin bác nhận lấy, một bịch gạo, một bịch quần áo, một gói muối, một chai xì dầu, một cái ca uống nước, một gói mì khô. Xin bác lãnh thêm hộp sữa cho em bé. Nhà chị đông, xin lãnh thêm cái xô… Một chị than phiền: “Mấy ông cho tui xin cái xô, tui xách nước. Tui có con dại, cho xin hộp sữa. Hồi nãy ghi phiếu tui đi vắng, mấy đứa con tui khai bậy làm bây giờ hổng có được thêm. Làm ơn cho tui xin…” Nhiều người bắt chước nhau khiếu nại. Xin bà con hiểu giùm. Chúng tôi làm việc với thiện chí, và mong giữ trật tự đến mức tối đa. Những giọt mồ hôi lăn đầy trên mặt anh xướng ngôn. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên lưng áo những người phát quà. Những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mình những người tị nạn. Quá giữa trưa rồi, nắng vẫn không giảm sự gay gắt, trái lại còn hực nóng thêm. Em nghe bỏng rát cả hai cánh tay và tưởng như chiếc nón lá trên đầu trở nên rất dòn đến nỗi sắp bể… Giờ này có người chưa nấu cơm ăn vì còn đợi phát gạo. Vậy chúng ta hãy phát mau cho họ. Anh xướng ngôn mệt phờ người vì đọc to nãy giờ, thế mà vẫn trợn mắt vừa nói vừa hát: “Sao anh làm mà không vui cười? Sao anh làm mà không vui cười?” Cả bọn như bị thúc đẩy, cùng vỗ tay hát hò khiến những người tị nạn cũng thấy vui theo. Em cảm thấy như nắng bỗng chạy trốn ở cuối chân trời.

Một người đàn ông từ trong trại tạm trú đi ra, mặc một chiếc áo dài đỏ. Lũ trẻ ôm bụng cười như nắc nẻ. Hai người đàn bà nhìn nhau cười. Ổng điên hả? Không, ổng giỡn đó! Tại ổng nhận được bao quần áo có cái áo dài đó mà! Thiệt, khổ tới đó mà còn giỡn. Buồn cười nhỉ! Mà cười ra nước mắt đó bà!

MẸ VẪN ĐỢI CHỜ


Bác đứng ở dưới mái hiên rất lâu, đôi mắt thẫn thờ. Mời bác uống với cháu miếng nước. -Không, cảm ơn cô, tui không quen uống nước đá. - Trưa nắng quá bác đứng đây làm chi hở bác? - Tui đứng đây đợi người quen coi có ai lên không. Cực lắm cô ơi! Tui chạy từ trên nớ về đây với mấy đứa nhỏ. Nhà tui còn ôn mệ nhưng ôn mệ không chịu chạy, rứa là mắc kẹt lại rồi. Con tui à? Mấy đứa nhỏ thì bình yên ở đây, nhưng còn ba thằng con trai lớn, một thằng đi lính xa, hai thằng đi lính ở địa phương. Mẹ hắn chạy đi mà hắn thì ở lại đánh. Rứa là không biết tụi hắn sống chết ra răng rồi mấy cô ơi! - Nước mắt bác chảy dài lăn xuống đôi môi, thấm vào những lằn nứt khô héo. - Bác, bác đừng khóc, bác hãy hy vọng lên đi bác. Nhà ai cũng có người đi lính hết. Thời chiến tranh là phải như rứa mà bác. Bác hãy hy vọng lên, rồi một mai yên lành bác sẽ gặp con. Không sao đâu bác! – Cô nghĩ coi, con mình lúc nhỏ mình tưng tiu từng chút, lớn lên hắn đi xa cha xa mẹ, cực khổ trăm điều, thử hỏi ai mà không lo. Bây chừ tụi hắn mắc kẹt trong nớ rồi, tui thiệt ngồi đứng không yên, ra đứng đây để nghe loa coi họ có nhắn tin cho mình không.

Bác ăn cơm chưa bác? – Rồi cô. Nhưng mà tui có ăn được chén mô ra hồn đâu, toàn nhường cho tụi nhỏ ăn hết. Tụi con tui nó đói quá, ăn không đủ. Cô nghĩ coi – bác lại sụt sùi – một bịch gạo đong ra không đầy hai lon mần răng nấu đủ ăn một ngày, mà lại không có thức ăn nên phải đói. Phải chi bữa chạy loạn tui có đem được ít tiền thì ra chợ mua gì về ăn cũng đỡ, đàng ni chỉ chạy mấy mẹ con với mấy bộ quần áo. Cô biết không, ăn cơm mà thèm một cọng rau, thèm một cái xương cá vô cùng. Đã vậy muốn xin thêm mấy ổng một lon gạo cũng không được vì chen lấn quá đi.

Nét đau khổ hằn sâu thêm trên gương mặt của bác. Quá nửa đời người rồi còn chi, nhưng hầu như bác chưa thấy ấm êm. Con người phong trần này có lẽ đã chạy loạn trong đời không biết bao nhiêu lần để tìm bình yên. Gia sản chắc cũng đã nhiều lần bị bỏ đi và nhiều lần gây dựng lại. Em không biết rồi đây bác còn phải chạy loạn bao nhiêu lần nữa.

Vào trụ sở xin một bịch gạo, chúng em muốn góp phần nhỏ bé vào bữa cơm chiều nay của bác. Bác sẽ chẳng phải nhịn đói nữa, vì nồi cơm chiều nhiều gấp đôi mọi lần mà! Đôi mắt bác sáng long lanh nước mắt. Cám ơn các cô quá, tui chẳng biết chi để cám ơn các cô. – Không đâu bác, nếu chẳng có gì cho nhau, thì chúng cháu chỉ có tấm lòng này, xin bác nhận cho và chúc bác nhiều hy vọng.

Bác ôm gói gạo trong tay, đi nhanh về trại. Ngang qua phòng nhắn tin, bác dừng lại trước máy phóng thanh. Đôi mắt chùng xuống buồn thiu. Tiếng nói vang ra từ chiếc loa phóng thanh như xuyên vào tai bác. Nhắn tin, nhắn tin, em Trần Thị V., có anh là Đại úy Trần văn D. muốn biết em đã về trại tạm cư chưa…. Nhắn tin, nhắn tin, bà Nguyễn Thị T., có chồng là ông Vũ văn C. muốn gặp, xin bà ra phòng nhắn tin… Trời ơi! Còn con của bác, tụi hắn có được bình yên không, răng chẳng đến tìm bác? Mạ lại đứng ở chỗ ni chờ hoài chờ mãi vậy. Con còn sống hay không? Răng chẳng về tìm mạ???

THƯƠNG QUÁ, HƯƠNG CAU


Lũ trẻ thơ dạt ra hai bên cho xe chạy. Nắng bây giờ hết gay gắt, nhưng vẫn còn sáng loáng trên những tấm lưng trần. Tiếng hát bé bỏng xa dần. Em bây giờ lại trở về thành thị để tiếp tục bài vở, thi cử. Tự nhiên thấy quyến luyến đám trẻ nhỏ và những người tị nạn hiền lành, chịu đựng. Tự nhiên thấy không muốn xa những dãy trại tạm cư nóng hầm, những con đường đất nứt nẻ hực hơi nắng. Bây giờ lại thấy những cảnh vật ban sáng. A, nhưng mà hình như có mùi gì thơm nhẹ trong gió. Mùi hương cau! Em muốn reo lên và muốn chạy xuống để đi tìm vườn cau nào thơm quá! Lúc này những ước mơ như đang lớn lên trong lòng em thật mãnh liệt. Ôi thương quá đất nước em đẹp đẽ hiền lành thế này đây, sao không mấy ai thương yêu ngọn cau, tàu chuối? Sao không mấy ai vun bồi luống đất, bờ đê?

Lại đi ngang cây cầu hồi sáng. Em nghe tiếng ván kêu lộp cộp dưới bánh xe như chào hỏi. Người lính đứng trên cầu quay lại nhìn chiếc xe bằng ánh mắt cũ, rồi nhìn xuống dòng sông. Lại một ngày như bao ngày anh đứng gác trên cây cầu buồn thiu. Anh ơi, hy vọng lên nhé! Rồi sẽ có một ngày anh không phải gác một mình trên cầu nữa. Anh sẽ được về nhà sống với cha mẹ, vợ con. Em bỗng nhiên tưởng tượng một ngày sẽ tới, đường quê tấp nập người người trở về mái nhà cũ, gầy dựng lại cơ nghiệp. Sẽ không còn những trại tạm cư. Sẽ không còn những cuộn kẽm gai chắn đường cây trái mọc. Bác gì đó sẽ gặp lại con trai. Rô-be được mặc áo, hết đen như xì dầu. Em bé cụt hai ngón tay sẽ trở thành họa sĩ với bàn tay trái vẽ vời quê hương, hay sẽ trở thành một nhà bác học. Những người vợ chung thủy sẽ dìu nạng cho người chồng thương binh đến trường tiếp tục việc học dở dang. Ôi thương quá, ngày thanh bình trên quê hương em, chắc sẽ vui vô cùng!..

Ghi từ Bình Dương & Sài Gòn
10-5-1972

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #53 - 09. Oct 2010 , 07:30
 
mydung wrote on 08. Oct 2010 , 15:29:
cám ơn Anh Hà cho MD cơ hội chào Anh, và confess là từ ngày có MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA, MD là đọ giả coi cop, coi ké còn chỉ đường cho người nhà vào xem nữa. Cám ơn anh Hà những hồi kỳ với những Gò Vấp, Xóm Gà. nghe rất thân thuộc, MD chỉ thích đọc thôi nhá, viết văn thì hihi, thấy đoạn văn này thì chắc Anh đã lắc đầu rồi, dài dòng chung quy là cám ơn Anh và mừng vì được đong góp chút ít, đỡ mắc nợ nhiều

Chúc Anh Hà an vui và sang tác nhiêu nửa, mấy hôm nay không thấy bài anh post MD cũng hơi ngẩn ngơ trông ngóng đây

Cám ơn sự ngưởng mộ của MD rất nhiều!

Để MD khỏi "ngẩn ngơ trông ngóng", tôi mới viết thêm một truyện ngắn mà tôi đề tựa là "Hoa Chùm Gửi Xóm Rạch Dừa"! post ở mục "Một Thoáng Hương Xưa"

Xin mời MD và người nhà thưởng thức!

Một lần nữa xin cám ơn MD thật nhiều!

Cheeers,
NV Hà
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #54 - 09. Oct 2010 , 07:38
 
thubeo wrote on 09. Oct 2010 , 00:10:
TB chào Anh Hà , buồn vì nghèo không có tiền mua giầy và không khóc nũa vì nhiều người không có chân mang giầy đâu có bằng
có tiền và có chân đi mua "giầy lạ " mang cho nó lở chân
, anh Hà thấy nếu gặp phải trường hợp này mình phải làm sao? Chúc anh Hà dzui dzẻ  Smiley

Xin chào TB.

TB ơi, TB có thể giải thích câu
có tiền và có chân đi mua "giầy lạ " mang cho nó lở chân
là nghĩa mô tê răng rựa!
(Tôi có cảm giác như nó có liên quan đến một bài tuỳ bút tôi viết hôm trước phải không?)

Cám ơn TB nha!

Khi buồn buồn tui cũng thích đọc mấy truyện trong tiết mục TĐTKĐN của TB nhiều lắm!
Hay quá xá quà xa TB à!

Cheeers,
NV Hà
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #55 - 10. Oct 2010 , 18:43
 
thubeo wrote on 09. Oct 2010 , 00:17:
Hi Mỹ Dung ,má TB mất đã 9 năm rồi , cuối tháng này là đám giỗ Má. Nhiều khi nhớ Má quá ôm đại bà khách hàng nào có hình dáng giống Má . MD có ở chung với Mẹ không? Ôm mẹ MD dùm TB 1 cái nhen , chúc ngủ ngon và mơ thấy điều MD thích. Wink

MD xin lỗi đã khơi lại nổi buồn của TB, MD cũng mất Mẹ 5 năm rồi, đã thấm thía niềm đau, nổi nhớ Mẹ như TB, MD thường gọi các bạn của Mẹ để nghe nhắc nhở về Mẹ, đôi khi MD còn giả giọng Mẹ "Sáu hả Sáu? khoẻ hông?" hay là "Bảy, em nè" làm mấy Bác giật mình, nổi gai ốc luôn
Vậy mình cùng Mồ Côi, nhớ Mẹ và  cùng cầu nguyện cho Mẹ được siêu thoát về nơi nhàn cảnh TB nha
Back to top
 
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #56 - 10. Oct 2010 , 19:02
 
Nguyen Van Ha wrote on 09. Oct 2010 , 07:30:
Cám ơn sự ngưởng mộ của MD rất nhiều!

Để MD khỏi "ngẩn ngơ trông ngóng", tôi mới viết thêm một truyện ngắn mà tôi đề tựa là "Hoa Chùm Gửi Xóm Rạch Dừa"! post ở mục "Một Thoáng Hương Xưa"

Xin mời MD và người nhà thưởng thức!

Một lần nữa xin cám ơn MD thật nhiều!

Cheeers,
NV Hà


Cám ơn Anh Hà, MD đã qua Xóm Rạch Dừa trước khi vào đây rồi
Mà nè, sao lại cướp đoạt cái quyền CÁM ƠN của MD vì MD chăng làm được gì mà được ưu đãi cho đọc truyện hay quá , lần này cho MD cám ơn nhá, cứ để giờ sáng tác, cổ động các bạn viêt truyện cho d/đ là số dzách rôi
cám ơn Anh Hà nhiều

p.s.
Ba Mẹ MD là nhà Khai Thác Lâm Sản nên khi Anh nhắc đến Binh Long Phước Long làm MD nhói tim, nhớ những đêm ngồi trước chồng sách mà nào học vô vì khuya rồi mà sao Ba Mẹ chưa về, không biết đường bị đấp mô, bị giựt mìn hay gì gì nữa, đến khi Ba Mẹ về rồi thì buồn ngũ quá, thảo nào học dốt
cám ơn Anh Hà (hà hà, chận đầu chận đuôi tha hồ cám ơn không sợ ai trả lại)
Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2010 , 19:03 by mydung »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #57 - 11. Oct 2010 , 00:06
 
Nguyen Van Ha wrote on 09. Oct 2010 , 07:38:
Xin chào TB.

TB ơi, TB có thể giải thích câu
có tiền và có chân đi mua "giầy lạ " mang cho nó lở chân
là nghĩa mô tê răng rựa!
(Tôi có cảm giác như nó có liên quan đến một bài tuỳ bút tôi viết hôm trước phải không?)

Cám ơn TB nha!

Khi buồn buồn tui cũng thích đọc mấy truyện trong tiết mục TĐTKĐN của TB nhiều lắm!
Hay quá xá quà xa TB à!

Cheeers,
NV Hà


TB chào anh Hà ,không có ý gì khó hiểu hết anh Hà ui! TB  chỉ  kêu gọi đừng mua hàng của Trung Công thôi. TB thù nó ,nó đang hán hóa VN , chỉ nghĩ đến điều này thôi cũng nẫu ruột. Sad Chúc anh Hà ngày mai khá hơn hôm nay.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #58 - 13. Oct 2010 , 22:53
 
mydung wrote on 10. Oct 2010 , 18:43:
MD xin lỗi đã khơi lại nổi buồn của TB, MD cũng mất Mẹ 5 năm rồi, đã thấm thía niềm đau, nổi nhớ Mẹ như TB, MD thường gọi các bạn của Mẹ để nghe nhắc nhở về Mẹ, đôi khi MD còn giả giọng Mẹ "Sáu hả Sáu? khoẻ hông?" hay là "Bảy, em nè" làm mấy Bác giật mình, nổi gai ốc luôn
Vậy mình cùng Mồ Côi, nhớ Mẹ và  cùng cầu nguyện cho Mẹ được siêu thoát về nơi nhàn cảnh TB nha

Ừ nhĩ, mỗi khi gặp những gian truân trong cuôc sống, những khi nhớ về Người  mình vẫn còn thầm gọi " Mẹ ơi" Không biết có ai giống mình hay không.
Đây là bài tuỳ bút mình muốn chia xẻ cùng với các bạn về Mẹ của mình

Gánh gạo qua sông
  Trần Thị Hạ Anh
Tôi sinh ra đời không là một ngôi sao xấu dù rằng gia đình tôi rất nghèo, vì tôi may mắn có một người mẹ hiền từ, chỉ biết hy sinh vì con.
Mẹ tôi không đẹp như nhiều bà mẹ khác. Mẹ ốm yếu như một thân liễu gầy khô. Đôi mắt mệt mõi thâm quầng vì cực nhọc gánh gồng buôn bán.Mẹ rất ít khi cười. Có lẽ cuộc đời đã đánh mất nụ cười của mẹ. Duy nhất một lần tôi nhìn thấy được nụ cười hiếm hoi ấy là lúc tôi thi đậu vào trường trung học công với số điểm cao trong lúc cảnh nhà neo đơn, túng quẩn, mà nếu thi trượt chắc hẵn sự học của tôi sẽ gián đoạn từ đây.Ngày xem kết quả, biết tôi thi đậu, mẹ nói: " Mẹ xấu hỗ không làm được gì cho các con. Mẹ chỉ mong rằng các con tự tìm tương lai trong việc học. Mai nầy nếu mẹ không có gì để lại thì các con cũng còn một con đường đi tới. Đừng giống như mẹ".

Quả thật mẹ đã không để gì lại cho chúng tôi. Sức lực mẹ đã cạn, chỉ còn lời khuyên của mẹ cứ theo đuổi cả thời niên thiếu. Tôi đã cố gắng học, dù học trong vất vả, trong sự tũi nhục của một cô bé nhà nghèo. Áo dài màu trắng đã ngã màu mà không thay được một tà áo mới. Chiếc áo ngắn củn theo năm tháng khiến tôi trở nên dị hình ,dị dạng trước bạn bè. Trên con đường tới trường , tôi lủi thủi như một cái bóng mờ. Tôi sợ những lời trêu chọc của một số bè bạn vô tình khơi đọng niềm tũi hỗ trong tôi khiến tôi sẽ không còn nghị lực theo học. Những buổi trưa đi học, lắm lúc gặp mẹ trên đường đi buôn về, nhìn dáng mẹ gầy mòn, héo hắt, mệt nhọc lê từng buớc chân, tôi đã không dám tiến đến gần, sợ bạn bè bắt gặp hình ảnh nghèo nàn của mẹ. Đây là sự ân hận lớn nhất mà đến bây giờ tôi vẫn đa mang, vẫn tự trách mình mỗi khi nhớ về người. Trong gian truân, sự hy sinh của người mẹ  rạng ngời hơn cả. Tôi đã không biết đến điều ấy. Nhìn bạn bè tung tăng bên cạnh những người mẹ đẹp đẽ, giàu sang, tôi thầm so sánh với bản thân mình. Sự so sánh này tuy chỉ hiện thoáng qua nhưng bây giờ vẫn làm tôi bứt rứt ,ăn năn.

Mẹ xưa kia là  tiểu thư nhà giàu, nhưng biến cuộc thời thế và tính đa thê của ông ngoại đã là nguyên nhân gây ra nạn cửa nhà ly tán. Bà vợ thứ ba lợi dụng sự hiền thục của ngưới vợ lớn tức bà ngoại ruột của tôi và tính tin người của mẹ để  chiếm hết gia tài ông ngoại để lại. Vậy mà sau này tôi vẫn thấy mẹ cư xử với bà ta một cách ân cần, kính trọng. Đánh giá người nhìn từ bề ngoài đã là một thói quen của người đời nên mẹ là hình ảnh một người đàn bà quê mùa, thất học trước mắt mọi người. Chỉ có bà bác của tôi, trên bước đường buôn bán chung cùng mẹ thấu hiểu mẹ hơn hết. Bà đã kể cho tôi nghe một câu chuyện sau ngày mẹ mất: " Mẹ tụi mầy học giỏi lắm đó mà không ai biết. Ngày xưa khi tao đi làm khai sinh thằng lớn, dẫn mẹ mầy đi cùng. Thấy chúng tao nghèo hèn, bọn làm trên xã bắt ngồi đợi miết, không thèm ngó tới. Mẹ mầy bực quá, khi thấy một ông Tây có vẽ chức sắc đi ngang qua, bả xổ một tràng tiếng Tây, làm mọi người hết hồn Sau một hồi nói chuyện, ông ta kêu người thư ký giải quyết công việc ngay. Lúc đó mọi người mới nhìn mẹ mầy một cách ngạc nhiên. Mẹ mầy giải thích với tao là bà mắng vốn cách làm ăn của những người ở đó cho ông hội đồng xã nghe. Thật mắc cười".

Còn nhớ những năm chập chửng trong trường trung học, cô giáo bắt làm một bài luận tả về người mẹ. Tôi cắn bút không viết được chữ nào, không phải vì tôi kém về môn luận văn nhưng với đề tài đơn giản ấy tôi không viết được. Mẹ qua cách giảng của cô giáo hoàn toàn khác hẳn người mẹ thật của tôi. Người mẹ của tôi không có đôi mắt tròn đen lay láy, mái tóc không đen dài óng ả vì mẹ tôi đã xuống tóc để cầu nguyện cho từng đứa con, không luôn nở nụ cười tươi, không có những cử chỉ vuốt ve trìu mến dù lắm lúc ánh mắt mẹ nhìn chúng tôi rất đổi thương yêu. Đôi khi trước những vất vả, lo toan, khổ nhọc của đời sống, mẹ đã rầy la chúng tôi một cách vô cớ để rồi sau đó những giọt nước mắt lại nhỏ xuống thầm lặng, dấu che. Làm sao tôi có thể tả một người mẹ như vậy. Người mẹ của tôi không giống người mẹ trong trường lớp dạy.Tôi cũng không biết giải thích  thế nào cho cô biết. Thế là sau vài ý nghuệch ngoạc cho xong để nộp và  đó là bài luận văn tôi bị số điểm thấp nhất trong cuộc đời đi học. Có thể sau này nếu gặp những bài văn như thế, tôi cũng sẽ bị một điểm thấp vì tôi không làm sao diễn tả được sức chịu đựng bền bỉ,  ấn chứa trong một thân xác hao gầy nơi mẹ. Thân cò gầy gánh gạo qua sông từng ngày, từng tháng nuôi dưỡng đàn con; không một lời phàn nàn cho thân phận; không còn hơi sức vuốt ve trìu mến từng đứa con. Tất cả đã vì con, vì con, và vì con.
Ba tôi, một người thợ sống cuộc đời bất đắc chí. Tiền bạc không quan trọng đối với cuộc sống nên vợ con hoàn toàn đói khổ. Ba là người hiền đức, nhân từ, không ai có thể giận ghét ông, Ông xả thân làm việc cho một người nào đó cần giúp đỡ. Đối với ông, một buổi cà phê sáng, một chầu rượu cuối tuần đã là niềm hạnh phúc. Đến khi chết ông không để được một đồng cho vợ con. Có chăng là những lời tiếc thương cho một người hiền từ, sớm lìa xa cỏi trần trong sự tiếc nuối của chòm xóm. Tuy không giúp được nhiều cho gia đình, nhưng  sau khi cha tôi chết  mẹ lao đao hơn một chút. Gánh nặng thêm oằn bờ vai vốn chất chồng nhiều lo toan của mẹ mà không có người cùng chia xẻ. Hai anh tôi vì cuộc sống nên phải nghỉ học dù rằng cả hai đều là những học sinh giỏi toàn trường. Ngày các anh nghỉ  học, mẹ không nói gì, nhưng đêm đó, mẹ không ngủ được và mẹ không ngủ được cho cả một khoảng đời về sau. Cuộc đời mẹ lại thêm một nỗi đau khó tả. Sau đó, mẹ xuống tóc và ăn chay cầu phước hạnh cho các con của mẹ, những người con chưa nên vóc nên hình. Mẹ thường nói: "Không có gì để lại thì thôi mẹ cố gắng để dành cái đức cho tụi con". Cho đến lúc thân xác gầy yếu kia không chưá đựng nổi một tình thương quá to lớn ,mẹ đã ra đi mang theo cả ước nguyện chưa thành là nuôi nấng đàn con đến tuổi trưởng thành.

Mỗi lần nhìn thấy bất cứ một người mẹ nào bồng cho con bú mớm. tôi lại nhớ đến mẹ. Có thể đó là hình ảnh không mấy đẹp mắt trước cảm nghĩ của một số người. Nhưng theo tôi trước hình ảnh đó tôi lại thấy niềm xúc động trào dâng mãnh liệt. Đôi khi tôi đã cố che dấu đi những giọt nước mắt vô cớ. Nhìn vòng tay ôm, ánh mắt giao thoa, cử chỉ âu yếm của một tình mẫu tử nồng nàn, đó là hình ảnh tuyệt bích của những bà mẹ. Tôi biết mẹ tôi đã từng, anh em tôi đã từng ,và hầu như chúng ta đã từng  có khoảng thời như thế. Đến lúc lớn khôn làm sao tôi có thể tìm lại ánh mắt như thế của mình trong những ngày còn được mẹ ẳm bồng cho bú mớm. Có người nào dám chia xẻ thân thể và sinh lực của mình cho người khác ngoại trừ một bà mẹ đối với con

Tôi lại không thể viết được nhiều về mẹ tôi như ngày xưa tôi đã làm. Tôi cũng sẽ đuợc một điểm thấp cho bài tùy bút này nếu đuợc chấm điểm như bài luận năm xưa. Tôi đã không còn dịp ôm mẹ vào lòng rồi nói với mẹ: "Con yêu mẹ lắm" như Thầy Nhất Hạnh đã từng dạy  chúng ta nên thể hiện tình thương ngay liền trong lúc mẹ còn sống. Có thể một nơi nào đó trên hư không khi đọc được những dòng chữ này, mẹ sẽ cười bảo:” Con diễn đạt chưa đủ hết tình thương của mẹ dành cho các con" Nhưng mẹ ơi xin mẹ hãy coi đây như là một cách biểu lộ tình thương của con đối với mẹ, như lời tạ lỗi muộn màng của chúng con, như lời nói mà ngày xưa con chưa kịp nói cùng mẹ rằng :  " Chúng con rất yêu thương mẹ, mẹ ơi" .
Mẹ là cánh cò gánh gạo qua sông để nuôi dưỡng từng dòng máu trong anh em chúng tôi. Từng gánh gạo đời mà tôi ghi khắc mãi trong lòng.
Mẹ tôi, một bà mẹ bình dị, chân thành, không có gì nổi bật nhưng là người phụ nữ tuyệt vời nhất trong trái tim tôi.
Back to top
« Last Edit: 13. Oct 2010 , 23:04 by Hạnhtrần »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: TRUYỆN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ
Reply #59 - 15. Oct 2010 , 17:10
 
Hạnh ơi,

Hôm nọ đọc truyện Chiếc Lồng Đèn, My định vỗ tay khen bạn mình viết truyện rất hay,  nhưg bận việc phải đứng lên rồi quên Embarrassed
Hôm nay đọcthêm truyện nữa của Hạnh, lại thấy lòng rưng rưng xúc động. My còn Mẹ già, nhưng tối ngày lo chuyện đâu đâu, khg dành thì giờ để ý  đến Mẹ, Mẹ lại còn phải chăm lo cho My.  Undecided
Cảm ơn Hạnh đã cho cả nhà đọc tâm sự. My đoán Hạnh đã viết nhiều, My mở mục "truyện của Trần Thị Hạnh" nhé  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 8
Send Topic In ra