Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Hận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 16
Send Topic In ra
Quốc Hận (Read 29316 times)
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #90 - 24. Apr 2010 , 09:43
 


...


Tháng Tư còn đó nổi sầu


Em về ấp ủ đau thương
Mùa vui đã chết trái buồn phân ly
Tháng Tư kẻ ở người đi
Tháng Tư lở núi vở đồi tự do
Cá bơi sông nước cạn khô
Chim bay cánh rũ mây mù ngàn khơi
Đường quê hương ngập lệ rơi
Hoàng Sa,Bản Giốc ngậm ngùi hồn thiêng
Tây Nguyên bụi đỏ, xích xiềng
Hoang vu mẹ níu cửa thiền khua sương
Trắng tay cha đếm tuổi lòng
Chợ chiều trẻ hát nối vòng mồ côi
Triệu trái tim lửa sục sôi
Sài Gòn-Hà Nội-một trời cô liêu
Tháng Tư còn đó nổi sầu
Đất tổ tiên nhuộm thấm màu nô vong
Xác ngư dân đổ biển đông
Xác nông phu ngập theo dòng MêKông
Ba Đình “hồ hởi” Bắc phương
Tháng Tư nặng nợ trái buồn diệt vong
.


- Lê Hải Lăng -
Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #91 - 24. Apr 2010 , 10:39
 
NHÂN NGÀY QUỐC-HẬN 30 THÁNG 4: 65 NĂM NHÌN LẠI

Lê Thành Nhân


Nhân Ngày Quốc Hận năm nay, đa số đều chỉ “nhìn lại 35 năm” thôi. Mặc dù tôi không phải là một sử-gia hay môt chính-trị-gia, tôi cho là không đúng vì đã bỏ sót một giai-đoạn lịch-sử quan-trọng chứa đựng những hy-sinh to lớn của những chiến sĩ Quốc-gia đấu tranh chống lại các thế-lực quốc-tế để giành lại độc-lập cho Dân-tộc trong và sau đệ nhị thế chiến. Tôi chỉ là một “thất phu” đã tận mắt chứng kiến cuộc nổi trôi của vận Nước qua 7 chế độ ở Việt Nam từ 1945 đến 1975.  Chính mắt tôi đã bao lần nhìn thấy cảnh quê hương bị tàn phá, đồng bào bị đàn áp, khủng bố, tù đày, giết hại.  Chính tôi cũng đã từng trải qua 10 năm trong ngục tù CS.  Tôi muốn ghi lại dưới đây cho những ai không được trực tiếp chứng kiến như tôi.


I.  KHỞI ĐẦU CUỘC CHIẾN QUỐC-CỘNG: 1945

   
A.  Phía Cộng-sản: do Hồ Chí Minh cầm đầu, tuân hành chỉ-thị của CS quốc-tế do Liên xô và Trung Cộng lãnh đạo, chủ-trương chuyên chính vô sản và đặt quyền lợi gia-cấp vô sản (đảng CS) trên quyền lợi Dân-tộc.

B.  Phía Quốc-gia: gồm các chánh đảng, lực lượng yêu nước theo chủ  nghĩa “dân-tộc” (nationalism) và nguyên tắc dân chủ tự do kiểu Tây Phương (phần lớn dựa vào Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cuộc Cách-mạng 1789 của Pháp, đã được Liên Hiệp quốc biến thành Bản Tuyên ngôn Nhân-quyền Quốc-tế).
Hãy nói rõ thêm về chữ “quốc-gia”.  Chữ “quốc-gia” không được nhiều người hiểu rõ, nhứt là các thế-hệ trẻ.  Lịch-sử của chữ đó bắt nguồn từ chữ “Etat du Vietnam”=Quốc-gia Việt Nam, mà nước Pháp nhìn nhận độc-lập sau đệ nhị thế chiến.  Những người chống lại Việt Minh và Cộng-sản quốc tế của HCM đều theo về phía chánh-phủ Quốc-gia.  Sau tháng 12, 1946 thì “chánh-phủ VN Dân-chủ Cộng-hòa” của HCM bị đánh chạy về biên giới Việt-Trung. Cuộc chiến Quốc-Cộng khởi đầu từ đó và kéo dài đến ngày hôm nay.
Ý-nghĩa chính-trị của từ-ngữ “người quốc-gia”“người theo chủ nghĩa dân-tộc”, vì chữ nationalism hay nationalist là do chữ gốc nation=dân-tộc mà ra, đối lập với “người theo chủ nghĩa quốc-tề cộng-sản” (internationalism).  Người theo “chủ nghĩa dân-tộc” hay “người Quốc-gia” thì đặt quyền lợi của dân tộc mình và quốc-gia mình lên trên hết.  Còn người theo cộng-sản quốc-tế thì sẳn sàng hi-sinh quyền lợi tổ quốc mình để phục-vụ quyền lợi của các đảng cộng sản quốc-tế như Trung cộng, Liên xô. Người Quốc-gia không thể bán rẻ Đất Nước mình cho ngoại bang. Hiểm họa Việt cộng bán rẻ quyền lợi Đất Nước cho Nga cộng và Tàu cộng không cần phải đợi đến ngày hôm nay mới biết được, mà đã bắt đầu từ ngày HCM gia nhập đảng CS ở Pháp (1920).   

Vậy, câu chuyện HCM có công giành độc-lập cho Đất Nước (như đảng CSVN tuyền truyền) chỉ là một huyền-thoại để lừa bịp mọi người mà thôi.  Cái gọi là “Tư tưởng HCM” mà đảng CSVN đang đề cao để thay thế chủ-nghĩa Marxist và Leninist bị nhân loại vứt vào sọt rác của lịch-sử, thực chất là loại tư-tưởng vọng ngoại, bán nước, phản dân-tộc.  Việc đảng CSVN đã dâng đất, dâng biển Việt Nam cho Trung Cộng ngày nay đã là một thực tế không còn chối cải gì được nữa.  Hàng chục ngàn đảng viên thực tâm yêu nước từng bị HCM lừa gạt đã xé thẻ đảng sau khi nhận biết sự thật nầy. Hiện-tượng nầy mỗi ngày càng lan rộng sẽ đưa đảng CSVN đến chỗ tan rã. “Đảng CSVN có thể lừa gạt một nười, hai người,.... một ngàn người, chớ không thể lừa gạt tất cả mọi người.  Đảng CSVN có thể lừa gạt một lần, hai lần.. một ngàn lần, chứ không thể lừa gạt người ta mãi mãi” (dựa theo một danh ngôn của TT Lincoln)

Do không hiểu thấu đáo ý-nghĩa của chữ “quốc-gia” nên nhiều tổ chức đấu-tranh của người Việt Quốc-gia đã dùng những danh xưng lệch lạc như ”người Việt Tự do”, “người Việt Tỵ-nạn”, …. Cũng y như vậy, nhóm chữ “Cờ Quốc-gia” bao hàm đầy đủ ý nghĩa hơn nhóm chữ “Cờ VNCH”.  Còn  các chữ “Cờ Việt Nam Tự do” và “Liên-minh Việt Nam Tự do”  thì hoàn toàn vô nghĩa.

II.  CÔNG CUỘC CHIẾN ĐẤU GIÀNH ĐỘC-LẬP VÀ TỰ CHỦ CỦA NGƯỜI  VIỆT QUỐC-GIA:


Sách sử của CSVN lừa bịp mọi người và viết: Việt Nam được độc-lập từ 2 tháng 9, 1945 nhờ công lao của HCM và đảng CSVN.  Sau đây là các sự kiện lịch-sử mà chính người viết cũng đã tận mắt chứng kiến:
Sau khi đảo chánh Pháp đêm mồng 9 tháng 3 năm 1945, Nhựt trao độc-lập ngay cho Việt Nam lần đàu tiên với Chánh-phủ Trân Trọng Kim.  Lá cờ Quốc-gia màu vàng được khai sinh từ đây (Cờ Quẻ Ly).  Nếu Nhựt không thất trân thì cuộc diện thế giới ngày nay ắt đã khác.
Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp công nhận VN độc-lập trong Liên-hiệp Pháp: Chánh-phủ Quốc-gia được tái lập cũng với Quốc-trưởng Bảo-Đại như thời Chánh-phủ Trần Trọng Kim.  Chánh-phủ Quốc-gia tồn tại từ 1948 đến 1955 rồi chuyễn sang đệ I Cộng-hòa, chấm dứt chế độ quân-chủ.  Cờ Quốc-gia có nền Vàng và 3 Sọc đỏ từ đó (1948) đến nay.

Đệ I và đệ II Cộng-hòa (1955-1975).

Quân dân Miền Nam đã chiến-đấu vô củng anh-dũng để bảo vệ nền độc-lập của Việt Nam trước âm-mưu cướp nước ta của Nga, Tàu qua tay sai của chúng là CSVN. Hơn 200,000 chiến sĩ Quốc-gia đã hy-sinh để bảo vệ Tổ-quốc, cọng với cả triệu đồng bào vô tội.  Con cháu chúng ta hãy nhìn cho thật kỷ sự thật hôm nay:  tập-đoàn CS HCM là Việt gian đang bán Nước cho Tàu, hay Phía Việt Nam Quốc-gia  bán Nước?
Trên đây là chưa kể thời kỳ từ 1862 đến 1945 với nhiều phong trào “dân-tộc” (Quốc-gia) yêu nước đã nỗi lên chống Pháp trước và sau khi đảng CSVN được khai sinh (1930), trong đó Việt Nam Quôc-dân đảng là thí dụ điển hình nhứt.  Trong suốt hơn 4000 năm, dân tộc ta đâu cần có đảng CSVN mới đánh đuổi được ngoại xâm.  Trái lại, đảng CSVN đã cổng rắn Trung cộng vào nhà cướp nước, hại dân chúng ta hôm nay. Sự chia rẻ Quốc-Cộng do đảng CSVN tạo ra đã tiêu hủy sự đoàn-kết dân-tộc vốn là yếu tố quyết định trong việc chống ngoại xâm bảo vệ độc-lập của ông cha ta. Ngày nào còn chế độ CSVN thì ngày ấy Dân tộc VN còn bị chia rẻ và bất lực, Đất Nước VN còn bị  nô lệ ngoại bang.  Hiện nay đảng CSVN còn đem sự chia rẻ đó để phá hoại cộng-đồng Người Việt hải ngoại bằng Nghị-quyết 36 của Bộ Chính-trị.

Xin hãy nhìn: Ấn độ nhờ không có đảng CS mà đã được độc-lập từ năm 1948 và đang trở thành một cường quốc với một dân tộc đoàn kết hùng mạnh.

III.  KẾT QUẢ ĐẾN NGÀY HÔM NAY:


Với sự yểm trợ hùng hậu của Liên xô và Trung Cộng, phía CS đã thắng người Pháp và Phía Quốc-gia (Hiêp-định Genève 7/1954), thôn-tính phân nửa nước ta từ vĩ-tuyến 17 trở lên.  Về tuyên truyền thì phía CS biết sử dụng chiêu bài mị dân “giải-phóng thuộc-địa”. Nước Mỹ thì vừa ra khỏi Chiến tranh Triều tiên (1951-1953), không dám nhảy vào cứu Pháp bị sa lầy ở Điên Biên phủ, sợ làn sóng chống đối của dân chúng Mỹ vốn rất sợ chiến tranh và chết chốc.
Hoa Kỳ đã sáng suốt không ký vào Hiệp- định Genève (7/1954) và nỗ lực củng cố Miền Nam Quốc-gia bằng chế độ Việt Nam Cộng-hòa, dân chủ và tiến bộ như Tây phương. Nền hành chánh và Quân-lực VNCH được thế giới xếp vào bực nhứt Đông Nam Á. Cảnh-sát QG của VNCH dẹp biểu tình tinh nhuệ hơn bất cứ nước nào khác.  Dù đang chịu đựng chiến tranh, kinh tế VNCH chỉ đúng sau nước Nhật. Trước ngày CSBV đem 12 sư đoàn vào bức tử Miền Nam, không có bất cứ dấu hiệu nào khiến cho Miền Nam phải thất trận, ngoại trừ sự bội ước của chánh khách Hoa Kỳ từ khước cung cấp súng đạn cho Quân-lực VNCH như đã cam kết.
Vì nghe theo cố vấn của Kissinger, Hoa Kỳ đã sai lầm thảm hại khi quyết định rút  ra khỏi Việt Nam và Đông Nam Á, giao cho Trung Cộng vai trò làm “cai thầu” khu-vực, đồng thời trục lợi từ thị trường tiêu thụ của hàng tỷ người Tàu.

Kissinger đã phạm 3 lỗi lầm chiến-lược quan trọng :   
a.     Lần đầu tiên trong lịch-sử mình, Hoa Kỳ đã phải mang vết nhơ phản bội đồng-minh mình.  Đệ nhứt cường quốc Hoa Kỳ từ nay không còn đáng tin cậy nữa trên chính trường quốc-tế.
b.  Không tiên đoán nỗi khã năng lớn mạnh nhanh chóng của nước Tàu.  Hoa Kỳ đã vỗ béo con “hổ Trung cộng” để bây giờ nó sẽ trở lại ăn thịt mình.
c.    Không biết được trử lượng khổng lồ về tài nguyên thiên nhiên (dầu mõ) của vùng Biển Đông. Số tài-nguyên nầy (phần lớn là  năng lượng) có khã năng đưa Trung cộng lên hàng đệ nhứt cường quốc thế giới và đánh bại Hoa Kỳ. Hiện Trung cộng đã đem tàu chiến, tàu ngầm đến trấn giữ:  nếu muốn trở lại, cái giá mà Hoa Kỳ phải trả chưa chăc là nhỏ.

IV. CÁC BIẾN-CỐ LỊCH-SỬ BẤT LỢI CHO PHÍA QUỐC-GIA


1.      Tập-đoàn HCM (HCM, Lê Hồng Phong, Trường Chinh, …..) được Nga, Tàu đào tạo để đem phong trào CS Quốc-tế về quảng bá ở Đông Dương (1920-1945). CS Quốc-tế được tổ chức và lãnh-đạo liên tục.

2.      Trung Cộng chiếm Trung Hoa Lục địa (1949) làm hậu phương vững chắc cho VC. Trước 1949, quân Pháp-Việt đã chiếm ưu-thế ở Đông Dương.

3.      Pháp bị phe CSQT (Nga-Tàu) đánh bật khỏi Đông Dương (1954).  Hoa Kỳ không tiếp cứu Pháp sau trận Điện Biên phủ.

4.      Hoa Kỳ rút khỏi Đông Dương và gián tiếp giúp cho con “Hùm Trung Cộng” lớn mạnh (từ 1972 tới nay) bằng chánh-sách giao thương.

5.      CSVN được phe CS quốc-tế viện trợ quân-sự vô giới hạn. Phe thế giới Tự do lo cho quyền lợi của chính họ trước nhứt.  Áp lực của dân chúng trong chế-độ dân chủ tạo sự thiếu liên tục trong chánh-sách đối với đồng minh., trái ngược với chế độ độc tài của CS.

6.      Chế độ thực dân chủ-trương tiêu-diệt hết các nhà lãnh-đạo Quốc gia có tài và không cho phép đào tạo hàng ngũ lãnh đạo mới.  Cuộc khủng hoảng lãnh đạo của chúng ta còn kéo dài đến ngày hôm nay.

V. HIỂM HỌA HÔM NAY: CÁC HÌNH-THỨC XÂM-LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG


1.  Mất lảnh-thỏ, lãnh hãi, Hoàng sa , Trường sa, tài nguyên kinh-tế trên thềm lục địa. Chưa chi mà đồng bào ta ở nhiều tỉnh Miền Trung đã bắt đầu chết đói vì không được phép đánh cá ở những nơi mà ông cha họ đã từng làm ăn từ mấy trăm năm nay.  Thềm lục địa VN hiện là một trong những nơi có trữ lượng dầu mõ lớn nhứt thế giới.

2.  An-ninh quốc-phòng:  VN hoàn tòa bị Trung cộng bao vây kín, không có lối thoát.

3.  Mất hải lộ chuyễn vận huyết mạch giao thông giữa châu Âu, Châu Úc và châu Á đi ngang hải phận VN, tác hại nặng nề đến nền kinh tế quốc-gia VN. 

4.  Các hợp-đồng cho thuê đất rừng 50 năm đương nhiên biến VN thành một thuộc địa của Tàu.

5.  Với các dụ án khai thác quặng mỏ, xây dựng nhà máy, hạ tầng cơ sở được giao cho các “công-ty”Tàu thầu thì hàng trăm ngàn lính TC ngụy trang là công nhân lập làng, lập chợ khắp nơi như chính trên đất nước Tàu.

6.  Chủ trương xua đàn ông Tàu qua lấy gái Việt đẻ Hán hóa dân ta.

7.  Tuồng (dumping) hàng hóa hư hỏng, độc hại qua đầu độc người Việt Nam, gây hậu quả di truyền lâu dài vô cùng nguy hiểm cho nhiều đời con cháu chúng ta (còn hơn chất đọc da cam nhiều lần).

8.  Phá hoại nặng nề nền kinh tế VN: nền công kỹ nghệ sản xuất của VN bị phá sản vì không cạnh tranh được với hàng lậu TC, ngân sách quốc-gia thì thất thu…Mà hễ thất thu thì phải chạy qua Tàu xin viện-trợ,… nên không mong gì thoát ra khỏi được sự lệ thuộc vĩnh viễn vào mẩu quốc Tàu! Đây là hình-thức “xâm-lược” vô cùng hiểm độc.


VI. THỬ VẠCH RA VÀI PHƯƠNG-SÁCH CỨU NƯỚC


1. Giải-pháp 1.-  Thay đổi từ bên trong.

Đảng CSVN tự nguyện trao trả quyền lãnh-đạo Đất Nước lại cho Toàn Dân để cứu Nước, vì chủ nghĩa CS đã bị loài người và lịch-sử đào thải, đã đưa Dân tộc đến bờ tiêu vong hiện nay với họa Bắc xâm, và bế tắc về ngoại giao, chính-trị, kinh tế, nhân tâm, v.v. .  Đảng CSVN đã bị đẩy vào thế làm một “con tin” của Trung Cộng nên dù có muốn cũng không thể lãnh đạo công cuộc chiến đấu chống lại Trung cộng được. Liên xô trước đây chỉ bị bế tắc về kinh-tế mà tạo được “tiền-đề” cho Gorbachev “phi Cộng-sản hóa” Liên xô mà không cần nổ một phát súng hay đổ một giọt máu.  Dân tộc Đức cũng đã được “phi Cộng-sản hóa” một cách êm ả vì, dân tộc Đức có một ý thức cao độ về quyền lợi sống còn của dân tộc mình.  Suốt 45 năm chiến tranh lạnh dân tộc Đức không hề để cho thế lực ngoại lai xúi giục tàn sát lẫn nhau:  Đông Đức đã không đem xe tăng Liên xô sang “giải phóng Tây Đức”, như Đảng CSVN đã “giải phóng Miền Nam”.  Để hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, đảng CSVN đã quyết đánh đế quốc Mỹ đến …. người Việt Nam cuối cùng”, và thực tế đã đem cả chục triệu sinh linh người Việt để “đánh Mỹ cứu Nước”.  Giờ đây, “đảng” lại  phải tốn cả chục triệu thanh niên VN nữa để đuổi Tàu mà chưa chắc được, nếu không nhờ đến Mỹ!   Ý-thức đặt quyền lợi Dân tộc lên trên hết cũng được thấy ở dân tôc Nhật.  Sau khi bị hai quả bom nguyên tử, phe quân phiệt Nhật thay vì bám lấy quyền lực đã tự nguyện rút lui để cho Nhật hoàng ký hòa-ước đầu hàng Đồng-Minh, cứu dân Nhât khỏi nạn diệt vong.

2. Giải-pháp 2. -  Lực-lượng yêu nước quốc nội phải đứng lên thay đổi chế-độ

Không có chế độ độc tài nào mà tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị và quyền lợi của họ, trừ khi bị bắt buộc. Muốn tạo ra một sự thay đổi chế độ (regime change), các lực lượng dân tộc yêu nước như thanh niên, sinh viên, trí thức, quân đội, công nhân, đảng viên thức tỉnh, v.v. phải đứng lên thành-lập “Phong-trào Quốc dân cứu Nước” đấu tranh một cách có tổ chức và lãnh đạo.  Chỉ cần một cuộc xuống đường với vài trăm ngàn người tại Hà Nội là có thể lật đổ chế độ. “Quân đội nhân dân” chả lẽ lại đi chỉa súng bắn lại nhân dân, trong khi họ hy sinh chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ-quốc.  Thời cơ bây giờ  là lý tưởng, vì không còn ai tin tưởng vào một đảng CSVN phản quốc nữa.  Ngọn cờ “chống ngoại xâm” bao giờ cũng là sự thôi thúc mạnh mẻ nhứt đối với dân tộc Viêt Nam trong hơn 4000 lịch sử.

3.  Giải pháp 3.-  Chánh-phủ Lưu vong (của lực-lượng Quốc-gia hải ngoại)

Khi nước Pháp bị Đức chiếm và dựng lên Chánh-phủ Pétain làm tay sai cho Đức.
Tướng DeGaule phải chạy qua nước Anh thành lập Chánh-phủ lưu vong để lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Đức quốc xã.  Nhà Cầm quyền Hà Nội và Đảng CSVN hiện chỉ là tay sai của đảng CS Trung quốc, không do toàn dân Việt nam bầu ra nên không phải là đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam. Vì mối tương quan lịch sử đó Nhà cầm quyến Hà Nội KHÔNG thể lãnh đạo công cuộc  đấu tranh chống Trung cộng được. Nhất định phải có một Chánh-phủ không phải là “con tin” của Trung cộng.

Nhiều giải-pháp có thể thực hiện  được:

a.  PHỤC HỒI TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA VNCH

Tướng Dương Văn Minh là tổng thống bất hợp pháp dựa vào Hiến-pháp của đệ II Cộng hòa.  Bởi vậy có thể triệu tập lại lưỡng viện Quốc-hội của đệ II Cộng-hòa để đại diện cho VNCH và cử Chánh-phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của Trung cộng hiện nay.

b. TRIỆU TẬP QUỐC DÂN ĐẠI-HỘI (Hôi-nghị Diên-Hồng)

Nếu giải-pháp a. trên đây không thực-hiện được thì phải triệu tập một “QUỐC DÂN ĐẠI HỘI” để có tư cách tạm thời đại diện nhân dân Việt Nam, phủ nhận tư cách đại diện của ngụy quyền Hà Nội, là tay sai của đảng CS Trung quốc.

Các giai-đoạn cần thực hiện:

            1. Phát động một PHONG-TRÀO QUỐC DÂN CỨU NƯỚC
            2.Triệu-tập một QUỐC DÂN ĐẠI-HÔI (HÔI-NGHỊ DIÊN HỒNG)
            3. Đặt ra cơ cấu và cử nhân sự lãnh đạo công cuộc chống ngoại xâm theo khái niệm Chánh-phủ Lưu vong của De Gaule.

4. Giải-pháp 4.-  Trung-lập-hóa Bán đảo Đông Dương

Giải-pháp “Trung-lập-hóa Việt  Nam” bây giờ là thích hợp nhứt và cần thiết nhứt. Đây là giải pháp ít tốn kém xương máu nhứt và có giá trị chiến lược lâu dài cho 3 dân tộc trên bán đảo Đông Dương nhứt.  Nhìều thức giả đã đưa đề nghị nầy trong quá khứ trong đó có GS Vũ Quốc Thúc và nhiều chiến lược gia khác.
Yếu tố thuận lợi của chúng ta là 4 triệu người Việt ở hải ngoại hiện nay có thể vận động ngoại giao với các quốc-gia có thế lực, nhứt là Hoa Kỳ để chấp nhận giải-pháp nầy.  Nó sẽ mang lại nền hòa-bình lâu dài cho Việt Nam để tái thiết Đát Nước, mà không tốn phí ngân sách quốc-phòng.
Cần ghi nhận một điều là trong quá khứ Phía VN Quốc-gia chúng ta đã thất bại một phần là vì không biết sử dụng vũ khí ngoại giao như Đài-Loan và Do Thái là những nước còn nhỏ hơn VNCH gấp nhiều lần, mà vẫn tồn tại được.

KẾT LUẬN

Đối với người Việt Quốc-gia yêu Nước tình thế hôm nay chưa hẳn là tuyệt vọng, nhưng chúng ta phải thay đổi toàn diện từ cách nhìn đến cách tổ-chức, và làm việc của mỗi người chúng ta và mỗi tổ-chức chúng ta. TỔ-CHỨC  KHOA HỌC VÀ LÃNH-ĐẠO HỮU HIỆU là hai yếu tố mà các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại chúng ta chưa có trong 35 năm qua. 

CƠ HỘI NÀO CHO DÂN TỘC VIỆT NAM?

Gần 4 triệu người Việt tỵ nạn CS ở hải ngọai hiện nay là một lực lượng hùng hậu có thể huy động vào công cuộc cứu quốc. Dù thương hay ghét nước Mỹ, phải nhìn nhận là để chống lại nước Tàu hiện nay, chỉ có thể nhờ đến sức mạnh quân sự, ngoại giao, kinh-tế, tài chánh và kỹ thuật của Hoa Kỳ. 

Sau đây là những cơ may (opportunities) của chúng ta:

1.  Chúng ta có tiếng nói của những công dân Hoa Kỳ để ảnh hưởng chánh sách của Hoa Kỳ.

2.  Chánh quyền Hoa Kỳ đang chủ trương trở lại Á châu

3.  Chánh quyền Hoa Kỳ đã ký nhiều hiệp ước với Việt nam kể cả hiệp ước quân sự và nguyên tử lực để có khã năng can thiệp vào Việt Nam nếu VN bị Trung cộng uy hiếp. Hoa Kỳ đã biết sửa chửa một số lỗi lầm quá khứ của mình.

4.  Chánh quyền Hoa Kỳ đang “ly gián Nga với Trung cộng” và liên minh với Ấn độ, Pakistan để bao vây Trung cộng.  Các tướng lãnh Hoa Kỳ đã công khai báo động về hiểm họa quân sự của Trung cộng từ vài năm nay rồi.

5.   Gần như cả thế giới đang chống lại tham vọng hiện nay của Trung cộng ở Biển Đông, từ Á sang Âu: Nhựt, Đại Hàn, Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai, Ấn độ, EU.

6.  Hoa Kỳ và các cường quốc dân chủ còn nắm giữ “con bài tẩy kinh tế “ của Trung Cộng: dân chúng Trung cộng nổi loạn ngay nếu Tây phương ngưng nhập cảng hàng Trung cộng.

7.  Hoa Kỳ cũng đang nắm con bài tảy về kinh tế và tài chánh đối với VC.  Hoa Kỳ đang cho Hà Nội xuất cảng tối đa vào Hoa Kỳ để phải bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ.  VC cũng đang vay một số nợ ngoại tệ khổng lồ của các định chế tài chánh mà Hoa Kỳ kiểm soát. Hoa Kỳ hiện là nước đầu tư lớn số 1 tại VN nên sẽ giữ vai trò quyết định đối với nền kinh tế và tài chánh VN.

Xin nhắc lại, sau 70 năm được xây dựng kiên cố, thành trì CS quốc tế Liên xô đã sụp đổ không do bom đạn hay hỏa tiển của phe Tự do mà là do bế tắc kinh tế và tài chánh mà đảng CS Liên xô không giải quyết nổi.

Cái chế độ lỗi thời, phản dân, bán Nước ở Hà Nội hiện nay liệu có xứng đáng để tồn tại hay không?

Đồng bào hải ngoại, các tầng lớp thanh niên, sinh viên, trí thức, quân nhân, công nhân yêu nước tại quốc nội từng bị “Đảng” lừa gạt gần một thế kỷ nay, xin hãy trả lời câu hỏi đó, và hãy hành động cúu nguy Tổ quốc!


HẢI-NGOẠI, mùa Quốc Hận 2010
- Lê Thành Nhân -


Back to top
« Last Edit: 24. Apr 2010 , 11:17 by TuyetNgo »  
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #92 - 24. Apr 2010 , 14:31
 

...
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #93 - 24. Apr 2010 , 15:44
 
...
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #94 - 25. Apr 2010 , 01:00
 

Anh Hùng Tử Khí Hùng Bất Tử & Những Dòng Máu Lạc Hồng Bất Khuất


...


...

...


...

Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bãy người con đã tự tử bằng súng lục.

   * Những Anh Hùng Tuẩn Tiết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
    *
Tướng Lê Văn Hưng
    * Tướng Lê Nguyên Vỹ
    * Tướng Nguyễn Khoa Nam
    * Tướng Phạm Văn Phú
    * Tướng Trần văn Hai
    * Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
    * Thiếu Tá Hồ Đăng Nhựt
    * Những người tù cải tạo: Sống Oai Hùng, Chết cũng thật Hiên Ngang


...



    
      Những tên đường trên đất Mỹ hôm nay mang tên những vị anh hùng nước Việt
      (Photo taken in Washington DC by HoiLaTraLoi)
...

...

...

...

...

...

...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #95 - 26. Apr 2010 , 08:31
 
TUỔI TRẺ VN & NGÀY 30/4

Vũ Quốc Tấn
(blogger trong nước)

Ngày 25-04-2010, giờ 02:41



30/4 lại đến, đánh dấu 35 năm kể từ khi chiến tranh VN kết thúc. Cái ngày mà có người cho là ngày Giải Phóng, cũng có người gọi ngày này là ngày Quốc Hận. Ở Việt Nam và Hải Ngoại, trong chúng ta sẽ có một nhóm người ăn mừng tưng bừng, hát la ầm ỉ, áo quần thật đẹp, vui vui vẻ vẻ khắp mọi nơi. Những người này họ cho rằng ngày 30/4 là ngày “Giải Phóng”, “Thống Nhất” đất nước, hay là ngày “Đại Chiến Thắng”, v.v.. 30/4 này, cũng có nhóm người lòng buồn não ruột, mắt họ nhìn về nơi xa xăm như mong chờ gì đó hay lưu luyến một sự gì đó đã qua rồi, hay đang lo sợ một điều gì. Những người này cho rằng ngày 30/4 là một ngày buồn, một “tháng Tư Đen”, là ngày Quốc Hận. Và cũng vào 30/4 này, lại có một nhóm người không biết nên buồn hay vui, vì họ không có một quá khứ buồn/vui nào dính dáng đến họ có liên quan đến ngày này. Họ chỉ biết rằng 30/4 là một ngày Lễ ở VN, lại rơi vào thứ 6th, nghỉ ngơi giây lát rồi lại tất tả, bương chải, lăn lộn trong dòng đời để mưu sinh cuộc sống, để vượt qua những khốn khó như hiện nay. Trong nhóm người thứ 3 này là có tôi, một thanh niên của thế hệ 8X.

Tôi cũng như bao bạn trẻ khác của những thế hệ 7X, 8X, 9X, 10X, tôi không hề biết chuyện gì đã xãy ra trước ngày 30/4/75. Lúc nhỏ, tôi thường hay nghe người lớn nói chuyện với nhau rằng “Trước giải phóng”này, “Chế Độ Cũ” nọ, tôi dường như chả hiểu họ đang nói gì. Họ cũng chả bận tâm giải thích cho tôi hiểu. Lớn lên dưới mái trường, trước phim ảnh, sách báo trong nước, tôi được dạy/bảo rằng 30/4 là ngày “Đại đoàn kết dân tộc”, “Chiến thắng Mỹ-Ngụy”, là ngày “Giải phóng”. “Thống Nhất đất nước”, rằng chế độ Mỹ-Ngụy, Ngụy Quân-Ngụy Quyền rất ác ôn, rằng nhờ có bác Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đcsvn) Vĩ đại kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước nên Việt Nam ta mới có ngày 30/4.

Những bài hát nhạc cách mạng, hồi còn nhỏ, tôi nghe thật hào hùng. Những câu chuyện về bà mẹ kháng chiến nuôi dấu cán bộ, những anh chị giao liên, cán bộ nghèo khổ thật xúc động và anh hùng. Những cuộc chiến công thật nguy hiểm, hào hùng được biên chế lại trong các bộ phim Biệt Động Sài Gòn, Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn và nhiều lắm mà tôi quên tên hết rồi. Những hình ảnh của quân Cách Mạng rải truyền đơn, treo cờ giải phóng thật mạo hiểm. Những lời tuyên truyền của các anh chị Cách Mạng, những ước mơ, những sự hy sinh đẫm máu và nước mắt của họ vì lý tưỡng “Độc Lập”, “Tự Do” và “Hạnh Phúc”. Những hình ảnh ấy, cùng với những bài học, hát, sách báo làm cho tôi muốn được trở thành như anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, hay như anh hùng Lê Văn Tám để kháng chiến, hoạt động cách mạng tiêu diệt bọn Ngụy Quân- Ngụy Quyền kia.

Và rồi tôi lớn lên, cái mộng mơ của thằng con nít ấy cũng phai dần. Tôi lớn lên trong một thế kỹ mới, một thế kỹ của kỷ thuật số, của internet, nối mạng toàn cầu. Một thế giới hiện đại hóa, thông tin đại chúng thật phong phú ỡ mọi lãnh vực. Do tánh tò mò, ham học hỏi, tôi được tiếp cận nhiều tài liệu quý hiếm mà tôi và các bạn đồng trang lứa ở Việt Nam chưa hề nhận biết. Những tài liệu, sự thật về ĐCSVN, bác Hồ, ngày 30/4, vv…từ từ được đưa ra ánh sáng văn minh. Và tôi dần dần tỉnh thức, nhìn nhận những hiện trạng đất nước của tôi dường như nó khác hẳn với những gì ĐCSVN giảng, dạy, tuyên truyền trong phim ảnh sách báo trong nước. Hoàn toàn khác hẳn!

Trên mọi giấy tờ đều có hàng chử “Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc” hay như các điều 52, 68, 69, 70, 71, 72 trong Hiếp Pháp Việt Nam đều bảo đảm cho người dân VN được các quyền làm người, quyền Tự Do sinh hoặt tôn giáo, chính trị, phục vụ xã hội và đất nước. Tuy vậy, hiện nay, hể ai dám nói lên sự thật về HCM, về DCSVN, đối lập với đường hướng của đảng đều bị điều 88, và các điều vô lý khác của Bộ Luật Hình Sự và công an y hiếp, bắt bỏ tù, đến hiếp đáp. Biểu tình đòi lại đất đai do các cán bộ chiếm giử phi pháp cũng bị bắt. Biểu tình ôn hòa đòi hỏi tự do sinh hoặt tôn giáo cũng bị bắt. Cả biểu tình lên án Trung Quốc về lãnh hải, đất đai của ta bị xâm phạm của giới sinh viên yêu nước cũng bị công an “hỏi thăm”, y hiếp, đánh đập. Luật pháp - Hiến Pháp rành rành vậy, thế mà công an muốn quấy nhiễu ai thì tùy ý: tới tư gia nạn nhân không hẹn, gởi giấy mời bắt buộc đến đồn công an, gởi giang hồ đến quấy nhiễu, chữi bới nạn nhân, công an vào nhà đánh, còng tay, bắt tù ai bất cứ lúc nào, ở đâu với khẩu lệnh mà không cần có giấy lệnh của tòa án.

ĐCSVN luôn tự ca ngợi là anh hùng, oai hùng. Thế nhưng, Trung Quốc xâm phạm lãnh hải VN, đánh đập/bắt bớ/làm tiền ngư dân VN, chiếm dụng trái phép trên những quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, làn ranh biên giới bị TQ lấn sâu vào lãnh thổ VN đến nổi Ải Nam Quan, thác Bản Giốc đã thuộc về người anh em của thế giới Đại Đồng - Vô Sản. Đến cả cái cây ở đấy do Phạm Văn Đồng trồng năm nào cũng bị anh TQ chiếm, chặt nốt. Thế mà ĐCSVN lại im hơi lặng tiếng, lâu lâu lại thốt lên “HS-TS là của VN” hoặc phản đối yếu ớt rồi lại im ru một cách quái lạ như những tàu “lạ” ngoài khơi.

Tôi nghỉ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa vì chưa có Tự Do tôn giáo thật sự! Người dân đi truyền đạo, sinh hoặt tôn giáo thì bị công an bắt bớ, bỏ tù. Và bị bọn côn đồ giang hồ chặn đánh đập, quấy nhiễu, công an làm lơ vì trong mắt các công an ấy là niềm tin, tôn giáo “lạ”. Đồng bào người Thượng Cao Nguyên đã phải lánh nạn trong rừng rú, vượt biên giới để tránh sự lùng bắt, truy tố vì đức tin tôn giáo. Đất đai, cơ sở của giáo hội Công giáo bị chính quyền đập phá, trưng dụng làm của riêng. Chùa chiền, nhà thờ, hội thánh bị công an tịch thu, đập phá nếu không làm cho ĐCSVN vui, đẹp lòng. Mọi tôn giáo, niềm tin muốn được ĐCSVN công nhận thì phải im hơi, lặng tiếng, mắt nhắm mắt mở thờ lạy, thì sẽ được đảng và nhà nước bố thí cho “tự do tôn giáo”.

Tôi nghĩ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa vì Nghèo đói vẫn còn đó! Tuổi Trẻ VN phải lang thang khắp mọi nơi bán sức lao động, bán thân xác và bán cả lý trí lương tâm để có tiền nuôi sống mình và gia đình, Tuổi trẻ VN từ Bắc vào Nam làm ngày đêm qua những nghề đám bóp giác hơi dạo, bán hàng rong, làm phụ. hồ… Có nhiều bạn đến đường cùng, phải làm những nghề bị xã hội chê cười và lâm vào lao lý, nghiện ngập, rượu chè, trai gái. Nhiều trẻ em vì nhà nghèo không tiền mua sách vỡ, quần áo, đóng tiền trường … các em phải đi ăn xin, bán vé số, làm thuê, móc túi … Các loại thuế mà người dân đóng, các tiền hàng trăm triệu, tỉ dollars của Quốc Tế viện trợ hàng năm ở đâu ấy mà học sinh vẩn phải đóng đủ thứ tiền để đi học ở những trường lớp củ kỹ. Các bệnh nhân nghèo không thể vào bệnh viện khám bệnh, trị bệnh vì không có tiền thế chân, tiền bệnh viện phi, tiền bồi dưỡng các cô y tá, bác sĩ.

Tôi nghĩ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa ! Con dân VN hiện vẫn phải tha phương cầu thực ở nước người. Có nhiều người phải lấy những kẻ lớn tuổi hơn cha, chú, mẹ mình để đổi lấy mấy trăm đô để nuôi gia đình. Nhiều phụ nữ, trẻ em bị người ta lường gạt, dụ dổ đem qua Miên, Thái Lan, Singapore, v.v.. để làm mại dâm, ép làm nô lệ tình dục. Nhiều người đi qua các nước Châu Âu, Nam Hàn, Đài Loan qua những đợt Xuất Khẩu Lao Động. ĐCSVN nói đại diện cho giới lao động, là đại biểu tiên phong giai cấp công nhân như trên điều 4 Hiến Pháp. Thế mà, người Lao Động vẩn bị bốt lột sức lao động, ngược đãi ngay trên đất nước của mình. Trong nước mà “bụt nhà” còn không thiêng, huống chi giới “Xuất Khẩu Lao Động” ỡ nước ngoài bị người ta bốc lột, đánh đập, hiếp đáp mà không thấy có Ủy Ban về Người Việt Ở Nước Ngoài hay lãnh xứ quán của mình giúp đỡ. Tội nghiệp cho nhiều người phải nhãy lầu tự tữ, hay phải im hơi lặng tiếng mặc cho sự đời đưa đẩy.

Những lý tưởng Vô Sản ngày nào dường như đã bị bỏ lại nơi bưng, rừng kháng chiến, địa đào hang hầm. Ngày nay, những cán bộ Cách Mạng giàu có, giàu nhanh, giàu mau đến lạ lùng. Những đôi dép râu, quần áo kháng chiến nhàu rách, những chiếc xe đạp, máy cà tàng của ngày xưa được thay thế vào hàng hiệu mắc tiền mặc trên những thân hình các cán bộ béo mập, đi những chiếc hơi bạc triệu, bạc tỉ đollars, ở những nhà cao sang, lạ đẹp với những tài sản, cơ sở kết xù. Vấn nạn quan liêu, tham nhũng xãy ra trong giới viên chức tay to mặt bự như cơm bữa. Những vụ PMU18, vụ 5 Cam …được ra ánh sáng thì những phóng viên, tòa soạn báo chí đưa những tin ấy lại bị bắt bỏ tù, rút thẻ phóng viên, đình chỉ tòa soan hay bị cách chức. Hơn 700 tờ báo, ngay cả tờ báo Tuổi Trẻ Cười cũng chỉ là một thằng hề chọc vui và làm công cụ tuyên truyền cho ĐCSVN.


Đây chỉ là 1 vài hình ảnh của hiện trạng đất nước của bạn và tôi. Quả thật, còn nhiều oán than, cơ cực mà vài trang này không đủ phơi bày hết được. Thú thật, theo tôi không biết phải nên chọn mỹ từ nào đẹp để đặt cho ngày 30/4, nhưng nếu nói đó là ngày “giải phóng” thì quá Vô Lý! Giải phóng mà lại mất Tự Do sao? ĐCSVN gọi chế độ ngày xưa là chế độ độc tài. Thế mà 35 năm nay, vẫn chỉ 1 đảng duy nhất độc tài lãnh đạo, Vô Sản thành Tư Bản như hiện nay thì càng Vô Lý! Tôi không biết Ngụy Quân- Ngụy Quyền ngày xưa ra sao. Nhưng sống ở ngày nay, tôi chỉ nhận biết được nhà cầm quyền VN hiện nay chính là bọn Ngụy Quân- Ngụy Quyền, độc tài và gian sảo.

35 năm rồi ĐCSVN luôn miệng nói sẽ sửa sai, nhưng sửa mãi vẩn còn sai, và sai hoài vẫn còn sửa. Tôi không biết quý bạn đang nghỉ gì đây? Riêng tôi, hôm nay, tôi sẽ nói “KHÔNG” với ĐCSVN rằng “Các ông không đánh lừa được tôi và dân tộc VN nữa”.
“KHÔNG”, “Tôi không muốn các ông độc tài thống trị nữa. Hãy noi gương đàn anh Liên Sô của các ông mà tự giải thể, để các ông còn có cơ hội ngồi trong Quốc Hội nay mai. Nếu mãi độc tài thống trị, độc quyền ‘yêu nước’ thì các ông sẽ bị tiêu diệt. Cộng Sản Liên Sô hùng mạnh vô cùng ấy mà vẫn sụp đổ như thường, huống chi các ông là thứ tép tôm trong một thế giới ‘đại đồng’ ấy”.
Và tôi sẽ thét lên rằng “KHÔNG” với ĐCSVN về những sự nhu nhược, bất tài trước vấn nạn lấn ép, hiếp đáp của TQ.
Tôi hy vọng rằng quý bạn sẽ hòa nhip với những tiếng KHÔNG của tôi và hành động điều gì đó để trước là bảo vệ quyền công dân và quyền làm người của quý vị. Sau là cho tương lai con cái, thân nhân, bạn bè của quý vị và Sẽ tạo một Việt Nam thực sự là một Con Rồng của Á Châu và Con Cọp của thế giới.

- Blogger Vũ Quốc Tấn -
Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2010 , 08:59 by TuyetNgo »  
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #96 - 26. Apr 2010 , 08:45
 

Chào bạn Blogger Vũ Quốc Tấn,
- daiviet_nguyen (blogger hải ngoại) -


Ngày 25-04-2010, giờ 17:22



Bạn đã kể về tuổi thơ của bạn, tôi cũng xin được kể về tuổi thơ của tôi nhé. Tôi nghĩ chúng ta cùng lứa tuổi.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh Miền Đông, một vài năm sau ngày "giải phóng", bà ngoại tôi vẫn còn lại hai bàn bida, một hôm có hai người đàn ông, mặt mày nghiêm khắc, lại bảo đóng cửa, không hiểu sao, tôi vẫn còn nhớ như in lời họ nói: chờ lịnh mới.

Lịnh mới đã không bao giờ đến, mất một kế sinh nhai, dĩ nhiên là bà ngoại tôi tức giận lắm. Dĩ nhiên là bà rủa "chế độ mới" không tiếc lời.

Tiếp theo là mua công trái, tôi chẳng biết nó là cái khỉ gì, nhưng chỉ biết phải mất tiền, và tôi rất có "ấn tượng" với tờ công trái -- nó đẹp vô cùng. Rồi đổi tiền, rồi kinh tế mới... mớ tài sản ít ỏi của nhà tôi cứ mất dần... dĩ nhiên là bà ngoại tôi rủa thường hơn...

Trong trí óc non nớt của tôi, tôi được biết "chế độ mới" là cái gì rất đáng ghét... phải chi họ bỏ tù luôn bà ngoại của tôi!

*
* *

Đến năm lớp bốn, tôi hình dung được cụm từ thương binh liệt sỹ lính -- vì gần nhà tôi, có đài Chiến Sỹ Trận Vong, và cũng có một người hàng xóm, mà tôi gọi là cậu Hai, ông bị mất cả hai chân, nên những danh từ này được lập lại thường xuyên chăng? Và tôi cũng đã được dạy chữ ngụy, nhưng thật tình mà nói, ở tuổi đó, đố có thằng nhóc nào hình dung được nó là gì. Nên tôi không thể nào biết được, vào thời đó, người ta phân biệt hai thành phần lính: lính giải phóng và lính "ngụy"!

Một ngày kia, tôi còn nhớ, cô giáo hỏi trong lớp có ai là con của gia đình thương binh liệt sỹ không? Bạn bè giơ tay, tôi cũng giơ tay và nhanh nhảu: ba em là trung úy (ba tôi lúc đó đang ở tù, ông may mắn không bị thương tật gì trong chiến tranh -- tôi chẳng biết gì!) Cô giáo nhẹ nhàng bảo tôi, em không phải là con của gia đình thương binh liệt sỹ.

Tôi mường tượng có sự khác nhau từ đó -- năm 11 tuổi.

*
* *

Trong trường học, đó là cái kỷ niệm tôi nhớ rõ nhất! Đến giờ này, tôi cũng chẳng hiểu sao!

Nói chung, trong trường học, tôi cũng gặp trở ngại nào, nhưng đến năm lớp 10 tôi đã hiểu được là đại học không dành cho tôi. Cái chính sách lý lịch ngu xuẩn và hà khắc dành cho con cháu của "ngụy quân ngụy quyền".

*
* *

Bạn ạ, đó cái lối trả thù thâm độc và tàn bạo nhất mà lịch sử cổ kim của nhân loại ít có dân tộc nào áp dụng với chính dân mình! Chỉ có đám cộng sản mới áp dụng:

-- Không được học hành đến nơi đến chốn, nên có muốn chống lại chúng, làm sao biết đường mà chống! Xách dao búa ra chém chúng à? Nó bắn cho vỡ sọ.

*
* *

Bạn ạ, sao bạn lại quên giai đoạn đầu 1980, những thanh niên thanh nữ ở lứa tuổi này bị bắt đi làm lao động xã hội chủ nghĩa, đào kinh, phá rừng -- hàng loạt đã bị chết bạn ạ, vì sốt rét rừng, vì tiêu chảy v.v... họ đã bị chết ở lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Tôi đã khóc ròng rã cho người chị của bạn tôi, lớn hơn tôi ba bốn tuổi gì đó, chị đẹp vô cùng... sốt rét không thuốc trị, chở về không kịp...

*
* *

Cho nên tôi không thể nào đồng ý với bạn ngày 30/4 thật Vô Nghĩa -- nó đánh dấu giai đoạn khốn đốn nhất của người Miền Nam:

    
.
Tù khổ sai với những quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, con mất cha, vợ mất chồng, gia đình tan nát.
    
.
Chiếm đoạt tài sản người miền Nam qua việc đổi tiền, đánh tư sản, công trái phiếu, kinh tế mới.
    
.
Hàng loạt thanh niên, thanh nữ Miền Nam đã chết oan uổng: chiến tranh biên giới Tây Nam: họ bị đưa ra làm bia đở đạn, kế hoạch của Phạm Văn Đồng đấy bạn ạ; chết trong phong trào lao động xã hội chủ nghĩa!
    
.
Hàng trăm ngàn người bỏ xác trên biển Đông, nơi rừng rậm biên giới...
    
.
Bạn muốn tôi kể nữa không?

*
* *

Tôi cũng biết là bạn nhìn về tương lai, nên với bạn ngày 30/4 thật Vô Nghĩa -- tôi chỉ không đồng ý với bạn, nhưng không nói bạn sai; tôi chỉ xin bạn hãy nhớ đến nỗi đau của hàng triệu người Miền Nam: với họ, đó ngày đại nạn, ngày họ mất tất cả!

Bạn hãy nhìn về tương lai, tương lai Việt Nam thuộc về các bạn, chúng tôi, thế hệ 1.5 ở nước ngoài, chắc chắn sẽ không yêu Việt Nam như các bạn yêu Việt Nam.

Chỉ xin các bạn hãy nhìn lại lịch sử một cách công bằng hơn. Và đừng xem thường nỗi đau của người khác.

Chúc các bạn một Việt Nam không cộng sản, thịnh vượng, tự cường, công bằng, nhân ái hơn.
Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2010 , 09:15 by TuyetNgo »  
 
IP Logged
 
admin
YaBB Administrator
*****
Offline



Posts: 514
Canada
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #97 - 26. Apr 2010 , 19:01
 
 

Người Mẹ của biên giới sống và chết



Tác Giả : Nguyễn Tầm Thường   


Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời 1997 – 2002...


  Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...

Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines.


Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.

Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót.
Sau nhiều ngày bão táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ý tiếp tế gạo, cho nước và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này.

Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày. Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ. Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không mất đứa bé, toàn ghe có thể chết.
Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Palawan. Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hongkong. Ðau thương vì mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu ? Vợ chồng mỗi người một ngả. Ðứa con mất tích sẽ ra sao? Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi.


Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đã nhờ cha già gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi. Theo ông kể lại, vì không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ. Một hôm có mấy người vào cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già nghe chuyện ông mất con.

Một trong những ý định qua trại tỵ nạn làm việc của tôi là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi tìm gặp ông ta để hỏi chuyện.

Câu chuyện bắt đầu

Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hãi, đi đường bộ trở về Việt Nam. Số còn lại kết hợp với ít người đã trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe tìm đường qua Hongkong. Người đàn ông tưởng chừng vợ đã chết trên biển vì hơn ba tháng sau mới nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút chì từ trại tỵ nạn Hongkong. Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút chì mờ cho tôi. Sau khi ông rời trại tỵ nạn, mất liên lạc, tôi chỉ còn giữ tấm giấy như một kỷ niệm quý hơn chục năm nay.

Ðó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Những lần giảng trong Thánh Lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông.. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ.
Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán cho ông. Bao giờ ông mới được định cư ? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước ? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Ðất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm ? Bao nhiêu khó khăn như tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương.

- Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Ðỏ Hongkong ?
Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đình Tầu kia biết tin sẽ trốn mất. Chi bằng cứ âm thầm tìm kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá. Những năm làm việc bên cha già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo. Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ gì có thể.
Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu tứ chiến.
Các thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Ti Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand.

Ðợi chờ mãi mà năm tháng cứ bặt tin. Tôi vẫn thấy người đàn ông cứ dáng điệu buồn bã ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người. Hàng ngày lên Nhà Thờ, tôi lại hình dung bóng hình ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông Nhà Thờ bạc vôi sơn và tiếng chuông mỗi chiều là bao. Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây Thánh Giá trên nóc Nhà Thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây Thánh Giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Ðêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến.. Họ đến đây tìm an ủi trong câu kinh.

Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến.. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila. Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đã tìm được cháu bé.

Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đã lanh trí che tất cả số ghe. Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại. Quả thật là chiếc áo định mệnh. Nguồn gốc nhờ mấy số ghe đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe.
Ðó là một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam.

Tìm được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đình người Tầu đau khổ. Cháu không còn nói được tiếng Việt, vì hơn một năm liền mọi sinh hoạt trong gia đình kia là của cháu. Hồi bị bắt cháu còn bé quá, mới hơn ba tuổi.
Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết mình sẽ mất đứa con mà họ đã nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm. Gia đình ở đảo Hải Nam kia dựa lý do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, còn ở trại tỵ nạn cháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con. Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột. Ðể thỏa mãn điều kiện kia, Sở Di Trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford bảo tôi rằng vợ người đàn ông đã được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy Tỵ Nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo. Vì nhân đạo, sở di trú Hoa Kỳ đồng ý. Tin vui như vậy mà ông cứ đứng như trời trồng không tin chuyện có thể xảy ra như thế.
Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng hình cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đòi về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc vì thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc vì thấy lại con mà con không biết mình. Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy Tỵ Nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đình người Tầu kia. Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao tình cảm nhân loại của con người với con người.

Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì chết đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết. Ðối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm ?

Ðây là lý do:
Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Ðộ là thuộc địa cũ của người Anh. Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin Bộ Ngoại giao Bắc Kinh điều tra tìm chiếc ghe mang số như thế..

Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ Bề Trên Dòng. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Một Linh Mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:
- Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.
Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. Chính vì thế tôi đặt tên cho bài viết này là:
Người Mẹ của biên giới sống và chết.


Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nhìn, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm. Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6,lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại.

Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn.

Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này. Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn. Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con. Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện tình này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia.

Không ngờ vào ngày Lễ Phục Sinh năm 1999 ông đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở Nhà Thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại.

Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi Nhà Thờ nhỏ miền quê độc nhất. Ðêm Noel năm 1985 sau khi đến Nhà Thờ về, em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985. Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. Còn tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là hình ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác.

Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm lòng rất đỗi đáng yêu. Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa. Mẹ Têrêsa với tấm lòng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đã săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về. Tất cả là tấm lòng bao dung của những bà mẹ.

Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi.
Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?

Lm. NGUYỄN TẦM THƯỜNG, Dòng Tên.
Trích trong sách “Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục”



Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2010 , 19:02 by admin »  
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #98 - 26. Apr 2010 , 22:29
 




Tướng Nguyễn ngọc Loan  và những Ân Tình

Họ đã ghi lòng tạc dạ những ân tình đó, để rồi mãi 5 tháng sau, khi VC tấn công vào Sài Gòn trong đợt II, tôi đã sang trại Tỵ Nạn Tình Thương của Ông báo cho họ biết, “Thiếu tướng Loan đã bị trọng thương, ông đã bị địch bắn gãy hai chân trong một trận giao tranh với địch tại cầu Phan Thanh Giản Sài Gòn.”

Những người đó, những kẻ khốn cùng đã được cứu giúp, cả mấy trăm người trong trại tỵ nạn đã bật khóc thành tiếng, những dòng nước mắt của góa phụ, của ông già, của bà lão, đã tuôn trào, giọt lệ xót thương ông khi gặp nạn, và trong những tiếng khóc nghẹn ngào đó đã có tiếng la lớn, đầy uất hận của một cụ già, đã già lắm. “Ông trời! răng người nhân đức như ông mà lại gặp nạn.”

Thiếu tướng, những giọt nước mắt và tiếng than lớn của cụ già là những lời cám ơn chân thành nhất của họ, của người dân Huế đối với ông, mà họ đã ấp ủ trong lòng từ lâu đối với ân nhân của họ.


₪₪₪

Sau Trại Tình Thương, những ngày kế tiếp, Thiếu tướng Loan hỏi lại tôi:

– Bao nhiêu anh em tử trận?
– 150 người, Thiếu tướng.
– Quá nặng !
– Mày nói thằng Trưởng phòng Hành chánh của mày lập thủ tục khẩn cấp tuyển dụng vợ của 150 anh em tử trận vào nữ cảnh sát, ngành Đặc biệt của mày, để họ có lương tiền nuôi nấng con cái, tao không có tiền giúp họ, chỉ còn cách này thôi. Phải làm gấp, tao ký lệnh tuyển dụng, và muốn gặp mặt họ trước khi về lại Saigon.
– Tôi hiểu rõ và thi hành ngay.

Tôi may mắn có được Đại úy Hoàng Thanh Tùng một sĩ quan cảnh sát trẻ, năng động và nhiệt tình, chỉ bốn năm ngày sau vừa là hồ sơ tuyển mộ và hồ sơ xin trợ cấp tử tuất đã làm xong.


Dọc đường số 1 từ Quảng Trị vào Huế (03/04/1968)
Nguồn: Image by © Bettmann/CORBIS
--------------------------------------------------------------------------------


Thật tình đây là một cuộc tuyển mộ phi hành chánh, không hợp với điều lệ tuyển mộ, vì một số các bà quả phụ không biết đọc mà cũng chẳng biết viết một chữ nào cả, nhưng nó lại hợp với lòng nhân đạo, thương người, và nhất là lòng thương mến và lo lắng cho thuộc cấp của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh CSQG.

Độc nhất, chỉ có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là người tuyển mộ nữ nhân viên cảnh sát như thế này.

Ngày những “Nữ cảnh sát viên” nhận việc, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã gặp họ trong một hội trường lớn của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế.

Hội trường đông kín với khăn tang áo chế của 150 quả phụ, với trẻ thơ theo mẹ nhỏ nhất là hai tháng tuổi, lớn nhất là năm, mười tuổi. Quang cảnh đượm nét tang thương, u buồn. Tất cả im lặng và chờ đợi Thiếu tướng Loan lên tiếng. Với giọng nói Bắc pha Huế, ông chia buồn cùng họ, giọng nói nhỏ nhẹ và buồn buồn, trong hội trường đã có tiếng khóc nhỏ. Tôi quan sát ông, bất chợt thấy ông quay mặt đi nơi khác, đã có chút giòng lệ trong mắt ông, thật quả xúc động.

Cuối cùng ông cất tiếng nói to hơn:

– Ngày hôm nay tôi tuyển quí bà vào lực lượng cảnh sát, để các bà, các cô, có đồng lương nuôi nấng các cháu, kể từ ngày hôm nay các cô, các bà là “Nữ cảnh sát viên” của Ty Thừa Thiên-Huế.

Nhiều tiếng “cám ơn Ôn” trong đám đông, cùng với tiếng khóc, có lẽ họ đã quá xúc động trước tấm lòng nhân hậu của ông.

Ông chợt đến gần một quả phụ đang bồng một hài nhi khoảng hơn 1 tháng tuổi, và hỏi cô ta:
– Bây giờ bà là “Nữ cảnh sát” rồi đó, bà muốn làm gì?
– Thưa ôn, cho em làm chi cũng được, em đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.

Ông cười và nói lớn để mọi người cùng nghe:

– Cảnh sát không có việc đi chợ nấu ăn. Thôi, các bà về, hằng tháng đến gặp cái ông Trung úy trẻ Liên Thành này mà lãnh lương. Chẳng có việc gì cho các bà, các cô cả.

Tôi quá hoảng, nói nhỏ với ông:

– Thiếu tướng, chết em, 150 bà đó Thiếu tướng, không phải ít đâu. Em chết chắc.

– Thì Đ....cụ mày, cho mày chết luôn !

Mọi người ra về, ông nói riêng với tôi:

– Mày cố gắng lo cho họ đàng hoàng, sức tao chỉ có thể giúp họ đến đó.

Hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày đó, đã bao nhiêu đổi thay cho thân phận và nỗi oan khiên nghiệt ngã của Thiếu tướng Loan, 150 quả phụ và hơn 300 trẻ thơ lúc đó nay đã hơn 40 tuổi, một số đã may mắn định cư tại HK, họ đã nên người, là Kỹ sư, là Bác sĩ , là Luật sư...

Tôi đã có gặp họ, cả mẹ lẫn con, họ nhắc tên Thiếu tướng Loan với sự kính trọng và lòng biết ơn ông, “Không có Thiếu tướng Loan cứu mẹ con tôi, chúng tôi đã không có cơm ăn, áo mặc.” Đó là lời nói của những cô nhi quả phụ năm xưa, những người mà ông không cần luật lệ, thủ tục, tuyển họ vào “Nữ cảnh sát tại gia.”

Ngoài ra cũng phải nói thêm về việc Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan thành lập Trung Tâm Phượng Hoàng tại BCH/CSQG Thừa Thiên Huế.

Vừa khánh thành xong trại tỵ nạn Tình Thương khoảng 12 tiếng, chưa kịp thở, ông lại bày trò chơi khác, lần này là Trung Tâm Phượng Hoàng, một danh từ nghe quá xa lạ với chúng tôi.

Đầu tiên ông bắt dời Trung Tâm Văn Khố đã có từ đời Mật thám Pháp cho đến Mậu Thân 1968, ông muốn dùng phòng này làm Trung Tâm Phượng Hoàng. Thế là phải mất một ngày dời đi chỗ khác. Hồ sơ văn khố vừa dời đi, thì ván ép, gỗ, đinh búa, máy lạnh ập vào, và ông Tướng lại làm Cai thợ. Hai muơi tay cảnh sát viên có tay nghề là thợ mộc, còn tôi là thứ 21, dưới quyền chỉ đạo của anh “Sáu Lèo” bắt đầu cưa, đục, đóng đinh nghe điếc cả tai, cộng thêm anh “Sáu Lèo”, vừa đóng đinh vừa thét, chỉ trỏ lung tung, cuối cùng một đêm một ngày không ngủ, căn phòng rộng mênh mông đã bọc phủ ván ép, máy lạnh chuyên viên điện cũng đã bắt xong.

Tôi nói với anh em:

– Sắp chết , sắp chết, mệt quá...
– Đ ...Cụ thằng Trung úy con nói gì đó?
– Thì nói gì nữa, bóc lột sức lao động quá sá, gần một ngày, một đêm làm hộc hơi mà ông cai không cho ăn.
– Chúng mầy chưa ăn sao? Đi ăn đi.

Ông thọc tay vào túi quần rồi rút tay ra, y như trò chơi năm lớp tư, lớp ba, túi rỗng, ông chẳng có đồng nào. Một sĩ quan cấp tá trong ban tham mưu của ông dúi cho chúng tôi khoảng bảy tám ngàn gì đó.

Thật ra chúng tôi đã thay nhau đi ăn rồi, nhưng muốn tống tiền anh “Sáu Lèo”, tích trữ để tối kéo nhau đi nhậu.

Thế là Trung Tâm Phượng Hoàng cấp tỉnh, có lẽ là đầu tiên được thành lập từ Mậu Thân 1968, do tôi làm Tổng thư ký, điều hành Trung tâm Phượng Hoàng Thừa Thiên-Huế từ cuối tháng 2, 1968 cho đến 1975. Có một điều mà những ai gần gũi và làm việc trực tiếp với Thiếu tướng Loan mới thấy rõ được bản chất thật sự của Ông ta.

Ông là một người rất tình cảm, dễ xúc động, bản chất nhân hậu, thương người, điểm đặc biệt làm việc rất tận tụy, chi tiết, và thông minh lạ thường.

Trung Tâm Phượng Hoàng vừa thành lập xong, ngày hôm sau tôi đã phải ngồi nguyên ngày với ông, để nghe ông giảng bài, để nghe ông nói về mục đích, về điều hành, về phối hợp với các cơ quan tình báo bạn của VNCH và phối hợp với cơ quan tình báo đồng minh như thế nào trong chương trình Phượng Hoàng, rồi thì cách thức thiết lập hồ sơ hạ tầng cơ sở địch v,v... Ông giảng giải cho tôi như là một ông thầy trong trường Tình báo.

Sau gần một tháng ở Huế, Thiếu tướng Loan và toàn BTM của ông về lại Sài Gòn, còn nhớ ngày tôi đưa ông xuống phi trường Phú Bài, Ông dặn tôi hai việc:

1– Trại Tình Thương là cố gắng của lực lượng CSQG chúng ta, nhằm giúp đỡ đồng bào tỵ nạn Huế. Giao lại cho mày, nhớ lo an ninh, giúp đỡ đồng bào cho chu đáo.
2– Đám 150 quả phụ đó và đám trẻ, mày gắng lo cho họ.

Tôi trả lời ông:

– Dạ thưa Thiếu tướng, em sẽ lo chu toàn, Thiếu tướng an tâm.

Tại sân bay Phú Bài, tôi và ông đứng cạnh máy bay đợi anh em cảnh sát chất hàng lên, gồm những vật dụng ông đem ra từ Saigòn, trong đó có 4 xe Jeep của các sĩ quan trong BTM và một chiếc của ông.

Chiếc xe của ông là chiếc chót đưa lên máy bay thì bỗng ông cho lệnh đem xe đó xuống lại, tài xế lái xe lại đậu gần ông. Ông lấy chìa khóa xe trong tay viên tài xế và giao cho tôi:

– Cho mày, chiếc xe này đầy đủ mọi thứ trên xe, mày cần để làm việc. Chỉ có chiếc máy truyền tin Motorola trên xe mày trả lại cho tao vì khác tần số ở đây.

Tôi chưa kịp nói câu gì, cho dù là hai tiếng cám ơn thì ông vỗ vai tôi và đi thẳng lên máy bay chẳng thèm nhìn lại.

Ngày 5 tháng 5 năm 1968, VC mở đợt II Tổng công kích vào thủ đô Sài Gòn, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cùng với các đơn vị can trường cảnh sát của ông, lại xông pha trận mạc, chiến đấu ngày đêm trên đường phố Saigòn-Chợ Lớn.


Tướng Loan bị trọng thương trong trận tổng công kích đợt hai của VC vào Sài Gòn (05/05/1968)
Nguồn: Image by © Christian Simonpietri/Sygma/CORBIS
--------------------------------------------------------------------------------


Lần này “Hùm Thiêng” đã bị sa cơ, Thiếu tướng Loan đã cầm súng chiến đấu bên cạnh những nguời lính cảnh sát can trường của ông y như một khinh binh, thì ông bị địch bắn trọng thương vào cả hai chân tại ngay trên cầu Phan Thanh Giản Sài Gòn, ông đã ngã quỵ

Ông đã ngã quỵ cả thân xác và cả cuộc đời của một anh hùng hào kiệt, của một chiến sĩ không quân VNCH và CSQG.

Những cay đắng, nghiệt ngã nhất của cuộc đời bắt đầu đến với ông ngay ngày đó, cũng chỉ vì tấm hình, tấm hình oan nghiệt mà Eddie Adams, phóng viên của hãng AP đã chụp vào trước đó trong đợt I Tổng công kích của VC tại Sài Gòn.

Eddie Adams và tấm hình của ông ta đã đốn ngã đời của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan một cách tàn bạo.

Sau này ông ta đã phân trần, hối hận, vì hành động ông ta đã tung ra bức hình oan nghiệt đó.

Ngày Thiếu tướng Loan bị trọng thương, ông được chở sang Úc để chữa trị, nhưng công luận Úc phản đối, người ta lại hành hạ ông, hành hạ trên nỗi đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn ông, người ta lại chở ông sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center tại Washington DC, Hoa kỳ. Ông cũng lại gặp sự quay lưng ngoảnh mặt của những kẻ mà mà trước đó ông đã từng xả thân cứu họ, những công dân Hoa kỳ của một quốc gia dân chủ và công bằng nhất thế giới, mà lại đối xử với ông như hành vi của những kẻ man rợ, như những người đã cạn lòng nhân đạo, thấy chết vẫn không cứu, trắng trợn và bẩn thỉu nhất chính là những dân biểu trong quốc hội Hoa Kỳ, họ cũng phản đối một kẻ đang bị thương trầm trọng cần được chữa trị cấp thời, lại còn bẽ bàng và phủ phàng hơn nữa kẻ đó lại là bạn bè, đồng minh và là ân nhân của công dân của họ trong trận đánh Mậu Thân.

Thiếu tướng Loan bị từ chối chữa trị, trở về với đôi chân tật nguyền khập khiễng.

Ông giải ngũ, rời khỏi đời sống mà ông đã suốt đời tận tụy với tấm lòng ái quốc không thể chối cãi, không thể phủ nhận.

Ngày tháng còn lại, ông để hết thì giờ giúp trẻ mồ côi.

Tôi đã viết hết những gì tôi biết về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Những gì tôi biết về ông thật quá ít và quá hạn hẹp, vì thời gian gần ông và làm việc cạnh ông rất ngắn.

Một người khác rất thân cận với ông và cùng sát cánh với ông trong những giờ phút điêu linh và nguy nan nhất của của tổ quốc, của dân tộc, như biến động Miền Trung 1966, Mậu Thân năm 1968, đó là Đại tá Trần Minh Công, nguyên Trưởng ty CSQG thị xã Đà Nẵng 1966. Trưởng Ty CSQG quận II thủ đô Sài Gòn 1968, và sau đó là Viện trưởng Học viện CSQG/VNCH. Tôi nhường lời để Đại Tá Trần Minh Công nói về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan.


Nhìn phong cách và diện mạo của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, nhiều người cứ tưởng lầm ông là một bạo Tướng, nhưng nhiều lần tôi đã từng chứng kiến Ông ngồi khóc một mình. Tìm hiểu ra mới biết ông là một người rất giầu tình cảm. Ông thương yêu thuộc cấp và sống chết với họ. Kể cả khi ông bắt gặp đàn em làm bậy, ông cũng không nỡ phạt họ mà chỉ răn đe để họ cải sửa. Mỗi khi thuộc cấp hy sinh tử trận, ông khóc thương, nước mắt đầm đề. Có khi thượng cấp hiểu lầm ông, ông cũng khóc. Ông kể lể, “Tao phục vụ Quốc gia, Dân tộc, chứ tao đâu phuc vụ cho cá nhân nào.”

Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị Tướng trí thức trong hàng ngũ Tướng lãnh VNCH. Tướng Loan là một người rất can đảm, một cấp chỉ huy tài ba và là một vị Anh hùng dân tộc. Ít có một vị Tướng nào lại cùng cầm súng chiến đấu ngòai mặt trận như một người lính thường.

Nếu không có Tướng Loan xông pha bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân, tôi nghĩ Sài Gòn sẽ hoàn toàn không khác gì Huế.


₪₪₪


Dưới đây là những nhận xét và hối hận của Eddie Adams, người phóng viên nhiếp ảnh của hãng thông tấn AP, kẻ đã đưa cuộc đời của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan vào khúc quanh nghiệt ngã.



Eddie Adams (tại Đại hội Đảng Cộng Hoà, Houston, TX, August 1992)
Nguồn: © Associated Press, All Rights Reserved
--------------------------------------------------------------------------------


Tôi mặc đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại hội nhiếp ảnh Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bậc khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn còn làm như vậy, nhưng hiếm có ảnh viên nào chụp được mà thôi.
...

Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận.... Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con nguời này .


Sau này, khi Adams đến thăm Tướng Loan tại thành phố Springfield, VA, khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Thiếu tướng Loan không hề nói một lời oán trách Edie Adams, mà ông còn an ủi Adams, “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.”

Khổng Phu Tử sống lại cũng chỉ có thể nói được câu đó đối với người đã hủy họai đời mình, không thể nói hơn được nữa.

Ông đúng là một người luôn sống với một tấm lòng, một tâm hồn cao thượng. Adams xúc động trước lời nói cao thượng đó của tướng Loan, và kể từ đó họ trở thành hai người bạn thân.





 





















Back to top
« Last Edit: 26. Apr 2010 , 22:30 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: Quốc Hận
Reply #99 - 27. Apr 2010 , 12:58
 
Subject: Phim "Vietnam! Vietnam!" của HoaKỳ (just released).




Nhân dịp kỷ niêm tháng Tư Đen năm nay (2010). 
Xin trân trọng giới thiệu bài viết về một cuốn phim đã bị chính phủ Hoa Kỳ dấu kín suốt 37 năm qua.

* Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.


* Người chuyển đã tìm lại được cuốn phim này trên Youtube.

- Mời bấm vào đây để coi toàn bộ cuốn phim gồm có 8 phần/parts (không kể những video clips tài liệu phụ dẫn):


http://www.youtube.com/results?search_query=vietnam+vietnam+john+ford&search_typ...

Back to top
« Last Edit: 27. Apr 2010 , 13:42 by admin »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #100 - 27. Apr 2010 , 20:59
 
Ngày 30 Tháng Tư Nhìn Lại

Nguyên Thạch


Sau ba mươi lăm năm Việt Nam thống nhất,đất nước gom về một mối mà tập thơ “Vô Đề“ có diễn đạt “Một mối hận thù, một mối đau thương“.

Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc,từ đời các vua Hùng dựng nước cho tới thời điểm này, đất nước ta chưa bao giờ thảm bại như hôm nay. Hãy ôn lại qua từng thời kỳ và sự di hại của nó để hiểu rằng Việt nam là một đất nước cô đơn và dân tộc Việt là một dân tộc bất hạnh.

1975-1986. Giai đoạn của sự hoang man và tàn phá khủng khiếp
Để thực thi cái gọi là kinh tế tập trung, một trong những lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa xã hội hoang tưởng, bọn mù quáng ngông cuồng đã cho ra đời chủ trương hợp tác xã cho mọi ngành mọi nghề, đẩy toàn bộ xã hội gần như là thụt lùi về thời công xã, gây bao hoang man lo sợ cho cả nước. Giai đoạn mà những thứ vô tri vô giác như cây cột điện cũng muốn ra đi. Một giai đoạn mà trong lịch sử chưa hề có số lượng người bỏ nước lánh nạn đông đảo, làm rung động trái tim của cả thế giới.

Một thời, mà chính người cộng sản cũng phải hổ thẹn, nhục nhã,cố tình lẫn tránh, không dám đề cập hoặc nhắc tới hình ảnh đen tối này. Nhưng với bản chất gian dối và kiêu ngạo,họ không hề có một lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào về những sai lầm nghiêm trọng đó.

Đổi mới
Sau chuỗi dài những bài học thất bại thê thảm, để cứu vãn chế độ,nhà cầm quyền cho áp dụng nền “Kinh tế thị trường“ với cái đuôi “Theo định hướng xã hội chủ nghĩa“, một thứ lý luận lấp liếm, ngụy biện vu vơ. Điều này,đã nói lên rằng kinh tế XHCN là một nền kinh tế què quặt, thảm bại. Câu dân gian “Xuống Hố Cả Nút“, đã nói lên trọn vẹn cái ý nghĩa của nó.

Đất nước hẹp dần
Độc đảng cộng sản mà quyền lực được thu gọn trong tay chính trị bộ, 15 khuôn mặt đần độn, má bỉnh da chì, sẵn sàng cúi đầu quì gối trước thiên triều đại Hán để mong được sự bao che và ban ân huệ. Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng-Trường Sa, vịnh Bắc Bộ, đất rừng các tỉnh dọc biên thùy và sâu trong nội địa, Beauxite Tây Nguyên đều bị hiến dâng cho ngoại bang để được nắm giữ quyền lợi cho cá nhân và băng đảng.

Kinh tế tụt hậu
Dưới sự lãnh đạo của một guồng máy nhà nước trì trệ, u muội, quan liêu, sau ba mươi lăm năm không chiến tranh mà nền kinh tế vẫn lẽo đẽo mò mẩm theo đuôi các nước lân bang trong khu vực, xa tít từ ba đến năm mươi năm, thì việc sánh vai với các nước tiên tiến là chuyện hoang tưởng xa vời.

Đó là chưa nói đến nguồn tài trợ lớn mà nhà nước Việt Nam không cần phải trả lại cả vốn lẫn lời. Một số tiền cho không, nhờ vậy mà đảng đã cầm được hơi cho tới hôm nay.

Chính trị độc tài
Mang trong đầu tư duy của phong kiến Tàu và tư tưởng Mác-Lê, bằng mọi cách phải cướp chính quyền, hùng cứ giang sơn mỗi nhóm một tỉnh, một huyện để chia nhau hưởng lợi hầu bù lại những tháng năm gian nan khổ nhọc. Ban tư tưởng văn hóa trung ương cùng các báo đài ra rã hằng ngày, chẳng qua chỉ là một lối mị dân, chứ chẳng phải vì đất nước, vì dân tộc gì cả. Phương thức ngụy biện nhằm che dấu ý đồ của gián điệp của Trung Cộng mà ngay cả những năm tháng khởi đầu dậy binh, Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng dâng bản công hàm ngày 14 tháng 09/1958, một văn kiện công nhận Hoàng Sa ( Tây Sa )- Trường Sa ( Nam Sa ) thuộc quyền Trung Cộng. Cuộc hải chiến oai hùng của hải quân VNCH từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 01/1974 trong sự làm ngơ của Bắc Việt là những minh chứng hùng hồn nhất cho hành động bán nước. Còn nữa, chẳng phải Tố Hữu tự phát mà có những câu nô dịch như: “Bên nay biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương“, hoặc:

“Giết, giết nữa đi bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xì ta Lin bất diệt“.

Theo đuổi một nền chính trị bưng bít, hẹp hòi,sắt máu, không chấp nhận đối lập, không quan tâm đến ý kiến của dân chúng,cũng chỉ nhằm mục đích che dấu mưu lược thâm độc đó.

Một thể chế chính trị cấm người dân nêu cao tinh thần yêu nước, cấm phê phán những tiêu cực của nhà cầm quyền, bởi cho đó là “ bí mật quốc gia “!. Thử hỏi,có quốc gia nào trên thế giới lại đi cầm tù hoặc đánh đập, ngăn cấm sinh viên học sinh cùng những nhà tranh đấu thể hiện lòng ái quốc, chống kẻ thù nghìn năm phương Bắc?. Ngoại trừ Bắc Hàn, Trung Cộng và Việt Nam. Ngày nào còn sự hiện hữu của đảng cộng sản, ngày ấy Trung Cộng còn có nhiều cơ hội tốt để thực thi mưu định chiếm cứ Việt Nam.

Xã hội lừa lọc và tham nhũng
Người ta thường ví rằng “Nhà nước nào, dân chúng nấy“ hoặc “Cha nào con nấy“. Bắt nguồn từ sự gian dối của đảng cộng sản, qua những cuộc đấu tố 1953-1956, người dân bị tiêm nhiễm rằng phải thủ đoạn, phải gian dối mới được tồn tại. Ở Việt Nam, rất nhiều người nói dối tài tình y như nói thật mà không hề biết chớp mắt, ngượng miệng.

Một xã hội mà sự hối lộ, tham nhũng dường như bất trị. Các quan chức từ trung ương cho đến địa phương, mọi ngành, mọi cấp, đa số đều có dính líu đến tham nhũng. Tham ô một cách có hệ thống và có bao che, nếu có chăng những vụ án thì chỉ là dơ cao đánh khẽ, rồi cuối cùng cũng được “hạ cánh an toàn“.

Đạo lý suy đồi
Là những người còn lương tri,không ai không tránh khỏi đau lòng khi nhìn thấy bao tinh hoa quí báu, tình tự tốt đẹp của khối dân tộc, được truyền giữ qua bao ngàn năm, nay đã bị đảng cộng sản hủy hoại một cách vô tâm oan uổng. Vì tranh giành với nhau để được sinh tồn, vì miếng cơm manh áo, vì tư lợi cá nhân trong một bối cảnh nghèo đói mà người ta sẵn sàng tố giác, đạp đổ lên nhau để tiến thân. Trong một xã hội mà con người chỉ biết giành giựt, thu ghém cho riêng mình, vô cảm, thờ ơ trước bao cảnh đời khốn khổ hoạn nạn khác. Một xã hội mà lương tâm không giá trị bằng “lương thực“.

Dưới sự làm ngơ của nhà nước hoặc tiếp tay chia chát với những tên tội phạm buôn người, tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam qua Trung Cộng, Campuchia cùng các nước khác; đầy ải thanh niên đi lao nô khắp thế giới để bòn rút ngoại tệ là những câu chuyện, những hình ảnh nhức nhối, đau thương cho cả một dân tộc. Chưa bao giờ người con gái Việt Nam phải bỏ xứ, xa cha mẹ, người thân để đi lấy chồng nước ngoài Đài Loan, Nam Hàn, Singapore… và bị ngược đãi nhiều như thế. Rồi đây Việt Nam sẽ là Bò Tèn ( Botel City ) thứ hai. Người dân bản xứ sẽ là những đám nô lệ trên chính quê hương mình để phục tùng cho những chủ nhân ngoại quốc.

Đối diện với những sự thật
Trong hiện tình của đất nước, đây là một thời kỳ đen tối nhất của Tổ Quốc, 15 tên thái thú đã và đang sẵn sàn bán đứng Quê Hương. Và đây cũng là cơ hội thuận tiện nhất cho ngoại bang Hán phiệt thôn tính Việt Nam. Tất cả người Việt chúng ta hãy sớm nhận thức nguy cơ và hãy sớm hành động trước khi quá muộn.

Chúng ta sẽ không chấp nhận và cũng không muốn nhìn thấy Việt Nam là Tây Tạng thứ hai. Còn gì ghê rợn, đau đớn bằng khi chứng kiến phụ nữ Việt Nam và con cháu của chúng ta lâm vào hoàn cảnh khủng khiếp như thế.

Trung cộng sẽ nhân cơ hội thuận tiện do đảng CSVN nối giáo mà có những bước tiến nhanh, rõ nét nhất là mới đây, nhà nước công bộc chuẩn bị thỏa hiệp cho quân đội sát nhập với lực lượng vũ trang của Trung Cộng trong cái gọi là hiệp tác toàn diện, song phương quốc phòng. Thử tưởng tượng, hai binh đội, ngoại công nội đàn áp thì người dân sao gánh chịu nổi,khi trong tay không một tất sắt.

Quân đội nhân dân Việt Nam
Các anh chị mau thức tỉnh. Tổ quốc đã lâm nguy. Khi mà nền trật tự của thế giới vẫn còn hiệu lực thì việc xua hàng triệu quân đánh chiếm, tiêu diệt đội quân của quốc gia khác là điều khó mà thực hiện, nhưng việc giết từ từ, giết dần mòn cho đến hết sạch các anh chị là hành vi có thể xảy ra. Tuy nhiên,trong tương lai, cuộc tiến quân để quét sạch đối phương trong cùng một lúc thì không ai dám hứa hẹn và bảo đảm.

Có lợi thế dân số đông đảo nhất thế giới, và đường hải giới lưỡi bò, cùng lực lượng đặc công Tây Nguyên, cộng với đạo quân thứ năm trên khắp hang cùng ngõ tận của ba miền đất nước, đạo quân này với tiền bạc và uy lực,chúng sẽ nắm toàn bộ nền kinh tế và là lực lượng nội gián nồng cốt cho người anh em đồng chủng, viêc thôn tính toàn bộ Việt Nam là chuyện thời gian. Với con số khổng lồ, gần 1.500.000.000 người thì vấn đề thí vài triệu quân để hốt sạch các anh chị để bù vào đó là quân đội mẫu quốc, đó không là chuyện lạ. Họ mơ ước được di dời 50 triệu thanh niên sang mảnh đất này, lấy vợ Việt để gây giống và thuần hóa giòng máu đại Hán. Như nêu trên, thế thì đàng nào cũng sẽ chết, nếu được chết cho quê hương sinh tồn, hẳn là có ý nghĩa hơn là chết trong vô nghĩa, tủi nhục.

Công an
Các anh chị hãy sống cho tròn đạo nghĩa, là con dân thì không bao giờ quay lại bắt bớ đánh đập cha mẹ, anh em, đồng bào ruột thịt của mình. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là việc phải làm, nhưng quay mũi súng vào nhân dân vô tội là hành động phi luân lý. Các anh chị nên biết ơn những người hy sinh bản thân để kêu gọi toàn dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, sự độc lập của dân tộc mà các anh chị là những thành viên trong lòng dân tộc ấy.

* * * * *

Sau ba mươi lăm năm, đất nước vẫn hiện hữu một đảng vong nô, phản quốc. Một nhà nước ươn hèn quì gối. Một quốc hội bù nhìn, đốn mạt. Một nền luật pháp độc đoán, tùy tiện. Mười lăm tên ở bắc bộ phủ chỉ là một khối thịt rữa tanh hôi, chúng không mạnh như ta lầm tưởng, nếu chúng ta, tất cả đều đồng lòng đứng dậy đạp đổ chúng ra khỏi quyền lực.

Nhìn lại đất nước sau ba mươi lăm năm, giờ Tổ Quốc đang đứng bên bờ vực thẳm. Lòng người tan tác với bao nỗi hoang man lo sợ, một cuộc sống với tương lai bấp bênh vô định. Trước hiện trạng dường như vô vọng ấy, 85 triệu người Việt quốc nội cùng hơn 3 triệu người Việt hải ngoại, chúng ta phải làm gì ?. Đó là câu hỏi cho những ai còn có tấm lòng cho quê hương Việt Nam thân yêu.

Tuy ba mươi lăm năm trôi qua, một chuỗi thời gian dài đầy bi đát và oan nghiệt, nhưng không vì thế mà chúng ta đánh mất niềm tin. Cả thế giới văn minh, hiện đang tập trung cô lập Trung Cộng mà Mỹ là quốc gia có chiến lược dẫn đầu. Bởi Trung Cộng là hiểm họa, là mối đe dọa cho sự ổn định của toàn thế giới. Hãy nung nấu ý chí quật cường, khi cơ hội đến, chúng ta sẽ đứng lên giành lại những gì đã mất. Ngày quang phục Quê Hương không còn xa nữa.

Nguyên Thạch
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #101 - 28. Apr 2010 , 00:24
 

Quảng Trị, An Lộc 35 năm sau

- Gia Minh, biên tập viên RFA -



Ngày 30 tháng 4 năm nay tròn 35 năm Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Những chiến trường xưa trong cuộc chiến hiện nay như thế nào?
Trong suốt cuộc chiến, nhiều nơi tại miền nam Việt Nam là bãi chiến trường khốc liệt giữa quân đội hai phía. Những vùng đất đó bị bom đạn cày nát và người dân địa phương phải ‘tản cư’ đến nơi khác lánh nạn chiến tranh. Trong loại bài đánh dấu 30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, chúng tôi có một tường trình về vùng chiến trường cũ Kontun.
Dịp này đánh dấu 35 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, mời quý vị đến với hai địa danh cũ: Quảng Trị và An Lộc. Diện mạo tại hai nơi đó hiện nay ra sao sau 35 năm?


Trận chiến nổi tiếng


Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Trị Thiên quyết chiến quyết thắng là câu nói được nhiều người, đặc biệt trong giới quân nhân tại miền Nam Việt Nam, truyền miệng kể từ thời điểm năm 1972 trở đi.
Bình Long nổi tiếng qua chiến trận An Lộc với bảy đợt tấn công của bộ đội miền Bắc nhưng quân đội miền nam cố thủ không để thành phố An Lộc rơi vào tay bộ đội miền bắc. Nay tại đó vẫn còn mồ chôn tập thể của ba ngàn người thiệt mạng trong chiến trận đó.

...
Cầu Hiền Lương năm 1961


Quảng Trị được nêu danh qua đợt tái chiếm thành cổ Quảng Trị. Vào ‘mùa hè đỏ lửa’ năm 1972, cuộc chiến ác liệt giữa hai phía nhằm giành quyền kiểm soát Thành Cổ Quảng Trị là một biến cố gây ra bao tổn thất cho quân đội cả hai phía và dân chúng trên đường ‘chạy loạn’. Đoạn đường từ Quảng Trị vào Huế được mệnh danh ‘đại lộ kinh hoàng’.
Ngoài ra, đối với nhiều người Việt Nam ở cả hai miền Bắc cũng như Nam, địa danh Quảng Trị quá quen thuộc vì ở đó có dòng Sông Bến Hải với chiếc cầu Hiền Lương nằm trên vĩ tuyến 17- ranh giới chia đôi hai miền nam- bắc từ năm 1954 cho đến năm 1975. Phía miền Nam gọi đây là vùng địa đầu giới tuyến.
Và hẳn nhiên nơi nào chiến tranh đi qua đều bị tàn phá bởi bom đạn, chiến cụ. Tuy nhiên, khi cuộc chiến kết thức, con người trở về quê cũ ra  sức cải tạo những nơi hoang phế, đầy vết tích chiến tranh đó trở thành nơi ngụ cư và cố chữa lành vết sẹo chiến tranh …

...
Cầu Hiền Lương năm 2010


Chính quyền tỉnh Quảng Trị lâu nay cho khai thác  tour du lịch thăm khu phi quân sự ‘DMZ’ ngày trước. Tỉnh này cũng nằm trên tuyến di sản văn hóa miền Trung. Hoạt động rà phá bom mìn còn sót lại sau cuộc chiến được chính quyền địa phương, các đoàn thể, và cả phía Hoa Kỳ nêu ra như một công tác quan trọng tại tỉnh này.
Tỉnh Bình Phước có thị trấn An Lộc nay thuộc huyện Bình Long hôm tháng ba vừa qua tổ chức Lễ Hội Điều, nhằm tôn vinh loại cây được trồng lâu nay ở đó, và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến dự lên tiếng kêu gọi xây dựng Bình Phước thành ‘vương quốc’ cây điều của Việt Nam.
Những người dân địa phương từng phải ‘chạy giặc’ khi chiến sự ác liệt nổ ra, chứng kiến bao chuyện ‘vật đổi, sao dời’, sau 35 năm trở về sinh sống tại chốn cũ, một khoảng thời gian dài đến một phần ba đời người theo quan niệm trăm năm trong cõi nhân sinh, nhận thấy mức độ thay đổi trong suốt thời gian qua tại mảnh đất quê hương của họ ra sao?
Một phụ nữ trở về vùng Quảng Trị từ sau năm 1972 nói về hiện trạng nơi bà đang sinh sống hiện nay:


Phát triển nhiều lắm. Hồi xưa khi trở về vào năm 72-72 thấy tan nát hết, toàn gạch vụn, dây thép gai, không có bóng người, dân chạy hết. Sau thời gian người ta dọn dẹp. Bây giờ xây dựng, Đông Hà lên thành phố rồi, với nhà cửa dân cư tấp nập.
An ninh ở Quảng Trị, trước khi chưa có nghiện hút mà giờ cũng có, buôn bán ma túy cũng vào rồi. Ăn cắp, ăn trộm cũng có. Nói chung, xã hội  khó khăn bắt họ phải làm như thế, khó khăn nên phải đi buôn- buôn gian, bán lậu. Giờ thanh niên hư hỏng nhiều; trước khi thanh niên trong chiến tranh đâu có gì để hư, chỉ biết chiến đấu thôi.


Phát triển không đồng đều


Một phụ nữ nông dân từ địa đạo Vĩnh Mốc, nay lên sinh sống ở Hồ Xá, Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị đưa ra nhận xét về vùng quê của bà sau 35 năm chấm dứt cuộc chiến:

Chẳng thấy phát triển mấy, chỗ này dân ít và công việc cũng ít. Chẳng thấy gì đáng kể cả: 35 năm rồi mà không thấy gì đổi mới. Đường xá thì có chỗ chưa làm.

Một người dân khi cuộc chiến An Lộc xảy ra là một học sinh trung học tại đó, nay cũng nêu ra những mặt khác nhau của vùng đất từng là chiến địa này:

Về vật chất thay đổi nhiều, còn con người thì ngày càng đi xuống. Vật chất thay đổi nhờ vào đầu tư nước ngoài, từ ASEAN; rồi Việt Nam vào WTO hàng hóa có giá. Cuộc sống vật chất đi lên, đường xá rộng rãi. Đường nông thôn do Nhà Nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên đạo đức đi xuống không còn lối sống ‘tình làng, nghĩa xóm’ như trước. Báo chí trong nước loan nhiều  về điều này, mà đó chỉ là tin nổi thôi.

...

Bến xe chợ mới An Lộc năm 1969


Đất bị bom đạn cày nát, sau 35 năm đã được cải tạo để nuôi sống người dân ra sao? Chính quyền địa phương giúp gì cho dân?
Một người dân tộc thiểu số tại thị trấn An Lộc, huyện Bình Long cho biết:


Tôi sinh ra ở đây, xứ sở của tôi ở đây,năm nay tôi 55 tuổi. Hồi chiến tranh xảy ra tôi đang học trường Nguyễn Trãi, Bình Long. Bà con ở đây lúc trước phát rừng, phát rẫy làm ruộng, trồng điều.Cây điều, cây tiêu giờ già quá không ra trái nữa. Bà con ở đây giờ thiếu đất canh tác. Từ năm 75 đến nay, bà con dân tộc chúng tôi rất thiệt thòi. Sống theo bìa suối, giờ ngày càng không còn nước nữa. Ở chỗ cao thì ai có vốn nhiều mới đầu tư được, dân thì không thể.
Phần hỗ trợ cũng chẳng thấy đâu. Nói khoan giếng cho mỗi ấp ba giếng, thực tế chỉ có hai mà thôi. Họ ăn chia hết. Nhà dân giờ còn lụp xụp. Bà con dân tộc cấp trên không có hướng dẫn làm ăn gì nên cứ nghèo hoài. Mong muốn của tôi là bà con có nhà cửa ở, ba bữa cơm ăn đừng chết đói.


...

An Lộc năm 2010


Một phụ nữ chuyên trồng tiêu trước đây tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, nay không còn theo nghề chăm tiêu nữa nói về loại cây đang được trồng nhiều tại Quảng Trị:


Đất lô tiêu thì ai giàu, có tiền mua như địa chủ ngày xưa, nghèo không tiền không thể mua được. Nhưng nay tiêu trượt giá nên người ta chuyển sang trồng cao su. Nhà nước trồng, dân có vườn tiêu trồng xen cao su.

Chiến tranh kết thúc đã lâu nhưng một số bom đạn được sử dụng trong cuộc chiến còn vương vãi lại. Hồi năm ngoái cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra một cảnh báo đáng ngại là với tốc độ rà phá bom mìn đang làm như hiện nay thì phải mất đến ba thế kỷ nữa mới dọn sạch toàn bộ những vật liệu nổ trong cuộc chiến còn sót lại ở Việt Nam.
Quảng Trị là địa phương được cho có số bom mìn vương vãi vào hạng nhất nước. Về công tác rà phá bom mìn tại tỉnh này thì người phụ nữ sinh sống tại thành phố Đông Hà có nhận xét:


Tại những vùng núi, hẻo lánh bây giờ vẫn còn bom chìm dưới đất. Nay người ta vẫn còn đi tìm. Có đội rà phá bom mìm của quốc tế đến, rồi công binh Việt Nam tìm tập trung lại cho nổ. Dân cũng đi nhặt về cưa lấy thuốc súng bán, nên có người chết, người bị thương. Nhà nước có báo trên TV, không cho dân đi tìm loại đó nữa. Nhưng có nhiều người dân cày đất không biết nên đụng bom nổ chết.

Trong chiến tranh, hai vùng đất vừa kể trở thành chiến địa bởi được xem là vị trí chiến lược mà hai phía đều phải cố giữ; nếu để mất sẽ dẫn đến  thất bại cho phía mình. Hòa bình lập lại, người dân bao nhiêu năm qua cũng phải đổ mồ hôi lao động cải tạo đất để có thể kiếm sống trên mảnh đất của họ. Nhưng rồi những nơi đó vẫn còn nằm trong số những địa phương nghèo trên cả nước với bao cảnh khỗ như lời kể của những người dân sinh sống tại đó. Rồi nay họ cũng chịu cảnh tương tự như các nơi khác ở Việt Nam đó là  sau khi đất nước thực thi chính sách mở cửa, kêu gọi tư bản nước ngoài vào làm ăn, dân số tăng lên khiến đất đai ngày càng trở nên có giá…

Nhiều người trong thời gian chiến tranh, để bảo vệ mạng sống buộc phải rời bỏ quê cha, đất tổ đi ‘lánh nạn’, nay lại phải đối diện với nguy cơ bị đánh bật ra khỏi mảnh đất nơi họ từng chôn nhau cắt rốn nhường chỗ cho những dự án đủ loại của những tập đoàn, công ty, cá nhân với đủ tài chính thu tóm đất đai phục vụ cho mục đích kiếm lời mà không nghĩ đến quyền lợi của người dân. Hậu quả là nhiều người dân địa phương, có người từng phải hy sinh thật nhiều trong cuộc chiến khốc liệt giữa hai miền nam- bắc Việt Nam, trở thành kẻ lưu cư trên chính mảnh đất từng thấm đẫm máu thịt của thân nhân, đồng đội, đồng bào của họ như tại An Lộc, Quảng Trị hiện nay.

Back to top
 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #102 - 28. Apr 2010 , 00:38
 


Chiều ba mươi tháng tư ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà



...


Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Người lính gác vẫn chưa chịu bàn giao
Vì vừa mới nghe tin Sài Gòn thất thủ
Anh, người lính Dù, ngồi bất động mắt đăm chiêu về hướng Sài Gòn
Lệnh tan hàng… nhưng các anh tử thủ
Bởi nơi này là mảnh đất quê hương.

Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Những người lính trên bốn vùng chiến thuật
Tập họp, điểm danh rồi xếp hàng xung trận
Đánh để đời, trận cuối rồi thôi.

Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà
Có tiếng kèn xung phong của anh hùng tử sĩ
Thì ra cuộc chiến vẫn chưa tàn

Hãy đợi đấy niềm tin


Babui
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #103 - 28. Apr 2010 , 21:36
 
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Quốc Hận
Reply #104 - 28. Apr 2010 , 23:55
 

35 năm nhìn lại con người Việt Nam



Mẹ tôi đã ngoài 90 tuổi. Ở cái tuổi gần đất xa trời, giống như tất cả mọi người, trí nhớ của me tôi rất kém. Dẫu quên rất nhiều nhưng chỉ có 3 điều mà cụ bà đã kể cho tôi  cách đây 40 năm vẫn còn như in trong óc cụ. Mới cách đây một tuần sự lập lại ba câu chuyện nọ cho tôi nghe là một chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng của nó trong cuộc đời cụ sâu đậm đến nỗi thời gian vẫn chưa xóa nhòa được trong tâm người. Trong ngày tưởng niệm 35 năm Quốc Hận 30/4/2010 năm nay, trước biết bao đổi thay về  xã hội lẫn con người VN thời nay, ba câu chuyện mẹ vừa kể đã giúp tôi mường tượng được phần nào bức tranh xã hội VN và con người VN thời trước để suy ngẫm về  nguyên nhân nào đã dẫn đến sự  thoái hóa của xã hội và con người VN thời nay, về chính sách 100 năm trồng người của Hồ Chí Minh và những hậu qủa của nó trên quê hương VN.

Câu chuyện đầu tiên nói về nạn đói năm Ất Dậu đưa đến hơn triệu cái chết. Tại làng mẹ tôi, sáng nào cũng có ít nhất hai chiếc xe thổ mộ đi nhặt xác người chết đói dọc đường. Mẹ tôi không bao giờ quên được hình ảnh một bà mẹ sáng nào cũng nấu sẵn một nồi cháo trắng để múc cho những người đói khát đi ngang qua nhà bà. Đoàn người tuần tự xếp hàng, không giành giật, không cãi vã, nối đuôi nhau kiên nhẫn chờ tới phiên mình để  nhận được một muôi cháo trắng. Và điểm đặc thù của dân làng này là cho dù cả làng đang ở trong tình trạng đói khát, nhưng dân làng không nỡ quay mặt làm ngơ trước những trẻ thơ nằm lả trên vỉa hè bên cạnh xác mẹ cha vừa mới chết vì đói.
Câu chuyện trên cho tôi nhìn thấy một điều là, dẫu dân làng đang ở trong hoàn cảnh đói khát sống qua ngày nhưng trái tim nhân bản của người dân Việt thời đó vẫn còn đầy, còn biết động lòng thương người nên mới nhịn chút phần ăn của mình để cứu vớt các em bé  vừa mồ  côi đang hấp hối dọc đường. Giờ đây, trong bối cảnh xa hoa phù phiếm của xã hội VN thời nay, lại xảy ra hiện tượng những con người VN đi lùng các trẻ mồ côi sống lây lất đầu đường xó chợ  đem về làm “con nuôi”. Họ nhẫn tâm bẻ tay chân hay đâm mù mắt các em rồi bắt các em đi ăn mày đem tiền về nuôi họ sống trên sự tàn phế về xác thân lẫn tương lai  đời các em! Đó là còn chưa kể tới những dịch vụ ăn mày mà trong đó những người mẹ ăn mày chuyên nghiệp tìm mướn những trẻ thơ con nhà nghèo, thản nhiên đày đọa các em trong mưa gió để khơi dậy lòng trắc ẩn du khách qua đường hầu xin được nhiều tiền. Đã có những bé bị chết vì sưng phổi sau vài ngày bị “mẹ hờ” địu trên lưng dầm mưa dãi nắng. Trẻ nào may mắn sống sót khi lớn lên nếu hên hơn thì sẽ tìm được công ăn việc làm nơi các hãng xưởng. Đa số thường bị các chủ nhân ông bóc lột sức lao động, hành hạ như nô lệ trước sự im lặng đồng lõa cuả nhà nước Cộng sản Việt Nam . Tuy nhiên thân phận những trẻ nói trên còn tốt số hơn những em khác bị các dịch vụ buôn người đem các em đi bán làm nô lệ tình dục nơi xứ người. Những hiện tượng dùng trẻ thơ như một phương tiện làm giàu phải chăng là kết qủa của chính sách 100 năm trồng người của Hồ Chí Minh mà qua đó nền giáo dục Xã hội Chủ nghiã Việt Nam đã hủy diệt lần mòn những mầm thiện và tình bác ái trong con người VN?

Câu chuyện thứ hai liên quan đến cung cách sống của người dân nghèo dưới thời bị trị hà khắc của thực dân Pháp. Có những người dân trong làng nghèo đến độ cả gia đình đều phải đóng khố chuối và chỉ mua được một chiếc quần để dành cho cả gia đình dùng chung khi có ai cần ra tỉnh hay lên huyện. Cho dù nghèo đến mấy đi chăng nữa  nhưng lại ít xảy ra cảnh cha mẹ bán con, hoặc con gái tự bán mình để đổi lấy vật chất xa hoa phù phiếm.
Phong cách con người VN thời chưa bị Cộng sản nhuộm đỏ như thế đó.  Dẫu sống trong hoàn cảnh túng quẫn thiếu vải che thân như “Trần Minh khố chuối”, nhưng dân làng vẫn cố “giấy rách phải giữ lấy lề”. Thời nay, những từ như “ tư cách, tự trọng” có lẽ  ngày càng trở nên xa lạ nơi thiên đường Xã hội Chủ nghiã VN đày rãy những lừa lọc, bon chen đua đòi hưởng thụ vật chất. Hiện tượng hàng trăm cô dâu VN đứng trần như nhộng để cho đàn ông ngoại quốc sờ ngắm mua về vừa làm vợ và con ở  đã trở thành chuyện bình thường. Sau khi sài thử nếu không vừa ý thì  khách được  quyền đổi lấy cô khác. Món hàng phụ nữ Việt qủa rẻ mạt và thua xa giá trị của cái tủ lạnh bán ngoài cửa hàng mà người mua dù không thích cũng không được quyền trả lại sau khi đã dùng nó. Khi phụ nữ VN thời nay chấp nhận làm món hàng đem rao bán, khi người chồng coi chuyện chở vợ mình đi làm nghề bia ôm, cũng như khi các nữ sinh, sinh viên hành nghề gái gọi v.v... thì hẳn nhiên đạo đức sẽ không còn chỗ đứng để nhường bước cho sự xa đọa đang đẩy xã hội VN ngày càng chìm sâu dưới vực thẳm tội lỗi.

Câu chuyện thứ ba là câu chuyện duy nhất mỗi lần kể lại giọng mẹ tôi run lên vì xúc động: Khi cuộc chiến giữa Pháp và các đảng phái quốc gia diễn ra ác liệt ở Hà thành,  bố mẹ tôi đã  trốn về quê lánh nạn và tạm trú ở nhà một đứa cháu trai. Trong suốt thời gian ở đó, ban ngày cậu ta uống rượu say mèm  chờ  mỗi khi chiều xuống  thì sách mã tấu ra khỏi nhà và chỉ trở về lúc trời tờ mờ sáng. Thấy hành động quái dị của đứa cháu kéo dài liên tục cả tháng, ba tôi thắc mắc gạn hỏi mãi  nhưng cậu ta  vẫn không chịu mở miệng. Cho tới một hôm có lẽ vì  men say nên đứa cháu mới khóc tiết lộ cho biết là bọn Việt Minh (tiền thân của đảng Cộng sản Việt Nam) đã ra lệnh cho cậu ta nếu muốn cha mẹ vợ con sống, thì khi màn đêm  xuống phải đem những đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng  ra giữa dòng sông chém đầu rồi vứt xác xuống sông để phi tang. Mỗi đêm ít nhất có khoảng một  chục đảng viên  Việt Nam Quốc Dân Đảng bị hành quyết trên dòng sông. Và đó là lý do tại sao tên “đao phủ bất đắc dĩ” phải uống rượu cho say mèm trước khi đi . Đứa cháu nói với ba tôi rằng bọn Việt Minh rất tàn ác dã man  không thể  ở được với bọn chúng. Ba mẹ tôi nên tìm đường trốn vào Nam. Đứa cháu không trốn được vì sợ Việt Minh chặt đầu cả gia đình. Chỉ nội trong vòng một tháng kể từ ngày được cháu tiết lộ bí mật  về tội ác tầy trời của Cộng sản Việt Nam (CSVN), bố mẹ tôi  đã lấy quyết định “bỏ của chạy lấy người” di cư vào Nam năm 1954, bỏ lại sau lưng  tài sản, quê hương và hình ảnh những cuộc đấu tố cải cách ruộng đất hãi hùng đã xảy ra cho người quen của mình  ...
Câu chuyện trên vẫn chỉ là  một trong hàng nghìn  bằng chứng khác xác nhận sự thật lịch sử tội ác CSVN, lột trần bản chất gian xảo thâm độc của những con người ác đã tiêu diệt hầu hết các đảng phái quốc gia đã từng là đồng minh của họ, cũng như dân tộc VN sẽ không bao giờ tha thứ tội ác tầy trời của Hồ Chí Minh đã nhẫn tâm bán đứng nhà ái quốc Phan Bội Châu cho Pháp để cướp công kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi lương tâm không có chỗ đứng trong con tim lãnh đạo CSVN,  những hành động bán nước buôn dân để thủ lợi tất không tránh khỏi. Đất đai, hải đảo của tổ tiên, Ải Nam Quan - niềm hãnh diện của lịch sử Tiên Rồng - lãnh đạo CSVN còn dám đem dâng cho Tầu cộng để trả ơn cho đàn anh đã giúp họ có được ngày 30/4/75  thì xá gì mạng dân đối với họ chỉ là một món hàng nô lệ  béo bở tha hồ khai thác làm giàu trên sự khổ đau nhục nhã của dân tộc.  Một quốc gia được điều hành bởi những kẻ lãnh đạo gian ác sẽ là môi trường lý tưởng cho sự phát triển ác tính trong con người dẫn đến bao thảm nạn cho quê hương dân tộc.

35 năm! Một phần ba đoạn đường “100 năm Trồng Người” của Hồ Chí Minh! CSVN đã trồng được những con người nào trên quê hương VN ? Chỉ cần nghe ngôn ngữ thời nay là hiểu ngay thực tại đất nước và đạo đức con người VN thời nay đang đi về đâu: Nhìn đểu, khóc đểu, hàng đểu, đá đểu, yêu đểu, chơi đểu, xin đểu, bằng đểu, rượu đểu, người đểu, nhà trường đểu v.v...Và khi những từ như “Nhà cầm quyền đểu, nhà nước đểu, lãnh đạo đểu, dân chủ đểu...” đã trở thành câu chuyện đầu môi lưu truyền trong dân gian thì lời nhận xét đất nước VN đang ở trong thời kỳ Đồ Đểu qủa thật không ngoa chút nào ! Ôi! Nghe qua ngậm ngùi cay đắng làm sao!!

Trong ngày tưởng niệm 35 năm Quốc Hận 30/4/2010 năm nay, nhìn lại đất nước và con người Việt Nam đang ngụp lặn trong thế giới  Đồ Đểu với thòng lọng Trung Cộng ngày càng “xiết đểu” họng dân tộc, là con dân nước Việt tất phải đau lòng uất hận.  Muốn chấm dứt nền “dân chủ đểu” thì “lãnh đạo đểu” phải ra đi. Những nỗ lực đấu tranh theo kiểu hòa giải hòa hợp với “chế độ đểu” cũng vẫn chỉ là “đấu tranh đểu” mà thôi. Trong cuộc chiến chống lại cái ác ngày càng lan rộng trên quê hương VN, vũ khí duy nhất để chiến thắng cái ác là vung gươm trí tuệ nhân bản và hành động thánh thiện làm gương mở đường cho lương tâm và lòng nhân ái bừng tỉnh trong mỗi con người VN.


Khi nào người biết thương người thì những dòng nước mắt nhục nhằn khổ đau sẽ ngưng chảy trên những tuổi đời bất hạnh VN. Thời kỳ Đồ Đểu rồi sẽ qua nhanh nhường bước cho thời đại hoàng kim ấm áp tình người và niềm tự hào dân tộc.

Adelaide 27/4/2010
Nam Dao
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2010 , 00:07 by TuyetNgo »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 16
Send Topic In ra