thule
Gold Member
   
Offline

Thành Viên Xuất Sắc *Năm 2010*
Posts: 3836
|
Cô Thu post mâý bài vào đây để các LVD nào không đi ĐH và chưa có ĐS LVD thì đoc cho vui nhé. Rẩt tiếc là không dinh đượcc các hình vào như đã trình bâỳ trong báo:
Thăm Quán “Dịch Thơ” của Diễn Đàn LÊ VĂN DUYỆT bài của GS THU LÊ (Phần I )
Những năm gần đây, Diễn Đàn Lê Văn Duyệt (levanduyet.com)đã là nơi tụ họp, nghỉ ngơi của các CNS/LVD ở khắp nơi. Các em vào khu vườn nho nhỏ này chuyện trò ríu rít, đọc sách báo, ôn lại kỷ niệm xưa, nói chuyện ngày nay, tìm thầy cô ban bè để thăm hỏi, chúc tụng và tâm sự. Các em rủ nhau theo gót các bạn đi du lịch, thăm các danh lam thắng cảnh, và gặp lại bạn bè hoặc rủ nhau vào bếp nói chuyện nấu ăn.... Khu vườn này của LVD quả thật là đầy những kỳ hoa dị thảo và vẫn tiếp tục lên hương....
Đầu tháng 6 năm 2010, cô cháu gái cưng mới 16 tuôỉ của cô Ngọc Mai là Karen Ngọc Trâm đã làm một bài thơ bằng tiếng Anh để khóc ông ngoại. Bà nội Ngọc Mai thật xúc động và đã cảm hứng dịch sang tiếng Việt rồi chia sẻ với mọi người. Bài thơ khóc ông đầy tình cảm xâu đậm và rất “trưởng thành” so với tuổi của cô cháu mới lớn và bản dịch sang tiếng Việt lại càng làm xúc động lòng người... Mời các bạn nghe thử một đoạn đầu: Grandpa, I always loved you with all my heart, Ông ngoại hỡi, con thương ông nhiều lắm, It hurts me knowing that we are going to be apart. Trái tim con tan nát phút chia ly, You taught me to pray and instilled faith in me. Lời nguyện cầu, niềm tin vẫn khắc ghi I hope I will become the person that you wanted Khi khôn lớn nên người ông kỳ vọng. me to be.
Bài thơ này làm tôi nhớ đến một bài khác của cô cháu gái tôi, Amanda Thùy Trang cũng 16 tuôỉ, mà cách đây 2 năm đã làm một bài thơ viết thay lời một người em họ (chỉ là bé sơ sinh bị Down’s Syndrome và chỉ sống được 2 tháng), cũng làm tôi xúc động và cũng dịch sang tiếng Việt Đây là đoạn đầu của bài “When Tomorrow Starts Without Me”:
When tomorrow starts without me, Ngày mai khi vắng mặt con, Please try to start off the day happy. Xin người đi tiếp, ngày còn vui tươi. You were so joyful about my birth, Người vui con mới ra đời, But now I have left the earth. Bây giờ con bỏ cuộc vui sao đành.
Sự chia sẻ hai bài thơ dịch của các cháu với D/D và sự hưởng ứng nồng nhiệt của các thành viên làm tư nhiện tôi nghĩ đến mở một vườn thơ dịch và thế là tôi trở thành cô chủ quán “Dịch Thơ”.
Quán “Dịch Thơ” dập dìu người ra vào thưởng ngoạn, tiếp tay, cho ý kiến với sự phụ giúp kỹ thuật của Tất Mỹ và sau này là của các chuyên viên kỹ thuật Đậu Đỏ, Đặng Mỹ, Phương Tần, và Ngọc Đoá.... Các em phụ giúp “dán” bài của các “dịch giả”, trang hoàng nhà cửa bằng những hình hợp với chủ đề, “lên khung” hoa lá cành cho thêm đậm nét. Lúc đó lại được sự hưởng ứng của cô Ngọc (phu nhân thầy Đường) ra đề bằng bài thơ tên “Quả Chanh” nhưng lại rất ngọt ngào, nhẹ nhàng và trong sáng. Mọi người xúm vào dịch mấy câu thơ tiếng Việt của cô Ngọc, trở thành “dịch giả” chính hiệu lúc nào không hay vì tất cả cùng vò đầu, cắn bút để ...dịch thật! Quí vị coi, tôi lấy thí dụ chỉ có 2 dòng thơ cuả cô Ngọc: “Trà nóng mật ong pha lẫn lộn, Uống vào, giọng đục trở nên thanh.”
mà có người thì dịch: “Sipping hot lemon tea with honey mix , My hoarse voice ‘s gone away a little far...”
rồi có người thì: “Hot lemon tea blended with sweet honey Scratchy voice, after drinking soothely gone.”
lại nữa: “Sipping hot tea with lime and honey mixed, My hoarse voice has turned out to be better by far.”
Rôì câu cuối cùng của bài thơ “Quả Chanh”: “Ý nghĩ lạ lùng tặng quả chanh” mà có người thì đòi tặng trà chanh (lemon tea), người thì thích tặng những chanh ngọt (sweet lemons), người thì thích tặng nàng (offer her), người thì thích tặng cả đám (offer them). Có người lại không thích chanh vàng và chỉ tặng đúng một quả chanh xanh đó thôi: “A strange thought suddenly appears: to offer her that awsome lime.”
May mà có tác giả bài thơ tiếng Việt ở gần để nếu muốn thì có thể hỏi xem thực sự tác giả muốn nói gì. Nhưng mọi người đều thấy điều đó chẳng quan trọng vì “dịch là phản dịch”và chẳng nên gò bó dịch từng chữ mà hỏng mất “hồn thơ”! Có ngôì xuống dịch thơ mới thâý khó vì vừa phải theo sát ý vừa phải cân nhắc vần điệu. Thành ra có biến quả chanh vàng (lemon) thành chanh xanh (lime) thì cũng không phải vì không muốn...mắc dịch mà thực sự đang lúng túng về vận.
Người dán bài dịch lên D/D đầu tiên thường là giúp ý và từ cho người dịch sau nên các bài dịch càng về sau càng hay. Các dịch giả xúm vào phê phán tự nhiên, góp ý đổi từ để được đúng hơn, hay hơn. Mọi người đều vui học được một vài điều mới lạ trong bài . Nhưng ai cũng nhận là dịch từ Anh sang Việt thì dễ hơn là dịch từ Việt sang Anh vì tiếng Việt là tiếng của mình. Dịch bằng thơ 5 chữ làm như sát ý bản chính hơn là thơ lục bát hay thất ngôn bát cú. Tôi nghĩ lý do là vì tiếng Anh thường là ngắn gọn (nói ít và hiểu nhiều), ‘compact’ hơn tiếng Việt ( hay lòng vòng và nhiều “thì là mà rằng” nên thường là phải đi vòng vo tam quốc chứ không vào thẳng vấn đề được ngay), có phải thế không ? Thật vâỵ, khi tôi bắt đầu học tiếng Anh, tôi đã khâm phục cách dùng chữ trong câu tiếng Anh (đặt một lô tĩnh từ đằng trước danh từ chính). Thí dụ, bảng quảng cáo dầu máy xe hơi, tôi còn nhớ câu “three-in-one oil” chẳng biết là 3 thành phần gì trong loại dầu này nhưng mà tôi hiểu 3 chữ “three-in-one”ngay trong khi phải giảng hết hơi bằng một câu tiếng Việt dài 13 chữ: “ một cái thứ dầu mà có 3 thành phần ở trong đó ấy mà....”. Hèn chi tiếng Anh được dùng nhiều trong thương trường thế giới .
Cách thông thường khi dịch là cứ dịch ra văn xuôi trước đã rôì mới sào sáo cái ý đó bằng thơ tiếng Việt. Vậy mà các “dịch giả” của D/D cũng nhiều lúc “bí xị”, cứ đứng thập thò ở ngoài quán không đám nhảy vào dịch thơ. Có em (tôi không nhớ em nào đó nhỉ) lo dịch “Uống vào giọng đục trở nên thanh” mà bí quá, bèn phang đại: “ My voice has become ....ahah.” để vần với câu trước có chữ aroma nghĩa là mùi thơm (quả chanh)... Cô (gọi bằng cô cho nó trẻ) chủ quán mặc dù đã xếp bút nghiên, nghỉ hưu từ lâu, bây giờ trở lại làm “bà thầy” khó tính, cứ điểm danh từng mặt để bắt (quân) dịch. Người bị bắt dịch tự nhiên mất ăn mất ngủ (?) cắn nát cả bút cho kịp ngày nộp ‘ống quyển’ vì sợ bị ăn trứng như ngày xưa. Nói đùa một tý chứ sự thực các em rất đàng hoàng, hăng hái, còn ngoan hơn cả những ngày xưa thân ái !!! Cũng có em cô Thu túm vạt áo không kịp ...đề bài thơ dịch vì em cũng khôn lắm, chạy vào vỗ tay cho to rôì chạy mất, hoặc là đánh trống lảng bằng cách đem những bài thơ dịch khác bằng tiếng Pháp, tiếng Đức của thiên hạ vào cho mọi nguời thưởng thức. Có em đem trà, cà phê, bánh ngọt và cả hoa cho mọi người nhâm nhi ngắm nghía cho thêm hứng làm chủ quán cảm kích và quên luôn chuyện bắt (quân) dịch. Các quân sư kỹ thuật giúp mọi người “lên khung” cũng trốn dịch dễ dàng. Sau này các dịch giả đều đồng ý cùng nhau. ..dịch thật ở nhà, không ‘cọp dê” ai, và cùng rủ nhau dán bài lên một lượt để mọi người cùng được thưởng thức những sắc thái, văn phong khác nhau, mỗi bài một vẻ, và nhất là học hỏi của nhau những điều hay, chữ mới cho nghề dịch thêm hứng khởi.
Cô Mai thường là người nhanh nhẩu mở hàng nên đắt hàng lắm, và các em cũng khôn lắm, cứ núp bóng cô Mai mỗi khi bị “dịch” để “tả” oán! Cô Vân là chuyên viên làm thơ tiếng Anh chứ không chịu tham gia (chiến)...dịch và cô Mai thì bênh cô Vân (cả Túy Vân –chuyên viên vỗ tay và những ai trốn quân dịch) bằng câu “Ép dầu ép mỡ ai nở ép...dịch” thế là chủ quán cũng phải im.
Sau đây là một bài thơ tiếng Anh của cô Vân, sáng tác từ cảm hứng của bài hát “Bay Đi Cánh Chim Biển” của Đức Huy. Bài thơ của thi sĩ Ngô Vân hay quá, da diết quá, nói đúng tâm trạng cảm nghĩ của chúng tôi khi đứng trước biển cả mênh mông. Vì vâỵ hai cô MaiThu_ vì cảm xúc lai láng_mà dịch luôn bài thơ của bạn vàng, và cũng tự khen bài dịch của mình là “tuyệt tác” (!). Xin mời mọi người thưởng thức:
THE LONELY SEAGULL AND THE INDIFFERENT SEA You are an unfathomed ocean I am a lonely seagull Flying over high and silvery waves, Waiting desperately for the call Of the mysterious sea. The universe is so immense!Why can't I have any place to rest ? The water flowing over the sand Erases all the memories ! You are cruel and emotionless , Why have'nt you ever answered me? You've refused to take the burden of sadness Away from my little body . Alas ! I am only a lonely bird Is it my destiny ? Ngô Thị VânCA ngay 10 thang 10 nam 1982
CHIM HẢI ÂU CÔ ĐƠN VÀ ĐẠI DƯƠNG LẠNH LÙNG
Người là biển sâu khó dò,Tôi như cánh hải âu lẻ loiBay trên sóng bạc cao vờiĐợi chờ tuyệt vọng một lời gọi kêuCủa đại dương nhiều bí mật.Bát ngát bao la kià vũ trụ!Biết nơi nao trú ngụ nghỉ ngơi?Sóng trôi xô đợt cát vùiXoá bao kỷ niệm một đời cưu mang!Biển khơi tàn nhẫn vô tâm,Sao chưa đáp lại một lần cho nhau?Chối từ quẳng gánh u sầuKhỏi thân nhỏ bé có đâu đổi dời.Than ôi! Chim mãi lẻ loiPhải chăng định mệnh an bài đời tôi? Thơ DịchVũ Ngọc Mai
HẢI ÂU CÔ ĐƠN và ĐẠI DƯƠNG LẠNH LÙNG
Người đại dương vô tậnTôi hải âu cô đơnBay cao trên sóng bạcChờ tuyệt vọng mỏi mònTiếng gọi mời cuả biểnTrong vũ trụ mịt mùng!Tại sao tôi không thểCó chỗ nào nghỉ ngơi?Nước chảy vùi trên cátXoá bao kỷ niệm rồi.Tàn nhẫn và vô cảmSao người không trả lời?Người đã không cất nhẹGánh u sâù cho tôiMột tấm thân bé nhỏMột con chim lạc loàiÔi, cuộc đời là thếMột định mệnh an bài.
Thu Lê phỏng dịch (6/30/10)
Quán “Dịch Thơ” thực sự thăng hoa (!) khi bài “Grandma’s Heart”(Tấm Lòng Bà) được dán lên mục “Bà Cháu” và mục “Dịch Thơ”. Các CNS/LVD có nhiều em đã lên chức bà nội bà ngoại cả rôì, thông cảm được tình thương yêu bà cháu và cũng ở cái tuôỉ ‘nuôi cháu thích hơn nuôi con’ nên thích bài thơ này quá. Có điều lạ là các em Choè, Phượng Trần, Họa Mi Nâu, Tuyết Lan, Hoa Hạ.. chưa lên chức bà nhưng lại dịch hăng, dịch hay và thấm thía... Tám chín bài dịch cuôí cùng được một ông bạn gom lại thành một slide show để làm kỷ niệm tặng con cháu... Mời các bạn nghe tấm lòng bà ngoại Thu Lê:
When I heard you were on the way, Khi nghe nói con đang trên đường đến I smiled and wiped a tear away. Bà mỉm cười lau nước mắt rưng rưng. I cried the tear because I knew Giọt lệ vui vì bà đã biết rằng My heart has held a place for you. Tim bà đã dành cho con một chỗ.
Thu Ca từ đầu không biết trốn đâu lần này thấy hình ảnh mình trong bài thơ “Bà Cháu’ vì có kinh nghiệm bản thân nên không nhịn được, nhảy vào dịch một cách ngon lành khi thấy những giọt nước mắt vui của bà nội tương lai Họa Mi Nâu: Bà nghe con sắp chào đời Khi bà nghe cháu sắp bước vào đời Mỉm cười bà thấm lệ rơi tuôn trào Bà mỉm cười tay lau giọt lệ rơi Lệ rơi bà biết vì sao Nước mắt này bà khóc vì bà hiểu Tim bà đã tạo phần nào cho con (Thu Ca) Góc tim bà dành sẵn cho cháu yêu(HMN)
Bà nội tương lai Choè thì chịu chơi lắm, dụ cháu làm đủ thứ, và dụ khị cháu một cách trơn tru:
Would we dance or skip or sing? Nhảy đầm, đùa giỡn, hát ca What would be your favorite thing? Món nào con thích kể bà cùng nghe Would we cuddle, kiss and hug? Chúng ta trìu mến hôn nè What would give my heart a tug? Cho tim bà mãi luyến mê cháu bà Còn Phượng Trần cũng đâu đã được lên chức bà nhưng cảm hứng từ bức hình bà Vân dịu dàng ôm bé Quyên mới sinh được 1 tháng, mà tức cảnh sinh tình. Cuối cùng là Tuyết Lan, bài đã lên khuôn còn lật đật nộp bài “Bà Cháu” và cũng trong 4 câu này, thôi thì môĩ người một vẻ, bà hiện tại hay bà tương lai đều có một tấm lòng:
Bà mãi đoán con là trai hay gái Tự nhủ thầm, cháu là trai hay gái? Còn đồ chơi thì con thích món gì ? Và cháu tôi thích nhất đồ chơi nào? Bà nghĩ hoài : Mình chơi những trò chi... Suốt cả ngày bà cháu mình bên nhau Làm sao chơi hết một ngày được nhỉ ? Bà ngẫm nghĩ : Mình chơi trò gì nhỉ? ( Ph Trần) (TLan)
Vui nhất là lúc dịch một bài thơ bằng tiếng Anh của một tác giả vô danh diễn tả nỗi lòng của người vợ có ông chồng thuộc loại mama’s boy, cái gì mẹ làm cũng nhất, cái gì vợ làm cũng chê. Đây là nguyên văn bài
“A Woman’s Poem”
He didn't like the casserole And he didn't like my cake My biscuits were too hard Not like his mother used to make.
I didn't perk the coffee right He didn't like the stew I didn't mend his socks The way his mother used to do. I pondered for an answer I was looking for a clue Then I turned around and smacked him ................................................. Like his mother used to do. Author Unknown
Các dịch giả đều là nữ nên bài dịch rất “đạt”, rất “thấm” và sát ý. Ai cũng nhòm xem 2 câu cuối cùng mọi người dịch như thế nào: “Then I turned around and smacked him .............................................. Like his mother used to do.”
Lần này Ngọc Đóa không nhịn được nhảy vào vòng chiến:
“Quay sang cho một tát. Hệt mẹ làm từ lâu.”
Họa Mi nâu thì: “Bất thần tôi quay lại. Bốp cho chàng một cái. Như mẹ chàng ngày xưa.”
Cô Mai của chúng ta thì lộ rõ khẩu khí của một cô giáo (ngày xưa chứ không phải ngày nay đâu nhé): “Quay mình vụt quất mấy roi. Giống như mẹ đánh những thời xa xưa.”
Coi chừng Hoa Hạ có võ đó nhe: “ Xoay ngang một cú ‘nốc ao’ Tặng chàng, chàng sẽ thâý mau mẹ hiền...”
Phượng Trần thì: “Có một cách giống mẹ chàng khi trước Tôi quay sang tặng một phát thâú trời”
Cô em này hóm hỉnh lắm đa, cái gì giống mẹ là phải hay phải tốt, vâỵ thì mình làm cái này giống đố chàng dám chê, hê hê hê ....
Trong khi đó thì Tuyết Lan than thở: “Thôi chỉ còn một cách Bắt chước mẹ chàng cơ Tặng chàng một cái... bộp....nên thơ.”
Choè thì đánh kiểu du kích: “ Bất ngờ tôi đã chọn xong Tặng chàng một tát, hết rông hết dài Mẹ chàng cũng có chiêu này...”
và Cô Thu cũng cùng một chiến lược: “Thình lình tôi trở tay ngang Tặng chàng một tát,... như mẹ chàng ngày xưa.”
Thu Ca vì bận rộn, nhảy vào vòng chiến sau cùng:“ Quay qua cho một "phát" Giống hệt mẹ chàng làm khi xưa.”
và Thu Ca lại là người giỏi nấu nướng xào xáo, râu ông nọ cắm cằm bà kia một cách rất tài tình tất cả các bài của 9 dịch giả thành một “Tổng dịch” bài “Thơ của (các) Nàng” mà Phương Tần trình bầy một khung huy hoàng rực rỡ với hình ảnh các dịch giả mặt mũi sáng ngời, nhất tề đứng lên chống lại... ách nô lệ hà khắc. Những hình ảnh Phương Tần đưa lên với trang trí thật độc đáo. Hãy nhìn Ngọc Đóa với cái đĩa (sắp) bay trong hình thì chắc bạn đọc sẽ thông cảm ngay:
(trình bầy của Phương T ần)
Chúng tôi cùng được một mẻ cười và khâm phục tài gán ghép cuả Thu Ca. Cũng nhờ quán “Dịch thơ ” này chúng tôi khám phá ra nhiều nhân tài bấy lâu mai danh ẩn tích. Còn nhiều người tôi biết vẫn âm thầm đọc thơ dịch và chắc là đang mỉm cười thích thú. Các em Thu Béo, Nàng tôn Nữ, Đan Thanh, Kiều Nguyễn, Nghiêm Trinh,Tuyết Ngô....còn ai ai nữa, thỉnh thoảng có vào thăm hỏi và góp vui. Chúng tôi đang ở trình độ dịch những bài thơ nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng chứ không dám đụng đến những câu ác liệt loại “Làm sao cũng chẳng làm sao. Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi…”
Cảm ơn quán “Dịch thơ” đã cho những giờ phút trà dư tửu hâụ thật khó quên. Phần tôi, tự nhiên trở thành sĩ quan đi bắt quân dịch! Hy vọng sau bài này tôi sẽ mộ thêm được nhiều tân binh.
THU LÊ (5-10-2011)
|