Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Đoản Văn  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 22 23 24 25 26 ... 63
Send Topic In ra
Đoản Văn (Read 80626 times)
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #345 - 19. Oct 2012 , 19:21
 
Hello Ngố,

Bài viết này có lý lắm: vừa viết văn xuôi vừa chen vào vài câu thơ tô điểm cho ý tưởng!

Bravo bravo!
Huynh NVH 

thanks.gif anh Hà Bá đã khen nhang.Được đại văn hào khen khiến cái ngố này phái quá tự vỗ tay nhang  votay hihihi...Chúc anh Hà Bá cuối tuần thật vui.
ngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #346 - 19. Oct 2012 , 19:53
 
LÁ THƯ PHƯƠNG XA
           Ngày..tháng..năm..
           Anh  H.  kính  mến,
     Đã lâu lắm chừng mấy chục năm anh em mình mất liên lạc nhau, nhỏ nhớ và trông tin anh rất nhiều.
     Hôm nay, được tin anh biết  anh vẫn còn sống nhỏ mừng lắm,nên vội vã viết thư thăm anh. Anh H. có khỏe không? Dạo này ra sao cuộc sống thế nào? Ở đó có vui không? Đời sống ổn định chứ? Ôi! Nhỏ hỏi nhiều quá chắc anh không trả lời kịp phải không? Nhỏ vẫn như ngày nào, cứ hỏi và hỏi không đợi ai trả lời hết. Lần gặp chị Cúc vào năm 1979 biết anh "mất tích " nhỏ rất buồn,lo nữa, không biết  anh có bình yên hay không, nhỏ và chị Cúc có đi tìm chỉ vỏn vẹn với cái tên N .V.H. ở quận Củ Chi  làm sao tìm được trong khi" thế giới" quá bao la,thì cũng đành vì quá mỏng manh còn hơn  tơ trời nữa! Rồi ngày tháng trôi qua, nhỏ vẫn nhớ đến anh,lâu lâu mang những cánh thư cũ ra đọc,lấy hình ra xem và cầu nguyện cho anh được bình an. Còn như anh không còn trên cõi đời này,thì mong được yên vui cõi vĩnh hằng không còn thấy cảnh khổ đau của trần thế!
     Anh H. kính, biết được tin anh nhỏ mừng cở nào không? Gặp ai nhỏ cũng khoe, nhỏ vui lắm vì hễ anh còn sống thì anh em mình có ngày gặp nhau. Được biết anh đang sống ở một nơi thật xa, vắng vẻ, ít người qua lại, thoạt nghe nhỏ cảm thấy buồn,nhưng nghĩ lại vậy là tốt, xa lánh chốn phồn hoa bụi bậm, tìm cuộc sống ẩn dật mà hạnh phúc đó anh.Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói :
                            Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
                             Người khôn tìm đến chốn lao xao.
Rồi :
                             Thu ăn măng trúc,đông ăn giá,
                              Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao...
quá là nhàn. Nhỏ nể anh lắm bởi vì anh: " Nhìn xem phú quý tợ chiêm bao! ". Xa anh, không ai dạy nhỏ ứng xử với đời, nên bao lần nhỏ vấp ngã,nhỏ đứng dậy và giờ đây nhỏ đã đứng! Nhỏ cố vui sống vì anh bảo  "đời người quá ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 25 năm " đó sao, nhỏ đâu có quên nó đã trở thành một qui tắc, một định luật,một công thức trong đời sống của nhỏ.
     Nói nhiều quá chưa cho anh biết tí ti gì về nhỏ cả,à quên nữa  quyển sách " Quẳng gánh lo đi mà vui sống " và " Những bước thăng trầm " của anh cho nhỏ ngày nào nhỏ vẫn giữ kỹ, dù theo năm tháng nó có vàng phai nhưng vẫn còn nguyên và sạch sẽ.Nhỏ đã là cô giáo lăn lốc nhiều nơi xa nhà,đã từng lãnh 13 ký gạo và bột mì mỗi tháng,không có tiền phải xin ba mẹ,đã từng ở tập thể để đêm về tủi thân mà khóc nhớ cha nhớ mẹ,lặn lội cực khổ ở nơi "khỉ ho cò gáy,đồng khô nước mặn! " Nhưng nhỏ cũng cố vui vì bên cạnh có lũ bạn đồng cảnh ngộ, rảnh thì làm thơ,chép nhạc ca hát nghêu ngao cho qua ngày tháng.Nhỏ vẫn còn thua các anh chị, các bạn khác ra đi tìm tự do  mà ở lại để chịu sự bực mình bởi vì nhỏ quá hèn nhát,thật không xứng đáng là em gái của anh.
     Anh kính mến, nhỏ đã di dạy qua bao nhiêu trường nên nhỏ có nhiều ban, bạn nào cũng thương và tốt với nhỏ.Nghỉ hè nhỏ buồn quá định rủ tụi bạn đi tìm anh dù không hy vọng, cuối cùng nhỏ đã không đi vì " người đi biết về phương nào !...",biết anh có còn nhớ đến nhỏ không? Biết ra sao vì lâu quá, anh đừng trách nhỏ nhé.Bây giờ nhỏ kể anh nghe những vui buồn của nhỏ, hồi dạy ở Cần Giuộc nhỏ bị bốc đi dạy " bổ túc văn hóa " cho cán bộ xã, nhỏ khóai lắm vì đây là cơ hội để nhỏ " hành hạ " cho bỏ ghét. Họ cho nhỏ dạy lớp năm,buồn cười cô giáo văn mà bảo dạy lớp năm cũng khó cho nhỏ, chỉ  dạy hai môn toán và văn thôi, nhưng không sao nhỏ chịu khó soạn bài coi bài thật kỹ trước khi tới lớp. Ôi ! cán bộ xã người nào cũng dở hết anh ạ, ông bí thư xã viết văn thì sai lỗi chính tả quá chừng,học bài tả người nhỏ đã tinh nghịch cho họ tả " thầy cô giáo" mà họ thích. Khi nhỏ chấm bài bọn nhỏ cười quá chừng,họ tả mà tưởng chừng như tả Kiều Nguyệt Nga không bằng,ấy vậy mà nhỏ không chấm điểm vì sai lỗi chính tả nhiều quá. Họ cũng thích điểm nữa cứ hỏi :
        - Sao cô không cho điểm tụi em vậy ?
       Nhỏ mắc cười quá cũng giã bộ làm mặt nghiêm :
        - Các bác, các chú,các anh,các chị  viết còn sai nhiều quá nên không thể cho điểm được. Kỳ tới tôi sẽ dạy ( nhỏ cố tình nhấn mạnh chữ dạy ) căn bản về lỗi chính tả và dấu thanh.
        - Biết rồi cô giáo,nhưng ít nhiều phải cho điểm tụi em mừng.
        Nhỏ cười thầm và nói lẩm bẩm: - muốn thì cô sẽ cho từ điểm 1 trở lên .
        Từ đó nhỏ làm một thang điểm hẳn hoi và chấm " thẳng cánh đại bàng " luôn,người nào khá lắm chỉ được điểm 5 mà thôi. Tối đến tụi nhỏ kể nhau nghe và cười ầm lên cũng tạm quên buồn xa nhà anh ạ. Nhưng học sinh thì dễ thương cứ rủ cô giáo đi câu cua,câu cá kèo hay đi bắt còng về chiên bột,còng ở đây thật mềm lăn bột chiên ăn ngon lắm, tụi nhỏ cũng biết ăn đọt chùm ruột,lá xoài non, lá điều non, ngon lắm. Nhỏ còn biết những đêm tối trời thì cua  nhiều thịt không bị xốp, còn đến ngày mùng tám và hai mươi bốn của tháng thì cua lột cũng lăn bột chiên thì tuyệt cú mèo!
       Một lần bị "đày" đi vào Đình Thiết để dạy  học sinh mù chữ vì ở đó dân nghèo quá, con họ không được đi học,anh biết không trời mưa đường đê trơn trợt nhỏ đã té bò càng xuống ruộng ướt quần áo hết trơn,lạnh run phải ghé vào nhà dân đốt lửa sưởi ấm,thật nhớ đời! Nhỏ định " đào ngủ " nhưng ba cứ nhắc chừng,thương ba mẹ nên nhỏ cứ làm "cô giáo " hoài.Người dân ở vùng nầy nghèo và đa số mù chữ, chiều chiều các dì,các bác,hay đến trường nhờ cô giáo đọc thư con của họ bị đi "nghĩa vụ quân sự ", nhỏ thấy tội nghiệp quá dù sao họ cũng là những người dân quê mùa, chất phác, lam lũ ruộng nương,cực khổ cả đời.Bởi vậy khi họ ghi tên đi học là nhỏ tình nguyện dạy ngay, nhìn những gương mặt rạng rỡ nhỏ thấy thương quá, dù già phải mang kính lão vẫn muốn được biết chữ,chỉ giản đơn là để đọc thư con .
                     - o tròn như quả trứng gà,
                       ô thời đội nón ơ đà có râu.
                       i tờ hai chữ giống nhau,
                       i ngắn có chấm, tờ dài có ngang...
Đó là những câu vần để họ dễ nhớ,nhưng khó khăn lắm họ mới  thuộc, nhỏ phải cho đọc đồng thanh hoài,thấy thương lắm anh ạ. Họ bắt nhỏ phải dùng thước gõ nhip cho họ đọc giống như học trò nhỏ, sau tiếng gõ họ  ê a đọc theo, tay thì cứng mà cứ nắn nót từng chữ,xong một chữ kêu cô giáo xem cho bằng được.Sau mấy tháng cũng có người ghép được vần và viết thành câu,có người còn viết thư cho con nữa ...bọn nhỏ thấy vui vui.Bây giờ kể gì nữa nhỉ?
       Anh biết không, vài năm sau tụi bạn lần lượt đi vượt biên,đứa còn đứa mất, nhỏ nôn quá muốn đi theo,nhưng mẹ đã lặn lội xuống tận nơi để xin cho nhỏ được thuyên chuyển về quê nhà.Nhỏ có nhỏ bạn tên Oanh nó thương nhỏ lắm rủ nhỏ cùng đi với nó,nhỏ đã " khăn gói chỉnh tề " hai đứa cứ " rù rì " mẹ biết được cứ theo" canh " hoài, thế là mộng vượt biên không thành,nhỏ khóc (nước mắt cá sấu )!
      Thế rồi :
                  Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
                  Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi!...*
nhỏ lập gia đình ở tuổi " đón giao thừa ",cái tuổi mà ở quê người ta cho là "lỡ thời " là " ế ẩm ",Mặc ! nhỏ còn muốn sống độc thân hoài. Nhưng ý trời !!!
      Rồi giờ đây nhỏ định cư ở nước Mỹ, một xứ sở văn minh nhất thế giới nhưng thật là xa lạ, và quá lạnh lùng băng giá,mình còn nhỏ hơn hạt cát ở sa mạc nên nhỏ cũng sống lầm lũi, lầm lũi.Trời ! Một con bé thích vui nhộn,ồn ào mà giờ đây phải lặng lẻ âm thầm, buồn, buồn tàn thu! Nhỏ cũng đi làm,sáng sớm chui vào hảng về nhà làm lặt vặt rồi chạy đi học Anh văn, ở xứ người mà ngôn ngữ bất đồng thì quá là khổ sở,nhỏ chưa bao giờ thấy được ánh mặt trời .Có chị bạn thường nói đùa: " chúng mình ra đi khi gà chưa gọi sáng, khi về thì phố đã lên đèn!". Còn thì giờ đâu mà nghĩ ngợi, ngày này, tháng nọ năm kia, nhỏ thấy thương bản thân mình,thương người Việt Nam tha hương, rồi thương dân mình. Dù sao ở đây nhỏ còn hạnh phúc hơn những người còn ở lại quê nhà phải chịu nhọc nhằn tăm tối.

Anh ạ,đặc biệt ở đây có bốn mùa rõ rệt,mỗi mùa đều có cái đẹp riêng, mùa nào cũng đep! Khỏi phải nói anh cũng biết nhỏ rất thích tha hồ cho " cô bé " làm thơ, anh đã từng bảo nhỏ là "người em sầu mộng " đó sao, nhưng nhỏ không phải Mai Đình của Hàn Mặc Tử  đâu. Mùa nào cũng " hấp dẫn ",nhỏ thích nhất mùa Thu, đẹp làm sao khi lá đổi màu thật lạ kỳ từ xanh chuyển sang vàng, rồi đỏ, rồi xam xám ...không sao mà tả được.Nhỏ đã lặng đứng hằng giờ để nhìn lá rụng,nhỏ biết thế nào anh cũng bảo tại gió nhiều lá chịu không nổi nên rơi chớ có gì đâu phải không ? Vì lúc nào anh cũng thích chọc nhỏ để được nghe sự phản đối của nhỏ, nhưng nhìn lá rơi thật đẹp nhỏ nhìn theo từng chiếc lá xem chúng về đâu,và sau đó chúng sẽ ra sao?Thích nhất là đi trên lá âm thanh xạc xào nhỏ lê từng bước, từng bước, nhẹ nhàng,nhẹ nhàng,thảo nào các thi sĩ,văn sĩ, nhạc sĩ,họ tả mùa Thu với muôn ngàn hình ảnh thật quyến rủ, tuyệt vời. Hiện giờ đang mùa thu trời hơi se lạnh,cây bắt đầu đổi màu và lá sắp rơi rơi, nhỏ thì dở không biết diễn đạt thôi thì khi anh em mình gặp nhau nhỏ sẽ kể tiếp.

......

      Một điều thật quan trọng mà nhỏ lại quên, dù ở xứ người nhưng nhỏ vẫn liên lạc được thầy cô và các bạn của trường Trung học.Khỏi nói anh cũng biết nhỏ vui cở nào,có mấy bạn chung lớp với nhỏ ở rải rác các tiểu bang,anh có nhớ nhỏ bảo lớp nhỏ chỉ có bảy húi cua không ?Nhỏ liên lạc được một húi cua và sắp được một húi cua nữa vui ghê anh ạ! Còn bạn  Lan mà nhỏ hứa giới thiệu cho anh đó,bây giờ thành " góa phụ cô đơn " chồng Lan đã chết trong tù, tội nó lắm! Nhỏ giờ vui vì biết được tin anh và liên lạc các bạn học cũ, hàng ngày kể nhau nghe những vui buồn,những nhọc nhằn, hay phiền muộn cũng tan biến.
     Anh H. kính mến, rất nhiều điều muốn nói với anh nữa nhưng sợ anh sẽ bảo con nhỏ này già rồi vẫn như hồi xưa cứ vòng vo dài và dài.Anh có nhớ trong " Ngư ông và biển cả" Hemingway đã nói; " người già mong cho ngày dài ra,đêm ngắn lại ..."  nhỏ giờ mới thấy thấm thía. Nhỏ tạm ngưng nơi đây hẹn sẽ kể anh nghe ở những thư sau nhé. Cầu chúc anh luôn khỏe mạnh,sống vui và bình an, cho em kính thăm chị và hai cháu.
                                     
Kính thư,
Em gái của anh
Hạ


*Mùa xuân chín(Hàn Mạc Tử)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Đoản Văn
Reply #347 - 20. Oct 2012 , 05:43
 
Ngố wrote on 19. Oct 2012 , 19:53:
LÁ THƯ PHƯƠNG XA
           Ngày..tháng..năm..
           Anh  H.  kính  mến,
     Đã lâu lắm chừng mấy chục năm anh em mình mất liên lạc nhau, nhỏ nhớ và trông tin anh rất nhiều.
     Hôm nay, được tin anh biết  anh vẫn còn sống nhỏ mừng lắm,nên vội vã viết thư thăm anh. Anh H. có khỏe không? Dạo này ra sao cuộc sống thế nào? Ở đó có vui không? Đời sống ổn định chứ? Ôi! Nhỏ hỏi nhiều quá chắc anh không trả lời kịp phải không? Nhỏ vẫn như ngày nào, cứ hỏi và hỏi không đợi ai trả lời hết. Lần gặp chị Cúc vào năm 1979 biết anh "mất tích " nhỏ rất buồn,lo nữa, không biết  anh có bình yên hay không, nhỏ và chị Cúc có đi tìm chỉ vỏn vẹn với cái tên N .V.H. ở quận Củ Chi  làm sao tìm được trong khi" thế giới" quá bao la,thì cũng đành vì quá mỏng manh còn hơn  tơ trời nữa! Rồi ngày tháng trôi qua, nhỏ vẫn nhớ đến anh,lâu lâu mang những cánh thư cũ ra đọc,lấy hình ra xem và cầu nguyện cho anh được bình an. Còn như anh không còn trên cõi đời này,thì mong được yên vui cõi vĩnh hằng không còn thấy cảnh khổ đau của trần thế!
     Anh H. kính, biết được tin anh nhỏ mừng cở nào không? Gặp ai nhỏ cũng khoe, nhỏ vui lắm vì hễ anh còn sống thì anh em mình có ngày gặp nhau. Được biết anh đang sống ở một nơi thật xa, vắng vẻ, ít người qua lại, thoạt nghe nhỏ cảm thấy buồn,nhưng nghĩ lại vậy là tốt, xa lánh chốn phồn hoa bụi bậm, tìm cuộc sống ẩn dật mà hạnh phúc đó anh.Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói :
                            Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
                             Người khôn tìm đến chốn lao xao.
Rồi :
                             Thu ăn măng trúc,đông ăn giá,
                              Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao...
quá là nhàn. Nhỏ nể anh lắm bởi vì anh: " Nhìn xem phú quý tợ chiêm bao! ". Xa anh, không ai dạy nhỏ ứng xử với đời, nên bao lần nhỏ vấp ngã,nhỏ đứng dậy và giờ đây nhỏ đã đứng! Nhỏ cố vui sống vì anh bảo  "đời người quá ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 25 năm " đó sao, nhỏ đâu có quên nó đã trở thành một qui tắc, một định luật,một công thức trong đời sống của nhỏ.
     Nói nhiều quá chưa cho anh biết tí ti gì về nhỏ cả,à quên nữa  quyển sách " Quẳng gánh lo đi mà vui sống " và " Những bước thăng trầm " của anh cho nhỏ ngày nào nhỏ vẫn giữ kỹ, dù theo năm tháng nó có vàng phai nhưng vẫn còn nguyên và sạch sẽ.Nhỏ đã là cô giáo lăn lốc nhiều nơi xa nhà,đã từng lãnh 13 ký gạo và bột mì mỗi tháng,không có tiền phải xin ba mẹ,đã từng ở tập thể để đêm về tủi thân mà khóc nhớ cha nhớ mẹ,lặn lội cực khổ ở nơi "khỉ ho cò gáy,đồng khô nước mặn! " Nhưng nhỏ cũng cố vui vì bên cạnh có lũ bạn đồng cảnh ngộ, rảnh thì làm thơ,chép nhạc ca hát nghêu ngao cho qua ngày tháng.Nhỏ vẫn còn thua các anh chị, các bạn khác ra đi tìm tự do  mà ở lại để chịu sự bực mình bởi vì nhỏ quá hèn nhát,thật không xứng đáng là em gái của anh.
     Anh kính mến, nhỏ đã di dạy qua bao nhiêu trường nên nhỏ có nhiều ban, bạn nào cũng thương và tốt với nhỏ.Nghỉ hè nhỏ buồn quá định rủ tụi bạn đi tìm anh dù không hy vọng, cuối cùng nhỏ đã không đi vì " người đi biết về phương nào !...",biết anh có còn nhớ đến nhỏ không? Biết ra sao vì lâu quá, anh đừng trách nhỏ nhé.Bây giờ nhỏ kể anh nghe những vui buồn của nhỏ, hồi dạy ở Cần Giuộc nhỏ bị bốc đi dạy " bổ túc văn hóa " cho cán bộ xã, nhỏ khóai lắm vì đây là cơ hội để nhỏ " hành hạ " cho bỏ ghét. Họ cho nhỏ dạy lớp năm,buồn cười cô giáo văn mà bảo dạy lớp năm cũng khó cho nhỏ, chỉ  dạy hai môn toán và văn thôi, nhưng không sao nhỏ chịu khó soạn bài coi bài thật kỹ trước khi tới lớp. Ôi ! cán bộ xã người nào cũng dở hết anh ạ, ông bí thư xã viết văn thì sai lỗi chính tả quá chừng,học bài tả người nhỏ đã tinh nghịch cho họ tả " thầy cô giáo" mà họ thích. Khi nhỏ chấm bài bọn nhỏ cười quá chừng,họ tả mà tưởng chừng như tả Kiều Nguyệt Nga không bằng,ấy vậy mà nhỏ không chấm điểm vì sai lỗi chính tả nhiều quá. Họ cũng thích điểm nữa cứ hỏi :
        - Sao cô không cho điểm tụi em vậy ?
       Nhỏ mắc cười quá cũng giã bộ làm mặt nghiêm :
        - Các bác, các chú,các anh,các chị  viết còn sai nhiều quá nên không thể cho điểm được. Kỳ tới tôi sẽ dạy ( nhỏ cố tình nhấn mạnh chữ dạy ) căn bản về lỗi chính tả và dấu thanh.
        - Biết rồi cô giáo,nhưng ít nhiều phải cho điểm tụi em mừng.
        Nhỏ cười thầm và nói lẩm bẩm: - muốn thì cô sẽ cho từ điểm 1 trở lên .
        Từ đó nhỏ làm một thang điểm hẳn hoi và chấm " thẳng cánh đại bàng " luôn,người nào khá lắm chỉ được điểm 5 mà thôi. Tối đến tụi nhỏ kể nhau nghe và cười ầm lên cũng tạm quên buồn xa nhà anh ạ. Nhưng học sinh thì dễ thương cứ rủ cô giáo đi câu cua,câu cá kèo hay đi bắt còng về chiên bột,còng ở đây thật mềm lăn bột chiên ăn ngon lắm, tụi nhỏ cũng biết ăn đọt chùm ruột,lá xoài non, lá điều non, ngon lắm. Nhỏ còn biết những đêm tối trời thì cua  nhiều thịt không bị xốp, còn đến ngày mùng tám và hai mươi bốn của tháng thì cua lột cũng lăn bột chiên thì tuyệt cú mèo!
       Một lần bị "đày" đi vào Đình Thiết để dạy  học sinh mù chữ vì ở đó dân nghèo quá, con họ không được đi học,anh biết không trời mưa đường đê trơn trợt nhỏ đã té bò càng xuống ruộng ướt quần áo hết trơn,lạnh run phải ghé vào nhà dân đốt lửa sưởi ấm,thật nhớ đời! Nhỏ định " đào ngủ " nhưng ba cứ nhắc chừng,thương ba mẹ nên nhỏ cứ làm "cô giáo " hoài.Người dân ở vùng nầy nghèo và đa số mù chữ, chiều chiều các dì,các bác,hay đến trường nhờ cô giáo đọc thư con của họ bị đi "nghĩa vụ quân sự ", nhỏ thấy tội nghiệp quá dù sao họ cũng là những người dân quê mùa, chất phác, lam lũ ruộng nương,cực khổ cả đời.Bởi vậy khi họ ghi tên đi học là nhỏ tình nguyện dạy ngay, nhìn những gương mặt rạng rỡ nhỏ thấy thương quá, dù già phải mang kính lão vẫn muốn được biết chữ,chỉ giản đơn là để đọc thư con .
                     - o tròn như quả trứng gà,
                       ô thời đội nón ơ đà có râu.
                       i tờ hai chữ giống nhau,
                       i ngắn có chấm, tờ dài có ngang...
Đó là những câu vần để họ dễ nhớ,nhưng khó khăn lắm họ mới  thuộc, nhỏ phải cho đọc đồng thanh hoài,thấy thương lắm anh ạ. Họ bắt nhỏ phải dùng thước gõ nhip cho họ đọc giống như học trò nhỏ, sau tiếng gõ họ  ê a đọc theo, tay thì cứng mà cứ nắn nót từng chữ,xong một chữ kêu cô giáo xem cho bằng được.Sau mấy tháng cũng có người ghép được vần và viết thành câu,có người còn viết thư cho con nữa ...bọn nhỏ thấy vui vui.Bây giờ kể gì nữa nhỉ?
       Anh biết không, vài năm sau tụi bạn lần lượt đi vượt biên,đứa còn đứa mất, nhỏ nôn quá muốn đi theo,nhưng mẹ đã lặn lội xuống tận nơi để xin cho nhỏ được thuyên chuyển về quê nhà.Nhỏ có nhỏ bạn tên Oanh nó thương nhỏ lắm rủ nhỏ cùng đi với nó,nhỏ đã " khăn gói chỉnh tề " hai đứa cứ " rù rì " mẹ biết được cứ theo" canh " hoài, thế là mộng vượt biên không thành,nhỏ khóc (nước mắt cá sấu )!
      Thế rồi :
                  Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
                  Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi!...*
nhỏ lập gia đình ở tuổi " đón giao thừa ",cái tuổi mà ở quê người ta cho là "lỡ thời " là " ế ẩm ",Mặc ! nhỏ còn muốn sống độc thân hoài. Nhưng ý trời !!!
      Rồi giờ đây nhỏ định cư ở nước Mỹ, một xứ sở văn minh nhất thế giới nhưng thật là xa lạ, và quá lạnh lùng băng giá,mình còn nhỏ hơn hạt cát ở sa mạc nên nhỏ cũng sống lầm lũi, lầm lũi.Trời ! Một con bé thích vui nhộn,ồn ào mà giờ đây phải lặng lẻ âm thầm, buồn, buồn tàn thu! Nhỏ cũng đi làm,sáng sớm chui vào hảng về nhà làm lặt vặt rồi chạy đi học Anh văn, ở xứ người mà ngôn ngữ bất đồng thì quá là khổ sở,nhỏ chưa bao giờ thấy được ánh mặt trời .Có chị bạn thường nói đùa: " chúng mình ra đi khi gà chưa gọi sáng, khi về thì phố đã lên đèn!". Còn thì giờ đâu mà nghĩ ngợi, ngày này, tháng nọ năm kia, nhỏ thấy thương bản thân mình,thương người Việt Nam tha hương, rồi thương dân mình. Dù sao ở đây nhỏ còn hạnh phúc hơn những người còn ở lại quê nhà phải chịu nhọc nhằn tăm tối.

Anh ạ,đặc biệt ở đây có bốn mùa rõ rệt,mỗi mùa đều có cái đẹp riêng, mùa nào cũng đep! Khỏi phải nói anh cũng biết nhỏ rất thích tha hồ cho " cô bé " làm thơ, anh đã từng bảo nhỏ là "người em sầu mộng " đó sao, nhưng nhỏ không phải Mai Đình của Hàn Mặc Tử  đâu. Mùa nào cũng " hấp dẫn ",nhỏ thích nhất mùa Thu, đẹp làm sao khi lá đổi màu thật lạ kỳ từ xanh chuyển sang vàng, rồi đỏ, rồi xam xám ...không sao mà tả được.Nhỏ đã lặng đứng hằng giờ để nhìn lá rụng,nhỏ biết thế nào anh cũng bảo tại gió nhiều lá chịu không nổi nên rơi chớ có gì đâu phải không ? Vì lúc nào anh cũng thích chọc nhỏ để được nghe sự phản đối của nhỏ, nhưng nhìn lá rơi thật đẹp nhỏ nhìn theo từng chiếc lá xem chúng về đâu,và sau đó chúng sẽ ra sao?Thích nhất là đi trên lá âm thanh xạc xào nhỏ lê từng bước, từng bước, nhẹ nhàng,nhẹ nhàng,thảo nào các thi sĩ,văn sĩ, nhạc sĩ,họ tả mùa Thu với muôn ngàn hình ảnh thật quyến rủ, tuyệt vời. Hiện giờ đang mùa thu trời hơi se lạnh,cây bắt đầu đổi màu và lá sắp rơi rơi, nhỏ thì dở không biết diễn đạt thôi thì khi anh em mình gặp nhau nhỏ sẽ kể tiếp.

......

      Một điều thật quan trọng mà nhỏ lại quên, dù ở xứ người nhưng nhỏ vẫn liên lạc được thầy cô và các bạn của trường Trung học.Khỏi nói anh cũng biết nhỏ vui cở nào,có mấy bạn chung lớp với nhỏ ở rải rác các tiểu bang,anh có nhớ nhỏ bảo lớp nhỏ chỉ có bảy húi cua không ?Nhỏ liên lạc được một húi cua và sắp được một húi cua nữa vui ghê anh ạ! Còn bạn  Lan mà nhỏ hứa giới thiệu cho anh đó,bây giờ thành " góa phụ cô đơn " chồng Lan đã chết trong tù, tội nó lắm! Nhỏ giờ vui vì biết được tin anh và liên lạc các bạn học cũ, hàng ngày kể nhau nghe những vui buồn,những nhọc nhằn, hay phiền muộn cũng tan biến.
     Anh H. kính mến, rất nhiều điều muốn nói với anh nữa nhưng sợ anh sẽ bảo con nhỏ này già rồi vẫn như hồi xưa cứ vòng vo dài và dài.Anh có nhớ trong " Ngư ông và biển cả" Hemingway đã nói; " người già mong cho ngày dài ra,đêm ngắn lại ..."  nhỏ giờ mới thấy thấm thía. Nhỏ tạm ngưng nơi đây hẹn sẽ kể anh nghe ở những thư sau nhé. Cầu chúc anh luôn khỏe mạnh,sống vui và bình an, cho em kính thăm chị và hai cháu.
                                     
Kính thư,
Em gái của anh
Hạ


*Mùa xuân chín(Hàn Mạc Tử)


"...đi tìm chỉ vỏn vẹn với cái tên N .V.H. ở quận Củ Chi" 


Huynh biết có 1 tên N.V.H. ở Gò Vấp, chứ ở Củ Chi thì huynh hổng biết!  Smiley

Trong bài này Ngố viết rất chân tình, bút pháp giản dị mà chuyên chở nhiều tình cảm da diết. Huynh chịu câu này:


"Còn thì giờ đâu mà nghĩ ngợi, ngày này, tháng nọ năm kia, nhỏ thấy thương bản thân mình, thương người Việt Nam tha hương, rồi thương dân mình."


Hay lắm Ngố!

Huynh NVH  (Gò Vấp chứ hổng phải Củ Chi nha!)
  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #348 - 20. Oct 2012 , 19:13
 
Nguyen Van Ha wrote on 20. Oct 2012 , 05:43:
"...đi tìm chỉ vỏn vẹn với cái tên N .V.H. ở quận Củ Chi" 



Huynh biết có 1 tên N.V.H. ở Gò Vấp, chứ ở Củ Chi thì huynh hổng biết!  Smiley

Trong bài này Ngố viết rất chân tình, bút pháp giản dị mà chuyên chở nhiều tình cảm da diết. Huynh chịu câu này:


"Còn thì giờ đâu mà nghĩ ngợi, ngày này, tháng nọ năm kia, nhỏ thấy thương bản thân mình, thương người Việt Nam tha hương, rồi thương dân mình."


Hay lắm Ngố!

Huynh NVH  (Gò Vấp chứ hổng phải Củ Chi nha!)
  Smiley




"...đi tìm chỉ vỏn vẹn với cái tên N .V.H. ở quận Củ Chi" 


Hi anh Hà Bá,Cám ơn anh Hà Bá đã khen. Ui một ngẩu nhiên trùng hợp hihihi...hỏng biết từ Củ Chi đến Gò Vấp bao xa nhi?Nhớ hình như người đó đi tìm tận Gò Vấp mà chỉ thấy tàn... thuôc..rê. Grin Roll Eyes Wink Smiley Cheesy Cool Tongue Undecided
Back to top
« Last Edit: 20. Oct 2012 , 19:15 by Ngố »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #349 - 20. Oct 2012 , 20:57
 
tuy-van wrote on 19. Oct 2012 , 08:45:
   Cô thương ,

Hôm nay thứ sáu đẹp trời , em theo gót Ngố , mang hoa về cài trên mái tóc cho cô , cho đời thêm tươi vui nhé.
  Cám ơn Ngố đã mang hoa dễ thương vào đây. Chuẩn bị bắt bướm tung tăng , là " đủ bộ " nha Ngố .

  Kính chúc thầy cô và cả nhà bình an .
  Em Tv

Em Tuy Van oi ,
Em " làm dáng " cho Co day a ? Cam on em nha !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #350 - 20. Oct 2012 , 21:11
 
Ngố va Hà Bá oi ,
Moi doc bai nay Co cu tương NVH la Ha Ba do ! Nhung nghi lai thi khong phai !
Co de y nhung ngươi giau tinh cam hay thich mua thu ! Co phai the khong?
Bua nay co " Anh H. " moi ngươi se duoc doc nhieu ky niem cua Ngố do , phai khong Ngố?
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #351 - 22. Oct 2012 , 18:46
 
ngo_thi_van wrote on 20. Oct 2012 , 21:11:
Ngố va Hà Bá oi ,
Moi doc bai nay Co cu tương NVH la Ha Ba do ! Nhung nghi lai thi khong phai !
Co de y nhung ngươi giau tinh cam hay thich mua thu ! Co phai the khong?
Bua nay co " Anh H. " moi ngươi se duoc doc nhieu ky niem cua Ngố do , phai khong Ngố?
Ma Van


Thưa Mạ Vân,nhiều khi ngẩu nhiên trùng hợp nhưng trúng ai nấy chịu Mạ Vân ơi. Grin
Kính chúc Mạ Vân khoẻ mạnh,vui luôn. violetflower tulip_tim
lêthịngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #352 - 23. Oct 2012 , 05:14
 
Một chuyến đi buồn!

Thu hồi hộp đến nỗi tim cô đập thình thịch, cô cố nén xúc động, nhưng sao không kềm chế được, nước mắt cô ứa ra. Sau bao nhiêu năm xa cách, cô trở lại quê nhà, với xứ sở này không có gì để Thu phải lưu luyến, chỉ còn mảnh đất nhỏ có hai nấm mồ ba mẹ thôi. Nhưng lần này Thu phải về vì một người , đó là chị của Thu, người chị lớn hơn Thu 12 tuổi, chị như người mẹ thứ hai, chị từng ẳm bồng, chăm sóc cho Thu từ lúc nhỏ, chị thay mẹ lo cho em vì mẹ bận việc tảo tần buôn bán.
           Nhận được tin chị ngã bệnh, căn bệnh hiễm nghèo, phải đi cấp cứu và đang điều trị tại bệnh viện. Thu sắp xếp công việc để về thăm một lần, nhở có bề gì Thu cũng không phải ân hận, và nói hai chữ"phải chi.." Đón Thu là một đứa cháu, vì Thu đã dặn không cần phải ầm ĩ, nghe nói giờ tất cả đều đổi thay nên Thu cần một người hướng dẫn, nếu không Thu tự đi về, hành lý chả nhiều chỉ hai vali nhỏ thôi.
          Đêm Sài Gòn không yên tĩnh, cái nhộn nhịp đến ngạt thở, Thu thấy bỡ ngỡ vô cùng.
         - Dì Út!
         - Ồ , Thảo đấy à? Nay trông cháu lạ quá, chút nữa là Út nhìn không ra.
         - Xe ở ngoài kia kìa dì. Thảo đở lấy chiếc xe đẩy và nói: - Để con đẩy cho, Út có mệt lắm không?
         - Không sao, nhưng Út thấy thay đổi nhiều quá.Làm thủ tục cũng mất nửa giờ, cả nhà khỏe chứ?
         - Dạ! Ai cũng mong Út về.
        Thu không nói gì chỉ thở dài, đầu óc trống trơn, mênh mông một khoảng không mù mịt.
         - Lên xe đi Út.
         - Ờ!
        Đêm Sài Gòn vẫn náo nhiệt, xe chạy nối nhau, đèn sáng rực, người người nhộn nhịp, không còn nét hiền hòa như ngày xưa. Đâu còn:
              " Đèn Sài Gòn, ngọn xanh, ngọn đỏ
                Đèn Mỹ Tho, ngọn tỏ, ngọn lu..."
Bây giờ khác hẳn, hai bên phố đầy những quán ăn, chỗ nào cũng đầy ắp người.Khỏang 45 phút sau về đến nhà. Trời! Nếu không có bé Thảo không tài nào Thu biết được ngõ về nhà mình, nơi mà Thu đã sống cùng ba mẹ và anh chị em mấy chục năm, còn đâu!!! Căn nhà lạ hoắc, mọi người thức để đợi Thu, bao nhiêu chuyện để nói, không thấy mệt nhưng Thu cảm thấy buồn. Quê hương! Quê hương hai tiếng thiêng liêng nay không còn nữa.
        Cả nhà thức và chuyện trò, không ai ngủ và cũng không cảm thấy buồn ngủ, biết bao nhiêu chuyện để nói, để kể, buồn vui lẫn lộn. Buổi sáng , Thu đi dạo xung quanh khu nhà mới vì nơi cũ có mộ ba mẹ đã bị giải tỏa và mộ ba mẹ đã dời đi nơi khác. Thu nhìn thật lâu nơi Thu đã từng sống và khôn lớn cùng ba mẹ và anh chị, bao nhiêu hình ảnh hiện ra trong đầu, Thu nhớ ba mẹ khôn xiết, nhớ vùng trời kỷ niệm, nơi mà tuổi thơ của Thu quá vui, quá hạnh phúc. Đâu cây đa đầu làng, đâu ngôi Đình cuối xóm, đâu dòng sông nhỏ uốn quanh sau nhà, đâu chiếc xuồng be bé, đâu vườn cây đầy các loại quả mà mỗi lần tụi bạn đến chơi đều thích thú...?
  Em lớn lên, cùng rạch Cầu Tre nhỏ
  Dừa nước nhiều quày, trĩu quả, thật ngon
  Chiếc xuồng con chuyên chở nụ cười dòn
  Hồn nhiên quá, tuổi thơ đầy kỷ niệm.

Tất cả không còn! Mất sạch! Dấu tích kỷ niệm trống trơn! Thu ứa nước mắt, bất giác Thu kêu lên:
          - Ba ơi! Má ơi! Con đây nè.
   Em lớn lên, thương bài ca dao cổ
   Lời mẹ ru, dang rộng cả dòng sông
   Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa trưa nồng
   Êm êm quá, cho em tròn giấc ngủ.
       
Thu đến bệnh viện để thăm chi Tư, trong đầu Thu chỉ nghĩ đến đến người chị kính yêu của mình, Thu nhanh bước bên đứa cháu.
          - Mẹ mổ xong, còn đang nằm phòng hồi sức, chắc chiều nay ra phòng ngoài đó Út.
          - Ừ, Thu chỉ ừ mà chả nói gì, bời lẽ Thu rất lo , rất sợ cho sức khỏe của chị. Thu thầm cầu nguyện cho chị mình bình yên, tử thần không cướp đi người chị thân yêu của Thu. Thu nhớ từng kỷ niệm với chị Tư của mình thời thơ ấu.
          - Tư ơi, dậy đưa em.
          - Ừ.
          - Nhớ lấy cái mền có sọc trắng của em nha.
          Hồi nhỏ Thu thích ngủ võng, mà phải có người đưa mới ngủ, mà người đó phải là chị Tư  Thu mới chịu. Khi Thu ngủ say chị Tư bế Thu lên giường, nhưng khi giật mình thức giấc Thu lại lay chị Tư đòi xuống võng. Tội nghiệp chị Tư không bao giờ tỏ vẻ bực bội, chị lúc nào cũng sẵn sàng chìu đứa em gái bé bỏng, Thu nhớ lúc đó cũng ba , bốn tuổi.Mỗi ngày chị Tư đi học bằng xe đạp, Thu ngồi ngoài hiên nhà để ngóng, thấy chị về là Thu nhào lên bắt chị chở một vòng trong sân nhà, Thu thích chí cười vang. Những bài hát chị dạy Thu vẫn còn nhớ:
         " Lúa ngô là cô đâu nành, đậu nành là anh dưa chuột, dưa chuột là ruột dưa gang, dưa gang là nàng dưa hấu, dưa hấu là cậu lúa ngô"
         Bài hát vần lân vô nghĩa vậy mà Thu thích lắm. Thu lẩm nhẩm bài hát đó và nói một mình
         - Lát nữa em sẽ hát cho Tư nghe.
        Thằng cháu hỏi:
         - Út nói gì vậy?
         - Ờ, đâu có gì. Chờ thang máy lâu quá, thôi đi bộ đi con.
         - Lầu chín lận, Út đi gì nỗi
         - Không sao đâu.
         - Đợi tí nữa hà Út ơi.
         Tôi lại nhớ tới một bài hát khác:
         " Con Hai đi chợ, mua một thước vải, con Ba nó cắt, con Tư nó may, con Năm xỏ chỉ, con Sáu làm khuy, con Bảy đơm nút, con Tám nó kéo, con Chín nó trì. Mười ơi, để vậy còn gì áo anh. "
          Một bài hát ngộ nghĩnh, sau này Thu mới biết được là chị Tư muốn tập Thu đếm số từ một tới muời, hay thật! Tuổi thơ thật êm đềm, sung sướng, hạnh phúc ngập tràn trong sự thương yêu của ba mẹ và anh chị.
   Em lớn lên, lúa đòng đòng thơm ngọt
   Bóng chiều xưa, tàu lá thổi liêu xiêu
   Ráng hồng buông, tô vẽ bức tranh chiều
   Thênh thang rộng, xoải cánh cò bay lả.

          Chị Tư mới vừa tỉnh, Thu được vào phòng thăm chị, Thu lấy khăn ấm lau mặt cho chị. Chị nhìn Thu mĩm cười nhưng không nói gì, chắc chị còn suy nghĩ" sao nhỏ này lại ở đây" mà chị không nói chỉ nhìn Thu thôi.
          Thu nhớ năm Thu học lớp Năm, chị Tư đi lấy chồng. Đám cưới chị Thu không vui, Thu giận anh rễ đã cướp đi người chị thân yêu của mình, Thu chạy trốn trong phòng. Mọi người quá bận rộn với đám tiệc đâu ai nhớ đến Thu, Thu khóc một mình.
          - Không ai thương mình hết, Tư cũng hết thương mình luôn, tại sao Tư phải đi về nhà người ta?
          Thu nghĩ vậy nên khóc rồi ngủ thiếp đi. Chừng thức dậy thì nhà vắng hoe, tiệc tan mọi người đã về. Tư đâu mất, mẹ dỗ dành:
          - Ra ăn cơm đi con, mai Tư về sẽ có quà cho con, có gì đâu mà khóc, con phải vui vì đám cưới của Tư chứ.
          - Sao mẹ không kêu con để con đi theo đưa Tư.
          - Chị con có vào phòng, nhưng thấy con ngủ ngon nên để con ngủ, thôi ra ăn cơm với ba mẹ.
          Thu phụng phịu không nói gì, nhưng trong lòng ghét anh rễ vì Thu nghĩ tại anh ấy mà chị mình" bỏ nhà " ra đi.
          Thu cúi xuống hôn chị Tư:
          - Chị khỏe không? Em về thăm chị nè.
          - Cưng về hồi nào?
          - Tối hôm qua. Chị ráng ăn, uống cho mau lại sức, chị ốm nhiều quá.
Chị nắm tay Thu bóp nhẹ, Thu rưng rưng nước mắt.
         Thu sung sướng được ngồi bên chị, săn sóc chị từ miếng ăn, giấc ngủ. Thu không giận anh rễ nữa mà còn cám ơn anh đã thương Tư của mình hết mực, Thu bảo anh về nghỉ ngơi để Thu ở lại thay anh chăm sóc chị. Thu đọc sách cho chị nghe, kể lễ nhữ vui buồn nơi xứ lạ quê người, những nỗi nhớ thương người thân da diết, Tư có vẻ vui lắm. Thỉnh thoảng Thu hát những bài hát hồi thơ ấu mà chị đã dạy:
        " Bắc kim thang cà lang bí rợ. Cột bên kèo, kèo bên cột. Chú bán dầu qua cầu mà té. Chú bán ếch ở lại làm chi. Con le le đánh trống thổi kèn. Con bìm bịp thổi tò tí te tò te..."
        Cả hai chị em cùng cười.
       - Bài hát thì không ý nghĩa, nhưng trò chơi của bài hát đó thì vui hén Tư. Em nhớ chị dạy em và con Tám chơi hai đứa ngoéo cái chân nhảy té nhào, hai ba lần mới được, vui quá xá.
        Chị cười không nói gì. Thu rất sung sướng được nắm tay chị và cũng rất hạnh phúc được ở bên chị, ngược lại chị nắm tay Thu chị cũng vui, dòng tư tưởng của Thu bị cắt đứt bởi câu hỏi của chị:
       - Chừng nào cưng trở về bên ấy? Về được bao lâu?
       - Còn lâu mà, em mới về đây hôm qua thôi.
       - Ăn gì chưa?
       - Không sao đâu Tư, trưa em chạy qua anh Năm ăn uống, tắm rửa chiều chạy vô với chị.
       - Thôi cưng về nhà đi thăm bà con đi, có đi chơi đâu thì đi, chị khỏe rồi, vài hôm nữa về nhà thôi.
       - Em về chơi với Tư mà, đâu có đi đâu, Tư  đừng lo cho em. Vài hôm em về quê và đi thăm mộ ba má, rồi về thăm ngoại, sau đó trở lên với Tư, chỉ vậy thôi.
       Chị lại bóp nhẹ tay Thu ứa nước mắt.
       Chị Tư ngủ, Thu ra ngoài hành lang nhìn xuống đường từ lầu chín nên thấy xa vời vợi. Phố xá đông đúc, xe cộ dập dìu, tiếng còi inh ỏi, thêm vào tiếng rú của xe cứu thương, xe chạy không luật lệ, đêm không yên tĩnh. Thu thở dài:
       - Mình đã mất quê hương thật rồi!!
        Một ngày kia, Thu đang ngồi đọc sách cho chị Tư nghe, đọc những mẫu chuyện vui trong quyển" Những người thích đùa ", chị Tư rất thích. Giang đứa cháu trai của Thu vào, mỗi ngày Giang mang thức ăn đến hai lần trưa và chiều, vì nhà Giang cách bệnh viện không xa. Giang để giỏ thức ăn ở đầu tủ lại nói nhỏ bên tai Thu.
       - Út ra ngoài con nói cái này nè.
       - Gì?
       - Ông Tám bị " đột quị " đang nằm phòng cấp cứu.
       - Hồi nào?
       - Sáng này.
       Đó là chú của Thu. Chú Tám em của ba, người dong dõng cao, chú rất là vui vẻ, hoạt bát, rất thương con thương cháu, chú hay kể chuyện tiếu lâm cho con cháu nghe để rồi cười ầm lên thật vui. Thu chưa kịp ghé thăm chú thì chú đã ngã bệnh. sao lạ vậy? Chú mình đâu có già? Thu nhớ ngày xưa chú Tám hay đàn hay hát cho chị em Thu nghe, sở trường của chú là nhạc Pháp, chú hát nhạc Pháp rất hay, mặc dù lúc đó không hiểu gì, nhưng bọn Thu cũng cảm nhận được cái hay của nhạc và vỗ tay tán thưởng ầm ĩ luôn. Chú vừa hát vừa đệm đàn guitar, đứa nào cũng há hốc mồm, vễnh tai nghe. Đặc biệt chú hát bài" Chiều mưa biên giới" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông rất tuyệt, trong đầu Thu như còn văng vẵng tiếng hát của chú. Ngày ba Thu mất, chú đã khóc nhiều mắt đỏ hoe, xoa đầu các cháu nói:
       - "Sẩy cha còn chú! "
       - Cầu cho chú Tám qua khỏi.
       Thu không muốn chị Tư biết nên đã dấu chị. Thấy Thu buồn, chị hỏi:
       - Có chuyện gì, trông cưng không không vui?
       - Dạ không có gì đâu chị, để em đọc tiếp cho chị nghe nhé, sáng mai em về quê rồi chiều em sẽ trở lên với chị nha.
       - Ừ, cưng không cần trở lên ở đây có tụi nhỏ được rồi, cưng đi thăm bà con và bạn bè đi.
       - Em về rồi chiều tối trở lại chơi với chị, đã bảo về chơi với chị mà, ưu tiên cho chị đó. Miễn chị hết bệnh là mừng.
        Chị Tư làm thinh, Thu tiếp tục đọc sách mà lòng ngổn ngang lo lắng.
                              
                           ***
       Thu về quê và đi thăm mộ cha mẹ, thăm mồ mã ông bà vì khu cũ bị giải tỏa nên mộ phải bốc cốt và dời đi khá xa. Thu cũng về thăm Nội, Ngoại ,Thu không có thời gian để thăm bạn bè, vỏn vẹn ba tuần làm sao Thu đi đâu cho được, Thu muốn dành tất cả cho chị Tư của mình. Chị Tư đã xuất viện và về lại Mỹ Tho, Thu mừng lắm thấy chị khỏe, chị đã đi đứng được mặc dù phải dùng đến gậy, chị ngủ ngon giấc và bắt đầu ăn thấy ngon miệng, cả nhà ai cũng mừng và cầu nguyện cho chị. Thu nói một mình:
        - Chị mình còn trẻ mà, không sao đâu, rồi sẽ trở lại bình thường.
       Chú Tám vĩnh viễn ra đi, Thu buồn quá, tiếc là không gặp được chú để chuyện trò và nghe chú hát, Thu cảm thấy bức rức vô cùng. Tất cả đều vô thường, thấy đó mất đó. " đời người trăm năm nhưng bảy mươi rất hiếm ..." không sai.
                          * * *
       Trở lại Mỹ, Thu thấy lòng buồn vui lẫn lộn, buồn vì mất người chú khả kính, vui vì mình đã có khoảng thời gian bên người chị thương yêu của mình.
       Quê hương không gì lưu luyến vì quá xa lạ, đổi thay, muốn tìm lại những hình ảnh cũ đã bị xóa mất rồi. Thu thấy mọi người ở đó có vẻ an phận với đời sống hiện tại, ai cũng vui vẻ, yêu đời , đất đai không còn họ được đền bù với một số tiền, họ đã thay đổi và họ tự cho là" đời sống được nâng cao, được lên đời" , họ không nghĩ rồi đây đất nước sẽ ra sao, và họ sẽ ra sao? Trong Thu còn chăng chỉ là lưu luyến tình thân máu mũ của mình. Thu thèm được trở lại thời thơ ấu, để nửa đêm lay chị Tư dậy:
        - Tư ơi, dậy đưa em! Nhớ lấy cái mền...  . Ôi dễ thương làm sao! Giờ đây trở lại với thực tế phải đi làm, đi làm quần quật, không hề biết mệt mõi.Đằng sau lưng quê hương đang chờ, nhưng Thu biết phải làm gì với thân phận lưu vong!

       Văng vẵng tiếng chú Tám qua bài Chiều mưa biên giới:
         " Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
           Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu?
           Kìa rừng chiều âm u rét mướt
           Chờ người về vui trong giá buốt
           Người về bơ vơ...
           Người đi khu chiến thương người hậu phương
           Thương màu áo gửi ra sa trường
           Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
           Thì đường trần mưa bay gió cuốn
           Còn nhiều anh ơi...
       Thu nghẹn ngào trong màn lệ:
         - Vĩnh biệt chú, chú Tám ơi!
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #353 - 23. Oct 2012 , 09:19
 
Ngố wrote on 22. Oct 2012 , 18:46:
Thưa Mạ Vân,nhiều khi ngẩu nhiên trùng hợp nhưng trúng ai nấy chịu Mạ Vân ơi. Grin
Kính chúc Mạ Vân khoẻ mạnh,vui luôn. violetflower tulip_tim
lêthịngố

Em Ngố oi ,
Co ai trung hop thi chac cung vui va hanh dien thoi !
Cam on em ve nhung doa hoa.
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #354 - 23. Oct 2012 , 09:36
 
Ngố wrote on 23. Oct 2012 , 05:14:
Một chuyến đi buồn!

Thu hồi hộp đến nỗi tim cô đập thình thịch, cô cố nén xúc động, nhưng sao không kềm chế được, nước mắt cô ứa ra. Sau bao nhiêu năm xa cách, cô trở lại quê nhà, với xứ sở này không có gì để Thu phải lưu luyến, chỉ còn mảnh đất nhỏ có hai nấm mồ ba mẹ thôi. Nhưng lần này Thu phải về vì một người , đó là chị của Thu, người chị lớn hơn Thu 12 tuổi, chị như người mẹ thứ hai, chị từng ẳm bồng, chăm sóc cho Thu từ lúc nhỏ, chị thay mẹ lo cho em vì mẹ bận việc tảo tần buôn bán.
           Nhận được tin chị ngã bệnh, căn bệnh hiễm nghèo, phải đi cấp cứu và đang điều trị tại bệnh viện. Thu sắp xếp công việc để về thăm một lần, nhở có bề gì Thu cũng không phải ân hận, và nói hai chữ"phải chi.." Đón Thu là một đứa cháu, vì Thu đã dặn không cần phải ầm ĩ, nghe nói giờ tất cả đều đổi thay nên Thu cần một người hướng dẫn, nếu không Thu tự đi về, hành lý chả nhiều chỉ hai vali nhỏ thôi.
          Đêm Sài Gòn không yên tĩnh, cái nhộn nhịp đến ngạt thở, Thu thấy bỡ ngỡ vô cùng.
         - Dì Út!
         - Ồ , Thảo đấy à? Nay trông cháu lạ quá, chút nữa là Út nhìn không ra.
         - Xe ở ngoài kia kìa dì. Thảo đở lấy chiếc xe đẩy và nói: - Để con đẩy cho, Út có mệt lắm không?
         - Không sao, nhưng Út thấy thay đổi nhiều quá.Làm thủ tục cũng mất nửa giờ, cả nhà khỏe chứ?
         - Dạ! Ai cũng mong Út về.
        Thu không nói gì chỉ thở dài, đầu óc trống trơn, mênh mông một khoảng không mù mịt.
         - Lên xe đi Út.
         - Ờ!
        Đêm Sài Gòn vẫn náo nhiệt, xe chạy nối nhau, đèn sáng rực, người người nhộn nhịp, không còn nét hiền hòa như ngày xưa. Đâu còn:
              " Đèn Sài Gòn, ngọn xanh, ngọn đỏ
                Đèn Mỹ Tho, ngọn tỏ, ngọn lu..."
Bây giờ khác hẳn, hai bên phố đầy những quán ăn, chỗ nào cũng đầy ắp người.Khỏang 45 phút sau về đến nhà. Trời! Nếu không có bé Thảo không tài nào Thu biết được ngõ về nhà mình, nơi mà Thu đã sống cùng ba mẹ và anh chị em mấy chục năm, còn đâu!!! Căn nhà lạ hoắc, mọi người thức để đợi Thu, bao nhiêu chuyện để nói, không thấy mệt nhưng Thu cảm thấy buồn. Quê hương! Quê hương hai tiếng thiêng liêng nay không còn nữa.
        Cả nhà thức và chuyện trò, không ai ngủ và cũng không cảm thấy buồn ngủ, biết bao nhiêu chuyện để nói, để kể, buồn vui lẫn lộn. Buổi sáng , Thu đi dạo xung quanh khu nhà mới vì nơi cũ có mộ ba mẹ đã bị giải tỏa và mộ ba mẹ đã dời đi nơi khác. Thu nhìn thật lâu nơi Thu đã từng sống và khôn lớn cùng ba mẹ và anh chị, bao nhiêu hình ảnh hiện ra trong đầu, Thu nhớ ba mẹ khôn xiết, nhớ vùng trời kỷ niệm, nơi mà tuổi thơ của Thu quá vui, quá hạnh phúc. Đâu cây đa đầu làng, đâu ngôi Đình cuối xóm, đâu dòng sông nhỏ uốn quanh sau nhà, đâu chiếc xuồng be bé, đâu vườn cây đầy các loại quả mà mỗi lần tụi bạn đến chơi đều thích thú...?
  Em lớn lên, cùng rạch Cầu Tre nhỏ
  Dừa nước nhiều quày, trĩu quả, thật ngon
  Chiếc xuồng con chuyên chở nụ cười dòn
  Hồn nhiên quá, tuổi thơ đầy kỷ niệm.

Tất cả không còn! Mất sạch! Dấu tích kỷ niệm trống trơn! Thu ứa nước mắt, bất giác Thu kêu lên:
          - Ba ơi! Má ơi! Con đây nè.
   Em lớn lên, thương bài ca dao cổ
   Lời mẹ ru, dang rộng cả dòng sông
   Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa trưa nồng
   Êm êm quá, cho em tròn giấc ngủ.
       
Thu đến bệnh viện để thăm chi Tư, trong đầu Thu chỉ nghĩ đến đến người chị kính yêu của mình, Thu nhanh bước bên đứa cháu.
          - Mẹ mổ xong, còn đang nằm phòng hồi sức, chắc chiều nay ra phòng ngoài đó Út.
          - Ừ, Thu chỉ ừ mà chả nói gì, bời lẽ Thu rất lo , rất sợ cho sức khỏe của chị. Thu thầm cầu nguyện cho chị mình bình yên, tử thần không cướp đi người chị thân yêu của Thu. Thu nhớ từng kỷ niệm với chị Tư của mình thời thơ ấu.
          - Tư ơi, dậy đưa em.
          - Ừ.
          - Nhớ lấy cái mền có sọc trắng của em nha.
          Hồi nhỏ Thu thích ngủ võng, mà phải có người đưa mới ngủ, mà người đó phải là chị Tư  Thu mới chịu. Khi Thu ngủ say chị Tư bế Thu lên giường, nhưng khi giật mình thức giấc Thu lại lay chị Tư đòi xuống võng. Tội nghiệp chị Tư không bao giờ tỏ vẻ bực bội, chị lúc nào cũng sẵn sàng chìu đứa em gái bé bỏng, Thu nhớ lúc đó cũng ba , bốn tuổi.Mỗi ngày chị Tư đi học bằng xe đạp, Thu ngồi ngoài hiên nhà để ngóng, thấy chị về là Thu nhào lên bắt chị chở một vòng trong sân nhà, Thu thích chí cười vang. Những bài hát chị dạy Thu vẫn còn nhớ:
         " Lúa ngô là cô đâu nành, đậu nành là anh dưa chuột, dưa chuột là ruột dưa gang, dưa gang là nàng dưa hấu, dưa hấu là cậu lúa ngô"
         Bài hát vần lân vô nghĩa vậy mà Thu thích lắm. Thu lẩm nhẩm bài hát đó và nói một mình
         - Lát nữa em sẽ hát cho Tư nghe.
        Thằng cháu hỏi:
         - Út nói gì vậy?
         - Ờ, đâu có gì. Chờ thang máy lâu quá, thôi đi bộ đi con.
         - Lầu chín lận, Út đi gì nỗi
         - Không sao đâu.
         - Đợi tí nữa hà Út ơi.
         Tôi lại nhớ tới một bài hát khác:
         " Con Hai đi chợ, mua một thước vải, con Ba nó cắt, con Tư nó may, con Năm xỏ chỉ, con Sáu làm khuy, con Bảy đơm nút, con Tám nó kéo, con Chín nó trì. Mười ơi, để vậy còn gì áo anh. "
          Một bài hát ngộ nghĩnh, sau này Thu mới biết được là chị Tư muốn tập Thu đếm số từ một tới muời, hay thật! Tuổi thơ thật êm đềm, sung sướng, hạnh phúc ngập tràn trong sự thương yêu của ba mẹ và anh chị.
   Em lớn lên, lúa đòng đòng thơm ngọt
   Bóng chiều xưa, tàu lá thổi liêu xiêu
   Ráng hồng buông, tô vẽ bức tranh chiều
   Thênh thang rộng, xoải cánh cò bay lả.

          Chị Tư mới vừa tỉnh, Thu được vào phòng thăm chị, Thu lấy khăn ấm lau mặt cho chị. Chị nhìn Thu mĩm cười nhưng không nói gì, chắc chị còn suy nghĩ" sao nhỏ này lại ở đây" mà chị không nói chỉ nhìn Thu thôi.
          Thu nhớ năm Thu học lớp Năm, chị Tư đi lấy chồng. Đám cưới chị Thu không vui, Thu giận anh rễ đã cướp đi người chị thân yêu của mình, Thu chạy trốn trong phòng. Mọi người quá bận rộn với đám tiệc đâu ai nhớ đến Thu, Thu khóc một mình.
          - Không ai thương mình hết, Tư cũng hết thương mình luôn, tại sao Tư phải đi về nhà người ta?
          Thu nghĩ vậy nên khóc rồi ngủ thiếp đi. Chừng thức dậy thì nhà vắng hoe, tiệc tan mọi người đã về. Tư đâu mất, mẹ dỗ dành:
          - Ra ăn cơm đi con, mai Tư về sẽ có quà cho con, có gì đâu mà khóc, con phải vui vì đám cưới của Tư chứ.
          - Sao mẹ không kêu con để con đi theo đưa Tư.
          - Chị con có vào phòng, nhưng thấy con ngủ ngon nên để con ngủ, thôi ra ăn cơm với ba mẹ.
          Thu phụng phịu không nói gì, nhưng trong lòng ghét anh rễ vì Thu nghĩ tại anh ấy mà chị mình" bỏ nhà " ra đi.
          Thu cúi xuống hôn chị Tư:
          - Chị khỏe không? Em về thăm chị nè.
          - Cưng về hồi nào?
          - Tối hôm qua. Chị ráng ăn, uống cho mau lại sức, chị ốm nhiều quá.
Chị nắm tay Thu bóp nhẹ, Thu rưng rưng nước mắt.
         Thu sung sướng được ngồi bên chị, săn sóc chị từ miếng ăn, giấc ngủ. Thu không giận anh rễ nữa mà còn cám ơn anh đã thương Tư của mình hết mực, Thu bảo anh về nghỉ ngơi để Thu ở lại thay anh chăm sóc chị. Thu đọc sách cho chị nghe, kể lễ nhữ vui buồn nơi xứ lạ quê người, những nỗi nhớ thương người thân da diết, Tư có vẻ vui lắm. Thỉnh thoảng Thu hát những bài hát hồi thơ ấu mà chị đã dạy:
        " Bắc kim thang cà lang bí rợ. Cột bên kèo, kèo bên cột. Chú bán dầu qua cầu mà té. Chú bán ếch ở lại làm chi. Con le le đánh trống thổi kèn. Con bìm bịp thổi tò tí te tò te..."
        Cả hai chị em cùng cười.
       - Bài hát thì không ý nghĩa, nhưng trò chơi của bài hát đó thì vui hén Tư. Em nhớ chị dạy em và con Tám chơi hai đứa ngoéo cái chân nhảy té nhào, hai ba lần mới được, vui quá xá.
        Chị cười không nói gì. Thu rất sung sướng được nắm tay chị và cũng rất hạnh phúc được ở bên chị, ngược lại chị nắm tay Thu chị cũng vui, dòng tư tưởng của Thu bị cắt đứt bởi câu hỏi của chị:
       - Chừng nào cưng trở về bên ấy? Về được bao lâu?
       - Còn lâu mà, em mới về đây hôm qua thôi.
       - Ăn gì chưa?
       - Không sao đâu Tư, trưa em chạy qua anh Năm ăn uống, tắm rửa chiều chạy vô với chị.
       - Thôi cưng về nhà đi thăm bà con đi, có đi chơi đâu thì đi, chị khỏe rồi, vài hôm nữa về nhà thôi.
       - Em về chơi với Tư mà, đâu có đi đâu, Tư  đừng lo cho em. Vài hôm em về quê và đi thăm mộ ba má, rồi về thăm ngoại, sau đó trở lên với Tư, chỉ vậy thôi.
       Chị lại bóp nhẹ tay Thu ứa nước mắt.
       Chị Tư ngủ, Thu ra ngoài hành lang nhìn xuống đường từ lầu chín nên thấy xa vời vợi. Phố xá đông đúc, xe cộ dập dìu, tiếng còi inh ỏi, thêm vào tiếng rú của xe cứu thương, xe chạy không luật lệ, đêm không yên tĩnh. Thu thở dài:
       - Mình đã mất quê hương thật rồi!!
        Một ngày kia, Thu đang ngồi đọc sách cho chị Tư nghe, đọc những mẫu chuyện vui trong quyển" Những người thích đùa ", chị Tư rất thích. Giang đứa cháu trai của Thu vào, mỗi ngày Giang mang thức ăn đến hai lần trưa và chiều, vì nhà Giang cách bệnh viện không xa. Giang để giỏ thức ăn ở đầu tủ lại nói nhỏ bên tai Thu.
       - Út ra ngoài con nói cái này nè.
       - Gì?
       - Ông Tám bị " đột quị " đang nằm phòng cấp cứu.
       - Hồi nào?
       - Sáng này.
       Đó là chú của Thu. Chú Tám em của ba, người dong dõng cao, chú rất là vui vẻ, hoạt bát, rất thương con thương cháu, chú hay kể chuyện tiếu lâm cho con cháu nghe để rồi cười ầm lên thật vui. Thu chưa kịp ghé thăm chú thì chú đã ngã bệnh. sao lạ vậy? Chú mình đâu có già? Thu nhớ ngày xưa chú Tám hay đàn hay hát cho chị em Thu nghe, sở trường của chú là nhạc Pháp, chú hát nhạc Pháp rất hay, mặc dù lúc đó không hiểu gì, nhưng bọn Thu cũng cảm nhận được cái hay của nhạc và vỗ tay tán thưởng ầm ĩ luôn. Chú vừa hát vừa đệm đàn guitar, đứa nào cũng há hốc mồm, vễnh tai nghe. Đặc biệt chú hát bài" Chiều mưa biên giới" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông rất tuyệt, trong đầu Thu như còn văng vẵng tiếng hát của chú. Ngày ba Thu mất, chú đã khóc nhiều mắt đỏ hoe, xoa đầu các cháu nói:
       - "Sẩy cha còn chú! "
       - Cầu cho chú Tám qua khỏi.
       Thu không muốn chị Tư biết nên đã dấu chị. Thấy Thu buồn, chị hỏi:
       - Có chuyện gì, trông cưng không không vui?
       - Dạ không có gì đâu chị, để em đọc tiếp cho chị nghe nhé, sáng mai em về quê rồi chiều em sẽ trở lên với chị nha.
       - Ừ, cưng không cần trở lên ở đây có tụi nhỏ được rồi, cưng đi thăm bà con và bạn bè đi.
       - Em về rồi chiều tối trở lại chơi với chị, đã bảo về chơi với chị mà, ưu tiên cho chị đó. Miễn chị hết bệnh là mừng.
        Chị Tư làm thinh, Thu tiếp tục đọc sách mà lòng ngổn ngang lo lắng.
                              
                           ***
       Thu về quê và đi thăm mộ cha mẹ, thăm mồ mã ông bà vì khu cũ bị giải tỏa nên mộ phải bốc cốt và dời đi khá xa. Thu cũng về thăm Nội, Ngoại ,Thu không có thời gian để thăm bạn bè, vỏn vẹn ba tuần làm sao Thu đi đâu cho được, Thu muốn dành tất cả cho chị Tư của mình. Chị Tư đã xuất viện và về lại Mỹ Tho, Thu mừng lắm thấy chị khỏe, chị đã đi đứng được mặc dù phải dùng đến gậy, chị ngủ ngon giấc và bắt đầu ăn thấy ngon miệng, cả nhà ai cũng mừng và cầu nguyện cho chị. Thu nói một mình:
        - Chị mình còn trẻ mà, không sao đâu, rồi sẽ trở lại bình thường.
       Chú Tám vĩnh viễn ra đi, Thu buồn quá, tiếc là không gặp được chú để chuyện trò và nghe chú hát, Thu cảm thấy bức rức vô cùng. Tất cả đều vô thường, thấy đó mất đó. " đời người trăm năm nhưng bảy mươi rất hiếm ..." không sai.
                          * * *
       Trở lại Mỹ, Thu thấy lòng buồn vui lẫn lộn, buồn vì mất người chú khả kính, vui vì mình đã có khoảng thời gian bên người chị thương yêu của mình.
       Quê hương không gì lưu luyến vì quá xa lạ, đổi thay, muốn tìm lại những hình ảnh cũ đã bị xóa mất rồi. Thu thấy mọi người ở đó có vẻ an phận với đời sống hiện tại, ai cũng vui vẻ, yêu đời , đất đai không còn họ được đền bù với một số tiền, họ đã thay đổi và họ tự cho là" đời sống được nâng cao, được lên đời" , họ không nghĩ rồi đây đất nước sẽ ra sao, và họ sẽ ra sao? Trong Thu còn chăng chỉ là lưu luyến tình thân máu mũ của mình. Thu thèm được trở lại thời thơ ấu, để nửa đêm lay chị Tư dậy:
        - Tư ơi, dậy đưa em! Nhớ lấy cái mền...  . Ôi dễ thương làm sao! Giờ đây trở lại với thực tế phải đi làm, đi làm quần quật, không hề biết mệt mõi.Đằng sau lưng quê hương đang chờ, nhưng Thu biết phải làm gì với thân phận lưu vong!

       Văng vẵng tiếng chú Tám qua bài Chiều mưa biên giới:
         " Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
           Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu?
           Kìa rừng chiều âm u rét mướt
           Chờ người về vui trong giá buốt
           Người về bơ vơ...
           Người đi khu chiến thương người hậu phương
           Thương màu áo gửi ra sa trường
           Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
           Thì đường trần mưa bay gió cuốn
           Còn nhiều anh ơi...
       Thu nghẹn ngào trong màn lệ:
         - Vĩnh biệt chú, chú Tám ơi!

Ngo^' em oi ,
Ma Van cam on em da cho Ma Van doc dươc mot bai viet ngan rat cam dong va co nhieu cau tho [ co phai em la tac gia? ] va nhieu câu vần ma lan dau tien Ma Van moi dươc biet , rat la hay.
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #355 - 23. Oct 2012 , 12:10
 
Ngo^' em oi ,
Ma Van cam on em da cho Ma Van doc dươc mot bai viet ngan rat cam dong va co nhieu cau tho [ co phai em la tac gia? ] va nhieu câu vần ma lan dau tien Ma Van moi dươc biet , rat la hay.
Ma Van

Cám ơn Mạ Vân  huehong,Những bài hát vần lân đó ngố nghĩ chỉ ở miền Nam thôi, thuộc đồng dao trẻ nít vừa hát vừa chơi trò chơi đó mạ Vân.
Kính chúc mạ Vân khoẻ mạnh.
ngố

Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #356 - 23. Oct 2012 , 19:26
 
Ngố wrote on 23. Oct 2012 , 12:10:
Ngo^' em oi ,
Ma Van cam on em da cho Ma Van doc dươc mot bai viet ngan rat cam dong va co nhieu cau tho [ co phai em la tac gia? ] va nhieu câu vần ma lan dau tien Ma Van moi dươc biet , rat la hay.
Ma Van

Cám ơn Mạ Vân  huehong,Những bài hát vần lân đó ngố nghĩ chỉ ở miền Nam thôi, thuộc đồng dao trẻ nít vừa hát vừa chơi trò chơi đó mạ Vân.
Kính chúc mạ Vân khoẻ mạnh.
ngố


Ngố oi ,
Ma Van cam on em.
Em con nho nhieu nhung loai đồng dao nay khong thi ghi ra keo lau ngay no se bien mat thi uong lam do.
Ma Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #357 - 23. Oct 2012 , 19:30
 
ngo_thi_van wrote on 20. Oct 2012 , 20:57:
Em Tuy Van oi ,
Em " làm dáng " cho Co day a ? Cam on em nha !
Co Van


Cô thương ,
Em làm dáng cho cô mọi ngày , nhất là khi " diện " áo dài mới vào đó đa.
em Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #358 - 23. Oct 2012 , 19:53
 
tuy-van wrote on 23. Oct 2012 , 19:30:
Cô thương ,
Em làm dáng cho cô mọi ngày , nhất là khi " diện " áo dài mới vào đó đa.
em Tv

Em Tuy Van oi ,
Cai ao cua em dien cho Co chac khi nao Co mac vao se tre ra it nhat la 10 tuoi do !
Co cam on em.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2097
Gender: female
Re: Đoản Văn
Reply #359 - 28. Oct 2012 , 18:48
 
NHỚ   VỀ   KỶ   NIỆM
            
  Ai ai trên đời cũng có kỷ niệm, không nhiều thì ít. Kỷ niệm vui, kỷ niệm buồn, kỷ niệm thương đau, kỷ niệm ....và kỷ niệm. Có nhớ về kỷ niệm mới thấy được thời gian qua nhanh thật vô tình và không chờ, không đợi ai.
               Thời giờ thấm thoát thoi đưa,
               Nó đi, đi mãi không chờ đợi ai!
  Tôi thường hay nhớ thương về những kỷ niệm của mình, kỷ niệm nào cũng đáng ghi nhớ. Mỗi khi buồn mang quyển nhật ký ra đọc, như thấy mình sống lại thời xa xưa, vui nhộn bên bạn bè, và đã bao lần ước muốn trở lại được thời gian cũ. Tuổi đời ngày thêm chất chồng, nhưng vẫn luôn nhớ về quá khứ với những hình bóng bạn bè, tôi mong sao được gặp dù chỉ trong mơ. Hãy luôn nhớ về những kỷ niệm dù thời gian trôi qua, dù nhọc nhằn, vất vả, đừng:
                Ví như cái muỗng múc canh,
                Muôn đời không biết vị lành, ngọt ngon.
   Hai câu ca dao này tôi học được từ má tôi, cũng là câu hát ru tôi ngủ thời thơ ấu , vậy thì mình hãy
                Ví như cái lưỡi nếm canh,
                Để mà được biết vị lành, ngọt ngon.
   Má mà nghe được chắc phải mĩm cười thôi.
   Kỷ niệm mà tôi nhớ nhiều là lúc tôi dạy nơi Cần Giuộc, cũng là nơi đầu tiên tôi bước vào đời. Vui làm sao, vùng xa xôi hẻo lánh, chúng tôi đứa nào cũng trẻ, lại sống xa nhà  nên rất gần gũi thương yêu nhau, không bao giờ ngớt tiếng cười dù có vất vả trong đời sống, thiếu thốn mọi mặt, vì là vùng nước mặn nên nước ngọt thật là quí, nhưng vẫn có nước tắm nhé không " ở dơ " đâu.
  Chúng tôi ở tập thể nên xem như anh chị em một nhà, ai lớn làm anh chị, nhỏ thì làm em, chia nhau nấu ăn" em" nào cũng  được "phân công" không phân nam nữ. Khi mà tới phiên mấy anh nam nấu cơm, eo ơi bữa sống bữa chín, canh thì nêm mặn chát mặn còn hơn nước sông Cần Giuộc, bởi vậy cánh nữ chúng tôi đành phải ra thân nấu nướng. Sau này mới biết là tại mấy anh cố tình như vậy để khỏi phải chui vào bếp, có tức thì cũng xong mọi chuyện. Có một một bạn nam tên là Thuận, tên này nhỏ nhất trong đám nên được kêu là Út, trời ơi! Gạo chỉ mười ba ký lô cho mỗi người mà nó ăn kinh khủng, cứ xoa bụng than đói  hoài, cho nên tụi tôi đặt cho nó cái tên là Đoàn Măn Ê mà nó mê ăn thiệt. Ban ngày dạy lớp cho học sinh nhỏ, tối lại phải đi dạy lớp bổ túc văn hóa cho mấy người lớn tuổi, dạy xong về đến nhà tập thể cũng hơn mười giờ tối. Nói tiếng nhà tập thể cho lịch sự, thật ra chúng tôi ngăn phân nữa văn phòng bằng tấm " ri đô " bên trong kê mấy chục cái bàn học sinh mà làm giường, đó là cánh nữ, cánh nam thì thê thảm hơn. Đoàn Măn Ê sau khi dạy lớp buổi tối về thường hay bảo:
    - Mấy bác ơi, còn cơm nguội không? Em đói bụng quá!
    - Tiêu chuẩn không nhiều mà đói bụng hoài vậy mậy?
Thầy Hai Hiệu trưởng hay la như vậy. Rồi nó chạy lục nồi ăn cơm nguội ngon lành, chúng tôi thấy nó ăn cơm nguội với nước lả mà đứa nào cũng ứa nước mắt, may mà còn cơm cho nó ăn, có hôm bị Sạch Sành Sanh( tên của thầy Sanh ) ăn hết nó đành đói meo mà đi ngủ.Chúng tôi mỗi tháng về thăm nhà một lần, và luôn luôn được nghỉ ngày thứ hai, vì đứa nào cũng ở xa, đây là những bữa ăn hơn yến tiệc của vua khi có đứa về thăm nhà trở lại trường, đủ thứ thức ăn cả bánh kẹo nữa tha hồ ăn, nhưng chỉ phù du một tuần rồi sau đó toàn là nước tương rau luộc! Một hôm, cô giáo Kim Âu( cô này đang dạy lớp một),  cô dạy học sinh ghép vần gì không biết mà cô cứ cho học sinh đọc đồng thanh hoài hai câu thơ:
              Ta đi, ta nhớ quê nhà,
              Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương!
  Đoàn Măn Ê của tôi bực mình vì đang nằm ngủ trưa, cứ nghe văng vẳng hai câu thơ đó, Măn Ê bực bội la lên:
    - Nhớ cái con khỉ khô! Rau muống có gì mà nhớ, cà dầm tương ai thèm ăn.
  Chúng tôi cười ầm lên, anh ta quay lại hỏi:
    - Có cơm chưa các bác? Đói rồi.
    - Mới hai giờ mà đói gì, để năm giờ mới được đói. Này lại đây lặt rau muống nè.
    - Gì? Rau muống nữa hả? Trời, ngán quá!
    - Hôm nay không luộc mà là canh đại dương.
    - Có tí gì trong canh không?
    - Có. Tí chanh và tí muối.
    - Em hỏng ăn.
    - Tối nay cấm không được lục nồi.
    - Chiều nay em sẽ đi câu cá kèo.
    - Ừ tốt, nhưng ai làm cá?
  Nhắc đến cá kèo, thì chỗ chúng tôi ở nhiều vô số, câu rất dễ không cần lưỡi cũng không cần mồi, mình chỉ thắt cái vòng thả xuống chờ con cá chui vào là giựt nó lên. Nói thì nói vậy chứ tụi tôi có câu được đâu, học trò câu giúp và cũng làm giúp, mấy lúc có cá kèo, cua biển, hoặc còng là bữa ăn" thịnh nộ" (thịnh soạn) lắm. Con còng mà lăn bột chiên ăn với rau sống nước mắm chanh là tuyệt cú mèo, cám ơn Cần Giuộc, cám ơn xứ sở " khỉ ho cò gáy" này, nhờ lăn lóc ở đây tôi đã biết nếm hương vị quê hương như mắm còng cà dĩa, biết ăn cá kèo kho tiêu với rau răm, biết ăn còng chiên bột, biết ăn canh chua cua...chúng tôi như lớn khôn thêm.
   Cạnh trường chúng tôi có trường Phước Lại, trường này cũng toàn nhân tài "nằm trong lá ủ " , những nhân vật cừ khôi giởn không thua trường chúng tôi, nên chúng tôi thường la cà ghé chơi để cười ké cho rộ mé. Mỗi khi từ chợ Cần Giuộc về trường là phải ngang qua trường này, những lúc bị học chính trị hè trường chúng tôi khoái ngồi gần trường Phước Lại lắm, để là cười hùn, cười ké. Trường này có chị Sang, chị Truyền,chị Bích Lan...đây là những nhân vật gây cười số một, chị Truyền và chị Sang thân nhau lắm đi đâu cũng có đôi, khi nào vắng một trong hai người thế là tụi tôi cùng hát theo một điệu cải lương:
     " Sang đã sang sông sâu
        Truyền đâu, Truyền đâu mà Sang khôngthấy? ứứứ..."  Để rồi được dịp cười ầm ĩ.
   Sống xa nhà chỉ tìm vui qua tiếng cười cho quên bao ngày tháng nhọc nhằn.
   Có lần sau chuyến về quê trở lại trường, tôi khệ nệ" tay xách nách mang ", từ Thị trấn về trường phải qua đò ngangTân Thanh(không phải đò dọc) mới có xe lam về trường lại đi ngang qua trường Phước Lại , chờ xe lâu đôi khi tôi ước phải mình dạy trường này chỉ qua đò là tới, sướng quá. Mãi mê suy nghĩ, bỗng có một giọng là lạ hỏi:
   - Cô bé về đâu mà xách đùm đề vậy?
Tôi quay lại thấy người này lạ nên hỏng muốn trả lời hơn nữa chờ xe lâu quá nên cũng bực, tuy nhiên cũng lí nhí đáp:
   - Tôi về Phước Vĩnh Tây.
   - Có thể cho tôi xách phụ được không? Tôi cũng về Phước Vĩnh Tây nè.
   - Tui chờ xe chứ đâu có đi bộ mà anh xách phụ.
   - Vậy tôi cũng chờ xe luôn.
Tôi đâm bực bội vì trời nắng nóng mà phải đứng chờ xe, anh ta cứ làm quen
   - Cô là giáo viên?
   - Dạ.
   - Dạy lớp mấy? Nhà ở đâu? Sài Gòn?
Nghe hỏi lung tung tôi đâm quạu, nhưng tôi bỗng cười một mình - Ta sẽ phá cho mà biết.
Tôi vui vẻ trả lời: - Dạ thưa anh nhà em ở Chắc Cà Đao.
   -Xa vậy sao?Tôi cố nín cười,ta còn hỏng biết Chắc Cà Đao ở đâu sao ngươi biết mà bảo xa,hihihi...
   - Cô về thăm nhà mỗi tuần hả?
   - Dạ mỗi tháng chứ không phải mỗi tuần.
   - Cô giáo tên gì?
   - Tên em xấu lắm, tại hồi nhỏ khó nuôi bị đau ban khỉ lâu năm.
   - Tên đâu có quan trọng cô giáo,quí là cái tâm của mình, cho tôi biết tên  để dễ gọi thôi.
   Tôi giã bộ ngập ngừng không muốn nói: - Nhưng anh không được cười tên em xấu nha.
    - Không cười, tên nào cũng là tên cha mẹ đặt sao lại cười.
    - Thật hả? Ư ..tên em là ...mắc cở lắm, vậy anh tên gì?
    - Anh tên Thanh. Còn em?
Tôi cố nín cười và lí nhí:
    - Dạ em tên ...Nội, Nguyễn Thị Nội.
    - Vậy có gì mà xấu,cám ơn em. Ô xe đến kìa Nội
Tôi muốn cười thật lớn mà cố nín" tên " này bị trúng kế rồi.
    - Nội đưa đây anh xách phụ cho,gì mà nặng thế?   
  Tôi lầm bầm: - Thằng cháu hổn hào, dám xưng anh với bà nội.
    - Thì mang những thức ăn  đủ cho một tháng.
    - Nội lên xe đi.
    - Ừ, để nội lên cháu. May quá hắn không nghe, tức quá phải có chị Thức, chị Hà ở đây ba đứa cười cho đã .
  Xe chạy ầm ầm mà hắn cứ hỏi lung tung tôi không nghe được gì, trong đầu đang nghĩ tới điều gì sẽ xảy ra nữa, và phải phá hắn ta cái gì tiếp theo.
    - Cháu ngoan, cháu nói nhiều quá nội không nghe được gì.
  Hắn cứ kêu Nội hoài. Tới trường, tôi xuống xe không ngờ hắn cũng xuống theo.
    - Để anh mang giúp cho Nội vào trường kẻo nặng.
    - Cám ơn anh Thanh, anh về đâu?
    - Đông Thạnh.
    - Xa vậy à?
Thấy tôi xuống xe nhỏ Tư, nhỏ Liêng, Đoàn Măn Ê chạy ra mừng, nhỏ Tuyết đang dạy cũng chạy ra hỏi:
    - Ở đâu ra vậy? Ai vậy mậy?
  Tôi cười: - Cháu của bà đấy.
  Tụi nó đồng thanh: - Cái g..ì...?
Nhỏ Tuyết cất giọng hát:" Trên chuyến xe lam đông người trưa nay ..."
    - Ở đó mà rên sến học trò ngóng mầy kìa.
   Tôi  mời anh khách vào văn phòng, nhỏ Tư xuất sắc trong vai" tỳ nữ" rót nước mời , tôi cố ra dấu để tụi nó đừng kêu tên tôi" bể " hết nhưng không làm sao được, tụi nó ngố gì đâu chẳng thấy ám hiệu của tôi. Tôi bỗng vô duyên:
   - Sao anh Thanh không về đi, coi chừng hết xe đi bộ đó.
   - Không sao đâu Nội, đi bộ là chuyện nhỏ.
  Cả đám tụi nó lại đồng thanh lần nữa: - Cá..i  g..ì...? Ai là Nội???Mầy....
   Hắn bỗng đảo mắt nhìn, tôi thấy hắn nhìn vào bảng danh sách giáo viên trên vách tường có lẻ kiếm tên Nguyễn Thị Nội, tôi lật đật đứng lên lấy tấm thớt của mình mà che lại và tìm cách đuổi hắn về
   - Tư, nấu cơm chưa?
   - Chưa. Chỉ ăn có một bữa nấu chi sớm.
   - Tao đói bụng.
Đoàn Măn Ê bỗng hỏi: - Ủa anh chưa về sao? Bác ở quê mới lên có kẹo bánh gì không? Đói rồi.
   - Bữa nay tụi bây sẽ được một bữa ăn rất là thinh nộ, tao đã gom hết cả đám giỗ ông cố đem về nè.
   - Thật hả? Ai cũng mong bác hết.
  Thật là lãng xẹt chúng tôi mãi nói chuyện riêng quên nhà đang có khách, mà thật ra không biết nói gì, hình như quê một cục hay sao hắn ta đứng lên từ giã:
   - Anh Thanh về nha Nội, hân hạnh được biết mấy thầy cô giáo trẻ. Thỉnh thoảng anh Thanh ghé chơi được không Nội?
   - Dạ được chứ.
Ba đứa nó chạy ra sau tấm" ri đô " mà ôm bụng cười sằng sặc:   
    - Nội ơi tụi" con " chịu không nổi.
  Tiễn khách ra về chúng tôi được dịp cười một trận muốn vở bụng luôn, quên cả nấu cơm chiều. May mà hôm đó không có Hiệu Trưởng và Hiệu phó ở trường.
  Tụi tôi thì thích những tên như Hai, Ba, Nội... để được kêu chị Hai, chị Ba, thậm chí Nội...mà có dịp cười cho qua ngày đoạn tháng.
   Cạnh trường chúng tôi có một ngôi chùa của đạo Cao Đài, chùa này lớn lắm, cỗng chùa chạm rồng thật to, ở giữa sân có cột cờ với lá cờ đạo lúc nào cũng bay phất phới, giống như ở Toà Thánh Tây Ninh. Những ngày rằm, nhất là ngày rằm lớn  thì thật đông đạo hữu đi lễ chùa, đặc biệt những người phái nam tôi thấy người nào cũng búi tóc, họ mặc áo dài màu trắng đi đến chùa, chúng tôi ngồi trong nhà tập thể nhìn ra đường dưới ánh sáng của đêm trăng thấy toàn là những bóng trắng thướt tha, đứa nào cũng" ngẩn ngơ" nhìn lạ lẫm. Nhỏ Tuyết bảo:
     - Trời ơi mấy" nàng" đi đông quá ra đây mà xem nè tụi bây ơi.
     - Đừng nói bậy người ta đi chùa đó, tại đạo của người ta phải vậy.
     - Sao phải để tóc dài và búi tóc kỳ vậy?
     - Đã bảo đạo của người ta, nhỏ này hỏi hoài.
   Ở xóm trong có một anh tên The, chiều nào đi ra chùa thường hay ghé trường để tán dóc với chúng tôi, anh thường nói về đạo của anh và cũng giải thích để chúng tôi hiểu. Anh không là tu sĩ trong chùa, chỉ là bổn đạo thôi nhưng anh cũng búi tóc, Tuyết và Tư thường gọi anh là chị hai The, anh cũng không giận. Tôi hơi ngạc nhiên vì anh bảo trước năm 1975 anh là sinh viên luật năm thứ tư, ở Sài Gòn vậy mà anh chịu để tóc dài" búi tó" đủ thấy sự tín ngưỡng về đạo giáo thật cao. Vậy là chúng tôi có thêm bạn để hàn huyên và cũng có đề tài để chọc phá mà không sợ bị giận, ghét.
    Bác Tư Hà là mẹ của ba em học sinh trường, nhà bácTư gần trường, bởi vậy có sự liên quan giữa giáo viên và phụ huynh, đặc biệt bác rất thương chúng tôi, thấy chúng tôi sống thiếu thốn mọi mặt bác thường bảo chúng tôi đến ở nhà bác cho tiện nghi hơn. Nhưng cả đám chúng tôi đông quá làm sao mà về nhà bác được, hễ nấu món gì ngon là bác hay kêu tụi tôi đến ăn, bác không biết chữ, đi học bổ túc văn hóa thì bác bảo già rồi học không vô.Nhỏ Liêng thắc mắc:
    - Ê , sao không thấy bác Tư trai đi tới đi lui, toàn là bác gái không, ngộ ghê há.
    - Ai mà biết, chắc bác gái thích là chủ nhà. Tụi tôi cười hì hì.
    - Không được thắc mắc nha" thủ khẩu như bình" mấy cưng. Chị Thức đã lên tiếng nên mấy đứa tôi im re.
     Bác trai tên Hà báo hại tụi tôi phải đổi tên chị Hà là Thu( liên tưởng đến nhân vật cải lương Bạch Thu Hà)vì tụi tôi hay đến nhà bác chơi nên cũng ngại, .Tôi nhớ hoài hôm bác Tư mời chúng tôi đến nhà bác ăn cơm chiều, bác bảo nay có nấu món đặc biệt để  đải, cả bọn kéo nhau đến nhà bác. Chúng tôi thấy cũng không lạ gì nhìn vào thấy thịt xào với mướp hương thơm ngát, dường như thịt gà, rồi cá chiên, khá kho. Nhìn tô mướp xào thật hấp dẫn, thơm phưng phức cộng với mùi hành tiêu, thịt nhiều hơn mướp, không khách sáo chúng tôi chén một bữa thật no nê, còn được" la sét " nữa.Chả lẻ ăn xong rồi về thì vô duyên quá, nên chúng tôi ở lại chơi với mấy đứa học trò và xem có giúp gì bác không. Bỗng bác hỏi:
    - Mấy cô ăn có ngon không?
    - Dạ thưa bác ngon lắm, cám ơn bác hôm nay cho tụi con ăn một bữa thật ngon.
    - Lần đầu tiên con ăn thịt gà xào mướp đó bác, thơm ghê.
    - Không phải thịt gà đâu, đố mấy cô biết thịt con gì?
    - Rõ ràng thịt gà mà, nhất định không phải thịt heo.
    Chị Thức chen vào: - Thịt chuột hả bác Tư?
    - Gì thịt chuột chị Thức này, thịt chuột ai đem xào.
Bác Tư cười: - Không phải thịt gà, cũng không phải thịt chuột.
Cả đám nhao nhao: - Thịt con gì hả bác?
    - Con này lớn lắm và dễ sợ nữa.
Tôi vội nói không suy nghĩ: - Chả lẻ thịt con cọp, phải không bác?
    - Thôi để bác nói cho mấy cô biết, sở dĩ bác không muốn nói trước là vì sợ mấy cô không dám ăn, bởi thịt con này quí lắm, hiếm nữa, ăn được nên thuốc lắm...
Bác Tư chưa nói xong, nhỏ Tư lên tiếng liền: - Con gì mà ăn nên thuốc hả bác Tư?
    - Đó là thịt cá sấu.
    - Trời!!!   Cả đám cùng la lên một lượt: - Cá sấu  cá sấu! Mình ăn thịt cá sấu!
Bác Tư ôn tồn nói: - Đâu có gì đâu mà sợ, các cô được ăn là hên lắm, dễ gì có mà ăn. Em của bác ở gần biển Cần Giờ đem cho bác hồi sáng này, cậu ấy bảo có con cá sấu nổi lên định ăn thịt một người đánh cá, cả đám xúm lại đánh đuổi con cá sấu, cuối cùng họ giết được và xẻ thịt. Con cá sấu gần cả trăm kí  lô. Bộ da đem bán mắc tiền lắm.
    Chúng tôi đứa nào cũng im re, không biết nói gì  ai cũng sợ. Nghĩ tới hình dáng cá sấu là thất kinh hồn vía, vậy mà còn ăn thịt nó lại khen ngon nữa. Cả đám nhìn nhau méo sẹo, bây giờ muốn" mữa " ra cũng không được, bỗng nhiên cả đám cùng" ụa ụa"  một lượt, chị Hà muốn khóc, nhỏ Liêng mặt xanh lè.
    - Thịt cá sấu rất mát, là vị thuốc, các cô ăn sẽ ngăn ngừa nhiều thứ bệnh lắm, lại không sợ ma quỉ khuấy phá, không sao đâu. Bác Tư thương mấy cô lắm mới mời mấy cô ăn, bác nói thật. Bác còn làm khô nữa kìa,một mớ bác ướp gia vị và nướng, ăn ngon lắm.
    Chúng tôi cám ơn bác Tư và xin phép về trường. Đến trường nhỏ Tuyết nói liền:
    - Đừng bao giờ đi" ăn chực " nữa nha tụi bây, có muốn mữa cũng mữa không được. Hiểu thì đã muộn Ghê quá!
    - Ai mà biết là mình ăn thịt cá sấu đâu. Trời ơi! nữa tin nữa ngờ ta đã xơi con thú kinh dị nhất trần gian hu!hu!hu!
    - Tuyệt đối giữ bí mật nha tụi cưng.Chị Thức bảo
    Nhỏ Liêng nói:- Em nói má em nghe được không?
    - Coi chừng bị dũa đó.
    - Mai mốt tụi mình trở thành loài bò sát hi!hi!hi..Da bỗng nỗi " sù sì ", cái miệng...
    - Đừng nói nữa.
   Đứa nào cũng sợ lắm, nhưng rồi sau đó cả đám ôm bụng cười lăn vì ăn còn khen thơm, ngon nữa .Thật là nhớ đời và không dám kể cho ai nghe hết.
   Sau đó bác Tư có mời chúng tôi đến ăn giỗ, chúng tôi không đến dự không phải sợ ăn thịt con gì khác nữa, mà cảm thấy kỳ vì" đi ăn chực". Sống xa nhà thiếu thốn trăm bề, vất vả, gian nan, được sự thương yêu của phụ huynh là điều quí báu nhưng chúng tôi rất ngại.
    Rồi cũng có  lúc chia tay, bịn rịn, khóc lóc. Lần lượt  nhóm giởn chúng tôi thay phiên nhau ra đi ...có đứa ra đi tìm tự do, có đứa chuyển nghề, tôi cũng chuyển về" quê ". Giã biệt đứa" cháu nội " , giã từ  "nàng hai The ", từ biệt đám học sinh, chia tay với bác tư Hà,bà má Bảy sẽ ít dịp gặp Đoàn Măn Ê ...chúng tôi buồn lắm. Dù sao chúng tôi cũng cám ơn sự thương yêu của phụ huynh học sinh đã hết lòng giúp đỡ, và đàn học sinh thì thật dễ thương, rất kính trọng và quí mến thầy cô.Cũng là một niềm an ủi cho kiếp giáo xa nhà của chúng tôi.
    Tôi nghĩ ở tận phương trời nào, dù nghìn trùng cách trở, trong lòng chúng tôi luôn nhớ về kỷ niệm nhớ những ngày sống bên nhau và  ghi khắc mãi trong tim.Giờ đây lưu lạc xứ người,mỗi khi ngồi nhìn trời...hiu quạnh là lòng tôi se thắt
                       Nhớ về kỷ niệm thấy buồn hiu,
                       Còn đâu hình bóng mỗi buổi chiều.
                       Thầy, trò, bạn hữu, bên trường nhỏ
                       Thương nhớ vô bờ, nỗi tịch liêu!             lêthịngố
Back to top
« Last Edit: 28. Oct 2012 , 19:07 by Ngố »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 22 23 24 25 26 ... 63
Send Topic In ra