Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Dãy Nhà Tôn LVD-74  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 21 22 23 24 25 ... 32
Send Topic In ra
Dãy Nhà Tôn LVD-74 (Read 31833 times)
DOHUUTAI
Gold Member
*****
Offline


Thành viên Xuất Sắc
* Năm 2012 *

Posts: 4192
Gender: male
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #330 - 04. Sep 2012 , 09:57
 
thubeo wrote on 03. Sep 2012 , 22:35:
và nếu có thì giờ, xin xem một video rất hay về một người Việt tỵ nạn kể lại cho con nghe về hành trình tìm tự do của chính mình
:






Chúc cả nhà đầu tuần vui khoẻ. Smiley

Cám ơn nhièu nha TB hoado
Back to top
 

hoado  Yêu Đời và Yêu Người  hoado 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #331 - 05. Sep 2012 , 00:30
 
DOHUUTAI wrote on 04. Sep 2012 , 09:57:
Cám ơn nhièu nha TB hoado



Tài tui gõ vào link dưới coi nè. Smiley

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=uZh9p5K7jGw
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
DOHUUTAI
Gold Member
*****
Offline


Thành viên Xuất Sắc
* Năm 2012 *

Posts: 4192
Gender: male
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #332 - 05. Sep 2012 , 09:20
 
thubeo wrote on 05. Sep 2012 , 00:30:

HAHAHA TB...Làm Tài tui nhớ lại hùi nhỏ...Cám Onn* TB nha... Cry Cry
Back to top
 

hoado  Yêu Đời và Yêu Người  hoado 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #333 - 07. Sep 2012 , 00:31
 
DOHUUTAI wrote on 05. Sep 2012 , 09:20:
HAHAHA TB...Làm Tài tui nhớ lại hùi nhỏ...Cám Onn* TB nha... Cry Cry



Nằm võng thả thơ nhen Tài tui . Chúc dzui miếng bự cuối tuần . Smiley

...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #334 - 12. Sep 2012 , 20:36
 
Mấy em 74 ơi coi hình Ngô thị Bích sang nhà Chu kim Dung chơi nè
  Smiley

...


Mai Lan,Nguyễn thi Hiền ,An Hảo ,Kim Thanh ,Minh Châu, Ngô thị Bích ,Tạ Loan ,Kim Dung ,Thanh Hằng và Ngô Thu.

...

...

...

...

...

...

...

...
Bích bế cháu ngoại.

...

...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
DOHUUTAI
Gold Member
*****
Offline


Thành viên Xuất Sắc
* Năm 2012 *

Posts: 4192
Gender: male
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #335 - 13. Sep 2012 , 09:51
 
Cám ơn TB đã cho Tài tui '' coi ké '' HGAHAHAHAAAAAA
Back to top
« Last Edit: 13. Sep 2012 , 09:52 by DOHUUTAI »  

hoado  Yêu Đời và Yêu Người  hoado 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #336 - 14. Sep 2012 , 20:27
 
DOHUUTAI wrote on 13. Sep 2012 , 09:51:
Cám ơn TB đã cho Tài tui '' coi ké '' HGAHAHAHAAAAAA



HEHEHE HEEEEEEEe Tài tui , khó khăn lắm TB mới dẫn độ TT Y Tá dzía phục vụ cho SQĐB Tài tui , dzui nhen.  Smiley


...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
DOHUUTAI
Gold Member
*****
Offline


Thành viên Xuất Sắc
* Năm 2012 *

Posts: 4192
Gender: male
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #337 - 17. Sep 2012 , 09:41
 
thubeo wrote on 14. Sep 2012 , 20:27:
HEHEHE HEEEEEEEe Tài tui , khó khăn lắm TB mới dẫn độ TT Y Tá dzía phục vụ cho SQĐB Tài tui , dzui nhen.  Smiley


...

Hong tháy gì hít TB ui  Roll Eyes Roll Eyes
Back to top
 

hoado  Yêu Đời và Yêu Người  hoado 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #338 - 18. Sep 2012 , 19:32
 
DOHUUTAI wrote on 17. Sep 2012 , 09:41:
Hong tháy gì hít TB ui  Roll Eyes Roll Eyes



Cái máy của Tài tui yếu rồi , cho TB email đi ,để mail cho Tài tui coi có được không? Smiley
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
DOHUUTAI
Gold Member
*****
Offline


Thành viên Xuất Sắc
* Năm 2012 *

Posts: 4192
Gender: male
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #339 - 19. Sep 2012 , 09:09
 
thubeo wrote on 18. Sep 2012 , 19:32:
Cái máy của Tài tui yếu rồi , cho TB email đi ,để mail cho Tài tui coi có được không? Smiley

Hình nào Tài tui mở cũng được mà , chỉ có cái này ' bấm vào '' chỉ tháy cái dấu X á TB  Cry Cry

taihh@aol.com
Back to top
 

hoado  Yêu Đời và Yêu Người  hoado 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #340 - 05. Oct 2012 , 00:39
 




NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐỒNG MÔN CỦA VỢ TÔI



“She looks so cute!”
“I’d say, she’s more than just cute!”




Năm ngoái, chiều ý vợ, có lần tôi đưa nàng đến một buổi Picnic Liên Trường tại San José để cố giúp nàng lần mò tìm lại bạn học cũ. Nói là cố giúp đỡ, nhưng thực ra tôi chỉ làm độc nhất một việc nhỏ là chở vợ đến Cypress Pavillon tại Lake Cunningham Park rồi... âm thầm quay xe U-turn, chuồn thẳng.

Tôi đã tham gia quá nhiều hội đoàn nên thực tình chẳng muốn gia nhập thêm vào một hội nào nữa. Trái lại, vợ tôi tham dự pinic với hy vọng tìm lại được bạn bè cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt cũ—một ngôi trường mà nàng theo học suốt thời niên thiếu, từ năm đệ thất cho đến khi vào đại học. Nàng đi pinic, đáp lời mời của một chị bạn Gia Long chứ lúc đó nàng chưa gặp lại bất kỳ một chị bạn Lê Văn Duyệt nào. Lúc đi hí hửng bao nhiêu thì khi ra về nàng lại buồn bã bấy nhiêu. Tôi chẳng mấy quan tâm đến việc vợ mình có tìm lại được bạn học cũ hay không. Mãi cho đến khi tới đón nàng về, thấy nàng buồn thiu—xịu mặt như muốn khóc, tôi mới giật mình.

    - Sao trông em buồn quá vậy?
    - Chẳng thấy ai quen hết... Em chẳng tìm được người bạn cũ nào!

Tôi nhẹ giọng an ủi:

    - Mình đã có quá nhiều bạn rồi, em còn cố tìm thêm làm gì nữa!
    - Bạn bè mới bây giờ đâu có giống bạn bè thời còn con gái, hả anh?

...


Một vài hình ảnh về buổi picnic liên trường tại Lake Cunningham Park (San José – tháng 8, 2010)


Lòng tôi chùng xuống sau khi nghe câu nói rất thực của nàng. Lâu nay tôi quá thờ ơ, chẳng để ý gì đến chuyện bè bạn của vợ. Tôi có rất nhiều bạn và vẫn luôn đinh ninh rằng bạn của mình cũng là bạn của nàng. Khi đã có quá nhiều bạn rồi thì người ta còn phải cố công tìm thêm bạn làm gì nữa?

Trong buổi picnic hôm đó, điều trớ trêu xảy ra—làm vợ tôi buồn thiu là, nàng đã gặp nhiều người thuộc các trường Gia Long, Trưng Vương, Chu Văn An, Hồ Ngọc Cẩn, Đoàn Thị Điểm... Vài người trong số họ là người quen, bạn cũ—bạn mới của vợ chồng tôi mà không một chị nào là bạn Lê Văn Duyệt của nàng. Nếu nàng không cảm thấy cô đơn và buồn thiu thì đó mới đáng kể là điều lạ.

Con người có vô số thứ tình: nào tình vợ chồng, tình mẹ con, tình thày trò, tình anh em, tình láng giềng, tình bè bạn... kể mãi cũng không hết. Thậm chí, chỉ đối với con chó—con mèo nuôi trong nhà, người ta cũng đã ban bố cho nó một thứ tình cảm đặc biệt khác thường rồi. Chẳng tình nào giống tình nào mà cũng chẳng có tình nào có thể thay thế được tình nào. Riêng tình bè bạn cũng lại chia thêm thành nhiều loại. Bạn chung lớp không giống bạn chung trường. Bạn chung phòng (roommate) khác với bạn chung sở (co-worker). Bạn khiêu vũ không thể so sánh với bạn chiến đấu. Bạn đảng phái khác với bạn thể thao. Bạn mới chẳng dễ dàng thay thế được bạn cũ. Có những điều mà người ta chỉ có thể nói với người này nhưng khó mở miệng nói với người kia, chỉ tâm sự được với bạn này mà không thể kể ra với bạn khác. Mấy tiếng mày-tao vừa thân thiết vừa ngọt ngào thuở còn ấu thơ, hôm nay đâu có ai dám lấy ra để xưng hô thực lòng với những người bạn mới. 

Từ sau lần thất vọng ở Cypress Pavillon, tôi bắt đầu chú ý hơn đến nhu cầu tình cảm—tình bạn của vợ. Một chị bạn Trưng Vương khác khuyên vợ tôi nên dùng internet để search cho ra đầu mối thay vì gọi điện thoại hoặc phải tìm đến tận nơi. Nàng nghe theo lời khuyên, cắm cúi thường xuyên hơn vào computer. Tôi giúp nàng download VPSKeys, UniKey để có thể viết Việt ngữ đầy đủ và chính xác hơn. Tôi cũng hướng dẫn nàng dùng search engines trong việc truy tìm tài liệu, chỉ nàng cách dán hình ảnh vào e-mails... Trước đó, vợ tôi chỉ sử dụng laptop để thỉnh thoảng nghe nhạc, đọc báo, đọc truyện, hoặc xem phim ảnh mà thôi, chẳng bao giờ chịu dùng nó để nhận hoặc viết e-mails.

Thế rồi, trời chẳng phụ kẻ có lòng, vợ tôi tìm ra được forum của Diễn Đàn Trung Học Lê Văn Duyệt do chị Đặng Mỹ phụ trách. Tiếp theo, nàng tìm được chị Bích Liên—một bạn học đồng niên khoá, tìm được chị Hoàng Nga—vị Hội Trưởng đương nhiệm của Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt. Chị Đặng Mỹ uyên bác, lịch lãm. Chị Bích Liên hiền hậu, chân thành. Chị Hoàng Nga tháo vát, thân thiện. Cả ba hết lòng khuyến khích, cung cấp những thông tin cần thiết để vợ tôi có thể từ đó tìm lại những người bạn cũ. Càng ngày càng lần mò thêm được nhiều manh mối về mái trường xưa, vợ tôi hân hoan ra mặt, mừng rỡ như bắt được vàng. Tôi cũng vui lây với niềm vui đơn giản mà chân thật đó.

Hai đứa con chúng tôi đi học xa, vừa trở về nhà vào mùa hè, chăm chú ngắm nghía mấy ngón tay mẹ gõ vụng về trên keyboard. Đã có lần tôi nghe chúng nó phàn nàn, mẹ chẳng bao giờ chịu viết e-mail. Gởi e-mail cho mẹ như muối bỏ biển, không bao giờ nhận được reply, chẳng biết mẹ có thèm đọc không nữa. Hôm nay chúng nó đang đối diện với một ngạc nhiên lớn. Sự bất ngờ thú vị khiến con trai tôi nháy mắt nói với chị nó:

    - She looks so cute!
    - I'd say, she's more than just cute!

Con chị chúm chím cười, đáp lời thằng em. Chúng nó muốn nhắc, mẹ đã quên chúng nó rồi – chỉ chú ý vào bạn bè, chẳng thèm hug hoặc nói vài câu welcome home với các con như vẫn làm thường lệ.

    - Nói tiếng Việt! Mẹ không thích nghe tiếng Mỹ.

Vợ tôi nạt lớn và hai đứa con nàng cũng dạ lớn rồi lè lưỡi rút lui, để lại mẹ vẫn cắm cúi viết e-mail cho bè bạn Lê Văn Duyệt.

Tháng 11 năm ngoái, vợ tôi đi Orange County tham dự Ngày Họp Mặt Lê Văn Duyệt–Tiếp Nối Vòng Tay. Nàng lái xe rất tệ, dĩ nhiên tôi phải làm tài xế cho nàng rồi. Đó là lần đầu tiên, vợ chồng tôi tìm gặp các vị giáo sư và những người bạn đồng môn của vợ tôi. Các cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt hẹn nhau họp mặt tại nhà hàng Emerald Bay. Tôi chẳng xa lạ gì với nhà hàng này. Đã hơn vài lần, tôi đưa vợ đến đó hội họp với bạn bè (của tôi) hoặc ăn uống mỗi khi có dịp qua lại trên đường Edinger-Euclid. Cái cảm giác quen thuộc về nơi chốn cũng ít nhiều khích động thêm vào quyết tâm tìm gặp thầy xưa & bạn cũ của nàng. Vợ tôi muốn đến nhà hàng sớm, từ lúc 3-4 giờ chiều mặc dầu chưa bao giờ biết mặt Ban Tổ Chức và cũng chẳng nhận một công tác nhỏ nào trong lần họp mặt đầu tiên này.

Trước đó vài giờ đồng hồ, vợ tôi đã hẹn gặp chị Bích Liên—một người bạn cùng niên khoá với nàng tại cửa Thương Xá Phúc Lộc Thọ. Phố xá bon chen—người qua kẻ lại, tôi đảo xe quanh quẩn nhiều vòng cố tìm chỗ đậu khiến nàng sốt ruột như lửa đốt:

    - Không khéo trễ giờ hẹn mất, anh ơi!

Nghe vợ hối thúc và nhìn vẻ mặt nôn nóng pha chút căng thẳng của nàng, tôi không khỏi phì cười, buông lời trêu ghẹo:

    - Thế em có nhớ mặt Bích Liên không?
    - Anh nói đùa hay nói dỡn? Làm thế nào mà em nhớ được... Ba mươi mấy năm rồi còn gì!
    - Em có tấm hình nào của bạn em không?... Bạn em có tấm hình nào của em không?... Hai người sẽ ra dấu hiệu gì để nhận nhau?
    - Không! Em... không có! Mà cần gì phải có? Anh chỉ hỏi lung tung, vớ va vớ vẩn làm em thêm rối ruột.
    - Chỗ phố xá đông người, biết ai là ai... Ít nhất hai người cũng phải có một tấm bảng nhỏ đề mấy chữ LVD để nhận nhau chứ!

Biết là đang bị chọc ghẹo, nàng lườm tôi bằng một cái liếc sắc như dao:

    - Em sẽ nhìn ra Bích Liên ngay lập tức cho anh xem!

Với giọng giận dỗi, vợ tôi trả lời chắc như đinh đóng cột và lấy phone ra gọi Bích Liên—người bạn học ngày còn ấu thơ, mà hôm nay ngay đến cả vóc dáng nàng cũng không còn hình dung ra được nữa.

Tôi drop vợ xuống cửa chính thương xá—nơi có bộ tượng 3 ông Phúc-Lộc-Thọ màu trắng tuyết, rồi tìm cách đậu xe tại một dãy phố kế cận. Khi đi bộ trở lại cửa thương xá, từ xa tôi trông thấy cảnh tượng hai phụ nữ trung niên đang tặng nhau cái hug nồng nhiệt. Hai người đó là chị Bích Liên và vợ tôi. Giữa giòng người đông đúc qua lại, tôi có thể thấy rõ sự bồi hồi xúc động của họ trong lần hội ngộ đầu tiên. Cho mãi đến bây giờ, tôi vẫn không biết và cũng không hỏi, họ đã nhận lại nhau như thế nào. Đối với tôi, đó là một cảnh ngộ hiếm hoi. Tôi đứng nhìn từ xa mà không tiến lại gần, tôn trọng những giây phút khác thường đặc biệt đó.

Chị Bích Liên hiền hậu có khuôn mặt khả ái và đôi mắt đen thật tròn. Chị cũng chỉ mới tìm lại được bạn bè đồng môn cũ ở hải ngoại cách đó không lâu. Bích Liên không đến nơi hẹn một mình, bên cạnh chị còn có vài bạn đồng môn các niên khoá lớn nhỏ khác. Họ cùng quy tụ về miền nam California từ nhiều nơi khác nhau để tham dự ngày họp mặt. Lúc bấy giờ, tôi chẳng biết ai là ai, cũng không biết tên từng người. Những phụ nữ duyên dáng này tỏ ra ngọt ngào và thân thiện ngoài sự trông đợi thường tình. Họ nhanh chóng đón nhận vợ tôi bằng thứ tình cảm chỉ tìm thấy được ở những người thân yêu lâu ngày gặp lại. Chúng tôi cùng ăn trưa với họ—chuyện trò ríu rít, vui tươi như những cánh chim cùng một đàn.

...


Tại miền nam California, lần đầu tiên vợ tôi hội ngộ với các bạn đồng môn
(Thương xá Phúc-Lộc-Thọ, Westminster – tháng 11, 2010)
 

Tại nhà hàng Emerald Bay, vợ tôi gặp lại thầy cô cũ—bạn bè xưa đúng như mong ước. Ngồi bên những người bạn học thời con gái, nàng cười luôn miệng và vui vẻ hơn bao giờ hết. Tôi lắng nghe những câu chuyện ba mươi mấy—bốn mươi năm về trước đang được từng chị thay nhau nhắc lại. Những mẩu chuyện nhỏ mà chỉ những người đã từng sống bên nhau dưới cùng một mái trường mới có thể biết được. Niềm vui và hạnh phúc đến với mọi người thật rộn ràng mà cũng hết sức giản dị.

Ngồi cạnh tôi ở bàn số 13 là anh Hồng. Anh và tôi là hai người đàn ông duy nhất có mặt ở một bàn chỉ gồm toàn phụ nữ. Chẳng cần ai giới thiệu, sau cái bắt tay, chúng tôi quen nhau nhanh chóng. Tôi hỏi anh về ý nghĩa của hai chữ "An Hảo" mà ai đó đã mark sẵn trên bàn. Anh bảo tôi, đó là tên một cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt thuộc niên khoá 74 – người đã reserve chỗ cho bạn bè cùng niên khoá. Chúng tôi được mời vào bàn này có nghĩa là vợ của chúng tôi thuộc niên khoá 74. Trong lúc tôi vẫn giữ khoảng cách khách sáo đối với những người bạn của vợ thì anh Hồng lại thân thiết với họ một cách tự nhiên. Hỏi ra mới biết, chị Ngọc Châu—vợ anh, một bạn đồng lớp với vợ tôi, mới mất cách đó không lâu. Trước đây, cả chị và anh đều tham gia tích cực vào các hoạt động thân hữu Lê Văn Duyệt. Bằng đôi mắt nhớ nhung sâu thẳm, với giọng kể trầm buồn, anh nói cho tôi nghe về vợ mình và những người bạn của vợ. Tôi lắng nghe anh, cố học thuộc tên và nhận diện từng người: An Hảo, Thanh Long, Mỹ Đà, Thu, Loan, Xuân Mai, Tuyết Trinh, Minh Châu... Những điều anh nói, những cái tên anh kể khiến tôi cảm thấy thân thiết hơn đối với các bạn của vợ. Tôi biết, anh Hồng nhìn họ mà nhớ vợ da diết. Càng nghe, tôi càng thêm ngưỡng mộ tấm lòng thuỷ chung mà anh đã dành cho vợ và cho những người bạn của vợ. Đặt mình vào trường hợp của anh, tôi tự biết rằng, tôi sẽ đành từ chối tham dự buổi họp mặt này...

...


Vợ tôi hớn hở ngồi bên những người bạn cùng lớp đã lâu năm cách biệt
(Nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana – tháng 11, 2010)


Đến nhà hàng sớm mà lại chẳng có việc gì làm, tôi tự nguyện đóng vai "thợ vịn" cho những người làm trang trí, có lúc giúp giữ chiếc thang và cũng có lúc giúp ngắm nghía banner để người ta treo sao cho cân đối. Chẳng ai cần biết tôi là ai—mọi sự giúp đỡ thiện nguyện đều được đón nhận một cách hoan hỉ.Tôi gặp một người đàn ông trung niên vai mang camera, có dáng dấp như một photographer. Anh tỏ ra tận tuỵ với công việc, vừa chụp vài tấm hình testing vừa cố phụ giúp việc treo banderole—banner. Cả anh và tôi đều không tự giới thiệu, cũng không hỏi tên nhau. Chúng tôi cùng mỉm cười tặng nhau cái nhìn thân thiện—thứ thiện cảm mà những người có chung chủ đích về một việc làm thường dành riêng cho nhau. Tôi cũng mang camera và cũng thích chụp hình, nên suốt buổi dạ tiệc hôm đó, anh và tôi thường trông thấy nhau tại mỗi một điểm nhắm. Nhìn cách anh cầm máy—chọn góc đứng và cách anh cố tránh không block tầm ngắm của kẻ khác, tôi hiểu rằng anh là một tay chuyên nghiệp hoặc ít nhất cũng là một người có nhiều kinh nghiệm về nhiếp ảnh. Đó là lần đầu tiên anh và tôi gặp nhau—như bèo với nước, tôi chưa biết tên anh mà anh cũng chẳng biết tên tôi.

Vợ tôi gặp lại một số vị giáo sư của trường Lê Văn Duyệt, những người đã từng dậy dỗ—hướng dẫn nàng từ thuở bé cho đến ngày khôn lớn. Nàng sung sướng ra mặt, dẫn tôi đi loanh quanh, hết ra mắt cô giáo này lại chào hỏi thầy giáo kia. Tôi bỡ ngỡ, ngô nghê như chàng rể mới đang theo vợ về bên ngoại nhận họ hàng. Đa số các giáo sư đều không nhìn ra vợ tôi, nhưng nàng vẫn nhận ra họ. Nàng kể vanh vách tên từng vị và môn học do họ phụ trách trước đây. Mỗi thứ nhớ nhung sâu thẳm trong ký ức được nàng lần lượt hồi tưởng và đem ra nhắc lại. Chẳng biết ngày trước thầy đã hết lòng với trò như thế nào, mà ba mươi mấy năm sau trò vẫn không quên và vẫn một mực kính yêu thầy như ngày còn bé bỏng. Tôi có dịp ra mắt Cô Thu, Cô Ngọc Mai, Thầy Long, Thầy Đường, Cô Vân, Cô Thuý... Dù ở tuổi cao niên, tất cả đều minh mẫn, tráng kiện. Đối với tôi, các Thầy Cô của trường Lê Văn Duyệt có dáng dấp phúc hậu, đạo đức, mô phạm và khả kính. Tôi cũng cảm nhận rằng, truyền thống tôn sư trọng đạo của các cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt hết sức mãnh liệt và hoàn toàn đáng được đề cao.

Ngoài những chị mà tôi mới gặp trưa nay tại thương xá Phúc-Lộc-Thọ, bây giờ tôi còn được biết thêm nhiều chị bạn đồng môn khác của vợ. Họ thuộc nhiều lứa tuổi và gồm đủ các niên khoá. Đa số đều thướt tha, yêu kiều trong những tà áo dài màu xanh lá trúc—màu sắc mang nét đặc thù, tiêu biểu về sân trường Lê Văn Duyệt, một nơi được trồng rất nhiều cây trúc thân vàng, lá xanh. Tất nhiên, tôi chẳng thể nào phân biệt được hết mọi người. Chỉ mỗi một việc nhận diện họ cũng đủ gây lúng túng rồi cho tôi rồi, còn nói chi đến việc cố học để nhớ tên từng người nữa.

...


Ban hợp ca cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt trong những tà áo dài màu xanh lá trúc
(Nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana – tháng 11, 2010) 


Tháng 12–2010, nhân chuyến đi miền bắc California, chị Thu "béo" cùng chồng đã ghé thăm chúng tôi. Anh chị đến vội vã mà đi cũng vội vàng. Tuy vậy, vợ tôi vẫn kịp báo tin cho chị Mỹ Đà, chị Kim Báu—hai người bạn đồng lớp (mà nàng mới tìm lại được) hiện sinh sống tại vùng Silicon Valley. Mỹ Đà đang là Hiệu Trưởng của một trường Tiểu Học và Kim Báu là Trị Sự cho một tuần báo thương mại tại địa phương. Tất cả chúng tôi đã bỏ ra một ngày hàn huyên, tâm sự và vãn cảnh Tu Viện Kim Sơn ở Watsonville (cách San José khoảng 40 miles về hướng Nam-Đông Nam). Đó là những giây phút êm đềm quý báu để mỗi người cùng ôn lại quá khứ, thắt chặt lại tình bạn đã xa cách lâu ngày. Người đàn ông mang dáng dấp photographer mà tôi từng gặp hồi tháng trước ở Santa Ana là anh Dũng—chồng của chị Thu. Bây giờ, anh đã biết tên tôi và tôi cũng biết tên anh. Gặp lại nhau lần này, chúng tôi siết chặt tay bằng thứ tình của những người anh em cột chèo thân thiết. Thu—vợ anh không... béo như tôi tưởng. Trái lại, thon thả hơn nhiều, so với cái tên mà chị cố ý tự đặt cho mình từ bấy lâu nay. Mỗi người một khuôn mặt, mỗi người một cá tính; vậy mà, chúng tôi gặp lại nhau, nhanh chóng kết nối trong tình bằng hữu keo sơn. Chẳng biết từ lúc nào, tôi không còn thái độ thờ ơ đối với những người bạn quý của vợ nữa.

...


Buổi sáng mờ sương, bè bạn thuở ấu thơ nay gặp lại nhau (Tu viện Kim Sơn, Watsonville – tháng 12, 2010)


Mùa hè 2011, Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt triệu tập Đại Hội Toàn Thế Giới lần thứ hai. Vợ tôi thường theo tôi tham dự nhiều Đại Hội của các trường bạn, của các quân binh chủng Việt Nam Cộng Hoà... nhưng chưa bao giờ tham gia Đại Hội của trường Lê Văn Duyệt. Chẳng cần quan sát, tôi cũng thấy rõ sự thích thú và lòng nôn nóng của nàng. Vài tháng trước ngày Đại Hội, nàng dặn dò:

    - Anh phải lấy vacation đó nghe!
    - Chi vậy em? Đại Hội nào mà chẳng tổ chức vào cuối tuần... Anh đâu có cần nghỉ làm gì?
    - Đây là chuyện nhà. Anh phải xin phép nghỉ để còn đưa đón các bạn em. Ngoan đi! Rồi em sẽ... cưng!

Tất nhiên, chẳng phải mấy lời hứa hẹn theo kiểu... dụ dỗ trẻ em của nàng có thể khiến tôi ngây thơ nghe lời. Trong thâm tâm, tôi cũng cảm thấy áy náy vì đã từ lâu không chú ý gì đến nhu cầu tình cảm—tình bạn của vợ. Tôi tự hứa, sẽ hoàn trả lại cho nàng đầy đủ. Vài hôm trước ngày Đại Hội, tôi tự đặt mình vào tình trạng... on call, để khi cần thiết nàng có thể... trưng dụng tôi dễ dàng.

Thú thực, tôi không rõ nàng có bao nhiêu bè bạn đồng môn Lê Văn Duyệt cùng sinh sống tại Thung Lũng Hoa Vàng. Vài người duy nhất mà tôi được gặp mặt hoặc đã biết tên là chị Hoàng Nga, chị Nga Phạm, chị Thanh Nhung, chị Mỹ Đà, chị Kim Báu... Vợ tôi liên lạc thường xuyên hơn với chị Hoàng Nga; vui tươi, hoà nhịp vào những bận rộn mà Đại Hội nào cũng có và cần phải có. Nàng đặt may áo dài đồng phục màu xanh lá trúc, rồi theo bạn bè hội họp—luyện tập văn nghệ, thao dượt chương trình... E-mails nhiều hơn, phone calls nhiều hơn và tiếng cười cũng nhiều hơn. Tôi thường được nghe loáng thoáng về nhóm bạn hữu xem chừng rất mới mà lại rất cũ của nàng. Nổi trôi theo vận mệnh Tổ Quốc, những phụ nữ này đã phải trải qua biết bao bể dâu biến đổi để hôm nay tìm lại được nhau. Tôi biết đến chị Hoàng Nga như là một Hội Trưởng nhiều tâm huyết, thân thiện và tháo vát. Căn nhà xinh xắn ngăn nắp của vợ chồng chị nghiễm nhiên trở thành trụ sở cho những buổi tụ tập đông người. Càng gần ngày Đại Hội, nhịp điệu của việc chuẩn bị càng trở nên dồn dập, thúc bách. Chẳng có ai có thể tạm làm một thống kê nhỏ để biết được các cựu nữ sinh đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức và thời gian chuẩn bị mọi thứ cho ngày gặp gỡ.

...

Huy Hiệu & Chủ Đề & Đặc San Đại Hội Lê Văn Duyệt Toàn Thế Giới Lần Thứ 2


Không khí thân mật trong ngày tiền Đại Hội khiến những kẻ chưa lần nào tham dự (như tôi) cảm thấy ngạc nhiên và không khỏi đem lòng ngưỡng mộ. Các giáo sư và nữ sinh Lê Văn Duyệt đã thực sự hoà đồng để cùng nhau tìm về khung trời kỷ niệm xa xưa. Bao nhiêu chuyện vui buồn từ quá khứ thoáng chốc được nhanh chóng đem sang hiện tại. Nhà Hàng Thành Được tại thành phố Milpitas vừa vặn cho một buổi hội ngộ đầm ấm giữa thầy trò và một ít thân quyến. Tôi đã được thưởng thức chương trình văn nghệ trình diễn đơn sơ theo kiểu "cây nhà lá vườn" mà lại độc đáo hiếm có. Giáo sư và học trò cùng hát song ca, hợp ca—trẻ trung, điệu nghệ và lôi cuốn. Mặc dù mang chủ trương đơn thuần của một Hội Ái Hữu, các cựu nữ sinh vẫn không quên nhắc nhở nhau về trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương dân tộc. Nhạc phẩm đồng ca Hội Nghị Diên Hồng đã làm sôi sục nhuệ khí đấu tranh, hun đúc quyết tâm một lòng vì tiền đồ Tổ Quốc. Rồi, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, ban tam ca MTV – gồm 3 nữ giáo sư đã trình bày (theo kiểu modify) nhạc phẩm Thu Vàng của Cung Tiến, hết sức dí dỏm mà không khôi hài, trữ tình mà không xa rời thực tế. Tôi còn nhớ có đoạn như sau:

     “...Trường xưa còn đó, tình bạn xưa còn đó
        Đầu cô màu tuyết, giờ tóc em vàng úa
     Hình bóng trường cũ, bao ngày xanh thuở ấy
         Nghe chừng như vẫn còn đâu đây..."

...


Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt trong buổi tiền Đại Hội (Nhà hàng Thành Được, Milpitas – tháng 8, 2011)

...



Một số Cựu Nữ Sinh niên khoá 74 (Nhà hàng Thành Được, Milpitas – tháng 8, 2011


Tôi tin rằng, nếu Cung Tiến biết được ngoài màu vàng của mùa thu, các cô giáo Lê Văn Duyệt đã pha thêm chút màu trắng của tuổi hạc, chút màu xanh của tuổi thanh xuân, cộng với một ít màu thời gian của hình bóng cũ, để tạo nên thi vị mới cho tác phẩm của ông; hẳn nhiên, nhạc sĩ sẽ phải ngạc nhiên mỉm cười và gật gù thích thú.

Trong buổi tiền Đại Hội, thật bất ngờ—tôi gặp lại người bạn đồng môn khoa Viễn Thông. Ngày trước, với tánh tình giản dị, ăn nói từ tốn lại hết lòng vì bè bạn, anh nghiễm nhiên trở thành một trong những con chim đầu đàn của khoá. Hai mươi mấy năm trước anh đã là một tay photographer chuyên nghiệp; nhưng hôm nay, không thấy anh đem theo camera, cũng chẳng thấy anh chụp tấm ảnh nào. Tôi ngạc nhiên hỏi anh, sao nỡ bỏ hobby của mình ở lại sau lưng. Anh mỉm cười, chỉ vào đám cháu nội ngoại – thay cho lời giải thích. Anh chính là anh Lộc—phu quân của chị Hoàng Nga, đương kim Hội Trưởng.

...


Ban tam ca MTV gồm 3 vị nữ Giáo Sư: Mai, Thu, Vân (Nhà hàng Thành Được, Milpitas – tháng 8, 2011)


Đại Hội Lê Văn Duyệt toàn thế giới được tổ chức tại tầng 2 đại sảnh của nhà hàng Dynasty – San José, một tửu lầu có sức chứa lớn nhất trong vùng. Nữ sinh Lê Văn Duyệt dựng lại cổng trường xưa với khóm trúc xanh ngay tại sân khấu. Nét sinh động của mô hình thu hút tầm mắt và tâm tư của khách tham dự kể từ lúc mới bước chân vào. Những tiếng cười rộn ràng, những câu chào hỏi thân mật tạo thành một thứ âm thanh đầm ấm và thân thiện khó quên. Trong những tà áo dài màu xanh đồng phục, các nữ sinh giơ cao những cây quạt tím ra mắt quan khách. Trên mỗi cánh quạt viết một từ ngữ mà khi ghép những cánh quạt lại với nhau, người ta sẽ đọc được hàng chữ:   
 
     “Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập Lê Văn Duyệt Alumni
            Chào Mừng Đại Hội Thế Giới Lần Thứ 2”
               
Lúc thay đổi và được xướng lên theo điệu nhạc, trên những cánh quạt chuyển động phối hợp nhịp nhàng, quan khách còn đọc được tên của các quốc gia và địa danh có nữ sinh về tham dự như: Canada, Switzerland, Germany, France, Vietnam...; Utah, Virginia, Missouri, Kansas, New York, California...
 
Chương trình văn nghệ ca vũ – tri ân thầy cô – trình diễn thời trang – sổ số – dạ vũ... hết sức phong phú đã chứng tỏ nỗ lực bền bỉ và sự hy sinh không ngừng của Ban Tổ Chức & Ban Văn Nghệ trong suốt thời gian chuẩn bị. Ngoài những tiết mục do chính các giáo sư, nữ sinh và con cháu thuộc thế hệ 2 & 3 phụ trách, quan khách còn được thưởng thức giọng hát chuyên nghiệp của ca sĩ Diễm Liên qua tiết mục dạ vũ bế mạc. Kích thước sân khấu nhà hàng đã có lúc tưởng chừng quá nhỏ bé so với con số đông đảo của các nghệ sĩ nghiệp dư Lê Văn Duyệt.
   
...


Một vài hình ảnh trong 2 ngày Đại Hội tại Thung Lũng Hoa Vàng (20 & 21 tháng 8, 2011)


Nhờ lần gặp gỡ này mà tôi biết thêm được nhiều bè bạn đồng môn khác của vợ, cũng biết thêm nhiều bạn đồng niên khoá với nàng. Bây giờ, vợ tôi đã tìm lại được vô số bạn bè thời còn con gái. Nàng đã có người để xưng hô mày-tao—và thẳng thắn tỏ bày "những nỗi niềm riêng".

So với Gia Long và Trưng Vương, Lê Văn Duyệt là một trường nhỏ lại "sinh sau đẻ muộn"hoado tuy thế, theo nhận xét của tôi, chính vì ít người, Thầy Cô và học trò Lê Văn Duyệt đã tỏ ra thân mật, đủm bọc và quý mến nhau nhiều hơn — hơn hẳn, nhiều ngôi trường khác. Ở đâu có 5 người thì ở đó sẽ có 10 ý; cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt cũng không ngoại lệ. Vậy mà, Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt vẫn không bị phân chia, vẫn duy trì và phát triển sự gắn bó keo sơn quý giá. Đây là một điểm son rất đáng được đề cao và ngưỡng mộ.    

Người Mỹ có câu "Out of sight, out of mind". Người Pháp bảo rằngi: "Loin des yeux, loin du cœur". Người Việt cũng nói "Xa mặt, cách lòng". Cả ba câu nói Việtthanks.gifháp-Mỹ dân dã này đều nhấn mạnh đến hậu quả bi đát của việc thiếu gặp gỡ. Hội đoàn nào có hoạt động đích thực và tích cực đều cần đến những lần hội họp, gặp gỡ mở rộng và trực tiếp. Ở vào thời đại high-tech hôm nay, ngoài điện thoại và e-mails, những tiện ích của Skype, Voipbuster..., của forum, của egroup... đã giúp đỡ rất nhiều vào việc giao tiếp, nhưng vẫn không thể nào thay thế hẳn được tính chất thực tiễn, cụ thể của những buổi hội họp và những lần gặp gỡ bằng xương bằng thịt.

Nguyên Thiều
SJ tháng 9, 2011





Back to top
« Last Edit: 06. Oct 2012 , 07:01 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
DOHUUTAI
Gold Member
*****
Offline


Thành viên Xuất Sắc
* Năm 2012 *

Posts: 4192
Gender: male
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #341 - 05. Oct 2012 , 09:33
 
Cám ơn TB đã cho Tài tui đọc một bài rất ý nghĩa. Chúc TB dự Một Thời Áo Trắng thật an vui hoado
Back to top
 

hoado  Yêu Đời và Yêu Người  hoado 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #342 - 05. Oct 2012 , 15:43
 
thubeo wrote on 05. Oct 2012 , 00:39:




NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐỒNG MÔN CỦA VỢ TÔI



“She looks so cute!”
“I’d say, she’s more than just cute!”




Năm ngoái, chiều ý vợ, có lần tôi đưa nàng đến một buổi Picnic Liên Trường tại San José để cố giúp nàng lần mò tìm lại bạn học cũ. Nói là cố giúp đỡ, nhưng thực ra tôi chỉ làm độc nhất một việc nhỏ là chở vợ đến Cypress Pavillon tại Lake Cunningham Park rồi... âm thầm quay xe U-turn, chuồn thẳng.

Tôi đã tham gia quá nhiều hội đoàn nên thực tình chẳng muốn gia nhập thêm vào một hội nào nữa. Trái lại, vợ tôi tham dự pinic với hy vọng tìm lại được bạn bè cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt cũ—một ngôi trường mà nàng theo học suốt thời niên thiếu, từ năm đệ thất cho đến khi vào đại học. Nàng đi pinic, đáp lời mời của một chị bạn Gia Long chứ lúc đó nàng chưa gặp lại bất kỳ một chị bạn Lê Văn Duyệt nào. Lúc đi hí hửng bao nhiêu thì khi ra về nàng lại buồn bã bấy nhiêu. Tôi chẳng mấy quan tâm đến việc vợ mình có tìm lại được bạn học cũ hay không. Mãi cho đến khi tới đón nàng về, thấy nàng buồn thiu—xịu mặt như muốn khóc, tôi mới giật mình.

    - Sao trông em buồn quá vậy?
    - Chẳng thấy ai quen hết... Em chẳng tìm được người bạn cũ nào!

Tôi nhẹ giọng an ủi:

    - Mình đã có quá nhiều bạn rồi, em còn cố tìm thêm làm gì nữa!
    - Bạn bè mới bây giờ đâu có giống bạn bè thời còn con gái, hả anh?

...


Một vài hình ảnh về buổi picnic liên trường tại Lake Cunningham Park (San José – tháng 8, 2010)


Lòng tôi chùng xuống sau khi nghe câu nói rất thực của nàng. Lâu nay tôi quá thờ ơ, chẳng để ý gì đến chuyện bè bạn của vợ. Tôi có rất nhiều bạn và vẫn luôn đinh ninh rằng bạn của mình cũng là bạn của nàng. Khi đã có quá nhiều bạn rồi thì người ta còn phải cố công tìm thêm bạn làm gì nữa?

Trong buổi picnic hôm đó, điều trớ trêu xảy ra—làm vợ tôi buồn thiu là, nàng đã gặp nhiều người thuộc các trường Gia Long, Trưng Vương, Chu Văn An, Hồ Ngọc Cẩn, Đoàn Thị Điểm... Vài người trong số họ là người quen, bạn cũ—bạn mới của vợ chồng tôi mà không một chị nào là bạn Lê Văn Duyệt của nàng. Nếu nàng không cảm thấy cô đơn và buồn thiu thì đó mới đáng kể là điều lạ.

Con người có vô số thứ tình: nào tình vợ chồng, tình mẹ con, tình thày trò, tình anh em, tình láng giềng, tình bè bạn... kể mãi cũng không hết. Thậm chí, chỉ đối với con chó—con mèo nuôi trong nhà, người ta cũng đã ban bố cho nó một thứ tình cảm đặc biệt khác thường rồi. Chẳng tình nào giống tình nào mà cũng chẳng có tình nào có thể thay thế được tình nào. Riêng tình bè bạn cũng lại chia thêm thành nhiều loại. Bạn chung lớp không giống bạn chung trường. Bạn chung phòng (roommate) khác với bạn chung sở (co-worker). Bạn khiêu vũ không thể so sánh với bạn chiến đấu. Bạn đảng phái khác với bạn thể thao. Bạn mới chẳng dễ dàng thay thế được bạn cũ. Có những điều mà người ta chỉ có thể nói với người này nhưng khó mở miệng nói với người kia, chỉ tâm sự được với bạn này mà không thể kể ra với bạn khác. Mấy tiếng mày-tao vừa thân thiết vừa ngọt ngào thuở còn ấu thơ, hôm nay đâu có ai dám lấy ra để xưng hô thực lòng với những người bạn mới. 

Từ sau lần thất vọng ở Cypress Pavillon, tôi bắt đầu chú ý hơn đến nhu cầu tình cảm—tình bạn của vợ. Một chị bạn Trưng Vương khác khuyên vợ tôi nên dùng internet để search cho ra đầu mối thay vì gọi điện thoại hoặc phải tìm đến tận nơi. Nàng nghe theo lời khuyên, cắm cúi thường xuyên hơn vào computer. Tôi giúp nàng download VPSKeys, UniKey để có thể viết Việt ngữ đầy đủ và chính xác hơn. Tôi cũng hướng dẫn nàng dùng search engines trong việc truy tìm tài liệu, chỉ nàng cách dán hình ảnh vào e-mails... Trước đó, vợ tôi chỉ sử dụng laptop để thỉnh thoảng nghe nhạc, đọc báo, đọc truyện, hoặc xem phim ảnh mà thôi, chẳng bao giờ chịu dùng nó để nhận hoặc viết e-mails.

Thế rồi, trời chẳng phụ kẻ có lòng, vợ tôi tìm ra được forum của Diễn Đàn Trung Học Lê Văn Duyệt do chị Đặng Mỹ phụ trách. Tiếp theo, nàng tìm được chị Bích Liên—một bạn học đồng niên khoá, tìm được chị Hoàng Nga—vị Hội Trưởng đương nhiệm của Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt. Chị Đặng Mỹ uyên bác, lịch lãm. Chị Bích Liên hiền hậu, chân thành. Chị Hoàng Nga tháo vát, thân thiện. Cả ba hết lòng khuyến khích, cung cấp những thông tin cần thiết để vợ tôi có thể từ đó tìm lại những người bạn cũ. Càng ngày càng lần mò thêm được nhiều manh mối về mái trường xưa, vợ tôi hân hoan ra mặt, mừng rỡ như bắt được vàng. Tôi cũng vui lây với niềm vui đơn giản mà chân thật đó.

Hai đứa con chúng tôi đi học xa, vừa trở về nhà vào mùa hè, chăm chú ngắm nghía mấy ngón tay mẹ gõ vụng về trên keyboard. Đã có lần tôi nghe chúng nó phàn nàn, mẹ chẳng bao giờ chịu viết e-mail. Gởi e-mail cho mẹ như muối bỏ biển, không bao giờ nhận được reply, chẳng biết mẹ có thèm đọc không nữa. Hôm nay chúng nó đang đối diện với một ngạc nhiên lớn. Sự bất ngờ thú vị khiến con trai tôi nháy mắt nói với chị nó:

    - She looks so cute!
    - I'd say, she's more than just cute!

Con chị chúm chím cười, đáp lời thằng em. Chúng nó muốn nhắc, mẹ đã quên chúng nó rồi – chỉ chú ý vào bạn bè, chẳng thèm hug hoặc nói vài câu welcome home với các con như vẫn làm thường lệ.

    - Nói tiếng Việt! Mẹ không thích nghe tiếng Mỹ.

Vợ tôi nạt lớn và hai đứa con nàng cũng dạ lớn rồi lè lưỡi rút lui, để lại mẹ vẫn cắm cúi viết e-mail cho bè bạn Lê Văn Duyệt.

Tháng 11 năm ngoái, vợ tôi đi Orange County tham dự Ngày Họp Mặt Lê Văn Duyệt–Tiếp Nối Vòng Tay. Nàng lái xe rất tệ, dĩ nhiên tôi phải làm tài xế cho nàng rồi. Đó là lần đầu tiên, vợ chồng tôi tìm gặp các vị giáo sư và những người bạn đồng môn của vợ tôi. Các cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt hẹn nhau họp mặt tại nhà hàng Emerald Bay. Tôi chẳng xa lạ gì với nhà hàng này. Đã hơn vài lần, tôi đưa vợ đến đó hội họp với bạn bè (của tôi) hoặc ăn uống mỗi khi có dịp qua lại trên đường Edinger-Euclid. Cái cảm giác quen thuộc về nơi chốn cũng ít nhiều khích động thêm vào quyết tâm tìm gặp thầy xưa & bạn cũ của nàng. Vợ tôi muốn đến nhà hàng sớm, từ lúc 3-4 giờ chiều mặc dầu chưa bao giờ biết mặt Ban Tổ Chức và cũng chẳng nhận một công tác nhỏ nào trong lần họp mặt đầu tiên này.

Trước đó vài giờ đồng hồ, vợ tôi đã hẹn gặp chị Bích Liên—một người bạn cùng niên khoá với nàng tại cửa Thương Xá Phúc Lộc Thọ. Phố xá bon chen—người qua kẻ lại, tôi đảo xe quanh quẩn nhiều vòng cố tìm chỗ đậu khiến nàng sốt ruột như lửa đốt:

    - Không khéo trễ giờ hẹn mất, anh ơi!

Nghe vợ hối thúc và nhìn vẻ mặt nôn nóng pha chút căng thẳng của nàng, tôi không khỏi phì cười, buông lời trêu ghẹo:

    - Thế em có nhớ mặt Bích Liên không?
    - Anh nói đùa hay nói dỡn? Làm thế nào mà em nhớ được... Ba mươi mấy năm rồi còn gì!
    - Em có tấm hình nào của bạn em không?... Bạn em có tấm hình nào của em không?... Hai người sẽ ra dấu hiệu gì để nhận nhau?
    - Không! Em... không có! Mà cần gì phải có? Anh chỉ hỏi lung tung, vớ va vớ vẩn làm em thêm rối ruột.
    - Chỗ phố xá đông người, biết ai là ai... Ít nhất hai người cũng phải có một tấm bảng nhỏ đề mấy chữ LVD để nhận nhau chứ!

Biết là đang bị chọc ghẹo, nàng lườm tôi bằng một cái liếc sắc như dao:

    - Em sẽ nhìn ra Bích Liên ngay lập tức cho anh xem!

Với giọng giận dỗi, vợ tôi trả lời chắc như đinh đóng cột và lấy phone ra gọi Bích Liên—người bạn học ngày còn ấu thơ, mà hôm nay ngay đến cả vóc dáng nàng cũng không còn hình dung ra được nữa.

Tôi drop vợ xuống cửa chính thương xá—nơi có bộ tượng 3 ông Phúc-Lộc-Thọ màu trắng tuyết, rồi tìm cách đậu xe tại một dãy phố kế cận. Khi đi bộ trở lại cửa thương xá, từ xa tôi trông thấy cảnh tượng hai phụ nữ trung niên đang tặng nhau cái hug nồng nhiệt. Hai người đó là chị Bích Liên và vợ tôi. Giữa giòng người đông đúc qua lại, tôi có thể thấy rõ sự bồi hồi xúc động của họ trong lần hội ngộ đầu tiên. Cho mãi đến bây giờ, tôi vẫn không biết và cũng không hỏi, họ đã nhận lại nhau như thế nào. Đối với tôi, đó là một cảnh ngộ hiếm hoi. Tôi đứng nhìn từ xa mà không tiến lại gần, tôn trọng những giây phút khác thường đặc biệt đó.

Chị Bích Liên hiền hậu có khuôn mặt khả ái và đôi mắt đen thật tròn. Chị cũng chỉ mới tìm lại được bạn bè đồng môn cũ ở hải ngoại cách đó không lâu. Bích Liên không đến nơi hẹn một mình, bên cạnh chị còn có vài bạn đồng môn các niên khoá lớn nhỏ khác. Họ cùng quy tụ về miền nam California từ nhiều nơi khác nhau để tham dự ngày họp mặt. Lúc bấy giờ, tôi chẳng biết ai là ai, cũng không biết tên từng người. Những phụ nữ duyên dáng này tỏ ra ngọt ngào và thân thiện ngoài sự trông đợi thường tình. Họ nhanh chóng đón nhận vợ tôi bằng thứ tình cảm chỉ tìm thấy được ở những người thân yêu lâu ngày gặp lại. Chúng tôi cùng ăn trưa với họ—chuyện trò ríu rít, vui tươi như những cánh chim cùng một đàn.

...


Tại miền nam California, lần đầu tiên vợ tôi hội ngộ với các bạn đồng môn
(Thương xá Phúc-Lộc-Thọ, Westminster – tháng 11, 2010)
 

Tại nhà hàng Emerald Bay, vợ tôi gặp lại thầy cô cũ—bạn bè xưa đúng như mong ước. Ngồi bên những người bạn học thời con gái, nàng cười luôn miệng và vui vẻ hơn bao giờ hết. Tôi lắng nghe những câu chuyện ba mươi mấy—bốn mươi năm về trước đang được từng chị thay nhau nhắc lại. Những mẩu chuyện nhỏ mà chỉ những người đã từng sống bên nhau dưới cùng một mái trường mới có thể biết được. Niềm vui và hạnh phúc đến với mọi người thật rộn ràng mà cũng hết sức giản dị.

Ngồi cạnh tôi ở bàn số 13 là anh Hồng. Anh và tôi là hai người đàn ông duy nhất có mặt ở một bàn chỉ gồm toàn phụ nữ. Chẳng cần ai giới thiệu, sau cái bắt tay, chúng tôi quen nhau nhanh chóng. Tôi hỏi anh về ý nghĩa của hai chữ "An Hảo" mà ai đó đã mark sẵn trên bàn. Anh bảo tôi, đó là tên một cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt thuộc niên khoá 74 – người đã reserve chỗ cho bạn bè cùng niên khoá. Chúng tôi được mời vào bàn này có nghĩa là vợ của chúng tôi thuộc niên khoá 74. Trong lúc tôi vẫn giữ khoảng cách khách sáo đối với những người bạn của vợ thì anh Hồng lại thân thiết với họ một cách tự nhiên. Hỏi ra mới biết, chị Ngọc Châu—vợ anh, một bạn đồng lớp với vợ tôi, mới mất cách đó không lâu. Trước đây, cả chị và anh đều tham gia tích cực vào các hoạt động thân hữu Lê Văn Duyệt. Bằng đôi mắt nhớ nhung sâu thẳm, với giọng kể trầm buồn, anh nói cho tôi nghe về vợ mình và những người bạn của vợ. Tôi lắng nghe anh, cố học thuộc tên và nhận diện từng người: An Hảo, Thanh Long, Mỹ Đà, Thu, Loan, Xuân Mai, Tuyết Trinh, Minh Châu... Những điều anh nói, những cái tên anh kể khiến tôi cảm thấy thân thiết hơn đối với các bạn của vợ. Tôi biết, anh Hồng nhìn họ mà nhớ vợ da diết. Càng nghe, tôi càng thêm ngưỡng mộ tấm lòng thuỷ chung mà anh đã dành cho vợ và cho những người bạn của vợ. Đặt mình vào trường hợp của anh, tôi tự biết rằng, tôi sẽ đành từ chối tham dự buổi họp mặt này...

...


Vợ tôi hớn hở ngồi bên những người bạn cùng lớp đã lâu năm cách biệt
(Nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana – tháng 11, 2010)


Đến nhà hàng sớm mà lại chẳng có việc gì làm, tôi tự nguyện đóng vai "thợ vịn" cho những người làm trang trí, có lúc giúp giữ chiếc thang và cũng có lúc giúp ngắm nghía banner để người ta treo sao cho cân đối. Chẳng ai cần biết tôi là ai—mọi sự giúp đỡ thiện nguyện đều được đón nhận một cách hoan hỉ.Tôi gặp một người đàn ông trung niên vai mang camera, có dáng dấp như một photographer. Anh tỏ ra tận tuỵ với công việc, vừa chụp vài tấm hình testing vừa cố phụ giúp việc treo banderole—banner. Cả anh và tôi đều không tự giới thiệu, cũng không hỏi tên nhau. Chúng tôi cùng mỉm cười tặng nhau cái nhìn thân thiện—thứ thiện cảm mà những người có chung chủ đích về một việc làm thường dành riêng cho nhau. Tôi cũng mang camera và cũng thích chụp hình, nên suốt buổi dạ tiệc hôm đó, anh và tôi thường trông thấy nhau tại mỗi một điểm nhắm. Nhìn cách anh cầm máy—chọn góc đứng và cách anh cố tránh không block tầm ngắm của kẻ khác, tôi hiểu rằng anh là một tay chuyên nghiệp hoặc ít nhất cũng là một người có nhiều kinh nghiệm về nhiếp ảnh. Đó là lần đầu tiên anh và tôi gặp nhau—như bèo với nước, tôi chưa biết tên anh mà anh cũng chẳng biết tên tôi.

Vợ tôi gặp lại một số vị giáo sư của trường Lê Văn Duyệt, những người đã từng dậy dỗ—hướng dẫn nàng từ thuở bé cho đến ngày khôn lớn. Nàng sung sướng ra mặt, dẫn tôi đi loanh quanh, hết ra mắt cô giáo này lại chào hỏi thầy giáo kia. Tôi bỡ ngỡ, ngô nghê như chàng rể mới đang theo vợ về bên ngoại nhận họ hàng. Đa số các giáo sư đều không nhìn ra vợ tôi, nhưng nàng vẫn nhận ra họ. Nàng kể vanh vách tên từng vị và môn học do họ phụ trách trước đây. Mỗi thứ nhớ nhung sâu thẳm trong ký ức được nàng lần lượt hồi tưởng và đem ra nhắc lại. Chẳng biết ngày trước thầy đã hết lòng với trò như thế nào, mà ba mươi mấy năm sau trò vẫn không quên và vẫn một mực kính yêu thầy như ngày còn bé bỏng. Tôi có dịp ra mắt Cô Thu, Cô Ngọc Mai, Thầy Long, Thầy Đường, Cô Vân, Cô Thuý... Dù ở tuổi cao niên, tất cả đều minh mẫn, tráng kiện. Đối với tôi, các Thầy Cô của trường Lê Văn Duyệt có dáng dấp phúc hậu, đạo đức, mô phạm và khả kính. Tôi cũng cảm nhận rằng, truyền thống tôn sư trọng đạo của các cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt hết sức mãnh liệt và hoàn toàn đáng được đề cao.

Ngoài những chị mà tôi mới gặp trưa nay tại thương xá Phúc-Lộc-Thọ, bây giờ tôi còn được biết thêm nhiều chị bạn đồng môn khác của vợ. Họ thuộc nhiều lứa tuổi và gồm đủ các niên khoá. Đa số đều thướt tha, yêu kiều trong những tà áo dài màu xanh lá trúc—màu sắc mang nét đặc thù, tiêu biểu về sân trường Lê Văn Duyệt, một nơi được trồng rất nhiều cây trúc thân vàng, lá xanh. Tất nhiên, tôi chẳng thể nào phân biệt được hết mọi người. Chỉ mỗi một việc nhận diện họ cũng đủ gây lúng túng rồi cho tôi rồi, còn nói chi đến việc cố học để nhớ tên từng người nữa.

...


Ban hợp ca cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt trong những tà áo dài màu xanh lá trúc
(Nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana – tháng 11, 2010) 


Tháng 12–2010, nhân chuyến đi miền bắc California, chị Thu "béo" cùng chồng đã ghé thăm chúng tôi. Anh chị đến vội vã mà đi cũng vội vàng. Tuy vậy, vợ tôi vẫn kịp báo tin cho chị Mỹ Đà, chị Kim Báu—hai người bạn đồng lớp (mà nàng mới tìm lại được) hiện sinh sống tại vùng Silicon Valley. Mỹ Đà đang là Hiệu Trưởng của một trường Tiểu Học và Kim Báu là Trị Sự cho một tuần báo thương mại tại địa phương. Tất cả chúng tôi đã bỏ ra một ngày hàn huyên, tâm sự và vãn cảnh Tu Viện Kim Sơn ở Watsonville (cách San José khoảng 40 miles về hướng Nam-Đông Nam). Đó là những giây phút êm đềm quý báu để mỗi người cùng ôn lại quá khứ, thắt chặt lại tình bạn đã xa cách lâu ngày. Người đàn ông mang dáng dấp photographer mà tôi từng gặp hồi tháng trước ở Santa Ana là anh Dũng—chồng của chị Thu. Bây giờ, anh đã biết tên tôi và tôi cũng biết tên anh. Gặp lại nhau lần này, chúng tôi siết chặt tay bằng thứ tình của những người anh em cột chèo thân thiết. Thu—vợ anh không... béo như tôi tưởng. Trái lại, thon thả hơn nhiều, so với cái tên mà chị cố ý tự đặt cho mình từ bấy lâu nay. Mỗi người một khuôn mặt, mỗi người một cá tính; vậy mà, chúng tôi gặp lại nhau, nhanh chóng kết nối trong tình bằng hữu keo sơn. Chẳng biết từ lúc nào, tôi không còn thái độ thờ ơ đối với những người bạn quý của vợ nữa.

...


Buổi sáng mờ sương, bè bạn thuở ấu thơ nay gặp lại nhau (Tu viện Kim Sơn, Watsonville – tháng 12, 2010)


Mùa hè 2011, Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt triệu tập Đại Hội Toàn Thế Giới lần thứ hai. Vợ tôi thường theo tôi tham dự nhiều Đại Hội của các trường bạn, của các quân binh chủng Việt Nam Cộng Hoà... nhưng chưa bao giờ tham gia Đại Hội của trường Lê Văn Duyệt. Chẳng cần quan sát, tôi cũng thấy rõ sự thích thú và lòng nôn nóng của nàng. Vài tháng trước ngày Đại Hội, nàng dặn dò:

    - Anh phải lấy vacation đó nghe!
    - Chi vậy em? Đại Hội nào mà chẳng tổ chức vào cuối tuần... Anh đâu có cần nghỉ làm gì?
    - Đây là chuyện nhà. Anh phải xin phép nghỉ để còn đưa đón các bạn em. Ngoan đi! Rồi em sẽ... cưng!

Tất nhiên, chẳng phải mấy lời hứa hẹn theo kiểu... dụ dỗ trẻ em của nàng có thể khiến tôi ngây thơ nghe lời. Trong thâm tâm, tôi cũng cảm thấy áy náy vì đã từ lâu không chú ý gì đến nhu cầu tình cảm—tình bạn của vợ. Tôi tự hứa, sẽ hoàn trả lại cho nàng đầy đủ. Vài hôm trước ngày Đại Hội, tôi tự đặt mình vào tình trạng... on call, để khi cần thiết nàng có thể... trưng dụng tôi dễ dàng.

Thú thực, tôi không rõ nàng có bao nhiêu bè bạn đồng môn Lê Văn Duyệt cùng sinh sống tại Thung Lũng Hoa Vàng. Vài người duy nhất mà tôi được gặp mặt hoặc đã biết tên là chị Hoàng Nga, chị Nga Phạm, chị Thanh Nhung, chị Mỹ Đà, chị Kim Báu... Vợ tôi liên lạc thường xuyên hơn với chị Hoàng Nga; vui tươi, hoà nhịp vào những bận rộn mà Đại Hội nào cũng có và cần phải có. Nàng đặt may áo dài đồng phục màu xanh lá trúc, rồi theo bạn bè hội họp—luyện tập văn nghệ, thao dượt chương trình... E-mails nhiều hơn, phone calls nhiều hơn và tiếng cười cũng nhiều hơn. Tôi thường được nghe loáng thoáng về nhóm bạn hữu xem chừng rất mới mà lại rất cũ của nàng. Nổi trôi theo vận mệnh Tổ Quốc, những phụ nữ này đã phải trải qua biết bao bể dâu biến đổi để hôm nay tìm lại được nhau. Tôi biết đến chị Hoàng Nga như là một Hội Trưởng nhiều tâm huyết, thân thiện và tháo vát. Căn nhà xinh xắn ngăn nắp của vợ chồng chị nghiễm nhiên trở thành trụ sở cho những buổi tụ tập đông người. Càng gần ngày Đại Hội, nhịp điệu của việc chuẩn bị càng trở nên dồn dập, thúc bách. Chẳng có ai có thể tạm làm một thống kê nhỏ để biết được các cựu nữ sinh đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức và thời gian chuẩn bị mọi thứ cho ngày gặp gỡ.

...

Huy Hiệu & Chủ Đề & Đặc San Đại Hội Lê Văn Duyệt Toàn Thế Giới Lần Thứ 2


Không khí thân mật trong ngày tiền Đại Hội khiến những kẻ chưa lần nào tham dự (như tôi) cảm thấy ngạc nhiên và không khỏi đem lòng ngưỡng mộ. Các giáo sư và nữ sinh Lê Văn Duyệt đã thực sự hoà đồng để cùng nhau tìm về khung trời kỷ niệm xa xưa. Bao nhiêu chuyện vui buồn từ quá khứ thoáng chốc được nhanh chóng đem sang hiện tại. Nhà Hàng Thành Được tại thành phố Milpitas vừa vặn cho một buổi hội ngộ đầm ấm giữa thầy trò và một ít thân quyến. Tôi đã được thưởng thức chương trình văn nghệ trình diễn đơn sơ theo kiểu "cây nhà lá vườn" mà lại độc đáo hiếm có. Giáo sư và học trò cùng hát song ca, hợp ca—trẻ trung, điệu nghệ và lôi cuốn. Mặc dù mang chủ trương đơn thuần của một Hội Ái Hữu, các cựu nữ sinh vẫn không quên nhắc nhở nhau về trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương dân tộc. Nhạc phẩm đồng ca Hội Nghị Diên Hồng đã làm sôi sục nhuệ khí đấu tranh, hun đúc quyết tâm một lòng vì tiền đồ Tổ Quốc. Rồi, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, ban tam ca MTV – gồm 3 nữ giáo sư đã trình bày (theo kiểu modify) nhạc phẩm Thu Vàng của Cung Tiến, hết sức dí dỏm mà không khôi hài, trữ tình mà không xa rời thực tế. Tôi còn nhớ có đoạn như sau:

     “...Trường xưa còn đó, tình bạn xưa còn đó
        Đầu cô màu tuyết, giờ tóc em vàng úa
     Hình bóng trường cũ, bao ngày xanh thuở ấy
         Nghe chừng như vẫn còn đâu đây..."

...


Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt trong buổi tiền Đại Hội (Nhà hàng Thành Được, Milpitas – tháng 8, 2011)

...



Một số Cựu Nữ Sinh niên khoá 74 (Nhà hàng Thành Được, Milpitas – tháng 8, 2011


Tôi tin rằng, nếu Cung Tiến biết được ngoài màu vàng của mùa thu, các cô giáo Lê Văn Duyệt đã pha thêm chút màu trắng của tuổi hạc, chút màu xanh của tuổi thanh xuân, cộng với một ít màu thời gian của hình bóng cũ, để tạo nên thi vị mới cho tác phẩm của ông; hẳn nhiên, nhạc sĩ sẽ phải ngạc nhiên mỉm cười và gật gù thích thú.

Trong buổi tiền Đại Hội, thật bất ngờ—tôi gặp lại người bạn đồng môn khoa Viễn Thông. Ngày trước, với tánh tình giản dị, ăn nói từ tốn lại hết lòng vì bè bạn, anh nghiễm nhiên trở thành một trong những con chim đầu đàn của khoá. Hai mươi mấy năm trước anh đã là một tay photographer chuyên nghiệp; nhưng hôm nay, không thấy anh đem theo camera, cũng chẳng thấy anh chụp tấm ảnh nào. Tôi ngạc nhiên hỏi anh, sao nỡ bỏ hobby của mình ở lại sau lưng. Anh mỉm cười, chỉ vào đám cháu nội ngoại – thay cho lời giải thích. Anh chính là anh Lộc—phu quân của chị Hoàng Nga, đương kim Hội Trưởng.

...


Ban tam ca MTV gồm 3 vị nữ Giáo Sư: Mai, Thu, Vân (Nhà hàng Thành Được, Milpitas – tháng 8, 2011)


Đại Hội Lê Văn Duyệt toàn thế giới được tổ chức tại tầng 2 đại sảnh của nhà hàng Dynasty – San José, một tửu lầu có sức chứa lớn nhất trong vùng. Nữ sinh Lê Văn Duyệt dựng lại cổng trường xưa với khóm trúc xanh ngay tại sân khấu. Nét sinh động của mô hình thu hút tầm mắt và tâm tư của khách tham dự kể từ lúc mới bước chân vào. Những tiếng cười rộn ràng, những câu chào hỏi thân mật tạo thành một thứ âm thanh đầm ấm và thân thiện khó quên. Trong những tà áo dài màu xanh đồng phục, các nữ sinh giơ cao những cây quạt tím ra mắt quan khách. Trên mỗi cánh quạt viết một từ ngữ mà khi ghép những cánh quạt lại với nhau, người ta sẽ đọc được hàng chữ:   
 
     “Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập Lê Văn Duyệt Alumni
            Chào Mừng Đại Hội Thế Giới Lần Thứ 2”
               
Lúc thay đổi và được xướng lên theo điệu nhạc, trên những cánh quạt chuyển động phối hợp nhịp nhàng, quan khách còn đọc được tên của các quốc gia và địa danh có nữ sinh về tham dự như: Canada, Switzerland, Germany, France, Vietnam...; Utah, Virginia, Missouri, Kansas, New York, California...
 
Chương trình văn nghệ ca vũ – tri ân thầy cô – trình diễn thời trang – sổ số – dạ vũ... hết sức phong phú đã chứng tỏ nỗ lực bền bỉ và sự hy sinh không ngừng của Ban Tổ Chức & Ban Văn Nghệ trong suốt thời gian chuẩn bị. Ngoài những tiết mục do chính các giáo sư, nữ sinh và con cháu thuộc thế hệ 2 & 3 phụ trách, quan khách còn được thưởng thức giọng hát chuyên nghiệp của ca sĩ Diễm Liên qua tiết mục dạ vũ bế mạc. Kích thước sân khấu nhà hàng đã có lúc tưởng chừng quá nhỏ bé so với con số đông đảo của các nghệ sĩ nghiệp dư Lê Văn Duyệt.
   
...


Một vài hình ảnh trong 2 ngày Đại Hội tại Thung Lũng Hoa Vàng (20 & 21 tháng 8, 2011)


Nhờ lần gặp gỡ này mà tôi biết thêm được nhiều bè bạn đồng môn khác của vợ, cũng biết thêm nhiều bạn đồng niên khoá với nàng. Bây giờ, vợ tôi đã tìm lại được vô số bạn bè thời còn con gái. Nàng đã có người để xưng hô mày-tao—và thẳng thắn tỏ bày "những nỗi niềm riêng".

So với Gia Long và Trưng Vương, Lê Văn Duyệt là một trường nhỏ lại "sinh sau đẻ muộn"hoado tuy thế, theo nhận xét của tôi, chính vì ít người, Thầy Cô và học trò Lê Văn Duyệt đã tỏ ra thân mật, đủm bọc và quý mến nhau nhiều hơn — hơn hẳn, nhiều ngôi trường khác. Ở đâu có 5 người thì ở đó sẽ có 10 ý; cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt cũng không ngoại lệ. Vậy mà, Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt vẫn không bị phân chia, vẫn duy trì và phát triển sự gắn bó keo sơn quý giá. Đây là một điểm son rất đáng được đề cao và ngưỡng mộ.    

Người Mỹ có câu "Out of sight, out of mind". Người Pháp bảo rằngi: "Loin des yeux, loin du cœur". Người Việt cũng nói "Xa mặt, cách lòng". Cả ba câu nói Việtthanks.gifháp-Mỹ dân dã này đều nhấn mạnh đến hậu quả bi đát của việc thiếu gặp gỡ. Hội đoàn nào có hoạt động đích thực và tích cực đều cần đến những lần hội họp, gặp gỡ mở rộng và trực tiếp. Ở vào thời đại high-tech hôm nay, ngoài điện thoại và e-mails, những tiện ích của Skype, Voipbuster..., của forum, của egroup... đã giúp đỡ rất nhiều vào việc giao tiếp, nhưng vẫn không thể nào thay thế hẳn được tính chất thực tiễn, cụ thể của những buổi hội họp và những lần gặp gỡ bằng xương bằng thịt.

Nguyên Thiều
SJ tháng 9, 2011








    Thu (không béo )ơi ,cám ơn em đã đang bài này của anh Nguyễn Thiều (OX K Oanh LVD 74 ) vào diễn đàn.Chị biết là em đăng trong mục của nữ sinh 74 là rất đúng....nhưng nếu có thể xin em gửi thêm trong mục diễnđàn một thời áo trắng được không? Sở dĩ chị muốn nhờ em như vậy là vì chị sợ nhiều người không vào mục này đọc.
  Bây giờ ai ai cũng náo nức được biết diễn tiến của DH năm nay nên những người quan tâm họ sẽ vào tìm đọc ở đấy.
   Đây chỉ là ý kiến của chị thôi còn thì tùy em nhé.Cám ơn em nhiều.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #343 - 25. Oct 2012 , 08:33
 
Mời DNT nghe nhạc giữa tuần , chúc cả nhà ấm áp thêm nhen. Smiley





Lời nhạc cũng được đính kèm dưới đây.

Mong quý vị bỏ chút thì giờ ký thỉnh nguyện thư để gửi đến nguyên thủ các quốc gia tự do báo động tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền CSVN. Hiện nay, đã có trên 21,000 người ký tên.

http://www.democracyforvietnam.net/




==
Triệu Con Tim
-
Nhạc và lời: Trúc Hồ


Từ phương xa, nhìn về quê hương,
Đất nước tôi, sau bốn ngàn năm,
Ải Nam Quan, nay không còn,
Hoàng, Trường sa, nay không còn,
Mẹ Việt Nam ơi!

Ngày hôm nay, nhìn về quê hương
Đất nước tôi, sao lắm nhiễu nhương
Người yêu nước, trong chốn lao tù,
Mẹ thương con, thiêu cháy thân mình,
Mẹ Việt Nam đau!

Chorus:
Hãy biết yêu quê hương Việt Nam
Hãy biết đau nỗi đau người dân
Ải Nam Quan, Hoàng, Trường sa
Một ngàn năm, giặc phương Bắc
Quê hương mình rồi sẽ ra sao?

Hãy biết yêu quê hương Việt Nam
Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên,
Đừng thờ ơ, đừng làm ngơ
Triệu con tim, cùng bước tới
Chúng ta là giòng giống Lạc Hồng.

* * *

Ngày hôm nay, nhìn về quê hương
Đất nước tôi, sao lắm nhiễu nhương
Người yêu nước, trong chốn lao tù,
Mẹ thương con, thiêu cháy thân mình,
Mẹ Việt Nam đau!

Bạn cùng tôi, nhìn về quê hương
Đất nước ta, nay sẽ về đâu
Người lầm than, kẻ không nhà
Người dân oan, trên khắp mọi miền
Mẹ Việt Nam đau!

* * *
Hãy làm ngọn gió đổi thay
Hãy làm ngọn gió đổi thay ... (chorus)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
DOHUUTAI
Gold Member
*****
Offline


Thành viên Xuất Sắc
* Năm 2012 *

Posts: 4192
Gender: male
Re: Dãy Nhà Tôn LVD-74
Reply #344 - 31. Oct 2012 , 10:07
 
TB nè ,
Bài nhạc hay , ý nghĩa , nen Tài tui chỉ vô nghe khong viét trả lời , để bà con nhin mà vô nghe cho chật...Sập DNT...kkkkkkkkkkk... Vui ngày Halloween nha TB & H Đ.. hahahaaaaaaaaa
Back to top
 

hoado  Yêu Đời và Yêu Người  hoado 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 21 22 23 24 25 ... 32
Send Topic In ra