Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Hận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 16
Send Topic In ra
Quốc Hận (Read 29405 times)
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #45 - 05. Apr 2010 , 19:08
 

NHỮNG BÀI THƠ-NHẠC  TƯƠNG QUAN BÀI THƠ GỬI  SÚNG CHO TAO




GỬI SÚNG CHO TAO

Nguyễn Cung Thương
Sài Gòn - Việt Nam

Tao cụt một chân, mất một tay
Nhưng còn một tay
Để viết thơ dùm cho thằng mù hai mắt
Nghe nói ở xứ người chúng mày "cày" như trâu
Nhưng không quên Đồng Đội
Chia đô la cho chúng tao, như chia máu ngày nào ...
Tao cũng sớt cho mấy thằng bạn: Phế Binh Việt Cộng !
Chúng cũng què đui sứt mẻ như nhau
Bởi Đảng của chúng bây giờ là lũ đầu trâu...
Có điều tao không thể hiểu
Bao nhiêu năm qua
Chúng mày cứ mãi dặn dò
Thế giới văn minh, đừng làm gì bạo động
Liệu chúng mày có thể hòa hợp được không
Với lũ kên kên, hổ báo?
Những con thú cực kỳ giàu có
Mang "thẻ đỏ, tim đen"
Nợ Nga, sợ Tầu, lạy Mỹ
Với Quan Thầy cung cúc tận tụy
Quay về đàn áp dân đen
Chúng đóng đinh Chúa Jesus lần nữa
Bịt miệng Cha, trói Phật, nhốt Sư, quản lý Chùa
Chúng tao lê lết trên thành phố Cáo Hồ
Nên biết rất rõ từng tên đại ác
Trên bàn tiệc máu xương dân tộc
Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu
Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh
Chúng ta sẽ tỉa từng thằng
Đất nước cần nhiều "quốc táng"
Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào
Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này
Còn có chút sáng láng hơn
Hãy gửi tiền cho những nhà tu
Để họ mở cửa nhà tù
Còn chúng tao là chiến sĩ
Hãy gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh

               *****

Bài đáp 1: THỂ GỬI KHÔNG

Lê Khắc Anh Hào

Thưa anh Nguyễn Cung Thương,
Đạn thù trên mặt trận ngày nào
Nay anh chỉ còn một tay ...
Tôi ở bên này
Đọc thơ anh mà rượu ngọt hóa cay
Mà gục đầu tủi hận.
Tôi còn đủ 2 tay
Và tôi còn cả hai chân
Mà cứ ngại ngần không cầm cây súng
Nợ kiếm cung
Tôi gác bỏ bên trời sau ngày Sài Gòn vỡ vụn
Lận đận lao đao
Anh viết câu thơ như sông núi thét gào:
“Gửi súng cho tao!”
Để anh chiến đấu bằng vết đau còn lại
Mà không ngần ngừ, không e ngại
Dũng sĩ hề !
Ôi! lòng ta tê tái
Mái tóc sương pha.
“Ta là ai
Mà cúi mặt trước tương lai
Khi tổ quốc đang thét gào lời sông núi ?”
Viết dòng thơ, tôi sờ đầu, nhục tủi
Vì không gửi được cây súng nào
Khi bạn mình giục:
“Gửi Súng Cho Tao!”
“Gửi Súng Cho Tao!”
"Gửi Súng Cho Tao!”
               *****
Bài đáp 2: GỬI CHẤT NỔ CHO MÀY

Trần Phương Đông

Đọc những dòng thư mày mà lòng tao quặn thắt
Đời chúng mình cuối cùng phải như thế này sao ?
Mày bên đó lê la những ngày tháng hư hao
Tao bên này lăn lóc trên con đường cơm áo.
Hãy "Gởi Súng Cho Ta " như một lời cảnh cáo:
Chúng mày quên cả rồi Tổ Quốc lẫn Quê Hương
Quê hương đó có máu tươi và có cả thịt xương
Của đồng đội, của bạn bè đã hy sinh nằm xuống.
"Gởi Súng Cho Tao" đã làm nhiều thằng luống cuống
Chúng mải mê lợi danh mà quên mẹ mất chuyện này
Cám ơn mày với những lời nhắn nhủ thật là hay
Để những thằng vong tình biết giật mình bừng tỉnh dậy.
Tao sẽ gởi cho mày những căm hờn không che đậy
Của trái tim đầy vết thương đã thoi thóp từ lâu
Tao không gởi cho mày súng như mày hỏi đâu
Mà tao gởi cho mày bằng những thùng thuốc nổ.
Hãy ôm nó xông vào lũ bạo tàn bằng tấm lòng cuồng nộ
Và tao cũng sẽ về cùng mày để đi trọn chuyến đi này
Cuộc đời nào rồi cũng qua như gió thổi mây bay
Thì tiếc làm con mẹ gì cuộc sống nhiều tủi hổ.
Sống vui được sao khi toàn dân nghèo nàn cùng khổ
Còn thân phận chúng mình như những miếng giẻ rách giữa đời
Chờ đó ...tao sẽ về cùng mày để hoàn tất một cuộc chơi
Và cho trọn cuộc tình của những thằng gọi nhau là đồng đội.
Và cũng để một lần cúi đầu tạ tội
Với quê hương và tổ quốc của mình
Với bạn bè, với những oan khuất anh linh
Để đi trọn con đường vinh quang của những người mang tên là Lính
Hãy ôm chất nổ giết sạch bọn giặc thù không cần toan tính
Thằng nào rồi thì cũng một lần chết vậy thôi
Hãy chết thật vinh quang cho người lính được lên ngôi
Chờ đó đi.. mai tao về với những thùng thuốc nổ
... Mai về tạ tội Quê Hương
Cùng nhau đi trọn đoạn đường chiến binh
Cho dòng máu Lính thắm tình Việt Nam.
Trần Phương Đông

               ****
Bài đáp 3: Không tên

Mường Giang

Thơ anh viết như muôn ngàn nhát kiếm
Khiến cho ta thêm tan nát cuộc đời
Bao hận tủi theo thời gian tắt lịm
Nay tuôn về như sóng cuộn mưa rơi
Ta muốn cào cho trái tim lũng nát
Muốn gào to cho vỡ cả tinh cầu
Muốn tự hủy cho tan đời tàn tật
Sống một đời mang trọn kiếp thương đau
Mấy chục năm những ngày dài biệt xứ
Ta về đầy mang nỗi buồn lê thê
Ngày hành xác, đêm về ôm mặt khóc
Đời sa cơ bao nhiêu nỗi chán phè
Ngày hai buổi cúi đầu ăn ngấu nghiến
Mắt nhắm nghiền không dám ngó thịt cơm
Khi nghĩ tới, niềm đau những lính trận
Cũng vì ai phải chuốc nỗi hận hờn
Ta đến đây khô cằn thân mất nước
Đời xanh xao, mờ bước kiếp không nhà
Những toan tính mờ dần trong biển nhục
Tiếng hẹn thề rên nghẹn khắp gần xa
Gặp những kẻ ngày xưa quen gào thét
Bước giầy sô làm rung chuyển giặc thù
Ta tìm đến xin chút tình trai Việt
Để sưởi tình trong cõi tạm hoang vu
Họ nhìn ta rồi bỗng cười cuồng nhói
Mắt long lanh theo tiếng nhạc dập dồn
Ta xin chút tình của người đồng đội
Lại cho ta buồn nản với cô đơn
Gặp vài kẻ mặt tô đầy son phấn
Môi nhi nhô kẹo với giọng ỡm ờ
Ngực mộng đùi cho ta thêm tủi phận
Họ đi rồi và ta đứng cô đơn
Họ dập dìu xe xua trên đất khách
Đem trái tim rao bán giữ chợ đời
Cho ta nhớ người còn trong vùng địch
Đang dần mòn gục chết với tương lai
Gạp vài kẻ véo von lòng nhân ái
Ta tìm đến xin một chút tình người
Để an ủi những ngày thừa còn lại
Của cánh chim chờ thét gió tung trời
Nhưng họ cho ta lọc lừa tráo chác
Nghĩa đồng hương nhắc tới lại thêm buồn
Tao ngao ngán cho tình đời đen bạc
Về gục đầu trong men đắng tìm quên
Ta trách ta sao vẫn còn nặng nợ
Trong khi ai cũng say giấc miên trường
Ai cũng vui vì đất trời rộng mở
Ai cũng cười nghe ta nhắc quê hương
Ôi quê hương giờ đang nằm thoi thóp
Đang hờn căm rãy thoát lủa bạo tàn
Đang chờ người muôn phương về xum họp
Để chung lòng giết giặc cứu giang san
Ôi trong ta hận thù cao ngút mắt
Luôn dập dồn như sóng cuộn cuồng phong
Bao năm qua giam đời trong đáy huyệt
Giờ thét vang như chim được sổ lồng
Ta nhớ quê hương những ngày sắp mất
Ta thương nhiều qua từng giấc chiêm bao
Quê ta giờ khổ đau và tan nát
Lửa thù dâng cao vút tận trời cao
Ta đã vẽ trong đợi chờ thê thiết
Những lâu đài của Mẹ đẹp như thơ
Ta sẽ chiêu hồn những những phản bội
Đang lạc lầm trong phù phiếm hư vô
Nhưng ta chỉ là lính già tàn phế
Sống ngu ngơ như cây đứng giữa đường
Thì có gì để gửi về cho bạn
Cùng góp phần quang phục lại quê hương
Thì ra ta cũng là phường hèn nhát
Quên những ngày xưa liều thân đấu tranh
Giờ mới biết bỏ nhà đi trốn giặc
Chỉ để cho ta ngày tháng an lành
               *****
Bài đáp 4: Tao không gửi súng

Mũ nâu 11

Gữi Nguyễn Cung Thương như mội lời tạ tội

Đọc thơ mày...
... buổi trưa hè nắng cháy
Tao nghe hồn chết lịm giữa mù Đông
Thấy xót xa cay đắng trong lòng
Khi mày bảo chúng ta gửi súng
Mày nói đúng,
quả thật mày nói đúng!
Làm sao hòa hợp được với lũ sài lang
Lũ chó trâu, bạo ngược hung tàn
Chỉ biết sống trên máu xương đồng loại
Mấy mươi năm chúng ra công phá hoại
Mảnh giang san gấm vóc của cha ông
Đất miền Bắc, biển miền Đông
Chúng dâng cúng cho quan thầy Trung Cộng
Lũ tầu đỏ bắt giết đân đen
Chúng rút đầu câm họng.
Cha, Thầy mới mở lời
Chúng hùng hổ ra tay
Khiếu nại kêu oan, chúng thẳng tay đoạ đầy
Coi mạng sống con người như cỏ rác
Mọi người ngó lơ trước bao tội ác
Hiệp định Hoà bình vừa ký ở GiơNeo
Ngoảnh mặt đi chúng xé cái vèo
Văn bản Paris, chúng đem ra chùi đít...
Cả thế giới,
Cả nhân loại đều im thin thít
Mặc tình chúng lộng giả thành chân
Mở miệng ra là nói nghĩa nhân
Nhưng rặt một phường buôn dân bán nước
Thế mà...
Có lắm kẻ, ngày xưa từng ăn trên ngồi trước
Từng hùng hồn tuyên bố: Sẽ vì nước hy sinh
Nhưng than ôi!
Đấn nay, bỗng khúm núm hạ mình
Để xin được làm chó săn, liếm gót giầy giặc Cộng
Có những thằng,
Áo cao mũ rộng
Bằng cấp đầy mình, kiến thức mênh mông
Mà một câu nói đơn giản cũang chẳng chịu thuộc lòng:
"Hãy nhìn, chứ đừng nghe những gì Cộng Sản nói"
Xuống tầu ra đi chúng thảm thương thật tội
Mặt mũi xanh xao, quần áo tả tơi
Còn bị lũ đầu trâu chửi mắng nặng lời
"Bọn đĩ điếm chỉ ôm chân đế quốc"
Nay được đám lưu manh xoa đầu
Gọi "Việt Kiều yêu nước"
Vội đem tiền về mở tổ hợp đầu tư
Rồi nhanh nhẩu hoan hô- bác đảng -nhuyễn nhừ
Cùng một ruộc: trâu tầm trâu, mã tầm mã
Họ có thấy chăng?
Những người chết,
Cũng bị đào mồ cuốc mả
Lấy đất, bán đất chia nhau
Tranh thủ làm giầu
Chúng vơ vét cả tiết trinh em nhỏ...
Nghe mày hỏi, tao gục đầu xấu hổ
Súng đạn đấu mà gửi cho máy đấy?
Ngoài một chút sắt son nặng trĩu lòng này
Chắc mày hiểu vì sao:
"Tao không gửi súng..."

               *****
Bài đáp 5: Để nó cho tao

Đoàn Trọng Hiếu

Đọc thư mày lòng tao đau quặn
Thằng cụt thằng lành cùng trăn trở như nhau
Nhớ mùa hè đỏ lửa năm nao
Thằng lính biệt động trấn ngọn đồi gió
Mày, thằng lính dù An Lộc
nhảy vào tăng viện cho tao
Được lệnh bàn giao, tao kéo quân vào thành phố
Không quên chỉ cho mày bìa rừng cao su đỏ
Giặc chốt dày đặc, mày bảo: „để đó tao lo“
Sau 3 tháng tử thủ
Tao ở lại Bình Long, mày ra vùng hỏa tuyến
Mãi đến Tháng Tư đen vẫn chẳng được tin nhau
Tao vào tù rồi lưu vong nơi hải ngoại
Nay bỗng được thư mày lời bi hùng thống thiết
Mày bảo gởi súng cho mày, tao không đành đoạn
Vì cuộc chiến bây giờ không cần đến súng đạn
Mà cần đến trái tim rực lửa yêu thương
Mang lý tưởng tự do dân chủ nhân quyền
Đến tận hang cùng ngõ hẻm
Khi mọi người dân đều ý thức
Đó là ngày giặc cộng phải vùi chôn
Nhiệm vụ của mày cùng dân oan
là đi biểu tình khiếu kiện
Cùng công nhân bãi thị đình công
Còn nhiệm vụ của tao ở ngoài này
Là vận động chính giới nước ngoài
Vận động đồng bào hải ngoại
Tao đang ứng chiến ở sân bay
Chờ đến giờ G nhảy vào Newyork
Biểu tình chống thằng Nguyễn Tấn Dũng
Tao yêu cầu mày, Để nó cho tao
Cuộc chiến này không có tên Dương Văn Minh
Nhưng vẫn có Nguyễn Cung Thương và Đoàn Trọng Hiếu
(Sơn thần mũ nâu Đoàn Trọng Hiếu)

               ****
Bài đáp 6: TAO VẪN CÒN ĐÂY


(NguyễnQuân, một người lính VNCH)

Đáp lời chiến hữu Nguyễn Cung Thương
Tao đã nghe tiếng gọi trong đêm trường
Như tiếng thét ngập tràn tình đồng đội
Tiếng kêu của mầy cũng là tiếng uất hận của quê hương
Mầy cần súng đạn, không cần nỗi xót thương
Tao còn nhớ những đêm phục kích trong rừng
Dưới ánh trăng xanh xuyên kẽ lá
Mầy và tao chia nhau bắn tỉa
Từng tên quân giặc xâm lăng
Những trận xung phong xáp lá cà diệt địch
Đánh cho tan tác
Đánh cho quân thù kinh hồn vỡ mật
Bây giờ tụi m̀ình buông súng thật sao
Nhưng tụi mình chưa giải ngũ được đâu
Ai anh hùng
Ai hào kiệt
Ai đã trả nợ núi sông
Trận chiến tàn nhưng cuộc chiến vẫn chưa xong
Nơi quê cũ bóng quân thù t̀ràn ngập
Mổi một thằng đáng nhận trăm viên đạn
Để đền bồi tội lổi chúng đang mang
Đem tổ quốc núi sông ra dâng bán
Rước quân thù giẫm nát quê hương
Bán trẻ thơ phụ nữ cho ngoại bang
Cướp của dân oan
Banh da xẻ thịt giang san
Hùa nhau cắn xé quê cha đất tổ
Mầy còn nhớ một lời của huynh trưởng
Không chấp nhận, không sống chung
Với loài quỉ đỏ
Không bao giờ nói chuyện hoà giải hoà hợp
Với chúng nó
Mầy với tao là những thằng lính trận mạc
Đối diện quân thù
Chỉ có hai tiếng : XUNG PHONG ! một tiếng: SÁT !
Tiếng th́ét oai hùng từng vang dội non cao rừng thẳm
Hẹn một ngày tụi mình đào lổ ̣đem chôn
Những thằng chóp bu cộng sản
Cùng chủ nghĩa ngoại lai
Đưa dân tộc trở lại bình minh tươi sáng
Tụi mầy còn đó, tụi tao còn đây
Chung vai sát cánh thề quang phục quê hương
Một lần nữa mầy và tao sẽ có mặt
Trong đoàn quân xung kích dưới bóng cờ vàng
Nắm tay nhau cùng hát khúc khải hoàn ca.

 
Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2010 , 19:13 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #46 - 05. Apr 2010 , 21:18
 






        Mây đêm kín lối quay về,
Ánh đèn sặc sỡ, biết quê chốn nào.





        Hãy Chụp Giùm Tôi

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.

Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới",
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.

Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.

Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.

Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
                        x
                    x      x
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.

Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.

Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.

Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối,
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.

Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.

Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.
                          x
                      x      x
Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.

Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.

Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!

            Trần Văn Lương
  Cali, đầu mùa Quốc Hận, 2010








Back to top
« Last Edit: 05. Apr 2010 , 21:19 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #47 - 09. Apr 2010 , 16:41
 
NGƯỜI  KHÔNG NHẬN TỘI




1.

Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.

Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ”  những gì mình  “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác. Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”,  họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.

Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm  và trầm tĩnh, anh Giáo nói :

- Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam . Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam , buộc lòng  dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?

Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :

- Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…

Anh Giáo ngắt lời :

- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận

Tên sư trưởng phản ứng :

- Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.

Anh KTG :

- Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.

Tên sư trưởng :

- Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

- Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.

Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :

- Quân phản động !

Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :

- Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.

Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :

- Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.

Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :

- Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam , gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam . Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam . Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !

Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :

- Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?

Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.

Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa.  Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ  “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .

Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :

- Chi vậy ?

- Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời.

- Chắc là cô bạn rất thích hoa này ?

- Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.

- Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.

- Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó !

- Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.

Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !

Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao ?

2.

Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :

Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa

Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi

Với cao tay quờ quạng chút hơi người

Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm

Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt : Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng.  Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục.Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :

- Anh có đứng lên không ?

- Tôi còn mệt.

- Anh không chấp hành lệnh phải không ?

- Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.

Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :

- Anh không đứng lên tôi bắn.

Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :

- Anh cứ bắn đi !

Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác…Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :

- Lại Chúa tôi.

Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !

Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.

Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại  thích hơn.

Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu :

“  Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…

Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”

Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.

Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt  Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.

3.

Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi   “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định , quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.

Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở  khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ  mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh  KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin , Texas , báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.

Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :

- Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…

- Tôi, Duy Nhân đây.

- Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội ?

- Tôi đây chị.

- Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..

Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :

- Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.

- Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.

- Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.

- Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.

Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên  là không thể nào tìm được ! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.

Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.

Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi : Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam , có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam . Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.

GHI CHÚ :

(1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống – Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 ( chủ đề Người Lính ) tưởng  niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 – 30/4/ 2002). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.

© Duy Nhân











__._,_.___





__,_._,___










 



Back to top
« Last Edit: 09. Apr 2010 , 16:42 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #48 - 09. Apr 2010 , 19:21
 
CON TÀU TRƯỜNG XUÂN

Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Ðan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Ðại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 34 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 35 năm sau (1975-2010 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Ðông: Chiêu Anh. (Shining Light).
* * *
Có con tầu nằm trên bến đỗ...

...

Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần đình Trường. Hiện ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước.

...

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy.
Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Ðịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào cái tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.
Lúc đó thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào.
Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.

Saigon hấp hối
Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cã 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.

Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Ðài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia , xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.

Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Ðài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng.

Ðó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.

Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ
Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai.

Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Ðứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên Trường Xuân.
Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.
Ðứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Ðứa bé mới chịu ra đời. Ðó là câu chuyện 34 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 35 năm sau vào tháng năm 2010.

Trở lại với Trường Xuân
Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề.

Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Ðủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do.

...

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Ðây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân.

Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Ðừng đưa nữa “.Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó.

Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào.

Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Ðây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly.

Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.

Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia.

Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”

Ông thuyền trưởng Nam Ðịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi.

Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người.
Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu.

Có thể Thượng Ðế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai. Ðó là con tàu Ðan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Ðan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Ðan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”

Ra đời giữa trời biển mênh mông

...
MS Clara Maersk (Denmark) Mother and children.

Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Ðứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Ðông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo.
Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Ðan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi.
Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Ðan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.

Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !
Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.
Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.
Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng. Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác. Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Ðan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi. Ðó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas.
Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.
Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Ðan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.
Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Ðại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.

Một thế hệ tương lai
Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Gia nã Ðại có từ ngày đó.

Ðứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau.
“Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Ðó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Ðời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Ðan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Ðan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”

...

35 năm nhìn lại
Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2010 chúng ta có 35 năm nhìn lại. Mỗi năm chúng tôi sẽ chọn 1 nhân vật hay 1 sự kiện để giới thiệu.

Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.
Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Ðan Mạch.
Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù.

Chuyến đi của Trường Xuân
Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen
Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 35 năm nhìn lại
Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.
Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua...
Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại...

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi...


Từ Web Site Diễn Đàn của Nhóm Thân Hữu CSVĐH Khoa Học Sàigòn:
http://khoahocsaigo n.forumotion. com
Back to top
« Last Edit: 09. Apr 2010 , 19:26 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
kienmay
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 35
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #49 - 12. Apr 2010 , 14:51
 
Thêm Một 30 Tháng 4



30 tháng 4 năm 2010 này nữa là năm thứ 35 của cuộc di tản tỵ nạn CS vô tiền khóan hậu trong lịch sử VN sau khi CS Hà nội cưỡng chiếm Saigon thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, bằng võ lực. Đó cũng là cuộc hành trình đầy khó khổ nhưng cũng đầy vinh quang của người Việt không chấp nhận sống chung với CS Hà nội.
Ba Mươi Tháng Tư không có cuộc “tắm máu”, nhưng có quốc nạn CS Hà nội lột sạch tài sản của người dân Miển Nam qua bao trận đổi tiền, đánh tư sản, bắt đi “kinh tế mới, tập thể hóa nông nghiệp.” CS biến xã hội Miển Nam thành trại tù lớn. Có quá nhiều những cái chết âm thầm vô cùng bi thảm của quân dân cán chính VNCH, chết trong các tù cải tạo của CS, trên đường biển, đường bộ vượt biên ra khỏi nước – tính ra hơn một triệu người.
Một đứa bé sanh ngay ngày ấy bây giờ đã trưởng thành 35 tuổi. Ở nước nhà VN thành phần này đã hơn phân nửa dân số. Ở hải ngọai thế hệ này sanh ra, lớn lên, ăn học trong chế độ tự do, dân chủ đã hòa nhập vào quê hương mới ở các nước thuộc văn minh Tây Phương. Số người Việt hải ngọai trở thành cái vú sữa mỗi năm gởi về nước 8 tỷ Đô la, mỗi năm vài trăm ngàn người đi về nước thăm cố hương, mổ mả, thân bằng quyến thuộc còn kẹt ở lại. CS Hà nội đổi giọng o bế gọi là “Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận dân tộc không thể tách rời”. Nhưng chưa bao giờ CS có một lời tỏ ra tiếc uổng đã gây ra cuộc tỵ nạn CS đông đảo và gian nguy hơn người Do Thái di tản ra khỏi Cỗ Ai Cập với những suy tư, kinh nghiệm ghi lại trong Cựu Ước của Ky tô giáo.
Có một số ít người người nói bây giờ mà nói Tháng Tư Đen, Quốc Hận làm gì, cái gì qua cho nó qua luôn đi. Còn CS Hà nội thì tuyên truyền xám và các chánh trị gia tàn dư của Phản Chiến Mỹ đang thậm thò thậm thụp làm ăn với CS Hà nội. Họ đồng hóa nhà cầm quyền CS với đất nước và nhân dân VN. Họ lớn lối khuyên người Việt để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước, thúc đẩy đem chất xanh Đô la và chất xám bộ óc về phục vụ. Họ còn giả đạo đức chê trách những người Việt chống Cộng là những người nặng quá khứ nên quá khích với CS chỉ vì những người này còn nhớ, còn nghĩ, còn tha  thiết với thân phận đồng bào đau khổ bị CS tước đọat tự do, dân chủ và với vận mạng nước non mất đất, mất biển,và chậm tiến vì bị CS độc tài kềm kẹp.
Bình tâm mà xét bằng lý tính (rationalité), đối chiếu với lịch sử thế giới mà suy, kỷ niệm ngày Ba Mươi Tháng Tư,  tưởng niệm ngày Quốc Hận, nhớ ngày Ba Mươi Tháng Tư Đen không những là một điều cẩn cho những người đi trước, người tỵ nạn CS hay những người còn kẹt ở lại trong nước, mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người đi trước đối với người đi sau tức lớp trẻ sanh sau chiến tranh VN, đứng trên phương diện liên đới giữa các thế hệ.
Muốn hay không muốn Ba Mươi Tháng Tư năm 1975 vẫn là một sự kiện lịch sử, Thượng Đế cũng không đổi nó được. Lịch sử sẽ không ích lợi nếu không giúp cho người ta nhớ để tránh điều xấu, việc ác tái diễn và nhớ để phát huy điều tốt: ôn cố tri tân. Người Mỹ nhớ nên có lễ Tạ Ơn. Nhớ chế độ kỳ thị tôn giáo ở nước nhà để phát huy tự do tôn giáo ở miền Đất Hứa. Nhớ những thổ dân nhân đạo đã giúp lương thực, chỉ cách trồng trọt, săn bắt để sống sót qua mùa đông đầu khắc nghiệt. Người Mỹ cũng nhớ nên đưa vào sách giáo khoa cuộc Nội Chiến, chiến tranh giữa miển Bắc và miền Nam để tự hậu đừng tái diễn một cuộc chiến súyt chia đôi Hiệp chủng Quốc Hoa kỳ, để thấy nhờ những quân dân cán chính của hai miền sáng suốt, yêu nước biết giải quyết cuộc xung đột trong tình tương kính, không ai thắng ai, xóa bỏ hận thù hầu huy động nội lực dân tộc, đòan kết quốc gia tiến lên thành siêu cường. Và để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ để tránh sai lầm về sau.
Người Âu Châu cũng thế, nhớ họa độc tài Đức Quốc Xã và Phắc xít đã tàn phá, giết hại ở Âu Châu. Nên tưởng niệm, kỷ niệm và làm lễ  như ngày tưởng niệm, kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã. Để lớp trẻ Âu Châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám khác trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.
Làm như thế người người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ.” Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng, nô lệ đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.
Đó là cách giúp cho đàn hậu tấn những thông tin, những chân lý sống, sự kiện lịch sử đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã làm cho hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tiến thấy có nhiệm vụ phải ngăn chận thảm cảnh trần gian, những sai lầm của chế độ.
Và gần đây Quốc Hội Liên Âu  bằng nghị quyết long trọng, còn nhắc nhân dân Âu châu nhớ bằng cách đưa chủ nghĩa CS vào nhốt chung với chủ nghĩa Quốc Xã. Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ không có quyền nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa bị CS Hà Nội gọi đi tù “cải tạo” và hàng nửa triệu người thuyển nhân chết sông chết biển trên đường tỵ nạn CS. Tại sao không nên nhớ  một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, núi xương sông máu, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ.
Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong “thành tích” diệt chủng Việt, tính ra số người chết vì Ông du nhập Cộng sản ngọai lai vào VN còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. Theo Ô. Trần Độ một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cỗ đại và Hitler ở Đức cận đại giết cộng lại. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư  tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ, và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! 
Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân, hơn người Mỹ với  quốc gia bề dày lịch sử mỏng hơn. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già ở Âu châu muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” ( devoir de mémoire ) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.
Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến như  những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Nên phải nhớ để tránh điều xấu tội lỗi, để phát huy điều tốt đạo lý. Nhớ là một đức tính tốt của Con Người.

VI ANH

( Nguồn: Việt Báo Thứ Sáu, 4/9/2010)



Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #50 - 12. Apr 2010 , 17:05
 



CHUYỆN ĐI CẢI TẠO



CHUYỆN THÁNG TƯ:

Bắt đầu từ 1982, các tù cải tạo đã gửi ra Bắc lần lượt được chuyển về Nam, về Hàm Tân và Xuân Lộc. Và từ đó, có nhiều đợt tha về với gia đình, chịu sự quản chế (probation) cực kỳ nghiêm khắc. Ngoài một phần ba còn bị giam tại trại Nam Hà, các trại khác ngoài Bắc cũng thay phiên nhau đóng cửa. Cho đến năm 1987 thì còn ở ba trại Nam Hà, Hàm Tân và Xuân Lộc khoảng trên 600 tù cải tạo thuộc loại "chính quyền và quân đội VNCH. Số tù khác thuộc nhiều dạng khó phân biệt từ đâu, nên ai cũng phải cảnh giác, không nên vội cho là phe ta mà bị hố. Trước khi rời trại A Xuân Lộc để sang trại B, Võ Quế và tôi đã từng lân la tìm hiểu các tù mới đến. Có một chú em thấy tên Võ Quế trên áo tù, chú bèn hỏi Võ Quế có đứa con nào tên...không, vì hắn đã c'ung vào tù ở Vũng Tàu, nay thì không biết chuyển con của Võ Quế đi đâu. Đấy là tù bị bắt trong các chuyến vượt biển. Còn có một số người lớn tuổi hơn, không nói chuyện với ai, chỉ nằm yên trong gốc phòng giam. Hỏi chú nhỏ khi nãy xem có biết họ là ai, thì chú bảo không rõ, nhưng sau này được nghe cán bộ trại gọi họ là "đồng chí". Có thể là nhem nhúa gì đây. À mà có đi chui thì có bán bãi, đi chui bị bắt thì bán bãi cũng vào tù Chuyện nhỏ!
Điều đáng ghi nhận là, có đợt về thì có đợt vô, giữ sự quân bình của trại giam. Sau các đợt tha thì có vấn đề biên chế lại các đội, và chuyển trại để duy trì nhân số tù từng trại cho thích hợp. Vì thế tôi sang trại Xuân Lộc B, ở chung với các anh như Phan Văn Mạnh là người đã từng tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Không Quân trong t'ụ Và tôi cũng được mời tham dự. Hân hạnh! Rồi cũng có nhiều đợt tha về từ trại Z30B Xuân Lộc này, nên tôi lại được chuyển ra trại C gần cổng trại. Ra đây là một niềm vui cho tôi, vì tôi được gặp lại nhiều người quen từ thời còn học trung học với nhau.
Trại C này nổi tiếng là đã tổ chức trốn trại tập thể một lần, cướp vũ khí của cai tù, và có FULRO dẫn đường nên cả đám vào được trong rừng. Tuy vậy, có nhiều anh trốn đã 5 năm, sau bị bắt lại. Ở trại C này, tôi cũng được làm quen với một số anh em "phục quốc", tuy chưa hoạt động được nhiều, nhưng hào khí còn "khá” lắm, có đường lối chủ trương hẳn hoi, hành động có lớp lang, có vẻ được trí thức lãnh đạo. Nghe thấy cũng mừng cho thế hệ đàn em có vẻ khá hơn, nhưng chưa chi lại đi vào tù rồi thì còn gì để chơi. Còn một số đầu trâu mặt ngựa khác mà từ trước trong suốt quá trình cải tạo không khi nào gặp, đó là ở chung với tù hình sự, mà lại là tù hình sự do VNCH giam tại Côn Sơn, nay chuyển về đây để ở chung với chúng tôi. Có tên là kẻ sát nhân trong quân ngủ trước kia, chỉ vì đánh bài lận rồi đánh chết đồng đội, hay những tội ác động trời. Thật là đáng sợ khi phải ở chung với họ.
Lúc nào họ cũng có vũ khí giết người mà họ gọi là để phòng thân. Có anh nằm một gốc sạp phải bằng ba lần chiếu người khác, chỉ vì không ai giám nằm gần anh. Anh nằm trên sạp trên, nếu ai bất thần thò đầu lên mà anh chưa được báo trước thì sẽ thấy dao kè cổ khi vừa lú đầu lên. Cái phản xạ tự nhiên sau nhiều năm phải sống trong cảnh mạnh thì sống, yếu thì chết trong tù đã rèn luyện con người họ như thế đấy. Sống chung với họ đã khiếp rồi, nếu phải dẩn họ đi lao động, cắt công việc cho họ làm, đó là điều không có đội trưởng nào muốn cả. Vì vậy, có một ngày, không hẹn nhau, tù chính trị như chúng tôi đây cho chúng một bài học, đánh cho nhừ tử, đánh cho gần chết mà không giám kêu ca gì nữa. Cán bộ trại điều tra cũng không khai là ai đánh họ.
Không Quân vẫn giữ truyền thống tốt, giúp đỡ, đoàn kết lẫn nhau, có thể nói là tình quân chủng nổi bật làm các quân binh chủng khác phải ganh tị. Khi "Tâm Giò" bị sạn thận, thì KQ cũng khuyên góp tiền và xin thầy chữa bằng thuốc Nam cho anh, khi tất cả thuốc Tây đều không mua được. Đó là trong trại Z30A . Còn ra Z30C thì có một anh bị suy nhược, tuy bề ngoài còn đi đứng được, nhưng không biết ngày nào anh đứt hơi, nên chúng tôi cũng khuyên góp tiền để anh tẩm bổ. Bình thường thì các ngày lễ KQ, chúng tôi đều ngồi chung với nhau, ăn hủ tiếu, bún bò, ...do đại đầu bếp Võ Ý đứng thầu, nhưng khi thăm nuôi, ai có vui thì cũng mời nhau dự một tiệc trà chung. Năm ấy, 1987, vào ngày lễ Không Quân, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên có một tù mới, mới vì mặt còn trẻ so với chúng tôi, mới vì không phải là sĩ quan mà cũng vào tù, mới là vào tù khi chúng tôi chuẩn bị về..."Sao? Tự khai đi chứ, không lẽ đợi các ông tra khảo mới nói à!" Thế là anh kể.
"Em là Trung sĩ, đệ tử của ông Thôn tại BTLKQ. Sau tháng 4-1975, em về Mỹ Tho làm ăn với gia đình. Thật là khó sống với bọn chúng. Cái gì cũng chèn ép, hăm dọa, khám xét tối ngày. Không làm gì mà moi riết rồi cũng có chỗ chúng kết tội mình. Vì vậy, một ngày nọ, có anh cựu Trung Úy Hải Quân vừa ra tù chẳng bao lâu, anh rủ ren tôi gia nhập lực lượng phục quốc tại vùng này, tên gọi Sư Đoàn Tiền Giang. Tôi vào liền, chẳng cần suy nghĩ gì nữa. Vào tổ chức này thì chưa hoạt động gì cả, vì bảo quân số còn thiếu, trang bị còn kém, nên cứ nằm im mà chờ lệnh. Có hôm anh phát cho tôi một bản đồ tỉnh Tiền Giang, loại bản đồ quân sự trước đây đã được quân đội VNCH sử dụng và bảo tôi quản lý cho tốt.
Chừng một tháng sau, anh giao cho tôi một súng Colt-.45, và cũng chỉ tôi tháo ráp, vô dầu mỡ, và bảo quản cho tốt, nhất là chỉ có một gắp 7 viên đạn mà thôi. Ba tháng sau, anh đến cho tôi biết sẽ có một cuộc họp ra mắt Sư Đoàn Tiền Giang với Thượng Cấp, nên hẹn nhau đúng ngày gặp nhau ở một địa điểm gần Trung Lương, vào lúc 8 giờ tối. Khi mọi người tề tựu đông đủ để chào đón Thượng Cấp thì Công An áp vào bắt trọn ổ, với đầy đủ tang vật. Vì thế nên vào tù với các ông, ngoài tôi, trong trại A có thêm một Trung Úy Quân Cảnh Không Quân."
Đó là công tác làm sạch xã hội của bọn CS. Làm bất cứ điều gì, bảo đảm đạt kết quả là tốt. Rất nhiều thanh niên hết sức bất mãn dưới gông cùm của chế độ hà khắc, hay chụp mũ người ta, quét nhà ra rác, làm mọi cách để kết tội và nhốt; và chủ trương "thà nhốt lầm hơn tha lầm". Tổ chức Sư Đoàn Tiền Giang là để dụ dỗ ai còn máu nóng, muốn đứng lên trả thù, thì CS giúp một tay để đưa vào tù cho gọn.
Khi tôi về Tiền Giang để cư ngụ sau khi được tha, khi đó, không còn chế độ quản chế, vì lệnh của Bộ Nội Vụ, không biết vì lý do gì. Tôi ở trong ruộng cùng với gia đình. Ba tháng hai lần, hai người thuộc Cục Phản Gián đến thăm tôi. Họ thường hỏi tôi, tại sao không ở Saigon, mà bán nhà trên đó để về Tiền Giang(trước đây là Định Tường, hay Mỹ Tho) mà ở. Tôi bảo họ là "vì vợ con không biết làm gì để sống ở Saigon".
Họ lại hỏi "về Mỹ Tho sao không ở nhà cha mẹ ở thị xã, tại sao về ruộng mà ở?". Tôi bảo là "nhà mẹ tôi ngoài thị xã đã bị tịch thu làm nhà thương rồi, mà vợ con tôi ở Mỹ Tho đâu biết buôn bán gì?" Thế rồi, cứ kỳ này gặt lúa, chú "phản gián" hẹn tôi, lúa trổ đồng đồng sẽ lên thăm. Có một hôm, có một anh tuổi trạc chúng tôi, đến gạ gẫm với tôi. Anh bảo anh là lính Tây thời trước, sau thì chuyển vào quân đội VNCH, bây giờ sống ở đây, nhưng chẳng khi nào giám nói chuyện với ai cả.
Nay có ông về đây ở, có gì cứ chỉ bảo, đàn em sẵn sàng nghe lệnh. Tôi cười bảo: "Anh làm cho ai thì tôi không cần biết, nhưng lo cái mạng của anh đi, còn phần tôi, chỉ biết làm ruộng làm rẫy mà nuôi thân thôi." Nghĩa là họ cũng dùng lại "mứng" củ. Có lần chú "phản gián" lên thăm nhắc lại thắc mắc củ của chú, "tại sao tôi vào ruộng ở?" Tôi bèn phân tách cho chú ấy hiểu:
"Hết rồi, tan hàng rồi, còn gì nữa mà chơi? Chỉ có các chú trẻ, còn nhiều máu nóng, không biết trời cao đất rộng thì mới điên khùng "nổi dậy", "phục quốc"... Chứ tôi thì không. Chỉ có làm ăn chất phác mà thôi. Tại sao?
Vì có ai mà giỏi như Hồ Chí Minh, mà có tài như ông ta thì cũng phải tốn đến "30 năm mới có ngày nay", thì nếu được một nhà lãnh đạo tài tình như ông ấy thì cũng mất 30 năm nhân dân gánh chịu đau khổ nữa mới mong đạt được cái gì. Và chừng đó, chắc gì cái mà muốn xây dựng lên lại chẳng là một cái chẳng ra gì khác.
Thôi, mệt lắm, nghĩ không thôi cũng thấy chán rồi, huống chi là bảo tôi làm". Chú "phản gián" chăm chú nghe, tôi hy vọng chú hiểu, và sau này, chú không hề hỏi tôi tại sao về ruộng ở. Tôi biết là họ rất lo. Vì thế, thỉnh thoảng sai bọn du kích xã đến nhà tôi kiểm tra hộ khẩu vào giữa đêm. Trước ba người, sau hai người, lên cò súng nghe sướng tai hay lạnh xương sống? Nhà chỉ có một ông già và hai bà già. May là họ chỉ muốn kiểm tra chứ không cố tình bắt nhốt, vì chừng đó, họ chỉ cần vu khống chụp cho cái mũ gì đó là xong chuyện.
Có hôm, tôi ăn giỗ nhà hàng xóm, gặp một Thượng sĩ Không Quân trước làm cho Ngy Cao Nguyên. Hắn ê càng đến độ biết tôi mà không giám nhìn, vì hắn đã bị bắt theo Sư Đoàn Tiền Giang và ở tù 5 năm. Nhưng đến ngày nay,chắc hắn cũng an ủi phần nào, vì Mỹ đồng ý cho định cư tại Mỹ những người đã trải qua trên 3 năm tù dưới chế độ CS ở VN.
Mánh gạt người của CS dùng đi dùng lại nhiều lần, trong nước như ngoài nước. Cái chính ở ngoài nước là đô la, làm sao gạt để lấy đô lạ Cái thứ là để ly gián những ai mà CS cho rằng có tài lãnh đạo, phải làm cho họ thân bại danh liệt. Nói cách khác là diệt trong trứng nước những mầm móng gây hiểm họa cho chế độ của chúng. Thật là khó mà nhận ra thế nào là bị gạt. Chẳng hạn khi ta bị một người nào đó cho ta nhiều hứa hẹn để làm giàu mà ta nghĩ đi nghĩ lại chẳng cách nào có thể làm giàu như vậy được, thì cứ tin rằng đó là gạt gẩm còn hơn là bước tới một bước thử thời vận.
Trên xứ Mỹ này, nếu ta có thể gạt được một ngày 10 người, mỗi người chỉ $20, thì ta đã được $200. Do đó, khi người ta bảo vào phong bì mà được trả $1 cho 10 phong bì đi nữa cũng là điều không thể có rồi. Đó là chuyện gần, có thể xảy ra ngay trước mắt tạ Còn chuyện lớn hơn, tức nhiên cần đến nhiều tiền hơn, cần đánh thức lương tâm ta hơn, phải chọn những dịp tốt, những người có lương cao, và người ta chỉ cần "khích tướng", hay "hứa hẹn" trên trời dưới đất, nếu có ai tin thì sẽ bị mắc lừa. Cứ tự hỏi mình, "họ làm như vậy sẽ có lợi cho ai?" chừng đó, bạn sẽ không còn bị gạt nữa. Những người gạt bạn có thể là bạn rất thân của bạn, chỉ vì họ cũng đã bị gạt rồi.
oOo


 






 






















































































































































 
Back to top
« Last Edit: 12. Apr 2010 , 17:09 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Quốc Hận
Reply #51 - 12. Apr 2010 , 20:43
 
Còn Nhớ Sàigon  không?

Chỉ còn  17 ngày  nữa là ngày 30 tháng 4 -  các  bạn còn "Nhớ Sàigon không ?





http://www.mediafire.com/?zjtokgz2nxz
Back to top
« Last Edit: 12. Apr 2010 , 20:44 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #52 - 14. Apr 2010 , 00:16
 
Hãy bước tới ngày thống nhất thật sự


Phạm V. H.

Tháng Tư lại về

Với hàng triệu người Việt đang lưu lạc khắp năm châu, nó như là dòng thác đen cuốn họ về bóng tối của đêm dài viễn xứ.
Với hàng triệu người Việt khác, đó lại là dịp kỷ niệm ăn mừng thắng lợi, xem như một cuộc đổi đời vĩ đại.
Với dân tộc Lạc Hồng, đó là một bước ngoặt đáng kể trong hành trình xuyên suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm. Biến cố ấy đưa đất nước theo chiều hưng thịnh, suy vong hay quân bình dưới mặt bằng của nền văn minh đương đại? Xin tạm gác lại câu hỏi này để khỏi sa vào cuộc tranh luận còn chưa ngã ngũ giữa hai luồng ý thức, để đánh giá bản chất của chiến thắng mùa xuân 1975.

Nhận diện cuộc chiến

Ngày 30/4/1975, tôi chỉ là một thằng nhóc bảy tuổi. Tôi còn quá nhỏ để ý thức được nỗi đau chiến tranh, niềm vui hòa bình hay sự khác biệt hình hài của Tổ Quốc hai bên bờ vĩ tuyến.
Nhưng hình ảnh những ngày cuối cùng của cuộc chiến vẫn còn đọng lại đâu đó trong bộ nhớ, rồi nó trở thành chứng tích góp phần điều chỉnh nhận thức của tôi về cuộc chiến này.
Tuổi thơ tôi lớn lên dưới mái trường XHCN, vì thế những thuật ngữ “giải phóng miền Nam”, “đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược”... được bộ máy tuyên truyền khắc sâu vào đầu óc, vào nếp nghĩ với công cụ là những bài học lịch sử.
Vào quãng giữa thập niên 1980s, trên TV có trình chiếu bộ phim tài liệu tựa đề Việt Nam, thiên sử truyền hình. Tôi có ấn tượng khá mạnh với bộ phim vì nhiều lẽ. Thứ nhất, hình ảnh và âm thanh sống động gây hiệu ứng mạnh gấp nhiều lần những bài học trên trang sách, được in bằng thứ giấy đen nhẻm thời bao cấp. Thứ đến, lối tường thuật khách quan gây thiện cảm cho người xem. Họ không có cái kiểu một bề như sách giáo khoa tôi được học suốt mấy năm phổ thông. Chỉ toàn thấy quân ta thắng như chẻ tre, chả chết chả thiệt hai bao nhiêu, còn quân địch thì thua hết trận này đến trận khác, chết như rơm như rạ, con số nào cũng lên đến hàng nghìn hàng vạn.
Tự dưng thấy nó láo láo thế nào ấy. Và sau này, sức mạnh truyền thông hiện đại càng khẳng định cái linh cảm ấy.
Trở lại bộ phim truyền hình, đó là dạng tài liệu lịch sử nhiều tập. Tôi còn nhớ có một tập phim mang tựa đề Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm. Nó giải đáp phần nào thắc mắc của tôi bấy lâu, “Người Mỹ đổ quân vào Nam Việt Nam làm gì, có phải là để xâm chiếm thuộc địa như thời thực dân thế kỷ XIX?”
Đi theo cùng thời gian, tôi dần dần có hiểu biết về Chiến Tranh Lạnh (Cold War), một cuộc chiến gây ảnh hưởng không nhỏ đến phần lớn cư dân trên quả Địa Cầu kể từ sau Thế Chiến lần thứ hai.

Ba quốc gia, một kịch bản chia đôi

Người phương Tây có vẻ sòng phẳng và rạch ròi, với bức tường Bá Linh nằm giữa lòng nước Đức. Bờ Đông chịu sự cai trị hà khắc của phe Cộng sản, bờ Tây nằm dưới sự bảo trợ của thế giới Tự do.
...

Berlin 1989


Hầu như không có giao tranh và đổ máu, ngoại trừ một số người bị bắn khi cố tìm cách vượt bức tường chạy sang bờ Tây. Các tài liệu mới đây còn cho biết có đến vài ngàn quân nhân Đông Đức đã quay súng tự sát vì không cam tâm xả súng vào người dân vượt tường chạy qua Tây Đức.
Bức tường Bá Linh đã đổ sập theo ý thức hệ Cộng sản, nước Đức thống nhất trong hòa bình, với nền kinh tế đứng hàng đầu châu Âu.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 chấm dứt mà không đem lại sự phân định thắng thua giữa hai luồng ý thức Cộng sản - Tư bản.
Vĩ tuyến 38N tạm thời làm ranh giới ngăn cách hai miền Triều Tiên. Hơn nửa thế kỷ trôi qua sau cuộc chiến, Nam Hàn vững vàng cùng đồng minh Hoa Kỳ và thế giới Tự do, với nền kinh tế phát triển dựa trên công nghiệp tự động hóa và nền kỹ nghệ tân tiến. Nền kinh tế Bắc Hàn gần như kiệt quệ, hằng năm phải nhận gạo cứu trợ từ miền Nam cũng như thực phẩm của Liên Hiệp Quốc. Mọi nỗ lực của Bình Nhưỡng dường như dồn hết vào con bài khủng bố hạt nhân: Tên lửa mang đầu đạn nguyên tử.
Ý thức hệ Cộng sản đã suy vong, nhưng đầu óc bảo thủ của giới lãnh đạo Bắc Hàn vẫn tiếp tục đưa nửa đất nước của họ vào con đường hủy diệt, vấn đề chỉ còn là thời gian.
Kịch bản chia đôi của Việt Nam hàm chứa nhiều uẩn khúc, dưới ảnh hưởng của tình hình thế giới và vị trí địa lý đặc biệt ở cửa ngõ Đông Nam Á.

Sau ngày 27/3/1973, người Mỹ đã rút toàn bộ quân đội ra khỏi Nam Việt Nam. Rõ ràng, chiến tranh bây giờ chỉ còn là cuộc xung đột ý thức hệ giữa hai miền Nam - Bắc. Ngay cả trước đây, thực chất cuộc chiến cũng chẳng khác gì. Liên Xô và Trung Quốc đứng phía sau miền Bắc XHCN, chi viện tối đa các phương tiện chiến tranh và kinh tế. Mỹ đổ tiền vào miền Nam, có giai đoạn trực tiếp tham chiến cùng đồng minh Việt Nam Cộng Hòa. (Chính vì hành động sát cánh với bạn đồng minh Đông Nam Á này, người Mỹ phải hứng chịu áp lực của phong trào phản chiến từ trong nước và sự phản đối trên khắp thế giới. Bên phía Cộng sản đã tận dụng tối đa lá cờ chống ngoại xâm của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, dồn người Mỹ vào thế phải rời bỏ chiến trường).
...

Cầu Không trở lại (Vùng phi quân sự Korea)
Nguồn: Wikipedia

Mảnh đất hình chữ S bất đắc dĩ trở thành nơi thử nghiệm vũ khí của hai phe Cộng sản - Tư bản. Bom Mỹ rơi trên ruộng đồng miền Bắc và đạn pháo của Nga - Trung rót vào thôn xóm miền Nam. Chiến Tranh Lạnh diễn ra khắp hoàn cầu, nhưng máu xương người Việt lại đổ ra nhiều nhất.
Những tưởng hiệp định Paris sẽ mang lại một khoảng bình yên hiếm hoi, để người Việt hai miền tạm thời gác bỏ tranh chấp tư tưởng, dồn nỗ lực xây dựng quê hương. Nhưng không, tai ương lại đến với chủng tộc da vàng. Người Mỹ lùi một bước cho thế cờ chiến lược có độ sâu cả nửa thế kỷ. Phe Cộng sản lập tức khuếch trương lợi thế tạm thời. Gần tròn 1 năm sau hiệp định Paris, vào ngày 19/1/1974, Trung Quốc sử dụng ưu thế vượt trội về quân sự đánh chiếm Hoàng Sa. Bắc Việt khẩn trương cho chiến dịch Hồ Chí Minh, phía miền Nam đã mất hậu thuẫn của đồng minh, không thể chống chọi với khối Cộng sản đang hừng hực sát khí. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian, và thời khắc lịch sử đã điểm vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên sóng phát thanh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Dưới đất, chiếc xe tăng mang nhãn hiệu Nga Xô húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, cờ phất hả hê, cả khối Cộng sản ăn mừng chiến thắng.
Trên trời, cầu không vận của quân lực Hoa Kỳ hối hả di tản tướng sĩ Cộng Hòa và cả dân thường ra biển hoặc xuôi Nam đến Phi Luật Tân, đến những nơi trên bản đồ còn chưa nhuốm sắc đỏ.
Ở giữa, máu của người Việt lại đổ thêm những giọt vô nghĩa cho cuộc chiến chứng minh tính đúng đắn của học thuyết Marx-Lenin.
Đó sẽ là một mốc son đáng giá trong lịch sử,
NẾU kẻ chiến thắng nhận thức được thân phận mình nhỏ nhoi thế nào trong cuộc cờ của các siêu cường,
NẾU kẻ chiến thắng ý thức được nỗi mất mát lớn lao của cả dân tộc suốt mấy chục năm chiến sự triền miên,
NẾU kẻ chiến thắng nhìn nhận được lòng tự hào với vinh quang được - mất chỉ là trò trẻ con làm quặn lòng người mẹ Việt Nam thấy cảnh huynh đệ tương tàn...
Rõ ràng lịch sử không chấp nhận từ NẾU. Bởi lẽ, những người có trái tim chịu nhịp theo nỗi đau chung của đồng loại sẽ chẳng bao giờ cưỡng bức áp đặt tư tưởng cho kẻ khác bằng vũ lực. Khi đó, đời sống xã hội Nam Việt Nam hiện nay sẽ không hề thua kém Nam Hàn. Còn Bắc Việt có theo chân Bình Nhưỡng sở hữu lá bài hạt nhân hay không, cũng khó mà đoán trước được. Có lẽ, bây giờ người ta mới thấm thía nước lùi chiến lược của chú Sam năm xưa.
Nhiều lý lẽ biện minh rằng, Việt Nam chấp nhận tổn thất về nhân mạng và chậm tiến về kinh tế để đổi lấy sự thống nhất giang sơn.
Thế nhưng, từ “thống nhất” đã không còn mang ý nghĩa trọn vẹn của nó, khi niềm vui đoàn tụ của dân chúng hai bên bờ Bến Hải lại phải đánh đổi bằng nỗi đau ly tán của hàng vạn gia đình khác. Người chết trong trại tù “cải tạo”, người vùi thây dưới biển sâu trên hành trình tìm Tự Do.
Khi những người tù cuối cùng được “học tập cải tạo” xong, nhằm quán triệt đường lối đúng đắn tất yếu của ý thức hệ Marxist, thì cũng là lúc người Cộng sản Việt Nam vừa nhận ra sai lầm và bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới! Mỉa mai làm sao tả xiết?
Khi những nhà tư sản ở Sài gòn bị đánh đuổi vừa ổn định cuộc sống trên đất khách quê người, thì ở quê hương Việt Nam, tầng lớp tư bản đỏ đã manh nha định hình và làm giàu nhanh gấp bội phần với chiêu thức tham nhũng, hối lộ, chiếm đất! Bất công thế nào hơn nữa?
Sự ngã xuống của những người lính tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh càng trở nên vô nghĩa khi nhà nước Việt Nam trong thế quẫn bách vì nền kinh tế quốc doanh kiệt quệ, phải chìa cánh tay về phía những kẻ họ vừa mới đuổi đánh, học lại thứ ngôn ngữ mà họ vừa xem là tiếng nói phản động, xây dựng lại những giá trị tinh thần mà họ từng đả phá và bài xích khi mới tiến chiếm Sài gòn.
...


Hoà bình không thống nhất

Nguồn: DCVOnline tổng hợp


Một kịch bản, ba kết cục khác nhau

Sự cưỡng bức tư tưởng không thể giải quyết tranh chấp ý thức hệ.
Nó chỉ chuyển hóa từ dạng đối đầu này sang một dạng đối đầu khác, cho đến khi một trong hai phía nhận thấy sai lầm và tự nguyện thủ tiêu ý thức hệ mà họ đang theo đuổi. Đó chính là kết cục đẹp đẽ và có hậu của kịch bản ở nước Đức trong ngày bức tường Bá Linh sụp đổ.
Xung đột ý thức hệ ở bán đảo Triều Tiên vẫn chưa được giải quyết. Vĩ tuyến 38N được dùng làm vạch vôi phân định sân chơi để hai miền chứng minh tính đúng đắn cho hệ tư tưởng mình đang theo đuổi. Một học sinh trung học bình thường cũng có thể nhận thấy tỷ số đang nghiêng về phía nào trong trận cầu liên Triều.
Đối đầu tư tưởng trên bán đảo Đông Dương được giải quyết bằng vũ lực qua chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Vĩ tuyến 17N trên bản đồ đã được xóa bỏ, nhưng ngăn cách trong lòng người Việt vẫn chưa dứt. Sự đối đầu không tiếng súng diễn ra chủ yếu giữa tầng lớp đảng viên Cộng sản nắm quyền và những người đã nhận thức sâu sắc tình hình đất nước.

Nhận thức ngày hôm nay
Mạng lưới toàn cầu và truyền thông hiện đại trở thành mặt trận chính yếu cho xung đột ý thức hệ thời nay. Ước muốn canh tân đất nước theo đường lối dân chủ đang vấp phải sự trấn áp quyết liệt của nhà cầm quyền Cộng sản. Trường phái bảo thủ dựa trên việc vá víu học thuyết Marx-Lenin đã lỗi thời bằng một vài thuật ngữ tạm bợ và mơ hồ như “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”...
Thế triệt buộc trong nước đi của các nhà lãnh đạo Việt Nam khá rõ ràng.
Biến 1: Tiếp tục bưng bít thông tin, chấp nhận chính sách kìm hãm dân trí để đổi lấy sự ổn định chính trị tạm thời.
Biến 2: Mở cửa tư duy để đối thoại, sẵn sàng đối diện với các ý kiến chỉ trích trái chiều, cùng ngồi lại tìm kiếm một lối thoát khả dĩ cho tương lai Việt Nam.
Đất nước lại đứng trước một sự lựa chọn khó khăn. Người Việt Nam muốn thời gian sẽ cập nhật những gì vào pho sử ngàn năm? Hưng thịnh hay suy vong? Trường tồn hay nô lệ?
Quá muộn để nhận ra rằng: Cộng sản hay Tư bản chẳng qua chỉ là những hệ ý thức có thể biến đổi theo thời gian, chỉ có Tinh Thần Dân Tộc và Chủ Nghĩa Quốc Gia là vĩnh cửu cho muôn đời các thế hệ mai sau.
Khi đã nhận thức được vấn đề, thấy được cái đích cần bước tới, thì con đường chẳng phải ở đâu xa, nhưng nó cũng không hề có sẵn.
Những bước chân đầu tiên sẽ toạc máu vì gai góc đá nhọn, sẽ khó khăn vì chông chênh hiểm trở và đau đớn hụt hẫng với những hố hầm cạm bẫy...
Nhưng chắc chắn, con đường sẽ rộng mở khi có nhiều người dám dấn thân bước tới.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #53 - 14. Apr 2010 , 07:40
 
Mời các anh chị xem vài video clips và vài bản nhạc để tưởng niệm tháng 4 đen
------------------------------------------------------------









Download video xuống máy: mp4 format , 41Mb
Vì Tự Do Người Việt Phải Ra Đi

Nguyệt Ánh Việt Dzũng
Thà chết trên biển Đông

Khánh Ly
Khúc hát người tị nạn

E.Phương
Khi xa Sài Gòn

Ngọc Lan
Sài Gòn ơi vĩnh biệt

Hợp ca
Hát cho ngày Sài gòn quật khởi

Việt Dzũng
Những đứa con của mẹ

Hợp ca
Liên khúc Hành Trình Tìm Tự Do

Hợp ca
Cám ơn Anh

Khánh Ly
Người Di Tản Buồn


Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Quốc Hận
Reply #54 - 14. Apr 2010 , 07:41
 
...

Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa

Trung Tâm Sóng Nhạc phát hành năm 1981


Lời giới thiệu: Nhà Văn Mai Thảo viết và đọc lời giới thiệu

Gửi về, gửi về mái nhà xưa.
Gửi về, gửi về hè phố cũ.
Gửi về những thân yêu vĩnh viễn chẳng bao giờ còn thấy mặt.
Gửi về cho những bằng hữu một đời mãi mãi đã chia tay.
Gửi về những trái tim Việt Nam tha hương vẫn đập cùng một nhịp với những trái tim Việt Nam ở lại.
Gửi về những tấm lòng Việt Nam hải ngoại vẫn nhỏ lệ cho những đời sống Việt Nam đau khổ ở quê nhà.
Gửi về một khúc hát, một khúc hát thật buồn cho những người đã nằm xuống của chúng ta, cho những cái chết oan khuất suối vàng không nhắm mắt.
Gửi về một bông hồng, một bông hồng đau đớn cho những người ngã ngựa đang hấp hối dưới chín tầng địa ngục đau thương.
Đường gửi về thăm thẳm, qua những không gian, qua những biển trời, nhưng khúc hát phải tới. Hướng gửi về mịt mùng, cuối đáy thời gian, bên kia trái đất, nhưng bông hồng phải về. Bởi vì một trái tim đá vàng có hiệu năng thu ngắn lại thời gian. Bởi vì một tấm lòng thủy chung lấp đầy được những biên thùy cách biệt.
Hoa gởi cho người ngã ngựa
Hoa gởi cho người đã khuất
Hoa đến trại tập trung
Hoa về vùng cải tạo
Hoa cho Saigon thành phố đã mất tên
Hoa cho đất nước chỉ còn nhìn thấy trong giấc mơ
Hoa cho quê hương chỉ còn được tìm về bằng trí nhớ
Bằng tiếng hát Khánh Ly, tiếng hát từ xa nước vẫn chỉ hướngvề quê hương nghìn trùng mà hát. 10 ca khúc chọn lọc của băng nhạc này là 10 bông hồng đằm thắm tình nghĩa từ viễn phương gởi về quê nhà.
Những bông hồng cho những tấm lòng Việt Nam lưu đày nơi đất khách và những tấm lòng Việt Nam khổ đau ở quê nhà vẫn được gần nhau và mãi mãi thơm hương.

---------------------------


...



Không phải là bông hồng
Dành cho người hạnh phúc
Những người không biết khóc
Nhũng người không biết cười
Những người tim bằng đất

Không phải là bông hồng
Dành cho những búp bê
Những búp bê biết khóc
Những búp bê biết cười
Búp bê tim bằng nhựa

Đây là một bông hồng
Gửi về người ngã ngựa
Một hồn đầy cùm gông
Một mảnh đời tan vỡ
Một trời thương mênh mông

Đây là một bông hồng
Gửi về anh về chị
Đã ở lại quê hương
Đẫm mồ hôi khổ nhuc
Đất gào lên tiếng khóc
Hồn gào lên cỏ chông

Đây là một bông hồng
Gửi về người đi biển
Trời sương làm chăn chiếu
Vào nỗi chết thản nhiên

Đây là một bông hồng
Dành cho em cho tôi
Dành cho em cho tôi
Cũng là người ngã ngựa
Không còn một quê hương
Không còn một quê hương
Trong ao tù hạnh phúc
Cất cao lời ăn năn

Không phải là bông hồng
Dành cho người hạnh phúc
Những người không biết khóc
Nhũng người không biết cười
Những người tim bằng đất

Không phải là bông hồng
Dành cho những búp bê
Những búp bê biết khóc
Những búp bê biết cười
Búp bê tim bằng nhựa

Đây là một bông hồng
Gửi về người ngã ngựa


Khánh Ly
Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #55 - 14. Apr 2010 , 09:06
 
CHUYỆN THÁNG TƯ

NGUYỄN THỊ NGỌC DI:33 NĂM TÌM ÐƯỢC XÁC CHỒNG


Giao chỉ - San Jose

Câu chuyện tình bi thảm của 1 thời chinh chiến
Giáo sư Bùi văn Phú bên Oakland nói rằng học sinh Nguyễn Bá Tòng 70 ai cũng biết hoa khôi Ngọc Di – Thầy Mạc Ðìa ỏ San Jose nói rằng anh em không quân ai cũng biết phi công Nguyễn văn Lộc – Ngọc Di quê Nha Trang vào học tại Saigon – Trung úy Lộc quê Ðà Lạt về Nha Trang đi lính tàu bay – Ghé chơi nhà bạn chợt thấy tấm hình cô gái có đôi mắt “U uẩn chiều luân lạc” đâu biết rằng anh sẽ mệt vì đôi mắt người Nha Trang – Niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi Hoa Kỳ học lái phản lực. – Năm 71-72 cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng tốt nghiệp tú tài toàn phần và ghi danh trường luật.
Ðám cưới ở Nha Trang ngày 6 tháng 2/1974. – Một năm sau căn cứ không quân Phan Rang di tản. – Chồng đưa vợ có bầu lên máy bay chạy vào Saigon.– Trung úy phi công ở lại lo phi vụ hành quân.– Chia tay nhưng hẹn gặp lại tại Saigon.– Rồi vợ chồng tái ngộ trong niềm hạnh phúc.– Lại chia tay thêm lần nữa ngày 28 tháng 4/1975. –Ngọc Di có bầu 6 tháng lên máy bay đi Mỹ.– Người phi công phản lực ở lại với những phi vụ cuối cùng.– Chia tay nhưng vẫn hẹn găp lại, nhưng lần này là vĩnh biệt.– Người mẹ trẻ sinh con gái trong tỵ nạn ngày 18 tháng 7/1975. –Vợ vẫn không biết tin chồng, con không thấy mặt cha. –Anh phi công của Việt Nam Cộng Hòa nằm trong trại tù Long Giao tính được gần đúng ngày vợ sinh. –Ngày đêm anh sống với đôi mắt người tình Nha Trang. –Việt cộng hẹn 6 tháng học tập rồi sẽ trả tự do. –Sáu tháng trôi qua chưa được thả, anh âm mưu vượt ngục. –Bị bắn chết ngày 25 tháng 3/1976. –Chôn cùng người bạn phi công trốn trại. –Vợ con bên Hoa Kỳ hoàn toàn không có tin tức. –10 năm sau, những người bạn tù qua được Hoa Kỳ lần lượt kể chuyện về chuyến vượt thoát bất thành. –Nhưng không ai biết xác chồng của Ngọc Di ở nơi nào. –Ba mươi ba năm sau, những bạn tù không quân mới tìm lại được xác chiến hữu. –Người quả phụ không quân đem con gái 33 tuổi về nhận di hài của phi công Nguyễn văn Lộc. –Trên chuyến bay hãng EVA đáp xuống phi trường LA ngày 3 tháng 11/2008 cô Ngọc Di ôm bình tro cốt của chồng. –Con gái cô ôm thêm bình tro cốt của người chiến hữu cùng chết bên cạnh anh.– Năm nay 2010 là ba mươi lăm năm nhìn lại con đường. –Tôi xin kể lại ngọn ngành 35 năm cuộc đời của người góa phụ không quân anh dũng muôn đời.

**************************************************************

Một thời chinh chiến
Mỗi người trong chúng ta đều có riêng cho mình những kỷ niệm về tháng 4 năm 1975. Chuyện của cô Nguyễn Thị Ngọc Di thường được kể thêm vài hàng bên cạnh câu chuyện của người chồng anh hùng trốn trại và đã hy sinh. Nhưng tôi lưu ý riêng đến hoàn cảnh người vợ nên đã nghe cô Ngọc Di kể lại tâm sự cuộc tình. Cô nói rằng, dù đã đem được di hài anh Lộc về nhưng tâm tình u uẩn chưa nguôi. Con gái của cháu tương đối ổn định, nhưng phần cháu, cuộc chiến vẫn chưa yên. Từ lúc 10 tuổi, hình ảnh mẹ cháu đi nhận xác chồng với di hài và vết máu trên áo trận của ba cháu vẫn theo đuổi cháu trong nhiều năm. Ðến thời gian cháu ở Phan Rang có mấy tháng đã chứng kiến cảnh cô vợ trẻ miền Tây, đẹp não nùng đi nhận xác anh không quân tử trận. Phi cơ bị rơi vẫn còn mang bom. Phi công không kịp nhảy dù. Bom mang theo nổ cùng con tàu. Xác chẳng còn gì. Căn cứ lấy 2 cây chuối cho vào quan tài, thêm 1 ít da thịt rồi đóng hòm thực kín. Khi cô vợ ra nhận xác chồng, vật vã xin mở ra nhìn mặt, nhưng còn thấy làm sao được. Cháu chứng kiến mà thấy tê dại cả người. Anh Lộc dìu cháu vào nhà ở khu sĩ quan độc thân. Anh nói rằng, anh cam đoan sẽ không bao giờ bị như thế. Như vậy là làm sao. Phải chăng lời tiên tri cho cả cuộc đời sau này. Lấy nhau từ tháng 2/74, chẳng bao giờ được gần nhau 1 tháng. Anh đi bay khắp mọi nơi. Ðầu năm 75, cháu có bầu mới ra sống ở căn cứ Phan Rang. Vì không có nhà bên cư xá gia binh, phải tạm trú ở khu độc thân. Chứng kiến toàn chuyện hy sinh chết chóc. Cháu mới 19 tuổi, bác nghĩ coi làm sao mà sống được. Mới năm trước từ thời học sinh vô tư qua thời sinh viên hết sức thần tiên. Chợt bước chân vào đời vợ lính, lo lắng sợ hãi biết chừng nào.

Một thời để yêu
Chờ cô Ngọc Di bớt cơn xúc động, tôi xin cô kể lại chuyện tình bắt đầu ra sao. Cô bình tĩnh và kể hết, không hề dấu diếm kề cả chuyện bay bướm và ngang tàng của anh Lộc.
Bác biết không, trước khi gặp cháu, anh Lộc đã quen với cô giáo Hương bên Ba Làng cũng tại Nha Trang. Bạn bè đã có người gọi anh là Lộc Ba Làng. Chuyện này về sau cháu mới biết. Ông anh họ không quân của cháu cũng không biết mới dẫn Lộc về nhà coi mắt chị cháu ở Nha Trang. Nhà cháu có đến 9 anh chị em. Nhưng coi bộ anh Lộc với chị Như Khuê của cô không hợp duyên, nên chỉ chuyện trò qua loa. Chợt anh Lộc thấy hình của Ngọc Di còn đang trọ học Saigon. Anh nói là đã mê đôi mắt từ lúc đó.
Qua niên khóa 71-72 Trung úy Lộc đi học bay tại Hoa Ky.  Ngọc Di bắt đầu nhận được thư làm quen. Bạn bè của anh ở Mỹ nói rằng mỗi tuần anh đều nhận được thư của 2 cô. Cô giáo bên Ba Làng và cô nữ sinh Nguyễn Bá Tòng. Nhưng xem chừng đôi mắt người Nha Trang đã lấy trọn vẹn tình yêu của anh chàng không quân gốc Ðà Lạt. Dù rằng về phần Ngọc Di vẫn chưa thực sự rung động với tình yêu chiến sĩ.
Hồi hương được 3 ngày, Trung úy Lộc bèn vào trường Nguyễn Bá Tòng lừa cha giám học nhận là anh vào thăm cô em cùng họ Nguyễn. Ðây là đầu tiên 2 người gặp mặt. Từ trước chỉ biết qua hình ảnh. Anh chị có 2 tuần lễ đi chơi khắp Saigon, bao nhiêu là quà bên Mỹ, anh phi công hào hoa dành hết cho cô hoa khôi trường trung học..
Giáo sư Bùi Văn Phú thời đó học Nguyễn Bá Tòng cùng lớp với Ngọc Di kể lại rằng hình ảnh anh không quân xuất hiện đã làm cho biết bao nam sinh đau lòng.
Một hôm anh Lộc dẫn cô Di về nhà bà chị tại Saigon, chợt gặp cô giáo Ba Làng ra thăm.
Cuộc gặp gỡ bất chợt như trong thoại kịch trên sân khấu. Người yêu cũ chợt thấy bị phản bội, người yêu mới chợt thấy bị lừa dối. Anh không quân đưa Ngọc Di về nhà, nhưng cô cho rằng cuộc tình ngắn ngủi coi như chấm dứt. Cô cũng chưa yêu nên không thấy thực sự bẽ bàng. Sẵn sàng để anh Lộc trở về với người xưa của anh. Nhưng anh không quân đã trở thành Phạm Thái của Tiêu Sơn Tráng sĩ nhất định chết trong cặp mắt của giai nhân Trương Quỳnh Như.
Ngày hôm sau, trung úy phản lực trở lại nói là đã giải quyết xong mục tiêu. Cô gái Ba Làng buồn tủi trở về Nha Trang và anh Lộc quyết 1 lòng đi tới với Ngọc Di.
Cuộc tình duyên trải qua suốt năm tháng dài cho đến ngày đám cưới ở Nha Trang 6 tháng 2-1974.

...
                                
Một thời hoạn nạn
Khi đôi trẻ bắt đầu xây dựng gia đình qua lễ cưới là lúc đất nước bước vào năm tang tóc cuối cùng. Ngọc Di nhắc đi nhắc lại là cháu đâu có được làm vợ lính cho trọn vẹn một đời. Tuy hòa bình đã ký nhưng 2 bên vẫn còn chiến tranh dành dân lấn đất. Cô sinh viên vẫn lấy bài học luật đi về giữa Saigon Nha Trang và người chồng bất chợt lúc gặp ở Nha Trang, lúc thì Saigon. Mấy tháng cuối cùng sống chung ở căn cứ Phan Rang ngày đêm nghe tiếng phi cơ phản lực và những giây phút ngóng đợi chồng về.
Rồi khi tình thế nguy ngập, anh chồng đẩy cô vợ mang bầu lên C.130 với toàn những người xa lạ. Phi cơ cất cánh, nhìn anh còn đứng trên phi trường Phan Rang, nào biết bao giờ gặp lại nhau. Nhưng rồi anh đem phản lực về Saigon yểm trợ cho mặt trận Long Khánh.
Có tin vợ con phi công chiến đấu vào hết Tân Sơn Nhứt để chờ di tản. Ðêm định mệnh cuối cùng Ngọc Di vẫn còn ở nhà với mẹ và thân quyến tại Saigon. Các ông anh cũng có chương trình di tản cả nhà.
Nửa đêm 28 tháng 4/75 chợt có tiếng xe hồng thật tự chớp đèn bấm còi ấm ỹ. Anh Lộc gõ cửa kêu Ngọc Di khẩn cấp lên đường. Bà mẹ nói rằng hay con ở lại để đi với mẹ và anh em, nhưng Lộc kiên quyết kéo vợ đi ngay. Ánh mắt mẹ già buồn bã trông theo. Nhưng sau này cả nhà đều bị kẹt lại. Lên xe hồng thập tự thấy cảnh tượng hãi hùng, Trung úy Giới ngồi bên vợ là cô sản phụ vừa sinh con, ôm con trong khăn còn vết máu.
Thì ra xe bus chở gia đình phi công đã nổ máy chờ trong căn cứ, ông trung úy Giới lấy xe cứu thương của không quân chạy ra nhà thương rước vợ. Anh Lộc nhẩy theo, sau khi đón được vợ con mày, phải ghé nhà cho vợ tao đi. OK.
Xe Hồng thập tự bóp còi chớp đèn chạy như bay trong đêm Saigon. Các gia đình trên xe bus đang nổ máy chờ, thấy 1 bà mới sinh con và 1 bà bầu mặt còn trẻ thơ bước lên xe. Hai ông chồng vất vả đứng trông theo. Ngọc Di nhìn lại anh Lộc qua khung kính. Anh phi công hẹn sẽ gặp lại bên Mỹ. Vợ con đi rồi, còn mấy anh lái phản lực thì xoay sở dễ dàng, Ngọc Di không thể nghĩ rằng đấy là hình ảnh cuối cùng. Ðó là ngày 28 tháng 4-1975. Cô đi C.130 qua Côn Son rồi sau đó di tản qua đảo Guam. Hết sức cô đơn, không gia đình, không bà con thân thuộc. Ngay cả gia đình bạn bè trong không quân cô cũng không quen ai. Cô sống 1 cuộc đời tiểu thư từ nhỏ, số mệnh đột nhiên ném vào cuộc đời. Cô bắt dầu cuộc sống trong chờ đợi, đen tối mịt mùng, hoàn toàn tự lập suốt một phần tư thế kỹ.

Một thời định cư
Vẫn tràn đầy hy vọng, cô nằm chờ ở đảo Guam. Các phi công lần lượt đến tìm vợ con và đoàn tụ bay vào lục địa. Anh chị Giới của chuyến xe Hồng thập tự định mệnh cũng đến rồi đi, không có tin gì về anh Lộc và không ai biết là Lộc mất tích, đã chết hay còn lạc loài nơi đâu. Rồi người ta không cho bà bầu ở lại đảo Guam. Cô phải đi vào Mỹ để còn lo sinh đẻ.
Ngọc Di lên đường mắt còn ngó lại biển Ðông. Các trại tỵ nạn Cali và Akansas đã tràn ngập người di tản. Người ta đưa cô về Floria. Nơi đây ngày xưa anh Lộc đã từng đến học bay.
Mỗi ngày vẫn còn người đến trại, dù muộn nhưng vẫn còn tìm được hạnh phúc đoàn tụ bên nhau. Nhưng cô vẫn mòn mỏi đợi chờ. Ngày 18 tháng 7/1975 Ngọc Di hạ sanh 1 bé gái. Nỗi truân chuyên và sống trong ray rứt đợi chờ đã hành hạ thêm cô gái trẻ với 16 giờ đồng hồ đau đớn chuyển dạ. Trước sau vẫn chỉ có một mình. Anh Lộc một năm trước đã đặt tên cho con trai tương lai là Phi Hải. Nhưng cô con gái được mẹ đặt tên là Nguyễn Lộc Ðan Vi. Nguyễn là họ của cha và mẹ, Lộc là tên cha. Ðan Vi là ý kiến của cô học sinh Nguyễn bá Tòng khi nghĩ đến những cây hoa tường vi đan vào nhau ở cổng nhà chồng trên Ðà lạt.
Sau khi sanh con, mẹ con cô tỵ nạn Việt Nam được ông bà bảo trợ đón về nông trại. Ngôn ngữ không quen, suốt vùng quê không có 1 người Việt Nam. Những năm đầu vừa buồn về cảnh ngộ vừa buồn vì cảnh vật. Ngọc Di ôm con sống bằng nước mắt. Duy chỉ có điều, bé gái với cặp mắt thần tiên của mẹ là nguồn an ủi cuối cùng.

...        ...
       Mother & Daughter 1975                       Mother & Daughter 2008

Một thời để chết
Cùng lúc đó trong trại tù, anh phi công thấy rằng không còn hy vọng được trả tự do. Thời gian ngộ nhận 15 ngày đã qua từ lâu. Thời gian hứa hẹn học tập 6 tháng cũng qua rồi. Cặp mắt người yêu Ngọc Di thôi thúc ngày đêm, anh phi công ngang tàng 1 thuở nhất định trốn trại, tìm tự do. Hai anh phi công Nguyễn văn Lộc và Lê văn Bé cùng vượt trại. Hy vọng tìm đường qua biên giới Cam Bốt rồi Thái Lan. Giữa 1 đêm mưa gió, cả 2 vượt thoát còn đem theo cả lựu đạn phòng thân.
Lính cộng sản đuổi theo. Lộc chạy trước. Bé ném lựu đạn chận hậu nhưng bị thương ngã xuống. Lộc bèn quay lại, đánh lựu đạn cứu bạn. Ðược biết lính cộng sản cũng bị chết vì lựu đạn. Vì vậy sau khi 2 anh phi công đã gục ngã chúng còn bắn điên cuồng vào 2 xác chết.
Hai anh chết ngày 25 tháng 3-1976. Cộng sản cho kéo xác để giữa sân trại Long Giao để rằn mặt anh em rồi đem chôn xấp 2 ngôi mộ bên nhau, nhưng không có mộ bia. Các bạn tù tìm cách làm dấu nhưng không rõ ràng. Vài năm sau, không còn ai biết rõ di hài của 2 người anh hùng không quân nằm ở đâu.

Một thời định cư
Mẹ con Ngọc Di rời bỏ nông trại tìm đường về ở với bà con trên Nữu Ước. Cô nữ sinh hoa khôi Nguyễn bá Tòng, sinh viên luật Saigon tiếp tục cuộc sống lủi thủi với đứa con ngày càng rực rỡ với dấu vết người cha Ðà Lạt và đôi mắt bà mẹ Nha Trang.
Mấy năm sau, anh em và gia đình không quân họp mặt nên mẹ con cô Di có dịp về Cali găp gỡ mọi người. Sau cùng cô định cư tại quận Cam. Phải bắt đầu từ thập niên 80 trở đi mới có tin tức về cuộc trốn trại hào hùng và chuyện hy sinh của anh Lộc. Mẹ con bắt đầu nghĩ đến chuyện đi tìm dấu vết của người xưa. Tuy nhiên tất cả đều vô vọng. Không ai còn nhớ những ngôi mộ ở đâu, Cuộc sống vẫn bình thản diễn tiến. Anh chị em đoàn tụ. Me già gặp lại con gái. Cháu Ðan Vi tốt nghiệp bác sĩ nhãn khoa rồi lập gia đình. Vợ vẫn không thấy xác chồng. Con vẫn chưa thấy xác cha.
Một lần, hết sức vô tình, Ngọc Di gặp người trong gia đình HO. Anh ở Bắc Cali nói rằng trước có ở Long Giao. Cô Di hỏi rằng anh có biết trung úy Lộc không. Anh HO nói ngay rằng cô có phải là Ngọc Di không. Ngạc nhiên đến xững xờ, cô nói tôi là Nguyễn thị Ngọc Di, sao anh biết. Anh bạn trả lời: « Tôi ở gần anh Lộc trong trại. Anh ấy nói về đôi mắt của cô suốt ngày. Khi cô mới bước vào nhà tôi đã cảm thấy. Khi cô hỏi anh Lộc, tôi biết ngay cô là vợ anh. »Và câu chuyện 20 năm xưa tuôn chảy, nhưng sau cùng cũng không biết mộ anh ở đâu.

Một thời ngoại cảm
Câu chuyện đi tìm mộ của anh Lộc đã trải qua 1 thời gian hết sức đặc biệt dựa trên các câu chuyện linh thiêng về lãnh vực ngoại cảm. Sau cùng, người bạn tù, người chiến hữu tận tụy của anh Lộc đã tìm được 2 ngôi mộ của những người phi công trốn trại năm 1976.
Các ngôi mộ được khai quật năm 2008 có cả sự tiếp sức của thầy Mặc Ðìa ngồi tại San Jose mà chỉ dẫn qua điện thoại. Mặc Ðìa ngày xưa cũng là sĩ quan của không lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau cùng cô Ngọc Di đưa con gái là Nguyễn Lộc Ðan Vi về nhận xác người thân.
Ngày 3 tháng 11-2008 mẹ con ngồi trên phi cơ Eva ôm mỗi người một bình tro về Hoa Kỳ. Mẹ ôm tro của chồng, con ôm bình tro chiến hữu. Gia đình anh phi công Lê văn Bé nói rằng chiến hữu đã chết bên nhau thì cho đi Mỹ với nhau. Tuy nhiên bình tro của anh Bé chỉ có 1 nửa. Phân nửa gia đình lưu lại quê hương.
Ngày 8 tháng 11-2008 không quân Nam Cali làm lễ truy điệu cho 2 người anh hùng của họ. Có lễ trao cờ lại cho cô Ngọc Di cùng con gái.

**************************************************************

Ngọc Di làm vợ lính có hơn 1 năm và làm quả phụ 33 năm mới nhận được xác chồng bằng tro tàn. Bác sĩ Ðan Vi không bao giờ thấy được người cha dù ở trên trời hay ở dưới đất.
Khi khai giấy tờ người ta hỏi rằng con đến Mỹ năm nào. Con khai là đi năm 1975. Con đi bằng phương tiện gì. Con nói là con đi trong bụng mẹ. Cha con bây giờ ở đâu. Con không biết. Có thể còn đang bay ở trên trời. Con không có cha làm sao ai nuôi con học thành bác sĩ. Trả lời: Mẹ con.
Ðan Vi là loài hoa tường vi đan vào nhau mọc ngoài cổng nhà anh phi công Nguyễn Văn Lộc.
Tuổi của cô là tuổi của cộng đồng. Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại năm nay 35 tuổi, cũng là tuổi của Ðan Vi, một cô gái khác ngày xưa sinh ra trên tàu Trường Xuân, trên biển Nam Hải, tên cô là Chiêu Anh, cũng 35 tuổi.
Chiều văn nghệ 35 năm nhìn lại tại San Jose vào ngày 23 tháng 5/2010 chúng tôi sẽ mời cả 2 cô lên sân khấu CPA. Một cô đi tàu biển vào Mỹ. Một cô đi tàu bay vào Mỹ. Lúc ra đi cả 2 đều trong bụng mẹ.
Cả 2 cô đều không phải là ca sĩ, nhưng vẫn được mời lên sân khấu trình diễn. Hai cô đều không biết hát, chỉ đứng đó cho khán giả vỗ tay. Bởi vì cuộc đời của các cô chính là những bài ca của nửa thế kỷ trầm luân. Ðó là những hài nhi của cộng đồng di tản, những công dân của thế hệ mới trưởng thành sau những đau thương của đất nước.
Các bạn hỏi rằng văn nghệ của chúng tôi sẽ có những danh ca nào trình diễn.
Chúng tôi có các nữ danh ca có tên có tuổi nhưng không biết hát.
Vậy ai là những người biết hát thì xin đến giúp một tay.
Và trời đất sẽ trả công cho quý vị.
Tất cả chỉ cần hát có 1 bài: Bài “Cô Gái Việt” của Nhạc sĩ Hùng Lân.
Giao chỉ, San Jose

...          ...
        Chiêu Anh, Trường Xuân Babe                             Đan Vi, RVNF Babe         
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #56 - 14. Apr 2010 , 09:39
 
Đá thân - đọc xong câu chuyện - có chút gì ngậm ngùi - không thể nào diễn tả nổi Đá ơi.
Back to top
« Last Edit: 14. Apr 2010 , 09:40 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Nga Lucia
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1168
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #57 - 14. Apr 2010 , 11:36
 
Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.

Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2011 , 12:42 by Nga Lucia »  
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #58 - 15. Apr 2010 , 05:09
 
Nga Lucia wrote on 14. Apr 2010 , 11:36:
Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.




Nga ơi,

Em thật dễ thương và hết lòng với chị em ban. hoahong.gif
Bài hát em chọn hát cho cả nhà thật hợp với tháng 4 đen.
My nghe em và cậu em của em hát rất hay. votay
Cám ơn em và em củaem nhiếu lắm  hoahong.gif hoahong.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #59 - 15. Apr 2010 , 06:49
 
Cám ơn Nga và cậu em.  thanks.gif
Giọng hát thiết tha kèm theo những hình ảnh đau buồn trong các trại tị nạn, đã gợi lại những tang tóc, đau thương, chia lìa...kể từ ngày tháng 4 đen...
Xin tặng hai chị em mỗi người một bông hồng tươi thắm  hoahong.gif  hoahong.gif
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 16
Send Topic In ra