Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Hận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 16
Send Topic In ra
Quốc Hận (Read 29504 times)
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #30 - 09. Mar 2009 , 17:20
 

THÁNG TƯ LẠI VỀ
     




1 - KHÓC BẠN THÁNG BA CHẾT BAN MÊ THUỘT

Tháng ba bạn ở Ban Mê Thuột
gởi cánh thiệp hồng báo tin vui
hứa sẽ về quê làm đám cưới
với người yêu cũ, thủa đôi mươi

bạn viết rằng em giờ vẫn đẹp
như thời áo trắng mới quen nhau
môi son mắt biếc càng thêm nét
làm khách si tình lắm khổ đau

tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuột
nên bạn chẳng về trọn cuộc vui
vì đã banh thay nơi chiến tuyến
mộng thắm tàn theo xác thân rời
tháng năm nước mất về quê cũ
mới biết hung tin của bạn hiền
tang lễ đoạn trường thay tiệc cưới
đời đau như thế sao không điên?
ba bon năm qua nơi đất khách
hoài mơ có được một ngày nào
tìm được nấm mộ hoang của bạn
những chàng lính trận hận, hờn, đau

2 - LẠI LÀM THƠ NHỚ BẠN

Trời lạnh tháng ba ra ngóng biển
trút ly rượu đắng xuống giòng sông
rượu tan vào sóng không từ biệt
nhưng vị nồng phơi khắp đất trời


nhờ nước chỡ lòng xuôi tám hướng
xin mời bằng hữu cõi miên man
những chàng khố rách đời Phan Thiết
có thủa chia nhau điếu thuốc tàn


những bạn một thời chinh chiến cũ
nhớ hoài nơi chốn bước quân qua
núi đồi, bờ rạ, sông cùng suối
vọng gát đêm trăng khóc nhớ nhà


những bạn chung tù đêm tịch mịch
chia nghe tiếng quát bóng đèn chai
sớt lon cháo cám heo từ bếp
thèm chut1 hơi men giữa bến đời


những bạn đầu trần kinh tế mới
ruộng về trợt té xuống cầu ao
đỉa chê hết máu không thèm tới
vàng vọt thân trai mảnh chiến bào


Phan Thiết nay xưa tình cũng cạn
bạn nằm rừng núi khó thăm nhau
bạn gần xe ngựa chia giai cấp
bạn chết mồ xiêu biết chốn nào?


chơi vơi niềm nhớ vàng trên giấy
mưa lại bay bay nhuộm lối sầu
thơ viết tình phơi trên nét chữ
khác đầy kè đá gởi về đâu


cố nhân giờ chỉ là đêm mộng
vũ trụ nhân gian một lối về
ngồi tiếc thủa còn manh áo bạc
tình quê, tình bạn cõi đam mê


ra biển ngữa tay mời bạn tới
thênh thênh mắt sóng chỉ hồn mình
cứ buồn chẳng biết vì sao nữa
thiên hạ còn đây chốn nhục vinh


thơ viết ngẩn ngơ càng tủi hận
đất trời lặng ngắt bạn bè ơi
vầng trăng ai nở chia hai mảnh
nửa gói tình quê, nửa lịm đời


ta nay tận tuyệt sầu quan tái
thép bút ngồi khơi chuyện bể dâu
thoáng bóng bạn bè trong cốc rượu
vội mời nhưng có thấy ai đấu


làm sao quên được mùa tang tóc
bạn ở Kontum chết rục thây
bạn vượt sông Ba chìm đáy nước
bạn Phan Thiết cũng thịt xương bày


thương quá ngày nào tình chiến hữu
chiều quê quán gió tạm dừng quân
lang thang đời lính giường là đất
nhà vẫn trên yên gió ngựa dồn


tháng tư còn gọi nhau hò hẹn
sẽ cụng ly mừng bạn thăng quan
tiền lính dăm thằng chung cũng đủ
để mua thịt rượu phá cơn bưồn


nhưng bạn không về như đã hứa
tan hàng gục chết giữa đao binh
ta còn, nay sống hèn hơn cỏ
trơ mắt hắt hiu nuốt bất bình


thơ viết thương hoài mây viễn khách
quê xưa mù mịt gió ngan khoi
đôi bờ nước mãi vô tình cuốn
khiến kẻ hoài mơ luống rã rời


gởi chút tơ lòng trong chén rượu
xin mời hồn bạn chốn quê xa
về đây thơ nhạc như ngày cũ
để kẻ cô đơn bớt nhớ nhà


hận viết ngàn trang không thấy đủ
tình theo sương khói nhạt nhòa rơi
bạn chờ ba chục năm mòn mõi
vẫn biệt mù khơi cuối nẻo đời

3 - XIN MỜI HỒN BẠN CHỐN QUÊ XA

thơ viết muôn trùng thương với nhớ
càng thêm chất ngất hận miên man
chiều chiều ngóng biển mơ ngàn lối
chớm lạnh tình quê khóc ngỡ ngàng


đời lính rũi may ai biết được
nên mừng cho bạn vẹn tơ vương
để đừng khổ lụy như ngày trước
cũng bớt cô đơn giữa dặm trường


tháng tư hè tới ve rền hát
hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi


tháng tư bỏ mẹ ta ra biển
mười tám ngày nao chẳng xóa mờ
trên khắp nẻo đường quê lửa đạn
tay người biền mẫu vẫy con thơ


tháng tư mất nước sầu ly xứ
ta viết thơ say giữa cuộc say
với bạn với tình pha máu lệ
với đời thương hận úa sông mây


tháng tư biển lộng màu xanh gió
tiếng nhạn làm ta khóc nhớ nhà
mùi muối thấ, vào da chát mặn
khiến càng héo hắt bước quê xa


tháng tư trong quán bên đường vắng
chờ bạn mình ta uống rượu suông
soi mặt vào ly thêm thấy lạ
sau ba mươi năm hận miên trường


tháng tư sắp tới buồn hơn trước
bạn bỏ ta đi tận cuối trời
đứa chết nghèo buồn nơi xóm biển
thằng phơi xác lạnh với đơn côi


tháng tư mất nước sao quên được
đồng đội năm nao xác ngập đường
nơi bến, trên tàu, trong xóm nhỏ
những ngày tù ngục sống thê lương


ba chục năm sầu trăng cổ mộ
mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù
quê cũ em lên cầu ngóng gió
bên này ta đợi chắc thiên thu


tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuộc
Phan Thiết tháng tư xác ngập đường
cả nước tháng năm thành địa ngục
giờ đây sông núi vận đau thương


4 - GIỜ ĐÂY SÔNG NÚI VẪN ĐAU THƯƠNG

tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
mười chín giặc về gieo khổ hận
đạn tăng nghiền nát vạn con tim

tháng tư hè tới ve rền hát
hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính trận
máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi


tháng tư bỏ mẹ ta ra biển
mười tám ngày nao chẳng xóa mờ
trên khắp nẻo đường quê lửa đạn
tay người biền mẫu vẫy con thơ


tháng tư mất nước sầu ly xứ
ta viết thơ say giữa cuộc say
với bạn với tình pha máu lệ
với đời thương hận úa sông mây


tháng tư biển lộng màu xanh gió
tiếng nhạn làm ta khóc nhớ nhà
mùi muối thấ, vào da chát mặn
khiến càng héo hắt bước quê xa


tháng tư trong quán bên đường vắng
chờ bạn mình ta uống rượu suông
soi mặt vào ly thêm thấy lạ
sau ba mươi năm hận miên trường


tháng tư sắp tới buồn hơn trước
bạn bỏ ta đi tận cuối trời
đứa chết nghèo buồn nơi xóm biển
thằng phơi xác lạnh với đơn côi


tháng tư mất nước sao quên được
đồng đội năm nao xác ngập đường
nơi bến, trên tàu, trong xóm nhỏ
những ngày tù ngục sống thê lương


ba chục năm sầu trăng cổ mộ
mình hẹn nhau trong cõi tuyệt mù
quê cũ em lên cầu ngóng gió
bên này ta đợi chắc thiên thu


tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuộc
Phan Thiết tháng tư xác ngập đường
cả nước tháng năm thành địa ngục
giờ đây sông núi vận đau thương

5 - LẠI ĐÂY MÌNH CẠN LY TƯƠNG NGỘ

bọn mình hiu hắt trên nền lửa
tuổi trẻ làm mât dạt khắp trời
làm cỏ chết khô trong nắng hạ
làm cây già rũ kiếp ra khơi


bọn mình đã mất thời hoa bướm
giữa máu xương cai ngất đoạn trường
thù hận làm quê hương mở rộng
những hàng mộ chí khóc trăng sương


bọn mình nay chẳng còn bao đứa
thờ thẩn dẫn nhau trở lại trường
cũng lớp học xưa ta đã gặp
cũng sân cỏ úa bước chân thương


hãy ngủ yên đi bạn bè cũ
dưới dăm mảnh đá núi làm mồ
đường trai hùng Việt là thế đó
không chết tuổi xanh cũng xác xơ


hãy cứ làm chim buồn đứng hót
bên giòng thác vọng khúc bi ca
mưa rừng đâm lũng trôi hài cốt
thảm quá trời ơi phận lính mà


hãy ngạo nghễ như người tráng sĩ
chân mang xiềng xích vẫn cuồng ngông
vẫn cười với giặc thù muôn mặt
làm rạng uy danh giống Lạc Hồng


bọn mình ngàn đứa thời Phan Thiết
trăm đứa banh thay tự kiếp nào
còn lại mấy thằng đầu đã bạc
đứng nhìn rồi lặng lẽ xa nhau


xưa buổi loạn ly tình đứt đoạn
nay đời dâu bể vẫn chia ngăn
lại đây mình cạn ly tương ngộ
rồi gục bên hiên rũ nợ nần.

6 - SÔNG NÚI Ở ĐÂU MÀ ĐÒI TRẢ

viết nhớ càng thương người lính trận
hồn ma cô tịch sống không nhà
ngàn phương đất lạ, đâu là nước?
cứ đứng gọi thầm bờ bến xa


hai mươi bỏ học ta làm lính
quanh quẩn sơn khê, lạc bước đời
chim hót thảm buồn, tình cũng cạn
mưa rừng mấy độ, ứa trăng soi


cứ đốt thời gian bằng đạn pháo
hay men rượu bốc lệ cay xè
những đêm đụng trận trời long đất
gỏ súng làm thơ, lặng lẽ nghe


hận nhục theo ta làm đứt ruột
khiến sầu khổ độ khóc như mưa
nhớ ngày rã ngủ sơn hà nát
nức nở trời ơi, bị phản lừa


sông núi ở đâu đòi trả lại?
bọn ngươi đã dâng bán lâu rồi
phố phường biểu ngữ, gào nhau giết
đối lập hăng say đếm xác người


ai biết khăn xô quanh huyệt lạnh
cội già khóc hận lá xanh rơi
trẻ thơ mới gọi cha thì đã
bỏ học kiếm ăn khắp xó đời


ai biết núi sông giờ nát rách
giặc Hồ đem xẻ thịt phơi thây
bán từng thước đất vùng biên giới
hải đảo, biển khơi, thét hận cay


xin hãy quỳ đây mà sám hối
một thời lầm lạc hại quê hương
nay đâu lãnh tụ, đâu khoa bảng
chỉ có lính dân chịu đoạn trường

ba mươi bốn năm đời lưu xứ
đập vỡ gương soi vẫn hắt hiu
tầm tả vực hồn mưa cổ độ
tay ôm ảo ảnh bóng mây chiều


đã biết ngày về đâu có hẹn
nhưng sao thương quá cảnh quê nhà
hè này Phan Thiết phượng còn thắm
trong hóc vông già, ve vẫn ca?


biển lưới cá đầy như buổi trước
tiếng hò giả gạo có còn không?
nhớ ôi là nhớ ngôi trường nhỏ
lưu bút ngày xanh, tuổi chớm hồng


còn nữa mộ phần đồng đội cũ
tháng tư chết thảm giữa binh đao
chắc nay cũng đã tan thành bụi
trước nổi tang dâu huyết lệ trào


mẹ đợi con về mòn mõi gục
vợ chờ cũng hóa đá thiên thu
bao lần hẹn hứa rồi quên hẹn
mấy chục năm qua vẫn tháng tư

7 - THÁNG TƯ LẠI VỀ

Mỗi năm cứ đến ngày thương hận
ta lại bâng khuâng chuyện trở về
ngoài biển vật vờ đôi cánh nhạn
trong tim lầm lũi bước đam mê
Sông núi ở đâu mà đòi trả
bọn người đã phá nát lâu rồi
nay còn một mảnh dư đồ rách
xương máu ngập trời biển lệ trôi
Bọn mình ngàn đứa chung trường lớp
Trăm đứa ra đi chẳng trở về
trăm đứa sống buồn trê đất mẹ
trăm thằng lưu lạc bước lê thê
tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo tàn
mười chín giặc về gieo khổ hận
đạn tăng nghiền nát vạn con tim

HÃY BIẾN ĐAU THƯƠNG THÀNH QUỐC HẬN

Hãy biến đau thương thành Quốc Hận
đồng bào ơi chờ đợi lâu rồi
ba mươi bốn năm đời nô lệ
non nước điêu tàn, nát tả tơi
hãy đứng lên đi, nòi giống Việt
đừng làm tủi nhục cháu con Rồng
người đâu có phải là trâu ngựa
cúi mặt, gục đầu trước bất công
hãy bẻ cùm gong đang xiết họng
đập tan hù fọa lũ cường quyền
tự do đâu phải xin mà có
đừng vội nằm chở hỏi thế nhân
Hãy góp bàn tay xây đại nghĩa
thời trời vận nước, vẹn lòng dân
giặt Hồ triệu đứa đang đâm giết
dành miếng đỉnh chung giữa cỏi trần
hãy cứu sơn hà đang hấp hối
biên cương, biển đảo bán cho Tàu
thảm thương gái Việt đang tơi tả
đem bán muôn phương, tủi má đào
Hãy vút chia nhau vào đáy huyệt
hãy dành tất cả cho quê hương
hãy vì dân tộc đang rên xiết
sống kiếp cỏ cây giữa đoạn trường
hãy góp hồn tim thánh ánh lửa
hãy đem chữ nghĩa vót thành gươm
lửa thiêng sẽ đốt giặt thành bụi
gươm diệt tham quan, dẹp bạo tàn
hãy nhín chút tình quê viễn xứ
khóc người lính trận chết năm nao
bên đường nấm mộ hang vô chủ
ai khóc cho ai bớt khổ đau
Hãy xót phận trai đời bất hạnh
lết lê tàn phế kiếp bơ vơ
đại bàng nay đã thành chim sẻ
luôn cả trời cao cũng hững hờ
Hãy biến đau thương thành Quốc Hận
Triệu người xin hãy xiết tay nhau
thù nhà nợ nước nay là lúc
trả nợ non sông hởi đồng bào


Xóm Cồn
Quốc hận 2009
MG




Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #31 - 13. Mar 2009 , 18:12
 
TƯỚNG BÙI  THẾ LÂN  được thưởng  Huy Chương Hoa Kỳ

Tướng Bùi thế Lân cựu Tư lệnh  Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến  Việt Nam Cộng Hoà  đã được Tổng thống Mỹ trao  tặng Huy chương Legion Of Merit Degree ( Degree  of Commander
quyết định này do Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates ký .Như vậy tướng  Bùi thế Lân đã trở thành  1 trong  20  người trên thế giới được chính phủ Mỹ cấp Huy chương này.
bản văn do ông  Robert Gates  ký ghi nhận  tướng Bùi thế Lân  đã thể hiện năng lực lãnh đạo trong  khi thi hành xuất sắc nhiệm vụ từ ngày 30 tháng 3 năm 1972 đến  16 tháng 9 năm 1972,đó là  những thời khắc quyết định của cuộc chiến khi nhiều Sư đoàn chính quy Bắc Việt tràn qua  khu phi quân sự  và chính Tướng Lân đã giữ vai trò chủ  yếu trong  những chiến thắng vẻ vang  của Sư đoàn Thuỷ Quân lục  Chiến.Trong đó  là việc tái chiếm  thị xã  Quảng trị. thumbup thumbup


Nhờ  vào năng lực chỉ huy  tuyệt vời , nhờ vào trình độ chiến thuật và lòng quả cảm  vượt bực khi đối phó  với sự kháng cự  của một đối thủ hung ác. Chuẩn tướng Lân đã kích thích  tinh thần  lực lượng Thuỷ Quân lục chiến trong nỗ lực anh hùng của họ để chế ngự   một kẻ  thù ngoan cố .Thành tích mẫu mực của ông đã tạo uy tín cho cá nhân  ông  cũng như tòan thể Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

thumbup thumbup thumbup thumbup
Back to top
« Last Edit: 13. Mar 2009 , 18:14 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #32 - 22. Mar 2009 , 07:19
 
34 Năm Nhìn Lại Tháng Tư Đen 1975:
EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG

  ...    Tưởng Niệm Chiến Sĩ QLVNCH-Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt.
EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG
"em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong" Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn - THÁNG TƯ ĐEN. Tác Giả: Lưu Trùng Duơng.
Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngủ làm Cộng quân khiếp viá, đối với Cộng quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ -đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lià Nam Bắc. Vượt trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

...


Chồng tôi là một sĩ quan trưởng toán Delta của đơn vị, tôi yêu anh ngoài cái vóc dáng phong sương, thêm vào hình ảnh hiên ngang, oai hùng của nét trai thời đại. Có địa danh nào thiếu dấu chân anh? Từ vùng đất Lào vi vu gió tanh mưa máu, Pleimer gió núi mưa rừng, Đồng Xoài, Bình Giả... máu đổ thịt rơi. Tận đỉnh gió rét mưa phùn của đất Bắc hiểm nghèo chập chùn bất trắc, hiểm họa rình rập theo những bước chân xâm nhập, nổi chết toa rập cùng sương lam chướng khí trực chờ !!!

Nha Trang, quê hương có rặng thuỳ dương và bờ cát trắng, đơn vị chồng tôi được đồn trú tại đó vào năm 1964. Căn cứ trưởng là ông đại úy Nguyễn văn Khách, vị sĩ quan này đã thành lập 5 toán nhảy, mổi toán không hơn 6 người do một sĩ quan Việt và hai cố vấn Mỹ đảm trách. Tên các toán trưởng đầu tiên là anh Phan văn Ninh, Lê kỳ Lân, Nguyễn bính Quan, Nguyễn văn Tùng và chồng tôi là Hồ đăng Nhựt. Đại úy Nguyễn văn Khách đã chỉ huy trại này được một thời gian, ông lại được lệnh thuyên chuyễn đi nơi khác. Sau đó thiếu tá Thơm và đại úy Xuân, anh em thường gọi là "Xuân Thẹo" dù trên khuôn mặt của đại úy Xuân không có vết xẹo nào! có lẽ một cái tên đặc biệt anh em đã tặng cho. Đại uý Xuân từ bên sư đoàn Dù về, hai ông này là xử lý của trại Đằng Vân. Cho đến bây giờ, dù trải qua bao dâu bể vẫn không thể xoáy mòn tâm trí tôi, tôi vẫn còn nhớ cảnh một trận lụt lớn ngập cả thành phố, và cả trại Hoàng Diệu căn cứ của Mỹ cũng như trại Đằng Vân của LLĐB.

EM HỎI ANH BAO GIỜ TRỞ LẠI

Đến năm 1965, ở Vũng Tàu có một trận chiến rất lớn đó là trận Bình Giả. Lúc này các toán trưởng chuẩn bị theo các trực thăng để thi hành công tác xâm nhập, ngăn chận những nơi Cộng quân di chuyển, tôi chỉ biết có thế thôi. Làm sao tôi có thể vui được, có thể an lòng được trong tâm trạng nổi lòng chinh phụ dõi bóng chinh phu! Cứ mổi lần chàng chuẩn bị đi vào "miền gió cát", nhảy vào giữa lòng đất địch là mổi lần tôi xót xa thầm hỏi: bao giờ chàng trở lại? Ai có từng là vợ của chiến binh mới thông cảm nổi lo âu, niềm đau đợi chờụ, sự cô đơn từng phút của người vợ lính trong thời chiến chinh. Ôi, Đồng Xoài, Bình Giả... đất bằng sẽ phong ba, khói lửa ngút ngàn và chồng tôi sẽ đi vào chốn ấy. Tôi thắt thỏm, tôi héo hon theo từng bước anh đi, tôi đợi anh về mà lòng tơi bời vụn nát....sợ anh về trên đôi nạn gổ, tôi nghẹn ngào nghỉ đến ngày anh trở về "bên hòm gổ cài hoa..." chỉ nghỉ thế thôi mà nước mắt tôi lặng lẽ lăn dài. Tôi rời Nha Trang, tạm biệt chàng, tạm biệt những ngọn thùy dương rì rào những đêm tựa đầu nhau nghe sóng biển ngoài khơi, mang theo kỷ niệm những năm tháng bên chồng trở về gia đình tôi tại Sàigòn.

Sài gòn không có biển, không có thùy dương cát trắng, tôi cảm thấy bồi hồi nôn nao nhớ, bâng khuâng và nuối tiếc những ngày nồng nàn phấn hương đã vội qua.... "Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi", Sài gòn vẫn nhộn nhịp bao tà áo, từ quán cà phê Continental giọng hát trầm ấm, truyền cảm của Sĩ Phú vọng ra "nắng Sài gòn em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Trời ơi, tôi còn tâm trí nào để chìm đắm trong những giòng âm thanh đó, tôi vội bước nhanh để xa rời tiếng hát như muốn rượt đuổi theo. Một sự tương phản đầy ray rứt như riễu cợt, cách vài mươi cây số đường chim, bay súng nổ đạn bay, thây người ngả qụy. Khuôn mặt diễm lệ Sài gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông mà đối với tôi, nó như những loại trang sức diêm dúa trên thân xác loang lổ đạn bom, trên hình hài còm cỏi của Mẹ Việt Nam! Tôi làm gì có áo lụa Hà Đông để mặc, nổi ước mơ đó đối với tôi là vô nghiã, tôi chỉ cần có chàng, tha thiết bên chàng mà thôi. Nhất định anh phải trở về và về nguyên vẹn hình hài nha anh, nha Hồ đăng Nhựt dấu yêu của em!

Chồng tôi từ hậu cứ Nha Trang về Vũng Tàu để chuẩn bị hành quân, buổi chiều, nhận được tin của người anh gọi tôi ra để gặp chàng. Năm đó tôi mang thai đứa con đầu lòng được ba tháng, đến cổng trại vào lúc 6 giờ chiều tôi đã gặp thiếu tá Thơm, đại úy Mai việt Triết và đại úy Xuân đang đứng trước trại. Tôi hỏi xin cho gặp chàng, các ông ấy nói: thiếm đã đến trể mất rồi, Nhựt mới vừa từ giả chúng tôi bước ra bãi phi cơ trực thăng. Từ trong vô thức não nùng chợt ùa về loáng thoáng bên tai những vần thơ Cung Oán Chinh Phụ : "bóng chàng đỏ tợ ráng pha, ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in". Cũng một buổi chiều chiến chinh năm xưa, người chinh phụ tiễn đưa chinh phu lên đường ra trận mạc, con tuấn mã trắng phau như màu tuyết hí vang lừng, cất vó uy nghi nổi bậc bên giáp trận rực đỏ như màu ráng cuối trời quan tái. Tôi, hôm nay đơn lẽ, nước mắt đoanh tròng đứng nhìn theo từng chiếc trực thăng từ từ cất cánh, tiếng động cơ ầm đùng, gió bụi xoáy cả một vùng, tâm tư tôi rối bời như cỏ úa, loạn cuồng theo từng vòng quay cánh quạt, lòng quặn thắt từng cơn nhìn đàn chim sắt khuất dần về hướng đông bắc Bình Giả trong màu tím thẳm của sương khói hoàng hôn mờ nhân ảnh...!!! Bình Giả, một địa danh đang sôi sục lửa chiến tranh......thần chết đang đợi chờ, chốc nữa đây chàng sẽ hiện diện nơi đó!!! Trận đánh này có nhiều đơn vị bộ binh kể cả tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Cuộc giao tranh đã quyết liệt diễn ra, tiếng bom đạn vọng về..... Cộng quân tổn thất nặng nề, nhiều chiến sĩ quốc gia cũng đã hy sinh. Những toán hoạt động của chồng tôi đã bị lộ, nên anh đã băng rừng vượt suối mấy ngày đêm liên tục mới ra được núi Thị Vãi tại Bà Rịa. Chàng đã nguyên vẹn trở về, cám ơn thượng đế che chở cho chàng, chúng tôi bên nhau những ngày phép ngắn ngủi tại Sài gòn.

Đến năm 1966 các anh toán trưởng cũng lần lượt mổi người một nơi, riêng chồng tôi vẫn ở lại đơn vị cũ. Lúc bấy giờ Chỉ Huy Trưởng trại Đằng Vân là Phan duy Tất, ông này về không bao lâu lại thành lập thêm mấy toán nữa. Tôi nhớ những toán trưởng rất trẻ là: Ngô văn Thơm, Tô Mười, Nguyễn ngọc Thiệp, Trần anh Tuấn, Nguyễn văn Biên,v.v... các toán trưởng lần lượt thay phiên nhau đi hết cuộc hành quân này đến cuộc hành quân khác. Các địa danh đẫm máu như Phú Bài, Bồng Sơn, Chu Lai, Khe Sanh, Huế, Điện Biên Phủ.... cường độ chiến tranh leo thang, tiếp theo là Pleimer, trận chiến này các đội và trưởng toán đã hy sinh rất nhiều.. Trong lần tử thương này, tôi chỉ nhớ có 2 người bạn của chồng tôi là đại úy Nghi và Nguyễn văn Bảy, anh em thường gọi là "Bảy Lùn". Trong cảnh đạn lửa trùng điệp, nhiều phi công trực thăng của không lực VNCH, khi thấy đồng đội bên dưới bị nguy khốn đã bất chấp mạng sống, liều thân trong các phi vụ đổ quân và tiếp tế lương thực. Nhiều chiếc đã bị bắn rơi tan tành, lửa bốc cháy ngút trời. Lúc đó có trung úy phi công trực thăng Nguyễn văn Vui, liều một phen sinh tử đem mạch sống cho đồng đội bằng những thùng lương thực.Từ trên cao trung úy Vui bổng thình lình "cúp" máy cho phi cơ rơi xuống như khối sắt và quay 180 độ, gần đến mặt đất cho trực thăng nổ máy lại, thán phục thay người phi công dũng cảm của QLVNCH.

Đầu năm 1967, tôi lại mang thêm đứa thứ hai mới sanh gần một tháng, vợ của anh Nguyễn Ngọc Thiệp cùng sanh một lượt, cô này là em chồng của tôi. Lúc này chồng tôi đang hành quân tại Vùng Hai Chiến Thuật sắp về, tôi được tin từ Sài gòn và ra hậu cứ đón chồng, thường khi mỗi lần xong công tác là anh được đi phép. Trong lúc chờ phi cơ trở về Sàigòn, anh Nguyễn ngọc Thiệp bị tử nạn do thùng tiếp tế lương thực từ trực thăng Mỹ rớt xuống, cái chết của anh Thiệp rất thảm thương. Ôi, chinh chiến! bất hạnh từng ngày đến với dân tộc Việt Nam, đứa con của anh Thiệp mới chào đời còn đỏ hỏn đã vĩnh viễn không thấy mặt cha và vành khăn sô oan nghiệt vội quấn trên đầu người vợ trẻ. Hôm sau chồng tôi đưa xác Thiệp -người em rể trở về Sàigòn an táng. Những ngày phép qua mau trong sự buồn bả, mất mát của người thân. Anh trở lại đơn vị, tôi lại theo chàng về Nha Trang sau 3 tháng sanh nở.

Năm Mậu Thân 1968, tôi trở về Sài gòn và đứa con thứ ba đã chào đời. Việt Cộng đột nhập và tấn công thành phố Sài gòn, khắp các tỉnh lỵ đều nổ súng. Trong trận Mậu Thân chồng tôi lại mất thêm một đồng đội, trung úy Nguyễn văn Tùng đã tử trận tại Tòa Tỉnh Trưởng Nha Trang lúc hai bên kịch chiến. Nữa năm sau ông Phạm duy Tất đã thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật, chồng tôi đã phục vụ trong LLĐB từ năm 1962 đến năm 1968. Lúc này anh được lệnh thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật nhận chức vụ Trung Tâm Hành Quân của C.3 tại Biên Hòa. Sau đó ông Chỉ Huy Trưởng là trung tá Phạm duy Tất đưa anh nhận chức làm trưởng trại Chí Linh ở Sông Bé, được một thời gian anh đi qua trại Tống Lê Chân ở Bình Long và Lộc Ninh. Đến năm 1969 anh coi trại Tống Lê Chân, sau cùng anh về B.3 hành quân ở B.15 cho đến năm 1972.

Năm 1972, khởi đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa, đỉnh tận cùng của điêu linh, thẳm sâu của tang tóc, đẩy người dân xuống cuối đáy địa ngục. Chiến trường trở nên khốc liệt hơn, kinh khủng hơn, tàn bạo hơn....bom đạn cày nát mãnh đất quê hương nghèo khó. Mẹ Việt Nam mở trừng mắt máu lệ đầm đià, hơi thở Mẹ Việt Nam đứt quảng từng hồi, thân thể Mẹ Việt Nam run rẩy từng cơn, tan hoang như địa chấn, sụp đổ như cơn đại hồng thủy.... Trước bờ vực thẳm tử sinh, người dân miền Nam từng bước gập ghềnh, chênh vênh trên chiếc cầu định mệnh. Máu và nước mắt, thây người và khăn sô...!!!

Đến cuối 1972 LLĐB được lệnh giải tán để bổ xung qua các lực lượng bạn như: Biệt Động Quân Biên Phòng, Nha Kỷ Thuật và các quân binh chủng khác. Anh đã chọn về Sở Liên Lạc Nha Kỷ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu và làm việc tại đó cho đến cuối năm 1974.

ÁO BÀO THAY CHIẾU ANH VỀ ĐẤT

Đầu năm 1975, anh được lệnh đi nắm Bộ Chỉ Huy nhẹ ở Chiến Đoàn 2 tại Ban Mê Thuộc và Kontum. Lúc này tình hình chiến sự trở nên căn thẳng, hổn loạn, phương tiện di chuyễn vô cùng khan hiếm và khó khăn. Hai ngày ròng rã chờ đợi tại phi trường Tân Sơn Nhất nhưng vẫn không có phi cơ, anh đành lên phi trường Biên Hòa và đã được lên đường sau đó. Khi đến trình diện tại Chiến Đoàn 2, mỗi sĩ quan phải thay phiên nhau hành quân 10 ngày. Đến ngày 20 tháng 3 năm 1975, thiếu tá Cao triều Phát đã đem lương lên căn cứ hành quân để phát cho anh em. Ông thiếu tá Phát bảo chồng tôi, "mầy" đã xong công tác rồi, có đi theo chuyến bay này về không? Anh không muốn xa đồng đội trong lúc này, nhất là lúc tình hình đang rối ren vì được lệnh sắp rút quân để di tản chiến thuật, hơn nữa các bạn anh đề nghị thôi chúng mình sẽ về chung cho vui. Vì vậy, anh đã nhờ thiếu tá Phát mang tiền lương về cho tôi, anh chỉ giữ lại 500 đồng để tiêu xài và nhắn vài hôm sau anh sẽ về Sài gòn.

Trên đường rút quân "triệt thoái cao nguyên", dọc theo quốc lộ sự di chuyển rất hổn tạp. Anh được lệnh thượng cấp dẫn quân đi tiên phong để mở đường, bảo vệ và đưa dân chúng về đồng bằng tránh khỏi nạn đau binh và cướp bốc. Sáng ngày 25 tháng 3, anh điện về gặp tôi và báo ngày mai sẽ gặp mẹ con tôi tại Sài gòn, chỉ còn 24 giờ ngắn ngũi, tôi chờ đợi trong sự hồi hộp xen lẫn niềm vui cho cuộc tương phùn. Chiều cùng ngày trên đường rút quân, anh cùng thiếu tá Hải và vài sĩ quan nữa trên xe, một trái đạn B.40 từ phiá Cộng quân mai phục bắn trúng ngay người tài xế cháy không còn xác, thiếu tá Hải văng ra khỏi xe bị cháy đen, riêng chồng tôi bị dập nát mặt nhìn không ra. Trong xe chết 3 người, còn lại 3 người đều bị thương không nguy hiểm đến tánh mạng.

Như thường lệ mổi sáng, từ khu cư xá gia binh của trại Nguyễn cao Vĩ trên chiếc Honda ra cổng đưa con đi đến trường, tôi đã thấy trung úy Thọ và thượng sĩ Sanh, hai người này chận tôi lại, đôi mắt ái ngại và ngập ngừng cho tôi biết hung tin: Xin chị bình tỉnh, tin chính xác báo cho biết đại úy Hồ đăng Nhựt đã tử thương trên đường rút quân chiều hôm qua. Tôi như bị sét đánh, tim tôi như ngưng đập, trước mặt tôi cảnh vật bổng tối sầm và đảo lộn, tai tôi ù lên những tiếng kêu quái dị, mặt đất bổng nhiên nhấp nhô dậy sóng. Tôi rụng rời, tôi chao đão, tôi ngả qụy chiếc xe Honda với đứa con tôi cũng đổ theo. Các anh em mang tôi vào bệnh xá, sau khi hồi phục tôi làm thủ tục đi nhận lãnh xác chồng.

"Ngày mai đi nhận xác chồng, ngày mai đi nhận xác anh, cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ". Trời ơi, Hồ đăng Nhựt ơi ! Anh đã bỏ mẹ con em, anh đã bỏ lại bạn bè và đồng đội trong lúc đất nước đang hồi nghiệt ngã. Tôi cùng các anh em đi đến Nghiã Trang Quân Đội tại Biên Hòa, được một chú lính đưa tôi đi qua dãy hộc tủ chứa đựng tử thi và cuối cùng chúng tôi dừng lại. Dừng lại để chấp nhận một sự bẽ bàng, dừng lại để gói trọn một vụn vỡ đến tê dại toàn thân, nhận một kiếp đời góa phụ. Chiếc hộc tủ gói gọn hình hài của thiếu tá Hải và thân xác chồng tôi đang nằm bất động. Trời ơi ! "em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong", thi hài chồng tôi nằm trên chiếc băng ca, khuôn mặt đã bể nát, tôi chỉ nhận diện chàng qua tấm thẻ bài. Tấm thẻ bài này nó đã từng theo chàng qua những đoạn đường máu lửa, nó đã từng ấp ủ nhớ thương về người vợ bé nhỏ và đàn con dại mổi khi dừng bước quân hành giữa lưng đồi của rừng khuya tịch mịch, cuối rặn sim bạt ngàn. Bây giờ "áo bào đã thay chiếu anh về đất" yêu đương kia đã cùng anh chấp cánh bay tới một vùng trời miên viễn...!!!

ĐÁ NÁT VÀNG TAN

Vài hôm sau thành phố rất lộn xộn, trong cư xá đạn bay xối xã, lúc đó tôi nhờ em tôi đưa 5 đứa con về nhà trước phần tôi thu xếp về sau. Chỉ có một đêm đường xá bị giới nghiêm và thiết quân lực, tôi nóng ruột không biết các con tôi như thế nào. Một tháng nặng nề ngột ngạt đè nặng trên đầu người dân Sài gòn...... Đến trưa ngày 30 tháng 4, các anh em quân nhân vượt qua cổng trại cư xá Nguyễn cao Vĩ....tôi ngơ ngác nhìn và chạy theo. Sài gòn súng nổ, Sài gòn đạn lạc tên bay, tiếng pháo Cộng quân ầm đùm, tiếng xích sắt thô bạo nghiền nát mặt đường, giờ phút hấp hối của Sàigòn, cơn đá nát vàng tan đã đến. Quyết một phen trống mái ngăn chận Cộng quân xâm nhập thủ đô, trên bầu trời những chiếc phi cơ đang vầng vũ đánh bom bảo vệ vòng đai Sàigòn, một chiếc bốc cháy chói lòa như hành tinh lạc thể rồi nổ tung tóe, tan tành từng mảnh rơi lả chã, một chiếc khác gẫy cánh quay như con vụ rồi chúi đầu, sau tiếng nổ từng cụm khói đen nghịch bốc lên cao. Sài gòn bốc cháy, Sài gòn loạn lạc, Sài gòn tiếng kêu la thất đảm. Kẻm gai như mạng nhện bủa giăng, nhiều anh em quân nhân súng lăm lăm trong tay bám chặt chốt. Tôi thấy những người Lính Mũ Đỏ đang đau thương rũ cánh "Thiên Thần", giày sô "shaute" còn bám chặt gót chân gió bụi mà áo trận lạc mất nơi nào? chỉ còn tấm thân trần với những xâu lựu đạn để bảo vệ thành đô, hai tay cầm hai trái phá đang chạy tới, chạy lui. Tôi như một cái xác phờ phạt, hồn đã thất lạc tự bao giờ. Tôi chạy về hướng ngã tư Bảy Hiền định ghé vào nhà người chị, nhưng căn nhà bị đổ nát tan hoang vì đạn pháo của địch quân, không biết họ đã tan thây trong đóng gạch vụn đó hay chạy phương nào ? Tôi lại trở ra đường Nguyễn văn Thoại , vừa đi vừa chạy về nhà trên đường Lý Thái Tổ, năm đứa con tôi vẫn còn đang chờ. Mẹ con chúng tôi ôm nhau òa khóc.

Chiều 30/4 người người bỏ chạy tìm tự do, người người thất lạc. Hoàn cảnh và cuộc sống chật vật của một người vợ chiến binh, hơn nữa chàng vừa nằm xuống từ giả cuộc chiến bi hùng này, mồ chưa khô đất và cỏ khâu chưa lên mầm. Tang chồng vẫn nặng trỉu trên đầu tôi với cái tuổi vừa 30, lại chất thêm một cái tang cho đất nước. Hai vai gầy gánh vác đau thương trong cảnh mẹ góa, con côi, đứa con lớn nhất chỉ có tám tuổi và đứa nhỏ nhất mới được 18 tháng, tôi biết làm gì đây trong thảm trạng này, trong cảnh thê lương của "Sài gòn hoang lạnh ơ thờ, môi người goá phụ nhạt mờ màu son...." Nhựt ơi, em phải làm gì đây anh, em phải làm gì và mẹ con em phải sống làm sao trong những ngày tháng đến ???

Cuộc đời sao lắm nổi chuân truyên, sao quá đổi đoạn trường đối với người vợ Lính?! Tôi lại phải tiếp tục sống và phải sống dưới một lớp người mới, một thể chế mới mà đối tượng là giai cấp, là độc tài, là hà khắc dã man. Tôi trong tâm trạng như hóa đá, qua câu chuyện nàng Tô Thị bồng con lên tận đỉnh núi từng chiều dõi bóng chinh nhân. Nhưng nàng Tô Thị dù sao vẫn còn nhiều hạnh phúc hơn tôi, tôi là đối tượng của một giai cấp thống trị mới của bọn vô thần, tôi là vợ của một sĩ quan chế độ cũ, vợ của một "ngụy quân", họ đã lên án tôi như thế. Chồng tôi đã gục ngả trên đường rút quân, tôi đã lịm chết bao lần trước cổ quan tài, lòng huyệt lạnh đã cách ngăn chúng đôi miền: dương-cảnh. Tôi còn gì để mà ngóng trông như nàng Tô Thị, có còn chăng chỉ là 5 đứa con thơ dại, tôi phải tảo tần buôn gánh, bán bưng để sống qua ngày hai buổi cháo rau...!
ĐỜI NGƯỜI NHƯ CHIẾC LÁ

Con nước xoáy trăm giòng rồi cũng về biển khơi, con người trong cảnh đời quay quắt, ngược xuôi rồi tới lúc cũng dừng lại. Tôi được giấy bảo lãnh từ Hoa Kỳ của em tôi và được phái đoàn phỏng vấn. Trải qua bao khó khăn về tài chánh, về mọi mặt....nào có bình thường và dễ dàng như bao gia đình khác? cuối cùng chúng tôi được lên đường. Hành trang mang theo một gia tài hom hem nghèo khó, cùng 5 đứa con đã trưởng thành. Phi cơ cất cánh, tưởng rằng tuyến nước mắt tôi đã khô cạn trong đời sống khổ nạn, tự dưng nó lăn dài trên đôi má hóp sạm đen mưa nắng, trên khuôn mặt hóc hác tiều tụy; trong những giọt lệ đó đã hòa lẫn những vui buồn, tôi thoát khỏi địa ngục trần gian, từ biệt "thiên đàng" Cộng Sản. Trạm dừng chân đầu tiên tại Thái, chuyến đi lưu lại 10 ngày tại đó, rồi Tokyo, San Francisco, và chúng tôi đã đến Kansas city đoàn tụ với người em gái thứ 5 nơi thành phố này.

Vượt qua những khó khăn trên xứ người lúc đầu tiên, nhân tình thế sự biến đổi theo hoàn cảnh đó là chuyện thường hằng trong bất cứ một đời sống nào. Tôi xuôi Nam về miền Cali nắng ấm tại quận Cam, tôi đã quen với đời sống mới, gặp lại những đồng đội của chồng tôi năm xưa. Trong một tình cờ giữa tiệc cưới con của người bạn cũ, tôi gặp được đại tá Ngô Thế Linh do các anh em giới thiệu... Sau đó tôi quyết định về San Jose vào tháng hai và nghe tin đại tá Ngô Thế Linh đã từ trần. Đến tháng 3 bên Sở Liên Lạc các anh đã tổ chức ngày giổ của chồng tôi rất trọng đại, niềm an ủi to lớn sau bao năm tháng nhục nhằn. Nước mất nhà tan, trong cảnh đời tha phương lạ cảnh, lạ người nhưng tình đồng đội vẫn còn gắn bó, cao qúy thay cho cái tình huynh đệ chi binh.

Những chiều ở đây mổi độ tháng tư về, tôi nhớ quê, nhớ nhà và nhớ bao chiến sĩ đã nằm xuống cho quê hương, trong đó có Hồ đăng Nhựt -chồng của tôi, anh đã làm xong bổn phận của người trai thời loạn. Giờ đây niềm đau bại trận luôn đeo đẳng theo các anh -những người Lính sau cuộc xảy nghé tan đàn, các anh bị bức tử một cách bi phẫn trong một cuộc chiến đấu oai hùng. Các anh đang trôi dạt trên xứ người, cuộc chiến đó còn dỡ dang và đang tiếp diễn trên một chính trường không phải bằng súng gươm, mà bằng lập trường, bằng khối óc, bằng Lý Tưởng QUỐC GIA và DÂN TỘC. Máu các anh đã tô thắm cho màu cờ, nhưng đất nước vẫn nằm trong loài qủy đỏ, tôi luôn hỵ vọng và tin tưởng vào các anh, những người chiến sĩ can trường của QLVNCH.

CỔ LAI CHINH CHIẾN KỶ NHÂN HỒI

Một chút niềm riêng về Nha Trang dấu yêu ngày tháng cũ. Nha Trang những ngày mưa đổ điù hiu se sắc buồn. Nhớ những ngày đơn độc trong trại gia binh, nhớ Duy Tân con đường dọc theo bờ biển đèn ngoài khơi nhấp nháy như ngàn sao, phố đêm Nha Trang trông huyền ảo lấm tấm như ngàn trân châu trải đều trên nét xiêm hài nhung thẳm của giai nhân. Tất cả chìm sâu vào đáy dĩ vãng rong rêu, mổi lần hồi tưởng lòng tôi lại rạt rào thương tủi, lòng tôi lại trào dâng bao kỷ niệm. "Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" hình bóng chinh nhân khi ẩn, khi hiện, nổi trôi theo từng dòng chữ, từng âm thanh đứt lià "vẵng nghe tự đáy hồn thương tích, bao tiếng kèn truy điệu năm xưa."

Bây giờ là THÁNG BA. Bây giờ đã từ bao độ mất chàng, mất quê hương. Vâng bây giờ là tháng 3, đã 34 năm dài, mùa Quốc Nạn, mùa đau thương phủ trùm trên "Quê Hương Nghìn Trùng Tang Trắng". Trong một góc sâu thẳm của lòng tôi, hình ảnh cố thiếu tá Hồ đăng Nhựt, người chồng thân yêu đã anh dũng ĐỀN XONG NỢ NƯỚC.

San Jose, Mùa Quốc Nạn.

Lưu Trùng Duơng
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #33 - 22. Mar 2009 , 07:43
 


NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI: QUẬN DĨ AN.
 


Viết theo lời kể của một cư dân Quận Dĩ An. Viết cho ngày 30 tháng Tư đen. Viết cho những người Lính, Nghĩa Quân, Cảnh Sát, Xây Dựng Nông Thôn và dân chúng của Quận Dĩ An xưa. Kính tặng Ông Quận Dĩ An - Ông Quận Thủy Quân Lục Chiến Sát Cộng - Trung Tá Nguyễn Minh Châu. Để tưởng nhớ Chú Ba Trưởng Cuộc Cảnh Sát Dĩ An.

Nói về địa dư, thì quận Dĩ An thuộc về vùng III. Từ Sài Gòn đi Biên Hòa, nếu đi đường trong (đường ngoài là đường xa lộ Saigòn Biên Hòa), chúng ta sẽ tới Thủ Đức rồi tới Dĩ An và cuối cùng là Biên Hòa.

Mặc dù ở khoảng giữa Saigòn Biên Hòa, nhưng người ta biết đến Thủ Đức và Biên Hòa nhiều hơn là biết tới Dĩ An, vì hai nơi kể trên có quá nhiều cảnh đẹp, thức ăn và trái cây ngon, như Suối Tiên, nem Thủ Đức, buởi Biên Hòa . . . .

Dĩ An chỉ là một quận thuộc về . . . miền quê, không có bất cứ một thứ gì đặc sắc, ngoài cái việc ở kế cận Sàigòn.

Đúng vậy, nếu đứng ngay ở quận lỵ Dĩ An, chúng ta sẽ thấy ngôi chợ, bót cảnh sát, ga xe lửa . . . Nhưng qua khỏi ga xe lửa một chút, chừng vài cây số thôi, là chúng ta đã tới miền quê rồi đó, với những cánh đồng lúa và vườn trái cây xanh mướt thấp thoáng những mái tranh đơn sơ.

Và trong một vài mái tranh đơn sơ đó, có . . . Việt Cộng.

Sau hiệp định Geneve 1954, phân chia đất nước làm hai miền: Miền Bắc theo Cộng Sản, còn miền Nam theo Tự Do, thuộc Pháp. Khi Pháp rút về nước, trao chính quyền lại cho Quốc Trưởng Bảo Đại. Sau một cuộc “Trưng Cầu Dân Ý” Bảo Đại bị truất phế, nhường cho Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống. Bọn Việt Cộng ở miền Nam, một số tập kết về miền Bắc , số còn lại rút gân rút cốt thay hình đổi dạng, nằm vùng chờ cơ hội.

Tổng Thống Ngô lập chính phủ Cộng Hòa, lo vãn hồi an ninh trật tự cho miền Nam Tự Do, ông cho bắt hết đám Việt Cộng nằm vùng, xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Cuộc sống người dân trở lại bình thường, dân Dĩ An nhờ đó, cũng sống rất yên lành.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Dĩ An, chứng kiến những sự việc xẩy ra ở đó qua hai đợt di cư của người miền Bắc vào Nam: Năm 1954 và năm 1975.

Dân Di cư miền Bắc, được tập trung sinh sống ở khu Thủ Đức, Hố Nai, Tam Hiệp . . . gần Biên Hòa, và đương nhiên là gần Dĩ An.

Thời đó, tôi còn rất nhỏ, mới bắt đầu đi học Tiểu Học.

Tới trường, hễ nghe đứa nào nói cái giọng khó nghe, thì hiểu liền, đó là dân “Bắc Kỳ”. Đang đi ngoài đường, hễ nghe ai đó nói:

“Rê Su Ma, nạy chúa tôi”

Là tụi tôi biết liền, đó là dân “Bắc Kỳ”

Ra chợ, hễ thấy bà nào có hàm răng đen bóng, là bọn chúng tôi biết ngay, đó là dân “Bắc Kỳ”

Một vài điều tôi còn nhớ như in vào đầu là, thời đó còn xài tiền giấy xé làm hai: Một đồng xé làm hai thành hai tờ Năm Cắc. Những đứa nhỏ Bắc Kỳ cùng học với chúng tôi, tụi nó hiền lành, chỉ nhìn tụi tôi chơi dỡn chứ không bao giờ dám chọc ghẹo tụi tôi cả. Má tôi và những người chòm xóm bán hàng ngoài chợ thì nói những người Bắc Kỳ chụi khó làm việc và rất nhẫn nhịn, cái gì cũng cười.

Tôi được má kể lại là, lâu lâu , chính phủ tổ chức chiếu phim thời sự vào buổi tối, ở đầu chợ Dĩ An, để dân chúng đi xem, đông lắm, vui vẻ lắm, thái bình thịnh trị lắm.

Vào thời gian xẩy ra đảo chánh Ngô Đình Diệm và những cuộc đảo chánh kế tiếp, tôi không biết và không nhớ nhỉều cho lắm, vì lúc đó tôi chỉ là một đứa nhỏ chín mười tuổi mà thôi. Chỉ có một điều làm tôi nhớ: Mỗi lần chiếu bóng, Việt Cộng thẩy lựu đạn làm đám con nít tụi tôi chết nhiều lắm. Tôi không nhớ năm đó là năm nào, chỉ nhớ rằng, trong lúc đang mải mê xem phim chống bệnh tật: Máu đỏ và máu xanh trong cơ thể chống lại vi trùng xâm nhập vào người, thì nghe một tiếng nổ lớn:

“Đùng”

Nhìn chung quanh, tôi thấy người ta ngã xuống đất, máu chẩy thật nhiều, bọn tôi sợ quá, xúm nhau chạy về nhà. Kể từ đó, ba má tôi cấm đám anh em tụi tôi không được đi xem hát nữa.

Qua một thời gian vài năm không đi coi hát ở chợ nữa, có một bữa, mấy đứa bạn tôi rủ đi coi hát ở đầu chợ nữa. Tụi nó nói với tôi:

“Có ông Quận mới về, ổng . . . sát cộng lắm, nên tụi nó không dám về thẩy lựu đạn nữa, đi coi hát được rồi.”

Nói thì nói vậy, chứ má tôi đâu có dám cho tụi tôi đi coi nữa. Anh em tụi tôi ham coi hát, lén lén đi từ đứa, mỗi đứa coi một khúc rồi về thế cho đứa khác đi coi. May là không có ai thẩy lựu đạn nữa, nên má tôi không biết chuyện này.

Mấy bữa sau, tụi tôi có chuyện đi ra quận đường. Đang đi, tôi chợt thấy có một chiếc “Xe Díp” chạy trờ tới, có một ông mặc đồ rằn ri nhà binh ngồi trên xe bước xuống, chống cây gậy đi chậm chậm. Dưới cặp mắt con nít của tôi, thì ông rất là oai phong. Tôi đâu có biết ông đó là ai, cứ mở bự con mắt ra mà dòm ông. Những người lớn tuổi đi kế bên tôi lao xao nói chuyện với nhau. Một bác đi kế bên tôi nói lớn ra vẻ thích thú:

-“Đó, ông Quận Dĩ An mới về đó!”

-“Ông Quận đó . . . sát cộng lắm đó! Ổng cho lính đi phá hầm Việt Cộng hoài à, kỳ nào cũng giết được mấy đứa, làm tụi nó sợ lắm, trốn hết trơn rồi.”

-“Ổng là lính “Thủy Quân Lục Chiến” đó, đánh trận ngầu lắm đó!”

-“Ổng tên gì vậy?”

-“Ai biết ổng tên gì! Nghe người ta kêu ổng là “Ông Quận Thủy Quân Lục Chiến”, vậy thôi, chứ ai mà biết ổng tên gì!”

Mấy ngày sau, nhân dịp tết Trung Thu, bọn con nít tụi tôi được đi theo thầy giáo tới quận đường để lãnh lồng đèn và bánh trung thu. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đuợc tới quận đường và được lãnh quà trung thu. Tôi không còn nhớ đã được lãnh lồng đèn kiểu gì? Nhưng còn nhớ rất rõ là được phát một cái bánh dẻo nhỏ bằng ngón tay, ăn có mùi lá dứa.

Nhà tôi ở ngay chợ Dĩ An, mỗi ngày ngoài giờ học và nhưng giờ chạy chơi với bạn bè, tôi đều phụ má bán hàng, nên được nghe nói rất nhiều về “Ông Quận Dĩ An Thủy Quân Lục Chiến.

Có người kể:

“Tối qua, ông Quận cho lính đi phá hầm, giết nhiều du kích lắm, thằng con của Năm Rê (không phải tên thật) hổng dám dề kêu đi đắp mô nữa”

Cũng có người nói:

“Tối bữa trước, thằng Năm con ông Chín Lùa kéo đám trong bưng về chặn đường ông Tám Hó (không phải là tên thật) Hội Đồng Xã đặng giết. May phước, ông Tám có thằng nghĩa quân xách súng đi theo, bắn trả lại rồi chạy thục mạng ra tới Xã ở luôn đó, mấy bữa rồi cũng không dám về nhà.”

Một ông già bán xạp đã thật là vui vẻ nói lớn:

“Hổm rày quận mình yên lắm rồi! Tụi tui và bà con chòm xóm hết bị mấy cái đám ác ôn tối trời về bắt đi đắp mô rồi. Nhớ lại hồi đó, tối bị lùa đi đắp mô, sáng lại phải đi phá mô, hổng còn sức đâu mà làm ăn!”

Như tôi đã nói ở trên, từ ga xe lửa Dĩ An đi theo đường cái vô sâu chừng vài cây số, tới vùng Nhị Tỳ, Nhà Đèn Dĩ An là tới khu ruộng lúa và những đám rừng âm u (chưa tới Ngã Ba Cây Lơn). Những người đi theo Việt Cộng ban ngày vẫn làm ruộng trồng rau, ban đêm nhập với đám Việt Cộng trong rừng ra, tới từng nhà đòi đóng thuế, hoặc giết những người trong Hội Đồng Xã. Nhà hàng xóm gần nhau, ai theo Việt Cộng, ai theo Quốc Gia, dân chúng có khi biết nhau hết, nhưng không dám nói ra.

Có một bữa, dân chúng kéo nhau đi coi xác Việt Cộng chết, được ông Quận kéo về để dọc đường rầy xe lửa. Tôi tò mò lén đi coi. Tới nơi, tôi thấy có chừng sáu bẩy cái xác Việt Cộng, đứa thì mặc quần xà lỏn, đứa thì mặc đồ bà ba đen, quấn khăn rằn bị bắn chết, máu chẩy đầy mình. Lính nghĩa quân cầm súng đứng gác kế bên. Người ta đi coi đông lắm, tới tận nơi mà dòm. Tôi thấy xác chết thì sợ quá, không dám tới gần, chỉ đứng lớ xớ phía xa.

Có người léo xéo nói với nhau: “Xác đó là thằng . . . Tám (không phải là tên thật), con của Sáu Lô đó”

Có người làm gan, tới hỏi anh nghĩa quân đứng gác:

“Việt Cộng bị bắn chết rồi, sao không đem đi chôn, mà lại đem trưng ra đây? Coi dễ sợ quá, hôi hám quá đi”

Anh nghĩa quân trả lời:

“Tụi tôi mới đi phá hầm bí mật của Việt Cộng tối qua đó, ông Quận cho kéo về, chờ làm giấy tờ xong mới đem chôn, cũng để đó đặng cho bà con biết, đừng có đi theo Việt Cộng mà có ngày bị chết thảm như cái đám này đó!”

Tôi lớn lên theo tình hình an ninh của quận Dĩ An. Ông quận Dĩ An vẫn còn làm việc ở quận, tôi không có dịp gặp ông nữa, nhưng nghe dân chúng nói rất nhiều về những điều ông làm. Ông chịu lo lắng cho vấn đề an ninh của dân chúng, chịu hành quân, chịu đi phá hầm, truy lùng Việt Cộng lắm.

Vì thế, dân chúng mới đặt cho ông cái tên:

“Ông Quận Sát Cộng”

Bây giờ thì tôi đã lớn đủ để hiểu Việt Cộng là ai? Và Sát Cộng là gỉ? rồi. Tôi chỉ là một đứa con gái, nhưng tôi cảm thấy phục ông, và lâu lâu vẫn suy nghĩ: Ông đi đứng chống gậy rất khó khăn, vậy làm sao mà ông có thể đi hành quân phá hầm việt cộng hoài hoài như vậy được?

Có một bữa bán hàng, tôi thấy có một đám người lạ mặt mặc quần áo đen, đội nón rộng vành, mang ba lô tới ăn ở quán của nhà tôi. Tôi thấy họ mặc đồ bà ba đen và quấn khăn rằn thì sợ lắm, nhất là nhìn thấy cái nón của họ, hơi giống cái nón tai bèo của đám du kích. Nhưng khi thấy họ mang ba lô thì tôi đỡ sợ, vì tuy không đi lính, nhưng tôi cũng biết chỉ có lính Cộng Hòa mới mang ba lô mà thôi. Khi một chú ăn xong, kêu tính tiền, tôi làm gan, hỏi chú là lính gì mà lại mặt đồ đen.

Chú này cỏn trẻ lắm, nhe răng cười trả lời tôi:

“Tụi tui là lính “Xây Dựng Nông Thôn” mới từ Vũng Tàu về đây”

(Xin gọi tắt là XDNT)

Nghe anh trả lời thì tôi biết vậy thôi, và tôi cũng chỉ gặp họ một lần đó thôi nên cũng quên đi, còn lo bán hàng, lo đi học. Chừng vài tháng sau, tôi nghe dân chợ nói chuyện với nhau:

“Lính XDNT được lắm, họ hổng giống lính Cộng Hòa, họ ở luôn trong ấp của mình đó, mấy ảnh giúp mình đủ chuyện hết, có bữa còn phụ bà Tám Cái (không phải là tên thật) cấy lúa đó!”

“Bàn ngày, đám XDNT này đi vòng vòng giúp bà con, ban đêm họ xách súng đi tìm Việt Cộng mà đánh đó. Tội nghiệp quá, họ làm việc sáng đêm. Tối qua đám này ghé nhà tôi, tía thằng Tâm nói tôi nấu cháu cho mấy chú đó ăn cho no đặng làm việc đó!”

Từ đó tôi mới biết lý do tại sao họ không có mặt ở chợ nữa, vì họ ở luôn ở trong làng, trong xã chung với dân. Theo suy nghĩ nông cạn của tôi, tôi cho rằng: Việt Cộng nằm vùng sống cùng với dân, muốn diệt trừ bọn này, chỉ có cách là cũng sống cùng với dân như những người lính XDNT này thì mới tìm ra chúng mà đánh thôi. Từ đó, tôi lại có thêm cảm tình với lính XDNT và thêm cảm tình với ông Quận Dĩ An.

Tói tuổi thi tú tài, tôi lo học nhưng cũng thích thơ TTK, Hữu Loan, Hồ Zếnh ,và cũng thích đọc “The Exodus” “Chiến Tranh và Hòa Bình”. . .

Một bữa, tôi đang đọc cuốn “Trại Đầm Đùn” thì một ông khách lạ mặc quần áo Cảnh Sát buớc vào quán kêu đồ ăn, ông trạc tuổi 45 gì đó. Khi tới quầy trả tiền, liếc mắt thấy tên cuốn sách, ông nhìn tôi ngạc nhiên:

“Con gái mà đọc mấy loại sách này làm chi!”

Tôi trả lời ông:

“Cháu đọc cho biết Việt Cộng là như thế nào?”

Lâu lâu ông lại ghé quán của má tôi mà ăn trưa, ăn tối. Tới khi quen rồi ,tôi mới biết ông là Cuộc Trưởng Cuộc Cảnh Sát Dĩ An. Có bữa, tôi cắc cớ hỏi ông:

Chú Ba, có khi nào chú bắt được Việt Cộng, rồi cũng tra tấn người ta giống như bọn VC tra tấn dân, giống như trong . . . Trại Đầm Đùn, hay không?”

Ông đã cười lớn một lúc rồi mới trả lời tôi:

“Bạo tàn không phải là nghề của Cảnh Sát Quốc Gia! Mình làm gì cũng phải có tình người ở trong đó. Hơn nữa, hỏi cung đám VC là do CSĐB hoặc là ANQĐ phụ trách, chứ không phải là nhiệm vụ của chú.”

Từ đó, tôi có cảm tình nhiều hơn đối với ông. Ông kêu tôi là “Con gái” và xưng “Chú” với tôi. Nhà ông ở Sàigòn, ông đi làm bằng xe Vespa (hay Lambretta gì đó, tôi không nhớ rõ), chứ không lái xe Jeep Cảnh Sát. Người ta kêu ông là Chú Ba, thì tôi cũng theo đó mà kêu, chứ không hỏi và cũng không dám hỏi tên thật của ông.

Tháng Tư 1975, ngày đen tối của VNCH đã đến! Mấy ngày trước đó, thấy tình hình nguy ngập, má tôi lo cho tính mạng của anh Hai tôi đang đóng quân ở Bạc Liêu và anh rể tôi làm Cảnh Sát ở Xa Cảng, nhưng đâu có làm gì được hơn. Má chỉ còn cách bảo tôi đi mua gạo trữ phòng khi có biến.

Gần cuối tháng, tôi nghe súng nổ thật gần, nhưng cũng chẳng biết làm gì hơn.

Sáng 30, tôi nghe trên đài phát thanh, Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng Việt Cộng và kêu gọi binh sĩ các cấp gác súng súng chờ bàn giao.

Má tôi lo cho số mạng của người con trai và con rể. Còn tôi, tôi lo cho số mạng của những bạn bè tôi đã đi lính. Dĩ An ở gần phi trường Biên Hòa, gần cả căn cứ Sóng Thần, nên có rất nhiều thanh niên gia nhập Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến, bạn bè tôi ở trong đám này đông lắm. Rồi còn những người lính XDNT nữa, họ còn đang ở chung với bà con trong Xã, Ấp, còn chú Ba Cảnh Sát, còn ông Quận TQLC Sát Cộng nữa, họ sẽ ra sao?

Mẹ tôi lính quýnh đi tới đi lui trong nhà. Tôi cũng lo sợ, lo sợ cho mẹ tôi, cho chính tôi nữa, cuộc đời mình sẽ ra sao?

Ngay lúc đó, chú Ba bước vào, mặt mày đăm chiêu. Điều ngạc nhiên hết sức là chú không mặc bộ quần áo cảnh sát thường ngày, mà chú mặc bộ đồ mầu trắng tươi, đeo lon và huy chương sáng ngời. Chú nói với mẹ tôi:

“Tôi chào chị lần cuối, rồi về nhà. Đầu hàng rồi, nhưng tôi đâu có thua trận đâu mà đầu hàng! Sáng nay, khi nghe tin Tổng Thống Minh đầu hàng, tôi đã tập họp tất cả cảnh sát trong Cuộc lại dể làm lễ chào quốc kỳ lần cuối cùng, rồi giải tán, ai về nhà nấy. Tôi cũng về đây, thôi, chào chị và cháu gái, hai người ở lại mạnh giỏi.”

Mẹ tôi và tôi chưng hửng nhìn chú. Một lúc sau, mẹ tôi mới nói:

“Đầu hàng rồi, tôi thấy người ta mặc thường phục đi về, sao chú không thay quần áo thường mà lại mặc đại lễ như vầy, lỡ . . . có chuyện gì thì sao? Con trai tôi còn để mấy bộ quần áo ở nhà, tôi nói con Nhung lấy cho chú bận nhe!”

Chú Ba cười chua chát, trả lời:

“Lần cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp của tôi mà chị! Tôi phải mặc đại lễ chứ!”

Tôi ái ngại nhìn chú, hỏi thêm:

-“Chú Ba đi về cùng với anh em cảnh sát hay về chung với ông Quận? Về chung chắc là an toàn hơn đó”

-“Anh em cảnh sát đa số là dân địa phương, họ tự đi về, còn chú, chú đi bằng xe riêng từ đó tới giờ, nên hôm nay chú cũng về bằng xe riêng. Ông Quận vừa nói chuyện với chú xong, ổng sẽ về sau cùng với những người lính nào ở Sàigòn.”

-“Chú Ba, còn cây cờ của mình, sao chú không gỡ xuống, để . . . người ta xé đi thì tội nghiệp cho lá cờ lắm”

-“Chú Ba chỉ có nhiệm vụ thượng kỳ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Quân Đội không dậy chú cuốn cờ bỏ đi, và chú cũng không thể làm chuyện đó được. Trước khi về, chú đã đứng nghiêm chào lá cờ lần chót rồi.

Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”

Rồi chú quay ra, đạp máy xe rồ ga đi thẳng.

Ngoài đường, tôi thoáng thấy những thanh niên mang băng tay đỏ, cầm súng chạy lăng xăng.

Chiều đến, má tôi hốt hoảng nhớ tới bầy cháu ngoại ở Sàigòn, má nói tôi ráng mang gạo cho chị tôi, để mấy đứa nhỏ đói tội nghiệp.

Tôi cảm thấy sợ hãi khi phải đi ra ngoài trong giờ phút này, nhưng cũng chất gạo lên xe Honda chạy ra xa lộ đi về Sàigòn.

Dọc đường, vẫn còn súng nổ, vẫn còn lính ta chạy tới chạy lui, quần áo lính vứt rải rác khắp nơi, và rất nhiều đàn ông mặc thường phục đi bộ về phía Sàigòn. Những chiếc xe tăng cắm cở Xanh dương và đỏ chạy rầm rộ trên đường, chạy qua mặt tôi một cách hung tợn, cũng huớng về Sàigòn. Tôi sợ lắm, bậm gan rồ ga chạy thục mạng.

Bất chợt, tôi nhìn thấy ở vệ đường, một người lính mặc đại lễ mầu trắng với những huy chương đeo đầy trên ngực áo, nắm bất động, mặt đầy máu, quay về phía đường lộ, bên cạnh chiếc xe Vespa lật nghiêng. Tôi thảng thốt kêu lên:

“Chú Ba Cảnh Sát!”

Tôi muốn dừng lại, xem có phải thật sự là chú Ba hay không?

Chú còn sống hay đã bị bắn chết?

Nhưng giòng người xô đẩy, tiếng súng hai bên nổ vang, rồi xe chở lính Việt Cộng chạy tới, xe tăng, thiết giáp bắn nhau qua lại, tôi không thể nào ngừng lại.

Tôi bật khóc, nhìn chú Ba một lần chót rồi rung rẩy chạy xe đi.

Tôi nhớ lại hồi sáng, sau khi chú Ba đi được khoảng một tiếng đồng hồ thì một đám những tên đeo băng tay đỏ, những tên đội nón tai bèo, đã kéo lá cờ VNCH xuống, xé tan nát đi. Tôi vụt chạy ra muốn giựt lại lá cờ, nhưng vừa mới ra tới cửa, đụng phải một đám đá cá lăn dưa cầm súng chĩa tứ phía, làm tôi sợ quá, dội trở lại. Lúc đó, tôi đã giận chú Ba hết sức, tại sao không kéo lá cờ xuống mà cất đi, để nay bị cái đám người này xé nát.

Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú:

“Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”

Tôi không giận chú Ba nữa, và nghĩ rằng, chú Ba đã làm đúng!

Chú Ba ơi, trong đầu óc chú bây giờ, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại, vẫn còn tung bay trong gió, trong vĩnh cửu, phải không chú?

Những ngày sau đó, rất nhiều khuôn mặt xuất hiện. Những khuôn mặt này rất quen thuộc với người dân Dĩ An trước đây, nhưng bây giờ họ đã trở thành khác hẳn:

Họ quấn khăn rằn, đội nón tai bèo, hiện nguyên hình Việt Cộng.

Bà con đi chợ nói với nhau:

“Cái đám này, hồi đó đã bị Cảnh Sát chìm, bị lính của Ông Quận mình bắt nhốt hết trơn rồi đó đa. Nhưng bị báo chí nói lung tung là bắt dân vô tôi, nên mới phải thả tụi nó ra. Nay thì rõ ràng quá rồi, phải chỉ hồi đó xử tử hết tụi nó đi, đỡ khổ . . .”

Một thời gian ngắn sau đó, những người Bắc Kỳ lại xuất hiện, chúng tôi kêu họ là “Bắc Kỳ 75”. Những Bắc Kỳ này láu cá và hỗn láo vô cùng, khác xa với “Bắc Kỳ 54” xưa. Bắc Kỳ 54 ăn nói nhỏ nhẹ, cái gì cũng cười, thì đám Bắc Kỳ 75 đội nón cối, đ chân đất, luôn miệng chửi thề. Khi nói chuyện, họ xưng ông xưng cha với chúng tôi và sẵn sàng đe dọa:

“Ông báo công an, bắt bỏ cha chúng mày đi bây giờ!”

Mỗi lần ngày 30 tháng Tư trở lại, tôi lại nhớ tới quận Dĩ An, nhớ tới ông Quận TQLC Sát Cộng, nhớ tới Chú Ba Cảnh Sát. Tôi đã kể cho chồng con tôi nghe về những người này, không biết họ còn sống hay đã chết? Chồng tôi hỏi, tôi còn nhớ tên những người hùng này hay không? Lâu quá rồi, hơn nữa, hồi đó, tôi còn quá nhỏ để mà nhớ.

Mỗi lần đi ngang những đài tưởn g niệm chiến sĩ VNCH, tôi đều cầu nguyện cho họ.

Bất chợt, một hôm đọc Việt Luận, đọc bài “Cuộc Đời Đổi Thay” tôi mới biết ông Quận Trưởng Dĩ An , ông Quận TQLC Sát Cộng, Trung Tá Nguyễn Minh Châu, ông còn sống, đang ở bên Mỹ. Tôi mừng qua, kêu chồng tôi:
“Anh ơi, ông “Guậng . . . Ông Guậng Dĩ Ang nè, ổng còn sống, ổng diếc báo nè!

Anh coi hình ổng nè, ổng bận đồ rằng ri, oai hùng lắm nè! Thấy hông, em nói mà!”

Chúc mừng ông Quận được bình yên sau những đổi thay của cuộc đời.

Cám ơn ông Quận, đã gìn giữ an ninh trong quận, đã sát cộng, để những người dân Dĩ An như tôi có một cuộc sống yên ổn, cho tới ngày 30 tháng Tư.

NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY!

NGUYỄN KHẮP NƠI.


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #34 - 28. Mar 2009 , 15:02
 
Vinh Danh Người Lính VNCH
      

...
          Cuốn film tài liệu với những thước films quý giá ghi lại những trang sử hào hùng của Quân Lực VNCH . Rất hãnh diện là người Việt Nam yêu tự do, được sống trong tự do, và mang ơn những người chiến sĩ đã chiến đấu quên mình cho lý tưởng tự do !  Hy vọng là các bạn bỏ ra 1 tiếng đồng hồ để xem lại những trang sử của những người con kiêu hùng của đất nước Việt Nam .

Link:     "Vinh Danh Người Lính VNCH"

http://honvienxu.multiply.com/journal/item/4/4

...


...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #35 - 02. Apr 2009 , 16:43
 
[b]TIỂU BANG MASSACHUSETTS cấm sử dụng Cờ Đỏ Sao Vàng


Tin  Tiểu bang Massachusetts Hoa Kỳ cho biết  Thượng viện và Hạ viện  Tiểu bang này đã  ra nghị quyết  CẤM SỰ  DỤNG CỜ ĐỎ  SAO VÀNG  mà chỉ  chấp nhận  CỜ VÀNG  BA  SỌC  ĐỎ trong mọi sinh hoạt của Người Việt  ở Tiểu bang này

Đây là tin Vui  của Người Việt Tự Do ỏ Tiểu bang  Massachusetts  nói  riêng  và  của  toàn thể Người Việt  Tự do trên  khắp Thế giới  nhân tháng  4  đen lại về. /b]
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #36 - 03. Apr 2009 , 17:45
 


http://vietland.net/main/attachment.phpattachmentid=80&stc=1&d=1238659601


Tiểu Bang Massachusetts Thông Qua Dự Luật cấm Sử Dụng Cờ Đỏ CSVN chỉ xử dụng Cờ Vàng đại diện cho Việt Nam.



--------------------------------------------------------------------------------


(Vietland) Các Dân Biểu Thượng Và Hạ Viện Tiểu Bang Massachusetts vừa thông qua nghị quyết trong cuối tháng 3 năm 2009 là Cấm Cờ Đỏ Cộng Sản VN Được Treo ở tiểu bang nầy . Theo Nghị Quyết chung (H 3415) của Tiểu Bang Massachusetts gồm nhiều điều khoản khác nhau , trong đó có điều khoản Cấm treo cờ đỏ CSVN được thông qua với House 145-0, Senate 37-0 . Trong điều khoản ghi rõ như sau :

" BAN NORTH VIETNAMESE FLAG - This bill would provide that the old South Vietnamese flag be the only flag depicting the country of Vietnam that may be displayed at any state-sponsored public function or in any public institution of learning. Supporters note that the flag, a symbol of resilience, freedom and democracy, was the official flag of South Vietnam from 1954 until that country surrendered to North Vietnam in 1975. They say that the flag of the current oppressive Communist regime of Vietnam is offensive to many Vietnamese-American s and should not be used at public events."

Tạm dịch : "CẤM TREO CỜ BẮC VIỆT - Nghị Quyết chỉ định lá cờ cũ Nam Việt Nam (Cờ Vàng) là lá cờ duy nhất đại diện cho quốc gia Việt Nam có thể dùng để treo trong các buổi sinh hoạt công cộng do Tiểu Bang bảo trợ hay được treo ở các cơ sở Giáo Dục công cộng . Theo các nhà yểm trợ nhận định là Cờ Nam Việt Nam (Cờ Vàng) là biểu tượng của sự Quật Cường, Nhân Ái và Dân Chủ từ năm 1954 cho tới khi đất nước rơi vào tay CSVN năm 1975 . Hơn nữa cờ CSVN là lá cờ chủ nghĩa CSVN mang tính đàn áp, kích động tinh thần người Mỹ Gốc Việt nên không thể dùng để treo trong các buổi sinh hoạt công cộng .

Điều khoản nầy được thông quốc hội Tiểu Bang Massachusetts thông qua 145-0, Senate 37-0 là một chiến thắng của Người Việt Hải Ngoại tại Tiểu Bang Massachusetts nói riêng và toàn thế giới nói chung .

Để biết rõ hơn, bạn đọc có thể đọc ở trang Quốc Hội Bang Massachusetts hay theo link của tờ báo địa phương của Thủ Đô Massachusetts dưới đây :

http://somervillenews.typepad.com/the_somerville_news/2009/03/beacon-hill-roll-c...

Nguyễn Thị Sông Hương


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #37 - 15. Apr 2009 , 17:49
 

Nhớ Lại Một Thời Cái Nồi Ngồi Trên Cái Cốc 30-4-1975
 

... Chuyện Năm Xưa Nay Vẫn Còn Y Nguyên. Cái Nồi ngồi trên cái Cốc. Ngày nay nếu quý bạn thử hỏi một người Việt nào đó về cái nhóm chữ kể trên thì có thể người ấy sẽ lắc đầu, trả lời là không biết ý nghĩa nó chỉ cái gì ? Ngoại trừ những người đã từng sống trong khung cảnh của thời điểm: Cái Nồi Ngồi Trên Cái Cốc. Những ngày sau 30-4-1975 tại miền Nam VNCH.  Ngay khi CS vừa chiếm được thủ đô Sài Gòn, người dân miền Nam đã thấy bộ đội CS kéo nhau (từ nơi đóng quân) đi rảo
thành từng nhóm trên các dãy phố để xem phố xá miền Nam và đây cũng là dịp để người dân Sài Gòn tiếp xúc với họ, người miền Bắc XHCN . Những cuộc tiếp xúc ấy, dù chớp nhoáng, ngắn ngủi nhưng đủ để cho
người dân Sài Gòn có những nhận xét về tình hình miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) là:

- Người dân miền Bắc sống trong một xã hội lạc hậu vì có rất nhiều bộ đội hoàn
toàn ngạc nhiên khi trông thấy các tiện nghi rất bình thường tại miền Nam như
quẹt gaz, máy casesstte , máy hát dĩa , đồ chơi điện tử... Có bộ đội không hề
biết Hoa Kỳ đã đưa được người (Niel Amstrong ngày 20-7-1969) lên được mặt Trăng.
Kiến thức về thế giới sử, về lịch sử Việt Nam và nhất là về miền Nam VNCH của
những bộ đội khác biệt hẳn với hiểu biết của người dân Sài Gòn.

- Vai trò của Hoa Kỳ trong Đệ Nhị Thế Chiến đã được bộ đội diễn giải là tàn ác,
diệt chủng khi thả bom nguyên tử (tháng 8-1945) xuống hai thành phố Hiroshima và
Nagasaki.

Trong những lần tiếp xúc đầu tiên, người Sài Gòn rất ngạc nhiên khi thấy chỉ là
anh lính mà một bộ đội có thể nói (thao thao bất tuyệt) về các đề tài chính trị
nhưng chỉ ít lâu sau; Người dân Sài Gòn khám phá ra là nếu trò chuyện với bất kỳ
bộ đội nào, cũng đều được nghe họ nói cùng một kiểu y như vậy (hùng hồn dù chỉ
một chiều). Chính thời gian nầy, những câu chuyện máy bay Mig nấp trên mây phục
kích máy bay Mỹ hoặc bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống 2 thành phố bên nước Nhật là
do Liên Xô cho mượn... đã được các bộ đội kể ra cho nghe.

Phần các bộ đội, khi tiếp xúc với người dân của thủ đô miền Nam VNCH. Họ đã thấy
đây một xã hội văn minh, người dân có cuộc sống sung túc gấp bội so với xã hội
miền Bắc XHCN mà (trước đó không lâu) các cán bộ chính trị trong đơn vị họ vẫn
quả quyết là người dân ở miền Nam VNCH phải sống trong cảnh nghèo đói cực kỳ.
Đám chính trị viên quả quyết với họ rằng đế quốc Mỹ đã thu gom mang hết các tài
nguyên, của cải ở miền Nam nên người dân không có cái gì để ăn thậm chí có quần
áo không có và phải mặc áo quần làm bằng nylon... Đó cũng là một trong các lý do
mà đảng và bạo quyền CS Hà Nội tuyên truyền để biện minh việc kéo quân vào xâm
lăng miền Nam VNCH (nói là giải phóng người dân khỏi sự kềm kẹp). Chính vì kinh
tế miền Nam vượt trội hẳn hơn miền Bắc nên khi dạo phố, bộ đội đều tròn xoe (và
trầm trồ trong lòng) là miền Nam giàu có cực kỳ nhưng ngoài mặt thì họ đều một
bài bản leo lẻo là xã hội miền Nam chỉ phồn vinh giả tạo.

Cũng một lò CS với nhau nhưng đám Việt Cộng tập kết trở về miền Nam trong giai
đoạn nầy lại có thái độ khác. Đa số im lặng không đả động gì về miền Bắc nhưng
cũng có người lại nói thẳng (dù rất ít) là: Ngoài đó có cái mẹ gì! Trộm cắp thấy
sợ luôn. Xe đạp phải có bảng số riêng, quần áo giặt phơi ngoài dây phải coi
chừng không thì mất. Ai có cái đài (radio) đi đâu cũng phải mang kè kè bên
người, sơ ý một phút là mất ngay.

Dạo phố chung với nhau từng nhóm để rồi bộ đội thấy mọi thứ trên đường phố như
các cao ốc, xe gắn máy hai bánh, quần áo phục sức của người dân, hàng hóa bày
bán trong các cửa hiệu có đèn đuốc sáng choang. Các tiện nghi mà người Sài Gòn
đang dùng trong nhà (ở miền Bắc XHCN chưa hề có) như TV, máy hát, tủ lạnh (lần
đầu tiên trong đời họ mới được thấy, được biết) đều lạ lẫm, văn minh và cực kỳ
hiện đại (chữ dùng của bộ đội). Rồi sau khi tiếp xúc với người dân và xã hội
miền Nam lúc đó, có bộ đội đã bừng tỉnh (vì biết bản thân mình đã bị đảng và bạo
quyền CS Hà Nội lừa bịp bao nhiêu lâu nay) nên họ đã thổ lộ (chỉ trong chỗ riêng
tư kín đáo với các thân nhân thôi) về nỗi buồn nỗi đau vì đã là nạn nhân của chế
độ CS (tương tự Dương Thu Dương ngồi bệt xuống vệ đường Sài Gòn mà khóc khi biết
được sự thật).

Tuy vậy, một chuyện vui trong thời điểm đó là người dân sài Gòn đều biết là bộ
đội CS rất thèm thuồng có được một cuộc sống như người dân miền Nam nhưng ngoài
mặt, họ vẫn cố làm vẻ tỉnh bơ thậm chí có bộ đội còn nói xạo nói nổ là ở miền
Bắc XHCN những thứ kể trên nhà nào mà chẳng có hoặc chạy chúng đầy đường (kể cả
TV và tủ lạnh). Kem lạnh (Ice Cream) thì có bộ đội còn cả gan bảo là ở ngoài
Bắc, dân ăn không hết còn phơi khô để dành.

Không biết thái độ nói lấy được nói cái gì miền Bắc cũng có và phẩm chất còn tốt
hơn thứ ở miền Nam VNCH đang dùng là tự ái địa phương hoặc sĩ diện của người
sống khác chế độ hay đây là một chỉ thị (từ cấp trên) bắt buộc các bộ đội CS khi
tiếp xúc với người miền Nam VNCH phải nói láo, nói thánh tướng như vậy? Họ đã bị
đảng, nhà nước CS nhồi sọ. Thêm một điều nữa là với những bộ đội đóng quân trong
các thành phố miền Nam VNCH nầy, khi về phép hoặc phục viên (giải ngũ) thì đã bị
chính trị viên đơn vị hội thảo (nhồi sọ, buộc phải kể lại (cho thân nhân ở hậu
phương miền Bắc nghe) là miền Nam VNCH vô cùng lạc hậu và đói nghèo (không có
cái gì để ăn). Chính vì vậy mà có rất nhiều người dân miền Bắc đã mắc lừa thêm
một lần nữa khi họ cố hết sức để mang vào miền Nam ít kg gạo, thuốc chữa bệnh và
quần áo (cũ rách của họ) để tiếp tế ngay cho các thân nhân di cư từ năm 1954
đang sống tại Sài Gòn.

Đây là trường hợp dở khóc dở cười (chở củi về rừng) của các thân nhân người viết
bài nầy khi họ vào thăm gia đình ngay sau khi thiết lộ (đường sắt Thống Nhất)
xuyên Việt vừa khai thông. Ngay học giả Nguyễn Hiến Lê, một người luôn có tình
cảm với phe CS nhưng chỉ một thời gian ngắn sau ngày 30-4-1975 đã viết như sau
(trong hồi ký):" Mấy anh bộ đội bị nhồi sọ, trước 1975 cứ tin rằng miền Nam này
nghèo đói không có bát ăn, sau 30-4-75, vô Sài Gòn, loá mắt lên, mới thấy thượng
cấp các anh nói láo hết hoặc cũng chẳng biết gì hơn các anh". Có thể như vậy
thật vì sự dối trá bắt đầu từ cấp lãnh đạo rồi xuống dần các cấp thừa hành và
sau cùng là người dân lãnh đủ.

Ngay trong khu phố của người viết bài nầy có một tiệm Kem. Một bộ đội ghé vào,
được nếm món Kem lạnh quá ngon nên khi quay về chỗ đóng quân (trại lính, căn cứ của chế độ cũ), bộ đội nầy đã kéo thêm vài đồng đội khác trở lại tiệm và gọi người chủ mang ra cả mấy khay đầy Kem để cả bọn ăn cho sướng miệng. Để rồi, những ngày kế đó, các bộ đội nầy tìm gặp chủ tiệm Kem để buộc tội định đầu độc họ vì; Sau khi ăn Kem về tới doanh trại, cả bọn đã bị Tào Tháo đuổi liên tục.Nhiều người vẫn kể về câu chuyện tiêu biểu cho hình ảnh lạc hậu của bộ đội là chuyện về cái Nồi ngồi trên cái Cốc. Chúng ta hãy hình dung ra một hình ảnh một tay bộ đội (bên vai đeo lủng lẳng một máy radio) làm ra vẻ bình thản bước vào một tiệm cà phê đông người. Tay nầy kéo ghế ngồi tại bàn, mở radio ra nghe nhưng kín đáo quan sát các thức uống khách đang dùng trong tiệm mà (với y ta) có một món là lạ ở trên bàn của những người khách ngồi gần. Chủ tiệm thấy khách là bộ
đội, vội bước đến hỏi:

- Anh bộ đội dùng thứ gì đây? (có nghĩa là ông quyền muốn uống thứ gì chủ bán trong tiệm).

Tay bộ đội nầy rụt rè chỉ ngón trỏ vào món (mà y không biết tên gọi) đó, nói:
- Cho tớ (bộ đội thường xưng hô cậu-tớ trong giao tiếp) uống cái món đấy đấy.
- Món gì? Chủ tiệm ngạc nhiên, hỏi lại y.
- Cái món... như là cái Nồi ngồi trên cái Cốc đó. Tay bộ đội trả lời.

Nhìn theo ngón tay của bộ đội chỉ, chủ tiệm và những người khách ngồi gần bên
nghe được phải nín cười (cười công khai lúc đó thì coi chừng mắc vạ chẳng chơi).
Thì ra cái Nồi ngồi trên cái Cốc trong lời nói của bộ đội là ly cà phê Phin. Cái
nồi là cái lọc cà phê bằng Nhôm đặt nằm trên trên một cái ly thủy tinh. Món cà
phê Phin nầy du nhập vào nước Việt (cả ba miền Nam-Trung-Bắc) từ thời Tây thực
dân chứ đâu có phải là thức nước uống mới lạ gì. Vậy mà các bộ đội miền Bắc khi
đó lại không biết đến nó. Quá sức lạc hậu! Có người bào chữa cho là món cà phê
Phin có thể là một thức uống xa xỉ trong một xã hội nghèo đói như xã hội CS miền
Bắc khi đó. Có thể trong các hàng quán thông thường (cửa hàng giải khát quốc
doanh) không có nên bộ đội mới không biết đến hình thù nó ra sao. Giờ bắt gặp,
thấy lạ nên mới hỏi.

Trong thực tế, hầu như ở bất cứ quốc gia nào cũng đều có những thứ hàng thuộc
loại xa xỉ, mắc tiền mà người dân nghèo nơi đó không dám dùng (vì không dư giả
tiền bạc) nhưng họ vẫn biết có sự hiện hữu của chúng trên đời nầy. Còn như không
biết đến chúng (như món cà phê Phin nhan nhản ở các nước) thì chỉ do người dân
bị chính quyền nơi đó bịt mắt không muốn cho biết mà thôi. Chuyện cái Nồi ngồi
trên cái Cốc tưởng như là một chuyện đùa (kiểu chuyện khó tin nhưng có thật) đã
được truyền miệng như một câu chuyện cười dân gian kể từ đó.

Nhưng, chỉ vài năm sau, nhiều cán bộ CS khác (sau khi đã sống trong miền Nam
rồi) đã cãi cối cãi chầy với người viết bài nầy là làm gì mà có chuyện bộ đội
như Mán Về Thành được. Các cán bộ nầy cho là một quân đội từng đánh thắng hai
tên Đế quốc sừng sỏ của thế giới là Pháp và Mỹ thì nhất định quân đội đó không
thể nào...Cả Quỷnh như vậy được. Tất cả chỉ là luận điệu tuyên truyền của bọn
địch thôi (nhằm làm giảm hình ảnh hào hùng, thanh nhã của bộ đội) và có nhiều
người trẻ bây giờ cũng tin là vậy. Nhưng những hồi ức của các cán binh kể lại
(trong trang báo QDND) ở dưới đây cho chúng ta thấy các chuyện tương tự cái Nồi
ngồi trên cái Cốc đã từng xẩy ra.

... xin trích...
"Tôi ra gọi một chiếc xe lam. Cậu y tá tên Thành, người Thái Bình ở trung đoàn
bộ được điều đi giúp tôi lấy giấy in báo. Khi ra đường thấy chiếc xích lô máy
chở nước đá cây đang lóng lánh bảy sắc cầu vồng trong nắng tháng Năm Sài Gòn, vì
dân quê đi bộ đội là vào rừng, lần đầu tiên đến thành phố nên Thành không biết
đó là thứ gì, Thành níu vai tôi la toáng lên:

“Anh Khôi ơi! Kim cương! Kim cương nhiều chưa kìa!”. Tôi nín cười, mắng: “Im đi,
họ cười cho đấy, đó là nước đá, họ làm đông nước thành đá!”.
...
Ngay buổi sáng 1-5-1975 đi chợ mua chục con cá lóc. Anh về đếm mãi vẫn cứ 12
con, bèn lật đật ra chợ tìm cho được bà bán cá trả lại hai con vì “tội người
ta”, “buôn bán kiểu này thì lời cái gì”. Khi anh tìm được bà bán cá, bà cười
toáng lên: “Chú giải phóng ơi, “một chục” ở đây là 12 chứ không phải mười
nghen!”. Anh về kho nấu bữa tối, còn hai con cá để lại ngày mai , anh cho vào
chỗ bồn cầu vì thấy ở đó có nước! Sáng mai anh đi bắt cá để nấu cháo thì cá
không còn nữa. Anh đi báo cáo thủ trưởng, tưởng có người làm mồi nhậu ban đêm.
Đến nơi ai cũng ôm bụng cười vì cá thì mất, mà cầu thì tắc, phải nhờ ông thợ
hàng xóm sang thông hộ".
... hết trích.

Thói đời, người nghèo thì ghét kẻ giàu có và người dốt không ưa người khôn
ngoan. Người vô học, hành xử khác người có giáo dục và người lạc hậu thì xa lạ
với các cử chỉ văn hóa. Buổi trưa ngày 30-4-1975, các chính khách trong nội các
của Tổng Thống VNCH Dương Văn Minh đã ngỏ ý mời các sĩ quan CS trong lữ đoàn xe
tăng 203 (đơn vị chiếm được dinh Độc Lập) dùng bữa tiệc mà họ đã dọn sẵn để
khoản đãi đại diện phía bên kia (phe CS) khi vào dinh nhận bàn giao chính quyền.
Bữa tiệc được kể là có món Súp Cua nấu măng Tây, rượu Champagne ... nhưng thái
độ niềm nở của chính quyền miền Nam VNCH khi đó đã bị các sĩ quan CS nầy từ
khước. Thay vào đó, các sĩ quan CS nầy đã buộc các chính khách trong nội các của
Tổng Thống Dương Văn Minh phải ăn một bữa cơm trận mạc (chỉ có lương khô hoặc
cơm với thịt lợn kho đóng hộp, hàng viện trợ của Trung Cộng). Thái độ của các sĩ
quan CS nầy tương tự như cách hành xử của một cán bộ CS cao cấp khác khi y nhận
bàn giao chính quyền từ tay viên đại tá tỉnh trưởng tỉnh Bạc Liêu. Viên đại tá
VNCH tỉnh trưởng nầy sau khi bàn giao chính quyền xong, đã mời tay cán bộ CS đại
diện dùng một bữa ăn tại một nhà hàng trong thị xã. Bữa ăn vừa chấm dứt thì
chính tay cán bộ CS đại diện đó đã ra lệnh cho thuộc hạ còng tay viên đại tá
VNCH nầy và giải ông ta vào thẳng trại giam.

Không cho người dân biết đến các thông tin ở các nơi khác, nước khác thì đó là
bức màn sắt, bức màn che hay bưng bít thông tin rồi. Trong một xã hội mà người
dân bị chính quyền bưng bít các thông tin thì xã hội đó chỉ là một xã hội nghèo
đói, lạc hậu (sợ người dân biết về các xã hội khác văn minh, giàu có hơn xã hội
mình). Tệ hại hơn, đảng và bạo quyền CS miền Bắc lại còn buộc người dân phải nói
láo về xã hội họ đang sống. Người dân mở miệng nói ra những điều lếu láo và biết
người nghe mình biết đó là dối trá nhưng vẫn tỉnh bơ. Đó chính là tình cảnh của
các bộ đội CS miền Bắc trong thời điểm đoàn quân họ vừa chiếm được miền Nam
VNCH.

Bề ngoài ca tụng hết lời về cảnh sống ngoài miền Bắc nhưng thực tế thì lại khác.
Những tháng kế tiếp sau ngày 30-4-1975 nầy, rất nhiều bộ đội khi quay về miền
Bắc để đi phép hay giải ngũ (mà họ gọi là phục viên) thì người nào người nấy
cũng cố mà mua sắm ít hàng hóa của miền Nam để làm quà cho mình và thân nhân.
Người có tiền thì mua TV, Radio, Đồng Hồ đeo tay...Người ít tiền thì mua quần
áo, đồ chơi... Hầu hết bộ đội có gia đình đều mua một Búp Bê bằng nhựa (có thể
chớp mắt mở mắt) để làm quà cho con cháu mình. Có bộ đội thì chiếm đoạt hẳn đồ
đạc còn lại (coi là chiến lợi phẩm) trong những căn nhà mà chủ đã di tản ra
ngoại quốc khi họ đóng quân nơi đó.

Chính vì sống trong một xã hội lạc hậu nên có quá nhiều câu chuyện (mà ta tưởng
là chuyện đùa, tiếu lâm tân thời như các mẩu chuyện kể trên) về anh bộ đội cụ Hồ
sau khi được tiếp xúc với xã hội miền Nam VNCH. Xã hội miền Nam VNCH khi đó nếu
là phồn vinh giả tạo (theo biện giải của các tay đầu lĩnh Hà Nội) nhưng cho dù
có giả tạo thì người dân cũng vẫn còn có phồn vinh trong khi miền Bắc XHCN thì
rõ ràng là có nghèo đói thật.

Thân nhân của người viết bài nầy là một bộ đội miền Bắc trong thời điểm
30-4-1975 khi đó. Khuôn mặt đầy vẻ ngạc nhiên và buồn bã, người bà con nầy thổ
lộ tâm tình cho biết: Từ những chiến dịch ở Tây Nguyên (các tỉnh miền Trung
VNCH), không hiểu tại sao mỗi khi bộ đội CS kéo quân đến bất kỳ nơi nào thì
người dân miền Nam ở nơi đó đều tìm cách bỏ của chạy lấy người về phía quân
Nguỵ? Rồi khi bộ đội CS vào được đô thành Sài Gòn thì người bà con nầy mới biết
miền Nam VNCH quá sức phồn vinh, bỏ xa lơ xa lắc miền Bắc XHCN. Nhiều người dân
miền Bắc khi có công việc vào miền Nam, nếu dừng chân ở một khu phố nào đó trong
Sài Gòn (trong các năm sau 1975) thì họ tưởng như đang đứng trong một thành phố
nào đó ở nước ngoài.

Thực sự trong lòng người dân miền Nam VNCH khi đó, không ai cười về những hành
động những cử chỉ kiểu Mán Về Thành, Cả Quỷnh hay Không Biết Tại Sao...của các
bộ đội miền Bắc nầy. Vì người dân miền Nam VNCH biết bộ đội (cũng như toàn thể
dân chúng miền Bắc XHCN) đều là nạn nhân của thói bưng bít tin tức của lũ cầm
quyền trong xã hội CS. Đám đầu lãnh CS Hà Nội không muốn người dân biết về một
cái gì đó (như sự sung túc về kinh tế, sự dân chủ-tự do về chính trị của miền
Nam VNCH) thì làm sao người dân miền Bắc biết được. Kể cả những thứ rất bình
thường tại các nước (và tại miền Nam VNCH trước đây) như chuyện cái Phin lọc cà
phê trong bài viết nầy.

Chiến tranh hai miền Nam-Bắc VN đã lùi xa 34 năm rồi. Giờ đây, chắc chắn không
còn ai trong nước Việt vào một tiệm cà phê lại buột miệng gọi món: Cái Nồi ngồi
trên cái Cốc nữa (ngoại trừ họ đùa giỡn với nhau) nhưng ý nghĩa câu chuyện cái
Nồi ngồi trên cái Cốc vẫn còn trong tư duy của đảng CSVN vì; Những điều thật
bình thường ở các quốc gia khác hiện nay mà đảng CS vẫn muốn người dân trong
nước Việt không được biết đến đó là các thứ quyền của người dân như: Cư trú, Lập
hội, Ngôn luận, Ứng cử thậm chí Bãi miễn chính quyền nữa... Những món hàng Dân
Quyền nầy vẫn xa lạ với người dân Việt trong nước mà nguyên do là các tay đầu
lãnh CS Hà Nội muốn duy trì như vậy.

Tự do cư trú, quyền lập hội lập đảng mới, tự do ngôn luận, quyền ứng cử, quyền
bãi miễn chính phủ... Nhiều thứ quyền mà người dân chưa hề thấy (kể từ khi đảng
CS cai trị nước Việt tới nay), dù là trong Hiến Pháp CS đã ghi rõ rành rành. Duy
trì một xã hội nghèo đói, lạc hậu là để người dân vì đói vì nghèo nên chỉ biết
tìm cái ăn cái mặc còn tâm trí đâu mà tìm hiểu những quyền con người được hưởng
để chống lại bọn cầm quyền. Hầu như xã hội CS nào cũng đều một cách thức điều
hành đất nước y một kiểu như vậy.

Nhân ngày 30-4 kể lại câu chuyện cái Phin cà phê nầy, tác giả không có ý viết để
dè bỉu để chê cười cái ngây ngô của bộ đội miền Bắc trong những ngày năm xưa đó
mà chỉ muốn nhắc nhở với những người còn tin vào chế độ CSVN. Chính chế độ nầy
đã đang và sẽ là rào cản mọi tiến bộ của đất nước nếu vẫn còn tiếp tục cai trị.
Đám đầu lãnh CS Hà Nội hiện giờ vẫn cứ cố sức mô tả là người dân Việt trong nước
có đầy đủ các thứ dân Quyền (theo kiểu ở ngoài miền Bắc chạy đầy đường nhưng
thực sự là không hề có) giống y cách gọi cái Nồi ngồi trên cái Cốc năm xưa trong
các câu chuyện kể về các bộ đội CS. Ai (người nước ngoài) mà nói dân ở VN hiện
không có các thứ quyền nầy thì đều nhận được câu trả lời của đảng và chính quyền
CS Hà Nội là người đó xuyên tạc tình hình (xã hội-chính trị) tại VN.

Viết để nhớ lại ngày 30-4-1975
Phạm Thắng Vũ
April 14, 2009
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #38 - 19. Apr 2009 , 11:43
 
Vinh Danh Anh Hùng Chuẩn Tướng LÊ NGUYÊN VỸ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh

19/04/2009

...Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh (1933-1975) - Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê. Một trong những hồi ức rất đẹp và rất hào hùng mà Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ còn để lại trong chiến sử Việt Nam, là lúc ông cầm khẩu súng chống chiến xa M72 nhoài người lên khỏi hầm chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc bắn cháy một chiếc T54 chạy lần quần sát một bên,
trong lúc Chuẩn Tướng Hưng đã thủ sẵn một trái lựu đạn trong tay để cùng chết với quân địch.

Đại Tá Vỹ đích thực là một khuôn mặt lừng lẫy của Miền Đông khi ông về phục vụ dưới cờ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh từ năm 1968. Đại Tá Vỹ nổi danh là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, năng nổ, có tài tham mưu và chỉ huỵ Sau chiến thắng An Lộc, Đại Tá Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cho đến gần cuối năm 1974, sau một khóa học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp bên Hoa Kỳ về, cái ghế và văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chờ đợi ông, cùng với chiếc lon mới Chuẩn Tướng.

Chuẩn Tướng Vỹ dưới con mắt nể trọng của chiến sĩ Sư Đoàn 5 Bộ Binh, là một vị chỉ huy siêng năng và đáng kính. Người nổi tiếng thanh liêm và chống tham nhũng, bản tính của người bộc trực và dễ nổi nóng trước cái ác và cái xấụ Một số sĩ quan trong sư đoàn làm chuyện càn quấy, ăn chận trên xương máu của chiến sĩ đều bị người trừng trị thẳng cánh. Chuẩn Tướng Vỹ là một trong những vị Tướng hiếm hoi có tinh thần tự trọng cao độ, không bao giờ ỷ lại vào mọi sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Người ta nhìn thấy ở ông một tinh thần tự lực cánh sinh và có nhiều sáng kiến khi phải đương đầu với những vấn đề khó khăn. Về mặt quân sự, người có một tầm nhìn chiến lược rất bao quát và thường hay bày tỏ với các sĩ quan tham mưu:

“Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh mình ngoài này mà sẽ tìm cách len lỏi đi thẳng về Sài Gòn”.

Sự phán đoán đó về sau đã hoàn toàn đúng. Một quân đoàn Bắc Việt không giao chiến với Sư Đoàn 5 Bộ Binh, mà tìm cách len lỏi xuyên qua những điểm bố trí của sư đoàn, hối hả tiến về Sài Gòn để dứt điểm Tướng Dương Văn Minh. Sáng ngày 30.4.1975 họp tham mưu sư đoàn xong, Chuẩn Tướng Vỹ và toàn ban sĩ quan ngồi bên chiếc máy thu thanh chờ nghe Tướng Minh đọc nhật lệnh quan tro.ng. Trong thâm tâm Chuẩn Tướng Vỹ, người cứ tưởng là Tướng Minh sẽ kêu gọi toàn quân chiến đấu đến cùng, hoặc di tản về Miền Tây tiếp tục đánh. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan, kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ binh đội cộng quân đến bàn giao.

Chuẩn Tướng Vỹ nghiến răng miễn cưỡng ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các sĩ quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Nhìn khuôn mặt trầm buồn và ánh mắt u uất của vị Tư Lệnh, các sĩ quan đoán chắc thế nào ông cũng tử tiết để bảo toàn danh dự người làm Tướng, nên họ đã khéo léo giấu hết súng. Bữa cơm vĩnh biệt được dọn ra, những hạt cơm trắng ngần trong khoảnh khắc đó dường như có vị mặn của máu và cứng ngắc như những hạt sỏị Mọi người còn đang dùng cơm thì Chuẩn Tướng Vỹ bỗng bỏ ra ngoài đi nhanh về hướng chiếc trailer dùng làm văn phòng tạm cho Tư Lê.nh. Các sĩ quan kinh hoàng nghe hai tiếng nổ đanh gọn phát ra từ chiếc trailer. Mọi người hối hả chạy ùa tới mở cửa thì thấy Chuẩn Tướng Vỹ nằm trên vũng máu và người đã thực sự ra đi, trên tay còn cầm khẩu Beretta 6.35 mà mọi người không nhớ là nó còn nằm trong chiếc trailer. Chuẩn Tướng Vỹ đã bắn vào phía dưới cằm, đạn đi trổ lên đầụ Khi các sĩ quan và binh đội cộng sản vào tiếp quản doanh trạị sĩ quan sư đoàn cao cấp của địch đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Chuẩn Tướng Vỹ và nói: “Đây mới xứng đáng là con nhà Tướng.”

Các chiến sĩ sư đoàn chuyển thi thể vị chủ tướng ra an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lê.nh. Ít lâu sau, thi thể Chuẩn Tướng Vỹ lại được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài Gòn. Năm 1987, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Vỹ lặn lội vào Nam hỏa thiêu hài cốt của người anh hùng và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.


Bài do bạn Trần Nhân chuyển








      

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #39 - 28. Apr 2009 , 17:28
 
...

Ngày  mai  30 tháng  4  - Ngày  Đau Thương  của Đất Nước Miền Nam  -lại về. Xin Cả Nhà  dành một  ít phút để tưởng nhớ những Vị Tướng lãnh đã  Tuẫn  Tiết  không chịu Đầu Hàng Cộng sản,cùng   hàng  Ngàn  Chiến sĩ  Vô Danh  đã  hy sinh  trong ngày  30 tháng 4 nằm 1975.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #40 - 23. Mar 2010 , 19:46
 
TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN


Danh sách các vị anh hùng tuẫn tiết 30/04/75        



Vì những người đả mất trong Danh Dự của một Chiến Sĩ, chúng ta, những người còn sống hảy tiếp tục với sứ mạng của mình để xứng đáng mang ba chử TỔ QUỐC. DANH DỰ. TRÁCH NHIỆM. Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.
Danh sách các vị anh hùng tuẫn tiết 30/04/75.


    Xin chuyển rộng rãi đến bà con bạn bè để có thể hoàn tất danh sách này,

    Do bác Paul Phạm chuyển
    Vì những người đả mất trong Danh Dự của một Chiến Sĩ, chúng ta, những người còn sống hảy tiếp tục với sứ mạng của mình để xứng đáng mang ba chử TỔ QUỐC. DANH DỰ. TRÁCH NHIỆM



    DANH SÁCH CÁC QUÂN NHÂN THUỘC QUÂN LỰC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

        TT
             HỌ TÊN
             Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
             Ngày tự sát
        1
             Lê Văn Hưng
             Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
             30/4/1975
        2
             Nguyễn Khoa Nam
             Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
             30/4/1975
        3
             Trần Văn Hai
             Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
             30/4/1975
        4
             Lê Nguyên Vỹ
             Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
             30/4/1975
        5
             Phạm Văn Phú
             Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
             30/4/1975
        6
             Đặng Sỹ Vinh
             Thiếu tá BTL CSQG
             30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
        7
             Nguyễn Văn Long
             Trung tá CSQG
             30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon
        8
             Nguyễn Đình Chi
             Trung tá Cục ANQĐ
             30/4/1975
        9
             Phạm Đức Lợi
             Trung tá
             30/4/1975
        10
             Mã Thành Liên( Nghĩa)
             Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt
             30/4/1975 tự sát cùng vợ
        11
             Lương Bông
             Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
             30/4/1975
        12
             Vũ Khắc Cẩn
             Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
             30/4/1975
        13
             Nguyễn Văn Cảnh
             Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
             30/4/1975
        14
             Đỗ Công Chính
             Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
             30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
        15
             Trần Minh
             Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
             30/4/1975
        16
             Tạ Hữu Di
             Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
             30/4/1975
        17
             Vũ Đình Duy
             Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
             30/4/1975
        18
             Nguyễn Văn Hoàn
             Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
             30/4/1975
        19
             Hà Ngọc Lương
             Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
             28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)
        20
             ………….Phát
             Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
             1/5/1975
        21
             Phạm Thế Phiệt
             Trung tá
             30/4/1975
        22
             Nguyễn Văn Phúc
             Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
             29/4/1975
        23
             Nguyễn Phụng
             Thiếu úy CS đặc biệt
             30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon
        24
             Nguyễn Hữu Thông
             Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB- khóa 16 Đà Lạt
             31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
        25
             Lê Câu
             Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
             Tự sát 10/3/1975
        26
             Lê Anh Tuấn
             HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
             30/4/1975
        27
             Huỳnh Văn Thái
             Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
             30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn
        28
             Nguyễn Gia Tập
             Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
             Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
        29
             Trần Chánh Thành
             Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
             Tự sát ngày 3/5/75
        30
             Đặng Trần Vinh
             Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
             Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
        31
             Nguyễn Xuân Trân
             Khoá 5 Thủ Đức
             Tự tử ngày 1/5/75
        32
             Nghiêm Viết Thảo
             Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
             Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa
        33
             Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
             Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
             Tự sát chiều 30/4/1975
        34
             Phạm Đức Lợi
             Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh : Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
             Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
        35
             Hồ Chí Tâm
             B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
             Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
        36
             Phạm Xuân Thanh
             Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
             Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
        37
             Bùi Quang Bộ
             Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
             Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
        38
             Nguyen Hoa Duong
             
        Dai uy truong Quan Canh
        Vung Tau
             Tu sát ngày 30 /4/75,tại hàng rào trường QC.
        39
             
             
             
        40
             
             
             

        Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #41 - 26. Mar 2010 , 23:21
 
Tháng Tư QUỐC HẬN
: Xem lại những đau thương ngày tàn cuộc chiến       


- Xin hãy dành tháng Tư thương đau quốc hận này mà tưởng niệm cho tất cả những hy sinh của bao người Quân Dân Cán Chính vị quốc vong thân, tù đày khốn khổ, bỏ thân trên biển cả trên đường tìm Tự Do. -Xin hãy chú tâm cầu nguyện cho người đã mất cũng như người còn sống. - Xin chúng ta hãy dành tất cả sự trang trọng trong mùa Quốc Hận... gọi là chút tâm tư gửi cho tổ quốc quê hương , như là chiếc khăn tang trắng cho VNCH , những giọt lệ chưa bao giờ ngưng chảy !!! Xin hãy tiếp tay hổ trợ và phổ biến dồi dào những tin tức , thơ văn , âm nhạc , phóng sự, tài liệu làm sống lại Việt Nam Cộng Hòa hoặc những gì phơi bày tội ác của quân xâm lược Cộng Sản ....

Xem lại những đau thương ngày tàn cuộc chiến.
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157621997665628/show/
( Do chị VHP chuyển )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #42 - 02. Apr 2010 , 21:46
 
Tháng TƯ ĐEN và con chim QUỐC


Xuân Khê

Ngày 03-04-2010, giờ 01:02

Lâu nay các nhà văn thường hay mô tả chim Quốc hay chim Đỗ Quyên để hàm chỉ về nỗi buồn mất nước như trích đoạn sau cuả ông Hà ngọc Bích ở Paris:

"Trăng là hồn thơ ý nhạc. Tiếng quốc là khắc khoải canh trường, nên tiếng quốc kêu tự nó đã có một cái gì ray rứt u hoài rồi, mà tiếng quốc kêu trong một đêm trăng sáng thì thật là một nỗi buồn mênh mang cô lạnh, ngay khi còn ở quê nhà chớ đừng nói chi trong tâm trạng hoài cổ chan chứa tình cảm đối với nước nhà,
xúc động trước cảnh điêu tàn của quê hương qua tiếng kêu của con chim quốc:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia."

...Sách Hoa Dương Quốc Chí chép rằng: Vua Đỗ Vũ nước Thục mất nước nên chết đi, hoá thành chim Đỗ Quyên kêu ra rả suốt đêm ngày, tiếng nghe thật thảm thiết. Tôi không biết tiếng chim Đỗ Quyên kêu như thế nào nhưng tiếng quốc kêu khắc khoải cầm canh thì thật là phù hợp với điển cố của vua Đỗ Vũ quá.(trích -Tiếng Quốc Đêm Trăng, Hà ngọc Bích )
...

con chim quốc hay ở cạnh các bàu , ao đồng cỏ ẩm ướt chốn đồng quê


về phần tôi khi qua được xứ người, nỗi day dứt khôn nguôi từ một lý tưởng xưa "gác bùt nghiên theo tiếng gọi non sông" không thành
xứ người bia có rượu có muốn gì mả chẳng được! nhưng những thứ này đã thành NHẠT NHẼO vô duyên không xoá bỏ được nỗi buồn MÂT NƯỚC !
Ai đó có nói rằng những người lính cũ sao quá "cực đoan" không "xoá bỏ quá khú , hướng đến tương lai"???
Giờ thì tương lai đó ư? phải chăng một đất nước đang lún sâu vào hoạ TIÊU VONG trước bàn tay gian xảo và miệng môi phù thuỷ của bọn Ba Đình Hà nội ; từng bước , từng bước dâng hiến tổ quốc cho bọn xâm lăng và khủng bố Tàu cộng !
Có lúc nghe tiếng hát Sĩ Phú trong bản Tính Cầm :
“Nếu anh còn trẻ như năm cũ …” còn tôi thì ước mơ gì nêú thời gian đi ngược lại được để cầm súng diệt thù , để cùng nhau sánh vai bên vai trong tiếng gọi quân trường làm nốt sứ mạng BẢO QUỐC AN DÂN của người trai nước Việt .
Nhưng chỉ là mơ thôi nên tôi mới :

“nhớ chăng một thuở quân trường
làm trai nuôi chí anh hung dọc ngang
thời cùng vận nước suy vong
lưu dân biệt xứ biết bao giờ về ?
nhớ câu “chim Việt cành nam”
thương con chim QUỐC gọi hồn non sông
ai đi theo nước cùng non
cho tôi gửi-gắm tấm lòng Sắt Son
(nhớ Đống Đế Nha Trang)xk

rõ ràng cái hồn con chim Quốc nó vận vào trong những tấm lòng lưu dân biệt xứ nên cứ tháng Tư Đen có hàng triệu tâm hồn đang gậm nhấm trong nỗi buồn da diết, nỗi buồn chim QUỐC .

Có người thường nghe và biết chim Quốc qua văn học qua lời truyền tụng . Đó là hoàn cảnh có thể họ không ở chốn nông thôn, gần hương đồng cỏ nội . Riêng tôi những ngày sau tù cải tạo , bên nương bên rẫy những cánh đồng ban đêm tôi không lạ gì tiếng QUỐC kêu sương .
“quắc …quắc ..quắc ..quắc ..” tiếng kêu thảng thốt và liên tục không bao giờ dứt . Có lần tôi dừng chân bên cánh đồng nghỉ mệt , thử lăng nghe tiếng quốc kêu đó có ngơi nghỉ chút nào không ? Không !Quốc kêu không bao giờ nghỉ .
Tiếng Quốc kêu mãi , liên hồi ,thê lương cho đến lúc mỏi mòn trong họng; QUốc kêu mãi cho đến khi rướm máu và con Quốc sẽ chết đi.
Sự tích con chim Quốc hiện nay thì văn học quốc nội chỉ cho biết một điển tích mà thôi . Điển tích này nói về tình bạn giữa Quắc và Nhân cùng sự can thiệp của 1 người đàn bà làm tình bạn tan vỡ mà chết .
Tại sao VN hiện nay không đá động gì đền điển tích của một chuyện “Mất Nước” của vua Đỗ Vũ ? phải chăng Đảng Cộng đang có cái thâm ý muốn dấu che một sự thật đau lòng rằng : TỔ QUỐC CHÚNG TA ĐANG MẤT NƯỚC LẦN HỒI ?

Ừ mà thôi, lịch sử nào cũng sang trang môt tháng Tư Đen kia cũng đủ cho hàng triệu tâm hôn con ngưòi lưu vong buồn bả .
Tôi chỉ mong rằng hồn thiêng sông núi VN phò trì đừng thêm một tháng Tư Đen khác nữa . Nếu là tháng Tư Đen mới này trở thành hiện thực thì không riêng gì chúng tôi mà sẽ có hơn 80 TRIỆU CON QUỐC VN SẼ KÊU AI OÁN NẢO NÙNG cho đến lúc tàn hơi nhắm mắt .
Lạy trời đừng thế , QUỐC ƠI !!!

Xuân Khê tưởng niệm tháng TƯ ĐEN 2010

Back to top
« Last Edit: 02. Apr 2010 , 21:48 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #43 - 03. Apr 2010 , 07:57
 
Ngày 30-4 Và Thuyền Nhân




Trần Khải. Viet Bao Online


Sau 3 triệu người chết, cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975. Những ngày hòa bình buồn bã và sợ hãi bắt đầu


Sau 3 triệu người chết, cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975. Những ngày hòa bình buồn bã và sợ hãi bắt đầu. Không êm thắm tí nào, xã hội Việt Nam ở cả hai miền lúc nào cũng sôi động, kể cả cho tới bây giờ, vừa đúng 29 năm sau. Những giá trị lớn nhất mà nhân loại tìm kiếm vẫn còn vắng mặt ở quê nhà: tự do và dân chủ luôn luôn là điều cấm kỵ.

Một chương sử mới của dân tộc cũng hốt hoảng mở ra, khi người cộng sản tàn bạo tràn vào Nam tìm đủ phương kế để đánh cho kiệt quệ tiềm lực người dân, để không bao giờ có thể kháng cự lại nữa: bắt cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, xiết hộ khẩu, bán gạo theo khẩu phần, đẩy đi kinh tế mới, con chaú ba đời liên hệ bị xua đuổi khỏi trường, cả nước đói tới xanh mặt... Những cuộc kháng cự địa phương liên tục bị trấn áp tàn bạo. Người người nhìn nhau ngờ vực. Nhà nhà soi mói vào bếp của nhau. Cả nước trở thành một nhà tù khổng lồ. Ngay cả nhiều người một thời vui mừng trước tình hình thống nhất, cũng tỉnh ngộ với cái giá phải trả quá lớn.

Lịch sử thuyền nhân bắt đầu, khi đồng bào chấp nhận liều thân ngoài biển để tìm một đường sống mong manh; chuyện y hệt như trong sách cổ từng ghi rằng dân chúng nhìn thấy nhà nước hà khắc còn hung ác đáng sợ hơn là cọp dữ.

Trước đó, thực sự, đã có hơn 130,000 người Việt rời nước trong các giây phút cuối cùng của cuộc chiến. Trong đó, khoảng 65,000 viên chức chính phủ và quân đội VNCH và các nhân viên người Việt của Hoa Kỳ và gia đình của họ được xem là "có cơ nguy bị trả thù" và được di tản trực tiếp bởi quân đội Mỹ; với thêm 65,000 người Việt tự rời nước bằng tàu chiến, phi cơ quân sự và tàu bè. Hầu hết được đưa về Guam trước, và sau đó vào định cư ở Hoa Kỳ.

Tính cho tới 25 năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, đã có khoảng 3 triệu người tị nạn từ các nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt - trong đó có tới 1.75 triệu người Việt Nam tị nạn qua đường bộ và đường biển. Họ đã được định cư hầu hết ở các nước Tây Phương và Uc Châu. Trong đó, riêng chương trình United States East Asian Refugee.
Admissions Program (Chương Trình Tiếp Nhận Tị Nạn Đông Á Của Hoa Kỳ) đã định cư hơn 1.4 triệu người tị nạn Đông Dương, với khoảng 900,000 người từ Việt Nam. Và còn nhiều ngàn người khác đã chết trên đường rời bỏ Việt Nam trên các tàu bè mong manh - số người kém may mắn này không thể chính xác ước tính được.

Vào tháng 5-1975, với sự thúc giục của chính phủ Mỹ, Cao Ũy Tị Nạn LHQ - cơ quan quốc tế trực tiếp trách nhiệm bảo vệ người tị nạn và trợ giúp các chính phủ tìm giải pháp cho nhu cầu người tị nạn, kể cả định cư - đưa ra lời kêu gọi toàn cầu để nhận định cư người tị nạn Đông Dương. Đáp ứng lời kêu gọi đó, khoảng 25 nước nhận lời giúp, và chương trình đầu tiên này đã tiếp nhận định cư khoảng 11,000 tới 12,000 người Việt.

Trong các năm kế ngay sau 1975, chỉ có một số người Việt rời nước bằng tàu thuyền. Họ đi tới nhiều nơi trong khu vực: tới Mã Lai, Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông và Phi Luật Tân.

Nhưng từ năm 1977, số thuyền nhân rời Việt Nam bỗng nhiên tăng vọt. Các đợt tị nạn này phần lớn là do các chính sách tàn bạo mới tung ra của chính phủ Hà Nội. Từ việc kéo dài thời lượng cải tạo những viên chức chế độ cũ, cho tới việc chuyển sang chế độ kinh tế tập trung, mấy lần đổi tiền và thêm nhiều đợt "đánh giai cấp tư sản mại bản," rồi lại đưa người thành phố đi vùng kinh tế mới; đời sống dân Việt Nam càng lúc càng đói kém, càng căng thẳng. Sau khi bùng nổ cuộc chiến giữa Việt Nam và chính phủ Khmer Đỏ ở nước láng giềng Cam Bốt, chính phủ Hà Nội ra lệnh động viên và đưa quân tiến vào Nam Vang. Làn sóng thuyền nhân tăng vọt ngay.

Vào cuối năm 1977, hơn 15,600 người Việt đã đi thuyền tới các nước Đông Nam Á và Hồng Kông. Con số này vẫn còn tương đối thấp, nhưng việc họ tới vẫn gây báo động và không được đón nồng nhiệt. Các chính phủ trong khu vực không muốn để người tị nạn ở lại trên nước họ. Thậm chí họ không muốn gọi thuyền nhân là "người tị nạn." Lúc đó, thực sự tất cả các nước trong khu vực đều không gọi họ là tị nạn, mà chỉ dùng chữ "người rời quê hương" (displaced persons) để gọi.

Vào tháng 3-1978, Hà Nội ra lệnh quốc hữu hóa toàn bộ thị trường lúa gạo và các thị trường tiêu thụ tư nhân, và số người rời khỏi VN lại tăng vọt thêm, đại đa số đợt này là các doanh gia và tiểu thương gốc Hoa. Cuộc bỏ chạy này còn được thúc đẩy bởi chính phủ CSVN đã đưa khoảng 1.5 triệu người gốc Hoa rời khỏi cả Bắc và Nam Việt Nam, sau khi quy tội họ là trở ngại kinh tế VN. Nhiều người gốc Hoa lúc đó nằm trong danh sách "đối tượng theo dõi, tịch thu tài sản, và ép buộc đi Vùng Kinh Tế Mới."

Một số rời Bắc VN để vào Trung Quốc; vào lúc chính phủ CSVN đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào tháng 7-1978, có khoảng 160,000 người gốc Hoa đã bỏ chạy hay bị trục xuất vào các tỉnh Guangxi và Yunnan của Trung Quốc. Con số này tăng thêm 8,000 người mỗi tháng cho tới cuối năm 1978, thì đã có khoảng 200,000 người Hoa trốn chạy sang Trung Quốc. (Tính toàn bộ, sẽ có khoảng 240,000 người Việt gốc Hoa trốn chạy và định cư ở Trung Quốc.)

Còn những người Việt khác, cũng hầu hết là gốc Hoa, bắt đầu trốn khỏi các phần khác của VN qua đường biển: phải trả tiền cho các đường dây đưa thuyền nhân đi bất hợp pháp, và thường thì các đường dây này có sự bao che của các cán bộ địa phương. Những tàu thuyền sử dụng càng lúc càng lớn hơn, theo nhu cầu kinh doanh, trong đó có chiếc có sức chở nhiều trăm người. Một số taù bè đi về hướng Bắc vào Hồng Kông, hoặc đi thẳng ra Biển Đông để tới Phi Luật Tân. Hầu hết thì hướng về Nam, qua Thái Lan, và khi lối đi này nguy hiểm vì hải tặc và cướp, họ chuyển hướng sang Mã Lai và rồi Indonesia.

Vào cuối năm 1978, Mã Lai bắt đầu ngăn cản tàu thuyền vào bờ; và nếu có tàu thuyền nào vào bờ được, thì lại bị kéo ra biển lại.

Vào tháng 11-1978, UNHCR đã có thể cho Đại Diện địa phương phỏng vấn một số thuyền nhân trên một trong các tàu thuyền không được phép vào bờ Mã Lai. Ông đã gửi qua điện tín bản phân tích và đề nghị lên bản doanh UNHCR tại Geneva, Thụy Sĩ.

Vào ngày 14-11-1978, để đáp ứng tình hình và điện tín cho người Đại Diện, UNHCR tuyên bố rằng "trong tương lai, các trường hợp tàu thuyền trốn chạy khỏi VN sẽ được cứu xét đương nhiên là quan tâm của UNHCR..." Với bản điện tín mang theo chính sách đó, UNHCR đang mở ra một chính sách sẽ kéo dài hơn một thập niên về sau để xem xét bất kỳ và tất cả các thuyền nhân VN là "quan tâm của UNHCR," nghĩa là đương nhiên họ có quy chế tị nạn, có sự bảo vệ của UNHCR.

Vào tháng 12-1978, Việt Nam tiến chiếm Cam Bốt, và một tháng sau đó thì Trung Quốc đưa quân vào tấn công Việt Nam, thúc đẩy thêm các đợt tị nạn mới.

Vào cuối năm 1978, gần 62,000 thuyền nhân ở trong các trại ở 9 quốc gia vùng Đông Nam Á và Đông Á, với hơn 46,000 người ở Mã Lai, 4,800 người ở Hồng Kông, và 3,600 người ở Thái Lan.

Đó là chưa kể Thái Lan lúc đó đang có hơn 140,000 người tị nạn chạy từ Cam Bốt và Lào sang.

Tính chung, khoảng 61,000 người Việt đã đổ bộ Mã Lai năm 1978 (trong đó 40,000 người tới chỉ trong vòng 3 tháng cuối cùng năm đó).Cùng lúc đó, Mã Lai đẩy ra biển khoảng 5,000 người Việt Nam. Riêng trong năm 1978, Hải Quân Mã Lai ngăn cản khoảng 51,400 người Việt trên 386 chiếc ghe không cho vào bờ Mã Lai.

Cũng trong năm 1978, có gần 49,000 thuyền nhân Việt vào bờ Indonesia.

Nhưng không có gì ngăn cản nổi làn sóng thuyền nhân. Trong lúc đó, số người chết ngoài đại dương cũng tăng theo.

Tính tới giữa năm 1979, hơn 700,000 người Việt đã rời quê hương. Trong khi khoảng 500,000 người đã được định cư, còn 200,000 người trong các trại tị nạn chờ định cư: 75,000 người tại Mã Lai, 49,000 người ở Hồng Kông, 43,000 người ở Indonesia, 9,500 ở Thái Lan, và 5,000 người ở Phi Luật Tân.

Vào tháng 6-1979, một hội nghị của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) đưa bản tuyên bố chung, cảnh cáo rằng các nước liên hệ đã "tới tận cùng sức chịu đựng [tiếp nhận tị nạn] và đã quyết định không nhận thêm người mới tới."

Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc họp để soạn ra sơ lược một chương trình đa phương mới cho tị nạn Đông Dương, đưa ra 3 mục tiêu chính của chương trình này: 1) ngăn chận việc nhà nước [CSVN] trục xuất người và việc đưa dân ra khỏi VN bất hợp pháp, 2) tái xác nhận một vài phần chương trình định cư để yêu cầu các chính phủ địa phương đừng đẩy ghe tàu tị nạn ra biển, và 3) tăng số nơi định cư ở Tây Phương để giảm số hồ sơ tị nạn còn chậm trễ trong các trại.


Vào ngày 30-6-1979, Tổng Thư Ký LHQ Kurt Waldheim đưa lời mời chính thức cho 71 quốc gia để họp một hội nghị quốc tế về tị nạn sẽ tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ vào các ngày 20-21 tháng 7-1979.


Hội nghị Geneva đã đưa ra kết quả chờ đợi, và đưa ra 4 biện pháp chính.

1. Để giảm nỗi lo cho các nước ASEAN và Đông Á về gánh nặng người tị nạn, khoảng 20 nước trong Hội Nghị hứa đón định cư thêm.

2. Nhiều nước hứa sẽ dùng Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự ODP để nhận dạng và chọn người Việt cho định cư theo các ưu tiên về tị nạn và di trú riêng mỗi nước.

3. Để giúp người tị nạn sớm hội nhập ở các nước định cư, đặc biệt cho người sẽ định cư ở Mỹ, các trung tâm tị nạn sẽ mở rộng thêm, để khám và chữa trị sức khỏe, để học Anh Văn và học cách hội nhập.

4. Việt Nam hứa ngăn cản việc vượt biên. [Điều này cũng gây tranh cãi trong nội bộ UNHCR và với các hội đoàn bênh vực người tị nạn khắp thế giới. Vì sự ngăn cản này như dường đã vi phạm Điều Khoản 13.2 trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, trong đó viết rằng "Bất kỳ ai cũng có quyền rời bỏ bất kỳ nước nào, kể cả quê hương của họ."]

Kết quả trực tiếp của Hội Nghị này là 2 Trung Tâm Tiến Hành Thủ Tục Tị Nạn được xây dựng hay mở rộng trong khu vực: một trung tâm trên Đảo Galang, Indonesia, và trung tâm kia ở tỉnh Bataan của Phi Luật Tân.

Nhờ kết quả Hội Nghị Tháng 7-1979, Hải Quân Mã Lai đã ngưng kéo ghe thuyền nhân ra biển. Ghe thuyền nhân được cho vào bờ làm thủ tục.

Nhưng cũng chính thời điểm này, quốc tế chú ý tới hiện tượng hải tặc tăng vọt ở Vịnh Thái Lan. Thí dụ, theo thống kê UNHCR, vào năm 1981, có 349 ghe trong số 452 ghe VN vào bờ Thái Lan đã bị tấn công ở mức trung bình 3.2 lần trong chặng đường ra khơi từ VN tới Thái. Trong số người đi ghe từ VN, có khoảng 881 người được ghi tên vào danh sách chết hay mất tích, có 578 phụ nữ bị hiếp dâm, và 228 phụ nữ bị bắt cóc. Đó là tháng 8-1981, trước khi quốc tế bắt đầu giải quyết bằng hàng loạt biện pháp chống hải tặc.

Chương trình ODP của Hội Nghị Tháng 7-1979 cũng giúp giảm làn sóng thuyền nhân. Theo tài liệu tổng kết lúc 25 năm sau 1975, đã có khoảng 4,600 cựu viên chức chính phủ Mỹ đã sang Hoa Kỳ định cư nhờ chương trình ODP. Có thêm khoảng 165,000 cựu tù nhân cải tạo và thân nhân trực hệ của họ được vào Hoa Kỳ.

Hơn 80,000 trẻ em Việt lai Mỹ và thân nhân trực hệ được vào Hoa Kỳ qua chương trình đặc biệt thiết lập bởi Quốc Hội Mỹ với luật Amerasian Homecoming Act of 1987.

Và sau khi người tị nạn Việt thời thập niên 1970s nhập tịch ở các nước định cư và làm giấy bảo lãnh cho thân nhân rời VN hợp pháp.

Dù vậy, làn sóng thuyền nhân vẫn đều đặn ra đi. Nhiều nước lại bắt đầu mất kiên nhẫn vì gánh nặng thuyền nhân. Hồng Kông là nước đầu tiên quyết định không tự động đón nhận người mới vào: sau ngày 16-6-1988, tất cả thuyền nhân tới Hồng Kông sẽ bị thanh lọc. Dù vậy, gần 34,000 người Việt đã tới Hồng Kông trong năm 1989, hầu hết hy vọng vào kịp trước khi cánh cửa tự động định cư bị đóng sập lại.

Mã Lai lại bắt đầu chính sách đẩy ghe thuyền nhân ra biển sau 10 năm không áp dụng, và đưa ra thời hạn kết thúc điều kiện định cư: ngày 14-3-1989.

Tình hình này buộc LHQ phải mở ra một hội nghị mới, tổ chức các ngày 13-14 tháng 6-1989. Trong hội nghị, khoảng 70 nước chấp thuận Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện 1989 (Comprehensive Plan of Action, viết tắt CPA). Mục tiêu chính lúc đó là giải quyết khoảng 100,000 thuyền nhân Việt đang trong các trại tị nạn khắp vùng Đông Nam Á và Hồng Kông, và đối phó với những người có thể ra đi các năm tới. Theo kế hoạch CPA, mỗi nước trong khu vực có một ngày ấn định để khép luôn cánh cửa tị nạn. Sau các ngày này, thuyền nhân phải bị thanh lọc; những ai rớt thanh lọc sẽ bị trả về VN.

Kết quả của CPA là số thuyền nhân giảm nhiều. Trong năm 1989, khoảng 70,000 thuyền nhân Việt rời bỏ VN. Trong năm 1992, chỉ có 41 người Việt tới các trại tị nạn.

Vào lúc CPA chính thức kết thúc vào ngày 30-6-1996, với tốn phí hơn 500 triệu Mỹ Kim, người Việt trong các trại Đông Nam Á và Hồng Kông hoặc là được cho định cư, hoặc là được chiêu dụ tự nguyện hồi hương về VN. Những người đầu tiên về VN là 75 người về VN từ Hồng Kông trong tháng 3-1989. Nhưng không phải ai cũng chịu tự nguyện hồi hương. Cho nên chính phủ Hoa Kỳ cho lập chương trình ROVR để sẽ tái phỏng vấn tại Việt Nam những thuyền nhân nào chịu về nước.

Tính tới năm 1999, có khoảng 1.75 triệu người Việt đã rời VN và được định cư - tại Hoa Kỳ, tại các nứớc Tây Phương và tại Trung Quốc. Trong số đó, Hoa Kỳ đón nhận 900,000 người, Canada, Uùc và Pháp đón nhận 500,000 người khác. Có khoảng 250,000 người Việt định cư luôn ở Trung Quốc, và 100,000 người khác tới các nước định cư khác.
Indonesia đóng cửa Trại Tị Nạn Galang vào ngày 8 tháng 9 năm 1996.

Cao Ũy Tị Nạn LHQ chính thức tuyên bố đóng cửa Trại Tị Nạn Galang vào ngày 9 tháng 9 năm 1996. Tính chung, đảo Galang đã đón nhận hơn 120,000 thuyền nhân Việt và Cam Bốt kể từ thập niên 1970s.

Nhóm cuối cùng 486 người Việt rớt thanh lọc đã rời Trại Galang trong tháng 9-1996. Tính chung trong cả năm này, có 3,117 người Việt tự nguyện hồi hương, và có 1,377 người bị cưỡng bách hồi hương. Từ đó, Indonesia biến Đảo Galang thành khu kỹ nghệ đặc biệt.

Trang sử thuyền nhân khép lại, để mở sang trang mới cho sự hình thành các cộng đồng người Việt hải ngoại, nơi lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền được trân trọng, và hy vọng rồi một ngày ngọn lửa lý tưởng này sẽ được đưa về lại quê nhà.

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn với các phương tiện mới: những trang web gửi và chuyển thông tin về quê nhà, phong trào dựng cờ vàng ở các thị xã Hoa Kỳ, tiếp sức các nhà hoạt động dân chủ và đòi quyền tự do tôn giáo. Ngọn lửa tự do không bao giờ bị dập tắt, dù là ở ngay tận quê nhà.


Trần Khải. Viet Bao Online
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #44 - 05. Apr 2010 , 15:55
 
Mong qúy anh chị hưởng ứng và phổ biến rộng rãi .

HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH "KHỒNG VỀ VIỆT NAM THÁNG TƯ ĐEN 2010"

Thiết thực yểm trợ cuộc đấu tranh quốc nội

Nguyễn Ðạt Thịnh

 

Nếu phải trả lời câu hỏi, "bạn có sẵn sàng yểm trợ cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong quốc nội không?" tôi tin là 99% người Việt hải ngoại sẽ trả lời "sẵn sàng", dù có phải đóng góp tiền bạc, sức lực.

Chúng ta cần yểm trợ vì Việt Cộng đàn áp đồng bào ruột thịt của chúng ta, những người chỉ võ trang bằng đức tin và lòng hy sinh ngồi cầu nguyện dưới sức roi điện, lựu đạn cay của công an Việt Cộng; chúng ta còn cần yểm trợ vì Việt Cộng đàn áp hàng vạn dân oan mất đất lên Sài Gòn, Hà Nội nằm ngồi lê lết trên lể đường, chịu đựng cảnh màn trời chiếu đất.

Phương tiện yểm trợ chúng tôi vận động với quý bạn chính là sức mạnh của đồng mỹ kim; nhưng chúng tôi không xin quý bạn phải đóng góp vào một quỹ nào cả; quý bạn cũng không phải tiêu một đồng nào, mà chỉ cần kế hoạch hóa nhu cầu giúp đỡ gia đình tại Việt Nam.

Chúng tôi xin quý bạn không gởi một đồng nào về Việt Nam trong tháng Tư năm nay để hưởng ứng phong trào tạo sức mạnh cho "tháng Tư đen"hoado phô trương tiềm năng của khối 3 triệu người Việt hải ngoại chúng ta: tiềm năng lớn lao của ý thức, và của đoàn kết.

Chúng ta phải làm cho tháng Tư Ðen trở thành tháng thất thu, tháng nghèo túng của các quan chức Việt Cộng; vì không những không gửi tiền, chúng ta còn không về nước thăm viếng gia đình trong tháng Tư năm nay.

Dĩ nhiên mỗi gia đình một cảnh, nhưng quý bạn không cần phải vĩnh viễn không gởi tiền về giúp đỡ thân nhân, cũng không cần dứt khoát từ bỏ thông lệ về thăm gia đình. Quý bạn chỉ cần kế hoạch hoá những số tiền gửi, những cuộc thăm viếng.

Số tiền đáng lẽ gửi vào tháng Tư, quý bạn có thể gửi vào tháng trước, hay tháng sau; chuyến đi Việt Nam đáng lẽ đi vào tháng Tư, xin quý bạn đi sớm hơn, hay trể hơn.

Tháng Tư thất thu sẽ là một chỉ dấu cho sự phẫn uất của chúng ta, và sẽ là sức phản đối rất mạnh của chúng ta; Việt Cộng sẽ phải hiểu, phải nể nang và phải nhượng bộ lực lượng người Việt hải ngoại, mà đến giờ này chúng chỉ ve vuốt.

Số tiền "kiều hối", tiền chúng ta gửi về, và số tiền chúng ta đem về nước tiêu xài, hàng năm lên đến 6 tỉ bạc, mỗi tháng nửa tỉ -- 500 triệu mỹ kim-- số tiền đủ lớn để Việt Cộng nhận ra  ngay, hiểu ngay thái độ của chúng ta để nhanh chóng đáp ứng.

Một tiền lệ cho thấy Việt Cộng rất "nhậy cảm" trong vấn đề tiền bạc là thái độ ngụy quyền Việt Cộng bấn lên vì Nhật ngưng không cấp 100 triệu mỹ kim ngân khoản xây đại lộ Ðông Tây xuyên ngang Sài Gòn. Nguyễn Tấn Dũng vội vàng ve vuốt đại sứ Nhật, và hứa hẹn sửa sai, truy tố những tham quan ô lại, trong số có Huỳnh Ngọc Sỹ, bàn tay bẩn nhận tiền giùm cho toàn đảng Việt Cộng mafia.

Chúng sẽ còn bấn đến đâu nếu số tiền thất thu trong tháng tư đen lên đến 500 triệu mỹ kim, nhiều gấp 5 lần kinh phí xây đại lộ Ðông Tây.

 

Trong 33 năm nay Việt Cộng chỉ ve vuốt chúng ta mà chưa có một nhượng bộ nhỏ nào cả, vì chúng biết chúng ta có nhu cầu gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Có thể năm nay với phong trào "Tháng Tư Ðen", số tiền 6 tỉ mỹ kim vẫn không ít hơn, nhưng khoảng thời gian một tháng thất thu sẽ làm chúng e ngại trước ý chí của khối người Việt hải ngoại, e ngại chúng ta còn có thể đi xa hơn nữa trong chiến thuật "cúp viện trợ."

 

Tại sao chúng ta không làm một việc không khó khăn tí nào cả để yểm trợ cuộc đấu tranh oai hùng nhưng cô đơn của bao nhiêu chiến sĩ dân chủ đang đói, lạnh trong lao tù Việt Cộng. Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài và bao nhiêu người nữa sẽ âm thầm nở một nụ cười mát ruột khi nghe đến sức mạnh của phong trào "Tháng Tư Ðen."

Ðặc tính của phong trào là tinh thần tự giác, chúng ta tự ý thực hiện kỷ luật chung mà vẫn không ảnh hưởng gì đến mức chi tiêu của thân nhân tại Việt Nam.

Xin quý vị trả lời "sẵn sàng chấp nhận kỷ luật tự giác."

Nguyễn Ðạt Thịnh




--------------------------------------------------------------------------------






Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2010 , 15:56 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 16
Send Topic In ra