Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quốc Hận  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 ... 16
Send Topic In ra
Quốc Hận (Read 29483 times)
cungduockha
Full Member
***
Offline


LVD77

Posts: 167
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #60 - 15. Apr 2010 , 15:01
 
[quote author=Nga-Lucia link=1176663096/57#57 date=1271270217]Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.

Em vua moi nghe nhac xong. Cam on chi, chi hat rat hay. Em khong quen dươc nhung ngay cua thang tu nam do.....
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #61 - 16. Apr 2010 , 15:58
 

35 Năm Tiêu Diệt Ý Thức Con Người


Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 97 (15-04-2010)


...


Tại Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng sản đang rầm rộ tổ chức cái gọi là kỷ niệm «35 năm giải phóng miền Nam». Ở hải ngoại và cả quốc nội, đồng bào cũng không quên tưởng niệm Ngày Quốc hận, ghi nhớ biến cố toàn thể đất Việt rơi vào ách thống trị của một chủ nghĩa, chế độ và chính đảng vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc.

Dù bộ máy tuyên truyền của CS hết sức tô vẽ cái gọi là «sự nghiệp giải phóng, thành quả cách mạng» sau 35 năm, nhưng không ai không nhận thấy VN đang ngày càng thụt lùi về kinh tế, hỗn loạn về xã hội, hà khắc về chính trị, ô nhiễm về môi trường, sa sút về văn hóa, suy đồi về đạo đức, thu hẹp về đất đai và bấp bênh về an ninh quốc phòng… Vì đường lối quản lý xã hội và điều hành kinh tế có thể do bất lực sai lầm nhưng cũng có thể do thâm ý tàn độc của Cộng sản, đại đa số nhân dân VN đang sống trong nghèo nàn khốn khổ bên cạnh một thiểu số đảng viên cán bộ giàu nứt đố đổ vách, đằng sau vài phố thị phát triển hiện đại là vô số gia cư ổ chuột và mênh mông thôn dã bần cùng. Nếu cho rằng CS từng mong muốn đem lại công bằng xã hội như họ hằng rêu rao thì quả là họ đã hoàn toàn thất bại về mặt dân sinh, kinh tế. Nhưng điều đáng tổng kết sau hơn 1/3 thế kỷ CS cai trị nước Việt, đó chính là sự thất bại về mặt tinh thần, hay nói đúng hơn là sự hủy diệt ý thức của đủ mọi hạng người trong xã hội, mà CS là thủ phạm, y như một nhà văn Nga từng nói : «CS thực chất là một sự ác tinh thần» (Le communisme est un mal spirituel).

1- Tiêu diệt ý thức đại diện quốc dân nơi các thành viên Quốc hội. Được ngồi vào cơ quan quyền lực cao nhất nước trên danh nghĩa này không do dân bầu nhưng do đảng cử, các thành viên Quốc hội, qua hơn 12 khóa, đã chỉ làm một công việc là «giơ tay», «nhất trí cao, phấn khởi lớn» trước ý muốn của đảng, của Bộ chính trị. Những cuộc gặp gỡ, lấy ý kiến cử tri địa phương chỉ là trò mỵ dân ; những cuộc chất vấn các thành viên chính phủ thuần là màn trình diễn. Từ công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, qua hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải năm 1999 rồi 2000, đến vụ khai thác Bauxite Tây Nguyên 2008 (đây chỉ kể những việc nổi cộm), Quốc hội chẳng hề đứng về phía nhân dân để tìm hiểu, chất vấn, phản biện và hành động, một để cho Bộ chính trị và Trung ương đảng mặc sức tung hoành, dù bất lợi và nguy hiểm cho đất nước.

2- Tiêu diệt ý thức phục vụ công chúng nơi các nhân viên công quyền. Ý thức này đã bị tiêu diệt ngay từ đầu, qua việc họ là những người đã được đảng bộ trung ương hay địa phương tuyển chọn đặt để, nghĩa là không được nhân dân trao quyền, nhưng là cướp quyền từ tay nhân dân (những cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp chỉ là trò hề). Thành thử họ đã cư xử như những ông trời con, hung thần thổ địa, hống hách khinh người, chỉ lo tích lũy của cải hơn là phục vụ. Lối nói mai mỉa «hành là chính», những cơ ngơi đồ sộ của các «đầy tớ nhân dân» được phơi bày trên mạng Câu lạc bộ «Nókìa», những màn «cướp cơm chim» của kẻ bần cùng và nạn nhân bão lụt, những cuộc biểu tình vô vọng của dân oan bị lấy đất trước các trụ sở ủy ban xã huyện tỉnh, những cuộc đánh phá của các lãnh đạo chính quyền nhắm vào tôn giáo tại Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Cồn Dầu, Nha Trang, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Thủ Đức… và mới đây là việc các tỉnh cho Trung Cộng thuê rừng quốc phòng và phòng hộ là những bằng cớ không ai có thể chối cãi.

3- Tiêu diệt ý thức tôn trọng và bảo vệ nhân dân nơi giới công an cảnh sát. Bị nhồi sọ bởi tư tưởng : được đảng gầy dựng, lãnh đạo, trả lương, coi như lực lượng bảo vệ đảng, thấm nhuần «lời thề danh dự : Tuyệt đối trung thành với Đảng CSVN, với Nhà nước CHXHCNVN… Nghiêm chỉnh và triệt để chấp hành mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng… » (trích từ 5 lời thề của CAND), giới này đã trở thành công cụ đàn áp dân oan và giáo oan (có khi với cung cách côn đồ) khi họ đứng lên đòi quyền lợi trong các vụ biểu tình, phản kháng, khiếu kiện đơn lẻ hay tập thể ; thành «lực lượng đối thọi» với các nhà dân chủ cất tiếng đòi dân chủ tự do, thành kẻ hỗ trợ cho công tố viên trong các phiên tòa chính trị, và gần đây là thành nỗi kinh hoàng cho bất cứ ai bị bắt về đồn công an cảnh sát với bất cứ lý do «vi phạm» lớn nhỏ (vụ anh Nguyễn Quốc Bảo hôm 21-01 mới rồi tại Hà Nội là một ví dụ).

4- Tiêu diệt ý thức bảo vệ Tổ quốc nơi hàng ngũ quân đội: Luôn khắc ghi lời thề «dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, phấn đấu thực hiện một nước VN xã hội chủ nghĩa… Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng…» (trích 10 lời thề của QĐND), nhất là từ khi thay thế khẩu hiệu «Trung với nước hiếu với dân» bằng khẩu hiệu «trung với đảng…», rồi được cho làm kinh tế tự do, quân đội nhân dân đã thực sự trở thành công cụ của đảng, chỉ lo làm giàu (nhất là hàng lãnh đạo vốn nắm vô số công ty lớn nhỏ), quên lãng bổn phận bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trên lãnh hải, bỏ mặc ngư dân cho sự sách nhiễu, cướp bóc, tàn sát của Trung Cộng (vì chủ trương của đảng hiện thời là thần phục TC và xây dựng XHCN theo tấm gương và trong sự liên kết với TC). Dĩ nhiên từng có những chiến sĩ oai hùng trong cuộc xâm lăng của «Đại Hán» năm 1979 (Việt Bắc) và năm 1988 (Trường Sa), cũng như có một số tướng lĩnh sĩ quan và nhiều quân nhân còn ưu tư vận nước, nhưng quân đội xét chung nay hoàn toàn bị khống chế bởi những thành phần tay sai Bắc triều trong Bộ chính trị hay Bộ quốc phòng.

5- Tiêu diệt ý thức bảo vệ luật pháp và công lý nơi các luật sư. Do việc các Đại học luật khoa và các luật sư đoàn độc lập ở miền Nam bị xóa sổ ngay sau năm 1975 và chỉ mới được tái lập gần đây, nhưng dưới sự cầm trịch của CS, giới luật sư hiện giờ nói riêng và ngành tư pháp nói chung bị biến thành công cụ của đảng, theo cơ chế tam quyền phân công hay tam quyền nhất lập. Rất nhiều luật sư từng than phiền họ bị công an cản trở việc tiếp xúc với các thân chủ trong các vụ án, nhất là vụ án chính trị. Tại những phiên tòa loại này, các thẩm phán thường có những «bản án bỏ túi» do trên ấn đ35 Năm Tiêu Diệt Ý Thức Con Người ịnh sẵn và ý kiến của các luật sư công tâm bị xem thường. Báo chí cũng hay nói đến việc chạy án, việc quan tòa và công tố ăn hối lộ, việc đào tạo luật sư hay thẩm phán cách qua loa. Ngoài những luật gia hay luật sư có tinh thần dân chủ (nay xuất hiện ngày càng nhiều và cũng bị đàn áp không ít), vô số luật sư vẫn sẵn sàng loại trừ các đồng nghiệp «có vấn đề» với đảng, sẵn sàng bênh vực hay ngậm miệng trước nhiều bộ luật chỉ có lợi cho đảng mà thôi.

6- Tiêu diệt ý thức thương xót bệnh nhân nơi các y bác sĩ: Nền y tế VN từ lâu vẫn nổi tiếng thế giới với những bệnh viện quá tải, trang bị lỗi thời, vệ sinh tồi tệ ; với cảnh bỏ mặc những ca cấp cứu chưa nộp tiền, đối xử ngược với châm ngôn «lương y như từ mẫu», đòi bệnh nhân hối lộ mới săn sóc tốt, cung cấp thuốc quá hạn hay thuốc dổm, ăn hoa hồng quá độ khiến giá y dược bị đẩy lên tận trời, ưu tiên săn sóc cho đảng viên cán bộ, coi rẻ những người dùng thẻ bảo hiểm y tế và dân nghèo vào bệnh viện chỉ có nước tử vong… Nhân dân chua chát bảo rằng từ ngữ «nhà thương» nay hoàn toàn vô nghĩa, vì ở đó chỉ có sự khai thác nỗi khổ đau của con người.

7- Tiêu diệt ý thức làm chứng cho sự thật và lẽ phải nơi giới tu hành: Cộng sản từng phỉ báng tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ nhân dân, nhưng nay lại muốn tôn giáo trở thành thuốc phiện thực sự. Và họ đang làm được điều đó với những chức sắc chỉ còn biết ý nghĩa cuộc sống và hoạt động tu hành của mình là xây dựng điện thờ nguy nga, tổ chức lễ hội rầm rộ, ra ngoại quốc làm mục vụ xin tiền, mà hoàn toàn dửng dưng trước cảnh đồng bào bị đàn áp, xã hội bị băng hoại, tổ quốc bị lâm nguy… Những vị này còn lý luận mình không muốn làm chính trị, chỉ lên tiếng về các nguyên tắc luân lý chung chung (an toàn hơn) chứ không can thiệp vào những trường hợp cụ thể (dễ gặp nguy hiểm), sẵn sàng đặt tượng tên tội đồ dân tộc, từng bách hại tôn giáo bên cạnh Đức Phật trên điện thờ hay lấy tên của y làm danh hiệu cho giáo phận…

8- Tiêu diệt ý thức lương sư giáo dục nơi các thầy cô giáo: Nền giáo dục CS là nền giáo dục mang tính chính trị, không nhắm đào tạo những công dân tự do và trưởng thành cho đất nước nhưng là nhào nặn ra những thần dân khiếp nhược và nô lệ cho đảng. Chính vì thế CS đã cố gắng huấn luyện ra những thầy cô «hồng hơn chuyên », bó buộc hiệu trưởng mọi loại trường (trừ một số trường mẫu giáo của các giáo hội) phải là đảng viên để nắm chắc đường lối chủ trương của đảng, để theo dõi tư tưởng lập trường của mọi giáo viên và học sinh. Thành ra nền giáo dục VN ngày càng sa sút với vô số giáo viên thiếu tư cách, thiếu khả năng («đứng nhầm lớp»), với vô số vụ việc thầy bạo hành trò, đổi tình lấy điểm, bắt học sinh làm điếm (như tại tỉnh Hà Giang), bỏ mặc công an dân quân hành hạ học trò (vụ sinh viên Vũ Hoàng Quang), với việc giáo sư cấm sinh viên biểu tình chống Trung Quốc để bày tỏ lòng yêu nước… Từ đó, sinh ra một hậu quả khủng khiếp là sự ngây thơ, trong sáng, chân thật nơi các học sinh cũng bị tiêu tùng. Điều này dễ nhận thấy qua việc tệ nạn học đường ngày càng gia tăng với vô số vụ học sinh đánh lộn nhau (ngay cả trẻ nữ), hành hung thầy, học hành kiểu gian dối hay kiểu đối phó, dùng tiền hay tình để mua điểm, thậm chí sẵn sàng nhắm mắt theo lệnh những kẻ điều khiển «Đoàn thanh niên côn đồ HCM» như trong vụ Thái Hà và Tòa Khâm sứ tại Hà Nội.

«Thành quả quan trọng» của 35 năm CS cai trị chính là những điều vừa nói trên. Tất cả cho thấy sự ghê gớm và ghê tởm của chủ nghĩa lẫn chế độ CS. Sở dĩ có thành quả kinh hoàng này, đó là vì ngay sau khi chiếm được miền Nam cách đây đúng 35 năm, CS đã hành xử không chút tình đồng loại, tình đồng bào, tình dân tộc qua việc lăng nhục, hành hạ, giam nhốt, đọa đày, cướp tài sản, đuổi đi kinh tế mới hàng triệu con người cùng da vàng máu đỏ như họ
(xem bài So sánh ngày 8-4-1865 của HK và ngày 30-4-1975 của VN ở dưới thêm)
. Nhân đã ra sao thì quả cũng thế. Khởi sự thế nào thì kết thúc cũng y như vậy.


BAN BIÊN TẬP


...


Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #62 - 16. Apr 2010 , 23:03
 
Những Anh Hùng Vô Danh


Vi Anh


...
Đúng như nhà chiến lựợc tài đánh đuổi quân Tàu, Ông Nguyễn Trải đã nói trong Bình Ngô Đại Cáo trước đây, đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Biết bao nhiêu quân dân VNCH dã anh dũng và âm thầm hy sinh trong cuộc chiến bảo quốc an dân của VNCH. Chưa ai có đủ số và danh sách những quân dân VNCH, tướng tá, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát quốc gia, công chức hành chánh, cán bộ xây dưng nông thôn, xã ấp, tập thể nhân dân tự vệ, cũng như những cán bộ các chánh đảng - đã tuẩn tiết hay bị CS thủ tiêu từ ngày CS Hà nội cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa.
Mới đây nhứt tại thủ đô nước Mỹ, có cuộc hội thảo 'Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại'. Lời của một đại tá Mỹ và một trung tá VNCH làm cho người Việt bùi ngùi cảm động. Tiến sĩ  Stephen Randolph, đương kim phó khoa trưởng của Đại Học Không Quân Quốc Gia, tác giả  quyển “Powerful and Brutal Weapons: Nixon, Kissinger, and the Easter Offensive,” do Harvard University Press, từng  là đại tá Không Quân Mỹ tham chiến ở VN, nói Việt Nam và Hoa Kỳ thua cuộc “là vì lý do chính sách,” và vì Hoa Kỳ lúc đó “has bigger fish to fry”. Ông xúc động tỏ bày tâm tình: “Đây là nhận thức mà tôi biết rằng sẽ ám ảnh tôi cho đến suốt cuộc đời.”
Và Trung Tá Nguyễn Văn Lân, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù nói  về trận An Lộc. “Thời điểm 1972, Bắc Việt rất tin là họ sẽ chiếm được miền Nam, vì chính sách “Việt Nam Hóa” chiến tranh của Hoa Kỳ đã cho Bắc Việt nhiều lợi thế, cả về quân sự lẫn chính trị.”“Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã phải đơn phương chống cự với một đạo quân đông gấp bội, và hỏa lực ngày càng hùng hậu và tối tân do Nga và Tàu cung cấp. “Thế nhưng, lòng quả cảm của quân đội VNCH đã khiến chúng ta đẩy lui được quân Bắc Việt, dù phải chịu thiệt hại nặng nề.” Chỉ lên tấm hình một nghĩa trang ngút ngàn thập tự giá, Trung Tá Nguyễn Văn Lân bồi hồi càm dộng, : “Không gì đau lòng hơn cảnh nhìn các binh sĩ của mình tìm cách chôn cất đồng đội, trong khi chính bản thân họ cũng đang cận kề cái chết.” Ông nghẹn ngào đọc đứt khoảng hai câu thơ do một nữ giáo viên tặng những chiến sĩ anh hùng, ‘An Lộc địa sử ghi chiến tích, Biệt Kích Dù… vị quốc vong thân...” Và Ông đòi hỏi, “Đã đến lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử. Chúng ta phải cho các thế hệ con cháu biết là cha ông chúng đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đất nước, để họ không bao giờ phải hỏi tại sao chúng ta đã thua trận. Chúng ta không thể để cho những người đã nằm xuống phải tức tưởi.”
Con cá lớn mà Tiến sĩ  Stephen Randolph nói đó ai cũng biết, kể cả VNCH. Đó  là Trung Cộng với một thị trường lúc bấy giờ trên dưới một tỷ  người về kinh tế và về chánh trị là một đòn sốc có thể xeo bể khối CS trên thế giới do Liên xô đang cầm cán và đương đầu với Mỹ. Đã buồn vì trận mưa rào Mỹ, VNCH còn đau về cái rủi qua vụ Watergate của Mỹ. Phản Chiến Mỹ thừa thắng xông lên. Chánh quyền Mỹ như bị bóng đè, Quốc Hội, Hành Pháp mất tính đấu tranh, tổng thống “deal” hết nổi vơi tình thế chỉ còn có cách bắt quân đội Mỹ rút quân ra khỏi VN như quân bại trận ra khỏi thành và bỏ rơi đổng minh VNCH, cắt  gần hết viện trợ và quân viện, một nghĩa vụ của Mỹ dối với VNCH có ghi hẵn hòi trong hiệp định Paris.
...

Đúng như lởi Ông Nguyễn Trải nói, đất nước có lúc thịnh suy, nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Từ đó cho thấy quân dân VNCH biết bao nhiêu người quân dân VN bỏ mình khi vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, Có người tuẫn tiết để bảo vệ danh dự, trách nhiệm đối với Tổ Quốc khi chế độ bị bức tử. Có người nằm gai nếm mật trong ngục tù CS, chịu muôn ngàn gian nguy chết sống trên đường vuợt biên. Quân nhân không coi mình là người giải ngũ, Công chức, cán bộ không coi mình là người tử dịch. Hầu hết coi  mình bị đồng minh bỏ rơi vì địa lý chiến lược tòan cầu của Mỹ thay đổi, làm mình thua một trận Ba Mươi Tháng Tư, chớ không thua cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Không sống được với CS ở nước nhà VN, người Việt Quốc Gia ra hải ngọai, tương kế đem hồn thiêng sông núi VN theo mình, giương cao quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, làm lại một cuộc “chiến tranh khác”. Một cuộc chiến tranh chánh trị  ví tình hình mới phương tiện mói, với vũ khí mới là  tự do, dân chủ, nhân quyền VN.
Dù Mỹ có viện lý này, lẽ nọ như đổ tội cho Phản Chiến không chế truyền thông, hướng dẩn công luận khiến chánh quyền bị bó tay, rút quân Mỹ ra khỏi VN như quân bại trận ra khỏi thành. Cắt viện trợ và quân viện cho VNCH  kiệt quệ súng đạn, xăng nhót, phụ tùng thay thế phi cơ, tàu chiến. Như lý lẽ mới dây trong cuộc hội  thảo 'Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại', thứ trưởng John Negroponte  nói Mỹ không bỏ rơi VN mà vì TT Johnson không dối phó nỗi với cuộc chiến:  “Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam từ năm 1950 cho đến năm 1975, khi đã hỗ trợ nhau một thời gian dài như thế thì không thể gọi là bỏ rơi được. Chỉ là vấn đề lúc đó Tổng Thống Johnson đã quá kiệt sức, không “deal” nổi với cuộc chiến đó nữa.” “Nên nhớ là sau đó Johnson quyết định không tái ứng cử nữa. Ông đã quá mệt mỏi!”mNói để mà nói chớ sự kiện lịch sử Thương Đề cũng không thay được là Mỷ rút quân, cắt viện trợ quân viện gần như hòan tòan, thí không bỏ rơi VNCH là cái gì.
Nhưng phải công tâm mà nói chẳng bao lâu sau khi chơi không đẹp với đổng minh VNCH, nhân dân và chánh quyền Mỹ sau đó cũng thấy hối hận và có những hành động tồt để thông cảm. Mỹ đã dang tay ra dón hơn phân nửa người Việt tỵ nạn CS và giúp cho người Mỹ gốc Việt này hình thành nồng cốt một VN Hải ngọai.
Tự do, dân chủ, nhân quyền VN, việc chống CS  Hà nội độc tài tòan diện là chuyện chánh yếu của người VN, của dất nước VN. Mỷ giúp thì tốt, không giúp người Việt cũng phải làm. Trong công cuộc đấu tranh chánh trị tiếp nối cuộc chiến đấu, trong đời sồng mới sung túc, đầy đủ tư do, người Việt không thể nào quên những anh hùng tư sĩ đã hy sinh trong chiến trận, đã tuẩn tiết khi chế độ bị bức tử, và bỏ mình trên con dưởng tìm tư do để tiếp tực cuộc chiến đấu cho tư do , dân chủ cho VN. Những anh hùng liệt nữ vị quốc vong thân đó, có người nhiều người biết, có người chưa được biết hay không được biết. Chưa ai tổ chức nào dám nói mình có ấy dử danh sách.
Nhiều anh hùng liệt nữ tử sĩ vô danh nhiều, nhiều lắm. Trong hai ngày hai đêm 1 và 2 tháng Tư, khi CS đánh chiếm tỉnh Phú Yên, CS Hà nội đã giết trên 400 quân dân cán chính của tỉnh này đa số gốc Đại Việt. Còn nhửng tỉnh Miển Tây, nơi PGHH giúp cho VNCH gìn giữ an ninh rất vững sau 30 tháng tư, CS thủ tiêu rất nhiểu người như trường hợp Dân biểu Hùynh văn Lầu, Anh Ba Dần ở  Tân Qưới, Tân Lược Bình Minh (Cái vồn), v.v. Chỉ  một hội SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm mà đã có 1 danh sách 39 người.
Anh hùng vô danh tuẩn tiết, tử thủ và kiên định lập trường chống Cộng bị CS thủ tiêu nhiểu, nhiều lắm. Ba Mươi Tháng Tư là dịp long trọng, thiêng liêng để đốt nén hương lòng cầu nguyên cho hương linh những anh hùng trong bóng tối ấy. Một tập quán tốt dã thành nghi thức trong mọi lễ hội của người Việt là mặc niệm. Người văn minh, chánh quyền và người dân văn minh lúc nào cũng dành cho những anh hùng không tên tuổi trong lịch sử một dịa vi tôn nghiêm. Những nghĩa trang quốc gia, trong đài tưởng niệm danh nhân ở thủ đô của các nước lớn như Anh, Mỹ, Pháp, Nhựt, lúc nào chánh quyền và nhân nhân cũng ghi ơn bằng cách  xây dựng một ngôi mộ cho anh hùng vô danh mà Tổ Quốc Tri Ơn và tòan dân kính trọng.

VI ANH
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #63 - 17. Apr 2010 , 10:44
 
 


...
...


Tác Giả Hoàng Yến




Bài trích từ www.ledinh.ca


Back to top
« Last Edit: 17. Apr 2010 , 10:47 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Nga Lucia
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1168
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #64 - 17. Apr 2010 , 14:01
 
Đặng-Mỹ wrote on 15. Apr 2010 , 05:09:
Nga ơi,

Em thật dễ thương và hết lòng với chị em ban. hoahong.gif
Bài hát em chọn hát cho cả nhà thật hợp với tháng 4 đen.
My nghe em và cậu em của em hát rất hay. votay
Cám ơn em và em củaem nhiếu lắm  hoahong.gif hoahong.gif


Chị Mỹ ơi , cám ơn chị. Em cũng chỉ muốn góp 1 chút ít vào trang tháng 4 đễ nhớ về những ngày tháng đau thương mà bao nhiêu trẻ em VN mình đã gánh chịu trên đưởng vượt biên .
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nga Lucia
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1168
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #65 - 17. Apr 2010 , 14:14
 
NgocDoa wrote on 15. Apr 2010 , 06:49:
Cám ơn Nga và cậu em.  thanks.gif
Giọng hát thiết tha kèm theo những hình ảnh đau buồn trong các trại tị nạn, đã gợi lại những tang tóc, đau thương, chia lìa...kể từ ngày tháng 4 đen...
Xin tặng hai chị em mỗi người một bông hồng tươi thắm  hoahong.gif  hoahong.gif


NgaLN cám ơn Chị Ngọc Đoá đã nghe em hát. Em biết Chị vì đã có gặp Chị trong kỳ họp mặt ở nhà Chị
Cần năm 2008 nhưng có thể chị hong biết em . Cũng là 1 trong những thuyền nhân , em cũng đã qua nhiều cửa ải khổ đau  và đã nhìn thấy bao điều chia ly , tử biệt. Bây giờ nhớ lại sao thấy mình lúc đó lại can đảm đến như vậy.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nga Lucia
Gold Member
*****
Offline



Posts: 1168
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #66 - 17. Apr 2010 , 14:18
 
cungduockha wrote on 15. Apr 2010 , 15:01:
Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.

Em vua moi nghe nhac xong. Cam on chi, chi hat rat hay. Em khong quen dươc nhung ngay cua thang tu nam do.....



Cám ơn em. Có phải em là LVD 77? 78?. Chị cũng vậy, không sao quên  được những ngày tháng tư đầy đau thương.
Back to top
 
 
IP Logged
 
cungduockha
Full Member
***
Offline


LVD77

Posts: 167
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #67 - 17. Apr 2010 , 15:28
 
Nga Lucia wrote on 17. Apr 2010 , 14:18:
Cám ơn em. Có phải em là LVD 77? 78?. Chị cũng vậy, không sao quên  được những ngày tháng tư đầy đau thương.

Chao chi Nga, em cung la Nga (Thuy Nga) LVD_77. Sau thang tu do Cha em da di hoc tap cai tao. Tương lai cua nhung ngươi con co Cha di hoc tap cai tao bat dau tu do...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #68 - 18. Apr 2010 , 02:04
 
Nga Lucia wrote on 14. Apr 2010 , 11:36:
Đễ kỷ niệm 30 tháng tư sắp đến , NgaLN xin góp chút tâm tình qua khúc hát Bên Em đang có Ta. Bài hát nầy có sự góp mặt của cậu em chồng hát phụ đễ có thêm giọng nam. Xin thân mến gửi đến tất cả ACE.


Chị Nga ơi, chị và cậu em chồng hát hay lắm...Có những hình ảnh làm em thật bùi ngùi .....
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #69 - 18. Apr 2010 , 02:55
 
QUỐC HẬN 30-4 
với Thanh Toàn 


35 NĂM NHÌN LẠI






Back to top
« Last Edit: 18. Apr 2010 , 02:58 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #70 - 18. Apr 2010 , 12:53
 
Tháng Tư Buồn


Những bài thơ tháng tư, buồn da diết
Vẫn ngậm ngùi, nghe nghẹn thắt trong tim
Giọt nước mắt rơi, sao buốt giá hồn trinh
Cho sống lại, một bức tranh khốn khổ

Tháng tư đen, bầu trời đem bão tố
Gió điên cuồng, thổi hạnh phúc ra khơi
Người người dắt nhau, chạy trốn tiếng cười
Loài dã thú, tung hoành nơi phố thị

Bao năm qua, tháng tư hoài nhắc nhở
Nơi xứ người, như một vết dao đâm
Những nén nhang, xin cất tiếng cầu kinh
Cho siêu thoát, những linh hồn vị quốc

Tháng tư đen, bây giờ thành Quốc Hận
Khi trên đầu khăn trắng, vết thương xưa
Khi quê hương, còn đẫm những cơn mưa
Khi loài thú còn rong chơi phố thị ...

Tháng tư đen, nơi quê người tủi nhục
Kiếp lưu vong, hằn đậm vết thương mình
Thương quê hương, vận nước quá điêu linh
Xin khấn nguyện, Tháng Tư hồng xứ mẹ


Nguyễn Thị Tê Hát
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #71 - 18. Apr 2010 , 18:13
 
30.04.75

QUỐC HẬN và QUỐC NHỤC



     QUỐC HẬN là nỗi đau uất nghẹn từ cuộc chiến bại của Quân Dân Miền Nam Việt Nam, làm sụp đổ chế độ Việt Nam Cộng Hoà tháng 4-1975, khiến cả nước sa vào vòng nô lệ của bè lũ Cộng Sản Miền Bắc, vốn là một bộ phận xâm lược của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế.

...


     QUỐC HẬN là nỗi căm hờn, tủi nhục của hàng triệu Quân, Cán, Chính VNCH đã bị bắt cầm tù vô thời hạn; bị đày đoạ lao động khổ sai trong các nhà tù tập trung mà bọn Quỷ Đỏ gọi với cái mỹ từ “trại học tập cải tạo”!

...


...


...


30 Tháng 4 - 34 Năm Nhìn Lại (Video Baoson)  <==



     QUỐC HẬN là nỗi tủi nhục của các gia đình Quân Cán Chính VNCH, sống trong cảnh vợ xa chồng, con lìa cha, nhà cửa, đất đai bị chiếm đoạt, bị đày đọa nơi chốn rừng sâu nước độc mà người cộng sản gọi là vùng Kinh Tế Mới. Trẻ con phải chịu cảnh thất học sống lây lất đó đây!

...


Lời Tâm Sự Đầu Năm Cho Em Bé Bán Vé Số (Xuân Khê)  <====


       QUỐC HẬN
cũng là tiếng thét kinh hoàng, cùng số phận bi thảm của đoàn người bỏ nước ra đi trên bộ, bị bọn Công An Biên Phòng VC và bọn Khờ Me Đỏ bắt bớ, giết hại; trên biển thì bị bọn hải tặc Thái Lan cướp bóc, hảm hiếp, giết, hoặc đục cho thủng thuyền bỏ trôi, rồi bắt phụ nữ, bé gái đem bán cho các tổ chức tội ác ở BangKok!
...


...



Niềm đau QUỐC HẬN của người dân Việt Nam lại còn tròng thêm nỗi đau QUỐC NHỤC!

...


 
QUỐC NHỤC vì bạo quyền Cộng Sản Hànội quá tham lam, độc tài và ngu xuẫn. Thế giới đã bước vào thế kỷ 21; chủ nghĩa cộng sản đã quá lỗi thời, và đã bị ngay chính người dân ở “thiên đường cộng sản” Nga và Đông Âu chối bỏ. Nhưng bọn CS Hànội vì ngu xuẫn, mù quáng, và vì muốn bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho bè lũ nên vẫn nhắm mắt thần phục quan thầy Bắc Kinh; thậm chí còn cắt đất dâng biển cho kẻ thù bành trướng Trung Cộng!

...

...


...

      QUỐC NHỤC cũng bởi chưa có thời đại nào mà nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam bị chà đạp đến tận cùng, đối xử quá tồi tệ như thời đại hiện nay; phụ nữ và trẻ em gái bị bọn cán bộ CS bất lương bắt đem bán ra ngoại quốc hành nghề mãi dâm; phụ nữ cũng được nhà nước VC đưa lên thành chánh sách “xuất khẩu” làm vợ người nước ngoài để kiếm ngoại tệ ! Song song với chánh sách "xuất khẩu lao động" đưa công nhân ra nước ngoài làm nô lệ, bị ngược đãi, bị bóc lột vô cùng nhục nhã !
...

Vietnamese Women For Export  <===



      QUỐC NHỤC vì đời sống người dân ở nông thôn ngày nay bị bọn cường hào ác bá "đỏ" lộng hành tha hồ hà hiếp. bóc lột, cướp đoạt nhà cửa. Dân Oan cả nước kéo nhau ra Hànội khiếu kiện từ đời ông, đời cha đến đời con cháu vẫn không được giải quyết, khiến lâm cảnh khó nghèo vô cùng tận. Trong khi đó thì bọn lãnh đạo CS thì tên nào cũng tích lủy một số tài sản khổng lồ từ trăm triệu đến hàng tỷ đô la mà tổ chức Minh Bạch Quốc Tế đã nhiều lần công bố!



Gương "Liêm Khiết" Của Lãnh Tụ Đảng Cọng Sản Việt Nam (Video BaoSon)  <===

      QUỐC NHỤC vì nước Việt Nam ngày nay bị cả thế giới khinh khi coi như "giòi bọ". Những cơ sở ngoại giao của nước CHXNCN/VN ở nước ngoại biến thành những hang ổ che chở cho các phi vụ trộm cắp, buôn lậu, chuyên làm ăn phi pháp. Và, ngay chánh quyền trung ương thì lừa dối, tráo trở, không tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh những gì đã cam kết với quốc tế như; bất dung tôn giáo, cướp đoạt tài sản của dân; đàn áp thô bạo những khát vọng của người dân ở trong nước... Tiếp tục chà đạp Nhân Quyền một cách thô bạo mà bản phúc trình về Nhân Quyền hàng năm của Bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ năm nào cũng lên án! 



Giữa Vinh và Nhục cuả Người Việt Quốc Gia và CSVN (Giáo Già) <===
Nỗi Nhục Gia Nô & Quốc Nô (Giáo Già) <===



Võ Văn Sáu

(NS Góp Gió)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #72 - 19. Apr 2010 , 22:17
 
MÀU CỜ THÂN YÊU

...


Em nhắm mắt thả hồn về Quê Mẹ
Dìm trái tim từng cảm xúc yêu thương
Cờ trong tay Em nghe hồn  xao xuyến
Lá cờ vàng  sọc đỏ của Quê Hương

Ôi kính  yêu lá cờ nơi đất  Mẹ
Thắm máu xương nhiều thế hệ vùi thây
Gói  xác thân bao anh hùng  tử sĩ
Để có Em_hiện hữu  ở nơi đây

Em có nghe_Tiếng Cờ_ bay trong  gió?
Là linh hồn của  triệu triệu hy sinh
Là máu  xương là đau thương chất ngất
Bao cuộc đời nỗi  thống khổ điêu linh

Em có biết,  Ai sống đời cùng khổ?
Là dân nghèo luôn đói lạnh  thảm thương
Tiếng trẻ thơ kêu gào trong lửa đạn
Và tiếng người, nhầy nhụa bao vết thương

Cảnh  dã man làm sao em biết được
Giữa Miền Nam khói lữa giăng mịt mù
Mới sinh ra đã nghe mùi  thuốc súng
Một cuộc đời  buồn khổ sống âm u

Em có thấy? bao cảnh đời  Cải Tạo
Đêm nhục hình , ngày đày đọa gian nan
Chết âm thầm nơi rừng thiêng nước độc
Những anh hùng tuấn kiệt của Miền Nam

Em có nghe bao tấm lòng  trăn trở
Mơ ngày về dựng lại Quê Hương
Ngày lại ngày xót xa đời lữ thứ
Thân xác hao gầy_cúi mặt  nhớ thương!


MẶC KHÁCH

Cám ơn anh Mặc Khách đã gửi đến bài "Màu Cờ Thân yêu"
đầy xót xa.... trăn trở.....


VTT
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
kienmay
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 35
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #73 - 20. Apr 2010 , 18:45
 

Những Tháng Tư


Lại tháng Tư về nữa đấy sao?
Còn đây vết chém tháng Tư nào!
Đau thương vẫn đắng khung trời cũ
Máu vẫn tuôn rơi, lệ vẫn trào

Vẫn những gông xiềng, vẫn oán than
Người dân chân chính vẫn cơ hàn
Độc tài, bạo chúa, thêm tàn bạo
Nửa thế kỷ buồn. Ơi, Việt Nam!!!

Vẫn những nhà giam, những trại tù
Nhốt người yêu nước, nhốt người tu!
Ba miền sông núi đau từng tấc
Miệng xóa, tay khơi lửa hận thù!

Xin hãy nhìn xem đất nước nhà
Đâu rồi quần đảo của Hoàng Sa?
Nam Quan, Bản Giốc còn không nhỉ
Ai cắt dâng người sông núi ta???

Hí hửng cầm tiền, mẹ bán con
Vì đâu luân lý cũng không còn?
Than ôi, xã hội suy tàn thế
Lòng hỡi! Ai cùng với nước non???

Em bé không quen cảnh học đường
Tương lai tuổi trẻ cõi mù sương
Má hồng con gái, xuân chưa thắm
Đời đã giang hồ, đã phấn hương!

Nòi giống đau thương đến nỗi này
Hỏi rằng trách nhiệm của ai đây?
Thất phu cũng thẹn hồn hưng phế
Hào kiệt anh hùng lại bó tay???

Xin hãy cùng chia những hận sầu
Để mà kẻ trước bảo người sau
Đứng lên, gom gió ta làm bão
Rửa hận sơn hà, gắn nỗi đau

Quang phục, cùng nhau dựng lại nhà
Tô bồi truyền thống của Ông Cha
Xây đời hạnh phúc, nền dân chủ
Bằng trái tim hồng, ta với ta

Hãy để cho đời những Tháng Tư
Hết đau, hết nhục, hết lao tù
Quê hương hết bóng quân tàn bạo
Ba cõi vàng tươi một sắc cờ ...

Ngô Minh Hằng



Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Quốc Hận
Reply #74 - 20. Apr 2010 , 19:56
 
Mỹ Dung Và ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’ Đến San Jose


...

Tác giả Mỹ Dung và bìa sách.


Lời nói đầu:
Đa số hồi ký của các nhân vật lịch sử Việt Nam thường viết về thời gian trước tháng tư 75, và thiếu vắng tác phẩm của phụ nữ. Nhưng bút ký về cuộc đời bà Mỹ Dung đã viết về một giai đoạn chính từ sau tháng tư 75. Phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau tác phẩm bằng Anh ngữ “A Thousand Tears Falling..” mới được xuất bản. Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi. Nhiều độc giả Việt Nam cũng đã mua và đọc nguyên tác Anh Ngữ. Nhưng đa số vẫn còn mong có cơ hội đọc bản Việt ngữ của một câu chuyện thực hết sức bi thương và hấp dẫn. Vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật 16 tháng 5-2010 bộ sách lịch sử cả Anh và Việt ngữ sẽ ra mắt San Jose. Dân Sinh Media sẽ tổ chức tại hội trường của quận hạt Santa Clara số 90 W. Hedding, San Jose. Như vậy là chúng ta phải chờ đợi 20 năm để đọc bản Anh ngữ. Rồi chờ thêm 15 năm mới có bản tiếng Việt. Sau này không biết bao giờ câu chuyện này sẽ được dựng thành phim. Trong khi chờ đợi, xin vui lòng dành cho chúng tôi cơ hội giãi bầy về việc thảo luận cho Ngàn Giọt Lệ Rơi trên con đường đi lên màn ảnh,... sau này.                                                            
Ngàn Giọt Lệ Rơi
Sau 30 năm chiến tranh Việt Nam đã có nhiều hoàn cảnh éo le trong đời sống. Cuộc binh đao giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đưa đến cảnh gia đình chia cắt. Câu chuyện được ghi lại lần này là một nhà chia đôi ngả. Cha và con trai theo miền Bắc. Mẹ và 5 con theo miền Nam. Câu chuyện thật và đầy đủ tình tiết để dựng nên một cuốn phim làm di sản cho đời sau. Phim ảnh Hoa Kỳ thường hay phỏng theo các cuốn tiểu thuyết hoặc ký sự dựa theo chuyện có thật đã xảy ra. Nếu người Việt chúng ta làm một cuốn phim tại hải ngoại để có thị trường phải là phim nói Anh ngữ, có cái vai Mỹ Việt, tình tiết éo le, hấp dẫn, pha chút màu sắc điệp viên với các giây phút lo sợ kịch tính. Đồng thời có những lúc vai chính phải ray rứt nội tâm. Màn ảnh chiếu gần, diễn tả bằng nét mặt.
Sự lựa chọn giữa lý tưởng và bổn phận của các vai chính làm cho chuyện phim đóng mở, lôi cuốn khán giả. Nội dung cần có cơ hội để lấy ngoại cảnh từ Việt Nam, Nhật Bản, Hạ Uy Di, Hoa kỳ và Âu châu. Vai chính đi từ những phân cảnh của gia đình Việt Nam trong chiến tranh đến các buổi tiếp tân của ngoại giao đoàn tại các quốc gia Tây phương. Từ các phòng ăn tráng lệ tại các câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ cho đến các chiến khu ở rừng già Nam Bộ. Từ văn phòng của bộ ngoại giao chính phủ cộng sản Việt Nam đến cơ sở tình báo của hải quân trong Ngũ Giác Đài. Một chuyện phim như thế mà phỏng theo một câu chuyện hồi ký có thực thì vô cùng lý thú. Có thể tìm thấy không? Trên thực tế chuyện này đã xảy ra.
Chúng ta có thể tìm được câu chuyện tình tiết như vậy với nội dung bao gồm cuộc chiến Quốc Cộng giữa Việt Nam với Việt Nam. Giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Câu chuyện gián điệp thực sự xảy ra đã được kể trong cuốn hồi ký của một phụ nữ.
Người đàn bà viết cuốn sách này tên là Đặng Mỹ Dung và cuốn sách có tựa đề là Ngàn Giọt Lệ Rơi. Nguyên tác Anh ngữ là A Thousand Tears Falling. Bà Yung Krall sáng tác theo thể tự truyện dựa vào cuộc đời của cha mẹ rồi đến chính cuộc đời của tác giả. Tất cả mọi danh tính đều giữ nguyên như là một sử liệu. Dựa theo tác phẩm Anh ngữ, chúng tôi viết bản phác họa cho một cuốn phim tương lai của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.
Đây là phim truyện về một người chủ gia đình theo kháng chiến rồi đi tập kết 54 trở thành nhân viên cao cấp trong chính phủ cộng sản. Người vợ ở lại miền Nam trong vùng quốc gia rồi di tản qua Hoa Kỳ. Bà đã từ chối không về sống với chồng ở Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, con cái mỗi người theo một ngả. Tiếp theo cuộc chiến Quốc Cộng tiếp tục bàn giao cho thế hệ thứ hai. Tác giả là con gái trong gia đình đã thành hôn với một sĩ quan hải quân Mỹ. Trong hoàn cảnh éo le, cô gái đã trở thành gián điệp nhị trùng. Một bên là cha ruột, một bên là chồng. Đứng giữa hai phe thù nghịch nhưng tác giả thực sự làm việc cho phía Hoa Kỳ. Đã góp phần phá vỡ âm mưu của Hà Nội lúc đó đang tìm cách cài người vào bộ ngoại giao tại Hoa Thịnh Đốn.
Chuyện thật đã xảy ra tại Mỹ vào cuối thập niên 70. Trong chiến tranh Việt Nam, phe quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ thường bị phía cộng sản cài người nằm thật sâu vào các cơ quan của ta, nhưng phe ta chưa hề có được những đòn gián điệp đáng kể lừa được đối phương. Câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi là một biệt lệ đặc biệt cần được biết đến, cần được nhắc lại và cần được đóng thành phim. Cảm khích với nội dung của tác phẩm, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị sau đây là câu chuyện về một cuốn phim tương lai, nhân dịp 35 năm sau kể từ tháng 4-1975.

PHÁC HỌA CHUYỆN PHIM “NGÀN GIỌT LỆ RƠI”

“A thousand Tears Falling” bắt đầu từ ngoại cảnh tại Nhật Bản. Thời gian lúc đó là tháng 6-1975, không gian là tại phòng tiếp tân của đại khách sạn Nhật Bản tại Đông Kinh. Tại đây, một hội nghị quốc tế giữa các nước Đông Nam Á đang diễn ra. Ông Đặng Văn Minh là trưởng phái đoàn của nước cộng sản Việt Nam vừa chiến thắng Sài Gòn 2 tháng trước, đến dự hội nghị với niềm tự hào và được sự lưu ý của báo chí thế giới. Tuy nhiên, cũng vào chiều hôm đó tại Đông Kinh, người cán bộ cao cấp của phe cộng sản gặp lại con gái sau 23 năm xa cách. Từ hình ảnh trong đại sảnh của khách sạn quốc tế tại Tokyo, phía trước treo cờ các nước dự hội nghị, có cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh vị trưởng phái đoàn rạng rỡ tươi cười mở đầu cuốn phim để tiếp đến hình ảnh hồi tưởng thời kỳ trongchiến khu với cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Ông Minh sinh năm 1909 tại Vĩnh Long, đi theo Kháng Chiến và trở thành nhân viên cao cấp của Mặt Trận. Năm 1954, ông dẫn con trai lớn 17 tuổi là Đặng Văn Khôi ra Bắc. Vợ ông Minh là bà Trần Thị Phàm và 5 con nhỏ ở lại miền Nam. Khi chia tay hẹn 2 năm trở lại nhưng thật sự phải hơn 20 năm sau người cộng sản mới vào được Sài Gòn thì lúc đó đã biết bao nhiêu vật đổi sao rời. Người con trưởng theo bố ra Bắc đã trở thành sĩ quan của quân đội nhân dân được gửi đi Nga học về hỏa tiễn phòng không năm 1968. Đến năm 1975, ông Minh trong khi vẫn một lòng trung thành với chế độ và trở nên cán bộ cao cấp ngành ngoại giao thì người con trưởng Đặng Văn Khôi có thái độ chống chiến tranh nên đã bị sa thải khỏi quân đội miền Bắc.
Tại miền Nam, người con trai thứ của ông bà là Đặng Hải Vân, lúc ông tập kết chỉ có 5 tuổi sau này đã trở thành phi công của Không Quân Việt nam Cộng Hòa. Nhưng không may Hải Vân đã bị thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện tại Hoa Kỳ lúc 21 tuổi. Chị Đặng Mỹ Dung là con thứ tư của ông bà đã thành hôn với đại úy phi công của Hải Quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn và năm 75 gia đình chị đang sống tại Hawaii. Cuộc sống thơ mộng và bình yên của ông Krall và bà Mỹ Dung hoàn toàn thay đổi từ tháng 4-1975.
Cũng vào tháng 4-1975, lúc đó cha của bà Dung là ông Minh đang làm đại sứ cộng sản Hà Nội tại Nga Sô, mẹ của bà và đứa em út thì kẹt ở Sài Gòn. Với bao năm xa cách, với quan niệm về cuộc sống khác biệt, bà Phàm vợ ông Minh không hề có ý muốn ở lại Sài Gòn để chờ đoàn tụ với chồng. Đặng Mỹ Dung từ Hạ Uy Di liền yêu cầu thiếu tá Krall tìm cách về Sài Gòn đón gia đình bà mẹ qua Mỹ. Khi ông Krall qua Sài Gòn đã lâu mà chưa có tin tức gì. Tại Hawaii, bà Đặng Mỹ Dung lo sợ đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại cầu cứu với đề đốc Gaylor, tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng. Lời nói chỉ vắn tắt báo cáo chuyện chồng bà về Sài Gòn để lo cứu gia đình sao chưa thấy qua, nhưng bà nói thêm một tin tức động trời, bà là con gái của đại sứ cộng sản Việt Nam tại Mạc Tư Khoa.
Lập tức guồng máy quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển động và cả FBI lẫn CIA nhập cuộc. Hệ thống tình báo Mỹ ghi nhận ngay đây là một đầu mối vô cùng quan trọng mà tại sao lâu nay không ai biết. Ngay cả lúc hồ sơ thành hôn của vị sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không ai lưu ý đến mối liên hệ huyết tộc của cô dâu nước Mỹ có đầu mối Hà Nội. Họ cứ tưởng đây chỉ là cô gái thuần túy Sài Gòn. Tiếp theo khi chuyến bay chở mẹ và em gái út của Đặng Mỹ Dung ra khỏi Việt Nam do CIA Sài Gòn trực tiếp sắp đặt thì một khế ước bất thành văn đã bắt đầu. Mỹ Dung nợ khối tình báo Mỹ một yêu cầu. Cuộc đời điệp viên khởi sự. Khi bà Minh đã yên ổn tại Hoa Kỳ thì hơn 60 ngày sau Mỹ Dung dắt con nhỏ qua Nhật Bản thăm thân phụ đã hơn 20 năm xa cách. Guồng máy tình báo của thế giới tự do mở chiến dịch để Con Chim Xanh với Ngàn Giọt Lệ lên đường công tác.
Sơ lược chuyện phim.
Bây giờ xin mời khán giả trở lại Đông Kinh của tháng 6-1976. Cánh cửa phòng họp riêng của đại sảnh Tokyo hé mở, một cán bộ ngoại giao của Hà Nội bước vào trình với thủ trưởng Đặng Quang Minh: “Thưa đồng chí thủ trưởng, bà Việt kiều ở Mỹ và đứa con lai đã có hẹn xin vào gặp.” Ông Minh vẫn còn đang ngồi xem hồ sơ hội nghị, nói mà không nhìn lên: “Đây là đại diện Hội Việt Kiều Yêu Nước đến để động viên và mừng đất nước thống nhất. Đồng chí mời vào đi.” Đặng Lệ Dung bước vào cùng con gái nhỏ nép một bên.
Hơn 20 năm qua, lúc thân phụ ra đi, cô là đứa bé con. Giờ đây, đứa cháu ngoại lai Mỹ xinh đẹp mắt mở to nhìn người đàn ông xa lạ mà e ngại. Cuộc gặp gỡ riêng tư nhưng hết sức khách sáo. Cả cha con đều phải đóng kịch dù rằng trong lòng như lửa đốt. Trước khi chia tay, ông Minh nói nhỏ với con gái là sẽ thu xếp để gặp lại người vợ cũ là bà Phàm đã hiện di tản qua Hoa Kỳ.
Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 6-1975, cuộc đấu tranh chiến tranh chính trị, tình báo và ngoại giao giữa hai cha con bắt đầu. Một bên là Việt Nam cộng sản đã thống nhất và một bên là guồng máy tình báo Hoa Kỳ. Cả hai bên đều tìm cách mua chuộc lẫn nhau. Cuốn phim Ngàn Giọt Lệ Rơi thực sự sẽ có cả hàng trăm phân cảnh hết sức độc đáo để dàn dựng.

Chiến tranh tình báo.
Thủ trưởng Đặng Quang Minh về báo cáo lên bộ chính trị và được Lê Duẩn đồng ý cho phép qua Paris gặp lại vợ con. Ông dự trù sẽ thuyết phục để đưa vợ con trở về Hà Nội dưới hình thức chiến thắng ngoại giao sau khi tuyên bố là gia đình ông ở Sài Gòn đã bị Hoa Kỳ áp đảo bắt phải di tản. Hà Nội chắc chắn một lần nữa sẽ đạt được một thành tích đánh bại Hoa Kỳ trên diễn đàn dư luận quốc tế. Phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Đốn đã cho phép CIA giúp đỡ hai mẹ con bà Minh qua Pháp để bắt nhịp cầu làm việc trực tiếp với tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Paris. Tình báo Mỹ chấp nhận nhập cuộc.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính trị giữa cộng sản và Hoa Kỳ đã trở thành một mối xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Đặng, vượt ra khỏi tầm tay của những thế lực đằng sau từ cả hai bên. Ông Minh hết lòng thuyết phục bà vợ tao khang trở về với một đất nước nay đã thanh bình, độc lập, thống nhất và hoàn toàn chiến thắng. Ông thề thốt lấy cả cuộc đời ra để bảo đảm cho sự an toàn của bà và người con út cùng đi với bà.Nhưng bà Minh vẫn còn dè đặt và sau cùng quyết định ở lại Hoa Kỳ. Một quyết định sáng suốt mà sau này bà vẫn cho là hết sức may mắn.
Trong thời gian đó, phe cộng sản hết lòng chiều chuộng móc nối với Đặng Mỹ Dung với hy vọng cô sẽ thuyết phục bà mẹ. Và hơn nữa, dù bà Minh chưa muốn về Hà Nội nhưng Mỹ Dung với ảnh hưởng sẵn có trong quân đội Mỹ, có thể dễ dàng trở thành một nguồn tin đáng giá và tốt nhất là cô chuyển hộ các tài liệu trên đường hàng không từ Hoa Thịnh Đốn qua Paris. Con Chim Xanh của Ngàn Giọt Lệ Rơi luôn luôn sẵn sàng hợp tác như là một người cảm tình với phe chiến thắng mà thân phụ của cô cũng góp phần.
Dần dân Mỹ Dung gián tiếp trở thành một phụ nữ Việt Nam yêu nước kết hôn với người Mỹ những vẫn hồn nhiên đóng góp công tác cho chính phủ Hà Nội và các tổ chức thân Cộng. Cũng vào thời điểm đó, sinh viên thân cộng Trương Đình Hùng là con của luật sư Trương Đình Dzu đang hoạt động cho tình báo cộng sản. Hùng du học Mỹ trước 1975 và tiếp tục ở lại Hoa Kỳ móc nối lấy tin tức từ bộ ngoại giao. Hùng rất tin tưởng ở sự thân hữu chặt chẽ của Mỹ Dung với Hà Nội và tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Pháp.
Ronald Humphrey là nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phép đọc tài liệu tối mật. Lúc còn ở Việt Nam, Humphrey lấy cháu gái Võ Thị Định, một nữ cán bộ quân sự của Giải Phóng Miền Nam. Hà Nội đưa điều kiện nếu Ronald muốn cho phép đem vợ qua Mỹ phải lấy hồ sơ mật của bộ ngoại giao Mỹ trao cho Trương Đình Hùng. Hùng nhờ Đặng Mỹ Dung chuyển tài liệu cho cộng sản qua tòa đại sứ Việt Nam tại Paris Tài liệu Humphrey đưa ra qua tay Hùng đến Mỹ Dung thì CIA đổi thành tài liệu giả để chuyển qua Pháp.
Khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định truy tố Trương Đình Hùng và Humphrey thì cần có Mỹ Dung ra làm nhân chứng. Nếu như thế là cuộc đời gián điệp sẽ chấm dứt và đồng thời bà Dung phải chấp nhận mọi rủi ro thách đố về sau. Đây là một quyết định khó khăn đối với một phụ nữ. Lần đưa mẹ ra khỏi Việt Nam, Mỹ Dung đã phải trả giá bằng cách bước vào con đường chông gai của nữ điệp viên. Lần này lại thêm một thử thách mới.
Sau cùng Mỹ Dung yêu cầu chính phủ Mỹ phải cam kết đưa cha và anh bà được vào Mỹ, trước khi phiên tòa bắt đầu. Việc này sẽ được thu xếp trước khi vụ gián điệp tại bộ ngoại giao được chuyển qua tòa án. Hồ sơ cam kết mật đưa lên tổng thống Carter xin chấp thuận. Guồng máy tình báo Hoa Kỳ lại mở chiến dịch mới.
Bà Mỹ Dung viết thư cho Lê Duẩn, tổng bí thư của dảng Cộng sản Việt Nam và Nguyễn Duy Trinh bộ trưởng ngoại giao Hà Nội xin cho cha là Đăng Quang Minh qua London gặp gia đình vợ con vì bà Minh bị bệnh nan y có thể chết. Giáng Sinh năm 1977, Hà Nội chấp thuận cho ông Minh xuất ngoại. Trong hai tuần lễ sống bên cha, cả hai chị em bà Mỹ Dung thuyết phục ông Minh đi Mỹ nhưng không thành công. Cuộc tranh luận, phân giải trong gia tộc với nghĩa phu thê, và tình cha con của một gia đình Quốc Cộng đã kéo dài suốt mùa Giáng Sinh tại thủ đô sương mù London năm 1977. Ông Minh đã dành cả cuộc đời đi theo con đường của ông, đêm nằm trằn trọc cùng phòng với đứa cháu ngoại thân yêu.
Bà Minh suốt thời gian nghe con gái và chồng tranh luận mệt nhoài nên đã nói những lời sau cùng trước khi chia tay đôi ngả. Bà yêu cầu chồng và các con chấm dứt tranh luận, cãi cọ qua lại về chính trị, về chủ thuyết, và tương lai. Hãy ngồi với nhau lần cuối trong tình huyết tộc rồi đường ai nấy đi.Cuộc chia tay của hai phe đấu tranh chiến tranh chính trị trong một gia đình bây giờ chỉ còn toàn nước mắt của “Ngàn giọt lệ rơi.”
Sau cuộc họp mặt Giáng Sinh lịch sử 1977 của gia đình họ Đặng, Hoa Kỳ quyết định đưa vụ án ra ánh sáng. Chính phủ Mỹ truy tố Trương Đình Hùng và Ronald Humphrey mỗi người bị tù 15 năm. Cả hệ thống ngoại giao của cộng sản Hà Nội bị lung lay, rung động từ đại sứ Đinh Bá Thi tại Liên Hiệp Quốc cho đến đại sứ Đặng Văn Sung tại Paris.
Câu chuyện gián điệp nữ Đặng Mỹ Dung được viết lại thành ký sự bằng Anh ngữ nhưng CIA đã yêu cầu bỏ đi gần 200 trang trước khi in
Về sau ông Đặng Quang Minh sống độc thân tại Hà Nội, thỉnh thoảng đi thăm mộ con trai là thiếu úy Đặng Hải Vân của KQVNCH tại miền Nam. Ông mất năm 1986, hưởng thọ được 77 tuổi. Đặng Văn Khôi, người con trai lớn theo ông tập kết ra Bắc có đến chào cha trước khi vượt biên, Đoàn tụ với mẹ và các em ở miền Đông Hoa Kỳ. Từ một sĩ quan của đơn vị phòng không quân đội nhân dân đã du học bên Nga, nay ông trở thành người tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông sống độc thân, cho đến khi bà mẹ mất, rồi ông cũng qua đời mấy năm sau. Dù theo cha đi tập kết 1954, đi học bên Nga, sĩ quan của đơn vị phòng không tên lửa, nhưng ông không chịu vô đảng. Sau cùng ông chết theo mẹ trên miền dất tự do. Bà Minh sống với vợ chồng con gái là Đặng Mỹ Dung. Khi được tin chồng chết, bà không muốn về chịu tang dưới nghi lễ của đảng cộng sản. Một lòng kiên quyết, bà muốn để cho chồng đi trọn con đường ông lựa chọn. Ông chết trong lòng đất quê hương, nơi có mộ phần con trai út của ông là sĩ quan miền Nam. Bà Minh qua đời khi nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21. Có thể ngày nay ông bà đã cùng những người con trai phục vụ cho hai miền đất nước đang đoàn tụ ở một nơi không còn khác biệt về ý thức hệ.

Cuốn sách A Thousand Tears Falling hiện được một số giáo sư Hoa Kỳ dùng để dạy cho các trường trung học. Tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ được đến tay độc giả Bắc California cùng với chương trình 35 năm nhìn lại tại San Jose vào tháng 5-2010. Còn cuốn phim A Thousand Tears Falling của Giao Chỉ thì đang dự thảo. Cũng mới chỉ là một ý kiến mà thôi. Chỉ sợ rằng để lâu quá thời gian sẽ làm cho nước mắt đã khô hết cả mất rồi. Nhưng dù lâu hay mau, câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ rất xứng đáng để quay thành phim. Và hàng triệu giọt nước mắt sẽ chan hòa rạp hát. Vì vậy chúng tôi xin kể lại chuyện này nhân dịp tháng 4-2010, ba mươi lăm năm sau.

Giao Chỉ – San Jose (2010)
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 3 4 5 6 7 ... 16
Send Topic In ra