Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 18
Send Topic In ra
Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II (Read 26646 times)
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #30 - 21. Sep 2011 , 07:58
 
thule wrote on 21. Sep 2011 , 06:46:
Cô Thu post mâý bài vào đây để các LVD nào không đi ĐH và chưa có ĐS LVD thì đoc cho vui nhé.  Rẩt tiếc là không dinh đượcc các hình vào như đã trình bâỳ trong báo:


Thăm Quán “Dịch Thơ”
của
            Diễn Đàn LÊ VĂN DUYỆT
                                                                                 
                                                                                        
                                                                                                     bài của  GS THU LÊ
                                                     (Phần I )

Những năm gần đây, Diễn Đàn Lê Văn Duyệt (levanduyet.com)đã là nơi tụ họp, nghỉ ngơi của các CNS/LVD ở khắp nơi.  Các em vào khu vườn nho nhỏ này chuyện trò ríu rít, đọc sách báo, ôn lại kỷ niệm xưa, nói chuyện ngày nay, tìm thầy cô ban bè để thăm hỏi, chúc tụng và tâm sự.  Các em rủ nhau theo gót các bạn đi du lịch, thăm các danh lam thắng cảnh, và gặp lại bạn bè hoặc rủ nhau vào bếp nói chuyện nấu ăn....  Khu vườn này của LVD quả thật là đầy những kỳ hoa dị thảo và vẫn tiếp tục lên hương....

Đầu tháng 6 năm 2010, cô cháu gái cưng mới 16 tuôỉ của cô Ngọc Mai là Karen Ngọc Trâm đã làm một bài thơ bằng tiếng Anh để khóc ông ngoại.  Bà nội Ngọc Mai thật xúc động và đã cảm hứng dịch sang tiếng Việt rồi chia sẻ với mọi người.  Bài thơ khóc ông đầy tình cảm xâu đậm và rất “trưởng thành” so với tuổi của cô cháu mới lớn và bản dịch sang tiếng Việt lại càng làm xúc động lòng người... Mời các bạn nghe thử một đoạn đầu:

Grandpa, I always loved you with all my heart,          Ông ngoại hỡi, con thương ông nhiều lắm, 
It hurts me knowing that we are going to be apart.      Trái tim con tan nát phút chia ly,
You taught me to pray and instilled faith in me.          Lời nguyện cầu, niềm tin vẫn khắc ghi
I hope I will become the person that you wanted         Khi khôn lớn nên người ông kỳ vọng. 
                                                    me to be.

Bài thơ này làm tôi nhớ đến một bài khác của cô cháu gái tôi, Amanda Thùy Trang cũng 16 tuôỉ, mà cách đây 2 năm đã làm một bài thơ viết thay lời một người em họ (chỉ là bé sơ sinh bị Down’s Syndrome và chỉ sống được 2 tháng), cũng làm tôi xúc động và cũng dịch sang tiếng Việt
Đây là đoạn đầu của bài “When Tomorrow Starts Without Me”:

When tomorrow starts without me,               Ngày mai khi vắng mặt con,
Please try to start off the day happy.             Xin người đi tiếp, ngày còn vui tươi.
You were so joyful about my birth,              Người vui con mới ra đời,
But now I have left the earth.                        Bây giờ con bỏ cuộc vui sao đành.

Sự chia sẻ hai bài thơ dịch của các cháu với D/D và sự hưởng ứng nồng nhiệt của các thành viên làm tư nhiện tôi nghĩ đến mở một vườn thơ dịch và thế là tôi trở thành cô chủ quán “Dịch Thơ”.

Quán “Dịch Thơ” dập dìu người ra vào thưởng ngoạn, tiếp tay, cho ý kiến với sự phụ giúp kỹ thuật của Tất Mỹ và sau này là của các chuyên viên kỹ thuật Đậu Đỏ, Đặng Mỹ, Phương Tần, và Ngọc Đoá.... Các em phụ giúp “dán” bài của các “dịch giả”, trang hoàng nhà cửa bằng những hình hợp với chủ đề, “lên khung” hoa lá cành cho thêm đậm nét. Lúc đó lại được sự hưởng ứng của cô Ngọc (phu nhân thầy Đường) ra đề bằng bài thơ tên “Quả Chanh” nhưng lại rất ngọt ngào, nhẹ nhàng và trong sáng.  Mọi người xúm vào dịch mấy câu thơ tiếng Việt của cô Ngọc, trở thành “dịch giả” chính hiệu lúc nào không hay vì tất cả cùng vò đầu, cắn bút để ...dịch thật!  Quí vị coi, tôi lấy thí dụ chỉ có 2 dòng thơ cuả cô Ngọc:
“Trà nóng mật ong pha lẫn lộn,
Uống vào, giọng đục trở nên thanh.”

mà có người thì dịch:   “Sipping hot lemon tea with honey mix ,
                                        My hoarse voice ‘s gone away a little far...”

rồi có người thì:         “Hot lemon tea blended with sweet honey
                                     Scratchy voice, after drinking soothely gone.”

lại nữa:  “Sipping hot tea with lime and honey mixed,
                My hoarse voice has turned out to be better by far.”

Rôì câu cuối cùng của bài thơ “Quả Chanh”:    “Ý nghĩ lạ lùng tặng quả chanh” mà có người thì đòi tặng trà chanh  (lemon tea), người thì thích tặng những chanh ngọt (sweet lemons), người thì thích tặng nàng (offer her), người thì thích tặng cả đám (offer them).  Có người lại không thích chanh vàng và chỉ tặng đúng một quả chanh xanh đó thôi:
“A strange thought suddenly appears: to offer her that awsome lime.”

May mà có tác giả bài thơ tiếng Việt ở gần để nếu muốn thì có thể hỏi xem thực sự tác giả muốn nói gì.  Nhưng mọi người đều thấy điều đó chẳng quan trọng vì “dịch là phản dịch”và chẳng nên gò bó dịch từng chữ mà hỏng mất “hồn thơ”! Có ngôì xuống dịch thơ mới thâý khó vì vừa phải theo sát ý vừa phải cân nhắc vần điệu. Thành ra có biến quả chanh vàng (lemon) thành chanh xanh (lime) thì cũng không phải vì không muốn...mắc dịch mà thực sự đang lúng túng về vận.

Người dán bài dịch lên D/D đầu tiên thường là giúp ý và từ cho người dịch sau nên các bài dịch càng về sau càng hay.  Các dịch giả xúm vào phê phán tự nhiên, góp ý đổi từ để được đúng hơn, hay hơn.  Mọi người đều vui học được một vài điều mới lạ trong bài .  Nhưng ai cũng nhận là dịch từ Anh sang Việt thì dễ hơn là dịch từ Việt sang Anh vì tiếng Việt là tiếng của mình.  Dịch bằng thơ 5 chữ làm như sát ý bản chính hơn là thơ lục bát hay thất ngôn bát cú.  Tôi nghĩ lý do là vì tiếng Anh thường là ngắn gọn (nói ít và hiểu nhiều), ‘compact’ hơn tiếng Việt ( hay lòng vòng và nhiều “thì là mà rằng” nên thường là phải đi vòng vo tam quốc chứ không vào thẳng vấn đề được ngay), có phải thế không ? Thật vâỵ, khi tôi bắt đầu học tiếng Anh, tôi đã khâm phục cách dùng chữ trong câu tiếng Anh (đặt một lô tĩnh từ đằng trước danh từ chính).  Thí dụ, bảng quảng cáo dầu máy xe hơi, tôi còn nhớ câu “three-in-one oil” chẳng biết là 3 thành phần gì trong loại dầu này nhưng mà tôi hiểu 3 chữ “three-in-one”ngay trong khi phải giảng hết hơi bằng một câu tiếng Việt dài 13 chữ: “ một cái thứ dầu mà có 3 thành phần ở trong đó ấy mà....”.  Hèn chi tiếng Anh được dùng nhiều trong thương trường thế giới .

Cách thông thường khi dịch là cứ dịch ra văn xuôi trước đã rôì mới sào sáo cái ý đó bằng thơ tiếng Việt. Vậy mà các “dịch giả” của D/D cũng nhiều lúc “bí xị”, cứ đứng thập thò ở ngoài quán không đám nhảy vào dịch thơ.  Có em (tôi không nhớ em nào đó nhỉ) lo dịch “Uống vào giọng đục trở nên thanh” mà bí quá, bèn phang đại: “ My voice has become ....ahah.” để vần với câu trước có chữ aroma nghĩa là mùi thơm (quả chanh)...
Cô (gọi bằng cô cho nó trẻ) chủ quán mặc dù đã xếp bút nghiên, nghỉ hưu từ lâu, bây giờ trở lại làm “bà thầy” khó tính, cứ điểm danh từng mặt để bắt (quân) dịch.  Người bị bắt dịch tự nhiên mất ăn mất ngủ (?) cắn nát cả bút cho kịp ngày nộp ‘ống quyển’ vì sợ bị ăn trứng như ngày xưa. Nói đùa một tý chứ sự thực các em rất đàng hoàng, hăng hái, còn ngoan hơn cả những ngày xưa thân ái !!!  Cũng có em cô Thu túm vạt áo không kịp ...đề bài thơ dịch vì em cũng khôn lắm, chạy vào vỗ tay cho to rôì chạy mất, hoặc là đánh trống lảng bằng cách đem những bài thơ dịch khác bằng tiếng Pháp, tiếng Đức của thiên hạ vào cho mọi nguời thưởng thức.  Có em đem trà, cà phê, bánh ngọt và cả hoa cho mọi người nhâm nhi ngắm nghía cho thêm hứng làm chủ quán cảm kích và quên luôn chuyện bắt (quân) dịch.  Các quân sư kỹ thuật giúp mọi người “lên khung” cũng trốn dịch dễ dàng.  Sau này các dịch giả đều đồng ý cùng nhau. ..dịch thật ở nhà, không ‘cọp dê” ai, và cùng rủ nhau dán bài lên một lượt để mọi người cùng được thưởng thức những sắc thái, văn phong khác nhau, mỗi bài một vẻ, và nhất là học hỏi của nhau những điều hay, chữ mới cho nghề dịch thêm hứng khởi.

Cô Mai thường là người nhanh nhẩu mở hàng nên đắt hàng lắm, và các em cũng khôn lắm, cứ núp bóng cô Mai mỗi khi bị “dịch” để “tả” oán!  Cô Vân là chuyên viên làm thơ tiếng Anh chứ không chịu tham gia (chiến)...dịch và cô Mai thì bênh cô Vân (cả Túy Vân –chuyên viên vỗ tay và những ai trốn quân dịch) bằng câu “Ép dầu ép mỡ ai nở ép...dịch” thế là chủ quán cũng phải im.

Sau đây là một bài thơ tiếng Anh của cô Vân, sáng tác từ cảm hứng của bài hát “Bay Đi Cánh Chim Biển” của Đức Huy.  Bài thơ của thi sĩ Ngô Vân hay quá, da diết quá, nói đúng tâm trạng cảm nghĩ của chúng tôi khi đứng trước biển cả mênh mông.  Vì vâỵ hai cô MaiThu_ vì cảm xúc lai láng_mà dịch luôn bài thơ của bạn vàng, và cũng tự khen bài dịch của mình là “tuyệt tác” (!). Xin mời mọi người thưởng thức:

THE LONELY SEAGULL AND THE INDIFFERENT SEA You are an unfathomed ocean   I am a lonely seagull  Flying over high and silvery waves,  Waiting desperately for the call Of the mysterious sea.  The universe is so immense!Why can't I have any place to rest ? The water flowing over the sand Erases all the memories ! You are cruel and emotionless , Why have'nt you ever answered me?  You've refused to take the burden of sadness Away from my little body . Alas ! I am only a lonely bird Is it my destiny ?  Ngô Thị VânCA ngay 10 thang 10 nam 1982   

  CHIM HẢI ÂU CÔ ĐƠN VÀ ĐẠI DƯƠNG LẠNH LÙNG

Người là biển sâu khó dò,Tôi như cánh hải âu lẻ loiBay trên sóng bạc cao vờiĐợi chờ tuyệt vọng một lời gọi kêuCủa đại dương nhiều bí mật.Bát ngát bao la kià vũ trụ!Biết nơi nao trú ngụ nghỉ ngơi?Sóng trôi xô đợt cát vùiXoá bao kỷ niệm một đời cưu mang!Biển khơi tàn nhẫn vô tâm,Sao chưa đáp lại một lần cho nhau?Chối từ quẳng gánh u sầuKhỏi thân nhỏ bé có đâu đổi dời.Than ôi!  Chim mãi lẻ loiPhải chăng định mệnh an bài đời tôi?
Thơ  DịchVũ Ngọc Mai      

HẢI ÂU CÔ ĐƠN và ĐẠI DƯƠNG LẠNH LÙNG

Người đại dương vô tậnTôi hải âu cô đơnBay cao trên sóng bạcChờ tuyệt vọng mỏi mònTiếng gọi mời cuả biểnTrong vũ trụ mịt mùng!Tại sao tôi không thểCó chỗ nào nghỉ ngơi?Nước chảy vùi trên cátXoá bao kỷ niệm rồi.Tàn nhẫn và vô cảmSao người không trả lời?Người đã không cất nhẹGánh u sâù cho tôiMột tấm thân bé nhỏMột con chim lạc loàiÔi, cuộc đời là thếMột định mệnh an bài.

Thu Lê phỏng dịch (6/30/10)                   



Quán “Dịch Thơ” thực sự thăng hoa (!) khi bài “Grandma’s Heart”(Tấm Lòng Bà) được dán lên mục “Bà Cháu” và mục “Dịch Thơ”.  Các CNS/LVD có nhiều em đã lên chức bà nội bà ngoại cả rôì, thông cảm được tình thương yêu bà cháu và cũng ở cái tuôỉ  ‘nuôi cháu thích hơn nuôi con’ nên thích bài thơ này quá.  Có điều lạ là các em Choè, Phượng Trần, Họa Mi Nâu, Tuyết Lan, Hoa Hạ.. chưa lên chức bà nhưng lại dịch hăng, dịch hay và thấm thía...  Tám chín bài dịch cuôí cùng được một ông bạn gom lại thành một slide show để làm kỷ niệm tặng con cháu... Mời các bạn nghe tấm lòng bà ngoại Thu Lê:

When I heard you were on the way,                   Khi nghe nói con đang trên đường đến
I smiled and wiped a tear away.                      Bà mỉm cười lau nước mắt rưng rưng.
I cried the tear because I knew                       Giọt lệ vui vì bà đã biết rằng
My heart has held a place for you.                  Tim bà đã dành cho con một chỗ.

Thu Ca từ đầu không biết trốn đâu lần này thấy hình ảnh mình trong bài thơ “Bà Cháu’ vì có kinh nghiệm bản thân nên không nhịn được, nhảy vào dịch một cách ngon lành khi thấy những giọt nước mắt vui của bà nội tương lai Họa Mi Nâu:    
                                          
Bà nghe con sắp chào đời                               Khi bà nghe cháu sắp bước vào đời
Mỉm cười bà thấm lệ rơi tuôn trào                Bà mỉm cười tay lau giọt lệ rơi
Lệ rơi bà biết vì sao                                     Nước mắt này bà khóc vì bà hiểu
Tim bà đã tạo phần nào cho con (Thu Ca)     Góc tim bà dành sẵn cho cháu yêu(HMN)

Bà nội tương lai Choè thì chịu chơi lắm, dụ cháu làm đủ thứ, và dụ khị cháu một cách trơn tru:

Would we dance or skip or sing?                 Nhảy đầm, đùa giỡn, hát ca
What would be your favorite thing?            Món nào con thích kể bà cùng nghe                                                                     
Would we cuddle, kiss and hug?                 Chúng ta trìu mến hôn nè
What would give my heart a tug?               Cho tim bà mãi luyến mê cháu bà
                                                                                                                                       
Còn Phượng Trần cũng đâu đã được lên chức bà nhưng cảm hứng từ bức hình bà Vân dịu dàng ôm bé Quyên mới sinh được 1 tháng, mà tức cảnh sinh tình. Cuối cùng là Tuyết Lan, bài đã lên khuôn còn lật đật nộp bài “Bà Cháu” và cũng trong 4 câu này, thôi thì môĩ người một vẻ, bà hiện tại hay bà tương lai đều có một tấm lòng:

Bà mãi đoán con là trai hay gái                   Tự nhủ thầm, cháu là trai hay gái?
Còn  đồ chơi thì con thích món gì ?              Và cháu tôi thích nhất đồ chơi nào?
Bà nghĩ hoài : Mình chơi những trò chi...    Suốt cả ngày bà cháu mình bên nhau
Làm sao chơi hết một ngày được nhỉ ?        Bà ngẫm nghĩ : Mình chơi trò gì nhỉ?
                                         ( Ph Trần)                                                            (TLan)


Vui nhất là lúc dịch một bài thơ bằng tiếng Anh của một tác giả vô danh diễn tả nỗi lòng của người vợ có ông chồng thuộc loại mama’s boy, cái gì mẹ làm cũng nhất, cái gì vợ làm cũng chê.  Đây là nguyên văn bài

“A Woman’s Poem”

He didn't like the casserole
And he didn't like my cake
My biscuits were too hard
Not like his mother used to make.

                           I didn't perk the coffee right
                           He didn't like the stew
                          I didn't mend his socks
                         The way his mother used to do.   
    
                                            I pondered for an answer
                                            I was looking for a clue
                                           Then I turned around and smacked him
                                            .................................................
                                           Like his mother used to do.      
Author Unknown

Các dịch giả đều là nữ nên bài dịch rất “đạt”, rất “thấm” và sát ý.  Ai cũng nhòm xem 2 câu cuối cùng mọi người dịch như thế nào: “Then I turned around and smacked him
                                                         ..............................................
                                                         Like his mother used to do.”

Lần này Ngọc Đóa không nhịn được nhảy vào vòng chiến:

“Quay sang cho một tát.
  Hệt mẹ làm từ lâu.”

Họa Mi nâu thì:  “Bất thần tôi quay lại. 
   Bốp cho chàng một cái.
   Như mẹ chàng ngày xưa.”

Cô Mai của chúng ta thì lộ rõ khẩu khí của một cô giáo (ngày xưa chứ không phải ngày nay đâu nhé):               “Quay mình vụt quất mấy roi.
                         Giống như mẹ đánh những thời xa xưa.”

Coi chừng Hoa Hạ có võ đó nhe:   “ Xoay ngang một cú ‘nốc ao’
                                                         Tặng chàng, chàng sẽ thâý mau mẹ hiền...”

Phượng Trần thì:    “Có một cách giống mẹ chàng khi trước
                                 Tôi quay sang tặng một phát thâú trời”

Cô em này hóm hỉnh lắm đa, cái gì giống mẹ là phải hay phải tốt, vâỵ thì mình làm cái này giống đố chàng dám chê, hê hê hê ....

Trong khi đó thì Tuyết Lan than thở: “Thôi chỉ còn một cách
                                                              Bắt chước mẹ chàng cơ
                                                              Tặng chàng một cái... bộp....nên thơ.”

Choè thì đánh kiểu du kích:  “ Bất ngờ tôi đã chọn xong
                                                 Tặng chàng một tát, hết rông hết dài
                                                 Mẹ chàng cũng có chiêu này...”

và Cô Thu cũng cùng một chiến lược:    “Thình lình tôi trở tay ngang
                                                                 Tặng chàng một tát,... như mẹ chàng ngày xưa.”

Thu Ca vì bận rộn, nhảy vào vòng chiến sau cùng:“ Quay qua cho một "phát"
                                                                             Giống hệt mẹ chàng làm khi xưa.”

và Thu Ca lại là người giỏi nấu nướng xào xáo, râu ông nọ cắm cằm bà kia một cách rất tài tình tất cả các bài của 9 dịch giả thành một “Tổng dịch” bài “Thơ của (các) Nàng” mà Phương Tần trình bầy một khung huy hoàng rực rỡ với hình ảnh các dịch giả mặt mũi sáng ngời, nhất tề đứng lên chống lại... ách nô lệ hà khắc. Những hình ảnh Phương Tần đưa lên với trang trí thật độc đáo. Hãy nhìn Ngọc Đóa với cái đĩa (sắp) bay trong hình thì chắc bạn đọc sẽ thông cảm ngay:


...





(trình bầy của Phương T ần)


Chúng tôi cùng được một mẻ cười và khâm phục tài gán ghép cuả Thu Ca. Cũng nhờ quán “Dịch thơ ” này chúng tôi khám phá ra nhiều nhân tài bấy lâu mai danh ẩn tích.  Còn nhiều người tôi biết vẫn âm thầm đọc thơ dịch và chắc là đang mỉm cười thích thú. Các em Thu Béo, Nàng tôn Nữ,  Đan Thanh, Kiều Nguyễn, Nghiêm Trinh,Tuyết Ngô....còn ai ai nữa, thỉnh thoảng có vào thăm hỏi và góp vui. Chúng tôi đang ở trình độ dịch những bài thơ nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng chứ không dám đụng đến những câu ác liệt loại “Làm sao cũng chẳng làm sao.  Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi…”

Cảm ơn quán “Dịch thơ” đã cho những giờ phút trà dư tửu hâụ thật khó quên.  Phần tôi, tự nhiên trở thành sĩ quan đi bắt quân dịch!  Hy vọng sau bài này tôi sẽ mộ thêm được nhiều tân binh.

                                               THU LÊ (5-10-2011)          

Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #31 - 21. Sep 2011 , 07:58
 
Thưa Cô THu ,

Để em kiếm lại hình mang vào bài của Cô và Cô Mai nha

PTr
Back to top
« Last Edit: 21. Sep 2011 , 07:59 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12994
Gender: female
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #32 - 21. Sep 2011 , 16:49
 
Lam the nao co the sua ho loi in sai :
Even on your DEATH bed
thay vi :
Even on your DEAD bed
dươc khong? Xin thanh that cam on.
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #33 - 21. Sep 2011 , 22:37
 
thule wrote on 21. Sep 2011 , 06:50:
Phần II

                                                                      GS Vũ Ngọc Mai

TÂM TÌNH DỊCH GIẢ
Mỗi khi có dịp dịch một tác phẩm thi văn nào đó, tôi thường liên tưởng đến câu “dịch tức là phản” (traduire c’est trahir) để mà cẩn thận hơn trong khi dịch, vì làm sao chúng ta có thể hiểu trọn vẹn ý tưởng hay tâm trạng của tác giả bằng chính người sáng tác? 
Cho nên, khi thấy trang Dịch Thơ của Cô Thu Lê, tôi cứ giả tảng giả lờ, hẹn lần hẹn lữa vì hiểu rằng nếu “lỡ dại” bước chân vào đây thì thể nào cũng bị “sa ngã” nặng vì cái tính đam mê sẵn có của mình, mặc dầu vẫn biết rằng dịch nhiều khi cũng tốn thì giờ chẳng kém gì sáng tác!

Thế nhưng lời réo gọi “quân dịch” của Cô chủ quán tha thiết quá, ngọt ngào và hấp dẫn quá nên đám thầy trò chúng tôi đã bị “bắt dịch” tự lúc nào không biết nữa, để rồi lâu lâu không thấy đề tài mới thì lại “mắc dịch,” lại cảm thấy nhơ nhớ, hỏi nhau hay nhắc nhở, khiến quán Cô Thu cứ nườm nượp những dịch giả và người đọc với bao nhiêu lời bàn Mao Tôn Cương thiệt tích cực… Rồi những lời ngợi khen rối rít khiến ai cũng phải có phen ngỡ mình là dịch giả thứ thiệt với hồn thơ lai láng không sao tả cho xiết!
Tôi xin đan cử một vài đoạn trong “Lời gọi quân dịch” của Cô Thu:  “Hà hà để cô điểm danh một tý:  HMNâu anh hùng nhất đã thí mạng dán bài rồi…Thu Ca nộp bài xong bảo tôi đừng đọc vội…Còn Cô Mai thủ lãnh “sứ quân” và các em Hoa Hạ, Ngọc Đóa sao thấy êm re vậy cà?” Rồi cô kêu Tí Lanh Chanh PTrần. mau mang xích lô đi nhắc, đi lùng từng dịch giả. 
Nhiều em thật dễ thương, chẳng hạn Tuyết Lan, đã xuống nước năn nỉ “Cô cho em miễn quân dịch một thời gian cô nhé.”  Vậy mà em vẫn bị réo và vì sốt ruột quá nên cũng vẫn phải vào “nộp ống quyển” như thường.
Ngọc Đóa thì quyết chí không vào làm thợ dịch, đã lễ phép làm thơ gửi Cô Thu để “khất dịch” như sau:  “Thưa cô Thu, từ cao kiến của cô Mai, em có một nguyện vọng trình lên cô:
                   “…Sang năm mới phải nộp bài
Bài này khó quá, em kéo dài đến cuối năm
Cuối năm còn vẫn chưa xong
Ôm bình hơi lặn mới mong an toàn…”
Rồi ở đoạn sau, Đóa hết lời năn nỉ Cô Chủ Quán:
                      “Thương thay Đá mập “mỹ miều”
           Chỉ vì “dịch giả” tiêu điều héo hon
           Cô ơi nếu có thương con
           Gạch tên Đá mập, cho con yêu đời.”   
Đến lượt Trần Anh Thư từ phương trời Úc vừa lò dò vào quán cũng bị Cô Thu chiêu dụ, phải kêu lên oai oái rằng “em đã hết tuổi quân dịch rồi ạ,” và nhờ vậy mới được tha.
Kể cả sau khi đã hết hạn, Cô Thu vẫn phớt tỉnh Ăng Lê, vẫn lớn tiếng gọi mời:  “Bớ em Chòe và PTrần, em ở đâu góc biển hay rừng sâu?  Dịch ½ bài hay 99% cũng được các em ơi!” Lại còn dụ khị “dịch nửa bài,” thơ chớ có phải tình yêu đâu mà “chỉ đẹp những khi còn dang dở” Cô Thu ơi!

Vì thương tình các dịch giả bị quá nhiều căng thẳng, nhất là khi phải dịch một bài hai vợ chồng cãi nhau dùng toàn dấu hỏi ở cuối câu từ tiếng Việt ra tiếng Anh, Anh Thư đã tặng hoa với những lời an ủi:  “Thương tặng cô Thu và đoàn quân (mắc) dịch nhánh hoa dễ thương này để sau khi dịch gây nhau thì tâm hồn sẽ an nhiên trở lại nhe.”  Thật khâm phục các “dịch thật” ở đây.”  Còn nhiều chậu hoa đẹp, những nụ cười tươi, những tiếng vỗ tay cổ động, rồi đồ ăn thức uống ngon lành và bổ dưỡng thấy mà thèm được đem vào cho thợ dịch.  Và tình Lê Văn Duyệt cũng nở hoa trên bao trang giấy khi nhóm cô trò đồng sở thích tìm đến với nhau với nghệ thuật hành văn riêng của mỗi người.   

Riêng tôi như được trẻ lại khi đùa vui rủ Chích Chòe, PTr. và HMN đi trốn quân dịch, đang trên đường thơ thẩn rong chơi thì bị Cô Thu bắt được tại trận.  Ngày hôm sau bèn thấy HMN ngoan ngoãn nộp bài, làm tôi cụt cả hứng vì cuộc vui đang còn dang dở.  À thế ra nữ sinh của tôi đã ra trường cả mấy chục năm rồi mà vẫn còn nể vì cô giáo quá chứ!  Rồi lại có Chích Chòe, Hoa Hạ… năn nỉ cô giáo đừng cho ốc tọt, đừng bắt ăn cả rổ hột vịt nếu lỡ nộp bài trễ.  Và các em đã rất vui mừng khi được chúng tôi khen hoặc cho điểm A+.  Mặc dù chỉ là giả tưởng, tôi vẫn thấy tất cả cái dễ thương và sự hồn nhiên trong những lời lẽ đầy thân tình xen lẫn chút lo lắng rất ngây thơ ấy.

Riêng tôi thì làm sao quên được, sau những lúc bông đùa với Cô Chủ Quán Thơ, đã có lời tuyên bố rằng: “Đã quen dịch mất rồi thì dù có muốn bỏ Quán Thơ cũng không tài nào dứt áo ra đi được nữa.”  Còn đám quân dịch trẻ hơn thì không tiếc lời cám ơn quán dịch thơ đã cho các em một “sân chơi” mà không ngày nào các em lại chẳng muốn tạt qua, dù trời nắng hay trời mưa, hay dù có đang bận bịu đến đâu chăng nữa.   Và tôi không ngạc nhiên khi thấy quán thơ của thầy trò chúng tôi - cho đến phút giây tôi viết dòng chữ này - đã có tới 24,995 người ghé thăm.  Thế có nghĩa là, ngoài nhóm cô trò dịch giả, dịch thiệt khoảng trên dưới 12 chúng tôi ra, số du khách, cô thầy và bạn học cũ Lê Văn Duyệt cũng rất đông đảo và đáng kể. 

Quán Thơ ơi!  Em chính là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của Diễn Đàn đó.  Nhưng Em vẫn hiền hòa, nhỏ nhẹ, diễm lệ mà không kiêu sa, đã cho chúng tôi mối đồng cảm khi đặt chân vào khu vườn đầy kỳ hoa dị thảo của văn chương thơ phú này.  Xin tạ ơn Em và thương Em nhiều lắm.

                           
BÀI THƠ TIỄN BIỆT
Buổi sáng ngày tiễn đưa Thanh Tâm, 16 tháng 9 năm 2007, mưa to gió lớn như xụt xùi khóc thương người Hội Trưởng sáng lập Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt (Levanduyet Alumni).  Ngoài chồng con và thân quyến Thanh Tâm, rất đông thầy cô và bạn đồng môn từ Orange County, Ventura, Thousand Oaks, San Diego và San Jose lần lượt đổ về.   Trong không khí trang nghiêm đến lạnh người, chỉ thấy những bờ vai rung động, những tiếng nấc nghẹn ngào, và những giọt lệ khóc thương người vừa nằm xuống.

Cô Ngô Vân cùng với Nguyễn Tuyết Nga bước lên bục cao để đọc bài thơ tiếng Anh do cô sáng tác cho nguyên Hội Trưởng Trần Thị Thanh Tâm, và bản tiếng Việt do Nguyễn Tuyết Nga phỏng dịch.   Bài thơ này tôi đã đề nghị với Cô Thu dùng làm bài dịch để chúng ta cùng tưởng nhớ Thanh Tâm nhân mùa giỗ thứ tư của em.

Nếu tính cả bài nguyên tác lẫn bài dịch, chúng ta có 10 bài thơ mà người viết xin ghi lại một số câu tiêu biểu của mỗi dịch giả.  Và sau đây là bài nguyên tác của Giáo sư Ngô Thị Vân mà nữ sinh quen gọi là “Mạ Vân” từ những ngày xa xưa khi cô mới ra trường.




(Trình bầy của Ngọc Đóa)



Hai câu thơ đầu
“Thanh Tâm, though you’re gone
  You still live in our hearts and souls
đã được Thu Ca dịch theo thể lục bát như sau:
               “Cô tưởng em đã đi xa
                 Nhưng hình em vẫn đậm đà trong tim”
Hai tiếng “đậm đà” diễn tả được cả một tình thương sâu xa mà người cô giáo cũ, tác giả, dành cho người vừa “đi xa.”
Còn tôi thì đã luôn “ấp ủ” trong lòng hình ảnh cô học trò nhỏ nhắn với trái tim thật to đẹp:
          “Thanh Tâm hỡi!
                   Dù nay em đã đi rồi
                   Trong tim ấp ủ một đời có em”   
Trong khi Hoa Hạ nhắc đi nhắc lại chữ “sống” như một sự hiện diện vĩnh cửu của Thanh Tâm trong lòng tất cả Lê Văn Duyệt, dù quen biết với em hay không:
                “Thanh Tâm hỡi, em vẫn còn sống mãi
            Trong lòng cô, sao em vội ra đi
             Em chưa mất, em vẫn còn sống mãi”
Trong khi đó thì Họa Mi Nâu mở đầu với một tiếng nấc nghẹn ngào:
                      “Thiên thu vĩnh biệt em rồi!
                        Nhưng em sống mãi trong tôi suốt đời”
Chỉ riêng phần mở đầu, chúng ta đã thấy được tất cả những tình cảm xót xa trong nghệ thuật dùng chữ của mỗi người dịch.
Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau bước vào 3 đoạn thơ kế tiếp:
           “You’re not dead, you’re still alive
           The souvenirs that we share
           Will be cherished through our lives
           
Even on your death bed,
While your body was terribly aching
You wanted to show us your beautiful smile”

We could not hold our tears
Watching you make great effort
In cracking good jokes and singing old songs.”

và nghe thêm những tiếng thở dài của người ở lại.
Hoa Hạ luôn ôm ấp kỷ niệm về Thanh Tâm:
                    “Kỷ niệm nào đầy ắp nỗi nhớ thương
                      Cô ấp yêu trân quí mãi trong lòng”
Trong hai đoạn kế tiếp, Họa Mi Nâu đã dịch một cách tóm gọn nhưng đầy đủ ý tình của bài nguyên tác:
           “Nhớ bao kỷ niệm bồi hồi
              Nâng niu ấp ủ một đời khắc ghi
                     Trên giường ngày ấy biệt ly
                     Đớn đau khôn xiết, môi ghi nụ cười”
Cô Thu Lê đã dịch “your death bed” thành “chiếc giường tử biệt.”  Hai chữ tử biệt được dùng rất hay, đã cho chúng ta liên tưởng đến sự “sinh ly tử biệt” trong cõi đời tạm bợ sống gởi thác về này:
                        “Em nằm đó trên chiếc giường tử biệt
             Vẫn nụ cười tươi đẹp ở trên môi
             Khi xác thân đang đớn đau khôn xiết
             Chúng tôi nào ngăn được lệ rơi
                          Nhìn em vẫn pha trò ý nhị
             Và hát lên bài ca cũ để đời”
“Vẫn pha trò ý nhị” trong khi “đớn đau khôn xiết” thì chỉ có một Thanh Tâm dũng cảm của chúng ta, một người đã có sức mạnh tinh thần chiến đấu với tử thần trong suốt bao năm lâm cảnh đau ốm ngặt nghèo.

Với Thu Ca thì khi nhìn Thanh Tâm trong cái xác thân “héo mòn xanh xao,” không ai có thể ngăn được giọt lệ và không cảm thấy “chùng lòng:”
               “Ngay khi sát cạnh tử thần,
           Xác thân đau nhức, héo dần xanh xao
           Em cười tươi đẹp biết bao
Lệ trào khó giữ, bạn, cô chùng lòng
Nhìn em gắng gượng hát cùng
Những bài ca cũ, vui chung hát đùa”   
  Rồi đến Phượng Trần với:
           “..Mắt tuôn lệ nhìn em đang cố gắng
                     Lạc quan tếu, hát bài ca khi trước”

Và PTr. đã bước vào đoạn thơ kế tiếp của tác giả Ngô Vân:
           “All your life you had tried your best
             To bring us together and help those in distress”
khi ghi lại:
                        “Cả đời em, một cuộc đời dấn bước
             Mang chúng tôi lại gần, giúp kẻ lầm than”   
Phương đã rất có lý khi phỏng dịch cuộc đời Thanh Tâm là “cuộc đời dấn bước”!  Thật vậy, sự dấn thân của Thanh Tâm vào cuối cuộc đời cho Hội Lê Văn Duyệt để “mang chúng tôi lại gần” mới cao thượng làm sao!
Còn Hoa Hạ lại diễn tả bằng những lời lẽ chân thành khác:
                         “Trong cuộc sống em cố làm mọi thứ
                           Nối tình thân, san sẻ những buồn đau”   
Và Ngọc Đóa thì ca tụng Thanh Tâm là đã:
                 “Giúp người chia ngọt xẻ bùi
                   Kết vòng thân ái, tới lui ân cần”                     
Nàng Tôn Nữ đã một mình một chiếu dùng thể thơ 5 chữ cho bài dịch của mình.  Chúng ta hãy thưởng thức mấy vần thơ rất giản dị và dễ dàng của Nàng Tôn Nữ:                               
               “ Cả đời em cống hiến
                            An ủi và xẻ chia
                                Mang chúng tôi đến gần,
               Kết chặt tình thân ái”
Cũng như đoạn đầu, tôi thấy đoạn cuối cùng thật tuyệt vời và cảm động nhất:
Cô Ngô Vân xuất thần hạ bút:
     “Dear Thanh Tâm, join the other angels
       Because you are one of them!
       You are the most beautiful gem
              We all adore you and greatly admire your good deeds
                  
              Please rest in peace!”

Nàng Tôn Nữ đã viết tiếp:
             “Thanh Tâm yêu dấu ơi
         Hãy bay cùng thiên thần
         Vì em nàng Tiên nhỏ
               Viên ngọc quí vô ngần”
Chích Chòe thì rất “ngưỡng mộ trái tim thiện nguyện” của Thanh Tâm:
                “Thanh Tâm hỡi!  Thiên thần nơi xa ngái
                  Em hãy bay theo những cánh thiên thần
           Em là một viên đá quý trong ngần
                  Chúng tôi ngưỡng mộ trái tim thiện nguyện
                  Yên nghỉ nhé em yêu nhiều lưu luyến”                                                      
Trong khi đó, Phượng Trần dùng chữ “xoải cánh bay” cho Thiên Thần Thanh Tâm:
               “Thanh Tâm ơi, em hãy xoải cánh bay
           Theo các Thiên thần , Em là người trong đó
Là viên ngọc quí mà trên đời từng có
Chúng tôi yêu và ngưỡng mộ cuộc đời Em
Hãy an nghỉ và bình yên em nhé!”
Họa Mi Nâu còn dặn dò:
                “Em ơi hãy chắp cánh vào
Cùng những thiên sứ bay cao tầng trời”
Bên cạnh đó Ngọc Đóa lại thiết tha hơn:
           “Bay đi hỡi cánh thiên thần
            Thanh Tâm, em chính thiên thần đẹp tươi!
  Em là viên ngọc sáng ngời
  Bao điều tốt đẹp trên đời em dâng
  Thương em cảm phục vô ngần
  Xin em yên nghỉ, bụi trần hết vương”
Và tôi cũng đã rơi lệ khi khi đóng lại bài thơ của cô Vân, người Bạn Vàng nửa thế kỷ qua:
“Hãy bay theo các thiên thần
  Vì em là một hiện thân tuyệt vời
  Em như viên ngọc sáng ngời
  Quí yêu, ngưỡng mộ, suốt đời nhớ thương

  Hôm nay rũ hết bụi trần
  Xin em ngủ giấc thiên thần bình yên”

Cũng từ đấy Thanh Tâm được mệnh danh là Thiên Thần và thầy trò Lê Văn Duyệt mỗi khi vào trang diễn đàn được dành cho Thanh Tâm đều có thể nhìn lại khuôn mặt dễ mến của em hoặc viết thêm đôi dòng tưởng niệm.
Bài nguyên tác và 9 bài dịch đã được Ngọc Đóa _ với cả tâm hồn và trái tim_trình bày thành một slide show rất đẹp với mâù tím, trắng dịu dàng, tiếc thương và nhung nhớ… Đặng Mỹ và con gái Khuê Tú đã cùng giúp Ngọc Đóa trong phần âm nhạc, nhất là kỹ thuật để post PPs này lên diễn đàn.

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Lê Văn Duyệt, chúng tôi gửi Thanh Tâm bài thơ đã được sáng tác và phỏng dịch bằng cả tình thương và sự ngưỡng mộ dành cho em, một Thiên Thần sẽ còn sống mãi với thời gian.   

                                                                                                           Vũ Ngọc Mai


Cô Vân ơi, tôi sửa chữ "death bed" ở trên rôì nhé.  Chỉ có cô để ý đến cái typing error này thôi chứ có ai biết đâu  Ở trong bài cuả tôi hình như cũng có lỗi hai chữ "xào xáo" chứ không phải "sào sáo", mà tôi cũng không nhớ ở chỗ nào, mankeno !hihihi!









Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #34 - 23. Sep 2011 , 16:19
 

HAI MƯƠI NĂM NHÌN LẠI

GS Vũ Ngọc Mai

      Để kỷ niệm 20 năm Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt được thành lập, một Đại Hội Lê Văn Duyệt Thế Giới Kỳ II sẽ được long trọng tổ chức tại San Jose chiều ngày 21 tháng 8 năm 2011, quy tụ đông đảo giáo sư và học sinh từ khắp nơi trên thế giới về tham dự.  Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ mời quan khách và ân nhân của hội nữa.   Hội trưởng Hoàng Nga đã cùng với Ban Tổ Chức  tích cực sát cánh làm việc ngay từ đầu năm nay:  gửi mẫu đơn tiếng Anh về Việt Nam cho các bạn đi phỏng vấn với phái đoàn Hoa Kỳ, mướn ban nhạc và ca sĩ, thuê làm sân khấu, tập dượt văn nghệ, và thật nhiều những việc linh tinh khác nữa.
      Vào năm 1991, Trần Thị Thanh Tâm đã đứng ra xin phép lập hội, sau đó đã được bầu vào chức vụ Hội trưởng kể từ tháng 8 năm 1991.  Hai Giáo sư Ngô Thị Vân và Vũ Ngọc Mai đã được mời làm cố vấn cho hội kể từ đó.  Khi hội LVD ngày một phát triển thì vào năm 2004, GS Lê Thi Thu đã tham gia Ban Cố Vấn để ba chúng tôi cùng chung lo cho hội mỗi khi Ban Chấp Hành cần tham khảo ý kiến.

...
Trần thị Thanh Tâm (đứng bên trái)
Hàng ngồi, từ trái sang phải: Gs Phạm Thị Diệu Linh, Gs Vũ ngọc Mai, bà nguyên hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Hương


...
Thanh Tâm họp mặt cùng với Cô Ngọc Maivà 4 Hội trưởng: Yến, Thu, Cần, Lan


      Tám Hội Trưởng đã lần lượt được bầu lên.  Sau Trần Thị Thanh Tâm là Nguyễn Kim Huyến, Trần Thúy Lan, Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Thu, Nguyễn Thị Bạch Yến, Đặng Thị Cần và HT đương nhiệm Hoàng Nga.   Trong số những hội trưởng này, đặc biệt có Bạch Yến và Hoàng Nga thuộc miền Bắc California, và 6 HT còn lại thuộc miền Nam Cali.  Tám hội trưởng mỗi người một vẻ, đã tình nguyện đóng góp rất nhiều thì giờ và công sức, đã cùng với trên dưới 300 hội viên sinh hoạt và nuôi dưỡng cho hội ngày một lớn mạnh trong suốt thời gian 20 năm qua. 
      Vốn không làm chính trị, hội viên hằng năm đóng niên liễm, tham gia những buổi gây quỹ, picnic ngoài trời, sinh hoạt cùng các trường bạn và Liên Trường.  Tiền tồn quỹ được dùng vào những dịp cuối năm để biếu Thầy Cô ăn Tết, tương trợ và hiếu hỉ khi cần. 
Trong thời gian Bà nguyên Hiệu trưởng Trần Hoàng Mai còn mạnh khỏe, chúng tôi đã nhờ Bà làm công việc phân phối quà cho quí vị giáo sư nơi quê nhà.  Công việc này đã có một thời do Cô Thanh Phúc đảm trách, và mấy lúc sau này, được Thủ Quỹ Đặng Thu Yến, đại diện cho Ban Chấp Hành của nhiệm kỳ trước và hiện tại, gửi thẳng về biếu theo địa chỉ của từng vị.
Những buổi tiệc gây quỹ và dạ vũ thường được tổ chức hằng năm để vừa giới thiệu hội, vừa có dịp cho thầy trò gặp gỡ mà “trước mua vui sau làm việc nghĩa.” Tôi đã từng tham dự hầu hết các Đại Hội trong suốt 20 năm qua, được thấy những nỗ lực của BTC từng nhiệm kỳ, những tài văn nghệ “cây nhà lá vườn” của Ngọc Hà, Tuyết Mai, Bình Hòa, Kim Kiểm, Thanh Hằng, Vũ Đan, Bích Hợp và Hoàng Nga cùng Ban Hợp Ca Bắc Cali…Thế hệ thứ hai nổi bật với Khuê Tú trong màn vũ độc đáo “Vũ Khúc Loài Công” mà khi xem xong ai cũng trầm trồ khen ngợi về nghệ thuật trình diễn.   
      Tại mỉền Bắc Cali, Trường Lê Văn Duyệt đã có tất cả 3 đại hội, nhưng chỉ có lần đầu tiên tổ chức chung với Hồ Ngọc Cẩn.  Năm 2002, HT Nguyễn Tuyết Nga đã cùng LVD San Jose tổ chức tiệc mừng Xuân với sự tham dự của các giáo sư LVD tại chỗ và từ Nam Cali lên.  Đặc biệt có sự hiện diện của Cụ nguyên Hiệu trưởng Hồ Ngọc Cẩn Nguyễn Đức Hiếu.  Đó là một đại hội rất thành công với một chương trình văn nghệ liên tục và đặc sắc gồm múa lân, trình diễn áo dài thời trang, đơn ca, hợp ca và còn được sự góp mặt của danh ca Anh Khoa nữa. 
      Vào năm 2007, Hội Trưởng Nguyễn Bạch Yến cùng Ban Chấp Hành miền Bắc lại tổ chức Đại Hội với một chương trình văn nghệ do chính các Lê Văn Duyệt trình diễn.  Cựu Hội Trưởng Trần thị Thanh Tâm đã lên đây tham dự như em đã từng có mặt trong bất cứ sinh hoạt nào của Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt khi sức khỏe cho phép.   Tôi thấy em tươi cười, rực rỡ trong chiếc áo dài màu đỏ dù đang phải ngồi xe lăn do Gary đẩy.  Đó là hình ảnh của lần cuối cùng em còn đủ sức tham dự với hội chúng ta.
      Khi về lại Nam Cali cũng là lúc Thanh Tâm yếu dần rồi từ giã cuộc đời vào tháng 9 cùng năm.  Thanh Tâm đã sinh hoạt với hội trong suốt 16 năm, lập được danh sách giáo sư và hội viên, nhờ chồng con quay video để bán lấy tiền sung vào quỹ, và tìm kiếm thêm hội viên, tham dự các buổi họp và gây quỹ.   Hình ảnh và bài viết về Thanh Tâm còn được lưu giữ trong diễn đàn Lê Văn Duyệt, và mỗi năm nhân mùa giỗ của em, thì thầy trò chúng tôi lại vào đây để tưởng nhớ người Hội Trưởng đầu tiên rất hết lòng với hội.

...
Thanh Tâm dự Đại Hội San Jose lần cuối năm 2007.


      Trở lại với những sinh hoạt miền Nam Cali, sau Thanh Tâm, Nguyễn Kim Huyến đã tình nguyện gánh vác chức HT thay cho em mà vì đau yếu, phải từ
nhiệm từ tháng 9 năm 1992.   Và một BCH với tinh thần khá trẻ trung đã hăng hái tiếp tục con đường mà HT Thanh Tâm đã hoạch định.  Trong thời gian này, cùng với Chu Kim Dung và Phạm Tuyết Mai, đã bắt đầu có gây quỹ qua Dạ vũ, và một Giai Phẩm Xuân đầu tay đã ra đời.  Phạm Tuyết Mai cũng đã có công trong việc điều động hội viên tham gia Ngày Văn Hóa Việt Nam được tổ chức vào mùa hè năm 1993 tại Westminster, và hội Lê Văn Duyệt được biết đến nhiều hơn cũng kể từ đó.  Nhưng vào cuối mùa hè năm 1994, Thanh Tâm phải trở lại đảm trách chức vụ Hội Trưởng một lần nữa khi Kim Huyến được điều đi làm xa.  Phạm Thị Thu trong thời gian này đã giúp Tâm tổ chức rất thành công một Dạ vũ gây quỹ tại Majestic.  Và trong mấy năm liền sau đó, khi có gây quỹ là thể nào chúng tôi cũng phải nhờ đến Thu Phạm.   

      Chưa đầy một năm sau, Thanh Tâm báo tin sét đánh: bịnh ung thư của em đã lan tới hai màng phổi, và Tâm chính thức xin được “giải ngũ.”  Thế là một buổi họp đã được triệu tập vào tháng 5 năm 1995 để bầu tân Ban Chấp Hành với Hội Trưởng Trần Thúy Lan, Phó HT Nội Vụ Phạm Thi Thu và Phó HT Ngoại Vụ Nguyễn Tuyết Nga.
      Vốn hay viết lách và hoạt động hội đoàn, Lan quen biết rất nhiều, thêm vào đó là một BCH hùng hậu và đầy khả năng như Phạm Tâm Loan, Đặng Thị Cần, Lâm Thùy Lan, Nguyễn Minh Hải, Phạm Tuyết Mai, Vương Liên Hiệp, Trần Thị Phước, Nguyễn Thị Xuyến và Uông Từ Mỹ... nên họ đã phát động phong trào gây quỹ giúp Giáo sư và Học sinh bằng Dạ Vũ, tổ chức nhiều buổi hội họp, thực hiện Đặc San...   

      Hội trưởng kế tiếp là Nguyễn Tuyết Nga.  Dù rất bận với công việc, Tuyết Nga đã có những buổi họp thân tình để đón tiếp thầy cô, bữa ăn trưa thân mật tại nhà hàng Seafood Palace để đón tiếp GS Nguyễn Thị Thanh Phúc từ Việt Nam ghé thăm Cali và GS Nguyễn Thanh Hương vừa qua định cư tại Hoa Kỳ.  Đặc biệt trong dịp này, Hội đã có nhã ý trao tặng hai vị GS Cố Vấn Vũ Ngọc Mai và Ngô Thị Vân, và ba Cựu Hội Trưởng Trần Thị Thanh Tâm, Nguyễn Kim Huyến và Trần Thúy Lan những tấm plaques thủy tinh trên có khắc ghi những lời chân thành cảm tạ.  Cũng trong nhiệm kỳ này, Hội đã được Anh Hà Quốc Bảo, bào huynh của LVD Hà Bích Hợp và Hà Thu Trang, design áo đồng phục và huy hiệu LVD.  Huy hiệu này đã được Hội dùng từ đấy, và chúng tôi cũng xin mượn dịp kỷ niệm 20 năm thành lập này gửi lời tri ân đến Anh Hà Quốc Bảo một lần nữa.

...
Thầy trò LVD họp mặt tại nhà Nguyễn Tuyết Nga năm 1995


      Sau Tuyết Nga, Phạm Thị Thu đã trở thành vị Hội Trưởng thứ năm của Hội.  Tiếp nối tôn chỉ xã hội và tinh thần đoàn kết keo sơn sẵn có, Thu Phạm đã tổ chức những buổi Dạ Vũ Gây Quỹ, quy tụ được đông đảo thầy cô và bằng hũu đến yểm trợ.  Thu đã cho biết tên của những Lê Văn Duyệt đã hết lòng với Hội trong nhiệm kỳ của em, những người đã hỗ trợ mỗi khi Hội cần đến:  Thuận, Xuyến, Tâm Loan, Hải Trần, Tân Hương, Thanh Vân, Kim Đào, Bích Đào và Khánh Linh, một nữ sinh đã bị tử nạn xe hơi khi em đang trên đường về nhà từ sở làm. 
      Khánh Linh chưa một lần vắng mặt trong những buổi gây quỹ.  Em là cánh tay mặt của Thủ Quỹ, soát vé, tính tiền hay đếm tiền em đều rất phân minh.  Em luôn đến sớm, về trễ, bao giờ cũng chí tình với bạn bè và hết lòng với thầy cô.  Sau Thanh Tâm, đây là lần thứ hai tôi đọc lời tiễn biệt để khóc thương học trò mình.  Một bài thơ Khóc Bạn đầy nước mắt cũng đã được Thu Hà, một bạn đồng môn, gửi qua từ Canada và Uyển Nghi đã thay mặt các bạn ngậm ngùi ngâm đọc.  Khánh Linh còn có một người chị học Lê Văn Duyệt tên Lưu Hương hiện đang ở San Diego, người nữ sinh luôn nhớ gửi thiệp chúc Giáng Sinh và Năm Mới cho tôi trong mỗi mùa Christmas. 

...
Tổ chức gây quỹ tại Majestic
Từ trái qua phải: Tân Hương, Bạch Yến, Ngọc Oanh, Cần Đặng, Cô Ngọc Mai, Minh Hải, Khánh Linh và Ngọc Bích.


      Nguyễn Bạch Yến đã trở thành Hội Trưởng thứ sáu mà tôi đã viết về em trong phần đề cập đến Đại Hội San Jose nơi trang trước.      

      Trong thời Hội Trưởng thứ bảy Đặng Thị Cần, đã có hai Đại Hội gây được tiếng vang không nhỏ:  đó là Đại Hội Nhớ Ơn Thầy Cô năm 2008, và Đại Hội Thế Giới Kỳ I, năm 2009.  Cần đã có kinh nghiệm nhiều năm sinh hoạt với Liên Trường cũng như với Hội của chúng ta.  Khi vừa nhận chức, Cần đã nghĩ ngay đến việc tổ chức Đại Hội Nhớ Ơn Thầy Cô và được sự đồng ý của Ban Tổ Chức và Ban Cố Vấn.  Đây là một Đại Hội đông vui đã nói lên tình thầy trò thắm thiết, nghĩa kim bằng bất diệt với trên 20 Giáo Sư và trên 250 học sinh từ khắp nơi về tham dự.  Người ta thấy một số giáo sư và nhân viên trường LVD như:  Các Cô Ngô Vân, Vũ Ngọc Mai, Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Thục, Nguyễn Thị Tố Nga, Hoàng Thị Thanh Hải,Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Tịnh và phu quân, Đái Thị Minh, Nguyễn Thị Phượng và phu quân, Huỳnh Thị Huê, hai Thầy Nguyễn Ngọc Đường và phu nhân, và Thầy Phó Đức Long.    Hôm đó cũng là dịp các em mừng Sinh Nhật của tôi mà Tâm Loan đã đại diện các bạn có đôi lời chúc tụng và tặng hoa.   BTC cũng không quên mừng kỷ niệm 35 năm ngày cưới của cặp uyên ương Dần và Đức đã từ San Jose xuống.

...
Quý vị giáo sư và nữ sinh LVD tại buổi tiệc Nhớ Ơn Thầy Cô 12/1/2008


...
Ban "Tam Ca MTV" do các nữ sinh đặt cho ba cô giáo của mình (Mai-Thu-Vân).


Chúng tôi những mong sao thời gian ngừng lại cho niềm vui còn mãi.  Và rồi khi tàn tiệc thì thầy trò và những em ở xa lại được mời về nhà em Cần để tiếp tục ăn bánh sinh nhật và…nhận quà.

...
Cô Ngọc Mai cùng các cựu nữ sinh tại tiệm phở Quang trung vào sáng hôm sau.


      Những ý kiến tích cực về ngày Đại Hội này thật nhiều mà tôi chỉ ghi lại một số nhận xét tiêu biểu.  Cô Ngô Vân, GS Cố Vấn LVD,  đã gửi lời cám ơn “Em Cần và các em đã cho cô hưởng một ngày thật hoàn toàn, đáng ghi nhớ suốt đời.” Mai Đông Thành, Hội Trưởng trường Nguyễn Trãi, đã có nhận xét: “Tôi đã đi dự nhiều trường nhưng không trường nào mà các bà giáo enjoy hòa nhập với học sinh như trường này.”  Còn Bích Hợp đã viết cho Cô Ngô Vân: “Chúng em enjoy phần văn nghệ của 3 cô quá đi mất, đúng là một bất ngờ độc đáo, thật là “hết xẩy.” Em cũng thêm:  “…Phải tặng cho Phương Đặng một gold medal về mau mắn cô nhỉ.”  Còn Vân Bùi tức Chuột VB đến từ Canada thì tha thiết hơn:  “Trên đường em đến dự ngày lễ NOTC này thì em nghĩ được 10 thương.  Về đây rồi thì em lại thấy “trăm nhớ ngàn thương.” Thật là một nhận xét mang nặng tình thầy trò và nghĩa bạn bè đáng trân quý.
      Đại Hội Thế Giới Kỳ I cũng để lại nhiều kỷ niệm vui buồn cho chúng ta với sự đóng góp văn nghệ rất xuất sắc của cả hai miền Nam và Bắc Cali, sự tham dự của giáo sư và học sinh từ nhiều nơi mà báo chí và chính chúng tôi cũng đã có dịp nói đến.

...

Các cựu nữ sinh LVD với áo dài đồng phục trong ngày ĐH Thế Giới lần 1 23/8/2009


...
Rất đông giáo sư và nhân viên trường LVD về dự Đại hội thế giới lần 1


      Từ năm 2010 đến nay là nhiệm kỳ thứ 8 với Hội Trưởng Hoàng Nga ở miền Bắc Cali và Phó Hội Trưởng Vũ Đan thuộc miền Nam Cali.  Một Đại Hội “Tiếp Nối Vòng Tay” đã được tổ chức tại Nam Cali vào ngày 14 tháng 11 năm 2010 với PHT Vũ Đan làm Trưởng Ban Tổ Chức, và sự làm việc không mệt mỏi của toàn ban.  Sự thành công rực rỡ của Đại Hội đã mang về nhiều tiếng khen ngợi đáng phấn khởi cho Tân Ban Chấp Hành và một số tiền lời đã được gửi biếu Thầy Cô nơi quê nhà nhân dịp Xuân về.

...
Cô Ngô Vân và Cô Ngọc Mai với các cựu NS LVD tại ĐH “Tiếp nối vòng tay”

...
Hợp ca “Chào mừng Đại Hội Lê văn Duyệt” tại Dạ tiệc “Tiếp Nối Vòng Tay”, tổ chức ở nhà hàng Emerald Bay, thành phố Santa Ana, California ngày 14/11/2010.


...
Vợ chồng Dũng-Thu, cô Thục, Thầy Đường và cô Ngọc, Cô Thu và Thầy Đạt


      Bây giờ Hội Trưởng thứ tám Hoàng Nga lại đang sửa soạn ra quân cho Đại Hội Thế Giới Kỳ II “Tìm Về Kỷ Niệm” của 20 năm Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt được thành lập.  Đại Hội đã được nghiên cứu tỉ mỉ với một chương trình văn nghệ mới lạ được trình diễn bởi cựu nữ sinh và sự góp mặt của ca sĩ Diễm Liên.

      Cùng với sự trưởng thành của Hội là đà phát triển không ngừng của Diễn Đàn Lê Văn Duyệt - levanduyet.com - với rất nhiều thành viên và vô số du khách ghé thăm mỗi ngày.  Hai nhân vật nổi bật đã lo cho Diễn Đàn từ khi mới thành lập đến nay là Admin. Đặng Mỹ, và Quân Sư Đậu Đỏ.  Bên cạnh đó là Phạm Thị Thu, Trần Anh Thư, hai Lê Văn Duyệt kỳ cựu của diễn đàn.  Các thân hữu thì có Phú De, Nguyễn Toàn, Đức, Chủ Quán Thời Gian Đại San tức Cối Chày, hai nhà thơ Đỗ Hữu Tài và Miên Du Dalat, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hà, người chuyên phổ nhạc những bài thơ hay thường được  hai ca sĩ LVD Nga Lucia và Phương Trần hát trong Quán Thời Gian.

      Vào năm 2005, một nhóm Lê Văn Duyệt và thân hữu diễn đàn  đã đến họp tại tư gia Đặng Mỹ tại Vancouver.  Các em đã gọi đùa cuộc hội họp này là “Đại Hội Kiếm Khách.”  Cô Ngô Thị Vân, Lê Thị Thu và tôi đã cùng với 13 LVD và thân hữu nữa tá túc tại nhà Đặng Mỹ để “phó hội,” rồi sau đó đi xem vài thắng cảnh của Vancouver như Cầu Treo Capilano Suspension Bridge, Công viên Stanley và Công viên Queen Elizabeth.

      Tính đến ngày 24 tháng 5 năm 2011, đã có 111728 bài đăng trong diễn đàn gồm 963 tiết mục.  Đã có 163 du khách đến thăm và 27 thành viên vào xem và viết vào lúc 9:40 sáng cùng ngày.  Ngoài những tiết mục chính, diễn đàn còn có 4 “khu vực” dành cho 4 giáo sư của các em:  Thầy Nguyễn Ngọc Đường với Hồi Ký, Cô Ngô Vân với Ai Ra Xứ Huế hay Mạ Vân Gia Trang, Cô Ngọc Mai với Lều Văn, và Cô Thu Lê với Tâm Tình Buổi Sáng. 
      Từ ngày có cơ ngơi riêng, chúng tôi có đất dụng võ, nơi tâm sự nên cũng rất vui vào lúc tuổi ngày một cao, và không biết thời gian sinh hoạt với diễn đàn, trả lời thư và sáng tác văn thơ còn được bao lâu nữa.  Có lẽ vì vậy mà chúng tôi đã vào đây hằng ngày.  Hôm nào vì bận việc hay vì lý do sức khỏe mà không ghé trang nhà thì lại nhơ nhớ, khi trở lại thế nào cũng phải dành rất nhiều thì giờ mà trả lời thư cho trọn tình nghĩa với đám đệ tử của mình. 
Riêng tôi vẫn có thói quen vào trang web ngay khi bước vào nhà, bất kể khi đó đói hay no, sớm hay muộn.  Hấp lực của diễn đàn không chỉ ở những hình ảnh tươi đẹp, những tin tức nóng bỏng, những lời chúc mừng ngọt ngào, những vần thơ diễm tuyệt hay những lời ca thánh thót.  Nó còn tiềm tàng biết bao tình thầy trò thắm thiết mà có lẽ chỉ thế hệ chúng tôi mới còn được hưởng.  Thật vậy, chúng tôi thường nhận được những lá thư thăm hỏi chứa đựng rất nhiều tình nghĩa đậm đà, chân thành và cảm động.  Chẳng hạn lá thư của Nguyễn Thị Kiều: “ Cô là một Giáo Sư từ ngày đi học cho đến nay em luôn kính phục, yêu quý về cả tài lẫn đức.  Em hay đi đây đó thưởng thức phong cảnh, món ăn lạ, ước gì cô trò mình sống gần đi cùng nhau thì vui quá cô nhỉ.”  Và Kha Thị Nho còn nhắc lại kỷ niệm đi cắm trại với tôi trong năm 1970 tại Vũng Tàu do trường tổ chức.  Rồi em viết: “Xin cám ơn Cô thật nhiều, đã dạy cho chúng em nên người.  Nhất tự vi sư - một chữ cũng là thầy, nhưng các Cô, Thầy đã dạy chúng em ngàn, vạn chữ - thì nghĩa Ân Sư thật là cao vời, to tát.  Chúng em biết ơn Cô.”

      Tình nghĩa của các em dành cho Thầy Cô thì kể sao cho xiết.  Khi vừa nghe tin có vị nào đang bị đau ốm hoặc gặp khó khăn thì các em tự động liên lạc trên diễn đàn hoặc internet để quyên góp và gấp rút gởi về quê nhà mà  không cần phải dùng đến quỹ của hội.  Rồi khi Thầy Cô từ xa như Pháp, Úc, Bỉ, Hòa Lan, Việt Nam ghé thăm Hoa Kỳ, thì thể nào một số các em cũng sẽ  cùng với BCH mời ra nhà hàng để long trọng đón mừng. 

      Cả 3 tháng trước Đại Hội thì HT Hoàng Nga đã cùng Mai Phạm thu xếp chỗ ở cho Thầy Cô Đường-Ngọc, còn thầy cô và tôi thì đã được Minh Châu và Kim Phượng cùng hứa sẽ cho quá giang dự Dại Hội trong cả hai chuyến đi và về.  Mẫu chữ Việt của tôi khi bị hư, Cao Minh Châu - thường tự nhận là “Học Trò Nhỏ” của tôi - liền năn nỉ hết con trai đến con gái, rồi đích thân hai mẹ con đến sửa dùm cho tôi tính ra đã 3 lần.  Còn Cần Đặng, Hài, và Tâm Loan thì nhờ chở đi xa hay gọi đi họp ở đâu cũng sẵn sàng ngay.   Phu quân của “Thu Béo” Ngô Thị Thu là Dũng, biệt danh Anh Bụt, còn kiêm nghề phó nhòm, post hình Lê Văn Duyệt mỗi khi có hội họp vừa nhanh vừa đẹp tuyệt vời.  Tôi cũng có một cô con gái nuôi, Nha sĩ Tuyết Ngô mà các bạn em quen gọi là Tuyết Ngố (nhưng chẳng “ngố” tí nào), lâu lâu lại vào Lều Văn tặng hoa và mời những thức ngon vật lạ, còn gọi tôi là Mommy ngọt xớt, khiến tôi rất hạnh phúc vì ít ra tôi cũng có được một cô nữ sinh mà cưng chiều cho đỡ buồn tủi vì một nỗi không có con gái! 

      Tình bạn cũng nở hoa thật đẹp với những chuyến đi thăm nhà thơ Đỗ Hữu Tài, một thân hữu diễn đàn mà Cô Thu và tôi cũng đã một lần cùng đi thăm trong chuyến qua miền Đông dự Hội Hoa Anh Đào năm 2009.  Anh đã nhận quà và thức ăn của các bạn LVD và được Thu Béo ôm hôn má “miếng bự” đầy tình cảm thân thương.   Sau đó cô trò chúng tôi đi thăm mộ Cô Châu Thị Ngôn mà các em miền Đông mỗi năm đều trang trọng làm giỗ cho cô.  Bào huynh của Cô, Giáo sư Châu Kim Nhân, rất cảm động về việc làm đầy ân nghĩa này nên vẫn luôn liên lạc với
Hội, đến với các buổi họp, hoặc gửi tiền giúp hội cho dù thầy không thể thu xếp tham dự.

...
Viếng mộ cố GS Châu Thị Ngôn: Cô Thu, Cô Mai, Huệ, Định, Lan, Tuyết, Tần


      Cho đến tháng 6 năm nay 2011 khi tôi viết bài này thì Nguyễn Thị Kiều và Timo đã đi thăm Tài được thêm 2 lần nữa.   Hai em đã đích thân nấu nhiều món ăn ngon lành, lại đút cho anh từng thìa một (Tài bi bịnh phải ngồi xe lăn, đánh máy thơ bằng cách dùng miệng ngậm cây bút mà đánh từng chữ một cách chậm chạp).  Hình ảnh những lần “thăm nuôi” bao giờ cũng đầy cảm động, đồng thời mang lại niềm vui lớn lao cho tất cả LVD xa gần trong diễn đàn từng biết đến nhà thơ Hữu Tài.

...
Timo và Kiều đi thăm thi sĩ Nguyễn Hữu Tài lần 2


      Cũng trong diễn đàn, tôi thấy nhà Thầy Đường nườm nượp học sinh ra vào, mấy cô học trò cười đùa vui vẻ, Thầy thì khen lấy khen để trò, còn trò thì cũng trả lễ Thầy rất xứng đáng bằng những lời xưng tụng.  Theo Thầy Đường, nhờ vậy mà Thầy được tăng thêm tuổi thọ.  Còn phu nhân dễ thương của Thầy, Cô Ngọc, thì có tài may áo không cần đo mà vẫn vừa khít khiến cô trò chúng tôi ai nhận được áo cũng không tiếc lời khen sự khéo tay của Cô.

      Nói đến nhà “Mạ Vân” thì chao ôi, sao mà đông thế không biết nữa.  Chắc hẳn vì đám con gái của Mạ lúc nào cũng vào đây mà nhõng nhẽo, mà thăm hỏi, nhất là khi Mạ bị đau ốm hay “Ba” (Ông Xã của Mạ) lâm bịnh.   Mạ chỉ đi mổ mắt mà sơ sơ đã có bao nhiêu là thư thăm hỏi và chúc lành, rồi lại có tới 3 phái đoàn rủ nhau đi thăm với đồ ăn thức uống rất xôm tụ và ngon lành.  Trong lần thăm Mạ Vân Gia Trang thứ 3, chúng tôi đã được một điệp viên Không- Không-Thấy (tên mới do Hoàng Nga đặt cho Mạ sau khi mổ mắt) đeo cái kính mát to tướng trông rất oai, ra đón.   

...
Một số Giáo sư và cựu nữ sinh đi thăm Mạ Vân Gia Trang lần 2


      Quán Thơ của Cô Thu cũng đông vui không kém nhờ cô lôi kéo và “bắt dịch” ráo riết.   Rồi còn có Tâm Tình Buổi Sáng trong đó có Cánh Nhạn Phiêu Lưu, Tâm Tình Bà Cháu…thấy cái tựa nào cũng hấp dẫn cả.   Có đọc “Tâm Tình Bà cháu” mới thấy được có khối cô nữ sinh của chúng tôi đã trở thành bà nội, bà ngoại mà vẫn còn trẻ măng.  Mặt người nào cũng tươi như hoa vì được lên chức bà, như Thúy Lan, Thu Phạm, Đặng Cần, Hoàng Nga, Túy Vân, và mới đây Phương Huệ, em gái của Phương Tần, có lẽ vừa trở thành bà ngoại trẻ nhất của diễn đàn.   Hình ảnh những cháu bé xinh xắn đã làm cho một số em đang nôn nóng mong con mình mau trưởng thành và lập gia đình để sớm có cháu bồng.
      Vì cũng viết văn làm báo, lại có tí ti máu văn nghệ, nên tôi được học trò dựng cho cái Lều Văn.  Cũng có khối độc giả, thân hữu, học trò xa gần và mấy cô bé chuyên môn nhõng nhẽo thường xuyên ra vào.  Mấy lúc sau này,  nhóm “thợ dịch” chúng tôi như:  Cô Vân, Phương Trần, Họa Mi Nâu. Hoa Hạ, Ngọc Đóa, Tuyết Lan, Thu Phạm, Chích Chòe, Nàng Tôn Nữ…vì đồng cảnh ngộ nên rất hay thư từ qua lại với nhau.

      Tưởng cũng nên nói đến Đặng Mỹ, người dứng mũi chịu sào diễn đàn, đã tổ chức một Đại Hội Lê Văn Duyệt “Nhớ Thời Áo Trắng” vào ngày 28/8/2010 tại Vancouver.  Đại Hội đã được sự tiếp tay của các LVD Hoàng Nga, Vũ Đan, Tân Hương, Thảo Margarita, Kim Kiểm, Kim Phượng, Thanh Liên, Thanh Vân, Kim Định, Bích Liên, Phạm Tuyết Nga, Tất Mỹ, Kim Cúc, Lê Thị Thu và Mỹ Chi từ Cali và các nơi đến.  Hai Giáo sư Cố vấn Lê Thị Thu và Vũ Ngọc Mai cũng bay qua trước đó 3 ngày để yểm trợ cho Ban Tổ Chức.  Khán thính giả đã im lặng theo dõi và tán thưởng một chương trình văn nghệ tự biên tự diễn tuy ngắn gọn và được tập dượt hỏa tốc trong chưa đầy 2 ngày, nhưng rất sinh động và khởi sắc, đã đem lại niềm vui và sự hãnh diện cho cả nhóm LVD và riêng người có công đầu Đặng
Mỹ mà Cô Thu Lê gọi đùa là “One Woman Show.”

...
Tại nhà Đặng Mỹ trước ngày trình diễn


...
LVD 73 Nguyễn Đặng Mỹ, trưởng ban tổ chức dạ tiệc “Nhớ thời áo trắng”


...
Cô trò cùng hợp ca “Trường Làng Tôi”


      Kết quả đại hội thật không ngờ với số tiền lời và yểm trợ lên tới trên 7,000 đô la, và đã được gửi tặng tất cả cho thương phế binh VNCH tại Việt Nam.
      Năm nay thầy trò Lê Văn Duyệt kỷ niệm 20 năm lập hội, hai mươi năm với biết bao vui buồn của cuộc đời kẻ còn người mất, kẻ ở người đi.  Gắn bó với hội trong suốt thời gian dài ấy, chúng tôi đã cùng chia sẻ khi ngọt bùi lúc đắng cay với tất cả các Ban Chấp Hành và hội viên mà bút mực không sao tả hết được.   Chỉ biết rằng khi đảm trách vai trò cố vấn, chúng tôi đã cùng các em lao tâm khổ trí, nhất là khi có những vấn đền nan giải, những nỗi khó khăn mà có lẽ hội nào cũng mắc phải không ít thì nhiều.   Nhưng với chủ trương thăng hoa cuộc sống, nhìn về khía cạnh tốt đẹp và tích cực của mọi sự việc, thì phải công nhận rằng Hội đã mang đến cho chúng tôi thật nhiều niềm vui đầy ắp nghĩa thầy trò.  Chẳng thế mà chúng tôi đã gọi nhau bằng hai tiếng rất thân thương “Cả Nhà.”  Hai tiếng ấy phải chăng cũng đủ gói ghém những tấm lòng Lê Văn Duyệt đang tìm đến bên nhau để được ấp ủ trong tình thương nồng ấm của một đại gia đình.
Và cũng nhờ có hội mà chúng ta đã khám phá ra nhiều nhân tài về văn nghệ như Tuyết Mai, Bích Hợp, Ngọc Hà, Bình Hoà, Vũ Đan; về hội họa như Vương Liên Hiệp, Chu Kim Dung, điều khiển chương trình như MC Thúy Lan, Thanh Hằng, Kim Kiểm; xã hội như Triệu Thị Thuận, Phước và Hài…Và những “tay hòm chìa khóa” thủ quỹ như Thùy Lan, Minh Hải và Thu Yến.
Người viết hằng ước mong rằng tất cả cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt, không phân biệt tuổi tác hay cấp lớp, sẽ tìm về với Hội ngày một đông và chúng ta sẽ còn tổ chức nhiều đại hội thế giới nữa trong tương lai để thầy trò khắp nơi có dịp tìm về những kỷ niệm ngày cũ. 

GS Vũ Ngọc Mai

...
                                        
Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2011 , 16:25 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #35 - 23. Sep 2011 , 18:43
 
thule wrote on 16. Sep 2011 , 15:58:
Đúng quá ! Đúng quá! vì cô chỉ biết dinh "chữ nghiã" chứ không biết dinh âm thanh.  Tiện quá tiện quá, lúc nào chán "đời" và cũng nhớ "đời" (2 chũ "đời" khác nhau) thì vào đây gậm nhấm.kỷ niêm. Cám ơn Tý lanh chanh thiệt là lanh!

NHƯNG em ơi, còn thiêú một bài hát hợp ca hay lắm mà không biết có ai thâu được không (hay là phải chờ DVD)?  Đó là bài cuả Nguyễn văn Hà mà 4,5 em lên hợp ca đó. Hay lắm vì là hợp ca, mạnh mẽ hơn là chỉ có một mình tác giả ca như hôì trước. EM hỏi hộ cô xem ai có nhé.

Hôì này em đi đâu mà cô cũng chẳng thâý.  Màn Dịch thơ còn đang nghỉ mệt , chắc hẹn tháng 10 quá, vì mị người còn đang say men....Kỷ niệm.  Lúc nào bắt đầu là phải nhờ bé Tý đi điểm danh, hay điểm mặt từng mạng nhé.  Tý đã đọc bài "Quán Dịch Thơ" ở trong baó LVD chưa???

Em xin chào cô Thu,

1/ Cô ơi, theo em biết, hôm đại hội Thanh Nhung đã hợp ca bản "Vòng Tay LVD" theo version "hát bè" với 1 số các bạn khác. Là tác giả bản này, em rất thích khi được nghe cách trình bày mới la. sống động này của ban văn nghệ hôm đó.

Nhung có gởi bản đó cho em và nhờ em đăng lên d/đ LVD. Sẵn em làm luôn 1 video clip nho nhỏ và đã đăng trong QTG qua link dưới đây. Xin mời cô ghé xem chơi!

http://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?num=1234263486/3780

2/ Chuyện thứ nhì: Em đề nghị là trong dự án dịch thơ tới, cô thử đổi đề tài thay vì dịch thơ, bây giờ làm kiểu "đố vui để học" là viết lời nhạc thử xem sao? Cách làm việc cũng giống như dịch thơ nhưng thay vì dịch cả 1 bài thơ, thí sinh chỉ viết vài câu ngắn cho 1 bản nhạc hòa tấu solo (chỉ có melody mà chưa có lời)

(Em coi trò chơi này như đố vui để học là vì nó bắt óc tưởng tượng của mình khi nghe nốt nhạc hay 1 dòng nhạc, người nghe phải nghĩ ra 1 chữ hoặc 1 câu nào đó để vần với nó. Thật sự nó cũng không khác dịch thơ gì nhiều, có lẽ còn dễ hơn làm cả bài thơ!  Em đã "thí nghiệm" cách làm nhạc kiểu này với Tài Tui và chị HTNX, kết quả là tụi em thực hiện được một số bản nhạc nghe cũng được lắm đó cô. Rồi em nghĩ, nếu làm được với Tài Tui và với chị HTNX, tại sao không làm được với đội lính quân dịch của quán thơ của cô. Thế là em viết đề nghị này để cô thấy có thể tiến hành được không?

Mặc dù mỗi người chỉ viết vài câu, nhưng có nhiều người tham dự thì hợp lại cũng thành 1 bản nhạc. Nếu cô đồng ý, khi nào thuận tiện em sẽ gởi melody lên trang dịch thơ của cô.

Em phỏng định là khi nào bản nhạc này xong, cô Ngọc Mai chắc cũng sẽ am tường cách thu nhạc vào computer. Lúc đó em sẽ đề nghị cô Mai ca mở hàng bản nhạc thực hiện kiểu community này!

Cô nghĩ sao cô?

Em xin chúc cô vui khoẻ.

Em,
NVH 
Smiley
Back to top
« Last Edit: 23. Sep 2011 , 19:15 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #36 - 23. Sep 2011 , 20:25
 
Nguyen Van Ha wrote on 23. Sep 2011 , 18:43:
Em xin chào cô Thu,

1/ Cô ơi, theo em biết, hôm đại hội Thanh Nhung đã hợp ca bản "Vòng Tay LVD" theo version "hát bè" với 1 số các bạn khác. Là tác giả bản này, em rất thích khi được nghe cách trình bày mới la. sống động này của ban văn nghệ hôm đó.

Nhung có gởi bản đó cho em và nhờ em đăng lên d/đ LVD. Sẵn em làm luôn 1 video clip nho nhỏ và đã đăng trong QTG qua link dưới đây. Xin mời cô ghé xem chơi!

http://www.levanduyet.net/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?num=1234263486/3780

2/ Chuyện thứ nhì: Em đề nghị là trong dự án dịch thơ tới, cô thử đổi đề tài thay vì dịch thơ, bây giờ làm kiểu "đố vui để học" là viết lời nhạc thử xem sao? Cách làm việc cũng giống như dịch thơ nhưng thay vì dịch cả 1 bài thơ, thí sinh chỉ viết vài câu ngắn cho 1 bản nhạc hòa tấu solo (chỉ có melody mà chưa có lời)

(Em coi trò chơi này như đố vui để học là vì nó bắt óc tưởng tượng của mình khi nghe nốt nhạc hay 1 dòng nhạc, người nghe phải nghĩ ra 1 chữ hoặc 1 câu nào đó để vần với nó. Thật sự nó cũng không khác dịch thơ gì nhiều, có lẽ còn dễ hơn làm cả bài thơ!  Em đã "thí nghiệm" cách làm nhạc kiểu này với Tài Tui và chị HTNX, kết quả là tụi em thực hiện được một số bản nhạc nghe cũng được lắm đó cô. Rồi em nghĩ, nếu làm được với Tài Tui và với chị HTNX, tại sao không làm được với đội lính quân dịch của quán thơ của cô. Thế là em viết đề nghị này để cô thấy có thể tiến hành được không?

Mặc dù mỗi người chỉ viết vài câu, nhưng có nhiều người tham dự thì hợp lại cũng thành 1 bản nhạc. Nếu cô đồng ý, khi nào thuận tiện em sẽ gởi melody lên trang dịch thơ của cô.

Em phỏng định là khi nào bản nhạc này xong, cô Ngọc Mai chắc cũng sẽ am tường cách thu nhạc vào computer. Lúc đó em sẽ đề nghị cô Mai ca mở hàng bản nhạc thực hiện kiểu community này!

Cô nghĩ sao cô?

Em xin chúc cô vui khoẻ.

Em,
NVH 
Smiley



Thân chào nhạc gia (đừng hiêủ sang nghiã khác nhé),

Lâu không nói chiện với Hà đó   Tại vì ai cũng còn say men "Kỷ niệm" nên chưa trở lại quán dịch được đó thôi

1/ Hà làm ơn dinh cái bài hợp ca mà Thanh Nhung gởi đó, sang miền này được không?  để tìm cho dễ lúc nào "muốn tìm về Kỷ niệm", OK nhé?

2/ Ý kiến có vẻ lạ?  nhưng tôi không biết tôi có hiêủ đúng ý cuả nhạc gia không?  Nghĩa là sẽ được nghe một melody rôì chế ra một đoạn bằng chữ (tất nhiên là vì ngôn ngữ Việt có tone nên phải đọc lên xem cái nốt nhạc nó có hợp với cái âm cuả chữ mình chọn không chứ gì ?)

Nêú đúng như vâỵ thì cũng làm được. Chỉ ngặt một nỗi quán này là quán thơ và các tân binh quân dịch này chắc chắn là thích dịch, thích "chơi chữ"đâu phải người nào cũng biết nhạc, thích nhạc, hay thích chơi với âm thanh (nghe nhạc thì được).  Không biết mọi người thì sao, Riêng với tôi, thì không thể ngôì lâu trước computer để nghe đi nghe lại 1cái melody mà nghĩ ra chữ. Thường là in ra 1 copy bài thơ rôì để ở đâù giừờng , hay như Phượng Tr, để trong ví tay, lâu lâu nhìn 1 tý trong lúc chờ xe, hay ở văn phòng bác sĩ thì giêt thì giờ bằng...mắc dịch.  Sợ là ai cũng đâù tặt mặt tôí, thì giờ lúc nào mà làm ngồi xuống nghe nhạc và làm bài đây?  Có lẽ trò chơi  đố vui này hợp với quán nhạc cuả Đại San và Hà hơn đâý, và việc 'xào xáo" đứng là sở trường cuả Hà đó mà.
Hay thủ trưng câù dân ý, xem mọi người  nghĩ thế nào nhé?  Các em ơi, hãy mau mau vào đây cho ý kiến.  Cô Mai cô Vân ơi, các cô nghĩ thế lào?
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #37 - 23. Sep 2011 , 20:31
 
Cô Mai ơi,

Có bài cuả cô ở đây đỡ quá , đủ cả lịch sử ngôi nhà LVD từ A tới Z, tha hồ tìm về kỷ niệm.  Cảm ơn em Ngọc Đoá nữa nhé, dán hình thật đẹp.  Em ui, nêú em có khung bài thơ "Quả Chanh" cuả cô NGọc và bài dich của cô Vân cô Thu (giống như trong báo) thì em dán vào bài "Thăm quán thơ " được không? Dùm cô nhá? Cảm ơn em.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #38 - 23. Sep 2011 , 22:47
 
thule wrote on 23. Sep 2011 , 20:25:
Thân chào nhạc gia (đừng hiêủ sang nghiã khác nhé),

Lâu không nói chiện với Hà đó   Tại vì ai cũng còn say men "Kỷ niệm" nên chưa trở lại quán dịch được đó thôi

1/ Hà làm ơn dinh cái bài hợp ca mà Thanh Nhung gởi đó, sang miền này được không?  để tìm cho dễ lúc nào "muốn tìm về Kỷ niệm", OK nhé?

2/ Ý kiến có vẻ lạ?  nhưng tôi không biết tôi có hiêủ đúng ý cuả nhạc gia không?  Nghĩa là sẽ được nghe một melody rôì chế ra một đoạn bằng chữ (tất nhiên là vì ngôn ngữ Việt có tone nên phải đọc lên xem cái nốt nhạc nó có hợp với cái âm cuả chữ mình chọn không chứ gì ?)

Nêú đúng như vâỵ thì cũng làm được. Chỉ ngặt một nỗi quán này là quán thơ và các tân binh quân dịch này chắc chắn là thích dịch, thích "chơi chữ"đâu phải người nào cũng biết nhạc, thích nhạc, hay thích chơi với âm thanh (nghe nhạc thì được).  Không biết mọi người thì sao, Riêng với tôi, thì không thể ngôì lâu trước computer để nghe đi nghe lại 1cái melody mà nghĩ ra chữ. Thường là in ra 1 copy bài thơ rôì để ở đâù giừờng , hay như Phượng Tr, để trong ví tay, lâu lâu nhìn 1 tý trong lúc chờ xe, hay ở văn phòng bác sĩ thì giêt thì giờ bằng...mắc dịch.  Sợ là ai cũng đâù tặt mặt tôí, thì giờ lúc nào mà làm ngồi xuống nghe nhạc và làm bài đây?  Có lẽ trò chơi  đố vui này hợp với quán nhạc cuả Đại San và Hà hơn đâý, và việc 'xào xáo" đứng là sở trường cuả Hà đó mà.
Hay thủ trưng câù dân ý, xem mọi người  nghĩ thế nào nhé?  Các em ơi, hãy mau mau vào đây cho ý kiến.  Cô Mai cô Vân ơi, các cô nghĩ thế lào?

Thưa cô Thu,

Thấy cô trả lời nhanh chóng, em cũng xin vội vàng làm theo ý cô. Bài của Thanh Nhung nhắn em gửi ở QTG mà cô muốn nghe là bài dưới đây:

http://www.youtube.com/watch?v=QLNcMuWgNrE&feature=autoplay&list=ULZMBW8G4HBI8&l...




Trong bài này em làm video clip ghép hình ảnh xưa và nay cho interesting 1 chút.

Nếu cô nghe kỹ, cô sẽ đồng ý với em là Thanh Nhung rất có tài dàn dựng các tông nhạc thành "3 giọng bè" rất professional  (Em sáng tác bản nhạc này mà em chưa đủ khả năng soạn thành giọng bè như TN) Bravo TN. Bravo các cô ca sĩ trong băng nhạc LVD luôn!

2/ Trò soạn chữ cho melody nhạc: cô hiểu như thế là đúng rồi đó cô. Còn mối lo của cô phải là nhạc sĩ hay phải có kiến thức âm nhạc mới soạn lời nhạc được thì em không lo đâu cô. Bằng cớ hiễn nhiên là Đỗ Hữu Tài và chị HTNX đâu phải là nhạc sĩ, nhưng khi em gửi melody  (em chơi piano solo rồi gởi melody qua cho ĐHT và chị HTNX), cả 2 đều gởi lại lời nhạc cho em trong thời gian kỹ lục  (TT làm trong 1,2 ngày, chị HTNX trong vòng 2 tiếng)  Em đã thử tự soạn lời cho nhạc em trước, nhưng em hì hục cả tuần mà kết quả không được hài lòng lắm. Trong khi TT và chị HTNX soạn lời cho nhạc của em mà lời nhạc nghe ý nghĩa, bóng bẫy và ăn khớp với nốt nhạc hơn version của em nhiều!

Điều đó chứng tỏ là thi sĩ  (hay người biết làm thơ như trong quán dịch thuật của cô) soạn lời nhạc khá hơn nhạc sĩ! Mà nói cho ngây, cái đó cũng dễ hiểu thôi: so với người thường, nhạc sĩ giỏi về "âm thanh" nhạc vì nhạc sĩ thì làm việc nhiều với nốt nhạc, còn thi sĩ  thì làm việc với từ ngữ, chọn lọc chữ nghĩa cho thích hợp với vần thơ. Nên em vẫn chủ trương thi sĩ viết lời nhạc hay hơn nhạc sĩ, ngay cả nhạc của nhạc sĩ làm!

Đâu biết chừng trong tương lai, cả quán "rùa" được 1 bản nào đó nghe hay và ý nghĩa, mình sẽ gởi đi dự thi sáng tác nhạc của các trung tâm nhạc Asia, Thúy Nga Paris hay tổ chức!  Grin

Mấy tháng trước lúc em làm hướng đạo viên đi thám hiểm các mục thơ trong d/đ LVD để tìm nguồn nhạc, tình cờ vào đọc thơ dịch trong nhóm dịch thơ của cô, em ngạc nhiên khi thấy nhiều cây nhà lá vườn làm thơ dùng chữ trong thơ hay và lung linh, lão luyện quá. Từ đó em mới có dịp làm quen với quán dịch thuật của cô và trao đỗi thơ nhạc với nhóm cô. Em đi đến kết luận là nhóm cô có nhiều nhân tài part-time, không khai triễn tài nghề thêm 1 nấc cao hơn sẽ uổng lắm! Chỉ cần thêm 1 bước ngắn nữa là thành ban "Tao Đàn" (i.e. Thơ + Nhạc)

Hơn nữa, trong trò chơi này, mỗi người chỉ làm 1,2 câu thôi, không cần làm hết cả bài. Cuối cùng cần 1 người làm tổng kết, giống như kỳ rồi em làm tổng kết thành 3 bản nhạc từ 20 bài thơ của nhóm dịch thuật vừa rồi.

Xin chúc cô cuối tuần vui mạnh.

Em NVH  Smiley

PS: Thôi để em thú thật là tại sao em cứ ráng năn nĩ nhóm dịch thuật của cô cộng tác làm 1 bản nhạc sắp tới với em. Lý do là vì em có 1 bản melody nghe rất xúc động mà em muốn kỳ này dùng chủ đề nói lên nỗi lòng, tâm trạng và thân phận của các thuyền nhân VN vượt biên ra đi tìm tự do sau tháng 4 '75. Em thì đã rời VN sớm quá nên không có kinh nghiệm bản thân về hoàn cảnh này. Em đi du học ở Úc năm 71, nhưng trong thâm tâm em, lúc nào cũng có cảm xúc rất mạnh với tâm tình người vượt biên qua kinh nghiệm của người thân trong gia đình, bạn bè, đồng bào hải ngoại.

Bây giờ nếu chỉ nhờ 1 thi sĩ soạn lời thi em e là không đủ lời lẽ để diễn tả hết các tâm trạng thương tâm của thuyền nhân. Nên em suy nghĩ, nếu có khoảng 10 người hợp sức viết như 2 lần vừa rồi, thì bản nhạc dù hay hay dỡ, lời nhạc sẽ chân thật và xúc tích hơn chỉ do 1 người làm thôi, nhất là cả nhóm mình đều là amateur hết! Đó là sự suy nghĩ của em vậy thôi!

Nên nếu cô và các bạn trong nhóm dịch thuật, có thể bỏ ra chút thì giờ quí báo, giúp em hoàn thành bản nhạc tới về đề tài "Thuyền Nhân" thì em sẽ kết cỏ ngậm vành, vô cùng đa tạ!

Cô ơi, đề tài dịch thuật nào cũng là đề tài, chi bằng kỳ này cô giúp em với chủ đề "Thuyền Nhân", trước là luyện thơ nhạc, sau là "làm nghĩa"! Em thấy các chủ đề như "Xin Chào Việt Nam" kỳ rồi, hoặc "Thuyền Nhân VN" sắp tới rất thích hợp với tâm trạng người VN mình dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ở quê nhà hay ngoài hải ngoại.

Em hy vọng cô và các bạn sẽ nhận lời cộng tác! 

Em, NVH
Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2011 , 00:01 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
KIM-HANH
Junior Member
**
Offline



Posts: 53
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #39 - 24. Sep 2011 , 06:30
 
Co Ngoc Mai kinh men,

Em vua doc bai cua Co viet Hai Mươi Nam Nhin Lại
Bai nay da giup cho em hieu biet nhieu hon ve qua khu va hien tai cua LVD mịnh

Em KH.
Back to top
 
WWW kim_anne63  
IP Logged
 
KIM-HANH
Junior Member
**
Offline



Posts: 53
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #40 - 24. Sep 2011 , 06:34
 
Co Ngoc Mai kinh men,

Em vua doc bai cua Co viet Hai Mươi Nam Nhin Lại
Bai nay da giup cho em hieu biet nhieu hon ve qua khu va hien tai cua LVD mịnh

Em KH.
Back to top
 
WWW kim_anne63  
IP Logged
 
KIM-HANH
Junior Member
**
Offline



Posts: 53
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #41 - 24. Sep 2011 , 06:36
 
Chi Ngoc Doa men,
Em cam on Chi da dang bai HMNNL cua Co Mại
Em KH.  Kiss Kiss
Back to top
 
WWW kim_anne63  
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #42 - 24. Sep 2011 , 07:14
 
THĂM QUÁN “DỊCH THƠ” CỦA DIỄN ĐÀN LÊ VĂN DUYỆT
                                                                                 
                                                                                       
Bài của GS THU LÊ

Phần I


      Những năm gần đây, Diễn Đàn Lê Văn Duyệt đã là nơi tụ họp, nghỉ ngơi của các CNS/LVD ở khắp nơi.  Các em vào khu vườn nho nhỏ này chuyện trò ríu rít, đọc sách báo, ôn lại kỷ niệm xưa, nói chuyện ngày nay, tìm thầy cô ban bè để thăm hỏi, chúc tụng và tâm sự.  Các em rủ nhau theo gót các bạn đi du lịch, thăm các danh lam thắng cảnh, và gặp lại bạn bè hoặc rủ nhau vào bếp nói chuyện nấu ăn....  Khu vườn này của LVD quả thật là đầy những kỳ hoa dị thảo và vẫn tiếp tục lên hương....

      Đầu tháng 6 năm 2010, cô cháu gái cưng mới 16 tuôỉ của cô Ngọc Mai là Karen Ngọc Trâm đã làm một bài thơ bằng tiếng Anh để khóc ông ngoại.  Bà nội Ngọc Mai thật xúc động và đã cảm hứng dịch sang tiếng Việt rồi chia sẻ với mọi người.  Bài thơ khóc ông đầy tình cảm xâu đậm và rất “trưởng thành” so với tuổi của cô cháu mới lớn và bản dịch sang tiếng Việt lại càng làm xúc động lòng người... Mời các bạn nghe thử một đoạn đầu:

Grandpa, I always loved you with all my heart,                     Ông ngoại hỡi, con thương ông nhiều lắm, 
It hurts me knowing that we are going to be apart.                Trái tim con tan nát phút chia ly,
You taught me to pray and instilled faith in me.                     Lời nguyện cầu, niềm tin vẫn khắc ghi
I hope I will become the person that you wanted me to be.     Khi khôn lớn nên người ông kỳ vọng.

      Bài thơ này làm tôi nhớ đến một bài khác của cô cháu gái tôi, Amanda Thùy Trang cũng 16 tuôỉ, mà cách đây 2 năm đã làm một bài thơ viết thay lời một người em họ (chỉ là bé sơ sinh bị Down’s Syndrome và chỉ sống được 2 tháng), cũng làm tôi xúc động và cũng dịch sang tiếng Việt
Đây là đoạn đầu của bài “When Tomorrow Starts Without Me”:

When tomorrow starts without me,                                       Ngày mai khi vắng mặt con,
Please try to start off the day happy.                                     Xin người đi tiếp, ngày còn vui tươi.
You were so joyful about my birth,                                       Người vui con mới ra đời,
But now I have left the earth.                                              Bây giờ con bỏ cuộc vui sao đành.

Sự chia sẻ hai bài thơ dịch của các cháu với D/D và sự hưởng ứng nồng nhiệt của các thành viên làm tư nhiện tôi nghĩ đến mở một vườn thơ dịch và thế là tôi trở thành cô chủ quán “Dịch Thơ”.

Quán “Dịch Thơ” dập dìu người ra vào thưởng ngoạn, tiếp tay, cho ý kiến với sự phụ giúp kỹ thuật của Tất Mỹ và sau này là của các chuyên viên kỹ thuật Đậu Đỏ, Đặng Mỹ, Phương Tần, và Ngọc Đoá.... Các em phụ giúp “dán” bài của các “dịch giả”, trang hoàng nhà cửa bằng những hình hợp với chủ đề, “lên khung” hoa lá cành cho thêm đậm nét. Lúc đó lại được sự hưởng ứng của cô Ngọc (phu nhân thầy Đường) ra đề bằng bài thơ tên “Quả Chanh” nhưng lại rất ngọt ngào, nhẹ nhàng và trong sáng.  Mọi người xúm vào dịch mấy câu thơ tiếng Việt của cô Ngọc, trở thành “dịch giả” chính hiệu lúc nào không hay vì tất cả cùng vò đầu, cắn bút để ...dịch thật!  Quí vị coi, tôi lấy thí dụ chỉ có 2 dòng thơ cuả cô Ngọc:
          “Trà nóng mật ong pha lẫn lộn,
          Uống vào, giọng đục trở nên thanh.”

mà có người thì dịch:
          “Sipping hot lemon tea with honey mix,
          My hoarse voice‘s gone away a little far...”

rồi có người thì:
          “Hot lemon tea blended with sweet honey
          Scratchy voice, after drinking soothely gone”

lại nữa
          “Sipping hot tea with lime and honey mixed
          My hoarse voice has turned out to be better by far.”

Rôì câu cuối cùng của bài thơ “Quả Chanh”:    “Ý nghĩ lạ lùng tặng quả chanh” mà có người thì đòi tặng trà chanh  (lemon tea), người thì thích tặng những chanh ngọt (sweet lemons), người thì thích tặng nàng (offer her), người thì thích tặng cả đám (offer them).  Có người lại không thích chanh vàng và chỉ tặng đúng một quả chanh xanh đó thôi:
“A strange thought suddenly appears: to offer her that awsome lime.”

May mà có tác giả bài thơ tiếng Việt ở gần để nếu muốn thì có thể hỏi xem thực sự tác giả muốn nói gì.  Nhưng mọi người đều thấy điều đó chẳng quan trọng vì “dịch là phản dịch”và chẳng nên gò bó dịch từng chữ mà hỏng mất “hồn thơ”! Có ngôì xuống dịch thơ mới thâý khó vì vừa phải theo sát ý vừa phải cân nhắc vần điệu. Thành ra có biến quả chanh vàng (lemon) thành chanh xanh (lime) thì cũng không phải vì không muốn...mắc dịch mà thực sự đang lúng túng về vần.

...

Trình bày: Tất Mỹ

      Người dán bài dịch lên D/D đầu tiên thường là giúp ý và từ cho người dịch sau nên các bài dịch càng về sau càng hay.  Các dịch giả xúm vào phê phán tự nhiên, góp ý đổi từ để được đúng hơn, hay hơn.  Mọi người đều vui học được một vài điều mới lạ trong bài .  Nhưng ai cũng nhận là dịch từ Anh sang Việt thì dễ hơn là dịch từ Việt sang Anh vì tiếng Việt là tiếng của mình.  Dịch bằng thơ 5 chữ làm như sát ý bản chính hơn là thơ lục bát hay thất ngôn bát cú.  Tôi nghĩ lý do là vì tiếng Anh thường là ngắn gọn (nói ít và hiểu nhiều), ‘compact’ hơn tiếng Việt (hay lòng vòng và nhiều “thì là mà rằng” nên thường là phải đi vòng vo tam quốc chứ không vào thẳng vấn đề được ngay), có phải thế không ? Thật vâỵ, khi tôi bắt đầu học tiếng Anh, tôi đã khâm phục cách dùng chữ trong câu tiếng Anh (đặt một lô tĩnh từ đằng trước danh từ chính).  Thí dụ, bảng quảng cáo dầu máy xe hơi, tôi còn nhớ câu “three-in-one oil” chẳng biết là 3 thành phần gì trong loại dầu này nhưng mà tôi hiểu 3 chữ “three-in-one”ngay trong khi phải giảng hết hơi bằng một câu tiếng Việt dài 13 chữ: “một cái thứ dầu mà có 3 thành phần ở trong đó ấy mà....”.  Hèn chi tiếng Anh được dùng nhiều trong thương trường thế giới.

      Cách thông thường khi dịch là cứ dịch ra văn xuôi trước đã rôì mới sào sáo cái ý đó bằng thơ tiếng Việt. Vậy mà các “dịch giả” của D/D cũng nhiều lúc “bí xị”, cứ đứng thập thò ở ngoài quán không đám nhảy vào dịch thơ.  Có em (tôi không nhớ em nào đó nhỉ) lo dịch “Uống vào giọng đục trở nên thanh” mà bí quá, bèn phang đại: “My voice has become...ahah.” để vần với câu trước có chữ aroma nghĩa là mùi thơm (quả chanh)...
Cô (gọi bằng cô cho nó trẻ) chủ quán mặc dù đã xếp bút nghiên, nghỉ hưu từ lâu, bây giờ trở lại làm “bà thầy” khó tính, cứ điểm danh từng mặt để bắt (quân) dịch.  Người bị bắt dịch tự nhiên mất ăn mất ngủ (?) cắn nát cả bút cho kịp ngày nộp ‘ống quyển’ vì sợ bị ăn trứng như ngày xưa. Nói đùa một tý chứ sự thực các em rất đàng hoàng, hăng hái, còn ngoan hơn cả những ngày xưa thân ái!!!  Cũng có em cô Thu túm vạt áo không kịp ...đề bài thơ dịch vì em cũng khôn lắm, chạy vào vỗ tay cho to rôì chạy mất, hoặc là đánh trống lảng bằng cách đem những bài thơ dịch khác bằng tiếng Pháp, tiếng Đức của thiên hạ vào cho mọi nguời thưởng thức.  Có em đem trà, cà phê, bánh ngọt và cả hoa cho mọi người nhâm nhi ngắm nghía cho thêm hứng làm chủ quán cảm kích và quên luôn chuyện bắt (quân) dịch.  Các quân sư kỹ thuật giúp mọi người “lên khung” cũng trốn dịch dễ dàng.  Sau này các dịch giả đều đồng ý cùng nhau. ..dịch thật ở nhà, không ‘cọp dê” ai, và cùng rủ nhau dán bài lên một lượt để mọi người cùng được thưởng thức những sắc thái, văn phong khác nhau, mỗi bài một vẻ, và nhất là học hỏi của nhau những điều hay, chữ mới cho nghề dịch thêm hứng khởi.

      Cô Mai thường là người nhanh nhẩu mở hàng nên đắt hàng lắm, và các em cũng khôn lắm, cứ núp bóng cô Mai mỗi khi bị “dịch” để “tả” oán!  Cô Vân là chuyên viên làm thơ tiếng Anh chứ không chịu tham gia (chiến)...dịch và cô Mai thì bênh cô Vân (cả Túy Vân –chuyên viên vỗ tay và những ai trốn quân dịch) bằng câu “Ép dầu ép mỡ ai nở ép...dịch” thế là chủ quán cũng phải im.

      Sau đây là một bài thơ tiếng Anh của cô Vân, sáng tác từ cảm hứng của bài hát “Bay Đi Cánh Chim Biển” của Đức Huy.  Bài thơ của thi sĩ Ngô Vân hay quá, da diết quá, nói đúng tâm trạng cảm nghĩ của chúng tôi khi đứng trước biển cả mênh mông.  Vì vâỵ hai cô MaiThu_ vì cảm xúc lai láng_mà dịch luôn bài thơ của bạn vàng, và cũng tự khen bài dịch của mình là “tuyệt tác” (!). Xin mời mọi người thưởng thức:

...

...

Trình bày: Đậu Đỏ


Quán “Dịch Thơ” thực sự thăng hoa (!) khi bài “Grandma’s Heart”(Tấm Lòng Bà) được dán lên mục “Bà Cháu” và mục “Dịch Thơ”.  Các CNS/LVD có nhiều em đã lên chức bà nội bà ngoại cả rôì, thông cảm được tình thương yêu bà cháu và cũng ở cái tuôỉ  ‘nuôi cháu thích hơn nuôi con’ nên thích bài thơ này quá.  Có điều lạ là các em Choè, Phượng Trần, Họa Mi Nâu, Tuyết Lan, Hoa Hạ.. chưa lên chức bà nhưng lại dịch hăng, dịch hay và thấm thía...  Tám chín bài dịch cuôí cùng được một ông bạn gom lại thành một slide show để làm kỷ niệm tặng con cháu... Mời các bạn nghe tấm lòng bà ngoại Thu Lê:

When I heard you were on the way,                     Khi nghe nói con đang trên đường đến
I smiled and wiped a tear.                                  Bà mỉm cười lau nước mắt rưng rưng.
I cried the tear because I knew                           Giọt lệ vui vì bà đã biết rằng
My heart has held a place for you.                       Tim bà đã dành cho con một chỗ.
(THU LÊ)

Thu Ca từ đầu không biết trốn đâu lần này thấy hình ảnh mình trong bài thơ “Bà Cháu’ vì có kinh nghiệm bản thân nên không nhịn được, nhảy vào dịch một cách ngon lành khi thấy những giọt nước mắt vui của bà nội tương lai Họa Mi Nâu:    
                                          
Bà nghe con sắp chào đời                                  Khi bà nghe cháu sắp bước vào đời
Mỉm cười bà thấm lệ rơi tuôn trào                       Bà mỉm cười tay lau giọt lệ rơi
Lệ rơi bà biết vì sao                                          Nước mắt này bà khóc vì bà hiểu
Tim bà đã tạo phần nào cho con                         Góc tim bà dành sẵn cho cháu yêu
(THU CA)                                                        (HMN)

      Bà nội tương lai Choè thì chịu chơi lắm, dụ cháu làm đủ thứ, và dụ khị cháu một cách trơn tru:

Would we dance or skip or sing?                        Nhảy đầm, đùa giỡn, hát ca
What would be your favorite thing?                     Món nào con thích kể bà cùng nghe
Would we cuddle, kiss and hug?                         Chúng ta trìu mến hôn nè
What would give my heart a tug?                        Cho tim bà mãi luyến mê cháu bà
(CHÒE)
                                                                                                                                       
Còn Phượng Trần cũng đâu đã được lên chức bà nhưng cảm hứng từ bức hình bà Vân dịu dàng ôm bé Quyên mới sinh được 1 tháng, mà tức cảnh sinh tình. Cuối cùng là Tuyết Lan, bài đã lên khuôn còn lật đật nộp bài “Bà Cháu” và cũng trong 4 câu này, thôi thì môĩ người một vẻ, bà hiện tại hay bà tương lai đều có một tấm lòng:
Bà mãi đoán con là trai hay gái?                         Tự nhủ thầm, cháu là trai hay gái?
Còn đồ chơi thì con thích món gì?                       Và cháu tôi thích nhất đồ chơi nào?
Bà nghĩ hoài : Mình chơi những trò chi...              Suốt cả ngày bà cháu mình bên nhau
Làm sao chơi hết một ngày được nhỉ ?                 Bà ngẩm nghĩ : Mình chơi trò gì nhỉ?
(PH TRẦN)                                                       (TLAN)

...

Trình bày: Đậu Đỏ


      Vui nhất là lúc dịch một bài thơ bằng tiếng Anh của một tác giả vô danh diễn tả nỗi lòng của người vợ có ông chồng thuộc loại mama’s boy, cái gì mẹ làm cũng nhất, cái gì vợ làm cũng chê.  Đây là nguyên văn bài “A Woman’s Poem”

“A WOMAN’S POEM”

He didn't like the casserole
And he didn't like my cake
My biscuits were too hard
Not like his mother used to make.

I didn't perk the coffee right
He didn't like the stew
I didn't mend his so
The way his mother used to do.

I pondered for an answer
I was looking for a clue
Then I turned around and smacked him
...............................................
Like his mother used to do.    
Author Unknown 

Các dịch giả đều là nữ nên bài dịch rất “đạt”, rất “thấm” và sát ý.  Ai cũng nhòm xem 2 câu cuối cùng mọi người dịch như thế nào:
      “Then I turned around and smacked him
     ..............................................
      Like his mother used to do.”

Lần này Ngọc Đóa không nhịn được nhảy vào vòng chiến:
      “Quay sang cho một tát
       Hệt mẹ làm từ lâu!”

Họa Mi nâu thì:      
      “Bất thần tôi quay lại 
      Bốp cho chàng một cái.
      Như mẹ chàng ngày xưa”

Cô Mai của chúng ta thì lộ rõ khẩu khí cuả một cô giáo (ngày xưa chứ không phải ngày nay đâu nhé):
      “Quay mình vụt quất mấy roi.
      Giống như mẹ đánh những thời xa xưa

Coi chừng Hoa Hạ có võ đó nhe:
           “Xoay ngang một cú ‘nốc ao’
Tặng chàng, chàng sẽ thâý mau mẹ hiền...”

Phượng Trần thì:
      “Có một cách giống mẹ chàng khi trước
      Tôi quay sang tặng một phát thâú trời”
Cô em này hóm hỉnh lắm đa, cái gì giống mẹ là phải hay phải tốt, vậy thì mình làm cái này giống, đố chàng dám chê, hê hê hê…

Trong khi đó thì Tuyết Lan than thở:      
      “Thôi chỉ còn một cách
      Bắt chước mẹ chàng cơ
      Tặng chàng một cái... bộp...nên thơ”

Choè thì đánh kiểu du kích:             
      “Bất ngờ tôi đã chọn xong
      Tặng chàng một tát, hết rông hết dài
      Mẹ chàng cũng có chiêu này...”

và Cô Thu cũng cùng một chiến lược:   
      “Thình lình tôi trở tay ngang
      Tặng chàng một tát, như mẹ chàng ngày xưa.”

Thu Ca vì bận rộn, nhảy vào vòng chiến sau cùng:
      “Quay qua cho một "phát"
       Giống hệt mẹ chàng làm khi xưa.”

và Thu Ca lại là người giỏi nấu nướng xào xáo, râu ông nọ cắm cằm bà kia một cách rất tài tình tất cả các bài của 9 dịch giả thành một “Tổng dịch” bài “Thơ của (các) Nàng” mà Phương Tần trình bày một khung huy hoàng rực rỡ, với hình ảnh các dịch giả mặt mũi sáng ngời, nhất tề đứng lên chống lại... ách nô lệ hà khắc.
Những hình ảnh Phương Tần đưa lên với trang trí thật độc đáo. Hãy nhìn Ngọc Đóa với cái đĩa (sắp) bay trong hình thì chắc bạn đọc sẽ thông cảm ngay

...
(Trình bày: Phương Tần)

      Chúng tôi cùng được một mẻ cười và khâm phục tài gán ghép cuả Thu Ca. Cũng nhờ quán “Dịch thơ ” này chúng tôi khám phá ra nhiều nhân tài bấy lâu mai danh ẩn tích.  Còn nhiều người tôi biết vẫn âm thầm đọc thơ dịch và chắc là đang mỉm cười thích thú.  Các em Thu Béo, Nàng tôn Nữ,  Đan Thanh, Kiều Nguyễn, Nghiêm Trinh,Tuyết Ngô....còn ai ai nữa, thỉnh thoảng có vào thăm hỏi và góp vui. Chúng tôi đang ở trình độ dịch những bài thơ nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng chứ không dám đụng đến những câu ác liệt loại “Làm sao cũng chẳng làm sao.  Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi…”

      Cảm ơn quán “Dịch thơ” đã cho những giờ phút trà dư tửu hâụ thật khó quên.  Phần tôi, tự nhiên trở thành sĩ quan đi bắt quân dịch!  Hy vọng sau bài này tôi sẽ mộ thêm được nhiều tân binh.

GS THU LÊ
(5-10-2011)

PHẦN II



TÂM TÌNH DỊCH GIẢ


GS VŨ NGỌC MAI


Mỗi khi có dịp dịch một tác phẩm thi văn nào đó, tôi thường liên tưởng đến câu “dịch tức là phản” (traduire c’est trahir) để mà cẩn thận hơn trong khi dịch, vì làm sao chúng ta có thể hiểu trọn vẹn ý tưởng hay tâm trạng của tác giả bằng chính người sáng tác? 
Cho nên, khi thấy trang Dịch Thơ của Cô Thu Lê, tôi cứ giả tảng giả lờ, hẹn lần hẹn lữa vì hiểu rằng nếu “lỡ dại” bước chân vào đây thì thể nào cũng bị “sa ngã” nặng vì cái tính đam mê sẵn có của mình, mặc dầu vẫn biết rằng dịch nhiều khi cũng tốn thì giờ chẳng kém gì sáng tác!

Thế nhưng lời réo gọi “quân dịch” của Cô chủ quán tha thiết quá, ngọt ngào và hấp dẫn quá nên đám thầy trò chúng tôi đã bị “bắt dịch” tự lúc nào không biết nữa, để rồi lâu lâu không thấy đề tài mới thì lại “mắc dịch,” lại cảm thấy nhơ nhớ, hỏi nhau hay nhắc nhở, khiến quán Cô Thu cứ nườm nượp những dịch giả và người đọc với bao nhiêu lời bàn Mao Tôn Cương thiệt tích cực… Rồi những lời ngợi khen rối rít khiến ai cũng phải có phen ngỡ mình là dịch giả thứ thiệt với hồn thơ lai láng không sao tả cho xiết!
Tôi xin đan cử một vài đoạn trong “Lời gọi quân dịch” của Cô Thu:  “Hà hà để cô điểm danh một tý:  HMNâu anh hùng nhất đã thí mạng dán bài rồi…Thu Ca nộp bài xong bảo tôi đừng đọc vội…Còn Cô Mai thủ lãnh “sứ quân” và các em Hoa Hạ, Ngọc Đóa sao thấy êm re vậy cà?” Rồi cô kêu Tí Lanh Chanh PTrần, mau mang xích lô đi nhắc, đi lùng từng dịch giả. 
Nhiều em thật dễ thương, chẳng hạn Tuyết Lan, đã xuống nước năn nỉ: “Cô cho em miễn quân dịch một thời gian cô nhé!”  Vậy mà em vẫn bị réo và vì sốt ruột quá nên cũng vẫn phải vào “nộp ống quyển” như thường.
      Ngọc Đóa thì quyết chí không vào làm thợ dịch, đã lễ phép làm thơ gửi Cô Thu để “khất dịch” như sau: 
      “Thưa cô Thu, từ cao kiến của cô Mai, em có một nguyện vọng trình lên cô:
            Sang năm mới phải nộp bài
            Bài này khó quá, em kéo dài đến cuối năm
            Cuối năm còn vẫn chưa xong
            Ôm bình hơi lặn mới mong an toàn…”

Rồi ở đoạn sau, Đóa hết lời năn nỉ Cô Chủ Quán:
            “Thương thay Đá mập “mỹ miều”
            Chỉ vì “dịch giả” tiêu điều héo hon
            Cô ơi nếu có thương con
            Gạch tên Đá mập, cho con yêu đời!” 
 
      Đến lượt Trần Anh Thư từ phương trời Úc vừa lò dò vào quán cũng bị Cô Thu chiêu dụ, phải kêu lên oai oái rằng:  “em đã hết tuổi quân dịch rồi ạ,” và nhờ vậy mới được tha.
      Kể cả sau khi đã hết hạn, Cô Thu vẫn phớt tỉnh Ăng Lê, vẫn lớn tiếng gọi mời:  “Bớ em Chòe và PTrần, em ở đâu góc biển hay rừng sâu?  Dịch ½ bài hay 99% cũng được các em ơi!” Lại còn dụ khị “dịch nửa bài,” thơ chớ có phải tình yêu đâu mà “chỉ đẹp những khi còn dang dở” Cô Thu ơi!
Vì thương tình các dịch giả bị quá nhiều căng thẳng, nhất là khi phải dịch một bài hai vợ chồng cãi nhau dùng toàn dấu hỏi ở cuối câu từ tiếng Việt ra tiếng Anh, Anh Thư đã tặng hoa với những lời an ủi:  “Thương tặng cô Thu và đoàn quân (mắc) dịch nhánh hoa dễ thương này để sau khi dịch gây nhau thì tâm hồn sẽ an nhiên trở lại nhe.”  Thật khâm phục các “dịch thật” ở đây.”  Còn nhiều chậu hoa đẹp, những nụ cười tươi, những tiếng vỗ tay cổ động, rồi đồ ăn thức uống ngon lành và bổ dưỡng thấy mà thèm được đem vào cho thợ dịch.  Và tình Lê Văn Duyệt cũng nở hoa trên bao trang giấy khi nhóm cô trò đồng sở thích tìm đến với nhau với nghệ thuật hành văn riêng của mỗi người.

...
Trình bày: Ngọc Đóa


      Riêng tôi như được trẻ lại khi đùa vui rủ Chích Chòe, PTr. và HMN đi trốn quân dịch, đang trên đường thơ thẩn rong chơi thì bị Cô Thu bắt được tại trận.  Ngày hôm sau bèn thấy HMN ngoan ngoãn nộp bài, làm tôi cụt cả hứng vì cuộc vui đang còn dang dở.  À thế ra nữ sinh của tôi đã ra trường cả mấy chục năm rồi mà vẫn còn nể vì cô giáo quá chứ!  Rồi lại có Chích Chòe, Hoa Hạ…năn nỉ cô giáo đừng cho ốc tọt, đừng bắt ăn cả rổ hột vịt nếu lỡ nộp bài trễ.  Và các em đã rất vui mừng khi được chúng tôi khen hoặc cho điểm A+.  Mặc dù chỉ là giả tưởng, tôi vẫn thấy tất cả cái dễ thương và sự hồn nhiên trong những lời lẽ đầy thân tình xen lẫn chút lo lắng rất ngây thơ ấy.

      Riêng tôi thì làm sao quên được, sau những lúc bông đùa với Cô Chủ Quán Thơ, đã có lời tuyên bố rằng: “Đã quen dịch mất rồi thì dù có muốn bỏ Quán Thơ cũng không tài nào dứt áo ra đi được nữa.”  Còn đám quân dịch trẻ hơn thì không tiếc lời cám ơn quán dịch thơ đã cho các em một “sân chơi” mà không ngày nào các em lại chẳng muốn tạt qua, dù trời nắng hay trời mưa, hay dù có đang bận bịu đến đâu chăng nữa.   Và tôi không ngạc nhiên khi thấy quán thơ của thầy trò chúng tôi - cho đến phút giây tôi viết dòng chữ này - đã có tới 24,995 người ghé thăm.  Thế có nghĩa là, ngoài nhóm cô trò dịch giả, dịch thiệt khoảng trên dưới 12 chúng tôi ra, số du khách, cô thầy và bạn học cũ Lê Văn Duyệt cũng rất đông đảo và đáng kể. 
Quán Thơ ơi!  Em chính là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của Diễn Đàn đó.  Nhưng Em vẫn hiền hòa, nhỏ nhẹ, diễm lệ mà không kiêu sa, đã cho chúng tôi mối đồng cảm khi đặt chân vào khu vườn đầy kỳ hoa dị thảo của văn chương thơ phú này.  Xin tạ ơn Em và thương Em nhiều lắm.

BÀI THƠ TIỄN BIỆT

Buổi sáng ngày tiễn đưa Thanh Tâm, 16 tháng 9 năm 2007, mưa to gió lớn như xụt xùi khóc thương người Hội Trưởng sáng lập Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt (Levanduyet Alumni).  Ngoài chồng con và thân quyến Thanh Tâm, rất đông thầy cô và bạn đồng môn từ Orange County, Ventura, Thousand Oaks, San Diego và San Jose lần lượt đổ về.   Trong không khí trang nghiêm đến lạnh người, chỉ thấy những bờ vai rung động, những tiếng nấc nghẹn ngào, và những giọt lệ khóc thương người vừa nằm xuống.

...
LVD 66 TRẦN THỊ THANH TÂM (1946-2007)
HỘI TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HỘI ÁI HỮU TRUNG HỌC LVD


      Cô Ngô Vân cùng với Nguyễn Tuyết Nga bước lên bục cao để đọc bài thơ tiếng Anh do cô sáng tác cho nguyên Hội Trưởng Trần Thị Thanh Tâm, và bản tiếng Việt do Nguyễn Tuyết Ngaphỏng dịch.   Bài thơ này tôi đã đề nghị với Cô Thu dùng làm bài dịch để chúng ta cùng tưởng nhớ Thanh Tâm nhân mùa giỗ thứ tư của em.

...
Trình bày: Ngọc Đóa


      Nếu tính cả bài nguyên tác lẫn bài dịch, chúng ta có 10 bài thơ mà người viết xin ghi lại một số câu tiêu biểu của mỗi dịch giả.  Và sau đây là bài nguyên tác của Giáo sư Ngô Thị Vân mà nữ sinh quen gọi là “Mạ Vân” từ những ngày xa xưa khi cô mới ra trường.

Hai câu thơ đầu
            “Thanh Tâm, though you’re gone
            You still live in our hearts and souls

đã được Thu Ca dịch theo thể lục bát như sau:
            “Cô tưởng em đã đi xa
             Nhưng hình em vẫn đậm đà trong tim”
Hai tiếng “đậm đà” diễn tả được cả một tình thương sâu xa mà người cô giáo cũ, tác giả, dành cho người vừa “đi xa.”

Còn tôi thì đã luôn “ấp ủ” trong lòng hình ảnh cô học trò nhỏ nhắn với trái tim thật to đẹp:
            “Thanh Tâm hỡi!
             Dù nay em đã đi rồi
             Trong tim ấp ủ một đời có em”
 
Trong khi Hoa Hạ nhắc đi nhắc lại chữ “sống” như một sự hiện diện vĩnh cửu của Thanh Tâm trong lòng tất cả Lê Văn Duyệt, dù quen biết với em hay không:
             “Thanh Tâm hỡi, em vẫn còn sống mãi
            Trong lòng cô, sao em vội ra đi
            Em chưa mất, em vẫn còn sống mãi”

Trong khi đó thì Họa Mi Nâu mở đầu với một tiếng nấc nghẹn ngào:
            “Thiên thu vĩnh biệt em rồi!
            Nhưng em sống mãi trong tôi suốt đời”

Chỉ riêng phần mở đầu, chúng ta đã thấy được tất cả những tình cảm xót xa trong nghệ thuật dùng chữ của mỗi người dịch.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau bước vào 3 đoạn thơ kế tiếp:

            “You’re not dead, you’re still alive
             The souvenirs that we share
             Will be cherished through our lives
                 
            Even on your death bed,
            While your body was terribly aching
            You wanted to show us your beautiful smile”

            We could not hold our tears
            Watching you make great effort
            In cracking good jokes and singing old songs.”

và nghe thêm những tiếng thở dài của người ở lại.

Hoa Hạ luôn ôm ấp kỷ niệm về Thanh Tâm:
            “Kỷ niệm nào đầy ắp nỗi nhớ thương
             Cô ấp yêu trân quí mãi trong lòng”

Trong hai đoạn kế tiếp, Họa Mi Nâu đã dịch một cách tóm gọn nhưng đầy đủ ý tình của bài nguyên tác:
            “Nhớ bao kỷ niệm bồi hồi
             Nâng niu ấp ủ một đời khắc ghi
             Trên giường ngày ấy biệt ly
             Đớn đau khôn xiết, môi ghi nụ cười”

Cô Thu Lê đã dịch “your death bed” thành “chiếc giường tử biệt.”  Hai chữ tử biệt được dùng rất hay, đã cho chúng ta liên tưởng đến sự “sinh ly tử biệt” trong cõi đời tạm bợ sống gởi thác về này:
              “Em nằm đó trên chiếc giường tử biệt
               Vẫn nụ cười tươi đẹp ở trên môi
               Khi xác thân đang đớn đau khôn xiết
               Chúng tôi nào ngăn được lệ rơi
               Nhìn em vẫn pha trò ý nhị
               Và hát lên bài ca cũ để đời”

“Vẫn pha trò ý nhị” trong khi “đớn đau khôn xiết” thì chỉ có một Thanh Tâm dũng cảm của chúng ta, một người đã có sức mạnh tinh thần chiến đấu với tử thần trong suốt bao năm lâm cảnh đau ốm ngặt nghèo.

Với Thu Ca thì khi nhìn Thanh Tâm trong cái xác thân “héo mòn xanh xao,” không ai có thể ngăn được giọt lệ và không cảm thấy “chùng lòng:”
            “Ngay khi sát cạnh tử thần,
             Xác thân đau nhức, héo dần xanh xao
             Em cười tươi đẹp biết bao
             Lệ trào khó giữ, bạn, cô chùng lòng
             Nhìn em gắng gượng hát cùng
             Những bài ca cũ, vui chung hát đùa”
   
Rồi đến Phượng Trần với:
            “..Mắt tuôn lệ nhìn em đang cố gắng
             Lạc quan tếu, hát bài ca khi trước”

Và PTr. đã bước vào đoạn thơ kế tiếp của tác giả Ngô Vân:
            “All your life you had tried your best
             To bring us together and help those in distress”
khi ghi lại:
             “Cả đời em, một cuộc đời dấn bước
              Mang chúng tôi lại gần, giúp kẻ lầm than”   
Phương đã rất có lý khi phỏng dịch cuộc đời Thanh Tâm là “cuộc đời dấn bước”!  Thật vậy, sự dấn thân của Thanh Tâm vào cuối cuộc đời cho Hội Lê Văn Duyệt để “mang chúng tôi lại gần” mới cao thượng làm sao!

Còn Hoa Hạ lại diễn tả bằng những lời lẽ chân thành khác:
             “Trong cuộc sống em cố làm mọi thứ
              Nối tình thân, san sẻ những buồn đau”   

Và Ngọc Đóa thì ca tụng Thanh Tâm là đã:
            “Giúp người chia ngọt xẻ bùi
             Kết vòng thân ái, tới lui ân cần”                     

Nàng Tôn Nữ đã một mình một chiếu dùng thể thơ 5 chữ cho bài dịch của mình.  Chúng ta hãy thưởng thức mấy vần thơ rất giản dị và dễ dàng của Nàng Tôn Nữ:                               
              “Cả đời em cống hiến
                An ủi và xẻ chia
                Mang chúng tôi đến gần,
                Kết chặt tình thân ái”

Cũng như đoạn đầu, tôi thấy đoạn cuối cùng thật tuyệt vời và cảm động nhất:
Cô Ngô Vân xuất thần hạ bút:

             “Dear Thanh Tâm, join the other angels
              Because you are one of them!
              You are the most beautiful gem
              We all adore you and greatly admire your good deeds

              Please rest in peace!”

Nàng Tôn Nữ đã viết tiếp:
              “Thanh Tâm yêu dấu ơi
              Hãy bay cùng thiên thần
              Vì em nàng Tiên nhỏ
              Viên ngọc quí vô ngần”

Chích Chòe thì rất “ngưỡng mộ trái tim thiện nguyện” của Thanh Tâm:
            “Thanh Tâm hỡi!  Thiên thần nơi xa ngái
             Em hãy bay theo những cánh thiên thần
             Em là một viên đá quý trong ngần
             Chúng tôi ngưỡng mộ trái tim thiện nguyện
             Yên nghỉ nhé em yêu nhiều lưu luyến”

Trong khi đó, Phượng Trần dùng chữ
“xoải cánh bay” cho Thiên Thần Thanh Tâm:
             “Thanh Tâm ơi, em hãy xoải cánh bay
              Theo các Thiên thần , Em là người trong đó
              Là viên ngọc quí mà trên đời từng có
              Chúng tôi yêu và ngưỡng mộ cuộc đời Em
              Hãy an nghỉ và bình yên em nhé!”

Họa Mi Nâu còn dặn dò:
             “Em ơi hãy chắp cánh vào
             Cùng những thiên sứ bay cao tầng trời”

Bên cạnh đó Ngọc Đóa lại thiết tha hơn:
             “Bay đi hỡi cánh thiên thần
             Thanh Tâm, em chính thiên thần đẹp tươi!
              Em là viên ngọc sáng ngời
              Bao điều tốt đẹp cho đời em dâng
              Thương em cảm phục vô ngần
              Xin em yên nghỉ, bụi trần hết vương”

Và tôi cũng đã rơi lệ khi khi đóng lại bài thơ của cô Vân, người Bạn Vàng nửa thế kỷ qua:
             “Hãy bay theo các thiên thần
              Vì em là một hiện thân tuyệt vời
              Em như viên ngọc sáng ngời
              Quí yêu, ngưỡng mộ, suốt đời nhớ thương
              Hôm nay rũ hết bụi trần
              Xin em ngủ giấc thiên thần bình yên”

      Cũng từ đấy Thanh Tâm được mệnh danh là Thiên Thần và thầy trò Lê Văn Duyệt mỗi khi vào trang diễn đàn được dành cho Thanh Tâm đều có thể nhìn lại khuôn mặt dễ mến của em hoặc viết thêm đôi dòng tưởng niệm.
      Bài nguyên tác và 9 bài dịch đã được Ngọc Đóa _ với cả tâm hồn và trái tim_trình bày thành một slide show rất đẹp với mâù tím, trắng dịu dàng, tiếc thương và nhung nhớ… Đặng Mỹ và con gái Khuê Tú đã cùng giúp Ngọc Đóa trong phần âm nhạc, nhất là kỹ thuật để post PPs này lên diễn đàn.

...
Trình bày: Ngọc Đoá

 
      Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Lê Văn Duyệt, chúng tôi gửi Thanh Tâm bài thơ đã được sáng tác và phỏng dịch bằng cả tình thương và sự ngưỡng mộ dành cho em, một Thiên Thần sẽ còn sống mãi với thời gian. 
                                                                                                     
GS VŨ NGỌC MAI 


Back to top
« Last Edit: 24. Sep 2011 , 16:27 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
KIM-HANH
Junior Member
**
Offline



Posts: 53
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #43 - 24. Sep 2011 , 07:56
 
Co ThuLe kinh men,

Em goi cho Co link de coi hinh em
http://www.levanduyet.net/hinhanh/displayimage.php?album=40&pos=1

Em KH.
Back to top
 
WWW kim_anne63  
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Kỷ Niệm Vàng: Đại Hôị Thế Giới Kỳ II
Reply #44 - 25. Sep 2011 , 15:05
 
KIM-HANH wrote on 24. Sep 2011 , 06:36:
Chi Ngoc Doa men,
Em cam on Chi da dang bai HMNNL cua Co Mại
Em KH.  Kiss Kiss


...

Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 18
Send Topic In ra